Mục tiêu tiêu của đề tài Đời sống văn hóa của sinh viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã tìm hiểu thực trạng đời sống văn hóa của sinh viên Họ viện Thanh thiếu nên Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của sinh viên trong quá trình các em học tập và sinh hoạt tại Học viện.
Trang 1BO VAN HOA, THE THAO VA DU BO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI +e.d te HOÀNG THU HA
DOI SONG VAN HOA CUA SINH VIEN
HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM
Trang 2BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG DAI HOC VAN HOA HA NOI
seas
HOANG THU HA
DOI SONG VAN HOA CUA SINH VIEN
HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM
Mã số: 60310640
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn: PGS.TS ĐINH THỊ VÂN CHI
HÀ NỘI, 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS Dinh Thi Van Chi Những nội dung trình bày
trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng được ai công bố dưới bắt kỳ hình thức nào Những chỗ sử dụng kết quả
nghiên cứu của người khác, tôi đều trích dẫn rõ ràng Tơi hồn tồn chịu trách
nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này
ác giả luận văn
Trang 4MỤC LỤC
LOI CAM DOAN MỤC LỤC
DANH MUC CHO CAL VIET TAT DANH MUC CAC BANG BIEU MODAU a seo “Chương l: LÝ LUẬN VỀ ĐỜI SÔNG VĂN HÓA VÀ KHÁI QUÁT VỀ HỌC VIỆN “THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM " _ Lý luận chung, 19 1.1.1 Khái niệm = 19
1.1.2 Cơ cấu của đời sống văn hóa 25
1.1.3 Vai trò của đời sống văn hóa đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách của sinh viên 26
1.1.4 Một số yếu tố tác động đến đời sống văn hóa của sinh viên Học
viện Thanh thiểu niên Việt Nam hiện nay 28
1.2 Khái quát về Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam 33
1.2.1 Lịch sử phát triển 3
1.2.2 Đặc điểm sinh viên Học viên Thanh thiếu niên Việt Nam 34
“Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỜI SÓNG VĂN HÓA CỦA “THANH THIÊU NIÊN 2.1.1 Sinh viên Học viện Thanh thiểu niên Việt Nam hưởng thụ các sản phẩm văn hóa 37 2.1.2 Sinh viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam sáng tạo các sản phẩm văn hóa — 56
2.1.3 Sinh viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam với việc lưu giữ
những giá trị văn hóa 58
2.1.4 Sinh viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tham gia tuyên
truyền, quảng bá giá trị bản sắc văn hóa truyền thống 65 Nhận xét về đời sống văn hóa của sinh viên Học viện Thanh thiếu
'Việt Nam 74
Trang 52.2.1 Những biểu hiện tích cực trong đời sống văn hoá của sinh viên Học
viện Thanh thiếu niên Việt Nam 74
2.2.2 Những biểu hiện tiêu cực trong đời sống văn hoá sinh viên Học
viện Thanh thiếu niên Việt Nam 75
“Chương 3: NGUYÊN NHÂN, QUAN ĐIÊM ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHÂM
NÂNG CAO ĐỜI SÓNG VĂN HÓA CHO SINH VIÊN HỌC VIỆN THANH THIẾU
NIÊN VIỆT NAM 7
3.1 Nguyên nhân của những hạn chế trong đời sống văn hoá của sinh
viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam 1 3.2 Mục tiêu và quan điểm trong nâng cao chất lượng đời sống văn inh viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam 78
3.3 Một số giải pháp nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của sinh
viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay 80 3.3.1 Giáo dục nâng cao nhận thức cho sinh viên về vai trò của đời sống hóa cũ văn hóa 80
3.3.2 Tăng cường đầu tư cơ sé vat chat, trang thiét bi cho các hoạt động
văn hóa của sinh viên Học viện 83
3.3.3 Day manh việc tổ chức va quản lý các hoạt động văn hóa lành mạnh
để xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cho sinh viên Học viện 84
3.3.4 Phát huy vai trò của chủ thể sinh viên Học viện trong xây dựng và
phát triển đời sống văn hóa 89
3.3.5 Tăng cường sự phối hợp giữa gia dinh ~ nha trường và các tổ chức
xã hội, nhất là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên trong nâng cao đời sống văn hóa của sinh viên 90
3.3.6 Xây dựng tiêu chí người sinh viên Học viện Thanh thiếu niên Việt
Nam có văn hóa 93
KẾT LUẬN %
“TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
Trang 6Chữ viết tắt CLB (CNH- HDH GS.TS KHXH NVH Nxb PGS.TS TD ĐKXD ĐSVH TDTT ‘Tr TS UNESCO, VHTT ĐANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TÁT Chữ viết đầy đủ Câu lạc bộ Công nghiệp hóa - Hiện dai hóa Giáo sự, Tiến sĩ Khoa học xã hội Nhà văn hóa Nha xuất bản Phó Giáo sư, Tiền sĩ
Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá
“Thể dục thể thao
Trang
Tiến sĩ
Trang 7DANH MỤC CÁC BANG BIEU
St Nội dung bảng thống kê Trang
1 Biểu đồ 2.1 Các hoạt động văn hóa của sinh viên Học viện 3S “Thanh thiếu niên Việt Nam trong thời gian rỗi
2 Biểu đề 2.2 Sinh viên Học viện TTN VN với việc lựa chọn nội 44
dung sách
3 Biểu đồ 2.3 Sinh viên Học viện TTN VN với việc lựa chọn nội 45
dung sách
44 Biểu đồ 2.4 Sinh viên Học viện TTN VN với các môn thể thao — 48
5 Biểu đồ 2.5 Hoạt động sáng tác của sinh viên Học viện Thanh 55
thiếu niên Việt Nam
6 Biểu 2.6 Sinh viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tham 58
gia các CLB
7 _ Biểu 2.7 Sinh viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tham 64
gia quảng bá các giá trị văn hoá truyền thống
$ Biểu 2.8 Nhận định của sinh viên Học viện TTN VN về việc 71
giới trẻ bắt chước thần tượng của mình
9 Bảng 2.1 Các phương tiện sinh viên lựa chọn để xem các 37 chương trình giải trí, các hoạt động văn hoá văn nghệ
10 Băng 2.2 Mối tương quan giữa năm học của sinh viên và các 38 phương tiện sinh viên lựa chọn để xem các chương trình giải trí
11 Bảng 2.3 Mức độ quan tâm của sinh viên đối với các loại hình 40 nghệ thuật
Trang 8l3 14
16 17
Bảng 2.5 Tương quan giữa mức độ tham gia các hoạt động
ngoại khoá và năm học của sinh viên
Bảng 2.6 Sinh viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam với
các hoạt động bảo tồn các giá trị văn hoá Bang 2
trong Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Ý kiến của sinh viên về các hiện tượng còn tổn tại
Bảng 2.8 Ý kiến của sinh viên về các hiện tượng lệch chuẩn trong
sinh viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam theo khóa học Bảng 2.9 Đánh giá của sinh viên Học viện về mức độ biểu hiện
của các hành vi xấu trong sinh viên Học viện theo khóa học
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang phát triển trong hoàn cảnh mà sự giao lưu và hội nhập
toàn cầu trên mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh văn hóa, đang diễn ra mạnh mẽ
“Trước tình hình đó, nhiều cơ hội và thuận lợi được tạo ra và mang đến sự thay
đổi diện mạo của đất nước Tuy nhiên, nhiều thách thức và khó khăn đòi hỏi
chúng ta phải giải quyết cũng đang được đặt ra Nguy cơ mai một bản sắc văn hóa truyền thống ở nước ta đang ngày cảng trở nên nghiêm trọng Nhận thấy được điều đó, Đại hội lần thir IX cua Dang dé ra mye tiêu:
, dim đà bản sắc văn hóa dân tộc vừa mục tiêu vừa là động lực thúc đây kinh tế- xã hội Mọi hoạt động văn Xây dựng nền văn hóa tiên
hóa nhằm xây dựng con người Việt nam phát triển toàn diện về chính
trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức
công đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tỉnh, lỗi sống có
văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng xã hội [I, tr.^27] Sinh viên Việt Nam là lực lượng xã hội đặc thù, là nguồn nhân lực
quan trọng để bổ sung cho đội ngũ trí thức trong tương lai của mỗi đất nước,
đầy tiềm năng và triển vọng trong công cuộc đây mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước Đây là nguồn nhân lực chất lượng cao, bổ sung cơ bản vào
đội ngũ cán bộ các cơ quan của Nhà nước, của Đảng, của các lĩnh vực chính
trị - kinh tế - xã hội, là lực lượng quan trọng trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước Trong quá trình vận động của kinh tế - xã hội, đời sống
văn hóa của sinh viên nước ta đang diễn ra khá phong phú, phức tạp Đại đa số
sinh viên Việt Nam có lòng yêu nước nồng nàn, sống có hoài bão, ước mơ,
hiểu biết về giá trị đạo đức, văn hóa, xã hội, có năng lực sáng tạo, tiếp thu trí
thức mới, hãng hái đi đầu trong các phong trào hành động cách mạng của tuổi
Trang 10của đất nước Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận sinh viên thờ ơ vẻ chính trị, sống,
thực dụng, chạy theo những trào lưu, xu hướng lệch lạc, xa rời các giá trị văn "hóa tỉnh thần truyền thống dân tộc Nhất là khi môi trường văn hóa bị xâm hại,
thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục, thiếu định hướng thì các tệ nạn
xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ độc hai làm suy
đạo đức, nhất là trong sinh viên rất đáng lo ngại
Học viện Thanh thiểu niên Việt Nam là đơn vị trực thuộc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có nhiệm vụ bồi dưỡng, đào tạo thanh niên và cán bộ Đoàn, tạo nguồn dự bị vững chắc cho Đảng Vì vậy, vấn đề định hướng,
nâng cao chất lượng đời sống văn hóa cho sinh viên Học viện Thanh thiểu niên
'Việt Nam nhằm mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ Đoàn có chất lượng, vừa có
“đức” vừa “có tài”, vừa “hồng” vừa “chuyên” là rất quan trọng
'Công tác xây dựng đời sống văn hóa của thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm Nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XI của Đảng xác định:
Tập trung xây dựng đời sống, lối sông và môi trường văn hóa lành
mạnh; coi trọng văn hóa trong lãnh đạo, quản lý, văn hóa trong kinh
doanh và văn hóa trong ứng xử Chú trọng xây dựng nhân cách con người Việt nam về ly tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sóng, thể chất, lòng
tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất
là trong thế hệ trẻ [13, tr.31],
Do đó, việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm góp
phần xây dựng và nâng cao chất lượng đời sống văn hóa sinh viên Học viện
“Thanh thiếu niên Việt Nam là điều cần thiết nhằm đạt mục tiêu phát triển con
người toàn diện
Với ý nghĩa như vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Đời sống văn hóa của
sinh viên Học viện Thanh thiếu niền Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt
Trang 112 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đời sống văn hóa từ lâu đã là dé tài được rất nhiều các nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu khoa nghiên cứu trên nhiễu góc độ
khác nhau như: xã hội học, tâm lý học, triết học, văn hóa học Đời sống văn hóa của thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng hiện nay là vấn đề đã và
đang thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, nhất là trong bối cảnh đất
nước ta đang ngày càng đây nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế Một số công trình tiêu biểu có thẻ kể đến là:
2.1 Công trình, đề tài nghiên cứu ở nước ngoài
“Trong lĩnh vực Triết học, C.Mác và Ph Ăngghen đã có những nghiên
cứu về đời sống văn hóa các cộng đồng người nói chung và của thanh niên
nói riêng, thông qua các tác phẩm như: Tuyển ngón của Đảng Cộng sản;
Luận cương về Phơ-bách; Chống Đuyrinh; Nguôn gốc của gia đình, của chế
độ te hữu và nhà nước; Phê phán Cương lình Goota; Từ bản Trong các tác
phẩm này, tác giả đưa ra nhận định về sự biến đổi của đời sống văn hóa, nhất là lối sống Tây Âu thời đó Đồng thời, những quan điểm này còn mang tính phương pháp luận cho nhiều nghiên cứu khác
“Trong lĩnh vực xã hội học, Max Weber có thể được coi là người khai
sáng cho cách tiếp cận hệ giá trị văn hóa, thiết chế xã hội và lối sống của các
cộng đồng người ở cả phương Tây và phương Đông với bộ công trình được
tập hợp từ nhiều tác phẩm với tiêu đề Gesammelte Aufsatze zur
_Religionssoziologie (Tâp hợp các chuyên luận về xã hội học tôn giáo)
Khoảng sau chiến tranh thể giới thứ hai, nhà xã hội học người Anh là
Dick Hebdige (1979) thông qua tac phim Subcuture in the Meaning of Style
Trang 12tiếp cận nghiên cứu văn hóa thanh niên với tư cách là một loại hình /iểw văn
°hóa, thường tập trung vào phân tích các biểu tượng văn hóa gắn với cách phục
trang, loại hình âm nhạc được ưa thích hoặc là những tác động hữu hình lên
các thành viên của tiểu văn hóa đó Cách tiếp cận này đã mang lại cho việc
nghiên cứu và những khảo sát có tính thực chứng về thanh niên nói chung và
văn hóa thanh niên nói riêng một cơ sở học thuật và công cụ phân tích khá sắc
bén, đặc biệt là khi đề cập đến những trào lưu mới lạ xuất hiện trong giới trẻ
Một số tác phẩm tiêu biểu viết về lối sống của Liên xô đã được dịch
sang tiếng Việt như: N.I Be-lô-va: Bản về vấn đê khái niệm lối sống (Viện
Xã hội học thuộc Ủy ban Khoa học xã hội xuất bản, Hà Nội, 1977); rối sáng xã hội chủ nghĩa, (Nhiều tác giả, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1982); Lái sống Xô viế, hôm nay và ngày mai, (V.L Đô-brư-ni-na, Nhà xuất bản Tiến bộ,
Matxcova, 1984),
2.2 Công trình, đề tài nghiên cứu trong nước
Qua tìm hiểu các công trình đề tài liên quan đến đời sống văn hóa nói
chung và đời sống văn hóa của thanh niên, sinh viên nói riêng, có thể khái quát thành một số hướng nghiên cứu chính sau đây:
2.2.1 Hướng nghiên cứu lý luận vẻ đời sống văn hóa
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều tư tưởng, quan điểm định hướng trong việc xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống
mới cho toàn dân nói chung cũng như cho thanh niên, sinh viên nói riêng Về nội dung này có thể kể đến các phẩm: Đởi sống mới (1947); Sửa đổi
việc (năm 1947); Đạo đức cách mạng (năm 1958); Di chúc (công bố năm
Trang 13bút hiệu XYZ, Bác viết quyển Sửa đổi lẻ lối làm việc, nhà xuất bản Sự thật in vào năm 1950 Cả hai quyển sách này mặc dù chưa nêu lên khái niệm lối sống nhưng đều đề cập đến những tỉnh thần cơ bản của lối sống mới có văn hóa Một số tài liệu quan trọng của Đảng như: Để cương văn hóa Ưiệt Nam (năm 1943), các văn kiện Đảng trong thời kỳ đổi mới, nhất là Nghị quyết Trung ương Š khóa VIH về xây dựng nền văn hóa Uiệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XI của Đảng đề ra yêu cầu phải tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống có văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh, góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống văn hóa, con người Việt Nam, nuôi dưỡng, giáo dục thế
hệ trẻ Mới đây ất, Đảng đã thông qua Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI)
iy dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu p tục khẳng định, mục tiêu phát triển văn hóa Việt Nam là: “Xay dung nén van hóa và con người Việt Nam
phát triển bền vững đắt nước ” của Đảng ta
phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thắm nhuằn tinh thần dân
tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học Văn hóa thực sự trở thành nên táng tỉnh
thân vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bên vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh ” Đây là những tài liệu quan trọng mang tinh chat dé ra định hướng cho việc xây dựng và nâng cao chat lượng đời sông
văn hóa thanh niên và công tác phát triển thanh niên
Ngoài ra có thể kế đến một số tác phẩm của các học giả như:
Các công trình của GS Trần Đình Hượu với “Đến hiện đại từ truyền
thắng” do Chương trình khoa học - công nghệ cấp nhà nước KX-07 xuất bản;
GS,TS Dé Huy và Trường Lưu với “Sự chuyển đổi các giá trị văn hóa trong
văn hóa Liệt Nam”, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993 và Nguyễn Thu
Trang 14Nam” (G thời kỳ quá độ lên CNXH) là những công trình có tính chất chuyên sâu về kế thừa giá trị truyền thống văn hóa
Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên) cùng tập thể tác giả đã thực hiện đề tài khoa học cấp nhà nước KHxã hội 04-02: “X4y dựng nễn văn hóa Liệt đậm đà bản sắc dân tộc", Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
ất phát từ sự tiếp cận văn hóa, những yếu tố cấu thành của nó,
những tiền đề lý luận và thực tiễn hoạt động văn hóa hơn nửa thế kỷ qua,
nhóm tác giả đã khảo sát thực trạng văn hóa, đạo đức lối sống, đặc biệt là
của thanh niên, qua đó đề xuất một số giải pháp để xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn và PGS.TS Nguyễn Văn Huyên (đồng
chủ biên) cuốn: “Giá trị truyền thông trước những thách thức của toàn cằu hóa” gồm các bài viết đề cập đến vấn để giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa để xây dựng nền văn hóa hiện
nay ở Việt nam hiện nay,
2.2.2 Hướng nghiên cứu về đời sống văn hóa của thanh niên, sinh viên Theo hướng này có thể kể đến các công trình của các tác giả:
‘Tae gia Tran Thi Minh Đức với công trình “Ảnh hưởng của môi trưởng
kí túc xá sinh viên với lỗi sống sinh viên nội trú” đã phân tích thực trạng của lối sống sinh viên cả mặt tích cực và tiêu cực trong môi trường kí túc xá, từ đó
nêu lên những kiến nghị cải tạo điều kiện sống ở kí túc xá cho sinh viên và
việc giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên nội trú
Tác giả Lê Đức Phúc trong “ấm hóa học sáp" đã nhắn mạnh tính văn hóa trong hoạt động chủ đạo của sinh viên Văn hóa học tập cũng là sự thể hiện
Trang 15Tác giả Nguyễn Quang Uẫn và các cộng sự đã nêu lên những biểu hiện về lối sống và đạo đức của sinh viên Sư phạm khá cụ thể và sinh động, qua đó để xuất những phương hướng, biện pháp nhằm giáo dục lối sống đạo đức lành mạnh cho sinh viên qua đề tài “Xây dựng lối sống và đạo đức mới cho sinh
viên Đại học Sư phạm phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đắt nước"
'T§ Nguyễn Viết Chức (chủ biên) với quyền “Xây dung te tong, dao
đức, lối sống và đời sống văn hóa ở thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đắt nước" do Viện Văn hóa và Nhà xuất bản 'Văn hóa - Thông tin xuất bản, Hà Nội, 2001, gồm các bài tham luận của nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý văn hóa, ở những góc độ khác nhau đã đẻ cập đến tầm quan trong và cần thiết của việc xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống
và đời sống văn hóa ở thủ đô Hà Nội
Năm 2001, Thành đoàn thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện
đề tài: Một số vấn đề rót ra từ cuộc khảo sát thực trạng tình hình thanh niên Thành phố Hỏ Chí Minh, đã phân tích khá toàn diện cơ cấu, các mặt hoạt động của thanh niên thành phố Năm 2002, Tiểu ban cơng tác đồn thể thuộc Đảng ủy
khối các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tổ chức hội thảo
“Đời sống văn hóa, tinh thân của học sinh, sinh viên - Thực trạng và giải pháp" Tháng 4 năm 2004 Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh tô chức hội thảo khoa học với chủ đề ng đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh
Ngoài ra còn có một số b: khoa học, bài viết đăng trong các tạp chí, kỷ yếu hội thảo như: Xây dựng văn hóa đô thị, kinh nghiệm từ nước
ngoài, Trần Ngọc Khánh, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 306, tháng 12/2009;
Văn hóa, ban cl
Trang 16326, tháng 2/2010; Quan điểm của Đáng ta về xây dựng văn hóa, lỗi sống
thời kỳ công nghiệp hỏa, hiện đại hóa, Trương Minh Dục, Tạp chí Lý luận
chính trị và truyền thông, số tháng 12/2010; Đánh giá sự phù hợp trong ứng xứ của sinh viên với nếp sống văn minh đô thị tại thành phố Hỗ Chí Minh
hiện nay; Huỳnh Văn Sơn Tạp chí Giáo dục, số 235, 2010; X4y đựng đời
sống văn hóa đại chúng ở nước ta hiện nay, Nguyễn Duy Bắc, Tạp chí Văn
hóa nghệ thuật, số 1/2007; Văn hóa và lối sống của thanh niên Việt Nam
trong bồi cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế - Một số vấn đề lý thuyết và
t Nam hoe tai
cách tiếp cận, Phạm Hồng Tung, Kỷ yếu Hội thảo quốc
Hà Nội, tháng 12/2008; Đời sống văn hóa của người Việt Nam sau hai mươi
é é Vigt Nam hoe lan
năm đổi mới, Nguyễn Van Dan, Ky
thứ ba tổ chức tại Hà Nội, tháng 12/2008 Hội thảo quố
'Như vậy, nhìn chung, thông qua các đề tai, công trình nghiên cứu đã kể trên đây, có thể rút ra được một số kết luận:
'Những đề tài đã thực hiện về cơ bản đã hệ thống lại được những vấn đề
về văn hóa, đời sống văn hóa của thanh niên, sinh viên Việt Nam; đánh giá cao vai trò của lực lượng thanh niên, sinh viên trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng đất nước, nhất là trong công cuộc đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước Một số đề tài đã đánh giá thực trạng đạo đức, lối sống của sinh
viên hiện nay Trong đó, các nhà khoa học chỉ ra những mặt tích cực, cũng,
như những hạn chế cần được quan tâm trong phương diện đời sống văn hóa
của sinh viên Đồng thời cũng phân tích bối cảnh kinh tế - xã hội và những
yếu tố văn hóa, giáo dục tác động đến văn hóa, đời sống văn hóa của thanh
niên, sinh viên Tuy vậy, chưa có đề tài nào nghiên cứu trực tiếp về đời sống
văn hóa của sinh viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - một trường Đại
học với nhiều nét đặc thù riêng Do đó, việc nghiên cứu tiến hành để tài Luận
Trang 173 Mục đích nghiên cứu
‘Tim hiểu thực trạng đời sống văn hóa của sinh viên Học viện Thanh
thiếu niên Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của sinh viên trong qua trình các em học tập và sinh hoạt tại Học viện
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
~ Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu của đề tài
~ Đánh giá thực trạng đời sống văn hóa của sinh viên Học viện Thanh
thiếu niên Việt Nam hiện nay
~ Đề xuất một số biện pháp, khuyến nghị nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đời sống văn hóa lành mạnh cho sinh viên Học viện Thanh thiếu
niên Việt Nam
§ Đối tượng nghiên cứu
Đời sống văn hóa của sinh viên Học viện Thanh thiểu niên Việt Nam 6 Khách thể và phạm vi nghiên cứu
6.1 Khách thể nghiên cứu
Sinh viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
6.2 Phạm vỉ nghiên cứu
"Đề tải tiến hành nghiên cứu khảo sát đối với sinh viên dang học năm thứ
nhất, thứ hai và thứ ba hệ chính quy tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Pham vi về nội dung: Đề tải tập trung tìm hiểu đời sống văn hóa của
sinh viên Học viện Thanh thiế
niên Việt Nam trên các góc độ: sự tham gia vào các hoạt động văn hóa, giải trí; sự lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa
Trang 187 Phương pháp nghiên cứu
VỀ mặt cơ sở lý luận, luận văn được vận dụng phương pháp luận của
chủ nghĩa Mac — Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng,
Đoàn về xây dựng đời sống văn hóa cho thanh niên và cho sinh viên nói
riêng Đề tài cũng sử dụng các phương pháp tiếp cận chuyên ngành hoặc liên
ngành khác như:
~ Tiếp cận từ góc độ xã hội học: Nghiên cứu sinh viên dưới góc độ một nhóm xã hội ~ dân cư có những đặc điểm khác biệt so với các nhóm thanh niên khác để nghiên cứu các chiều cạnh khách quan và chủ quan trong đời
sống văn hóa của sinh viên
~ Tiếp cận từ góc độ triết học - văn hóa: Nghiên cứu đời sống văn hóa
của sinh viên trong quá trình vận động, các yếu tố tác động, các xu hướng,
biến đổi của đời sống văn hóa của sinh viên phủ hợp trong từng giai đoạn ~ Tiếp cận từ góc độ văn hóa học: Nghiên cứu đời sống văn hóa như
một bộ phận của đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu tỉnh thần của con người
"Trên cơ sở đó, nghiên cứu đời sống văn hóa sinh viên Học viện Thanh thiếu
niên trong mỗi quan hệ hữu cơ với văn hóa dân tộc, nhân loại, tìm ra những,
điểm đặc thủ trong đời sống văn hóa sinh viên nước ta
'Ngoài ra, luận văn sử dụng và kết hợp các phương pháp thu thập thông
tin sau
~ Phương pháp logic và lịch sử
~ Phương pháp điều tra xã hội học với 210 phiếu trên sinh viên năm thức nhất, hai, ba và phỏng vấn sâu với 03 sinh viên đại diện các khoa: Công tác
“Thanh niên, Công tác xã hội và Chính trị học
Trang 198 Đóng góp của luận văn
~ Hệ thống hóa lại một số vấn đề lý luận liên quan đến đời sống văn hóa
~ Làm rõ vai trò của đời sống văn hóa đối với sinh viên
~ Đề xuất được một số biện pháp khuyến nghị để các nhà quản lý, giáo dục
có các biện pháp nâng cao chất lượng đời sóng văn hóa của sinh viên hiện nay 9 Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Lý luận về đời sống văn hóa và khái quát về Học viện
Thanh thiếu niên Việt Nam
Chương 2: Thực trạng đời sống văn hóa của sinh viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Trang 20
Chương I
LÝ LUẬN VÈ ĐỜI SÓNG VĂN HÓA VÀ KHÁI QUÁT VÈ HỌC: 'VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM
1.1 Lý luận chung 1.1.1 Khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm “Văn hóa”
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về “Văn hóa”:
‘Theo Dai từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt
Nam - Bộ Giáo dục và đảo tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nxb Văn hóa —
Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh
thần do con người sáng tạo ra trong lich sir” [45, tr.10]
'Chủ tịch Hỗ Chí Minh quan niệm:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới
sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phat minh đó tức là văn hóa [21, tr431]
"Như vậy, chính chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan niệm văn hóa theo nghĩa rất rộng Với cách hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gì do con người
sáng tạo và phát minh ra liên quan đến mọi lĩnh vực trong đời sống con người
Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS.TSKH Trần Ngọc
'Thêm cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của
Trang 21Tổ chức UNESCO (2002) đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau:
Van héa nên được đề cập đến như là “một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống
phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”
Một định nghĩa khác về văn hóa do UNESCO đưa ra vào năm 1994 cũng thường được sử dụng dó là:
“Theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ - tổng hợp các đặc trưng
diện mạo vẻ tỉnh than, vat chat, trí thức và tỉnh cảm khắc họa nên bản sắc của
gia, xã hội Văn hóa
một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quố
không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyển cơ 'bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng
Còn hiểu theo nghĩa hep thì “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu
trưng (ký hiệu) chỉ phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng
đồng đó có đặc thù riêng”
"Như vậy, có thể thấy, văn hóa có những đặc điểm là
Thứ nhắt, văn hóa bao gồm văn hóa vật chất và tỉnh thần
Thứ hai, văn hóa là sự sáng tạo của con người hướng tới giá trị Chân —
Thi
Mỹ và là một trong những căn cứ phân biệt dân tộc này với dân tộc khác
Thứ ba, văn hóa có chức năng điều tiết xã hội, chức năng giáo dục,
giao tiếp
Thứ tø, văn hóa về bản chất là một quá trình phát triển mang tính đặc
trưng cho một nhóm người dân tộc
Trên cơ sở các cách hiểu như vậy, chúng tôi cho rằng: “Văn hóa là
Trang 22người, vì sự tẫn tại và phát triển của cá nhân và cộng đông trên nên táng của phương thức sản xuất nhất định, được biểu hiện ra như là một hệ giá trị van
động và phát triển trong cộng đằng người, nhóm xã hội đó ”
1.1.1.2 Khái niệm “Đời sống vẫn hóa ”
Tương tự như nhiều khái niệm khoa học khác, khái niệm “Đời sống văn
hóa” có rất nhiều cách hiểu, hiện nay cũng chưa có định nghĩa nào phù hợp
với mọi quan điểm Cụ thể
Giáo sư Hoàng Vinh trong công trình nghiên cứu “Máy vấn đẻ lý luận
và thực tiển xây dựng văn hoá ở nước ta ” cho rằng:
Đời sống văn hóa là bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm các yếu tố văn hóa tĩnh tại (các sản phẩm văn hóa vật thể, các thiết chế văn
hóa) cũng như các yếu tố văn hóa động thái (con người và các dạng,
hoạt động văn hóa của nó) Xét về một phương diện khác, đời sống văn hóa bao gồm các hình thức văn hóa hiện thực và cả các hình
thức sinh hoạt văn hóa tâm linh [40, tr.S5]
Định nghĩa này phản ánh được cấu trúc của đời sống văn hóa, song,
trong đó vẫn chưa đề cập đến những giá trị văn hóa Đồng thời, cách diễn đạt
như thế chưa làm rõ được bản chất của đời sống văn hóa vì chỉ nêu các yếu tố
cấu thành ở thể biệt lập
Tác giả cuốn “Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng ” đưa ra quan niệm:
Đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, mà đời sống xã hội là một phức thức các hoạt động sống của con người, nhằm
đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của nó Nhu cầu vật chất
Trang 23cầu tình thần thì giúp cho con người tồn tại như một sinh thể xã hội,
tức là một nhân cách văn hóa [23, tr.434]
Cũng trong giáo trình này, các tác giả còn có một quan điểm nữa về đời
sống văn hóa đó là:
Đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm tổng
thể những yếu tố hoạt động văn hóa vật chất và tỉnh thần, những tác
động qua lại lẫn nhau trong đời sống xã hội để tạo ra những quan hệ có văn hóa trong cộng đồng, trực tiếp hình thành nhân cách và lối sống của con người Đời sống văn hóa bao gồm những nội dung không tách rời các lĩnh vực của đời sống xã hội và các yếu tố cơ
bản tạo nên văn hóa [23, tr.269-270]
Tác giả Nguyễn Hữu Thức thì quan niệm:
Đời sống văn hóa được hiểu một cách khái quát là hiện thực sinh
động các hoạt động của con người trong môi trường sống để suy trì,
đồng thời tái tạo sản phẩm văn hóa vật chất, văn hóa tỉnh thần theo những giá trị và chuẩn mực xã hội nhất định nhằm không ngừng tác động, biển đổi tự nhiên, xã hội và đáp ứng nhu cầu đổi mới, nâng
cao chất lượng sống của chính con người [33, tr.35]
PGS.TS Nguyễn Văn Nhật và nhóm tác giả cuốn “X4y đựng và phát
triển đời sống văn hỏa của giai cắp công nhân Việt Nam: Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn” [29] đưa ra hai cách hiểu khái niệm “Đời sống văn hóa”
theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp:
Trang 24triển của chính con người Theo nghĩa hẹp, đời sống văn hóa thường được dùng để chỉ đời sống tinh thần của con người, phân biệt với đời sống vật chất
Song trên thực tế, đời sống tỉnh thần và vật chất không thể tách rời mà quan
hệ mật thiết với nhau
“Thông qua các khái niệm trên có thể thấy: Aớ là, các tác giả đều coi đời sống văn hóa là tông thể những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất va tinh than của con người, nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tỉnh thần của con người, hướng con người đến sự phát triển và hoàn thiện bản thân Hai Id, đời sống văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hep: Theo nghĩa hẹp thì nó chỉ bao gồm những hoạt động đáp ứng nhu cầu đời sống tỉnh thần của con người Theo nghĩa rộng, đời sống văn hóa bao gồm toàn bộ hoạt
động liên quan đến các sản phẩm vật chất và tỉnh thần của xã hội
Tuy nhiên theo tôi, nếu đời sống văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ các hoạt động liên quan đến các sản phẩm vật chất và sản phẩm tỉnh thẳn của xã hội thì nội hàm của khái niệm này quá rộng lớn, khó có đáo Bên cạnh đó, nếu coi đời sống văn hóa là toàn
thé nghiên cứu được
bộ các hoạt động sống của con người, bao gồm cả các hoạt động vật chất và
tỉnh thần thì vô hình chung, chúng ta đang đồng nhất đời sống văn hóa với
“hoạt động sống” Nếu như vậy thì sẽ không cần khái niệm “đời sống văn hóa” nữa Chính vì vậy, đề tài quan tâm đến quan niệm của tác giả Đỉnh Thị 'Vân Chỉ khi cho ring: “Boi sống văn hóa là tổng thể những hoạt động tỉnh thần của con người Đó là những hoạt động trong thời gian rỗi, gắn với quá trình sáng tạo, truyền bá và thưởng thức các sản phẩm văn hóa nhằm đáp ứng,
nhu cầu phát triển và hoàn thiện mình” [7, tr.35]
'Sau khi phân tích, tìm hiểu kỹ các khái niệm, chúng tôi để xuất cách
về Đời sống văn hóa làm định hướng cho việc triển khai đề tài như sau:
Trang 25hoạt động của con người trong hưởng thụ, sáng tạo, lưu giữ và phát hi
sống của con người và xã hội "
những giá trị văn hóa vật chất và tỉnh thần nhằm nâng cao chất lượng
1.1.1.3 Khái niệm “Sinh viên”
Ở cấp độ xã hội, sinh viên là một nhóm đặc biệt đang chuẩn bị cho hoạt
động lao động trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định Họ là những người dang chuẩn bị gia nhập vào đội nga tri thức của xã hội Họ là một bộ phận của
thanh niên dang theo học ở các trường dai học và cao đẳng
Ở cấp độ cá nhân, sinh viên là những người đang trưởng thành về mặt xã hội, hoàn thiện về thể lực, định hình về nhân cách, học tập để tiếp thu những tri thức, kỳ năng - kỹ xảo của một lĩnh vực nghề nghiệp Sinh viên đại học chủ yếu ở lứa tuổi từ 18 đến 25 tuổi
Sinh viên là lực lượng kế tiếp, bổ sung cho đội ngũ trí thức tương lai Họ là lớp người có văn hóa cao và có điều kiện để thu thập các thông tin về mọi lĩnh vực trong cuộc sing V.1 Lénin đã từng đánh giá: "sinh viên là bộ phân nhạy cảm nhất của giới tri thức, là tầng lớp có trình độ tiên tiến nhất trong hàng ngũ thanh niên Song bên cạnh đó, sinh viên còn thiếu kinh
nghiệm sống
1.114 Khái niệm “Đời sống văn hóa của sinh viên Học viện Thanh
thiểu niên Việt Nam”
Từ khái niệm công cụ của để tài, chúng tôi thống nhất cách hiểu: “Đời
sống văn hóa của sinh viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam là một bộ
phận của đời sống xã hội là phức thể những hoạt động của sinh viên trong
hưởng thụ, sáng tạo, lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa vật chất và tỉnh thần nhằm nâng cao chất lượng đời sống của mình trong quá trình học
Trang 26'Vì thể, đời sống văn hóa của sinh viên Học viện Thanh thiếu niên Việt
Nam cũng bao gồm các dang hoạt động là: hưởng thụ các sản phẩm văn hóa,
sáng tạo các sản phâm, giá trí văn hóa; lưu giữ và tuyên truyền, quảng bá các
sản phẩm, giá trị văn hóa
1.1.2 Cơ cấu của đời sống văn hóa
Nhu vay, có thể thấy, cơ cầu đời sống văn hóa bao gồm các dạng hoạt động sau:
Thứ nhất, thưởng thức các sản phẩm văn hóa: Đây là quá trình tiếp nhận
sản phẩm, loại hình văn hóa thong qua các giác quan, chủ yếu là nghe, nhìn để
cảm nhận, suy nghĩ về những giá trị văn hóa chứa đựng trong sản phâm văn hóa đó, nhằm mục đích tìm kiếm những rung cảm thấm mỹ hoặc đáp ứng nhu
cầu được khám phá, tìm hiểu về sản phẩm hay loại hình văn hóa đó Và hoạt
động thưởng thức văn hóa thường được thực hiện trong thời gian rỗi
Thứ hai, hoạt động sáng tao van hóa: Để phù hợp với từng giai đoạn
phát triển của xã hội, lịch sử thì quá trình sáng tạo văn hóa là vô cùng cần thiết Quá trình này giúp cho bản sắc văn hóa mỗi quốc gia dân tộc ngày càng phong phú và phủ hợp với thời đại Sáng tạo văn hóa ở đây không chỉ hiểu
đơn thuần là sự tạo ra cái mới và phủ nhận cái cũ; mà sáng tạo ở đây là trên
nên tảng của cái cũ, thay thế những giá trị văn hóa cổ hủ, không còn phù hợp
bằng những giá trị văn hóa khác phù hợp và nhiều ý nghĩa hơn Thông qua
cquá trình sáng tạo văn hóa, con người cũng được kích thích phát triển về mặt
tư duy, lo-gic, tưởng tượng cũng như tăng cường các mối quan hệ và làm
phong phú đời sống xúc cảm — tinh cảm
Thứ ba, hoạt động lưu giữ giá trị văn hóa: Mỗi nền văn hóa đều mang,
trong mình những giá trị văn hóa tạo nên nền văn hóa đó Việc lưu giữ các giá
Trang 27hóa của con người Thông qua quá trình lưu giữ các giá trị văn hóa, các thé hệ sau được tiếp nổi truyền thống văn hóa của các thế hệ đi trước Thông qua quá trình lưu giữ giá trị văn hóa, con người được hiểu thêm vẻ lịch sử và văn hóa
của thế hệ cha anh, qua đó cũng được rèn luyện về các đức tính, phẩm chất,
gái trị văn hóa tốt đẹp Việc lưu giữ các giá trị văn hóa cũng thể hiện sự tôn trọng của cá nhân đối với nền văn hóa của dân tộc, quốc gia mình
Thứ tư, hoạt động quảng bá, tuyên truyền các giá trị văn hóa: Đây là
quá trình kết nỗi giá trị văn hóa, nhân rộng hình ảnh giá trị văn hóa đến với công chúng, xã hội Đây là một hoạt động quan trọng nhằm quảng bá hình ảnh sản phẩm văn hóa, giá trị văn hóa mà rộng hơn là nền văn hóa đến với tắt cả mọi người Cũng nhờ quá trình này mà mỗi cá nhân không chỉ biết đến nền văn hóa, giá trị văn hóa của dân tộc mình mà còn biết đến những giá trị của nên văn hóa của các quốc gia, dân tộc khác Cũng nhờ đó mà các giá trị văn
hóa của thế giới đến gần với chúng ta làm cho đời sống văn hóa của chúng ta
ngày cảng phong phú Nếu không có khâu tuyên truyền quảng bá thì các giá trị văn hóa sẽ trở nên bó hẹp, khó phát triển
1.13 Vai trò của đời sống văn hóa đối với sự hình thành và phát
triển nhân cách của sinh viêm
1.1.3.1 Đáp ứng như câu văn hóa của sinh viên
Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sinh viên là
lực lượng đi đầu trong học tập và làm chủ khoa học hiện đại; lao động sáng,
tạo góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động vả nâng cao sức
cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện mới; sinh viên cũng là lực lượng
tình nguyện vì cuộc sống công đồng, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-
xã hội ở những lĩnh vực, địa bàn khó khăn; là lực lượng xung kích trong bảo
Trang 28Xây dựng đời sống văn hóa sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của sinh viên như: nhu cầu học tập, vui chơi giải trí, rèn luyện thể chất, giao lưu văn hóa Thực tế, dù xuất hiện một số hình thức giải trí mới, hiện đại, nhưng xu hướng giải trí truyền thống vẫn được một bộ phận sinh viên ưa thích Xây dựng đời sống văn hóa chính là tạo môi trường để sinh viên tham gia sáng tạo, hưởng thụ, quảng bá các sản phẩm, giá trị văn hóa
1.1.3.2 Gop phần định hướng giá trị cho sinh viên
“Xây dựng đời sống văn hóa cho sinh viên vừa là mục tiêu vừa là động
lực phát triển sinh viên ở nước ta hiện nay Hiện nay nhu
hóa của sinh viên là rất lớn Do đó các hoạt động trong đời
hướng đến các mục tiêu:
~ Giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo sinh viên phát triển cao về trí tuệ,
cường tráng về thể chất, phong phú vẻ tinh thắn, trong sáng về đạo đức, trở
thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao và phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của sinh viên trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Mang trong mình thế giới quan của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc
~ Nâng cao nhận thức chính trị, tỉnh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và tỉnh thần quốc tế trong sáng Tự lực, tự cường, nâng cao ý thức trách nhiệm
của sinh viên đối với đất nước và dân tộc trong giai đoạn mới, xây dựng phẩm
chất tốt đẹp và dao dite cách mang cho sinh viên Nâng cao năng lực giao lưu, hợp tác quốc tế của sinh viên
Trang 29~ Giáo dục sinh viên ý thức thái độ đối với lao động, xây dựng phong cách
làm việc văn minh, khoa học, tạo môi trường xây dựng nếp sóng, lối sống lành
mạnh cho sinh viên
1.1.3.3 Đời sống văn hóa sinh viên góp phần tạo dựng môi trường văn
héa học đường
Đời sống văn hóa của sinh viên có vai trò quan trọng trong việc góp phan tao méi trường văn hóa để nuôi dưỡng, vun đắp, phát triển những giá trị
văn hóa cho sinh viên và xã hội
Sinh viên với tư cách là một cộng đồng dân cư đặc thủ nên đời sóng văn
hóa của sinh viên là thể hiện một lối sống văn hóa của sự sáng tạo và đổi mới Đời sống văn hóa của sinh viên cũng được coi là bộ phận tiên phong của đời sống văn hóa xã hội Chính vì vậy, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của sinh viên sẽ
‘26p phần thúc đầy sự phát triển của đời sống văn hóa xã hội hiện nay
Đời sống văn hóa của sinh viên sẽ góp phần hình thành và phát triển
nhân cách của sinh viên Ở đó, sinh viên được hưởng thụ, lưu giữ và định
hướng các giá trị văn hóa truyền thống Khi đời sống văn hóa của sinh viên
được xây dựng một cách lành mạnh, có định hướng sẽ giúp sinh viên có khả năng tránh khỏi sự ảnh hưởng của các hiện tượng tiêu cực, làm phong phú đời sống văn hóa tỉnh thần của sinh viên, làm hạn chế tình hình vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội trong sinh viên
1.1.4 Một số yếu tố tác động đến đời sống văn hóa của sinh viên Hoc
viện Thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay
1.1.4.1 Sự phát triển của công nghệ thông tìm
Trang 30‘Thanh quả của cách mạng khoa học công nghệ đã làm cho tỉ lệ thời gian làm việc so với cuộc đời ngày cảng nhỏ di, còn thời gian dành cho nghỉ ngơi, hưởng thụ văn hóa, trong sinh viên nói riêng và thanh niên nói chung ngày cảng nhiều lên Thông qua intemet và các phương tiện công nghệ hiện đại, sinh viên có thể mua bán các sản phẩm văn hóa, vui chơi, hưởng thụ văn hóa ngay tại nhà, cũng có thể vừa giải trí, thưởng thức các sản phẩm, loại hình văn hóa và vừa làm việc
Dé đáp ứng nhu cầu thưởng thức, sáng tạo văn hóa của sinh viên qua
truyền hình, hệ thống truyền hình cáp và truyền hình kỹ thuật số cũng khá phổ
biến hiện nay Có rất nhiều kênh truyền hình hấp dẫn như chương trình phim truyện, ca nhạc, trò chơi truyền hình giúp nâng cao và làm phong phú thêm đời
sống văn hóa tỉnh thần của sinh viên sau những giờ lao động, học tập căng
thẳng Ngoài ra, sinh viên cũng có thể xem các chương trình truyền hình hoặc nghe các chương trình truyền thanh và đọc các loại sách báo số hóa Dần dần,
'báo điện tử đang có khuynh hướng thay thể các loại báo viết truyền thống Với
công nghệ kết nối mạng không dây, sinh viên có thể sử dụng các loại hình giải trí trực tuyến bất kể lúc nào Rõ ràng sự phát triển của công nghệ đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống văn hóa của sinh viên, hình thành ở sinh viên những thói quen và những khuôn mẫu mới trong cách thức hưởng thụ và sáng
tạo văn hóa Một lỗi sông mới hình thành trong sinh viên, giúp họ trở nên mạnh
dan va tự tin hơn trong các giao tiếp của mình hơn là giao tiếp trực tiếp
1.1.4.2 Sự biển đổi, tiếp xúc và giao lưu văn hóa
Hiện nay, khi đất nước ta bước sang giai đoạn phát triển mới, thời kỳ day mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, con người và nền văn hoá Việt Nam đã và đang trải qua những thay đổi lớn Và theo đó, đời sống văn hóa của sinh
Trang 31Những giá trị văn hóa của nên văn minh công nghiệp, văn minh trí tuệ đã hiện đại hoá lối tư duy, phong phú hoá các dạng thức và tiện nghỉ sinh hoạt văn hóa, làm cho cuộc sống vật chất và đời sống văn hóa tỉnh thần của sinh viên được nâng lên rõ rệt Đời sống văn hóa của sinh viên không còn bó hẹp trong quy mô nhỏ (gia đình, làng xóm ) mà đã mở rộng theo nhu cầu văn hoá giải trí dưới các hình thức mới, như hoạt động câu lạc bộ, rạp chiếu phim,
thưởng thức văn hóa nghệ thuật thế giới Tuy vậy, nhiều giá trị văn hóa truyền thống trong các hoạt động văn hóa của sinh viên đang bị mai một Nhiều sinh viên hiện nay chạy theo lối chơi thời thượng, ưa vật chất, tuyệt đối hoá đồng tiền, sùng bái hàng ngoại và mang trong mình một cách nghĩ, cách sống không phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc Nhu cầu hưởng thụ văn hóa
của sinh viên cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi những suy nghĩ này Đôi khi sinh viên lựa tham gia vào các loại hình văn hóa thiểu lành mạnh, không phù
hợp với giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Đây cũng chính là một trong
những nguyên nhân dẫn tới việc vĩ phạm pháp luật và tệ nạn xã hội
'Về nhu cầu tiêu dùng văn hóa của sinh viên hiện nay cho thấy, tâm lý
và thói quen tiêu dùng của sinh viên trong cả tiêu dùng vật chất và tiêu dùng, văn hóa đã có sự thay đổi rất nhiều so với trước đây Phương thức giao lưu
inh thành những nhóm sinh
qua mạng intemet đã phá bỏ mọi khoảng cách,
viên có chung sở thích và cùng mồi quan tâm
'Hoạt động sản xuất dây chuyền hàng loạt đã tạo ra nhiều sản phẩm van
hóa, điều này có tác động đến tâm lý xã hội của sinh viên, đó là tâm lý tiêu
dùng, tâm lý được phục vụ và được đáp ứng tắt cả những nhu cầu, kể cả nhu
cầu văn hóa trong cuộc sống Khoa học công nghệ phát triển với tất cả các công cụ tiện ích đã máy móc hóa các hoạt động văn hóa, khiến sinh viên nảy
sinh tâm lý dựa dẫm vào phương tiện và có xu hướng ngày cảng ít vận động,
Trang 321.1.4.3 Sự tác động của nền kinh tế thị trường; toàn cầu hóa và hội
nhập quốc tế
Quá trình toàn cầu hóa đang tác động tích cực lẫn tiêu cực đến đời sống
văn hóa của sinh viên, trong đó có phần lớn là thông qua quá trình sinh viên
hưởng thụ các sản phẩm văn hóa, tham gia các hoạt động văn hóa Khoa học
công nghệ phát triển đã đưa đến sự biến đổi mới về chất của lực lượng sản
xuất, làm thay đổi cả cơ cấu kinh tế và văn hóa, xã hội đối với mỗi quốc gia,
dân tộc trên phạm vi toàn thế giới Khoảng vài thập kỷ trở lại đây, toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế không những là vấn đề khoa học mang tính toàn cầu,
mà về phương diện thực tiễn, nó đã và đang tác động, chỉ phối đến chiến lược,
sách lược phát triển kinh tế và văn hóa của mỗi quốc gia
Đối với đời sống văn hóa của sinh viên, sự tác động của nền kinh tế thị trường; toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra trên tắt cả các lĩnh vực: Tư tưởng, đạo đức lối sống; phát triển giáo dục, đào tạo và khoa công
nghệ; nhu cầu văn học nghệ thuật; điện ảnh; các hoạt động tín ngưỡng, tôn
giáo, phát triển ngôn ngữ dân tộc; phát triển dịch vụ văn hóa và công nghiệp văn hóa; lĩnh vực xuất nhập khẩu sản phẩm văn hóa; vấn đề quản lý nhà nước đối với văn hóa sinh viên Sự tác động đó mang đến cả hai mặt tích cực và tiêu cực
Về mặt tích cực, thông qua tự do hóa thương mại, thu hút đầu tư, mở rơng thị trường, tồn cầu hóa đã tạo cơ hội cho sự phát triển của các sản phẩm văn hóa và loại hình giải trí Nếu như trước kia sinh viên chỉ tham gia vào các
hoạt động giải trí trong nước thì hiện nay nhiều xu hướng giải trí của thanh
niên, sinh viên thể giới cũng được du nhập và phát triển tại Việt Nam Toàn
hóa tạo
kiện cho sự truyền bá, du nhập nhanh chóng và ngày cảng
sâu sắc những thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, nhờ đó sinh
Trang 33loại, giúp cho trình độ, kiến thức của sinh viên được nâng cao rõ rệt Điều này rõ rằng có tác động tích cực đến tư duy, lối sống của sinh viên, giúp họ trở nên linh hoạt, năng động, tư duy sắc bén hơn Sự tham gia của sinh viên vào các hoạt động văn hóa cũng có phản thay đổi Trước kia nếu như sinh viên chỉ
tham gia vào các hoạt động văn hóa đập khuôn, sáo mòn, đơn điệu thì nay là
những hoạt động văn hóa đa dạng, hiện đại Sự tác đơng của tồn cầu hóa
thành trong sinh viên tính chủ động sáng tạo, độc lập trong suy nghĩ và hành động Đồng thời, quá trình này cũng hình thành một số giá trị mới như tỉnh thần độc lập, tự chủ, khả năng quyết đoán, dám làm dám chịu trách nhiệm trong công việc của sinh viên
“Toàn cầu hóa tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu văn
hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại làm phong phú nền văn hóa dân tộc,
tạo nền tảng cho việc xây dựng và nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của
sinh viên Thông qua việc trao đổi về văn hóa, khoảng cách giữa sinh viên
'Việt Nam với sinh viên thế giới và với nền văn hóa thế giới cũng được rút ngắn khoảng cách
VỀ mặt tiêu cực, toàn cầu hóa có thể tạo ra nguy cơ lệ thuộc về văn hóa
từ đó tạo ra sự khủng hoảng lòng tin của sinh viên vào những giá trị nhân văn,
tạo nguy cơ khuyến khích sinh viên chạy theo lối sống thực dụng, xa rời các giá trị truyền thống dân tộc Đây là một trong những nguyên nhân làm nảy
sinh thị hiếu văn hóa không lành mạnh và lệch lạc, làm hình thành lối sống,
thực dụng, xa rời những giá trị đạo đức truyền thống trong sinh viên
Hiện nay một bộ phận sinh viên sống thực dụng, thờ ơ, phai nhạt lý tưởng hoặc sống không mục đích, không lý tưởng Họ sa vào lối sống tiêu ding, lấy đồng tiền, vật chất làm thước đo “giá trị”, từ đó, dé hình thành đời
\g văn hóa đơn thuần hưởng thụ, thực dụng và điều đó còn dẫn đến những,
Trang 34như: đua xe, nghiện hút ma túy, chat sex, đang là những hiện tượng nhức nhối, thể hiện sự báo động về đời sông văn hóa của sinh viên hiện nay
1.2 Khái quát về Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
1.2.1 Lịch sử phát triển
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam là đơn vị trực thuộc Trung ương
Đoàn TNCS Hỗ Chí Minh, được thành lập ngày 15/10/1956 Trường có tiền thân là “Trường Huấn luyện cán bộ trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương
Đoàn” và sau 3 lần đôi tên, đến năm 1995, trường chính thức mang tên: Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ chức lại hệ thống đảo tạo, nghiên cứu thông tin khoa học của Trung ương Đoàn dựa
trên cơ sở hợp nhất 3 thành viên là: Trường Cao cấp Thanh niên, Viện Nghiên
cứu Thanh niên và Phân viện miễn Nam Năm 2001, Ban Bí thư Trung ương
Doan đã trình Bộ Chính trị phê duyệt đề án hoàn thiện bộ máy tổ chức của
Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam theo hướng thống nhất quản lý và nâng
cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, thông tin khoa học và các vấn
đề về thanh thiếu nhỉ, phục vụ đắc lực cho công tác Đoàn, Hội, Đội Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 10/10/2011 “VÈ việc nâng cấp Học viện Thanh thiểu niên Việt Nam thành cơ: sở giáo dục đại học công lập” Chính từ thời điểm này Học viện chính thức
gia nhập vào hệ thống giáo dục quốc dân
Chức năng chính của Học viện là: Đảo tạo bồi dưỡng cán bộ chủ chốt,
cán bộ chuyên trách công tác thanh, thiếu niên từ cấp huyện trở lên; Nghiên
cứu khoa học các vấn đề về thanh, thiếu niên vả xây dựng tổ chức Đoàn, Hội,
Đội, Thông tin khoa học và nghiệp vụ các vấn đề thanh thiếu niên và cơng tác Đồn, Hội,
thanh niên Hiện nay, đối tượng tuyển sinh của Học viện ngoài
Trang 35Hiện Học viện đang tô chức đào tạo cho gần 2.000 sinh viên, học viên ở các hệ: đại học chính quy, vừa học vừa làm và hệ trung cắp thuộc các ngành đảo tạo: Công tác Thanh thiếu niên, Công tác xã hội, Xây dựng Đảng và
“Chính quyền Nhà nước
1.2.2 Đặc điểm sinh viên Học viên Thanh thiếu niên Việt Nam Vé mét sinh lý, sinh viên là giai đoạn đang phát triển về thể chất, trí tuệ và
đạo đức, có những đặc điểm tâm sinh lý đặc trưng của lứa tuổi Ở cấp độ cá
nhân, sinh viên là người đang trong giai đoạn phát triển nhanh về thể lực, định
hình về nhân cách, tăng cường học tập tiếp thu những trỉ thức, kỳ năng xã hội Đây là thời kỳ lứa tuổi sinh viên phát triển tư duy trừu tượng, đặc biệt là sự phát triển thế giới quan, nhân sinh quan, chứa đựng hoài bão vươn tới lý tưởng cao
đẹp, phát triển hứng thú nghề nghiệp Sự dẳn trưởng thành về thể chất của sinh
viên cho phép họ có đủ sức khoẻ dé tiến hành đồng thời nhiều hoạt động học tập, lao động, thể thao, vui chơi, tham gia các hoạt động văn hóa, hưởng thụ các sản phẩm văn hóa và các hoạt động xã hội khác một cách thoải mái
Về mặt tâm lý, sinh viên là giai đoạn lứa tuổi hình thành và phát triển
mạnh mẽ những phẩm chat nhân cách có ý nghĩa rất lớn đối với việc tự giáo
dục, tự hoàn thiện bản thân theo hướng tích cực như khả năng tự đánh giá,
lòng tự trọng, tự tin, ý thức Tâm trạng của lứa tuổi sinh viên tuy đã ồn định
và có ý thức hơn nhiều so với lứa tuổi trước đó song còn rất mới mẻ, non nớt
và có những biểu hiện phức tạp, mâu thuẫn Vị thế xã hội của sinh viên có
nhiều thay đổi so với lứa tuổi trước đó Một mặt các quan hệ xã hội của sinh
viên được mở rộng Mặt khác, những thay đồi trong vị thế xã hội, sự thách
thức khách quan của cuộc sống dẫn đến làm xuất hiện ở sinh viên những nhu
iới, hiểu biết xã hội và các chuẩn mực quan hệ người -
người, hiểu mình và tự khẳng định mình trong xã hội Lứa tuổi này có lòng
Trang 36thích đổi mới, nhu cầu về tình bạn, tình yêu phát triển mạnh, những đặc điểm này tác động mạnh tới sự hình thành tư tưởng chính trị ở họ và khi họ đã xác định được niềm tin, lý tưởng, họ có thể xả thân vì tưởng và phấn đấu với niềm lạc quan, với sức sống mạnh mẽ để đạt được niềm tin và lý tưởng đó Tư duy của sinh viên so với giai đoạn trước đó đã có hệ thống, hơn, có tính phê phán hơn, do vậy khi tiếp thu tri thức chính trị, nhất là trí thức lý luận, họ thường đòi phải chứng minh, luận giải chặt chẽ Nhìn chung, sinh viên thích các hoạt động văn hóa tập thể, cộng đồng Khả năng cảm thụ xúc cảm, đồng cảm của sinh viên phát triên cao, do vậy họ cởi mở
để hòa nhập, thích những hình thức hoạt động văn hóa nghệ thuật Họ cũng có hoài bão, ước mơ, có lý tưởng chính trị và ý chí vươn lên
Tuy nhiên, đặc điểm của lứa tuổi sinh viên cũng có những mặt hạn chế Mặc dù có trình độ nhận thức, trình độ khoa học cơ bản, có năng lực tư duy, nhưng tuổi còn rất trẻ và kinh nghiệm sống chưa nhiều, họ chịu sức ép rất lớn từ nhiều hướng khác nhau, dễ bị dao động trước ngoại cảnh Một bộ phân sinh viên còn thụ động, chưa thích nghỉ với môi trường thay đổi Sinh
viên đễ nhạy cảm với cuộc sống, nhất là những cái mới lạ, cộng với tâm lý chưa thật sự ôn định, lại ham thích và chạy theo cái mới, chịu ảnh hưởng của lối sống đua đòi, thực dụng, hay thay đổi Thêm vào đó, sinh viên thường có tâm lý vội vàng, dễ bị kích thích, thiếu tự chủ, chủ quan nên nếu không được định hướng đúng đắn, kịp thời thì sự lựa chọn trong tiếp nhận cái mới dễ dẫn tới sai lầm, thái quá, ảnh hưởng đến sự lựa chọn các giá trị văn hóa đúng đắn trong đời sống văn hóa của mình
Về mặt xã hội, sinh viên có khát vọng được cống hiến, mong muốn được xã hội ghi nhận Họ cũng muốn được khẳng định vai trỏ, vị trí của mình trong
gia đình, trong tập thé, trong công việc, trong các mối quan hệ Các phẩm chất
Trang 37Nhìn chung, sinh viên là lứa tuổi đang phát triển và trưởng thành về
mọi mặt: thể chất và tỉnh thần, về nhu cầu tình cảm và tâm lý, về khả năng và
nhân cách Sự phát triển về tâm lý, nhu cầu tình cảm, trí tuệ và nhân cách ở
sinh viên rất phong phú và mạnh mẽ, đặc biệt là có sự mâu thuẫn, khác biệt
giữa phát triên sinh lý và tâm lý Do vậy, rất cần thiết trong việc quan tâm định hướng giúp đỡ thanh niên trong quá trình xây dựng nếp sống lành mạnh,
có văn hóa cũng như khuyến khích sinh viên tham gia vào các hoạt động văn
hóa có tính giáo dục cao để góp phần nâng cao hiệu quả đời sống văn hóa tỉnh thần cho sinh viên
“Tiểu kết chương 1
“rong chương này, chúng tôi đã làm rõ một số khái niệm cơ bản lim cơ sở lý luận cho Luận văn và quan trọng nhất là đã chỉ ra được cấu trúc của đời
sống văn hóa của sinh viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam bao gồm:
Thưởng thức các sản phẩm văn hóa; Sáng tạo văn hóa; Lưu giữ giá trị văn “hóa và quảng bá, tuyên truyền các giá trị văn hóa Từ đó, chúng tôi phân tích
Trang 38Chương 2
THYC TRẠNG ĐỜI SÓNG VĂN HOA CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM
2.1 Diện mạo đời sống văn hóa của sinh viên Học viên thanh thiếu
niên Việt Nam
2.1.1 Sinh viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam luring thu ede
sản phẩm văn hóa
Khi tiến hành nghiên cứu về đời sống văn hoá tại Học viện Thanh thiếu
niên Việt Nam, có thể thấy rằng trong thời gian biểu hàng ngày của sinh viên có rất nhiều hoạt động Bên cạnh hoạt động chính là hoạt động học tập, thì các hoạt động mang tính giải tri và một số hoạt động xã hội cũng thu hút nhiều sự quan
tâm của sinh viên hiện nay, điều này được thể hiện rõ ở biểu đỗ 2.1 dưới đây Biểu đồ 2.1 Các hoạt động văn hóa của sinh viên Học viện Thanh thiếu
niên Việt Nam trong thời gian rỗi
Từ số liệu điều tra, có thẻ thấy rằng đời sống văn hoá của sinh viên Học
viện Thanh thiếu niên Việt nam rất đa dạng, phong phú Bên cạnh hoạt đông,
Trang 39viện tham gia nhất là vào mạng intemet (100%), xem phim (94.8%), và nghe
nhạc (93.6%) Các hoạt động được số ít sinh viên quan tâm, tham gia hang
ngày trong các hoạt động kể trên như: chơi thể thao (38.4%), tham gia CLB
(58.4%), doc sach (67.5%)
Trong thời đại bùng nỗ về công nghệ thông tin, với tốc độ phát triển của mạng intemet như hiện nay, cùng với đó là sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại gắn liền với cuộc sống hàng ngày của sinh viên như: máy tính, điện thoại
thông minh, ipad Thì việc tiếp cận với mạng internet hàng ngày, hàng giờ
không còn là việc “xa xỉ” Chỉ cần quan sit tai Học viện ở một thời điểm bat ki,
chúng ta có thể thấy sinh viên vào mạng mọi lúc, mọi nơi Trên sân trường,
ngoài hành lang, trong lớp học, thậm chí cả khi thầy cô đang giảng bài phía
trên thì ở dưới các bạn sinh viên vẫn thản nhiên “check FB” Có thể nói, những
hành vi như
này đang xảy ra khá nhiễu trong một bộ phận sinh viên, và nó đang tạo ra những hình ảnh tiêu cực về công dụng của mạng internet
“Em có thể nhịn cơm một ngày được, nhưng không lên Facebook trong một giờ chắc em chết mắt !" (Nam, sinh viên năm 2, khoa Chính trị học)
Đối với sinh viên, hiện tượng này là điều đáng mừng hay đang dẫn trở
thành vấn nạn, sinh viên nói chung và sinh viên Học viện Thanh thiếu niên
'Việt Nam nói riêng đang xem gì, đang tìm kiến gì trên mạng internet, làm thế
nào để hành vi này đúng với ý nghĩa tích cực của nó Đề tài này sẽ cùng đi
nghiên cứu vấn đề đó Hay như với hai hoạt động cũng được đa số sinh viên
Học viện chú ý như xem phim, nghe nhạc Câu hỏi đặt ra là sinh viên hiện nay
đang xem gì, nghe gì? Nó có tác động như thế nào đến đời sống tỉnh thần của
chính các bạn sinh viên Bên cạnh đó, các hoạt động mang lại nhiều lợi ích xét
10 dục tỉnh thần và vẻ thể chất như các hoạt động thể dục thể thao, đọc sách lại không được số đông các bạn sinh viên quan tâm, hưởng ứng,
cả về mặt
Trang 40
ứng xử với các hoạt động văn hoá như vậy có tác động như thế nào đến đời sống văn hoá của sinh viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Qua nghiên cứu này, chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời cho những vấn đề nêu trên
* Hoạt động sic dung internet
Trong những năm vừa qua, sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông
tin và đặc biệt là intemet đã đem lại cho mọi người trên thế giới những lợi ích không thể phủ nhận Nhân loại trở nên gần nhau hơn, có
thông tin vô cùng phong phú, đa dạng và kho dữ liệu được cập nhật hang ngày,
tiếp cận những
hàng giờ từ khắp nơi trên thế giới Vì vậy số người sử dụng internet ngày càng
tăng trên phạm vỉ toàn cầu Trong đó, Việt Nam không là trường hợp ngoại lệ Mặt khác, intemet là phương tiện tiếp cận thông tin được phổ biến ở
'Việt Nam Theo một kết quả nghiên cứu năm 201 I, internet đã vượt qua báo,
tap chi va radio để trở thành phương tiện tiếp cận thông tin phổ biến thứ hai
chỉ sau tivi Cũng theo báo cáo này, đối tượng sử dụng internet chủ yếu là giới
trẻ, với độ tuôi từ 15 đến 24, trong đó một phân lớn là giới sinh viên Có thể
nhận thấy vai trò của internet đối với sinh viên Internet có thê giúp sinh viên
tiếp cận các thông tin cần thiết cho việc học tập và đời sống xã hội, dễ dàng
êu hình thức khác nhau
trao đổi với giảng viên, bạn bè và giải trí bằng nÌ
Bảng 2.1 Các phương tiện sinh viên lựa chọn để xem các chương trình
giải trí, các hoạt động văn hoá văn nghệ (%)
Phương tiện Có Không
1 Thông qua Tivi 326 474
2 Thông qua Radio 99 90.1
3 Thông qua điện thoại di dong 89.1 109 4 Thong qua máy tính xách tay 719 281