1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tập quán vùng miền của sinh viên và khả năng thích ứng với môi trường sống trong ký túc xá (nghiên cứu trường hợp sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia tp hồ chí minh)

293 128 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 293
Dung lượng 3,17 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  BÙI PHAN KHÁNH TẬP QUÁN VÙNG MIỀN CỦA SINH VIÊN VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI MÔI TRƯỜNG SỐNG TRONG KÝ TÚC XÁ NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



BÙI PHAN KHÁNH

TẬP QUÁN VÙNG MIỀN CỦA SINH VIÊN VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI MÔI TRƯỜNG SỐNG TRONG KÝ TÚC XÁ (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Mã số: 60.31.03.01

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2016

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



BÙI PHAN KHÁNH

TẬP QUÁN VÙNG MIỀN CỦA SINH VIÊN VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI MÔI TRƯỜNG SỐNG TRONG KÝ TÚC XÁ (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Xã hội học với đề tài “Tập quán vùng miền của sinh

viên và khả năng thích ứng với môi trường sống trong ký túc xá (Nghiên cứu trường hợp với sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh)” được chính tác giả tiến hành nghiên cứu trong thời từ năm 2012 đến năm 2016 Các

tài liệu tham khảo được tác giả sử dụng trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào

Tp HCM, ngày 20 tháng 3 năm 2017

Tác giả luận văn

Bùi Phan Khánh

Trang 4

từ khi tôi là sinh viên cho đến khi tôi hoàn thành chương trình đào tạo cao học

Tác giả đặc biệt xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, người thầy trực tiếp đã giúp tôi khai sáng, hướng dẫn tôi bước vào con đường khoa học và hoàn thành luận văn này bằng tinh thần nghiêm túc

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thị Kim Loan, ThS Lê Anh Vũ và những người đồng nghiệp tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM đã ủng hộ, động viên, tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn và dành tặng những thành quả này đến mẹ, vợ và cô con gái Thư Hiên, cùng với những người thân trong gia đình đã luôn đồng hành bên tôi trong suốt hành trình này

Mặc dù có nhiều cố gắng song luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót nhất định, tác giả mong nhận được sự chỉ bảo của quý thầy cô và những người có quan tâm

Bùi Phan Khánh

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

4 Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn ĐH KHXH&NV

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2: Thời gian trung bình sinh viên dành cho các hoạt động thường làm

Bảng 4: Nguồn hỗ trợ khi đau bệnh phân theo vùng miền 57

Bảng 5: Nguồn hỗ trợ khi gặp khó khăn về tài chính phân theo vùng miền 58 Bảng 6: Nguồn hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập phân theo vùng miền 59

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Hoạt động sinh viên thường chọn vào nhưng đợt nghỉ lễ dài ngày 47 Biểu đồ Venn: Những cá nhân/tổ chức có ảnh hưởng hoặc tác động đến cuộc

sống của nhóm sinh viên khoa Văn học & Ngôn ngữ đang cư trú tại KTX

62

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 3

3 Những câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 3

4 Đối tượng, khách thể và phạm vị nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính 5

5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng 6

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 7

7 Bố cục của luận văn 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ KTX ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM 9

1.1 Thao tác hóa khái niệm 9

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 14

1.3 Những lối tiếp cận lý thuyết của đề tài 28

1.4 Tổng quan về KTX ĐHQG-HCM 30

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN SỐNG CỦA SINH VIÊN TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍNH ĐA DẠNG VÙNG MIỀN VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ CỦA KTX ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM 33

2.1 Đặc điểm nhân khẩu 33

2.2 Điều kiện sống của sinh viên trong KTX ĐHQG-HCM 35

2.1.2 Hiện trạng đời sống vật chất của sinh viên tại KTX 35

2.1.3 Hiện trạng đời sống tinh thần của sinh viên tại KTX 39

2.3 Những lối ứng xử trong mối liên hệ giữa sự khác biệt vùng miền của sinh viên trong môi trường sống tập trung và cơ chế quản lý KTX 46

2.3.1 Các dạng thức ứng xử trong môi trường sống tập thể 46

Trang 8

2.3.2 Cơ chế quản lý KTX trong bối cảnh đa dạng tính vùng miền của SV 50

CHƯƠNG 3: KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA SINH VIÊN TRONG CƠ CHẾ QUẢN LÝ KTX ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM 56

3.1.Thích ứng về mặt quan hệ ứng xử 56

3.2 Thích ứng với cơ chế quản lý của KTX ĐHQG-HCM 63

KẾT LUẬN 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

PHỤ LỤC 85

PHỤ LỤC 1 BẢNG KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG 85

PHỤ LỤC 2 BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU 91

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Hiện nay, trong khu đô thị ĐHQG-HCM có gần 30.0001

sinh viên, cán bộ - viên chức thuộc các trường đại học khác nhau đang sinh sống, lao động và học tập Trong tương lai, mục tiêu của ĐHQG-HCM là tiến tới xây dựng môi trường sống và học tập cho sinh viên theo mô hình khu đô thị đại học tập trung

Trong những năm gần đây, do công tác đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng ĐHQG-HCM và việc tái định cư vẫn chưa được thực hiện xong nên một số lượng lớn các

hộ dân (khoảng 2.000 hộ với khoảng gần 5.000 nhân khẩu)2 vẫn còn sinh sống, làm việc trong khu quy hoạch Bên cạnh đó, khu đô thị ĐHQG-HCM với vị trí quy hoạch tiếp giáp giữa hai địa phương (huyện Dĩ An – Bình Dương và quận Thủ Đức – Tp.HCM) nên có đặc điểm thành phần dân cư đa dạng, địa hình phân bổ phức tạp, hẻo lánh dẫn đến phát sinh các loại tội phạm và các tệ nạn xã hội gây hoang mang bức xúc trong dư luận sinh viên cũng như người dân đang sinh sống trong khu vực Cho nên, để thuận lợi trong công tác quy hoạch và xây dựng khu đô thị ĐHQG-HCM, đồng thời hạn chế các vấn đề mất an ninh trật tự xã hội đã tồn tại trước đó, hướng tới xây dựng một môi trường sống lành mạnh, hiện đại cho sinh viên, ngày 12 tháng 8 năm 2014, ĐHQG-HCM đã ban hành công văn số 1522/ĐHQG – CTSV về việc thông tin nội trú cho sinh viên trong ĐHQG–HCM

với chủ trương “thống nhất đưa toàn bộ sinh viên có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh

ngoài Thành phố Hồ Chí Minh và các huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh đang học tập tại Khu Đô thị ĐHQG–HCM vào nội trú tại KTX ĐHQG–HCM” Như vậy, KTX

sẽ tập hợp các sinh viên đến từ mọi vùng miền khác nhau của đất nước vào cư trú tập trung trong KTX để sinh sống và học tập Khi đó, khu đô thị ĐHQG–HCM nói chung và KTX nói riêng trở thành một “không gian chung” Đây là mô hình cư trú của tương lai

Trang 10

Trước thực trạng đó, chúng tôi chọn hướng nghiên cứu, phương cách ứng xử sinh viên trong bối cảnh đa dạng quê quán, vùng miền của sinh viên Đồng thời tìm hiểu và phân tích sự khả năng thích ứng của sinh viên đối với môi trường sống trong KTX ĐHQG-HCM Bởi vì hai lý do sau đây:

Thứ nhất, về thực tại xã hội: không gian khu đô thị ĐHQG-HCM nói chung và KTX nói riêng là nơi tập trung các cá nhân đến từ mọi miền đất nước Mỗi vùng miền xét trên nhiều phương diện: điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, vị trí địa-chính trị, địa-văn hóa và cả yếu tố lịch sử, đều có sự khác nhau và dĩ nhiên mang theo đó là văn hóa vùng miền; vốn xã hội; các tập tính của mỗi cá nhân cũng khác nhau Đây có thể là một sự đa dạng các nguồn lực sinh viên đến sinh sống và học tập, tạo ra bối cảnh đa văn hóa, hình thành nên những hành vi ứng xử của sinh viên trong KTX

Thứ hai, môi trường sống KTX chứa đựng những định chế cộng đồng đã và đang hình thành trong đó mỗi cá nhân có những vai trò, giá trị chuẩn mực và khuôn mẫu ứng

xử riêng biệt Hiện nay, chủ trương của TTQLKTX ĐHQG-HCM luôn xem môi trường sinh sống của sinh viên tại KTX không chỉ là nơi để sống và học tập mà còn là nơi để sinh viên tự rèn luyện Điều này thể hiện tính chất điển hình của mô hình quản lý cư trú tập trung với các biện pháp quản lý đề cao tính kỷ luật, tuy nhiên vừa quản lý nhưng cũng vừa phục vụ Vậy liệu rằng với mô hình quản lý này, thông qua sự thích nghi và điều chỉnh hành vi và tư tưởng của sinh viên, thông qua các yếu tố như ứng xử giao tiếp, quan hệ xã hội…có khả năng hình thành những hành vi hay những cách thức xử sự đặc thù của những

sinh viên trong đời sống nội trú? Mặt khác, chúng tôi cũng suy nghĩ liệu có trường hợp

ngược lại, khi có một bộ phận cá nhân phản ứng ngược lại với chính sách quản của KTX

Có thể từ đó, chủ trương của TTQLKTX đề ra sẽ không hiệu quả mà còn tạo ra sự xung đột

Trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi tập trung sử dụng lý thuyết về

“trường” (champ), “tập tính” (habitus), của P.Bourdieu để nghiên cứu các trường hợp cụ thể

Từ những câu hỏi mang tính chất định hướng nghiên cứu trên, chúng tôi chọn

nghiên cứu “Tập quán vùng miền của sinh viên và khả năng thích ứng với môi trường

Trang 11

sống trong Ký túc xá (Nghiên cứu trường hợp với sinh viên trường Đại học Khoa học

Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh)” làm đề tài luận văn Thạc sỹ

cho mình

2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu:

Với đề tài này, chúng tôi hướng đến mục đích tìm hiểu mối quan hệ giữa giữa không gian cư trú (trước và sau khi sinh viên đến nội trú trong KTX) với các hành vi ứng

xử của sinh viên tại môi trường sống trong KTX ĐHQG-HCM Qua đó, chúng tôi mong muốn tìm kiếm các giải pháp cải thiện, nâng cao hoạt động quản lý của TTQLKTX

Dựa trên mục đích nghiên cứu, chúng tôi hướng đến giải quyết ba mục tiêu nghiên

cứu trong luận này, đó là:

- Nhận diện các phương cách ứng xử của sinh viên đang ở tại KTX HCM trong bối cảnh đa dạng quê quán, vùng miền của sinh viên

ĐHQG Khám phá và phân tích khả năng thích ứng của sinh viên trong điều kiện cư trú tập trung trong KTX ĐHQG-HCM

- Lý giải mối quan hệ giữa vai trò cá nhân và tập thể trong việc thích nghi, điều chỉnh các nguyên tắc ứng xử của sinh viên nội trú trong KTX ĐHQG-HCM

3 Những câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Xuất phát từ mục tiêu của luận văn, chúng tôi đặt ra những câu hỏi chính yếu làm trọng tâm nghiên cứu như sau:

- Các phương cách ứng xư của sinh viên với thành phần xuất thân từ nhiều vùng miền trong điều kiện cư trú tập trung tại KTX như thế nào?

- Phải chăng yếu tố khác biệt vùng miền có tác động đáng kể đến khả năng ứng

xử của sinh viên trong môi trường sống tập thể?

- Vai trò của KTX xét như là một định chế xã hội đóng vai trò như thế nào đối với việc điều chỉnh hành vi ứng xử của sinh viên trong điều kiện đa dạng vùng miền, văn hóa? Và chiều ngược lại, vai trò cá nhân sinh viên đóng vai trò gì trong việc tác động đến

cơ chế quản lý của KTX?

Trang 12

Từ những câu hỏi nghiên cứu trên chúng tôi xây dựng một số giả thuyết nghiên cứu chính như sau:

- Sự khác biệt về vùng miền, văn hóa các địa phương là một trong những nguyên nhân dẫn đến những va chạm trong ứng xử trong môi trường nội trú tại KTX

- Tuy nhiên, mỗi cá nhân sinh viên có thể xem là một cá thể sống linh hoạt, nên

có khả năng điều chỉnh, thích nghi, hòa hợp với cá nhân khác để tìm ra các nguyên tắc đồng thuận trong việc tổ chức không gian cư trú tập thể

- Các nguyên tắc quản lý KTX ít nhiều tác động đến hành vi ứng xử của sinh viên thông qua các nguyên tắc ràng buộc, tuy nhiên, bản thân người sinh viên cũng là một chủ thể có khả năng tác động đến việc điểu chỉnh các qui tắc quản lý của Ban điều hành Trung tâm Quản lý KTX ĐHQG-HCM

4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là đặc điểm tập

quán vùng miền của sinh viên được biểu hiện trong các hoạt động thường nhật

- Khách thể nghiên cứu: sinh viên Trường ĐH KHXH&NV đang sinh sống tại

KTX ĐHQG-HCM trong khu đô thị ĐHQG-HCM; Ban giám đốc, Cán bộ quản lý KTX ĐHQG-HCM

- Phạm vi nghiên cứu: đề tài được khu biệt trong phạm vi nghiên cứu là

môi trường sống tại KTX ĐHQG-HCM Nơi tập trung của hàng chục ngàn sinh viên ĐHQG-HCM và 31873 sinh viên trường ĐH KHXH&NV đến từ mọi miền của đất nước sinh sống và học tập

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn này, để hướng tới thực hiện được các mục tiêu và kiểm chứng được những giả thuyết nghiên cứu chính của luận văn, chúng tôi sử dụng các phương

pháp và kỹ thuật nghiên cứu như: phương nghiên cứu định tính: Thu thập và phân tích

3

Số liệu TTQLKTX năm 11/2014

Trang 13

văn bản (nội dung), quan sát - tham dự, phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA), kỹ thuật phỏng vấn sâu và phương pháp nghiên cứu định lượng

5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính:

Quan sát là kỹ thuật thu thập thông tin thuộc lĩnh vực nghiên cứu định tính thông qua các tri giác như nghe, nhìn,… để thu nhận các thông tin từ thực tế xã hội từ đó hướng đến lý giải các hiện tượng xã hội Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi tổ chức nhiều đợt quan sát trực tiếp (từ tháng 11 năm 2014 đến tháng 3 năm 2015), tập trung vào các khung giờ từ 17 giờ đến 21 giờ và cả ngày thứ 7, chủ nhật vì vào thời điểm này sinh viên trở về KTX sau thời gian học tập ở trường Chúng tôi tham gia vào các hoạt động sống của sinh viên tại KTX để tìm hiểu và thu thập thông tin một cách khách quan và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu nhằm phục vụ tốt cho quá trình phân tích dữ liệu

Dù mục tiêu của luận văn này không liên quan đến phát triển cộng đồng nhưng chúng tôi sẽ tận dụng thế mạnh của phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA) để kết hợp với phương pháp thu thập và xử lý thông tin định tính trong suốt quá trình nghiên cứu Chúng tôi sử dụng công vụ vẽ biểu đồ Venn-đây là một công cụ minh họa hữu hiệu về các mối quan hệ liên quan Câu hỏi thảo luận chúng tôi đưa ra là

“Những cá nhân/tổ chức nào có ảnh hưởng hoặc tác động đến cuộc sống của bạn, bao

gồm cả tác động tích cực lẫn tiêu cực hoặc là tác động trung bình?” Thông quá đó,

chúng tôi có thể xác định những cá nhân/tổ chức có ảnh hưởng đến cuộc sống của sinh viên trong KTX

Là phương pháp lấy thông tin từ các đối tượng nghiên cứu bằng các cuộc đối thoại

có chủ định Phương pháp này được chúng tôi thực hiện cùng với việc thực hiện phương pháp quan sát-tham dự Đặc biệt, chúng tôi quan tâm đến phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm với nhiều hình thức khác nhau Khi thiết kế công cụ nghiên cứu cho phương pháp này, chúng tôi đã không dựa hoàn toàn vào những câu hỏi được soạn sẵn theo cấu

Trang 14

trúc khi trò chuyện, phỏng vấn sinh viên, mà chúng tôi chủ yếu làm việc với bộ công cụ nghiên cứu là những hệ mã thông tin mở (tree notes) được thiết kế xoay quanh nội dung các câu hỏi nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu chính của luận văn Chính vì vậy, chúng tôi thường biến những cuộc phỏng vấn sâu thành những cuộc trao đổi, nói chuyện thân tình với sinh viên nhằm tránh những căng thẳng không đáng có Thông qua những cuộc trò chuyện, sinh viên dễ dàng bày tỏ những ý kiến, những quan điểm riêng của mình

Dựa trên đặc điểm phân bố cư trú, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát sinh viên năm nhất tại khu A và khảo sát sinh viên năm hai, năm ba, năm tư tại khu B Chúng tôi phân

loại các sinh viên được phỏng vấn sâu theo các tiêu chí như vùng miền, thời gian học tập,

thời gian cư trú tại KTX ĐHQG-HCM, giới tính Với các tiêu chí này giúp chúng tôi có

cái nhìn toàn diện hơn về đời sống của sinh viên tại KTX, giúp cho công tác phỏng vấn

có được thông tin đa dạng làm cho dữ liệu phân tích trở nên phong phú

Tư liệu mà chúng tôi thu nhận được chính là những nghiên cứu đã thực hiện trước, cùng với hệ thống văn bản đã ban hành, các nghị định và các quy chế có liên quan

5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng:

Phương pháp nghiên cứu định lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu thông qua điều tra bảng hỏi nhằm thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích và đánh giá thực trạng

Về chọn mẫu trong nghiên cứu, nhằm đảm bảo tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu, chúng tôi tiến hành chọn mẫu xác suất theo nguyên tắc chọn mẫu cụm và chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, với trình tự thực hiện như sau:

Với tổng số sinh viên Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM nội trú tại KTX là

31874 trong đó có 646 sinh viên nam và 2541 sinh viên nữ

Dựa vào sự phân bố của sinh viên tại KTX, chúng tôi chọn khảo sát 2 tòa nhà tại KTX khu A và 4 tòa nhà tại KTX khu B làm mẫu đại diện Sở dĩ, chúng tôi chọn 6 toàn

4 Số liệu KTX cung cấp tháng 11/2014

Trang 15

nhà (A11, BA2, B03, A06, B02, B04) để khảo sát là do các tòa nhà này tập trung đông sinh viên của Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM đang cư trú và đến từ nhiều vùng miền khác nhau nên có thể đảm bảo tính đại diện Ngoài ra, do sự khó khăn về tài chính nên chúng tôi chọn mẫu đại diện cho công trình nghiên cứu này

Tiếp theo, chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống Theo công thức xác định kích cỡ mẫu của Slovin, với độ tin cậy 95%, chúng tôi khảo sát 323 phiếu hỏi định lượng trong tổng số 16915

sinh viên đang nội trú tại KTX

Cách thức tiến hành như sau:

Bước 1: Tạo khung mẫu theo danh sách sinh viên của Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM được sắp xếp theo chỗ ở tại 6 tòa nhà

Bước 2: Xác định bước nhảy k theo công thức k=N/n, Kết quả bước nhảy k = 5 (làm tròn)

Bước 3: Trên khung mẫu đã có, chúng tôi chọn ngẫu nhiên một số thứ tự theo hệ thống để làm mẫu nghiên cứu Như vậy, mẫu nghiên cứu tiếp theo được chọn để tiến hành khảo sát sẽ có khoảng cách với mẫu trước đó là 5 đơn vị Việc chọn mẫu sẽ được tiến hành cho đến cuối danh sách

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

- Ý nghĩa khoa học: Đề tài chú trọng đến việc áp dụng các thuật ngữ và lý

thuyết về trường (champ); tập tính (habitus) của P.Bourdieu cùng với lý thuyết về sự

thích ứng để giải thích mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng Qua đó, thấy được khả năng ứng dụng các thuật ngữ này vào giải thích các vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học xã hội trong bối cảnh xã hội Việt Nam đương đại là một hướng đi mới, góp phần làm phong phú thêm các lý luận về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng

5 Tổng số sinh viên đang ở tại 6 tòa nhà tiến hành khảo sát

Trang 16

- Ý nghĩa thực tiễn: Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi hi vọng luận văn sẽ là một công trình nghiên cứu mang tính chất khai phá hoặc ít ra cũng có những cơ sở khoa học

để giải thích chính xác vấn đề đặt ra trong bối cảnh ĐHQG-HCM tiến hành qui hoạch, xây dựng khu đô thị đại học

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương

Chương 1: Cơ sơ lý thuyết và tổng quan về KTX ĐHQH-HCM

Chương 2: Hiện trạng điều kiện sống của sinh viên trong mối quan hệ giữa tính đa dạng vùng miền và cơ chế quản lý của KTX ĐHQG-HCM Chương này, chúng tôi sẽ tìm hiểu về điều kiện sống của sinh viên và cơ chế quản lý KTX Đồng thời, tìm hiểu các dạng thức ứng xử của sinh viên trong môi trường sống tập thể Qua đó, nhận diện các phương cách ứng xử sinh viên trong bối cảnh đa dạng quê quán, vùng miền của sinh viên khi sống tại KTX.Chương 3: Khả năng thích ứng của sinh viên trong cơ chế quản lý của KTX ĐHQG-HCM Ở chương này, chúng tôi cố gắng khám phá và phân tích cả khả năng thích ứng của sinh viên trong quá sinh sống hình thành các ứng xử mới để thích nghi với cuộc sống hiện tại Bên cạnh đó, tìm hiểu mối quan hệ giữa vai trò cá nhân và tập thể việc thích nghi, điều chỉnh các nguyên tắc ứng xử của sinh viên nội trú trong KTX

Trang 17

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ KÝ TÚC XÁ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1.1 Thao tác hóa khái niệm

Để tạo những tiền đề lý luận nghiên cứu cho luận văn, chúng tôi lần lượt thao tác hóa các khái niệm chính liên quan đến đề tài Dựa trên đối tượng nghiên cứu của đề tài,

chúng tôi tiến hành thao tác hóa những khái niệm chính yếu như: tập quán vùng miền,

thích ứng, định chế xã hội, quan hệ xã hội

- Tập quán vùng miền: Có nhiều khái niệm khác nhau về “tập quán” chẳng hạn

như trong từ điển Larousse Universel định nghĩa tập quán là thói quen, cách xử sự Trong

khi đó, tác giả Nguyễn Văn Khôn và Thanh Nghị đều thống nhất định nghĩa “tập quán”

đơn giản là thói quen[61] Cũng có quan niệm cho rằng: "Tập quán là phương thức ứng

xử và hành động đã định hình quen thuộc và đã thành nếp trong lối sống, trong lao động

ở một cá nhân, một cộng đồng Trong những tình huống nhất định, tập quán biểu hiện như một hành vi mang tính tự động hoá Tập quán hoặc xuất hiện và định hình một cách

tự phát, hoặc hình thành và ổn định thông qua sự rèn luyện và là kết quả của quá trình giáo dục có định hướng rõ rệt”[39, tr 107]

Như vậy, “tập quán” có thể được hiểu là những quy tắc xử sự chung được hình thành một cách tự phát trong một cộng đồng dân cư trên cơ sở những thói quen trong ứng

xử, trong lao động lặp đi lặp lại hàng ngày, được lưu truyền chủ yếu theo phương thức truyền miệng, được bảo đảm thực hiện bằng thói quen, bằng dư luận xã hội Bên cạnh đó,

“tập quán” có vai trò rất lớn tới việc điều chỉnh hành vi hay xử sự của con người trong quan hệ giao tiếp hàng ngày Vậy “tập quán” có thể hiểu là những thói quen riêng biệt của của cá nhân hay một nhóm người được kiến tạo thông qua quá trình sống tại một không gian cư trú cụ thể

Trang 18

- Thích ứng: Về mặt xã hội học, thích ứng là quá trình mỗi cá nhân tiếp nhận

được các giá trị của xã hội, lĩnh hội các giá trị và chuẩn mực xã hội, điều tiết các mối quan hệ xã hội, xác định vị trí của mình trong những môi trường, hoàn cảnh xã hội nhất định Xét cho cùng, chính là việc cá nhân tham gia vào quá trình xã hội hoá [79],[5],[70]

Nhà xã hội học người Anh Herbert Spencer (1820 - 1903), dựa trên học thuyết tiến hóa, ông đã phân tích quá trình thích ứng tâm lý ở con người để đưa ra luận điểm: “Cuộc sống là sự thích ứng liên tục của các mối quan hệ bên trong với mối quan hệ bên ngoài” Tác giả Spencer đã mở ra con đường nghiên cứu quan trọng về thích ứng tâm lý, những việc xây dựng cơ chế thích ứng mới chỉ mang tính chất sinh học và các quá trình tâm lý, ý thức được coi như là một công cụ của cơ thể nhằm thích ứng với môi trường Do đó, đã đánh đồng sự phát triển tâm lý ý thức theo quy luật sinh học, mang tính di truyền Hạn chế của Spencer và các tác giả kế thừa ông là không thấy được bản chất xã hội của các mối quan hệ giữa “quá trình bên trong” và “quá trình bên ngoài” của sự thích ứng Với quan điểm tiến hóa xã hội của Hebert Spencer, xã hội sẽ phát triển từ một xã hội có cấu trúc và trình độ giản đơn tiến dần lên các mức phát triển phức tạp; trong quá trình này các cá thể, phân hệ, sắc tộc, dân tộc yếu kém không thích nghi được với tiến trình phát triển xã hội

sẽ bị tiêu vong Ông giải thích rằng chỉ các cá nhân nào, hệ thống xã hội nào có khả năng thích nghi nhất với môi trường xung quanh mới có thể tồn tại được trong cuộc đấu tranh

sinh tồn Spencer cũng cho rằng định chế xã hội nào giúp xã hội thích nghi, tồn tại và

phát triển được thì định chế đó được duy trì và củng cố [97]

Trên cơ sở các công trình nghiên cứu về sự thích ứng kể trên, trong luận văn, chúng tôi tiếp cận lý thuyết về sự thích ứng với ý nghĩa là cách thức, quá trình biến đổi nhận thức, thái độ và kỹ năng của bản thân để đáp ứng với những yêu cầu mới của trong các hoạt động của đời sống Khi đó, mỗi cá nhân có cơ hội tiếp cận các giá trị của xã hội, lĩnh hội các giá trị và chuẩn mực xã hội, điều tiết các mối quan hệ xã hội, xác định vị trí của mình trong những môi trường, hoàn cảnh xã hội nhất định

Trong đó, sự thích ứng tâm lý có vai trò rất to lớn đối với con người Nó là điều kiện cần thiết để đảm bảo sự cân bằng của con người với môi trường xã hội, cho sự thành công trong điều kiện sống và hoạt động mới Mặt khác, những ứng xử thích hợp là cơ sở

và biểu hiện của những phẩm chất nhân cách mới Để thích ứng, cá nhân phải hình thành

Trang 19

được những cấu tạo tâm lý mới Vì vậy, thích ứng như là điều kiện của sự phát triển và hoàn thiện nhân cách, đảm bảo cho nhân cách đáp ứng được những yêu cầu của cuộc sống và hoạt động thay đổi Việc cá nhân không thích ứng với những đòi hỏi của điều kiện sống và hoạt động mới sẽ làm cho anh ta hoạt động kém hiệu quả, không phát triển tâm lý và không hoà nhập được cuộc sống xã hội Thích ứng là điều kiện của việc tiếp thu hoạt động mới, phát triển tâm lý cá nhân trong điều kiện cuộc sống thay đổi Vậy dưới góc độ tâm lý học, là một quá trình con người luôn tích cực, chủ động hoà nhập, lĩnh hội các điều kiện, các yêu cầu, phương thức mới của hoạt động nhằm đạt được mục đích của hoạt động đã đề ra Thông qua đó, chủ thể của hoạt động liên tục phát triển và hoàn thiện về mặt nhân cách, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội

Có thể coi "thích ứng" là quá trình biến đổi đời sống tâm lý và hệ thống hành vi

cá nhân để đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của những điều kiện sống mới và hoạt động mới Nhờ "thích ứng" chủ thể hình thành những cấu tạo tâm lý mới, thậm chí trong những điều kiện nhất định có thể cải biến lại chính môi trường sống Sự

"thích ứng" được bắt đầu ở thời điểm con người làm quen với điều kiện sống mới, hoạt động mới và kết thúc ở sự hình thành được hệ thống ứng xử phù hợp đảm bảo cho cá nhân hoạt động và giao tiếp có kết quả Điều đó có nghĩa là: các ứng xử đặc trưng phù hợp với yêu cầu, điều kiện sống và kết quả hành động cá nhân là chỉ số khách quan

cơ bản để đánh giá trình độ thích ứng của cá nhân

Sự thích ứng xuất hiện do tác động của những điều kiện sống và hoạt động mới Với hệ thống ứng xử hiện có không đáp ứng được những yêu cầu của điều kiện mới là động lực của quá trình này Tuy nhiên, con người không thụ động mà tạo ra sự thích ứng của mình với tư cách là chủ thể tích cực Sự thích ứng bắt đầu ở thời điểm con người làm quen với điều kiện sống, hoạt động mới và kết thúc ở sự hình thành được hệ thống ứng

xử phù hợp đảm bảo cho cá nhân hoạt động có hiệu quả Vì vậy, các ứng xử đặc trưng phù hợp với yêu cầu, điều kiện sống mới và kết quả hành động cá nhân là chỉ số khách quan, cơ bản để đánh giá trình độ thích ứng cá nhân Các ứng xử, hành vi cá nhân trong các tình huống của hoạt động và môi trường sống mới là phương tiện để con người đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của chúng Nhờ đó, cá nhân cân bằng được quan hệ với những điều kiện sống mới

Trang 20

Xét cho cùng, “thích ứng” là việc cá nhân tham gia vào quá trình xã hội hóa Như vậy, ở góc độ này “thích ứng” chính là việc cá nhân tạo ra những hành vi, ứng xử, định hình lối sống, đáp ứng mọi yêu cầu của môi trường sống, môi trường học tập trong không gian xã hội mới, trong định chế xã hội

- Định chế xã hội: trong công trình “Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội”, tác giả

Nguyễn Đình Tấn cho rằng định chế xã hội là tập hợp bền vững các giá trị, chuẩn mực quy định hành vi của cá nhân hay một nhóm xã hội, được thừa nhận rộng rãi, có khi được thể chế hóa có quyền lực buộc phải theo nhằm thoả mãn một nhu cầu đặc thù nào đó (tôn giáo, kinh tế, xã hội ) Gắn liền với khái niệm “định chế xã hội” là giá trị và chuẩn mực

xã hội Chức năng của định chế là điều chỉnh hành vi con người phù hợp với quy phạm

và chuẩn mực, ngăn chặn và kiểm soát, giám sát những hành vi sai lệch với chuẩn mực qua hệ thống pháp luật hoặc dư luận xã hội Đặc điểm của định chế: khá bền vững, phản ứng lại các biến đổi chậm, các định chế có xu hướng phụ thuộc nhau, sự đổ vỡ hoặc khủng hoảng định chế có ảnh hưởng lớn đến xã hội [32]

Theo tác giả Trần Hữu Quang, hiểu theo nghĩa xã hội học, “định chế xã hội” không phải là một nhóm người cụ thể, cũng không phải là một tổ chức hay một hội đoàn

cụ thể “Định chế xã hội” (social institution) là một hệ thống các quan hệ xã hội đã được xác lập ổn định trong xã hội Nó được định hình theo thời gian, khi mà, trong các mối quan hệ tương tác giữa các vai trò, một số ứng xử nào đó của con người được lặp đi lặp lại, rồi dần dần tiến thành tập quán và cuối cùng trở thành những chuẩn mực mà mọi thành viên đều thừa nhận và tuân thủ “Định chế xã hội” là một sản phẩm của đời sống xã hội Mỗi định chế đáp ứng những nhu cầu nhất định của xã hội Người ta thường phân biệt bốn loại định chế xã hội: các định chế chính trị liên quan tới việc phân bố và sử dụng quyền lực trong xã hội, các định chế kinh tế liên quan tới các quá trình sản xuất và phân phối các của cải và dịch vụ, các định chế thân tộc như hôn nhân, gia đình và các định chế văn hóa như giáo dục, tôn giáo, phong tục, văn chương, nghệ thuật, truyền thông đại chúng v.v [66]

Tuy nhiên, cũng cần hiểu rằng định chế không phải là một thực tại bền vững và đứng yên mà nó luôn luôn nằm trong quá trình biến chuyển và đổi thay Khái niệm “định chế” cần được xem như bao hàm cả cái “đã” lẫn cái “đang” (institué và instituant), nói

Trang 21

theo lời của giáo sư Cao Huy Thuần: “ định chế không còn được xem như một sự kiện được tạo thành mà là một quá trình biện chứng vẽ ra một tranh chấp thường xuyên – và vĩnh viễn – giữa cái đã được định chế và cái đang định chế, giữa institué và instituant Những cái đã được định chế luôn luôn phá hoại, tấn công, làm tan rã dưới áp lực của những lực lượng định chế định chế không phải là một tổng thể đã hoàn thành, có cấu trúc mạch lạc, bền vững, mà là một cái gì đang hoàn thành, luôn luôn đang hoàn thành

Đó không phải là một “sự vật”, mà là một “thực tiễn”[6]

- Quan hệ xã hội: Quan hệ xã hội là những quan hệ giữa người với người được

hình thành trong quá trình hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, tư tưởng, đạo đức, văn hóa, v.v Mọi sự vật và hiện tượng trong xã hội đều có những mối liên hệ với

nhau, nhưng không phải mối liên hệ nào cũng là quan hệ xã hội

Quan hệ xã hội được hình thành từ tương tác xã hội Những tương tác này không phải là ngẫu nhiên, mà thường phải có mục đích, có hoạch định Những tương tác này phải có xu hướng lặp lại, ổn định và tạo lập ra một mô hình tương tác Nói cách khác, các chủ thể hành động trong mô hình tương tác này phải đạt được một mức độ tự động hóa nhất định nào đó Tức là họ thực hiện gần như không có ý thức, như thói quen

Quan hệ xã hội là quan hệ bền vững, ổn định của các chủ thể hành động Các quan

hệ này được hình thành trên những tương tác xã hội ổn định, có tính lặp lại, v.v Các tương tác này còn có thể mang những đặc trưng khác nữa, và qua đó tạo ra các loại quan

Trang 22

mực, ổn định, đều là những quan hệ xã hội Về nguyên tắc, quan hệ này được phân biệt theo thời gian (ngắn hạn, dài hạn), nội dung (tính hấp dẫn, vị tha, hung bạo, phân chia quyền lực), hậu quả (tối thiểu, tối đa), cường độ (phạm vi lớn, nhỏ), mức độ cam kết (tự nguyện, không tự nguyện) và một số người liên quan (hai hay nhiều người)

Như vậy, trong mối quan hệ xã hội của sinh viên nói chung là mối quan hệ giữa các cá nhân với cá nhân và cá nhân với cộng đồng, được hình thành từ nhóm xã hội hoặc

cơ cấu xã hội Mối quan hệ xã hội ít nhiều có những tác động đến quá trình sinh sống và học tập của sinh viên

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chúng tôi xác định hướng nghiên cứu chính của đề tài là khả năng thích ứng, dựa trên việc xem xét mối quan hệ giữa cá nhân và định chế xã hội, trong đó tập trung xem xét cơ chế hành động, thích ứng của cá nhân đặt trong các không gian xã hội, định chế xã hội Chính vì vậy, sau thời gian nghiên cứu, trong phần tổng quan này, chúng tôi tập trung trình bày những công trình nghiên cứu liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài theo các chiều cạnh: Các nguyên lý thích ứng trong văn hóa và thích ứng trong giáo dục, đào tạo

1.2.1 Những nguyên lý thích ứng trong văn hóa:

Xuất phát từ thực tiễn xã hội sau chiến tranh thế giới thứ hai là sự di cư của con người Cùng với sự di chuyển dân cư đến một môi trường mới là hàng loạt các vấn đề xã hội lẫn vấn đề tâm lý cá nhân nảy sinh do thiếu thích ứng văn hóa Những nghiên cứu này được thực hiện với nhiều nội dung khác nhau, với những nhóm dân cư khác nhau

K Oberg, nhà nhân chủng học người Mỹ, đưa ra khái niệm “sốc văn hóa” Theo ông, con người gia nhập vào một nền văn hóa mới kèm theo những vấn đề về sức khỏe tinh thần, những cảm xúc tiêu cực: cảm giác đánh mất bạn bè, địa vị, không thoải mái, sự khó khăn trong định hướng giá trị và mâu thuẫn nội tâm

Vấn đề sốc văn hóa sau đó được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, chẳng hạn như: P.S Adler, E.H Jacobson, A.C Garza – Guerrero và mặc dù, mỗi tác giả đưa ra những giai đoạn khác nhau của sốc văn hóa nhưng họ đều cho rằng triệu chứng của sốc

Trang 23

văn hóa rất đa dạng: từ sự bất an thường xuyên về chất lượng thực phẩm, nước uống, điều kiện vệ sinh, sợ tiếp xúc với người khác, mất ngủ, thiếu tự tin

Trong sinh học, theo học thuyết tiến hóa của Darwin, cơ thể con người để tồn tại và phát triển luôn phải điều chỉnh mình cho thích nghi, thích ứng với những thay đổi của môi trường sống Xét về mặt sinh học, với học thuyết phản xạ có điều kiện của Palov, phát triển môi trường học tập mới chính là việc hình thành một loạt các phản xạ có điều kiện, giúp cho cá nhân thay đổi các ứng xử, hành vi, điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với yêu cầu và điều kiện hoàn cảnh luôn luôn thay đổi của hoạt động nghề nghiệp

Dưới góc độ triết học thì sự thích ứng môi trường học tập, cần đề cập đến hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên

lý về sự phát triển Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến cho phép chúng ta xem xét đánh giá khả năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên trên nhiều góc độ, nhiều khía cạnh, từ yếu tố chủ quan đến khách quan, yếu tố bên trong cá nhân và ngoài cá nhân, phân tích được những mối liên hệ giữa chúng Điều này giúp ta có cách nhìn bao quát toàn bộ đối tượng nghiên cứu và đưa ra những giải pháp hợp lý để nâng cao khả năng thích ứng nghề cho họ Nguyên lý về sự phát triển: cho ta thấy thực chất thích ứng với môi trường học tập của sinh viên là quá trình cá nhân hình thành và phát triển những kỹ năng và năng lực để giải quyết một loạt những mâu thuẫn trong tổ chức việc học, tham gia môi trường sống từ đó thúc đẩy phát triển các phẩm chất của cá nhân, đáp ứng những yêu cầu của môi trường

Những nghiên cứu đa dạng trên cho thấy những khía cạnh khác nhau của đời sống tâm lý con người khi chuyển sang một môi trường văn hóa mới với những chuẩn mực mới và việc không thích ứng với nó sẽ dần đến những hậu quả tiêu cực trong đời sống và hoạt động của con người

Trong lĩnh vực khoa học xã hội, vấn đề thích ứng tâm lý đã được các nhà nghiên cứu xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, nhiều khách thể với nhiều lĩnh vực khác nhau

William James với tác phẩm “The Principles of Psychilogy” (1980) đã tiến hành phân tích những nguyên lý của sự hình thành và phát triển tâm lý con người dựa trên cơ sở

Trang 24

của sự hình thành tâm lý người Từ đó, ông cho rằng đối tượng nghiên cứu của tâm lý học chính là: “nghiên cứu mối quan hệ giữa các quan hệ bên trong và quan hệ bên ngoài” và ông khẳng định đó chính là: Bản chất của quá trình thích ứng của cá thể

Các nhà tâm lí học chức năng quan tâm cá nhân sử dụng chức năng tâm lý để thích ứng với những biến đổi của môi trường sống như thế nào Nguyên tắc căn bản trong nghiên cứu tâm lý của các nhà tâm lí học chức năng là xem xét chức năng thích ứng của tâm lý và con đường để cá nhân thích ứng trước sự thay đổi của môi trường Theo W.James, tâm lí học phải nghiên cứu xem các hiện tượng tâm lý tồn tại để phục vụ cái gì? Cá nhân sử dụng các chức năng tâm lý để thích ứng với các biến đổi của môi trường như thế nào? Từ đó, con người tìm ra những con đường để thích ứng có hiệu quả với môi trường sống [96] Có thể nói, tâm lí học chức năng là trường phái đầu tiên trong tâm lí học đề cập vấn đề thích ứng Tuy còn những hạn chế nhất định như nhìn nhận sự thích ứng của con người dưới góc độ sinh vật, chưa thấy hết được vai trò của các yếu tố

xã hội, song tâm lí học chức năng đã có công lớn trong việc đưa thuyết tiến hoá vào tâm

lí học, đưa vấn đề thích ứng trở thành một trong những vấn đề trung tâm của tâm lí học

và những tư tưởng cơ bản của tâm lí học chức năng về vấn đề thích ứng đã được nhiều trường phái tâm lí học kế thừa, trong đó có tâm lí học hoạt động

Sigmund Freud (1856 - 1939) người sáng lập trường phái Phân tâm học Xuất phát

từ cách nhìn sinh vật đối với nhân cách, Freud cho rằng, nhân cách của con người là một cấu trúc tổng thể gồm ba khối: “cái nó” (id), “cái tôi” (ego) và “cái siêu tôi” (superego)

Để tồn tại, con người phải đạt được sự cân bằng, sự hài hoà, thống nhất giữa hai cái đối lập, “cái nó” và “cái siêu tôi” - đó chính là sự thích ứng Sự thích ứng chính là sự thoả mãn hợp lý trong những điều kiện xã hội nhất định của các bản năng tính dục Sự phát triển “cái tôi” nhân cách là kết quả của sự thích ứng qua các giai đoạn khác nhau của đời sống cá thể Để có được sự thích ứng, tức có thể có sự cân bằng giữa “cái nó” và “cái siêu tôi” không đơn giản, vì thế con người cần đến những cơ chế mà Freud gọi là cơ chế phòng vệ Có hàng loạt cơ chế phòng vệ trong đó chủ yếu là: dồn nén; phủ nhận; phóng chiếu; hợp lí hoá; giải toả; di chuyển; huyễn tưởng; thăng hoa Các cơ chế phòng vệ cũng chính là các cơ chế thích ứng, cơ chế đảm bảo cho sự cân bằng của đời sống tinh thần Vì

Trang 25

xuất phát từ cách nhìn sinh vật đối với nhân cách, S.Freund đã không thấy được bản chất

xã hội-lịch sử của sự thích ứng ở con người

Các đại diện tiêu biểu khác là Carl Jung (1875 - 1961), Fromm E (1900-1980), Erikson E (1902-1994) xây dựng thuyết phân tâm học hiện đại, họ cho rằng “cái tôi” có vai trò quan trọng trong sự thích ứng cá nhân, là chủ thể của hành vi chứ không chỉ là phương thức thoả mãn “cái nó”

Đóng góp tiêu biểu của các nhà phân tâm học ở chỗ - đã quan tâm đến việc giải

thích bản chất, cơ chế của sự thích ứng tâm lý và cho rằng con người không phải là ngoại lệ sinh học, sự trưởng thành và phát triển của đứa trẻ là quá trình thích nghi sinh học và thích ứng tâm lý, đặc biệt phát hiện vai trò của vô thức, bản năng, xung đột tâm lý trong quá trình thích ứng, hậu quả của việc kém thích ứng và các cách giải toả những hậu quả này

John Broadus Watson (1878 - 1958) - người sáng lập tâm lí học hành vi, kế thừa quan điểm của nhà tâm lý học động vật Thorndike E (1874-1949), Watson J mô

tả hành vi theo công thức S-R (kích thích-phản ứng) Watson J cho rằng sự thích ứng của người và động vật giống nhau, để tồn tại, con người và động vật đều phải học được một hệ thống hành vi, ứng xử phù hợp với kích thích, phù hợp với môi trường Mỗi hành vi cụ thể có cơ sở là các kinh nghiệm, hành vi cũ và có động lực là sự thích ứng Đó là quá trình cá nhân học được những hành vi mới cho phép nó giải quyết những yêu cầu, những đòi hỏi của cuộc sống Không học được hoặc học được nhưng không đáp ứng được yêu cầu của môi trường, tức là thích ứng kém.Lý thuyết hành vi của Watson J đã coi con người là một cơ thể sống với một hệ thống hành vi, phản ứng đáp lại kích thích của bên ngoài nhằm thích ứng với môi trường, con người không phải là một chủ thể chủ động hoạt động trong môi trường xã hội, tác động và làm biến đổi môi trường đó, mà là các cơ thể, cá thể thụ động đối lập với áp lực của môi trường

Về sau Edward Chace Tolman (1886-1959), Clark Leonard Hull (1884-1952), Burrhus Frederic Skinner (1904-1990)… đã có rất nhiều cố gắng trong giải thích các hiện

Trang 26

tượng thích ứng ở người nhưng vẫn không khắc phục được hạn chế coi hành vi thích ứng hoàn toàn bị quyết định bởi những kích thích, tác động của môi trường

Mặc dù còn hạn chế khi xem sự học tập (tức là sự thích ứng) ở người và động vật

là cùng bản chất (chỉ khác về mức độ), song trường phái hành vi với việc chỉ ra mức độ

thích ứng đầu tiên của con người là phản ứng trực tiếp đối với các kích thích của môi trường, đồng thời phát hiện bản chất của thích ứng chính là học tập-học tập là cơ chế cơ bản để sinh vật thích ứng với môi trường, điều này đã đóng góp vào việc nghiên cứu vấn

Tâm lí học nhân văn coi thích ứng chính là quá trình con người nỗ lực, cố gắng thoả mãn các nhu cầu cá nhân của mình, trong đó mức độ cao là nhu cầu gia nhập vào các nhóm xã hội, hiện thực hoá đầy đủ tiềm năng của mình Quá trình này, ngoài nỗ lực của bản thân, còn phụ thuộc vào một yếu tố đặc biệt quan trọng, đó là môi trường xã hội

Trong vấn đề thích ứng, tâm lí học nhân văn chỉ ra một cách tiếp cận mới, một

cách nhìn mới: thích ứng không tách rời quá trình con người vươn tới những mục tiêu

của cuộc đời Và như vậy ở đây, chắc chắn mức độ thành công của một người là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá mức độ thích ứng của người đó Tuy nhiên tâm lý học nhân

văn vẫn chưa giải quyết được vấn đề bản chất xã hội của thích ứng tâm lý người cũng như cơ chế hình thành thích ứng tâm lý

Trang 27

Jean Piaget (1896 - 1989) là một trong những nhà tâm lý học hàng đầu thế kỷ XX, đại diện tiêu biểu của tâm lí học nhận thức Ông chuyên nghiên cứu về sự phát triển nhân cách trẻ em dưới góc độ thích nghi Piagiet J nghiên cứu nhận thức của con người trong mối quan hệ với môi trường, gắn liền lí thuyết nhận thức của mình với khái niệm thích ứng Theo Piagiet, sự phát triển tâm lý là quá trình cải tổ, chuyển hoá các cấu trúc của các quá trình nhận thức vốn có của trẻ em đưa đến sự thích nghi, thích ứng Thích ứng là quá trình kép gồm đồng hoá và điều ứng, trong đó cơ cấu nhận thức của cá nhân được biến đổi cả về chất và phát triển phong phú hơn để cá nhân tiếp thu những kinh nghiệm vốn ban đầu không phù hợp với cơ cấu nhận thức Quá trình này, về bản chất, tương tự như quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường trong sinh học nhưng ở trình độ cao hơn

Tâm lý học hoạt động nghiên cứu tâm lý người trong sự thống nhất tâm lý, ý thức, nhân cách và hoạt động, theo cách tiếp cận hoạt động, đã giải quyết vấn đề thích ứng tâm

lý về mặt lý luận một cách khoa học và toàn diện

Theo tâm lý học hoạt động, cuộc sống là dòng các hoạt động Hoạt động là phương thức hình thành, tồn tại và phát triển của tâm lý người Hoạt động của con người

là sự tác động qua lại giữa con người và thế giới, nhằm biến đổi thế giới và biến đổi bản thân Thông qua hoạt động với đối tượng, chủ thể lĩnh hội nội dung và phương thức hoạt động ẩn tàng trong đó, biến thành cái riêng của mình, hình thành tâm lý, ý thức, nhân cách Hai quá trình: nhập tâm và xuất tâm chính là quá trình thích ứng của con người với môi trường, bởi nhờ hai quá trình này mà sự trao đổi giữa con người và thế giới bên ngoài diễn ra: cái tâm lí bên trong được chuyển ra thế giới bên ngoài và ngược lại cái từ thế giới bên ngoài được chuyển vào bên trong Nghĩa là hoạt động sẽ đưa đến sự "hài hoà", sự "cân bằng", sự "tương thích" giữa con người và môi trường

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là cứ tham gia vào hoạt động thì con người sẽ thích ứng với môi trường, và mọi người cùng tham gia vào một hoạt động thì sẽ thích ứng với môi trường ở mức độ như nhau Ở đây các nhà tâm lí học hoạt động nhấn mạnh rằng môi trường chỉ tác động vào con người ở chừng mực mà con người tác động vào môi trường Nói cách khác, một yếu tố rất quan trọng đối với kết quả của sự tương tác giữa con người và môi trường, tức của quá trình thích ứng, đó là tính tích cực của chủ thể,

Trang 28

mức độ thích ứng phụ thuộc vào hoạt động và hiệu quả của nó, chủ thể càng tích cực trong hoạt động thì cường độ sự trao đổi giữa con người và môi trường càng lớn và vì thế càng thích ứng với môi trường Để thích ứng được con người phải hoà nhập được vào hoạt động, chiếm lĩnh nó với tư cách là một chủ thể tích cực Mặt khác, phải nắm được nội dung và cách thức hoạt động được định hình trong công cụ cùng với những điều kiện của nó Thích ứng là quá trình cá nhân bằng hoạt động của chính mình với tư cách là chủ thể nắm lấy các công cụ, phương tiện đã được xã hội tạo ra, hình thành, phát triển thêm năng lực người mới để có được những ứng xử đáp được đòi hỏi của cuộc sống và hoạt động trong những điều kiện xã hội-lịch sử nhất định của nó Sự thích ứng và hoạt động có mối quan hệ hai mặt:

+ Con người phải thích ứng với bản thân hoạt động Hoạt động chỉ có kết quả khi

cá nhân thích ứng được với nó

+ Hoạt động là phương thức, đồng thời là biểu hiện khách quan của sự thích ứng tâm lý của cá nhân

Quá trình thích ứng bằng hoạt động của cá nhân được thực hiện trong điều kiện giao tiếp xã hội Bởi vậy có thể khẳng định giao tiếp là điều kiện của sự thích ứng con người Bên cạnh đó, ta thấy cá nhân để tồn tại và phát triển trong xã hội phải chiếm lĩnh những giá trị, chuẩn mực xã hội thông qua giao tiếp Như vậy, con người phải thích ứng với giao tiếp xã hội, có như vậy con người mới cân bằng được các quan hệ xã hội, thực hiện chúng một cách có kết quả

Tóm lại, thích ứng được thực hiện bằng cơ chế hoạt động và giao tiếp Thích ứng

là quá trình tác động qua lại giữa con người và môi trường, trong đó con người lĩnh hội kinh nghiệm, hình thành những phẩm chất tâm lí, những phương thức hành vi mới đảm bảo cho sự tác động trở lại phù hợp, hiệu quả của con người đối với môi trường Quá trình thích ứng diễn ra trong hoạt động, giao tiếp, biểu hiện trong hoạt động, giao tiếp và

vì vậy cũng được đánh giá bằng hiệu quả của hoạt động và giao tiếp

1.2.2 Thích ứng trong giáo dục

Trang 29

Trong cuốn “Colonial Students” (Sinh viên nước thuộc địa), Carey A.T (1956)

nghiên cứu sự thích ứng với quá trình học tập của sinh viên nước ngoài trong môi trường văn hóa mới, đã phân tích quá trình thích ứng với nền văn hoá Anh của sinh viên các nước thuộc địa (chủ yếu là từ các nước châu Phi và châu Á) đến Anh học tập Trong phân tích của mình, Carey A.T chú ý nhiều đến những kỳ vọng của sinh viên, những khó khăn gắn liền với cuộc sống sinh viên mà họ phải đối mặt và thái độ của sinh viên Anh đối với họ [93]

Ba nhà tâm lí học xã hội là Hopkins J, Malleson N.và Sarnoff I (1957) nghiên cứu mối liên hệ giữa kết quả học tập với quan hệ bạn bè khác giới của sinh viên nước ngoài học tập ở London và đưa ra kết luận thú vị nhưng gây nhiều tranh cãi, rằng 62,7% sinh viên có bạn khác giới đạt kết quả học tập tốt (vượt qua các kỳ thi), trong khi con số này ở sinh viên không có bạn khác giới chỉ là 37,3%; còn về tỉ lệ sinh viên học kém thì 31,6% số sinh viên có bạn khác giới có kết quả học tập kém trong khi con

số này ở nhóm sinh viên không có bạn khác giới lên đến 68,4% [95]

Các nhà tâm lý học trường Đại học Tomsk (1970) đã tiến hành nghiên cứu thực trạng kỹ năng học tập của sinh viên, nhằm tìm ra các biện pháp tác động phù hợp giúp họ nhanh chóng thích ứng với quá trình học tập và đạt kết quả học tập cao Kết quả nghiên cứu cho thấy kỹ năng học tập của sinh viên còn nhiều mặt yếu Các tác giả đã tiến hành giảng dạy các chuyên đề cho sinh viên về cách nghe và ghi bài giảng trên lớp, cách sử dụng giáo trình và tài liệu tham khảo, cách chuẩn bị một đề cương xemina… Việc tổ chức dạy học cho sinh viên theo các chuyên đề kết hợp giảng bài, thảo luận tập thể và tham gia rèn luyện kỹ năng thực hành có hướng dẫn của giáo viên đã đem lại kết quả tốt, trong thời gian ngắn sinh viên đã thay đổi phương pháp học và đạt kết quả học tập cao hơn [14]

Cũng nghiên cứu về thực trạng kỹ năng làm việc, một công trình khác của trường

Đại học Sư phạm BaCu (Adecbaidan - Liên Xô) “Những cơ sở của phương pháp giảng

dạy các môn khoa học xã hội ở đại học” đã nghiên cứu thực trạng kỹ năng làm việc ở thư

viện của sinh viên năm thứ hai Kết quả nghiên cứu chỉ rõ: đa số sinh viên chưa thích ứng với kỹ năng làm việc ở thư viện (Có 82% sinh viên không biết về các tài liệu giới thiệu

Trang 30

sách báo chuyên môn, 46% sinh viên không có thói quen học tập ở thư viện thường kỳ, 64% sinh viên không biết cấu trúc các loại thư mục của thư viện và 100% sinh viên không hiểu các ký hiệu của tài liệu ghi trên phích tra cứu thư mục…) Để giúp sinh viên thích ứng với kỹ năng làm việc ở thư viện, các nhà nghiên cứu đã hướng dẫn cho họ nắm vững cấu trúc thư mục, cách lựa chọn sách để đọc và cách tìm sách tại thư viện [14]

Anumonye A (1970) tiến hành phỏng vấn 150 sinh viên châu Phi học tập ở Anh

và đưa ra hàng loạt nguyên nhân gây cảm xúc hẫng hụt ở sinh viên châu Phi trong quá trình học tập ở Anh, nhất là ở thời kỳ đầu Ông phát hiện ra những nguyên nhân tất yếu

và những nguyên nhân không tất yếu của sự hẫng hụt Trong số này, những nguyên nhân

từ văn hóa chiếm một tỷ lệ lớn Theo ông, chính sự không thích ứng với môi trường văn hóa khiến sinh viên châu Phi gặp càng nhiều khó khăn hơn trong cuộc sống và học tập tại Anh Và hệ quả của nó là những rắc rối nảy sinh trong đời sống tâm lý của họ [68]

B.P Allen (1980) ở Đại học Tổng hợp California cho rằng: sinh viên muốn thích ứng với việc học tập ở trường đại học phải hình thành các kỹ năng như: Kỹ năng sử dụng quỹ thời gian cá nhân; kỹ năng học tập (ghi bài, đọc sách, chuẩn bị và tiến hành thi…);

kỹ năng chế ngự cảm xúc tiêu cực để vượt qua khó khăn trong học tập, thi cử; kỹ năng chủ động lựa chọn các hình thức học tập và kỹ năng hình thành các thói quen hành vi nghề nghiệp [13]

Matthew J.Cook trong “An explororatory study of learning styles as a predictor of

college acedamic adjustment” (Một nghiên cứu khảo sát phong cách học tập như là một

công cụ dự báo sự thích ứng học ở trường đại học) đã nghiên cứu phong cách học của

sinh viên năm thứ nhất và kết quả học tập học kì 1 để đánh giá ảnh hưởng của phong

cách học tập của sinh viên tới việc thích ứng học tập của sinh viên.Tác giả kết luận: sinh

viên nữ thích ứng học tập tốt hơn sinh viên nam Sinh viên có phong cách học trầm ngâm gặp khó khăn hơn sinh viên ưa hoạt động, tích cực trong học tập và có thể căn cứ vào phong cách học tập để dự báo việc thích ứng với hoạt động học tập tại trường của sinh viên [14]

Chritabel Zhang (1999) trong “Valuing cultural diversty in student learning: the

academic adjustment experiences of international Chinese student” (Đánh giá sự đa dạng

Trang 31

văn hóa trong hoạt động học của sinh viên: Sự thích ứng học tập của sinh viên Trung quốc ở nước ngoài) đã nghiên cứu sự thích ứng học tập của sinh viên Trung Quốc du học tại Australia chỉ ra rằng những yếu tố chính ảnh hưởng tới sự thích ứng học tập của những sinh viên này là ngôn ngữ, phương pháp dạy học, bản chất mối quan hệ tương tác giữa người học với người học khi xây dựng nền tảng cho bậc học cao hơn [106]

Kết luận trên có ý nghĩa khoa học giúp cho các nhà quản lý giáo dục tổ chức tốt các lớp học có nhiều thành phàn học sinh thuộc nhiều dân tộc, nhiều quốc gia Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên đều chưa có số liệu thống kê minh hoạ

Mary Eileen - Mattingly nghiên cứu trên 67 sinh viên của trường ĐH Loyola (New Orleans) về sự khác biệt trong việc thích ứng với hoạt động học tập và cuộc sống tại trường của sinh viên đến từ các trường tư và công lập, kết quả nghiên cứu cho thấy:

không có sự khác biệt về mức độ thích ứng với hoạt động học tập giữa sinh viên đến từ các trường trung học tư thục và công lập với hoạt động học tập và cuộc sống tại trường

Tuy nhiên, mẫu nghiên cứu này hơi nhỏ, chưa đủ để cho kết luận khách quan về nghiên cứu này [13]

Andreeva DA.(1963) tiếp cận vấn đề thích ứng theo quan niệm nhân cách, coi

thích ứng là một vấn đề của nhân cách: “Có thể xem thích ứng là một quá trình xây dựng

chế độ hoạt động tối ưu và có mục đích của nhân cách” Theo bà, thích ứng tâm lý khác biệt về chất so với thích nghi sinh học, là một quá trình thích nghi đặt biệt của con người với tư cách là chủ thể tích cực thâm nhập vào những điều kiện sống mới Khái niệm thích ứng học tập vì vậy được dùng với ý nghĩa là quá trình tự học của sinh viên” [71]

Arkoff A.(1968) trong tác phẩm “Adjustmant and mental health” (Thích ứng và

sức khoẻ tinh thần) [13] công bố công trình nghiên cứu của mình về sự thích ứng tâm lý,

bao gồm cả sự thích ứng học tập của học sinh và sinh viên Theo Arkoff A., sự thích ứng

nói chung của con người gồm các chỉ số sau: Hạnh phúc, sự hài hòa, lòng tự trọng, sự phát triển cá nhân, sự hội nhập cá nhân, khả năng tiếp xúc với môi trường, sự độc lập với môi trường

Slavin (1991) phát hiện: chuyển đổi xã hội liên quan đến những vấn đề vĩ mô như

Trang 32

quan hệ dân tộc, tục lệ, lễ nghi, sự phân hoá kinh tế - xã hội và nó có liên quan đến thói quen, văn hoá của mỗi gia đình, mỗi cá nhân Cuộc sống xã hội đòi hỏi mỗi cá nhân phải thích nghi với chuyển đổi xã hội Vì thế, hành vi ứng phó của mỗi con người đều chịu ảnh hưởng của văn hoá Sự lựa chọn cách ứng xử của con người trước hoàn cảnh mới đã làm nên văn hoá hành vi, nhiều khi nó liên quan đến chuẩn mực văn hoá, lễ nghi, tập tục ở cấp

độ xã hội Vì vậy, những chương trình tự giáo dục, phân loại giá trị và chế ngự stress là những phương pháp được đề nghị để ứng phó với những chuyển đổi xã hội

Tại Việt Nam, từ khi nước ta bắt đầu công cuộc đổi mới, vấn đề thích ứng, đặc biệt là thích ứng học tập, đã thu hút được sự quan tâm lớn của nhiều nhà tâm lí học, xã hội học và giáo dục học Bằng chứng của sự quan tâm lớn này là khối lượng không nhỏ các công trình nghiên cứu dành cho vấn đề thích ứng, tiêu biểu như:

Nguyễn Xuân Thức và Nguyễn Minh Huyền (2000) nghiên cứu về phát triển khả năng thích ứng với hình thức hoạt động giải quyết tình huống sư phạm cho sinh viên Các

tác giả đã thử nghiệm và kết luận biện pháp tác động: Cung cấp hiểu biết lý luận cho sinh

viên về tình huống sư phạm, rèn cho sinh viên kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm có

thể nâng cao thích ứng với hình thức hoạt động giải quyết tình huống sư phạm cho sinh viên

Lê Ngọc Lan (2002) công bố kết quả nghiên cứu đề tài “Sự thích ứng với hoạt

động thực hành môn học của sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội” Tác giả kết luận:

Thích ứng là một cấu trúc tâm lý gồm hai yếu tố: Nắm được các phương thức hành vi thích hợp đáp ứng yêu cầu của cuộc sống và hoạt động; hình thành những cấu tạo tâm lý mới tạo nên tính chủ thể của hành vi và hoạt động Hai yếu tố này gắn bó chặt chẽ với nhau giúp con người điều chỉnh được hệ thống thái độ, hành vi hiện có, hình thành được

hệ thống thái độ, hành vi mới phù hợp với môi trường đã thay đổi Thích ứng với cuộc sống và hoạt động ở môi trường mới có nhiều yêu cầu cao hơn, là một quá trình lâu dài Tốc độ và kết quả của quá trình đó phụ thuộc rất nhiều vào sự nỗ lực, vào ý thức và khả năng của mỗi sinh viên Tác giả kiến nghị, cần xây dựng cho người học phương pháp học tập phù hợp với chương trình học mới để giúp họ thích ứng tốt hơn với học tập ở trường đại học Đây là một công trình nghiên cứu có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn Tác

Trang 33

giả đã chỉ ra được các thành phần tâm lý của thích ứng và các yếu tố chi phối thích ứng với học tập ở trường đại học [25]

Tác giả Nguyễn Ánh Hồng (2002) trong luận án Tiến sĩ Tâm Lý học “Phân tích về

mặt tâm lý học lối sống của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”

Với mục đích phát hiện những nội dung tâm lý cơ bản và những biểu hiện của lối sống sinh viên Nghiên cứu đã đề cập đến đối tượng sinh viên dưới nhiều khía cạnh, trong đó thông qua hoạt động học tập là chủ yếu Dưới góc độ tâm lý, tác giả đã giúp xác định được hiện tượng lối sống của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh và những nhận định về

xu hướng sắp tới, làm cơ sở tham khảo cho việc điều chỉnh và định hướng hoạt động của sinh viên từ góc độ tâm lý Về mặt xã hội học, sự thích nghi, thích ứng là quá trình mỗi

cá nhân tiếp cận các giá trị của xã hội, lĩnh hội các giá trị và chuẩn mực xã hội, điều tiết các mối quan hệ xã hội, xác định vị trí của mình trong những môi trường, hoàn cảnh xã hội nhất định[28]

Tác giả Trần Thị Tú Anh (2010) – Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế với công trình

“Những khó khăn của sinh viên thiệt thòi trong thời gian học tập tại Đại học Huế” đăng

trong Tạp chí khoa học Đại học Huế, số 62A, đã khẳng định chứng minh sinh viên thiệt thòi gặp khó khăn trong việc thích ứng với cuộc sống học tập, giáo tiếp với giảng viên Trong quá trình giao tiếp với bạn bè sinh, cũng như các vấn đề về sức khỏe sinh sản sinh viên thiệt thòi không hề gặp khó khăn Có sự khác biệt về mức độ khó khăn giữa 2 giới, các khối và giữa sinh viên người dân tộc Kinh và Dân tộc thiểu số Những khó khăn của sinh viên thiệt thòi gắn liền với điều kiện kinh tế thiếu thôn, quan hệ xã hội khép kín, vốn tri thức nền tảng hạn chế, kinh nghiệm về cuộc sống thành thị ít ỏi…

Các công trình nghiên cứu thích ứng tập trung nhiều vào thích ứng trong quá trình học nghề ở các mặt hoạt động khác nhau: thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên

du học ở nước ngoài; quan hệ giữa động cơ, thái độ của sinh viên trước khi vào đại học với sự thích ứng học tập ở trường ĐHSP; nghiên cứu mối quan hệ giữa thích ứng học tập với sức khỏe tinh thần; thích ứng với kỹ năng làm việc ở thư viện của sinh viên; ảnh hưởng của phong cách học tập của sinh viên tới việc thích ứng học tập; thích ứng với rèn

luyện, thực hành nghề của sinh viên…

Trang 34

- Thích ứng với nghề nghiệp là thích ứng của người lao động với nghề nghiệp, còn

sự thích ứng về nghề quản lý hầu như chưa được nghiên cứu, chỉ có các bài viết về kinh nghiệm lãnh đạo, về quản lý dạy học của hiệu trưởng, biện pháp quản lý dạy học của hiệu trưởng…, còn nghiên cứu thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học hầu như chưa được đề cập, chính vì vậy tôi đã chọn lĩnh vực này làm đề tài nghiên cứu

Tác giả Trương Thị Ngọc Điệp, Huỳnh Minh Hiền, Võ Thế Hiện và Hồ Phương

Thùy (2012) – Trường ĐH Cần Thơ với công trình “Thuận lợi và khó khăn trong học tập

của sinh viên năm nhất tại Đại học Cần Thơ” đăng trong Tạp chí khoa học 21a: 78 – 91

cho rằng các sinh viên gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và nguyên nhân bắt nguồn từ

ba nhóm yếu tố chính là từ bản thân sinh viên, từ phía đội ngũ cán bộ giảng dạy, cố vấn học tập và từ phía nhà trường, gia đình và bạn bè Trong đó, những trở ngại ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của tân sinh viên phát sinh từ phía bản thân sinh viên và

từ phía đội ngũ cán bộ giảng dạy và cố vấn học tập là thật sự đáng quan tâm Sinh viên cũng có những yếu tố thuận lợi và khó khăn riêng trong từng nhóm yếu tố Chính những khó khăn này đã có tác động tiêu cực đến kết quả học tập của sinh viên trong năm học đầu tiên ở bậc đại học và cản trở họ trong quá trình thích nghi với môi trường học ở bậc đại học trong những năm tiếp theo

Tác giả Hoàng Thế Hải (2012) với đề tài “Sự thích ứng với hoạt động học tập theo

học chế tín chỉ của sinh viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng” cho thấy mức

độ thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng còn thấp, sự khác biệt về mức độ thích ứng giữa các hành động

học tập cơ bản là không lớn Trong đó, hành động học tập chuẩn bị bài mới trước khi đến

lớp, nghe và ghi chép bài có mức độ thích ứng cao hơn nhưng vẫn ở mức thấp Chuẩn bị

và tiến hành seminar, ôn tập là những hành động học tập có mức độ thích ứng thấp hơn

Xét theo nhóm khách thể theo khối lớp thì SV năm thứ 2 có mức độ thích ứng với HĐHT cao hơn SV năm thứ 1, tuy nhiên sự khác biệt là không nhiều Mức độ thích ứng với hoạt động học tập theo học chế của sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng chịu ảnh hưởng chủ quan về phía sinh viên nhiều hơn so với yếu tố khách quan

Trang 35

Tác giả Hoàng Thị Hạnh (2014) – Trường ĐH KHXH&NV trong luận văn thạc sỹ

“Nếp sống sinh viên ở ký túc xá Việt Nam, Nghiên cứu trường hợp KTX ĐHQG – HCM”

đã sử dụng lý thuyết lựa chọn hợp lý và thuyết nhu cầu của Maslow để phân tích nếp sống của sinh viên dựa trên 3 nội dung, đó là phân tích nếp sống trong học tập, trong sinh hoạt cá nhân, và trong giao tiếp ứng xử Dựa trên kết quả phân tích ở 3 nội dung trên tác giả khái quát mô hình KTX của ĐHQG-HCM, tiến hành so sánh với mô hình các KTX trên thế giới Tuy nhiên, trong đề tài này, tác giả chỉ dừng lại ở công tác mô tả nếp song của sinh viên dựa trên nhật ký điền giả mà chưa tiến tới giải thích sự thay đổi nếp sống của sinh viên

Như vậy, những công trình nghiên cứu về việc tự học cho thấy mỗi tác giả khai thác vấn đề ở những khía cạnh khác nhau như lý luận, thực tiễn, về phía người dạy, về phía người học, về cá nhân và đi sâu vào từng đối tượng cụ thể Kết quả của những công trình nghiên cứu cũng cho thấy thực trạng, thuận lợi, những khó khăn, những yếu tố tác động đến việc tự học và kết quả học tập của người học

Nhìn chung, những công trình nêu trên đã cung cấp cho chúng tôi nguồn tư liệu quí giá về tư liệu, phương pháp và quan điểm cho việc thưc hiện đề tài luận văn của chúng tôi Tuy nhiên ở khía cạnh nghiên cứu mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng cư trú vẫn còn bỏ ngỏ Cho nên trân trọng và kế thừa thành tựu của những công trình đi trước, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, hệ thống hóa, xâu chuỗi các dữ liệu để từ đó làm sáng tỏ sự thích ứng của sinh viên với cộng đồng cư trú mới

1.3 Những lối tiếp cận lý thuyết của đề tài

Trong công trình nghiên cứu này, hướng tiếp cận lý thuyết chính của chúng tôi

dựa trên ý niệm của hai thuật ngữ căn bản đó là trường (champ), tập tính (habitus) của

nhà nghiên cứu P Bourdieu

Theo các nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Phương Ngọc, Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Khánh Trung xem xét khái niệm “trường” của P.Bourdieu như là nơi giao thoa của nhiều bao gồm trường lực chính trị, kinh tế, văn hoá, nghệ thuật, tôn giáo [26], [35], [46] Mỗi trường lực được tổ chức theo một logic riêng được xác định

Trang 36

bởi những mục đích, lợi ích, những quân chủ bài, luật chơi riêng Như vậy, trường lực được xem xét như một không gian xã hội bao gồm nhiều vị trí mà những người nắm giữ hướng về cùng những lợi ích Mỗi trường lực có qui luật riêng, nhưng đồng thời có một số qui luật chung, đó sự đấu tranh giữa những tác nhân cũ và mới với những sách lược khác nhau, chấp nhận cùng những mục đích Sự vận hành của trường lực không chỉ tuỳ thuộc tương quan giữa những lực bên trong mà còn với cả các trường lực bên ngoài Các trường lực vừa có tính tự lập vừa có tính cộng tác, cạnh tranh, thoả hiệp với nhau

Ví như trường hợp trường lực chính trị và tôn giáo nói chung cho thấy khi thì hợp thức hoá nhau như trong các xã hội cổ truyền, khi thì tách ra qua quá trình phân biệt hoá định chế trong xã hội hiện đại, c ó khi thì thoả hiệp ngấm ngầm

Bên cạnh sử dụng khái niệm “trường” đề tài cũng sử dụng khái niệm “tập tính” để xem xét và giải quyết mục tiêu nghiên cứu đề ra

Khái niệm “tập tính” trong ngôn ngữ ám chỉ những hành vi, cử chỉ, thói quen, bộ dạng, tư tưởng, cũng như những cách thức cảm nhận, những hình thức thể hiện tình cảm,

sở thích, những quan niệm về cái xấu cái đẹp, cái lý tưởng, cái tầm thường …mà cá nhân thể hiện trong đời sống xã hội một cách ý thức hay vô thức [102] Những điều này có thể mới mẻ hay đã ăn sâu bám rễ trong mỗi cá thể làm thành những phản ứng, phản xạ tự nhiên nơi mỗi người Nói cách khác, “tập tính” ám chỉ một tập hợp những điều đã được

mã hoá về mặt xã hội, những gì cá nhân thể hiện ra mang những ý nghĩa xã hội, được mọi

cá nhân trong cùng một một môi trường văn hoá nhận biết Lý luận của P.Bourdieu về khái niệm “tập tính” giúp chúng ta hiểu những nhận thực và hành động trong đời sống của chúng ta không đơn giản là việc thực hành các chuẩn mực và giá trị có sẵn nhưng nó còn diễn tả cả ý nghĩa của từng hành động mà chúng ta ý thức, chúng ta đã tích luỹ qua kinh nghiệm cuộc sống hiện tại Như vậy, những gì con người chúng ta thể hiện hàng ngày không hoàn toàn bị quyết định, bị điều kiện hoá bởi môi trường xung quanh, mà điều này lại liên quan đến quá trình xã hội hoá

Theo định nghĩa và phân tích trên, cũng như kết quả nghiên cứu của các học giả, trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng hai ngữ nghĩa của khái niệm “tập tính” để tiến hành phân tích:

Trang 37

Thứ nhất, “tập tính” là một tập hợp kết quả của các quá trình học tập (chính thức

hay phi chính thức, được nói ra bằng lời hay ngấm ngầm) Các quá trình học tập ấy hình thành và khắc sâu vào trí não những mô hình hành vi, các phương thức nhìn nhận và đánh giá trong quá trình xã hội hóa Ví dụ: môi trường sống được coi là một thiết chế đã khắc sâu vào trí não của sinh viên những mô hình hành vi hay những cách thức xử sự Cho nên

nó chi phối đến hành vi của sinh viên…Môi trường sống tạo ra các cá nhân được trang bị những mô thức hành động vô thức (những mô thức hành vi) Những mô thức hành vi ấy sẽ

được kích hoạt trong các điều kiện tương đồng và sẽ tạo ra văn hóa của họ hay “tập tính” của họ, đồng thời biến “tập tính” tập thể (cấu trúc) thành cái vô thức cá nhân

Thứ hai, “tập tính” là những tâm thế hành vi Có nghĩa là, cá nhân thẩm thấu vào

mình những kiểu hành vi “chờ sẵn” hay “sẵn sàng” cho hành động Những kiểu hành vi

ấy được học một cách có ý thức hay vô tình thẩm thấu trong quá trình xã hội hóa và sẽ được cá nhân nhắc lại P.Bourdieu gọi hiện tượng này là “quá trình nội hóa những đặc tính bên ngoài” [73] Từ đó, cái vô thức của cá nhân hay tập thể được hình thành và sẽ phát huy trong các tình huống tương tự

Như vậy, theo P.Bourdieu, “tập tính” là một loại tính chủ thể xã hội hóa6 Thông qua quá trình xã hội hoá, “tập tính” nơi các thành viên trong xã hội được hình thành và tái tạo lại Nhờ vậy những thói quen, những chuẩn mực giá trị, những nét văn hoá của xã hội, của giai cấp, của nhóm trong đó cá nhân sống tiếp tục được duy trì và củng cố

1.4 Tổng quan về KTX Đại học Quốc gia TP.HCM

Trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển, khu đô thị ĐHQG-HCM thường gắn

với các tên “làng đại học” hoặc “làng đại học ở Thủ Đức” Điều này phản ánh tính lịch

sử của vùng đất và những quan niệm xã hội về khu vực tập trung đông đảo các trường đại

học Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khái niệm “làng đại học” đang dần được thay

thế bằng khái niệm “đô thị đại học” Điều này thể hiện chiến lược phát triển HCM về một đô thị đại học với một hệ thống thống nhất về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở

Trang 38

dịch vụ, cơ sở phục vụ giảng dạy và công tác quản lý, an ninh cho nhiều trường đại học Trong chiến lược này, KTX được xem là một không gian xã hội hiện đại phục vụ đông đảo sinh viên các trường đại học thành viên cư trú ở đây và họ trở thành “công dân đô thị” trong khu đô thị đại học Trong đó, sinh viên là những nhóm xã hội có cùng những đặc tính gần giống nhau về tâm lý, lý tưởng của “giới trẻ”, cùng độ tuổi (từ 18 – 25 tuổi), cùng các mối quan tâm, hoạt động học tập, giải trí, và cùng cư trú trên địa vực với sự tương đồng về điều kiện sống

Xét trên mô hình cư trú tập trung hiện tại, KTX ĐHQG - HCM mang những đặc trưng sau:

- Về hình thức tổ chức: TTQLKTX ĐHQG-HCM được thành lập theo Quyết

định số 02/QĐ/ĐHQG/TCCB ngày 04/01/2000 của Giám đốc ĐHQG-HCM, nằm trên địa bàn giáp ranh giữa thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương TTQLKTX là đơn vị

dự toán cấp hai, có con dấu và tài khoản riêng Trung tâm trực tiếp quản lý sử dụng đất

và cơ sở vật chất là các đơn nguyên KTX đã được xây dựng ở khu A và khu B; phối hợp với các đơn vị có liên quan tiếp nhận sinh viên vào KTX, phối hợp chính quyền địa phương và Ban giam hiệu các trường nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn thực phẩm và phòng chống các tệ nạn xã hội trong khu đô thị ĐHQG-HCM và quanh khu vực KTX Đồng thời chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của sinh viên trong KTX

Hiện nay, TTQLKTX có 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc Hỗ trợ cho Ban giám đốc

là bộ máy các phòng ban chức năng như phòng Tổ chức - Hành chính, phòng Công tác

sinh viên, phòng Quản trị - Thiết bị, phòng Văn hóa thông tin – Hỗ trợ sinh viên; phòng

Kế hoạch - Tài chính, phòng An ninh sinh viên, Trạm Y tế Đặc biệt, tại mỗi tòa nhà đều

có người quản lý tòa nhà được gọi là Trưởng nhà-có chức năng, trách nhiệm trong phạm

vi tòa nhà mình quản lý Họ là những cầu nối quan trọng giữa lãnh đạo TTQLKTX và sinh viên

- Về không gian cư trú: TTQLKTX là đơn vị dịch vụ, phục vụ đào tạo trực thuộc

ĐHQG-HCM, với chức năng nhiệm vụ chăm lo đời sống vật chất, văn hoá tinh thần, cho sinh viên Sau gần 15 xây dựng và phát triển, KTX ĐHQG - HCM đã phát triển ổn định với diện tích rộng hơn 50 ha, bao gồm 3 khu KTX: khu A, khu B và khu A mở rộng

Trang 39

Khu A được xây dựng từ năm 2000 gồm 20 tòa nhà 5 tầng được xây dựng theo

mô hình kết nối giữa ĐHQG – HCM và các tỉnh thành Đến nay đã hoàn thành và đi vào

sử dụng với hơn 1.200 phòng ở, có sức chứa gần 10.000 SV Còn KTX khu B và khu A

mở rộng là các tòa nhà từ 12 đến 16 tầng được xây dựng từ nguồn trái phiếu Chính phủ với hơn 6.600 phòng đáp ứng chỗ ở của 30.000 SV

Hiện nay, KTX ĐHQG-HCM có 23.750 sinh viên cư trú, trong đó có 3187 sinh viên của trường ĐH KHXH&NV đang sống và học tập trong KTX Ở đây sinh viên được đáp ứng tối đa nhu cầu các sân chơi, dịch vụ, các điều kiện cơ sở vật chất để thành quả cuối cùng sinh viên có một cuộc sống thoải mái

Trang 40

- Về mô hình quản lý: hơn 15 năm xây dựng và phát triển, KTX đã và đang từng

ngày nỗ lực, phấn đấu trong công tác phục vụ sinh viên, góp phần tạo ra môi trường, không gian sinh hoạt cho sinh viên văn minh, thân thiện và kỷ luật Để hoàn thành mục tiêu này, KTX đã chuyển từ mô hình quản lý sang mô hình phục vụ Theo thời gian, KTX không chỉ đáp ứng tốt về cơ sở vật chất, đời sống văn hóa tinh thần, mà còn tạo môi trường cho sinh viên tự rèn luyện khả năng tự lập, ý thức trách nhiệm với tập thể, với cộng đồng, nhằm góp phần rèn luyện đạo đức, lối sống và bồi dưỡng nhân cách cho sinh viên

Ngày đăng: 21/04/2021, 23:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w