Một trong số những định nghĩa này là: “ĐTTM được xây dựng dựa trên viễn cảnh về sự phát triển đô thị trong tương laiđược đánh dấu bởi sự số hóa trên quy mô rộng lớn các loại hình dịch vụ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN KHOA MOI TRUONG, BIEN DOI KHÍ HẬU VÀ ĐÔ THỊ
Dé tai:
DO THI THONG MINH O THANH PHO VIET TRI, TINH
PHU THỌ THUC TRANG VÀ GIẢI PHÁP
Họ và tên sinh viên: Trần Phương Thanh
Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 58
Mã sinh viên: 11164666
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Thanh Huyền
Hà Nội, tháng 4 năm 2020
Trang 24 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5 Câu hỏi nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 3
7 Kết cấu chuyên dé 3
CHƯƠNG I: 4
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE ĐÔ THI THONG MINH 4 1.1 Một số khái niệm 4
1.1.1 Khái niệm đô thị 4
1.1.2 Khai niệm đô thị thông minh 4 1.2 Tiêu chí đánh giá đô thị thông mình 5
1.3 Nguyén tac chung trong viéc trién khai dé thi thong minh 91.4 Các kinh nghiệm quốc tế về phát triển đô thị thông minh lối
1.4.1 Những thành phố đi đầu trong chiến lược xây dựng đô thị thông minh 111.4.2 Chiến lược đô thị thông minh ở tầm quốc gia 13
CHUONG II: 15
THUC TRANG TRIEN KHAI VA AP DUNG DO THI THONG MINH O THANH PHO VIET TRI TINH PHU THỌ 152.1 Giới thiệu chung về Thanh pho Việt Trì 15
2.1.1 Vị trí địa lý và quá trình phát triển địa giới hành chính của Thành phó Việt Trì 152.1.2 Kinh tế l52.1.3 Các van dé xã hội 162.2 Thực trạng triển khai đô thị thông minh ở Việt Tri 17
2.2.1 Ý nghĩa của đô thị thông minh đối với sự phát triển của đô thị 172.2.2 Sự phát triển đô thị tại tỉnh Phú Thọ 18
2.2.3 Đô thị thông minh ở Việt Trì 20
2.2.3.1 Hệ thống giao thông và trật tự đô thi 202.2.3.2 Hệ thống giáo dục 202.2.3.3 Hệ thống y tế công cộng 212.2.3.4 Dich vụ công trực tuyến 21
2.3 Những lợi ích mà đô thị thông minh dem lại 22
2.3.1 Lợi ích kinh tế 22
2.3.2 Lợi ích xã hội 23 2.3.3 Tăng cường trật tự- an ninh đô thị 24
2.4 Thách thức khi xây dựng và điều hành đô thị thông mình 24
Trang 32.4.1 Nguồn vốn đầu tư phát triển đô thị thông minh 24
2.4.2 An ninh mạng 25
2.4.3 Hệ thống cơ sở dit liệu 262.4.4 Trình độ nguồn nhân lực 262.5 Tam nhìn đô thị thông minh ở Việt Tri 27
CHUONG III: 29
ĐỊNH HUONG VA GIẢI PHÁP HOÀN THIEN HE THONG ĐÔ THI THONG
MINH O THANH PHO VIET TRI, TINH PHU THO 29
3.1 Định hướng hoàn thiện đô thị thông minh ở Việt Tri trong thời gian tới 29
3.1.1 Mục tiêu tông quát 293.1.2 Mục tiêu cụ thể 293.2 Giải pháp hoàn thiện hệ thống đô thị thông minh ở Thành phố Việt Trì 30
3.2.1 Xây dựng kế hoạch thu hút thêm nguồn vốn 30
3.2.2 Nâng cao năng lực và trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đô thị 31
3.2.3 Làm tốt công tác chuẩn bị dự phòng, đảm bảo hệ thống đô thị thông minh luôn
hoạt động và có hiệu quả nhất 323.2.4 Đây mạnh công tác kiểm tra, thanh tra 32KIÊN NGHỊ 33KET LUẬN 34TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
Trang 4DANH MỤC BANG BIEU
Bang 2.1: Tốc độ đô thị hóa cả nước và tinh Phú Tho giai đoạn 2016-2019Bảng 2.2: Thống kê dịch vụ công trực tuyến quý I năm 2020 trên địa bàn tỉnh PhúThọ và Thành phó Việt Tri
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiếtNăm 1986, Việt Nam tiến hành đổi mới nền kinh Kinh tế ngày càng phát triển và cónhững bước đổi mới, hệ thống đô thị Việt Nam cũng dan thay đổi phát triển và ngày cànghoàn thiện hơn Năm 2019, tốc độ thị hóa cả nước đạt 34,4% (Tổng điều tra dân số và nhà
ở 2019, NXB Thống kê, tháng 12/2019) Đô thị hóa tăng nhanh ở những đô thị lớn, mở
rộng ra các đô thị lân cận và có xu hướng phát trién đến cả những vùng nông thôn Tuy
nhiên, tại đô thị vừa và nhỏ, tốc độ đô thị hóa diễn ra chậm hơn và chưa đạt đến trình độ
như các đô thị lớn như Hà Nội, Đà Nẵng Nguyên nhân do sức thu hút dân nhập cư
không cao, thiếu sự liên kết liên giữa các vùng, cơ hội việc làm còn ít và hạn chế, điệu
kiện cơ sở hạ tầng còn chưa phát triển Đô thị thông minh hiện là giải pháp được các đô
thị hướng đến dé giải quyết các bài toán về đô thị hóa và phát triển đô thị bền vững
Thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) là một trong 20 tỉnh, thành phố cả nước đang thựchiện dé án đô thị thông minh (ĐTTM) Việt Trì đang nỗ lực xây dựng các nền tang chủ
chốt của ĐTTM, đây được xem như bậc thang dé tạo bước tiến vượt bậc cho kinh tế- xã
hội trong tương lai Sau thời gian ngắn triển khai dự án DTTM tại thành phố Việt Trì, PhúThọ, công tác điều hành của chính quyền địa phương đã được nâng cao trước yêu cầu củacuộc cách mạng 4.0; đồng thời, góp phần trong việc thu gọn đầu mối, sắp xếp tinh gọn tổchức bộ máy, tinh giản biên ché, tiết kiệm ngân sách địa phương Tuy nhiên, bên cạnh
những mặt tích cực, trong quá trình thực hiện đề án dần lộ ra những khó khăn, những vấn
đề phát sinh trong quá trình xây dựng và vận hành
Nhằm tìm hiéu rõ hơn sự phát triển thành phố thông minh trên địa bàn thành phố ViệtTrì, qua đó kiến nghị các cách giải quyết, hoàn thiện phát triển ĐTTM ở Việt Trì, em đã
lựa chọn đề tài nghiên cứu “Đồ thi thông minh ở Thành phố Việt Trì, Tinh Phú Tho
Thực trang và giải pháp ”.
2 Tong quan nghiên cứuVan dé phát triên DTTM là dé tài dang được quan tâm và chú ý hàng đầu trên thégiới Bên cạnh các quyết định và đề án chính phủ đưa ra cũng như các tỉnh, thành phố tựxây dựng, có nhiều tài liệu liên quan bao gồm luận văn, đầu sách và các đề án tự nghiên
cứu khác Dưới đây là tổng quan một số tài liệu liên quan đến đề tài:
Hà Phuong (2016) chỉ ra rằng DTTM được hiểu theo 03 cách chủ yếu Cách hiéu thứnhất cho rằng, DTTM chủ yếu là đô thị áp dụng công nghệ sé dé thay đổi phương thức
Trang 6sắp xếp, quản lý hạ tầng và các dịch vụ đô thị Cách hiểu thứ hai cho rằng, DTTM là sángkiến chủ yếu nhằm cải thiện chính sách phát triển và quản trị đô thị một cách bền vững
băng việc áp dụng những tiến bộ công nghệ thông tin - truyền thông dé tái cơ cau nguồn
nhân lực, sự đôi mới, giáo dục, sự tham gia của người dân Cách hiểu thứ ba về ĐTTM làviệc ứng dụng các công nghệ thông tin - truyền thông thúc day mô hình lấy người dân làmtrung tâm dé phát triển và quản lý đô thị, qua đó thúc day đổi mới và thực thi công bằng
xã hội Đối với các bên liên quan, cả ba cách hiểu về DTTM không loại trừ lẫn nhau ma
cần xây dựng chiến lược DTTM, trong đó bao hàm các thành tô với ty lệ và mức độ ưu
tiên khác nhau của cả ba khái niệm trên Điều quan trọng là nhận thức được rằng, tầm
nhìn, mục tiêu tuy từng trường hợp cụ thể mà áp dụng
Công ty TNHH PwC Việt Nam (2017) chỉ ra rằng Nha Trang hoàn toàn phù hợp theođuôi mô hình thành phố thông minh tương lai và được xây dựng phát triển theo ba chủ déchính: Phát triển du lịch thông minh, Chính phủ quản lý thông minh và Cuộc sông thông
minh.
Trần Hoàng Giang (2018) đã xác định được các nhân tố và mức độ tác động đến xâydựng DTTM tại TP.HCM gồm 3 nhân tổ là: Quản lý thông minh với mức độ tác động
mạnh nhất, Cư dân thông minh và Kinh tế thông minh
Vi vậy, ban thân em lựa chọn dé tài nghiên cứu chuyên đề “Đô thi thông minh ở
Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ Thực trạng và giải pháp ” nêu ra những thực trạng,
khó khăn trong quá trình xây dựng và vận hành DTTM ở Việt Trì Từ đó đề xuất các giảipháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn trong việc xây dựng DTTM
3 Mục tiêu đề tài
Hệ thống và làm rõ cơ sở lý luận về phát triển đô thị thông minh
Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện dé án xây dựng đô thị thông minh
Đề xuất giải pháp hoàn thiện việc xây dựng đô thị thông minh, đảm bảo sự phát triểntoàn diện về mọi mặt của đô thị
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: sự phát triển đô thị thông minh qua đó đưa ra các giải pháp
hoàn thiện
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: thành phố Việt Trì
Về thời gian : từ 01/2016 đến 03/2020
Trang 75 Câu hỏi nghiên cứu
Đề đạt được mục tiêu nghiên cứu cần trả lời được các câu hỏi sau:
“ Các tiêu chí để xây dựng đô thị thông minh là gi?
“ Việc xây dựng đô thị thông minh có ý nghĩa như thé nào đối với một đô thị?
“ Đô thị thong minh đã được triển khai xây dựng và phát triển như thế nào ở
6 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin, phân tích tổng hợp từ các nguồn có sẵn liên quan đến
đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu, nghị quyết, quyết định của Đảng, Nhà
nước, các ngành ở Trung ương và địa phương, đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học,
chuyên gia trong nước, cũng như thực tiễn ở các nước trên thé giới về thực hiện chính
sách xây dựng đô thị thông minh.
Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh số liệu: Trên cơ sở số liệu, tài liệu thu thậpđược tiến hành thống kê, phân tích dé làm rõ thực trang phát triển đô thị thông minh trênđịa bàn thành phố Việt Trì.
7 Kết cấu chuyên đề
Ngoài phần Mở đầu, Kiến nghị, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Chuyên đề được chia
thành 3 phần chính:
Chương I: Lý luận và thực tiễn về vấn đề đô thị thông minh
Chương II: Thực trạng triển khai và áp dụng đô thị thông minh ở Thành phó Việt Trì,
tỉnh Phú Thọ.
Chương III: Định hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống đô thị thông minh ở Thành
phó Việt Trì, tỉnh Phú Tho
Trang 8CHUONG I:
LY LUAN VA THUC TIEN VE DO THI THONG MINH1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Khái niệm đô thị.
Đánh giá trên góc độ chung nhất: Đô thị là một trung tâm dân cư đông đúc, có thể là
thành phô, thị xã hay thị trân Đô thị là nơi tập trung dân cư đông đúc, với dân cư chủ yêu lao động trong các ngành nghệ phi nông nghiệp, dân cư ở đây sông theo phong cách hiện
đại, khoa học và có kê hoạch Lao động ở đô thị có hiệu quả kinh tê, văn hóa cao Đô thị
có sự gia tăng vê mật độ kiên trúc do con người xây sung so voi các vùng lân cận.
Theo Luật quy hoạch đô thị năm 2009, khái niệm đô thị được tiêp cận và hiêu như
sau:
“Đô thi là khu VỰC tập trung dân cư sinh sông có mật độ cao và chủ yêu hoạt động
trong lĩnh vực kinh tê phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tê, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đây sự phát triên kinh tê - xã hội của quôc g1a hoặc
một vùng lãnh thô, một địa phương, bao gôm nội thành, ngoại thành của thành phô; nội
thị, ngoại thị của thị xã; thị trân” (Luật quy hoạch đô thị, 2009)
1.1.2 Khai niệm đô thị thông minh.
Những khái niệm khác nhau về ĐTTM (smart city) được đưa ra bởi các học giả cũngnghiên cứu về lĩnh vực này, với những quan điểm và cách tiếp cận riêng Một trong số
những định nghĩa này là:
“ĐTTM được xây dựng dựa trên viễn cảnh về sự phát triển đô thị trong tương laiđược đánh dấu bởi sự số hóa trên quy mô rộng lớn các loại hình dịch vụ, với mục tiêu chủyếu là đạt tính bền vững kép trên cả ba phạm vi là kinh tế, xã hội và môi trường, có sử
dụng các công nghệ tiên tiễn như công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông và mạng
Internet” (Albino, Berardi và Dangelico, 2015)
“ĐTTM coi trọng sự mở rộng không ngừng của việc cung cấp dữ liệu, góp phần làm
đa dạng hóa cách thức lựa chọn của mỗi công dân đô thị nhằm cải thiện các điều kiện sinhsống và học tập hoặc lao động qua đó có thể phát triển bản thân một cách toàn diện và
làm xã hội trở nên thịnh vượng” ( Kurtit va Nijkamp, 2012)
“Đô thị thông minh là một thuật ngữ đề cập đến (và được áp dụng cho) một cộngđồng dân cư đô thị phát triển đến trình độ cao trong đó có sự tích hợp của công nghệ
thông tin và công nghệ truyền thông nhằm quản lý sự phát triển của đô thị đó, bao trùm
nhiều lĩnh vực khác nhau và giám sát các hoạt động giao thông, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuậtcũng như hạ tầng xã hội một cách hiệu quả” (theo Musa, 2016)
Trang 9“Đô thị thông minh là đô thị có lắp đặt công nghệ số hóa trong tất cả các lĩnh vực hoạtđộng của minh dé dam bảo chất lượng cuộc sống cũng như tính hiệu qua trong mọi hoạt
động” (theo Hội đồng Đô thị Thông minh, 2014)
Từ những khái niệm trên, chúng ta có thê nhận thấy nội hàm chủ yếu đề xây dựngĐTTM là đây mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các mặt đời sống xã hội của
đô thị đó Tuy nhiên, có một số nhà nghiên cứu lại cho rằng, một DTTM là tập hợp các
nội dung cấu thành và vận hành đô thị đều phải thông minh Ví dụ, phải có chính quyền
thông minh, con người thông minh, phương pháp quản lý, điều hành thông minh, giao tiếpthông minh, cở sở vật chat, hạ tang thông minh v.v Trong đó, công nghệ thông tin -
truyền thông là ứng dụng nền tảng dé thúc day xây dựng DTTM
Ở Việt Nam chúng ta, khái niệm DTTM cũng được các nhà nghiên cứu, các nhà khoahọc tiếp cận và đưa ra những quan điểm riêng của mình Tuy nhiên, là một nước đi sau vềxây dựng DTTM, nên hầu hết các khái niệm về DTTM của Việt Nam đều trên cơ sở sở kếthừa hệ thống khái niệm của các nhà nghiên cứu, khoa học trên thế giới Bên cạnh đó, căn
cứ tình hình thực tiễn, mà đưa ra các nội hàm DTTM phù hợp với cơ sở hạ tầng kỹ thuật,đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của Việt Nam Nhìn chung, khái niệm DTTM ở Việt
Nam được hiểu đầy đủ như sau:
“Đô thị thông minh là đô thị hoặc khu vực cư dân vận dụng thành tựu khoa học công
nghệ phù hợp, tin cậy, có tính đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công
tác quản lý nhà nước, cung cấp các dịch vụ công, tận dụng tối đa các nguồn lực của đô thị
có sự tham gia của người dân; nâng cao chất lượng cuộc sống và làm việc của cộng đồng;thúc day đổi mới, sáng tạo phát triển kinh tế; đồng thời bảo vệ môi trường trên cơ sở tăngcường liên kết, chia sẻ dữ liệu, an toàn, an ninh thông tin giữa các hệ thống và dịch vụ”
(BTTTT- KHCN, ngày 11/10/2018)
1.2 Tiêu chí đánh giá đô thị thông minh
Hiện nay, ở Việt Nam vẫn chưa có một bộ tiêu chuẩn nào dé đánh giá mọi mặt của
một DTTM Tuy nhiên, Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/ TC 268 đã biên soạn
dự thảo 05 Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về DTTM theo kế hoạch xây dựng Tiêu chuẩn
quốc gia năm 2017
Trong tiến trình đô thị hóa hiện nay, các đô thị phát triển ngày càng dày đặc Hệ quả
của sự tăng nhanh đô thị này là kéo theo các vấn đề phát sinh về chính trị- kinh tế- xã hội,
nhu câu của con người về văn hóa, về chat lượng dịch vụ, về nâng cao chat lượng cuộc
Trang 10sống cũng tăng lên, dẫn đến những yêu cầu mới phát sinh, những vấn đề phức tạp nảy
sinh trong quá trình quản lý đô thị Từ nhận định này, việc tiếp cận khái niệm về "cộng
đồng thông minh" là một bước quan trọng nhằm giải đáp các vấn đề mới nảy sinh, nhữngkhó khăn mới gặp phải của quá trình đô thị hóa bằng cách ứng dụng liên hợp các loại hình
hạ tầng đô thị khác nhau một cách hợp lý, dam bao dat được hiệu qua mong muốn
Vấn đề quan trọng của một “cộng đồng thông minh” là kết nối các hạ tầng đô thị trởthành "một hệ thống các hệ thống" Hiện nay, các nhà quản lý đô thi, chính quyền địa
phương mới chỉ dang chú trọng vào việc xay dựng giải pháp cho mỗi phan đơn lẻ của hạtầng đô thị mà bỏ quên mắt cái chung, sự gắn kết và đồng nhất giữa các bộ phận ha tang
đô thị trong tổng thé hạ tầng thông minh
Đề đảm bảo sự thống nhất và liên kết giữa các hạ tầng thông minh cho cộng đồng nóichung, trước hết cần phải làm rõ, sắp xếp và phân bố các chức năng của từng hệ thống hạtầng dựa trên nhu cầu của một cộng đồng thông minh, sau đó là cần phải xem xét các
quan điểm của các bên liên quan và vòng đời hạ tầng.
Do đó, cần có một khung tham chiếu mới dé tiễn hành xây dựng và thúc đây sự phát
triển của tổng thé một hạ tầng thông minh cho cộng đồng, dam bao tat cả các bên liên
quan đều có sự tham gia đóng góp, xây dựng và thiết lập một hệ thống các chức năng
đông nhất cho mỗi một hạ tầng thông minh, từ đó đạt được sự thống nhất giữa các bên
một cách có hệ thong ha tang thông minh cho cộng đồng, có tính đến sự tham gia của
nhiều bên liên quan và vòng đời của hạ tầng Các tiêu chuẩn này liên quan đến việc phát
triển, vận hành và duy trì hạ tầng thông minh cho cộng đồng một cách tổng thể
Dự thảo tiêu chí Quốc gia về Đô thị thông minh:
e TCVN 37101:2017, Phát triển bên vững cho cộng đồng — Hệ thống quản lý vềphát triển bên vững :
Tiêu chuẩn này thiết lập các yêu cầu đối với hệ thống quản lý về phát triển bền vữngcho cộng đồng, bao gồm các đô thị, với việc sử dụng hướng tiếp cận toàn diện dé đảm bảo
sự nhất quán với chính sách phát triển bền vững cho cộng đồng
Trang 11Kết quả của hệ thống quản lý về phát triển bền vững cho cộng đồng bao gồm:
Quản lý tính bền vững, tăng cường tính thông minh và khả năng phục hồi trongcộng đồng, có tính đến ranh giới lãnh thé áp dung;
Cải thiện sự đóng góp của cộng đồng đối với các kết quả của phát trién bền vững;Đánh giá kết quả thực hiện của cộng đồng hướng tới các kết quả về phát triển bềnvững, mức độ của tính thông minh và khả năng phục hồi mà cộng đồng đã đạt được;
vé Thực hiện các nghĩa vụ phải tuân thủ.
Tiêu chuẩn này giúp cho các cộng đồng có khả năng phục hồi tốt hơn, thông minhhơn và bền vững hơn, thông qua việc triển khai các chiến lược, chương trình, dự án, kế
hoạch và dịch vụ, minh chứng và trao đôi thông tin về các kết quả đạt được của cộng
đồng
Tiêu chuẩn này được triển khai bởi tổ chức được chỉ định bởi cộng đồng nhằm thiếtlập khuôn khổ của tô chức và cung cấp nguồn lực cần thiết cho việc hỗ trợ quản lý các kếtquả hoạt động về môi trường, tài chính và xã hội Một cộng đồng được lựa chọn dé tự
hình thành khuôn khổ về tổ chức nhằm hình thành một tô chức như được định nghĩa trongtiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các cộng đồng không phân biệt quy mô, cấu trúc và loại
hình tại các quốc gia phát triển và dang phát triển, ở cấp địa phương, khu vực hay quốc
gia, và ở khu vực thành thị hoặc nông thôn đã xác định với phân cấp và trách nhiệm tương
ứng
Tiêu chuẩn này được sử dụng toàn bộ hoặc một phần dé cải tiễn việc quản lý sự pháttriển bền vững cho cộng đồng Các tuyên bố về sự phù hợp với tiêu chuẩn này được chapthuận nếu tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này được thê hiện rõ trong hệ thống quản lý
về cộng đồng phát triển bền vững của tổ chức và phù hợp với tiêu chuẩn này mà không có
ngoại lệ.
e TCVN 37120:2017 được xây dựng trên cơ sở tham khảo ISO 37120:2014, Phát
triển bên vững cho cộng đồng — Các chỉ số về dịch vụ và chất lượng sống đô thị:
Tiêu chuẩn này cung cấp và hướng dẫn các phương pháp luận về một bộ chi số dé
định hướng và đo lường kết quả hoạt động dịch vụ và chất lượng sông đô thị Tiêu chuẩn
này tuân thủ các nguyên tắc đã đề ra và có thê sử dụng cùng với TCVN 37101 và các
khung chiến lược khác
Trang 12Tiêu chuẩn này có thé áp dụng cho bat kỳ thành phó, đô thị hoặc chính quyền diaphương thực hiện đo lường kết quả hoạt động của mình theo cách thức có thể so sánh vàkiểm chứng được, không phân biệt quy mô và địa điểm áp dụng.
© TCVN 37150:2017, Ha tang thông minh cho cộng dong - Xem xét hoạt động hiệntại liên quan đến chuẩn do:
Tiêu chuẩn này đưa ra cách thức xem xét các hoạt động hiện tại liên quan đến cácchuẩn đo đối với cho hạ tầng thông minh cho cộng đồng
Trong tiêu chuẩn này, khái niệm tính thông minh được đề cập dưới góc độ của kếtquả hoạt động liên quan đến các giải pháp ứng dụng công nghệ, phù hợp với sự phát triểnbền vững và khả năng phục hồi của cộng đồng
Tiêu chuẩn này đề cập đến các hạ tầng cho cộng đồng, như: năng lượng, nước, giaothong, chat thai va công nghệ thông tin va truyền thông (ICT) Tiêu chuẩn này tẬp trung
vào các khía cạnh kỹ thuật của các hoạt động hiện tại đã được công bó, triển khai hoặc
thảo luận Các khía cạnh kinh tế, chính trị hoặc xã hội không được phân tích trong tiêu
chuẩn này
Tiêu chuẩn này không đưa ra khuyến nghị về các thực hành tốt nhất Mặc dù các mục
tiêu về tính bền vững đã được xem xét, nội dung chính của tiêu chuẩn này là cung cấp cácphương pháp luận hiện tại đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng
© TCVN 37151:2017, Ha tang thông minh cho cộng dong — Nguyên tắc và yêu cầuđổi với chuẩn do kết quả hoạt động:
Tiêu chuẩn này này đưa ra các nguyên tắc và quy định các yêu cầu về xác định, nhậnbiết, tối ưu hóa và hài hòa đối với các chuẩn đo kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng
đồng và đưa ra các khuyến nghị đối với việc phân tích, bao gồm: sự thông minh, khả năngtương tác, sự kết hợp, khả năng phục hồi, an toàn và an ninh của hạ tầng cho cộng đồng
Hạ tang cho cộng đồng bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn các yếu tố năng lượng,nước, giao thông, chất thải và công nghệ thông tin truyền thông (ICT)
Các nguyên tắc và yêu cầu của tiêu chuẩn này có thé áp dụng cho bat kỳ quy mô cộngđồng nào có các khu vực địa lý đang hoạch định, ủy thác, quản lý và đánh giá mọi yếu tố
hoặc một số yếu tố của hạ tầng cho cộng đồng Tuy nhiên, việc lựa chọn và tầm quan
trọng của các chuẩn đo hoặc các chỉ số kết quả hoạt động (chính) của hạ tầng cho cộng
đồng là kết quả của việc áp dụng Tiêu chuẩn này và phụ thuộc vào các đặc điểm của mỗicộng đồng
Trang 13Trong tiêu chuẩn này, khái niệm về sự thông minh được đề cập đến ở góc độ kết quảhoạt động liên quan đến các giải pháp khả thi về công nghệ, phù hợp với phát triển bền
vững và khả năng phục hồi của các cộng đồng như đã xác định trong hoạt động của Ban
kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 268 "Cộng đồng và thành phó bền vững"
e TCVN 37152:2017, Hạ tang thông minh cho cộng đồng — Khuôn khổ chung vềphát triển và vận hành:
Tiêu chuẩn này đưa ra các khái niệm cơ bản về khuôn khổ chung về phát triển và vậnhành các hạ tầng thông minh cho cộng đồng Khuôn khổ này mô tả phương pháp luận vềhoạch định, phát triển, vận hành và bảo dưỡng, bảo trì nhằm thúc đây việc hài hoà của
từng hạ tầng như là một phần hợp thành của cộng đồng thông minh và đảm bảo rằng sự
tương tác giữa nhiều hạ tầng được kết hợp, bồ trí hợp lý.
Khuôn khổ này áp dụng cho tất cả các quá trình trong vòng đời của các hạ tầng thôngminh cho cộng đồng (từ thiết kế ý tưởng cho đến hoạch định, phát triển, vận hành, bảo
dưỡng, bảo trì, tái phát triển và phản hồi) Các hạ tầng được đề cập bao gồm: năng lượng, nước, giao thông, quản lý chất thải, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và các lĩnh
vực khác.
Khuôn khổ này có thé được chấp nhận bởi tat cả các bên liên quan tham gia vào việchoạch định, phát trién và vận hành các hạ tầng thông minh cho cộng đồng, bao gồm: cácnhà quy hoạch, nhà phát triển, nhà điều hành kinh doanh và các bên cung cấp Khuôn khổnày đề cập đến các quá trình có sự tham gia của các bên liên quan này như: quản lý, cơ
cấu tô chức, phân tích, phương pháp thiết kế và xây dựng tài liệu.
Hiện dự thảo 5 TCVN về DTTM đang trong quá trình góp ý, hoàn thiện dé ban hành
Các TCVN khung về DTTM được xem là cơ sở nền tảng thực hiện Dé án phát triển
ĐTTM bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 định hướng đến năm 2030 của Việt
Nam.
1.3 Nguyên tắc chung trong việc triển khai đô thị thông minhVăn bản 58/BTTTT-KHCN ngày 11/1/2018 đã chỉ ra rằng việc xây dựng ĐTTM ởViệt Nam cần thực hiện theo các nguyên tắc chung sau:
v Lay người dân làm trung tâm: Việc xây dựng ĐTTM phải dựa trên nhu cầu thực tếcủa người dân, làm cho tất cả người dân được hưởng thành quả từ xây dựng DTTM
Đảm bảo hầu hết người dân có nhận thức day đủ về các lợi ích cụ thé của DTTM
Trang 14Đảm bảo người dân, doanh nghiệp, hiệp hội và các bên liên quan được khảo sát nhu
cầu, lấy ý kiến rộng rãi trong quá trình xây dựng và triển khai các kế hoạch, đề án, dự án
khuyến khích dit liệu mở (open data) bao gồm những dữ liệu có thé hiểu được (được mô
tả tường minh), sử dụng và khai thác được bởi tất cả các bên tham gia xây dựng ĐTTM
Dữ liệu mở do chính quyền địa phương sở hữu và chia sẻ cho các bên liên quan (nếu cần)
Đảm bảo tính trung lập về công nghệ; chú trọng áp dụng các công nghệ ICT phù
hợp với DTTM như Internet Vạn vật (IoT), điện toán đám mây, phân tích dt liệu lớn, trí
tuệ nhân tạo và có khả năng tương thích với nhiều nền tảng; tận dụng, tối ưu cơ sở hạ
tầng ICT sẵn có
* Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, năng lực ứng cứu, xử lý sự cố mất an toànthông tin, đặc biệt là hạ tầng thông tin trọng yếu; bảo vệ thông tin riêng tư của người dân
Y Căn cứ nhu cầu và điều kiện thực tế, địa phương chủ động xây dựng và triển khai
Đề án tong thé xây dựng DTTM, có tầm nhìn bám sát chủ trương, định hướng của Dang
và Chính phủ, gắn liền với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
của mỗi địa phương (nhu cầu quản lý, nhu cầu của người dân, các điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội và thách thức) Việc xây dựng DTTM phải đảm bảo tính kế thừa và phát triển bềnvững các giá trị văn hóa-kinh tế, xã hội, các giá trị vật chất và phi vật chất của các địa
phương Trong quá trình xây dựng Đề án tông thé, địa phương gửi các Bộ, ngành cho ý
kiến về các nội dung liên quan.
Địa phương tô chức xây dựng Dé án tông thé với lộ trình phù hợp cho các dự án theo các nguyên tắc chính sau:
Ưu tiên các dự án nền tang dài hạn có tính tổng thể và phục vụ liên ngành bao gồm
Kiến trúc ICT cho DTTM tai địa phương, dam bảo an toàn thông tin, hạ tang băng rộng ;
cho phép xây dựng trên nên tảng đó các dự án phát huy được thế mạnh của địa phương,
các dự án có tính cấp bách theo nhu cầu quản lý và nguyện vọng của người dân;
Kiến trúc ICT DTTM tai địa phương được xây dựng theo những nguyên tắc của Kiến
trúc ICT cho DTTM tại Hướng dan này;
Trang 15Lựa chon một số dự án thí điểm có khả năng lam điển hình dé nhân rong; tránh triểnkhai đồng thời nhiều dự án trong khi chưa kịp rút kinh nghiệm các dự án thí điểm hoặc
chưa xây dựng các dự án nén tảng tông thể dài hạn;
Uu tiên các dự án thuê dịch vụ ICT và sử dung các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ ICT
trong nước trong việc xây dựng DTTM;
Kiến trúc hoặc các giải pháp ICT đơn lẻ cần được xem xét một cách tổng thê trongcác mối quan hệ với hạ tang vật lý cũng như quy hoạch của địa phương minh dé đảm bảotính đồng bộ, bền vững trong phát triển đô thị;
Tăng cường huy động các nguồn lực xã hội (như đối tác công tư ) để xây dựngĐTTM; đảm bảo cân đối hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan như chính quyền, người
dân, doanh nghiép ;
Tăng cường phát triển nguồn nhân lực phục vụ xây dựng ĐTTM;
* Tăng cường các hoạt động hop tác, chia sẻ kinh nghiệm giữa các địa phương va
hợp tác với các nước, tổ chức quốc tế dé tham khảo xu hướng, các bài học thực tiễn
1.4 Các kinh nghiệm quốc tế về phát triển đô thị thông minh
Xu thế phát triển ngày nay mà nhiều nước hướng đến là đô thị hóa thông minh(ĐTTM) Đã có nhiều quốc gia đi đầu trong xây dựng và phát triển như Anh, Mỹ, Đức,
1.4.1 Những thành phố đi đầu trong chiến lược xây dựng đô thị thông mình Ngày nay thế giới vẫn chưa có tiêu chuân dé có thé kiểm tra hay chứng thực vềĐTTM Nhưng bên cạnh đó, có thé thấy rằng một thành phố muốn trở thành một ĐTTMcần phải có được các yêu cầu tông hợp từ nhiều yếu tô về quản lý- tổ chức, công nghệ,
dân cư, kinh tế, cơ sở hạ tầng, công nghệ truyền thông và môi trường tự nhiên Do đó, hầuhết các thành phố hiện đại ở các nước phát triển mới có thé xây dựng được DTTM
Các thành phô trên thé giới đều dang đây mạnh phát triển theo hướng thành phốthông minh với những khía cạnh khác nhau Dưới đây là những thành phó tiêu biéu, đi
đầu trong việc xây dựng DTTM trên thế giới
e Châu Mỹ:
Các giải pháp thong minh đang được New York (Mỹ) sử dụng dé giải quyết các van
đề về môi trường như chất lượng nước, chất lượng không khí, chat thải ran, Văn phòngcông nghệ và đổi mới ở đây đang hợp tác với các công ty tư nhân dé áp dụng các công
nghệ như thùng rác thông minh, đèn đường thông minh Một vài dự án như LinkNYC,
Trang 16Toronto (Canada) đã có những bước thay đổi đáng kể trong việc trở thành DTTM.
Sidewalk Labs (Alphabet Inc công ty me của Google) và cơ quan ở chính phủ Canada
-Waterfront Toronto đang bat tay nhăm thay đồi khu đất hoang công nghiệp ở phía Đông
thành phố bằng dự án Quayside, trong dự án này hai bên sẽ cùng nahu hợp tác xây dựng
ĐTTM về khía cạnh giao thông xanh, người tham gia giao thông ở đây sẽ sử dụng các
phương tiện thân thiện với môi trường hơn Ngoài ra dự án này còn đề cập tới vấn đề áp
dụng công nghệ vào xủa lý rác thải sinh hoạt, giảm chỉ phí trong vấn đề thu gom và xử lý
rác thải.
e Châu Âu:
London được biết đến là DTTM đứng đầu tại châu Âu Đây là một đô thị với số lượng
cư dân cao nhất ở Anh và cũng là một trung tâm đứng đầu quản lý các lĩnh vực như chính
trị, kinh tế, giáo dục, giao thông, nghệ thuật, văn hóa, Thanh phố này đã sớm áp dụng
công nghệ dé xử lý ách tắc giao thông và làm cho việc đỗ xe trở nên dé dàng hơn
Paris đã được công nhận bởi những nỗ lực của chính quyền trong việc đưa thành phốtiến tới gần hơn với quốc tế và ứng dụng các công nghệ vào ngành giao thông Vi dụ, hệ
thống tàu điện Grand Paris đang được nước này day mạnh dé phát triển và hoàn thiện, với
127 dặm đường tàu điện ngầm tự động hoàn toàn và xây dựng thêm 68 nhà ga mới Dự
tính năm 2050, Paris sẽ thay thế toàn bộ hơn 4000 chiếc xe buýt bằng các phương tiện
sạch, thân thiện với môi trường.
Amsterdam được đánh giá là thành phố thông minh đứng thứ 4 ở khu vực Tây Âu
Trong dự án ĐTTM của Amsterdam, thành phố đã bắt tay với các công ty và tập đoàn ở
đây đề tìm ra những giải pháp tốt nhất trên Utrechtsestrat - đại lộ mua sắm chính của
Amsterdam, gồm giảm năng lượng tiêu thụ cũng như rác thải Điều này sẽ giúp làm giảmthiểu năng luojng tiêu thụ ở đại lộ này
© Châu A:
Tokyo la DTTM hang đầu trong khu vực chau A - Thái Binh Dương Bởi vay nênTokyo đã được chon làm nơi tô chức Thế vận hội Olympic vào năm 2020 Nơi đây dự
Trang 17định sẽ sử dụng một trong những công nghệ thông minh nhân tạo- nhận diện khuôn mặt
để cải thiện an ninh, xe taxi tự lái dự kiến sẽ đưa đón các vận động viên và khách du lịchtrong thành phố này
Singapore ngày càng nổi tiếng không chi là một thành phó thân thiện với môi trường
mà còn là nơi ngày càng phát triển với sự hiện đại Singapore đã triển khai hệ thống
hướng dẫn dừng, đỗ xe; cung cấp cho các tài xế thông tin cần thiết trên đoạn đường di
chuyền Năm 2015, tại đây cũng đã cho ra mắt các thùng rác thông minh như là một phầncủa chương trình quản lý chất thải, giảm 20% chỉ phí thu gom rác thải
Tháng 3/2019, Seoul tuyên bé sẽ lắp đặt 50.000 cảm biến thông minh trên toàn thànhphố vào năm 2020 đề thu thập thông tin về môi trường, giao thông cùng với các nhu cầucần thiết cho người dân Bên cạnh đó, trong năm 2019, thành phố cũng có kế hoạch giới
thiệu dịch vụ đỗ xe chung sử dụng cảm biến IoT dé người dan có thé kiểm tra tính thực tế
của bãi đỗ xe công cộng.
Hong Kong trở nên nổi tiếng dựa vào các chỉ số đổi mới cao như: gần như 100% dân
sỐ Sử dụng điện thoại di động, thành phố có số lượng điểm truy cập Internet cao ở top thếgiới Phương tiện truyền thông và mạng xã hội cũng được sử dụng khá nhiều tại nơi này.Bên cạnh đó, Hong Kong cũng triển khai một hệ thống ID điện tử mới như một phần
trong kế hoạch phát trién và xây dựng DTTM trong thời gian sắp tới
Ngoài những cái tên nổi bật đã nêu trên, trên thế giới còn rất nhiều thành phố thông
minh cũng dag dan tiến hành xây dựng và hoàn thành Ở Việt Nam cũng có nhiều thành
phó đã phê duyệt các dé án thí điểm xây dựng đô thị thông gan liền với đặc trưng địa
phương.
Khi tiễn hành phát triển đô thị thông minh tại mỗi thành phố, chính phủ các quốc giacũng tiến hành dé ra chiến lược chung nhất cho toàn quốc gia Mỗi thành phố sẽ khai thácmột khía cạnh khác nhau của ĐTTM nhưng vẫn đảm bảo đích chung của quốc gia đó
1.4.2 Chiến lược đô thị thông minh ở tam quốc giaTrên thế giới, để bắt kịp được xu hướng cũng như có thể cạnh tranh và phát triển, cácnước cũng đã tự đề ra chiến lược chung, tổng quát nhằm hướng tới phát triển DTTM
Tuy vào điều kiện kinh tế, chính tri, văn hóa, giáo dục, công nghệ ma mỗi quốc gia có
những phương pháp phù hop, lựa chọn những khía cạnh thích hợp Nhung du theo đuổi
mặt nào của DTTM thì các quốc gia đều phải dựa trên cơ sở ứng dụng khoa học- công
Trang 18nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở đất nước này.
Brazil lại là đất nước hướng tới đầu tư công nghệ vào phát triển du lịch và hạ tầng Từ
đó nâng cao chất lượng địa điểm du lịch, thu hút nhiều hơn du khách đến với đất nước
này Với Brazil, du lịch là ngành mũi nhọn đem lại nguồn thu lớn cho chính phủ Bởi vậy,chính quyền nước nay đã lựa chọn tiếp tục xúc tiến thúc day du lịch phát triển hơn
Đức là một trong số it dat nước đem DTTM đến gan với người dân trước rồi mới đưa
ra phương hướng đi của DTTM tại nước này Tại đây, chính phủ thông qua việc tổ chức
các cuộc thi tìm kiếm ý tưởng về DTTM, vừa có thé phát hiện ra những sáng kiến mới
vừa đem DTTM đến gan hơn với người dân dé họ tiếp cận một cách tự nhiên nhất, nâng
cao nhận thức của người dân trong việc xây dựng DTTM Từ các cuộc thi, chính quyền
cũng tìm ra các khía cạnh khai thác khác nhau cho các đô thị trọng điểm như Berlin,
Freiheim,Hamburg, Mannheim về các mặt như kinh tế, năng lượng, giao thông
Còn tại Trung Quốc- quốc gia đông dân nhất thế giới đã có khoảng 300 dự án về
ĐTTM được triển khai xây dựng tai một số thành phố lớn, có dân cư sinh sống đông đúc,
có các điều kiện kinh tê, tự nhiên phù hợp.
Trong những năm trở lại đây, DTTM là xu hướng chung của các quốc gia trên thé
giới, đây cũng là xu hướng tất yếu nếu một quốc gia muốn tiếp tục vượt lên và phát triên.Tuy mỗi một quốc gia sẽ lựa chọn thực hiện khai thác một mặt, một lĩnh vực của ĐT TMkhông giống nhau, nhưng mục đích cuối cùng vẫn là hướng đến phát triển đô thị bền
vững Phát triển đô thị xanh, bền vững là điều mà mỗi quốc gia đều mong muốn đạt dược
và hướng tới.
Những thành tựu mà các nước di trước về ĐTTM đã đạt được là kinh nghiệm mà mộtnước đi chậm hơn như chúng ta có thé học hỏi Tuy nhiên mỗi một quốc gia, thành phố lại
có những điều kiện và đặc điểm khác nhau Bởi vay, dé phát triển DTTM tại Việt Nam
nói chung và tại Việt Trì nói riêng, chúng ta phải tìm hiểu, đánh giá các mặt của địa
phương rồi đưa ra phương hướng cụ thé, chính xác và phù hợp nhất với địa phương
Trang 19CHƯƠNG II:
THUC TRANG TRIEN KHAI VÀ ÁP DỤNG ĐÔ THI THONG MINH O THÀNH
PHO VIET TRI TINH PHU THỌ2.1 Giới thiệu chung về Thành pho Việt Trì
2.1.1 Vị trí và quá trình hình thành địa giới hành chính Thành phố Việt Trì-Việt Trì nằm về phía Đông Nam của tỉnh Phú Thọ, là cửa ngõ của vùng Tây Bắc
Việt Trì có diện tích là 11.175,11 ha gồm 13 phường nội thành và 10 xã ngoại thành; phía
Đông giáp với huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc); phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường (Vĩnh
Phúc) và huyện Ba Vì (Hà Nội); phía Tây tiếp giáp huyện Lâm Thao; phía Bắc giáp
huyện Phù Ninh.
Việt Trì thuộc vùng chuyền tiếp địa hình từ đồi núi sang đồng bang, là đỉnh của tamgiác châu thổ sông Hồng Phía Tây Nam là núi Ba Vì, phía Đông Bắc là dãy núi Tam
Đảo, phía Tây- Tây Bac Thành phó là núi Nghĩa Lĩnh
Sau cách mạng Tháng 8, Việt Trì gồm các xã: Lâu Hạ, Hạ Giáp, Thuần Lương, ViệtTrì làng và Việt Trì phó
Sau nhiều lần phân tách và xác nhập, đến nay thành phó Việt Trì có 23 đơn vị hành
chính.
Gồm 13 phường là: Bach Hạc, Bến Got, Thanh Miếu, Thọ Sơn, Gia Cam, Tiên Cát,
Tân Dân, Nông Trang, Vân Cơ, Dữu Lâu, Minh Phương, Minh Nông, Vân Phú
Gồm 10 xã: Sông Lô, Trưng Vương, Phượng Lâu, Thuy Vân, Thanh Đình, Chu Hoá,
Hy Cương, Kim Đức, Hùng Lô và Tân Đức.
Ngày 4 tháng 5 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định công nhận thànhphố Việt Tri là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Phú Thọ
2.1.2 Kinh tế
Thành phố Việt Trì có nền công nghiệp phát triển sớm nhất của miền Bắc Thanh phốViệt Trì có đầy đủ điều kiện và khả năng dé phát triển toàn diện mọi mặt của nền kinh tế
từ nông nghiệp đến công nghiệp, du lịch- dịch vụ Các ngành công nghiệp chủ đạo và sớm
phát triển ở Việt Trì như công nghiệp hóa chat, giấy, may mic
Các nhà máy, xí nghiệp quy mô lớn, tập trung nhiều ở địa bàn thành phố, hăng nămđóng góp một tỷ trọng lớn vào nguồn thu ngân sách của tỉnh và giải quyết lượng lớn nhucầu việc làm cho lao động Nhiều khu đô thị mới hình thành như khu đô thị Minh
Phương, khu đô thị Bắc Việt Trì, khu đô thị Nam Việt Trì, khu đô thị Tây Nam Việt Trì,
khu đô thị Minh Phương - Thụy Vân, khu đô thị Nam Đồng Mạ, khu đô thị Vườn đổi OngVàng, khu đô thị Trầm Sào, khu đô thị Nam Đồng Lạc Ngàn, khu đô thị Hòa Phong
Năm 2019 là năm nước rút cho phát triển kinh tế giai đoạn 2016- 2020 Trong cơ caukinh tế, sản xuất công nghiệp-xây dựng- tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá đạt
Trang 2051,16% Tông mức lưu chuyền hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính đến
tháng 12/2019 đạt 14.250 tỷ đồng, đạt 103,5% kế hoach đề ra, tăng 6,9% so với cùng kỳ
năm ngoái Các ngành dịch vụ chiếm 47,19% cơ cấu nền kinh tế năm 2019 Hiện nay,
diện tích đất nông nghiệp đạt 5.400 ha Giai đoạn 2015- 2019, tổng kinh phí hỗ trợ phát
triển sản xuất nông nghiệp là trên 4 tỷ đồng, khuyến khích nông dân áp dụng sản xuất
chuyên canh, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP Nông nghiệp đô thị có những bước pháttriển ôn định, đầu tư xây dựng mô hình nhà lưới, trồng rau an toàn
Năm 2019, thu ngân sách Nha nước dự toán giao cho thành phó Việt Trì là 757.500
triệu đồng, ước thực hiện cả năm đạt 925.291 triệu đồng; thu ngân sách cấp thành phố có
dự toán là 386.045 triệu đồng, ước thực hiện là 534.911 triệu đồng, đạt 139% kế hoạch dự
Tính đến 2019, Việt Trì có 119,9 nghìn lao động từ 15 tudi trở lên lao động hàng
năm, trong đó lao động đã qua đào tạo chiếm 38,3%, cao hơn so với tỷ lệ toàn tỉnh đạt
được Trong năm 2019, gần 4000 lao động được giải quyết việc làm, đạt 121,1% kế hoạch
đề ra Chất lượng lao động của thành phố đang dần được cải thiện
Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,61%, giảm 0,13% so với cùng kỳ và vuojt 0,58% so với kếhoạch đề ra
Năm học 2018-2019, ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Việt Trì đã hoàn thànhtốt các nhiệm vụ trọng tâm: Quy mô, hệ thống trường lớp đang được củng cô và xây dựng
ngày càng lớn mạnh Các phong trào thi đua được phát động hàng năm đem lại hiệu quả
tích cực trong công tác học và dạy học Công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo
viên được chú trọng UBND thành phố đã xây dựng kế hoạch phát triển, bồi đưỡng đội
ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, gần 500 giáo viên được công nhận là giáo viên giỏi các
cấp Năm 2019, Việt Trì hoàn thành công nhận lại và công nhận thêm 10 trường công lậpđạt chuẩn Quốc gia, nâng tổng số trường công lập đạt chuân Quốc gia lên 76/77 trường,
đạt tỷ lệ 98,7%.