1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Chính trị học: Cơ cấu và hoạt động của Hội đồng nhân dân xã ở Việt Nam hiện nay

120 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ HÒNG PHƯƠNG

CƠ CÁU VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐÒNG NHÂN DÂN XÃ

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ HÒNG PHƯƠNG

CƠ CÁU VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐÒNG NHÂN DÂN XÃ

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi

dưới sự hướng dẫn của TS Lê Mai Trang Các dẫn chứng trong luận văn bảo

đảm tính khoa học, khách quan, dựa trên kết quả thu thập từ các tư liệu, tham

khảo có trích dẫn khoa học rõ ràng, đúng quy định.

Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 2023Tác giả

Vũ Hồng Phương

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIET TAT

1 UBHC Ủy ban hành chính

8 UBMTTQ Ủy ban mặt trận Tô quốc

9, UBND Uy ban nhan dan

Trang 5

MO au 31 Lý do chọn đề tai c.cceccceccccscscsesssesssessesssessuessesssessvsssecssessusssessuessssssesssessusssecsuetsssssessnessesssessseesess 32 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2-2: 22 5+2x+2E+++EE+tEEE+2EE+eEErerrxrsrxrerred 5

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU 6 6 E1 S1 21191191 91 1 TH Ho nh nh nh 83.1 Muc dich nghiém 09 0n 4 83.2 Nhiém vu nghién CUU 1 dẢ 9

4 Đối tượng, phạm vi nghiên CỨU - 2-2: 2£ £+S£+SE+EE£EE£EE£EEEEEEEE2EEEEEEEEEEE21121122121 2121 ce 94.1 Đối tượng nghiên cứu ¿2 25<+SE+EE£EE£2E2E1211221717171211211211211111111211 21111 c0, 9

4.2 Pham vi nghién 0n 9

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 2-2 2+s+z++£z+£e£ezzzzrszrxee 10

5.1 Co a7 10

5.2 Cơ sở thực tien ceccccccccccssscsccesessssvsvsesecscscsvsvsececasavsvssecesavavaveusucasavavsvsececasavaveveesaceeaveves 10

5.3 Phương pháp nghiên CỨU - -ó- óc 2c 191191191191 91111 11 11 1H HH HH ng 10

6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn -2- 2 +£++£+£E++£++£Etrxzzrxrrrrree 10A21 77 7 45 Ả 106.2 ¥ nghia 00 ni 8 ẽ Ả 107 Kết cầu của luận văn -.-::-522+:222+22222112222111222.1112T 1 T TT 10

CHƯƠNG I NHUNG VAN DE LY LUAN VE HOAT DONG VA TO CHUC CUA HOI

Trang 6

3.3 Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân xã với Đảng ủy, Ủy ban Mặt trận tô quốc cấp xãvà Ủy ban nhân dân cấp xã - 2 2© +ESE2EE2EEEEEEEEEEE21121121121171711211 2112111111 xe 36

3.4 Đặc thù về cơ cấu dân cư và xã hội cccccccchhtttrrrrrrrrrrrrrree 383.5 Đặc thù về cơ cấu kinh tế của xã, phường, thị trấn ¿+ ©xz+£xczxxvrxesrxrrrxee 39Tidu két ChUON 083578 ‹a' 4ICHUONG II: THỰC TRANG VE CƠ CAU VÀ HOẠT DONG CUA HOI DONG NHÂN

0.909 42

1 Một số đặc điểm tự nhiên - xã hội của các xã ở Việt Nam hiện 1 re 422 Thuc trang vé co cau va hoat động của Hội đồng nhân dân xã ở Việt Nam 43

2.1 Ưu điểm trong cơ câu và hoạt động của Hội đồng nhân dân xã 43

2.2 Những tôn tại, hạn chế trong cơ cau và hoạt động của Hội đồng nhân dân xã 69

2.3 NQUYEN DAN 8n 71

Tiểu kết chương 2 ooeceeceeececcssesssessessessessecsecsussscssessecsvssecsussussusssecsessvssecsussusssesaesaessessecseessesseeseeaes 76CHUONG III: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHAP DOI MỚI TÔ CHỨC VÀ NÂNG CAOHIEU QUA HOẠT ĐỘNG CUA HỘI DONG NHÂN DAN XÃ Ở VIET NAM 78

1 Phương hướng chung về cơ cau và hoạt động của Hội đồng nhân dân xã trong thời gian tới¬— Ô 782 Nhi€M VU Va Bidi PHP Ồ 78

2.1 Tăng cường sự lãnh dao của Dang ee ccesceseeseeseeseceeceececeeseeseesecsecseceeeeceseeseeseeaeeaeens 782.2 Đổi mới về cách thức tô chức kỳ NOP v.sccsscsssesssesssessesssesssecseessesssessuessesssecssessecssesseesseesses 792.3 Nâng cao chat lượng đại biểu HĐND 2¿©222222z+2ExtSEEESEEErEEErErkrerrrrrrrrrrrree 812.4 Nang cao trách nhiệm của Ủy ban nhân dân trong giải quyết các ý kiến, kiến nghị củaCU tL 0177 :4 842.5 Tiếp tục tăng cường thực hiện chức năng giám sát - ¿2 +++++x++rxzrxee 852.6 Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri 2-2-s+cs+zs+csze: 872.7 Dam bảo điều kiện hoạt động cho Hội đồng nhân dan 2 2 22 s+++sz£: 88Tiểu kết chương 3 -2-2- 5£ ©S£2SE9EE£EEEEEEEEEE121121111171712112112112111171111111 1121111 11 xe 90Cán 92DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2 2 s+E+EE+E2EE+EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEkerkerver 94

Trang 7

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà

nước, Mặt trận Tổ quốc và các tô chức chính trị - xã hội Ba tiểu hệ thống này gắn bóchặt chẽ với nhau, hợp thành hệ thống chính trỊ và vận hành theo hệ thống chiều đọc từTrung Ương xuống cơ sở Trong hệ thống này, cơ quan đại điện cho ý chí của nhân dânở Trung Ương là Quốc hội và ở địa phương là HĐND cấp tỉnh, huyện và xã HĐND cấpxã bao gồm các đại biểu HĐND, do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan QLNN ở địa

phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, chịu trách

nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nha nước cấp trên.

Hiến pháp năm 2013 quy định “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namlà nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”, donhân dân làm chủ và tat cả QLNN thuộc về nhân dân Nhà nước có trách nhiệm đảm bảocho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân được thực hiện theo đúng quy định của Hiếnpháp và Pháp luật Nhà nước phải đóng vai trò là cơ quan thê hiện ý chí của nhân dân,

đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của nhân dân Với vai trò của mình, HĐND cấp Xã CÓ VỊ

trí quan trọng trong cơ cấu tô chức bộ máy nhà nước cũng như tham gia quyết địnhnhững van đề quan trọng ở địa phương theo Luật Tổ chức CQĐP năm 2015.

Thực tế đã cho thấy với cơ cấu và hoạt động của HĐND cấp xã hiện nay đã và

đang vận hành có hiệu quả trong việc đại diện quyền lực của nhân dân cũng như thể hiện

được sự giám sát hoạt động quản lý, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì

dân Tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã không ngừng được củng có và phát triển,đã và đang phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước, từng bướckhẳng định vị trí, vai trò của HĐND ở cơ sở Qua từng năm, HĐND cấp xã đã có nhữngđổi mới về tô chức và hoạt động, nguyên tắc tập trung được tôn trọng, dân chủ trong sinhhoạt được phát huy, chất lượng các kỳ họp được nâng lên Việc xây dựng và ban hànhnghị quyết của HĐND đảm bảo đúng luật và phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.Chất lượng và hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND ngày càng hiệu quả Việc gần

Trang 8

dân, lắng nghe ý kiến và giải quyết nguyện vọng chính đáng của nhân dân được tăng

cường và thực hiện thường xuyên, liên tục.

Có được kết quả như trên là do sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uyDang đối với hoạt động của HĐND Bên cạnh đó là sự chủ động của HĐND đã lựa chọnnhững vấn đề quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và những yêu cầu, đòi hỏi đặt ratrong thực tiễn để xem xét và đưa ra quyết định phù hợp Và quan trọng hơn cả là HĐNDbiết dựa vào dân trong hoạt động và được ND đồng tình, ủng hộ.

Tuy nhiên trong thực tế, tô chức và hoạt động của HĐND ở các xã trong cả nướchiện nay đang có sự không đồng đều, có nơi chưa phát huy đầy đủ vị trí, vai trò của cơ

quan QLNN ở địa phương vả còn tồn tại hạn chế một số mặt như: công tác tham gia xây

dựng và tuyên truyền chủ trương của Đảng, phổ biến giáo dục pháp luật của Nhà nướccũng như Nghị quyết của HĐND còn thiếu chủ động; việc xem xét, quyết định nhữngvan dé quan trọng nhất là về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, đầu tư xây dựng cobản có lúc còn mang tính hình thức; hoạt động giám sát hiệu quả chưa cao, nhiều kiến

nghị thông qua hoạt động giám sát chưa được các cơ quan có trách nhiệm giải quyết kịpthời; công tác hòa giải ở cơ sở còn hạn chế; một số đại biểu HĐND chưa làm tròn trách

nhiệm của người đại biểu dân cử, chưa dành thời gian cần thiết cho hoạt động HĐND;

công tác của đại biểu HĐND ở các xã tại các khu vực như miễn núi, vùng cao, hải đảo

còn gặp nhiều khó khăn[ó, tr 94].

Nguyên nhân tôn tại hạn chế nêu trên có nhiều, nhưng một trong những nguyên

nhân chính là do cơ cấu tổ chức HĐND còn bất cập, cơ chế hoạt động có lúc, có nơi còn

chưa phát huy được vai trò của cơ quan đại diện cho nhân dân.

Dé tăng cường hiệu lực, hiệu qua của HĐND cấp xã là cấp gần dân nhất, đảm bao

thật sự vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và phát huy được vai trò của HĐND

là việc hết sức quan trọng Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá van dé này từ thựctiễn các xã ở Việt Nam là cần thiết và nên làm Đề từ đó, đề xuất các giải pháp hiệu quả,có tính thực thi nhằm góp phần nâng cao hơn tính hiệu lực, hiệu quả của HĐND cấp xã.

Trang 9

Từ lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn vấn đề “Cơ cấu và hoạt động của Hộiđồng nhân dân xã ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành

Chính trị học.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Hiện nay, hoạt động nghiên cứu về vị trí, tính chất, vai trò, chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và hoạt động của HĐND đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, đề tài khoahọc thực hiện, trong đó nhiều công trình nghiên cứu, bài viết, hội thảo xung quanh vấndé nay Có thể ké ra một số bài viết, công trình như sau:

Sách Mô hình tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa

Việt Nam (2007) do GS.TSKH Đào Tri Úc chủ bién[68, tr 99] Cuốn sách đã dé cập tới

ý nghĩa của việc phân tích những nội dung về tính chất, vị trí, vai trò của HĐND khi đặttrong thê chế Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được các tác giả chútrọng làm rõ Thông qua việc xác định tính chất, vị trí, vai trò của cơ quan này, nhắnmạnh thực hiện cơ chế phân quyền dé hình thành tinh chat tự quản cho HĐND Mặc dù

cần tăng thêm quyền lực dé đảm bảo tính tự quyết, song HĐND van là co quan QLNNở địa phương, đại diện cho quyền hợp pháp và lợi ích chính đáng của nhân dân Do đó,

việc phân quyền không chi giúp cho HĐND thực hiện quyền tự quyết một cách hiệu quamà còn góp phần xây dựng cơ chế phân quyền giữa Trung Ương và địa phương.

Sách Nghiệp vụ công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của

HĐND, UBND (2017) của Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng xuất ban[59, tr 98] Cuốn

sách đã nêu lên tầm quan trọng của việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp

luật đối với các cơ quan quản lý nhà nước thông qua quá trình nhận thức, đánh giá vềnhu cầu điều chỉnh pháp luật, soạn thảo, thảo luận, thông qua, công bố và tổ chức thựchiện Hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước được quản lý, điều hành băng các chủtrương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, do đó thực tế đặt ra yêu cầuphải chú trọng việc nghiên cứu và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụthé hóa những quyết sách, chủ trương của Dang và các nghị quyết của Trung Ương dé

nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quá trình thực hiện công tác quản lý của các cơ quan

nhà nước ở địa phương Tại thành phố Hải Phòng, việc xây dựng và ban hành văn bản

Trang 10

quy phạm pháp luật cơ bản đã đáp ứng những yêu cầu về quản lý của địa phương và thựctiễn cuộc sống.

Kỷ yếu Hội nghị toàn quốc về tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND, 21/3/2003 được diễn ra tại Hà Nội[73, tr 100] Vai trò của cấp ủy Đảng, UBMTTQ đãđược khẳng định trong quá trình thực hiện xây dựng CQĐP Từ việc đánh giá, phân tíchmối quan hệ giữa HĐND các cấp với Đảng ủy và UBMTTQ, hội nghị đã nêu rõ nhữngđiểm mạnh và điểm yếu trong công tác điều hành, quản lý của bộ máy nhà nước tronggiai đoạn hiện nay, đồng thời chỉ ra nguyên nhân dẫn đến những tôn tại, hạn chế ấy.Trong hội nghị này, có thé kể đến một số bài tham luận tiêu biéu như: “Mối quan hệ giữaUBMTTQ, HĐND, UBND và một số kiến nghị về việc sửa đồi luật về HĐND” của bà

19-Nguyễn Thị Loan; “Phát huy vai trò của UBMTTQ Việt Nam trong công tác tham gia

xây dựng NNPQ của dân, do dan, vì dân” của ông Phạm Thế Duyệt đã có những đánhgiá khách qua, cụ thê về mối quan hệ giữa UBND và HĐND Những giải pháp, phương

án khắc phục cũng được kịp thời đưa ra dé điều chỉnh các quan hệ phủ hợp với tình hình,bối cảnh thực tế.

Luận án Đổi mới tổ chức và hoạt động cua HĐND trong điều kiện xây dựng và

hoàn thiện nên dân chủ ở Việt Nam hiện nay (2014) của TS Dinh Ngọc Thang[60, tr.98]: Căn cứ theo những quy định của pháp luật hiện hành, luận án đánh giá về cách thức

tô chức và hiệu quả hoạt động của các cấp HĐND trên thực tế, từ đó nêu ra những ưu

điểm và nhược điểm trong quá trình vận hành của cơ quan HĐND Thực trạng tô chứcvà hoạt động của HĐND hiện nay đòi hỏi phải được tiếp tục đôi mới về tổ chức va nângcao hiệu quả hoạt động, bao gồm các quan điểm đổi mới và một số giải pháp bao đảmcho việc đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND đáp ứng những điều kiện về xây dựngvà hoàn thiện nền dan chủ ở Việt Nam.

Luận án Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở

Miệt Nam hiện nay (2008) của TS Dam Bích Hién[29, tr 96]: Trên cơ sở những quy định

của luật về tô chức QCDP, tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về tổ chứcvà hoạt động của bộ máy CQDP trong giai đoạn 2002 - 2007 thông qua việc đối chiếucơ cấu tô chức và hoạt động của CQDP cấp xã trên thực tế với những quy định của pháp

Trang 11

luật được Nhà nước ban hành Từ việc tổng hợp và đánh giá các kết quả thu được, mộtsố quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của CQDP cấp xãđã được tác giả đưa ra nhằm nâng cao năng lực điều hành, quản lý của bộ máy nhà nước

ở địa phương.

Luận án Bau cử đại biểu HĐND các cấp ở Việt Nam hiện nay (2021) của TS Trần

Thị Hoa Lê[44, tr 98] đã khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động bầu cử, không chỉ

riêng ở Việt Nam mà còn mang yếu tô tiên quyết đối với hệ thống chính tri của nhiềuquốc gia trên thế giới Bầu cử là phương thức hợp pháp, hợp hiến để xây dựng thể chếtại các quốc gia theo mô hình cộng hòa dân chủ, thể hiện sự đồng thuận của nhân dânbằng hình thức ủy quyền cho cá nhân hoặc tập thể có sự tín nhiệm cao trong cộng đồngdé điều hành và quản lý nhà nước, đem lại lợi ích cho nhân dân Theo đó, hoạt động bầucử mà cụ thé là bau cử đại biểu HĐND là phương thức thé hiện tính tự do, dan chủ, côngbang dé nhân dân lựa chọn những đại biểu xứng đáng, đại diện để thực hiện quyền vàlợi ích hợp pháp của mình, qua đó hình thành chính quyền của nhân dân, do nhân dân,

vì nhân dân Từ việc nghiên cứu quá trình bầu cử đại biểu HĐND các cấp, luận án đã

xây dựng một số vấn đề lý luận chung, trong đó có nội dung về vị trí, chức năng, nhiệm

vụ, quyên hạn của HĐND và đại biểu HĐND Đây là một trong những tiền dé quan trọngnhằm tìm ra giải pháp giúp nâng cao chất lượng bau cử đại biểu HĐND các cấp, trong

đó có HĐND cấp xã.

Luận án Hoàn thiện chế độ bau cử đại biểu HĐND ở Việt Nam hiện nay (2008)

của TS Vũ Thị Loan[48, tr 98] Thực trạng tô chức và hiệu quả hoạt động của các cấp

HĐND hiện nay được phân tích, làm rõ để xác định những kết quả đã đạt được trong

cách thức tổ chức và vận hành của cơ quan HĐND, đồng thời nêu lên những hạn chế,tồn tại của cơ quan này Tác giả kiến giải về một số nguyên nhân của những tôn tại, hạnchế hiện nay có nguồn gốc từ các quy định của pháp luật về bau cử đại biểu HĐND cáccấp chưa được rõ ràng, cụ thê Từ việc đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành vềchế độ bầu cử và hoạt động tổ chức bau cử đại biểu HĐND các cấp được triển khai trênthực tế, tác giả dé xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện các quy định của luật về bầucử đại biểu HĐND ở Việt Nam.

Trang 12

Luận án Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan CQĐP ở Việt Namhiện nay (2016) của TS Tran Công Dũng[23, tr 95] đã đưa ra cơ sở lý luận và cơ sở thựctiễn trong tô chức và hoạt động của CQÐP ở Việt Nam, đồng thời chỉ ra những hạn chếtrong cơ cấu tổ chức CQĐÐP và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế còn tôn tai từ đóđặt ra van đề phải xây dựng những nguyên tắc, phương hướng phủ hợp dé tiếp tục xâydựng và hoàn thiện tô chức CQDP.

Nhìn chung, tầm quan trọng của cơ quan HĐND các cấp đối với hệ thống chínhtrị Việt Nam và với sự phát triển chung của xã hội trên nhiều phương diện như kinh tẾ,chính tri, văn hóa, giao dục, đều được các đề tài khoa học, các công trình nghiên cứunêu trên công nhận Trong quá trình phân tích, đánh giá về vai trò, vị trí của HĐND trongsơ đồ bộ máy nhà nước, nhiều tác giả nhận định về cơ cấu tô chức và hoạt động của

HĐND như hiện nay chưa thật sự hiệu quả, còn mang tính hình thức và bị lệ thuộc vào

UBND - vốn là cơ quan thường xuyên tiếp xúc với nhân dân và trực tiếp triển khai các

văn bản chỉ đạo của cơ quan nhà nước cấp trên tại địa phương, điều này vô hình khiếncho vị thế của của UBND ngày càng được nâng cao, trong khi HĐND là cơ quan đại

diện cho ý chí, quyền hợp pháp và lợi ích chính đáng của nhân dân lại không khăng địnhđược tiếng nói của mình Đã có những phân tích làm rõ nguyên nhân và đề xuất phươnghướng giải quyết phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND trong tình hình

mới Tổng quan các công trình nghiên cứu có xu hướng tập trung làm rõ thâm quyền,

chức năng, vi trí, vai trò của HĐND ở mỗi giai đoạn lịch sử, chú trọng đi sâu vào thực

trạng về cơ cấu tô chức và hoạt động của HĐND các cấp ở thời điểm trước khi Luật Tổ

chức CQDP 2015 được thông qua va có hiệu lực Căn cứ theo những quy định của Luật

và hoạt động của HĐND trên thực tẾ, các tác giả đã nêu ra những ưu điểm va hạn chế,đồng thời chỉ rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan của những hạn chế ấy.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn đặt ra mục đích nghiên cứu làm rỡ về cơ cau và hoạt động của HĐNDcấp xã ở Việt Nam, từ đó đánh giá thực trạng của HĐND các xã khu vực nông thôn hiện

nay Trên co sở đó dé xuât các giải pháp chủ yêu có liên quan đên cơ câu và hoạt động

Trang 13

của HĐND xã ở Việt nam nhằm từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơ quan

QLNN tại địa phương.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ những vấn đề lý luận về cơ quan đại diện của nhân dân là HĐND cáccấp nói chung và ở các xã ở Việt Nam nói riêng.

- Phân tích, đánh giá thực trạng về cơ cau và hoạt động của HĐND cấp xã ở ViệtNam hiện nay chỉ ra nguyên nhân của thực trạng và những vấn đề đặt ra.

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu liên quan đến cơ cấu và hoạt động của HĐNDcấp xã ở Việt Nam dé hoạt động ngày càng chất lượng, hiệu quả hon.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chi Minh về cơ quan đại diện của nhân

- Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức CQDP 2015 (sửa đổi, bổ sung 2019) về khái niệm

cơ quan dân cử và cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của HĐND cấp xã.

- Cơ cấu và hoạt động của HĐND tại các xã nông thôn ở Việt Nam ở khu vực

đồng bằng, đồi núi, ven biển va hai đảo.

4.2 Phạm vỉ nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu tư tưởng chỉ đạo của Đảng, các quy định củaPháp luật và thực tiễn tổ chức, hoạt động của HĐND xã (không bao gồm cấp hành chínhthị tran, phường).

- Phạm vi về không gian: Cơ quan HĐND ở các xã nông thôn Việt Nam tại các

khu vực đồng bằng, miền núi, ven biển và hải dao.

- Phạm vi về thời gian: Luận văn đánh giá thực trạng cơ cấu và hoạt động củaHĐND cấp xã trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2021.

Trang 14

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lénin,

tư tưởng Hồ Chi Minh và quan điểm của Dang về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN

là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

5.2 Cơ sở thực tiễn

Luận văn được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn về cơ cau và hoạt độngcủa HĐND các xã ở Việt Nam từ 2016 đến 2021 cũng như nghiên cứu một số nghị quyết,báo cáo tổng kết đánh giá của Trung Ương, tỉnh thành và các xã ở Việt Nam có liên quan

tới HĐND xã.

5.3 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin, đồngthời sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp lịch sử, phươngpháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp tong hợp.

6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn góp phần củng có thêm các luận điểm khoa học về xây dựng nha nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân theo tinh thần Hiến

pháp 2013, đảm bảo cho HĐND các xã thực sự là cơ quan đại diện cho quyền hợp pháp

và lợi ích chính đáng của nhân dân tại địa phương.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho các cấp ủy đảng, HĐND các xãtrong nâng cao chất lượng tô chức và hoạt động Đồng thời cũng là nguồn tài liệu phục

vụ cho công tác nghiên cứu, học tập, giảng dạy ở các trường chính trị của các tỉnh, thành

và trung tâm bồi dưỡng cán bộ các huyện.7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, nội dung

luận văn g6m có 3 chương như sau:

10

Trang 15

Chương I: Những vấn đề lý luận về cơ cấu và hoạt động của HĐND xã ở ViệtNam.

Chương IT: Thực trang về cơ cau và hoạt động của HĐND xã ở Việt Nam.

Chương III: Nhiệm vụ, giải pháp đổi mới cơ cấu tổ chức va nâng cao hiệu quả

hoạt động của HĐND xã ở Việt Nam hiện nay.

I1

Trang 16

CHUONG I: NHỮNG VAN ĐÈ LÝ LUẬN VE HOAT ĐỘNG VÀ TO CHỨC

CUA HOI DONG NHÂN DÂN XÃ

1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ quan

đại diện của nhân dân

1.1 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về cơ quan đại diện của nhân

Sau 5 năm ké từ thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga, chính quyền viết đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế như bộ máy nhà nước vẫn mang dáng dấp của bộ

Xô-máy nhà nước cũ, tô chức céng kénh, hoạt động không hiệu qua, nang lực tô chức chưa

đáp ứng được quá trình triển khai các nội dung, nhiệm vụ theo chức năng của nhà nước.

Tình hình đó đã đặt ra yêu cầu phải xây dựng một nhà nước kiểu mới Theo quan điểmcủa Lênin “Nhà nước kiêu mới phải thê hiện rõ tính nhân văn sâu sắc, tính ưu việt vượt

trội so với các nhà nước trước đó; phải thực sự là nhà nước của nhân dân, do nhân dân,

vì nhân dân, lay lợi ich của nhân dân làm mục tiêu tối thượng dé phục vụ” Từ nhữngluận điểm chung về xây dựng nhà nước kiểu mới, việc tổ chức CQĐP có thể được kiến

giải theo những nội dung như sau:

Một là, Đảm bảo vị trí, vai trò lãnh đạo và cầm quyền của Đảng Cộng sản đối vớichính quyền các cấp, bao gồm chính quyền cấp Trung Ương và chính quyền cấp cơ sở.

Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước đã trở thành tinh tat yêu khách quan được Lênin

khang định: “Chủ nghĩa Mác giáo dục Dang công nhân là giáo dục đội tiên phong của

giai cấp vô sản, đội tiên phong ấy đủ sức nắm chính quyền và dẫn dắt toàn dân tiến lên

chủ nghĩa xã hội, đủ sức lãnh đạo và tô chức một chế độ mới, đủ sức làm thầy, làm người

dẫn đường lãnh đạo tất cả những người lao động và những người bị bóc lột để giúp họtổ chức đời sống xã hội của họ mà không cần đến giai cấp tư sản và chống lại giai cấptư sản”[45, tr 98] Đề làm tốt vai trò lãnh đạo của mình, Đảng phải có sự gan bó mậtthiết với nhân dân, làm cho hoạt động của CQDP các cấp được đặt dưới sự kiểm tra,

giảm sát của nhân dân.

Hai là, Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ là vô cùng cần thiết Tuynhiên, nếu quá đặt nặng vấn đề tập trung quyền lực sẽ dẫn đến hiện tượng chuyên quyền,

12

Trang 17

độc đoán còn nếu quá chú trọng yếu tố dân chủ sẽ rơi vào tình trạng mất tập trung, vôchính phủ Do đó, việc cân băng hai yếu tố tập trung dân chủ là mau chốt dé phát huysức mạnh chính quyên nhân dân.

Ba là, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa Chủ nghĩa Mac - Lénin luận giải bản

chất của dân chủ XHCN là kết quả của việc giai cấp công nhân và nông dân lao độnggiành được quyền lực chính trị, bước đầu sẽ tạo ra một chế độ dân chủ, qua đó trực tiếphoặc gián tiếp tạo ra quyền thống trị của giai cấp vô san[10, tr 94] Vì vậy, nhà nước xãhội chủ nghĩa phải là công cụ hữu hiệu đề nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.

Bốn là, tô chức bộ máy cần được tinh gọn, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ;

phù hợp với yêu cầu thực tiễn Nguyên tắc “thà ít mà tốt” là nguyên tắc được Lênin quan

tâm và yêu cầu thực hiện khi tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước theo hướng gọn nhẹ,tỉnh giản dé tăng cường hiệu quả và tiết kiệm và bộ máy ấy phải đảm bảo hoàn toàn phục

tùng chính trị chứ không phải là chính trị phục tùng bộ may[46, tr 98].

Năm là, QLNN tại địa phương cần có cơ chế kiểm soát Lênin chỉ rõ: “Nếu quyềnlực chính trị trong nước nằm trong tay một giai cấp có quyền lợi phù hợp với quyền lợiđa số, thì mới có thé thực hiện việc điều khiển công việc quốc gia theo đúng nguyệnvọng của đa số Nhưng nếu lợi ích của giai cap cam quyền không phủ hợp với lợi ích đa

số thì hoàn toàn có thé dẫn đến xung đột hoặc mạnh hơn là đàn áp đa số”[47, tr 98] Do

đó, việc thực thi quyền lực phải đi đôi với kiểm soát quyền lực để đảm bảo QLNN được

sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.

Sáu là, Pháp luật là công cụ của Nhà nước trong việc quản lý xã hội C.Mác nhấn

mạnh: “Không một người nào, ngay cả nhà lập pháp ưu tú nhất, cũng không được đặt

minh cao hơn luật pháp do minh bảo vệ”[1 1, tr 94] Pháp luật là căn cứ có tính tối thượngdé điều chỉnh hành vi của các cá nhân trong cộng đồng, ké cả Nhà nước - vốn là cơ quan

ban hành Pháp luật Tuy nhiên, trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, Pháp luật cần có sự

điều chỉnh dé phù hợp với bối cảnh chung của xã hội, lam cho các điều luật luôn mangtính khách quan và được triển khai đồng bộ, hiệu quả.

Như vậy, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dung nhà nước kiểu mớiđã trở thành cơ sở lý luận tiến bộ trong công cuộc xây dựng chế độ Xã hội chủ nghĩa ở

13

Trang 18

nước ta Trong đó, nội dung về xây dựng nhà nước phục vụ lợi ích chính đáng của nhândân đóng vai trò là tri thức nền tảng, được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản ViệtNam nghiên cứu trong suốt quá trình xây dựng chính quyền các cấp, cụ thé là ở cấpTrung Ương bao gồm Quốc hội và Chính phủ, ở cấp địa phương là các cơ quan HĐND

và UBND.

1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về co quan đại diện của nhân dân

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định việc xây dựng nhà nước đảm bảo tínhhợp hiến, hợp pháp, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là nội dung vôcùng quan trong trong việc xây dựng CQĐP Đây là quan điểm mang tính quyết định,

được sử dụng làm căn cứ trong việc thiết lập bộ máy chính quyền nhân dân Do đó, tư

tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng CQDP được được kiến giải theo năm nội dung cơ bảnsau: 1 - Xây dựng pháp luật dé “thực hiện chính quyền mạnh mẽ va sáng suốt của nhândân”; 2 - Ban hành pháp luật dé tô chức bộ máy nhà nước, thực hiện một NNPQ; 3 - Ban

bố pháp luật dé công bố các quyền tự do, dân chủ của nhân dân; 4 - Nghiêm trị bằng

pháp luật các tội phạm và vi phạm pháp luật; 5 - Pháp luật phục vụ cho công cuộc kháng

chiến và kiến quốc[42, tr 97].

Xét về tầm quan trọng của CQDP, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng CQDP có tổchức và hoạt động phù hợp với những đặc điểm, bối cảnh cụ thê của Việt Nam về phương

thức quan trị quốc gia và quản lý xã hội CQDP là một bộ phận cấu thành hệ thống chính

trị Việt Nam, được tô chức chặt chẽ, thống nhất và đặt dưới sự chỉ đạo của Trung Ương

theo mối quan hệ “Địa phương phục tùng Trung Ương” CQDP ở ba cấp Tỉnh, Huyện,

Xã là hệ thống cơ quan do nhân dân bầu ra, đại diện nhân dân chấp hành các chủ trươngcủa Dang và chính sách của nhà nước về các lĩnh vực của đời sống xã hội Tam quantrọng của CQDP đặc biệt là ở cấp xã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắn mạnh là “cấp gần

gũi nhân dân nhất, nền tảng của hành chính Cấp xã làm được thì mọi việc đều xong

xuôi”[50, tr 98].

Giai đoạn từ 1945 - 1969 là thời kỳ Hồ Chí Minh giữ vai trò Chủ tịch nước, dođó văn bản quy phạm pháp luật về tô chức và hoạt động của CQDP đều nhấn mạnhCQDP là công cụ dé thực hiện chức năng quản lý nhà nước, quản lý xã hội trên phạm vi

14

Trang 19

quan lý của CQĐP: “Đề thực hiện chính quyền nhân dân địa phương trong nước ViệtNam, sẽ đặt hai thứ cơ quan là HĐND và UBHC”[12, tr 95]; “HĐND các cấp là cơ quanQLNN ở địa phương, do nhân dân bầu ra”; “UBHC các cấp là cơ quan QLNN ở địaphương, do nhân dân bầu ra”; “UBHC các cấp là cơ quan chấp hành của HĐND cùng

cấp, là cơ quan hành chính của nha nước ở cấp ấy”[56, tr 98].

Về vai trò của CQDP, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân mạnh là cơ quan nhà nước gầngũi nhất với nhân dân, do đó phải thường xuyên quan tâm chăm lo đời sống của nhândân về mọi mặt dé nâng cao chất lượng đời sống và tích cực phát huy quyền làm chủ của

nhân dân trong việc xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức và hoạt động của CQDP có thé hiểu là xây

dựng bộ máy nhà nước đảm bảo tính dân chủ nhân dân và tính tự quản Hai tính chất nàythé hiện rõ nguyên lý dan chủ mới của bộ máy quản lý xã hội là chính quyền trực tiếp vàchính quyền tập trung Theo đó, hiệu quả trong việc điều hành, quản lý xã hội của CQDPđược thê hiện ở tính tập trung, thống nhất từ cấp Trung Ương tới cấp cơ sở, mỗi CQDP

cấp dưới là mô hình thu nhỏ của CQDP cấp trên Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng:

“UBND (làng, huyện, tỉnh, thành phó) là hình thức chính phủ trong các địa phương, saukhi khởi nghĩa thang lợi” [49, tr 98].

Mô hình CQDP được quy định tại điều 1, Sắc lệnh số 63/SL, bao gồm hai co quanHĐND và UBHC, được tổ chức theo nguyên tắc như sau: HĐND và UBHC là hai cơquan cấu thành Chính quyền nhân dân địa phương trong nước HĐND là cơ quan đại

diện nhân dân, được nhân dân ủy quyền và do nhân dân bầu ra theo hình thức phô thông

và trực tiếp đầu phiếu UBHC là cơ quan do HĐND bầu ra, thực hiện các nhiệm vụ, chỉ

thị của Chính phủ và thay mặt cho nhân dân địa phương điều hành quản lý nhà nước,

quản lý xã hội trong phạm vi địa phương.

Tính khoa học, hợp lý trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tô chức CQDP được thé

hiện trong việc phân chia chính quyền nông thôn và chính quyền đô thị Sắc lệnh số63/SL ngày 22/11/1945 đã quy định cụ thé về tổ chức và hoạt động của CQDP nông thônvề việc cấp tỉnh và cấp xã là hai đơn vị hành chính có đầy đủ hai cơ quan HĐND vàUBHC Đối với cấp huyện chỉ có UBHC mà không có HĐND Cách thức tổ chức này

15

Trang 20

giúp cho CQDP quản lý xã hội một cách hiệu quả, đồng thời thé hiện được tính dan chủtrực tiếp va dân chủ đại diện trong việc hình thành các thiết chế về tổ chức của CQDP.Bên cạnh đó, Sắc lệnh 63 cũng quy định cụ thé về nhiệm vụ, quyền hạn cho CQDP ởtừng cấp và cho từng cơ quan Từ đó, có thé thay tư tưởng Hồ Chí Minh về mô hình tôchức và hoạt động của CQDP đã kết hợp hài hòa yếu tố truyền thống và hiện dai, tínhdân tộc và tính nhân loại đồng thời bảo đảm hiệu quả trong công tác quản lý nhà nướccủa CQDP thông qua việc xác lập rõ tam quan trọng, vị trí, vai trò, nguyên tắc tổ chứcvà hoạt động của các cơ quan CQĐP ở từng cấp và từng phạm vi, khu vực.

Trong quá trình hoạt động, CQDP cần được đảm bảo về tính hiệu lực, hiệu quảtrong các hoạt động của mình Chủ tịch Hồ Chi Minh yêu cầu việc tổ chức bộ máy CQDP

phải được xây dựng một cách khoa học, hợp lý và phù hợp với tình hình chính trị - xã

hội của từng quốc gia Hồ Chí Minh đã không áp dụng mô hình tô chức chính quyền củacác quốc gia trên thế giới một cách máy móc mà Người có sự chọn lọc, kế thừa một số

nguyên tắc tổ chức phù hợp và vận dụng sáng tạo dựa trên những yếu tố khách quan về

điều kiện tự nhiên, truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, đặc điểm văn hóa của ViệtNam, từ đó xây dựng mô hình nhà nước mang bản chất giai cấp công - nông, có đầy đủ

đặc điểm của một nhà nước dân chủ của riêng nhân dân Việt Nam.

Cách mạng tháng Tám thành công, nhà nước công hòa dân chủ nhân dân ra đời

nhưng cũng đồng thời phát sinh một số khó khăn trong quá trình tổ chức bộ máy nhànước Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra một số tồn tại, hạn chế như việc các cán bộ nhà

nước chưa quen với công việc hành chính, đối với cơ quan UBND thường mắc phải căn

bệnh lộn x6n, thiếu tổ chức, số lượng cán bộ hành chính còn thiếu rất nhiéu, dan đến

tinh trạng “chia công việc không khéo thành ra bao biện” Dé khắc phục tình trạng đó,bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh được in trên báo Cứu quốc số 40, ngày 11/9/1945 đãhướng dẫn cách thức tổ chức cơ quan UBND các cấp làng, huyện, tỉnh, thành phố vớiquy mô từ 5 đến 7 người như sau: 01 Chủ tịch đứng đầu Ủy ban, chịu trách nhiệm đônđốc, giám sát các thành viên, giữ liên lạc với cấp trên và cấp dưới tại địa phương, triệu

tập và điều hành các cuộc hop; 01 Phó Chủ tịch giúp việc, thay mặt Chủ tịch khi di vắng:

01 Thư ký giữ số sách, làm biên bản trong các cuộc họp; 01 Ủy viên phụ trách chính trị

16

Trang 21

với nhiệm vụ thành lập tòa án xét xử, tuyên truyền, huấn luyện chính trị cho nhân dân,

xây dựng tinh thần đoàn kết nhân dân với chính phủ; 01 Ủy viên phụ trách tài chính,trông coi quỹ địa phương, quyên tiền, thu thuế lợi tức, xây dựng các phương án phát triểnkinh tế địa phương, nâng cao trình độ nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và cảithiện đời sống nhân dân; 01 Ủy viên phụ trách quân sự, thực hiện huấn luyện tự vệ giữvững an toàn cho nhân dân, động viên tinh thần nhân dân vào việc tham gia đấu tranh dukích chống xâm lược; 01 Ủy viên phụ trách xã hội, thực hiện tô chức, giám sát hoạt độngcủa các cơ quan y tế vệ sinh, cơ quan phụ trách văn hóa, giải trí, cơ quan quản lý giáo

dục - dao tạo Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng yêu cầu cán bộ, công chức hoạt

động trong cơ quan UBND cần rèn luyện, phát huy tỉnh thần trách nhiệm trong công tácđiều hành và quản lý.

Đề tổ chức và hoạt động của CQĐP có hiệu qua thì không thé thiếu được phươngpháp dân vận Dân van là nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng CQDP,

đặc biệt là đối với cấp thôn, làng, bản Dân vận được hiểu là phương pháp diễn đạt,thuyết phục chính trị trong quản lý nhà nước, bao gồm hai nội dung: dân vận của chínhquyền và tác phong dân vận của cán bộ, công chức Trong tác phẩm “Dân vận”, Chủ tịch

Hồ Chí Minh khang định: “Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả

hội viên các tổ chức nhân dân đều phải phụ trách dân vận Trong phong trào thi dua cho

đủ ăn, đủ mặc, cán bộ Chính quyền và cán bộ Doan thé địa phương phải cùng nhau bản

tính kỹ càng, cùng nhau chia công rõ rệt, cùng nhau đi giải thích cho dân hiểu, cổ động

dân, giúp dân đặt kế hoạch, tổ chức nhân công, sắp xếp việc làm, khuyến khích, đôn đốc,

theo dõi, giúp đỡ nhân dân giải quyết những điều khó khăn Cán bộ canh nông thì hợptác mật thiết với cán bộ địa phương, đi sát với dân, thiết thực bày vẽ cho dân cách trồng

trọt, chăn nuôi, cách chọn giống, ủ phân, làm cỏ, Những hội viên các đoàn thể thì phải

xung phong thi đua làm, dé làm kiểu mẫu cho dân, giúp dân làm”[53, tr 98].

Trong tổ chức CQDP, đội ngũ cán bộ có vai trò vô cùng quan trọng, là cầu nốigiữa chính quyền và nhân dân Bàn về vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức, Chủ tịchHồ Chí Minh nhận định: “Hoạt động của cán bộ, công chức không chỉ để phục vụ Đảng,

Chính phủ mà vân dé cot yêu là vì lợi ích của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân

17

Trang 22

dân” Qua đó, mau chốt của van dé “vi lợi ích nhân dân” chính là tinh thần, trách nhiệmđối với các cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ Bên cạnh đó, phẩm chất,bản lĩnh và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức cũng cần được chútrọng bởi đây là yếu tố chính tạo nên hiệu quả trong tô chức và hoạt động của bộ máynhà nước Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rang dé nâng cao pham chất, bản lĩnh và trình độchuyên môn của người cán bộ, cần thực hiện việc kiện toàn tổ chức và lề lỗi làm việc;nâng cao tính tô chức, tính kỷ luật và đạo đức cách mạng của toàn thể cán bộ, đảng viên.“Đảng và Chính phủ dé ra chính sách Cán bộ phải nghiên cứu, hiểu suốt, thấm nhuan

chính sách Ấy Theo chính sách ay ma diéu tra, nghiên cứu, thấu hiểu hoàn cảnh, thiết

thực của đơn vị mình, địa phương mình Rồi đặt kế hoạch rõ rang, ti mi, thiét thuc dé

giải thích, tuyên truyền, cổ động quan chúng, làm cho mọi người hiểu thấu va ủng hộchính sách của Đảng và Chính phủ như là của họ, rồi thi đua thực hiện đầy đủ chính sáchay Như thế là làm tròn nhiệm vu”[51, tr 98].

Song song với quá trình tự rèn luyện của cán bộ, công tác tô chức cũng được Chủtịch Hồ Chí Minh quan tâm, xây dựng phương pháp bồ trí, sử dụng cán bộ theo nguyêntắc: “Tài to ta dùng làm việc to, tài nhỏ ta cất làm việc nhỏ, ai có năng lực vào việc gì,ta đặt ngay vào việc Ấy” Đề thực hiện tốt công tác tô chức, Hồ Chí Minh nhấn mạnh vềviệc cần thiết phải bố trí công việc sao cho phù hợp với sở trường, sở đoản của từng cán

bộ: “Công việc có việc khó, việc dễ, việc nặng, việc nhẹ Phải phân phối thế nào cho

người đúng với việc, việc đúng với người, và ai cũng có công việc, cũng phan khởi lao

động” Do đó, cần tô chức bố trí cán bộ, sắp xếp công việc một cách khoa học, hợp lý

thì công tac cán bộ mới thật sự có hiệu lực, hiệu quả.[52, tr 98]

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, phương pháp làm việc đúng đắn là phải bắt nguồntừ ý chí, nguyện vọng của nhân dân và từ yêu cầu thực tiễn đặt ra Đối với những phương

án làm việc chưa phù hợp, cần mạnh dạn loại bỏ, sửa đối: “Cách tổ chức và cách làm

việc nào chưa phủ hợp với quan chúng thì ta phải có gan đề nghị lên cấp trên dé bỏ đihoặc sửa lại Cách nào hợp với quần chúng, quần chúng cần thì dù chưa có sẵn, ta phảiđề nghị lên cấp trên mà đặt ra, rồi báo cáo sau, miễn là được việc”; “việc to, việc nhỏđều phải phù hợp với lòng ham, ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng, thì mới có

18

Trang 23

thé phục vụ được quan chúng Dua mọi van đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giảiquyết Chúng ta có khuyết điểm, thì thật thà thừa nhận trước mặt dân chúng Nghị quyếtgi mà dân chúng cho là không hợp thì dé họ đề nghị sửa chữa Dựa vào ý kiến của dânchúng mà sửa chữa cán bộ và tô chức của ta”[50, tr 98].

Như vậy, dé xây dựng bộ may CQDP thật su hiệu lực, hiệu quả thì cần tiễn hànhthực hiện từ cấp cơ sở bởi đây là cấp gần dân nhất, can thiệp, tác động trực tiếp tới đờisống nhân dân Do đó, cần đảm bảo bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiện đạithì tổ chức và hoạt động của CQDP mới thật sự bền vững và ton tại đúng với mục tiêu

phục vụ ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

2 Quy định của Pháp luật hiện hành về mô hình chính quyền địa phương cấp xã

2.1 Tổ chức bộ máy chính quyền địa phương cấp xã

Ở Trung Ương và các cấp địa phương, CQDP là một trong những nội dung có vịtrí hết sức quan trọng trong tô chức bộ máy nhà nước Chính quyền địa phương là thuật

ngữ được sử dụng đề chỉ những thiết chế nhà nước, có tư cách quyền lực công, được

thành lập một cách hợp hiến, hợp pháp dé quản lý điều hành mọi mặt đời sống, kinh tế,chính trị, văn hóa, xã hội trên một đơn vị hành chính - lãnh thổ của một quốc gia, tronggiới hạn thầm quyền, cách thức, thủ tục do pháp luật quy định[39, tr 97].

Theo điều 30, Luật Tô chức CQĐP 2015, cơ cấu tô chức chính quyền địa phương

cấp xã hiện nay bao gồm hai thành tố là HĐND xã và UBND xã HĐND xã là cơ quanQLNN ở địa phương, ban hành các chính sách giải quyết các van dé về phát triển kinhtế, an sinh xã hội, an ninh quốc phòng, UBND là cơ quan hành chính nhà nước thầmquyền chung có chức năng thi hành nghị quyết của HĐND xã, thông qua việc chỉ đạo,phân công nhiệm vụ cho các cơ quan hành chính thâm quyền chuyên môn trực thuộcUBND xã.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của CQDP cấp xã, điều 31 Luật tổ chức CQĐÐP 2015 cóquy định cho HĐND về nhiệm vụ, quyền hạn trong việc tô chức và bảo đảm việc thihành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn xã; quyết định những van đề của xã trong phạmvi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp

luật có liên quan; thực hiện nhiệm vụ, quyên hạn do cơ quan hành chính nhà nước câp

19

Trang 24

trên ủy quyên; chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp huyện về kết quảthực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã; quyết định và tôchức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động cácnguồn lực xã hội dé xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an

ninh trên địa bàn xã.

Trong cơ cau tô chức CQDP ở nước ta, HĐND là cơ quan QLNN ở địa phương,bao gồm các đại biểu được nhân dân tin tưởng bau ra, thay mặt cho nhân dân nam giữ

QLNN để thực hiện các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dan Theo khoản

1, điều 6 Luật Tổ chức CQDP 2015, khái niệm về cơ quan HĐND được ghi nhận như

sau: “HĐND là tập thé các đại biểu HĐND do cử tri địa phương bầu ra, là cơ quan QLNNở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, chiutrách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”.

2.2 Cơ cấu và hoạt động của Hội đồng nhân dân xã

Từ khái niệm cơ quan HĐND được ghi nhận trong Luật Tổ chức CQDP 2015, cóthể khái quát về HĐND xã như sau: HĐND xã là cơ quan HĐND được tô chức tại đơn

vị hành chính cấp xã va do cử tri trong xã bầu ra để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ

của cơ quan QLNN tại địa phương HĐND xã chịu trách nhiệm trước cử tri và nhân dân

trong xã, đồng thời thực hiện báo cáo công tác trước HĐND huyện và UBND huyện.

2.2.1 Khái niệm về cơ cấu và hoạt động của Hội đồng nhân dân xã

Cơ cấu được hiểu là phạm trù triết học dùng dé mô tả, biểu thị cơ cấu, cấu trúc

bên trong hoặc tỉ lệ những mối quan hệ giữa những bộ phận cau thành và kết hợp tạo

nên 1 hệ thống Đồng thời cơ cau còn được thé hiện như 1 tập hợp những mối quan hệvề liên kết hữu cơ,các yếu tố khác nhau của một hệ thống nhất dinh[66, tr 99].

Trong các lĩnh vực khác nhau, cơ cầu cũng có thé được biểu hiện khác nhau như:

cơ cấu kinh tế, cơ cầu xã hội, cơ cấu tổ chức,

“Tổ chức” là quá trình sắp xếp, bố trí, các công việc, giao quyền hạn và phân phốicác nguồn lực của tổ chức sao cho chúng đóng góp một cách tích cực nhất và có hiệu

quả nhât vào các nhiệm vụ, mục tiêu chung của chủ thê Tô chức còn có thê hiệu là cơ

20

Trang 25

cấu tồn tại của sự vật, hiện tượng, là sự liên kết các yếu tố thuộc nội dung của sự vật,

hiện tượng đó|[ 6ó, tr 99].

Cơ cấu tổ chức được hiểu là 1 hệ thống các mối quan hệ vừa độc lập, vừa phụthuộc trong tô chức, thê hiện những nhiệm vụ rõ ràng đo ai làm, làm cái gì và liên kếtvới các nhiệm vụ khác trong tổ chức như thé nào nhằm tao ra sự hợp tác nhịp nhàng dédap ứng các mục tiêu của tô chức Hay hiéu theo cách khác là sự tổ chức về cơ cấu và tôchức về quá trình hoạt động Tổ chức về cơ cầu quy định về việc hình thành nên chủ thévà các cơ quan, thành phần tạo nên bộ máy của chủ thể, xác định mối quan hệ giữa cáccơ quan, thành phần trong chủ thé với nhau, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

cho từng cơ quan, thành phần.

Theo khái niệm nêu trên, có thé hiểu cơ cấu HĐND là cách thức sắp xếp và tôchức bộ máy HĐND ở cấp xã, trong đó bao gồm hoạt động bầu cử và việc quy định cácnội dung về nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan của HĐND Việc bầu

cử được tiến hành theo đúng nguyên tắc hiệp thương dân chủ dé bau ra đại biểu HĐNDvà các chủ thể bên trong bao gồm cơ quan TTHĐND và các Ban của HĐND xã Bêncạnh đó, mối quan hệ của HĐND xã, trong đó bao hàm cả quan hệ nội bộ, quan hệ đồng

cấp và quan hệ với các cơ quan cấp trên trực tiếp của HĐND cùng những quy định vềnhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND, TTHĐND và các Ban của HĐND xã, cũngchính là cách thức hình thành cơ cấu tổ chức HĐND cấp xã Việc phân công thực hiện

các nhiệm vụ, quyền hạn cho từng cá nhân và tập thể phải được dựa trên sự sắp xếp, tô

chức các cơ quan HĐND dé đảm bảo HĐND thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo

quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, cơ cấu HĐND cấp xã cũng có thể hiểu theo cách khác như sau: Cơcau của HĐND xã là việc tổ chức các chủ thé bên trong của HĐND xã, đồng thời xác

định những nhiệm vụ, quyền hạn dựa trên mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan cau

thành HĐND xã và giữa HĐND xã với các cơ quan nhà nước, các tô chức và cá nhân.Về khái niệm “hoạt động” là một trong những vấn đề được nhiều đề tài, côngtrình xem xét và nghiên cứu, trong đó bao gồm các ngành khoa học nói chung và ngànhkhoa học chính tri nói riêng Theo từ điển tiếng Việt, sự vận động, cử động nhăm đạt

21

Trang 26

được một mục đích nào đó được gọi là “hoạt động” Theo quan điểm Mác xít, “Vậnđộng” được Ph Ăngghen giải thích là phương thức dé vật chat khang định sự tồn tại củachính nó: “Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, tức được hiểu là một phương thức tồntại của vật chat, là một thuộc tính cô hữu của vật chất bao gồm tất cả mọi sự thay đôi vàmoi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kế từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”[10,

Theo tam ly hoc Mac xit, cudc sống con người là một dòng hoạt động, con ngườilà chủ thé của các hoạt động thay thế nhau Hoạt động là quá trình con người nhận thức,tac động vào thế giới tự nhiên dé dat được mục đích Các Mác cho rằng hoạt động của

con người là hoạt động có mục đích, có ý thức; phương thức hoạt động được nảy sinh từ

mục đích, ý thức ấy và bắt ý chí con người phụ thuộc vào nó Có thé thấy, hoạt độngđược sinh ra từ mục đích của chủ thể và được thực hiện có kế hoạch Trong quá trìnhhành động, hoạt động được các chủ thé tổ chức thành hệ thống và lựa chọn, phối hợp cáchoạt động khác nhau đề phù hợp với đối tượng, bối cảnh và tình huống cụ thẻ.

Các hoạt động của HĐND đều nhằm mục đích thực hiện các chức năng, nhiệmvụ được phân công và hướng đến đối tượng cụ thé Hoạt động của HĐND là sự tương

tác qua lại đối với các tổ chức chính trị - xã hội như cấp Huyện là Huyện ủy, HĐNDhuyện, UBND huyện; cấp xã là Dang ủy xã, UBND xã, UBMTTQ xã và các đoàn théchính tri, cử tri và nhân dân địa phương Một số hoạt động của HĐND có thể kê đến như:các kỳ họp, hoạt động giám sát, hoạt động tiếp xúc cử tri, đều là các phương thức đảm

22

Trang 27

chẽ với cơ quan cấp trên và các tô chức trong hệ thống chính trị ở xã, các quy định nàytác động vào quan hệ xã hội phát sinh từ hoạt động của HĐND, định hướng về nội dunghoạt động của HĐND ở địa phương nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể Các quan hệxã hội hình thành trong quá trình vận hành của HĐND xã, nam trong phạm vi điều chỉnhbởi các quy phạm pháp luật có thé kể đến các nhóm quan hệ xã hội như sau:

Thứ nhất, nhóm quan hệ trong nội bộ của HĐND xã.

Thứ hai, nhôm quan hệ trong hoạt động giữa HĐND xã và UBND xã.

Thứ ba, nhóm quan hệ trong hoạt động giữa HĐND xã với Đảng ủy xã,

UBMTTQ, các t6 chức thành viên của UBMTTQ và các cơ quan nhà nước cấp trên.

Thứ tr, nhóm quan hệ trong hoạt động giữa HĐND xã với các tổ chức tự quản

của Nhân dân với đại diện các thôn, bản, làng, các hộ gia đình và công dân.

2.2.2 Vị trí, tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân xã

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, hệ thống văn bản quy định về tô chức

nhà nước đã được chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức ban hành.

Sắc lệnh số 63/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 22/11/1945, tại điều 1 đã quy địnhrõ về cơ cau HĐND và Ủy ban hành chính các cấp: “Đề thực hiện chính quyền Nhân

dân địa phương trong nước Việt Nam, sẽ đặt hai thứ cơ quan: HĐND và Ủy ban hànhchính HĐND do nhân dân bầu ra theo lối bỏ phiếu phổ thông và trực tiếp đầu phiếu là

cơ quan thay mặt cho nhân dân” Vì đây là văn bản sơ khai trong thời kỳ xây dựng nhà

nước độc lập nên chưa thể có được cơ cấu tô chức và nguyên tắc hoạt động cụ thể dànhriêng cho HĐND cấp xã Tuy vậy, với những quy định nêu trên, có thể hiểu HĐND xã

là cơ quan QLNN tại địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân tại dia

phương đó Nhân dân thực hiện bầu ra theo hình thức trực tiếp và trao quyền cho cơ quannày HĐND thực hiện thay mặt cho nhân dân quyết định các vấn đề về kinh tế, chính trị,xã hội của địa phương, chịu trách nhiệm trước nhân dân và các cơ quan cấp trên về nhữngquyết định của mình.

Hệ thống các cơ quan lập pháp ở nước ta được xây dựng theo mô hình như sau:Quốc hội là cơ quan lập pháp cao nhất cap Trung Ương, dưới Trung Ương là các cơ quanQLNN cấp cơ sở bao gồm HĐND cấp tỉnh, huyện và xã HĐND tỉnh là cơ quan cấp trên

23

Trang 28

trực tiếp của HĐND huyện và HĐND huyện là cơ quan cấp trên trực tiếp của HĐND xã.Theo mô hình này, HĐND cấp xã ở vị trí cuối cùng trong hệ thống các cơ quan QLNN,dưới nó không còn một cơ quan hội đồng nào khác.

Hiến pháp năm 2013, điều 113 cũng đã quy định rõ về khái niệm HĐND Theođó, HĐND được khăng định là cơ quan đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân, thểhiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân tại địa phương Mặc dù Hiến pháp đã dẫn giảinhững quy định đối với hệ thống HĐND nói chung nhưng trên thực tế, điều này hoàntoàn phù hợp đối với tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã khi mà bản thân cơ quannày là một mắt xích trong mô hình nhà nước ở địa phương Trên tinh thần của Hiến pháp

2013, điều 6 Luật tổ chức CQDP 2015 quy định: “HĐND gồm các đại biểu HĐND do

cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan QLNN ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyệnvọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương vàcơ quan nhà nước cấp trên” Cả hai văn bản đều chỉ dẫn ra nguyên tắc đại diện củaHĐND là thé hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, đồng

thời tuân thủ các mệnh lệnh của cơ quan nhà nước cấp trên Nếu so sánh bản Hiến phápnăm 2013 và Luật tổ chức CQDP 2015 với các bản Hiến pháp trước đây và Luật tô chức

HĐND và UBND năm 2003, hoàn toàn có thê thấy được tính kế thừa về nguyên tắc đại

diện cho nhân dân và phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân tại địa phương.

Ba yếu tổ quan trọng nhất dé cấu thành quyền lực của HĐND cấp xã là: ý chí củaNhân dân, nguyện vọng của Nhân dân và quyền làm chủ của nhân dân Quyền lực của

HĐND các cấp đều xuất phát từ ba yếu tố này, đồng thời những điều kiện nêu trên là cơ

sở dé HĐND cấp xã thực thi quyền lực của mình tại địa phương Chính vì có đặc điểmlà gần gũi, gắn bó với nhân dân, đại diện cho nhân dân thực hiện quyền lực của nhân dânnên HĐND cấp xã là cơ quan nhà nước có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thông chínhquyền địa phương.

Khác với Quốc hội là cơ quan đại diện cho nhân dân cả nước, còn HĐND chỉ đạidiện cho nhân dân ở địa phương và quyết định các van đề của địa phương do luật định;giám sát việc tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và thực hiện nghị quyếtcủa HĐND HĐND là “tô chức có tính chất quần chúng”, bao gồm các đại biểu đại điện

24

Trang 29

cho mọi tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo, công nhân, nông dân, trí thức Do đó,các quyết định của HĐND luôn đảm bảo tính hài hòa vì lợi ích chung của mọi tầng lớp

nhân dân.

Trên tinh thần của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, chức năng của HĐNDđược ghi nhận tại Khoản 2 Điều 113 của Hiến pháp 2013 như sau: “Hội đồng nhân dânquyết định các vấn đề của địa phương do luật định; Giám sát việc tuân theo Hiến phápvà pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân” Nhưvậy, có thé hiểu chức năng của HĐND các cấp, trong đó có HĐND xã bao gồm chứcnăng quyết định và chức năng giám sát.

Theo Luật Tổ chức CQDP 2015 (sửa đổi bổ sung 2019 về lĩnh vực giám sát của

HĐND), HĐND quyết định và giám sát các vấn đề quan trọng ở địa phương trên một sốlĩnh vực: xây dựng chính quyên; công tác dân tộc, tôn giáo; kinh tế, tài nguyên, môi

trường; giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, van hóa, thông tin, thé duc, thé thao; y

tế, lao động và thực hiện chính sách xã hội, trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đảmbảo trật tự an toàn xã hội Trong các lĩnh vực này, một số nội dung thuộc thầm quyền

quyết định, giám sát của HĐND có thê kê đến như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở

địa phương; quyết định dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn; quyết định biệnpháp đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; quyết định biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ

chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp

pháp khác của công dân Đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng chính quyền, HĐND quyết

định các chức vụ quan trọng trong các cơ quan nhà nước ở địa phương thông qua hoạt

động bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng ban,

Phó Trưởng ban của HĐND, chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND và các Ủy viênUBND cùng cấp, đồng thời lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với cá nhân,

tập thể được bầu.

Như vậy, HĐND xã là một thiết chế quan trọng trong bộ máy CQĐP, là cơ quando nhân dân bầu ra đề đại diện cho nhân dân Thông qua các chức năng của mình, HĐNDđảm bảo việc triển khai thực hiện hiến pháp, pháp luật và văn bản của cơ quan nhà nướccấp trên, quyết định các chủ trương, biện pháp phát huy tiềm năng, lợi thé dé phát triển

25

Trang 30

địa phương về mọi mặt vì lợi ích HĐND vừa có tính chất chính quyền, vừa có tính chấtquần chúng tự quản địa phương.

2.2.3 Nhiệm vụ, Quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã

Điều 33 Luật Tổ chức CQDP 2015 đã xác định rõ nhiệm vu, quyền hạn của HĐNDcấp xã bao gồm những nhiệm vụ, quyền hạn như sau: 1 Ban hành nghị quyết về nhữngvấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã; 2 Quyết định biện phápbảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạmpháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền;

biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân

phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa ban xã; 3 Bau,miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân,Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệmChủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhândân x4; 4 Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên dia ban; dự toán thu, chi ngân

sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyếttoán ngân sách xã Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm

vi được phân quyền; 5 Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương,việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã; giám sát hoạt động của Thườngtrực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp

mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Uy ban nhân dân cùng cấp; 6 Lay phiếu

tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân xã bầu;

7 Bãi nhiệm đại biéu Hội đồng nhân dân xã và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân

dân xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu; 8 Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản tráipháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.

Với những quy định về nhiệm vụ, quyền han của HĐND xã trong Luật Tô chức

CQDP 2015, có thé thấy HĐND xã có vai trò vô cùng quan trọng, là co quan đại diệncho toàn thé nhân dân quyết định các van đề của địa phương theo luật định, giám sát việctuân thủ Hiến pháp và Pháp luật ở địa phương cũng như việc thực hiện nghị quyết củaHĐND nên tầm quan trọng của HĐND xã có thể được kiến giải như sau:

26

Trang 31

Thứ nhát, HĐND xã được nhân dân ủy quyền dé quyết định các van đề về chínhtrị, kinh tế, văn hóa, xã hội, là cơ quan đại diện trực tiếp cho ý chí, nguyện vọng và quyền

lợi của từng người dân tai địa phương, chịu trách nhiệm trước nhân dân và cơ quan nhà

nước cấp trên.

Thứ hai, HĐND cấp xã là cơ quan QLNN tại địa phương Vì vậy phạm vi của cơquan này bao trùm trên toàn bộ địa giới hành chính lãnh thé của xã, tac động đến UBNDxã và các cá nhân, tập thé có liên quan ở tại địa phương.

Thứ ba, HĐND cấp xã bầu ra UBND xã thông qua hình thức bỏ phiếu Các đạibiểu của HĐND chính là những người đại diện cho toàn thể nhân dân tại địa phương,thay mặt người dân bầu ra các thành viên của UBND xã Mối quan hệ giữa HĐND vàUBND tuy là mối quan hệ cùng cấp, nhưng theo quy định thì HĐND chi phối UBND vềcác hoạt động như: bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó chủ tịch, các thành viênkhác trong UBND xã; thực hiện bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ các văn bản không đúngvới luật định do UBND ban hành; giám sát các hoạt động của UBND xã Quyền hạn,nhiệm vụ, chức năng của HĐND xã đã được quy định rõ trong Hiến pháp và các văn bảnLuật, nhưng dé cơ quan này phát huy đúng tinh thần là cơ quan nhà nước ở địa phươngđại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân thì việc triển khai thực hiện trên thực tếphải được đảm bảo về tính hiệu lực, hiệu quả.

2.2.4 Đặc điểm về cơ cấu và hoạt động của Hội đồng nhân dân xã2.2.4.1 Đặc điểm về cơ cấu của Hội đồng nhân dân xã

Ở Việt Nam, hình thái quần thể làng xã là một cộng đồng dân cư, cộng đồng lãnhthô bền vững, có tính chất tự quản cao và có đặc điểm văn hóa riêng biệt HĐND xã làcơ quan QLNN được nhân dân trong xã bầu ra, được hình thành trên cơ sở Hiến phápcủa nhà nước, Tuy nhiên quá trình hoạt động của HĐND xã ít nhiều cũng bị chỉ phối bởimột số yếu tố ảnh hưởng như: phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa lịch sử lâuđời của lang, xã Các đại biểu HĐND xã là những người dân sinh sống trong cùng mộtphạm vi lãnh thổ, có sự quen biết nhau và có mối quan hệ thân thiết với các thành viênUBND xã Thực tế này vừa tạo nên những thuận lợi, đồng thời cũng tạo nên những khó

khăn trong quá trình HĐND xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

27

Trang 32

Tính chất đặc thù của HĐND cấp xã là tính gần gũi và gắn bó với đời sống của

nhân dân bởi HĐND là cơ quan đại diện cho nhân dân, dại diện cho ý chí và nguyện

vọng của mọi tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội bao gồm công nhân, nông dân, trithức, và không phân biệt dân tộc, giai cấp, tôn giáo.

Ở cấp xã, tổ chức của HĐND thường có sự điều chỉnh về cơ cấu đại biểu HĐNDở mỗi nhiệm kỳ Số lượng đại biểu tái đắc cử của HĐND xã trong nhiệm ky 2016 - 2021chiếm khoảng một phan ba số lượng đại biéu[7, tr 94] Bên cạnh đó, mô hình HĐND xã

được cũng được tổ chức theo hướng đơn giản hơn so với HĐND tỉnh và HĐND huyệnvới số lượng đại biểu ít hơn so với các cơ quan QLNN cấp trên, trình độ lý luận chính

trị, trình độ văn hóa vả năng lực chuyên môn của đại biểu HĐND xã cũng thấp hơn.

Cơ câu của HĐND xã bao gồm: TTHĐND xã gồm có hai thành viên là Chủ tịchHĐND, Phó Chủ tịch HĐND và các Ủy viên là Trưởng Ban Pháp chế và Trưởng BanKinh tế - Xã hội, trong đó Phó Chủ tịch HĐND xã là đại biểu HĐND hoạt động chuyêntrách Đối với Chủ tịch HĐND không bắt buộc là đại biểu hoạt động chuyên trách.HĐND có hai Ban là Ban pháp chế và Ban kinh tế - xã hội có vai trò hỗ trợ cho HĐNDtrong quá trình thực thi các nhiệm vụ, quyền hạn của mình Ngoài ra, HĐND không cócơ quan giúp việc riêng và không thành lập tô đại biểu.

Những khác biệt và hạn chế trong việc thực thi quyền hạn và nhiệm vụ của HĐNDxã là nguyên nhân khiến cho cơ cầu HĐND cấp xã đơn giản hơn so với HĐND tỉnh vàHĐND huyện Các quy định về số lượng đại biểu, số lượng thành viên TTHDND, số

lượng các Ban của HĐND cấp xã căn cứ theo nhiệm vụ, quyền hạn và tính chất nhiệm

vụ, quyền hạn được giao cho HĐND xã.

Do xã là đơn vị hành chính có diện tích lãnh thổ nhỏ nhất trong hành chính học,từ xã mới hình thành huyện và từ huyện mới hình thành tỉnh nên nhiệm vụ, quyền hạn

của HĐND xã ít hơn HĐND tỉnh và HĐND huyện Dù được hình thành trên một phạm

vi lãnh thé giới hạn nhưng HĐND xã vẫn phải đảm bao vai trò là cơ quan QLNN, đại

diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân tại địa phương.

2.2.4.2 Đặc điểm về hoạt động kỳ họp của Hội đồng nhân dân xã

28

Trang 33

Với tính chất gần gũi, gắn bó với đời sống nhân dân tại địa phương, và là cơ quando ND trực tiếp lập ra thông qua bau cử trực tiếp, phố thông, đầu phiếu nên có thé hiểuHĐND xã là thiết chế dân chủ ở địa phương Đây là điểm khác biệt với UBND và cáccơ quan khác là cơ quan khái sinh (do cơ quan có thẩm quyền thành lập) HĐND xã làcơ quan đại diện thay mặt nhân dân thực hiện QLNN (quyên lực công), quyết định cácchủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giám sát mọi hoạt độngcông quyền ở địa phương Mọi hoạt động của HĐND đều phải thé hiện ý chí, nguyệnvọng của nhân dân Hoạt động của HĐND, đại biểu HĐND luôn chịu sự giám sát củanhân dân Trước và sau mỗi kỳ họp thường lệ hàng năm, đại biểu HĐND phải thực hiện

việc tiếp xúc cử tri để báo cáo kết quả hoạt động của HĐND, hoạt động của đại biểu,

đồng thời năm bắt tâm tư, nguyện vọng, thu thập ý kiến, kiến nghị của cử tri để yêu cầucác cơ quan chức năng giải quyết và trả lời.

HĐND là thiết chế tập hợp, hội tụ sự đoàn kết toàn dân: là cơ quan đại diện củanhân dân nên HĐND tập hợp các đại biểu thuộc mọi tầng lớp, dân tộc, tôn giáo Do đó,HĐND là cơ quan có khả năng tạo sự đoàn kết, là nơi thống nhất ý chí, tạo khích lệ được

hành động của nhân dân trong phát huy nguồn lực dé phát triển kinh tế - xã hội Chính

tính đa dạng trong thành phần của HĐND là cơ sở bảo đảm cho mọi hoạt động và quyếtđịnh của HĐND cân băng, hài hòa vì lợi ích của tất cả các tầng lớp nhân dân.

Kỳ họp là hoạt động chủ yếu của HĐND bên cạnh HDGS và hoạt động Tại ky

họp, các đại biểu cùng tham gia thảo luận và có quyền ngang nhau trong việc quyết định

các van đề Kết quả thảo luận, quyết nghị được thể hiện thông qua nghị quyết của HĐND

với điều kiện hơn một nửa tông số đại biểu nhất trí Điều này đã thé hiện HĐND là thiếtchế bảo dam phát huy trí tuệ tập thé, vì lợi ích toàn thé nhân dân.

Thâm quyền của HĐND xã bao quát mọi vấn đề đời sống xã hội: HĐND quyếtđịnh chủ trương, biện pháp dé phat trién dia phuong trén tất cả lĩnh vực kinh tế - xã hội;quốc phòng - an ninh và bảo đảm thi hành Hiến pháp, pháp luật Không chỉ thực hiệnchức năng quyết định những vấn đề quan trọng, HĐND còn thực hiện chức năng giám

sat toàn diện hoạt động thi hành pháp luật ở địa phương.

29

Trang 34

Bên cạnh đó, tính chất tự quản địa phương của HĐND xã được ghi nhận trongquá trình thực hiện nhiệm vụ của chính cơ quan này, nhiều nội dung trong hoạt động củaHĐND xã cho phép người dân tham gia trực tiếp vào công việc chung của HĐND Tronggiai đoạn hiện nay, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là một trong những vấn đềhàng đầu được Dang và nhà nước chú trọng, xây dựng các thiết chế 6n định dé đảm baoQLNN thuộc về nhân dân Tại điều 1 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị tran

ban hành ngày 20/4/2007 đã quy định: “Những nội dung công khai, hình thức công khai,

những nội dung Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp, những nội dung, hình thức Nhân

dân ban, biểu quyết dé cấp có thâm quyền quyết định, những nội dung Nhân dân tham

gia ý kiến trước khi co quan có thâm quyền quyết định, những nội dung Nhân dân giámsát” Với đặc thù là gắn bó với đời sống nhân dân địa phương, hình thức dân chủ trựctiếp ở xã có sự phong phú, đa dạng hơn so với cấp tỉnh và cấp huyện bởi HĐND tỉnh vàHĐND huyện không có sự liên kết chặt chẽ với cộng đồng dân cư mà thiên về tính chất

mệnh lệnh hành chính, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và chỉ thị của cơ quan nhà

nước cấp trên.

Về cơ bản, các hoạt động của HĐND cấp xã cũng giống như HĐND cấp tỉnh và

quận, huyện, thi xã, được thực hiện thông qua các kỳ họp, hoạt động giám sat, các cuộc

tiếp xúc cử tri, chất van và trả lời chất van Các quan hệ của HĐND cấp xã bao gồm cácquan hệ trong nội bộ HĐND, quan hệ cùng cấp giữa HĐND và UBND, quan hệ với cáccơ quan nhà nước cấp trên như Đảng ủy, UBMTTQ và các tổ chức thành viên Bên cạnh

các quan hệ chính trị thuộc phạm vi chính quyền địa phương, HĐND xã cũng xây dựng

các quan hệ tương hỗ, liên kết đối với các tổ chức tự quản của nhân dân trong xã như:

thôn, xóm, ban, làng,

2.2.5 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân xã

Tại khoản 1, Điều 8, Hiến pháp năm 2013 của nước CHXHCN Việt Nam khang

định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, thực hiệnnguyên tắc tập trung dân chủ, hoạt động theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số”.

2.2.5.1 Nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quan lý xã hội bằng

pháp luật

30

Trang 35

Ở địa phương, HĐND cấp xã là một mắt xích không thé tách rời trong hệ thốngchính trị, do đó cơ cấu tô chức và hoạt động của cơ quan này phải được đảm bảo đúngvới tinh thần Hiến pháp và Luật tổ chức chính quyền địa phương Quá trình bau cử đạibiểu HĐND xã, TTHĐND xã và các ban thuộc HĐND được dựa trên nguyên tắc tuânthủ các quy định của Hiến pháp, Luật bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp Theo điều 33Luật Tổ chức CQDP 2015, HĐND xã là cơ quan QLNN có thẩm quyền quyết định cácvan đề thuộc nhiệm vu, quyền hạn thông qua các phiên họp thường kỳ Tuy nhiên, cáchoạt động quản lý xã hội ở mọi lĩnh vực, ngành nghề của HĐND xã cũng phải được đặttrong khuôn khổ Hiến pháp và Luật Tổ chức CQDP, đặc biệt là các nghị quyết đưa ra dé

giải quyết các vấn đề của địa phương phải căn cứ các chế định của Hiến pháp và pháp

luật Mặc dù có tính độc lập tương đối với cơ quan nhà nước cấp trên nhưng HĐND cấpxã vẫn là một bộ phận thuộc hệ thống chính trị ở nước ta, các nguyên tắc tô chức củaHĐND xã phải tuân thủ những mệnh lệnh, chỉ thị của Đảng ủy và cơ quan cấp trên trựctiếp, chịu trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trước Đảng ủy, HĐND huyện,

UBND huyện va các cơ quan có liên quan.

Việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật trong cơ cấu tổ chức và hoạt động củaHĐND là hoàn toàn phù hợp với xu thế hiện nay để đảm bảo phát triển xã hội có đầy đủ

các yếu tố dân chủ, vững mạnh, trong sạch, công khai, đặc biệt là trong giai đoạn Dangvà Nhà nước đang chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do

nhân dân, vì nhân dân.

2.2.5.2 Nguyên tắc tập trung dân chủ

Tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản mà bất kỳ một cơ quan

nhà nước nào cũng cần đưa vào quá trình thực thi nhiệm vụ, quyền hạn đề đảm bảo tínhồn định, hiệu lực, hiệu quả Hiện nay, có nhiều cách hiéu về khái niệm tập trung dân chủ

nhưng các nhà nghiên cứu đều đồng ý với điểm chung giữa hai cụm từ “Tập trung” và

“Dân chủ” là hai khái niệm riêng biệt về ý nghĩa và có sự hỗ trợ, b6 sung cho nhau Tậptrung là sự đồng bộ về chỉ thị, mệnh lệnh của cơ quan cấp trên đối với cơ quan cấp dưới

dé đảm bảo sự lãnh đạo xuyên suốt, thống nhất Dân chủ là tính linh hoạt, sáng tạo, chủ

31

Trang 36

động của cơ quan cấp dưới trong quá trình xử ly các van đề chính trị - xã hội ở địaphương, bao gồm hành động trực tiếp và hành động không trực tiếp.

Trong cơ cấu tô chức HĐND xã, yếu tố tập trung dân chủ được thể hiện qua mộtsố hoạt động như sau: chế độ bầu cử HĐND xã; mối quan hệ trong nội bộ HĐND xã,giữa HĐND xã với UBND xã, HĐND xã với các cơ quan cấp trên và HĐND xã với nhândân Các đại biểu HĐND được nhân dân trong xã tín nhiệm, bau ra theo nguyên tắc phổthông, bình dang, trực tiếp và bỏ phiếu kín Sự tập trung quyền lực của HĐND xã chínhlà sự tập trung quyền lực của nhân dân, đại diện nhân dân thực thi QLNN tại địa phươngvà chịu trách nhiệm trước nhân dân về các quyết định của mình.

Các Ban của HĐND xã phải có trách nhiệm báo cáo kết quả triển khai các chính

sách, quyết định được thực thi tại địa phương, trước HĐND và TTHDND UBND xã làcơ quan do HĐND xã bầu ra, do đó cơ quan này phải phục tùng các chỉ thị, quyết địnhcủa HĐND, đồng thời trong quá trình hoạt động chịu sự giám sát của HĐND Nguyêntắc tập trung dân chủ trong hoạt động của HĐND xã có thê nhìn nhận từ góc độ phân

công nhiệm vụ, quyền hạn trong mối quan hệ của HĐND xã với các Ban của HĐND,với TTHĐND, với UBND và đại biểu HĐND Các quyết định của HĐND được đưa ra

trong các phiên họp thường kỳ dé thảo luận và phải đảm bảo về tính công khai, minh

bạch, kết quả cuối cùng dựa theo quyết định của đa số.

Để nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả trong cơ cấu tô chức và hoạt động của HĐNDở địa phương, cần kết hợp hài hòa giữa hai yếu tổ “Tập trung” và “Dân chủ” Dé phát

huy tối da vai trò là cơ quan QLNN tại địa phương, đồng thời là tổ chức tự quan đại điện

cho quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân thì HĐND xã phải cân bang nguyên tắc

tập trung dân chủ trong hoạt động của mình.

2.2.5.3 Nguyên tắc hiện đại, minh bạch, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát

của Nhân dân.

Trong giai đoạn hiện nay, Đảng, Nhà nước đã và đang thực hiện chủ trương kiện

toàn bộ máy hành chính theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung Ương 6 (khóa XII)và Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ban Chấp hành Trung Ương

Đảng, đôi mới về cơ câu tô chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước theo hướng tinh

32

Trang 37

gọn, hiệu quả, đảm bảo tính khách quan, công bằng, công khai, minh bạch trong quá

trình thực thi QLNN tại địa phương.

Từ góc độ Hiến pháp, khái niệm nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đượcquy định là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tại khoản 2, điều 2 Hiếnpháp 2013 đã khang định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làmchủ; tất cả QLNN thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhânvới giai cap nông dân và đội ngũ trí thức.” Suy rộng ra, nhân dân chính là chủ thé hợppháp của QLNN Quốc hội và HĐND các cấp với vai trò là cơ quan đại diện trực tiếpcủa nhân dân, thể hiện ý chí và nguyện vọng của toàn thê nhân dân Các nghị quyết được

HĐND xã đưa ra, hoạt động giám sát của TTHĐND xã, của các Ban trong HĐND xã và

hoạt động tiếp xúc cử tri do đại biểu HĐND xã thực hiện, khi được thông qua các kỳ họpcần phải dựa trên cơ sở phục vụ lợi ích của nhân dân Đối với UBND xã, HĐND xã thựchiện giám sát hoạt động của cơ quan này đồng thời tổ chức các phiên chất vấn và trả lời

chất vấn đối với các thành viên của UBND xã dé dam bảo quá trình triển khai các quyếtđịnh, dự thảo, đề án của HĐND được thực hiện vì quyền và lợi ích chính đáng của nhân

dân và theo đúng quy định của pháp luật.

Bên cạnh hoạt động bầu cử, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các vấn đề chính

trị - xã hội tai địa phương thì QLNN của nhân dân cũng được thực hiện thông qua HDGS.

Quy định về hoạt động giám sát của nhân dân được ghi nhận trong Hiến pháp va các văn

bản quy phạm pháp luật có liên quan, trong đó bao gồm những nội dung về hình thức,

cơ chế, trách nhiệm của cơ quan, tô chức, cá nhân trong việc thực hiện chức năng giám

sát đối với HĐND xã và UBND xã.

Chế độ làm việc của HĐND xã là các phiên họp thường kỳ và thông qua các quyếtđịnh bằng hình thức biểu quyết theo ý kiến đa số Tại khoản 1, điều 78 Luật Tổ chứcCQDP 2015, các phiên hop của HĐND xã được tô chức thường xuyên, mỗi năm ít nhấthai kỳ dé trình bày về những van dé ton tại và kịp thời đưa ra quyết định, phương hướnggiải quyết Các quyết định của HĐND xã chỉ được thông qua khi kết quả biéu quyết datđược hơn một phần hai số lượng đại biểu HĐND xã tham dự phiên họp.

33

Trang 38

Đối với hoạt động giảm sat của dai biểu HĐND xã, TTHDND xã và các Ban củaHĐND xã, hoạt động này được duy trì cố định, liên tục bởi đây là cơ chế giúp phát huyhiệu quả quyền làm chủ của nhân dân, cho phép nhân dân được trực tiếp tham gia vào

các công việc chính trị tại địa phương.

2.2.5.4 Nguyên tắc làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo da số

Đây là nguyên tắc thê hiện rõ nhất về cách thức hoạt động của HĐND các cấphiện nay Nguyên tắc làm việc theo chế độ Hội nghị và quyết định theo đa số của HĐNDxã được thể hiện qua các kỳ họp được tổ chức theo chế độ hội nghị, bao gồm đầy đủ cácnội dung như thảo luận, xem xét các công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐNDxã dé quyết định các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, các nội dung về đảm bảo anninh trật tự của địa phương Các quyết định của HĐND sau khi thảo luận được phépthông qua khi có hơn một nửa tông số đại biéu tán thành (Da số) (Chú thích) Trong đó,riêng với nghị quyết về bãi nhiệm đại biểu HĐND xã được thông qua khi có ít nhất hai

phan ba tổng số đại biểu HĐND biểu quyết tán thành.

Trên thực tế, hầu hết các kỳ họp của HĐND xã được tổ chức theo kế hoạch hàngnăm của TTHDND xã hoặc họp đột xuất theo triệu tập của Chủ tịch HĐND xã Đây cóthé xem là điểm khác biệt căn bản giữa cơ quan QLNN tai địa phương và cơ quan hànhchính nhà nước thầm quyền chung, vốn có chức năng giải quyết các thủ tục, hồ sơ trong

lĩnh vực hành chính, thực hiện cho nhân dân trên địa bàn nên có tính đặc thù là phải hoạtđộng thường xuyên, hàng ngày Bên cạnh hoạt động kỳ họp, HĐND xã cũng thực hiện

thêm hai nội dung nam trong thâm quyền của mình là hoạt động TXCT và HDGS Hoạtđộng TXCT được thực hiện trước và sau kỳ họp dé đảm bảo lắng nghe, tiếp nhận, tổnghợp những ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân về vấn đề bức xúc cũng như lấy ýkiến về việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri sau kỳ họp Cùng với hoạt động

kỳ hop và hoạt động TXCT, HDGS của HĐND xã được thực hiện dé giam sat cac hoat

động cua UBND xã va các cơ quan chức nang trên địa bàn xã Khác với hoạt động ky

họp, HDGS được TTHĐND xã, các Ban của HĐND xã và đại biểu HĐND xã triển khai

thường xuyên, liên tục trên các lĩnh vực của đời sông xã hội đê đảm bảo việc tuân thủ

34

Trang 39

các quy định của Hiến pháp và pháp luật và việc thi hành nghị quyết của HĐND xã được

thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả.

3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tô chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân xã3.1 Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật

Trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta, mứcđộ hoàn thiện và tính hiệu lực pháp luật là yêu tổ nền tang để xác lập vị trí pháp lý củaHĐND cấp xã bởi với tư cách là một cấp của cơ quan nhà nước tại địa phương, tổ chứcvà hoạt động của HĐND xã đều căn cứ theo Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Déđảm bảo tính ôn định, thống nhất và công khai minh bạch, hệ thống pháp luật cần đượcxây dựng phù hợp, cụ thé cho CQDP từng cấp hành chính, dé dang vận dụng vào thựctế, đáp ứng được thực tiễn đặt ra trong các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội Đề đảmbảo hoạt động của CQDP các cấp có hiệu quả, van đề hoàn thiện hệ thống pháp luật phảithé hiện được ý chí nhân dân, bảo đảm quyền tự do, dân chủ thông qua chức năng củaQuốc hội và HĐND các cấp thì mới có thê đi vào thực tiễn cuộc sống, đóng góp vào việcxây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dânvà vì nhân dân Do đó, quá trình xây dựng và hoàn thiện một hệ thống pháp luật trướchết yêu cầu phải đề cao năng lực và hiệu quả hoạt động của cơ quan dân cử nói chung

và HĐND cấp xã nói riêng.

3.2 Chất lượng của đội ngũ đại biểu Hội đồng nhân dân xã

Mọi hoạt động của đại biểu HĐND cấp xã liên quan trực tiếp đến chất lượng hoạtđộng của HĐND cấp xã, nhất là tại các kỳ họp, HDGS, TXCT Vi vậy, chất lượng củađội ngũ dai biêu HĐND cấp xã là yếu tô trực tiếp đóng góp vào việc xây dựng và pháttriển HĐND cấp xã vững mạnh.

Đại biéu HĐND xã có vi trí, vai trò rất quan trọng đối với HĐND xã bởi mọi hoạtđộng của đại biểu HĐND cấp xã liên quan trực tiếp đến chất lượng hoạt động của HĐNDcấp xã, nhất là tại các kỳ họp, HDGS, TXCT Đại biểu HĐND cấp xã do nhân dân địaphương bầu ra, đại điện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương Là cầu nối

quan trọng giữa chính quyên Nhà nước với nhân dân, vừa chịu trách nhiệm trước cử trị,

35

Trang 40

vừa chịu trách nhiệm trước cơ quan QLNN ở địa phương Chính vì vậy, người đại biểunhân dân phải luôn tự rèn luyện phẩm chat, năng lực, trình độ và phát huy tinh thần tráchnhiệm được pháp luật quy định và nhân dân trực tiếp giao cho Có thé nói, phát triển chấtlượng của đội ngũ đại biểu HĐND cấp xã là trực tiếp đóng góp vào nâng cao hiệu quảhoạt động của HĐND cấp xã.

3.3 Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân xã với Đảng ủy, Ủy ban Mặt trận

tô quốc cấp xã và Ủy ban nhân dân cấp xã

HĐND là một thành tố, tiêu hệ thống trong hệ thống chính tri cơ sở, do cử tri ra,vì vậy hoạt động của HĐND cấp xã chịu sự tác động chu yếu từ các thành tố của hệthống chính tri cấp xã là: Đảng ủy, UBMTTQ cấp xã và UBND cấp xã.

Mới quan hệ giữa HĐND cấp xã với Dang ủy xã

Chủ trương, đường lỗi, phương thức lãnh đạo của đảng cầm quyền tác động, chỉ

phối đến tổ chức và hoạt động của HĐND được thể hiện qua phương thức Đảng lãnhđạo việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước thông qua các chủ trương, đường

lối, chính sách dé Nhà nước thé chế thành các văn bản QPPL, từ đó đưa các nghị quyết

của Đảng đi vào cuộc sông, sự lãnh đạo của Đảng ủy xã với HĐND xã được thể hiện

trong công tác tô chức đại biêu HĐND và trong hoạt động của cơ quan HĐND.

Về công tác tổ chức cán bộ, trong quá trình hiệp thương bau cử đại biểu HĐND

cấp xã, Đảng ủy xã chỉ đạo hoạt động hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử vào HĐND

cấp xã, đảm bảo tiêu chuẩn, cơ cấu, thành phan hợp lý, phù hợp với yêu cầu nhiệm vu,

mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của xã, đồng thời đảo tạo, giới thiệu, bồ trí, sắp xếp

những Đảng viên ưu tú của Đảng vào những cương vị chủ chốt trong HĐND cấp xã.

Về hoạt động, các kỳ hop của HĐND cấp xã đều có cấp ủy tham gia, HDGS củaTTHĐND cấp xã, các Ban của HĐND cấp xã, HĐGS và tiếp xúc cử tri của đại biểuHĐND cấp xã đều phải báo cáo với Đảng ủy Thực tế cho thấy, ở đâu Đảng ủy quan tâmtới việc tô chức và hoạt động của HĐND cấp xã thì ở đó HĐND cấp xã hoạt động hiệulực, hiệu quả, các quyền tự do, dân chủ, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân đượcbảo đảm thực hiện, ở đâu Đảng ủy ít quan tâm đến việc tổ chức và hoạt động của HĐND

cấp xã thì ở đó HĐND cấp xã hoạt động kém hiệu quả.

36

Ngày đăng: 22/07/2024, 22:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w