LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ Báo chí học với đề tài “Xây dựng mô thứcthông tin thời sự truyền hình địa phương trong bối cảnh truyền thông hiện đại”.Nghiên cứu trường hợp
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VIEN ĐÀO TẠO BAO CHÍ VÀ TRUYEN THONG
PHÚ THỊ MINH KHAI
XÂY DỰNG MÔ THỨC THÔNG TIN THỜI SỰ
TRUYEN HÌNH DIA PHƯƠNG TRONG BOI CANH
TRUYEN THONG HIEN DAI
(Nghiên cứu trường hợp Dai PT -TH Bac Liêu va Hậu Giang từ tháng 01
đến tháng 06 năm 2019)
CÀ MAU - 2021
Trang 2PHÚ THỊ MINH KHAI
XÂY DỰNG MÔ THỨC THÔNG TIN THỜI SỰ
TRUYEN HÌNH DIA PHƯƠNG TRONG BOI CANH TRUYEN
THONG HIEN DAI
(Nghiên cứu trường hợp Dai PT -TH Bac Liêu và Hậu Giang từ tháng 01
đến tháng 06 năm 2019)
Chuyên ngành: Báo chí học định hướng ứng dụng
Mã số: 8320101.01 (UD) LUẬN VĂN THẠC SỸ BÁO CHÍ Chủ tịch Hội đồng Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS Vũ Quang Hào PGS.TS Nguyễn Văn Dững
CÀ MAU - 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ Báo chí học với đề tài “Xây dựng mô thứcthông tin thời sự truyền hình địa phương trong bối cảnh truyền thông hiện đại”.(Nghiên cứu trường hợp Đài PT -TH Bạc Liêu và Hậu Giang từ tháng 01 đến tháng
06 năm 2019) là công trình nghiên cứu của riêng tôi được sự đồng thuận và hướng
dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Văn Dững, Viện trưởng Viện ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thông Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực
và không trùng lắp với các đề tài khác Luận văn có sử dụng, kế thừa và phát triểnnhững số liệu, kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo trình, tài liệu liên quan đến nội
dung đề tài Thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn
Bạc Liêu, ngày 9 tháng 5 năm 2021
Tác giả Luận văn
Phú Thị Minh Khai
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu chuyên ngành Báo chí học tại Viện
Báo chí Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại họcQuốc gia Hà Nội), đến nay tôi đã hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp
Đề hoàn thành Luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS, TSNguyễn Văn Dững — Viện ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông đã tận
tình hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình viết luận văn tốt nghiệp
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô của Viện đào tạo Báo chí vàTruyền thông, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia HàNội, Phân hiệu Trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau đã tạo điều kiện, giúp đỡ
dé thầy cô truyền đạt kiến thức cho tôi thời gian qua Vốn kiến thức tiếp thu trongquá trình học vừa là nền tảng cho quá trình nghiên cứu luận văn vừa là hành trang
quý báu dé tôi vững tin trong nghề và mở ra hướng nghiên cứu mới sau này
Tôi cũng trân trọng sự đồng hành, hỗ trợ của bạn bè, đồng nghiệp và nhữngngười thân yêu trong gia đình luôn tạo điều kiện thuận lợi, ủng hộ tôi trong suốt thời
gian qua.
Cuối lời, xin chúc quý Thay Cô, toàn thé mọi người d6i dao sức khỏe và thành công!
Bạc Liêu, ngày 9 tháng 5 năm 2021
Tác giả Luận văn
Phú Thị Minh Khai
Trang 5(927.1000155 5
1 Lý do để tầi ¿ - c s kề EE E1211211211 2121111121121 11 1111011112111 1111111111111 re 5
2 Lich sử nghiên cứu đề tài - 5c s Sx2EE2EE2E2EEEEEEEEE121121121121E 11111111111 c0.7
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - 5 22 111 E*31 E9 E8 EEEESkEekereerkeree 9
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -¿-+-©++++2++2+++EE++Ex++rxerrxerxesrxrrrxee 9
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên CỨU 5 5 5+ EseEeeeeeeeeersessre 10
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 2-5252 EeEEeEEeEEkrrkerkerreee 12
7 Kết Cau của luận văn - St kEEt St EEEEESEEEEEESEEEEEEEEEEEEETESEEEEEESEEEEEETEEErrkrkrree 13
Chương 1 CƠ SƠ LÝ LUẬN VAN DE XÂY DUNG MÔ THỨC THONG TIN
THỜI SU BAO CHÍ O CÁC DAI PHÁT THANH - TRUYEN HÌNH DIAPHƯƠNG TRONG BOI CANH MOI TRUONG TRUYEN THONG MỚIFITEN DAT 0x - Ả ố 141.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA VAN DE NGHIÊN CỨU 2-5555: 14
1.1.1 Các khái niệm cơ bản được sứ dụng trong luận VĂN - «<< <<<<<+ 14
1.1.2 Bối cảnh truyền thông hiện đại 2-55 SS‡SềEEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkerkerres 22
1.1.3 Một số lý thuyết làm cơ sở cho vấn đề nghiên Cứ 55s csccecses 25Tiểu kết chương 2 2 2 E+EE£EEE+EEEEE9EEEEE211211211712112111111 1111 1xExcre 30Chương 2 THUC TRANG MÔ THỨC THONG TIN THỜI SỰ TRUYENHÌNH CAC DAI DIA PHƯƠNG (TAP TRUNG 2 DON VỊ KHẢO SÁT DAI
PT -TH BAC LIEU VÀ HẬU GIANG) 2-2 22+++2£++£Evrxezrxcrrseee 32
2.1 TONG QUAN VE TINH HÌNH TINH BAC LIEU VÀ HẬU GIANG 32
2.1.1 Về điều kiện tự nhiên, truyền thống văn hóa — LICH S -<<<<<<cS+ 32
2.1.2 Vé phát triển kinh tế và an sinh xã hội -. 2-55 s+52+c+te+tertertereerssree 332.1.3 Về công chúng và thông tin báo chí trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và Hậu Giang 342.2 GIỚI THIEU DON VỊ KHẢO SÁTT - ¿2 + ©E2E2EE+EEtEEtEErExerkerkerex 35
2.2.1 Đài PT-TH Bạc Liêu viescesscessesssssssesssesssessessesssesssesssessesssesssessesssesssessessesssecssees 35
2.2.2 Đài PT—TH Hậu Giang vscesscsscessessesssessessesseessessessessessessessessessessessecsesssesseeseees 37
2.2.3 Về chương trình thời sự truyền hình Bạc Liêu và Hậu Giang 38
Trang 62.3 THUC TRẠNG MÔ THUC THONG TIN THỜI SỰ DAI PHÁT THANH —TRUYEN HÌNH BAC LIEU VÀ HẬU GIANG -2- 2 sz+cx+zx+cxesrez 392.3.1 Về thực trạng chương trình thời sự truyền hình -cccsecc+cccssce+ 392.3.2 Về mô thức thông tin thoi SU -c- 2 £+5£+E+E£EE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkerkerkrrkrree 46
Chương 3 VAN DE VÀ GIẢI PHÁP XÂY DUNG DOI MỚI MÔ THỨCTHONG TIN THỜI SỰ CUA CAC DAI TRUYEN HÌNH DIA PHƯƠNGTRONG BOI CANH TRUYEN THONG HIEN ĐẠI 2-2 52555: 653.1 MOI TRƯỜNG TRUYEN THONG MỚI VA NHU CAU THONG TIN CUA
CONG CHUNG o.eeccsscssesssessessessesssessessesssssssssessussussssssessessessusssecsessussssssessesssesseseeseess 653.1.1 Môi trường truyền thÔN THỚI s H H HHrt 65
3.1.2 Nhu câu thông tin thời sự của công chúng báo chí hiện nay 67
3.2 VAN DE DAT RA TRONG MÔ THUC THONG TIN CHƯƠNG TRÌNHTHOI SU DAI TRUYEN HINH BAC LIEU VA HẬU GIANG - 69
3.3 MỘT SO GOI Y DOI MOI MO THUC THONG TIN THỜI SU CHO DAI TH
BAC LIEU VA HẬU GIANG oo eccescssscssessesssessessssssssessecsessusssessessesssseseesessesssseseeseess 763.3.1 Giải pháp VỀ nội AUG cecceescesseessesssesssssssessssssesssssssessssesssssesssessusssecssecssesssssecssecs 763.3.2 Giải pháp vé hình thuứC 5c 5S St+EE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEE2121 11111 cre 793.3.3 Giải pháp về quy trình SGN XHẤT - 2-52 5e+S£+EEE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkerkrree 82
3.3.4 Format CTTSTH gợi ý Của tC glẢ cv key 85
Tieu két ChUONG c8 91KET LUAN - 2-5252 SE 2E2E12E1271711211271111121121111 112111111111 erre.92
TÀI LIEU THAM KHAO 2-22 2£ ©2E2EE££EEEtEEECEEEEEEEEEEEECEEEErrkrrrrkrre 94
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
PT -TH Phat Thanh — Truyén hinh
PGS.TS Phó giáo sư, tiễn sĩ
THBL Truyén hinh Bac Liéu
THHG Truyén hinh Hau Giang
Trang 8DANH MỤC CÁC BANG, BIEU
Bảng 2.1: Format chương trình Thời sự của Dai PT —TH Bạc Liêu và Hậu Giang 41
Bang 2.2: Cách thức tô chức sản xuất Chương trình Thời sự - 5+ 45Bảng 2.3: Số lượng tin bài trong chương trình TSTH BL và Hậu Giang 53Biéu đồ 2.1: Ty lệ người thường xem chương trình thời sự của THBL 62Biéu đồ 2.2: Điều kiện tiếp nhận thông tin thời sự của công chúng 63
Biéu đồ 3.1: Nhu cầu thông tin TSTH của công chúng báo chí tỉnh Bạc Liêu
FGM MAY occ 68
Biểu đồ 3.2: Độ tin cây của chương trình TSTH Bạc Liêu -2-552 55+71
Biéu đồ 3.3: Sự bổ ích của chương trình TSTH Bạc Liêu . : - 73
DANH MỤC HINH ANH
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tinh Bạc Liêu - - 2 + x+E£E£E++EeEx+Eerxexerxez 32Hình 2.2: Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang 2 2 2 x£x2££+£++£xerxzsz 33
Hình 2.3: Đài PT —TH Bạc Liu - 255 2E S 32221833211 S2 2EEE+szeeerreeerzree 36
Hình 2.4: Đài PT —TH Hậu Giang - - - c 3.13121113111811 11 11 keree 37
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do đề tàiTruyền hình xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ XX và phát triển với tốc độ như vũbão nhờ sự tiễn bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra một kênh thông tinquan trọng trong đời sống xã hội Ngày nay, truyền hình là phương tiện thiết yếucho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc Truyền hình trở thành vũ khí, công cụ sắc
bén trên mặt trận tư tưởng, văn hóa cũng như lĩnh vực kinh tế xã hội Tuy nhiên,
một thực tế cho thấy, hiện nay, truyền hình không những phải cạnh tranh với cácloại hình báo chí khác như báo in và phát thanh mà truyền hình còn phải cạnh tranhvới một loại hình truyền thông đa phương tiện khác như mạng Internet và truyền
thông số Theo các nhà nghiên cứu của Trường Đại học Cambridge của Anh thì
phát thanh, “truyền hình công (của Nhà nước) đang đứng giữa ngã tư đường - hoặcchí ít cũng là ngã ba đường, trong một thời gian dài Tuy nhiên, vẫn đề không phải
là chọn con đường nào mà là làm thế nào để xác định đúng vị trí, cách tồn tại vàphát triển của mình Hay nói cách khác là phải xác định vai trò, tác dụng, hiệu quả
hoạt động của các đài phát thanh, truyền hình công trong kỷ nguyên số hóa
Sự phát triển của công nghệ Internet, số hóa đã thay đổi công chúng phát thanh,truyền hình Từ việc các đài phát thanh, truyền hình quyết định cho thính giả, khángiả nghe gi, xem cái gì; nghe, xem khi nào và như thế nao, thì đến nay, công chúng
phát thanh, truyền hình đã chuyển sang vai trò chủ động, kiểm soát, lựa chọn cái
mình muốn nghe, xem Người xem truyền hình giờ đây dành nhiều thời gian để xem
các video online gấp đôi so với các khán giả xem truyền hình truyền thống Phát
thanh, truyền hình công vẫn được tô chức, vận hành va quản ly theo mô hình cũtrong quá khứ; ngày càng có nhiều hơn sự cạnh tranh khốc liệt từ các công ty truyền
thông tư nhân và sự giảm mạnh nhu cầu xem - nghe với những nội dung phải trả
tiền của công chúng Ở Việt Nam, nhiều địa phương lãnh đạo chưa tạo điều kiện, cơchế cho các đài thích ứng với môi trường truyền thông mới Đó là những điều sẽkhiến các đài phát thanh, truyền hình truyền thống gặp khó khăn trong thời đại
Trang 10Internet và truyền thông số, đặc biệt là sự phát triển với tốc độ “vũ bão” của mạng
xã hội.
Theo số liệu mới nhất của We are Social, một tổ chức rất uy tín nghiên cứu
về lĩnh vực mạng xã hội, tính đến tháng 3/2018 Việt Nam có khoảng 58 triệu người
dùng mạng xã hội (chiếm gần 60% dân số) Việt Nam xếp ở vị trí thứ 7 số người
dùng mạng xã hội cao nhất thế giới Trong đó, đáng lưu ý là có tới trên 50 triệungười online bằng điện thoại Ngày càng có nhiều người sử dụng điện thoại đồngnghĩa với việc gia tăng nhu cầu sử dụng mạng xã hội Cũng theo số liệu của tô chứcnày, mỗi người dùng tiêu tốn khoảng 07 tiếng mỗi ngày để sử dụng Internet, trong
đó có 2,5 tiếng dành cho mạng xã hội mà chủ yếu là Facebook và Youtube Về cácnội dung tìm kiếm và được quan tâm nhiều trên mạng xã hội, các nội dung này rat
da dạng, trai đều ở hau hết các lĩnh vực trong cuộc sống
Trong bối cảnh thông tin bùng nổ, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ
đã tạo điều kiện cho công chúng tiếp cận với thông tin báo chí một cách nhanh
chóng, thuận lợi, đa dạng hình thức Thay vì ngồi trước màn hình tivi xem cácchương trình hay ngồi trước màn hình vi tính để xem tin tức trên các trang báo điện
tử, nhiều người chuyên sang nắm bắt thông tin qua các thiết bị cầm tay gọn nhẹ,nhiều tiện ích, mọi lúc mọi nơi Nhiều người có xu hướng nắm bắt thông tin từ
những thông tin, đường link chia sẻ qua mạng xã hội như facebook, zalo Người
này đọc một bài báo, một tin tức nào đó thấy hay thì kết nối, chia sẻ cho bạn bè
cùng đọc.
Với mạng xã hội, giờ đây, khán giả truyền hình không còn bị giới hạn tintức trên ti vi của họ nữa Vi vậy, việc tao ra những diễn đàn tranh luận về các
chương trình, nhân vật và sản phẩm truyền hình trên mạng xã hội được coi là
phương pháp tối ưu để thu hút khán giả Những người làm truyền hình cần nhận
thức cao hơn nữa vai trò, tác động của mạng xã hội, từ đó có những thay đôi trong
tư duy, trong cách thức khi sản xuất các chương trình truyền hình dé thích ứng với
một tương lai vô định của công nghệ số
Có thể nói, thời gian qua, truyền thông số và mạng xã hội đã trở thành mộtthách thức rất lớn đối với các Đài phát thanh — truyền hình (PT — TH) trên cả nước,
Trang 11trong đó chịu ảnh hưởng nhiều nhất là các đài địa phương, trong đó Dai PT - THBạc Liêu Không chỉ làm ảnh hưởng đến sự sụt giảm nghiêm trọng nguồn thu quảngcáo của đài mà công chúng dan dần cũng ít quan tâm đến Đài TH Bạc Liêu, nhất làcác chương trình của Đài Một phần bởi sự nghèo nàn, lạc hâu từ các chương trìnhnày do thiếu kinh phí đầu tư Mặt khác, cách thức sản xuất, trình bày thông tin trongcác chương trình thời sự của Đài mấy chục năm nay vẫn theo mô tip cũ Nặng về
tính chính trị, ít mang hơi thở cuộc sống Cách viết tin, bài chậm đôi mới, không tạo
được tính hấp dẫn cho khán, thính giả nghe va xem dai Tin tức không nhanh,
không kip thời so với các báo mạng điện tử, không có sự tương tác với công chúng.
Bên cạnh đó, đứng trước sự cạnh tranh về thông tin, một số Đài khu vực có thếmạnh về kinh tế đã tăng cường mở rộng phạm vi hoạt động “thâu tóm” thông tin,
nhất là các thông tin nóng để lội kéo khán giả xem Đài Đứng trước những thách
thức đặt ra, dé tồn tại và trụ vững trong thời gian tới, Đài PT — TH Bạc Liêu cầnphải có sự thay đổi phương thức sản xuất, nhất là mô thức thông tin thời sự trongbối cảnh mạng xã hội hiện nay Bởi khán giả thời nay, nhất là những người trẻ, họ
đòi hỏi truyền hình phải tiếp cận họ theo một hướng mới Họ muốn được tương tác
với chính cái mà họ đang xem Đó là lý do, em chon đề tài “ Xây dung mô thứcthông tin thời sự truyền hình địa phương trong bỗi cảnh truyền thông hiện dai”
đề làm luận văn cuối khóa
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Có rất nhiều tài liệu nghiên cứu liên quan đến nội dung đề tài này, đáng chú ý
như:
- Sách về truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản của PGS.TS Nguyễn
Văn Dững chủ biên
- Cơ sở lý luận báo chí của PGS.TS Nguyễn Văn Dững
- Báo chí truyền thông những điểm nhìn từ thực tiễn của PGS.TS Nguyễn
Văn Dững chủ biên
- Bài viết Một số vấn đề về truyền thông chính sách công ở Việt Nam hiệnnay của PGS.TS Nguyễn Văn Dững Bài viết trình bày những vấn đề chính liên
Trang 12quan đến nhận thức khái niệm và mô thức truyền thông; vai trò của thiết chế báo
chí - truyền thông kiến tạo trong truyền thông chính sách công; thử đề xuất mô hình
truyền thông chính sách công ở Việt Nam
- Bài viết của tác giả Nguyễn Khắc Giang — đăng trên tạp chí Dai học quốcgia Hà Nội Tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến môitrường báo chí Việt Nam, chủ yếu phác thảo quá trình thâm nhập của truyền thông
xã hội (social media) vào Việt Nam từ đầu những năm 2000, qua đó phân tích
những tác động của nó tới môi trường báo chí Tác giả cho rang, tuy truyền thông
xã hội có nhiều ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của nền báo chí-truyền thôngnước nhà, nhưng bản thân nó cũng có những mặt hạn chế nhất định cần được hiểu
rõ hơn.
- Cuốn Báo chí và mạng xã hội của tác giả Đỗ Dinh Tan Giúp chúng ta hiểu
rõ hơn về mạng xã hội từ khái niệm xã hội học, tính hai mặt và lý do thu hút củamang xã hội Thông qua cuốn sách cũng giúp người nghiên cứu hiểu rõ hơn về báochí truyền thống đã và đang định hình lại hoạt động của mình như thế nào và mạng
xã hội mở rộng không gian làm việc của các nhà báo ra sao - Các tài liệu khái niệm
về mô thức, mô thức thông tin, mô thức thông tin thời sự
- Các bài viết của tác giả Đinh Hậu như: khái niệm cơ bản về thông tin và
hiệu quả thông tin; sự cạnh tranh thông tin và trách nhiệm xã hội của báo chí.
- Loạt bài báo chí trước sự bùng nô của mạng xã hội của Tiến Luật — Gia
Thuận, TTXVN.
Qua việc nghiên cứu tài liệu cho thấy có rất nhiều đề tài, bài viết liên quanđến việc tác động của mạng xã hội đến báo chí Tuy nhiên, chưa có đề tài nghiên
cứu nào về van đề “Xây dung mô thức thông tin thời sự truyền hình địa phương
trong bối cảnh truyền thông hiện dai” Từ kết quả này, có thé khang định đề tài củahọc viên nghiên cứu là mới và không bị trùng lắp Có thé nói việc nghiên cứu van đềthay đổi mô hình, cách thức thể hiện thông tin thời sự là vấn đề cần thiết trong bốicảnh mạng xã hội phát triển rộng khắp đối với Dai PT — TH Bạc Liêu cũng như các
đài PT — TH địa phương hiện nay.
Trang 133 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là trên cơ sở hình thành nhận thức, bướcđầu xây dựng khung lý thuyết về xây dung mô thức thông tin thời sự truyền hình
địa phương (MTTTTSTHDP), qua khảo sát thực trạng mô thức chương trình thời
sự truyền hình tại đài PT -TH Bạc Liêu và Hậu Giang trong bối môi trường truyềnthông hiện đạ; từ đó đề xuất giải pháp đổi mới mô thức thông tin thời sự thời sự
truyền hình đáp ứng tốt hơn nhu cầu công chúng ở các đìa địa phương trong khu
vực.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề thực hiện mục tiêu nghiên cứu nảy, luận văn cần tập trung thực hiên các
nhiệm vụ chính sau đây:
- Thứ nhất, hệ thông hóa van đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu bước đầuhình thành nhận thức lý thuyết về mô thức thông tin thời sự truyền hình, làm cơ sở choquá trình tổ chức sản xuất CTTSTH đáp ứng nhu cầu công chúng trong bối cảnh môi
trường truyền thông hiện đại;
- Thứ hai, khảo sát, đánh giá mô thức thông tin thời sự truyền hình Bạc Liêu và
hậu Giang, phân tích những van dé đang đặt ra về mô thức thông tin thời sự truyền hình;
- Thứ ba, trên cơ sở phân tích vấn đề thực tiễn, tìm kiếm giải pháp vàkhuyến nghị khoa học nhằm đổi mới mô thức thông tin thời sự truyền hình địaphương diện khảo sát, hướng tới đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin công chúngtrong bối cảnh môi trường truyền thông hiện đại
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là “Xây dựng mô thức thông tin thời sựtruyền hình địa phương trong bỗi cảnh truyền thông hiện đại”
4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi khảo sát của luận văn được giới hạn trong việc đánh giá mô thức
thông tin thời sự truyền hình của Bạc Liêu va Hậu Giang sáu thang đầu năm
Trang 142019 Cách chuyên tải thông tin qua các tin, bài, phóng sự trong các chương trình
thời sự truyền hình của Đài Phát thanh — Truyền hình Bạc Liêu và Hậu Giang
Với góc độ là một biên tập viên của Đài PT —TH Bạc Liêu, học viên muốnđánh giá, nhìn nhận lại cách thức tô chức, sản xuất của các bản tin, các chương
trình thời sự của Đài PT-TH Bạc Liêu hiện nay Công trình nghiên cứu này sẽ giúp
cho tác giả nhìn lại công việc của chính mình và các đồng nghiệp trong thời gianqua, từ đó đánh giá những thành công, hạn chế và rút ra những bài học kinh nghiệm
dé điều chỉnh, thay đổi mô hình, cách thức truyền thông, nâng cao chất lượng và
hiệu quả tuyên truyền trên sóng Đài PT —TH Bạc Liêu trong thời gian tới
Theo dé tài luận văn được giao theo quyết định số 4428/QD-XHVN ngày
27/11/2019 của Hiệu trưởng DHKHXH&NV Hà Nội, là “Xây dựng mô thức thông
tin thời sự truyền hình địa phương trong bối cảnh truyền thông hiện đại (Nghiên
cứu trường hợp Đài PT-TH Bạc Liêu và Hậu Giang từ thang 1 đến tháng 6 năm
2019) thì quả là quá rộng, trên địa bàn cả nước, trong khi nghiên cứu 2 trường hợp
đều ở các tỉnh Nam Sông Hậu Đây quả là đề tài quá rộng và khó khăn thêm chohọc viên trong quá trình thực hiện Vậy nên, luận văn xin phép đặt vấn đề tìm hiểu
các dai địa phương khu vực Nam Sông Hau, trên cơ sở nghiên cứu CTTS 2 trường
hợp Đài PT-TH cũng chỉ ở nam Sông Hâu Vậy nên, luận văn có những hạn chế vàkính mong Hội đồng bỏ qua cho
- Thời gian khảo sát từ tháng 01 đến tháng 6 năm 2019
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Khi thực hiện luận văn, tác giả dựa trên những quan điểm, nghị quyết củaĐảng về báo chí, truyền thông nói chung và lý luận về báo chí truyền hình nói
riêng.
- Quá trình nghiên cứu cũng được đặt trên cơ sở thực tiễn của quá trình vận
động phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước nói chung và hoạt động của
các Đài khu vực Nam sông Hậu nói chung và Đài PT —TH nói riêng.
Dé tài Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận sau đây:
10
Trang 15- Lý luận Chủ nghĩa Mác- Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm
của Đảng, Nhà nước Việt Nam về báo chí và vai trò, chức năng của báo chí đối với
sự phát triển Những cơ sở lý luận này tác giả chủ yếu tìm hiểu trong cuốn Cơ sở lýluận báo chí" của PGS, TS Nguyễn Văn Dững, do Nxb Thông tin và truyền thông
ấn hành năm 2018
- Một số lý thuyết truyền thông được sử dụng như lý thuyết sử dụng và hàilòng, lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự, lý thuyết truyền thông chính trị
- Lý thuyết về format chương trình truyền hình và mô thức thông tin thời sự”
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Dé thực hiện mục đích, nhiệm vụ và tương thích với đề tài nghiên cứu, tác
giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: tác giả dùng dé hệ thông hóa
các nguồn tư liệu khoa học liên quan đến nội dung đề tài của các nhà nghiên, cáctác giả đi trước, dé xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn dé tác giả đang
nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích kinh nghiệm: nhằm đánh giá mô thức thông tin thời
sự truyền hình từ các CTTSTH diện khảo sát, từ đó đánh giá những ưu điểm, hạnchế dé dé ra các giải pháp xây dựng mô thức thông tin thời sự của các đài PT —- TH
địa phương nói chung, của tỉnh Bạc Liêu nói riêng.
- Phương pháp khảo sát, điều tra xã hội hoc: tác gia đã tiễn hành khảo sátcông chúng địa phương qua hình thức phát 200 phiếu thu thập trực tiếp và trên 150phiếu hỏi gửi qua phần mềm khảo sát trên zalo dé tìm hiểu nhu cầu thông tin thời
sự của công chúng trong bối cảnh mạng xã hội hiện nay
- Phương pháp phỏng vấn sâu: tác giả tiễn hành phỏng van cuộc 15 ngườithuộc nhóm công chúng, cán bộ quản lý liên quan đến hoạt động báo chí — truyềnthông và nhóm nhà báo chuyên làm CTTSTH diện khảo sát nhằm tìm hiểu, thamkhảo ý kiến của người quản lý, người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất các
chương trình.
' Xem thêm Nguyễn Văn Dững (2018); Cơ sở lý luận báo chí; Nxb Thông tin và Truyền thông
? Xem them Vũ Quang Hào (2021); Nghĩ đột phá cho format báo chí; nxb Thông tấn
11
Trang 16- Phương pháp thong kê — phân loại: tác giả sử dụng dé tìm hiểu tần suất và
tỷ lệ các thé loại tác phẩm báo chí, số lượng tin, bai, trong CTTSTH diện khảo
hiện nay.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá những mặt tích cực, hạn chế cũng như những thách thức, van đềđặt ra đối với vấn đề thông tin thời sự trên sóng truyền hình của các Đài Phát thanh
— Truyền Bạc Liêu nói riêng, các Dai Nam sông Hậu nói chung
Kiến nghị, đề suất giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyêntruyền trên sóng truyền của các Đài Phát thanh — Truyền hình Bạc Liêu
Kết qua đạt được của luận văn sẽ giúp cho các Đài Phát thanh — Truyền hìnhBạc Liêu có thể tham khảo, tham chiếu trong việc lập kế hoạch đôi mới mô thứcthông tin thời sự truyền hình trong thời gian tới sát với nhu cầu công chúng hơn.Đối với những cán bộ quản lý báo chí truyền hình, phóng viên, biên tập viên sẽ rút
ra những bài học kinh nghiệm trong công tác thông tin tuyên truyền trên sóngtruyền hình
- Góp phần thực hiện thành công Đề án “nâng cao chất lượng chương trình
của Đài PT —TH Bạc Liêu”
- Có thé làm tài liệu tham khảo cho các Dai Phát thanh - Truyền hình khuvực NSH va tài liệu giảng dạy ở các trường về các van đề liên quan đến cách thức
tuyên truyền, chuyên tải thông tin thời sự trong lĩnh vực báo chí nói chung, trên
12
Trang 17sóng Đài PT —TH địa phương.
7 Kết cầu của luận vănNgoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tải liệu tham khảo, Phụ lục, Nộidung chính của luận văn được kết cau thành 3 chương, với số lượng từ 80 — 100
trang.
Chương 1: Cơ sở lý luận vấn đề xây dựng mô thức thông tin thời sự báo chí
ở các Đài phát thanh — truyền hình địa phương trong bối cảnh môi trường truyền
thông mới hiện nay.
Chương 2: Thực trạng mô thức thông tin thời sự truyền hình của Bạc Liêu
và Hậu Giang các đài địa phương hiện nay (chủ yếu giới thiệu tập trung 02 đơn vị
khảo sát).
Chương 3: Van đề và giải pháp xây dựng mô thức thông tin thời sự truyền
hình địa phương trong bối cảnh truyền thông hiện dai
13
Trang 18Chương 1
CƠ SƠ LÝ LUẬN VAN ĐÈ XÂY DỰNG MÔ
THỨC THONG TIN THỜI SU BAO CHÍ Ở CÁC DAI PHÁT THANH
-TRUYEN HÌNH DIA PHƯƠNG TRONG BOI CANH MOI TRƯỜNG
TRUYEN THONG MỚI HIỆN ĐẠI
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Các khái niệm cơ bản được sử dụng trong luận văn
1.1.1.1, Thông tin và thông tin thời sự
* Thông tin
Có rất nhiều cách hiểu về thông tin Thậm chí ngay các từ điển cũng không
thé có một định nghĩa thống nhất Ví dụ: Từ điển Oxford English Dictionary thì cho
rằng thông tin là " điều mà người ta đánh giá hoặc nói đến; là tri thức, tin tức" Từđiển khác thì đơn giản đồng nhất thông tin với kiến thức:"Thông tin là điều màngười ta biết" hoặc "thông tin là sự chuyển giao tri thức làm tăng thêm sự hiểu biết
của con người” v,v Nguyên nhân cua sự khác nhau trong việc sử dụng thuật ngữ
này chính là do thông tin không thé sờ mó được Người ta bắt gặp thông tin chỉtrong quá trình hoạt động, thông qua tác động trừu tượng của nó Trên quan điểm
triết học: Thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã hội (thế giới Vật chất) bằng
ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh v.v hay nói rộng hơn băng tất cả các phương tiện tác
động lên giác quan của con người.
Ngày nay hầu như không một ngành công nghiệp, sản xuất và dịch vụ nào lạikhông quan tâm đến thông tin Những quan điểm và hiện tượng khác nhau của lĩnhvực này đã dẫn đến những khái niệm và định nghĩa khác nhau về thông tin
Còn trong đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, “ ;hông tin là
truyền đưa tin, bdo cho nhau biết hay là tin tức về các sự kiện diễn ra trên thé giớixung quanh tin tức được truyền di cho nhau ”
Thông tin làm phương tiện, điều kiện giao tiếp xã hội liên kết những người
cá thé thành cộng đồng xã hội
14
Trang 19Thông tin luôn là nhu cầu tối cần thiết của con người với con người thông tin
cho nhau để hiểu biết lẫn nhau để cải tạo thế giới Xã hội càng phát triển, các
phương tiện truyền thông càng phát triển, thông tin phong phú đa dạng, nhiều chiều
sẽ càng giúp cho hoạt động của con người Dù trong bất kỳ xã hội nào, con ngườikhông thé sống thiếu thông tin, thiếu thông tin xã hội không thé tồn tại và phát triển
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Tạ Ngọc Tan: “ £hông tin giao tiếp trước hết làđiều kiện để con người tổ chức lao động tạo nên sự hợp tác cân thiết nhằm đạt được
mục đích đã đặt ra trước đó, bắt đầu từ những tín hiệu đơn giản, người ta thông
báo cho nhau mục đích, phương pháp, cách thức, hành động tạo nên sự thông nhất
có hiệu quả trong công việc, trong quá trình lao động sản xuất, chỉnh phục thiên
nhiên, làm ra của cải vật chất nuôi sống mình Con người tích lũy được những kinhnghiệm quý báu, phát hiện ra những tri thức mới mẽ, đồng thời trong xã hội cũnghình thành nhu cau thông tin, truyền bá các kinh nghiệm, phương thức, phương
pháp lao động có hiệu quả, thông báo cho đông loại những tri thức mới về thé giớixung quanh chính sự ra đời của tiếng nói, là bước than đâu tiên, quan trọng nhấtcủa quá trình hình thành phát triển tăng cường thông tin giao tiếp trong xã hội loài
người ” [Tr15 - 16].
*T hông tin thoi sự
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” (Tr.66
-71) thì thông tin thời sự có khái niệm như sau:
Thời sự, theo đại từ điển tiếng Việt, là “1 Toàn bộ sự việc ít nhiều quantrọng vừa mới xảy ra, được nhiều người quan tâm: Theo dõi thời sự, nghe thời sự
quốc tế; 2 Có tính thời sự còn mới mẻ, được nhiều người chú ý quan tâm: vấn đề
thời sự - tính thời sự của dé tai”
Ở quan niệm trên đây có thể nhận thấy ba nét nghĩa chính Một là toàn bộ sựviệc vừa mới xảy ra; hai là sự việc ít nhiều quan trọng; ba là được nhiều người quantâm (mới liên hệ thời gian — sự việc — nhiều người quan tâm)
Như vậy, thời sự có thé hiểu là sự kiện, sự việc vừa mới xảy ra, nóng hồi,liên quan tới nhiều người và có ý nghĩa ngày hôm nay, ngay bây giờ Tuy nhiên,
15
Trang 20cũng có sự kiện xảy ra lâu rồi, nay mới biết và nhận thức lại, được nhiều người
quan tâm.
Vấn đề nay có thê hiểu là báo chí thông tin sự kiện và vấn đề đã và đang xảy
ra, có nghĩa xã hội và được nhiều người quan tâm Đó là những sự kiện công chúngmuốn biết, cần biết nhưng chưa biết; hoặc những sự kiện lãnh đạo cần thông tin chocông chúng dé thực hiện mục đích chính trị của minh; hoặc sự kiện đã xảy ra từ rấtlâu, nhưng nay mới biết, hoặc xảy ra đã lâu nhưng nay mang ý nghĩa thời sự, thời
CUỘC.
Có sự kiện ngẫu nhiên, có sự kiện tất yếu, bản chất: có sự kiện nguy tạo và
có sự kiện có thật khách quan; có sự kiện chính trị và có sự kiện khoa học đời sống;
có sự kiện bản thể và có sự kiện nhận thức Sự kiện bản thể là sự kiện nguyên
dang trong cuộc sống, dưới đầy đủ các chỉ tiết giống có của nó; sự kiện nhận thức là
sự kiện đã được tái tạo thông qua lăng kính nhận thức của nhà báo Và đương nhiên
khi thé hiện bản chat tình hình thì không sự kiện nào là xuất hiện đơn lẻ rời rac mànăm trong một chỉnh thé, trong mối quan hệ nào đó trong một quá trình, trong một
xu thế vận động có thể ngoại trừ những sự kiện đột biến như động đất, sóng thần
hay bão lụt.
Vấn dé là báo chí được thông tin và công khai các sự kiện, van dé côngchúng bức xúc đến đâu trước dư luận xã hội thì còn tùy thuộc vào quá trình mở rộngtính công khai và dân chủ hóa đời sống xã hội Chăng hạn nạn tham nhũng, rút ruột
trong công trình xây dựng ngày một “nóng” lên trong dư luận xã hội và đã trở thành
“quốc
nạn” nhưng vẫn “êm đềm” trôi qua trong nhiều sự cố công trình kém chất lượngđược đắp chiếu Và rồi dư luận xã hội lại nỗi giận khi sự kiện một số vị tổng giámđốc, phó giám đốc tổng công ty nhà nước chơi trò đánh bạc, cá độ bóng đá đến hàngtrăm triệu đô la Mỹ mỗi tháng và đến hàng chục tỷ đồng trong vài năm Điều đóphan nào hé lộ nguyên nhân của tinh trạng công trình đầu tư với lượng tiền khong 16
nhưng mới đưa vào sử dụng trong thời gian ngăn đã bị hư hỏng nghiêm trọng Hơn
nữa, nêu các sự kiện ây được khơi thức, được lân tìm các môi quan hệ thì các vân
16
Trang 21đề khác cũng có thé được bung ra bởi không thé nói đầu tư và quản lý xây dựng tốt
khi hàng loạt công trình nhanh chóng xuống cấp chỉ trong một thời gian ngắn saukhi đưa vào sử dụng: không thê nói đầu tư và quản lý xây dựng tốt khi giá trị côngtrình quyết toán lại gấp 2 gấp 3 lần giá trị công trình dự toán
Cũng là sự kiện có thật xảy ra nhưng có sự kiện đặc trưng cho cái mới có sự
kiện lại tiêu biéu cho cái lạ Cái mới và cái lạ có những điểm tương đồng nhưng lại
có những điềm khác biệt cơ bản
Cái mới và cái lại đều là sự kiện có thật và ở mức độ nào đó có khả năng hấp
dẫn công chúng- nhóm đối tượng nhiều khi cái lạ có sức hấp dẫn hơn
Trong báo chí hiện đại, ngoài thé hiện rõ tính thời sự của thông tin báo chímột vấn đề không kém phần quan trọng nữa là kỹ năng tổ chức sự kiện và cách thức
liên kết các sự kiện thông tin dé tô chức chiến dịch thông tin - truyền thông nhằm
khơi nguồn và định hướng dư luận xã hội Có những sự kiện chỉ có thể thông tin
độc lập một lần có thể tạo ra hiệu lực tác động ít hay nhiều, mạnh hay yếu tức thì,nhưng cũng có những sự kiện nếu biết khai thác tác động của nó sẽ không chỉ ngàyhôm nay Vì thế phải tùy theo tính chất sự kiện có khả năng khơi nguồn dư luận xãhội sâu rộng hay không và khả năng đem lại hiệu ứng xã hội tích cực như thé nào déxác định kế hoạch thông tin tiếp theo
Nói báo chí thông tin sự kiện, hay đối tượng thông tin phản ánh của báochí chủ yếu là sự kiện có nghĩa là người làm báo cần quán triệt Nguyên tắc tôntrọng sự thật, thuyết phục bằng sự thật Đó là nguyên tắc cơ bản trong hoạt độngbáo chí mà bat kỳ ai bước chân vào nghề cũng phải có lời thé danh dự nghề nghiệp
như vậy.
Nhấn mạnh đặc điểm thông tin thời sự, thông tin sự kiện và van dé thời sựcủa báo chí là nhăm tạo ra sự thống nhất trong nhận thức nguyên tắc và kỹ nănghành nghề của các nhà báo cũng như nhận diện giá trị của sản phâm báo chí Báochí phải hướng tới việc giúp công chúng tiếp từ sản phẩm báo chí với những thôngtin sự kiện và vấn đề thời sự nóng hồi như cầm chiếc bánh mì nóng vừa ăn vừa thốichứ không phải như thức ăn lạnh ngắt lấy trong tủ lạnh ra và những thức ăn ấy phải
17
Trang 22được chắt lọc từ thực tiễn cuộc sống, từ đời sống hàng ngày góp phần tăng thêmchất “bổ dưỡng” cho nhận thức của công chúng và nhân dân
1.1.1.2 Mô thức và mô thức thông tin
* Mô thức là gì?
Theo từ điển Hán Nom, mô thức có thể hiểu một cách đơn giản là cách thức,
phương pháp
Thuật ngữ mô thức dùng dé chỉ một kết cấu tác phẩm lặp đi lặp lại nhiều lần
dưới sự thống nhất giữa nội dung với vị trí ngôn ngữ hình thức biéu đạt
Mô thức thông tin trong lý thuyết truyền thông là sự lặp đi, lặp lại trở thànhphương hướng thống nhất về nội dung hình thức
Trong từ điền tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên mô thirc là mô hình, kiểuBang sự lý giải trên tác giả xin đưa ra định nghĩa mô thức thông tin : “Mô
thức thông tin là phương thức, cách thức và mô hình thông tin của một tờ báo, tap
chi hay một chương trình phát thanh, truyền hình ˆ”
1.1.1.3 Mô thức thông tin thời sự và mô thức thông tin thời sự truyền hình
* Mô thức thông tin thời sự:
Từ khái niệm và những lý giải về mô thức và mô thức thông tin trên, từ đó họcviên ứng dụng với dé tài mình đang nghiên cứu, có thé hiểu là mô thức thông tin
thông tin thời sự là phương thức, cách thức, mô hình thông tin trong chương trình
thời sự hay nói cách khác là cách thức, phương pháp tổ chức nội dung thông tintrong chương trình thời sự của cơ quan báo hình thông qua một cách trình bày ổn
định.
*M6 thức thông tin thời sự truyền hình :
Là phương thức, cách thức sắp xếp, trình bày nội dung thông tin, hình ảnh theomột format nhất định có thời lượng ổn định; được kết cấu bởi các thể loại: tin, phóng
sự, phỏng vấn, ghi nhanh ; thông tin, phan ánh, phân tích, nhận định kip thời về những
sự việc, van dé được nhiều người quan tâm, mới xảy ra, đang xảy ra và sẽ xảy ra tại
một địa phương, trong nước và nước ngoài cua một cơ quan bao hình.
18
Trang 231.1.1.4 Chương trình thời sự truyén hình
* Khái niệm chương trình thời sự
Theo Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý, Nhà xuất bản Văn hóa
thông tin, 1999:
- Chương trình là “các mục, các vấn đề, nhiệm vụ đề ra được sắp xếp theo |trinh tu dé thuc hién trong một thoi gian nhất định
- Thời sự: là tổng thé nói chung những sự việc ít nhiều quan trọng vừa mới
xảy ra, được nhiều người quan tâm, lưu ý”
Như vậy, có thé hiểu: “ chương trình thời sự là tổng hợp các sự kiện, sự việc,vấn đề vừa mới xảy ra, thu hút sự quan tâm chú ý của đông đảo công chúng, được
sắp xếp thành các phan, các mục xác định trong thời lượng phát sóng nhất định ” [
17, tr.178].
Định nghĩa về “Chương trình thời sự”, trong cuốn Báo chí truyén hình, cáctác giả G.V Cudơnhetxốp, X.L Xvich, A.la lurốpxki viết: "Chương trình thời sựđơn giản giống như một bản tin trên báo, thông báo các sự việc, hơn nữa, đó lànhững sự việc được phân tích, khái quát Trên thực tế, chủ đề của bản tin là khônggiới hạn: nông nghiệp, nghệ thuật, kinh doanh, sáng chế, các sự kiện trong đời sống
quốc tế ” [35, tr.83-84]
Như vậy có thê hiểu, “chương trình thời sự” là chương trình chuyền tải mộtcách nhanh chóng, kip thời những thông tin về các sự kiện, vấn đề đang được nhiều
người quan tâm.
*Khái niệm chương trình thời sự truyền hình
Trong tài liệu tham khảo Thoi sự truyền hình, tác giả V.Mc Cullough Carroll,
viết: "Tin tức truyền hình - đó chính là một cuộc cạnh tranh theo đúng nghĩa Hãy
hiểu tron ven hàm ý này trước khi các bạn thâm nhập vào thé giới kỳ thú đó Cònnếu khi đã thâm nhập roi, hãy tiếp tục dan bước lên phía trước Người ta van nóirang, người làm việc trong chương trình thời sự lúc nào cũng "ngửi thấy" mùi cạnh
tranh, nhưng chính điều đó giúp họ giữ vững được vị trí của minh." [41, tr.7]
19
Trang 24Từ "vị tri" mà tác giả V.Mc Cullough Carroll viết cho thấy tầm quan trọngcủa CTTS truyền hình Đối với các đài truyền hình, CTTS truyền hình có thể xem
như là "trang bìa" của tờ báo, là một trong những chương trình quan trọng hàng đầu,nhất là đối với các Đài PT-TH địa phương CTTS truyền hình có đặc điểm rõ nét
của tờ "báo hình”.
Ở nhiều Đài PT-TH địa phương, CTTS truyền hình còn dé gọi chung cho cácchương trình thông tin tin tức như Ban tin trưa, Ban tin tối hay Ban tin Chào budi
sáng, v.v.Kế thừa những quan điểm trên, cùng thực tiễn công tác, tác giả luận văn
đưa ra quan niệm về chương trình thời sự truyền hình như sau: Chương trình thời sựtruyền hình là một chương trình phát sóng định kỳ, có thời lượng 6n định nhằmtruyền tải những thông tin được nhiều người quan tâm, về tất cả các lĩnh vực củađời sống xã hội một cách ngắn gọn, chính xác, kịp thời, đáp ứng nhiệm vụ tuyêntruyền, định hướng dư luận và nhu cầu thông tin của công chúng, thông qua các thêloại như: tin, phóng sự, phản ánh, ghi nhanh, phỏng van
1.1.1.5 Công chúng báo chí và nhu cầu thời sự của công chúng báo chi
* Công chúng báo chí:
Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đặt nền móng cho báo chí cách mạng ViệtNam, luôn quan tâm nhắc nhở những người làm báo Chính người đã nêu một tắmgương sáng trong cách nói, cách viết, cách tiếp cận với công chúng Trong thư gửilớp học viết báo Huỳnh Thúc Kháng năm 1949, Người khuyên: “Đối tong của tờbáo là đại đa số dân chúng; một tờ bao không được đại da số ham chuộng thìkhông xứng là một tờ báo” Người cũng căn đặn: “Muốn viết báo thì can gan gũi
quân chúng, cứ ngôi trong phòng giấy mà viết thì không thể viết thiết thực ”
Những lời khuyên bảo đó của H6 Chủ tịch luôn nhắc nhở những người làmbáo cần tôn trọng công chúng của mình, một công chúng có trình độ và có ý thức, từhình thức tờ báo, từ chữ in, từ cách bố cục nội dung bài vở, tranh ảnh minh họa đếncách sắp xếp chương trình, các chuyên mục trên phát thanh, truyền hình, mạng
Internet Càng ít sai lỗi, báo chí càng có được những bạn đồng hành đáng tin cậy từ
phía công chúng [56, tr 185].
20
Trang 25Trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí ”, PGS TS Nguyễn Văn Dững viết:
“trong lý luận và thực tiễn báo chí hiện đại, công chúng báo chí có vai trò đặc biệt
quan trọng Thái độ và cách thức ứng xử của công chúng báo chi thé hiện tính
chuyên nghiệp và đạo đức của giới báo chí nói chung và mỗi nhà báo nói riêng Khả
năng nghiên cứu, nắm bắt và hiéu biết đặc điểm, tâm tư nguyện vọng, mong đợi củacông chúng thé hiện năng lực nghề nghiệp cơ bản và quan trọng hàng đầu của nhàbáo nhà báo Nhà báo viết, nói cho công chúng của mình Nhà báo giao tiếp với
công chúng chủ yếu bằng sự kiện và van dé thông qua tác phẩm Do đó thực tiễn đã
hình thành mối quan hệ nha báo - tác pham - công chúng
Công chúng là nguồn cảm hứng sáng tạo và là nguồn lực sáng tạo của báochí Đó là nguồn đề tài, nguồn cảm hứng động viên, khích lệ nhà báo
Công chúng báo chí còn là khách hàng Mỗi khi sản phẩm báo chí là hànghóa, thì món hàng ấy được mua và tiêu dùng bởi công chúng Do đó cần tìm hiểu
các khái niệm công chúng - khách hàng - thị trường báo chí.
Trên thực tế, những nỗ lực nắm bắt thâm nhập công chúng xã hội chủ yếu
phụ thuộc vào các nhà báo với tư cách là cá nhân, với tư cách là các phóng viên Do
đó số lượng phát hành của các báo phụ thuộc vào các cây bút có tên tuổi được côngchúng biết đến và hâm mộ” [Tr 139 - 140]
* Nhu cdu thời sự của công chúng báo chí:
Có thé thay rang, những năm gan đây, truyền hình dần mất đi sức hấp dẫnđối với công chúng Điểm mau chốt là, truyền hình mat han sức hấp dẫn về mặt thời
sự, công chúng không còn nhu cầu theo dõi thông tin báo chí và cập nhật tình hìnhthời sự từ truyền hình nữa Thông tin thời sự sẽ không còn tính chất “thời sự” nữanếu phải đợi đến truyền hình đưa tin Công chúng hiện nay có quá nhiều kênh, quá
nhiều cách để cập nhật thông tin liên tục
Nhà báo Dư Hồng Quảng - Phó giám đốc Đài PT&TH Phú Thọ cho
rằng: “Thời bao cap trước đây, người dân chỉ biết nghe truyền đạt của mấy ông cán
bộ xã, vì chỉ các ông ấy mới có cái đài radio để nghe tin tức Do điều kiện tiếp cận
thông tin ngày càng thuận lợi, công chúng hiện đại không chi đọc báo, nghe dai,
21
Trang 26xem truyền hình chính thống mà còn tìm kiếm thông tin khi tiếp xúc sâu rộng với
các mang xã hội Một thứ quyên lực mới đang hình thành, đó là quyén quyết định
cua công chúng hiện dai”.
Như vậy, khác với báo chí thời bao cấp, trong thời đại công nghệ thông tin
bùng nỗ hiện nay, công chúng có điều kiện tương tác, họ không đơn thuần là ngườitiếp nhận thông tin của báo chí, hoặc người cung cấp thông tin cho nhà báo, mà cókhi còn cùng nhà báo xây đắp, phát triển những câu chuyện thông qua các thư từ,
điện thoại, góp ý, bình luận.
Có lẽ cũng vì vai trò to lớn của công chúng như thế, người Pháp cho rằng
phóng sự là cơ hội dé người dân nói lên suy nghĩ của họ Người Đức thì bảo nhàbáo không phải là người cầm micro cho nhà vua Thực tế cho thấy, người dân muabáo, xem đài vì trong đó có điều mà họ quan tâm Công chúng quyết định sự tồn
vong của một tòa báo Có thé nói, khán giả ngày nay đã và đang tham gia trực tiếp
vào xây dựng tác phâm truyền hình, duy trì sự hap dẫn liên tục của các chương trìnhthời sự truyền hình Muốn cho vấn đề sớm được giải quyết, công chúng cần chủ
động hơn nữa trong chia sẻ, cung cấp thông tin, phản hồi thông tin đã phát sóng, bố
sung thông tin mới nảy sinh giúp “nhà đài” tiếp tục xây dựng các kỳ tiếp theo củaphóng sự Nhưng làm thé nào dé công chúng thực sự muốn chia sẻ thông tin, góp ýxây dựng? Trên thực tế, có tờ báo thu hút được nhiều phản hồi, có tờ không Vì vậy,khuyến khích sự vào cuộc tích cực của công chúng, quyết định không phải là phía
công chúng, mà chính là bản thân các nhà báo và tòa báo Đây không chỉ là nhiệm
vụ của mỗi phóng viên mà còn thé hiện cái tâm, cái tầm của cả một cơ quan báo chí
1.1.2 Bối cảnh truyền thông hiện dai1.1.2.1 Bối cảnh và bối cảnh truyền thông hiện đại
* Bối cảnh là gì?
Bồi cảnh có thé hiểu là: “hoàn cảnh, là tình hình thực tế hoặc tình huống lịch
có tác động đối với một con người hoặc một sự kiện Ngoài ra nó còn là nguyên
nhân đề xảy ra hoàn cảnh cụ thé nào đó ”.
22
Trang 27* Bồi cảnh truyền thông hiện đại: “Khi mà hơn 80% dân số Việt Nam đều sửdung internet mỗi ngày và xem đó là một phan không thể thiếu cho cuộc sống thì
truyền thông hiện đại dang trở thành xu thé tất yếu ”
Theo PGS TS Nguyễn Văn Dững: Bắt kỳ quá trình truyền thông nào cũngxảy ra trong môi trường xác định Môi trường ấy ít nhất 2 loại yếu tố Đó là các yều
tố thuộc môi trường tự nhiên — kỹ thuật và các yếu tố thuộc môi trường tâm lý —xã
hội.
Các yếu tố thuộc môi trường tự nhiên - kỹ thuật đảm bảo cho thông điệp
được chuyên tải trọn vẹn đến cho nhóm đối tượng - công chúng truyền thông Môi
trường tự nhiên thuận lợi, kỹ thuật và công nghệ truyền thông hiện đại là đảm bảocho quá trình truyền thông được thuận lợi với kỹ thuật và công nghệ số (nhất làtruyền thông đa phương tiện multimedia) hiện nay việc quảng bá, chuyên tải thôngđiệp truyền thông rất thuận tiện và có sức thuyết phục cao
Đề chinh phục các yếu tố thuộc môi trường tâm lý - xã hội đòi hỏi nhà truyền
thông cần nghiên cứu năm bắt mới có thé triệt dé khai thác nhằm nâng cao hiệu ứng
xã hội của truyền thông Do là môi trường văn hóa, kinh tế, chính trị, tâm lý và tâmtrạng xã hội là sở thích thói quen thị hiếu và nhu cầu thông tin - giao tiếp; là cảmxúc và khả năng tiếp nhận thông điệp, cường độ của sự chú ý, sự tham gia tích cực
và tương tác Tuy nhiên, các yếu tố thuộc môi trường tâm lý - xã hội cũng nên đượcxem xét trong những cấp độ khác nhau, từ nhóm giao tiếp truyền thông với bối cảnh
diễn ra và môi trường rộng hơn.
Mặt khác, môi trường truyền thông không thé không nói đến điều kiện kinh
tế, chính tri - văn hoá - xã hội và nhất là nền tảng kỹ thuật — công nghệ truyền
thông.
Nói đến môi trường truyền thông là để các nhà truyền thông cần phải tính
toán tối đa các điều kiện thực tế khi lập kế hoạch hoặc xây dựng chiến dịch, chiếnlược truyền thông: tiên liệu trước nhằm khai thác triệt để các điều kiện thuận lợi vàhạn chế những khó khăn, rào cản có thé trong quá trình xây dựng kế hoạch và tôchức thực hiện chiến dịch truyền thông; không tính đến các yếu tố trong môi trường
23
Trang 28truyền thông cụ thé năng lực và hiệu quả truyền thông có thé bị hạn chế, thậm chí
cực lại mong đợi của chủ thé truyén thông
1.1.2.2 Môi trường truyén thông mớiTruyền thông mới (New media) là một thuật ngữ đã quen thuộc với nhiềungười hiện nay Nhung dé định nghĩa rõ ràng thuật ngữ này vẫn là một thách thứcvới công chúng nói chung và giới nghiên cứu nói riêng Có rất nhiều định nghĩakhác nhau về truyền thông mới nhưng tựu trung lại theo Bailey Socha and Eber —Schimid (2012) việc định nghĩa tập trung vào 2 mảng vấn đề chính:
Một là, việc sử dụng đa dạng các phương tiện âm thanh, hình ảnh, từ ngữ
(nhờ sự tiến bộ của công nghệ) một cách lồng ghép (nesting) làm thay đổi cách tạo
ra và tiếp nhận một sản phẩm truyền thông
Hai là, tất cả mọi người đều co thé dé dang tham gia vào quá trình truyền
thông, trong đó những người dùng (user) cũng đồng thời là người tham gia(participant) hoạt động nay; dẫn đến tính tương tác trở thành tính chat quan trọngnhất của truyền thông mới Kết hợp với sự phát triển của Internet, tính tương tác trởnên toàn cầu, ngay tức thì và có ảnh hưởng sâu rộng đến cộng đồng
Theo PGS Nguyễn Văn Dững, “Cuộc cách mạng truyền thông trước hết xuấtphat từ kỹ thuật và công nghệ thông tin và truyền thông, phát triển từ web 2.0 lên3.0 và đến cuộc cách mạng công nghệ 4.0 Quá trình này đã tạo ra một môi trườngtruyền thông số với khả năng kết nói trên phạm vi toàn cầu
Môi trường truyền thông số tạo nền tảng kỹ thuật và công nghệ cho môitrường thông tin — giao tiếp công cộng, giúp con người hiểu chính bản thân hơn va
kết nối cộng đồng đa dang hơn; trên cơ sở đó, các dòng xoáy, các tầng nac quan hệ
được kết nối và thâm nhập tạo thành các via tầng thông tin cho phép con người hìnhthành siêu khám phá trong siêu liên kết hay siêu kết nối Từ đây 2 quá trình đạichúng hóa và phi đại chúng hóa truyền thông đan xen, phát trién
PGS TS Nguyễn Thế Kỷ cũng cho răng: “Cùng với sự phát triển củaInternet, hàng loạt sản phẩm công nghệ truyền thông mới được phát triển như côngnghệ di động, các thiết bị đầu cuối theo xu hướng di động hóa, ca nhân hóa cao độ,
24
Trang 29tạo nên một sức mạnh to lớn mà các loại hình truyền thống khó cạnh tranh nổi Sự
phát triển của công nghệ truyền thông đã tạo cho báo chí một hướng đi mới, đó là
tích hợp các phương tiện truyền thông Tính đa phương tiện được biểu hiện rõ rang
nhất qua sự tích hợp này Đây là xu hướng phát triển mang tính khách quan đápứng nhu câu thông tin của công chúng, và chắc chắn đây là xu hướng phát triểnmạnh mé nhất cả hiện tại và tương lat”
1.1.3 Một số lý thuyết làm cơ sở cho vẫn đề nghiên cứu
1.1.3.1 Lý thuyết sử dụng và hài lòngNhững nghiên cứu về lý thuyết “Sử dụng và hài lòng” bắt đầu từ thập kỷ 40của thé kỷ XX ở Mỹ, khi đó tỉ lệ phô cập radio ở các gia đình Mỹ đã đạt trên 80%
Vào thập kỷ 1940, hoạt động nghiên cứu về lý thuyết “Sử dụng và hài lòng”còn khá sơ sài Bởi những nghiên cứu trong giai đoạn đầu mới chỉ quy nạp nhữngloại hình “sử dụng” và “hài lòng”, về lý luận chưa có sự đột phá Mặt khác, vềphương pháp chủ yếu là phỏng van, không hình thành nên quy trình phân tích điềutra chặt chẽ Trong những năm 1950, hoạt động nghiên cứu lý thuyết “Sử dụng vàhài lòng” vẫn giậm chân tại chỗ Mãi đến sau thập kỷ 1960, giá trị của nhữngnghiên cứu này mới được khang định lại và hoạt động nghiên cứu cũng sôi độnghon, trong đó kết quả tiêu biểu nhất là những điều tra của chuyên gia truyền thông
người Anh Denis McQuail - Giáo sư trường Dai hoc Amsterdam, Hà Lan.
Năm 1969, nhà nghiên cứu truyền thông Elihu Katz và các cộng sự của ông đãkhái quát hành vi tiếp xúc với công chúng là một quá trình chuỗi nhân quả “nhân tố xãhội + nhân tố tâm lý > kỳ vọng truyền thông —› tiếp xúc truyền thông — nhu cầu đượcthỏa mãn”, đồng thời đưa ra mô hình cơ bản của quá trình “sử dụng và hài lòng”
Năm 1977, học giả Nhật Bản Ikuo Takeuchi đã có một số bổ sung về môhình này, có thể khái quát như sau:
Thứ nhất, mục đích tiếp xúc với phương tiện truyền thông của con người là để
thỏa mãn những nhu cầu riêng biệt của họ, những nhu cầu này có khởi nguồn xã hội
và tâm lý cá nhân nhất định
Thứ hai, quá trình xảy ra hành vi tiếp xúc thực tế cần có hai điều kiện: một
là, có khả năng tiếp xúc với phương tiện truyền thông, tức là phải có điều kiện vật
25
Trang 30chất như có ti vi, báo in , nếu không có điều kiện này, con người sẽ chuyên sangcác hình thức thay thế khác để thỏa mãn nhu cầu của mình; hai là, ấn tượng về
phương tiện truyền thông, tức là những đánh giá về việc phương tiện truyền thông
có thỏa mãn những nhu cau thực tế của mình hay không, nó được hình thành trên cơ
sở kinh nghiệm tiếp xúc với phương tiện truyền thông trước đây
Thứ ba, dựa vào ấn tượng đối với phương tiện truyền thông, con người lựa chọnmột phương tiện truyền thông hoặc nội dung nào đó và bắt đầu hành vi tiếp xúc;
Thứ tư, có hai kết quả của hành vi tiếp xúc: nhu cầu được thỏa mãn hoặc
không được thỏa mãn (hài lòng hoặc không hài lòng).
Thứ năm, dù hài lòng hay không hai lòng, kết quả này sẽ ảnh hưởng đếnhành vi tiếp xúc với các phương tiện truyền thông sau này, công chúng sẽ dựa vàokết quả được thỏa mãn dé điều chỉnh lại ấn tượng vốn có về phương tiện truyềnthông, thay đổi độ kỳ vọng về phương tiện truyền thông ở nhiều mức độ khác nhau
Có thé thấy, van đề công chúng luôn là một lĩnh vực nghiên cứu hết sức phứctạp Đến nay, các lý thuyết nghiên cứu công chúng mới chỉ cung cấp một diện mạo kháiquát về công chúng Trong môi trường truyền thông hiện đại, lý thuyết “sử dụng và hàilòng” đóng vai trò quan trọng, có thé giúp chúng ta hiểu sâu hơn về công chúng hiện đại,
từ đó giúp các cơ quan báo chí thay đôi các phương thức tác nghiệp, cung cấp cho xã hộinhững sản phâm báo chí truyền thông phù hợp với thời đại
1.1.3.2 Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sựNgay từ những năm 30, 40 của thế kỷ XX, nhiều nhà nghiên cứu truyềnthông trên thế giới đã đặt câu hỏi về vai trò và tầm quan trọng của truyền thông đạichúng đối với xã hội là gì? Thời gian đó, nhiều công trình nghiên cứu về báo chí
dưới các giác độ khác nhau, từ cách tiếp cận lý thuyết tâm lý học để nghiên cứu
công chúng đến cách thức phân tích nội dung về các thông điệp truyền thông theocách tiếp cận của ngôn ngữ học, hoặc giả trong lĩnh vực xã hội học, truyền thông
đại chúng được nghiên cứu như một quá trình xã hội, phân tích và làm sáng rõ mối
liên hệ giữa truyền thông đại chúng và xã hội
Trong xã hội, nếu một tin tức nào đó được nhắc tới thường xuyên, liên tục vànổi bật, công chúng sẽ nhớ tới và coi nó quan trọng hơn những thông tin khác Do
26
Trang 31vậy, chức năng “thiết lập chương trình nghị sự” là một giả thiết quan trọng trong
các lý thuyết truyền thông Điểm nổi bật của lý thuyết này là truyền thông đại chúng
có một chức năng sắp đặt “chương trình nghị sự” cho công chúng, các bản tin vàhoạt động đưa tin của cơ quan báo chí truyền thông ảnh hưởng đến sự phán đoáncủa công chúng tới những “chuyện đại sự” của thế giới xung quanh và tầm quantrọng của chúng bang cách phú cho các “chương trình” nét nổi bật khác nhau, từ đó
có thê tác động và tạo ra sự dẫn đường trong tương lai
Ngoài ra, lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự” còn chỉ ra rằng, việc đưa
tin về thế giới bên ngoài của cơ quan truyền thông không phải là sự phản ánh theokiểu “soi gương”, mà là một hoạt động lựa chọn có mục đích Các cơ quan báo chí
truyền thông dựa vào giá trị quan và mục đích tôn chỉ, đồng thời căn cứ vào môitrường thực tế dé “lựa chọn” vấn đề hoặc nội dung mà họ coi là quan trọng nhất dé
sản xuất và cung cấp cho công chúng những thông tin “đúng sự thật”
Trên cơ sở những nghiên cứu của Maxwell Mccombs và D.Shaw, học giả G.
Ray Funkhouser của Mỹ đã đặt ra câu hỏi: cơ quan truyền thông đã vận dụng cơchế truyền thông (mechanisms) như thế nào dé thiết lập chương trình nghị sự?
Ông G Ray Funkhouser đã đưa ra 5 cơ chế: Cơ quan truyền thông lựa chọn theo
quy trình của sự kiện; Đưa tin quá nhiều về các sự kiện quan trọng và hiếm gặp;Đối với những sự kiện ít có giá trị thông thường lựa chọn những phần có giá trị
về mặt thông tin dé đưa tin; Nguy tạo ra những sự kiện có giá trị về mặt thông tin(hay còn gọi là tin dom); Dua tin tông kết về sự kiện, hoặc đưa tin những sự kiệnkhông có giá tri về mặt thông tin theo hình thức như đưa tin về sự kiện có giá trị về
mặt thông tin.
1.1.3.3 Lý thuyết tuyên truyền chính trị
Thuật ngữ tuyên truyền đến từ Tổ chức công giáo tuyên truyền Truyền giáo,được tạo ra bởi Đức giáo hoàng Gregory XV năm 1622 Tuy nhiên, tuyên truyềnnhư là một hiện tượng tồn tại lâu trước khi xuất hiện của thuật ngữ đó Một trong
những ví dụ sớm nhất về tuyên truyền là lời mở đầu của Bộ luật về Luật
Hammurabi Nội dung bản thân các luật lệ chủ yêu nhằm bảo vệ lợi ích của tầng lớp
27
Trang 32giàu có và thịnh vượng bang cách dang áp và khai thác các cư dân nghèo — nhữngngười bị tước đoạt quyền.
Theo từ điển bách khoa Nga, tuyên truyền — Propaganda (tiếng La tin), cónghĩa là “phân phối”, “ truyền bá” — trong diễn ngôn chính trị hiện đại được hiéu là
sự truyền bá quan điểm, ý kiến, lập luận bao gồm cà cé tình làm méo mo quan điểmhướng đến sự hình thành ý kiến công chúng hoặc các mục tiêu khác theo đuổi bờicác nhà tuyên truyền Theo đó, lý thuyết tuyên truyền đầu tiên dựa trên ý tưởng về
chủ nghĩa hành vi va chủ nghĩa Freud.
Theo các học giả và chính trị phương tây, tuyên truyền là quá trình tha hóacon người nhằm mục đích chính trị, tức là thực tế là sự kiện hay can đề không cóthật nhưng nói đi, nói lại nhiều lần đề người ta tin là có thật Như vậy, tuyên truyền
là nghệ thuật nói dối
Trong khi đó, theo V.I Lê -nin, tuyên truyền là đem chân lý đến cho ngườinghe; là đem nhiều ý kiến đến cho một số ít người Nhiều ý, đó là lý luận cáchmạng, về bản chất cuộc đấu tranh giai cấp về cuộc đấu tranh giành và giữ chínhquyền , về xây dựng đảng công sản Bôn -sê — vich và chính quyền công — nông —binh, ; Một số ít người, đó là cán bộ cốt cán của đảng — những người có trìnhđộ
và điều kiện tiếp thu lý luận cách mạng và chính họ sẽ dùng lý luận và phương phápnày dé vận động, tổ chức quần chung nhân dân đứng lên làm cách mạng
Cũng theo Lê -nin, cô động là nói ít ý cho nhiều người Ít ý đó là từ một sự
kiện hay hành động thực tế, có tính tiêu biểu và mẫu mực, nêu ra làm gương vàpahtl động thành phong trào hành động cách mạng, kêu gọi quan chúng nhân dâncùng thống nhất hành động, cùng tiến hành nhằm giải quyết những vấn đề cụ thê
đang đặt ra.
Từ đây, chính Lê — nin đã hơn một lần khang định răng, sự thật đẹp dé nhất
là sự thật nói đúng sự thật; rằng sự kiện và chỉ có sự kiện mới giúp chúng ta hiểuđược, nhận thức được những van dé phức tạp cua đời song `
Theo Từ điển Tiếng Việt (Nhà xuất bản đà Nẵng 1997),tuyên truyền là “giải
thích rộng rãi dé moi người tán thành, ung hộ, làm theo” Khái niệm tuyên truyền
28
Trang 33vốn chỉ dùng trong chính trị, còn được mở rộng thành “Công tác tuyên truyền nhằm
pho biến, truyền bá đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước, kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ phục vụ sản xuất, đời sống, thông tin
kịp thoi tình hình thời sự, chính trị, định hướng tu tưởng trước các sự kiện tác
động đến tư tưởng, tình cảm, tâm trang của quan chúng nhân dân” Lê —nin cũng
đã nói rằng, bat kỳ khái niệm nào nếu mở rộng đến mức nào đó sẽ trợ nên vô nghĩa.
Nhưng khái niệm (ngôn ngữ) sử ding có phan theo thói quen, dùng lâu ngày với
tầng suất dày và phạm vi rộng sẽ có thể tạo thành nếp dùng của cộn đồng
Như vậy, khái niệm tuyên truyền trong cách hiểu và cách dùng của phươngTây và hệ thống các nước XHCN (ngày nay là các nước phát triển theo định hướng
XHCN) khác nhau, thậm chí đối lập nhau
Theo quan điểm nỗi trội nhất của giai cấp tư sản, báo chí là phương tiện
thông tin - thông tin sự kiện, khách quan, độc lập và không phụ thuộc vào chính tri,
“không can dự vào cuộc đấu tranh giai cấp”; báo chí độc lập với chính trị là quyềnlực thứ tư (giám sát cả 3 quyền lập pháp, hành pháp, và tư pháp) Trong xã hội tưbản, ba nhánh quyền lập pháp, hành pháp, và tư pháp được phân tích và hoạt độngđộc lập với nhau, khống chế và giám sát lẫn nhau; sự phân chia và giám sát này đãhạn chế được sự lạm dụng quyền lực và do đó hạn chế sự tha hóa quyền lực Dù
không có văn bản pháp luật nào quy định nhưng báo chí trong xã hội tư bản nghiễm
nhiên được coi là quyền lực thứ tư - có quyền giám sát cả ba nhánh quyên lực kia
Theo Chủ nghĩa mác-Le-nin, báo chí là công cụ tuyên truyền là phương tiệndau tranh giai cấp trên mặt trận tư tưởng, văn hóa; báo chí là một bộ phận không thé
tách rời trong bộ máy tổ chức của Đảng Cộng Sản; là cơ quan ngôn luận của tô chức
Đảng Do đó, cán bộ báo chí là chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hóa.Báo chí là công cụ thé hiện quyền lực chính trị Quan điểm này được hình thành từthực tiễn hoạt động cách mạng của C Mác và Lê-nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các
lãnh tụ cộng sản.
Trong thực tiễn hoạt động của mình, C Mác là người đã triệt dé loi dung tu
do báo chí tư sản dé sử dụng báo chi như một công cụ va phương thức quan trong
29
Trang 34nhất (và có thé coi gần như là duy nhất) đề truyền bá học thuyết chủ nghĩa cộng sản
khoa học của minh, dé tuyên truyền giáo dục và giác ngộ giai cấp công nhân; đưa
phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân từ đấu tranh tự phát lên đấu tranh tựgiác; từ đấu tranh kinh tế lên đấu tranh chính trị và từ đấu tranh chính trị lên nướcdau tranh tư tưởng Cuộc đời hoạt động cách mang của C Mác và Ăng- ghen, Lê-nin và Hồ Chí Minh đã minh chứng điều đó ngay từ khi bước lên vũ đài chính trị C.Mác đã lập tờ báo Tỉnh Ranh, sau đó ông tham gia nhiều ban biên tập của các tờ
báo và tạp chí khác Lê-nin cũng đã thành lập tờ Tia lửa từ năm 1900 Hồ Chí Minh
ngay từ năm 1918 đã đăng đàn trên báo chí Pháp và Bản kiến nghị quyền của nhândân tộc thuộc địa rồi tham gia tờ Người Cùng Khổ (Le Paria) xuất bản năm 1922,
đã sáng lập và trực tiếp xuất bản tờ Thanh Niên (số đầu xuất bản ngày 21 tháng 6
năm 1925) dé tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, học viên đã tập trung làm rõ các khái niệm về thông tin,thông tin thời sự, mô thức, mô thức thông tin thời sự cũng như các khái niệm vềchương trình thời sự truyền của các đài PT — TH địa phương; môi trường truyềnthông hiện nay; các nhu cầu công chúng hiện nay Từ cơ sở lý làm rõ hơn vai trò
quan trọng của việc phải xây dựng mô thức thông tin thời sự của Đài PT —TH địa
phương trong bối cảnh truyền thông hiện nay Trước những thách thức và thời cơcủa công nghệ số hiện nay, báo chí phải đổi mới phương thúc tuyên truyền chủtrương, chính sách của Đảng, Nhà nước Báo chí phải vươn lên chiếm lĩnh côngchúng, thị phần thông tin Trong đó, chương trình TSTH luôn có một vị trí vô cùng
quan trọng trong hệ thống báo chí nói chung, chương trình truyền hình nói riêng
cũng như trong đời sống xã hội Việc thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượngchương trình thời sự, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng, luôn là vấn đề cấpthiết đối với mỗi Dai Phát thanh — Truyền hình địa phương trong thời buổi cạnh
tranh thông tin dé tôn tại như hiện nay Từ việc di sâu nghiên cứu, làm rõ các khái
30
Trang 35niệm sẽ là tiền đề dé tác giả nghiên cứu sâu hơn về việc sự can thiết phải xây dựng
mô thức thông tin thời sự truyền hình trong bối cảnh truyền thông hện nay trong các
chương tiếp theo
31
Trang 36Chương 2
THỰC TRẠNG MÔ THỨC THÔNG TIN THỜI SỰ TRUYÊN HÌNH CÁC
DAI DIA PHƯƠNG (TẬP TRUNG 2 DON VỊ KHAO SAT DAI PT -TH BAC
LIEU VA HAU GIANG)
2.1 TONG QUAN VE TINH HINH TINH BAC LIEU VA HẬU GIANG
2.1.1 Về điều kiện tw nhiên, truyền thong văn hóa - lich sử
* Tỉnh Bạc Liêu:
Bạc Liêu là một trong các tỉnh nằm ở phía Tây Nam Bộ, thuộc khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long Phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang; phía Đông vàĐông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng; phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau; phíaĐông và Đông Nam giáp biển Đông với bờ biển dài 56 km Tỉnh Bạc Liêu được
tái lập, chính thức di vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 1997 Don vị hành
chính tỉnh hiện tại gồm 7 đơn vị hành chính là: Thành phố Bạc Liêu trung tâm tỉnh
ly và 06 huyện, thi xã gồm: Vĩnh Lợi, Hoà Bình, Giá Rai, Đông Hải, Phước Long
và Hồng Dân.
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bạc Liêu
Từ xa xưa, Bạc Liêu đã nỗi tiếng là một miền đất trù phú, thiên nhiên ưu đãi,
mưa thuận gió hòa, có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng dé phát triển ngànhkinh tế biên, nông - ngư nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch
32
Trang 37* Tính Hậu Giang:
Tinh năm ở hạ lưu sông Hậu, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rach
chằng chịt Hậu Giang tiếp giáp với thành phố Cần Thơ, trung tâm của vùng Tây
Nam Bộ Hậu Giang là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ.Tinh có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, có nguồn thủy sản phong phú,
chủ yêu tôm cá nước ngọt và chăn nuôi gia súc.
* Tinh Bạc Liêu:
Khi được tái lập tỉnh lần thứ 2 (năm 1997), tỉnh Bạc Liêu có xuất phát điểm
rất thấp so với các tỉnh Đồng băng sông Cửu Long, với những bộn bề khó khăn của
một tỉnh nghèo, nhưng với khát vọng vươn lên của Đảng bộ, quân và dân Bạc Liêu
đã không ngừng phấn đấu, vượt qua vô vàn khó khăn, huy động mọi nguồn lựctrong và ngoài tinh chan hưng tỉnh nhà, đến nay tinh đã dat được những thành tựuvượt bậc về các mặt kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng
Tốc độ tăng trưởng bình quân tính riêng giai đoạn (2016 - 2020) đạt
8,35%/năm, vượt mục tiêu Nghị quyết dé ra (Nghị quyết là 6,5 - 7%/năm) và thuộc
33
Trang 38nhóm tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao nhất của khu vực; Thủy sản được xác định làngành kinh tế mũi nhọn (chiếm 58% trong cơ cấu sản phâm của nông nghiệp, gần21% cơ cau kinh tế của tinh) và đã có bước phát triển mạnh mẽ, bền vững hơn, nhất
là sản xuất tôm Tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thu hút đầu tư, phát triển lĩnh
vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo Tỷ lệ hộ nghèo giảm qua từng năm Lĩnh
vực giáo dục và đảo tạo của tỉnh đã có bước chuyền biến tích cực Các hoạt độngvăn hóa, nghệ thuật phát triển Việc tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về hình ảnh,văn hóa, con người Bạc Liêu được chú trọng; hoạt động sáng tác tác phẩm văn học,
nghệ thuật, giao lưu văn hóa được tăng cường.
* Tỉnh Hậu Giang:
Xác định vị trí địa lý của Hậu Giang là trung tâm tiểu vùng Tây Sông Hậu,cửa ngõ của Bắc bán đảo Cà Mau, có lợi thế đây nhanh tốc độ phát triển côngnghiệp, nhiều vị lãnh đạo cơ quan Trung ương đến thăm, khảo sát thực tế và đãkhang định vài trò, vị trí kinh tế của tỉnh mới Hậu Giang đối với khu vực châu thé
sông Mê Kong, đồng thời hoạch định chiến lược phát triển tương lai nhằm vực dậy
kinh tế vùng đất Tây sông hậu Dựa vào thế tiền sông, hậu lộ của hệ thống giaothông thủy sông Hậu, cầu Cần Thơ và các trục lộ chính đi qua, tỉnh Hậu Giang đã
xây dựng các Khu đô thị Công nghiệp; Cụm công nghiệp với quy mô lớn trên địa
bàn đã thu hút nhiều nhà đầu tư đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh, từng bước
lấp kín địa bàn Mặc dù là tỉnh mới chia tách nhưng kinh tế Hậu Giang phát triểnnhanh và bền vững Đời sống người dân ngày càng được nâng lên Công tác giáodục, an sinh xã hội được quan tâm thực hiện tỐt
2.1.3 Về công chúng và thông tin báo chí trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và
Hậu Giang
Bạc Liêu và Hậu Giang là 2 tỉnh có diện tích đất nông nghiệp chiếm đa số,nên công chúng báo chí của 02 tỉnh chiếm phần đông là nông thôn Từ đó các cơquan thông tin đại chúng trong tỉnh cũng định hướng tuyên truyền sao cho phù hợp
với nhu câu tìm hiêu thông tin, phục vụ công chúng trên địa bàn mình.
34
Trang 39Lĩnh vực thông tin và truyền thông, báo chí, xuất bản trên địa bàn hai tỉnhBạc Liêu và Hậu Giang không ngừng được cải tiến và nâng cao về chất lượng, đápứng khá tốt định hướng lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và về nhữngnhiệm vụ trọng tâm, nhu cầu nghiên cứu, trao đôi thông tin của nhân dân Việc phôbiến, tuyên truyền các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật Nhànước và tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh đượcđây mạnh và kịp thời Mạng lưới thông tin, truyền thông phát triển khá đa dạng,
rộng khắp Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo
của các cơ quan Đảng, quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước có nhiều tiến bộ;
hệ thống bảo mật, an ninh được đầu tư
2.2 GIÓI THIỆU ĐƠN VỊ KHẢO SÁT
2.2.1 Đài PT-TH Bạc Liêu
Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bạc Liêu là đơn vị sự nghiệp trực thuộc
Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu, được chia tách từ Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
Minh Hải cùng với việc chia tách tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau
từ năm 1997 Đài Phát thanh - Truyền hình Bạc Liêu là cơ quan báo chí của Đảng
bộ, chính quyền tỉnh Bạc Liêu, có chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chủchương, chính sách của Dang và Nhà nước; phổ biến các chỉ thị, nghị quyết và cácnhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền địa phương; phản ánh tâm tư, nguyện vọng, cô
vũ phong trào thi đua yêu nước của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.Với sự quan tâm sâu sac, kip thời cua Tỉnh uy, UBND tinh, mặc dù với diéu kiéncòn khó khăn về nhiều mặt, song những năm qua Dai PT-TH Bac Liêu vẫn cố gắnghoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao
35
Trang 40trong khu vực cũng như của cả nước, theo quy hoạch phát triển báo chí của Chínhphủ đến năm 2020, Đài PT-TH Bạc Liêu đang hướng tới mô hình hoạt động nhưmột doanh nghiệp, tái cau trúc, nâng cao năng lực cạnh tranh Để đáp ứng yêu cầunày, việc phát huy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo trong CMCN 4.0 là yếu tố mangtính quyết định.
Công tác cải tiến và nâng cao chất lượng chương trình cũng được xác địnhmang tính sống còn đối với Dai Phát thanh — Truyền hình Bạc Liêu trong nhiều nămqua Trong năm 2019 cùng với việc tập trung nâng cao chất lượng một số chươngtrình phát thanh, Đài Phát thanh — Truyền hình Bạc Liêu đã sắp xếp, cơ cấu lạikhung chương trình truyền hình, nâng cao chất lượng các chương trình đang thực
hiện và mở mới một số tiết mục, chuyên mục nhằm phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền
các sự kiện chính trị của đất nước, địa phương và đáp ứng nhu cầu nắm bắt thông
tin, giải trí của khán giả.
Dựa trên nền tảng internet và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngày càng phải đượchiện đại, đồng bộ; đài Phát thanh - truyền hình Bạc Liêu đã khai thác tối đa khảnăng kết nối, tương tác các chương trình PT-TH với khán, thính giả Làm sao dé
mọi người du đang ở đâu, lúc nào; qua máy điện thoại bàn, hay smart phone đều
có thé trao đối, tương tác với chương trình đang hoặc đã phát sóng Qua đó, mỗi
36