1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Tổ chức nội dung đa nền tảng tại các đài phát thanh và truyền hình địa phương (khảo sát Đài PT&TH Nghệ An, Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh, Đài PT&TH Bắc Kạn)

140 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ chức nội dung đa nền tảng tại các đài phát thanh và truyền hình địa phương (Khảo sát Đài PT&TH Nghệ An, Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh, Đài PT&TH Bắc Kạn)
Tác giả Đặng Thị Minh Thúy
Người hướng dẫn PGS.TS Bùi Chớ Trung
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Báo chí học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 37,23 MB

Nội dung

Trên thực tế, với sự phát triển của khoa học và công nghệ trong những năm gan đây, số lượng người doc báo in, nghe đài, xem truyền hình có xu hướng sụtgiảm mạnh; lượng thông tin mà công

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

ĐẶNG THỊ MINH THÚY

TO CHỨC NOI DUNG DA NEN TANG TẠI CÁC DAI

PHÁT THANH VA TRUYEN HÌNH DIA PHƯƠNG

(KHẢO SÁT ĐÀI PT&TH NGHỆ AN, TRUNG TÂM TRUYEN THONG TINH QUANG NINH,

LUẬN VĂN THAC Si BAO CHÍ

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

DANG THỊ MINH THUY

TO CHUC NOI DUNG DA NEN TANG TAI CAC DAI

PHÁT THANH VÀ TRUYEN HÌNH DIA PHƯƠNG

(KHẢO SÁT ĐÀI PT&TH NGHỆ AN,

TRUNG TÂM TRUYEN THONG TINH QUANG NINH,

Chuyên ngành: Báo chí hoc

Mã số: 8320101.01

LUẬN VĂN THAC SĨ BAO CHÍ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Chí Trung

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới

sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Bùi Chí Trung Các số liệu, những kết luận

nghiên cứu được trình bày trong luận văn nay trung thực và chưa từng được công

bố dưới bất kỳ hình thức nào Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu củamình trước hội đồng

Tác giả luận văn

Đặng Thị Minh Thúy

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành được luận văn thạc sĩ

báo chí, chuyên ngành Báo chí hoc với đề tài “Tổ chức nội dung DNT tại các đài

phát thanh và truyền hình địa phương (khảo sát Đài PT&TH Nghệ An, Trung tâm

Truyền thông tỉnh Quảng Ninh, Đài PT&TH Bắc Kạn)”

Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Bùi Chí Trung đã tận tình hướng dẫn,

giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ,giảng viên Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xãhội và Nhân Văn - Đại học quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ, truyền đạt cho tôi nhữngkiến thức chuyên sâu về chuyên ngành trong suốt thời gian học tập

Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, quan lý của các Đài PT&TH Nghệ An,

Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh, Đài PT&TH Bắc Kạn, các nhà báo,phóng viên, biên tập viên và đồng nghiệp đã hướng dẫn, cung cấp tư liệu, trả lờiphỏng vấn và đóng góp ý kiến quý báu để tôi hoàn thiện luận văn

Nhân day, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Phong Dao tạo Sau đại học (Trường

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn), các thầy, cô phụ trách công tác giáo vụ đã

giúp đỡ, tạo điều kiện dé tôi hoàn thành khóa học đúng tiến độ và chat lượng

Tôi cũng xin cảm ơn anh chị em học viên lớp Cao học Báo chí khóa 2021

(Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn), người thân, bạn bè, đồng nghiệp

đã cô vũ, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập nghiên cứu

Mặc dù đã cô gắng hết sức, song do thời gian và năng lực nghiên cứu của cá

nhân có hạn, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và cách théhiện Tôi mong nhận được góp ý chân thành từ các nhà khoa học, thay, cô dé tôi cóthé hoàn thiện trong thời gian tới

Bắc Kạn, tháng 7 năm 2023

Tác giả luận văn

Đặng Thị Minh Thúy

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

PHAN MỞ DAU |

1 LY do Chon 0ci.á: n444:dẨÂ) ”)Ô 1

2 Lich sử nghiên cứu vấn đề -¿-+-©5++2x++Ek22EE22112212212117112212112112111221 211 xe, 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - - + 5c 3221333311 1E £EEEEEEEEerkrrrrrrerrkrrerrkrrrke 9

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2-2 2 2 E+EE+EE+EE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEErEkrrkerkeei 10

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 2 5¿©2+++2x++£x+zxzxeerxesred 11

6 Đóng góp của luận VĂT s11 v1 HH HH ng 12

7 Bố cục luận văn St t9t SE 1EE1E1111E1111E71111111111111111111111111111E1111 1111 TxcE 12

PHAN NỘI DUNG 5-52-5221 E2 2E1EE1E21211211271712112117111.111211 111.1 xe 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE TO CHỨC NỘI DUNG

TRUYEN HINH DUNT 0.00 = 131.1 Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến đề tdi esssesstesseesseesseesseeseeens 13

1.2 Tổ chức sản xuất nội dung truyền hình đa nền tang -. 2-5255 s+cszsz>sz 23

1.3 Hoạt động tổ chức sản xuất nội dung truyền hình đa nền tảng trên thế giới và

Việt Nam - HT ng ng KH Hy 33

1.4 Tiêu chí đánh giá hoạt động tổ chức sản xuất nội dung truyền hình đa nền tang 35Tiéu ket ChUONY 0077 A44.)HĂẶH ) 38

CHUONG 2: THUC TRANG TÔ CHỨC NỘI DUNG PNT TẠI CAC DAI

PHAT THANH VA TRUYEN HINH DIA PHƯƠNG - ¿55c scccccxsxss 39

2.1 Tổng quan về các đối tượng và phạm vi khảo sát 2-2 ¿2 x+£++£++£sz£zEszez 39

2.2 Khảo sát thực trạng tổ chức nội dung đa nền tảng của các đài phát thanh và

truyén hinh dia Phuong 1171757 432.3 Danh gia qua trinh tô chức nội dung da nền tang của các đài phát thanh va

01à/3:8/1)) 00122 62

Tiểu kết chương 2 - s52 2 E1 E21 21E11511211211211211111111111111 1.11111111111111 c0 88

CHƯƠNG 3: NHỮNG VAN DE ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO

HOẠT ĐỘNG TCSX NỘI DUNG ĐNT TẠI CÁC ĐÀI PHÁT THANH VÀ

TRUYEN HÌNH DIA PHƯƠNG 2- 5c SE EEEEEE 211211 111111111 1111.111 1x xe 893.1 Một số van dé đặt ra trong bối cảnh hiện I0 ääã41-äAA 893.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tô chức nội dung đa nền tảng tại các

đài phát thanh và truyền hình dia phương - - 5 s12 19v 9 HH Hiệp 953.3 Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tô chức nội dung đa nền tang tại các dai

phát thanh và truyên hình địa phương

Trang 6

Tiểu kết chương 3 - - SE 1221221211 2121717171112112112112111111111111 1111111 tre.KET LUẬN -2- 2-52 221221E212211211271 2121121111111 .11 11.11.1111 Ere

TÀI LIEU THAM KHHẢO 2-52 ©S£+S22EE2EEEEEEEEE2EE2EEE71121121111 11.21121111,PHU LLỤC ©22- 5522212 E2EEE2711211211271121121171111111211.11 21.11.1111 eeee

ii

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHU VIET TAT

Chữ, ký hiệu viết tắt Nguyên nghĩa

BTV Biên tập viên

ĐNT Đa nên tảng

MXH Mạng xã hội NTV Đài PT&TH Nghệ An

NXB Nhà xuất bảnPT&TH Phát thanh và truyén hình

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH VE, BANG

Hình 1.1: Quy trình sản xuất chương trình đa nền tảng

Hình 1.2: Quy trình sản xuất một tin tức cụ thể

Hình 2.1: Sơ đồ hóa quy trình quản lý nội dung của Đài PT&TH Nghệ

An

Hình 2.2: Kênh Youtube chính thức của Đài PT-TH Nghệ An (lập năm

2013)

Hình: 2.3: Kênh Youtube chuyên về Chính trị - Văn hoá - Xã hội tổng

hợp của Đài PT-TH Nghệ An (lập năm 2017)

Hình 2.4: Fanpage Facebook của Đài PTTH Nghệ An

Hình 2.5: Kênh tiktok của Đài PT&TH Nghệ An

Hình 2.6: Biểu đồ thống kê độ tuổi tiếp cận kênh Youtube của Đài

PT&TH Nghệ An

Hình 2.7: Biéu đồ phân tích kênh Youtube của Đài PT&TH Nghệ An

Hình 2.8: Kênh youtube của Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh

Hình 2.9: Biéu đồ thống kê độ tuổi tiếp cận kênh Youtube Quang Ninh

TV (Ảnh chụp màn hình Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh cung

cấp)

Hình 2.10: Fanpgae OMG - Tin tức Quảng Ninh 24/7

Hinh 2.11: Kénh Tiktok Quang Ninh Media

Bang 1.1: So sánh sản phẩm truyền hình truyền thống và san phẩm truyền

hình trên internet

Bảng 2.1: Số liệu thống kê tin bai, lượt theo dõi, thời gian xem của các nền

tảng xã hội của Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh

1V

Trang

27 28 45

74

74

76 76

77

78

81 82

83 84

Trang

31

85

Trang 9

kỷ, truyền hình cơ bản chỉ truyền phát qua các nền tảng truyền thống như: hệ thống

vệ tinh, truyền hình cáp, truyền hình mặt đất, thì hiện nay internet và MXH là kênhphân phối mà truyền hình không thé thiếu Xã hội ngày càng phát triển chỉ cần với

một thiết bị được kết nối internet, thông qua các hạ tầng new media khác nhau

người dùng có thê tìm kiếm, thụ hưởng các sản phẩm truyền hình Sự phát triển của

internet và công nghệ số hóa làm thay đổi thói quen đã có của công chúng, khiến

cho một bộ phận không nhỏ người dùng không còn muốn xem truyền hình theocách truyền thông nữa

Phát triển nội dung đa nền tang (PNT) là một trong những yêu cầu cấp thiết

của các cơ quan truyền hình Việt Nam và thế giới trong bối cảnh Cách mạng công

nghiệp 4.0 hiện nay Thế kỷ XXI nhân loại chứng kiến sự phát triển như vũ bão củacông nghệ số và những thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 Xu thé phổ biếncủa truyền thông mới là ứng dụng rộng rãi, triệt để ưu thế của công nghệ: Truyềnthông số, tích hợp nhiều phương tiện và sử dụng nhiều kênh truyền thông (điện tử

và truyền thống); khai thác triệt để MXH; “di động hóa” truyền thông: tương tác và

trải nghiệm Đặc biệt, nội dung do người dùng tạo ra, được chia sẻ, đồng sáng tao,kết nối không giới hạn các cá nhân hoặc nhóm xã hội Trong kỷ nguyên số, báo chí,PT&TH bắt buộc phải thay đổi nếu muốn tiếp tục tồn tại Sự thay đổi này gồm thayđôi về cách thức quản lý (ở tầm đất nước và ở mức độ thấp hơn - các bộ, ngành, địaphương); ứng dụng công nghệ vào quản lý tòa soạn; bên cạnh đó là đầu tư vào cácnên tảng công nghệ mới ở những co quan báo đài; ở chính từ cấp cuối cùng là cácphóng viên (PV) Dé tạo ra bản sắc và tiếp tục đứng vững, phát triển trước sự cạnhtranh từ truyền thông xã hội, truyền thông công dân đòi hỏi báo chí, PT&TH chínhthống vẫn phải sử dụng nhiều hơn thế mạnh của mình là chất lượng cũng như thông

Trang 10

tin Sự phát triển của công nghệ truyền thông đã tạo cho báo chí một hướng đi mới

-tích hợp các phương tiện truyền thông Có thể thấy, đây là xu hướng phát triển

mang đặc tính khách quan, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng trong bốicảnh hiện nay.

Trên thực tế, với sự phát triển của khoa học và công nghệ trong những năm

gan đây, số lượng người doc báo in, nghe đài, xem truyền hình có xu hướng sụtgiảm mạnh; lượng thông tin mà công chúng nghe, xem, đọc trên internet và các nềntảng MXH ngày càng tăng Trước những yêu cau và thách thức của nền tảng số, cácđài PT&TH địa phương cũng đã và đang dan thay đổi về cả nền tảng kỹ thuật và nộidung Tuy nhiên, trong xu thế phát triển của truyền hình trên internet, hầu hết các

đài PT&TH địa phương đang dùng lai ở việc đăng, tải nội dung lên các kênh MXH

chứ chưa đến mức đầu tư bài bản, phù hợp Thực tế đó cho thấy, giải pháp pháttriển các nền tảng số, truyền hình trên internet là một cách làm hiệu qua dé “kéo”lượng khán giả quay trở lại với truyền hình truyền thống Mạng internet có ảnhhưởng ngày càng sâu rộng tới hoạt động của các đài truyền hình như doanh thu,quảng cáo, kênh phân phối nội dung và cả các mô hình sản xuất Nền tảng này đãlàm nảy sinh một kênh phân phối mới dé các đài PT&TH tiếp cận nhanh hơn, chủđộng hơn với khán giả Việc xây dựng nội dung trên nền tảng mới, tìm cách tiếp cậnkhán giả, sẵn sàng tham gia vào sản xuất và phân phối nội dung trên hạ tầng số lànhững quyết định quan trọng đối với các đài PT&TH trong kỷ nguyên của nền tảng

số Tuy nhiên, việc hiện thực hóa quyết định này không phải là điều đơn giản, nókhó có thê làm được trong thời gian ngắn Nội dung các đài truyền hình sử dụng và

cung cấp cho khách hàng cần được đầu tư về nội dung và phải đa dạng về hình thứcthể hiện, có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu của công chúng dưới nhiều hình

thức như: video, audio, văn bản, phát trực tiếp liên tục 24//7, tin van, internet,

podcast, mobile, v.v có như vậy mới tao ra được anh hưởng sâu rộng của nội dung chương trình va nha dai.

Mặt khác, sự phát trién của MXH vừa là thách thức song cũng là cơ hội đốivới các đài PT&TH địa phương nếu biết năm bắt và tranh thủ thời cơ Chấp nhận sự

phá vỡ và làm quen với phương thức sản xuất mới, biến MXH trở thành một kênh

công cu đắc lực của truyền hình là điều cần thiết dé các đài PT&TH tén tại trongcuộc cạnh tranh khốc liệt này Vì vậy, đây vừa là một thách thức vừa là một cơ hội

Trang 11

mới dé tác giả nghiên cứu về van đề tổ chức nội dung ĐNT tại các dai PT&TH địa

phương Việc nghiên cứu này sẽ góp phần giải quyết bài toán về yêu cầu thực tiễn

cho các cơ quan PT&TH địa phương nói riêng và truyền hình nói chung trong thờiđại kỷ nguyên số hiện nay Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng sản xuất chương trình

truyền hình PNT của các đài PT&TH (Đài PT&TH Nghệ An, Trung tâm Truyền

thông tỉnh Quảng Ninh, Đài PT&TH Bắc Kạn), tác giả sẽ rút ra được những ưu

điểm và hạn chế còn đang ton tại ở các đài PT&TH được lựa chọn nghiên cứu, cùng

với đó là những đề xuất, kiến nghị một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng của

các chương trình truyên hình trên nên tảng sô.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu về truyền hình nói chung, các nội dung liên quan đến PT&THnói riêng không phải là chủ đề mới Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều nghiêncứu liên quan được xuất bản ở những dạng thức khác nhau với nội dung và chủ đề

khá đa dạng Những nguồn tài liệu này đóng vai trò là cơ sở lý thuyết, tài liệu thamkhảo hữu ích cho nội dung luận văn.

2.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Đầu tiên cần kế đến nhóm các sách tham khảo về báo chí truyền hình Vớitruyền hình xã hội, không gian tương tác bao quanh người dùng được mở ra, tạođiều kiện rất thuận lợi để công chúng tương tác với chương trình truyền hình, tăngsức hấp dẫn và trải nghiệm xem truyền hình Vấn đề này được bàn và phân tích thấuđáo trong cuốn Social TV: How Marketers Can Reach and Engage Audiences by

Connecting Television to the Web, Social Media, and Mobile của Mike Proulx và

Stacey Shepatin [70] Các tác giả nhận định, với sự phát triển của công nghệ, nhiềucông chúng xem truyền hình thường sử dụng máy tính, internet dé tán gau, tìm kiếmthông tin dang xem Trong bối cảnh đó, truyền thông xã hội là công cụ thúc daytruyền hình mạnh nhất vì nó tạo ra môi trường trao đổi, liên kết giữa công chúngvới nhau và giữa công chúng với chương trình Trong thực tế, việc các đài truyềnhình thiết lập các kênh bồ trợ trên MXH dé công chúng tương tác, chia sẻ, bình luận

về chương trình trong lúc đang phát sóng tỏ ra rất hiệu quả Bên cạnh việc tạo ra sựgần gũi, thân thiện, giúp công chúng được tương tác trực tiếp khi xem truyền hình,

các nội dung phản hôi của công chúng cũng là một phân nội dung làm nên sự hâp

Trang 12

dẫn cho chương trình truyền hình Quan niệm về màn hình thứ hai trên điện thoại di

động, trên máy tính bảng cũng được đề cập Việc sử dụng như thế nào để màn hình

thứ hai b6 trợ hiệu quả, tạo sự tương tác và thu hút công chúng là một yêu cầu với

các đài truyền hình

Công trình đáng chú ý tiếp theo phải kế đến là MediaWriting Print, Broadcast,

and Public Relations của nhóm tác giả W Richard Whitaker, Janet E Ramsay,

Ronald D.Smith [71] Các tác giả dành dung lượng chương 11 Reporting for TV (từ

trang 284-318) dé trình bày những chức năng của âm thanh, hình anh trong truyềnhình, đó là nói đến lời bình của một tác phẩm truyền hình Các tác giả lập luận rằng,ngôn ngữ nói trong truyền hình đóng vai trò là “bà đỡ”, nơi mà hình ảnh được sắpxếp một cách hợp lý

Cuốn sách Internet Televison do nhóm tác giả Eli Noam, Jo Groebel, DarcyGerbarg [63], xuất bản 2004 có đề cập đến truyền hình internet (internet TV) là quátrình phát sóng hoặc cung cấp nội dung truyền hình đến các thiết bị máy tính củangười dùng cuối qua internet Internet TV giúp bạn có thể xem cùng một kênh

truyền hình trên một thiết bị hỗ trợ internet hơn là cáp, vệ tinh, ăng-ten hoặc các

công nghệ truyền hình thông thường khác Không những vậy, các tác giả cũng đãphân tích, làm rõ những nội dung về truyền hình trên internet cũng như các tác độngcủa truyền hình internet đến nội dung, hình thức và tương lai của truyền hình hiện

đại.

IPTV and Internet video expanding the reach of television broadcasting của

Wes Simpson, Howard Greenfield [75] đã nghiên cứu về sự dịch chuyển của truyềnhình và công chúng truyền hình trong giai đoạn hiện nay Đặc biệt, khi TV di

chuyền các trang web, công chúng nói chung có thể trở thành nhà sản xuất các sản

phẩm TV và chuyển phương tiện sang thiết bị đi động Đồng thời, cuốn sách này

cũng mang đến cho người đọc những hiểu biết về các kỹ thuật và các vấn đề xung

quanh IPTV và internet video.

Thứ hai là các nghiên cứu về báo chí truyền hình hiện đại trên nền tảng số cónghiên cứu của Dremmond, Lisa B.W về chủ đề “Popular Television” [68] đã nhân

mạnh vai trò và ý nghĩa của truyền hình và các dạng truyền hình phổ biến hiện nay

Trong khi đó, “Multimedia on broadcast” là hướng nghiên cứu cua Judith Jeffcoat.

Trong nghiên cứu này tác giả đưa ra góc nhìn bao quát về công nghệ multimedia

Trang 13

với việc phát sóng trên nền tảng truyền hình; phân tích từ sự ra đời, phát triển,

những thành tựu và tương tác với các lĩnh vực, các công nghệ mới khác trong

truyền hình nói riêng và truyền thông nói chung

Trong kỷ yếu của Hội nghị châu Âu về hệ thống thông tin lần thứ 9 diễn ra

tại Bled, Slovenia vào tháng 8 năm 2019, nhóm tác giả Georgios Lekakos, Kostas

Chorianopoulos (Đại học Kinh tế & Kinh doanh Athens) có bài viết “Information

systems in livingroom: A case stydy of personalized interactive design” [65] (tam

dich: “Hệ thống thông tin trong phòng khách: Một nghiên cứu điển hình về thiết kếtivi tương tác được cá nhân hóa”) Các tác giả cho rang, tivi tương tác còn được gọi

là iTV, kết hợp sự hấp dẫn của truyền hình truyền thống với các tính năng tương táctrên web đã cung cấp những khả năng mới cho người xem Với sự kết hợp này,công chúng có thể truy cập trực tiếp thông tin có liên quan và các dịch vụ khác chỉbằng “một cú nhấp chuột” Một bài viết khác đáng chú ý khi đề cập việc tương táctrên truyền hình đó là “Intergrating interactive TV services and the web through

semantics” (tam dịch: “Tich hợp tương tac dịch vu TV va web thông qua ngữ nghĩa”) của nhóm tac giả Vassileios Tsetsos, Antonis Papadimitriou, Christos Anagnostopoulos, Hadjieflhymiades thuộc Dai hoc Athens, Hy Lạp [74] Cac tác

giả cho rằng việc cá nhân hóa nội dung và phân phối thông minh, chủ động đến

người dùng sé là tính năng chính của các dich vụ tivi trong tương lai Tuy nhiên, không chỉ có vậy, họ còn đưa ra các dịch vụ mới với khả năng tương tác hiệu quả

của các chương trình truyền hình Một ví dụ đơn giản được đưa ra tại Mỹ đó là một

bộ phim tài liệu được công chiếu trên tivi, có một dịch vụ cho phép liên tục hiển thithông tin liên quan đến bộ phim gửi đến người dùng Mỗi cảnh phim được chú thích

bằng hệ thống siêu dữ liệu từ địa điểm, nhân vật, thời gian, hoạt động, v.v

Bàn luận đến chủ đề liên quan đến xu thé phát trién của truyền hình trong tương

lai, báo cáo của Công ty Mindshare - một công ty toàn cầu chuyên về dịch vụ truyền

thông và marketing năm 2011 với tiêu đề “Tương lai của truyền hình xác định 4 xuhướng định hình thị trường truyền hình của Anh quốc” (4 trends shaping the UK

TV market) Nội dung báo cáo xác định xu hướng tăng lên nhanh chóng của các

video công nghệ số phi tuyến tính, đồng thời MXH sẽ có vai trò quan trọng trong

việc “tiếp sức” cho các nội dung có sức nóng Các hình thức truy cập, tiếp cận mớiduy trì mối quan hệ giữa người xem và chương trình tốt hơn Truyền thông xã hội

Trang 14

khiến những nội dung đã nóng lại còn nóng hơn Khăng định màn hình thứ hai

chính là lực đây thúc đây truyền hình trên nền tảng xã hội phát triển Các tác giảcũng cho răng chính các cộng đồng trên MXH cung cấp cơ sở người hâm mộ cho ra

mat một nội dung nao đó Các tính năng trên MXH góp phan gia tăng trải nghiệmcho người xem, giúp họ duy trì việc xem lâu hơn Từ năm 2010, xu hướng sử dụng

MXH, nền tảng web với màn hình thứ hai đã tạo nên những thay đổi trong truyềnhình ở Anh.

2.2 Các nghiên cứu tai Việt Nam

Đầu tiên là các tài liệu tham khảo, giáo trình về báo chí truyền hình Liên quanđến chủ đề sản xuất tin tức, báo chí ĐNT có cuốn Truyền hình hiện đại: những látcắt 2015 -2016 của Bùi Chí Trung và Đinh Xuân Hòa [61] Nhóm tác giả đã tậptrung cung cấp những kiến thức liên quan đến truyền hình đa điện multi - screen,phân loại hệ thống giao diện multi - screen, các loại sản phẩm multi - screen, quytrình sản xuất, xu hướng của truyền hình hiện đại

Về sách nghiên cứu chuyên khảo, giáo trình có các tác pham tiêu biểu như:Các loại hình báo chi truyền thông của Dương Xuân Sơn [46] Cuốn sách dé cập

đến nhiều loại hình báo chí truyền thông trong đó có PT&TH Cuốn sách cung cấpcho người đọc những kiến thức cơ bản, hệ thống về khái niệm, đặc trưng, đặc điểm

của truyền thông và truyền thông đại chúng hiện đại Ngoài ra nội dung cuốn sách

cũng trình bày lịch sử ra đời và phát triển, những ưu điểm và hạn chế, nguyên tắc vàphương pháp sáng tạo, xu hướng phát triển riêng của từng loại hình nhằm phát huy

tốt vai trò, sức mạnh của các loại hình báo chí truyền thông trong công cuộc xây

dựng và phát triển đất nước

Nguyễn Thành Lợi có nghiên cứu với chủ đề Tác nghiệp báo chí trong môi

trường truyền thông hiện đại [36] xuất bản năm 2014 Nội dung của cuốn sách đã

làm rõ một số vấn đề liên quan đến lý thuyết truyền thông và kỹ năng làm báo hiệnđại Nguyễn Thành Lợi cho rang, sử dụng truyền thông xã hội sẽ góp phan mở rộngkhả năng tiếp cận đến công chúng mục tiêu Ngoài ra, MXH là kênh dé quảng bathương hiệu và nâng cao uy tín của cơ quan báo chí hiệu quả trong bối cảnh hiệnnay Đây là công trình tập hợp được kết quả nghiên cứu đồng thời góp phan trả lời

Trang 15

các câu hỏi mà thế hệ công chúng hiện đại đang đi tìm hiểu, nhằm thích ứng và vận

dụng cách thức hoạt động của truyền thông xã hội

Một số xu hướng mới của báo chi truyền thông hiện đại của nhóm tac giả PhanVăn Kiền, Phan Quốc Hải, Phạm Chiến Thắng, Nguyễn Đình Hậu [33], tập trung đề

cập đến xu hướng mới của báo chí truyền thông trong thế kỷ XX, đem đến cái nhìn

đa diện về các xu hướng chủ đạo của báo chí truyền thông hiện đại tại Việt Nam và

trên thé giới Trong khi đó Báo chí thé giới và xu hướng phát triển của tác giả Dinh

Thị Thúy Hang lai tập trung trình bày và lý giải xu thế toàn cầu hóa diễn ra trên thégiới đã và đang tác động to lớn vào sự phát triển của ngành truyền thông nói chung

và báo chí nói riêng ra sao Các nguồn thông tin đa chiều, phong phú giúp thỏa mãncác nhu cầu thông tin trong xã hội trên thực tế đòi hỏi cần một cách tiếp cận hợp lý

để hình thành dư luận xã hội tích cực, từ đó góp phần vào công cuộc xây dựng vàphát triển của mỗi quốc gia Cuốn sách còn giới thiệu tới bạn đọc những lý luận,khái niệm, phạm trù và hoạt động báo chí đang phổ biến tại các trường đại học trênthé giới và trong nghiên cứu báo chí Đây là van dé quan trọng và cần thiết trong xuthế hội nhập quốc tế hiện nay, nhất là với các cơ sở nghiên cứu lý luận báo chí ViệtNam.

Thứ hai là nhóm các công trình nghiên cứu về truyền hình hiện đại trên nềntang internet và chuyên đổi số Ở hướng tiếp cận này, các nghiên cứu chủ yếu baogồm những luận văn thạc sĩ, trong đó đáng chú ý có: Luận văn “Tổ chức sản xuất

(TCSX) sản phẩm truyền hình trên internet của dai truyền hình Việt Nam” của Trần

Minh Tây [54] Qua quá trình nghiên cứu, luận văn chỉ ra rằng việc sản xuất vàphân phối các sản phâm truyền hình trên internet của VTV đang được đây mạnh về

số lượng lẫn chất lượng Ngày nay, công chúng có thé truy cập thông tin mọi lúc,

mọi nơi thông qua các thiết bị thông minh như điện thoại di động, máy tính bảng và

máy tính xách tay Công chúng có quyền lựa chọn những gì và cách thức truy cậpthông tin Do đó, việc sản xuất và phân phối các sản phẩm truyền hình trên internet

đòi hỏi khả năng tiếp cận thông tin nhanh chóng, chính xác, sáng tạo và phù hợp vớinhu cầu thông tin của công chúng

Tiếp đó nghiên cứu về “Vấn đề tổ chức sản xuất sản phẩm nội dung số của

kênh VTV6 - Đài Truyền hình Việt Nam (Khảo sát trên dữ liệu năm 2018)” của

Nguyễn Thị Phương Trinh [58] đã tập hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn

Trang 16

của hoạt động phát triển sản phẩm nội dung số trên kênh truyền hình VTV6 Bêncạnh đó, công trình này còn hệ thống hóa các vấn đề trong quy trình sản xuất cácsản phẩm nội dung số dành cho giới trẻ trên kênh VTV6 hiện nay Tác giả cũng đưa

ra những đánh giá về thực trạng quy trình sản xuất các sản phẩm nội dung số dành

cho giới trẻ trên kênh VTV6 Cuối cùng, luận văn còn gợi mở ra một số giải pháp

nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất các sản pham chứa nội dung số dành cho giới trẻtrên kênh truyền hình VTV6 hiện nay

“Nghiên cứu công chúng tin tức thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam trongmôi trường truyền thông số” của Nguyễn Thị Mỹ Hạnh [24] đã khảo sát, phân tíchcông chúng tin tức thời sự của VTV trong môi trường truyền thông số trên các bìnhdiện về địa lí, nhân khẩu học, tâm lí, bối cảnh, tình huống tiếp nhận sản phẩm tintức truyền hình số, v.v Qua đó, tác giả luận văn nhận diện và làm rõ nhu cầu, đòihỏi của công chúng tin tức thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam trong môi trườngtruyền thông số

Trong thời gian gần đây, xu hướng nghiên cứu về tổ chức nội dung ở các đàiPT&TH địa phương ngày càng được quan tâm, tìm hiểu, nỗi bật có nghiên cứu củaHuỳnh Ngọc An (2020) [3] về tô chức sản xuất nội dung phát trên đa nên tảng tạiđài truyền hình địa phương; Huỳnh Hoàng Thành (2021) [55] nghiên cứu về vấn đề

ngư nghiệp trên sóng Đài PT&TH khu vực Tây Nam Bộ; Lý Van Dũng (2021) [11]

cũng nghiên cứu về Đài PT&TH Bình Dương tuy nhiên tiếp cận từ góc độ tổ chứcsản xuất nội dung truyền hình phát trên mạng xã hội; nghiên cứu về vấn đề nâng caochất lượng trên sóng PT&TH Bạc Liêu và Hậu Giang là nghiên cứu của Trần Thị

Thùy Dương (2021) [15]; Nguyễn Thị Nguyệt Hương (2022) [31] lại chọn và

nghiên cứu van đề sản phâm truyền hình của Đài Truyền hình Thành phố Hồ ChíMinh trong môi trường truyền thông số, v.v

Các nghiên cứu trong và ngoài nước trong thời gian qua liên quan đến nộidung đề tài đã xuất bản bước đầu giới thiệu, bao quát được về mô hình truyền hình

trên nền tảng internet chứ chưa tập trung đi sâu vào phân tích về quy trình sản xuắt,nội dung chương trình, hình thức thể hiện và công chúng tiếp nhận Đồng thời, các

công bố đi trước chưa có những đánh giá, so sánh với truyền hình truyền thống và

truyền hình qua mạng internet Mặc dù, các nghiên cứu trên đã đề cập nhiều khíacạnh khác nhau liên quan đến truyền hình, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở việc nghiên

Trang 17

cứu sơ lược về sự phát triển của truyền hình chứ chưa đi sâu vào việc nghiên cứu

truyền hình ĐNT đặc biệt là ở các vùng địa phương Xuất phát từ ý nghĩa lý luận va

thực tiễn trong nghiên cứu truyền hình ĐNT, đồng thời góp phan trau dồi kiến thức,

chuyên môn đang làm của bản thân, tôi quyết định chọn đề tài: “Tổ chức nội dungĐNT tại các đài phát thanh và truyền hình địa phương” (khảo sát Đài PT&TH Nghệ

An, Trung tâm Truyền thông tinh Quảng Ninh, Đài PT&TH Bắc Kạn)” dé thực hiện

luận văn Thạc sĩ báo chí.

Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh là đơn vị cấp tỉnh đầu tiên trong cảnước được thành lập hoạt động theo Luật Báo chí và Quy hoạch Báo chí quốc gianhằm phát triển sự nghiệp thông tin, tuyên truyền, báo chí của tỉnh Với việc hợpnhất 4 cơ quan truyền thông, đến nay Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đãthực sự là đơn vị dẫn đầu khu vực Đông Bắc về mức độ phủ sóng và thực hiện cóhiệu quả mô hình "Toa soạn hội tụ”; xây dựng hệ thống báo chí tỉnh Quảng Ninhhội nhập và phát triển Năm 2022, tôi đã có dịp cùng cơ quan đến tham quan và họctập kinh nghiệm tại Dai PT&TH Nghệ An Tôi thực sự an tượng với cách làmtruyền hình chuyên nghiệp, sáng tạo và kỷ luật của các bạn đồng nghiệp tại đây.Mục tiêu mà Đài PT&TH Nghệ An hướng đến chính là nằm trong top 10 Đài mạnhnhất cả nước Chính vì thé tôi quyết định chọn 2 đơn vị này để khảo sát cho dé tàicủa mình Đây cũng là dịp dé tôi học tập thêm kinh nghiệm trong việc thực hiệnchuyên môn và ứng dụng tại Đài PT&TH Bắc Kạn

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn sẽ tập trung làm rõ thực trạng tô chức nội dung ĐNT tại các đàiPT&TH địa phương (Đài PT&TH Nghệ An, Trung tâm Truyền thông tỉnh QuảngNinh (Đài PT&TH Quảng Ninh trước đây), Đài PT&TH Bắc Kạn) Bên cạnh đó,

kết quả nghiên cứu của luận văn còn đánh giá những thành công, hạn chế và nguyên

nhân; đồng thời đề xuất những giải pháp dé nâng cao chất lượng việc sản xuất nội

dung DNT ở các đơn vi thuộc diện khảo sát.

Trang 18

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Dé hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đề ra, trên cơ sở tập hợp, tham khảo các

nguồn tai liệu có liên quan, kết hợp với phỏng van sâu, luận văn tập trung vào giải

quyết các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, hệ thống lại những khái niệm và lý luận cơ bản về tổ chức nộidung ĐNT: đặc điểm, nguyên tắc, quy trình và các tiêu chí đánh giá hiệu quả củaviệc TCSX sản phẩm truyền hình trên các nền tảng MXH và internet Đây là phần

cơ sở lý luận, góp phần định hướng cho nội dung nghiên cứu của luận văn

Thứ hai, áp dụng lý luận vào khảo sát thực tiễn hoạt động tô chức nội dungĐNT tại Đài PT&TH Nghệ An, Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh và ĐàiPT&TH Bắc Kạn) Từ việc khảo sát sẽ đi đến đánh giá những thành công, hạn chế

và nguyên nhân dẫn đến sự thành công và hạn chế

Thứ ba, từ thực tiễn nghiên cứu, phần cuối cùng của luận án sẽ đi đến đánhgiá hiệu quả tổ chức nội dung DNT ở các Đài PT&TH Nghệ An, Trung tâm Truyềnthông tỉnh Quảng Ninh, Đài PT&TH Bắc Kạn, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm

nâng cao hiệu quả của hoạt động này tại các đơn vi nghiên cứu.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề tổ chức nội dung DNT tại các

Đài PT&TH Nghệ An, Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh và Đài PT&THBắc Kạn

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: ngoài phần cơ sở lý luận, luận văn tập trung vào nghiêncứu quy trình sản xuất, phân phối nội dung, tổ chức nội dung tại cơ quan thuộc diệnnghiên cứu Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao hoạt động TCSX nội dung

tại các đài PT&TH địa phương là nội dung cuối cùng của luận văn

Phạm vi về không gian: luận văn nghiên cứu thực trạng tổ chức nội dungPNT tại Đài PT&TH Nghệ An, Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh (DaiPT&TH Quảng Ninh trước đây) và Đài PT&TH Bắc Kạn

10

Trang 19

Phạm vi thời gian: nội dung nghiên cứu, khảo sát của luận văn từ tháng1/2022 đến tháng 12/2022.

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Nguồn tài liệu

Luận văn sử dụng các nguồn tài liệu chính sau: tài liệu tham khảo là các sách

chuyên khảo đã xuất bản, các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học; ngoài ra, tácgiả cũng sử dụng các luận văn thạc sĩ, luận án tiễn sĩ cùng chuyên ngành đã đượcbảo vệ dé phục vụ cho quá trình thực hiện luận văn

Dé bồ sung nguồn tài liệu thực tiễn cho nghiên cứu, tác giả còn tiến hành

khảo sát trực tiếp tại Đài PT&TH Nghệ An, Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng

Ninh và Đài PT&TH Bắc Kạn, tiễn hành phỏng van sâu chuyên gia

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Dé hoàn thành nội dung nghiên cứu của luận văn, tác giả sử dụng kết hopnhiều phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, liên ngành đồng thời vận dụng cácphương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của Đảng Cộng sản ViệtNam, pháp luật Việt Nam về báo chí và các hoạt động của báo chí hiện nay

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả tham khảo và trích dan một số tàiliệu từ các nghiên cứu đi trước về đề tài kinh tế, báo chí, xã hội học để làm rõ cácquan điểm, khái niệm về truyền hình

Phương pháp phân tích nội dung: Đề hoàn thành luận văn này, tác giả đã sửdụng hệ thống dữ liệu sản phẩm truyền hình DNT thu thập được để nghiên cứu,phân tích và khám phá nội dung mà các phương tiện truyền thông đem lại

Phương pháp thống kê: Thống kê số liệu qua các báo cáo công khai để chothấy thực trạng hoạt động TCSX nội dung DNT tại các đài PT&TH địa phương Tác

giả tiến hành khảo sát, phân tích nội dung các ấn phẩm truyền hình của Dai PT& TH

Nghệ An, Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh, Đài PT&TH Bắc Kạn trên hệthống PNT trong khoảng thời gian từ tháng 1/2022 đến tháng 12/2022 Từ đó, làm

sáng tỏ thực trạng sản xuất các ấn phẩm truyền hình DNT và đưa ra được thành

công và hạn chế, nguyên nhân Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng

truyền hình DNT tại địa phương nói riêng và truyền hình nói chung.

11

Trang 20

Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu của lĩnh vực báo chí học với các chuyên ngành, lĩnh vực khoa học cơ bản khác như

xã hội học, kinh tế học, văn hóa học dé có được góc nhìn khách quan, toàn diện qua

đó thay được mối quan hệ giữa sản phâm báo chí truyền hình với các hạ tang DNT

Phương pháp phỏng van sâu: Dé làm rõ hơn các nội dung dé tài nghiên cứu,tác giả đã tổ chức phỏng vấn sâu với các chuyên gia, lãnh đạo các đài, các PV, biêntập viên (BTV), kỹ thuật viên - những người trực tiếp sản xuất nội dung và người

lựa chọn nội dung.

6 Đóng góp của luận văn

Thứ nhất, luận văn tập hợp, đánh giá được một lượng tài liệu liên quan đếnnội dung nghiên cứu đã được xuất bản

Thứ hai, luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ các vấn đề lýluận liên quan đến PT&TH nói chung và trên nền tảng số nói riêng Luận văn cung

cấp nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý hoạt động trong lĩnh vực báo chí,

truyền hình, PV, những đồng nghiệp có quan tâm

Thứ ba, luận sẽ cung cấp, phản ánh chính xác, toàn diện về thực trạng TCSXchương trình PT&TH ĐNT tại ba cơ quan thuộc diện nghiên cứu.

Thứ tư, thông qua kết quả nghiên cứu, luận văn còn đề xuất, kiến nghị đối các

cơ quan báo chí, cơ quan quản lý báo chí truyền thông trong việc xây dựng, pháttriển về PT&TH nói chung, tô chức nội dung ĐNT tại Đài PT&TH Nghệ An, Trungtâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh và Đài PT&TH Bắc Kạn nói riêng

7 Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phu lục, nội dung chính

của luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận va thực tiễn về tô chức nội dung truyền hình đa nềntảng

Chương 2: Thực trạng tô chức nội dung đa nền tảng tại các đài phát thanh và

truyền hình địa phương

Chương 3: Những van dé đặt ra và giải pháp nâng cao hoạt động tổ chức nội

dung đa nền tang tại các đài phát thanh và truyền hình địa phương

12

Trang 21

PHẢN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE TO CHỨC NỘI DUNG

TRUYEN HÌNH DA NEN TANG

1.1 Một số khái niệm, thuật ngữ

1.1.1 Truyền hình và chương trình truyền hình

Truyền hình: Khái niệm truyền hình được định nghĩa trong Tir điển Tiếng

Việt như sau: Truyền hình ảnh, thường đồng thời có cả âm thanh đi xa bằng radio

hoặc bằng đường dây [42, tr 1124] Dương Xuân Sơn định nghĩa: “Truyền hình làmột phương tiện thông tin đại chúng truyền đạt thông tin nhờ phương tiện kỹ thuật

đến đối tượng tiếp nhận là người xem Thông tin trong truyền hình gồm: hình ảnh

và âm thanh Hình ảnh trong truyền hình có cả hình anh động và hình anh tình” [46,

tr.3] Còn theo Tạ Ngọc Tần, trong Truyền thông đại chúng cho rằng: “Truyền hình

là một loại phương tiện thông tin đại chúng chuyên tải thông tin bằng hình ảnh và

âm thanh Nguyên nghĩa của thuật ngữ vô tuyến truyền hình bắt đầu từ loại từ Tele

có nghĩa là “ở xa" và vision nghĩa là “thầy được", tức là “thay được ở xa" [53,

tr.143].

Như vậy có thé thay, đặc trưng của truyền hình chính là hình ảnh và âmthanh Về kỹ thuật, truyền hình hoạt động theo nguyên lý: hình ảnh về sự vật đượcmáy ghi hình biến đổi thành tín hiệu điện trong đó mang thông tin về độ sáng tối,màu sắc Đó là tín hiệu hình (tín hiệu video) Sau khi được xử lý, khuyếch đại, tínhiệu hình được truyền đi trên sóng truyền hình nhờ máy phát sóng hoặc hệ thôngdây dẫn Tại nơi nhận, máy thu hình tiếp nhận tín hiệu rồi đưa đến đèn hình đề biến

đôi ngược từ tín hiệu hình thành hình ảnh trên màn hình Phần âm thanh cũng được

thực hiện theo một nguyên lý trong tự như thé dé rồi đưa ra loa Tựu chung lại,truyền hình (tivi) là một hệ thống điện tử viễn thông có khả năng thu nhận tín hiệusóng và tín hiệu qua đường cáp dé chuyền thành hình anh và âm thanh, đây là mộtloại phương tiện để truyền tải nội dung chủ yếu bằng hình ảnh sống động và âm

thanh đi kèm.

13

Trang 22

Chương trình truyền hình: Trong cuốn Truyền thông đại chúng, Tạ Ngọc Tan

viết: “Chương trình truyền hình dùng để chỉ một hay nhiều tác phẩm hoàn chỉnhhoặc kết hợp với một số thông tin, tài liệu khác được tổ chức theo một chủ dé cụ thé

với hình thức tương đối khả quan, thời trong tương đối ôn định và được phải đi theođịnh kỳ [53, tr.142] Cách hiểu phổ biến về chương trình truyền hình là một tác

phẩm truyền hình cụ thé, bao gồm nội dung, hình ảnh, lời bình, cách sử dụng kỹ

xảo, v.v được sắp xếp một cách hợp lý, cung cấp các thông tin cho khán giả Một

chương trình truyền hình trọn vẹn thường được mở đầu bằng nhạc hiệu, lời giớithiệu, nội dung chính, kết thúc bằng lời chào tạm biệt Mục đích của chương trình làcung cấp thông tin cho khán giả Chương trình truyền hình tạo ra sản phâm, hìnhthành mối quan hệ giữa nhà báo - tác phẩm - công chúng Một sản pham truyềnhình thường là kết quả lao động của cả ekip, tập thể gồm bộ phận lãnh đạo, biên tập,

bộ phận kỹ thuật, quay phim, bộ phận nội dung chương trình, bộ phận hậu cần Tuynhiên, các chương trình truyền hình không phải là sự lắp ghép các thông tin đểthành một sản phẩm truyền hình mà là sự liên kết, sắp xếp nội dung thông tin hàihòa, hợp lý trong một khoảng thời gian nhất định, theo chủ đề và phạm vi nội dungnhất định

So với các loại hình báo chí khác thì truyền hình là loại hình ra đời muộn

(khoảng đầu thé ki XX) nhưng lại có lợi thế khi phát huy được những ưu thé của

các loại hình đi trước như của báo in, báo phát thanh, v.v từ đó, truyền hình dần trở

thành loại hình truyền thông quan trọng đối với công chúng Nhờ có những yếu tố

sông động về âm thanh, hình ảnh mà truyền hình đã thực hiện nhiệm vụ chuyền tải

thông tin đến công chúng một cách dé dàng và sinh động, hap dẫn, dễ tiếp thu hơn.Trong một kênh truyền hình, các chương trình thường có nội dung đa dạng và hìnhthức thể hiện phong phú, mỗi chương trình lại có một tiêu chí riêng và hướng đến

nhóm công chúng cụ thé Tùy từng kênh mà số lượng chương trình truyền hình khác

nhau, tuy nhiên chúng đều nhằm mục đích thu hút sự quan tâm; chú ý của khán giả,

hướng đên nhu câu của công chúng.

1.1.2 Các khái niệm về sản xuất nội dung truyền hình đa nên tảng

1.1.2.1 Truyền hình đa nên tảng

DNT: Trong công nghệ, DNT (tiêng Anh: Multi-platform) là một thuật ngữ

chỉ các phân mêm máy tính hay các phương thức điện toán và các khái niệm được

14

Trang 23

thực thi đầy đủ và vận hành cùng nhau trên nhiều nền tảng máy tính Phan mềmĐNT thường được chia thành 2 loại khác nhau: loại đầu tiên cần yêu cầu phải thiết

kế hoặc biên dịch từng phiên bản cho mỗi nền tang nó hỗ trợ, loại thứ hai có thé

chạy trực tiếp trên bất cứ nền tảng nào mà không cần thêm sự hỗ trợ, ví dụ như phầnmềm được viết bằng một ngôn ngữ thông dịch hay được biên dịch trước sang mà

bytecode có khả năng di động băng một trình thông dịch hay các gói run-time

thường dùng hoặc là thành phần tiêu chuẩn trên mọi nền tảng Trong lĩnh vực máy

tính, ĐNT còn dùng để đề cập đến khả năng của một phần mềm có thê chạy trênnhiều máy tính khác nhau Một ứng dụng DNT có thể được lập trình cụ thể chotừng nền tảng mục tiêu cũng như được thiết kế dé triển khai trên nhiều nền tảngkhác nhau mà không cần điều chỉnh gì cả Nếu một ứng dụng được viết cho chạytrên nhiều nền tảng mà không cần chỉnh sửa hay biên soạn lại thì được coi là mộtnền tảng độc lập hoặc nên tảng bat kha tri, và nó yêu cầu các công cụ cần có khanăng cu thé dé hỗ trợ ứng dụng và cung cấp cùng một chức năng cho bat kỳ nền

tảng mục tiêu nào (Alsina, 2012).

Thuật ngữ DNT mới xuất hiện phổ biến cách đây khoảng một thập kỷ, nóđược nhắc đến khá nhiều tại các hội thảo báo chí quốc tế vào năm 2010 Ngày nay,

có ba nền tảng được đánh giá là chiến lược bao gồm: website, ứng dụng di động,

MXH Xu hướng báo chi DNT sẽ giúp các cơ quan báo chí truyền thông khai tháctối đa nguồn tài nguyên của mình dé phục vụ độc giả một cách hiệu quả Chính sự

phát triển của khoa học và công nghệ, cùng với sự lên ngôi của MXH đã buộc báo

chí phải thay đôi Báo chí ĐNT là xu hướng báo chí mà người đọc có thê tiếp cận

tin tức trên tất cả các nền tảng kỹ thuật số khác nhau Xây dựng và phát triển các

nền tảng số đang trở nên pho biến tại các nước trên thé giới và ở Việt Nam Theoquan điểm của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày

03/6/2020 về phê duyệt “Chương trình chuyền đổi số quốc gia đến năm 2025, định

hướng đến năm 2030” là “Phát triển nền tang số là giải pháp đột phá dé thúc đâychuyên đổi số nhanh hơn, giảm chi phí và tăng hiệu quả” Thời gian vừa qua, BộThông tin và Truyền thông đã phối hợp với các cơ quan nhà nước, tô chức, doanhnghiệp ra mắt nhiều nền tảng số cho phép chia sẻ dữ liệu; kết nối cộng đồng; hướngđến hiện thực hóa nguyên tắc “Lay người dân làm trung tâm”; cùng chung tay triểnkhai các hoạt động vì lợi ích của toàn xã hội; góp phần đây nhanh công cuộc chuyên

15

Trang 24

đổi số ở Việt Nam Sự phát triển của internet và các công nghệ số đã mở đường cho

sự xuất hiện của nhiều nền tảng số đa dạng ở các khu vực khác nhau trên toàn thếgiới dé từ đó phát triển các mô hình kinh doanh mới va đa dang hóa các loại hang

hóa và dịch vụ Phát triển nền tảng số phục vụ người dân đang là hướng đi cần thiếttrước xu hướng ngày càng nhiều người dành lượng lớn thời gian cho các hoạt độngtrên mạng.

Truyền hình PNT: Sự phát triển của công nghệ internet, số hóa đã thay đổicông chúng PT&TH Hiện nay, một phần không nhỏ người dùng không còn muốnxem truyền hình theo cách truyền thống Trong những giai đoạn trước, các đàiPT&TH sẽ có quyền quyết định cho thính giả, khán giả nghe gì, xem cái gì và khinào hay như thế nào, thì nay, công chúng của PT&TH đã chuyên sang vai trò chủđộng, kiểm soát, lựa chọn cái mình muốn nghe, xem theo nhu cầu (bao gồm cả thờigian, kênh, không gian) Họ có thể lựa chọn không chỉ nội dung theo sở thích củamình mà còn có thé lựa chọn cách thức truyền nhận thông tin Nghiên cuyén sangvai trò chủ động, kiểm soát, lựa chọn cái mình muốn nghe, xem theo nhu cầu (thờigian, kênh, không gian) Họ có thể lựa chọn không chỉ nội dung theo sở thích

Google, Yahoo, Wikipedia), MXH (Facebook), giải tri và tương tác video

(YouTube), kênh thương mại điện tử (Amazon) Khác với cách xem truyền thống,

khán giả hiện nay chỉ cần ngôi trước màn hình máy vi tính, hoặc sử dụng máy tínhbảng, điện thoại thông minh có kết nối với mạng internet, người dùng đã có thê thỏamãn những nhu cầu thông tin, giải trí của mình Các nhu cầu đó bao gồm tiếp nhậnthông tin, giao tiếp xã hội hay đơn giản là giải trí và thực thi các nhu cầu cá nhân

Với những yêu cầu và điều kiện như vậy, khán giả hầu như không có nhu cầu phảitìm đến các nhà cung cấp truyền thống về mặt thông tin, như phát thanh qua radio,

truyền hình hay đọc báo giấy Như vậy, có thé thấy thách thức đặt ra cho PT&TH

và báo chí chính là phải chủ động trong kiểm soát, lựa chọn cái mình muốn nghe,xem theo nhu cầu (thời gian, kênh, không gian)

Như vậy có thé hiểu truyền hình ĐNT là truyền hình không chỉ phát sóngtrên hạ tầng analog hay cáp thông thường mà sử dụng internet, MXH như một kênh

phát sóng Qua đó, các nội dung của nhà đài được triển khai thông qua ứng dụng

công nghệ có thê tiếp cận với công chúng thụ hưởng mọi lúc, mọi nơi và trên nhiềuthiết bị điện tử khác nhau Truyền hình DNT được đánh giá là xu hướng tất yếu,

16

Trang 25

công chúng vừa là đối tượng tiếp nhận nội dung đồng thời tạo ra doanh thu cho

chính nha dai thông qua lượng truy cập vào những chương trình phát sóng Sự ra

đời và phát trién nhanh của những thiết bị di động và MXH đặt ra không ít thách

thức cho các cơ quan báo chí Trong bối cảnh đó, báo chí ĐNT đã và đang tạo ranhiều cơ hội buộc những cơ quan báo chí phải nhìn lại, định vị lại hoạt động của

mình cho phù hợp với xu thế chung của khu vực và thế giới Xu hướng hướng tới

các tòa soạn hội tụ, phát triển song song các hình thức xuất bản truyền thống (báo

in, báo điện tử) và kết hợp với các nền tảng MXH đang trở thành xu hướng tat yếucủa nhiều hãng thông tấn Tòa soạn hội tụ là mô hình tòa soạn hiện đại, tận dụng tối

đa nguồn nhân lực và nền tảng đa phương tiện, nền tảng công nghệ tiên tiễn để sanxuất các ấn phẩm cho nhiều loại hình và phương tiện truyền thông khác nhau Môhình này đang thực sự lan rộng trên toàn thế giới và đang trở thành một xu hướngkhông thể cưỡng lại

Với đòi hỏi thông tin phải xuất hiện bất cứ nơi nào có độc giả và chủ độngđưa các tin, bài đến với bạn đọc thay vì cách tiếp cận truyền thống là độc giả tìmđến với báo chí, kỹ thuật viên lúc này trở thành người “phát hành” thông tin trênnên tảng số Sau khi đã nắm bắt được “nhu cau, sở thích va nhịp sinh học” của độcgiả thì kỹ thuật viên DNT cũng đồng thời phải thay đổi thời gian biểu, nhịp sinh học

của bản thân Độc giả thích xem YouTube vào thời gian nào, “lướt” Facebook thời

điểm nào, giải trí với TikTok vào khung giờ nào, với những chủ đề yêu thích ra sao

đều được tính toán một cách kỹ lưỡng nhằm đưa thông tin đến với độc giả một cách

nhanh và phù hợp nhất trên từng nền tảng Do đặc thù của mỗi nền tảng mà nộidung và hình thức trình bày khác nhau Đối với nền tảng di động (ứng dụng diđộng) nhiều quan niệm cho răng, đây là phiên bản thu nhỏ của nền tảng website.Tuy nhiên, màn hình điện thoại di động dù to đến đâu cũng không thé bằng màn

hình máy tính, nên người đọc báo trên di động có những đặc điểm khác so với đọc

trên máy tính Chính vì vậy, báo chí trên nền tảng di động yêu cầu mỗi tòa soạn báophải thay đôi cách viết, cách trình bày, v.v sao cho ngắn gọn, súc tích, phù hợp vớingười sử dụng, đáp ứng yêu cầu đa phương tiện trong một tác phẩm

Phát triển báo chí ĐNT đòi hỏi nguyên liệu đa phương tiện như text, hình

ảnh, video, audio, v.v Do đặc thù của mỗi nền tảng mà nội dung và hình thức trìnhbày cũng khác nhau Với YouTube, TikTok đòi hỏi là các video hay, chất lượng;

17

Trang 26

với Instagram, Zalo là hình anh và thông tin; với Spotify là các file audio, còn với

Facebook là tổng hợp các yếu tô trên Ngoài ra, mỗi nền tảng đi kèm với những tiêu

chuẩn hiển thị (view) khác nhau như website sử dụng chuẩn video 16:9 nhưng

Facebook và TikTok khuyến nghị sử dụng chuẩn 9:16, vì thế, từ nguyên liệu “đầuvào” của PV, bộ phận kỹ thuật lại thêm một lần “chế biến” sao cho phù hợp với yêu

cầu của từng nên tảng

Khi hoạt động theo mô hình báo chí DNT đòi hỏi các cơ quan báo chí phải

làm chủ công nghệ nhằm kết hợp các nền tảng trong một chỉnh thé thống nhất Day

là đặc điểm quan trọng trong mô hình báo chí ĐNT Điều này cho phép một cơ quanbáo chí khi phát hành nội dung trên các nền tảng khác nhau được liên kết thống nhất

với su tương tác của độc giả Độc giả đang đọc một bài báo trên máy tính xách tay

và bỏ dở thì khi mở điện thoại di động, máy tính bảng, có thể đọc tiếp tin tức, họ

phải đọc tiếp được đúng đoạn đó trên các thiết bị này, v.v Nhiều tòa soạn báo đã

viết riêng phần nội dung dành cho nền tang di động, hoàn toàn độc lập với báo giấyhay báo điện tử Thông tin bảo đảm đầy đủ, nhanh nhưng ngắn gọn Hình thức trìnhbày theo dạng cột với những tin tức “nóng” được đưa lên trên đầu Bên cạnh đó, khiđộc giả tham gia sử dụng ứng dụng cũng là cách dé tòa soạn có thé áp dung thu phí

đọc báo của công chúng tạo nguồn thu cho chính cơ quan báo chí Trong một sốtrường hợp, các cơ quan báo chí còn kết hợp đưa thông tin lên những nền tảng phibáo chí khác như màn hình công cộng tại các quảng trường, phương tiện tàu điệnngầm, máy bay, v.v

Phương tiện truyền thông ngày nay có rất nhiều lợi thế, đồng thời đóng vai

trò tích cực trong việc quảng bá, định hướng thông tin, chuyển đổi số, thậm chí phát

triển thành nền kinh tế truyền thông số, đồng thời cũng có nhiều thuận lợi và cũngkhông ít thách thức Trong công cuộc chuyên đổi số, báo chí có vai trò quan trọng,

có nhiệm vụ công khai đúng, đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chính sách của ĐảngCộng sản Việt Nam, pháp luật quốc gia, tạo sự đồng thuận và lòng tin của xã hội,

tạo nội lực dé thực hiện thành công quốc gia số Đồng thời, ngành báo chí, đây cũng

là một lĩnh vực xã hội cần chuyền đổi số phù hợp với xu thế phát triển lớn, thậm chiphát triển thành nền kinh tế truyền thông số

18

Trang 27

1.1.2.2 Khái niệm kỹ thuật số, không gian số, môi trường số, internet, nên tảng số,

mạng xã hội

Kỹ thuật sô: Trong cuôn Tir điền Công nghệ định nghĩa: “Kỹ thuật sô mô tả

công nghệ điện tử tạo ra, lưu trữ và xử lý dữ liệu theo hai trạng thái: tích cực vàkhông tích cực” Trạng thái tích cực sẽ được thể hiện (đại diện bởi số 1) và khôngtích cực (đại diện bởi số 0) Vì vậy, đữ liệu được truyền hay lưu trữ bằng công nghệ

kỹ thuật số được biểu thi đưới dạng một chuỗi các số 0 và 1 Mỗi chữ số trạng tháinày được gọi là một bit (và một chuỗi các bit mà máy tính có thể đánh địa chỉ riêng

lẻ như một nhóm là một byte) [TechTarrget.com] Có thé hiểu đơn giản kỹ thuật số

là một hệ thống số gồm 0 và 1 đơn giản và dễ hiểu từ đó kết nỗi mọi thứ với nhau,các thiết bị với nhau, các con người với nhau, các công nghệ với nhau theo một thứtối giản nhất Khi công nghệ kỹ thuật số chưa ra đời, truyền dẫn điện tử chỉ giới hạn

ở công nghệ tương tự, dữ liệu được truyền tải dưới dạng tín hiệu điện tử có tần số

hoặc biên độ thay đôi được thêm vào sóng mang của một tần số nhất định Truyền

phát và điện thoại cũng thường được sử dụng bằng công nghệ tương tự

Không gian số là một mở rộng ba chiều không biên giới, trong đó các vậtthể và sự kiện có vị trí và hướng tương đối với nhau Không gian số còn được hiểu

là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễnthông, mang internet, mạng máy tính, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở

dữ liệu; đây là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.

Môi trường số hay môi trường kỹ thuật số được hiểu theo nghĩa phổ quátnhất là dùng dé chỉ tất cả t6 hợp các yếu tố bên ngoài, bao trùm của một hệ thốngkiểu tín hiệu và định dang dữ liệu dựa trên thuật số, ở dang nhị phân với đơn vi là

các bit, dùng hai ký tự để biểu đạt một giá trị số (số), “0” và “1”, trên cơ sở tông số

các lũy thừa của 2, để định dạng các kiểu tín hiệu và dữ liệu được mô tả bằng các

bịt.

Trong lĩnh vực truyền hình, công nghệ số là sự thay đổi từ truyền hình truyềnthống sang truyền hình công nghệ só, là quá trình thay đổi từ phương thức thủ côngtruyền thống sang áp dụng công nghệ với các trụ cột là big data, internet kết nối vạn

vật, điện toán đám mây, v.v tạo thành môi trường số trong lĩnh vực truyền hình.

Môi trường số có đặc trưng hợp nhất con người trong một tổ chức truyền hình và

19

Trang 28

các công nghệ họ đang sử dụng trong hệ sinh thái, từ đó giúp con người làm việc

thuận tiện hơn và có thể xây dựng các chương trình “phát thanh thông minh”,

“truyền hình thông minh” gắn với ứng dụng dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo nhăm mục

tiêu phát triển bền vững

Mang internet do Advanced Research Projects Agency (ARPA) thuộc Chính

phủ Mỹ phat minh ra vào năm 1969, lúc đầu hệ thống này được gọi là ARPANet

Mục đích sơ khai của nó là tạo ra một mạng cho phép người dùng máy tại một

trường đại học có thé giao tiếp với máy tính ở các trường đại học khác ARPANetcòn mang lại nhiều lợi ích khác như mạng vẫn có thể tiếp tục hoạt động ngay cả khicác thành phan bị phá hủy dưới tác động của tấn công quân sự hay các thảm họa từthiên nhiên Internet được hiểu là hệ thống thông tin toàn cầu có thé được truy nhậpcông cộng thông qua các mạng máy tính được liên kết với nhau Thông tin trên hệthống này được truyền tải theo phương thức nối chuyển gói dữ liệu (packetswitching) dựa trên giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa Dưới góc độ vật lý, cóthê hiểu răng internet sử dụng một phần trong số tổng tài nguyên của các mạng viễnthông công cộng Về mặt kỹ thuật, internet là công nghệ đặc biệt sử dụng bộ giao

thức TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol) Bên cạnh đó, cácbiến thể của công nghệ internet là mạng intranet cùng với extranet, cũng sử dụng

giao thức TCP/IP Thành phần internet được sử dụng rộng rãi nhất là World WideWeb (viết tắt là “WWW” hay còn gọi là “Web”) Khi duyệt Web, người dùng có

quyền truy cập vào hàng tỉ trang thông tin khác nhau

Sự xuất hiện của internet mang lại một sự thay đổi to lớn cho lịch sử và vănminh nhân loại và trở thành công cụ không thé thiếu trong đời sống xã hội hiện

nay Internet dần trở thành một cơ sở công cộng cho phép hàng trăm triệu người

trên toàn thế giới cùng lúc truy cập vào những nội dung khác nhau hay có thê làcùng một nội dung Truyền hình internet ra đời chính thức cạnh tranh với các

phương tiện truyền thông khác trong một cuộc đua mới, nơi mà các chiến binh tham

gia ngày càng đông, thông minh và nhạy bén hơn trong cuộc đua giành thị phần

khán giả Môi trường Internet còn ảnh hưởng tới sự trung thành của khán giả, khi

phương thức phát sóng tuyến tính (linear TV) dường như đã không còn phù hợp

nữa, người dùng không còn cần đợi chờ các chương trình phát sóng được lên lịch

cứng từ trước, Internet đã mang lại sự lựa chọn linh hoạt cho người dùng Khi “làn

20

Trang 29

sóng” truyền hình dần dần dịch chuyên sang môi trường internet, nó không chỉ

dừng lại phục vụ theo nhu cầu đặc thù của từng nhóm khán giả mà còn đáp ứng yêu

cầu của họ theo thời điểm phù hợp với nhiều định dạng tương thích cho các thiết bị

tiếp nhận đầu cuối khác nhau Các thiết bị thông minh (điện thoại di động, laptop,tablet, v.v.) giúp công chúng sở hữu những màn hình tivi nhỏ gọn, linh hoạt và khác

biệt với chiếc tivi chỉ tồn tại trong phòng khách như trong thời gian trước

Khoản 22, điều 3, chương 1 Nghị định 72/2013/NĐ-CP [7] về việc quan lý,cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng có ghi: “MXH (Socialnetwork) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng, cácdịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau,bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện

(chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự

khác” Như vậy, có thé định nghĩa MXH là những dịch vụ dựa trên nên tảng web2.0, mô phỏng các mối quan hệ trong xã hội thực, qua đó tạo dựng bản sắc riêngcho các thành viên và liên kết họ với nhau ở bat ké thời gian hay không gian thànhmột cộng đồng trực tuyến Sự kết nối này thông qua các tinh năng tiêu biểu như kếtbạn, chat, bình luận, email nhằm phục vụ những yêu cầu chung và những giá trị xãhội.

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin và trong thời đại ngày nay, từ nên tang,hay Platform được sử dụng phô biến Theo Tir điển tiếng Việt, nền tảng được hiểu

“là bộ phận vững chắc dựa trên đó các bộ phận khác tồn tại và phát triển” [42,tr.126] Trong sách Cuộc Cách mạng nên tang (Platform Revolution), nền tảngđược định nghĩa như sau: “Nền tảng là hình thức kinh doanh dựa trên việc kích hoạt

sự tương tác tạo nên giá trị giữa các nhà sản xuất bên ngoài với người tiêu dùng

Mục đích tổng thé của nền tang là dé tạo sự tương thích hoàn toàn giữa người dùng

với sự thuận lợi trong việc trao đôi hàng hóa, dịch vụ hoặc tiền tệ xã hội, qua đó

kích hoạt việc tạo ra giá trị cho tất cả người tham gia” [tr.12] Các loại nền tang

trong lĩnh vực công nghệ thông tin hiện nay người ta hay đề cập đến là: nền tảngphần cứng (hardware platform), nền tảng phần mềm (software platform), nền tảng

xã hội (social platform), nền tảng trí tuệ nhân tao (AI platform), nền tảng vạn vậtkết nối (loT platform)

21

Trang 30

Trong xu thế hội tụ công nghệ và dịch vụ hiện nay, xu hướng chung hoạt

động của các cơ quan báo chí truyền thông trên thế giới là chuyển dần sang mô hình

số hoá ở mức cao nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng đa dạng của côngchúng, trong bối cảnh một thế giới kết nối Một mô hình như vậy được biết đến như

một dạng thức truyền thông thế hệ kế tiếp, thế hệ thứ tư (mô hình truyền thông

trong một thế giới kết nói - Media 4.0) Trên thực tế, đây được đánh giá là mô hình

truyền hình tương tác đa phương tiện và hội tụ số trên DNT (hội tụ các dịch vụ nội

dung số trên truyền hình là hội tụ các dữ liệu, hội tụ nội dung, dịch vụ viễn thông,

công nghệ thông tin, internet và MXH theo cách đồng bộ, có kiểm soát lên ngữcảnh truyền hình)

Truyền hình trên nền tảng số (viết tắt OTT - Over The Top) được đánh giá làgiải pháp cung cấp những nội dung cho người sử dụng dựa trên nền tang internet.Lĩnh vực được ứng dụng nhiều nhất là cung cấp các nội dung về truyền hình quagiao thức internet và nhiều video theo yêu cầu (VOD) tới người sử dụng cuối cùng.Một trong những ưu thế lớn nhất của công nghệ OTT là cho phép cung cấp nguồn

có nội dung rất phong phú, đa dạng theo yêu cầu của người sử dụng vào bắt kì thờiđiểm nào và tại bất kỳ nơi đâu chỉ cần một thiết bị phù hợp có kết nối internet Hơn

thế nữa, công nghệ này còn được hỗ trợ nhiều loại công cụ tiện ích khác mang tính

ứng dụng thực tế cao như: VoIP, MXH, Live Broad Casting Với rất nhiều tác dụngthiết thực, công nghệ OTT được các chuyên gia dự báo sẽ còn phát trién mạnh hontrong tương lai và trở thành một trong nhiều xu thế công nghệ của loài người Bảnchất của chuyển đôi số chính là sự thay đổi toàn diện và đồng bộ về mô hình, chuỗi

giá trị cũng như cách thức tổ chức quá trình truyền thông, với sự hỗ trợ của nhiềucông nghệ như phân tích xử lý dữ liệu lớn (Big data), trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán

đám mây, internet vạn vật (IoT), v.v Day là xu thé tất yêu không thé đảo ngược

trong bối cảnh hiện nay Đứng trước thực tế đó, các nước trên thế giới, trong đó cóViệt Nam đều đang đứng trước cả thời cơ và thách thức: hoặc tận dụng có hiệu quả

các cơ hội do Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại dé but phá, vượt lên hoặctụt hậu, bị bỏ lại ngày càng xa nếu không kịp thời nắm bắt và triển khai quá trình

chuyền đổi số và báo chí truyền thông cũng không là ngoại lệ Chuyên đổi số tạo ra

sự đôi mới căn bản, toàn diện các hoạt động của toàn xã hội, thâm nhập vào mọi

22

Trang 31

lĩnh vực của đời sống, của thói quen sống và làm việc của người dân (công chúng)

và người dân là trung tâm của chuyền đổi sé

1.2 Tổ chức sản xuất nội dung đa nền tảng

1.2.1 Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình

Theo từ gốc tiếng Hy Lạp, tổ chức là “organon” có nghĩa là hài hòa, từ nàynói lên một quan điểm có tính tổng quát đó là cái đem lại ban chất thích hợp với sựsông Theo Chester I Barnard trong công trình Organization Theory (lý thuyết tổchức), tổ chức là một hệ thống những hoạt động hay nỗ lực của hai hay nhiều người

được kết hop với nhau một cách có ý thức [67, tr 7 ] Còn theo Nguyễn Như Ýtrong Dai từ điển Tiếng Việt xuất bản năm 2013: “Tổ chức là sắp đặt thành cơ quan

nhiều bộ phận riêng biệt và có trật tự trong ngoài, trên dưới cho dễ điều khiển” [62,

tr 938] Như vậy, tổ chức là một trạng thái có trật tự trong hoạt động phối hợp hoặc

hoạt động liên hiệp, hoạt động tập thể của con người hoặc tô chức làm thành mộtchỉnh thể, một cấu trúc với những chức năng nhất định hoặc làm những gì cần thiết

để tiễn hành một hoạt động nao đó nhằm đạt mục tiêu hiệu quả nhất TCSX làphương thức tập hợp nhóm người, các phương pháp, cách thức tốt nhất, phù hợp

nhất với phương thức, phù hợp nhất và sử dụng lao động (chân tay, trí óc) kết hợp

cùng các tư liệu sản xuất hiện có (phương tiện, máy móc, trang thiết bị) dé sản xuất

ra một sản phẩm đạt hiệu quả cao nhất theo đúng các yêu cầu đã được vạch ra từ

trước.

Tổ chức nội dung chương trình truyền hình là hoạt động lập kế hoạch, sắpxếp và dự kiến các dé tài, chủ đề của các chương trình, kênh chương trình truyềnhình một cách hợp lý, khoa học và dễ theo dõi Sản xuất là việc sử dụng sức laođộng gồm trí lực và thể lực thông qua phương thức sản xuất tác động vào đối tượng

dé biến đổi nó thành sản phẩm vật chất và tinh thần nhằm phục vụ nhu cầu conngười Như vậy TCSX chương trình truyền hình là việc sắp xếp, bồ trí nội dung,hình ảnh, lời bình, kỹ xảo, tập hợp nhiều người làm nhiều khâu khác nhau dé cùngtạo ra sản phâm hoàn thiện có chất lượng đáp ứng nhu cầu, sở thích của khán giả

xem truyền hình

23

Trang 32

1.2.2 Quy trình tổ chức sản xuất chương trình truyền hình truyền thống

Tổ chức nội dung: Theo nghĩa Hán Việt, nội là trong, dung là chứa, những

thứ chứa đựng bên trong của một cái gì đó, điều gì đó Trong Tir điển tiếng Việt

định nghĩa từ “t6 chức” như sau Khi là danh từ: “Tổ chức là tập hợp người được tổchức lại, hoạt động vì những quyền lợi chung, nhằm một mục đích chung" [42,tr.1158] Khi là động từ: “Tổ chức là sắp xếp, bồ trí cho thành một chỉnh thể, có mộtcấu tạo, một cấu trúc và những chức năng chung nhất định sắp xếp, bố trí cho

thành có trật tự, có nền nếp làm những gi cần thiết dé tiến hành một hoạt động

nào đó nhằm có được hiệu quả tốt nhất” [42, tr.1558] Như vay tô chức nội dung làlên kế hoạch, tổ chức sắp xếp, bồ trí và thực hiện kế hoạch một van dé cụ thé ở mộtphạm vi xác định Đối với báo hình thì TCSX sản phẩm truyền hình là một kháiniệm quen thuộc Đề hoàn thành được nội dung trước khi phát sóng, các chươngtrình truyền hình đều cần sự nỗ lực và phối hợp hiệu quả của các bộ phận trong quátrình làm việc Việc TCSX chương trình truyền hình truyền thông thường được thực

hiện theo các bước sau:

Khao sát hiện trường > Xây dựng kịch bản sơ lược > Ghi hinh > Biên tập, đạo

dién Duyệt kịch ban chỉ tiết TCSX * Sản xuất tiên kỳ > San xuất hậu ky >

Duyệt, kiêm tra nội dung > Phat sóng > Khán giả.

Bước | khảo sát hiện trường: Đây là bước quan trọng và bắt buộc dé thực

hiện bất kỳ chương trình nao Quá trình khảo sát thực tế sẽ giúp các bước tiếp theo được thực hiện dễ dàng hơn như xây dựng kịch bản, liên hệ khách mời, nhân vật

cho chương trình, đạo diễn các góc quay, biên tập hình ảnh, xử lý các van dé có théphát sinh trong quá trình sản xuất chương trình truyền hình

Bước 2 xây dựng kịch bản sơ lược: Sau khi khảo sát hiện trường, bước tiếptheo sẽ là xây dựng kịch bản Có thể xây dựng kịch ban sơ lược hoặc chi tiết tuỳ

thuộc vào từng chương trình truyền hình Kịch bản chương trình là một trong những

nội dung có vai trò quan trọng, nó là kim chỉ nam dé ékip và người chỉ đạo sản xuất

thực hiện công việc theo một quy trình logic Thông thường, kịch bản chương trình

truyền hình chỉ mang tính dự kiến chứ không 6n định Có thể chỉnh sửa kịch ban chitiết sau khi đã hoàn thiện phần sản xuất tiền kỳ

24

Trang 33

Bước 3 ghi hình: Bước này là bước quay hình, ghi lại các cảnh sẽ xuất hiện

trong kịch bản Máy quay có thể có một máy hoặc nhiều máy tuỳ thuộc vào từng

chương trình Đối với chương trình lớn, chuyên sâu thì số lượng máy có thể lên tới

10 góc khác nhau, tuy nhiên ở những chương trình thực tế hoặc phóng sự, phim tàiliệu thì chỉ cần 2 đến 3 máy quay Nhưng dù nhiều máy hay ít máy thì vẫn phải đảm

bảo đặt góc máy ở nhiều vị trí giúp cảnh quay sinh động, quay cả trên cao (flycam).Thông thường khi quay, đạo diễn sẽ đọc các cỡ cảnh cho phù hợp và yêu cầu quayhình phải chuẩn màu, chuẩn bố cục, khung hình hợp lý, không rung lắc Đối vớitruyền hình, hình ảnh rất quan trọng, thông tin được truyền tải chủ yếu từ hình ảnh

do đó khâu ghi hình được xem là khâu quan trọng và kỹ lưỡng nhất, quyết địnhthành công một chương trình truyền hình

Bước 4 biên tập, đạo diễn: Trong sản xuất chương trình, biên tập là ngườitrực tiếp biên soạn kịch bản chương trình, cũng có thé dựa vào nội dung một kịchbản có sẵn để chuyền thê thành kịch bản truyền hình Tiếp đó, đạo diễn là người dựatrên kịch bản dé “hóa” những nội dung trong kịch bản thành những hành động thậttrên truyền hình Biên tập và đạo diễn thường phối hợp chặt chẽ với nhau, đôi khimột người có thể vừa biên tập vừa đạo diễn, nhưng cũng có thể là hai hoặc ba ngườikhác nhau.

Bước 5 duyệt kịch bản: Khâu duyệt kịch bản thường do cấp lãnh đạo (ở một

số đài PT&TH địa phương lãnh đạo cấp phòng hoặc ban giám đốc) thực hiện Khâu

duyệt kịch bản là một công đoạn cực kì quan trọng trong quy trình sản xuất chương

trình truyền hình, vì sau khi kịch bản được duyệt mới có thể tiến hành các bước tiếp

theo trong quy trình sản xuất

Bước 6: TCSX: TCSX còn gọi là khâu bồ trí nhân lực, phương tiện sản xuắt,

sắp xếp địa điểm, thời gian thực hiện các khâu tiền kỳ, hậu kỳ, phát sóng Thường ở

các đài địa phương khâu tô chức sẽ do biên tập hoặc đạo diễn trực tiếp thực hiệnchương trình kiêm luôn Còn với các chương trình lớn thì khâu này sẽ do bộ phận

khác đảm nhận để đảm bảo việc TCSX được diễn ra trơn tru và đúng kế hoạch

Bước 7 sản xuất tiền kỳ: Hay còn hiểu là bước ghi hình ngoài hiện trường

Đây là bước sau khi đã kiểm duyệt về kịch bản và lên kế hoạch thực hiện Thiết bị

để sản xuất tiền kỳ là máy quay, thẻ nhớ Ghi hình xong có thể lưu trữ hình ảnh,video lại bằng 6 cứng hoặc gửi lưu trữ qua đường truyền vệ tinh hay cáp quang

25

Trang 34

Bước 8 sản xuất hậu kỳ: Là bước thực hiện sau khâu sản xuất tiền kì CácBTV sẽ tiến hành dựng hình theo kịch bản chương trình Lựa chọn giọng đọc phùhợp, lựa chọn hình ảnh chất lượng nhất nếu là các phóng sự đơn thuần Còn với các

chương trình chuyên sâu, chương trình thực tế game show thì phan hậu kỳ sẽ mat

nhiều thời gian hơn, sử dụng kỹ xảo chỉ tiết, lựa chọn hình ảnh kỹ lưỡng, v.v

Bước 9 duyệt, kiểm tra nội dung: Đây là công đoạn gần cuối của quy trình

sản xuất truyền hình Sau khi dựng hình hoàn thiện, BTV, đạo diễn sẽ kiểm tra

trước khi trình lãnh đạo duyệt Bản duyệt sẽ là bản hoàn chỉnh về nội dung lời bình,

âm thanh, kỹ xảo, v.v Nếu không chỉnh sửa nội dung thì bản duyệt sẽ được chuyên

1.2.3 Quy trình sản xuất chương trình truyền hình da nền tang

Khi ứng dụng công nghệ ĐNT vào sản xuất chương trình truyền hình DNT,các bước thực hiện của công việc về cơ bản đã có sự thay đổi nhờ việc ứng dụngcác công nghệ và phần mềm trong sản xuất, phân phối các chương trình trên nhiềunên tảng khác nhau Quy trình sản xuất chương trình truyền hình DNT được sơ đồ

hóa như hình 1.1:

26

Trang 35

Hình 1.1: Quy trình sản xuất chương trình da nên tảng

(Line producer) News Prodoction ewe)

Digital Shooting ] | New wie Crew:

[ a) Digital ArchivingCentral Audiovisual Server

(Video Journalist}

Ingestion

lộ

SNG & Branches ici >] Widen Die EEE Signal fee Video database for archive,

: Storage & Retriel

(Media Management >]ngssisf0Siag4 (Media ọ

€ ` “HẠ * Finished news videos (rouiipia Go

a ter access}

ForeignNews Cross Platform Distribution

Non-linear Editing Non-linear Editing |(Low Resolution) (High Resolution) 4ịCe

Other Platform Server Mobile

ay ie

= re een WebDesktop PC Workstation

(Reporter) (video Editor)

Other Language News (Repurpose}

“Dựa vào Hình 1.2.3.1 có thé thấy, số hóa đã định hình quá trình sản xuất vàhậu kỳ tại một số dai truyền hình bằng cách chuyên đổi tin tức sản xuất theo quytrình không chạm (Chen, 2003; Yen, 2005) Quá trình chuyên từ sản xuất truyền

thống sang kỹ mô hình sử dụng thuật số yêu cầu nhân viên truyền hình phải điều

chỉnh quy trình làm việc mới từ việc thu thập tin tức, sản xuất tin tức và phân phốitin tức (Lin, 2012) Điều kiện cốt lõi khi TCSX nội dung theo mô hình trên chính lànền tảng công nghệ như điện toán đám mây (Cloud-computing) Cụ thé, các kịchbản truyền hình được gửi cho BTV qua mạng nhằm xem xét và sắp xếp các nộidung sớm hon BTV, PV sẽ là người xử lý chính nội dung Tiếp đó, đội sản xuất tin

tức không cần quay về dai truyền hình dé thực hiện hậu kỳ mà có thé sản xuất trựctiếp, trình bày và phát sóng tin tức kịp thời Thậm chí tin tức có thể phát sóng trực

tiếp hoặc được chuyển đến phòng tích hợp tin tức để phân phối nội dung cho các

kênh, trên các nền tảng khác nhau Tin tức sẽ được lưu trữ trong hệ thống dt liệu

video dùng để sản xuất trong tương lai, hệ thống này còn cho phép nhiều ngườidùng cùng truy cập cảnh quay, giảm chi phí băng và lưu trữ Hiểu thông thường thì

cùng một nguồn tin có sẵn trên hệ thống, các bộ phận như báo hình, báo nói, thông

tin điện tử, nền tảng xã hội, internet, v.v có thê khai thác phù hợp với từng thê loại

27

Trang 36

Hình 1.2: Quy trinh sản xuất một tin tức cụ thể Tin mới —————> Lưu trữ văn bản

Cảnh quay mới lS Hé théng dung hinh phi tuyén tam

thoi

Máy chủ lưu Máy chủ phát Phát

trữ trung tam |<——————>y sóng —Ỳ | sóng

(Video/Audio)

Hệ thống dựng Cơ sở dữ liệu Đa nền tảng

hình phi tuyên Video

Hình 1.2.3.2 thé hiện thay PV, BTV chính là người chủ động xử lý chính vềthông tin PV, BTV sẽ nhập văn bản/videos của tin bài vào hệ thống lưu trữ tạm.Sau đó các PV và kỹ thuật viên sẽ dựng thô các đoạn phim, sắp xếp theo thứ tự.Tiếp đó, các cảnh quay được nhập/số hóa ở độ phân giải cao và được lưu trữ trongcác máy chủ video/âm thanh trung tâm Việc dựng hình hoàn chỉnh có thé đượchoàn thành bằng cách sử dụng hệ thống dựng hình phi tuyến tốt hơn Ở khâu này,BTV, PV gửi kịch bản, sắp xếp các nội dung tin tức - video trước thông qua máychủ video/âm thanh trung tâm và chọn nội dung cần lưu trữ sâu cho cơ sở dữ liệuvideo Trong quá trình phát sóng, các đạo diễn, kỹ thuật viên trong phòng điềukhién thực hiện theo trình tự của các báo cáo tóm tắt dé báo hiệu phát các đoạn tin

tức Chương trình phát sóng nội dung, video tin tức hoàn chỉnh cùng với cảnh đãnhập có thé được sửa đồi, sao chép và được truyền qua nhiều nền tảng cùng lúc

So với phương pháp truyền thống thì thời gian sản xuất chương trình DNT

ngắn hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng thông tin Bên cạnh đó, trong quá trình phátsóng một chương trình DNT, người biên tập cũng có thé tiếp nhận thông tin từ khángiả, cập nhật, chỉnh sửa thông tin một cách nhanh chóng.

28

Trang 37

1.2.4 Truyền hình trên Internet và sản phẩm truyền hình trên internet

Trong các dạng thức của truyền thông DNT phải kê đến truyền hình internet

hay còn gọi là truyền hình trực tuyến Dịch vụ này gửi các luồng dữ liệu, thông tin

qua mạng internet (có thể bao gồm nhiều dữ liệu truyền dẫn) Truyền hình internet

là một loại truyền hình phát sóng trực tuyến Theo A Michael Noll [69] trong cuốn

Internet Television, vào năm 1945 truyền hình là hoạt động truyền hình ảnh chuyểnđộng, cùng với âm thanh, qua sóng phát sóng đến các gia đình để xem trên máy thu

hình Trong giai đoạn đầu, truyền hình chính là tin tức, phim, kịch, thể thao và cácchương trình tạp kỹ Sau đó, nội dung sản xuất truyền hình ngày càng phát triển, théhiện ở khả năng phân phối nội dung qua cáp quang, băng video và máy thu hình.Mặc dù công nghệ phân phối ngày càng phát triển song nội dung được tạo dựng gannhư lại không có nhiều thay đối

Beth Hendricks cho rằng truyền hình trên internet lần đầu tiên được sản xuất

vào cuối những năm 1990, sau đó dần phổ biến hơn với sự phát triển của băngthông rộng hay truyền dit liệu tốc độ cao Một trong những hãng đầu tiên cung cấp

chương trình phat sóng qua internet chính là ABC World News Khi dữ liệu tang

lên, người tiêu dùng có thể xem nhiều chương trình trực tuyến hơn một cách rõ ràng

và nhất quán [61]

Như vậy, có thé hiểu truyền hình internet là truyền hình có thé cho phépngười dùng truy cập bằng các thiết bị có hỗ trợ internet như tivi thông minh, điệnthoại thông minh và máy tính bảng, thay vì phải xem truyền hình qua màn hình tivi.Không chỉ đối với chương trình truyền hình thông thường, mà cả phim hoạt hình,video ngắn cũng có thé được phát sóng trên internet với tinh năng phát video trựctuyến Những nội dung này đều có thé dé dàng xem được thông qua các thiết bị cánhân hỗ trợ kết nối internet Công nghệ máy tính sẽ được tích hợp trong các máythu hình để tạo điều kiện cho việc truy cập truyền hình qua internet Do đó, máytruyền hình hội tụ với máy tính cá nhân Với truyền hình truyền thống có thể xemqua vệ tinh hay cáp quang thì truyền hình internet sẽ sử dụng giao thức internet dé

lưu trữ và truyền video, cả tại trường quay tivi và cả đến các địa điểm khác

nhau Thay vì lưu trữ và truyền video kỹ thuật số như một dòng bit liên tục, video

kỹ thuật số được tạo nhịp độ thành các gói được chỉ định bởi giao thức internet Nếunhư truyền hình truyền thống thường phát trién chuyên sâu về nội dung, chin chu về

29

Trang 38

ánh sáng, thời lượng thường dai thì đối với truyền hình internet các nội dung video

được chuyên sang hướng ngắn lại, cô đọng, súc tích hơn và có tính tương tác cao

Bên cạnh đó, những nội dung video có tính tương tác có khả năng tạo ra một hình

thức truyền hình tương tác mới (ITV) Hiện nay, khái niệm truyền hình internetđược gan liền với tên tuổi của các công ty công nghệ lớn như SlingTV, Hulu, Apple

TV, PlayStation Vue và nhiều công ty khác Truyền hình internet có thể dựa trênnền tảng mạng hiện tại bao gồm mạng băng thông rộng, ADSL, Wifi, cáp và vệ

tinh.

Dấu hiệu để nhận biết một sản phẩm truyền hình được đưa lên inetrnet nhưsau: thứ nhất, đó là được sản xuất trên môi trường internet (bắt buộc phải có dữ liệutruyền dẫn); thứ hai phải là một sản phẩm đa phương tiện trong đó có hình ảnh

động; thứ ba đó là file dữ liệu phải là các file hình ảnh động với

đuôi mp4, mpeg, avi, mxxf, fÏv, v.v

Truyền hình internet sử dụng Over The Top (OTT) có đặc trưng là video,

hình ảnh sử dụng công nghệ mở và các công ty viễn thông chỉ đóng vai trò là nhà

cung cấp dịch vụ Internet Bên cạnh đó, truyền hình giao thức Internet (IPTV) lại là

hệ thống dịch vụ truyền hình kỹ thuật số được phát đi nhờ sử dụng giao thức

internet thông qua một hạ tầng mạng Hiểu đơn giản hơn, IPTV là truyền hình

nhưng thay vì phát hình vô tuyến hay truyền hình cáp thì lại được truyền phát hìnhđến người xem thông qua các công nghệ sử dụng cho mạng máy tính [50] Tựutrung lại, truyền hình trên internet chính là sự kết hợp giữa truyền hình và internet.Truyền hình trên internet cho phép người dùng được chọn lọc, tiếp cận thông tinmọi lúc, mọi nơi trên nhiều nền tảng khác nhau của Internet Trong khi đó, sản

phẩm của truyền hình trên internet là một sản phâm đa phương tiện có thé phù với

với các nên tang internet khác nhau.

1.2.5 Tổ chức sản xuất sản phẩm truyền hình trên internet

Theo cách hiểu phổ biến hiện nay, sản xuất sản phẩm truyền hình trêninternet hay nói đúng hơn là sản xuất nội dung số còn gọi là Digital Content là toàn

bộ nội dung ton tại ở dạng dữ liệu số hóa Trong đó, nội dung số sẽ được lưu giữtrên các nền tảng kỹ thuật số Các hình thức tồn tại của nội dung số như văn bản, âmthanh, video, đồ họa hay hình ảnh, v.v

30

Trang 39

TCSX sản phẩm truyền hình trên internet xuất hiện cùng với sự phát triển

của truyền hình hiện đại và MXH Về cơ bản việc sản xuất sản phâm truyền hình

trên internet tương đối giống với việc TCSX sản phẩm truyền hình truyền thống

Tuy nhiên, về mặt tô chức sẽ nhỏ gọn và tiết kiệm nhân lực hơn so với truyền hìnhtruyền thống

Bang: 1.1: So sánh sản phẩm truyền hình truyền thong và sản phẩm truyền hình

trên internet

Nội dung Sản phẩm truyền hình Sản phẩm truyền hình

truyền thống trên internetTrang thiết bị | Thường sử dụng thiết bị chuyên | Có thể sử dụng thiết bị cá

dụng, céng kénh nhan nhu dién thoai, may

ảnh, máy tinh bảng, nhỏ

gọn

Nhân sự Ekip đông người, mỗi khâu sẽ do | Cá nhân có thê thực hiện,

một người đảm nhận phụ trách hết các khâuNội dung | Duyệt kỹ kịch bản qua nhiêu bước | Kịch bản có thê thực hiện

mới tiến hành ghi hình sau khi ghi hình xongHình ảnh Yêu câu hình ảnh khắt khe, chất | Hình ảnh được đơn giản

lượng hóa hơn, đảm bảo cung cấp

thông tin nhanh, chính xác

Về quy trình TCSX một sản phẩm truyền hình trên internet gồm những yếu

tô sau:

Đề xuất ý tưởng Duyệt ý tưởng > Phân công nhân sự, xây dựng kịch ban >TCSX chương trình truyền hình trên nền tảng internet phù hợp > Đăng tải trên cácnên tảng Internet Lắng nghe phản hồi từ phía công chúng

Dé xuất ý tưởng: Để có một sản phẩm truyền hình trên internet đạt chấtlượng cao đòi hỏi tính sáng tạo, phát hiện rất cao của nhà sản xuất Hay nói cáchkhác, chính là đề xuất ý tưởng đề thực hiện Muốn vậy, BTV, PV phải thực sự năngđộng, không ngừng đổi mới tìm tòi, đa năng, sáng tạo thì mới đáp ứng được nhu

câu, xu hướng tiêp cận thông tin ngày càng cao cua khán giả Y tưởng ngoài việc

3l

Trang 40

mang tính phát hiện còn phải đáp ứng được thị hiếu của công chúng tại thời điểm

thực hiện.

Phê duyệt y tưởng: Với các cá nhân sáng tạo nội dung độc lập thì việc phê

duyệt ý tưởng có thể cá nhân đó đảm nhận Tuy nhiên, với các cơ quan báo chí, cụ

thể là các đài PT&TH địa phương thì đây là yêu cầu bắt buộc trước khi thực hiện

Kế hoạch thực hiện video ngắn hay radio thì các kịch bản đều phải thông qua lãnh

đạo phòng hoặc ban biên tập hoặc ban giám đốc phê duyệt

Phân công nhân sự, xây dựng kịch bản: Sau khi ý tưởng được phê duyệt, ban

giám đốc sẽ giao các phòng chuyên môn phân công tổ chức êkip thực hiện hoặcgiao trực tiếp cho một cá nhân có đủ năng lực Tuỳ thuộc vào tính chất của công

việc được giao mà một PV hoặc nhóm PV, kỹ thuật viên, nhân viên sẽ cùng phối

hợp thực hiện PV sẽ đảm nhận thu thập tài liệu, phỏng vấn, ghi hình, ghi âm, viếttin, bài, các kỹ thuật viên sẽ xử lý ảnh, làm đồ họa, dựng video, lồng tiếng, lồngnhạc đến sử dụng biểu đồ, chi tiết, con số, ngôn ngữ như thé nào cho phù hợp, dễhiểu, thuyết phục và hap dẫn nhát đối với công chúng

Đăng tải trên các nên tảng internet: Sau khi hoàn thiện sản phẩm thì bướctiếp theo sẽ là việc đăng tải lên các nền tảng internet khác nhau Đây là bước đóngvai trò quan trọng vì mỗi nền tảng nội dung trên internet đều có những đặc trưngriêng Ở khâu này, đòi hỏi PV, BTV phải hiểu biết về công nghệ, các thông số kỹthuật chuẩn dé có thê tối ưu hóa nội dung thông tin khi đăng tải trên các nền tảngkhác nhau.

Xử lý phản hồi từ phía công chúng: Đây là khâu lắng nghe các ý kiến phan

hồi từ khán giả Sự phản hồi của công chúng chính là thước do quan trọng thé hiện

tính hiệu quả của thông tin Do đó, các PV, BTV phải luôn chủ động tìm hiểu cáccuộc thảo luận, phản hồi của công chúng trên internet, các bình luận tương tác để

kịp thời điều chỉnh và bé sung ở các sản phẩm truyền hình tiếp theo trên internet

Nói tóm lại, so với truyền hình truyền thống, TCSX truyền hình trên internet

có phần giản tiện hơn về con người và kỹ thuật Việc TCSX nội dung DNT dang là

xu hướng chung của truyền hình hiện đại Tuy nhiên, trên thực tế Việt Nam đang là

quốc gia trên đà thay đối về nội dung, cách thức truyền tải truyền hình đến công

chúng và các đài PT&TH địa phương vẫn đang hướng đến việc TCSX nội dungDNT.

32

Ngày đăng: 29/06/2024, 22:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Quy trình sản xuất chương trình da nên tảng - Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Tổ chức nội dung đa nền tảng tại các đài phát thanh và truyền hình địa phương (khảo sát Đài PT&TH Nghệ An, Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh, Đài PT&TH Bắc Kạn)
Hình 1.1 Quy trình sản xuất chương trình da nên tảng (Trang 35)
Hình 1.2: Quy trinh sản xuất một tin tức cụ thể - Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Tổ chức nội dung đa nền tảng tại các đài phát thanh và truyền hình địa phương (khảo sát Đài PT&TH Nghệ An, Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh, Đài PT&TH Bắc Kạn)
Hình 1.2 Quy trinh sản xuất một tin tức cụ thể (Trang 36)
Hình ảnh Yêu câu hình ảnh khắt khe, chất | Hình ảnh được đơn giản lượng hóa hơn, đảm bảo cung cấp - Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Tổ chức nội dung đa nền tảng tại các đài phát thanh và truyền hình địa phương (khảo sát Đài PT&TH Nghệ An, Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh, Đài PT&TH Bắc Kạn)
nh ảnh Yêu câu hình ảnh khắt khe, chất | Hình ảnh được đơn giản lượng hóa hơn, đảm bảo cung cấp (Trang 39)
Hình 2.1: Sơ đồ hoá quy trình quản lý nội dung của Đài PT&amp;TH Nghệ An - Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Tổ chức nội dung đa nền tảng tại các đài phát thanh và truyền hình địa phương (khảo sát Đài PT&TH Nghệ An, Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh, Đài PT&TH Bắc Kạn)
Hình 2.1 Sơ đồ hoá quy trình quản lý nội dung của Đài PT&amp;TH Nghệ An (Trang 53)
Hình 2.4: Fanpage Facebook của Đài PTTH Nghệ An - Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Tổ chức nội dung đa nền tảng tại các đài phát thanh và truyền hình địa phương (khảo sát Đài PT&TH Nghệ An, Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh, Đài PT&TH Bắc Kạn)
Hình 2.4 Fanpage Facebook của Đài PTTH Nghệ An (Trang 84)
Hình 2.6: Biéu đô thống kê độ tuổi tiếp cận kênh Youtube của Đài_.PT&amp;TH Nghệ An (Ảnh chụp màn hình Đài PT&amp;TH Nghệ An cung cấp) - Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Tổ chức nội dung đa nền tảng tại các đài phát thanh và truyền hình địa phương (khảo sát Đài PT&TH Nghệ An, Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh, Đài PT&TH Bắc Kạn)
Hình 2.6 Biéu đô thống kê độ tuổi tiếp cận kênh Youtube của Đài_.PT&amp;TH Nghệ An (Ảnh chụp màn hình Đài PT&amp;TH Nghệ An cung cấp) (Trang 85)
Hình 2.7: Biểu đô phân tích kênh Youtube của Đài PT&amp;TH Nghệ An - Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Tổ chức nội dung đa nền tảng tại các đài phát thanh và truyền hình địa phương (khảo sát Đài PT&TH Nghệ An, Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh, Đài PT&TH Bắc Kạn)
Hình 2.7 Biểu đô phân tích kênh Youtube của Đài PT&amp;TH Nghệ An (Trang 86)
Hình 2.8: Kênh youtube của Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh - Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Tổ chức nội dung đa nền tảng tại các đài phát thanh và truyền hình địa phương (khảo sát Đài PT&TH Nghệ An, Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh, Đài PT&TH Bắc Kạn)
Hình 2.8 Kênh youtube của Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh (Trang 89)
Hình 2.9. Biểu đồ thong kê độ tuổi tiếp cận kênh Youtube Quang Ninh TV (Ảnh - Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Tổ chức nội dung đa nền tảng tại các đài phát thanh và truyền hình địa phương (khảo sát Đài PT&TH Nghệ An, Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh, Đài PT&TH Bắc Kạn)
Hình 2.9. Biểu đồ thong kê độ tuổi tiếp cận kênh Youtube Quang Ninh TV (Ảnh (Trang 90)
Hình 2.11. Kênh Tiktok Quảng Ninh Media - Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Tổ chức nội dung đa nền tảng tại các đài phát thanh và truyền hình địa phương (khảo sát Đài PT&TH Nghệ An, Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh, Đài PT&TH Bắc Kạn)
Hình 2.11. Kênh Tiktok Quảng Ninh Media (Trang 92)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN