1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chương trình phát thanh sóng trẻ, phát sóng ngày 05042020 trên sóng fm của đài phát thanh và truyền hình hà nội chủ đề vấn nạn tin giả trong thời đại công nghệ số

56 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

Đặc biệt, xin được bày tỏ sự biết ơn của mình với PGS.TS Đinh Thị Thu Hằng – người trực tiếp hướng dẫn, người đã cho tôi những lời khuyên hữu ích, giúp đỡ tôi tận tình trong quá trình th

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TẠ MINH PHƯƠNG

BÁO CÁO TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP

(Chương trình phát thanh Sóng trẻ, phát sóng ngày 05/04/2020 Trên sóng FM của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội Chủ đề: “Vấn nạn tin giả trong thời đại công nghệ số”)

NGÀNH: BÁO CHÍ

MÃ SỐ: 101 01 CHUYÊN NGÀNH: PHÁT THANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS ĐINH THỊ THU HẰNG

HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2020

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 2

1 MỞ ĐẦU 4

1.1 Lý do chọn hình thức tốt nghiệp 4

1.2 Tính cấp thiết và lịch sử nghiên cứu của đề tài 6

1.3 Mô tả khái quát về tác phẩm đã thực hiện 10

1.4 Nội dung nghiên cứu 12

2 NỘI DUNG TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP 21

3 BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP 38

3.1 Quá trình thực hiện tác phẩm 38

3.2 Những kết quả đạt được của chương trình Sóng trẻ số 14 46

3.3 Những bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện tác phẩm 49 3.4 Những đề xuất, kiến nghị 51

4 KẾT LUẬN 54

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tác phẩm tốt nghiệp không chỉ là sự tổng kết của những năm học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền mà còn là một dấu mốc đánh dấu sự trưởng thành của tôi sau những cố gắng, nỗ lực và trải nghiệm của mình trong suốt quãng thời gian học tập tại đây

Lời cảm ơn đầu tiên, tôi muốn gửi tới tất cả các thầy cô giáo trong tổ bộ môn phát thanh cũng như các thầy cô trong khoa Phát thanh – Truyền hình Thầy

cô là những người đã tận tình truyền dạy kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi từ những ngày đầu khi tôi chưa biết được hết sự kì diệu của phát thanh Đặc biệt, xin được bày tỏ sự biết ơn của mình với PGS.TS Đinh Thị Thu Hằng – người trực tiếp hướng dẫn, người đã cho tôi những lời khuyên hữu ích, giúp đỡ tôi tận tình trong quá trình thực hiện tác phẩm tốt nghiệp

Đồng thời, tôi muốn dành lời cảm ơn sâu sắc tới nhà báo Phạm Trung Tuyến, Phó giám đốc kênh VOV Giao thông Quốc gia – Đài Tiếng nói Việt Nam

và bạn Phùng Minh Châu, sinh viên năm 4 – Học viện Báo chí và Tuyên truyền Đây là hai vị khách mời trong chuyên mục Diễn đàn Sóng trẻ, những người đã giúp chương trình của tôi thành công hơn, không chỉ cung cấp những thông tin cần thiết mà còn đưa ra những lời khuyên hữu ích, những chia sẻ chân thành

Xin cảm ơn thầy Nguyễn Thái Hà đã hỗ trợ tôi về phần kỹ thuật để tôi có thể hoàn thành tác phẩm tốt nghiệp này Bên cạnh đó, xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thành viên thuộc CLB Phát thanh Sóng Trẻ (khoa Phát thanh –

Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu âm chương trình Sóng trẻ bao gồm: bạn Ngô Minh Hòa, bạn Nguyễn Trang Linh, bạn Dương Thị Mỹ Nhung và bạn Vũ Tuấn Hưng

Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè – những người

đã luôn bên tôi, giúp đỡ tôi không chỉ trong quá trình hoàn thành tác phẩm tốt nghiệp mà còn trong suốt 4 năm học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Trang 4

Đây cũng là nguồn động lực để tôi không ngừng cố gắng trên chặng đường đã qua và cả chặng đường phía trước

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2020

Người thực hiện chương trình

Tạ Minh Phương

Trang 5

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn hình thức tốt nghiệp

Trong năm 2020, khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo điều kiện cho sinh viên được lựa chọn một trong ba hình thức: khóa luận tốt nghiệp, tác phẩm tốt nghiệp và học theo chuyên đề Sau khi cân nhắc kĩ càng ba hình thức này, tôi đã quyết định lựa chọn hình thức tác phẩm tốt nghiệp – sản xuất chương trình phát thanh Sóng trẻ thay vì làm khóa luận tốt nghiệp và học theo chuyên đề bởi các lí do sau đây:

1.1.1 Tác phẩm tốt nghiệp là thành quả sau 4 năm học tập tại Học viện Báo

chí và Tuyên truyền

Trong suốt 4 năm học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi đã được Học viện và các thầy, cô tạo điều kiện để có cơ hội được học tập lý thuyết kết hợp nhuần nhuyễn với thực hành Thông qua việc làm bài tập trên lớp, tôi đã phần nào biết cách thực hiện một chương trình phát thanh, biết cách tác nghiệp trong nhiều môi trường khác nhau, cách tạo nên tác phẩm báo chí sao cho sinh động, gần gũi mà vẫn mang tính thời sự

Hơn nữa, sau quá trình thực tập tại Đài Tiếng nói Việt Nam, ban Thời sự (VOV1) và ban Văn hóa – Xã hội (VOV2), tôi đã rút ra được nhiều bài học bổ ích trong thực tiễn

Tuy nhiên, trong quá trình học tập phần lớn tôi thực hiện các tác phẩm, chương trình phát thanh theo nhóm Tuy việc thực hành theo nhóm giúp ích cho tôi rất nhiều nhưng đây cũng là điều khiến tôi cảm thấy bản thân mình cần làm nhiều hơn

Cũng như bao ngành nghề khác, nghề báo cần sự chủ động, tích cực của mỗi cá nhân rất nhiều Báo chí phải gắn liền với đời sống, một tác phẩm báo chí phải có tính chính xác tuyệt đối nhưng không phải trước một sự kiện hay một vấn

đề nào đó, các phóng viên, nhà báo đều phản ánh giống nhau Mỗi người đều có

Trang 6

cách khai thác, góc nhìn và cách thể hiện khác nhau Người làm báo cần phải biết sáng tạo trên nền tảng của sự thật, đặc biệt là người làm báo phát thanh, khi đối mặt với sự phát triển mạnh mẽ, có phần lấn át của các loại hình báo chí, truyền thông số, thì phải biết cách khai thác, truyền tải sao cho thu hút công chúng mà không bị biến chất

Do đó, tác phẩm tốt nghiệp vừa là cơ hội đồng thời cũng là thách thức cho tôi được tự mình sản xuất một chương trình phát thanh Một chương trình phát thanh hoàn chỉnh cần trải qua rất nhiều công đoạn nên khi tự mình thực hiện tôi

sẽ trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm, góc nhìn thực tiễn, biết cách áp dụng lý thuyết vào thực tiễn và hơn cả là có được thành quả của riêng mình sau 4 năm học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

1.1.2 Sóng trẻ là một chương trình phù hợp với sinh viên và là nơi thể hiện

được năng lực làm báo phát thanh

Sóng trẻ là một chương trình phát thanh hướng đến đối tượng là những người trẻ, được phối hợp thực hiện giữa Tổ bộ môn Phát thanh (khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) và Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội Chương trình được phát trên tần số FM 90 MHz của Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội với thời lượng mỗi số là 30 phút Qua nhiều lần thay đổi khung giờ phát sóng, hiện nay, chương trình phát thanh Sóng trẻ được phát vào 13h30 chủ nhật hàng tuần

Với thời lượng 30 phút, Sóng trẻ đem đến cho thính giả những thông tin xoay quanh cuộc sống giới trẻ trong chuyên mục Bản tin Sóng trẻ, các vấn đề cấp thiết của giới trẻ qua Diễn đàn Sóng trẻ, các bài hát chứa đựng thông điệp ý nghĩa trong chuyên mục Quà tặng âm nhạc hay sự biến hóa nội dung đa dạng trong chuyên mục Lăng kính sinh viên

Do đối tượng mục tiêu là các bạn sinh viên đang theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Hà Nội nói riêng, giới trẻ nói chung và ekip thực hiện chương trình phần lớn là các bạn sinh viên nên chủ đề lựa chọn cho mỗi số

Trang 7

phát sóng của chương trình rất gần gũi, thiết thực với các bạn trẻ Bởi cũng là một người trẻ, tôi nghĩ rằng việc thực hiện tác phẩm tốt nghiệp sẽ dễ dàng hơn vì mình hiểu được giới trẻ đang sống như thế nào, quan tâm tới điều gì

Không chỉ có vậy, với tư cách là một thành viên thuộc CLB Phát thanh Sóng Trẻ, tuy không nằm trong đội ngũ sản xuất chương trình Sóng trẻ nhưng tôi vẫn thường xuyên theo dõi các số phát sóng của Sóng trẻ và hiểu được rằng đó là chương trình không ngừng được đổi mới về cả nội dung lẫn hình thức để phù hợp hơn với nhu cầu thính giả hiện nay Điều đó cũng cho thấy những người làm chương trình không ngừng trau dồi, học tập và quan tâm tới thính giả nghe đài

Vì thế, tôi muốn được trải nghiệm toàn bộ quá trình thực hiện một chương trình như vậy, thể hiện năng lực làm báo phát thanh, tự mình thực hiện ý tưởng của bản thân trong khuôn khổ chương trình là điều vô cùng ý nghĩa với một người trẻ như tôi

Tóm lại, tôi nhân thấy rằng Sóng trẻ là chương trình phù hợp cho mình, cũng như các bạn sinh viên khác để lựa chọn hình thức làm tác phẩm tốt nghiệp

1.1.3 Tôi là sinh viên chuyên ngành Phát thanh

Là một sinh viên chuyên ngành Phát thanh, nhận được sự chỉ dạy và quan

tâm từ các thầy cô trong khoa PT-TH, có một tác phẩm của riêng mình là điều tôi nghĩ mình nên làm

Tôi đã chọn theo học phát thanh trong suốt 4 năm qua nên khi có cơ hội thực hiện sản xuất chương trình phát thanh Sóng trẻ, tôi đã cố gắng thực hiện bằng tất cả những gì mình đã tiếp thu, bằng sự nhiệt huyết của mình để có được tác phẩm tốt nghiệp hoàn thiện và tốt nhất có thể

Với những lí do trên, tôi đã tự tin khi lựa chọn hình thức tốt nghiệp là thực hiện tác phẩm này

1.2 Tính cấp thiết và lịch sử nghiên cứu của đề tài

1.2.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trang 8

Tác phẩm tốt nghiệp của tôi là chương trình Sóng trẻ với chủ đề: Vấn nạn

tin giả trong thời đại công nghệ số, số 14, phát sóng lúc 13h30’ ngày 5/4/2020,

trên sóng FM tần số 90 MHz của Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội

Khi mạng xã hội phát triển, bên cạnh những mặt tích cực như tốc độ chia

sẻ, lan truyền thông tin một cách nhanh chóng thì cũng kéo theo nạn tin giả, tin xấu, độc gây hệ lụy khó lường

Hai từ fake news - tin giả đã được nói đến từ lâu như một vấn nạn nan giải mang tính toàn cầu thời công nghệ Nhưng phải đến dịch Covid-19, người ta mới

“thấm” hơn bao giờ hết những hệ lụy, những tác động tiêu cực khôn lường mà chúng gây ra cho đời sống con người Trong những ngày này, khi thế giới đang

nỗ lực đối phó với dịch bệnh thì sự lây lan của “virus số” - xu hướng tin giả trên mạng xã hội – lại có phần nguy hiểm hơn

Ngay từ khi Trung Quốc công bố có dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, song song với nó là một “đại dịch” mới đã tràn lan trên không gian mạng tại nhiều nước qua các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, Youtube

đó là “đại dịch” tin giả về dịch Covid-19 Mỗi ngày, trên các nền tảng Facebook, Twitter, YouTube tràn ngập những thông tin mới, giật gân Không chỉ tại Việt Nam, “đại dịch virus” tin giả đã lan truyền mạnh mẽ ra toàn cầu với tốc độ tăng nhanh hơn cả Covid-19 Theo các chuyên gia, tin giả về dịch viêm phổi cấp do chủng virus nCov đã tạo nên một sự hoảng loạn trực tuyến và trong đời thực, làm giảm khả năng sàng lọc thông tin của người dân gây tâm lý hoang mang, lo sợ

Từ những thần dược cho đến những thuyết âm mưu, các tin giả về dịch bệnh này như là một phương tiện lý tưởng để kiếm tiền, hoặc để gây hoang mang

dư luận Lợi dụng khả năng ẩn danh trên mạng xã hội, một số người không ngần ngại đăng tải thông tin bịa đặt, ác ý về tình hình dịch bệnh Chẳng hạn, một video

về người phụ nữ ăn súp dơi được chia sẻ trên mạng xã hội với khẳng định nó được quay tại thành phố Vũ Hán là tâm dịch tại Trung Quốc Song, trên thực tế,

Trang 9

video này đã được quay vào năm 2016 tại Palau, một quần đảo ở phía Tây Thái Bình Dương để quảng bá cho một số món ăn địa phương trong khuôn khổ một chương trình du lịch Đặc biệt, những thông tin sai lệch về tốc độ lây lan, số người nhiễm và tử vong do virus thực sự gây rối loạn xã hội

Tại Việt Nam, từ khi bắt đầu phát hiện bệnh nhân nhiễm Covid-19, trên mạng xã hội Facebook đã xuất hiện nhiều thông tin giả mạo, không đúng sự thật

về dịch bệnh này Những thông tin đó phần nào đã khiến người dân hoang mang,

lo lắng Rất nhiều trường hợp đã bị cơ quan chức năng xử phạt nặng vì lan truyền tin giả

Cụ thể, ngày 3/2, trên mạng xã hội lan truyền một đoạn ghi âm dài 1 phút cùng hình ảnh được chụp lại từ đoạn đối thoại với nội dung đã có 33 người chết

vì nhiễm Covid-19 tại Bệnh viện Chợ Rẫy Hay như thông tin về việc du thuyền World Dream có 3 hành khách bị nhiễm Covid-19 đã ghé thăm vịnh Hạ Long, nhưng trên thực tế, du thuyền này không có chương trình đến Hạ Long Đáng buồn hơn, nhiều người nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn trong cộng đồng cũng tuyên truyền những thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh

Tin giả đang là vấn đề được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, nhất là trong thời điểm dịch Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp Dù nhiều trường hợp đưa tin sai bị công an xử phạt và công khai thông tin, tình trạng tung tin đồn thất thiệt

về dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại Tình trạng này vừa tác động xấu đến việc tiếp nhận thông tin của người dân, vừa làm khó cho cơ quan chức năng trong phòng, chống dịch Thay vì để cho mọi việc chuyển biến ngày càng xấu đi, tôi muốn mình là một phần trong việc đẩy lùi vấn nạn này, ngăn chặn việc lan truyền tin giả thông qua các trang mạng xã hội ngày càng trở nên mạnh

mẽ

Vì vậy, tôi chọn đề tài Vấn nạn tin giả trong thời đại công nghệ số làm đề

tài tác phẩm tốt nghiệp của mình để giúp thính giả, đặc biệt là giới trẻ hiểu hơn

Trang 10

về vấn nạn này và nhận thức rõ hơn vai trò của bản thân trong việc đẩy lùi nạn tin giả trên mạng xã hội

1.2.2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Tính đến thời điểm hiện tại, có khá nhiều chương trình, tổ chức chuyên về tin giả trên mạng xã hội Chúng ta có thể tiếp nhận được thông tin về nạn tin giả trên mạng xã hội từ những tin tức, bài phản ánh, phóng sự được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, báo chí trong nhiều năm trở lại đây, đặc biệt là từ đầu năm 2020 khi dịch Covid-19 bùng nổ

Có thể nói, hoạt động gần đây nhất chuyên sâu về vấn đề này đó là hội thảo

“Chính sách nào để ứng phó với tin giả, thông tin không chính xác” do Hội truyền

thông số Việt Nam tổ chức vào cuối năm 2019, nhiều chuyên gia, diễn giả đã bày

tỏ sự quan ngại đối với thực trạng đáng báo động về những ảnh hưởng của tin giả trong cộng đồng Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại khi nạn tin giả về dịch Covid-

19 đang hoành hành thì vẫn chưa có thêm nhiều hoạt động bàn luận chuyên sâu

về vấn đề này

Do đó, tác giả muốn thực hiện một chương trình phát thanh dành cho giới trẻ nói về vấn đề này, giúp giới trẻ nâng cao nhận thức, chủ động trong việc bài

trừ các hành vi lan truyền tin giả trên mạng xã hội Muốn đẩy lùi một vấn nạn nào

đó trong xã hội, trước hết phải xuất phát từ cá nhân nhận thức được vấn đề, biết được nguy cơ thì mới có thể cùng lan tỏa những thông điệp, hành vi tốt đẹp đến với cộng đồng xã hội

Đồng thời, tôi nghĩ đây là cơ hội để tôi thực hiện tác phẩm của mình trên phương diện mới hơn, trước hết là hướng tới một đối tượng, cộng đồng nhỏ đó là giới trẻ, hay việc truyền bá vấn đề này trên một kênh báo chí chính thống, nơi mà giới trẻ đang dần xa cách để đến với sản phẩm của công nghệ - mạng xã hội, phần nào giúp giới trẻ nhận thức được rằng mình cần thận trọng hơn trong việc tiếp nhận và lan truyền thông tin

Trang 11

1.3 Mô tả khái quát về tác phẩm đã thực hiện

Tác phẩm tốt nghiệp của tôi được xây dựng dưới hình thức một chương

trình phát thanh có thời lượng 30 phút mang tên Sóng trẻ số 14, phát trên sóng

của Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội, tần số 90MHz vào lúc 13h30’ ngày 5/4/2020

Trong 30 phút của chương trình, nội dung chủ yếu là “Vấn nạn tin giả

trong thời đại công nghệ số”

Chương trình gồm có 7 phần mục với những nội dung rõ ràng như sau:

- Phần 1: Nhạc hiệu chương trình + Lời xướng

Trong tác phẩm của mình, tôi không chỉ đưa ra những dẫn chứng về thực trạng tin giả trên mạng xã hội trong thời gian gần đây mà thêm vào đó trong chuyên mục Diễn đàn Sóng trẻ, tôi đan xen tương tác, giao lưu với khách mời, tạo không khí cho buổi tọa đàm, tránh không làm cho buổi tọa đàm bị rập khuôn, máy móc, chỉ đơn thuần là sự hỏi – đáp giữa khách mời và người dẫn chương trình Ngoài ra, để tăng tính tương tác cho chương trình, tác giả lồng ghép bài phản ánh và chùm băng phỏng vấn (voxpop) và từ đó triển khai vấn đề cho mỗi

Trang 12

khách mời, tạo cho khách mời và người nghe sự thoải mái, tự nhiên khi cùng trò chuyện

1.3.1 Mục đích nghiên cứu

Chương trình được thực hiện nhằm giúp giới trẻ hiểu hơn về tin giả trên mạng xã hội và nhận thức rõ hơn vai trò của bản thân trong việc đẩy lùi vấn nạn này, từ đó có những hành động thiết thực góp phần chống lại nạn tin giả trên mạng xã hội, tạo nên không gian mạng lành mạnh, văn minh

Với việc để người dùng mạng xã hội chia sẻ về những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân khi đối diện với những nguồn thông tin chưa được xác minh rõ ràng, tác giả muốn kích thích ở người nghe sự tư duy, sự đồng cảm khi ở trong hoàn cảnh tương tự để tất cả chúng ta lựa chọn cách ứng xử sao cho phù hợp

Song song với những chia sẻ từ người dùng mạng xã hội đó là những lời khuyên từ chuyên gia trong lĩnh vực báo chí – truyền thông Những lời khuyên này không chỉ là lời thức tỉnh những người đã từng có hành vi lan truyền tin giả trên mạng xã hội mà còn là động lực thôi thúc giới trẻ cùng nhau đẩy lùi vấn nạn này

1.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, tôi xác định rằng mình cần phải thực hiện nghiêm túc một số nhiệm vụ sau:

- Phân tích thực trạng của tin giả trên mạng xã hội

- Tìm kiếm những người dùng mạng xã hội để họ chia sẻ về những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân khi đối diện với những nguồn thông tin chưa được xác minh rõ ràng

- Phân tích được những hậu quả mà các đối tượng liên quan phải hứng chịu

- Đưa ra giải pháp để người dùng mạng xã hội sẽ trở thành những người dùng thông minh

Trang 13

- Định hướng tư duy và cách nhìn nhận cho giới trẻ, các bạn sinh viên

- Đưa ra được giải pháp để các bạn trẻ cùng nhau đẩy lùi vấn nạn tin giả trên mạng xã hội

Tiếp đó, tôi trao đổi cùng giảng viên hướng dẫn để tìm ra hướng đi cho tác phẩm, lắng nghe những góp ý của cô về đề tài, từ đó xây dựng đề cương tác phẩm

và kế hoạch làm việc rõ ràng, chi tiết trước khi bắt tay vào thực hiện Bên cạnh

đó, tôi cũng không ngừng lắng nghe và học hỏi các chương trình phát thanh khác

để có thể có thêm những điểm sáng tạo trong tác phẩm của mình

Cuối cùng đó là tôi luôn luôn bám sát chương trình từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng để đảm bảo chương trình không bị đi sai hướng, đảm bảo đúng thời lượng phát sóng

1.4 Nội dung nghiên cứu

- 2 MC chào thính giả và nhắc sóng (tên chương trình, thời gian phát sóng…)

- 2 MC trao đổi, dẫn dắt vào chủ đề của chương trình, đồng thời giới thiệu các chuyên mục hấp dẫn sẽ có trong chương trình

1.4.2 Bản tin Sóng trẻ

- Thời lượng: 3 phút

Trang 14

- Hình thức thể hiện: Tin

- Nội dung: 4 tin liên quan đến các hoạt động của giới trẻ trên địa bàn thủ

đô, trong đó có 1 tin có âm thanh gốc và 3 tin không có âm thanh gốc Những tin được sử dụng trong Bản tin Sóng trẻ có thể được sắp xếp theo trình tự thời gian hoặc theo mức độ quan trọng của tin

Bao gồm các tin:

 Lễ hội Tắt đèn: “Tắt đèn ở nhà vẫn vui”

 Chương trình 100 nghìn chữ A tự kỉ

 Chương trình đấu giá trực tuyến tác phẩm nghệ thuật "Vượt qua đại dịch"

 Triển lãm “Tranh sơn mài – Biểu hiện và trừu tượng”

 Nhà báo Phạm Trung Tuyến, Phó giám đốc kênh VOV Giao thông Quốc gia – Đài tiếng nói Việt Nam, là tác giả của nhiều bài bình luận sắc sảo trên Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam

 Bạn Phùng Minh Châu, sinh viên năm 4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

+ Trong tọa đàm, sẽ có bài phản ánh về thực trạng của nạn tin giả trên mạng

xã hội giữa mùa dịch Covid-19, sử dụng nhạc nền mang hơi hướng gay cấn, kịch tính để thấy được sự nghiêm trọng của “đại dịch” tin giả giữa mùa dịch thật

Bài phản ánh: “Đại dịch” tin giả giữa mùa dịch thật

Trang 15

Thời gian gần đây, Covid-19 có lẽ là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Internet và các trang mạng xã hội

Tại Việt Nam, kể từ khi xuất hiện ca dương tính với Covid-19 đầu tiên, dư luận ngay lập tức nóng lên, đi cùng với đó là hàng loạt những thông tin liên quan, thật giả lẫn lộn, như là EVN sẽ tăng giá điện do ảnh hưởng của Covid-19, cần tích trữ lương thực trước khi Hà Nội phong tỏa thành phố, hay thuốc chữa sốt rét có thể chữa Covid-19… Những thông tin giả mạo như vậy khiến nhiều người vô cùng hoang mang, lo lắng

(Voxpop)

“Trong lúc dịch Covid-19 đang bùng phát thế này thì mình thấy trên mạng

có quá nhiều luồng thông tin về dịch bệnh, không biết đâu là thật đâu là giả nữa.”

“Riêng với bản thân mình, một người hay lên dùng mạng xã hội thì mình cảm thấy rất là hoang mang khi đọc những tin đấy và chính người thân của mình cũng nghĩ đó là sự thật.”

“Những thông tin như thế nó thu hút mọi người rất dễ dàng, khiến mọi người cảm thấy sợ hãi và tin là có nó có thật thật dù nó chưa được kiểm chứng.”

Lực lượng tung tin giả còn hùng hậu hơn và tinh vi hơn khi dịch bệnh bắt đầu có những diễn biến phức tạp, từ việc sẽ phong tỏa khu vực nào tới những nguy

cơ “vỡ trận” của nền y tế nước nhà

Không ít tin giả đã bị xử phạt Ngày 10/3, chủ Facebook Cô đồng Hoàng Anh đã bị cơ quan chức năng thành phố Hải Phòng xử phạt hành chính 10 triệu đồng sau khi tung thông tin cả ngõ tại đường An Đà, quận Ngô Quyền (Hải Phòng) trốn cách ly Tại Hà Nội, Công an thành phố cũng đã triệu tập xử lí hơn 20 trường hợp đưa tin đồn thất thiệt về bệnh nhân số 17 Thế nhưng, mỗi ngày vẫn có hàng trăm tin giả được tung lên mạng xã hội gây hoang mang cho cộng đồng và khó khăn cho công tác phòng chống dịch

Trang 16

Không chỉ Việt Nam, nhiều quốc gia cũng đang phải đối phó với tin giả khi dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp Dịch bệnh đang tạo môi trường cho tin giả sinh sôi và lan tràn Nói theo một cách khác, chúng ta đang phải đối mặt với một “đại dịch” tin giả giữa mùa dịch thật

+ Đặt câu hỏi cho các khách mời để cuối cùng rút ra câu trả lời chốt cho buổi tọa đàm:

 Tin giả trên mạng xã hội để lại ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với những đối tượng liên quan Nó không chỉ ảnh hưởng đến hành vi sử

dụng mạng xã hội của mọi người dùng mà còn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống thực tế

 Cách để người dùng mạng xã hội, đặc biệt là giới trẻ nhận biết giữa tin giả và tin thật

 Giới trẻ cần nâng cao nhận thức và chung tay đẩy lùi được vấn nạn tin giả trên mạng xã hội

1.4.4 Quà tặng âm nhạc

- Thời lượng: 4 phút

- Hình thức thể hiện: Phát bài hát phù hợp để cổ vũ toàn dân cùng nhau quyết tâm vượt qua đại dịch Covid-19

- Nội dung: Bài hát Việt Nam ơi do nhóm FM thể hiện

1.4.5 Lăng kính sinh viên

- Thời lượng: 5 phút

- Hình thức thể hiện: Phóng sự

- Nội dung: Phóng sự về nhận thức của giới trẻ hiện nay về chứng tự kỉ, giúp các bạn trẻ hiểu rõ hơn về tự kỉ và tầm quan trọng khi có một cái nhìn đúng đắn về hội chứng này

Phóng sự: Nhận thức của giới trẻ hiện nay về chứng tự kỉ

[Nhạc nền dạo đầu]

Trang 17

Trong những thập niên trở lại đây, với sự phát triển vượt bậc của khoa học

và công nghệ, con người đã khám phá được rất nhiều bí ẩn, từ sự rộng lớn, bao la của vũ trụ cho đến những thành phần vật chất nhỏ bé, tinh vi nhất Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều lĩnh vực dù kề cận, quen thuộc nhưng chúng ta vẫn chưa thể giải đáp trọn vẹn, hội chứng tự kỉ là một trong những bí ẩn đó

[Tiếng động nền: Một đám trẻ tự kỉ với âm thanh chơi đồ hàng, đang khóc…]

Tự kỉ, một thuật ngữ không còn xa lạ trong đời sống xã hội, đó cũng là một cụm từ mà rất nhiều người trong chúng ta đã từng nghe và có thể đã từng không

ít lần sử dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau của cuộc sống Một ví dụ điển hình

là trong thời gian gần đây, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, rất nhiều bạn trẻ thường kêu ca rằng bản thân sắp tự kỉ đến nơi khi phải ở nhà quá nhiều Nhưng trong tất cả những chủ nhân của lời kêu ca đó, liệu có bao nhiêu người đã thật sự hiểu về tự kỉ?

Xét theo góc độ khoa học để định nghĩa một cách chính xác về tự kỉ, Tiến

sĩ Vũ Song Hà – Phó Giám đốc Trung tâm sáng kiến sức khỏe và dân số cho biết:

[Băng]“Tự kỉ là một dạng rối loạn phát triển, đặc trưng chính là sự phát triển não bộ của các bạn không giống những người có sự phát triển não bộ bình thường khác Vì thế các bạn xử lí thông tin theo các cách khác nhau và chúng ta cũng chưa hiểu rõ Do vậy chúng ta cũng gặp khó khăn trong việc hiểu các bạn

và tương tác với các bạn ấy Điều này làm cho mối quan hệ của các bạn ấy đối với chúng ta cũng càng thách thức hơn cũng như hành vi của các bạn cũng gặp khó khăn.”

Phải chăng một phần những nỗi đau, những tổn thương mà xã hội đã vô tình gây ra cho người tự kỉ và người thân của họ đều do sự hiểu biết chưa đúng, chưa đầy đủ của chính chúng ta? Trong khi thế giới đã công nhận chứng tự kỷ là một khuyết tật về sự phát triển, ảnh hưởng đến suốt cuộc đời người mắc thì ở Việt

Trang 18

Nam, đó vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi Có những người cho tự kỷ là một dạng rối loạn tạm thời về mặt tâm lí, cũng có những người cho đó là căn bệnh do sự nuôi dạy không đúng cách của gia đình Điều này giống như một ‘bản án’ nặng

nề đặt lên vai các bậc cha mẹ Tiến sĩ Vũ Song Hà chia sẻ thêm:

[Băng]“Hiện nay không chỉ trong giới trẻ mà ngay trong các nhà chuyên môn và trong ngành y cũng có rất nhiều người còn chưa thực sự hiểu rõ về tự kỉ Khi mà chúng ta hiểu hơn về các bạn tự kỉ cũng như gia đình các bạn, chúng ta

sẽ thấy việc sử dụng từ để đùa cợt hay để cảm thấy hay ho sẽ gây tổn thương cho các gia đình có con tự kỉ Vì với họ sống cùng các bạn tự kỉ thì các gia đình cũng thấy có thách thức rất nhiều, đó là một chặng đường rất dài, đòi hỏi rất nhiều sự thấu hiểu, thông cảm cũng như đồng cảm, hiểu biết Do vậy tôi nghĩ rằng không chỉ các bạn trẻ mà tất cả chúng ta cần hiểu về tự kỉ và các loại khuyết tật khác, rối loạn khác, những bệnh mà chúng ta chưa gặp, chưa biết một cách cởi mở, tôn trọng.”

Cha mẹ có con mắc hội chứng tự kỉ sẽ phải đối mặt với nó cho đến hết đời

Họ đều phải chuẩn bị cho mình một tâm thế, một sức lực cho hành trình rất dài

Vì vậy, điều mà người tự kỷ và gia đình họ cần nhất ở chúng ta là sự hiểu biết và nhận thức đúng về tự kỷ Chị Nguyệt Ca, một người mẹ có con mắc chứng tự kỉ chia sẻ:

[Băng]“Tôi nghĩ là với xã hội nói chung, cộng đồng nói chung thì chúng

ta hãy học cách để tôn trọng sự khác biệt Câu chuyện cuối cùng vẫn là hãy trang

bị cho mình đầy đủ những kiến thức để có một trái tim nhận hậu, để đủ yêu thương, để đủ bao dung và thông cảm với những người có những khó khăn khác với mình Tôi nghĩ rằng nếu ai cũng nghĩ được những điều như thế thì chúng ta

sẽ có một xã hội rất tốt đẹp.”

[Nhạc nền không lời]

Trang 19

Trong cuộc sống của chúng ta vốn dĩ có rất nhiều thách thức, mỗi người đều có những cuộc vật lộn của riêng mình Nhưng một ánh nhìn thiện cảm, một

nụ cười bao dung, một vòng tay rộng mở sẽ làm cho những hành trình gian nan bớt đi gập ghềnh, bớt đi nhọc nhằn

Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế giới kí cam kết thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em, trong đó có trẻ khuyết tật, vì thế không có lí do gì mà chúng ta lại để cho hàng trăm nghìn trẻ em tự kỉ và gia đình các em phải sống thiếu vắng sự quan tâm, chia sẻ của cộng đồng Hãy cùng chung tay hành động để hiểu, để đồng cảm và nhân rộng tình yêu thương với trẻ tự kỉ

và gia đình các em Hãy để các em được sống và hòa nhập trong một cộng đồng

nhân ái, chia sẻ, tôn trọng sự khác biệt của mỗi thành viên Hãy hành động vì tương lai tốt đẹp hơn cho người tự kỉ và cho chính chúng ta

[Kết thúc trên nền nhạc bài hát “Để gió cuốn đi”]

1.4.6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu và phân tích tài liệu: đây là phương pháp được

tác giả sử dụng trong việc thu thập các thông tin cũng như các số liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài; tìm kiếm trên mạng Internet về sự phổ biến của mạng xã hội và thực trạng của nạn tin giả trên mạng xã hội

Phương pháp phỏng vấn: đây là phương pháp quan trọng được tác giả sử

dụng xuyên suốt quá trình thực hiện tác phẩm của mình Tác giả phỏng vấn để lấy thông tin cần thiết cho việc xây dựng tác phẩm, sản xuất các tin, bài; phỏng vấn để giải đáp chính những thắc mắc của tác giả để hiểu rõ hơn vấn đề Những người tác giả dự kiến sẽ phỏng vấn là những người có thẩm quyền, chuyên gia về vấn đề tin giả trên mạng xã hội, phỏng vấn những người trẻ về hiểu biết cũng như mức độ quan tâm của họ đối với vấn đề tin giả trên mạng xã hội

1.4.7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Trang 20

Ý nghĩa lý luận

Chương trình phát thanh Sóng trẻ với chủ đề Vấn nạn tin giả trong thời đại

công nghệ số khi phát sóng và đón nhận sẽ tác động tới nhận thức của giới trẻ,

giúp giới trẻ hiểu được mức độ nghiêm trọng của vấn nạn tin giả trên mạng xã hội Từ đó khiến họ tránh hành vi lan truyền tin giả trên mạng xã hội và thúc đẩy

họ có những hành động thực tiễn trong việc đẩy lùi vấn nạn này

Để thực hiện chương trình này, tác giả nghiên cứu nhiều tài liệu phong phú

và đi sâu tìm hiểu thực tiễn, cùng với những sáng tạo của mình, tác giả tin đây có

thể là một tài liệu hữu ích cho những ai muốn nghiên cứu về đề tài này trong tương lai

Ý nghĩa thực tiễn

Ngày nay, số lượng người sử dụng mạng xã hội trên thế giới đang có xu hướng tăng mạnh, song hành với đó là sự lan truyền rộng rãi của các thông tin giả, độc hại, sai lệch sự thật Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện Việt Nam có khoảng khoảng 55 triệu người sử dụng mạng xã hội, chiếm

khoảng 57% dân số và chủ yếu sử là dụng Facebook, YouTube, Zalo…

We Are Social - một công ty toàn cầu chuyên nghiên cứu về truyền thông

xã hội tại Anh thống kê: Trung bình mỗi ngày người Việt Nam sử dụng Internet hơn 5 giờ (đối với người dùng máy tính) và gần 3 giờ (đối với người dùng điện thoại thông minh) Trong đó, thời gian sử dụng mạng xã hội là hơn 3 giờ/ngày, một quỹ thời gian lớn so với nhiều quốc gia khác

Từ những dẫn chứng trên có thể thấy, mạng xã hội đang chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần và kinh doanh sản xuất của người dân Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn mà mạng xã hội mang lại, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức không nhỏ từ không gian mạng, thậm chí đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia và trật tự an

Trang 21

toàn xã hội Cụ thể như những ảnh hưởng tiêu cực từ các thông tin xấu, độc hại cũng như vấn nạn tin giả, tin sai sự thật

Tại Việt Nam, trong những năm vừa qua đã có hàng loạt tin giả được tung lên không gian mạng, gây xôn xao dư luận có thể kể đến như: vụ máy bay rơi, trẻ

em nhập viện vì thịt lợn chứa chất an thần, đề xuất cấm công chức đổ xăng tại trạm xăng của Nhật hay những thông tin thổi phồng về dịch tả lợn châu Phi và kêu gọi tẩy chay thịt lợn của trang Facebook “Đầm thời trang Mami”… Đặc biệt, gần đây nhất là “đại dịch” tin giả giữa mùa dịch Covid-19

Việc đăng tải các thông tin sai lệch trên mạng xã hội dù là nhằm mục đích câu like, câu view ảo nhưng tác động của nó tới xã hội lại hoàn toàn có thật Hiện nay vấn nạn này đang gây nhức nhối, ảnh hưởng trực tiếp tới khách thể, nạn nhân của những tin tức giả, cũng như cơ quan quản lý nhà nước trên lĩnh vực này Trên thực tế, các cơ quan chức năng đã không ít lần tiến hành xử phạt các hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội theo Luật An ninh mạng hiện hành Tuy nhiên, vẫn có một số lượng lớn người dùng Facebook tại Việt Nam không nắm được quy định pháp luật này, và đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến tin giả có thể được lan truyền một cách chóng mặt trên môi trường mạng

xã hội

Trong thời điểm “loạn” thông tin trên mạng xã hội như hiện nay, ngoài sự vào cuộc quyết liệt và xử lý mạnh tay của các cơ quan chức năng, thiết nghĩ giải pháp thiết thực, đầu tiên cần phải làm chính là tuyên truyền, nâng cao hiểu biết,

ý thức chấp hành của mỗi người dân, đặc biệt là giới trẻ

Như vậy, chương trình không chỉ là cơ hội tác nghiệp, thực hiện nghiệp vụ phát thanh mà còn là “liều thuốc” thức tỉnh các đối tượng có hành vi lan truyền tin giả trên mạng xã hội, đồng thời giúp nâng cao nhận thức của giới trẻ về vai trò của mình trong việc đẩy lùi vấn nạn này

Trang 22

2 NỘI DUNG TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH Tên chương trình: Sóng trẻ

Số phát sóng: 14

- Ngày phát: 05/04/2020

- Thời lượng: 30 phút

Chủ đề: Vấn nạn tin giả trong thời đại công nghệ số

- Số lượng tin: 4 tin

- Số lượng bài: 2 bài

o Bài 1: “Đại dịch” tin giả giữa mùa dịch thật

o Bài 2: Nhận thức của giới trẻ hiện nay về chứng tự kỉ

- Tên diễn đàn: Diễn đàn Sóng trẻ

o Chủ đề: Vấn nạn tin giả trong thời đại công nghệ số

o Thời lượng: 15 phút

- Tên tiết mục 1: Quà tặng âm nhạc

o Ca khúc 1: Việt Nam ơi – FM Band

Trưởng Ban biên tập Phát thanh Chủ nhiệm chương trình

Phó Tổng biên tập kí phát sóng

Trang 23

KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH SÓNG TRẺ Chủ đề: Vấn nạn tin giả trong thời đại công nghệ số Thời lượng: 30 phút - Ngày phát: 5/4/2020

1 Nhạc hiệu và lời dẫn

Hòa: Này, Trang Linh ơi Làm gì mà bấm điện thoại suốt từ nãy giờ thế,

chuẩn bị đi, đến giờ lên sóng rồi đấy

Linh: À, mình đang chat với cô bạn thân Cô ấy lại kể cho mình mấy tin

thất thiệt về dịch Covid-19, giống như vụ EVN tăng giá điện do ảnh hưởng của dịch mà mình kể lần trước ấy Bây giờ trên facebook toàn là tin giả mà cô ấy cứ tin là thật, thế nên mình đang phải giải thích cho cô ấy hiểu đây

Hòa: Ừ phải đấy, bạn bè mình nhiều người cũng chia sẻ ầm ầm những tin

đó trên facebook, rồi ngay cả người thân của mình nữa, vì những tin đó mà cứ lo lắng cho tình hình ngoài này của mình suốt

Linh: Haizz, chán ghê Tình hình dịch bệnh vốn đã căng thẳng, thế mà

chẳng hiểu vì sao mọi người có thể tin vào mấy tin đồn vô căn cứ ấy rồi tự làm nhau hoang mang lo lắng thêm nữa nhỉ?

Hòa: Thôi phấn chấn lên chút nào, Minh Hòa nghĩ rằng hai vị khách mời

trong chuyên mục “Diễn đàn Sóng trẻ” có thể giúp Trang Linh và các bạn thính giả trả lời được câu hỏi này đấy Vậy còn chuyên mục “Lăng kính sinh viên” ngày hôm nay sẽ đem đến điều đặc biệt gì đây Trang Linh nhỉ?

Linh: Chúng ta đang trong những ngày đầu tiên của tháng 4 – cũng là tháng

nhận thức về tự kỷ, vì thế chuyên mục “Lăng kính sinh viên” sẽ giúp các bạn trẻ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng khi chúng ta có một cái nhìn đúng đắn về hội chứng này

Hòa: Nhưng trước hết chúng ta hãy cùng cập nhật những tin tức nóng hổi

về các hoạt động dành cho giới trẻ trong chuyên mục đầu tiên của chương trình mang tên “Bản tin Sóng trẻ” các bạn nhé!

(Nhạc cắt)

Trang 24

2 Bản tin Sóng trẻ

Hòa: Trong tuần vừa qua, do tình hình dịch Covid-19 có những diễn biến

phức tạp nên nhiều sự kiện ngoài trời buộc phải tạm hoãn hoặc hủy Để khắc phục tình trạng này, những hoạt động bổ ích dành cho các bạn trẻ theo hình thức online được tăng cường, đẩy mạnh Một trong số đó là lễ hội Tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái Đất với thông điệp: “Tắt đèn ở nhà vẫn vui” Đây là một phần trong chuỗi hoạt động của chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2020 diễn ra vào tối 28/3 vừa qua

Linh: Sự kiện năm nay không dừng lại ở hành động tiết kiệm năng lượng

bảo vệ môi trường mà còn thể hiện sự cổ vũ tinh thần và ý thức về trách nhiệm bảo vệ bản thân, bảo vệ cộng đồng, cùng nhau vượt qua dịch Covid-19 Nhiều bạn trẻ đồng loạt chia sẻ các bức ảnh chụp trong bóng tối, tạo dáng chữ V mang

ý nghĩa "Vietnam Victory" (Việt Nam chiến thắng) Sự kiện đã thu hút hơn 40.000

lượt người tiếp cận, liên tục chia sẻ các thông điệp ý nghĩa

Hòa: Nhân ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2/4/2020), mạng lưới Tự

kỷ Việt Nam (VAN) tổ chức hoạt động “CHƯƠNG TRÌNH 100 NGHÌN CHỮ

A TỰ KỶ” Hoạt động diễn ra với mong muốn kêu gọi mọi người luyện tập thể thao, đồng thời chung tay hành động để có thêm nguồn tài trợ mở các lớp tập huấn cho các phụ huynh và thêm hoạt động cho trẻ tự kỷ

Linh: Với mỗi bức hình của người tham gia tương đương với 3 chữ A và

đăng ở chế độ công khai trên facebook, nhà tài trợ sẽ tặng 200 triệu đồng để mở các lớp tập huấn phụ huynh tại các địa phương khi gom đủ 100 nghìn chữ A Hoạt động ý nghĩa này cũng tạo cho người tham gia một tinh thần thoải mái và một sức

khỏe tốt Bạn Nguyễn Ngọc Trang – một người tham gia tích cực từ những ngày đầu chia sẻ:

[Băng]“Mình thấy đây là một hoạt động ý nghĩa bởi vì những hình ảnh lạc quan của mọi người khi đăng lên mạng xã hội sẽ truyền rất nhiều cảm hứng

Trang 25

tích cực, và mình hi vọng là mọi người sẽ đăng nhiều hơn trong những ngày tới

để có thể gom đủ 100 nghìn chữ A.”

Hòa: Nếu bạn là người yêu thích sưu tập tác phẩm nghệ thuật thì hoạt

động đấu giá trực tuyến tác phẩm nghệ thuật "VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH" sẽ là cơ hội không thể ý nghĩa hơn để bạn sở hữu những tác phẩm tranh, tượng tuyệt vời của các nghệ sỹ tạo hình được yêu mến của Việt Nam Chương trình đấu giá tác phẩm nghệ thuật "Vượt qua đại dịch" do IndochineArt và Báo An Ninh Thủ Đô đồng tổ chức nhằm mục đích góp sức ủng hộ đội ngũ y bác sỹ tuyến đầu chống

dịch Chương trình đấu giá hiện vẫn đang diễn ra cho đến 9/4

Linh: Còn ngay lúc này tại khách sạn Pan Pacific Hanoi, số 1 Thanh Niên,

Ba Đình đang diễn ra triển lãm “Tranh sơn mài – Biểu hiện và trừu tượng” do Lunet Art tổ chức Tiếp nối những thành công trong năm 2019, trong tuyển tập lần này, Lunet Art đã dày công sưu tầm với gần 40 tác phẩm Đây là những tác phẩm rất xuất sắc của bốn người nghệ sỹ tài hoa: Họa sĩ Nguyễn Văn Chuyên, Họa sĩ Diệp Quý Hải, Họa sĩ Mai Đắc Linh và Họa sĩ Trần Ngọc Hưng

Hòa: Để đảm bảo sức khỏe và giữ gìn không khí an toàn chung giữa mùa

dịch, triển lãm khuyến khích khách tham quan thưởng lãm đơn lẻ, lặng lẽ Những tác phẩm nghệ thuật được trưng bày, sắp xếp rất chuyên nghiệp, tạo được dấu ấn với chính tác giả và những người bạn của họ Triển lãm hiện vẫn đang trưng bày

từ nay cho đến 21/4

Linh: Và đó cũng chính là thông tin cuối cùng của Bản tin Sóng trẻ ngày

hôm nay Ngay bây giờ, chúng ta cùng bước sang chuyên mục tiếp theo, đó là Diễn đàn Sóng trẻ

(Nhạc cắt)

3 Diễn đàn Sóng trẻ: “Vấn nạn tin giả trong thời đại công nghệ số”

Trang 26

BTV: Các bạn thân mến! Vấn nạn tin giả lâu nay vốn là một cái bẫy nguy

hiểm với báo chí và công chúng Thông thường, những thông tin này xuất hiện đâu đó trên mạng xã hội dưới dạng hình ảnh hoặc tin đồn, và “sức nóng” của nó

dễ khiến nhà báo và công chúng “sập bẫy” Vậy làm thế nào để không rơi vào bẫy tin giả? Để tìm cho mình câu trả lời cho câu hỏi này, mời các bạn cùng gặp gỡ và trò chuyện với hai vị khách mời của chúng tôi ngày hôm nay Vị khách mời đầu tiên xin được trân trọng giới thiệu nhà báo Phạm Trung Tuyến (KM1) - Phó giám đốc kênh VOV Giao thông Quốc gia – Đài tiếng nói Việt Nam, là tác giả của nhiều bài bình luận sắc sảo trên Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam Xin chào ông

KM1: Xin chào bạn!

BTV: Khách mời thứ hai xin được trân trọng giới thiệu bạn Phùng Minh

Châu (KM2), sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền Xin chào bạn!

KM2: Xin chào quý thính giả đang nghe đài

BTV: Xin cảm ơn hai vị khách mời đã nhận lời tham gia chương trình của

chúng tôi ngày hôm nay Trước tiên tôi muốn hỏi bạn Minh Châu, bạn có thường xuyên theo dõi tin tức thông qua mạng xã hội không?

KM2: Thú thật thì mình lại không hay theo dõi các tin tức trên những trang

mạng xã hội, bởi vì đó không phải là nguồn tin chính thống

BTV: Vậy thì tôi đoán là trước đây bạn cũng đã có những trải nghiệm hoặc

những sự theo dõi của mình đối với những tin tức có thể là không chính thống trên các trang mạng xã hội đó phải không ạ?

KM2: Cũng có một ít ạ

BTV: Và khi bạn bắt gặp những thông tin đó thì bạn có những cách xử trí

như thế nào ạ?

KM2: Thường thì mình cũng không thực sự tin và quan tâm lắm đến những

tin trên mạng xã hội Bởi vì thứ nhất là như mình nói ở trên thì đó không phải

Trang 27

nguồn tin chính thống, thứ hai là mình cập nhật tin tức thông qua những trang báo điện tử hoặc những trang báo chính thống bởi vì tin tức được xác minh và mình hoàn toàn có thể tin tưởng vào nó

BTV: Thưa nhà báo Phạm Trung Tuyến, trên các trang mạng xã hội hiện

nay có thể nói là không phải ai cũng là người dùng thông minh như bạn Minh Châu vừa chia sẻ Có những người rất dễ tin vào những thông tin bịa đặt, sai trái như vậy Ông đánh giá như thế nào về thực trạng là hiện nay trên các mạng xã hội

có rất nhiều thông tin sai về dịch Covid-19 cũng như các vấn đề về xã hội?

KM1: Tôi phải nói rằng rất thú vị với đề tài mà chúng ta thảo luận ngày

hôm nay, bởi vì tin giả không chỉ xuất hiện trên mạng xã hội mà nó xuất hiện ngay

cả trên báo chí chính thống Có nhiều người đưa tin, thậm chí ngay cả những nguồn tin cũng không xác định, đưa những tin giả mà không hình dung đó là tin giả Vì thế cho nên với người đọc thì việc không bị sập bẫy tin giả là điều vô cùng khó khăn Tôi phải thừa nhận như vậy, và không chỉ có người đọc thông thường mà ngay cả nhiều nhà báo tên tuổi cũng đã bị rơi vào bẫy tin giả, trở thành nạn nhân của tin giả Ở đây thì tôi muốn nói đến một trong những yếu tố khiến tin giả trở nên phổ biến như hiện nay Thứ nhất, khi mạng xã hội trao cho chúng ta quyền năng của người đưa tin, bất cứ ai cũng có thể trở thành người đưa tin, bất cứ ai cũng có thể phổ biến tin tức Ngày xưa chỉ có các tờ báo chạy đua thông tin với nhau nhưng bây giờ ngay cả những người dùng mạng xã hội, như chúng ta thường nói là những người nghiện online, mxh, facebook thì học cũng bị thúc đẩy bởi sự cạnh tranh về mặt thạo tin Thế nên tất cả người dùng mạng xã hội đều có tâm lí của một người đưa tin truyền thống ngày xưa, tức là muốn chứng minh sự thạo tin của mình và tốc độ khiến cho chúng ta không làm chủ được sự kiên nhẫn của mình

để có thể xác minh nguồn tin cho chính xác Vì thế có rất nhiều tin giả cố ý nhưng cũng có rất nhiều tin giả vô ý được hình thành trên mạng xã hội Điều thứ hai tôi muốn nói là trong thời điểm hiện tại là thời điểm mà dịch Covid hoành hành thì vì sao tin giả xuất hiện nhiều? Đó là bởi vì khi chúng ta thiếu niềm tin vào các nguồn

Trang 28

tin chính thống thì đấy là cơ hội cho tin giả phát triển Vì Covid là một dịch bệnh rất mới và ngay cả các nguồn tin uy tín của chúng ta, các cơ quan y tế cũng gặp những sự bối rối Thông tin có thể hôm nay nhận định theo một cách, ngày mai lại nhận định theo một cách khác Ngay cả Tổ chức Y tế thế giới là một tổ chức rất

uy tín, họ cũng đưa ra những thông tin gây sự khó hiểu Thậm chí bây giờ nhiều người, trong đó tôi biết có nhiều đồng nghiệp của chúng tôi, ngay cả những nhà báo cũng không tin vào thông tin của Tổ chức Y tế thế giới nữa Khi chúng ta thiếu

đi niềm tin vào các nguồn tin uy tín thì chúng ta lại càng dễ sa vào bẫy tin giả hơn

Vì thế bây giờ chúng tôi hay nói là dương tính không đáng sợ bằng cảm tính

BTV: Vâng, nhà báo Phạm Trung Tuyến vừa đưa ra một số nguyên nhân

mà chúng ta có thể bắt gặp những thông tin giả trên mạng xã hội Và làm thế nào

để chúng ta có thể tránh khỏi những thông tin đó thì chúng ta sẽ bàn luận vào phần sau của buổi tọa đàm ngày hôm nay Và để hiểu rõ hơn về thực trạng đáng báo động này, mời hai vị khách mời cùng quý thính giả nghe bài phản ánh do nhóm phóng viên Sóng trẻ thực hiện sau đây:

Bài phản ánh: “Đại dịch” tin giả giữa mùa dịch thật

Thời gian gần đây, Covid-19 có lẽ là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Internet và các trang mạng xã hội

Tại Việt Nam, kể từ khi xuất hiện ca dương tính với Covid-19 đầu tiên, dư luận ngay lập tức nóng lên, đi cùng với đó là hàng loạt những thông tin liên quan, thật giả lẫn lộn, như là EVN sẽ tăng giá điện do ảnh hưởng của Covid-19, cần tích trữ lương thực trước khi Hà Nội phong tỏa thành phố, hay thuốc chữa sốt rét có thể chữa Covid-19… Những thông tin giả mạo như vậy khiến nhiều người vô cùng hoang mang, lo lắng

(Voxpop)

“Trong lúc dịch Covid-19 đang bùng phát thế này thì mình thấy trên mạng

có quá nhiều luồng thông tin về dịch bệnh, không biết đâu là thật đâu là giả nữa.”

Ngày đăng: 06/06/2022, 18:51

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w