3. BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP
3.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện tác phẩm
tốt nghiệp
3.3.1. Luôn lắng nghe ý kiến của giảng viên hướng dẫn
Khi thực hiện tác phẩm tốt nghiệp, tác giả tự nhận thức được rằng bản thân mình là người cần chủ động từ việc lên ý tưởng cho đến các khâu hoàn thành tác phẩm khác. Nhưng khơng vì vậy mà tơi chủ quan, thay vào đó tơi ln lắng nghe và tiếp thu các ý kiến, lời khuyên từ giảng viên hướng dẫn. Giảng viên hướng dẫn PGS.TS Đinh Thị Thu Hằng đã tận tình, theo sát tác giả từ những ngày xác định đề tài, lập đề cương và sau đó là triển khai thực hiện tác phẩm.
Ngoài ra, cơ cịn giúp đỡ tác giả trong việc chỉnh sửa kịch bản, cách sắp xếp thông tin, cách giúp cho tác phẩm của tôi thêm phần thuyết phục và mang tính thời sự hơn. Một lần nữa cảm ơn cơ vì đã giúp đỡ tơi tận tình trong suốt q trình thực hiện tác phẩm tốt nghiệp.
3.3.2. Cách lập đề cương, kế hoạch rõ ràng trước khi thực hiện
Tôi đã theo dõi chương trình Sóng trẻ từ những ngày đầu bước chân vào CLB Phát thanh Sóng Trẻ nên tơi hiểu được rằng với thời lượng 30 phút cùng nhiều chuyên mục như vậy, nếu không lập đề cương và kế hoạch rõ ràng trước khi thực hiện thì chương trình dễ sẽ thiếu đi tính thống nhất, rời rạc và đi sai hướng. Bởi vậy, bài học tôi rút ra được khi làm tác phẩm tốt nghiệp đó là phải lập đề cương, kế hoạch rõ ràng trước khi thực hiện.
Việc lập đề cương, kế hoạch chi tiết sẽ giúp tôi nắm chắc từng bước đi của mình trong q trình làm tác phẩm, đảm bảo ln đi đúng hướng, bám sát những
50
mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Khi có đề cương, tơi sẽ biết mình cần thực hiện các bước như thế nào, biết rằng mình cần tập trung trọng tâm vào đâu. Đặc biệt, đề cương sẽ giúp tôi khơng đi chệch hướng và vạch được chính xác những cơng việc mà mình cần làm. Vì vậy, việc lập kế hoạch cụ thể sẽ giúp tôi chủ động hơn, có sự chuẩn bị kĩ lưỡng cho từng cơng việc và hồn thành chương trình của mình một cách tốt nhất có thể.
3.3.3. Kinh nghiệm trong q trình tác nghiệp tại hiện trường và luôn sẵn sàng phương án dự phòng
Là sinh viên chuyên ngành phát thanh, tác giả hiểu được âm thanh, tiếng động là yếu tố rất quan trọng trong một chương trình phát thanh.
Từ đó, tác giả nghĩ rằng việc chuẩn bị các thiết bị âm thanh cũng như về kĩ thuật âm thanh trước khi bắt đầu thu là rất quan trọng, thu ở đây khơng chỉ là trong phịng thu, mà cịn là thu những tiếng động hiện trường, thu được đầy đủ tiếng động, thông tin tại hiện trường sẽ giúp cho tác phẩm trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
Mặt khác, tùy vào từng hoàn cảnh mà lựa chọn cách thức phỏng vấn hợp lí. Trong q trình tác nghiệp, phải ln luôn thể hiện sự năng động, nhạy bén của một sinh viên báo chí, cần phải quan sát để lựa chọn đối tượng phỏng vấn phù hợp. Khi phỏng vấn, cố gắng tạo ra một cuộc nói chuyện thoải mái để nhân vật phỏng vấn có thể trả lời tự nhiên nhất.
Trước khi tiến hành bất kì một cuộc phỏng vấn nào thì trước đó cần phải dành thời gian để tìm hiểu về nhân vật được phỏng vấn từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, thật cặn kẽ và chi tiết để hiểu rõ hơn về nhân vật. Từ đó, có thể đặt ra được những câu hỏi, tạo được những tác phẩm có chất lượng.
Ngồi ra, ln ln phải có những hướng đi dự trù trước để nếu không thực hiện được ý tưởng này mình có thể chuyển hướng sang chủ đề khác, nếu có vấn đề phát sinh thì vẫn có thể đạt được kết quả mình mong muốn.
51
3.3.4. Cần chú trọng trong tất cả các khâu, đặc biệt là công tác biên tập hậu kỳ
Bởi chương trình có thời lượng chỉ với 30 phút nhưng được chia ra rất nhiều chuyên mục, nhất là công tác biên tập hậu kỳ phải khớp với chính thời lượng mà nhà đài giao cho nhưng nội dung vẫn phải truyền tải được đầy đủ thông điệp, ý nghĩa mà chương trình muốn gửi tới thính giả.
Đặc biệt, trong khi thu Diễn đàn Sóng trẻ, việc trao đổi giữa người dẫn chương trình và các khách mời tương đối dài. Do thời lượng không cho phép nên tác giả phải lắng nghe và cắt gọt một cách tỉ mẩn.
Hơn nữa, thầy Thái Hà, người chịu trách nhiệm dựng sau cùng cho tổng thể chương trình khơng phải là người trực tiếp thực hiện chương trình nên sẽ không nắm được các chi tiết, ý đồ của tác giả nên tác giả cần theo sát và kiểm tra kĩ lưỡng từng phút chương trình.
3.4. Những đề xuất, kiến nghị
3.4.1. Tổ chức thêm nhiều chương trình như Sóng trẻ để sinh viên rèn nghề
Khi học tập tại khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tun truyền, tơi được các thầy cô tạo nhiều điều kiện trong việc thực hành, áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế, từ các bài tập trên lớp đến các chương trình của trường và hai lần thực tập tại Đài Tiếng nói Việt Nam.
Với chuyên ngành Báo phát thanh, chúng tơi cịn có chương trình phát thanh nội bộ trong kí túc xá sinh viên, cũng có mơ-típ chương trình gần giống với chương trình Sóng trẻ với chương trình Thơng tin âm nhạc hay Nốt nhạc sinh viên, giúp cho sinh viên chuyên ngành phát thanh có cơ hội thực hành chuyên
môn.
Tuy nhiên, tôi nghĩ nên cần có một chương trình quy mơ như Sóng trẻ, giúp cho các bạn sinh viên có cơ hội tích lũy thêm nhiều kĩ năng hơn trong tác nghiệp,
52
làm quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp cũng như thêm niềm đam mê với nghề báo nói chung và báo phát thanh nói riêng.
3.4.2. Cần khuyến khích sản xuất chương trình có nhiều tiếng động và tăng cường cung cấp thiết bị thu âm cho sinh viên
Đặc trưng của phát thanh chính là tiếng động. Có thể thấy, tiếng động có vai trị cực kì quan trọng, giúp thính giả hình dung ra được khơng gian của tác phẩm, khơi gợi trí tị mị và sự liên tưởng của thính giả. Tiếng động cũng góp phần tạo sự sinh động cho tác phẩm phát thanh. Do đó, tơi nghĩ rằng cần tạo dần cho sinh viên chuyên ngành phát thanh nói riêng thói quen sử dụng tiếng động khi sáng tạo tác phẩm phát thanh.
Bên cạnh đó, để đưa được nhiều tiếng động vào chương trình thì sinh viên rất cần những thiết bị để có thể thu được tiếng động có chất lượng tốt. Hiện nay, máy móc và thiết bị tác nghiệp ở hiện trường của sinh viên hầu hết đều là điện thoại di động. Đây không phải thiết bị chuyên dụng nên chất lượng âm thanh vẫn chưa đạt ở mức tốt nhất. Do vậy, tác giả mong muốn nhà trường trang bị, cung cấp thêm cho sinh viên thiết bị để sinh viên có thể sản xuất được những chương trình có nhiều tiếng động hiện trường với chất lượng tốt hơn.
3.4.3. Cần tăng cường hơn sự tương tác, mở rộng chủ đề
Thính giả chính là nguồn ni dưỡng các chương trình phát thanh. Cơng chúng phát thanh cũng chính là những người sẽ đánh giá, quyết định sự thành bại của chương trình. Chính vì vậy, người làm báo cần chú trọng đến cảm xúc, phản hồi của thính giả để chương trình gần gũi, thu hút hơn.
Tơi khuyến khích tăng thêm các hoạt động tương tác trực tiếp với thính giả, trưng cầu ý kiến, thực hiện đề tài mong muốn của thính giả… Ngồi ra có thể tận dụng mạng xã hội Facebook để tạo ra những cuộc bầu chọn chương trình được u thích nhất, MC được u thích nhất… theo tháng, theo quý… trên trang fanpage để tăng tính tương tác, thân thiết với thính giả trung thành của chương
53
trình, đồng thời kích thích niềm đam mê, hứng thú sáng tạo tác phẩm báo chí của các thành viên CLB khi họ cảm thấy được công chúng công nhận.
3.4.4. Cần tăng cường hoạt động quảng bá
Fanpage Sóng Trẻ Radio của CLB Phát thanh Sóng Trẻ đã đi vào hoạt động từ đầu năm 2014. Đây là fanpage quảng bá cho chương trình Sóng trẻ. Hiện tại lượt thích của trang là gần 12000 (tính đến tháng 5/2020), tuy nhiên lượt tương tác với các chương trình Sóng trẻ khá thấp, phần lớn là bình luận từ các thành viên CLB, các bạn sinh viên trong trường. Do đó, tơi thấy hiệu quả khơng cao, mặc dù các bài đăng trên fanpage được cập nhật khá thường xuyên.
Thiết nghĩ, có thể mở rộng kênh truyền thông như một số trang mạng xã hội khác, các ứng dụng phát thanh trên điện thoại thông minh để đối tượng tiếp cận được với chương trình lớn hơn. Một trang web riêng cũng sẽ là một cơng cụ hữu ích cho việc quản lí, sắp xếp và quảng bá chương trình Sóng trẻ và các chương trình khác của CLB. Trang web này sẽ giúp người nghe tiếp nhận thơng tin về các chương trình dễ dàng hơn.
54