1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí và tuyên truyền: Quản trị nội dung về giáo dục giới tính trên Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC

157 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 157
Dung lượng 37,75 MB

Nội dung

Tuy nhiên, trong các chương trình có nội dung về giáo dục giới tính, có những sự kiện, những thông tin đòi hỏi phải cập nhật va truyền tải nhanh chóng trên các chương trình truyền hình c

Trang 1

DOAN THỊ MAI HOA

QUAN TRI SAN XUAT NOI DUNG VE GIAO DUC GIOI TINH

CUA DAI TRUYEN HINH KY THUAT SO VTC

Chuyên ngành: Quản trị Báo chí và Truyền thông

LUẬN VĂN THAC SĨ QUAN TRI BAO CHÍ VÀ TRUYEN THONG

Ha Noi - Nam 2024

Trang 2

ĐOÀN THỊ MAI HOA

QUAN TRI SAN XUẤT NOI DUNG VE GIÁO DỤC GIỚI TÍNH

CUA DAI TRUYEN HINH KY THUAT SO VTC

Chuyên ngành: Quản trị Báo chí và Truyền thông

Mã sô: Thí điêm

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN TRI BAO CHÍ VÀ TRUYEN THONG

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYEN THỊ THANH HUYEN

Hà Nội - Năm 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn: “Quản trị sản xuất nội dung về giáo dục giới tínhcủa đài Truyền hình kỹ thuật số VTC” là công trình nghiên cứu của riêng tôidưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền Các sốliệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố

trong bất kỳ công trình nào khác Trong luận văn, tôi có sử dụng một số trích dẫn từ các nguồn tài liệu tham khảo và đều có trích dẫn nguồn đầy đủ Tôi

hoàn toàn chịu trách nhiệm trước học viện và hội đồng luận văn về sự cam

đoan này.

Hà Nội, thang 01 năm 2024

Tác giả luận văn

ĐOÀN THỊ MAI HOA

Trang 4

LỜI CẢM ƠN Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài “Quản tri sản xuất nội dung về giáo

dục giới tính của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC ", học viên xin bày tỏ longbiết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền, người đã thôi lửa, truyềnđạt cho học viên tinh thần học tập nghiên cứu, giúp đỡ học viên trong suốt quá

trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.

Học viên cũng xin cảm ơn các thầy cô tại Viện Đào tạo Báo chí và Truyền

thông, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội

đã giảng dạy, truyền đạt cho học viên nhiều kiến thức quý giá, kỹ năng cần thiết

ở bậc đảo tạo cao học.

Xin chân thành cảm ơn chân thành lãnh đạo, các anh chị đồng nghiệp

tại Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC đã tạo điều kiện hỗ trợ tôi trong quá

trình nghiên cứu, và cung cấp cho tôi nhiều tài liệu liên quan đến luận văn

Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã ủng hộ động viên giúp đỡ

tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Luận văn thạc sỹ chắc chắn sẽ còn một số thiếu sót về mặt kiến thức và

kỹ thuật văn bản Rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của các nhà

khoa học, thầy cô

Hà Nội, tháng 01 năm 2024

Tác giả luận văn

ĐOÀN THỊ MAI HOA

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ DAU oecessecssssseesssssessssseessssieessssessssseessssusesssisessssesssssuessssusssstesssssicesssieesssiessesseeeen 1Chuong 1 MOT SO VAN DE LY LUAN VE QUAN TRI SAN XUAT NOI

DUNG VE GIÁO DỤC GIỚI TINH TREN TRUYEN HÌNH 11

1.1 Một số khái niệm liên quan esses essesesessessessesestesesseaees 111.2 Vai trò của quan trị nội dung CTTH va một số lý thuyết nghiên cứu

1.3 Các yếu tố trong quản trị sản xuất nội dung về giáo dục giới tính trên truyền hình -¿- s t+sExE E1 EEEEEE1E11111 1111111111111 11111111111 cie 30 1.4 Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản trị sản xuất nội dung về giáo dục giới tính trên truyền hìnhh - 2 2 Ss+Ex‡EEEEEEEEEEEEE2E12E111 1E cEEerkee 52 Chương 2 THUC TRANG QUAN TRI SAN XUẤT NOI DUNG VE

GIAO DUC GIOI TINH CUA DAI TRUYEN HINH KY THUAT SO

WTC 1 56

2.1 Giới thiệu kênh khảo sắt .- - 5 6 SH ri, 56

2.2 Khảo sát thực trạng quản trị sản xuất nội dung về giáo dục giới tính

trên các kênh khảo sắt - - 5 5c vn HH HH ng 60

Chương 3 NHỮNG VAN DE ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP TANG CƯỜNG QUAN TRI SAN XUẤT NỘI DUNG VE GIÁO DỤC GIỚI TINH TREN TRUYEN HINH TRONG THOT GIAN TỚI -2 ©2222ccczz+t 98

3.1 Những vấn đề đặt ra oi cccccccsccscsscssessescsessessesucsscsesatssesvestestsaesseaee 98

3.2 Giải pháp nhằm tăng cường quản trị nội dung về giáo dục giới tínhtrên truyền hình trong thời gian tới - - 2-5 scxeceEeErrrkerkee 107

KET LUẬN - 52c 2 E2 E22 1122 1t 2T nàn ngư 127

TÀI LIEU THAM KHẢO 222-222EE222+2222211122222221112cc EEce 131TOM TAT LUẬN VAN uu cccccccssccssecsecssecssessuccsecsseesuecsucssvcsusestesaresuseateesuesteeateenees 150

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

SXND Sản xuất nội dung

QTND Quản trị nội dung

MC Người dẫn chương trình

QD Quyét dinh

TBT Tông biên tập

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Giáo dục giới tính cùng với sức khỏe sinh sản luôn được coi là một trong

những ưu tiên hàng đầu trong hoạt động chăm sóc, bảo vệ trẻ em Hiện nay thé

nhận thấy rằng, một số trẻ vị thành niên có thái độ khá cởi mở về tình yêu và tình dục, nhưng các em lại thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng liên quan đến giới tính,

sức khỏe sinh sản và tình dục Trong khi đó, giáo dục giới chưa được chú trọng

đúng mức và chưa có sự vào cuộc kip thoi, đồng bộ của các cơ quan có trách

nhiệm liên quan, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường và giáodục gia đình Về phía trường học, các nội dung về giáo dục giới tính trong nhàtrường hiện còn chưa thực sự hiệu quả do nội dung, thời điểm và phương thứcgiảng dạy Giáo viên chưa có đủ kỹ năng, phương pháp dé giao tiếp, kết nỗi vớihọc sinh, tạo ra một môi trường thoải mái dé các em có thé chia sẻ những khúc

mắc dé có thé hỗ trợ cho trẻ kịp thời.

Ngày 31/5/2023, tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu đã

đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cân nhắc, xem xét đưa nội dung giáo dục giới

tính thành một môn học độc lập có chương trình riêng, giáo trình riêng, nội dung

được thiết kế phù hợp theo sự phát triển của từng lứa tuổi ở mỗi bậc học Từ

năm 2006, Bộ giáo dục đã đưa môn giáo dục giới tính vào trong nội dung

chương trình sách giáo khoa môn Khoa học lớp 5, năm 2018, tiếp tục đưa nội

dung giáo dục giới tính vào Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội từ lớp 1, lớp

2, lớp 3 và Chương trình môn Khoa học lớp 4, lớp 5, tuy nhiên hiệu quả chưa

cao, giáo dục giới tính hiện nay không chỉ nằm trong đối tượng dành cho học sinh, mà cần phải mở rộng thêm các đối tượng ở nhiều lứa tuổi Trong khi đó,

các thông tin tiêu cực như văn hoá đồi trụy, sách báo, video khiêu dâm trên các

hạ tầng mạng xã hội đã làm ảnh hưởng, tác động mạnh đến nhận thức và cáchhành xử của xã hội, đặc biệt là giới trẻ Tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng làm rốiloạn trật tự xã hội, làm mai một thuần phong mỹ tục của dân tộc Hàng loạt vẫn

Trang 8

dé như hiếp dâm độ tuổi thành niên, nao phá thai ở tuổi vị thành niên, trẻ em làmcha mẹ sớm cho thấy thực trạng giáo dục giới tính còn yếu kém, né tránh Chính

vì thế, truyền thông về giáo dục giới tính đang là vấn đề cấp bách, cấp thiết trongthời điểm hiện nay

Qua khảo sát cho thấy, trong bối cảnh phải cạnh tranh với gần 200 kênh

truyền hình khác, một số hệ kênh của Đài Truyền hình VTC như VTC9 và VTC

Now đã khắc phục khó khăn khai thác tối đa lợi thé của mình dé vươn lên khang định được uy tín, thương hiệu của mình, chuyên mình mạnh mẽ trên cả hai nền

tảng số và nền tảng truyền Với việc đặt trọng trách việc sản xuất nội dung vềgiáo dục giới tính trên hệ thống hai kênh này chắc chắn sẽ mang đến hiệu quảcao, tiếp cận đúng đối tượng khán giả trên hai hệ thống truyền hình và hạ tầng sốcủa Đài Truyền hình Kỹ Thuật số VTC

Tuy nhiên, trong các chương trình có nội dung về giáo dục giới tính, có

những sự kiện, những thông tin đòi hỏi phải cập nhật va truyền tải nhanh chóng trên các chương trình truyền hình của kênh VTC9 đặc biệt là trong các chương trình khảo sát như Cafe ngày mới, Nói về cuộc sống song phương thức quản trị

hiện nay chưa thật mềm dẻo, linh hoạt, áp lực về mặt nội dung trong các chươngtrình rất lớn, nhiều nội dung mang tính truyền thông sách vở, không phù hợp đờisông thực tế, có những nội dung bị xem là nhạy cảm phải chờ ý kiến chỉ đạo từcấp trên, cũng như cách thức duyệt tin bài, triển khai tin bài chậm đã tạo ra độtrễ, những “khoảng lùi” trong truyền tải thông điệp, giảm sức hút đối với công

chúng.

Đơn vị thứ hai được khảo sát là Trung tâm Nội dung số (VTC Now): Thành lập

từ tháng 3/2018, Trung tâm Nội dung số là đơn vị thực hiện nhiệm vụ hạt nhân trong quá trình chuyên đổi số của Đài VTC, thực hiện sản xuất và kinh doanh

nội dung trên môi trường số Sau hơn 3 năm, Trung tâm đã xây dựng thànhcông hệ thống phân phối nội dung đa phương tiện VTC Now, đưa nội dung củaĐài VTC hiện diện trên đầy đủ các nền tảng kỹ thuật số phô biến tại Việt Nam

Trang 9

Cụ thể: Ứng dụng VTC Now trên điện thoại thông minh với hơn 2 triệu lượt

cài đặt; trang tin điện tử www.vtc.gov.vn; hệ thống kênh YouTube, Facebook,Zalo với hơn 8 triệu người đăng ký theo dõi; hệ thống các công dịch vụ nhamạng trên nền tảng của Viettel, Vinaphone, Mobifone

Với những gi VTC Now hiện nay dang sở hữu, nội dung giáo dục sức

khoẻ giới tính trên hệ thong ha tang nay 1a diéu dang quan tam Tuy nhién tai

sao, các chương trình nội dung về Giáo dục giới tính của VTC Now vẫn còn vắng bóng, chưa có format hay đủ sức hấp dẫn về giáo dục giới tính dé thu hút

khán giả? Theo một kết quả đo lường, khảo sát gần đây thì hầu hết các chươngtrình khán giả quan tâm trên hệ thống này lại chủ yếu nằm trong các nội dung

khác?

Những hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó sự yếu

kém trong một số khâu của công tác quản trị là một nguyên nhân chủ đạo Do

đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản trị sản xuất nội dung về giáo dục giới tính của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC” làm đề tài tốt nghiệp thạc sĩ.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Qua khảo sát, học viên nhận thấy có một số công trình nghiên cứu liên

quan đến đề tài này

2.1 Nhóm các công trình nghiên cứu xây dựng quản trị sản xuất nội

dung chương về van đề giới tính với báo chí truyền hình

Tác giả Ivan Cury, Directing and Producing for Television A Format

Approach Nội dung này cung cấp cách tiếp cận định dang trong việc đạo diễn

và sản xuất cho truyền hình, có thể bao gồm các phương pháp sáng tạo và công nghệ mới trong sản xuất nội dung truyền hình A.La Lurépxki, X.L Xvích, G.V Cudonhetxép, Dao Tan Anh (Biên dịch) (2005), Báo chí

truyền hình (tập 2), Nxb Thông tan Nguyễn Thúy Quỳnh (2017), Cơ sở báochí truyền hình (Tài liệu dich), Học viện Báo chí và Tuyên truyền.PGS.TS.Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyện thông hiện đại (Từ han

Trang 10

lâm đến đời thường), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, PGS TS Vũ Quang

Hào, Ngôn ngữ báo chi’, "Nghĩ đột phá cho format báo chí” của PGS.TS Vũ

Quang Hào, cũng như "Sáng tạo tác phẩm báo chí" của PGS.TS Nguyễn ĐứcDũng, PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền “Tiếp cận thông tin của nhà báo

Việt Nam trong kỷ nguyên kỹ thuật số”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền

thông, 2016 Các tác phẩm, nghiên cứu này đều có các phân tích chuyên môn

về sự sáng tạo trong tác phâm báo chí và truyền hình, đưa ra những góc nhìn

về cách sáng tạo có thê được áp dụng trong nội dung báo chí và truyền hình,

và bên cạnh đó cung cấp các kỹ năng tác nghiệp báo chí trong môi trường mớivới nhiều thách thức và cơ hội

"Television Format and Children’s Executive Function" của Tiến sĩAshley E Hinten và bài viết về "Gen Z Trung Quốc” Nguyễn Ngọc Oanh,

Nhà báo với trẻ em, Nxb Thông tân, 2014, Trần Thị Thuý Hồng: Tác động của nhóm dé tài tình bạn, tình yêu trên bao in đối với sự phát triển nhân cách

của tuổi vị thành niên, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, H, 2004, tr 29-30

tập trung vào giáo dục giới tính và tác động của nó đối với trẻ em, một chủ đề quan trọng trong thời đại hiện đại, và các cách đưa tin phù hợp với lứa tuổi,

đối tượng này

2.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về Giáo dục giới tính

Lê Thi, (2010), Vai trò gia đình trong việc giáo dục trẻ vi thành niên

trong bối cảnh của thế kỷ XXI, đăng trên Tạp chí Tâm lý học, số 7 (136

Nguyễn Quang Mai (chủ biên), (2002), “Giới tính và đời sống gia

đình",

Lê Thị Nhâm Tuyết (chủ biên), (2009), “Nâng cao nhận thức về quyên

sức khỏe sinh sản — quyên sức khỏe tình dục và chất lượng cuộc sống”, Nxt

Lao động — Xã hội, Hà Nội.

Nguyễn Thanh Bình (1999), Những điêu can biết để giáo dục giới tính

cho con, Nxb Giáo dục.

Trang 11

Đỗ Hà Thế Bình (2007), Thực trạng việc quản lí giáo dục giới tính cho

học sinh ở các trường trung học cơ sở tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương

và một số giải pháp

Nguyễn Hữu Dũng (1999), Giáo đục giới tính, Nxb Giáo dục

Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Thị Doan (1997), Giáo dục giới tính, Nxb Dai

học Quốc gia Hà Nội.

Bùi Ngọc Oánh (2006), Tam lí học giới tính và giáo dục giới tính, Nxb Giáo dục.

Báo Nhân Dân số 21/112021 Lỗ hổng giáo dục giới tính cho trẻ

Huỳnh Văn Sơn (1999), Thuc trạng nhận thức và thai độ cua học sinh

pho thông trung học ở một số trường nội thành Thành phố Hồ Chi Minh doi

với nội dung giáo dục giới tính, Luận văn thạc sĩ Tâm lí học.

Khảo sát thực trạng nhận thức về giáo dục giới tính của học sinh lớp 9 tại một số trường trung hoc cơ sở ở quận 11 TP Hà Chí Minh, của tác giả Nguyễn Xuân Huệ, đăng trên tạp chí Trường Dai học Sư phạm Thành phô Hồ

Chí Minh, số 39 năm 2012

Bên cạnh đó các format chương trình về giáo dục nỗi tiếng trên thế giới

ví dụ Nexflix, v.v.v

Tổng quan các công trình trên có thể thấy, những vấn đề lý luận liên

quan tới quản lý báo chí từ nội dung, phương thức tới đánh giá thực tiễn và

đưa ra giải pháp tăng cường quản lý tại một số cơ quan, kênh, đài truyền hình

về nội dung giáo dục giới tính, nhiều công trình nghiên cứu đã trình bày rõ hệ

thống cơ sở lý luận về báo chí truyền hình cả trong và ngoài nước Bên cạnh

đó, các nghiên cứu về giáo dục giới tính cũng đã chỉ ra những phương pháp giáo dục đúng và hiệu quả về giới tính Đây là những nghiên cứu có giá trị

tham khảo lớn cho tác giả khi nghiên cứu về quản trị sản xuất nội dung vềgiáo dục giới tính của Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC

Trang 12

Nhu vậy có thé khang định, các công trình trên đã tiếp cận van dénghiên cứu dưới các góc độ khác nhau, tuy nhiên chưa có đề tài nào bàn tớinội dung thiết yêu này, do vậy luận văn của học viên đã nghiên cứu và xâydựng một vấn đề mới vô cùng thiết yếu về quản trị sản xuất nội dung về Giáo

dục giới của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC nói riêng và báo chí nói chung,

không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đó.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa một số vẫn đề lý luận, khảo sát thực trạng quảntrị sản xuất nội dung về giáo dục giới tính của Đài Truyền hình kỹ thuật sốVTC, luận văn đưa ra các giải pháp tăng cường quản trị sản xuất nội dung vềgiáo dục giới tính của Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhằm đạt được mục đích nêu trên, luận văn có một số nhiệm vụ cụ thể

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu về quản trị sản xuất nội dung về giáo

dục giới tính của Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 13

Pham vi không gian: Kênh Văn hóa Xã hội và Giải trí (VTC9) - Dai

Tiếng nói Việt Nam và Ứng dụng đa phương tiện VTC Now của Trung tâm

Nội dung số

Cả hai Kênh VTC9 và VTC Now đều là những nên tảng được Đảng,

Nhà nước và Chính phủ, nhất là lãnh đạo Đài VOV xác định là một trong

những kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền

thiết yếu của quốc gia và được các cấp lãnh đạo cùng đông đảo khán giả,

người dân quan tâm theo dõi và khen ngợi.

Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam

là đơn vị tiên phong về số hóa truyền hình ở Việt Nam Với vị thế dẫn đầu vềcông nghệ, VTC đã trở thành Đài Truyền hình có diện phủ sóng quảng bárộng nhất tại Việt Nam bằng phương thức phát sóng truyền hình số mặt đấtDVB-T và DVB-T2 Đồng thời, các kênh sóng, chương trình đặc sắc của

VTC cũng được phát trực tuyến trên nền tảng số, được quảng bá rộng khắp

trên Youtube, Facebook và tương tac bởi hàng triệu khán giả online VTC là

Đài có số lượng các kênh quảng bá lớn nhất Việt Nam hiện tại bao gồm 15

kênh.

Các kênh của Truyền hình số VTC được quy hoạch và phát triển theohướng thông tin chuyên biệt, phát quảng bá trên phạm vi toàn quốc, có théxem được trên mọi hạ tầng và phục vụ các nhu cầu phong phú của khán giả

Hiện kênh VTC9 là một kênh chuyên biệt về văn hoá giải trí đời sốnggia đình và xã hội Trong năm qua, Kênh VTC9, Đài Truyền hình VTC

không chỉ khẳng định được mình là một kênh truyền hình hấp dẫn, lôi cuốn khán giả mà còn khang định được vai trò của mình vừa là kênh truyền hình tong hợp, vừa là kênh chuyên biệt về đời sống gia đình, phụ nữ trẻ em và các

van đề về giáo dục giới tính Nhờ có phương thức quan trị hiệu quả mà cácCTTH nói chung, chương trình về giáo dục giới tính được phát đi với độchính xác cao được xem là nguồn thông tin tin cậy dé công chúng cũng như

Trang 14

các gia đình dõi theo và tiếp nhận.

Phạm vi thời gian: Từ tháng 01 năm 2021 tới thang 12 năm 2022

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 5.1 Cơ sở lý luận của dé tài

Đề tài dựa trên cơ sở nhận thức luận các vấn đề lý luận của chủ nghĩa

Mác — Lénin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng; chính

sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến báo chí và quản lý báo chí, các lý thuyết về báo chí truyền thông.

5.2 Phương pháp nghiÊn cứu

Các phương pháp nghiên cứu đề tài được sử dụng là sự kết hợp củanhiều phương pháp nghiên cứu khoa học:

+ Phương pháp quan sát: Đây là phương pháp nghiên cứu được học

viên áp dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn, ngay tại đơn vị khảo sát.

Từ quá trình hoạt động của bộ máy quản trị sản xuất nội dung các chương

trình về giáo dục giới tính, quá trình sản xuất tin bài của Kênh VTC9, Trung

tâm Nội dung số, học viên đã nghiên cứu, thu thập dữ liêu chính xác và thực

tế Đây là phương pháp vô cùng hữu ích, khi học viên có được nghiên cứu

trên cơ sở thực tiễn và đưa ra các giải pháp dé áp dụng hiệu quả vảo thực tiễn

Quan sát có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, từ quan sattham gia (người nghiên cứu tham gia vào tình huống mà họ đang nghiên cứu)đến quan sát không tham gia (người nghiên cứu không tương tác trực tiếp với

các tham số của tình huống) Quan sát có thể được thực hiện thông qua việc

sử dụng các phương tiện như máy quay, bảng ghi âm, hoặc bằng cách ghi chép bằng tay.

+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp

Với phương pháp này, học viên sử dụng việc nghiên cứu các tài liệu,

văn bản có liên quan vấn đề quản trị sản xuất nội dung các chương trình

truyền hình, các vân đê truyên thông vê giáo dục giới tính, ngoài ra, học viên

Trang 15

cũng nghiên cứu các bản liên quan đến hoạt động báo chí, truyền hình và vềgiáo dục giới tính Tất cả các tài liệu này đã cung cấp cho học viên các thôngtin đáng tin cậy, từ đó làm co sở dé xây dựng lý thuyết và các nghiên cứu thực

tiễn

+ Phương pháp phân tích nội dung

Mục đích: Nhằm đánh giá thực trạng quan tri sản xuất nội dung về giáo

dục giới tính, đánh giá những nguyên nhân, thực trạng từ đó đưa ra các giải

pháp tông thé mang tính hiệu quả cao Day là một công cụ quan trọng trongnghiên cứu về nội dung này Nội dung: Nghiên cứu quy trình quản trị sản

xuất nội dung của hai đơn vị truyền hình đã được học viên khảo sát, từ đó có

các phân tích cụ thé dé đưa ra các cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc

+ Phương pháp phỏng vấn sâuĐây là phương pháp không thể thiếu khi thực hiện đề tài này, học viên

đã thực hiện phương pháp phỏng vấn sâu trên các đối tượng là những người thực hiện chương trình và các đối tượng lãnh đạo, người trực tiếp quản trị nội dung, từ đó đưa ra được các tài liệu dé phục vụ công tac nghiên cứu Cu thể, học viên sử dụng phương pháp này dé tiến hành phỏng vấn sâu với 02 lãnh

đạo Trung tâm Nội dung số VTC Now và 01 lãnh đạo phòng Nội dung, Tổchức sản xuất

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận liên quan đến quản trị sản xuất nội dung về giáo dục giới tính của Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC, cũng như các kênh truyền hình khác tham khảo Bên cạnh đó

có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu báo chí nói

chung và các khía cạnh liên quan đến báo chí với giáo dục giới tính nói

chung.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Trang 16

VTC9 và hệ thông các kênh trong Đài trong thời gian tới.

7 Đóng góp mới của đề tài Các chương trình truyền hình về Giáo dục giới tính hiện nay tại Việt Nam, chưa có một thể loại chương trình chuyên biệt nào dành cho chủ đề này,

và chỉ dành cho đối tượng đang cần được trang bị kiến thức về giới nhất là đốitượng người trẻ, trẻ vị thành niên Trong khi đó, nhu cầu thông tin về giáo dụcgiới tính ngày cao, và tác động tiêu cực hoặc tích cực đến hành vi của một thế

hệ Chính vì thế, báo chí vừa có vai trò thực hiện các nội dung mang tínhtrách nhiệm xã hội, vừa đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng Luận văn

trên cơ sở nghiên cứu quản trị sản xuất nội dung về giáo dục giới tính của Đài

Truyền hình kỹ thuật số VTC, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và đưa ranhững giải pháp định hướng dé xây dựng nội dung này hấp dẫn, thực tế và

cuốn hút người xem.

8 Kết cau của đề tài

Ngoài phan mở dau, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài có kếtcau gồm 3 chương, 9 tiết

Trang 17

Chuong 1

MOT SO VAN DE LY LUAN VE QUAN TRI SAN XUAT NOI DUNG VE

GIÁO DUC GIỚI TÍNH TREN TRUYEN HÌNH

1.1 Một số khái niệm liên quan

1.1.1 Quản trị

Trong tiếng Anh, Administration vừa có nghĩa là quản trị (điều hành,

chính phủ) vừa có nghĩa là quản trị (kinh doanh) Khi được sử dụng theo thói

quen, chúng tôi coi thuật ngữ "quản trị" được gắn với quản trị nhà nước, quản

trị xã hội, quản trị trong khu vực công, tức là quản trị ở cấp vĩ mô, trong khithuật ngữ "giá trị quản trị" được sử dụng ở quy mô nhỏ hơn cho một tổ chức ,kinh doanh (kinh tế) [8,tr.11]

Theo Mary Parker Follett, “Quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích

thông qua người khác” Theo Koontz va O’ Donnel: “Quản trị là thiết kế và

duy trì một môi trường mà trong đó các ca nhân làm việc với nhau trong các

nhóm có thé hoàn thành các nhiệm vụ va các mục tiêu đã định” Theo James

Stoner và Stephen Robbin: Quản tri là tiễn trình hoạch định, tổ chức, lãnh dao

và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng

các nguồn lực khác của tổ chức, nhằm đạt được mục tiêu đã dé ra [8,tr23]

Cũng có nhiều quan điểm đưa ra sự tương đồng giữa hai khái niệmquản trị và quản lý Tuy nhiên có thé thấy quản trị chức năng là thành lập cácmục tiêu, chính sách quan trọng của các tổ chức Còn quản lý là hành động

hoặc chức năng của việc đưa vào thực hành các chính sách, kế hoạch đã được quyết định thực hiện bởi người quản trị.

Tuy có nhiều quan điểm khác nhau nhưng có thê thấy điểm chung trong khái niệm quản trị là quản trị là hoạt động xã hội bắt nguồn từ bản chất cộng

đồng dựa trên sự phân công, hợp tác để thực hiện một công việc nhăm đạt

được mục tiêu.

Trang 18

Tóm lại, quản trị là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, cómục đích va có kế hoạch của chủ thé quản tri đến chủ thê quản tri nhằm chỉhuy, điều khiến và liên kết các yếu tố tham gia, đi vào hoạt động thành mộtthé thống nhất, điều hòa hoạt động của các khâu một cách thường xuyênnhằm đạt được mục tiêu xác định trong điều kiện cụ thê

1.1.2 Sản xuất

Khi xác định được cơ cấu, guỗồng máy của hệ thông, xác định được

những công việc phù hợp với từng nhóm và mối liên hệ giữa các bộ phận sản

xuất, người năm vai trò tổ chức sẽ trực tiếp thực hiện việc điều phối, triển

khai, giám sát toàn bộ quy trình sản xuất với chức năng, nhiệm vụ và quyềnhạn nhất định

Sản xuất là hoạt động cơ bản nhất trong tất cả các hoạt động của con

người, là cơ sở cho sự ton tại và phát triển của xã hội loài người Sản xuất là việc sử dụng sức lao động gồm trí lực và thé lực thông qua phương thức sản xuất tác động vào đối tượng dé biến đổi nó thành sản phẩm vật chất và tinh

thần nhằm phục vụ nhu cầu của con người, cho xã hội, “tạo ra của cải vật chất

hoặc hoạt động sản xuất tạo ra vật phẩm cho xã hội băng cách dùng tư liệu tác

động vào đối tượng lao động”

Theo cách tiếp cận của Marx — Lenin, hai mặt của nên sản xuất gồm có:lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Trong đó lực lượng sản xuất gồmngười lao động và tư liệu sản xuất (con người giữ vai trò quyết định), còn

quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất.

Đây là hai mặt có mối quan hệ biện chứng với nhau

Như vậy: Có thé hiểu sản xuất là tập hợp các nhóm người, các phương thức, cách thức tốt nhất, phù hợp nhất và sử dụng sức lao động (chân tay, trí

óc) với các tư liệu sản xuất hiện có (phương tiện, máy móc, trang thiết bi) dé

ra một sản phâm đạt hiệu quả cao nhất theo đúng các yêu cầu đã định ra

1.1.3 Nội dung

Trang 19

Quản tri là một hoạt động cần tới sự tư duy và triển khai một cách nghệthuật dé đạt được mục tiêu đề ra Kết quả của việc quản trị hiệu quả thê hiện ởviệc công việc đó được thực hiện với thời gian nhanh nhất, tiết kiệm nhân lực,kinh tế nhất Trong quản trị nội dung về giáo dục giới tính trên truyền hình

có nhiều mảng cần quản trị như nội dung, nhân lực, tài chính, sử dụng các

phương tiện, quản tri sóng Trong phạm vi luận văn này, học viên chi

nghiên cứu về quản trị về mảng nội dung của CTTH

- Theo Từ điển Tiếng việt là danh từ: “Nội dung là mặt bên trong của

sự vật, cải được hình thức chứa đựng hoặc biểu hiện ” [ 23; tr 914,915]

“Nội dung của một sản phẩm TH đó là những thông tin, thông điệp,

những giá trị nào đó mà khán giả thu nhận được khi xem CTTH [18; tr38]

Nội dung chương trình truyền hình là những thông điệp bên trong màchương trình muốn chuyền tải đến công chúng Để hiểu được nội dung củamột chương trình truyền hình, khán giả phải theo dõi tiếp nhận phan lớn hoặc

toàn bộ chương trình Trong các yếu tố dé quản trị CTTH, nội dung đóng vai trò quan trọng nhất Nội dung của một CTTH được thể hiện qua những sản phẩm cụ thé là các thé loại của truyền hình như: tin, phóng sự, điều tra, phỏng

vấn, kí sự hoặc các chương trình giải trí

Quản tri nội dung các CTTH đó là việc đối tác bên ngoài có thể thamgia vào việc làm nên nội dung CTTH Việc tham gia này có thé ở nhiều mức

độ khác nhau: một phan, nhiều phần hoặc toàn phan Đối tác bên ngoài có thé

liên kết ở việc đưa ra ý tưởng hoặc viết kịch bản, viết tác phẩm báo chí hoặc đối tác có thé liên kết dé thực hiện trọn vẹn nội dung một chương trình hoặc một kênh từ việc đưa ý tưởng cho đến hoàn thiện một sản phẩm dé phát sóng Lúc này nhà Đài chỉ kiểm tra về nội dung chương trình chứ không tham

gia vào xây dựng nội dung.

Từ việc phân tích các khái niệm về các thuật ngữ “quản trị”, “chương

trình truyén hình” ở các mục nêu trên có thê tông hop và khái quát “quan tri

Trang 20

nội dung giáo dục giới tính trên truyén hình là sự điều hành, tổ chức sắp xếp

có mục đích của người lãnh đạo lên đối tượng làm nên kênh chương trìnhtruyền hình để có được những kênh chương trình truyền hình chất lượng, hiệuquả đáp ứng nhu câu đa dạng của khán giả”

So với CTTH của đài TH sản xuất để phát sóng, CTTH có sự xã hội

hoá một phần hoặc toàn phan phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp hơn vì

có sự cộng tác, quyết định, quản trị của 2 nhóm đối tác Cả 2 nhóm đều chỉ

phối một phần hoặc toàn bộ nguồn nhân lực, tài chính, kỹ thuật Tuy nhiên

hiện nay, hầu hết các chương trình truyền hình đều cố gắng xã hội hoá mộtphan dé nhằm kêu gọi chi phí sản xuất chương trình, nâng cao chat lượng nộidung, việc xã hội hoá một phần hay toàn phần các chương trình truyền hìnhkhông ảnh hưởng đến công tác quản trị nội dung của Kênh hay của Đài

Quản trị kênh chương trình truyền hình, đó là việc chủ thê quản tri (nhà

lãnh đạo) thực hiện việc chỉ đạo, quyết định việc lập kế hoạch sản xuất, phâncông nhân lực, định hướng việc tô chức thực hiện kế hoạch đề ra, điều khiển

và kiểm soát các nỗ lực cá nhân, bộ phận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất khác của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra - đó là có nhiều

chương trình truyền hình chất lượng tốt phục vụ khán giả

So với các loại hình báo chí khác, việc sản xuất một kênh chương trình

TH theo cách thức truyền thống chỉ do phóng viên, biên tập viên - hay ekipcủa nhà đài thực hiện là khá phức tạp, vì nó phải qua nhiều khâu với nhiều

đầu mối công việc Sự phức tạp này thể hiện ở việc điều hành nhiều đầu mối công việc, đa dạng nhân lực từ việc chỉ đạo định hướng việc tìm, lựa chọn đề tài đến việc phân công sử dụng máy móc trang thiết bi với phân bồ nguồn tài chính Mặc dù, tất cả các đối tượng nêu trên đều ở một mối là nhà đài, đó

đều là cán bộ, phóng viên của nhà đài - những người được nhà đải tuyểndụng, kí kết và nhận lương, định mức hàng tháng theo quy định; phương tiện

Trang 21

ngoài thì mức độ phức tạp càng nhiều hơn Bởi giờ đây sẽ có nhiều đầu mối

hơn cần phải xử lý, quản trị bởi những người lãnh đạo Quản trị nội dung cácchương trình truyền hình thể hiện ở lập kế hoạch, điều hành nhân lực từTCSX, dẫn chương trình, quay phim, kỹ thuật tiền kỳ, hậu kỳ đến tài chính; ởviệc điều tiết mối quan hệ giữa các cán bộ phóng viên nhà đài với nhau, giữaphóng viên nhà đài với đơn vi đối tác bên ngoài không chỉ với sản phẩm đónggói (hoàn thiện) cuối cùng mà còn ở cả quá trình dé làm nên chương trình đó

1.1.4 Giáo dục giới tính

Giáo dục

Theo từ điển Tiếng Việt, giáo dục được hiểu: “Giáo là chỉ bảo, uốn nắn, biến đổi và làm cho hoàn hảo Dục là bản chất hoặc tính khí con người cần được uốn nắn, chỉ bảo Vậy giáo dục là tiến trình uốn nắn, hướng dẫn con

người ngày càng trở nên toàn diện” [23, tr.104] Nhu vậy, định nghĩa này

nhấn mạnh đến vai trò của người làm nhiệm vụ “Giáo dục” đó là uốn nắn, dạy

dỗ, định hướng dé thay đổi nhận thức, hành vi của con người Từ đó mà thayđổi một cách toàn diện hơn Tiến trình này có sự song hành giữa người giáodục và người được giáo dục Theo tác giả Phạm Viết Vượng lại có quan niệm

giáo dục như sau:“Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là

sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loàingười”[I1, tr.7] Khái niệm này chỉ ra quá trình giáo dục có sự tiếp nối giữa

các thế hệ, người đi trước chỉ dạy cho người đi sau Quá trình này diễn ra liên

tục từ đời này sang đời khác trở thành một hiện tượng xã hội đặc biệt Tuy

nhiên nó lại chưa đi đến khái quát về mục đích cuối cùng của việc giáo dục.Nhà triết học, nhà cải cách giáo dục và tâm lý học người Mỹ John Dewey

Trang 22

(1859-1952) nhận định: “Giáo dục là khả năng của loài người dé đảm bảo tồntại xã hội” [3 ,tr.8] Với quan điểm này, John Dewey khăng định mục đíchcuối cùng của giáo dục là giúp cho xã hội loài người tồn tại và phát triển Từcác quan niệm về giáo dục nêu trên, tôi đã phân tích và đưa ra quan điểm về

giáo dục như sau: “Giáo dục là quá trình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kỹ năng của các thế hệ trước cho các thế hệ sau nhằm mục đích hoàn thiện phẩm chất và năng lực của người hoc Từ đó góp phan phát triển xã hội” Như vậy, mục đích cuối cùng của giáo dục là giúp con người phát triển hoàn thiện hơn,

góp phần nâng cao nhận thức và xây dựng xã hội ngày một tốt đẹp hơn

ý thức về giới chỉ được hình thành thông qua hoạt động và giao tiếp với người khác, dưới ảnh hưởng của giáo dục và các điều kiện xã hội Chính xã hội quy

định và đánh giá giới tính của con người về mặt xã hội, quy định sự phâncông lao động giữa nam và nữ, đòi hỏi ở mỗi giới phải có tiêu chuẩn đạo đức,cách cư xử, tác phong, đặc điểm khác nhau” [8, tr.142] Định nghĩa này chỉ rarằng GDGT có mối quan hệ mật thiết giữa tính sinh học và tính xã hội Trong

đó, tính xã hội quy định các tiêu chuẩn về đạo đức, lối sống của con người

thông qua giao tiếp, hành vi Tính sinh học là bản năng có trong mỗi người còn tính xã hội cần trải qua quá trình sống, học tập và giao tiếp xã hội Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện — chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nghiên cứu về Y

học, Giáo dục, Văn hóa và Tâm lý của Việt Nam nhận định: “Giới tính được coi như là một khái niệm sinh học đực và cái, nhưng ở con người mang tính

xã hội rõ rệt, sự phân chia giới tính không chỉ phân chia trong hoạt động lao

Trang 23

động mà còn cả trong các lĩnh vực khác như : Gia đình, phong tục, tập

quán Nếu như ở các sự vật khác sự phân chia giới tính mang tính chat tựnhiên thuần tuý thì ở con người mang tính chat xã hội rõ rệt” [10, tr.15] Vớiquan niệm này thì giới tính được hình thành từ hai nguồn gốc sinh học và xãhội Ở nguồn gốc sinh học thì giới tính của hai giới phụ thuộc vào các nhiễmsắc thể Với nam giới trong tinh trùng có hai loại nhiễm sắc thể đó là nhiễm

sắc thể X quy định là giới nữ, nhiễm sắc thé Y quy định là giới nam Còn trong tế bào trứng của nữ chỉ chứa một nhiễm sắc thé X Khi một nhiễm sắc

thể Y của nam kết hợp với nhiễm sắc thể X của nữ thì sẽ sinh ra một bé trai.Còn nếu nhiễm X của nam kết hợp với nhiễm sắc thé X của nữ thì sẽ sinh ra

bé gái Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, giới tính của con người còn

được chi phối bởi các đặc điểm xã hội Do là tinh cách, cách ứng xử, giao tiếp

xã hội và đặc biệt là dưới ảnh hưởng của gia đình, nhà trường và môi trường

sống xung quanh.

SEAGEP (Chương trình bình đăng giới Khu vực Đông Nam Á thuộc

Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, 2001) định nghĩa: “Giới tính là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ không thể thay

đôi được Chỉ có một số khác biệt nhỏ về vai trò của nam và nữ về mặt sinh

học và sinh lý trên cơ sở giới tính Ví dụ như việc mang thai, sinh nở và sự

khác biệt về sinh lý có thể là do các đặc điểm giới tính” [2, tr.6] Khái niệmnày nghiêng hoàn toàn các đặc điểm giới tính về sinh học và cho rằng nó hoàn

toàn có định Con người một khi đã sinh ra là đã có giới tính rõ ràng, chỉ khác nhau về vai trò giữa nam và nữ Nhưng từ đầu thế kỷ XXI, con người được tiếp cận với các thuật ngữ mới về giới tính như: đồng tính, chuyền giới, dị tính, song tính Các thuật ngữ này đề cập đến các khunh hướng tình dục, thái

độ, nhận thức của một bộ phận người trong xã hội có khung hướng giới tính

trái ngược với cơ thé sinh học của bản thân Có thé cơ thé là nữ nhưng lại có

xu hướng giới tính là nam và ngược lại Cùng với sự phát triên của Y học, đặc

Trang 24

biệt là phương pháp phẫu thuật chuyển giới mà việc xác định giới tính ditruyền cũng như các khái niệm niệm về giới tính ngày càng trở nên nhạy cảm

Từ những quan niệm khác nhau về giới tính ở trên, học viên đã tổng kết

và đưa ra khái niệm về “Giới tính” như sau: “Giới tính chỉ những đặc điểmkhác nhau về mặt sinh học giữa nam và nữ Những điểm khác biệt ấy quy

định vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân với xã hội”.

Giáo dục giới tính

Giáo dục giới tính có phạm vi rất rộng lớn, tác động toàn diện đến tâm

lí, đạo đức con người, “là hình thành tiêu chuẩn đạo đức của hành vi có liênquan đến lĩnh vực thầm kín của đời sống con người, hình thành những quan

niệm đạo đức lành mạnh giữa em trai và em gái, thanh nam và thanh nữ, giáo

dục những sự “kiềm chế có đạo đức”, sự thuần khiết và tươi mát về đạo đức

trong tình cảm của các em” (Theo giáo sư Trần Trọng Thuỷ, Giáo sư Đặng

Xuân Hoài)

Theo từ điển Tiếng Việt: “Giáo dục giới tính là bộ phận hữu cơ của

giáo dục đời sống gia đình giúp thế hệ trẻ: Có những hiểu biết cơ bản về các

đặc điểm giới tính, về quá trình sinh sản ở người, về các bệnh lây lan do quan

hệ tình dục; Có ý thức và biết đánh giá đúng đắn hành vi của mình và ngườikhác trong mỗi quan hệ với người khác giới, xây dựng đúng đắn tình ban, tìnhyêu chân chính; Chuẩn bị về mặt tâm lý và thực tiễn cho cuộc sống vợ chồng

hạnh phúc, từ cách làm cha, làm mẹ trong tương lai” [36 ,tr.121] Khái niệm

này chỉ ra rằng giáo dục giới tính gắn liền với giáo dục đời sống gia đình Nó

giúp cho các thế hệ trẻ hiểu được tầm quan trọng của gia đình cũng như có những hiểu biết để xây dựng và phát triển gia đình của bản thân V Vladi —

D.Capuxtin - nhà nghiên cứu tâm lý người Nga lại có quan niệm: “Giáo duc

giới tính là bộ phận không thẻ tách rời của giáo dục đạo đức, gắn liền với mộtloạt các vấn đề giáo dục và y học Nó giúp cho trẻ hiểu được vai trò của contrai hoặc con gái, của một thanh niên hoặc một phụ nữ, tiếp đó là phát triển

Trang 25

vai trò của một người đản ông hoặc một người đàn bà, cả vai trò của người

chồng hoặc người vợ, người bố hoặc người mẹ cho phù hợp với các nguyêntắc đạo đức xã hội ” [5 ,tr.5] Quan điểm này của V Vladi — D.Capuxtin đã

đề cao vấn đề đạo đức trong GDGT Đó là nền tảng để phát triển xã hội, là

chuẩn mực ứng xử của các thành viên trong gia đình với nhau cũng như đối

với môi trường xung quanh Ông cũng phân biệt rõ 2 giới nam và nữ qua các

thé hệ trong gia đình từ con cái, người trưởng thành bước chân ra ngoài xã hội

và bố mẹ trong gia đình.

Trong đời sống giới tính, tính dục có một vị trí rất quan trọng Việcgiáo dục tính dục là một bộ phận không thể thiếu của giáo dục giới tính Nókhông những đặt cơ sở các chuẩn mực về đạo đức cho tình yêu mà còn cungcấp những kiến thức nhất định về sinh học và tâm lí học tính dục Đời sốnggiới tính liên quan mật thiết với mối quan hệ giữa hai giới, với hôn nhân và

đời sống gia đình Giáo dục giới tính cũng là quá trình trang bị cho các con người biết cách quan hệ, xử sự đúng mực với người khác giới, biết cách thể

hiện mình cho phù hợp với giới tính, có những tư thế tác phong đúng đắn

Giáo dục giới tính còn cung cấp cho thanh thiếu niên những kiến thức về mối

quan hệ với những người khác giới, về tình bạn khác giới và tình yêu nam nữ,đời sống hôn nhân và gia đình Giáo dục giới tính không giới hạn độ tuôi, họcviên nhận thấy, van đề giới tính đều có thé vướng mắc ở bat cứ độ tuôi nào, từtrẻ nhỏ, tuôi dậy thì, tuổi vị thành niên, tuổi tiền hôn nhân, tuổi trung niên, và

tuôi già Bởi bat cứ lứa tuổi nào cũng cần có sự tư vấn, trang bị kiến thức về van dé sức khoẻ giới tính.

Như vậy có thê thấy, các quan niệm đều đề cập đến vấn đề GDGT là vô

cùng quan trọng với xã hội Việc giáo dục này không chỉ ở khía cạnh cung

cấp các kiến thức mà còn cần thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của từngngười sao cho phù hợp với chuẩn mực xã hội Trên cơ sở tông kết các khái

niệm ở trên, tôi đưa ra quan niệm của mình vê GDGT như sau: “Giáo dục giới

Trang 26

tính là là việc truyền đạt tổng hợp những hiểu biết giới tính bao gồm: tâm sinh

lý, sự phát triển của cơ thé, cách ứng xử phù hợp với giới tính trong xã hội,quyên và trách nhiệm của mỗi cá nhân Từ đó có các biện pháp bảo vệ cơ thécũng như hình thành lối sống lành mạnh, thé hiện trách nhiệm của ban thân

với cộng đồng” Nó là sự kết hợp của các yếu tố: Các kiến thức sinh học, tâm

lý giới tính của con người và mặt đạo đức xã hội.

1.1.5 Truyền hình Theo tác giả Tạ Ngọc Tan: “Thông tin truyén hình tái hiện cuộc sống

hiện thực trong trạng thái sống Nghĩa là truyén hình có thể là một phạm

vi, một bộ phận nguyên dạng những gì dang diễn ra ngoài đời nhưng nóđược cho là rõ hon, dep hơn Người xem truyền hình có cảm giác như họđang có mặt, trực tiếp chứng kiến hay đang tham gia vào sự kiện thực tế

đó ”[21 tr.132] Theo cách hiểu này thì sự xuất hiện của truyền hình được xem là một điều kỳ diệu trong sáng tạo của nhân loại Cùng với việc kết

hợp giữa hình ảnh động và âm thanh, truyền hình đem đến cho con người

cảm giác chân thực về một cuộc sống sinh động đang hiện diện trước mắt khi ngồi trước máy thu hình Cuộc sống đó đã được cô đọng, điển hình hóa

trên những bình diện khác nhau, làm giàu thêm về ý nghĩa trước khi đưađến cho khán giả thông qua các chương trình truyền hình

Sinh sau đẻ muộn, truyền hình thừa hưởng những thành quả phát triểncủa phát thanh, báo in và cả điện ảnh Truyền hình lay hình ảnh của điện ảnh

làm chủ đạo, lay âm thanh của phát thanh dé tăng hiệu quả thông tin với nhiều

dạng thức: lời bình, lời nói, tiếng động, âm nhạc, trong đó, hình ảnh là yếu

tố đầu tiên và cũng là yếu tổ đem lại sức hấp dẫn cho truyền hình Nhưng

khác điện ảnh, hình ảnh của truyền hình là khách quan, chứa đựng cuộc sốngsinh động trong thực tế, không bị dàn dựng Sự sinh động và hấp dẫn của báohình chính bởi những đặc trưng có tính “ưu thế” này

Trang 27

Khái niệm “truyền hình” được định nghĩa trong “Từ điển tiếng Việt:

“Truyén hình ảnh, thường đồng thời có cả âm thanh di xa bang radio hoặcbằng đường dây ”.[36, tr.1124]

Trong “Giáo trình báo chí truyền hình”, tác giả Dương Xuân Son cũngtrình bày một khái niệm tương tự: “Thuật ngữ Truyền hình (Television) có

nguon gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lap Theo tiếng Hy Lap, từ “Tele” có nghĩa là “ở xa”, còn “videre” là “thấy được, còn tiếng Latinh có nghĩa là xem được ở xa Tiếng Anh là “Television”, tiếng Pháp là “Télévision”, tiếng

Nga là “meneeudenue” Như vậy, dù phát triển ở bất cứ đâu, ở quốc gia nàothì tên gọi truyền hình cũng chung một nghĩa là nhìn được từ xa” [39, tr.13]

Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia "Truyền hình là loạihình báo chí truyền tải nội dung chủ yếu băng hình ảnh sống động và cácphương tiện biểu đạt khác như lời, chữ, ảnh, âm thanh "

Theo Giáo trình báo chí truyền hình của tác giả Dương Xuân Sơn:

“Truyền hình là một loại hình truyền thông đại chúng chuyền tải thông tinbăng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vôtuyến điện” [26, tr.13] Thuật ngữ truyền hình (Television) có nguồn gốc từtiếng Latinh và tiếng Hy Lạp Theo tiếng Hy Lạp, từ “Tele” có nghĩa là ở xacòn “videre” là “thấy được”, còn tiếng Latinh nghĩa là xem được từ xa Ghéphai từ đó lại thành “Televidere” có nghĩa là xem được ở xa Tiếng Anh là

“Television”, tiếng Pháp là “Télévision”

1.2 Vai trò của quản trị nội dung CTTH và một số lý thuyết nghiên

cứu

1.2.1 Vai trò 1.2.1.1 Dam bao nội dung chương trình “đúng — trúng - hay”

Trong phần trên, tác giả đã trình bày các khâu của hoạt động tô chứcsản xuất chương trình truyền hình, gồm chuẩn bị trước khi lên sóng, trong khilên sóng và xử lý nghiệm thu sau khi lên sóng Đây là ba khâu nối tiếp nhau

Trang 28

trong một quy trình làm việc chặt chẽ, logic Trong đó chỉ một khâu trục trặc

là hai khâu còn lại lập tức bi ảnh hưởng.

Đề một chương trình truyền hình sản xuất đạt chất lượng thì trong trong

ba khâu này là sự kết hợp của cả một ekip từ TCSX, trợ lý, biên tập, MC, kỹ

thuật, kỹ thuật CG, kỹ thuật playout, kỹ thuật đồ họa, đạo diễn hình, quay

phim, kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, kỹ thuật trường quay Trước đó là cả một

đội ngũ xét duyệt, cố van chương trình Mỗi bộ phận họ tập trung làm tốt nhất công việc của họ, vì thế đòi hỏi một người quản trị tổ chức sản xuất như một

“nhạc trưởng” tập hợp, định hướng “ai vào việc gì” đảm bảo dây chuyền được

cũng khó đạt được chất lượng, hiệu quả như mong muốn.

Đặc biệt với những chương trình truyền hình có nội dung cập nhật tin tức sự kiện, việc quản trị tổ chức sản xuất còn góp phần đảm bảo thông tin

tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước một cách hiệu quả.Thông tin trong chương trình truyền hình có vai trò quan trọng trong việcđịnh hướng tư tưởng, chính trị, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng,nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu ngảy càng cao đời sống tinh than của nhândân Chương trình truyền hình nếu có nhiều tin, bài được quản trị tốt sẽ gópphần phản ánh tâm tư nguyện vọng của quần chúng; những vấn đề bức xúc

trong đời sống xã hội; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu lãng phí, và suy thoái đạo đức lối sống Mặt khác, với các thông tin quốc

tẾ, trong quá trình đổi mới và hội nhập, việc quản trị tốt tổ chức sản xuấtchương trình truyền hình sẽ góp phần nâng cao chất lượng thông tin, thựchiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng, đa phương hóa các quan hệ

Trang 29

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các kênh, các đài truyền hình

và truyền thông nội dung số thì việc xác định kế hoạch, mục tiêu, khung chương trình rõ ràng luôn là điều vô cùng cần thiết đối với bất kỳ một Đài nào

chứ không riêng gì các chương trình truyền hình Thực tế chỉ có trên cơ sở kếhoạch, mục tiêu rõ ràng, khung chương trình hợp lý mới có thể thu hút khán

giả cũng như đảm bảo thực hiện hợp lý các thông điệp của một chương trình

truyền hình Có thé khang định, lượng khán giả đo được có thé quyết định đến

sự ton tại hay diệt vong của một chương trình truyền hình Với chương trìnhtruyền hình hiện nay, khán giả ở nhiều lứa tuổi khác nhau từ người lớn đến trẻ

nhỏ, ở vùng núi hay đồng bằng đều quan tâm và có nhu cầu về thông tin truyền hình Nắm được sự quan tâm lớn của công chúng, càng ngày số lượng các chương trình truyền hình của các dai tỉnh, các kênh truyền hình ra đời

ngày càng nhiều, cạnh tranh gay gắt với nhau Do vậy muốn tạo được nguồnkhán giả bền vững đòi hỏi chương trình truyền hình phải được quản trị chặtchẽ, có tiêu chí hấp dẫn, nội dung thiết thực, thông tin chính xác, cách théhiện sinh động, lôi cuốn

Bên cạnh đó, quản trị tổ chức sản xuất góp phần tích cực, khai thác lợithế về hình ảnh âm thanh sinh động và định hình được khung phát sóng chủ

yếu vào giờ vàng, với thông tin nhanh nhạy, chương trình truyền hình có thê

phát huy được vi trí vai trò của mình, thu hút được sự quan tâm theo dõi của

đông đảo công chúng Thông tin trong chương trình truyền hình có vai trò

quan trong trong tiến trình tham gia tổ chức xã hội, không chỉ tuyên truyềnnâng cao nhận thức, hiéu biết của công chúng về chủ trương, chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước và các thông tin phản hồi từ cuộc sống, tâm tư

Trang 30

nguyện vọng và những vấn đề bức xúc của cuộc sông, tham gia trực tiếp vàoquá trình tổ chức và quản trị xã hội cụ thé Có thé khang định, chương trìnhthời sự truyền hình của Trung Ương và các Đài địa phương có vai trò, ý nghĩarat lớn đôi với đời sống kinh tế xã hội của người dân bởi đây vừa là kênh thực

hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của cấp ủy và chính quyền địa phương, là điễn đàn của các tầng lớp nhân dân Chính việc cung cấp thông tin khá toàn diện trên các lĩnh vực một cách chính xác, đa chiều, chương trình thời sự đã trở thành một kênh

thông tin quan trọng, là cầu nối để các chủ trương chính sách của Đảng, Nhànước, của thành phố đến được với người dân, đồng thời cũng qua chươngtrình thời sự, người dân có điều kiện đề đạt tâm tư, tình cảm của mình

1.2.1.3 Tiết kiệm chỉ phí sản xuất

Có thể thấy hiện nay, kinh tế báo chí đang là vẫn đề được các cơ quan

báo chí rất quan tâm Do vậy việc quản trị tổ chức sản xuất luôn phải hướng

tới mục tiêu tiết kiệm chỉ phí sản xuất nhất có thé

Sản phẩm dịch vụ mà ngành truyền hình cung cấp cho các nhà quảng

cáo, doanh nghiệp, đó là cơ hội tiếp cận công chúng Đặc điểm, số lượng và

thời gian của công chúng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của truyền hình, sẽ tạonên giá trị cho sản phẩm dịch vụ mà ngành công nghiệp truyền hình đem lại

cho các nhà quảng cáo, doanh nghiệp.

Thực tế, đối với một chương trình truyền hình nói chung, chi phí sảnxuất thường lớn hơn các loại hình báo chí khác, nhất là ở các sản phẩm truyềnhình như chuyên đề, phim tài liệu hay các chương trình bản tin truyền hình

trực tiếp Theo thống kê chi phi dé sản xuất các bản tin trực tiếp Cà phê ngày

mới trên kênh VTC9 khoảng 8 tỷ đồng/ Inăm, chưa ké các chương trình đặcbiệt Tết như Bản tin Tết Xuân hạnh phúc trong năm 2023, (có các khách mời

là người nổi tiếng như hoa hậu Thuy Tiên, ca sĩ Tuan Hung, rapper Den Vâu),chương trình Tết sẻ chia, Nem và Nấu: Âm thực Tết Bắc Trung Nam, Phong

Trang 31

Thuỷ năm Tân Mão, Tết của tôi Riêng các chương trình Tết đặc biệt chi phísản xuất đã rơi vào 2 tỷ đồng Việc đầu tư cho chương trình nhiều hay ítthường phụ thuộc vào việc Kênh, Đài Truyền hình đó kêu gọi hợp tác đầu tư,

xã hội hoá, hoặc bao nhiêu kinh phí quảng cáo nội dung trên kênh sóng, tuy

nhiên trong những năm gần đây, doanh nghiệp đã thu hẹp khoản ngân sách

quảng cáo dành cho báo chí truyền hình, ngân sách eo hẹp, nhưng nhiều đài

Truyền hình van chấp nhận lỗ dé có chương trình hay, bản sắc phát sóng vàodịp Tết Nguyên Đán nhằm phục vụ khán giả Bên cạnh đó, với các chương

trình Gameshow thì chi phí còn tăng hơn nữa, với các chương trình

gameshow Fanpick hợp tác của VTC và Hàn Quốc, Gameshow truyền hìnhthực tế "Phiêu lưu cùng Gulliver!" của Đài Truyền hình Kansai Nhật Bản vớiđài VTC đều là các chương trình được yêu thích tại Hàn Quốc và Nhật Bản,

hiện đang được phát sóng trên kênh VTC9 có chỉ phí sản xuất khá lớn rơi vào

300-500 triệu/ 1 tập phát sóng, bởi bên cạnh đó thì đủ các chi phí cho âm

thanh, ánh sáng, giám khảo, huấn luyện viên, khách mời nồi tiếng của các

gameshow này rất cao

Chưa kể, với những gameshow ăn khách của nước ngoài, có yêu cầukhắt khe về format (bản quyên), nhà sản xuất còn phải bỏ ra khoản chi phí lớn

dé trả cho người của công ty nước ngoài sang giám sát hay chuyển giao kỹthuật dan dựng Trong khi chi phí sản xuất gameshow mỗi năm mỗi tăng, thìdoanh thu quảng cáo trên truyền hình lại có xu hướng ngày càng giảm, không

ồn định tùy theo mùa, thời điểm phát sóng và độ ăn khách của chương trình.

Thực tế trên cho thấy đối với báo chí truyền hình hiện nay, vấn đề kinh

tế đóng vai trò hết sức quan trọng Do vậy hoạt động quản trị tổ chức sản xuất

nếu thực hiện chặt chẽ, hiệu quả với những tính toán, điều tiết hợp lý sẽ gópphần tối ưu chỉ phí sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cho nhà Dai Ngược lại,hoạt động quản trị lỏng lẻo, không biết cân đối sẽ làm thất thoát ngân sáchcho đài, gây thiệt hại về mặt kinh tế báo chí

Trang 32

1.2.2 Một số lý thuyết nghiên cứu

- Lý thuyết truyền thôngMột số lý thuyết truyền thông: lý thuyết xâm nhập xã hội; lý thuyếtxét đoán xã hội; lý thuyết học tập; lý thuyết truyền bá cái mới; lý thuyết

thuyết phục; lý thuyết truyền thông điệp cho đối tượng; lý thuyết sử dụng; lý thuyết sử dụng và hài lòng

Trong môi trường thông tin, lý thuyết “Sử dụng và hài lòng” coi việc

có đáp ứng được nhu cầu của công chúng hay không là tiêu chuẩn cơ bản dé

đánh giá hiệu quả truyền thông, giác độ này có ý nghĩa vô cùng quan trọng

Thứ nhất, hành vi tiếp xúc với truyền thông của công chúng là hoạtđộng lựa chọn những nội dung trên phương tiện truyền thông dựa trên nhucầu của công chúng, sự lựa chọn này có “tính linh hoạt” nhất định, điều này

có lợi cho việc điều chỉnh quan điểm “công chúng hoàn toàn bị động” thành công chúng là người hoàn toàn chủ động tiếp nhận thông tin trong môi trường truyền thông hiện đại.

Thứ hai, lý thuyết này nhẫn mạnh tinh đa dang trong cách thức sử dụng phương tiện truyền thông của công chúng, đồng thời chỉ rõ vai trò chi phối

của nhu cầu công chúng đối với hiệu quả truyền thông

Thứ ba, lý thuyết “Sử dụng và hài lòng” chỉ ra rằng, truyền thông đạichúng có hiệu quả cơ bản đối với công chúng, đây cũng là một sự bồ trợ cóích cho “lý thuyết hiệu quả truyền thông hữu hạn” mà thập kỷ 1940 - 1960nhân mạnh quá nhiều về tính phi hiệu quả của truyền thông đại chúng Xét từ

giác độ này, một số học giả coi nó là lý thuyết “hiệu quả thích hợp”.

Trong môi trường thông tin, lý thuyết “sử dụng và hài lòng” đóng

vai trò quan trọng, có thể giúp chúng ta hiểu sâu hơn về công chúng hiện

đại, từ đó giúp các cơ quan báo chí thay đổi các phương thức tác nghiệp,cung cấp cho xã hội những sản phẩm báo chí truyền thông phù hợp với

thời đại.

Trang 33

Quá trình truyền thông là sự truyền đi của các thông điệp (ý nghĩ,thông tin, tư tưởng, ý tưởng, ý kiến, kiến thức ) từ một người hay một nhómngười đến người khác hay một nhóm người khác băng lời nói, hình ảnh, vănbản hoặc các tín hiệu khác Chính vì vậy, truyền thông liên quan đến việc làm

thé nao dé liên kết các yếu tố như người nhận, người gửi, cách mã hóa và cách giải mã, các kênh và các phương tiện truyền thông nhằm đảm bảo cho

tính chính xác và hiệu quả của quá trình truyền thông

- Lý thuyết xã hội học truyền thông đại chúng

Dưới góc độ của xã hội học thì truyền thông đại chúng được coi như làmột qué trình xã hội Đó là quá trình truyền đạt thông tin một cách rộng rãi ra

công chúng trong xã hội thông qua các PTTTDC như báo in, phát thanh,

truyền hình, báo mạng điện tử

Một số tác giả khác cho rằng truyền thông đại chúng là một quá trình

xã hội, đó là quá trình truyền tải thông tin ra công chúng thông qua các

phương tiện truyền thông, được liên kết chặt chẽ bởi các yếu tố: nguồn tin, thông điệp và người nhận Thiếu một trong ba yếu tố này, hiệu ứng xã hội sẽ

không xảy ra khi các kênh truyền thông đại chúng truyền thông điệp mà

không có người nhan[41]; [42]

Cũng theo các tác giả, truyền thông đại chúng là một quá trình xã hộiđặc thù bao gồm ba thành tố sau đây: 1) Hoạt động truyền thông (săn tin,quay phim, chụp ảnh, viết bài, biên tập và cuối cùng là xuất bản, hoặc phát

sóng), 2) Các nhà truyền thông (bao gồm các tổ chức truyền thông như báo

chí, đài phát thanh, đài truyền hình và những người làm công tác truyền

thông như nhà báo, phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên ), 3) Và đại

chúng (các tầng lớp công chúng rộng rãi).

Chăng hạn, khi chúng ta mở máy tính, máy tính bảng, điện thoại diđộng xem tin tức trên một tờ báo thì hành vi đó đã năm trong quá trình truyềnthông đại chúng Thế nhưng nếu chúng ta cũng mở những loại phương tiện

Trang 34

trên nhưng lại để xem một tập ảnh chụp chung với gia đình hay bạn bè, thìhành động này lại không được coi là nằm trong quá trình truyền thông đạichúng, bởi một lẽ đơn giản là tập đữ liệu này được chụp và truyền phát trongkhuôn khổ cá nhân mà thôi

Nói cách khác, điểm then chốt trong việc xác định xem một hành vi có

nam trong quá trình truyền thông đại chúng hay không không phải là cái mànhình điện thoại di động hay máy tính, máy tính bảng mà là cần xem xét coi

hành vi ấy có năm trong quá trình truyền tải thông tin ra rộng rãi công chúng

thông qua các PTTTDC hay không.

- Lý thuyết báo chí họcTheo Siebert trong cuốn sách về Bon lý thuyết về báo chí, báo chí manghình thức và màu sắc của các cấu trúc xã hội và chính trị trong đó nó hoạt

động Báo chí và các phương tiện truyền thông khác, trong quan điểm của họ,

sẽ phản ánh “niềm tin căn bản và giả định rằng xã hội nắm giữ” Để nhìn nhận

sự khác biệt của hệ thống báo chí giữa các nước một cách toàn diện nhất, phải

nhìn vào hệ thong xã hội ma chung dang hoạt động Dé xem xét hệ thống xã

hội trong mối quan hệ với báo chí, phải xem xét những niềm tin và quan niệm

cơ bản của xã hội đó: đặc tính của con người, xã hội, đất nước, mối quan hệgiữa con người và đất nước đó, của tri thức và sự thật

Báo chí biểu hiện vai trò trong đời sống xã hội trên nhiều lĩnh vực như:Chính trị, kinh tế, văn hoá — xã hội

Chức nang của báo chí: Thông tin, tư tưởng, khai sáng, giải trí quản tri,

giám sát và phản biện xã hội, kinh tế, dịch vụ

- Các lý thuyết về khoa học lãnh đạo quản trị

Các tư tưởng và trường phái quản trị Hoạt động quản tri đã có từ xa xưa

khi con người biết lao động theo từng nhóm đòi hỏi có sự tô chức, điều khiển

và phối hợp hành động

Trang 35

Về sau, Các Mác đã khang định: “Moi lao động xã hội trực tiếp hoặclao động chung khi thực hiện trên một quy mô tương đối lớn, ở mức độ nhiềuhay ít đều cần đến quản trị”; và ông hình dung quản trị giống như công việccủa người nhạc trưởng trong một dàn hợp xướng Bắt đầu từ quản trị theokinh nghiệm, đến thế kỷ XX (đặc biệt vào những năm 40) ở phương Tây mới

nghiên cứu có hệ thống vấn đề quản trị với sự xuất hiện hàng loạt công trình,

như một “rừng lý luận quản trị” rậm rạp Những lý thuyết đó được đúc kết từ

thực tiễn quản trị và thể hiện các tư tưởng triết học khác nhau, phát triển qua

từng giai đoạn lịch sử.

Ở Trung Hoa thời cô đại, tư tưởng đức trị của Không Tử với triết lýĐạo Nhân đã chi phối hoạt động quản trị, chủ yếu đối với việc quản trị xã hội,đất nước (“trị quốc, bình thiên hạ”) bởi lẽ nền kinh tế thời đó chỉ là tiêu nông,

thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ Cặp phạm trù Nhân - Lợi đã có ảnh hưởng

nhất định đến quản trị qua tư tưởng nhân bản “làm cho dân giàu, nước mạnh”; được các đời sau kế thừa và phát triển.

Với sự phát triển thương mại (thế kỷ XVI) và cách mạng công nghiệp

ở châu Âu (thế ky XVIID, hoạt động quản tri được tách ra thành một chức

năng riêng như một nghề chuyên nghiệp từ sự phân công lao động xã hội Lýthuyết quan tri từng bước tách ra khỏi triết học dé trở thành một khoa học độclập - khoa học quản trị - từ đầu thế kỷ XX cùng với sự ra đời của chủ nghĩa tư

bản và sau đó là chủ nghĩa xã hội.

Quản trị là một khái niệm bao gồm nhiều dạng Riêng quan tri xã hội đã

có nhiều lĩnh vực như Quản tri Nhà nước, quản tri hành chính công, quản tri kinh tế, quản trị ngành (văn hoá, giáo dục kinh tẾ, ) Quản trị là khoa học

liên ngành, vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật.

Hoạt động quản trị thông điệp truyền thông có thé được phân tích dướigóc nhìn của Lao động nhà báo và hoạt động tô chức toà soạn (và với góc tiếpcận của Quản trị tổ chức có thê vận dụng nhiều lý thuyết của Edgar H.Schen,

Trang 36

hay Mc.Gregor thuyết về tâm lý xã hội, về công băng, về nhu cầu ) Quantrị cũng có thé phân tích dưới góc độ chức năng của Báo chí Báo chí tham giahoạt động quản trị bằng dòng chảy của thông tin 2 chiều- thuận và ngược Quan trị thông điệp truyền thông tức là quản trị dong chảy liên tục, xuyên

suốt từ chủ thé quản trị đến khách thé quản trị.

Như vậy, có thể hiểu, quan trị là mot hoạt động ma mọi tô chức đều có,

là mot quá trình do một người hay nhiều người thực hiện hoạch định, tô chức,lãnh đạo và kiểm soát những hành động của các thành viên và sử dung tat cả

các nguồn lực khác nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra.

1.3 Các yếu tố trong quản trị sản xuất nội dung về giáo dục giới tính trên truyền hình

1.3.1 Chủ thể quản trị

Ở cấp độ vĩ mô thì quản trị đối với hoạt động báo chí nói chung, quản

trị nội dung giáo dục giới tính trên chương trình truyền hình nói riêng cũngnhư bat kỳ một dang quản trị nào khác là dạng quản trị công vụ quốc gia của

bộ máy Nhà nước, là công việc của bộ máy hành pháp Nó là sự tác động có

tổ chức và được điều chỉnh bằng pháp luật, trên cơ sở quyền lực nhà nước đốivới quá trình xã hội và hoạt động báo chí do các cơ quan có thâm quyền trong

hệ thống hành pháp cấp tỉnh tiến hành để thực hiện chức năng và nhiệm vụ

của nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, thỏa mãn nhu cầu tự do báo chí của công dân, đảm bảo thực hiện tốt vai trò điều tiết vĩ mô đối với báo chí trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo về tô quốc xã hội chủ

nghĩa Việt Nam.

Theo đó, quản trị báo chí nói chung và quản trị tổ chức sản xuất chươngtrình truyền hình nói riêng chủ yếu được tiến hành bởi các chủ thể như: Ban

biên tập, Ban giám đôc các cơ quan báo chí.

Trang 37

Ở cấp độ vi mô thì quản trị chương trình truyền hình là chức năng,nhiệm vụ trực tiếp và thường xuyên của Lãnh đạo/Ban biên tập cơ quan, các

phòng nghiệp vụ:

Lãnh đạo/Ban Biên tập là bộ não của tòa soạn, là ban quản trị, lãnh đạo

tòa soạn, xây dựng phương hướng, chiến lược phát triển tòa soạn trong từng

giai đoạn lịch sử nhất định Ban Biên tập do cơ quan chủ quản thành lập làmnhiệm vụ bàn bạc và giải quyết các vấn đề liên quan đến xuất bản các ấn

phẩm báo chí của tòa soạn, đứng đầu là Tổng biên tập, chịu trách nhiệm trước

Đảng và Nhà nước về công tác tuyên truyền đối nội và đối ngoại, tổ chức cán

bộ, vận hành tòa soạn xuất bản đều đặn các an phẩm đảm bảo chất lượngtrong đó có quản trị chương trình truyền hình Tổng Biên tập chịu trách nhiệmphân công các thành viên trong Bộ Biên tập thực hiện công tác tổ chức, quản

trị các phòng, ban chuyên môn và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, biên tập

và kiểm duyệt tin bài hằng ngày, xây dựng các đề án phương hướng phát triển, đổi mới, nâng cao chất lượng các ấn phẩm, chăm lo công tác dao tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, phóng viên Các thành viên Ban Biên tập chịu trách nhiệm trước Tổng

biên tập về toàn bộ phần việc được phân công và tham gia chỉ đạo hoạt độngchuyên môn nghiệp vụ của phóng viên và công tác biên tập, xuất bản

- Các nhà báo, phóng viên trực tiếp viết bài: Nhà báo, phóng viên trựctiếp viết bài là chủ thể quản trị trực tiếp, chịu trách nhiệm chính với những bàiviết, tư liệu, hình ảnh liên quan tới chương trình phụ trách trước cơ quan báo

chí.

1.3.2 Nội dung quản trị

1.3.2.1 Quan tri nguon nhân lực

Có thể nói, công tác quản trị, bố trí nguồn nhân lực là khâu quan trọngtrong bất kỳ lĩnh vực nào Cán bộ có năng lực luôn là điều kiện đầu tiên đểgiải quyết các nhiệm vụ chuyên môn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã diễn đạt thật

Trang 38

giản dị và sinh động vai trò công tác cán bộ: “Cán bộ là dây chuyền của bộmáy quản trị, nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt đến

may cũng bị tê liệt” Nhân lực của một ekip thực hiện chương trình truyền

hình có nhiều bộ phận: bộ phận kỹ thuật (âm thanh, ánh sáng, thiết kế, ), bộphận sản xuất nội dung (Nhà sản xuất, Quản lý sản xuất, Quản trị sản xuất,

Đạo diễn, Bình luận viên, phát thanh viên, quay phim, ) Một chương trình

giáo dục giới tính truyền hình không phải là sản phẩm của cá nhân nào mà là

sản phâm của tập thể Đây là điểm khác biệt của truyền hình so với các loại

hình báo chí khác Người làm báo in, báo mang, báo phát thanh có thé tự thânđộc lập đi viết bài, chụp ảnh, ghi âm, biên tập nộp cho người duyệt bài vàđăng bài Còn để sáng tạo một chương trình truyền hình như giáo dục giớitính thì có nhiều khâu, mỗi khâu cần sự tham gia của một bộ phận nhân sự

như: biên tập, đạo diễn, bình luận viên, phát thanh viên, quay phim, kỹ thuật

viên Đặc biệt, đối với chương trình truyền hình trực tiếp, vai trò nhân lực của các bộ phận là ngang nhau, nếu thiếu bộ phận nào thì không thể đảm bảo việc sản xuất và phát sóng chương trình Với tính chất như vậy, việc quản trị

nguôồn nhân lực trong quá trình sản xuất chương trình truyền hình giáo dụcgiới tính hết sức quan trọng Mỗi nhân lực trong quy trình sản xuất có chuyênmôn riêng, vai trò riêng nhưng đều phải hướng tới chương trình chung Nhânlực trong một kênh truyền hình bao giờ cũng phức tạp, céng kénh hơn so vớicác tòa soạn báo thuộc những loại hình báo chí khác Quy trình sản xuất phứctạp hơn, chi phí cho nhân lực cũng tốn kém hơn

Việc quản trị, bố trí nhân lực hết sức quan trọng trong sản xuất chương trình giáo dục giới tính truyền hình nói riêng và trong hoạt động của các cơ

quan báo chí nói chung Người làm báo được xem là “nhân vật trung tâm của

các cơ quan báo chí” [33, tr.216] và việc “quản trị và quản lý để đào tạo và sửdụng tài năng thật sự là chuyện đáng ban Đã làm nghề thì phải được đào tạo”[33, tr.218] Mỗi co quan sản xuất chương trình giáo dục giới tính truyền hình

Trang 39

có quản trị nhân sự khác nhau, có thé phân theo các tiêu ban: hoặc phân theohình thức chương trình như: giáo dục giới tính tiêu điểm, giáo dục giới tính

hàng ngày, Việc quản trị nhân lực vào các phòng ban phải tùy thuộc vào

năng lực, nguyện vọng của từng người Thực tế, có những người làm giáo dụcgiới tính rất tốt nhưng không phù hợp làm chương trình giáo dục giới tính trêntruyền hình và ngược lại Người làm quản lý phải làm thế nào để khai thác tối

đa năng lực của từng cá nhân.

Chất lượng nhân lực làm chương trình truyền hình giáo dục giới tính rấtquan trọng, việc quản trị bố trí nhân lực đó như thế nào cho hợp lý còn quantrọng hơn Không giống các ngành nghề khác, nghề báo đòi hỏi cao tính sáng

tạo và vai trò của cái tôi cá nhân Tờ báo nào cũng có phong cách riêng,

nhưng mỗi bài báo lại cũng có sự khác nhau, có màu sắc Việc quản lý quản

trị nhân lực trong một cơ quan báo chí nói chung và truyền hình nói riêng vừa phải đảm bảo tính thống nhất về tư tưởng, hành động nhưng cũng phải đảm bảo khuyên khích ý kiến cá nhân của người làm báo, phát huy tinh than sáng

tạo.

Bên cạnh nhân sự sản xuất chính chương trình truyền hình giáo dục giớitính, các kênh hiện nay còn có thêm đội ngũ cộng tác viên nhăm thu hút đượctrí tuệ toàn xã hội vào việc nâng cao chất lượng Cộng tác viên có thé là ngườigiúp nhân sự chính ở một khâu sản xuất nào đó của chương trình truyền hìnhgiáo dục giới tính hoặc là những người tuy không làm nghề báo nhưng có hiểu

biết sâu sắc về lĩnh vực mà chương trình truyền hình giáo dục giới tính đề cập đến Ở nhiều lĩnh vực, tuy phóng viên, biên tập viên là những người giỏi nghiệp vụ nhưng sự hiểu biết về sâu về nội dung còn hạn chế Người viết dù giỏi đến đâu cũng không thể thay thế được trí tuệ toàn xã hội Những cộng tác

viên am hiểu và có uy tín sẽ giúp người thực hiện chương trình khỏa lap điểmyếu này Những nhân sự chính của kênh có thé dần dan học tập thêm về chuyên

môn từ những cộng tác viên này Nhiêu cơ quan báo chí đã quản trị các Tô Tư

Trang 40

Nhờ yếu tố này, truyền hình ngày càng có những bước tiến mới về thực hiện

chương trình và hệ thống thu phát sóng Quản trị sản xuất hệ thống máy móc

trang thiết bị là công việc không thê thiếu trong việc sản xuất chương trình

giáo dục giới tính truyền hình Có thể nói, trong các thể loại báo chí, truyềnhình có độ phụ thuộc vào máy móc trang thiết bị lớn nhất Ngay từ khâuchuẩn bị sản xuất, người quản trị phải có kế hoạch cụ thê về kỹ thuật, côngnghệ, quản tri thực hiện, nguồn kinh tế, tính khả thi trong việc sử dụng các

máy móc trang thiết bị Việc quản trị sản xuất hệ thống máy móc trang thiết bị một cách hiệu quả còn có tác dụng trong việc tối ưu hóa lợi ích kinh tế, tiết

kiệm thời gian và tạo ra môi trường làm việc thuận lợi, thoải mái, hiệu suất

cao Đối với một kênh truyền hình, bên cạnh bộ phận nội dung, bộ phận kỹ

thuật chiếm tỷ lệ đông đảo, bao gồm cả kỹ thuật dựng, kỹ thuật âm thanh, kỹ

thuật phát sóng Thực chất của việc sử dụng máy móc trang thiết bị là sự ápdụng kỹ thuật và công nghệ trong quá trình sản xuất chương trình giáo dụcgiới tính truyền hình Sản xuất chương trình truyền hình giáo dục giới tính cóđặc thù là vừa mang tính nội dung chính thống, vừa mang tính bao quát, cập

nhật Sự kết hợp hài hòa, hợp lý giữa các yếu tô này sẽ mang lại thành công

Ngày đăng: 21/06/2024, 03:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN