1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG GREENWASHING SCANDAL CỦA H&M

35 17 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội trong Greenwashing Scandal của H&M
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Thể loại Tiểu luận giữa kỳ
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 374,59 KB

Cấu trúc

  • Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP (8)
    • 1.1. Cơ sở lý luận (8)
      • 1.1.1. Các khái niệm cơ bản (8)
    • 1.2. Giới thiệu chung về H&M (9)
      • 1.2.1. Giới thiệu doanh nghiệp H&M (9)
      • 1.2.2. Quá trình phát triển và hoạt động của H&M (10)
    • 1.3. Tổng quan về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp H&M (11)
    • 1.4. Phân tích các bên liên quan đến hoạt động trách nhiệm xã hội của H&M (13)
  • Chương 2. VẤN ĐỀ VI PHẠM ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG GREENWASHING SCANDAL CỦA H&M (14)
    • 2.1. Tổng quan về Greenwashing Scandal (14)
    • 2.2. Các cáo buộc liên quan đến Greenwashing Scandal (15)
    • 2.3. Cách xử lý của H&M sau cáo buộc Greenwashing (16)
  • Chương 3. TÁC ĐỘNG CỦA GREENWASHING SCANDAL H&M (19)
    • 3.1. Các thuyết áp dụng khi phân tích Greenwashing Scandal H&M (19)
      • 3.1.1. Học thuyết của Friedman (19)
      • 3.1.2. Thuyết công bằng của John Rawls (20)
      • 3.1.3. Thuyết tương đối văn hóa (21)
    • 3.2. Sai lệch so với các Mục tiêu Phát triển Bền vững (22)
    • 3.3. Đánh giá phản ứng của H & M đối với các cáo buộc trong Greenwashing (23)
  • scandal 16 3.3.1. Phản ứng của H&M đối với các cáo buộc trong Greenwashing scandal (23)
    • 3.3.2. Lời phản hồi không đúng trọng tâm (23)
    • 3.3.3. Hàm ý đạo đức về Greenwashing của H&M............................................... 18 Chương 4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VẤN ĐỀ ĐẠO (25)
    • 4.1. Bài học rút ra từ Vụ tẩy rửa xanh của H&M (28)
    • 4.2. Đề xuất cải tiến của H&M trong thực hành CSR (29)
  • KẾT LUẬN (33)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (34)

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP 1 1.1. Cơ sở lý luận 1 1.1.1. Các khái niệm cơ bản: 1 1.2. Giới thiệu chung về H&M 2 1.2.1. Giới thiệu doanh nghiệp H&M 2 1.2.2. Quá trình phát triển và hoạt động của H&M 3 1.3. Tổng quan về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp H&M 4 1.4. Phân tích các bên liên quan đến hoạt động trách nhiệm xã hội của H&M 6 Chương 2. VẤN ĐỀ VI PHẠM ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG GREENWASHING SCANDAL CỦA H&M 7 2.1. Tổng quan về Greenwashing Scandal 7 2.2. Các cáo buộc liên quan đến Greenwashing Scandal 8 2.3. Cách xử lý của H&M sau cáo buộc Greenwashing 9 Chương 3. TÁC ĐỘNG CỦA GREENWASHING SCANDAL H&M 12 3.1. Các thuyết áp dụng khi phân tích Greenwashing Scandal H&M 12 3.1.1. Học thuyết của Friedman 12 3.1.2. Thuyết công bằng của John Rawls 13 3.1.3. Thuyết tương đối văn hóa 14 3.2. Sai lệch so với các Mục tiêu Phát triển Bền vững 15 3.3. Đánh giá phản ứng của H & M đối với các cáo buộc trong Greenwashing scandal 16 3.3.1. Phản ứng của H&M đối với các cáo buộc trong Greenwashing scandal .. 16 3.3.2. Lời phản hồi không đúng trọng tâm. 16 3.3.3. Hàm ý đạo đức về Greenwashing của H&M 18 Chương 4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI. 21 4.1. Bài học rút ra từ Vụ tẩy rửa xanh của H&M 21 4.2. Đề xuất cải tiến của H&M trong thực hành CSR 22 KẾT LUẬN 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 CSR Corporate Social Trách nhiệm Xã hội Doanh Responsibility nghiệp 2 SDG Sustainable Development Mục tiêu Phát triển bền Goal vững DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BẢNG BIỂU Hình 1.1: Biểu đồ lượng khí thải nhà kính của H&M trên thế giới giai đoạn 2013-2022 ... 5 LỜI MỞ ĐẦU Trong thập kỷ gần đây, cùng với sự toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp trên thế giới không chỉ tăng cường hợp tác mà còn cạnh tranh gay gắt để có thể tồn tại và phát triển. Và trong bối cảnh đó, việc các doanh nghiệp kinh doanh có đạo đức và trách nhiệm là yếu tố vô cùng quan trọng, yêu cầu doanh nghiệp không những phải tuân thủ quy định pháp luật, mà còn cần đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh không gây hại đến cộng đồng và tạo ra lợi ích bền vững cho tất cả các bên liên quan. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội cũng trở thành một yếu tố quan trọng trong xây dựng hình ảnh và uy tín của các doanh nghiệp trên toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn cố tình vi phạm đạo đức kinh doanh vì nhiều lý do khác nhau, như tập trung quá nhiều vào việc tối đa hóa lợi nhuận và cạnh tranh trên thị trường, thiếu ý thức về tác động xã hội, áp lực từ cổ đông và cổ phiếu, giám sát và kiểm soát còn lỏng lẻo hay áp lực để đáp ứng kế hoạch tài chính ngắn hạn… Từ đó, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trở thành một yêu cầu “mềm” đối với các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. Vì thế, nhóm chọn đề tài “Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội trong Greenwashing Scandal của H&M”, tập trung xem xét cụ thể về trường hợp H&M và những góc nhìn đa chiều về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và các vấn đề liên quan đến greenwashing scandal. Bài viết cũng sẽ đi vào chi tiết về các tình huống cụ thể và những hậu quả mà những vụ việc như vậy có thể gây ra đối với cả doanh nghiệp và xã hội để đưa ra những lời cảnh tỉnh và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp khác trên thế giới nói chung. Kết cấu của báo cáo được chia thành 4 chương sau: ●Chương 1: Cơ sở lý luận và Giới thiệu doanh nghiệp. ●Chương 2: Vấn đề vi phạm đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội trong Greenwashing Scandal của H&M. ●Chương 3: Tác động của vấn đề vi phạm đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội trong Greenwashing Scandal của H&M. ●Chương 4: Đề xuất giải pháp vấn đề đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội. Nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn tới giảng viên hướng dẫn TS. Vũ Thị Bích Hải đã cung cấp những kiến thức hữu ích, tạo tiền đề cho nhóm hoàn thành việc nghiên cứu đề tài này. Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi những sai sót nhất định, vì vậy, nhóm tác giả rất mong nhận được những nhận xét và góp ý từ cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Các khái niệm cơ bản: 1.1.1.1. Đạo đức kinh doanh Đạo đức kinh doanh là nguyên tắc và giá trị đạo đức áp dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Nó áp đặt một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực và hành vi đúng đắn mà doanh nghiệp nên tuân thủ trong quá trình kinh doanh để đảm bảo rằng các hoạt động của họ không chỉ tạo ra lợi nhuận, mà còn đáp ứng được các tiêu chuẩn đạo đức và trách nhiệm xã hội. Các khía cạnh chủ yếu của đạo đức kinh doanh bao gồm: tuân thủ pháp luật, tôn trọng đối tác kinh doanh, trách nhiệm xã hội, trung thực và minh bạch hay đạo đức trong quản lý và nhân sự… Nó thể hiện cam kết của doanh nghiệp đối với sự đúng đắn và trách nhiệm xã hội trong môi trường kinh doanh, và nó đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng uy tín và sự tin cậy của doanh nghiệp. Từ khi khái niệm này được nhà nghiên cứu đạo đức kinh doanh nổi tiếng Norman Bowie đưa vào Hội nghị Khoa học năm 1974, nó đã trở thành một chủ đề cho các cuộc tranh luận của các doanh nhân, nhà phân tích, cổ đông, người lao động, hay người tiêu dùng… 1.1.1.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - CSR) là một dạng hoạt động có quy tắc được các doanh nghiệp tự đưa ra nhằm giúp doanh nghiệp đóng góp cho các mục tiêu xã hội dưới vai trò là một doanh nghiệp nhân đạo, hoạt động vì cộng đồng bằng cách tham gia, hỗ trợ các hoạt động tình nguyện hoặc thực hiện những hoạt động mang tính đạo đức. Các tổ chức, doanh nghiệp và các thực thể kinh doanh cân nhắc và thực hiện để đảm bảo rằng hoạt động của họ không chỉ tạo ra lợi nhuận tài chính mà còn góp phần tích cực vào cộng đồng, môi trường và xã hội xung quanh. Trách nhiệm xã hội thể hiện cam kết của các tổ chức đối với gia đình, cộng đồng địa phương, toàn nhân viên, xã hội, môi trường trong việc thúc đẩy các giá trị đạo đức và bảo vệ lợi ích xã hội một cách tốt hơn. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được định nghĩa ngắn gọn như một sự cam kết của doanh nghiệp trong ứng xử phù hợp với lợi ích của xã hội trong các hoạt động liên quan đến lợi ích của khách hàng, nhà cung ứng, nhân viên, cổ đông, cộng đồng, môi trường. CSR đã 1 trở thành một chính sách bắt buộc phải có của bất cứ tổ chức nào dù ở tầm cỡ khu vực, quốc gia hay quốc tế. Nó cũng được coi là một phạm trù của đạo đức kinh doanh, có liên quan đến mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.1.3. Tính bền vững Tính bền vững (Sustainability) là một phần quan trọng của việc hoạt động kinh doanh hiện đại. Tính bền vững mô tả sự tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Nó liên quan đến cách mà doanh nghiệp tạo ra giá trị cho cộng đồng và xã hội xung quanh mình không chỉ bằng cách tối ưu hóa lợi nhuận, mà còn bằng cách xem xét và đáp ứng các yếu tố đạo đức và trách nhiệm xã hội trong quá trình kinh doanh của họ. Tính bền vững khuyến khích các doanh nghiệp điều chỉnh các quyết định tác động đến môi trường, xã hội và con người trong dài hạn, thay vì lời nhuận ngắn hạn như báo cáo thu nhập của quý tiếp theo. Để duy trì được tính bền vững trong kinh doanh, doanh nghiệp cần tích hợp các khía cạnh bền vững vào chiến lược kinh doanh của họ. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng nguồn tài nguyên tái chế, tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm thiểu tác động đến môi trường, và phát triển sản phẩm và dịch vụ bền vững. 1.2. Giới thiệu chung về H&M 1.2.1. Giới thiệu doanh nghiệp H&M H&M (Hennes & Mauritz) là một trong những thương hiệu thời trang lớn và phổ biến trên toàn thế giới, có trụ sở tại Thụy Điển. H&M được thành lập vào năm 1947 tại Västerås, Thụy Điển, bởi Erling Persson. Ban đầu, công ty tập trung vào việc cung cấp quần áo và phụ kiện thời trang cho phụ nữ. Tên gọi "Hennes" trong H&M xuất phát từ tiếng Thụy Điển, có nghĩa là "của cô ấy", để thể hiện sự tập trung ban đầu vào thị trường nữ giới. Sau nhiều năm hoạt động và phát triển, H&M đã mở rộng dòng sản phẩm của mình để bao gồm cả nam giới, trẻ em và thậm chí là thời trang nội y, giày dép, phụ kiện và trang sức. H&M nổi tiếng với việc cung cấp các sản phẩm thời trang theo xu hướng với mức giá phải chăng, hướng đến các đối tượng khách hàng rộng rãi. Hiện nay, thương hiệu H&M đang ngày càng phát triển và mở rộng nhanh chóng. HM đã có hơn 5000 cửa hàng trên toàn cầu. Trong đó, Trung Quốc là thị trường lớn nhất tại Châu 2 Á, với khoảng 252 cửa hàng trải dài trên đất nước này. Với hàng nghìn cửa hàng trên khắp thế giới, H&M là một trong những thương hiệu thời trang lớn và phổ biến nhất trên thị trường, thu hút đa dạng khách hàng với các sản phẩm phong cách và đa dạng. 1.2.2. Quá trình phát triển và hoạt động của H&M H&M có một lịch sử hình thành và phát triển lâu đời trong ngành thời trang quốc tế. Cụ thể: -1947: Erling Persson mở cửa cửa hàng Hennes ở Västerås, Thụy Điển. Cửa hàng ban đầu chuyên bán quần áo phụ nữ. -1968: Hennes mua lại cửa hàng thời trang Mauritz Widforss, mở rộng sản phẩm để bao gồm cả thời trang nam. Sau đó, thương hiệu chính thức trở thành "Hennes & Mauritz" (H&M). -1976: H&M mở cửa hàng đầu tiên ở nước ngoài tại Norrköping, Thụy Điển. -1980s: H&M bắt đầu mở cửa hàng ở các quốc gia châu Âu khác nhau, mở rộng sự hiện diện của họ. -1990s: Thập kỷ này chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của H&M. Họ mở cửa hàng tại Hoa Kỳ, Anh Quốc, Pháp và nhiều nước khác. -2000s: H&M tiếp tục mở rộng quy mô toàn cầu, mở cửa hàng ở nhiều thị trường mới. Họ cũng bắt đầu hợp tác với các nhà thiết kế nổi tiếng để tạo ra các bộ sưu tập độc đáo. -2010s: H&M tiếp tục phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường và tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội. -2020s: H&M tiếp tục mở rộng và đổi mới, cũng như tập trung vào việc cải thiện nguồn cung ứng và tác động xã hội tích cực. Suốt quá trình phát triển, H&M đã trở thành một trong những thương hiệu thời trang quốc tế nổi tiếng với mô hình kinh doanh nhanh chóng, thúc đẩy phong cách thời trang với giá cả phải chăng. Tuy nhiên, cũng có các tranh cãi xoay quanh vấn đề liên quan đến điều kiện làm việc tại các nhà máy sản xuất của H&M và tác động môi trường của ngành công nghiệp thời trang. 3 1.3. Tổng quan về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp H&M Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đã trở thành một khía cạnh thiết yếu trong hoạt động kinh doanh, khi mà các công ty nhận ra sự cần thiết phải giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. H&M, với tư cách là một thương hiệu thời trang nổi bật, đã đưa ra các cam kết về CSR và tính bền vững trong ngành. Phần này cung cấp cái nhìn tổng quan về các sáng kiến CSR của H&M, nêu bật những nỗ lực của H&M trong các lĩnh vực chính. H&M thừa nhận tầm quan trọng của tính minh bạch trong chuỗi cung ứng và hoạt động sản xuất có đạo đức. Công ty đã thực hiện quy trình kiểm tra nhà cung cấp và hợp tác với các tổ chức bên ngoài để giám sát và cải thiện điều kiện làm việc. Qua ưu tiên sản xuất công bằng và an toàn, H&M đặt mục tiêu đảm bảo rằng các sản phẩm của mình được sản xuất tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Nguồn cung ứng và sản xuất bền vững cũng không thể thiếu trong chiến lược CSR của H&M. Công ty đã đặt mục tiêu thúc đẩy các hoạt động bền vững, bao gồm cam kết sử dụng 100% bông có nguồn gốc bền vững vào năm 2020. H&M nỗ lực loại bỏ các hóa chất độc hại khỏi quy trình sản xuất dệt may của mình và khuyến khích sử dụng các vật liệu bền vững hơn, chẳng hạn như sợi tái chế và bông hữu cơ trong các dòng quần áo của họ. H&M nhấn mạnh việc tái chế và tuần hoàn như một phần trong nỗ lực CSR của mình. Công ty đã thiết lập các chương trình tái chế để khuyến khích khách hàng trả lại quần áo cũ để tái chế. Bằng cách tạo ra một hệ thống khép kín, H&M đặt mục tiêu tái sử dụng nguyên liệu từ quần áo bỏ đi để sản xuất quần áo mới. Ngoài ra, H&M còn hợp tác với các đối tác bên ngoài để phát triển các công nghệ tái chế tiên tiến và tăng tỷ lệ tái chế tổng thể trong ngành thời trang. 4 Hình 1.1: Biểu đồ lượng khí thải nhà kính của H&M trên thế giới giai đoạn 2013-2022 Nguồn: https://s.net.vn/ARCZ Sự tham gia của cộng đồng và hoạt động từ thiện là một khía cạnh quan trọng khác trong phương pháp tiếp cận CSR của H&M. Công ty tích cực tham gia vào các sáng kiến cộng đồng và hoạt động từ thiện khác nhau. H&M hỗ trợ các chương trình giáo dục, nỗ lực cứu trợ thiên tai và các dự án xã hội nhằm trao quyền cho phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng. Hợp tác với các tổ chức phi lợi nhuận, H&M mong muốn thúc đẩy sự thay đổi tích cực trong cộng đồng địa phương nơi H&M hoạt động. Dù H&M đã thể hiện cam kết với CSR, tuy nhiên, hãng cũng phải đối mặt với những chỉ trích và tranh cãi, đặc biệt là liên quan đến các cáo buộc về vụ bê bối “greenwashing”. “Greenwashing” đề cập đến hành vi đưa ra những tuyên bố gây hiểu lầm hoặc phóng đại về hiệu quả hoạt động môi trường hoặc xã hội của một công ty nhằm nâng cao danh tiếng của công ty. Những cáo buộc này đã làm dấy lên mối lo ngại về tính xác thực của các tuyên bố về tính bền vững của H&M cũng như sự liên kết giữa các hành động của H&M với các cam kết CSR đã nêu. Trong các phần tiếp theo của nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ nghiên cứu sâu hơn về trường hợp greenwashing của H&M. Nhóm sẽ xem xét các cáo buộc cụ thể, phân tích tác 5 động của chúng đối với đạo đức và danh tiếng CSR của công ty, đồng thời đánh giá sự không phù hợp với 4 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG). Thông qua cuộc nghiên cứu này, nhóm tác giả mong muốn hiểu rõ hơn về những thách thức mà các thương hiệu thời trang phải đối mặt trong việc đạt được sự bền vững thực sự và các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm. 1.4. Phân tích các bên liên quan đến hoạt động trách nhiệm xã hội của H&M H&M chi nhánh Thụy Điển: H&M Thụy Điển bị cho là đã quảng cáo sai sự thật về chiến dịch bảo vệ môi trường của mình khiến khách hàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm “thân thiện môi trường” nhưng trên thực tế họ lại không làm như vậy. Tổ chức Chelsea Commodore: tổ chức này đã đâm đơn kiện lên tòa án Mỹ về hành vigian dối người dùng về việc những sản phẩm cũ của H&M cũng như nhiều hàng thời trang nhanh khác không được đem đi quyên góp để tái chế mà đa phần bị bán lại sang Châu Phi hoặc những nước nghèo, để rồi phần lớn trong số đó bị vứt bỏ ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường. Khách hàng: Khách hàng quan trọng đối với H&M, và trong thời đại tích cực về tính bền vững và đạo đức, họ đòi hỏi sự minh bạch, sản phẩm thân thiện với môi trường và quy trình sản xuất có trách nhiệm từ công ty. Đáp ứng đúng đắn sẽ xây dựng lòng trung thành và danh tiếng, thúc đẩy doanh số bán hàng và mối quan hệ lâu dài. Tuy nhiên, việc greenwashing có thể mất lòng tin và gây hại đến danh tiếng của H&M. Cổ đông: Cổ đông có thể là một trong những nguyên nhân chính khiến H&M hành động sai lầm. Bởi vì muốn tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông của doanh nghiệp một cách nhanh chóng, mà không quan tâm đến môi trường cũng như tính minh bạch trong việc quảng cáo, H&M đã vướng phải những tranh cãi trong Greenwashing. Cơ quan chính phủ: Các cơ quan chính phủ có nhiệm vụ tiến hành điều tra hoặc kiểm tra việc tuân thủ các quy định về quảng cáo và môi trường của H&M để từ đó áp đặt các biện pháp trừng phạt khi phát hiện vi phạm của doanh nghiệp. Tổ chức môi trường và các nhóm hoạt động xã hội: Các tổ chức môi trường và nhóm hoạt động xã hội có thể sử dụng vụ bê bối Greenwashing để tố cáo H&M và áp lực để doanh nghiệp thay đổi chiến lược và hành vi của mình sao cho bền vững với môi trường, tuân thủ các quy tắc của CSR. 6 Chương 2. VẤN ĐỀ VI PHẠM ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG GREENWASHING SCANDAL CỦA H&M 2.1. Tổng quan về Greenwashing Scandal Greenwashing là một hành vi gian lận trong đó các công ty đưa ra những tuyên bố sai lệch hoặc phóng đại về hiệu quả hoạt động môi trường hay xã hội của họ nhằm tạo ra hình ảnh về một hoạt động kinh doanh bền vững hoặc thân thiện với môi trường mà có thể không phù hợp với thực tiễn thực tế của họ. Nó đặt ra những tác động đáng kể đối với CSR (trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp) vì nó làm giảm niềm tin của các bên liên quan và cản trở những nỗ lực bền vững thực sự. H&M đã phải đối mặt với các cáo buộc về hoạt động Greenwashing, làm dấy lên lo ngại về tính chân thực của các tuyên bố về tính bền vững và sự phù hợp giữa các hành động của họ với các cam kết CSR đã nêu. Công ty đã góp phần giải quyết vấn đề nghiêm trọng về tình trạng lãng phí quần áo quá mức trong ngành thời trang. Bất chấp những nỗ lực của H&M nhằm giải quyết các vấn đề môi trường và xã hội trong ngành thời trang, hãng vẫn phải đối mặt với những lời chỉ trích vì tham gia vào hoạt động greenwashing. Một khía cạnh của greenwashing liên quan đến việc sử dụng bảng điểm không chính xác để đánh lừa khách hàng về tác động môi trường của sản phẩm. H&M đã sử dụng thẻ điểm dựa trên Chỉ số bền vững vật liệu Higg, nhưng các cuộc điều tra đã tiết lộ rằng chúng chứa thông tin sai lệch, sử dụng tác động môi trường trung bình thay vì đánh giá sản phẩm cụ thể. Thông tin sản phẩm của công ty cũng bị chỉ trích vì kết hợp dữ liệu về việc sử dụng nước, càng góp phần tạo nên nhận thức rõ ràng hơn về greenwashing. H&M cũng bị cáo buộc sử dụng các báo cáo tiếp thị sai lệch để thể hiện mình là một thương hiệu bền vững và có ý thức về môi trường. Công ty quảng cáo rầm rộ Bộ sưu tập Ý thức "Conscious Collection" của mình, bao gồm các sản phẩm may mặc được làm từ vật liệu tái chế hoặc hữu cơ. Tuy nhiên, bộ sưu tập này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng sản lượng của H&M. Những chiến thuật tiếp thị như vậy tạo ra một hình ảnh về tính bền vững không phù hợp với các hoạt động rộng lớn hơn của công ty. Các vụ kiện chống lại H&M, cáo buộc quảng cáo sai sự thật và những tuyên bố sai lệch về tính bền vững của quần áo. Hơn nữa, việc H&M sử dụng thuật ngữ mơ hồ và không rõ ràng trên các phương tiện 7 truyền thông về tính bền vững của mình đã làm tăng thêm mối lo ngại về hoạt động greenwashing. Công ty thường xuyên sử dụng các thuật ngữ như “có ý thức”, “thân thiện với môi trường” hoặc “thời trang bền vững” mà không đưa ra định nghĩa rõ ràng hoặc mục tiêu có thể đo lường được. Sự thiếu minh bạch này khiến người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc đánh giá tác động bền vững thực sự của hoạt động của H&M, càng làm tăng thêm cáo buộc về greenwashing. Tác động của greenwashing đối với CSR là rất sâu rộng. Nó làm suy yếu lòng tin của các bên liên quan, bao gồm người tiêu dùng, nhà đầu tư và các nhóm bán hàng, những người dựa vào thông tin chính xác và minh bạch để đưa ra quyết định sáng suốt. Greenwashing làm giảm uy tín các nỗ lực CSR của công ty và có thể dẫn đến thiệt hại về danh tiếng. Hơn nữa, nó làm chuyển hướng sự chú ý và tài nguyên khỏi những dự án bền vững chân thực, cản trở những tiến bộ về một tương lai bền vững hơn. 2.2. Các cáo buộc liên quan đến Greenwashing Scandal Trong suốt nhiều năm, H&M đã phải đối mặt với nhiều cáo buộc về việc Greenwash, đặt ra câu hỏi về tính chân thực của các nỗ lực bền vững của họ và sự phù hợp của các hành động của họ với cam kết CSR đã tuyên bố. Năm 2010, công ty đã khởi đầu một sáng kiến toàn cầu về tái chế quần áo, khuyến khích khách hàng mang quần áo đã qua sử dụng đến cửa hàng của họ. Tuy nhiên, đã có những lo ngại về sự thiếu minh bạch và bằng chứng về số phận của những chiếc quần áo thu thập được. Những người phê phán lập luận rằng H&M có thể không tái chế quần áo một cách hiệu quả, có thể dẫn đến chúng bị đưa vào bãi chôn hoặc lò đốt. Công ty đã phải đối mặt với sự kiểm tra và yêu cầu sự minh bạch hơn về quy trình tái chế của họ. Năm 2012, H&M đối mặt với Chiến dịch Detox do Greenpeace khởi xướng, cáo buộc công ty và các thương hiệu thời trang khác sử dụng các hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất. Chiến dịch này đã làm sáng tỏ sự hiện diện của các chất độc hại trong sản phẩm thời trang của H&M và yêu cầu loại bỏ các hóa chất như vậy. Như phản ứng, H&M cam kết loại bỏ các hóa chất độc hại khỏi chuỗi cung ứng của họ vào năm 2020, tham gia chương trình Zero Discharge of Hazardous Chemicals (ZDHC) và công bố một danh sách cấm hóa chất được cập nhật. Năm 2015, "Bộ sưu tập Conscious" của H&M đã phải đối mặt với sự chỉ trích về các 8 tuyên bố tiếp thị đánh lừa liên quan đến tính bền vững của sản phẩm. Các bên liên quan và người tiêu dùng cảm thấy rằng việc tiếp thị của H&M đã tạo ra ấn tượng rằng toàn bộ bộ sưu tập có tính bền vững với môi trường, trong khi chỉ một phần nhỏ thỏa mãn tiêu chí cụ thể về tính bền vững. Công ty đã phải đối mặt với phản ứng tiêu cực và bị yêu cầu làm rõ và cải thiện sự minh bạch về các tuyên bố về tính bền vững và thực hành đánh máy của họ. Năm 2018, H&M bị cáo buộc về việc Greenwash liên quan đến việc sử dụng viscose, một loại vải được chiết xuất từ gỗ. Có những lo ngại về tác động môi trường của việc sản xuất viscose, bao gồm lâm nghiệp và các quy trình hóa chất có hại. Như một phản ứng, H&M cam kết cải thiện các thực hành cung ứng viscose của họ và tham gia vào chiến dịch CanopyStyle, mục tiêu loại bỏ việc sử dụng rừng nguy cơ tuyệt chủng cho sản xuất vải. H&M đã nỗ lực để tạo hình hình ảnh mình là một thương hiệu quan tâm đến môi trường thông qua các sáng kiến như Conscious Collection. Tuy nhiên, những sáng kiến này thường tạo ra ấn tượng về tính bền vững mà không tương ứng với thực tế của ngành công nghiệp thời trang nhanh. Trong khi H&M tuyên bố tái chế quần áo được thu thập trong các thùng của họ, các nghiên cứu cho thấy ít hơn 1% quần áo thu thập được thực sự được tái chế. Sự biểu đạt sai lệch này đóng góp vào các chiến thuật của H&M trong việc Greenwash, tạo ấn tượng sai lầm cho người tiêu dùng về cam kết với môi trường của công ty. 2.3. Cách xử lý của H&M sau cáo buộc Greenwashing Sau vụ bê bối Greenwashing, H&M đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để chống lại các cáo buộc và thúc đẩy các nỗ lực phát triển bền vững của mình, bao gồm cả việc thực hiện chương trình tái chế, đặt mục tiêu bền vững, ưu tiên tính minh bạch. Một trong những hành động chính được công ty thực hiện là thực hiện các chương trình tái chế, khuyến khích khách hàng quyên góp quần áo cũ để tái chế. Công ty đã đặt các thùng trong các cửa hàng của mình, thu gom hàng chục nghìn tấn vải cũ. H&M cũng đã đầu tư vào các công nghệ như Renewcell và Treadler để giảm rác thải dệt may và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn. Sáng kiến này nhằm mục đích thiết kế lại và tái sản xuất quần áo cũ thành quần áo mới thay vì vứt chúng đi. Chương trình đã thu gom được hơn 7600 tấn quần áo đã qua sử dụng, tương đương khoảng 38 triệu chiếc áo phông, vượt mục tiêu 25.000 tấn của “Chương trình Thu gom Hàng may mặc” của H&M. Tuy nhiên, các loại vải pha trộn, chẳng hạn như cotton trộn với polyester, chiếm 90%

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP

Cơ sở lý luận

1.1.1 Các khái niệm cơ bản:

1.1.1.1 Đạo đức kinh doanh Đạo đức kinh doanh là nguyên tắc và giá trị đạo đức áp dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh của một tổ chức hoặc doanh nghiệp Nó áp đặt một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực và hành vi đúng đắn mà doanh nghiệp nên tuân thủ trong quá trình kinh doanh để đảm bảo rằng các hoạt động của họ không chỉ tạo ra lợi nhuận, mà còn đáp ứng được các tiêu chuẩn đạo đức và trách nhiệm xã hội.

Các khía cạnh chủ yếu của đạo đức kinh doanh bao gồm: tuân thủ pháp luật, tôn trọng đối tác kinh doanh, trách nhiệm xã hội, trung thực và minh bạch hay đạo đức trong quản lý và nhân sự… Nó thể hiện cam kết của doanh nghiệp đối với sự đúng đắn và trách nhiệm xã hội trong môi trường kinh doanh, và nó đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng uy tín và sự tin cậy của doanh nghiệp.

Từ khi khái niệm này được nhà nghiên cứu đạo đức kinh doanh nổi tiếng Norman Bowie đưa vào Hội nghị Khoa học năm 1974, nó đã trở thành một chủ đề cho các cuộc tranh luận của các doanh nhân, nhà phân tích, cổ đông, người lao động, hay người tiêu dùng…

1.1.1.2 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - CSR) là một dạng hoạt động có quy tắc được các doanh nghiệp tự đưa ra nhằm giúp doanh nghiệp đóng góp cho các mục tiêu xã hội dưới vai trò là một doanh nghiệp nhân đạo, hoạt động vì cộng đồng bằng cách tham gia, hỗ trợ các hoạt động tình nguyện hoặc thực hiện những hoạt động mang tính đạo đức Các tổ chức, doanh nghiệp và các thực thể kinh doanh cân nhắc và thực hiện để đảm bảo rằng hoạt động của họ không chỉ tạo ra lợi nhuận tài chính mà còn góp phần tích cực vào cộng đồng, môi trường và xã hội xung quanh Trách nhiệm xã hội thể hiện cam kết của các tổ chức đối với gia đình, cộng đồng địa phương, toàn nhân viên, xã hội, môi trường trong việc thúc đẩy các giá trị đạo đức và bảo vệ lợi ích xã hội một cách tốt hơn.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được định nghĩa ngắn gọn như một sự cam kết của doanh nghiệp trong ứng xử phù hợp với lợi ích của xã hội trong các hoạt động liên quan đến lợi ích của khách hàng, nhà cung ứng, nhân viên, cổ đông, cộng đồng, môi trường CSR đã trở thành một chính sách bắt buộc phải có của bất cứ tổ chức nào dù ở tầm cỡ khu vực, quốc gia hay quốc tế Nó cũng được coi là một phạm trù của đạo đức kinh doanh, có liên quan đến mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tính bền vững (Sustainability) là một phần quan trọng của việc hoạt động kinh doanh hiện đại Tính bền vững mô tả sự tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai Nó liên quan đến cách mà doanh nghiệp tạo ra giá trị cho cộng đồng và xã hội xung quanh mình không chỉ bằng cách tối ưu hóa lợi nhuận, mà còn bằng cách xem xét và đáp ứng các yếu tố đạo đức và trách nhiệm xã hội trong quá trình kinh doanh của họ.

Tính bền vững khuyến khích các doanh nghiệp điều chỉnh các quyết định tác động đến môi trường, xã hội và con người trong dài hạn, thay vì lời nhuận ngắn hạn như báo cáo thu nhập của quý tiếp theo Để duy trì được tính bền vững trong kinh doanh, doanh nghiệp cần tích hợp các khía cạnh bền vững vào chiến lược kinh doanh của họ Điều này có thể bao gồm việc sử dụng nguồn tài nguyên tái chế, tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm thiểu tác động đến môi trường, và phát triển sản phẩm và dịch vụ bền vững.

Giới thiệu chung về H&M

H&M (Hennes & Mauritz) là một trong những thương hiệu thời trang lớn và phổ biến trên toàn thế giới, cú trụ sở tại Thụy Điển H&M được thành lập vào năm 1947 tại Vọsterồs, Thụy Điển, bởi Erling Persson Ban đầu, công ty tập trung vào việc cung cấp quần áo và phụ kiện thời trang cho phụ nữ Tên gọi "Hennes" trong H&M xuất phát từ tiếng Thụy Điển, có nghĩa là "của cô ấy", để thể hiện sự tập trung ban đầu vào thị trường nữ giới.

Sau nhiều năm hoạt động và phát triển, H&M đã mở rộng dòng sản phẩm của mình để bao gồm cả nam giới, trẻ em và thậm chí là thời trang nội y, giày dép, phụ kiện và trang sức. H&M nổi tiếng với việc cung cấp các sản phẩm thời trang theo xu hướng với mức giá phải chăng, hướng đến các đối tượng khách hàng rộng rãi.

Hiện nay, thương hiệu H&M đang ngày càng phát triển và mở rộng nhanh chóng HM đã có hơn 5000 cửa hàng trên toàn cầu Trong đó, Trung Quốc là thị trường lớn nhất tại Châu Á, với khoảng 252 cửa hàng trải dài trên đất nước này Với hàng nghìn cửa hàng trên khắp thế giới, H&M là một trong những thương hiệu thời trang lớn và phổ biến nhất trên thị trường, thu hút đa dạng khách hàng với các sản phẩm phong cách và đa dạng.

1.2.2 Quá trình phát triển và hoạt động của H&M

H&M có một lịch sử hình thành và phát triển lâu đời trong ngành thời trang quốc tế Cụ thể:

- 1947: Erling Persson mở cửa cửa hàng Hennes ở Vọsterồs, Thụy Điển Cửa hàng ban đầu chuyên bán quần áo phụ nữ.

- 1968: Hennes mua lại cửa hàng thời trang Mauritz Widforss, mở rộng sản phẩm để bao gồm cả thời trang nam Sau đó, thương hiệu chính thức trở thành "Hennes & Mauritz" (H&M).

-1976: H&M mở cửa hàng đầu tiờn ở nước ngoài tại Norrkửping, Thụy Điển.

- 1980s: H&M bắt đầu mở cửa hàng ở các quốc gia châu Âu khác nhau, mở rộng sự hiện diện của họ.

-1990s: Thập kỷ này chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của H&M Họ mở cửa hàng tại Hoa Kỳ, Anh Quốc, Pháp và nhiều nước khác.

- 2000s: H&M tiếp tục mở rộng quy mô toàn cầu, mở cửa hàng ở nhiều thị trường mới Họ cũng bắt đầu hợp tác với các nhà thiết kế nổi tiếng để tạo ra các bộ sưu tập độc đáo.

- 2010s: H&M tiếp tục phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường và tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội.

- 2020s: H&M tiếp tục mở rộng và đổi mới, cũng như tập trung vào việc cải thiện nguồn cung ứng và tác động xã hội tích cực.

Suốt quá trình phát triển, H&M đã trở thành một trong những thương hiệu thời trang quốc tế nổi tiếng với mô hình kinh doanh nhanh chóng, thúc đẩy phong cách thời trang với giá cả phải chăng Tuy nhiên, cũng có các tranh cãi xoay quanh vấn đề liên quan đến điều kiện làm việc tại các nhà máy sản xuất của H&M và tác động môi trường của ngành công nghiệp thời trang.

Tổng quan về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp H&M

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đã trở thành một khía cạnh thiết yếu trong hoạt động kinh doanh, khi mà các công ty nhận ra sự cần thiết phải giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường H&M, với tư cách là một thương hiệu thời trang nổi bật, đã đưa ra các cam kết về CSR và tính bền vững trong ngành Phần này cung cấp cái nhìn tổng quan về các sáng kiến CSR của H&M, nêu bật những nỗ lực của H&M trong các lĩnh vực chính.

H&M thừa nhận tầm quan trọng của tính minh bạch trong chuỗi cung ứng và hoạt động sản xuất có đạo đức Công ty đã thực hiện quy trình kiểm tra nhà cung cấp và hợp tác với các tổ chức bên ngoài để giám sát và cải thiện điều kiện làm việc Qua ưu tiên sản xuất công bằng và an toàn, H&M đặt mục tiêu đảm bảo rằng các sản phẩm của mình được sản xuất tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế.

Nguồn cung ứng và sản xuất bền vững cũng không thể thiếu trong chiến lược CSR của H&M Công ty đã đặt mục tiêu thúc đẩy các hoạt động bền vững, bao gồm cam kết sử dụng 100% bông có nguồn gốc bền vững vào năm 2020 H&M nỗ lực loại bỏ các hóa chất độc hại khỏi quy trình sản xuất dệt may của mình và khuyến khích sử dụng các vật liệu bền vững hơn, chẳng hạn như sợi tái chế và bông hữu cơ trong các dòng quần áo của họ.

H&M nhấn mạnh việc tái chế và tuần hoàn như một phần trong nỗ lực CSR của mình Công ty đã thiết lập các chương trình tái chế để khuyến khích khách hàng trả lại quần áo cũ để tái chế Bằng cách tạo ra một hệ thống khép kín, H&M đặt mục tiêu tái sử dụng nguyên liệu từ quần áo bỏ đi để sản xuất quần áo mới Ngoài ra, H&M còn hợp tác với các đối tác bên ngoài để phát triển các công nghệ tái chế tiên tiến và tăng tỷ lệ tái chế tổng thể trong ngành thời trang.

Hình 1.1: Biểu đồ lượng khí thải nhà kính của H&M trên thế giới giai đoạn 2013-2022

Nguồn: https://s.net.vn/ARCZ

Sự tham gia của cộng đồng và hoạt động từ thiện là một khía cạnh quan trọng khác trong phương pháp tiếp cận CSR của H&M Công ty tích cực tham gia vào các sáng kiến cộng đồng và hoạt động từ thiện khác nhau H&M hỗ trợ các chương trình giáo dục, nỗ lực cứu trợ thiên tai và các dự án xã hội nhằm trao quyền cho phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng Hợp tác với các tổ chức phi lợi nhuận, H&M mong muốn thúc đẩy sự thay đổi tích cực trong cộng đồng địa phương nơi H&M hoạt động.

Dù H&M đã thể hiện cam kết với CSR, tuy nhiên, hãng cũng phải đối mặt với những chỉ trích và tranh cãi, đặc biệt là liên quan đến các cáo buộc về vụ bê bối

“greenwashing” “Greenwashing” đề cập đến hành vi đưa ra những tuyên bố gây hiểu lầm hoặc phóng đại về hiệu quả hoạt động môi trường hoặc xã hội của một công ty nhằm nâng cao danh tiếng của công ty Những cáo buộc này đã làm dấy lên mối lo ngại về tính xác thực của các tuyên bố về tính bền vững của H&M cũng như sự liên kết giữa các hành động của H&M với các cam kết CSR đã nêu.

Trong các phần tiếp theo của nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ nghiên cứu sâu hơn về trường hợp greenwashing của H&M Nhóm sẽ xem xét các cáo buộc cụ thể, phân tích tác động của chúng đối với đạo đức và danh tiếng CSR của công ty, đồng thời đánh giá sự không phù hợp với 4 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) Thông qua cuộc nghiên cứu này, nhóm tác giả mong muốn hiểu rõ hơn về những thách thức mà các thương hiệu thời trang phải đối mặt trong việc đạt được sự bền vững thực sự và các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm.

Phân tích các bên liên quan đến hoạt động trách nhiệm xã hội của H&M

H&M chi nhánh Thụy Điển: H&M Thụy Điển bị cho là đã quảng cáo sai sự thật về chiến dịch bảo vệ môi trường của mình khiến khách hàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm “thân thiện môi trường” nhưng trên thực tế họ lại không làm như vậy.

Tổ chức Chelsea Commodore: tổ chức này đã đâm đơn kiện lên tòa án Mỹ về hành vi gian dối người dùng về việc những sản phẩm cũ của H&M cũng như nhiều hàng thời trang nhanh khác không được đem đi quyên góp để tái chế mà đa phần bị bán lại sang Châu Phi hoặc những nước nghèo, để rồi phần lớn trong số đó bị vứt bỏ ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường.

Khách hàng: Khách hàng quan trọng đối với H&M, và trong thời đại tích cực về tính bền vững và đạo đức, họ đòi hỏi sự minh bạch, sản phẩm thân thiện với môi trường và quy trình sản xuất có trách nhiệm từ công ty Đáp ứng đúng đắn sẽ xây dựng lòng trung thành và danh tiếng, thúc đẩy doanh số bán hàng và mối quan hệ lâu dài Tuy nhiên, việc greenwashing có thể mất lòng tin và gây hại đến danh tiếng của H&M.

Cổ đông: Cổ đông có thể là một trong những nguyên nhân chính khiến H&M hành động sai lầm Bởi vì muốn tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông của doanh nghiệp một cách nhanh chóng, mà không quan tâm đến môi trường cũng như tính minh bạch trong việc quảng cáo, H&M đã vướng phải những tranh cãi trong Greenwashing.

Cơ quan chính phủ: Các cơ quan chính phủ có nhiệm vụ tiến hành điều tra hoặc kiểm tra việc tuân thủ các quy định về quảng cáo và môi trường của H&M để từ đó áp đặt các biện pháp trừng phạt khi phát hiện vi phạm của doanh nghiệp.

Tổ chức môi trường và các nhóm hoạt động xã hội: Các tổ chức môi trường và nhóm hoạt động xã hội có thể sử dụng vụ bê bối Greenwashing để tố cáo H&M và áp lực để doanh nghiệp thay đổi chiến lược và hành vi của mình sao cho bền vững với môi trường, tuân thủ các quy tắc của CSR.

VẤN ĐỀ VI PHẠM ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG GREENWASHING SCANDAL CỦA H&M

Tổng quan về Greenwashing Scandal

Greenwashing là một hành vi gian lận trong đó các công ty đưa ra những tuyên bố sai lệch hoặc phóng đại về hiệu quả hoạt động môi trường hay xã hội của họ nhằm tạo ra hình ảnh về một hoạt động kinh doanh bền vững hoặc thân thiện với môi trường mà có thể không phù hợp với thực tiễn thực tế của họ Nó đặt ra những tác động đáng kể đối với CSR (trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp) vì nó làm giảm niềm tin của các bên liên quan và cản trở những nỗ lực bền vững thực sự.

H&M đã phải đối mặt với các cáo buộc về hoạt động Greenwashing, làm dấy lên lo ngại về tính chân thực của các tuyên bố về tính bền vững và sự phù hợp giữa các hành động của họ với các cam kết CSR đã nêu Công ty đã góp phần giải quyết vấn đề nghiêm trọng về tình trạng lãng phí quần áo quá mức trong ngành thời trang Bất chấp những nỗ lực của H&M nhằm giải quyết các vấn đề môi trường và xã hội trong ngành thời trang, hãng vẫn phải đối mặt với những lời chỉ trích vì tham gia vào hoạt động greenwashing. Một khía cạnh của greenwashing liên quan đến việc sử dụng bảng điểm không chính xác để đánh lừa khách hàng về tác động môi trường của sản phẩm H&M đã sử dụng thẻ điểm dựa trên Chỉ số bền vững vật liệu Higg, nhưng các cuộc điều tra đã tiết lộ rằng chúng chứa thông tin sai lệch, sử dụng tác động môi trường trung bình thay vì đánh giá sản phẩm cụ thể Thông tin sản phẩm của công ty cũng bị chỉ trích vì kết hợp dữ liệu về việc sử dụng nước, càng góp phần tạo nên nhận thức rõ ràng hơn về greenwashing.

H&M cũng bị cáo buộc sử dụng các báo cáo tiếp thị sai lệch để thể hiện mình là một thương hiệu bền vững và có ý thức về môi trường Công ty quảng cáo rầm rộ Bộ sưu tập Ý thức "Conscious Collection" của mình, bao gồm các sản phẩm may mặc được làm từ vật liệu tái chế hoặc hữu cơ Tuy nhiên, bộ sưu tập này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng sản lượng của H&M Những chiến thuật tiếp thị như vậy tạo ra một hình ảnh về tính bền vững không phù hợp với các hoạt động rộng lớn hơn của công ty Các vụ kiện chống lại H&M, cáo buộc quảng cáo sai sự thật và những tuyên bố sai lệch về tính bền vững của quần áo.

Hơn nữa, việc H&M sử dụng thuật ngữ mơ hồ và không rõ ràng trên các phương tiện truyền thông về tính bền vững của mình đã làm tăng thêm mối lo ngại về hoạt động greenwashing Công ty thường xuyên sử dụng các thuật ngữ như “có ý thức”, “thân thiện với môi trường” hoặc “thời trang bền vững” mà không đưa ra định nghĩa rõ ràng hoặc mục tiêu có thể đo lường được Sự thiếu minh bạch này khiến người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc đánh giá tác động bền vững thực sự của hoạt động của H&M, càng làm tăng thêm cáo buộc về greenwashing.

Tác động của greenwashing đối với CSR là rất sâu rộng Nó làm suy yếu lòng tin của các bên liên quan, bao gồm người tiêu dùng, nhà đầu tư và các nhóm bán hàng, những người dựa vào thông tin chính xác và minh bạch để đưa ra quyết định sáng suốt.Greenwashing làm giảm uy tín các nỗ lực CSR của công ty và có thể dẫn đến thiệt hại về danh tiếng Hơn nữa, nó làm chuyển hướng sự chú ý và tài nguyên khỏi những dự án bền vững chân thực, cản trở những tiến bộ về một tương lai bền vững hơn.

Các cáo buộc liên quan đến Greenwashing Scandal

Trong suốt nhiều năm, H&M đã phải đối mặt với nhiều cáo buộc về việc Greenwash, đặt ra câu hỏi về tính chân thực của các nỗ lực bền vững của họ và sự phù hợp của các hành động của họ với cam kết CSR đã tuyên bố.

Năm 2010, công ty đã khởi đầu một sáng kiến toàn cầu về tái chế quần áo, khuyến khích khách hàng mang quần áo đã qua sử dụng đến cửa hàng của họ Tuy nhiên, đã có những lo ngại về sự thiếu minh bạch và bằng chứng về số phận của những chiếc quần áo thu thập được Những người phê phán lập luận rằng H&M có thể không tái chế quần áo một cách hiệu quả, có thể dẫn đến chúng bị đưa vào bãi chôn hoặc lò đốt Công ty đã phải đối mặt với sự kiểm tra và yêu cầu sự minh bạch hơn về quy trình tái chế của họ.

Năm 2012, H&M đối mặt với Chiến dịch Detox do Greenpeace khởi xướng, cáo buộc công ty và các thương hiệu thời trang khác sử dụng các hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất Chiến dịch này đã làm sáng tỏ sự hiện diện của các chất độc hại trong sản phẩm thời trang của H&M và yêu cầu loại bỏ các hóa chất như vậy Như phản ứng, H&M cam kết loại bỏ các hóa chất độc hại khỏi chuỗi cung ứng của họ vào năm 2020, tham gia chương trình Zero Discharge of Hazardous Chemicals (ZDHC) và công bố một danh sách cấm hóa chất được cập nhật.

Năm 2015, "Bộ sưu tập Conscious" của H&M đã phải đối mặt với sự chỉ trích về các tuyên bố tiếp thị đánh lừa liên quan đến tính bền vững của sản phẩm Các bên liên quan và người tiêu dùng cảm thấy rằng việc tiếp thị của H&M đã tạo ra ấn tượng rằng toàn bộ bộ sưu tập có tính bền vững với môi trường, trong khi chỉ một phần nhỏ thỏa mãn tiêu chí cụ thể về tính bền vững Công ty đã phải đối mặt với phản ứng tiêu cực và bị yêu cầu làm rõ và cải thiện sự minh bạch về các tuyên bố về tính bền vững và thực hành đánh máy của họ.

Năm 2018, H&M bị cáo buộc về việc Greenwash liên quan đến việc sử dụng viscose, một loại vải được chiết xuất từ gỗ Có những lo ngại về tác động môi trường của việc sản xuất viscose, bao gồm lâm nghiệp và các quy trình hóa chất có hại Như một phản ứng, H&M cam kết cải thiện các thực hành cung ứng viscose của họ và tham gia vào chiến dịch CanopyStyle, mục tiêu loại bỏ việc sử dụng rừng nguy cơ tuyệt chủng cho sản xuất vải.

H&M đã nỗ lực để tạo hình hình ảnh mình là một thương hiệu quan tâm đến môi trường thông qua các sáng kiến như Conscious Collection Tuy nhiên, những sáng kiến này thường tạo ra ấn tượng về tính bền vững mà không tương ứng với thực tế của ngành công nghiệp thời trang nhanh Trong khi H&M tuyên bố tái chế quần áo được thu thập trong các thùng của họ, các nghiên cứu cho thấy ít hơn 1% quần áo thu thập được thực sự được tái chế.

Sự biểu đạt sai lệch này đóng góp vào các chiến thuật của H&M trong việc Greenwash, tạo ấn tượng sai lầm cho người tiêu dùng về cam kết với môi trường của công ty.

Cách xử lý của H&M sau cáo buộc Greenwashing

Sau vụ bê bối Greenwashing, H&M đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để chống lại các cáo buộc và thúc đẩy các nỗ lực phát triển bền vững của mình, bao gồm cả việc thực hiện chương trình tái chế, đặt mục tiêu bền vững, ưu tiên tính minh bạch.

Một trong những hành động chính được công ty thực hiện là thực hiện các chương trình tái chế, khuyến khích khách hàng quyên góp quần áo cũ để tái chế Công ty đã đặt các thùng trong các cửa hàng của mình, thu gom hàng chục nghìn tấn vải cũ H&M cũng đã đầu tư vào các công nghệ như Renewcell và Treadler để giảm rác thải dệt may và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn Sáng kiến này nhằm mục đích thiết kế lại và tái sản xuất quần áo cũ thành quần áo mới thay vì vứt chúng đi Chương trình đã thu gom được hơn 7600 tấn quần áo đã qua sử dụng, tương đương khoảng 38 triệu chiếc áo phông, vượt mục tiêu 25.000 tấn của “Chương trình Thu gom Hàng may mặc” của H&M.

Tuy nhiên, các loại vải pha trộn, chẳng hạn như cotton trộn với polyester, chiếm 90% hàng may mặc, đặt ra thách thức tái chế do các sợi được quấn chặt Một trong những giải pháp quan trọng nhất mà H&M đã triển khai là việc giới thiệu Máy Xanh, sử dụng công nghệ thủy nhiệt thay vì sử dụng các hóa chất độc hại thông thường Trong khi các chương trình tái chế và đầu tư vào công nghệ bền vững của H&M thể hiện cam kết của họ đối với tính bền vững, các nhà phê bình cho rằng những nỗ lực này có thể đóng vai trò là công cụ tiếp thị hơn là các sáng kiến có tác động thực sự Để giải quyết lời chỉ trích này, H&M đã thử nghiệm dịch vụ cho thuê quần áo trẻ em và mua phần lớn cổ phần trên thị trường bán đồ cũ Sellpy nhằm mục đích thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng có trách nhiệm Tuy nhiên, H&M đã phải đối mặt với tình trạng khó khăn với quần áo thu thập của mình vì chất lượng và độ bền của chúng một sản phẩm chỉ có thể chịu được tối đa 20% vải tái chế Để giải quyết trở ngại này đòi hỏi phải đổi mới công nghệ mà công ty đang theo đuổi.

H&M cũng đã đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng về tính bền vững, bao gồm sử dụng 100% nguyên liệu có nguồn gốc bền vững vào năm 2030 và trở nên tích cực hơn với khí hậu vào năm 2030 Trong suốt thời gian qua, H&M đã tích cực quảng bá mình là một doanh nghiệp bền vững thông qua nhiều chiến dịch và sáng kiến khác nhau Năm 2016, công ty đã đưa ra thị trường Bộ sưu tập “có ý thức”, bao gồm các sản phẩm may mặc được làm từ vật liệu tái chế hoặc hữu cơ Ba năm sau, H&M trở thành công ty thời trang đầu tiên thu gom hàng dệt may cũ tại cửa hàng để tái sử dụng và tái chế, đồng thời cho ra mắt dòng sản phẩm đầu tiên làm từ sợi tái chế được thu thập thông qua chương trình này.

Kể từ năm 2020, H&M đã sử dụng tất cả bông từ các nguồn bền vững hơn và đến cuối năm 2025, công ty đặt mục tiêu đảm bảo rằng tất cả gỗ nguyên chất được sử dụng trong sợi xenlulo nhân tạo đều đến từ các nguồn có trách nhiệm được chứng nhận H&M cũng đang loại bỏ tất cả các hóa chất độc hại trong chuỗi cung ứng của mình và góp phần thúc đẩy hành vi có trách nhiệm trong toàn ngành bằng cách đồng sáng lập ZDHC (Zero Discharge of Hazardous Chemicals), một nhóm gồm 18 thương hiệu hoạt động tích cực để bảo vệ môi trường và loại bỏ việc sử dụng hóa chất độc hại trong ngành dệt may.

Hơn nữa, công ty đã ưu tiên tính minh bạch, cam kết hoàn toàn minh bạch về tác động môi trường của họ vào năm 2023, bao gồm việc công bố danh sách nhà cung cấp và tiết lộ dữ liệu liên quan đến tác động môi trường của sản phẩm Ngoài ra, H&M đã thiết lập các mục tiêu bền vững đầy tham vọng, chẳng hạn như đạt được 100% nguyên liệu có nguồn gốc bền vững và trở nên tích cực hơn với khí hậu vào năm 2030 Để thúc đẩy các hoạt động bền vững và thúc đẩy sự thay đổi trong toàn ngành, công ty đã hợp tác với các tổ chức, chuyên gia và các bên liên quan bên ngoài Động thái này nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình và tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra quyết định của người tiêu dùng bằng cách cung cấp cho họ những thông tin cần thiết.

Các ý kiến về cách tiếp cận bền vững của H&M bị chia rẽ Những người ủng hộ hoan nghênh nỗ lực của họ nhằm giảm tác động đến môi trường thông qua các sáng kiến như kết hợp vật liệu tái chế vào sản phẩm, giảm lượng khí thải trong chuỗi cung ứng và tối đa hóa tuổi thọ sản phẩm thông qua dịch vụ sửa chữa Trong báo cáo phát triển bền vững mới nhất của mình, H&M tuyên bố đã đóng góp trực tiếp và gián tiếp cho tất cả các SDG, thể hiện cam kết của họ đối với tính bền vững Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng những sáng kiến này có thể không giải quyết được đầy đủ các vấn đề cố hữu của ngành thời trang nhanh, vốn khuyến khích tiêu dùng và vứt bỏ quần áo quá mức Họ đặt câu hỏi liệu H&M có tập trung vào việc tái chế và tính bền vững đủ để bù đắp tác động của mô hình kinh doanh của họ, đặc biệt là đối với Mục tiêu 12 “Sản xuất và tiêu dùng có trách nhiệm”.

Các nhà phê bình cũng cho rằng mô hình kinh doanh của H&M góp phần gây ra tình trạng sản xuất và tiêu thụ quá mức, với các nhà máy sản xuất khoảng 100 tỷ mặt hàng quần áo mỗi năm Trong khi một số người có thể cho rằng đây là phản ứng trước nhu cầu thị trường, những người khác cho rằng chủ nghĩa tiêu dùng đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ngành thời trang nhanh.

Mặc dù những nỗ lực hướng tới sự bền vững của H&M rất đáng khen ngợi nhưng điều quan trọng là H&M phải giải quyết các vấn đề cơ bản của ngành thời trang nhanh, chẳng hạn như tình trạng tiêu dùng quá mức và quần áo dùng một lần Công ty có thể cần phải đánh giá lại mô hình kinh doanh của mình và xem xét các cách thức để thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng có trách nhiệm Trách nhiệm của thời trang bền vững không chỉ thuộc về ngành công nghiệp mà còn thuộc về người tiêu dùng Cuối cùng, cả ngành công nghiệp và người tiêu dùng đều phải hợp tác cùng nhau để giảm tác động đến môi trường của thời trang.

TÁC ĐỘNG CỦA GREENWASHING SCANDAL H&M

Các thuyết áp dụng khi phân tích Greenwashing Scandal H&M

Friedman là một nhà kinh tế và triết học nổi tiếng, nổi tiếng với quan điểm rằng mục tiêu chính của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông thông qua việc tuân thủ các luật lệ và quy tắc của thị trường, trong khi tránh tham gia vào các hoạt động xã hội hay môi trường mà không phải là mục tiêu chính của doanh nghiệp. Ông cho rằng một công ty cần tìm cách tối đa hóa lợi nhuận vì đó là cách tốt nhất để tối đa hóa thu nhập cho những người sở hữu công ty - các cổ đông Theo Friedman, nếu sau đó các cổ đông muốn dùng số tiền đó để đầu tư cho xã hội thì đó là quyền của họ nhưng các nhà quản lý công ty không nên quyết định thay họ.

Dựa vào quan điểm của Milton Friedman, chúng ta sẽ phân tích vụ việc greenwashing của H&M và xem xét xem nó tuân thủ và vi phạm những nguyên tắc nào.

- Mục tiêu cốt lõi của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận:

+ Tuân thủ: H&M có thể được coi là tuân thủ nguyên tắc này vì chiến lược greenwashing mục tiêu chủ yếu là tăng lợi nhuận và danh tiếng thông qua quảng bá môi trường và bảo vệ môi trường, tạo ra ấn tượng tích cực với khách hàng và tăng doanh số bán hàng.

+ Vi phạm: Tuy nhiên, việc sử dụng greenwashing cũng có thể được xem là vi phạm nguyên tắc này khi thông tin được sử dụng để nêu quy trình và tác động thực sự của doanh nghiệp lên môi trường là chưa chính xác và có phần gian dối, và như vậy làm ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng dựa trên thông tin chính xác.

- Chủ quyền cá nhân và tự do kinh doanh:

+ Tuân thủ: H&M có thể được coi là tuân thủ nguyên tắc này khi sử dụng chiến lược greenwashing để tạo ấn tượng tích cực với khách hàng và tăng doanh số bán hàng,tạo lợi nhuận cho công ty.

+ Vi phạm: Tuy nhiên, việc sử dụng greenwashing cũng có thể là vi phạm nếu thông tin được biên tập hoặc nâng cao để làm mờ sự thật về tác động môi trường thực sự của sản phẩm hoặc hoạt động kinh doanh.

Tóm lại, việc H&M sử dụng chiến lược greenwashing có thể được coi là tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản của Milton Friedman, nhưng cũng có khía cạnh vi phạm trong việc sử dụng thông tin không chính xác hoặc thiếu minh bạch để tác động lên quyết định mua hàng và hình ảnh công ty.

3.1.2 Thuyết công bằng của John Rawls

Thuyết công bằng của John Rawls là một học thuyết triết học chính trị tự do, trong đó ông đề xuất hai nguyên tắc về công bằng để điều chỉnh các quan hệ xã hội, đó là:

-Nguyên tắc tự do: Mỗi người có quyền được tham gia vào một hệ thống tự do và bình đẳng của các quyền và nghĩa vụ cơ bản.

- Nguyên tắc sự khác biệt: Các bất bình đẳng xã hội và kinh tế chỉ được chấp nhận nếu chúng mang lại lợi ích cho những người kém may mắn nhất trong xã hội.

Rawls cho rằng những nguyên tắc này sẽ được mọi người chọn trong một vị trí ban đầu, nơi mọi người không biết về hoàn cảnh cá nhân của mình, như tầng lớp, giới tính, chủng tộc, khả năng hay sở thích Đây là một thí nghiệm suy tưởng để minh họa cho khái niệm công bằng từ quan điểm của Rawls.

Về vụ H&M vứt quần áo được quyên góp tại châu Phi, áp dụng thuyết công bằng của Rawls phân tích như sau:

- Theo nguyên tắc tự do, H&M đã vi phạm quyền và nghĩa vụ cơ bản của người tiêu dùng khi gian dối về chiến dịch bảo vệ môi trường của mình H&M đã lợi dụng lòng tin và sự ủng hộ của khách hàng để thu lợi từ việc quyên góp quần áo cũ, trong khi không thực hiện đúng cam kết tái chế hay bán lại cho những người cần H&M cũng đã làm ảnh hưởng đến uy tín và danh tiếng của các thương hiệu thời trang khác có những hoạt động thiện nguyện chân thành.

-Theo nguyên tắc sự khác biệt, H&M đã không mang lại lợi ích cho những người kém may mắn nhất trong xã hội khi vứt quần áo được quyên góp tại châu Phi Thay vào đó, H&M đã gây ra những hậu quả tiêu cực cho môi trường và sức khỏe của người dân nơi đây. H&M đã không chỉ lãng phí nguồn lực quý giá mà còn làm suy yếu nền kinh tế và văn hóa của các nước châu Phi H&M đã không tôn trọng sự đa dạng và phong phú của các nền văn hóa khác nhau.

Từ phân tích trên, có thể kết luận rằng H&M đã không tuân theo thuyết công bằng của John Rawls khi thực hiện chiến dịch quyên góp quần áo cũ để tái chế H&M đã làm tổn hại đến các giá trị cơ bản của xã hội.

3.1.3 Thuyết tương đối văn hóa

Thuyết tương đối văn hóa là một trong các cách tiếp cận “bù nhìn” thường được các học giả về đạo đức kinh doanh nhắc đến Học thuyết này tin rằng đạo đức là sự phản chiếu của nền văn hóa - mỗi nền văn hóa đểu được quyết định bởi văn hóa - và theo đó các công ty cần áp dụng những chuẩn mực đạo đức của nền văn hóa nơi họ đang hoạt động. Áp dụng Thuyết tương đối văn hóa vào vụ việc Greenwashing của H&M:

-Theo quan điểm của H&M, việc quyên góp quần áo cũ là một chiến dịch bảo vệ môi trường và giúp đỡ những người nghèo H&M cho rằng việc tái chế hay bán lại quần áo cũ là một cách tiết kiệm nguồn lực và tạo ra giá trị kinh tế H&M cũng không coi trọng sự khác biệt văn hóa giữa các nước, mà chỉ xem xét lợi ích kinh doanh của mình.

Sai lệch so với các Mục tiêu Phát triển Bền vững

SDGs (Mục tiêu phát triển bền vững) là tập hợp 17 mục tiêu toàn cầu của Liên Hợp Quốc, thiết lập vào năm 2015, nhằm giải quyết các thách thức xã hội, kinh tế và môi trường Chúng bao gồm việc loại bỏ đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường và đảm bảo hòa bình và thịnh vượng cho mọi người vào năm 2030 SDGs là một thước đo quan trọng để đánh giá sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp

H&M đã vi phạm nhiều mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG), đặc biệt là SDG 8 liên quan đến việc tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế bền vững Công ty đã đối mặt với cáo buộc về điều kiện lao động kém và mức lương thấp trong chuỗi cung ứng của họ. H&M thưa nhận rằng họ không kiểm soát tiền lương của công nhân, nhưng đã cam kết tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy mọi công nhân đều nhận được mức lương đủ để sống Ngoài ra, công ty phải đối mặt với chỉ trích về điều kiện làm việc tại các nhà máy sản xuất của họ, đặc biệt là ở Myanmar, nơi có báo cáo về việc quỵt tiền lương và quấy rối tình dục Điều này mâu thuẫn với cam kết của H&M đối xử công bằng với người lao động, một yếu tố quan trọng của SDG.

SDG 12 tập trung vào sản xuất và tiêu thụ bền vững Mô hình kinh doanh chi phí thấp và hàng loạt của H&M không thân thiện với môi trường, tạo ra lượng lớn rác thải. Chương trình quyên góp quần áo của họ, mặc dù có lợi, thúc đẩy văn hóa vứt bỏ thay vì sử dụng lại Chỉ 0,1% quần áo quyên góp được tái chế thành sợi mới.

Mô hình thời trang nhanh của H&M mâu thuẫn với SDG 13 về hành động vì khí hậu Các cáo buộc greenwashing của hãng cho thấy cam kết giảm phát thải và sử dụng vật liệu bền vững không được thực hiện, và có lo ngại về sự phụ thuộc vào các quy trình sản xuất tốn nhiều năng lượng và tài nguyên không tái tạo.

Hoạt động của H&M trong ngành dệt may đã bị chỉ trích vì tác động tiêu cực đến môi trường biển, xung khắc với SDG 14 về bảo vệ đại dương và môi trường biển Sử dụng hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất gây ô nhiễm nguồn nước và đe dọa hệ sinh thái thủy sinh.

Hơn nữa, việc thu mua và sử dụng nguyên liệu của H&M liên quan đến việc phá rừng,đối lập với SDG 15 về sự sống trên đất liền Sản xuất viscose, một loại vải quảng cáo là bền vững, thật ra góp phần thúc đẩy nạn phá rừng, đặc biệt tại các quốc gia như Indonesia.

3.3.1 Phản ứng của H&M đối với các cáo buộc trong Greenwashing scandal

Lời phản hồi không đúng trọng tâm

H&M đã chia sẻ cho FashionUnited: “Đúng như trong bài viết cho thấy tất cả các sản phẩm may mặc cuối cùng đều đến tay các công ty tái chế hoặc đồ cũ và cuộc điều tra riêng của Remondis đã xác nhận rằng hàng may mặc đã đến tay các đối tác phù hợp và có uy tín hay Điều đó khó có thể “trấn an công chúng”

Nhà bán lẻ thời trang nhanh không đề cập đến vấn đề chính là quần áo sẽ được đưa đến các điểm thu gom cách xa hàng nghìn km mà chỉ nói về vấn đề chúng đã đến điểm tập hợp thành công và còn có một thực tế là mặc dù H&M nhấn mạnh đây là “các đối tác lâu dài” nhưng Remondis chỉ mới hợp tác với H&M vào đầu năm nay nên tương lai như thế nào vẫn chưa thể dự đoán được.

Bên cạnh đó vẫn còn vài điểm nghi vấn trong tuyên bố tiếp theo của H&M: “Chúng tôi yêu cầu các đối tác của mình phải có các quy trình để đảm bảo rằng hàng may mặc và hàng dệt đã thu gom phải được phân loại một cách có trách nhiệm Tất cả các rác thải phải được sử dụng tiếp như một sản phẩm mới hoặc dưới dạng đồ cũ và tái chế để đảm bảo rằng không có cái gì được lãng phí”.

- Vấn đề của công ty sẽ là trách nhiệm của bên thứ ba.

Do đó, rác thải dệt may được “phân loại” cẩn thận sẽ được chuyển đến công ty tái chế rồi bán lại cho thị trường đồ cũ hoặc được bán ở đâu hoặc đâu đó Và trong các phát ngôn của mình H&M không đề cập đến trách nhiệm của chính mình mà chỉ đề cập vấn đề đã có bên thứ 3 giải quyết, nếu có sai phạm công ty sẽ thay đổi đối tác.

- Xoa dịu những người tiêu dùng lo lắng về nơi “ đáp đất” cuối cùng của quần áo cũ.

H&M bổ sung thêm: “Chúng tôi biết rằng việc phân loại và tái chế quần áo và hàng dệt may vẫn là một thách thức, bất kể là thương hiệu hay tổ chức từ thiện nào Nhưng chúng tôi cũng thấy rằng ngày càng có nhiều giải pháp tái chế hàng dệt đang được phát triển Tập đoàn H&M đang tích cực giải quyết vấn đề này đồng thời đầu tư vào các giải pháp mở rộng trong tái chế hàng dệt may” Có thể nhiều người cảm thấy rằng tuyên bố này khá mơ hồ cần tham khảo một trang web nội bộ về tái chế để biết chi tiết.

- Dự án trong “Mơ” và “Hiện thực” phũ phàng.

Ngoài ra, Quỹ H&M cũng cho biết họ đã đầu tư 12 triệu USD cho các công nghệ tái chế Polyester như với HKRITA tại Hong Kong để có thể mở rộng quy mô tái chế lên 3.000 khối quần áo mỗi ngày.

Công ty HKRITA đã cho ra mắt “Green Machine” để phân tách các hỗn hợp dệt may Đây có thể xem là một cách tiếp cận đáng khen ngợi, nhưng chưa hoạt động ở quy mô công nghiệp và có thể không đáp ứng được quy mô mà H&M cần do khối lượng quần áo và trang phục hàng năm rất lớn Vì vậy có thể thấy rằng cho dù dùng phương pháp tái chế nào hiện nay trên thế giới cũng không thể ngăn chặn sự kết thúc vòng tuần hoàn của quần áo may mặc Giám đốc Brun của H&M cho biết: Tập đoàn của chúng tôi đang tăng trưởng và tham vọng của chúng tôi hiện nay là làm sao biến những tăng trưởng đó trở nên có ý nghĩa.

Tuy nhiên đích thân CEO Edwin Keh của HKRITA cũng đã phải thừa nhận nói thì dễ hơn làm và với công nghệ cũng như quy mô của ngành tái chế hiện nay thì còn cần một chặng đường rất dài để có thể giảm dù một chút chất thải nhà kính do ngành thời trang nhanh đang gây ra.

Theo ông Keh, sản lượng tái chế cho ngành thời trang nhanh hiện nay nếu muốn bảo vệ môi trường thì sẽ phải lên đến hàng nghìn tấn mỗi ngày trước tốc độ sản xuất và thay mới sản phẩm của ngành Trớ trêu thay, hiện mới chỉ có 1% sản phẩm của ngành thời trang nhanh được tái chế do công nghệ còn thấp, tốn quá nhiều chi phí đầu tư và không có lợi nhuận.

Không tự tin được như H&M, giám đốc Keh của HKRITA cho biết hằng đêm ông đều trằn trọc vì lo ngại công ty sẽ tự mãn với những thành quả quá nhỏ nhặt Quy mô của việc tái chế nguyên liệu may mặc hiện nay còn quá nhỏ và doanh nghiệp của ông rất dễ bị cho là đang “Greenwashing” cho những tập đoàn lớn như chính H&M Bên cạnh đó chính giám đốc Keh cũng thừa nhận chỉ việc tái chế thôi là chưa đủ mà các hãng thời trang nhanh sẽ cần phải thay đổi cách thức kinh doanh nếu muốn thực hiện đúng cam kết thân thiện môi trường như họ vẫn quảng cáo.

Hàm ý đạo đức về Greenwashing của H&M 18 Chương 4 BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VẤN ĐỀ ĐẠO

Ảo tưởng về sự bền vững

Chiến thuật tẩy xanh của H&M tạo ra ảo tưởng về tính bền vững gây hiểu lầm người tiêu dùng Các sáng kiến như Conscious Collection và thùng rác tái chế trong cửa hàng tạo ấn tượng rằng H&M thực sự cam kết thực hiện trách nhiệm với môi trường Tuy nhiên, thực tế của ngành thời trang nhanh lại trái ngược với những tuyên bố này Các nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ một phần nhỏ quần áo được thu gom trong thùng rác tái chế của H&M thực sự được tái chế, với ít hơn 1% được xử lý thông qua các kênh tái chế thích hợp.

Sự chênh lệch giữa nhận thức và thực tế này góp phần tạo nên bản chất lừa đảo trong các chiến lược tẩy xanh của H&M, làm suy yếu vị thế đạo đức của họ,

Câu hỏi hóc búa phi đạo đức

Hai câu hỏi quan trọng nảy sinh khi xem xét khả năng chấp nhận sản phẩm của H&M: Thứ nhất, liệu một số bộ sưu tập sử dụng vật liệu tái chế hoặc có nguồn gốc bền vững có thể biện minh cho việc xây dựng thương hiệu cho toàn bộ công ty hướng tới sự bền vững không? Thứ hai, việc tham gia vào các hoạt động lừa đảo để tạo ra một hình ảnh sai lệch về ý thức môi trường? Mặc dù còn thiếu các luật cụ thể điều chỉnh các tuyên bố về tính bền vững của các nhà bán lẻ hàng may mặc nhưng việc đánh lừa công chúng là bất hợp pháp.Việc trình bày sai về một sản phẩm hoặc tác động môi trường của nó được coi là sai trái theo luật pháp Trong trường hợp của H&M, chiến thuật tiếp thị của họ tạo ấn tượng rằng tất cả quần áo được thu gom trong thùng rác đều được tái chế hoàn toàn, trong khi trên thực tế, chỉ một phần nhỏ được tái chế Hành vi lừa đảo này vi phạm các nguyên tắc đạo đức và nêu bật bản chất phi đạo đức trong các nỗ lực tẩy rửa xanh của H&M.

Công ty H&M đã không thực hiện CSR về môi trường

Môi trường sống là điều kiện tiên quyết để cuộc sống nhân loại được duy trì Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động mà không bảo vệ môi trường thì sớm hay muộn đều sẽ bị tước đi “đặc ân” từ “mẹ thiên nhiên”.

Trách nhiệm xã hội về môi trường là một trách nhiệm dài lâu và cần sự nỗ lực của tất cả các doanh nghiệp Đây cũng là vấn đề mà công ty H&M trong chiến dịch Greenwashing và rất nhiều doanh nghiệp, nhà máy đang vướng phải Hậu quả là sản phẩm của họ bị người dân lên án, tẩy chay kịch liệt khi không đảm bảo được môi trường sống xung quanh Gây hậu quả xấu cho môi trường như nguồn nước, rác thải và mất niềm tin với người tiêu dùng Áp dụng CSR của công ty H&M

Công ty H&M đã không thực hiện CSR về môi trường:

Môi trường sống là điều kiện tiên quyết để cuộc sống nhân loại được duy trì Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động mà không bảo vệ môi trường thì sớm hay muộn đều sẽ bị tước đi “đặc ân” từ “mẹ thiên nhiên”.

Trách nhiệm xã hội về môi trường là một trách nhiệm dài lâu và cần sự nỗ lực của tất cả các doanh nghiệp Đây cũng là vấn đề mà công ty H&M trong chiến dịch Greenwashing và rất nhiều doanh nghiệp, nhà máy đang vướng phải Hậu quả là sản phẩm của họ bị người dân lên án, tẩy chay kịch liệt khi không đảm bảo được môi trường sống xung quanh Gây hậu quả xấu cho môi trường như nguồn nước, rác thải và mất niềm tin với người tiêu dùng Ý nghĩa và tác động

Hoạt động tẩy rửa xanh của H&M gây ra những hậu quả tiêu cực đối với người tiêu dùng, bản thân công ty và môi trường Những người tiêu dùng tin rằng họ đang đưa ra những lựa chọn có ý thức về môi trường khi mua hàng từ H&M đang bị lừa Khi sự thật về các hoạt động tẩy rửa xanh của H&M được đưa ra ánh sáng, nó có thể dẫn đến sự mất niềm tin của người tiêu dùng, nguy cơ xảy ra kiện tụng và gia tăng sự hoài nghi đối với các tuyên bố về tính bền vững của công ty Hơn nữa, hành động của H&M còn góp phần gây ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm do dệt nhuộm và sử dụng quá mức tài nguyên nước, có tác động xấu đến cả sức khỏe con người và hệ sinh thái.

Chương 4 BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI.

Bài học rút ra từ Vụ tẩy rửa xanh của H&M

Trường hợp rửa xanh liên quan đến H&M mang lại những bài học quý giá cho các doanh nghiệp và các bên liên quan trong bối cảnh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) và tính bền vững Việc xem xét trường hợp này mang lại sự hiểu biết về những rủi ro và hậu quả của các hoạt động rửa xanh, đồng thời cung cấp những hiểu biết sâu sắc về cách các công ty có thể nâng cao các hoạt động đạo đức và danh tiếng của họ.

- Tính minh bạch và trách nhiệm giải trình là rất cần thiết

Vụ việc nhấn mạnh tầm quan trọng của tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong các sáng kiến bền vững Sự thiếu minh bạch của H&M về chương trình tái chế và những tuyên bố tiếp thị sai lệch đã làm suy yếu uy tín của công ty và làm tổn hại đến danh tiếng của công ty Các doanh nghiệp nên ưu tiên cung cấp thông tin chính xác, truyền đạt rõ ràng những nỗ lực bền vững của mình và minh bạch về tác động môi trường của mình.

- Tính xác thực là chìa khóa

Greenwashing xảy ra khi công ty tuyên bố tính bền vững một cách sai lệch hoặc phóng đại mà không có sự thay đổi đáng kể trong hoạt động thực tế H&M tập trung quảng cáo Bộ sưu tập Ý thức của họ như một sản phẩm bền vững, nhưng đa số sản phẩm khác của họ không đáp ứng các tiêu chí tương tự, gây ra lo ngại đạo đức Điều quan trọng là công ty cần điều chỉnh tuyên bố tiếp thị để phản ánh thực tế hoạt động bền vững của họ, từ đó xây dựng lòng tin với các bên liên quan.

- Cách tiếp cận toàn diện về tính bền vững

Trường hợp này nhấn mạnh sự cần thiết phải có một cách tiếp cận toàn diện để đạt được sự bền vững Mặc dù H&M nhấn mạnh các sáng kiến bền vững của mình trong các lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như tái chế và sử dụng vật liệu bền vững, những tác động tổng thể của mô hình kinh doanh thời trang nhanh vẫn còn nhiều nghi vấn Các công ty nên xem xét toàn bộ chuỗi giá trị, bao gồm tìm nguồn cung ứng, sản xuất, phân phối và xử lý cuối vòng đời, để đảm bảo thực hành bền vững toàn diện.

- Sự tham gia và hợp tác của các bên liên quan

Sự tham gia của các bên liên quan vào việc phát triển và thực hiện các sáng kiến bền vững có thể nâng cao uy tín và hiệu quả Trường hợp rửa xanh của H&M nêu bật tầm quan trọng của việc thu hút khách hàng, nhân viên, cổ đông và cộng đồng địa phương vào quá trình ra quyết định bền vững Hợp tác với các bên liên quan có thể cung cấp những hiểu biết có giá trị, tăng cường trách nhiệm giải trình và giúp các công ty điều chỉnh các nỗ lực phát triển bền vững của mình phù hợp với kỳ vọng của các bên liên quan.

- Khung pháp lý và tiêu chuẩn ngành

Vụ việc này nhấn mạnh vai trò quan trọng của khung pháp lý và tiêu chuẩn ngành trong việc ngăn chặn tẩy xanh và thúc đẩy kinh doanh có trách nhiệm So với ngành quảng cáo, ngành thời trang nhanh chưa có cơ quan quản lý độc lập để giám sát đạo đức trong tiếp thị.

Tổ chức tiếp thị có quy tắc đạo đức và hướng dẫn tốt, nhưng tuân thủ thường dựa vào sự tự quản lý Chiến lược tiếp thị của H&M, bao gồm thông tin sai lệch và bỏ sót thông tin quan trọng, vi phạm quy tắc này Sự thiếu sót về quy định cứng rắn cho phép các công ty nhưH&M tiếp tục tẩy xanh mà không phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng Chính phủ và ngành công nghiệp cần thiết lập hướng dẫn rõ ràng và thực thi tiêu chuẩn bền vững Hợp tác trong ngành cũng có thể giúp phát triển các biện pháp thực hành tốt nhất để ngăn chặn tẩy xanh.

Đề xuất cải tiến của H&M trong thực hành CSR

Để ưu tiên vật liệu bền vững, H&M cần đặt ra mục tiêu cụ thể và có thể đo lường được về việc sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường trong sản phẩm của họ Cách tiếp cận này có thể bao gồm sử dụng kết hợp các vật liệu như bông hữu cơ, polyester tái chế và Tencel hoặc Lyocell trong các sản phẩm của họ Hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp và các bên liên quan có thể thúc đẩy hoạt động sản xuất nguyên liệu thô bền vững hơn.

H&M cần triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn để thúc đẩy hoạt động bền vững Công ty có thể khuyến khích khách hàng tham gia chương trình thu hồi quần áo và cung cấp tùy chọn tái chế đa dạng Đầu tư vào công nghệ tái chế tiên tiến có thể tăng số lượng và chất lượng vật liệu tái chế cho sản xuất.

Sự minh bạch và truyền đạt hiệu quả về những nỗ lực phát triển bền vững của công ty là điều cần thiết H&M nên chia sẻ thông tin toàn diện về vật liệu được sử dụng, mức tiêu thụ nước và năng lượng cũng như các tác động môi trường khác Bằng cách giáo dục khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan về tầm quan trọng của vật liệu và sản xuất bền vững, H&M có thể thúc đẩy sự hiểu biết sâu sắc hơn về cam kết của mình đối với tính bền vững.

H&M có thể khám phá vật liệu bền vững mới bằng nghiên cứu và phát triển, như vải từ thực vật hoặc chất thải như bã cà phê hoặc chai nhựa Điều này giúp giảm sự phụ thuộc vào vật liệu không thể phân hủy.

Nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, H&M có thể tiếp tục chương trình 3R (tái sử dụng, tái sử dụng và tái chế), bao gồm bán quần áo cũ, tái sử dụng thành các sản phẩm khác và tái chế các mặt hàng không thể tái sử dụng Tập trung vào thiết kế sản phẩm có tuổi thọ cao giúp giảm chất thải và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Để kéo dài tuổi thọ của hàng may mặc, H&M có thể cung cấp cho khách hàng dịch vụ chăm sóc hàng may mặc Dịch vụ này sẽ cung cấp thông tin về các biện pháp chăm sóc thích hợp, chẳng hạn như giặt máy ít thường xuyên hơn, phơi khô thay vì sử dụng máy sấy và làm theo hướng dẫn trên nhãn quần áo Bằng cách trang bị cho khách hàng kiến thức về cách chăm sóc thích hợp, H&M có thể góp phần nâng cao tuổi thọ cho sản phẩm của họ.

Thúc đẩy bán lại và cho thuê là một chiến lược khác của H&M nhằm khuyến khích tiêu dùng bền vững Công ty có thể hợp tác với các công ty bán lại và cho thuê hoặc thành lập nền tảng bán lẻ "Đồ cũ" của riêng mình Bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho việc bán lại hoặc cho thuê quần áo, khách hàng có thể kéo dài vòng đời của sản phẩm, giảm chất thải và lượng khí thải carbon.

H&M có thể giới thiệu các chương trình sửa chữa và tái chế cho phép khách hàng sửa chữa những bộ quần áo bị hư hỏng của họ Các chương trình này có thể bao gồm sửa chữa miễn phí hoặc dịch vụ sửa chữa có tính phí Ngoài ra, việc đầu tư vào công nghệ tái chế có khả năng xử lý nhiều loại vải hơn có thể nâng cao quy trình tái chế hàng dệt may của

H&M, góp phần tạo nên nền kinh tế tuần hoàn bền vững hơn. Để đảm bảo thực hành có trách nhiệm trong toàn bộ chuỗi cung ứng, H&M nên tiến hành kiểm tra nhà cung cấp Bằng cách hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp, công ty có thể thực hiện các quy trình sản xuất có đạo đức, thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo và khuyến khích quản lý nước và chất thải hiệu quả Sự hợp tác này làm tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, dẫn đến vòng đời sản phẩm có trách nhiệm hơn.

H&M cần giáo dục khách hàng về tiêu dùng bền vững thông qua các giảm giá, điểm thưởng, và thông tin về lựa chọn bền vững Tăng cường chiến dịch tiếp thị có thể giúp người tiêu dùng hiểu rõ lợi ích của thời trang bền vững và tác động tích cực của nó đối với môi trường và xã hội.

Việc hiển thị nổi bật thông tin về tính bền vững trong các cửa hàng, trên trang web và trên thẻ sản phẩm có thể nâng cao nhận thức của khách hàng về những nỗ lực bền vững của H&M Bằng cách nêu bật những lợi ích của việc tiêu dùng bền vững và hướng dẫn khách hàng đưa ra những lựa chọn sáng suốt, H&M có thể khuyến khích sự chuyển hướng sang các quyết định mua hàng bền vững hơn.

Khởi động một chiến dịch thời trang bền vững có thể là một cách hiệu quả để H&M truyền đạt cam kết của mình về tính bền vững Chiến dịch nên nhấn mạnh những lợi ích về môi trường của việc lựa chọn loại vải bền vững và nêu bật những lợi ích kinh tế và xã hội của việc hỗ trợ chuỗi cung ứng có đạo đức.

H&M nên sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để giáo dục và thúc đẩy khách hàng tham gia tiêu dùng bền vững thông qua chia sẻ câu chuyện và tạo cộng đồng có ý thức về trách nhiệm tập thể.

Các sự kiện hoặc hội thảo tại cửa hàng có thể cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm và kiến thức thực tế về tiêu dùng bền vững H&M có thể tổ chức các buổi hội thảo về sửa chữa quần áo, tái chế hoặc thời trang tự làm trong các cửa hàng của mình Những sự kiện này sẽ trao quyền cho khách hàng tham gia vào các hoạt động bền vững và góp phần giảm lãng phí thời trang.

H&M có thể thúc đẩy tiêu dùng bền vững thông qua chương trình khách hàng thân thiết Công ty có thể thưởng khách hàng với ưu đãi khi tái chế quần áo hoặc mua sắm từ dòng thời trang bền vững Kết hợp phần thưởng với hành vi bền vững sẽ khuyến khích thói quen tiêu dùng bền vững.

Ngày đăng: 14/06/2024, 13:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hendriksz, V. (2015, October 9). Is H&M really as 'green' as they seem to be? Fashion United. Retrieved June 1, 2023 https://fashionunited.uk/news/fashion/is-h-m-really-as-green-as-they-seem-to-be/2015100917940 Link
2. Hoskins, T. (2017, June 13). H&M, Zara and Marks & Spencer linked to polluting viscose factories in Asia. The Guardian. Retrieved June 1, 2023https://www.theguardian.com/sustainable-business/2017/jun/13/hm-zara-marks-sp encer- linked-polluting-viscose-factories-asia-fashion Link
3. Księżak, P. (2016). The CSR Challenges in the Clothing Industry. Journal of Corporate Responsibility and Leadership, 3(2), 51–65. https://doi.org/10.12775/JCRL.2016.008 Link
4. UNDP. (n.d.). The SDGs in Action. Sustainable Development Goals. Retrieved May 31,2023https://www.undp.org/sustainable-development- goals?gclid=Cj0KCQjwmtGjBhDhARIsAEqfDEenxKQG7cM2i6Jdmcoew9XrVtvlWEOS b39ii- BNjsvFdETWhy5uOzcaAkI6EALw_wcB Link
5. Stern, M. (2023, January 5). H&M Case Shows How Greenwashing Breaks Brand Promise. Forbes. Retrieved May 31, 2023https://www.forbes.com/sites/retailwire/2022/07/13/hm-case-shows-how-greenwashing-breaks-brand-promise/?sh=190ab9bd1171 Link
6. Tiseo, I. (2023, May 15). H&M: global GHG emissions 2022. Statista. Retrieved May 31, 2023 https://www.statista.com/statistics/540425/hennes-mauritz-greenhouse-gas-emissions-worldwide/ Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Biểu đồ lượng khí thải nhà kính của H&M trên thế giới giai đoạn 2013-2022 .. - TIỂU LUẬN GIỮA KỲ Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm  xã hội của doanh nghiệp ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG GREENWASHING SCANDAL CỦA H&M
Hình 1.1 Biểu đồ lượng khí thải nhà kính của H&M trên thế giới giai đoạn 2013-2022 (Trang 5)
Hình 1.1: Biểu đồ lượng khí thải nhà kính của H&M trên thế giới giai đoạn 2013-2022 - TIỂU LUẬN GIỮA KỲ Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm  xã hội của doanh nghiệp ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG GREENWASHING SCANDAL CỦA H&M
Hình 1.1 Biểu đồ lượng khí thải nhà kính của H&M trên thế giới giai đoạn 2013-2022 (Trang 12)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w