Trong khoảng 2 thập niên trở lại đây, tình trạng bạo lực tại nơi làm việc đã được cộng đồng quốc tế quan tâm, trong đó có vấn đề bạo lực trong lĩnh vực y tế.Nhiều nghiên cứu ở quy mô lớn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYÊN LAN HƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Hà Nội - 2021
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYÊN LAN HƯƠNG
Luan van Thac si chuyén nganh Bao chi
Mã số: 8320101.01
Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng
PGS.TS Đỉnh Văn Hường TS Đỗ Anh Đức
Hà Nội - 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đinh Văn Hường Các số liệu thống kê, kết quả
nghiên cứu là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiêncứu khoa học nào trước đây Luận văn có sử dụng, phát triển một số tư liệu, số liệu,kết quả nghiên cứu từ các báo cáo, tài liệu liên quan đến nội dung đề tài
Tác giả luận văn
Nguyễn Lan Hương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại Viện Đào tạo Báo chí và Truyền
thông, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đến nay tôi đã hoàn thành
luận văn Thạc sĩ Báo chí học với đề tài “Vẫn đề bạo lực trong lĩnh vực y tế trên báo
điện tử Việt Nam”.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đinh Văn Hường, người
trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận văn này Sự hướng dẫn nhiệt tình và những đóng góp vô cùng quý giá của
Thay đã giúp tôi rất nhiều trong thời gian tôi thực hiện luận văn
Đồng thời, tôi cũng xin được tri ân sự giúp đỡ vô cùng quý báu của cô Việntrưởng, các thầy, cô giảng viên trong Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông,Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạtnhững kiến thức cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Ngoài ra, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo và các anh/chịphóng viên, biên tập viên các báo điện tử: VnExpress, Sức khỏe & Đời sống, ZingNews, Tuổi trẻ, các đồng nghiệp đã nhiệt tình hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trongquá trình khảo sát, nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn
Mặc dù đã có gắng hết sức, tuy nhiên, luận văn không thể tránh khỏi những
hạn chế, thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự chia sẻ, góp ý, chỉ dẫn của các thầygiáo, cô giáo, nhà khoa học, các anh chị nhà báo và các bạn đồng nghiệp, nhămtiếp tục hoàn thiện công trình nghiên cứu của mình
Trân trọng cảm ơn!
Học viên cao học: Nguyễn Lan Hương
Trang 5MỤC LỤC
MỞ DAU 5< -Ss<42 HE 97214 97.44 E773 77944 9794407044 070941sree 8
1 LY do Chom dé n6 8
2 Tinh hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .s- 2-2 s2 s2 sesses<e 10
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên CỨU d- << «5< << S5 S9 S5295589556556495 14
4 Đối tượng và phạm Vi nghiên €ỨU -s- 5< s<ssssessessessessesserssessess 14
5 Phương pháp mghién CỨU o5 2< S9 9 99.90.990.900 9089809 9ø 15
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài -s-s<csscsscssecsscsses 16
7 Kết cấu của luận văn se cscsssstssersersereertstrsrrssrssrssrrssrssrssrse 17
CHUONG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE BAO LUC TRONG
LĨNH VUC Y TE VA BAO ĐIỆN 'TỬ - 2s 5c s sessessesesseseesessesse 18
1.1 Một số khái niệm cơ bản .s-s-s< se se ssEssvssexseEseEssvssesserserssrsssr 18
DDD, BAO AiG an 182.1 J9
1.2 Đặc điểm nghề y và sự nguy hiểm của bạo lực trong lĩnh vực y tế 221.3 Quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước về y tế và vấn đề bạo lực
trong limh VUC A4717 261.4 Vai trò của báo chí trong công tac thông tin về van dé bạo lực trong lĩnh
VU V ÍỀ G0 ọ lọ Họ lọ TH 1 00 4.0 000.0000.009 0.0004.000 0009.0000600 32
1.5 Tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm của báo điện tử về vấn đề bạo lực
trong limh VUC A4717 361.5.1 Chat lượng của công tác thông tin van dé bạo luc trong lĩnh vực y tế 361.5.2 Tiéu chi danh gia chat lượng san pham của báo điện tử với van dé bao lực
Trang 62.1.2 Báo điện tử VnExpress (VP€XDT€SS.H€f) Ă Ặ SG TS ST thiet 43 2.1.3 Báo điện tử Zing News (ZIHgH€WS.VRI) Ặ S5 St ESitrikserrrerrrerssrrres 442.1.4 Báo điện tử Tuổi trẻ (THỌÍF€.VH)) St EEk+E‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkerrrkrkerereree 442.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng vấn đề bạo lực trong lĩnh vực y tế trên cácbáo điện tử Việt ÏNa1m Go G G5 S 9 9.999.909 9.000900009 00040088940909086096 452.2.1 Tổng quan số lượng, tan suất xuất hiện thơng tin về van dé bao lực trong lĩnh
Vực y tế trên báo điện tử Việt Nam và 7 vụ việc được lựa chọn -:-: 45
2.2.2 Nội dung phản ánh về vấn dé bạo lực trong lĩnh vực y tế trên báo điện tử Việt
TIỂU KET CHUONG 23 cssessssssesssssesssssscssssssssssesssssesessssessssecssssesssssssesssssessssesssssees 91CHUONG 3: MOT SO VAN DE DAT RA VA DE XUAT, KIEN NGHI GIAIPHÁP NHAM NANG CAO CHAT LƯỢNG CUA BAO ĐIỆN TU VE VAN
DE BAO LUC TRONG LĨNH VUC Y TTÊ 5 scs<csecssesssrsscsscss 923.1 Một số vẫn đề đặt ra . -s<cssccseessrseresresrrserssreertsrrsrrssrssrssrrssrssrssrre 92
3.2 Các giải pháp Chung d- œ << << <9 9994 99.9958995894.99949499499489948896964.08996 93
3.2.1 Giải pháp từ ngành y ẨẾ - c5 SE téEEEEEE 1111111111111 11c rru 93
3.2.2 Giải pháp từ cơ quan BGO ChỈ cv kh HH giết 97
3.2.3 Giải pháp từ luật PGP ocecseccsesssesssessesssesssesssessssssesssesssessusssesssesssessesssesssecsseesess 99
3.3 Một số kiến nghị cụ thé cho các tờ báo được khảo sát - 1003.3.1 Đối với bdo điện tử Sức khỏe & Đời SỐNg -cc©5ccccccccccrxerrcerseei 100
3.3.2 Đối với báo điện tử VAEXPeSS veecceccessesessssssssessessssssssssvsssesesssesesssasseseseaees 1013.3.3 Đối với bdo điện tử Zing NEWS veeccecceccsssessssssssvssvssssessssssssssssesssssussveseseesvees 102
Trang 73.3.4 Đối với báo điện tử Tuổi t1e.cccccececcsscsescsscsessesssvssesesesveresvsvesesesvsseassvssestaveesees 103
TIỂU KET CHƯNG - 2-52 ss£+seEssEssEvevserserserserssrrssrssrssrsse 104KET 0000077 105
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHHÁO -. 2-2 ©ss©ssecssesssessee 108
PHỤ LỤC
Trang 8: Bệnh viện
Trang 9DANH MỤC BANG
Bảng 2.1 Thống kê số lượng tin, bài về vấn đề bạo lực trong lĩnh vực y tế trên báo
điện tử khảo sát trong năm 2015 — 2020 ¿5< +51 +32 E+vEErtrrerrrrererrrerrsee 46Bảng 2.2 Thống kê số lượng tin, bài đăng trên các báo điện tử về vụ việc Bác sĩD.C.N bị hành hung khi cấp cứu cho người bệnh ở Thái Bình 48Bảng 2.3 Thống kê số lượng tin, bài đăng trên các báo điện tử về vụ việc Bố của
bệnh nhi bị phạt 9 tháng tù giam vì tội lấy cốc thủy tinh đập vào đầu bác sĩ tại Bệnh
viện Da khoa huyện Thạch Thất năm 2017 2- 2 22 2 £+££+E££E+£E+£x+rxerszsez 49
Bảng 2.4 Thống kê số lượng tin, bài trên các báo điện tử về vụ việc Côn dé lao vàoBệnh viện Đại học Y Hà Nội khống chế bác sĩ, chém cô bệnh nhân năm 2017 50Bảng 2.5 Thống kê số lượng tin, bài trên các báo điện tử về vụ việc Giám đốc Công
ty Cổ phần Xây dựng Tân Thắng ở Nghệ An hành hung bác sĩ, điều dưỡng Bệnh
VIEN 11S Nghé 0 50
Bang 2.6 Thống kê số lượng tin, bai trên các báo điện tử về vụ việc Khởi tố bố
Bang 2.7 Thống kê số lượng tin, bài trên các báo điện tử về vụ việc Người nhà
bệnh nhân lĩnh 9 tháng tù với tội đánh bác sĩ vì không được ghi hình vợ đẻ tại Bệnh vién 8008 42:80 51
Bang 2.8 Thống kê số lượng tin, bài trên các báo điện tử về vụ việc Khởi tố nhóm
người hành hung bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Binh Giang, Hải Dương 52
Bảng 2.9 Nội dung phản ánh vấn đề bạo lực trong lĩnh vực y tế trên bốn báo điện tử
Bang 2.10 Nội dung phản ánh vụ việc Bac si D.C.N bị hành hung khi cấp cứu
Bang 2.11 Nội dung phan ánh vu việc Bố của bệnh nhi bị phạt 9 tháng tù giam vìtội lay céc thủy tinh đập vao dau bac si tai Bénh vién Da khoa huyén Thach Thattrên báo điện tử Việt Nam năm 2017 oo cee ccecccccesccccsssseccssscecessseccessescesseeeeesseeess 59Bảng 2.12 Nội dung phan ánh vụ việc Côn đồ lao vào Bệnh viện Đại học Y Hà Nộikhống chế bác sĩ, chém cô bệnh nhân trên các báo điện tử Việt Nam 62
Trang 10Bảng 2.13 Nội dung phản ánh vụ việc Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng Tân
Thắng ở Nghệ An hành hung bác sĩ, điều dưỡng Bệnh viện 115 Nghệ An 65
Bang 2.14 Nội dung phản ánh vụ việc Khởi tố bố bệnh nhi hành hung bac sĩ tạiBệnh viện Da khoa Xanh Pôn trên các báo điện tử Việt Nam năm 2018 68
Bảng 2.15 Nội dung phản ánh vụ việc Người nhà bệnh nhân lĩnh 9 tháng tù với tội đánh bác sĩ vì không được ghi hình vợ đẻ tại Bệnh viện Sản Nhi Yên Bái trên các
báo điện tử Việt Naim - << E1 122301111111 9530111 119991111 E ng 11K ng 71Bảng 2.16 Nội dung phản ánh vụ việc Khởi tố nhóm người hành hung bác sĩ tạiTrung tâm Y tế huyện Bình Giang, Hai Dương trên các báo điện tử Việt Nam 74Bảng 2.17 Thống kê số lượng tin bài về van dé bao lực trong lĩnh vực y tế theo thé
Bảng 2.18 Thé loại sử dung trong thông tin vụ việc Bac sĩ D.C.N bị hành hung khicấp cứu cho người bệnh ở Thái Bình trên 4 báo điện tử -¿ s¿z-: 77Bang 2.19 Thể loại sử dụng trong thông tin về vụ việc Bố của bệnh nhi bị phạt 9tháng tù giam vi tội lay cốc thủy tinh đập vào dau bác sĩ tại Bệnh viện Da khoahuyện Thạch Thất trên 4 báo điện tử -:- StkEk+EEEESEEEEEEEEEEEEEEEkEErkererkrre 78Bảng 2.20 Thể loại sử dụng trong thông tin vụ việc Côn đồ lao vào Bệnh viện Đạihọc Y Ha Nội khống chế bác sĩ, chém cô bệnh nhân năm 2017 trên 4 báo điện tử 79Bảng 2.21 Thể loại sử dụng trong thông tin vụ việc Giám đốc Công ty Cổ phần
Xây dựng Tân Thang ở Nghệ An hành hung bác sĩ, điều dưỡng Bệnh viện 115 Nghệ
An trén 4 ba0 Gi6n tt ec Ö1 79Bảng 2.22 Thể loại sử dung trong thông tin vụ việc Khởi tố bố bệnh nhi hành hung
Bảng 2.23 Thê loại sử dụng trong thông tin vụ việc Người nhà bệnh nhân lĩnh 9tháng tù với tội đánh bác sĩ vì không được ghi hình vợ đẻ tại Bệnh viện Sản Nhi Yên Bái trên 4 báo điện tỬ - - 2E 3 2111122311112 119911119 vn ng ngư 80Bang 2.24 Thẻ loại sử dung trong thông tin vụ việc Khởi tố nhóm người hành hungbac sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Binh Giang, Hải Dương trên 4 báo điện tử 81Bảng 2.25 Thống kê thực trạng sử dụng tính đa phương tiện trong thông tin vấn đềbạo lực trong lĩnh vực y tế trên báo điện tử Việt Nam ¿- cs+x+zxzxerxsrrxee 83
Trang 11DANH MỤC BIEU DOBiểu đồ 2.1 Nhân viên y tế tiếp cận thông tin về vấn đề bạo lực trong lĩnh vực y tế
qua kênh thông tIn - - 5 2c 1211931991119 ng HH nh re 36
Biểu đồ 2.2 Mức độ, tần suất số lượng tin, bài theo từng năm về vấn đề bạo lựctrong lĩnh vực y tế trên các báo điện tử thuộc diện khảo sát - - - ss+s+ce£s 47Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ sự quan tâm của nhân viên y tế đến những nội dung về van débạo lực trong lĩnh vực y tế trên báo điện tử Việt Nam . ¿©c5c©5ecc+2 54Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ sự quan tâm của nhân viên y tế đối với tinh đa phương tiện trongthông tin vấn đề bạo lực trong lĩnh vực y tế trên 4 báo điện tử -s-s s+s 84
Trang 12MỞ DAU
1 Lý do chọn đề tài
Bạo lực đã xuất hiện từ lâu và nhiều trong môi trường y tế, đây không còn là
hiện tượng cá biệt mà nó đã trở thành vấn nạn của toàn xã hội Tuy thể hiện ởnhững mức độ khác nhau, nhưng vấn đề bạo lực trong lĩnh vực y tế đã len lỏi vàocác cơ sở y tế, cả bệnh viện tuyến Trung ương đến tuyến huyện, xã, cả khu vựcthành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi Nhân viên y tế bị xúc phạm, chửi
mắng, thậm chí hành hung, đánh đập,
Trong khoảng 2 thập niên trở lại đây, tình trạng bạo lực tại nơi làm việc đã
được cộng đồng quốc tế quan tâm, trong đó có vấn đề bạo lực trong lĩnh vực y tế.Nhiều nghiên cứu ở quy mô lớn trên thế giới đã chỉ ra rằng, nhân viên y tế là mộttrong những nhóm phải đối diện với những rủi ro về bạo lực nơi làm việc cao nhất
so với các lĩnh vực khác.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, nhân viên y tế có nguy cơbạo lực cao trên toàn thế giới Từ 8% đến 38% nhân viên y tế bị bạo lực thê xác tạimột số thời điểm trong sự nghiệp của họ Hầu hết các vụ bạo lực được gây ra bởi
bệnh nhân và người nhà người bệnh [48]
Báo cáo của Hiệp hội Y khoa Ấn Độ cho biết, năm 2017, Ấn Độ ghi nhận 93
trường hợp báo cáo về bạo lực y tế Trong số 93 sự cố này, 155 chuyên gia y tế đã
bị tấn công bao gồm 125 bác sĩ (81%), 10 nhân viên y tá (6,5%) và 20 nhân viên y
tế khác (20%) [43, tr 2] Khoa Cấp cứu ở Trung Quốc có tỷ lệ xảy ra tình trạng bạolực cao nhất (chiếm 20,5%), tiếp theo là đội cứu hộ khẩn cấp (chiếm 5,7%) và các
đơn vị chăm sóc đặc biệt (chiếm 5,7%) Tỷ lệ nhân viên y tế bị bạo hành ở Thái Lan
là 54%, Australia 61%, [46, tr 1]
Ở Việt Nam, theo thống kê của Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), từ
năm 2010 đến hết năm 2016, cả nước ghi nhận ít nhất 22 vụ bệnh nhân, người nhàbệnh nhân hành hung bác sĩ, nhân viên y tế Năm 2017 — 2019 là khoảng thời gian
có số lượng những vụ bạo lực trong lĩnh vực y tế nhiều, riêng năm 2017, cả nướcghi nhận 13 vụ với các mức độ chấn thương khác nhau Năm 2018 đã xảy ra nhiều
vụ tân công thây thuôc nghiêm trọng, trong đó nhiêu vụ việc côn đô vào bệnh viện
Trang 13tan công cả bệnh nhân và thầy thuốc Van nạn tram trọng tới mức năm 2018 từng có
lúc bác sĩ kêu gọi “Xuống đường để bảo vệ đồng nghiệp”, đề nghị ngành công an
lập chốt bảo vệ bệnh viện Trong số các vụ bạo lực y tế, 70% nan nhân là bác sĩ,
15% là điều dưỡng 90% vụ bạo hành xảy ra khi bác sĩ dang cấp cứu, chăm sóc chobệnh nhân, 60% xảy ra khi thầy thuốc đang giải thích cho bệnh nhân, người nhà.[14, tr 1] Vào ngày 31/12/2017, Bộ Y tế công bố 10 sự kiện nổi bật của ngànhtrong năm Trong đó, nhiều vụ bạo hành nhân viên y tế là một trong 10 sự kiện nồi
bật được nêu.
Năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu chính quyền các địaphương, ngành chức năng có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp xâm phạmnhân phẩm, tính mang, sức khỏe của thầy thuốc và nhân viên của ngành y tế Từthực tế nêu trên, ngày 19-6-2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý bố sung
Khoản D Điều 134 trong dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi) về tình tiết tăng nặng khi
phạm tội cô ý gây thương tích đối với người "chữa bệnh cho mình" Theo đó, tăngmức phạt đối đa lên tới ba năm tù Tuy nhiên, tính đến nay, Việt Nam chưa có Luậtphòng, chống nạn hành hung nhân viên y tế
Năm 2017, trước nạn bạo lực y tế, Bộ Trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
cho răng vấn đề bạo lực trong lĩnh vực y tế ngày càng báo động và cần sự chung tay
của các Bộ, Ban, ngành Vào thời điểm đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiếntừng chia sẻ: “Kéu gọi và mong mỏi các đông chí làm về công tác báo chí - truyềnthông cần bảo vệ được nhân viên y tế Tôi mong muốn báo chí sẽ vào cuộc để đảmbao an ninh và bảo vệ cho nhân viên y tế được bảo vệ và giữ gìn cho thật tot trật tự,
ky cương, an toàn trong bệnh viện ”.
Năm 2020, vấn đề bạo lực trong lĩnh vực y tế vẫn còn xảy ra nhưng số lượng
ít Có thé thay rằng, năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát tại nước ta, báo chí đãtuyên truyền, thông tin về đại dịch này Hình ảnh y tế, đội ngũ y bác sĩ xuất hiện trênbáo chí nhiều hơn, đẹp dé hơn, giúp người dân, xã hội có cái nhìn đúng đắn, hiểu vathông cảm về những áp lực, vất vả trong công việc cứu chữa người Nhờ công táctuyên truyền, định hướng dư luận đúng đắn, phản ánh của báo chí nói chung và báođiện tử nói riêng trong thời gian qua đã giúp van dé bạo lực trong lĩnh vực y tế cảithiện, đồng thời xây dựng hình ảnh ngành y tế, đội ngũ y bác sĩ trên báo chí
Trang 14Trong bối cảnh này, báo chí đóng vai trò là kênh thông tin hữu hiệu tới người
dân Bằng việc đưa thông tin kip thời, phản ánh thực trạng xã hội về van đề bạo lựctrong lĩnh vực y tế đã giúp cho xã hội có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về vấn đềnày Trong hệ thống báo chí, báo điện tử đang là loại hình tỏ rõ sức mạnh, vị trí củamình Với những ưu điểm vượt trội, hội tụ những thế mạnh của báo in, báo phátthanh, truyền hình cùng với việc ứng dụng những tiến bộ mới của khoa học công
nghệ, báo điện tử đang chứng tỏ hiệu quả trong việc thông tin về vấn đề bạo lực
trong lĩnh vực y tế ở nước ta Thông tin trên các báo điện tử được cập nhật liên tục,mang tính thời sự, hấp dẫn công chúng Vì vậy, báo điện tử là loại hình có thế mạnhtrong việc thông tin về vấn đề bạo lực trong lĩnh vực y tế ở nước ta
Thực tế, tác giả nhận thấy có một số công trình nghiên cứu, báo cáo về vấn
đề bạo lực trong lĩnh vực y tế nhưng đến nay chưa có một nghiên cứu nào chuyên
sâu, cụ thể về vấn đề bạo lực trong lĩnh vực y tế trên báo điện tử ở nước ta Đây
hoàn toàn là một van dé mới Vấn dé bạo lực nói chung, bạo lực trong lĩnh vực y tếnói riêng luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều người, nhiều cơ quan, banngành Chính bởi vậy, nghiên cứu về nó trên báo chí, đặc biệt là báo điện tử, có tínhcấp thiết, thời sự cao Với những lý do trên, tác giả đã thực hiện nghiên cứu đề tài
“Van đề bạo lực trong lĩnh vực y tế trên báo điện tử Việt Nam”
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trên thế giới, nghiên cứu về van dé bạo lực trong lĩnh vực y tế dưới góc nhìncủa những nhà quản lý chất lượng trong Bệnh viện, cơ quan thuộc ngành y tế đượctiến hành thực hiện Tổ chức Y tế thế giới WHO đã đưa ra báo cáo về “Bao lực đối
với nhân viên y tế” theo từng năm Nhóm tác gia Zhu L, Xu C đã nghiên cứu “7chành tăng cường xây dựng ý nghĩa bệnh viện và giảm tranh chấp y tế” vào năm
2013 Nghiên cứu này đã chỉ ra thực trạng và hướng giải pháp giảm tranh chấp y tếtại bệnh viện ở Trung Quốc Nghiên cứu “Dich té học về bạo lực đối với các bác sĩtại một quốc gia đang phát triển (2006 — 2017)” của nhóm tác giả Ranjan R,
Meenakshi, Singh M, Pal R, Gupta S được đăng trên tap chí Health Res Rev năm
2018 Tac gia Vittorio di Martino đã nghiên cứu “Bao lực y té tại nơi làm việc ”
khảo sát các trường hợp ở Brazil, Bulgaria, Lebanon, Bồ Đào Nha, Nam Phi và
10
Trang 15Thái Lan Nghiên cứu đã cho thấy: Văn phòng Lao động Quốc tế (ILO), Hội đồng
Điều dưỡng Quốc tế (ICN), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Dịch vụ Công cộng
Quốc tế (PSD đã khởi động một chương trình chung về bạo lực tại nơi làm việc
ngành y tế vào năm 2000 với mục tiêu lap đầy lỗ hồng thông tin lớn và phát triển tàiliệu hướng dẫn dé phát triển các chính sách giải quyết bạo lực tại nơi làm việc Tuynhiên, dưới góc độ báo chí, tác giả luận văn thấy chưa có công trình nghiên cứu
chuyên sâu về bạo lực trong lĩnh vực y tế trên thế giới
Ở Việt Nam, nghiên cứu về các vấn đề xã hội trên các phương tiện truyềnthông đại chúng trong đó có báo điện tử không còn xa lạ Các lĩnh vực của đời sống
xã hội như: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, thé thao, y tẾ, nông nghiệp, môitrường đều có công trình nghiên cứu chuyên sâu Về lĩnh vực y tế, tác giả nhậnthấy có một số công trình nghiên cứu về thông tin y tế, bảo hiểm y tế trên báo chí,truyền thông Tuy nhiên, công trình nghiên cứu vấn đề bạo lực trong lĩnh vực y tếtrên báo điện tử thì chưa có Do vậy, đây là đề tài nghiên cứu hoàn toàn mới
Về vai trò của báo chí được đề cập trong một số cuốn sách, giáo trình, côngtrình nghiên cứu khoa học như: “Cơ sở lý luận báo chí truyén thông” (của các tácgiả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường và Trần Quang, đã tái bản nhiều lần),
“Truyễn thông đại chúng và phát triển xã hội” (2008), bộ sách 9 tập “Báo chí —
Những van dé lý luận và thực tiễn ” do khoa Báo chí và Truyền thông (ĐH KHXH
và NV) xuất bản, Cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” của tác giả Tạ Ngọc Tan (chủbiên) do NXB Văn hóa — Thông tin xuất ban năm 1999, nhóm tác giả đã nêu ra các
chức năng của báo chí: chức năng tư tưởng, định hướng dư luận xã hội; chức năng
quản lý giám sát xã hội; chức năng khai sáng giải trí Trong đó nhấn mạnh báo chí
là loại hình hoạt động đặc thù, ra đời do những nhu cầu khách quan của xã hội đãphát triển đến một trình độ nhất định của văn minh nhân loại, báo chí mang đếnnhững tiềm năng có ý nghĩa to lớn đối với xã hội
Nói về vai trò của cơ quan báo chí trong lĩnh vực quản lý báo chí, TS HoàngQuốc Bảo trong cuốn “Lữnh dao va quản lý hoạt động báo chí ở Việt Nam hiệnnay” nhận định: “Cơ quan báo chi là cơ quan ngôn luận của các tổ chức Đảng, coquan nhà nước, các tô chức và đoàn thê xã hội Hoạt động cua cơ quan báo chi bao
11
Trang 16giờ cũng được định hướng bởi đặc điểm, nhiệm vụ của cơ quan xã hội mà nó dongvai trò là cơ quan ngôn luận, hướng tới việc thực hiện những nhiệm vụ chính trị cua
cơ quan chu quan” [1, tr 96].
Bên cạnh đó, do tính chất của các chuyên mục trên báo điện tử được khảo sát
là những tờ báo có số lượng người truy cập cao, uy tín nên dé thực hiện dé tài này,tác giả cũng đã tiến hành nghiên cứu những đề tài khoa học có thể sử dụng làm
phương pháp lý luận, như sau:
Luận văn Thạc sĩ “Thông điệp vé một số vụ việc noi bật của ngành y tế trên
báo điện tw” của học viên Vũ Thị Hải Hoang (2020) tại Đại hoc Khoa học Xã hội
và Nhân văn Tác giả luận văn đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát và phân tích nộidung, hình thức thông điệp về một số vụ việc nồi bật của ngành y tế trên báo điện tửtrong năm 2017 — 2018; từ đó đề xuất giải pháp cụ thé nhằm nâng cao chat lượng
cách thức truyền thông này trên báo mạng điện tử
Năm 2017, học viên Lê Nữ Hạnh Nguyên đã thực hiện luận văn “Báo Nhândan với vấn dé thông tin y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân ” dưới sự hướng dẫncủa PGS.TS Nguyễn Văn Dững Đây là công trình nghiên cứu về nội dung, hìnhthức truyền thông thông tin y tế trên báo điện tử Nhân dân Tại đây, tác giả đã phântích thực trạng sản xuất nội dung tin, bai và làm rõ phong cách báo điện tử
Năm 2010, học viên Bùi Thị Thu Thủy đã tiến hành nghiên cứu đề tài
“Thông tin sức khỏe trên báo chí Việt Nam hiện nay — vấn dé và thảo luận ”, khảosát trên báo Sức khỏe & Đời sống và kênh truyền hình O2TV Nội dung đề cập đếnchương trình truyền thông chuyên biệt và nhu cầu của nhóm công chúng riêng biệt
đối với vấn đề thông tin sức khỏe Đồng thời, đề tài cung cấp bức tranh toàn cảnh
về tình hình thông tin sức khỏe trên báo chí hiện nay, từ đó đề xuất một số giải phápnhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả truyền thông
“Báo chí truyền thông với vấn dé đổi mới phong cách thái độ phục vụ củacán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh ” (Khảo sát trên báo Sức khỏe &Đời sống, báo Tuổi trẻ, báo Dân trí từ năm 2015 — 2016) do học viên Hoàng Thị
Khánh Phương thực hiện, do PGS.TS Nguyễn Văn Dững hướng dẫn Đây là một
trong những chiến dịch trọng tâm của ngành y tế hiện nay cũng như trong dải hạn
12
Trang 17Năm 2015, học viên Nguyễn Thị Phương Thảo đã thực hiện đề tài “7¡ ruyễnthông về y đức trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay” dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Trương Ngọc Nam Luận văn đã nghiên cứu vấn đề y đức trên báo mạng
điện tử Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhăm tăng cường hiệu quả truyềnthông giáo dục y đức trong ngành y tế nói riêng và công tác quản lý truyền thôngbáo chí về y tế của Bộ Y tế nói chung trong thời gian tới
Bên cạnh đó, PGS.TS Trần Nhân Thắng đã xuất bản cuốn sách “Quản lýnhà nước và quản lý ngành về y tế” năm 2016, nhà xuất bản Lao động Xã hội Cuốnsách đã trình bày những vấn dé về sức khỏe, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặcđiểm của ngành và quản lý nhà nước về y tế cùng những vấn đề chung trong quản lý
bệnh viện.
Đề cung cấp các bằng chứng cho Bộ Y tế và các cơ quan hữu quan phục vụ
cho việc xây dựng, điều chỉnh các chính sách liên quan tới việc ứng phó với tình
trạng bạo hành tại nơi làm việc trong lĩnh vực y tế, Viện Chiến lược và Chính sách
Y tế phối hợp với Vụ Tổ chức Cán bộ và Công đoàn Y tế Việt Nam triển khainghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng bạo lực tại nơi làm việc đối với nhân viên y
tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh công lập” vào năm 2015 Mục tiêu của nghiên cứunhằm rà soát thực trạng bạo hành tại nơi làm việc, cụ thể ở các cơ sở khám chữa
bệnh công lập các tuyến và ảnh hưởng của vấn đề này tới cơ sở y tế; xác định
nguyên nhân, yếu tô liên quan cũng như những khó khăn, thuận lợi trong công tác
13
Trang 18đối với những khó khăn vat vả, sự hy sinh của cán bộ, nhân viên ngành y tế; tuyêntruyền, đề xuất xây dựng chính sách nhằm chăm lo, bảo vệ quyên, lợi ích hợp phápcủa đoản viên công đoàn ngành y.
Như vậy có thé nói, đây là những tài liệu quan trọng, cung cấp kiến thứcgiúp tác giả nghiên cứu đề tài “Vấn đề bạo lực trong lĩnh vực y tế trên báo điện
tử Việt Nam” được đầy đủ và hoàn thiện hơn Tuy nhiên, trên cơ sở thực tế tìm
hiểu, chưa có tài liệu nào đi sâu vào nghiên cứu về vấn đề bạo lực trong lĩnh vực y
tế trên báo điện tử Việt Nam Đây cũng là một khó khăn, thử thách với tác giả vàcũng là cơ hội, nét mới dé tác giả đóng góp những những tư liệu cần thiết cho sựphát triển của báo điện tử nói chung và báo điện tử với vấn đề bạo lực trong lĩnhvực y tế nói riêng
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, luận văn
khảo sát van đề bạo lực trong lĩnh vực y tế trên báo điện tử; Đánh giá những ưuđiểm, hạn chế của báo điện tử khi đăng tải thông tin về bạo lực trong lĩnh vực y tế;
Từ đó đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hơn chất lượng của báo điện tử
về vấn đề bạo lực trong lĩnh vực y tế
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung giải quyết và làmsáng tỏ các vẫn đề sau:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu
- Khảo sát và phân tích đánh giá nội dung, hình thức truyền tải thông tin về
vấn đề bạo lực trong lĩnh vực y tế trên báo điện tử Việt Nam
- Một số van dé đặt ra và kiến nghị, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hơn chất
lượng của báo điện tử về van đề bạo lực trong lĩnh vực y tế.
4, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của luận văn là thông tin bạo lực trong lĩnh vực y tếtrên báo điện tử Việt Nam.
14
Trang 194.2 Phạm vi nghiên cứu
Dé nghiên cứu đề tài “Vấn đề bạo lực trong lĩnh vực y tế trên báo điện tử
Việt Nam”, tác giả chọn và tập trung khảo sát các tin, ảnh, các bài phản ánh, điều
tra, phóng sự, trên các tờ báo điện tử là: Suckhoedoisong.vn; Vnexpress.net;
Zing.vn và Tuoitre.vn.
Tác gia lựa chon những tờ báo điện tử này với ly do như sau: Báo điện tử
Sức khỏe & Đời sống là cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế, là tờ báo của ngành y sẽ
cập nhật những thông tin, chủ trương, đường lỗi của Đảng, quy định của Bộ Y tế về
những tin tức trong lĩnh vực y tế Báo điện tử VnExpress, Zing News, Tuổi trẻ đều
có chuyên mục Y tế - Sức khỏe, là những tờ báo có lượng độc giả tiếp cận cao
Về thời gian, tác giả tiễn hành nghiên cứu từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2020.Đây là khoảng thời gian cho thấy được, vấn đề bạo lực trong lĩnh vực y tế ngày càng
báo động, số vụ hành hung thay thuốc tăng cao (năm 2017 — 2019) Đến năm 2020,
khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, toàn Đảng, toàn dân căng mình chống dich, trong
đó có lực lượng tuyến đầu là đội ngũ nhân viên y tế Dịch bệnh xuất hiện, xã hội,người dân thấu hiểu, đồng cảm sự vat vả của ngành y, thầy thuốc Có lẽ, vì lý do đó,van đề bạo lực trong lĩnh vực y tế trong năm 2020 có xu hướng giảm
Bạo lực gồm có bạo lực về thân thé và bạo lực về tỉnh thần Bạo lực trong
lĩnh vực y tế xuất phát từ hai phía, đó là: người bệnh/ người nhà người bệnh hành
hung nhân viên y tế và ngược lại Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài, tác giả tập trung
khảo sát những tin, bài có nội dung: người bệnh/ người nhà người bệnh hành hungnhân viên y tế và bao lực về thân thé
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề thực hiện đề tài này, luận văn áp dụng một số phương pháp nghiên cứu
sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tông hợp Tác giả tiến hành sưu tầm các văn kiện,chỉ thị, tư liệu của Đảng và Nhà nước liên quan đến việc xã hội hóa thông tin báochí nhằm tìm hiểu chủ trương, đường lối, định hướng của Đảng và Nhà nước về vấn
đề này Đồng thời, tác giả tập hợp, hệ thống tài liệu lý luận từ các sách, tạp chí, cáccông trình khoa học có liên quan đến đề tài
15
Trang 20- Phương pháp thống kê — so sánh Tác giả sử dụng phương pháp này để xácđịnh tần số xuất hiện; mức độ, nội dung thông tin về vấn đề bạo lực trong lĩnh vực y
tế trên báo điện tử Việt Nam; chất lượng, hiệu quả những tin, bài phóng sự, bài
phản ánh có nội dung về vấn đề bạo lực trong lĩnh vực y tế trên 4 báo điện tử Việt
Nam trong thời gian nghiên cứu Thống kê tông quan, sau đó tác giả chọn 7 vụ bạolực y tế điển hình dé phân tích, đánh giá
- Phương pháp phân tích nội dung Phương pháp này được sử dụng nhằm phân
tích nội dung, hình thức, cách đưa tin của 4 báo điện tử về vấn đề bạo lực trong lĩnh
vực y tế tại Việt Nam trong thời gian khảo sát Có thé so sánh với các năm trước
- Phương pháp điều tra xã hội học Đề tài khảo sát trên một nhóm mau là 200nhân viên y tế (bác sĩ, điều dưỡng) tại các bệnh viện thuộc tuyến trung ương, tỉnh,huyện để đánh giá của nhân viên y tế về thông tin bạo lực trong lĩnh vực y tế trên
báo điện tử Tác giả phát 200 bảng hỏi, thu về được 200 bảng
- Phuong pháp phỏng van sâu Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 6 chuyên giagồm có: Tổng Biên tập của báo điện tử; Phóng viên chuyên trách y tế của báo điện
tử trong diện khảo sát; Luật sư; Bác sĩ.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài góp phần làm sáng rõ và phong phú hơn lý luận về vai trò, ảnh hưởng,
tác động của báo chí tới vấn đề bạo lực trong lĩnh vực y tế Đồng thời, đề tài cungcấp những luận điểm khoa học, hệ thống hóa cơ sở lý luận và phương pháp nghiên
cứu về vai trò của báo điện tử với vấn đề bạo lực trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam.Bên cạnh đó, đề tài sẽ tổng kết, nêu rõ thực trạng, đánh giá những thành công vàhạn chế của báo điện tử trong thông tin vấn đề này
6.2 Y nghĩa thực tiễn
Đề tài góp phần làm rõ nhận thức về vấn đề bạo lực trong lĩnh vực y tế thôngqua hoạt động của báo chí Từ đó, khăng định những đóng góp của báo chí nói
chung, báo điện tử nói riêng trong việc thông tin về van dé bạo lực trong lĩnh vực y
tê đên với cộng đông.
16
Trang 21Đánh giá về thành công, hạn chế của báo điện tử và những đề xuất cụ thê củaluận văn về việc nâng cao chất lượng nội dung và hình thức của các sản phẩm báo
chí trong thông tin về vấn đề bạo lực trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam
Luận văn này cũng có ý nghĩa thiết thực đối với tác giả đề tài, quá trình hoànthành công trình nghiên cứu này là sự vận dụng hệ thống lý luận đã được tiếp thu dénghiên cứu một van đề, cu thé là van dé bạo lực trong linh vuc y tế tai Việt Nam
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho ngành y tế trong việc
khai thác, sử dụng báo chí cho công tác thông tin về vấn đề bạo lực trong lĩnh vực y
tế tại Việt Nam
Luận văn còn là tài liệu tham khảo có ích trong các cơ sở đào tạo báo chí, déđịnh hướng trách nhiệm cho những nha báo tương lai trong việc thông tin van đềbạo lực trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo và phụ lục, nộidung chính luận văn gồm có 3 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về bạo lực trong lĩnh vực y tế và
Trang 22CHUONG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE BAO LỰC TRONG
LĨNH VUC Y TE VA BAO ĐIỆN TU1.1 Một số khái niệm co bản
1.1.1 Báo điện tử
Sự ra đời và phát triển của Internet đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triểncủa báo mạng điện tử Báo điện tử được coi là sản phẩm gan liền với sự phát triểncủa ngành công nghệ thông tin Báo điện tử có những bước phát triển vượt bậc sovới các loại hình báo chí khác như: truyền hình, phát thanh, báo in, Một tác phẩmtrên báo điện tử thường tích hợp đa phương tiện, có thể đảm đương nhiệm vụ của cảtruyền hình, phát thanh và báo in
Vào tháng 5/1992, báo mạng Chicago Tribune là tờ báo điện tử ra đời sớm
nhất trên thế giới, có máy chủ đặt tại nhà cung cấp dịch vụ American Online Năm
1994, phiên bản điện tử đầu tiên của tạp chí Hotwired chạy những banner quảng cáo
đầu tiên Tiếp đến là hàng loạt các cơ quan báo chí nổi tiếng ở Mỹ lần lượt cho ra
đời phiên bản điện tử như Los Angeles Times, USA Today, New York Newsday,
Năm 1995, nhiều tờ báo ở Châu Á cũng xuất hiện trên mạng Internet như ChinaDaily, Utusan (Malaysia), Kompas (Indonesia), Asahi Simbun (Nhật Bản), Đếngiữa năm 1996, ở nước Mỹ có khoảng 768 tờ báo điện tử, Châu Âu có 169 tờ, Châu
Á và Trung Đông có 54 tờ, Nam Mỹ có 25 tờ, Châu Đại Dương có 20 tờ, Châu Phi
có 6 tờ,
Theo thống kê của Newslink, năm 1996, trên toàn thế giới có 1335 tờ báomạng điện tử, đến tháng 9/1998 là 4925 tờ va đầu năm 2000 là 8474 tờ Các hãngthông tấn lớn như AFP, Reuter, các đài truyền hình như CNN, NBC, và các tờ
báo như New York Times, Washington Post, đều có báo mạng điện tử của mình
Ho coi đó là phương tiện dé phát triển thêm công chúng báo chí Số lượng báo điện
tử tăng lên nhanh chóng và trở thành “cơn sốt vàng” của thời kỳ thông tin trựctuyến
Internet ở Việt Nam được kết nối vào năm 1997 và tờ báo điện tử đầu tiên ở
nước ta đó là tạp chí Quê hương Sự kiện có ý nghĩa mở đường này đã ghi một dấu
ấn quan trọng trong lịch sử báo chí Việt Nam Ngay sau khi tạp chí Quê hương
18
Trang 23Online xuất hiện, hàng loạt các cơ quan báo chí như: báo Nhân dân, Đài Tiếng nói
Việt Nam, Dai Truyền hình Việt Nam, đã tiến hành thử nghiệm va lần lượt xuất
bản ấn phẩm của mình trên mạng Internet Đến nay, hầu hết các cơ quan báo chí lớnđều đã có tờ báo mạng điện tử của riêng mình Từ chỗ ban đầu, những tờ báo mạngđiện tử này đã phát triển độc lập hơn, có đường nét hơn, dần dần thoát ra khỏi bóngbao trùm của tờ báo in và ngày càng tỏ rõ ưu thế vượt trội của mình
Hơn 20 năm ra đời và phát triển, báo điện tử đang ngày càng khăng định
được vị thế của mình trong đời sống báo chí ở Việt Nam Trong điều 3 của chương
I, Luật sửa đôi bổ sung một số điều của Luật Báo chí 2016 có quy định: “Báo điện
tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trênmôi trường mạng, gom báo điện tử và tạp chí điện tử” [24]
Tính đến năm 2017, cả nước có 982 cơ quan báo, tạp chí được cấp phép hoạt
động, trong đó có 150 tờ báo điện tử Trang tin điện tử tong hợp là 1558 (trong đó
có 248 trang của các cơ quan báo chí) Dù ra đời muộn hơn rất nhiều so với các loạihình báo chí khác, song báo điện tử đã nhanh chóng tìm được chỗ đứng, và hơn thếnữa, còn phát triên rất mạnh mẽ
1.12 Y téTheo nghĩa rộng, “y té” là lĩnh vực hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân
từ hoạt động vệ sinh môi trường sông và làm việc, dinh dưỡng, phòng chống bệnhtật đến việc khám và điều trị bệnh Cơ sở khoa học của các hoạt động y tế là nhữngkết quả nghiên cứu của y học (y khoa) và được học (được khoa)
Theo nghĩa hẹp, “y ế” được hiểu là những hoạt động phòng, chống và điềutrị bệnh tật cho nhân dân Hoạt động phòng, chống bệnh tật rất rộng, gồm công tác
vệ sinh môi trường sống và làm việc liên quan đến gây bệnh (bệnh do nhiễm khuẩn,
lây lan và bệnh nghé nghiệp), tiêm chủng, giáo dục y học cho cộng đồng, thé dụcdưỡng sinh Hoạt động khám và điều trị bệnh cho nhân dân là hoạt động cơ bảnnhất của ngành y tế
Hoạt động y tế của nước ta được phân theo khu vực y tế chuyên sâu và khuvực y tế phô cập Khu vực y tế chuyên sâu là các bệnh viện tuyến Trung ương và
các bệnh viện lớn, đầu ngành của một số thành phó lớn, tỉnh — nơi tập trung nghiên
19
Trang 24cứu và ứng dụng các công nghệ y học hiện đại và giải quyết các nhiệm vụ mà khu
vực y tế phổ cập không làm được Khu vực y tế phổ cập là hệ thống y tế từ tinhxuống huyện, xã, làng, bản — nơi trực tiếp khám chữa bệnh cho nhân dân tại địaphương, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân gồm các bệnh viện nhà nước,bệnh viện tư và hệ thong các cơ sở khám chữa bệnh, kinh doanh dược phẩm thuộccác thành phan kinh tế [35]
1.1.3 Bạo lực và bạo lực tại nơi làm việc
Bao lực:
Khái niệm bạo lực có nhiều cách tiếp cận khác nhau Trong tiếng Việt, “bạolực nghĩa là dùng sức mạnh để cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đồ” [42] Khái niệmnày dễ làm người ta liên tưởng tới các hoạt động chính trị, nhưng trên thực tế bạolực được coi như một phương thức hành xử trong các mối quan hệ xã hội nói chung
Các mối quan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp nên hành vi bạo lực cũng rất
phong phú, được chia thành nhiều dạng khác nhau tùy theo từng góc độ nhìn nhận
Theo từ điển Xã hội học của Gunter Endruweit và Gisela Trommsdorf chorằng: “Bao lực là các hành vi có khuynh hướng huy diệt như một phương tiện tốihậu dé thực thi quyên lực trong khuôn khổ quan hệ trên — dưới, một chiêu dựa trên
ưu thế bên ngoài, không có sự thừa nhận của người yếu thé” [44] Van đề này có
thể được chú ý xem xét ở phạm vi cá nhân hoặc toàn xã hội
Dưới góc nhìn xã hội học, bạo lực được coi là một hiện tượng xã hội Bạo
lực là một phương thức hành xử trong các mối quan hệ xã hội và ton tai từ rất lâutrong lịch sử Với bản chất như vậy, bạo lực cũng có thé là những hình thức chémgiết, đánh đập, hành hạ nhau về mặt thể xác, nhưng cũng có thé là tran ap, de doa,
gây sức ép về mặt tâm lý, tinh than
Như vậy, bạo lực là việc làm gây tốn thương cho người khác về cả thé xáclẫn tinh thần Do đó, bạo lực có hai hình thức chính đó là: bạo lực không xâm phạmthân thé (bạo lực tinh thần) và bạo lực xâm phạm đến thân thé (bao lực thé chất).Trên thực tế, bạo lực thê chất là những hành vi mà người gây ra bạo lực thường sửdụng cơ bắp hoặc công cụ/hung khí gây nên sự đau đớn về thân thê đối với nạnnhân Còn bạo lực tinh thần là những lời nói, cử chỉ mang tính chất lăng mạ, xúc
20
Trang 25phạm, đe dọa với mục đích răn đe hoặc làm ton thuong tam ly, hoang loan tinh than
cho đối phương Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung làm rõ hình thức bao lực
về thé chất được phản ánh qua báo chí Tuy nhiên, tác giả sẽ chia bạo lực thé chất
thành 02 đó là: bạo lực thé chất với các hành động tát, đánh, đấm; bao lực thể chất
sử dụng hung khí.
Bao lực tại nơi làm việc:
Bạo lực tại nơi làm việc là bất kỳ hành vi hay sự đe dọa nào với hình thứcbạo lực thể chất, quấy rỗi, de dọa hoặc những hành vi đập phá đe dọa diễn ra ở nơilàm việc Điều này có thé gây ảnh hưởng va làm tổn hại những người làm việc,bệnh nhân, người sử dụng dịch vụ và khách đến làm việc Bạo lực tại công sở baogồm các hình thức từ đe doa, lam dụng ngôn từ đến đe dọa thé chất, thậm chí là gây
tử vong Bạo lực tại nơi làm việc là một mối nguy được nhận diện rõ, trong đó có
Bạo lực trong lĩnh vực y tế được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau:
e Nhìn từ góc độ chính tri: Bao lực là dùng sức mạnh dé trấn áp một đốitượng gây ảnh hưởng tiêu cực cho đối tượng đó Mỗi chủ thể, cá nhân khi hoạt
động, giao lưu đều cần có sức mạnh dé tồn tại và phát triển trong mối quan hệ với
các chủ thé cá nhân khác Theo đó, bạo lực trong lĩnh vực y tế có thé hiểu là khảnăng điều khiển, kiểm soát người khác, khiến người khác phải phục tùng và làmtheo mệnh lệnh của người nắm giữ sức mạnh
© Nhìn từ góc độ pháp luật: Bao lực là hành vi cô ý của cá nhân hay tập thê
gây áp lực cho đối tượng khác, làm ảnh hưởng tiêu cực về thé chat, tinh thần, kinh
tế cho đối tượng đó Qua những vụ việc bạo lực, hành hung mà báo chí phản ánh, có
thể nhận thấy tình trạng bạo lực trong ngành y tế ngày càng gia tăng, đặc biệt trongkhoảng thời gian năm 2017 — 2019 Nhiều ý kiến cho răng, “không có lửa thì sao có
21
Trang 26khói”, tuy nhiên hành vi bạo lực gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của nhân viên
y tế hoặc người bệnh/ người nhà người bệnh Mọi người đều phải chịu trách nhiệm
về hành vi của mình và bản thân những người bị hành hung cần được pháp luật bảo
vệ Khung pháp lý chưa đủ sức răn đe sẽ khiến tình trạng bạo lực trong lĩnh vực y tếngày càng tiếp diễn
e Nhìn từ góc độ dao đức: Bao lực là hành vi ngược đãi về thân thể, lời nói và
tình cảm Những hành vi ấy làm băng hoại giá trị đạo đức Nó không chỉ có tácđộng tiêu cực đến tâm lý, sức khỏe của nhân viên y tế mà còn ảnh hưởng đến độnglực làm việc của họ Hậu quả của việc bạo lực này làm ton hại đến chất lượng chămsóc và khiến nguy cơ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe gặp rủi ro Nó cũng dẫn
đến mất an ninh trật tự tại cơ sở y tế, gây ton thất tài chính to lớn trong lĩnh vực y
tế Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này xuất phát từ nhiều phía Về phía xã hội,
nhiều người bệnh và người nhà người bệnh nhận thức chưa đúng, chưa cảm thông,thấu hiểu với điều kiện khó khăn của bệnh viện, nhân viên y tế, không có thói quenxếp hàng, chờ đợi, đòi hỏi quá mức và có hành vi ứng xử không đúng mực với độingũ thầy thuốc
e Nhìn từ góc độ văn hóa: Bao lực trong lĩnh vực y tế là một hiện tượng sailệch về văn hóa, thể hiện lối ứng xử coi thường luật pháp, bỏ qua nội quy của cơ sở
y tế, đi ngược lại và làm hoen 6 những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trong xã
hội.
e Nhìn từ góc độ y tế: Như tác giả đã trình bày ở trên, nguyên nhân dẫn đến
tình trạng bạo lực không chỉ xuất phát từ phía người bệnh/ người nhà người bệnh
mà còn từ phía cơ sở y tế Do tình trạng quá tải, tinh thần thái độ, lời ăn tiếng nói,phong cách ứng xử của nhân viên y tế với người bệnh chưa được họ đồng thuận,gây những bức xúc cho người bệnh/ người nhà người bệnh.
1.2 Đặc điểm nghề y và sự nguy hiểm của bạo lực trong lĩnh vực y tế
Đặc điểm nghề y
Sinh, lão, bệnh, tử - đó là quy luật của đời người Con người từ khi sinh rađến lúc nhằm mắt xuôi tay, có biết bao khó khăn thử thách phải trai qua, trong đóbệnh tật là một trong những khó khăn lớn nhất Người thầy thuốc có vinh hạnh lớn
22
Trang 27lao khi được chia sẻ với đồng loại trong những thời khắc khó khăn đó và được tôn
vinh bằng một tên gọi thân thương: Thay thuốc Người xưa có câu “Trong làng có
mỏ vàng không bằng có ông lang thầy thuốc” Họ làm việc hầu như không có ngày
nghỉ, bất cứ lúc nào cũng cần có mặt dé kịp thời xử lý những bệnh nhân cấp cứu
Họ lặng thầm “chạy đua” với sự song của người bệnh
Trước hết, nghề y là một nghề thầm lặng Những đóng góp của ngành ykhông có tính khoa trương bởi suy cho cùng, ngành y vẫn là kẻ chiến bại trong cuộcchiến bệnh tật Các bác sĩ miệt mài cứu chữa người bệnh, đối mặt với những hiểmnguy Hàng ngày, họ phải tiếp xúc liên tục với người bệnh mang mầm bệnh như:viêm gan siêu vi, bach hau, lao phdi, đặc biệt là với những người làm việc tại cácchuyên khoa như truyền nhiễm, lao, Đầu năm 2020, dịch bệnh Covid-19 bùngphát tại Việt Nam, cả nước căng mình chống dịch Lực lượng tuyến đầu trong đó
đội ngũ thầy thuốc luôn phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm Covid-19 từ người
bệnh Tuy nhiên, những người chiến sĩ áo trắng không lo sợ Với họ, người bệnh
được xuất viện trở về nhà là niềm vui, hạnh phúc lớn nhất
Mỗi nghề đều có những vat vả, khó khăn riêng, nghề y cũng vậy Ngay từtrong trường, sinh viên trường y đã vừa học lý thuyết vừa thực tập, quá trình học tậpdài nhất so với các ngành học khác Có thể nói, với ngành y, không có ngày Tết,
ngày nghỉ, ngày lễ mà chỉ có ngày làm việc, ngày trực và ngày không trực.
Bên cạnh việc trang bị kiến thức, kinh nghiệm, nghề y cần nêu cao đạo đức
nghề nghiệp Kế thừa truyền thống y đức của ông cha ta, tiếp thu tỉnh hoa y đứcnhân loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc trau déi và rèn luyện y đức
Người đã nhiều lần gửi thư và trực tiếp gặp, thăm các cơ sở y tế, bày tỏ quan điểmcủa Đảng va Nhà nước ta về pham chất của người thầy thuốc Người đã tặng cán bộ,
nhân viên ngành y danh hiệu: “7 hay thuốc như me hiển” Danh hiệu đó vừa là sựđánh giá cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với những đóng góp của ngành y, vừa
là một yêu cầu của Người đối với mỗi cán bộ y tế về y đức Hay có câu “Sâu y ly —Giỏi y thuật — Giàu y đức ” đã trở thành phương châm cần có của người thầy thuốc
Sự nguy hiểm của bạo lực trong lĩnh vực y tế
23
Trang 28Ngày nay, tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm khóibụi gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con người Do vậy, nhu cầu
chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng lớn và rất chính đáng Từ đó, người
dân sẽ đến các cơ sở y tế nhiều hơn tức là chat lượng chăm sóc sức khỏe tại bệnhviện phải tăng cao hơn để đem đến sự hài lòng cho người bệnh
Đội ngũ thầy thuốc, nhân viên y tế với khối lượng công việc không lồ, những
ca trực trién miên cả ngày lẫn đêm, những ca cấp cứu có thé ập đến bat cứ lúc nào,những bữa cơm nuốt vội, đó chưa phải là tất cả áp lực, nhọc nhan của nhữngngười làm nghề y Với những cố gang, nỗ lực của người làm công tác y tế, nhưngkhông phải ai cũng thấu hiểu, đồng cảm cho những áp lực, khó khăn của họ, cónhững người còn chửi mắng bác sĩ, thậm chí hành hung, đánh đập họ
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, nhân viên y tế có nguy cơ
bạo lực cao trên toàn thế giới Từ 8% đến 38% nhân viên y tế bị bạo lực thê xác tại
một số thời điểm trong sự nghiệp của họ Hầu hết các vụ bạo lực được gây ra bởibệnh nhân và người nhà người bệnh Cũng trong các tình huống thảm họa và xungđột, nhân viên y tế có thể trở thành mục tiêu của bạo lực tập thê hoặc chính trị Cácnhóm nhân viên y tế có nguy cơ cao nhất bao gồm điều dưỡng và nhân viên kháctrực tiếp chăm sóc bệnh nhân, nhân viên phòng cấp cứu và nhân viên y tế [48]
Hành hung bác sĩ là một thực trạng đáng báo động ở Trung Quốc và gây ramối lo ngại cho các có vấn chính trị và Hiệp hội bác sĩ Y khoa nước này Trước nạnbạo hành y tế chưa có dấu hiệu dừng lại, nhiều bệnh viện tại Trung Quốc đã dạynhân viên y tế cách tự vệ Kết quả thống kê của Hiệp hội bệnh viện Trung Quốc cho
thấy, kể từ năm 2000, ty lệ bao lực đối với nhân viên y tế đã tăng lên khoảng 11%mỗi năm Năm 2014, tổng cộng 88 sự vụ bạo lực đối với nhân viên y té xảy ra ở 48
thành phố và 22 tỉnh, trong đó có 10 nhân viên y tế (11,36%) bị sát hại Báo cáo từ
Ủy ban Kế hoạch Gia đình và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc (NHFPC), năm 2011,
11 sự vụ bạo lực khiến 7 người chết và 28 người bị thương [46] Có vấn chính trị
Huang Yuang — một thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân
Trung Quốc đang làm việc tại Bệnh viện Cao đăng Y khoa Bắc Kinh cho biết:
“Khoảng 6 triệu nhân viên y té đang phải chịu trách nhiệm cham sóc sức khỏe cho
24
Trang 291,4 tỉ dân Trung Quốc Đây là một khó khăn rất lớn Nếu môi trường làm việc của
các nhân viên y rễ không được giữ trật tự, người dân sẽ chịu thiệt thoi.”
Ở một số tiêu bang của Mỹ, luật đã được điều chỉnh và tăng gấp đôi hình
phạt cho những trường hợp bạo hành với nhân viên y tế Còn ở Bi, đất nước nổitiếng về an toàn, các bác si đã xuống đường đình công phản đối sự thiếu an toàn
trong các ca trực đêm.
Còn tại Việt Nam, theo số liệu từ Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), từ
năm 2010 đến hết năm 2016, cả nước ghi nhận ít nhất 22 vụ bệnh nhân, người nhàbệnh nhân hành hung bác sĩ, nhân viên y tế Năm 2017, có tổng cộng 13 vụ Năm
2018 đã xảy ra 18 vụ bạo lực trong lĩnh vực y tế, nhiều vu tan công thay thuốcnghiêm trọng Thực tẾ, đây chỉ là con số bề nổi được phát hiện và báo chí đưa tin,còn hàng trăm vụ bạo hành y tế mà nhân viên y tế thầm lặng chịu đựng hoặc không
báo cáo Các vụ việc chủ yêu xảy ra ở bệnh viện tuyến tỉnh (chiếm 60%), tiếp đến là
bệnh viện tuyến trung ương chiếm khoảng 20% số vụ việc Đối tượng bị tấn côngchủ yếu là bác sĩ, chiếm tới 70% và điều dưỡng chiếm 15% số vụ việc 90% số vụviệc xảy ra tại trong khuôn viên bệnh viện, trong khi thầy thuốc đang cấp cứu, chămsóc cho người bệnh (chiếm tới 60%) và 30% số vụ việc là xảy ra khi thầy thuốcđang giải thích cho người bệnh, người nhà người bệnh Có một số vụ việc đối tượng
bị hại là người bệnh, người nhà người bệnh do xảy ra mâu thuẫn từ bên ngoài khiếncôn đồ xông vào bệnh viện tấn công, hoặc bảo vệ bệnh viện hành hung người nhàngười bénh,
Trong bức thư “Ao blouse nhuồm máu ”, Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế NguyễnThị Kim Tiến đã viết: “Cứ mdi lan nghe tin một bác sĩ, điều dưỡng hay nhân viên y
tế bị hành hung là tôi lại cảm thấy dau đớn như chính mình bị xúc phạm Cảm giácphân nộ, buôn bực, thất vọng xâm chiếm tôi Phan nộ vì các thay thuốc không bao
giờ đáng bị đối xử như vậy Buôn bực vì bao nhiêu nỗ lực của ngành y, của cácđồng nghiệp và của Bộ Y tế nhằm ngăn chặn tệ nạn này vẫn chưa đem lại kết quảnhự mong muốn Thất vọng vì người thầy thuốc vẫn lẻ loi trong hành trình củaminh Với tư cách là một thay thuốc, tôi cho rang đã đến lúc những hành vi côn đồ
25
Trang 30hành hung thay thuốc can phải được xử lý như những hành vi chống doi người thi
hành công vu”.
PGS.TS Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và Chống độc Việt
Nam bày tỏ lo ngại và cho rằng: “Hiện nay, một số quốc gia trên thé giới đã cóLuật Phòng, chống bạo hành nhân viên y tế, tiêu biểu là luật của bangMaharashtra, An Độ ban hành ngày 30/3/2009 Luật có các điều khoản quy định
rất rõ rang mức tăng nặng đổi với hành vi bạo hành các cán bộ y tế dang chăm sóc
bệnh nhân cũng như mức dén bù trang thiết bị tài sản của các cơ sở y tế bị phá
hoại ”.
Thực tế cho thấy, khi bạo lực trong lĩnh vực y tế gia tăng cũng giống nhưngười bệnh đang tự đây chất lượng y tế xuống vực Bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnhviện Xanh — Pôn cho rằng: “Hãy thứ tưởng tượng một bac sĩ với một tâm trí sợ hãi,
một ban tay run ray thì có thể cung cấp một dich vụ y tế tốt cho người bệnh?”
1.3 Quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước về y tế và vấn đề bạolực trong lĩnh vực y tế
Con người chính là nguồn nhân lực gây dựng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, đưa sự phát triển của đất nước sánh ngang với các cường quốc năm châu
Đề có thé cống hiến hết sức lực của mình, mỗi người đều phải có một sức khỏe tốt
Sức khỏe vốn là thứ quý giá nhất của con người, chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng
là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ phát triển của mỗi quốc gia Trong
“Lời kêu gọi toàn dân tập thé duc” đăng trên báo Cứu quốc, số 199, ngày27/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “Mối người dân khỏe mạnh là cả nước
khỏe mạnh, mỗi người dân yếu ớt là cả nước yếu ớt” đã trở thành quan điểm xuyênsuốt trong vấn đề chăm sóc sức khỏe của người dân
Nghị quyết số 20/NQ-TW ngày 25/10/2017 do Ban Chấp hành Trung ương
Khóa XII nêu rõ: “Bao vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe là nghĩa vụ, trách nhiệmcủa mỗi người dân, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đòi hỏi sự tham giatích cực của các cấp uy, chính quyên, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thé, các ngành,trong đó ngành Y tế là nòng cốt Dau tư cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân là đầu tư cho phát triển ” [26] Điều nay cho thấy công tác chăm sóc
26
Trang 31sức khỏe không chỉ được thừa nhận về mặt chủ trương, chính sách mà còn được
biểu hiện cụ thể qua thái độ quan tâm sâu sắc và sự chung tay của toàn xã hội đốivới nhiệm vụ này Trong nghị quyết đã nêu rõ, vai trò nòng cốt trong nhiệm vụ này
là ngành y tế, là đội ngũ thầy thuốc, nhân viên y tế
Tuy nhiên, tại một số cơ sở khám chữa bệnh đã xảy ra nhiều vụ việc ngườinhà người bệnh hành hung, bạo lực nhân viên y tế hoặc ngược lại, làm mất trật tự,
an ninh, an toàn bệnh viện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác khám bệnh, chữabệnh của bệnh viện Không chỉ vậy, tình trạng này còn ảnh hưởng đến tinh than,tính mạng, động lực va sự tận tụy của đội ngũ thầy thuốc, nhân viên y té Dién hinhmột số vụ việc xảy ra như người nha người bệnh đuôi đánh bác sĩ, điều dưỡng đangthực hiện khám, chữa bệnh cho người bệnh, trong đó có điều dưỡng dang mang thaitại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai; côn đồ hành hung người đang cấp CỨU ỞBệnh viện Xanh — Pôn, Thanh Nhàn và đỉnh điểm là vụ người nhà đâm chết bác sĩ
tại Bệnh viện huyện Vũ Thư, Thái Bình; vụ việc xảy ra tại Bệnh viện đa khoa tỉnh
Hà Tĩnh; Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau; Bệnh viện huyện Năm Căn, Cà Mau; Bệnh
viện Kinh Bắc, Bắc Ninh,
Nhu cầu được bảo đảm an toàn trong khám, chữa bệnh của người dân, cũngnhư nhu cầu được hành nghề khám chữa bệnh trong điều kiện an toàn của người
thầy thuốc, nhân viên y tế là vô cùng quan trọng và là đòi hỏi rất chính đáng của cả
hai phía Việc bảo đảm an ninh, an toàn cho người bệnh, người nhà người bệnh,nhân viên y tế luôn được Nhà nước, Bộ Y tế và toàn xã hội đặc biệt quan tâm dégóp phan nâng cao chất lượng khám chữa bệnh va bao đảm an ninh trật tự, an toàn
xã hội.
Một số luật, văn bản đã quy định cụ thé về việc xử lý những cá nhân có hành
vi vi phạm, xâm hại danh du, tính mạng, tài sản của nhân viên y tế Luật Bảo vệ Sứckhỏe nhân dân năm 1989, các Điều 26, 27 quy định về giúp đỡ bảo vệ thầy thuốc vànhân viên y tế (Điều 26) và Trách nhiệm của người bệnh (Điều 27) Trong LuậtKhám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009, tại Khoản 11, Điều 6quy định các hành vi bị cam tại cơ sở y tế có nêu: “Gay ton hại đến sức khỏe, tinh
mạng, danh dự, nhân phẩm của người hành nghề”
27
Trang 32Tại Điều 14, Luật Khám chữa bệnh quy định về nghĩa vụ tôn trọng ngườihành nghề: “Tôn trong và không được có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm,
sức khỏe, tính mạng cua người hành nghệ và nhân viên y tế khác ”
Tại Điều 15 của Luật đưa ra nghĩa vụ chấp hành các quy định trong khám
bệnh, chữa bệnh như sau:
“J Cưng cấp trung thực thông tin liên quan đến tinh trạng sức khỏe của
minh, hợp tác day đủ với người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
2 Chấp hành chỉ định chẩn đoán, điều trị của người hành nghề, trừ trườnghợp quy định tại Điêu 12 của Luật này
3 Chấp hành và yêu cầu người nhà của minh chấp hành nội quy của cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh, quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh ”
Tại Khoản 2, 3, Điều 35 của Luật này quy định về quyền được bảo đảm antoàn khi hành nghề cụ thé như sau:
“2 Được bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, thân thể
3 Trường hợp bị người khác đe dọa đến tính mạng, người hành nghề đượcpháp tạm lánh khỏi nơi làm việc, sau đó phải báo cáo với người đứng dau cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh hoặc chính quyển nơi gan nhất ” [25]
Ngày 19/6/2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý bổ sung Khoản DĐiều 134 trong dự án Bộ luật Hình sự (sửa đối) về tình tiết tăng nặng khi phạm tội
cô ý gây thương tích đối với người “chữa bệnh cho mình” Theo đó, tăng mức phạttối đa lên tới ba năm tù
Bộ Y tế đã quyết định phê duyệt Đề án phòng ngừa tội phạm và phòng,chống vi phạm pháp luật tại các cơ sở y tế vào ngày 17/01/2019 theo quyết định số
170/QD-BYT Đề án này được dựa trên căn cứ Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày
14/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chốngtội phạm giai đoạn 2016 — 2025 và định hướng đến năm 2030 Trong đề án nêu rõ
nhiệm vụ của các bộ, ban, ngành như sau:
“4.1 Bộ Y tế, Sở Y tế:
a) Trách nhiệm của Bộ Y tế
28
Trang 33Phê duyệt Dé án Phòng ngừa tội phạm và phòng, chong vi phạm pháp luật
tại các cơ sở y té; phân công các don vị thuộc và trực thuộc Bộ triển khai thực hiện
Đề án; báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo 138/CP về kết quả thực hiện
- Hướng dan Sở Y tế tổ chức triển khai Dé án
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, đánh giá tiễn độ thực hiện Đề án, định kỳ báo
cáo 6 tháng, hằng năm và báo cáo đột xuất với Bộ trưởng Bộ Y tế để giải quyết kịpthời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án;
c) Cục Quản lý Khám chữa bệnh
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục triển khai các hoạt động
về bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Phối hợp với Thanh tra Bộ Y tế và các đơn vị liên quan Hướng dẫn, thanh
tra, kiểm tra, giám sát các cơ soy tế trực thuộc Bộ và các Sở Ÿ tế tổ chức triển khai
Dé án
d) Vụ Truyền thông và thi đua khen thưởng
Đầu mối, phối hợp với các don vị có liên quan:
- Xây dựng, sản xuất các tài liệu truyền thông dé tuyên truyền về Phòng ngừatội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật tại các cơ sở y tế
- Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các nội dung truyền thông;tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện công tác thi dua khen thưởng trong quátrình triển khai thực hiện Đề án
ad) Vụ Kế hoạch - Tài chính
29
Trang 34Bồ trí kinh phí, hướng dẫn công tác tài chính liên quan việc triển khai, duy
trì hoạt động Đề án
e) Trung tâm truyén thông giáo duc sức khỏe
Phối hợp với các don vị liên quan thực hiện các nội dung truyền thông nângcao hiệu quả Đề án
g) Sở Y tế các tỉnh, thành pho trực thuộc Trung ương
Căn cứ Dé án Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật tại
các cơ sở y tế xây dựng Kế hoạch triển khai, hướng dẫn triển khai, thanh tra, kiểmtra, giám sát Dé án tại địa bàn quản ly
h) Các cơ sở y tếCăn cứ Dé án Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật taicác cơ sở y té, xây dựng Kế hoạch triển khai Dé án phù hợp với đặc điểm tình hình
của từng cơ sở và đáp ứng yêu câu của Đề án
4.2 Dé nghị Bộ Công an chỉ dao các don vị có liên quan, Công an các tinh,thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong việc xâydựng, triển khai kế hoạch thực hiện Đề án theo từng địa bàn quản lý
4.3 Đề nghị các Bộ: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng,
Bộ Giao thông, Bộ Bưu chính viễn thông, Bộ Công thương chỉ đạo Thủ trưởng y tế
ngành và các cơ sở y tế thuộc quyén
quản ly, xây dung, triển khai kế hoạch, thanh tra, kiểm tra, giảm sát Đề ántại các cơ sở y tế thuộc quyên quản lý
4.4 Uy ban nhân dân các tỉnh, thành phá chỉ đạo Sở Y té xây dựng, triển khai
kế hoạch, bảo đảm kinh phi, phương tiện thực hiện Đề án thuộc địa bàn quan ly.”
[32]
Trước đó, ngày 26/9/2013, Bộ trưởng Bộ Công an va Bộ trưởng Bộ Y tế đã
ký Quy chế phối hợp số 03/QC-BCA-BYT về công tác đảm bảo an ninh, trật tựtrong lĩnh vực y tế Ngay sau khi Quy chế phối hợp số 03/QC-BCA-BYT được kýkết, Bộ Công an và Bộ Y tế đã có nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện, quán triệt các
nội dung của Quy chế phối hợp, hướng dẫn công an các đơn vị, địa phương và cácđơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch, chương
30
Trang 35trình, quy chế phối hợp về công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong lĩnh vực y tế Từ
năm 2013 — 2017, lực lượng công an đã phát hiện, ngăn chặn, xử lý 5283 vụ, khởi
tố 106 vụ, với 94 đối tượng về các hành vi phổ biến như đe dọa hành hung nhân
viên y tẾ, đập phá tài sản bệnh viện, trộm cắp, `
Trong chỉ thị số 03/CT-BYT ngày 19/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
Tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự bệnh viện Chỉ thị đã nêu rõ nhiệm vụ của các
bộ phận trong Bộ Y tế như sau:
“1 Giao Cục Quan lý Khám chữa bệnh làm đâu mối phối hợp với các Vụ,Cục và các đơn vị liên quan có trách nhiệm xây dựng hướng dan, tổ chức thực hiệnbao đảm an ninh, trật tự bệnh viện; thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát côngtác phòng ngừa tinh trang mất an ninh, trật tự bệnh viện
2 Giao Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Công đoàn y tế Việt Nam tiếp tục
chi đạo triển khai việc thực hiện đổi mới tinh than, thái độ phục vụ hướng tới sự hài
lòng của người dân ở tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh
3 Giao Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng tăng cường công tác tuyêntruyền nâng cao nhận thức của người dân tôn trọng, bảo vệ danh dự và tính mạngnhân viên y tế; huy động sự tham gia của chính quyên địa phương trong bảo đảm
an ninh, trật tự tại bệnh viện và các cơ sở y té
4 Giao Thanh tra Bộ lam dau mối phối hop với Cục Quan lý Khám, chữa
bệnh, Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị liên quan khác tiễn hành thanh kiểm tra
giám sát việc thực hiện Chi thi nay.” [9]
Năm 2015, Bộ trưởng Bộ Y tế đã phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện
“Đồi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của
người bệnh” theo quyết định số 2151/QD-BYT; Thông tư số 07/2014/TT-BYT của
Bộ Y tế quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm
VIỆC tại Các cơ SỞ y tế
Bên cạnh đó, nhiều văn bản, quy định đã thé hiện nội dung bảo vệ sức khỏe,tính mạng của nhân viên y tế; đã có những quy định cụ thé về việc xử lý những cá
nhân có hành vi vi phạm, xâm hại danh dự, tính mang, tài sản của nhân viên y tê.
31
Trang 361.4 Vai trò của báo chí trong công tác thông tin về vấn đề bạo lực trong lĩnhVỰC y tế
Trong lý luận và hoạt động thực tiễn, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam
đánh giá vai trò, sức mạnh to lớn của báo chí Luật Báo chí năm 2016 khẳng định:
“Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiếtyếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội — nghé nghiệp, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội — nghề nghiệp; là diễn dan của Nhân dân” [24]
Thông tin về vấn đề bạo lực trong lĩnh vực y tế có vai trò đặc biệt quantrọng Qua báo chí, các cấp, ngành và toàn xã hội được tiếp cận với những thông tin
về bạo lực trong lĩnh vực y tế, hiểu được nội dung, bản chất của sự việc, van dé;những ảnh hưởng của bạo lực trong lĩnh vực y tế gây ra dé từ đó nâng cao, thay đôinhận thức, hành vi của xã hội với nghề y, đội ngũ thầy thuốc Không chỉ cung cấpthông tin về những vụ việc bạo lực, báo chí còn có vai trò định hướng dư luận vàđưa các quy định của nhà nước, pháp luật, Bộ Y tế đến với công chúng Đây cũng làcông cụ hữu hiệu, cầu nối giữa ngành y tế và xã hội, người dân
Thời gian qua, các cơ quan báo chí đã có những đóng góp đáng kể trongcông tác thông tin về vấn đề bạo lực trong lĩnh vực y tế đến với xã hội, người dân
Các thông tin được đăng tải kịp thời, phong phú, dễ hiểu và có những phản hồi từ
công chúng Đặc biệt, nhiều bài viết về bạo lực trong lĩnh vực y tế đã tác độngmạnh mẽ, giúp các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra
Giảm thiểu tình trạng bạo lực trong lĩnh vực y tế là mong muốn của đội ngũ
thầy thuốc, nhân viên y tế nói riêng và ngành y, toàn xã hội nói chung, vì vậy, cần
có sự chỉ đạo của các cấp trên như Chính phủ, Bộ Y tế, sự chung tay góp sức củacác bộ, ban, ngành, trong đó có công tác thông tin báo chí, truyền thông Theo Bộ
trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từng phát biểu trong cuộc họp về an toànbệnh viện: “Giải pháp hiện nay vẫn là sự chung tay của các bộ, ban, ngành, trong
đó phải day mạnh báo chí, truyền thông” vào năm 2017 Tức là công tác thông tincủa báo chí phải làm sao dé người dân hiểu, thông cảm với ngành y dé giảm thiêu,
chấm dứt tình trạng bạo lực trong lĩnh vực y tế Thông tin về vấn đề này cần nhanh
32
Trang 37chóng, chính xác, có kế hoạch rõ ràng Thực tế cho thấy rằng, nếu vấn đề này vẫncòn tiếp diễn thì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chăm sóc sức khỏe.
Trong đề án phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật tại các
cơ sở y tế vào ngày 17/01/2019 theo quyết định số 170/QĐ-BYT, có nêu rõ nhiệm
vụ của Vụ Truyền thông và thi đua khen thưởng như sau:
“ Đầu moi, phối hợp với các đơn vị có liên quan:
- Xây dựng, sản xuất các tài liệu truyền thông dé tuyên truyền về Phòng
ngừa tội phạm và phòng, chong vi phạm pháp luật tại các cơ sở y tế
- Phối hợp với các don vị liên quan thực hiện các nội dung truyền thông;tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện công tác thi dua khen thưởng trong quátrình triển khai thực hiện Đề án ” [32]
Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng: Báo chí — truyền thông thông tin rộng rãi
như một công cụ cảnh báo với người dân, giúp người dân hiểu không được có
những hành động bạo hành và làm như vậy sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Dé tiếp cận các thông tin về bao lực trong lĩnh vực y tế, chúng ta có thể dédàng tìm kiếm trên tất cả các loại hình báo chí từ báo in, báo điện tử, phát thanh,truyền hình có các chuyên trang, chuyên mục về sức khỏe, y tế, thời sự, pháp luật
Các loại hình báo chí chính là lực lượng hùng hậu, xung kích trên mặt trận tư tưởng
văn hóa nói chung và trong công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối của Dang,
chính sách pháp luật của Nhà nước về bạo lực trong lĩnh vực y tẾ
Tuy nhiên, báo điện tử có thế mạnh so với các loại hình báo chí khác trongviệc thông tin về vấn đề bạo lực trong lĩnh vực y tế bởi yếu tố quan trọng nhất của
báo điện tử là tính đa phương tiện và tính tương tác cao Nếu như thế mạnh của
truyền hình là hình anh và âm thanh, phát thanh sử dụng âm thanh, báo in là ngôn từ
trên mặt báo thi báo điện tử có thé đáp ứng được tat cả các yếu tố của ba loại hình
báo chí còn lại Đọc báo điện tử, độc giả vừa có thê đọc, nghe và nhìn các thông tin,hình ảnh liên quan đến vấn đề bạo lực trong lĩnh vực y tế Nhu báo điện tử Tudi trẻ
sử dụng các hình ảnh đồ họa đẹp mắt, hấp dẫn khi thể hiện số vụ bạo lực trong lĩnh VỰC y tế, hay như thông tin điều tra về vụ việc được thể hiện bằng hình thức video;
33
Trang 38báo điện tử Zing sản xuất những bài long-form, hình ảnh hay video trong bài đượcthiết kế, bố cục một cách hợp lý, thu hút độc giả,
Với thế mạnh của mình là tạo ra sự tương tác với người đọc mạnh mẽ, chophép phát huy tối đa khả năng tham gia vào quá trình thông tin của công chúng Báođiện tử cho phép sự phản hồi thông tin về vấn đề bạo lực trong lĩnh vực y tế từngười sử dụng đến tòa soạn báo nhanh chóng và thuận tiện nhất Thông qua emailhay những dòng bình luận (comment) dưới mỗi bài viết, người đọc có thé dé dàngtương tác với phóng viên, ban biên tập, với nội dung về vấn đề bạo lực trong lĩnhvực y tế, với nhân vật, với sự kiện và với những người cùng đọc tác phẩm báo chí.Công chúng của báo điện tử không chỉ đơn thuần tiếp nhận thông tin mà họ có thé
dễ dàng chủ động cung cấp thông tin Hơn nữa, thời gian và dung lượng nội dungtương tác của công chúng sẽ không bị bó hẹp, họ có thê phản hồi tương tác vào mọilúc, nội dung phản hồi sẽ thoải mái Tuy nhiên, nội dung phản hồi sẽ được cơ quanbáo chí kiểm soát trước khi công khai Có thê thấy, truyền hình chỉ có một đến haidòng số điện thoại dé liên lạc, điều đó sẽ không tránh được việc không thể kết nốigiúp công chúng phản hồi, tương tác tốt
Thông tin trên báo điện tử có tính thời sự rất cao Thông tin tức thời, gần nhưngay lập tức, biết nguyên nhân sự việc xảy ra, các cơ quan chức năng vào cuộc như
thế nào một cách sớm nhất từ những khoảng cách xa nhất Mọi thông tin từ khi thu
thập được đến khi phát hành được diễn ra trong thời gian ngắn hơn nhiều so với cácloại hình báo chí khác Chính khả năng này làm cho thông tin trên báo điện tử luôn
được cập nhật từng giờ, thậm chí là từng phút Còn với các loại hình báo chí khác sẽ
khó có thé làm điều đó, vì báo in, truyền hình, phát thanh sẽ phải phụ thuộc vàokhung giờ phát sóng đã quy định Báo điện tử có thể giúp công chúng tiếp nhậnthông tin về vấn đề bạo lực trong lĩnh vực y tế ở bất kỳ lúc nào chỉ bằng một click
chuột Internet đã kết nối công dân giữa thành phố này với thành phố kia, từ nướcnày với nước kia một cách nhanh chóng, chặt chẽ, giúp cho mọi người có thé biếtđược những thông tin về bạo lực trong lĩnh vực y tế của thành phố này hay nước
kia.
34
Trang 39Kha năng tìm kiếm và lưu giữ thông tin là một thế mạnh không thé không kêđến của báo điện tử Báo điện tử cho phép độc giả tìm kiếm thông tin theo chủ đề,
theo thời gian rất tiện lợi Điều đó giúp ích cho độc giả rất nhiều trong việc tìm
kiếm thông tin
Phân tích về nguyên nhân dẫn tới các vụ bạo hành và tìm ra hướng giải quyếttriệt dé van đề, nhiều đơn vị tổ chức các buổi tọa đàm như “Bao vệ người lao động
ngành y, chống bạo hành trong bệnh viện ” do Bộ Y tế và Báo Lao động phối hợp
thực hiện; Hội Thay thuốc trẻ Việt Nam tô chức buổi “Bao hành trong bệnh viện,
vấn nạn và giải pháp”; Tông biên tập báo Lao động ông Tran Duy Phuong khangđịnh: Từ lâu báo Lao động đã mong muốn được tô chức một cuộc tọa đàm bảo vệngười lao động ngành y, chong bạo hành trong bệnh viện và buổi tọa đàm này là cơhội dé toàn xã hội chung tay bảo vệ người lao động ngành y
Nhiều yếu tổ tác động đến việc đưa tin van đề bạo lực trong lĩnh vực y tế trên
báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng Chia sẻ về vấn đề này, ông Trần Tuấn Linh
— Tổng Biên tập báo điện tử Sức khỏe & Đời sống cho biết: “ Khi có các vụ việcbạo lực trong lĩnh vực y tế, thông thường cơ quan quản lý cao nhất của ngành y tế
là Bộ Y tế sẽ và gan như không bỏ sót các vụ việc mà cơ quan báo chí khác đưa tin,trực tiếp khai thác Day là nhiệm vụ cua cơ quan báo chi của Bộ Y tế, bảo vệ giá trị
tot đẹp, bảo vệ cái đúng Báo sẽ bảo vệ lẽ phải, bảo vệ ngành, nghề ”
Mỗi tờ báo sẽ có tôn chỉ, quan điểm trong việc đưa tin và khai thác thông tin.Bạo lực trong lĩnh vực y tế là vấn đề cấp bách, báo chí thường không bỏ sót các vụviệc Không chỉ phản ánh vụ việc đơn thuần, báo điện tử, những người làm báo
mong muốn thay đổi được nhận thức, hành vi của con người khi nhìn nhận về nghề
y, các thầy thuốc
TS Trần Đức Long - nguyên Vụ trưởng Vụ Truyền thông thi đua khenthưởng cho biết: “Chứng tôi cảm ơn các cơ quan báo chí trong thời gian qua đã
công khai, minh bạch dua những hiện tượng nói trên ra du luận, giú) các cơ quan
an ninh vào cuộc, bảo đảm tinh mang, an toàn cho các cán bộ y tế Cơ quan truyénthông cần phối hợp tuyên truyền phù hợp; định hướng du luận, phê phán các hành
vi tiêu cực trên tinh than xây dựng, tránh thông tin một chiều gây bức xúc du luận;
35
Trang 40nhận thức đúng về sự có y khoa, đưa thông tin về vấn đề liên quan khách quan,
khoa học, không tạo thêm bức xúc xã hội; tuyên truyền các tam gương, hình anh
đẹp về thay thuốc ”
Trong khuôn khổ đề tài luận văn, tác giả đã tiến hành khảo sát 200 nhân viên
y tế về việc tiếp nhận và theo dõi thông tin về vẫn đề bạo lực trong lĩnh vực y tế quanhững phương tiện nào? Kết quả thu được cho thấy, 81,5% nhân viên y tế lựa chọn
báo điện tử dé tiếp nhận thông tin về van dé bạo lực trong lĩnh vực y tế Điều này
cho thay, báo điện tử dang là phương tiện lý tưởng, thé hiện tinh ưu việt trong việctiếp cận và đưa tin về vấn đề bạo lực trong lĩnh vực y tế.
Biểu đô 2.1 Nhân viên y tế tiếp cận thông tin về van dé bạo lực trong lĩnh
Vực y tế qua kênh thông tin
là 07 phút 07 giây, số trang sử dụng trong một lần truy cập 4.03 trang; báo điện tửZing có số lượng người truy cập vào trang là 128 triệu lượt, thời gian trung bìnhmỗi lần truy cập là 09 phút 50 giây, số trang sử dụng trong một lần truy cập là 5.30
36