1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn ThS Báo chí - Vấn đề tự chủ đại học trên báo điện tử Việt Nam hiện nay

107 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn Đề Tự Chủ Đại Học Trên Báo Điện Tử Việt Nam Hiện Nay
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Báo Chí
Thể loại luận văn
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 694,56 KB

Nội dung

Cơsở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hơn phù hợp vớinăng lực, kết quả xếp hạng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục.Cơ sởgiáo dục đại học không còn đủ năng lực t

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tự chủ đại học là xu thế phát triển tất yếu, nhằm đáp ứng với yêu cầucủa thực tiễn khách quan và hội nhập quốc tế Năm 2012, Quốc hội ban hànhLuật Giáo dục đại học, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2013 Luật này đã đặtvấn đề về quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học Cụ thể: Tại Điều 32

của Luật này có nêu: “Cơ sở giáo dục đại học tự chủ trong các hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học Cơ

sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hơn phù hợp với năng lực, kết quả xếp hạng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục.Cơ sở giáo dục đại học không còn đủ năng lực thực hiện quyền tự chủ hoặc vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện quyền tự chủ, tùy thuộc mức độ, bị xử lý theo quy định của pháp luật”.

Ngày 24/10/2014, Chính phủ ban hành Nghị quyết số: 77/NQ-CP “Về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017”.

Có thể thấy, tự chủ đại học là chủ trương lớn được Đảng, Nhà nướcquan tâm, nhằm góp phần phát triển giáo dục đại học, tạo nguồn nhân lực chođất nước.Trên tinh thần đó, báo điện tử đã có những phản ánh đa chiều, vớinhững góc nhìn khác nhau về chủ trương này, trong đó tập trung chủ yếu ởcác nhóm thông tin sau:

Thứ nhất, khẳng định tự chủ đại là xu thế tất yếu của các trường đạihọc

Thứ hai, quy định về quyền tự chủ của các trường đại vẫn còn chungchung và bị giới hạn rất nhiều bởi các luật khác, vô hình trung đã trở thành

“rào cản” trong quá trình thực hiện quyền tự chủ của các trường.Chính vì

Trang 2

vậy,cần sửa Luật Giáo dục đại học để kiến tạo một môi trường giáo dục đàotạo minh bạch, công khai, trong đó, cơ sở giáo dục đại học phát huy đượcquyền tự chủ của mình.

Qua khảo sát và nghiên cứu thực tiễn trên báo điện tử cho thấy, một số

cơ quan báo còn nhận thức chưa đầy đủ về quyền tự chủ của các trường đạihọc, nhiều bài báo còn nhầm lẫn giữa tự chủ với tự do

Trước thực trạng trên, tác giả đã mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài

“Vấn đề tự chủ đại học trên báo điện tử Việt Nam hiện nay”, nhằm làm sáng

tỏ hơn nữa vai trò của báo điện tử trong việc truyền thôngvề vấn đề tự chủ củacác trường đại học hiện nay, đồng thời đánh giá những thành công và các mặtcòn hạn chế của báo điện tử khi thông tin, tuyên truyền về vấn đề này

Hơn nữa, đây là vấn đề quan trọng, cấp thiết và có tính thời sự caonhưng chưa được quan tâm đúng mức, trong khi xã hội đòi hỏi thông tin trênbáo điện tử về vấn đề tự chủ đại học cần được nghiên cứu khoa học một cách

bài bản, nghiêm túc Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Vấn đề tự chủ đại học trên báo điện tử Việt Nam hiện nay” là rất cần thiết, có thể ứng dụng vào thực

tiễn công việc làm báo về giáo dục hiện nay

Mặt khác, vấn đề tự chủ là xu thế tất yếu và sẽ được thực hiện lâu dài,báo chí sẽ song hành cả một quá trình chứ không chỉ 1 đến 2 năm Do đó, việcthực hiện đề tài này sẽ giúp các cơ quan báo chí có cách nhìn khách quan hơn,đúng đắn hơn về vấn đề tự chủđại học, từ đó có những bài viết chuyên sâu, trítuệ, có những hiến kế về thực hiện quyền tự chủ của các trường một cách hiệuquả

Bản thân tác giả là một phóng viên của tờ báo ngành Giáo dục – BáoGiáo dục & Thời đại và chuyên trách về lĩnh vực Giáo dục, trong đó có giáodục đại học Những năm làm nghề, tác giả chưa thực sự hài lòng với côngviệc của mình, cũng như kế hoạch tuyên truyền của Tòa soạn về vấn đề tự chủđại học Hầu hết các bài viết đều “một màu”, thông tin chủ yếu thiên về mô

Trang 3

tả, thiếu chiều sâu và thiếu tính phản biện Vì vậy, rất cần có nghiên cứu khoahọc để đánh giá tác động của bài viết đối với người đọc, từ đó có điều chỉnhphù hợp trong quá trình thông tin, tuyên truyền về vấn đề này.

Vì những lý do trên, tác giả đã chọn “Vấn đề tự chủ đại học trên báo điện tử Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của

mình

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1.Các công trình nghiên cứu lý luận về báo chí, báo điện tử

Hiện nay, có nhiều công trình nghiên cứulý luận về báo chínhư: Cơ sở

lý luận báo chí truyền thông của các tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn

Hường và Trần Quang (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội – tái bản lần 2, 2005).Trong giáo trình, các tác giả trình bày các vấn đề lý luận một cách tập trung,ngắn gọn, không mở rộng và quá sâu vào các khía cạnh phức tạp, những yêucầu vượt ra ngoài khuôn khổ của một giáo trình đại học Nội dung của giáotrình đề cập đến những vấn đề có tính phương pháp luận, các khái niệm, phạmtrù, đặc trưng, chức năng, nguyên tắc, hiệu quả, tính sáng tạo của lao độngbáo chí, làm cơsở cho việc tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề cụ thể trong lĩnhvực báo chí - truyền thông [87, tr5-6]

Cuốn Cơ sở lý luận báo chí của tác giả Tạ Ngọc Tấn làm chủ biên, NXB Văn hóa – Thông tin xuất bản (năm 1999), nhóm tác giả đã nêu ra các

chức năng của báo chí: chức năng tư tưởng, định hướng dư luận xã hội; chứcnăng quản lý giám sát xã hội; chức năng khai sáng giải trí Trong đó nhấnmạnh báo chí là loại hình hoạt động đặc thù, ra đời do những nhu cầu kháchquan của xã hội đãphát triển đến một trình độ nhất định của văn minh nhânloại, báo chí mang những tiềm năng có ý nghĩa to lớn đối với xã hội.[88]

Sách chuyên khảoNgôn ngữ báo chí (Vũ Quang Hào, NXB Thông tấn,

2009), đây là tập bài giảng dành cho sinh viên Khoa báo chí Đại học Tổng

Trang 4

hợp Hà Nội, nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, cũng nhưcho vài trường đại học khác từ năm 1992 Với cách viết ngắn gọn, súc tích,kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực tế, tác giả đã cho bạn đọc hiểu rõhơn về những vấn đề cần thiết, cơ bản nhất của ngôn ngữ báo chí [43, tr5].

Giáo trình Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật của tác giả

Dương Xuân Sơn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2008, gồm 8chương, trình bày khá sâu sắc về lý luận chung về thể loại và thể loại báo chí,

sự hình thành và phát triển của các thể loại báo chí, những đặc thù của thể loạibáo chí Một số vấn đề về thể ký trong văn học và báo chí, các thể loại phóng

sự, ký chân dung, ký chính luận, ghi nhanh, câu chuyện báo chí, tiểu phẩmcũng được tác giả đưa ra một cách cụ thể và sâu sắc Đây là một công trìnhnghiên cứu đầy tâm huyết, chi tiết về các thể loại báo chí cơ bản,có ý nghĩaquan trọng với những đối tượng đang học tập và nghiên cứu về báo chí truyềnhình[86]

Giáo trình Các thể loại báo chí chính luận của tác giả Trần Quang

(NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005), dùng trong chương trình đào tạongành Báo chí của Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại họcQuốc gia Hà Nội)[84] Cuốn sách này giới thiệu đầy đủ và hệ thống về mộtnhóm thể loại quan trọng của báo chí như:bài phản ánh, bình luận, xã luận,tiểu luận, phê bình và giới thiệu tác phẩm, thư của ban biên tập, điểm báo,điều tra…

Giáo trình Các thể loại báo chí của tập thể tác giả Khoa Báo chí (nay là

Viện Đào tạo báo chí và Truyền thông) – Trường Đại học Khoa học Xã hội vàNhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội – NXB Đại học Quốc gia TP Hồ ChíMinh, 2005), gồm 7 phần, trình bày khá sâu về các thể loại báo chí như: Tin,phóng sự, điều tra, ký chân dung, phỏng vấn, thể loại bình luận, tường thuật.Cuốn sách này là tài liệu giảng dạy, học tập và tham khảo cho cán bộ, sinh

Trang 5

viên các khoa báo chí, các nhà báo trẻ và những ai quan tâm đến lĩnh vực này.[52].

Lý luận về báo điện tử, có các công trình cơ bản: Cuốn Báo mạng điện

tử - những vấn đề cơ bản, 2010, của tác giảNguyễn Thị Trường Giang, đề cập

đến hầu hết những vấn đề lý thuyết về báo mạng điện tử như: khái niệm, đặctrưng báo mạng điện tử, quy trình xây dựng và sản xuất thông tin, mô hình tòasoạn báo mạng điện tử, phẩm chất nhà báo báo mạng điện tử Công trình nàyhiện đang được sử dụng như giáo trình để giảng dạy tại Học viện Báo chí vàTuyên truyền[38]

CuốnGiáo trình báo trực tuyến, 2015, của nhóm tác giả: Huỳnh Văn

Thông, Phan Văn Tú, Huỳnh Minh Tuấn, Triệu Thanh Lê, Ngô Thị ThanhLoan, đề cập đến những vấn đề lý thuyết về báo điện tử, sự tối ưu hóa cho báođiện tử bằng các công cụ tìm kiếm [89]

Những công trình này đã giúp cho tác giả những lý luận cần thiết nhất

về báo chí và báo điện tử - công cụ quan trọng nhất để việc nghiên cứu đề tàikhông bị đi chệch hướng

2.2.Các công trình nghiên cứu về vai trò của báo chí với đổi mới giáo dục

Trong quá trình nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài, tác giả thấy cónhiều công trình liên quan đến vai trò của báo chí đối với giáo dục Trong đó,

luận văn thạc sỹ Vai trò của báo chí đối với vấn đề cải cách giáo dục đại học

của tác giả Ưng Sơn Ca (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, năm2006), đã khái quátvề giáo dục, đào tạo Việt Nam[13] Luận văn nêu thựctrạng của giáo dục đại học Việt Nam, thông tin giáo dục đại học xuất hiện trênbáo chí,từ đó nêu lên vai trò của báo chí đối với vấn đề cải cách giáo dục đạihọc, kiến nghị những định hướng cho thông tin giáo dục đại học trong thờigian tới

Trang 6

Luận văn thạc sĩ Báo in Việt Nam trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay của tác giả Văn Phương Hoa (Trường đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn, năm 2010) Luận văn đã khảo sát tất cả các tin, bài trên 3 tờ báo:Giáo dục & Thời đại, Lao động, Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh trong thời gian từtháng 1/2008 đến tháng 6/2009, làm rõ một số lý luận về các nội dung đổimới giáo dục Việt Nam; về vai trò của báo chí Việt Nam nói chung, báo innói riêng trong việc thông tin, phản ánh sự kiện nói chung, các vấn đề đổi mớigiáo dục nói riêng Ngoài ra, luận văn này cũng đã phác họa những nét cơ bảnnhất về các vấn đề đổi mới giáo dục nổi bật trong giai đoạn hiện nay đượcphản ánh thông qua hoạt động báo chí

Luận văn thạc sỹ Vấn đề đổi mới giáo dục đại học trên báo in giai đoạn 2013 - 2014 của tác giả Đoàn Xuân Kỳ (Trường đại học Khoa học Xã

hội và Nhân văn, năm 2015), khẳng định vai trò quan trọng, cần thiết của báochí đối với vấn đề đổi mới giáo dục đại học và đề xuất các giải pháp cho cáctác phẩm báo in viết về đề tài đổi mới giáo dục trong thời gian tới [53]

Luận văn thạc sỹ Phản biện chính sách giáo dục trên báo mạng điện tử Việt Nam của tác giả Hoàng Thị Ngọc Trang (Học viện Báo chí và Tuyên

truyền, năm 2018), đã hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận liên quanđến vấn đề phản biện chính sách giáo dục trên báo mạng điện tử, qua đó gópphần bổ sung lý thuyết vào quá trình giảng dạy các bộ môn liên quan đến báomạng điện tử và chính sách giáo dục Việt Nam Luận văn cũng tìm ra những

ưu, nhược điểm của báo mạng điện tử về phản biện chính sách giáo dục hiệnnay, trở thành tài liệu tham khảo có giá trị cho các báo về phản biện xã hộinói chung và phản biện chính sách giáo dục nói riêng

2.3.Nhóm các công trình giáo trình, bài giảng và sách chuyên khảo

Trong những năm gần đây, đã cónhiều đề tài nghiên cứu cụ thể về giáodục, đào tạo Có thể kể đến các công trình như:

Trang 7

Sách Một số vấn đề đổi mới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (GS

Trần Hồng Quân, Nxb Giáo dục, 1995), đã đề cập tới một số biện pháp nhằmđổi mới phương thức quản lý giáo dục nói chung từ quản lý nhà trường, nhàgiáo và người học, trong đó tập trung vào đổi mới phương thức điều hành củacác cán bộ quản lý giáo dục.[85]

Trong bàiGiáo dục đại học Việt Nam tiếp tục đổi mới để phát triển và hội nhập, (GS.TSKH Trần Văn Nhung, 2003), GS Trần Văn Nhung đã tập

trung phân tích về sự cần thiết và nêu một số giải pháp để giáo dục Việt Nam

có thể đổi mới đáp ứng theo yêu cầu quốc tế hóa[81]

Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam, (GS.TSKH Bành Tiến Long,

2005), tác giả đã khái quát cụ thể yêu cầu của việc đổi mới giáo dục đại họcViệt Nam trên cơ sở phân tích những hạn chế, bất cập trong giáo dục đại học,trong đó tập trung vào công tác đào tạo, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa họcdưới góc độ của một nhà khoa học giáo dục, nhà quản lý giáo dục [57]

Giáo dục đại học và quản trị đại học, (PGS.TS Trần Khánh Đức và PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng, 2012) và Mô hình đào tạo phát triển năng lực

và tư duy sáng tạo trong giáo dục đại học, (PGS.TS Trần Khánh Đức, 2014).

Đây là 2 cuốn sách chuyên khảo khái quát về vấn đề giáo dục đại học và quảntrị đại học Các tác giả đã khái quát quá trình phát triển giáo dục đại học, hệthống giáo dục và xu hướng phát triển giáo dục đại học trên thế giới, về quản

lý, quản trị đại học, các mô hình quản trị đại học trên thế giới Sách chuyênkhảo này cũng giới thiệu mô hình quản trị đại học theo hướng tập đoàn hóacủa Nhật Bản, như một đặc trưng của các nước phát triển ở Châu Á[35]

Tài liệu giảng dạy Giáo dục đại học Việt Nam – lược sử, hiện trạng và phương hướng phát triển, (GS TSKH Lâm Quang Thiệp), cung cấp vài nét

về phát triển Giáo dục đại học Việt Nam trong các thời kỳ Bắc thuộc, phongkiến dân tộc, Pháp thuộc, chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ và thời kỳ đấtnước thống nhất đến nay Giới thiệu những thông tin cơ bản về hiện trạng

Trang 8

Giáo dục đại học Việt Nam: Cơ cấu hệ thống trình độ, hệ thống trường đạihọc, tổ chức và hoạt động của hệ thống Giáo dục đại học từ thời kỳ đổi mới

1987 đến nay Xu thế phát triển Giáo dục đại học Việt Nam thể hiện qua Nghị

quyết 14 của Chính phủ về “Đổi mới cơ bản và toàn diện Giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020”.

Kỷ yếu Hội thảo quốc gia Tự chủ đại học và trách nhiệm xã hội của cơ

sở giáo dục đại học, do Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam tổ

chức năm 2016, bao gồm 56 bài viết của các tác giả trong nước Các bài viết

đã tập trung phân tích làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện tự chủđại học tại Việt Nam, đề ra một số giải pháp hoàn thiện quyền tự chủ của các

cơ sở giáo dục đại học

Kỷ yếu Hội thảo quốc gia Hoàn thiện chính sách, pháp luật về tự chủ đại học, do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi Đồng

của Quốc Hội, tổ chức năm 2017, bao gồm 16 bài viết của các tác giả là cácnhà quản lý, lãnh đạo các trường đại học, các nhà khoa học, chuyên gia pháp

lý Các bài viết tập trung phân tích về thực trạng thực hiện pháp luật về quyền

tự chủ đại học, từ đó kiến nghị các giải pháp tăng cường quyền tự chủ cho các

cơ sở giáo dục đại học công lập, đặc biệt là các kiến nghị sửa đổi, bổ sung luậtgiáo dục đại học 2012 về nội dung quyền tự chủ đại học

Tự chủ đại học – Thực trạng và giải pháp của tác giả Nguyễn Minh

Thuyết tại Diễn đàn thường niên Đối thoại Giáo dục Việt Nam lần thứ nhất(trong hai ngày: 31/07 và 01/08/2014 tại TP Hồ Chí Minh) Với chủ đề: Cảicách giáo dục đại học ở Việt Nam,tác giả phân tích hai khía cạnh rất quantrọng đã ảnh hưởng đến tự chủ đại học với thực trạng còn nhiều bàn cãinhư:bất cập xét từ hạn chế của pháp luật và thiếu năng lực, sự sẵn sàng củacác cơ sở chính là yếu tố ảnh hưởng quan trọng Xét về mặt hạn chế của phápluật, các yếu tố cụ thể gồm: có thể các nhà lập pháp chưa hiểu hết chiều sâucủa những quy định này và các nhà quản lý chưa sẵn sàng thực hiện chúng,

Trang 9

bởi vì ngay trong Luật Giáo dục có thể tìm thấy những quy định trái chiều,các nhà quản lý cũng chưa nhận thức rõ quyền của mình để thực thi theo luật,hoặc lúng túng trước các điểm chồng nhau hay mâu thuẫn nhau về pháp luật

có liên quan Trên cơ sở đó,tác giả đã đề ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật

về tự chủ đại học

Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào các vấn đề lý luận

và thực tiễn ở các nhóm vấn đề, như: Lý luận về báo chí truyền thông; vai tròcủa báo chí đối với đổi mới giáo dục, trong đó có giáo dục đại học; những vấn

đề lý luận về quyền tự chủ đại học như: Triết lý giáo dục; các nội dung vềquản lý nhà nước và quản trị trường đại học trong điều ki ện thực hiện quyền

tự chủ; hệ thống giáo dục đại học trong bối cảnh thực hiện quyền tự chủ hiệnnay…

Tuy nhiên, các công trìnhtrên chưa nghiên cứu chuyên sâu về “Vấn đề

tự chủ đại học trên báo điện tử Việt Nam hiện nay”, vì vậy, các công trìnhnày

không trùng lặp với đề tài luận văn, mà chỉ có tính chất tham khảo để tác giảhoàn thiện luận văn của mình

3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quanđến đề tài, luận văn nghiên cứu thực trạng, đánh giá thành công và hạn chế

của báo điện tử Việt Nam trong việc truyền thông vấn đề tự chủ đại học, từ đó

đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượngthông tin, tuyên truyền về vấn đề

tự chủ đại họctrên báo điện tử trong thời gian tới

3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau:

- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề tự chủ đại học trên báođiện tử Việt Nam hiện nay;

Trang 10

- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng thông tin về vấn đề tự chủđạihọc trên các báo điện tử: Giaoducthoidai.vn (gdtd.vn); Dantri.com.vn;Vietnam.net; Tuoitre.vn

-Thực hiện phỏng vấn sâu lãnh đạo Ban Giáo dục của cơ quan báo điện

tử, phóng viên,biên tập viênvề thực trạng báo điện tử thông tin và tuyêntruyền vấn đề tự chủ đại học hiện nay và thu thập những gợi ý của họ về giảipháp nâng cao chất lượng thông tin về tự chủ đại học của báo điện tử

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin vềvấn

đề tự chủ đại học trên báo điện tử Việt Nam trong thời gian tới

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề tự chủ đại học trên báo điện tử Việt Nam hiện nay.

4.2.Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian và điều kiện cụ thể, phạm vi

nghiên cứu của đề tài này chỉ nghiên cứu trường hợp báo điện tử, gồm:Giaoducthoidai.vn; Dantri.com.vn; Vietnam.net; Tuoitre.vn Đây là nhữngbáo điện tử có chuyên mục Giáo dục và có nhiều bài viết chuyên sâu, đa chiều

về tự chủ đại học Ngoài ra, đây cũng là những tờ báo có lượng độc giả lớn vàthông tin có độ tin cậy cao

- Thời gian khảo sát: Từ tháng 1/2017 đến 31/8/2019.Đây là thời gianQuốc hội tiến hành thảo luận, góp ý và rồi thông qua Luật sửa đổi Luật Sửađổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học Luật này có hiệu lực kể từngày 01/7/2019 Do đó trong khoảng thời gian từ tháng 1/2017 đến31/8/2019, các báo điện tử tuyên truyền đậm nét về dự án Luật này, trong đó

có vấn đề tự chủ đại học

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương

pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Quan điểm,

Trang 11

đường lối của Đảng và Nhà nước, Bộ GD&ĐT về đổi mới giáo dục và đàotạo, trong đó có chủ trương về tự chủ đại học; cơ sở lý thuyết về báo chítruyền thông và các khoa học liên ngành.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng một số phương pháp sau:

* Phương pháp nghiên cứu tài liệu:Tập hợp, hệ thống tài liệu lý luận từ

các sách, tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học,các văn kiện, các chủtrương, chính sách, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT về tự chủđại học, nhằm hình thành cơ sở lý luận cho đề tài luận văn

*Phương pháp phân tích nội dung: Tập hợp, nghiên cứu,phân tích,

đánh giá nội dungthông điệp trong các tác phẩm báo chíliên quan đến đề tàitrên các báo: Giaoducthoidai.vn; Dantri.com.vn; Vietnam.net; Tuoitre.vn.Đây là những chứng cứ khoa học cần thiết để đánh giá đúng thực trạng hoạtđộng truyền thông về tự chủ trên báo điện tử

*Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn phóng viên, biên tập viên,

Trưởng/phó ban Giáo dục của cơ quan báo chí nói chung, báo điện tử nóiriêng, nhằm tập hợp được những góc nhìn khác nhau về thực trạng hoạt độngtruyền thông về tự chủ trên báo điện tử

Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học

xã hội và nhân văn khácđể thực hiện luận văn này

6 Đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa của đề tài

6.1 Những đóng góp mới

- Luận văn làm rõ cơ sở lý luận báo điện tử Việt Nam trong hoạt độngtruyền thông về vấn đề tự chủ đại học hiện nay

Trang 12

- Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng nội dung và hìnhthức thể hiện (thành công và hạn chế) của báo điện tử về vấn đề tự chủ đạihọc hiện nay.

- Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tin bài, chuyênmục của báo điện tử về vấn đề tự chủ đại học trong thời gian tới, đồng thời cónhững khuyến nghị đối với các trường đại học trong quá trình hoạt động tựchủ

6.2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo

và Phụ lục,nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương, 11 tiết

Trang 13

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TỰ CHỦ ĐẠI HỌC TRÊN BÁO ĐIỆN

TỬ VIỆT NAM 1.1 Các khái niệm cơ bản

hệ với nhau bằng quy luật vận động nội tại của cả hệ thống và bằng hiệu quả

xã hội có tính mục đích [88, tr.7].

Tác giả Nguyễn Văn Dững tiếp cận báo chí từ quan điểm hệ thống, đưa

ra khái niệm: Báo chí là hoạt động thông tin - giao tiếp xã hội trên quy mô rộng lớn nhất, là công cụ và phương thức kết nối xã hội hữu hiệu nhất, là công cụ và phương thức can thiệp xã hội hiệu quả nhất trong mối quan hệ với công chúng và dư luận xã hội, với nhân dân và cácnhóm lợi ích, với các nước trong khu vực và quốc tế [27, tr.61] và “Báo chí còn được hiểu là hoạt động thông tin - giao tiếp xã hội trên quy mô rộng nhất, là công cụ và phương thức kết nối xã hội hữu hiệu nhất, là công cụ và phương thức can thiệp xã hội hiệu quả nhất trong mối quan hệ với công chúng và dư luận xã hội, với nhân dân

và với các nhóm lợi ích, với các nước trong khu vực và quốc tế…” [27, tr.39].

Khoản Điều 3 Luật Báo chí 2016đưa ra khái niệm về báo chí: “Báo chí

là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát

Trang 14

hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử”.

Từ những quan điểm nêu trên, luận văn đưa ra một khái niệm chung:Báo chí là hoạt động thông tin - giao tiếp xã hội trên quy mô rộng lớn, làphương tiện diễn đạt, chia sẻ thông tin giữa các chủ thể khác nhau trong xãhội, là một bộ phận của truyền thông đại chúng, nhưng là bộ phận chủ đạo,chiếm vị trí trung tâm, có khả năng quyết định tính chất, khuynh hướng, chiphối năng lực và hiệu quả tác động của truyền thông đại chúng Do đó, trongnhiều trường hợp, khái niệm báo chí được hiểu là truyền thông đại chúng vàngược lại, nói đến truyền thông đại chúng, trước hết phải nói đến báo chí

1.1.2 Báo điện tử

Theo Khoản 6 Điều 3, Luật báo chí 2016: “Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử”.

Trong sách Cơ sở lý luận báo chí (2013) tác giả Nguyễn Văn Dững cho

rằng, ở Việt Nam hiện có 4 loại hình báo chí đó là: Báo in, phát thanh, truyềnhình, báo mạng điện tử Trong đó báo in vẫn là trục chính của các phươngtiện truyền thông đại chúng, mà quanh nó các loại hình báo khác phát triển đadạng

Trong phạm vi luận văn, tác giả tiếp cận báo chí ở loại hình cụ thể làbáo điện tử Trên thế giới loại hình này có nhiều tên gọi khác nhau như:online newpaper (báo chí trên mạng/trực tuyến),e-journal (Electronic journal-báo chí điện tử), e-zine (Electronic magazine- tạp chí điện tử)…

Ở Việt Nam, thuật ngữ báo điện tử được sử dụng khá phổ biến, như:Báo Nhân dân điện tử, Lao động điện tử, Thanh niên điện tử… Ngoài ra, cònnhiều tên gọi khácnhư: báo mạng, báo chí internet, báo trực tuyến, báo mạngđiện tử,…

Trang 15

Theo Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chínhphủ quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên

mạng, báo điện tử là một trong 5 loại của trang tin điện tử gồm: Báo điện tử, Trang thông tin điện tử tổng hợp, Trang thông tin điện tử nội bộ, Trang thông tin điện tử cá nhân và Trang thông tin điện tử ng dụng chuyên ngành.

Thuật ngữ “online newspaper” được sử dụng rộng rãi trên trong các

công trình nghiên cứu báo chí học, nhất là trong lĩnh vực truyền thông mới đểchỉ các khái niệm cùng tính chấtnhư: Online publishing (xuất bản trực tuyến),online media (phuơng tiện truyền thông trực tuyến), online journalist (nhà báotrực tuyến), online radio (phát thanh trực tuyến), online television (truyềnhình trực tuyến)

Theo tác giả Nguyễn Thị Trường Giang (2010): “Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web và phát hành trên mạng Internet” [38,tr.25]

Ngoài ra, cũng có quan niệm báo chí trực tuyến là loại hình báo chíphát hành trên mạng Internet, sử dụng công nghệ World Wide Web với ngônngữ HTML, dành cho công chúng sử dụng Internet

Như vậy, ở Việt Nam có ít nhất bốn thuật ngữđược dùng thông dụng là:Báo điện tử, báo mạng điện tử, báo trực tuyến, báo Internet Việc phân tích và

sử dụng các thuật ngữ này gắn với nhận thức và tư duy tổ chức, tư duytácnghiệp loại hình báo chí này Trong luận văn này, tác giả sử dụng thuật

ngữ báo điện tử và đưa rakhái niệm như sau: Báo điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web, phát hành trên mạng Internet, có ưu thế trong chuyển tải thông tin một cách nhanh chóng, tức thời,

đa phương tiện và tương tác cao.

1.1.3 Truyền thông

Khái niệm truyền thông được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau

Trang 16

Theo tác giả Nguyễn Văn Dững “Truyền thông ở bình diện tổng quát được hiểu là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, chia sẻ

kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người, nhằm góp phần nâng cao thay đổi nhận thức, mở rộng hiểu biết, tiến tới thay đổi thái độ và hành vi của

công chúng- nhóm đối tượng phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững”[27,

tr14]

Theo tác giả Dương Xuân Sơn, “Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức”[87, tr.13].

Như vậy, truyền thông là quá trình trao đổi thông tin, tương tác thôngtin với nhau giữa hai hoặc nhiều người với nhau nhằm tăng cường hiểu biếtlẫn nhau, thay đổi nhận thức Truyền thông là sản phẩm của xã hội con người,

là yếu tố động lực kích thích sự phát triển của xã hội

Phương tiện truyền thông là sự vận dụng các khả năng của cơ thể, sửdụng những phương tiện có sẵn trong tự nhiên, những công cụ nhân tạo đểdiễn tả và truyền tải những thông tin, thông điệp từ bản thân đến người kháchay từ nơi này sang nơi khác

Truyền thông là hoạt động truyền đạt thông tin thông qua trao đổi ýtưởng, cảm xúc, ý định, thái độ, mong đợi, nhận thức hoặc các lệnh, như ngônngữ, cử chỉ phi ngôn ngữ, chữ viết, hành vi và có thể bằng các phương tiệntrao đổi có ý nghĩa của thông tin giữa hai hoặc nhiều thành viên (máy móc,sinh vật hoặc các bộ phận của chúng)

Truyền thông đòi hỏi phải có một người gửi, một tin nhắn, một phươngtiện truyền tải và người nhận, mặc dù người nhận không cần phải có mặt hoặcnhận thức về ý định của người gửi để giao tiếp tại thời điểm việc truyền thôngnày diễn ra; do đó thông tin liên lạc có thể xảy ra trên những khoảng cách lớntrong thời gian và không gian Truyền thông yêu cầu các bên giao tiếp chia sẻ

Trang 17

một khu vực dành riêng cho thông tin được truyền tải Quá trình giao tiếpđược coi là hoàn thành tốt khi người nhận hiểu thông điệp của người gửi.

Các phương thức truyền tin là những tác động lẫn nhau qua một trunggian giữa ít nhất hai tác nhân cùng chia sẻ một ký hiệu tin tức, hoặc một quytắc mang một ý nghĩa nào đó Truyền thông thường được định nghĩa là “sựtruyền đạt suy nghĩ, ý kiến hoặc thông tin qua lời nói, chữ viết, hoặc dấuhiệu”

Trong phạm vi luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm truyền thông

theo cách hiểu: Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm…giữa hai hay nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tiến tới thay đổi nhận thức dẫn đến điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với lợi ích của các bên tham gia truyền thông.

1.1.4.Tự chủ

Tự chủ được hiểu theo nghĩa đời thường là khả năng tự làm chủ bảnthân của một sự vật hiện tượng trong cuộc sống Hay hiểu theocách khác, tựchủ là tự mình có quyền và có thể kiểm soát được những công việc của mình

Theo từ điển tiếng Việt: “Tự chủ là tự điều hành, quản lí mọi công việc của mình, không bị ai chi phối”.

Như vậy, tự chủ là khả năng tự điều hành và quản lý mọi công việc củamột cá nhân hay một tổ chức, nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao đạt hiệuquả cao nhất có thể

Theo báo cáo đề dẫn của Debreczeni (2002) trong Hội thảo quốc tế

“Tự chủ và tự chịu trách nhiệm của tổ chức” tự chủ thể chế (institutional

autonomy) là điều kiện cho phép một tổ chức giáo dục đại học điều hành hoạtđộng của tổ chức mà không có sự can thiệp từ bên ngoài Tự chủ của cơ sởgiáo dục đại học hoàn toàn không có nghĩa là nằm ngoài sự chi phối của luật

Trang 18

pháp, mà là tự chủ có điều kiện và các điều kiện này được xác định bởi mốiquan hệ giữa Nhà nước, xã hội và cơ sở giáo dục đại học.

Tự chủ được phân loại như sau:

- Tự chủ thực chất (substantive autonomy): Trường đại học có quyền xác định các chương trình học tập và mục đích của những chương trình này.

- Tự chủ thủ tục (Procedural autonomy): Trường đại học có quyền xác định các phương tiện cần thiết để hoàn thành các ưu tiên đáp ứng với nhiệm

vụ nằm trong chính sách quốc gia.

- Tự chủ tổ chức (Organic autonomy): Trường đại học có quyền xác định các tổ chức học thuật của mình, nên dựa vào các Khoa và Phòng/Ban hay các trường, các viện nghiên cứu,

Nhà nước có vẻ như đang giảm dần sự kiểm soát vào các lĩnh vực, như:phân bố chương trình, hồ sơ chuyên ngành đào tạo, phân bố sinh viên giữacác chuyên ngành,các điều kiện,các phương tiện và các nguồn lực tham giavào quá trình đào tạo Tuy nhiên, các hình thức cấp kinh phí sau thẩm định,giám sát thực hiện và thực hiện đánh giá chất lượng được sử dụng nhiều hơnlại thể hiện rằng có sự gia tăng kiểm soát của Nhà nước tới sản phẩm giáodục

Tự chủ đại học không phải là một sản phẩm tự thân,mà gắn liền với cácchế độ xã hội khác nhau Tại các quốc gia khác nhau, giáo dục đại học chịuảnh hưởng của thể chế chính trị, hình thái lịch sử, kinh tế, xã hội khácnhaunên tính tự chủ đại học cũng sẽ khác nhau Báo cáo tổng quan về xu thếquản trị đại học trên thế giới của World Bank năm 2008, đã khái quát bốn môhình quản trị đại học với các mức độ tự chủ khác nhau, như:mô hình Nhànước kiểm soát hoàn toàn (state control) như ở Malaysia, mô hình bán tự chủ(semi-autonomous) như ở Pháp và New Zealand, mô hình bán độc lập(semiindependent) ở Singapore, mô hình độc lập (independent) ở Anh, Úc

Trang 19

Nghiên cứu về các mô hình quản trịđại học trên thế giới và ở Việt Namthường tập trung vào mối quan hệ giữa Nhà nước (cơ quan chủ quản) và cơ sởgiáo dục đại học Điều đó cho thấy mức độ tự chủ dựa trên mức độ kiểm soátcủa Nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại học đó.

Tuy nhiên, trong mô hình do Nhà nước kiểm soát thì cơ sở giáo dục đạihọc vẫn được hưởng một mức độ tự chủ nhất định vì những lý do tài chính vàthực tiễn, Nhà nước cũng không thể kiểm soát được tất cả các hoạt động của

cơ sở giáo dục đại học Trong khi đó, mô hình độc lập thì vẫn có những mặcđịnh ngầm về quyền của Nhà nước nắm giữ một số kiểm soát về mặt chiếnlược và có quyền yêu cầu tính giải trình cao ở các cơ sở giáo dục đại học

Tại Việt Nam, Nghị định số 16/2015/ND-CP ngày 14 tháng 02 năm

2015 có nêu rõ: “Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công là các quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của đơn vị sự nghiệp công” Các trường đại học

công lập là một đơn vị sự nghiệp công lập đồng nghĩa với việc các trườngcũng có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổchức bộ máy, nhân sự và tài chính

Tóm lại, tự chủ là các quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệmtrong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của đơn

vị sự nghiệp công lập

1.1.5.Tự chủ đại học

Tự chủ đại học được quy định tại Khoản 1, Điều 32 của Luật Giáo dục

đại học năm 2012: “Cơ sở giáo dục đại học tự chủ trong các hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học Cơ

sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hơn phù hợp với năng lực, kết quả xếp hạng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục”.

Trang 20

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học đượcQuốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV thông qua tại

kỳ họp thứ 6 ngày 19 tháng 11 năm 2018 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7

năm 2019, có nêu: “Quyền tự chủ là quyền của cơ sở giáo dục đại học được

tự xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyết định

và có trách nhiệm giải trình về hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp luật và năng lực của cơ sở giáo dục đại học”.

Theo ông Nguyễn Minh Thuyết tại diễn đàn giáo dục quốc gia năm

2017, tự chủ đại học là quyền của cơ sở giáo dục đại học quyết định sứ mạng

và chương trình hoạt động của mình, cách thức và phương tiện thực hiện sứ mạng và chương trình hoạt động đó, đồng thời tự chịu trách nhiệm trước công chúng và pháp luật về mọi quyết định cũng như hoạt động của mình.

Các yếu tố cần thiết để đảm bảo chất lượng giáo dục là năng lực, thái

độ học tập của sinh viên; tầm nhìn và tính năng động của hệ thống quản lý, là

sự tín nhiệm của xã hội đối với sản phẩm đào tạo sau khi tốt nghiệp Bản thân

sự tự chủ không phải là một bảo đảm về chất lượng cao Không tự chủ không

có nghĩa là ngăn trở cải cách Tự chủ với ý nghĩa là cho phép và tạo ra mộtnền tảng để phát triển những năng lực của cá nhân, tập thể nhà trường, hơn làmột hệ thống phụ thuộc lẫn nhau với tất cả những điều kiện mâu thuẫn làmkéo giảm chất lượng giáo dục đại học Có thể thấy, tự chủ là một hệ giải pháp

có cấu trúc chặt chẽ,nhằm đến việc cải thiện môi trường giáo dục để nâng caochất lượng dạy và học trên cơ sở năng lực của từng trường

Như vậy, có nhiều quan điểm xung quanh về vấn đề tự chủ đại học để

có thể giúp chúng ta hiểu thêm về tự chủ đại học Từ những quan niệm đó, tựchủ đại học có những điểm mấu chốt như sau:

- Tiến trình tự chủ đặt dưới sự kiểm soát nội bộ của các trường đại học

Trang 21

- Tự chủ bao gồm tự chủ trong học thuật, trong quản lý tài chính vàtrong quản trị Mọi sự giới hạn về tự chủ có nghĩa là sự giới hạn hoạt độngcủa trường đại học.

- Sự can thiệp của chính quyền vào những vấn đề quan trọng như là bầuchọn phó hiệu trưởng, chức năng của ban quản trị và hội đồng khoa học

- Tự chủ trong việc thực hiện quyền hạn theo luật định của Hiệutrưởng

- Tự chủ để bầu chọn các vị trí, chức vụ trong trường đại học

- Tự chủ trong việc quy định về việc tổ chức các dịch vụ trong trườngđại học

- Tài chính có vai trò thúc đẩy tự chủ đại học

- Sự can thiệp thường xuyên của các quan quản lý vào những công việcliên quan đến các công việc của trường đại học

Giao quyền tự chủ cho các trường đại học công lập là xu thế tất yếu đểphát triển giáo dục và hội nhập với quốc tế, bởi 4 lý do chính:

Thứ nhất, vì phải đáp ứng các quy luật giá trị và quy luật cạnh tranhcủa nền kinh tế thị trường

Thứ hai, để có sản phẩm đa dạng, có phổ chất lượng phù hợp, nhằmđáp ứng với mọi nhu cầu của thị trường

Thứ ba, vì không còn được bao cấp nguồn lực hoàn toàn

Thứ tư, để các cơ sở giáo dục chủ động trong việc nâng cao khôngngừng chất lượng, hiệu quả và hiệu suất của mình

Tuy nhiên, giáo dục đại học được hiểu là một dịch vụ công phục vụ cholợi ích cộng đồng mà trước hết là quyền lợi người học và người dạy Cơ chế

tự chủ đại học vẫn đặt dưới sự giám sát của nhà nước thông qua việc cấp ngânsách, tài trợ học bổng, chính sách mục tiêu phát triển giáo dục đại học cũng

Trang 22

như công tác kiểm định chất lượng giáo dục Do đó,về nguyên tắc quản lý nhànước đối với các trường đại học công lập và tư thục là như nhau Điểm khácbiệt rõ nét nhất đó chính là gốc sở hữu của trường đại học công lập là cơ quanquản lý nhà nước (cơ quan chủ quan), do đó việc thực hiện quyền tự chủ củacác trường này có nhiều rào cản mang tính thủ tục hơn các trường đại học tưthục.

Trong thực tế giáo dục đại học thế giới, những cơ sở giáo dục đại học

tự chủ thành công nhờ vào năng lực lãnh đạo, thiết lập được các nền tảngvững chắc và hoạch định được lộ trình, trong khi một số trường khác khôngdám dấn thân vào cuộc thử nghiệm.Tự chủ xuất hiện cùng với sự ra đời củacác trường đại học trên thế giới, do đó rất khó để tìm ra được một khái niệm

cơ bản về tự chủ đại học nói chung và quyền tự chủ của các cơ sở giáo dụcđại học công lập nói riêng

Các vấn đề khác nhau có liên quan đến khái niệm tự chủ đã được thảoluận trong hội thảo được tổ chức tại Trường đại học Madras ở Chennai, Ấn

Độ ngày 30 tháng 11 và ngày 01 tháng 12 năm 2004 Hội thảo có sự tham dựcủa Ủy ban CABE và dưới sự chủ tọa của giáo sư S.P Thyagarajan – Phóhiệu trưởng Trường đại học Madras Tự chủ nên được xem như một conđường để tìm kiếm phương thức thúc đẩy sự tiến bộtrong học thuật, trongquản lý tài chính và trong quản trị của các cơ sở giáo dục Đi chệch ra khỏiquỹ đạo đó, tự chủ đã được sử dụng một cách sai lầm

Tự chủ trong học thuật là sự tự do của cơ sở giáo dục đại học trong việcquyết định những vấn đề thuộc về học thuật như là chương trình, tài liệugiảng dạy, phương pháp sư phạm, kỹ thuật đánh giá thành quả học tập củasinh viên Tự chủ trong quản trị là sự tự do của cơ sở đào tạo trong việc sắpxếp và tổ chức các sự kiện, các mối quan hệ liên quan đến công việc lập kếhoạch, tổ chức và điều phối Sự tự do trong công việc như vậy sẽ thúc đẩy sự

Trang 23

năng động và sự phát triển của từng cá nhân và kéo theo đó là sự vững mạnhcủa cơ sở giáo dục đại học.

Sự tự chủ về tài chính là sự tự do của cơ sở đào tạo trong việc sử dụngcác nguồn lực tài chính theo chiến lược ưu tiên mà mình lựa chọn Tự chủ và

tự chịu trách nhiệm là hai mặt của một vấn đề duy nhất Trách nhiệm giảitrình khiến các cơ sở giáo dục đại học phải điều chỉnh sự tự do đã được traocho họ theo con đường của sự tự chủ

Từ các khái niệm về tự chủ và tự chủ đại học, quyền tự chủ của các cơ

sở giáo dục đại học được hiểu theo nghĩa phân chia trách nhiệm giữa các cơquan, các bộ phận cấu thành nên một hệ thống Ở góc độ nhà trường, quyền tựchủ là khả năng tự ra các quyết định về quản lý của nhà trường trong khuônkhổ các quy định cho phép Ở góc độ quốc gia, quyền tự chủ phản ánh mốiquan hệ giữa nhà trường với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thựchiện các mục tiêu hoạt động của mình

Quyền tự chủ đại học được hiểu là các quy định của pháp luật phản ánhmối quan hệ giữa nhà nước với các cơ sở giáo dục đại học trong việc thựchiện mục tiêu tự do học thuật, tự chủ quản trị và các điều kiện giải trình bắtbuộc để thực hiện quyền tự chủ của mình

Quyền tự chủ không có mục đích tự thân,mà là một công cụ quản lý donhà nước giao cho các trường với niềm tin rằng, một khi nhà trường đã được

tự quyết định các vấn đề có liên quan trực tiếp đến tổ chức và hoạt động củamình,thì chất lượng và hiệu quả đào tạo sẽ được nâng cao Vấn đề là, cáctrường sẽ thực hiện quyền tự chủ đó như thế nào? Việc thực hiện quyền tựchủ của các trường thông thường sẽ theo một vòng lặp phản hồi cho nhàtrường có thông tin cần thiết trong việc đưa ra các quyết định của mình Vònglặp này thông thường gồm: Tự chủ (Autonomy), Đánh giá (Assessment), Giảitrình (Accountability), thường được gọi là mô hình 3A trong quản lý giáo dụchiện nay

Trang 24

Như vậy, tự chủ là thuộc tính của các trường đại học, là quyền tự quyếtcủa các trường đại học, cơ sở giáo dục trong các hoạt động chủ yếunhư:tổchức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tácquốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học.

1.2 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề tự chủ đại học

Những năm qua, trongxu thếhội nhậpquốc tế,Việt Nam đã có nhiều cảicách,đổi mớitrong lĩnh vực giáo dục đại học Luật Giáo dục Đại học năm

2012 có nêu: Cơ sở giáo dục đại học tự chủ được quyền tự chủ trong các hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học Cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hơn phù hợp với năng lực, kết quả xếp hạng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục.

Có thể thấy, Luật Giáo dục Đại học 2012đã đặt nền móng pháp lý cho

tự chủ đại học, cơ sở giáo dục đại học đã được giao tự chủ trong một số quyền

cơ bản: Xác định chỉ tiêu tuyển sinh, xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo

và cấp bằng Cơ sở giáo dục đại học được thực hiện quyền tự chủ phù hợp vớinăng lực, kết quả xếp hạng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục…

Nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới và nâng cao chấtlượng giáo dục, Đảng và nhà nước đã ban hành một loạt các văn bản nhằmđổi mới hệ thống giáo dục đại học, được thể hiện qua Nghị quyết14/2005/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dụcđại học từ 2006-2020; Kết luận số 37-TB/TW ngày 26/5/2011 của Bộ Chínhtrị; Nghị quyết 40/NQ-CP ngày 09/8/2012 của Chính phủ ban hành Chươngtrình hành động của Chính phủ thực hiện kết luận số 37-TB/TW của BộChính trị; Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 về Đề án Đổi mới cănbản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đạihóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội

Trang 25

nhập quốc tế; Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị TW lầnthứ 8 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầucông nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế v.v…

Vấn đề tự chủ trong giáo dục đại học Việt Nam đã có nhiều chuyểnbiến tích cực Từ chỗ toàn thể hệ thống giáo dục đại học Việt Nam như mộttrường đại học lớn, chịu sự quản lý nhà nước chặt chẽ về mọi mặt thông qua

Bộ GD&ĐT, các trường đại học đã dần được trao quyền tự chủ, thể hiện quacác văn bản pháp quy của Nhà nước, bước đầu đem lại những kết quả nhấtđịnh Cụ thể:

Điều 10 của Điều lệ Trường đại học (Ban hành kèm theo Quyết định số153/2003/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ) nêu

rõ:“Trường đại học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học, công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự”.

Nội dung này được tái khẳng định, cụ thể hóa tại Quyết định số70/2014/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ vềBan hành Điều lệ trường đại học Như vậy, quyền tự chủ chính thức đượcgiao cho các trường đại học trên mọi lĩnh vực của nhà trường phù hợp quyđịnh của pháp luật, thể hiện sự kiểm soát của Nhà nước trong vấn đề về tự chủtại các trường đại học

Luật Giáo dục ban hành tháng 7 năm 2005 đã đề cập đến ở Điều 14 vềviệc thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tựchủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục Các quy định này vẫn tiếp tụcđược kế thừa trong các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Sửa đổi, bổsung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Luật Giáo dục năm 2019

Trang 26

Các trường đại học được quyền tự chủ trong 05 hoạt động: Xây dựngchương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghềđược phép đào tạo; Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chứcquá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng; Tổ chức bộ máy nhàtrường, tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đãi ngộ nhà giáo, cán bộ, nhân viên;Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực; Hợp tác với các tổ chức kinh tế,giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước vànước ngoài.

Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 02 tháng 11năm 2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giaiđoạn 2006 – 2020 cũng khẳng định tầm quan trọng của việc hoàn thiện chínhsách phát triển giáo dục đại học theo hướng bảo đảm quyền tự chủ và tráchnhiệm xã hội của cơ sở giáo dục đại học, sự quản lý của Nhà nước và vai trògiám sát, đánh giá của xã hội đối với giáo dục đại học Đổi mới cơ chế quản

lý là chuyển các cơ sở giáo dục đại học công lập sang hoạt động theo cơ chế

tự chủ, có pháp nhân đầy đủ, có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về đàotạo, nghiên cứu, tổ chức, nhân sự và tài chính; xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản, xâydựng cơ chế đại diện sở hữu nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học cônglập Để cụ thể hóa tinh thần nghị quyết số 14, đã có các văn bản được banhành như: Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 củaChính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ,

tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Nghịđịnh số 115/2005/NĐCP ngày 5 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định cơchế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập

và Thông tư liên tịch số: 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15 tháng 4 năm

2009 của liên bộ gồm: Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ, hướng dẫn quyền tự chủ, tựchịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối

với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo đã nêu rõ: Quyền tự chủ của đơn vị trong việc xác định nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và tổ chức thực

Trang 27

hiện; trong việc tổ chức bộ máy và biên chế trong đơn vị; trong việc tuyển dụng, quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.

Nghị quyết số 05- NQ/BCSĐvề đổi mới giáo dục đại học giai đoạn

2010 - 2012 của Ban cán sự Đảng Bộ GD&ĐT đánh giá thực trạng quản lýgiáo dục đại học những năm qua cho thấy, công tác quản lý của BộGD&ĐTđối với các trường chưa đổi mới đáng kể để phù hợp với các quy luật chi phốihoạt động của hệ thống giáo dục đại học và đòi hỏi của phát triển xã hội.Phương pháp quản lý nhà nước đối với các trường đại học, cao đẳng một mặtcòn tập trung, chưa có quy chế phối hợp với các bộ, ngành, chưa phân cấpcho chính quyền địa phương, chưa tạo đủ điều kiện để các cơ sở đào tạo thựchiện quyền và trách nhiệm tự chủ, mặt khác không đủ khả năng đánh giá thựcchất hoạt động và sự chấp hành luật pháp của tất cả các trường đại học, caođẳng, không có khả năng đánh giá chất lượng giáo dục của toàn bộ hệ thống.Công tác quản lý ở các trường chưa phát huy được trách nhiệm và sự sáng tạocủa đội ngũ nhà giáo, các nhà quản lý và sinh viên Trên cơ sở phân tích thựctrạng và các nguyên nhân của các tồn tại, Nghị quyết đã nêu lên các giải pháp

cụ thể hơn: côngtác quản lý cần phát huy cao độ tính tự chủ, tự chịu tráchnhiệm, tự kiểm soát bên trong của các trường, trên cơ sở các quy định của nhànước và của các trường, tăng cường công tác giám sát và kiểm tra của nhànước, của xã hội và của bản thân các trường Thực hiện quyền tự chủ, tự chịutrách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị

sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo Nghị quyết cũng nhấnmạnh cơ chế trong đó hiệu trưởng các cơ sở giáo dục đại học quyết định bậclương của giảng viên theo sự cống hiến của họ và hằng năm tổ chức đánh giáhoạt động giảng dạy Nghị quyết cũng nêu rõ cần tăng cường quyền tự chủ, tựchịu trách nhiệm và kiểm soát bên trong của trường đại học phù hợp với cácquy định của nhà nước

Trang 28

Tiếp theo đó, Chỉ thị 296/CT-TTgngày 27 tháng 2 năm 2010 của Thủtướng Chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục trong giai đoạn 2010 – 2012cũng nêu rõ việc đổi mới quản lý giáo dục đại học bao gồm quản lý nhà nước

về giáo dục và quản lý của các cơ sở đào tạo là khâu đột phá để tạo ra sự đổimới toàn diện của giáo dục đại học Một trong các nhiệm vụ cấp thiết mà Thủtướng giao cho Bộ GD&ĐT là rà soát, bổ sung, điều chỉnh các văn bản quyphạm pháp luật đã ban hành, đồng thời xây dựng các văn bản quy phạm phápluật mới về thành lập trường, tuyển sinh, tổ chức đào tạo, quản lý tài chính,quản lý chất lượng, tuyển dụng, trong đó làm rõ trách nhiệm và chế độ củanhà giáo trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, quan hệ giữa Ban giám hiệu,Hội đồng trường, Đảng ủy, các đoàn thể ở trường để từ đó các trường đại học,cao đẳng thực hiện quyền tự chủ và nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm trước nhànước và xã hộitheo quy định của Luật Giáo dục

Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học tái khẳngđịnh quyền tự chủ của các trường đại học Cơ sở giáo dục đại học thực hiệnquyền tự chủ và trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật Các cơquan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tôn trọng và bảo đảm quyền tự chủ của

cơ sở giáo dục đại học (Điều 32 của Luật)

Nghị quyết số 77/NQ-CP về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối vớicác cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017 Tư tưởng nhất quán

được thể hiện ở Nghị quyết số 77/NQ-CP là sự “cởi trói” cho các trường đại

học công lập khỏi các quy định cứng nhắc, tập trung, hành chính của các cơquan quản lý nhà nước, đảm bảo cho trường hoạt động theo cơ chế thị trường

có sự can thiệp nhất định của nhà nước Cơ sở giáo dục đại học công lập khicam kết tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động chi thường xuyên và chi đầu

tư được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện trên các mặt: Thựchiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học; tổ chức bộ máy và nhân sự;

Trang 29

tài chính; chính sách học bổng, học phí với đối tượng chính sách; đầu tư, muasắm; các nội dung tự chủ khác theo quy định của pháp luật.

Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủquy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có các trườngđại học, như:các nguyên tắc, quy định chung về cơ chế tự chủ của đơn vị sựnghiệp công lập trong các lĩnh vực:giáo dục đào tạo; dạy nghề; y tế; văn hóa,thể thao và du lịch; thông tin truyền thông và báo chí; khoa học và công nghệ;

sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác Các đơn vị có quyền tự chủ về thực hiệnnhiệm vụ; tổ chức bộ máy; nhân sự; hội đồng quản lý; giá, phí dịch vụ công;tài chính; lập, chấp hành dự toán thu chi

Tại hội nghị Tổng kết thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ

sở giáo dục đại học công lập theo Nghị quyết số 77/NQ-CP, Phó Thủ tướng

Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Thực hiện tự chủ đại học còn nhiều khó khăn, nhưng chúng ta không còn cách nào khác là phải làm mạnh mẽ hơn Đây là trách nhiệm vì đất nước, nếu các trường đại học Việt Nam không thực hiện tự chủ, không thành các trường mạnh, thì nhân lực chất lượng cao của Việt Nam sẽ không được như mong muốn, đất nước sẽ không phát triển.

Tự chủ đại học sẽ không phải bàn có cần làm hay không mà đã thống nhất là phải làm; phải ban hành các văn bản chính thức để tiếp tục làm tiếp.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định tại Lễ khai

giảng năm học 2018 – 2019 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam: “Phải đổi mới mô hình quản trị đại học, thực hiện tự chủ đại học Tinh thần chung là các trường đại học phải được tự chủ hơn về học thuật, được chủ động sáng tạo, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong khuôn kh của pháp luật, ít bị ràng buộc bởi các thủ tục hành chính”.

Hiện nay, Chính phủ đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đạihọc, trong đó có vấn đề tự chủ, nhằm hoàn thiện thể chế và kiến tạo một môi

Trang 30

trường giáo dục đào tạo minh bạch, công khai, trong đó cơ sở giáo dục đạiphát huy được vai trò tự quyết của mình, đồng thời phải chịu trách nhiệm giảitrình trước xã hội, người học và các bên có liên quan.

1.3 Nguyên tắc và nội dung truyền thông về tự chủ đại học trên báo điện tử Việt Nam

1.3.1 Nguyên tắc và đạo đức truyền thông về tự chủ đại học trên báo điện tử

Giống như các loại hình báo chí khác khi truyền thông về tự chủ đạihọc, báo điện tửcũng cần tuân thủ các nguyên tắc chung:

- Thứ nhất, bám sát nguyên tắc khách quan, chân thật - một trong

những nguyên tắc đầu tiên để đảm bảo độ tin cậy, hiệu quả của quá trìnhthông tin Ở nước ta, báo chí nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật,nói rõ sự thật trên cơ sở đúng các quan điểm của Đảng, Nhà nước Sự thật cómặt tốt, mặt chưa tốt, thậm chí,có mặt xấu Sự thật cũng có thểbị che đậy bởithói khoa trương, thổi phồng thành tích, vì thế để truyền thông về tự chủ đạihọc trên báo điện tử có hiệu quả thì phải thông tin cả những điểm tốt, thànhcông và những khuyết điểm, khó khăn Phản ánh trực diện sự thật với những

tư liệu, dữ kiện về tình hình thực tế đang diễn ra Để đánh giá đúng sự thật đòihỏi nhà báocó chính kiếnvà năng lực tư duy, để có thể viết một cách chânthực và đi đến cùng bản chất của sự việc

-Thứ hai, truyền thông về tự chủ đại học trên báo điện tử phải đảm bảo

tính dân chủ Đây là những nguyên tắc mang tính thời đại,mang bản chất của

nền dân chủ Báo chí phảilà diễn đàn của các tầng lớp nhân dân.Nhân dâncóquyền được thông tin rộng rãi, công khai, minh bạch Công chúng hiện nayngày càng đa dạng, tìm đến báo chí không chỉ tiếp nhận thông tin, mà còntương tác, phản hồi thông tin mạnh mẽ hơn Việc đảm bảo thông tin đượccông khai là góp phần đảm bảo để “dân biết”, rồi mới làm và kiểm trađược.Thông tin trên báo điện tử thường được công khai rộng rãi nhất, bởi một

Trang 31

tin đăng tải trên báo điện tử sẽ ngay tức thì tới được hàng triệu người, không

kể tuổi tác, nghề nghiệp, không gian, thái độ chính trị…Đặc biệt, khiphảnbiệnvề chính sách giáo dục phải đảm bảo tính dân chủ

- Thứ ba, truyền thông về tự chủ đại học trên báo điện tử đề cao tính

phản biện Tính phản biện của báo chí nói chung được thể hiện trên cả hai

mặt biểu dương và phê bình Truyền thông về tự chủ đại học trên báo điệntửcũngvừa phải biểu dương,vừa phải phê bình, phảicỗ vũ cho tư duy đổi mới,đúng đắn; đồng thời phê bình nhữngviệc làm thụ động, trì trệ, hình thức chủnghĩa, hiệu quả thấp trong chính sách tự chủ giáo dụcđại học Vì vậy, đã có sựthay đổi quan điểm và cơ chế tổ chức quản lí của Nhà nước, thì báo chí cũngcần phải nắm rõ bản chất của chính sách, nhất là những chính sách mang tínhnhạy cảm, phức tạp, để có thể thông tin kịp thời về chính sách

- Thứ tư, khi tiến hành truyền thông về tự chủ đại học trên báo điện tử

người làm báo phải nêu bật được quan điểm, chính kiến riêng của bản thân

trên cơ sở đạo đức nghề nghiệp Thực tế chỉ ra, với vai trò truyền thông về tựchủ đại học trên báo điện tử, mỗi nhà báo, phóng viên, biên tập viên luôn phải

có ý thức thổi hồn của mình vào tác phẩm báo chí Đó là những nhận xét,bình luận thể hiện quan điểm của chính tác giả hướng công chúng tới đích củabài viết Người làm báo luôn phải có trách nhiệm nêu bật ý kiến đánh giánhận xét của bản thân về tính chất, mức độ, các tác động có liên quan nảysinh từ chính sách tự chủ giáo dục, giúp độc giả tiếp cận vấn đề một cách cóđịnh hướng

Do vậy, nhiệm vụ lớn lao đi liền với nghĩa vụ của nhà báo truyền thông

về tự chủ đại học trên báo điện tử là phải thể hiện đạo đức nghề nghiệp, cáitâm và tầm của mình trong tác phẩm báo chí Nếu họ không xuất phát từ hiệnthực khách quan, từ chính đời sống giáo dục trong nước để phản ánh thì tácdụng phản biện sẽ không được hình thành, thậm chí,nếu xuất phát từ nhữngràng buộc tiêu cực hoặc từ sự đánh giá phiến diện, chủ quan, duy ý chí của

Trang 32

nhà báo thì sẽ mang lại định hướng lệch lạc, gây ra nhiều phản ứng trái chiềutrong dư luận Khi đó truyền thông về tự chủ đại học trên báo điện tửsẽphảiđứng trước nhiều thách thức nan giải.

- Thứ năm, để truyền thông về tự chủ đại học trên báo điện tử có chất

lượng, cần sử dụng đa dạng và linh hoạt các hình thức và phương thức truyền thông của báo điện tử; sử dụng đa dạng các thể loại báo chí như tin, phản ánh,

phóng sự, tường thuật, phỏng vấn, bình luận, chương trình tương tác, diễnđàn…nhằm đưa thông tin về chính sách giáo dục đến công chúng phù hợp vàsinh độngnhất Trong thực tiễn, báo điện tử thường thực hiện phản biện bằngphương thức truyền tải thông tin đa phương tiệnrấtsinh động, hấp dẫn,nhữnglợi thế không loại hình báo chí nào có được, có thể đáp ứng nhu cầu thưởngthức thông tin phong phú, đa dạng của công chúng trong giai đoạn hiện nay

Sự kết hợp hài hòa của các tính năng trên cùng giao diện của báo điện tử đãgóp phần đưa hiệu quả hoạt động và đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin củacông chúng

Nhờkhả năng tương tác cao của báo điện tử, công chúng muốn bày tỏquan điểm, ý kiến của cá nhân cũng rất dễ dàng thực hiện trực tiếp trên giaodiện của các báo điện tử Sự thuận tiện này đã kéo gần hơn công chúng vớitòa soạn Khi đó, ý kiến thu được sẽ nhiều hơn, đa dạng hơn, tạo được hiệuquả rõ nét hơn khi thực hiện phản biện chính sách

Ngoài ra, khi truyền thông về tự chủ đại học trên báo điện tử, nhà báo

có thể tạo thành hệ thống chuỗi bài viết xoay quanh một vấn đề, sự kiện, thuhút sự chú ý của công chúng, đôi khi “làm nóng” dư luận xã hội Dung lượngthông tin không giới hạn đã tạo ra khả năng lưu trữ thông tin thuận tiện nhấtcho việc tìm kiếm và kết nối thông tin đa nguồn, giúp cho công chúng dễdàng tiếp nhận và tìm kiếm thông tin khi cần

1.3.2 Tiêu chí nội dung truyền thông về tự chủ đại học trên báo điện tử

Trang 33

* Truyền thông về chính sách tự chủ đại học:

Chính sách tự chủ đại học được thể hiện qua nhiều nghị quyết, chỉ thị,văn bản pháp luật khác nhau Nhờ truyền thông về chính sách tự chủ đại học

mà nhiều nội dung cốt lõi trong chính sách được phổ biến tới các cơ sở đàotạo, cán bộ, giảng viên và sinh viên, học viên Bên cạnh đó, nhiều khó khăntrong chính sách cũng dần được tháo gỡ Ví dụ: Luật sửa đổi bổ sung một sốđiều của Luật Giáo dục đại học đã có h iệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2019

mở ra trang mới cho phát triển GDĐH, trong đó có vấn đề tự chủ Tuy nhiên,

để thực hiện luật hiệu quả cần tăng cường truyền thông để nâng cao nhậnthứccủa công dân và cả những nhà hoạch định chính sách, bởi cần thườngxuyênrà soát lại tất cả các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, nhất làcác quy định liên quan tổ chức, nhân sự, tài chính, đầu tưvà điều chỉnh kịpthời…

Thực tế hoạt động tự chủ của các trường đại học đang chịu ảnh hưởngtrực tiếp của các Luật: Luật Giáo dục, Luật Sửa đổi bổ sung một số điều củaLuật Giáo dục đại học, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Đấu thầu, LuậtĐầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Ngânsách… và rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác Vì vậy, việc cần thiếthiện nay là sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ vớiLuật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học Truyền thôngchính sách tự chủ đại học cũng tạo ra diễn đàn cho nhân dân đóng góp ý kiến,hoàn thiện chính sách như những kiến nghị Chính phủ cần sớm ban hành nghịđịnh quy định cơ chế tự chủ của cơ sở giáo dục đại học công lập để cáctrường thực hiện Các bộ, ngành cần ban hành các văn bản hướng dẫn, tiêuchí đánh giá mức độ và chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị được giao

tự chủ nhằm tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách Các trường đại học xâydựng quy chế chi tiêu nội bộ mang tính chi tiết, bảo đảm công khai, dân chủ,công bằng Trong đó, chú trọng giải pháp chi trả thu nhập theo hiệu quả công

Trang 34

việc, thu hút người có năng lực, có trình độ; tăng cường tính công khai, minhbạch và trách nhiệm giải trình nhằm bảo đảm các trường tự chủ hiệu quả, hoạtđộng theo đúng pháp luật.

* Truyền thông về cơ hội thành công của các trường trong tự chủ đại học:

Tự chủ đại học hiện nay đang trở thành xu thế của sự phát triển Nó mở

ra cơ hội phát triển với những bước đi thích hợp hơn cho các trường đại họchiện nay Do vậy, đây là một trong những nội dung quan trọng được báo chítruyền thông đề cập tới

Trong gần một thập kỷ qua, vấn đề tự chủ trong giáo dục đại học ViệtNam đã có nhiều chuyển biến tích cực Từ chỗ toàn thể hệ thống giáo dục đạihọc Việt Nam như một trường đại học lớn, chịu sự quản lý nhà nước chặt chẽ

về mọi mặt thông qua Bộ GD&ĐT, các trường đại học đã dần được traoquyền tự chủ, thể hiện qua các văn bản pháp quy của Nhà nước Tuy Nhànước và Bộ GD&ĐT đã hết sức chú trọng vấn đề tự chủ và đã cố gắng tạo rahành lang pháp lý cho quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học nhưng cácquyền tự chủ đó vẫn chưa thật sự phát huy hết tác dụng vì tính chất chưa triệt

để và sự thiếu nhất quán, đồng bộ trong các chủ trương chính sách của Nhànước Các cơ sở giáo dục đại học dường như vẫn hết sức mong muốn đượctăng thêm quyền tự chủ, đặc biệt trong các lĩnh vực quản lý tài chính, bộ máy,nhân sự, tuyển sinh, trang thiết bị, cơ sở vật chất v.v…

Tự chủ đại học có thể góp phần giúp các trường đại học đạt được cáckết quả tích cực như:

- Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao tiếp cận chuẩnquốc tế, bồi dưỡng nhân tài cho phát triển kinh tế- xã hội đất nước;

- Tiên phong đổi mới phương pháp đào tạo, xây dựng và phát triển cácngành mới có tính liên ngành cao, tổ chức đào tạo theo chuẩn quốc tế, đào tạo

Trang 35

bằng kép, ngành kép giữa các đơn vị, đi đầu trong việc giảm quy mô đào tạođại học không chính quy, tăng quy mô đào tạo sau đại học trên cơ sở đảm bảochất lượng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho các bộ, ban, ngành, địa phương;

- Đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đất nướcnhờ nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ (KHCN),đạt được một số kết quả tầm cỡ quốc tế: tăng số lượng đề tài, dự án KHCNnhờ đấu thầu và hợp tác với các địa phương, doanh nghiệp; nâng cao chấtlượng nghiên cứu khoa học (NCKH) tiếp cận trình độ quốc tế; nghiên cứuKHCN có những đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội đấtnước; gắn kết NCKH và đào tạo để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạtđộng NCKH góp phần quan trọng trong việc đào tạo chất lượng cao, dẫn đầu

về nghiên cứu khoa học sinh viên;

- Góp phần nâng cao uy tín quốc tế và vị thế của giáo dục đại học ViệtNam trên trường quốc tế;

- Hiện đại hoá trang thiết bị, tiên phong xây dựng thành công một sốnhóm nghiên cứu/phòng thí nghiệm đạt trình độ quốc tế;

- Chủ động thực hiện một cách sáng tạo chủ trương, đường lối, các nghịquyết, quyết định, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về giáo dục đào tạo

* Truyền thông về bất cập trong tự chủ đại học

Tự chủ đại học hiện nay đã và đang xuất hiện nhiều bất cập khác nhau.Đây là một trong những nội dung được báo chí ưu tiên hàng đầu trong truyềnthông về tự chủ đại học Ví dụ như vấn đề tài chính: Vấn đề tự chủ đại họchiện nay chủ yếu được tiếp cận từ góc độ tài chính mà chưa chú trọng đúngmức tới việc thực hiện các nội dung khác trong tự chủ như về tổ chức, nhân

sự và học thuật Chính vì vậy, các văn bản quy phạm pháp luật được ban hànhtrong thời gian qua chủ yếu mới dựa vào căn cứ là mức độ tự bảo đảm kinhphí hoạt động để phân loại và giao mức độ tự chủ cho các trường chứ chưa

Trang 36

xây dựng được căn cứ, nguyên tắc chung để giao quyền tự chủ cũng như giao

tự chủ ở mức độ khác nhau phù hợp với năng lực của từng đơn vị liên quanđến công tác tổ chức, nhân sự, quản trị, tiềm lực và kinh nghiệm về đào tạo,nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ cũng như các điều kiện cần thiếtkhác Cơ chế phân bổ ngân sách cho các cơ sở giáo dục đại học công lập cònmang tính bình quân, chưa gắn với tiêu chí chất lượng và kết quả đầu ra Việccấp kinh phí hiện nay chủ yếu căn cứ vào: quy mô, số lượng sinh viên đầuvào; số lượng giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên; số ngành nghề đào tạo;

dữ liệu về phân bổ ngân sách của năm trước; mức phân bổ cơ bản bình quângiữa các ngành đào tạo

Cách phân bổ này một mặt khiến cho các trường chỉ tập trung vào việctăng quy mô, số lượng đầu vào mà chưa chú trọng tới việc nâng cao các điềukiện bảo đảm chất lượng tương xứng với quy mô đào tạo; không quan tâm tớiđào tạo các ngành học khó, các ngành khoa học cơ bản với chi phí đào tạocao Mặt khác, cơ chế này cũng sẽ khiến cho việc đầu tư ngân sách bị dàn trải

và không phát huy được tính cạnh tranh giữa các trường…

Bên cạnh đó, nhiều bất cập về chính sách, pháp luật liên quan tới tự chủđại học cũng được ưu tiên truyền thông trên báo chí như hệ thống văn bảnpháp luật của Nhà nước chưa được đồng bộ Ví dụ như: Luật Ngân sách Nhànước, Luật Đầu tư công, Luật Viên chức… chưa phù hợp với nội dung Chínhphủ cho phép trường tự chủ Vì vậy một số nội dung trường được phép tự chủnhưng trên thực tế không thực hiện được, ví dụ như việc liên kết sử dụng tàisản của nhà trường liên kết, liên doanh để phát triển đào tạo khoa học côngnghệ Các nguồn từ ngân sách Nhà nước như khoa học vẫn phải quyết toántheo Luật Ngân sách Nhà nước rất phức tạp, gây ra khó khăn trong quá trìnhthực hiện, không thể đẩy nhanh hơn được Ngoài ra, đối với quy định về Hộiđồng trường trong Luật Giáo dục đại học năm 2012 còn chưa đầy đủ, chưa rõ

Trang 37

ràng, chưa phù hợp làm cho vai trò của Hội đồng trường trong việc quản trịnhà trường chưa được như mong muốn.

1.4 Một số khung lý thuyết cơ bản để luận giải vấn đề nghiên cứu

1.4.1 Lý thuyết đóng khung

Erving Goffman được cho là người đầu tiên đưa ra khái niệm “đóngkhung” vào năm 1974, trong cuốn Frame analysis: An essay on theorganization of experience Theo Goffman, “khung” chính là những giản đồcủa sự diễn giải (schemata of interpretation) cho phép con người xác định,tiếp nhận, định dạng và dán nhãn cho vô số những sự biến diễn ra trong cuộcsống của họ Khung được định nghĩa là ý tưởng tổ chức cốt lõi giúp giải nghĩa

về các sự kiện liên quan, cũng như gợi ý xem đâu mới là vấn đề cần xem xét.Việc đóng khung chính là quá trình quyết định xem cái gì được chọn, cái gì bịloại bỏ, và cái gì được nhấn mạnh Nói tóm lại, tin tức cho chúng ta biết vềmột thế giới đã được đóng gói

Khán giả cũng có “khung” nhận thức riêng của riêng họ, do kinhnghiệm và kiến thức cá nhân trước đó của họ Khán giả sử dụng khung của họ

để giải thích các thông điệp truyền thông Vẫn còn sự tranh luận về cách đóngkhung của nhà báo với cách diễn giải theo khung của khán giả

Sự đóng khung này được hiểu là quá trình tổ chức các kinh nghiệm, tìm

ra ý nghĩa của chúng trong sự tham chiếu tới những nhận thức sẵn có Sứcmạnh của việc đóng khung chính là ở chỗ con người buộc phải viện tới các hệthống quen thuộc, ví dụ như hệ thống biểu tượng, tri thức, huyền thoại v.v để

có thể diễn giải về một hiện tượng bất kỳ trong đời sống xã hội

Sau khi Goffman áp dụng lý thuyết đóng khung vào phạm vi tổ chứckinh nghiệm của con người, nhiều nhà nghiên cứu đã phát triển lý thuyết nàycho lĩnh vực hẹp hơn là truyền thông đại chúng Trong bài phân tích về di sảncủa Goffman, Gamson William cho rằng quá trình đóng khung của báo chí là

Trang 38

“gần như hoàn toàn ngầm ẩn, và được thừa nhận như lẽ tất nhiên Cả nhà báolẫn công chúng đều không nhận ra rằng đây thực chất là một quá trình kiếntạo mang tính xã hội (social construction), mà chỉ đơn giản xem nó là việcphóng viên phản ánh lại sự kiện” Theo Gamson, việc đóng khung chính làquá trình quyết định xem cái gì được chọn, cái gì bị loại bỏ, và cái gì đượcnhấn mạnh Nói tóm lại, tin tức cho chúng ta biết về một thế giới đã đượcđóng gói Khung được Gamson định nghĩa là “ý tưởng tổ chức cốt lõi” của cáithế giới đã-bị-gói kia, giúp giải nghĩa về các sự kiện liên quan, cũng như gợi ýxem đâu mới là vấn đề cần xem xét.

Định nghĩa tường minh nhất về quá trình đóng khung của truyền thôngđại chúng có lẽ được đưa ra bởi Robert Entman Quá trình đóng khung chủyếu liên quan tới việc lựa chọn (selection) và làm nổi bật (salience) Đóngkhung có nghĩa là lựa chọn một số khía cạnh trong cách hiểu về hiện thực, rồilàm cho nó nổi bật lên trên văn bản truyền thông bằng cách nhấn mạnh vàomột cách đặt vấn đề, một cách lý giải, một cách đánh giá đạo đức, hoặc/vàmột cách xử lý nào đó

Trong phạm vi luận văn, lý thuyết đóng khung được sử dụng để luậngiải các khung thông điệp mà báo chí chuyển tới công chúng Điều này xuấtphát từ thực tế hiện nay, truyền thông với một doanh nghiệp cần phải đề caorất nhiều những khía cạnh khác nhau như sản phẩm, uy tín, tiềm năng, sự pháttriển, nhưng khi đi vào truyền thông người đại diện thương hiệu thì việcchọn khía cạnh nào đem vào từng chiến dịch, từng bài báo là một vấn đề hếtsức quan trọng Bên cạnh đó, việc lựa chọn thông điệp trong các chiến dịch,bài báo trên cũng cần áp dụng lý thuyết đóng khung Không thể tràn lan trongviệc tổ chức các chiến dịch hoặc tạo lập nội dung của một bài báo, như vậycông chúng sẽ không nắm được giá trị cốt lõi của doanh nghiệp Do vậy, ápdụng lý thuyết đóng khung vào luận văn, tác giả sẽ luận giải được chính xác

Trang 39

thực trạng truyền thông người đại diện thương hiệu của các doanh nghiệp hiệnnay đâu là tích cực và đâu là hạn chế.

1.4.2 Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự

Thuyết thiết lập chương trình nghị sự cho rằng các cơ quan báo chí vàtruyền thông căn cứ vào môi trường thông tin thực tế và mục đích để lựa chọn

ra các vấn đề và nội dung mà họ coi là quan trọng để cung cấp cho côngchúng chứ không phải là cung cấp các thông tin mà công chúng cần Lýthuyết này được đưa ra bởi hai nhà nghiên cứu Maxwell McCombs và DonaldShaw vào năm 1972, dựa trên những số liệu và kết quả của cuộc bầu cử Tổngthống Mỹ năm 1968 giữa hai ứng cử viên Richard Nixon và HurbertHumphrey.Ngay trong bản công bố có tên “Vai trò của thiết lập chương trìnhnghị sự của nền truyền thông đại chúng trong việc định hình ý kiến dư luận”,McCombs cũng đã nhấn mạnh : “Các phác thảo chính về sự ảnh hưởng này đãđược Walter Lippman phác hoạ trong cuốn “Ý kiến công chúng” xuất bảnnăm 1922, cuốn sách bắt đầu bằng chương “Thế giới bên ngoài và những bứctranh trong đầu chúng ta” Nghiên cứu của họ cũng dựa trên mẫu khảo sát của

cử tri khu vực Chapel Hill, Bắc Carolina Nghiên cứu này cũng được đưa ra

để so sánh với điều mà các cử tri ở đây cho rằng “ các nội dung thực tế từ cácphương tiện truyền thông thực chất là các vấn đề lớn của cuộc bầu cử.”

Hai nhà nghiên cứu đã sử dụng một mẫu đặc biệt, đó chính là các cử trichưa quyết định lá phiếu của mình bởi lẽ nếu thuyết thiết lập chương trìnhnghị sự thực sự có ảnh hưởng mạnh tới những nhóm cử tri nhạy cảm này thìgiả thuyết nghiên cứu cảu họ sẽ hợp lý và công bằng hơn rất nhiều Cácnghiên cứu của McCombs và Shaw cũng chỉ ra rằng các tin tức được đăng tảitrên các phương tiện truyền thông đại chúng phần lớn đều không liên quanđến những vấn đề thực tế của cuộc bầu cử, đa số các thông tin này chỉ đề cậptới các ứng cử viên tranh cử và đánh giá về việc thắng thua trong kỳ bầu cử

Trang 40

Bằng cách tập trung vào cuộc tranh luận của những người đang dẫn đầutrong cuộc bầu cử, các cơ quan truyền thông sử dụng thuyết thiết lập chươngtrình nghị sự để thuyết phục khán giả bỏ phiếu một cách cụ thể nhất bởi vì cái

mà họ đang thấy chính là việc Nixon đang dẫn đầu với tỷ lệ 20% số phiếubầu, và điều đó cũng đồng nghĩa với việc tạo ra những ấn tượng về một ứng

cử viên ưu tú cho khán giả Hơn nữa, việc giới truyền thông tập trung vàonhững ứng cử viên, ví dụ như sự xuất hiện của họ, gia đình của họ, những gì

họ làm trong lúc rảnh rỗi v v tất cả những điều ấy thực sự nghiêng về sự đánhbóng hình ảnh cá nhân hơn là các vấn đề chính trị, xã hội và kinh tế đáng lẽphải là tiêu điểm Cũng trong nghiên cứu năm 1968, McCombs và Shaw cũngtập trung vào hai yếu tố :Nhận thức và thông tin Bằng cách điều tra chứcnăng của thiết lập chương trình nghị sự của các phương tiện truyền thông đạichúng, hai ông cũng cố gắng đánh giá mối quan hệ giữa những vấn đề mà cửtri trong một cộng đồng cho rằng là quan trọng và những nội dung thực tế củacác thông điệp mà các nhà truyền thông đã sử dụng trong suốt cuộc chiến dịchtranh cử Họ đi đến kết luận rằng các phương tiện truyền thông đại chúng đã

có ảnh hưởng đáng kể tới những điều mà cử tri cho rằng nó là chính là vấn đềtrọng tâm của chiến dịch

Tiểu kết chương 1

Quyền tự chủ đại học được hiểu là các quy định của pháp luật phản ánhmối quan hệ giữa nhà nước với các cơ sở giáo dục đại học trong việc thựchiện mục tiêu tự do học thuật, tự chủ quản trị và các điều kiện giải trình bắtbuộc để thực hiện quyền tự chủ của mình Tự chủ là thuộc tính của các trườngđại học, là quyền tự quyết của các trường đại học, cáccơ sở giáo dục trong cáchoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản,đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dụcđại học

Ngày đăng: 28/01/2024, 18:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w