Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 78 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
78
Dung lượng
1,06 MB
Nội dung
MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Thời đại bùng nổ và phát triển của công nghệ thông tin hiện nay đã, đang giúp nền báo chí thế giới cũng như Việt Nam phát triến nhanh chóng, đa dạng, đặc biệt là với loại hình báo điện tử Thông tin trên báo điện tử không chỉ được cập nhật từng giờ như trước đây mà đã được cập nhật theo từng phút, thậm chí từng giây Theo quy hoạch báo chí được Bộ TTTT cho biết tại Hội nghị Báo chí toàn qưốc năm 2014, đến năm 2020, báo điện tử sẽ trở thành một loại hình truyền thông chủ lực trong thời đại công nghệ thông tin, ngày càng khẳng định vai trò và tầm ảnh hưởng rộng lớn của mình Năm 2016, mục tiêu này tiếp tục được khắng định tại Chỉ thị số 43/CT-BTTTT cùa Bộ TTTT Cụ thể, phấn đấu đến năm 2020, báo điện tử trở thành loại hình báo chí chủ lực, duy trì nhịp độ tăng trưởng xuất bản phẩm, đạt 450 triệu bản, có 20-30% là xuất bản phẩm điện tử Về số lượng báo điện tử, thông tin tại Hội nghị Báo chí toàn quốc tồng kết nhiệm vụ năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ TTTT, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức cho biết, tính đến cuối năm 2018, Cả nước hiện có 844 cơ quan báo chí in với 184 báo in, 660 tạp chí in, 24 cơ quan báo chí điện tử độc lập, 189 giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp được cấp cho các cơ quan báo chí in, phát thanh, truyền hình Có 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương; 5 đơn vị hoạt động truyền hình Trước đó, tính đến cuối năm 2017, tại Việt Nam, có 171 cơ quan báo, đài, tạp chí thực hiện loại hình báo chí điện tử; 178 giấy phép được thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp được cấp cho các cơ quan báo chí in, phát thanh, truyền hình để khai thác thế mạnh của loại hình thông tin hiện đại, đáp ứng nhu cầu thông tin trong tình hình mới, nhất là khi thông tin trên mạng xã hội ngày càng có ảnh hưởng đến xã hội Như vậy, so với năm 2017, số lượng báo điện tử đã tăng đáng kể Điều này cho thấy sự phát triển từng ngày của loại hình báo điện tử Cũng theo thông tin tại Hội nghị này, trong năm 2018, hệ thống báo chí Việt Nam đã khắc phục, hạn chế được tình trạng thông tin không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giây phép hoạt động 1 báo chí; tình trạng rút, gỡ tin, bài tùy tiện của các cơ quan báo chí như trước đây “sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ” Báo điện tử có một số ưu thế so với các phương tiện truyền thông đại chúng khác Đó là tính tương tác cao giữa báo chí với độc giả, giữa độc giả với nhau; tính đa phương tiện; tính thời sự với khả năng cập nhật thông tin nhanh Ngoài ra, báo điện tử còn cho phép lưu trữ, tìm kiếm cũng như truy xuất thông tin nhanh nhất; và khá linh hoạt khi có thể chỉnh sửa, gỡ bỏ các thông tin sai lệch chỉ bằng một vài thao tác kỹ thuật đơn giản Bên cạnh những ưu thế trên, báo điện tử cũng có một số hạn chế Do cuộc cạnh tranh gay gắt trong việc đưa thông tin, nhất là về mức độ cập nhật giữa các báo điện tủ’, đã dẫn đến tình trạng đưa thông tin thiếu chính xác, thông tin sai sự thật, thông tin phiến diện, thậm chí thông tin bị chỉnh sửa theo hướng chủ quan, có lợi cho một nhóm đối tượng Điều đó đã làm nảy sinh một vấn đề đáng chú ý liên quan tới nghiệp vụ và đạo đức báo chí của nhà báo làm báo điện tử ở Việt Nam: chỉnh sửa và gỡ bài đã đăng Việc chỉnh sửa và gỡ bài đã đăng trên báo điện tử Việt Nam diễn ra với tần suất ngày càng dày và phạm vi ngày càng rộng, với nhiều vụ việc xảy ra trong thời gian qua Có thể kể đến vụ việc điển hình nhất là 50 cơ quan báo chí, trong đó có các báo điện tử từng bị phạt và buộc phải gỡ bỏ, cải chính các thông tin sai lệch đã đăng về chuyện nước mắm truyền thống bị nhiễm asen, hồi tháng 11/2016 50 cơ quan báo chí này đã cho đăng gần 560 tin bài; trong đó, 170 tin bài công bố kết quả khảo sát có nội dung sai sự thật từ Báo Thanh niên và VINASTAS; 390 tin bài thông tin kết quả công bố từ Bộ Y tế và các cơ quan chức năng Đây chỉ là một trong nhiều vụ việc các cơ quan báo chí đăng thồng tin và buộc phải gỡ bài trên báo điện tử, phải cải chính, xin lỗi trên các ấn phẩm báo chí, thậm chí bị cơ quan chức năng xử phạt Ngoài ra, cũng có rất nhiều trường hợp âm thầm chỉnh sửa, gỡ bài mặc dù thông tin không sai lệch nhưng vì các nguyên nhân khác liên quan đến đạo đức báo chí vẫn đang diễn ra tại các báo điện tử Việt Nam hiện nay Tác giả Luận văn sẽ phân tích về các trường hợp điển hình này trong những phần sau 2 Tính đên ngày 13/8/2017, chỉ sau 13 ngày đưa vào ứng dụng thiêt bị theo dõi các báo điện tử gỡ bài, sửa bài, cổng thông tin điện tử, Hội Nhà báo Việt Nam đã công bố phát hiện 79 tin bài được gỡ bỏ khỏi các báo điện tử, trang thông tin điện tử Trong đó, gần 1/2 tin bài bị tháo gõ có thông tin chưa chuẩn xác về các vi phạm Luật Xây dựng, Luật Đất đai, các công trinh xây dựng sai phép, gây ô nhiễm môi trường Điều này cho thấy, hiện tượng chỉnh sửa, gỡ bài trên báo điện tử Việt Nam đang ngày càng phổ biến và đáng chú ý Thông tin tại cuộc phong vấn sâu giữa tác giả Luận văn và Giám đốc cổng thông tin điện tử - đơn vị vận hành công cụ theo dõi chỉnh sửa, gỡ bài trên báo điện tử Việt Nam cho thấy, có những thời điểm, hiện tượng chỉnh sửa, gỡ bài đã đăng trên báo điện tử Việt Nam diễn ra với số lượng lớn Cụ thể: Thời gian Số lượng tin/bài bị chỉnh sửa, bóc gỡ Tháng 8/2017 18 8 tin/bài Tháng 9/2017 77 tin/bài Tháng 10/2017 36 tin/bài Tháng 11/2017 20 tin/bài Tháng 12/2017 20 tin/bài Tháng 1/2018 đến nay 1-2 tin/bài/tháng Số lượng tin/bài bị chỉnh sửa bóc gỡ từ 1/8/2017 đến nay (Nguồn: Phỏng vấn sâu với Giám đốc Công thông tin điện tử Nguyễn Hòa Văn) Về mặt kỹ thuật xuất bản, thông tin trên báo điện tử được xuất bản trên nền tảng Internet, công nghệ số, do đó khác biệt với các loại hình báo chí truyền thống như báo in, báo hình, báo nói Do đặc tính kỹ thuật này mà nội dung (chữ, hình ảnh, video ) trên báo điện tử dù đã được xuất bản vẫn có thể thay đổi, chỉnh sửa hoặc được gỡ bỏ nhanh chóng Sự linh hoạt này ở báo điện tử, bên cạnh ưu điểm, còn tạo điều kiện cho một số nhà báo, lãnh đạo cơ quan báo chí lợi dụng để chỉnh sửa, gỡ bỏ thông tin đã đăng vì các mục đích vụ lợi, gây nhiễu loạn trong việc tiếp nhận thông tin của độc giả, vi phạm đạo đức nghề nghiệp Câu chuyện tin bài “sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ” diễn ra ngày càng tràn lan và khó kiểm soát, ảnh hưởng đến uy tín của nghề báo và người làm báo Từ thực tế này, câu chuyện đạo đức báo chí 3 cũng được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết Và đi kèm là các câu hỏi: cần có chế tài pháp luật như thế nào để hạn chế việc chỉnh sửa, gỡ bài đã đăng trên báo điện tử liên quan đến đạo đức báo chí thời gian qua? Các quy định hiện có đã tạo lập được hành lang pháp lý đầy đủ đối với tình trạng này chưa? Báo điện tử trên thế giới và ở Việt Nam có tuổi đời còn khá non trẻ, theo đó, vấn đề chinh sửa, gỡ bài đã đăng cũng chi mới xuât hiện và lan rộng gân đây Vì thế, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, ngoài các công trình nghiên cứu về báo điện tử nói chung, về đạo đức báo chí Chỉ có một vài bài báo (không phải công trình nghiên cứu) nói về tình trạng gỡ bài trên báo điện tử Việt Nam hiện nay Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Chỉnh sửa và gỡ bài đã đăng trên báo điện tử Việt Nam dưới góc độ đạo đức báo chí” làm Luận văn thạc sĩ báo chí của mình, với mong muốn góp phần nghiên cứu một vấn đề báo chí đáng quan tâm hiện nay 2 Lịch sử nghiên cứu đề tài Như đã nói ở trên, không có nhiều công trình nghiên cứu về thực tế chỉnh sửa, gỡ bài đã đăng trên báo điện tử hiện nay Thời gian qua, các công trình nghiên cứu về báo điện tử, về việc cải chính thông tin sai trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng, hay đạo đức báo chí, tính phản biện xã hội của báo điện tử đã được một sô học giả đề cập Tuy nhiên, vấn đề chinh sửa và gỡ bài đã đăng trên báo điện tử từ góc độ đạo đức báo chí thì hoàn toàn chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống, mà mới chỉ được đề cập qua một số bài báo mang tính riêng lẻ Vì vậy, tác giả chủ yếu căn cứ vào những công trình ít nhiều có liên quan về báo điện tử, đạo đức báo chí, một số bài báo riêng lẻ đề cập trực tiếp đến đề tài Luận văn và thực tiễn báo chí về chỉnh sửa, gỡ bài đã đăng trên báo điện tử Việt Nam như các kênh tham chiếu cần thiết 2.1 Thế giới Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, báo điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng Vì thế, các công trình khoa học về sự ra đời, phát triển của loại hình 4 báo chí này cùng đặc điểm của nó đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Các nghiên cứu về đạo đức, trong đó có đạo đức báo chí, cũng được nhiều học giả trên thế giới đề cập McLuhan Marshall (1964) trong cuốn Understanding the media (Hiểu biết về phương tiện truyền thông), lần đầu đưa ra thuật ngữ “làng toàn cầu” (global village) để nói về tính toàn cầu, không biên giới khi truyền thông phát triển Sau này, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, của Internet, báo điện tử ra đời với độ phủ sóng thông tin không giới hạn đã minh họa cho thuật ngữ này Năm 2011, khi xuất bản cuốn Managỉng Media Work (Quản lý hoạt động truyền thông); Mark Deuze và cộng sự cũng khẳng định, báo điện tử đang trở thành xu hướng toàn cầu, trong đó người dùng ngày càng chịu nhiều chi phối, ảnh hưởng bởi các thông tin trên Internet Henry Kissinger (2016) trong Trật tự Thế giới (World Order) cũng bàn về vấn đề toàn cầu hóa trong thời đại truyền thông đã tác động mạnh mẽ đến dư luận, đến các nhà lãnh đạo, các quyết định chính trị hiện nay ra sao Trong bối cảnh đó, một số bài báo, sách và công trình nghiên cứu cũng đề cập vấn đề chỉnh sửa và gỡ bài đã đăng trên báo điện tủ’ tại các nền báo chí trên thế giới Rachel Mcathy (2013) trong Made a mỉstake - Advice for journalists on Online corrections (Tư vấn cho các nhà báo về chỉnh sửa lỗi trực tuyến) đăng trên Journalism.co.uk đã đưa ra một cái nhìn sâu sắc về việc xử lý lỗi và chỉnh sửa trực tuyến, dựa trên lời khuyên của các chuyên gia báo điện tử từ ba tờ báo lớn của Mỹ là Regret the Error, The New York Times và Digital First Media Theo đó, lỗi trên báo điện tử là thực tế phải chấp nhận Với các nhà báo và các hãng tin tức, một khi lỗi xảy ra, mối quan tâm đầu tiên là cách thức xử lý các lỗi Bài báo cũng dẫn ý kiến của một số phóng viên, biên tập viên cho rằng, nên có những tiêu chí rõ ràng trong chỉnh sửa lỗi để giúp các nhà báo nhận ra lỗi của họ, đồng thời khuyến khích họ có ý thức trong việc biên tập và săn sàng nhận lôi, chỉnh sửa thông tin khi nhận ra lôi Cần chuẩn hóa việc chỉnh sửa các lỗi trên báo chí trực tuyến là ý kiến đã đuợc các phóng viên, nhà báo nêu ra 5 Ví dụ về việc chỉnh sửa trên báo trực tuyến được nêu ra trong bài báo này là quy trình chỉnh sửa của The New York Times Tại tờ báo này, những người làm báo không bao giờ thay đối một lỗi trực tuyến mà không nói với người đọc rằng họ đã thực hiện nó Điều này thể hiện sự minh bạch trong việc nhận lỗi và sửa lỗi của tờ báo, đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm, sự tôn trọng của nó với độc giả “Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, khi độc giả thấy sự điều chình sẽ giúp họ xây dựng lòng tin với các tin tức họ đã đọc và xem” - bài báo dẫn lời Biên tập viên Craig Silverman Ngoài ra, một số bài viết cũng đề cập đến việc các báo điện tử Guardian, Daily phải gỡ các bài sai và bịa đặt [26] Về vấn đề đạo đức báo chí nói chung và đạo đức nhà báo trên báo điện tử nói riêng, có thể kể đến một số cuốn sách hoặc công trình nghiên cứu sau: Bill Kovach & Tom Rosenstiel với The Elements of dournalism (Những yếu tố của nghề báo), dành nhiều trang để nêu ra các nguyên tắc căn bản của nghề báo, trong đó nguyên tắc tôn trọng sự thật được đặt lên hàng đầu Lawrie Zion và David Craig với Ethics for Digital dournalists (Đạo đức cho Nhà báo kỹ thuật số), đề cập việc phát triển mạnh mẽ của báo điện tử đã dẫn đến những sự phức tạp trong đạo đức nghề nghiệp báo chí Trong khi những nguyên tắc đạo đức truyền thống không thay đổi nhiều thì việc áp dụng nó trên một nền tảng điện tử lại đầy khó khăn và thách thức Trong cuốn này, tác giả đã phong vấn những nhà báo có kinh nghiệm và các học giả nghiên cứu về báo chí nhằm đưa ra cách thực hành tích cực nhất cho nhà báo tác nghiệp trong môi trường báo điện tử Roger Patching, Martin Hirst, Journalism Ethics: Arguments and Cases for the 21st Century (Đạo đức báo chí: Lý luận và dẫn chứng cho thế kỷ 21), đề cập các vấn đề về lý thuyết và thực hành của đạo đức báo chí Trong đó, hai tác giả cung cấp một loạt ví dụ và nghiên cứu điển hình về báo chí quốc tế, xem xét các phương tiện truyên thông từ góc độ toàn câu Cuôn sách đặt ra vân đê vê sự chính xác, công bằng và khách quan của báo chí hiện đại, cũng như những xung đột khó tránh khởi giữa đạo đức của người làm báo và pháp luật 6 2.2 Việt Nam Tại Việt Nam, các vấn đề về báo điện tử, đạo đức nhà báo trên báo điện tử, cải chính thông tin trên báo chí đã được nhiều tác giả đề cập Có thể dễ dàng tìm được các tài liệu bao gồm sách, đề tài nghiên cứu, bài báo khoa học, tham luận hội thảo nói về vấn đề này Nghiên cứu chúng, chúng ta sẽ hiểu một số nguyên nhân cũng như cách ứng xử với việc gỡ bỏ, chỉnh sửa các thông tin đã đăng trên báo điện tử Tạ Ngọc Tấn, Đinh Thị Thúy Hằng (2009), trong cẩm nang đạo đức báo chí, đã phân tích, diễn giải các quy định về đạo đức báo chí Hai tác giả đã đưa ra nhiều quy tắc liên quan đến đạo đức báo chí, đến vấn đề cải chính trên báo chí như: nhà báo phải đặt lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc lên trên hết; nhà báo thông tin phải đảm bảo chính xác, trung thực, khách quan, không đưa những thông tin gây hiểu nhầm hoặc bị bóp méo; nhà báo, cơ quan báo chí phải xin lỗi, cải chính khi đưa thông tin sai Nguyễn Thị Trường Giang (2011), với Đạo đức về nghề nghiệp của nhà báo, một công trình nghiên cứu công phu, cập nhật về một chủ đề luôn mang tính thời sự trong đời sống báo chí nước nhà là đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Cuốn sách có 5 chương, gồm: “Đạo đức nghề nghiệp như một điều tiết trong hoạt động báo chí”; “Đạo đức nghề nghiệp trong các mối quan hệ của nhà báo”; “Tính tích cực là khuynh hướng chủ đạo trong đạo đức nghề nghiệp nhà báo Việt Nam”; “Những biến đổi tiêu cực trong đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam hiện nay”; “Giải pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam” Ngoài ra, một số tác phẩm của các tác giả như: Hoàng Đình Cúc (2013), Đạo đức nghề báo: Những vấn đề lý luận và thực tiễn; Nguyễn Đức Hạnh (2016), “Bàn thêm về đạo đức nghề nghiệp báo chí”, Tạp chí Lỷ luận chính trị và truyền thông cũng đề cập vấn đề đạo đức báo chí Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay có nhiều quy định cụ thể liên quan đến việc phải gỡ bỏ ngay tin bài sai sụ thật, thực hiện cải chính, xin lỗi và xử lý vi phạm trên báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng 7 Quốc hội Việt Nam (2016), Luật Báo chí 2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017 đề cập việc cải chính và xử lý vi phạm ở luật đã bổ sung một số quy định mới như: Báo điện tử, ngoài việc đăng, phát lời cải chính, xin lỗi còn phải gỡ bỏ ngay thông tin sai sự thật Trong Luật này cũng đề cập nhiều vấn đề về đạo đức báo chí và các điều báo chí không được làm Hội Nhà báo Việt Nam (2016), với Quy định đạo đức người làm báo Việt Nam phù hợp với Luật Báo chỉ 2016 và pháp luật hiện hành, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động báo chí, chất lượng công tác Hội, đặc biệt chú trọng trau dồi đạo đức cách mạng, thực hiện nghiêm túc những quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam Chính phủ Việt Nam (2017), Nghị định số 08/2017/NĐ-CP, quy định về lưu chiểu điện tử đối với loại hình báo nói, báo hình và báo điện tử độc lập với cơ quan báo chí Theo đó, báo nói, báo hình, thời gian lưu giữ nguyên trạng tối thiểu là 6 tháng kể từ ngày được phát sóng lần đầu Đối với báo điện tử, thời gian lưu giữ nguyên trạng tối thiểu là 12 tháng kể từ ngày đăng tải lần đầu Bộ TTTT là cơ quan thực hiện lưu chiểu điện tử đối với loại hình báo nói, báo hình và báo điện tử Các tác phẩm trong hệ thống lưu chiểu điện tử phải được bảo quản an toàn và lưu giữ nguyên trạng về nội dung thông tin Thông tư có hiệu lực từ ngày 30/3/2017 Về vấn đề chỉnh sửa, gỡ bài trên báo điện tử, có nhiều ý kiến từng đề cập nhưng riêng lẻ và rời rạc Hội nghị phổ biến Luật báo chí tháng 6/2016 đề cập tình trạng nhiều tờ báo nhũng nhiễu doanh nghiệp Có hiện tượng nhiều bài báo điện tử “sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ” Nhiều tờ báo, trang tin điện tử hoạt động xa rời tôn chỉ mục đích, chạy theo xu hướng thông tin giật gân câu khách, gây ảnh hưởng xấu tới xã hội Vũ Văn Tiến (2016) trong cuốn Rào cản với phóng viên điều tra, với các bài viết “Đừng đẩy báo điện tử vào cảnh ‘sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ’” [14, 43], “Lòng trong, bút sắc với nghề” [14, 36], “Rào cản với phóng viên điều tra” [14, 65] đề cập thực tế chỉnh sửa, gỡ bài tràn lan không theo nguyên tắc nào trên báo điện tử hiện nay Trong cuốn sách này, tác giả cũng nêu ra nguyên nhân và các giải pháp để hạn chế tình trạng ấy trên báo điện tử 8 Lê Quốc Minh, trong bài “Cuộc chiến chống lại fake news và trách nhiệm xã hội của báo chí”, Hội nghị Báo chí Toàn quốc 26/12/2017, cho biết: “Trong khi fake news (tin giả) khuynh đảo xã hội và có nguy cơ lấn át những nguồn tin chính thống ở khắp nơi trên thế giới, việc kiểm chứng thông tin trên báo chí lại đang trở nên lỏng lẻo, và thật đáng buồn khi không ít tòa soạn thậm chí áp dụng cách làm nguy hiểm là ‘đăng tải trước, chỉnh sửa sau nếu cần thiết’ Không ít trường hợp tin bài trên báo chí chính thống không được kiểm chứng, không đảm bảo công bằng và cân bằng - giá trị cốt lõi của báo chí” [7] Nhìn chung, tuy có nhiều công trình có giá trị tham khảo về mặt lý luận cho đề tài luận văn, song lại chưa có một tác phẩm nào đi sâu nghiên cứu cụ thể và có hệ thống về vấn đề chỉnh sửa và gỡ bài đã đăng trên báo điện tử Việt Nam hiện nay dưới góc độ đạo đức báo chí 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1 Mục đích Trên cơ sở phân tích thực trạng vấn đề chỉnh sửa và gỡ bài trên báo điện tử Việt Nam hiện nay từ góc độ đạo đức báo chí, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế và khắc phục những bất cập của vấn đề này 3.2 Nhiệm vụ - Làm rõ các đặc điềm của báo điện tử, một trong số đó là dễ chỉnh sửa, gỡ bỏ, phân tích ưu điểm, nhược điểm của việc này - Phân tích thực trạng và nguyên nhân của vấn đề chỉnh sửa, gỡ bài đã đăng trên báo điện tử Việt Nam hiện nay từ góc độ đạo đức báo chí - Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế và khắc phục những bất cập của vấn đề chỉnh sửa và gỡ bài đã đăng trên báo điện tử Việt Nam hiện nay 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1 Đối tượng Vấn đề chỉnh sửa và gỡ bài đã đăng trên báo điện tử Việt Nam dưới góc độ đạo đức báo chí 9 4.2 Phạm vi Một số báo điện tử Việt Nam như VnExpress, Dân trí, Kỉnh tế & đô thị, Tiền phong, Pháp luật TPHCM, Dãn Việt, Giao thông trong khoảng thời gian từ tháng 1/2016 đến tháng 9/2018 5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài Để triển khai nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng kết họp các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp khảo sát: Khảo sát các trường hợp điển hình có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của Luận văn, từ việc đăng tin bài gốc ban đầu đến chỗ chỉnh sửa, gỡ bỏ và các hệ quả của việc làm đó Phương pháp phỏng vấn sâu: Luận văn thực hiện phỏng vấn sâu 11 nhân vật, gồm đại diện Lãnh đạo cổng Thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam- cơ quan vận hành công cụ theo dõi chỉnh sửa, gỡ bài trên báo điện tử Việt Nam; đại diện một số cơ quan quản lý báo chí, các Tổng Biên tập, các Nhà báo, phóng viên, đại diện các doanh nghiệp và một số độc giả về các nội dung có liên quan đến đối tượng nghiên cứu 6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1 Ý nghĩa lý luận - Đề tài góp phần làm rõ những khái niệm liên quan đến vấn đề chỉnh sửa và gỡ bài trên báo điện tử dưới góc độ đạo đức báo chí - Đề tài cũng bước đầu đưa ra sự phân tích về các phương pháp quản lý, theo dõi việc chỉnh sửa, gỡ bài trên báo điện tử 6.2 Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài giúp làm rõ thực trạng vấn đề chỉnh sửa và gỡ bài đã đăng trên báo điện tử dưới góc độ vi phạm đạo đức báo chí trong giai đoạn hiện nay - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được dùng làm tư liệu tham khảo cho các nhà quản lý báo chí, các co quan báo chí, các doanh nghiệp và những người có quan tâm 10