Bản báo cáo kết quả nghiên cứu về đồ họa trên báo chí “Reporting andediting news” Bản dịch: Báo cáo và biên tập đồ họa thông tin của tác giả KellyBarry — Phó Tổng Biên tập mang đồ họa củ
Trang 1ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
DOAN DUY ANH
LUAN VAN THAC Si BAO CHI
Hà Nội - 2021
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
DOAN DUY ANH
Luan van Thac si chuyén nganh: Bao chi hoc
Mã số: 8320101.01
Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch Hội đồng
Hà Nội - 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan: Luận văn Van dé sử dung đồ hoa tuong tac trén bdo dién
tử Việt Nam là công trình nghiên cứu của ca nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Đỗ Anh Đức.
Các nghiên cứu liên quan được luận văn này tham khảo đều được trích dẫnđầy đủ Các số liệu, đánh giá, phân tích, nghiên cứu được trình bày trong luận vănnày là trung thực, khách quan, chưa từng được công bố dưới bat cứ hình thức nào
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Học viên
Đoàn Duy Anh
Trang 4LỜI CẢM ƠNTôi sẽ không thể nào tự mình hoàn thành được luận văn thạc sĩ nếu nhưkhông có sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô cùng sự hỗ trợ của đồng nghiệp,
bạn bè.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Đỗ Anh Đức Thầy đã luôn theo dõi,động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này TS Đỗ Anh Đức đã giúptôi định hướng nghiên cứu, chia sẻ các học liệu liên quan, nhận xét và hướng dẫn bổsung khi các nghiên cứu, phân tích của tôi còn nhiều điểm chưa hoàn thiện
Tiếp đến, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Viện Đảo tạoBáo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại họcQuốc gia Hà Nội Các thầy cô đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũngnhư tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các anh/chị, các bạn đồng nghiệp vàgia đình đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoànthành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm on!
Học viên
Đoàn Duy Anh
Trang 5MỤC LỤC
096710001355 8
1 Lý do chọn đề tai ecceccccecceccescsscsssesesseesessessessessesecsessessessessesssssessesessessessessessesseaeees 8
2 Lich sử nghiên cứu vấn 6 o.ceeccecceesessesssessessesssessessessesseessessessesseesessessessessesseesees 9
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiÊn CỨU c1 331391 9 1 ng ng rrg 14
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ¿2©5¿2c++2++zx++zx++rxerxeerxesrxee 14
5 Phương pháp nghién CỨU <1 1x 9v 1 912 11g ngàng nh ng 15
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 2-2-2 2+++EEsEEerEzrxerxerrrrex 17
7 Kết cau của luận văn -.- - - tk tk SEEEEEESEEEEEESEEEEEESESEEEESESEEEEEESEEEEEkrkrkrrrrke 17
1.1.4 Tinh tương tác của Đảo điỆP Íứ" ch HH ri, 25
1.2 Đồ họa tương tác trên báo điện tử: -2- 5¿©2sccccezxesrxrrrxees 29
1.2.1 Khái niệm đồ họa tương tác trên báo điỆn fử ccecceiiceiieeeree 291.2.2 Vai trò của đồ họa tương tác trên bảo điỆn Hử, cccccseccseerseres 301.2.3 Lịch sử hình thành và phát triển đô họa tương tác -ecscs+: 321.2.4 Phân loại đồ họa tương tác trên báo iM fỨ ccàcsekseiesves 371.2.5 Đặc điểm của đồ họa tương tác trên bảo điện tử cs<ss+ 381.2.6 Những ưu điểm của đồ họa tương tác so với thông tin đô họa truyềnthống (TTDH tinh) ccccescccssescessesssessessessessessessesssessessessesssessessessesssessessesstsssesseesees 401.3 Các tiêu chí đánh giá việc sử dung đồ hoa tương tác trên báo điện tử 441.4 Tiểu kết chương I -:- s- s+SE+EE+E+EEEEEEEEEEEEE2117112111121 111111 ce, 53Chương 2: THUC TRANG VAN ĐÈ SỬ DUNG DO HỌA TƯƠNG TÁCTREN BAO ĐIỆN TU VIỆT NAM 2-22 22x22 2E EEEeEEererrrrrrerree 55
Trang 62.1 Giới thiệu khái quát về các báo điện tử được khảo sát - 55
2.1.1 Báo điện tử HE XDTYSS SH HH Hư 552.1.2 Tap chí điện tử Tri thức trực tuyến Zing NeWS vceccescescescessssesseseeesseseessees 562.1.3 Báo Tuổi trẻ Onlif€ - 5c 55st‡ESE+tEEEEEttEEEEEktrEEEirriirirriee 382.2 Khảo sát và phân tích thực trạng vấn đề sử dụng đồ họa tương tác trên
bao dién tir Viet Nam cece - 59
2.2.1 Phương pháp chọn mẫu khảo SAt .ceccecccccssessessecsessessessessssessessessesseesesessess 602.2.2 Kết quả khảo sát thực trạng vấn dé sử dụng đô họa tương tác trên báo
2.3 Khảo sát và phân tích trải nghiệm của độc giả về đồ họa tương tác trên100000000) 04/0) 712.4 Đánh giá việc sử dung đồ họa tương tác trên báo điện tử Việt Nam 77
ZAL TRAIN CONG 7n nốẦẦẦ 772.4.2 HAN GhẾ - 56 25t St E23 E21 22122112211 21.211.111.111 re 782.5 Tiểu kết chương 2 22-2: ©2+©2++EE+2EE2EEEEEEE2EE2E1271E221 21121 21ecrke 83Chương 3: MAY VAN DE DAT RA VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN VIỆC SUDỤNG DO HỌA TƯƠNG TAC TREN BAO ĐIỆN TU VIET NAM 84
3.1 May vấn dé đặt ra về việc sử dung đồ họa tương tác trên báo điện tử
3.2 Đề xuất giải pháp cải thiện việc sử dụng đồ họa tương tác trên báo điện
Uy Vit NA 0 a S ÔỎ 87
3.2.1 Doi voi cap lãnh đạo tO SOAN icceccccccccccsscscccccccssssscccsssssssssecessessssssesessaes 873.2.2 Doi với phóng viên, nhân viên thiết kế do họa, nhân viên lập trình 933.3 Tiểu kết chương 3 - 2-52 St EEEEEEEE1211211 1112111111111 11 ty 101KET LUẬN 2-52 5c EEEEE1211211 2111111111111 1111111111111 rye 103DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2- 2 5£2E£2££+£E£+£xz+zxezred 105
100090 0225 108
Trang 7DANH MỤC VIẾT TẮT
BĐT Báo điện tử
TCĐT Tạp chí điện tử
TTDH Thông tin đỗ họa
TTĐHTT Thông tin đồ họa tương tácTTO Tuôi trẻ Onlines
NYT Báo New York Times
VNE Báo điện tử VnExpress
PL Phụ lục
Trang 8DANH MỤC BANG
Bang 1.1: Phân loại đồ họa tương tác theo mức độ tương tác - 46
Bảng 1.2: Phân loại đồ họa tương tác theo hình thức thể hiện - 50
Bảng 1.3: Phân loại đồ họa tương tác theo hành động tương tác 52
Bảng 1.4: Phân loại đồ họa tương tác theo mục tiêu truyền tải - - 52
Bảng 1.5: Phân loại đồ họa tương tác theo chủ đề của đồ họa tương tác 53 Bang 2.1: Số lượng bài đồ hoa tương tác trên VnExpress, Zing News, Tuổi trẻ Online từ tháng 1/2019 đến hết tháng 2/202 1 2 2 + ++££+E££E£E+£x+rxzrszsez 60 Bang 2.2: Kết quả khảo sát các bài đồ họa tương tác trên VnExpress, Zing News va TTO theo mức độ tương TÁC - - «+ k1 1 1 93191119 vn HH ngưng nh ngư 61 Bảng 2.3: Kết quả khảo sát các bài đồ họa tương tác trên VnExpress, Zing News và TTO theo hình thức thé hiện - -22- 2-52 5S 2S£2E2EE2EEEEEtEEEEEEEEEEEErrkrrrkerrerrrree 62 Bảng 2.4: Kết quả khảo sát các bài đồ họa tương tác trên VnExpress, Zing News và
TTO theo hành động tương táC - + 3111111111191 111111 11111111111 rrree 65
Bảng 2.5: Kết quả khảo sát các bài đồ họa tương tác trên VnExpress, Zing News và TTO theo mục tiêu truyÈn tải - 2-22 52 S2S£‡EEE2EE2EEE2EEEEEESEEEEEEEEEerkrsrkrrrrres 67 Bảng 2.6: Kết quả khảo sát các bài đồ họa tương tác trên VnExpress, Zing News và TTO theo chủ đề .-: 2++2++ệE E111 21 Errrrieirree 70
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Biểu đồ thé hiện sản lượng xuất khẩu và nhập khâu của Tây Ban Nha xuất
98580 117ẼẺ7Ẽ7 32Hình 1.2: Đồ họa thông tin được Florence Nightingale sử dụng năm 1857 để biểuthị cho số lượng và nguyên nhân tử vong của các binh sĩ Anh trong chiến tranh
00 33
Hình 1.3: Chuyên mục thông tin đồ họa trên nhật báo South China Morning Post 35Hình 1.4: Chuyên mục đồ họa tương tác trên tờ The Guardian -. s2 35Hình 1.5: Chuyên mục đồ họa tương tác trên TCDT Zing News 36Hình 1.6: Y nghĩa của màu sắc Nguồn: How to Make an Infographic - A Visual
Hình 1.7: Bài Nhanh hơn với mạng lưới cao tốc TP.HCM kết nối các tỉnh đăng trênTTO là một dạng đồ họa tương tác đơn giản -2- 5 2+2 £+E££EzEerxerxerszrez 41Hình 1.8 Bài báo Bức tranh kinh tế Hà Nội 5 năm qua, phía bên trái là giao diệnmặc định của web khi mở ra, người xem chỉ có thé theo dõi một phần thông tin Khithu phóng dé nhìn thấy toàn bộ thông tin đồ họa thì thông tin lại quá nhỏ, gần nhưKhOng thé theo 0O < ÔỎ 42Hình 1.9: Bài báo Tiểu sử Bộ Chính tri, Ban Bi thư khóa XIII trên Zing News .43Hình 1.10: DHTT ở đầu chuyên trang Bau cử Mỹ 2020 của Zing News 45Hình 1.11: DHTT The Battleground States Biden and Trump Need to Win 270 với mức độ tương tác trung bình, đăng trên NỀYTT Ăn rưkt 46Hình 1.12: Bài Diện mạo 15 công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộTP.HCM dang trén TTO 1d 47Hình 1.13: Bài Thế nào là một chiếc tủ lạnh “lành mạnh”? đăng trên Zing News 48Hình 1.14: Đồ họa tương tácThis 3-D Simulation Shows Why Social Distancing Is
So Important dang trén NYT 49 Hinh 1.15: Mapping the Shadows of New York City: Every Building, Every Block
Gang tren NYT — Ú ,Ô 50
Hình 1.16: Ban đã hiểu đúng về bệnh đái tháo đường — DHTT theo dang tuyến tính
¬— 51
Trang 10Hình 1.17: DHTT Việt Nam kỳ vĩ - 11 cột mốc trên biển đăng trên TTO 52
Hình 2.1 Giao diện báo điện tử Vnexpress cà 2c 32 1S vsirrsrreerrrrrer 56
Hình 2.2 Giao diện Tạp chí điện tử Zing NeWS - cty 57Hình 2.3 Giao điện báo Tuổôi trẻ Online - + x eEk+E+E£EE+EEEEeEerkererkererrrrs 59Hình 2.12: Bài Ky án 39 năm không tim ra hung thủ đăng trên TTO có hình thứcthể hiện bằng văn bản là chủ yếu 2-2 ©22+¿22++2E++EE++EE2EEerExerkesrxrrrxres 63Hình 2.13: DHTT Chân dung 28 thành viên Chính phủ đăng trên BĐT Vietnamnet
mô phỏng được quang cảnh phòng họp Chính phủ với các thành viên mới 64
Hình 2.14: Bai Thử tính tiền điện sinh hoạt theo 2 phương án vừa công bố đăng trênTTO có mức độ tương tác cao nhưng hình thức thé hiện còn đơn giản - 65Hình 2.15: Bài Thi sát hạch lý thuyết lái xe online đăng trên VnExpress thuộc dạngphi tuyén 1 .14a 67
Hình 2.16: Bài Kết nối nhanh cao tốc từ TP.HCM về miền Tây đăng trên TTO với
cách thể hiện đơn giản chỉ đạt mục tiêu truyền tải Khám phá . -5- 70Hình 2.17: Đồ họa tương tác của Zing News, VnExpress và TTO về sự kiện Bầu cửTổng thống Mỹ thứ 46 tương đồng về cách thể hiện 2- ¿©5222 +2 80Hình 2.18: Một đồ họa tương tác trên TTO mat nhiều thời gian để tải trang 82Hinh 3.1: Bai Fly Through A Colossal Cave: Son Doong in 360° dang trén National GeOGTAPNIC 0 /Ó 95Hình 3.2: Bài “Thực trang ao, hồ khu vực nội thành Hà Nội” trên Vietnamplus.vn97Hình 3.3: Việt hóa so đồ tư duy “Làm thé nào dé chọn kiểu Infographic phù hop”của E-book How to Make an Infographic - A Visual Guide for Beginners của Visme
Trang 11DANH MỤC BIEU DO
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ mức độ tương tác trong 121 DHTT luận văn thực hiện khảo sát 61
Biểu đô 2.2: Tỷ lệ các hình thức thể hiện trong 121 DHTT luận văn thực hiện 77 01.000000n0nẺnẺ88h6 63
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ các hành động tương tác trong 121 DHTT luận văn thực hiện 71 81.0090000nẺnẺ8Ẻ8 66
Biểu đô 2.4: Thong kê số lượng các bài ĐHTT theo mục tiêu truyén tải - 68
Biéu đồ 2.5: T } lệ tan suất sử dụng đồ họa tương tác trên bao điện tử của độc giả 12
Biểu đô 2.6: Tỷ lệ mức độ quan tâm của độc giả với chủ dé của các bài ĐHTT 13
Biéu đô 2.7: Thong kê các chủ dé của ĐHTT được độc giả quan tâm nhất 74
Biểu đô 2.8: Mức độ hài lòng của độc giả về thiết kế của các bài ĐHTT 75 Biểu đô 2.9: Mức độ hài lòng của độc gid về lượng yếu tổ tương tác của các ĐHTT T6 Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ các mức do độ khó khi sử dung ĐHTT trên báo điện tử Việt Nam T6
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tàiThông tin đồ họa trên báo điện tử trên thế giới nói chung và Việt Nam nóiriêng đã và đang phát triển theo nhiều xu hướng khác nhau, từ nội dung đến hìnhthức thê hiện Trong đó, đồ họa tương tác là một hình thức mới, có nhiều điểm khácbiệt so với thông tin đồ họa truyền thống Đồ họa trên báo điện tử ngày nay khôngđơn thuần là những hình vẽ, sơ đồ, biéu đồ được trình bày tĩnh trên mặt báo, mà còn
có thé ở dạng 3D, chuyền động kết hợp với âm thanh, hình anh Đồ họa trên báođiện tử nay cho phép người đọc tương tác với nó thông qua những thao tác chuột,bàn phím Nhiều cơ quan báo chí lớn trên thế giới đã đưa đồ họa tương tác thành mộtthê loại riêng biệt trên mặt trang như The Guardian, The New York Times Hãngthông tan BBC lập nhóm The Specials — nhóm chuyên biệt về các sản phẩm đồ họa
tương tác từ năm 2003 Tương tự, đội ngũ tương tác của The Einancial Times thành lập
từ năm 2005, còn của Channel 4 là từ năm 2010 Tại Việt Nam, việc các báo điện tử sửdụng đồ họa có tính tương tác cũng không phải hiếm Nhiều sự kiện lớn trong và ngoài
nước đã được các báo truyền tải đưới hình thức đồ họa tương tác như Đại hội Đảng
XIII, Bau cử Tổng thống Mỹ thứ 46 Tap chí Zing News cũng có chuyên mục
“Interactive” chuyên đăng tải các sản phẩm tương tác Có thé thấy, đồ họa tương tác là
đã và đang phát triển không ngừng, trở thành một hình thức thông tin mới được các cơquan báo chí trên thế giới và Việt Nam theo đuổi
Về mặt nghiên cứu, tại Việt Nam đã có nhiều công trình liên quan đến thôngtin đồ họa trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng, từ quy mô khóa luận,luận văn đến luận án Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu bài bản nào đi sâu, khảosát, phân tích, đánh giá riêng việc sử dụng đồ họa tương tác trên báo điện tử Vớiviệc đồ họa tương tác được sử dụng thường xuyên, giữ vai trò quan trong việctruyền tải thông tin, tác giả nhận thấy cần thực hiện một nghiên cứu chuyên biệt vềhình thức thông tin này Nghiên cứu cần thực hiện dé hệ thống và đưa ra khung lýthuyết, chỉ ra những thành công, hạn chế và đề xuất một số giải pháp giúp việc sửdụng đồ họa tương tác phục vụ tốt hơn nhu cầu của độc giả Vì vậy, tác giả lựa chọn
“Van dé sử dụng đô họa tương tác trên báo điện tử Việt Nam” làm dé tài của luận
Trang 13văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đềThông tin đồ họa nói chung và thông tin đồ họa tương tác nói riêng trên báo chí
là vấn đề đã được nhiều nhà nghiên cứu phân tích một cách sâu sắc Việc sử dụng đồhọa trong các tác phâm báo chí đã trở thành một van dé quan trọng, phô biến và đã córất nhiều công trình nghiên cứu đã được công bồ trong nước và quốc tế
2.1 Trên Thế giớiTrong cuốn sách “A Practical guide to Graphics reporting — Informartiongraphics for print, web, broadcast’ (2006) cua tac gia Jennifer George — Palilonis
do NXB Lincacre phát hành, tác gia đã xem xét các van đề về TTDH trên các tacphẩm báo chí một cách hệ thông Đồng thời, tác phẩm cũng đưa ra hệ thống lý luận,khái niệm cơ bản nhất về lĩnh vực này
Tác phẩm “Thiét kế, tạo mẫu và dan trang” (2003) của tác giả Roger C.Parkers do NXB Trẻ dịch và phát hành cũng dé cập đến tam quan trọngcủaTTĐH trên báo chí Đồng thời, cuốn sách cũng đưa ra những đề xuất về hướng đimới nhằm phát huy tốt nhất những ưu thé của loại hình thông tin phi văn tự này
Cuốn sách “Y /ưởng, bố cục và thể hiện” (2003) của tác giả Alam Swann
(nguyên tác Design and Layout — volume 2) được NXB Trẻ dịch và phát hành cũng là
một tác phẩm cần nhắc đến về lĩnh vực đồ họa trên báo chí Trong đó, tác giả đã đưa
ra hệ thông thông tin khái quát về dạng thức thông tin này Đồng thời, tác giả cũnghướng dẫn cách trình bày báo nói chung, các dạng thé hiện thông tin trong đó có đềcập đến thông tin đồ họa tương đối chỉ tiết
Bản báo cáo kết quả nghiên cứu về đồ họa trên báo chí “Reporting andediting news” (Bản dịch: Báo cáo và biên tập đồ họa thông tin) của tác gia KellyBarry — Phó Tổng Biên tập mảng đồ họa của tờ USA Today, cũng đưa ra những con
số thống kê rat cụ thé về tình hình sử dụng TTDH trên báo chí Từ đó, tác giả đưa racái nhìn tổng quan nhất về các phương pháp thé hiện TTDH được sử dụng trên báo
chí và đánh giá ưu nhược điêm của từng cách thê hiện và của đồ họa trên báo chí.
Trang 14Bản báo cáo kết quả nghiên cứu về đồ họa trên báo chí “Reporting andediting news” (Bản dịch: Báo cáo và biên tập đồ họa thông tin) của tác giả Kelly
Barry — Phó Tổng Biên tập mang đồ họa của tờ USA Today, cũng đưa ra những con
số thống kê rat cụ thé về tình hình sử dụng TTĐH trên báo chí Từ đó, tac giả đưa racái nhìn tổng quan nhất về các phương pháp thé hiện TTDH được sử dụng trên báochí và đánh giá ưu nhược điểm của từng cách thé hiện va của đồ họa trên báo chí
Cuốn sách “Contemporary newspaper design” (1993 — tập 3) của tác giảMario Gracia thuộc viện Nghiên cứu truyền thông Poynter, Mỹ cũng góp phần cungcấp cho những nhà nghiên cứu, người làm nghề cái nhìn tổng quan về báo chí hiệnđại, đặc biệt là về thiết kế đồ họa
Ngoài ra, trong ban báo cáo “Newspaper design: Inforgraphics” (Ban dịch:
Thiết kế báo: Đồ hoa tin tức) tại Hội thảo “Update on Communication Technology:
do Trung tâm Thông tin Truyền thông châu A (AMIC) tổ chức năm 1994, tác giảPeter Ong cũng đã nêu rõ sự cần thiết phải tư duy trực quan đối với các nhà báo.Đồng thời, ông cũng đề ra hướng đổi mới hình thức đưa tin cho các tòa soạn, trong
đó có hình thức sử dụng đồ họa
về kỹ thuật đồ họa, “Information visualization” (2002) của tác gia KeithAndrews tại đại học Kỹ thuật Graz (Ao) cũng cung cấp cho các nhà nghiên cứu, 10người đọc và người trực tiếp tha gia vào lĩnh vực thông tin đồ họa những khái niệm
về trực quan hóa thông tin và những nguyên tắc chung về trực quan hóa thông tin
Cuốn sách “The Elements of Graphic Design” của tac giả Alex W Whitecũng là một tài liệu dành cho người làm báo khi bat đầu tiếp cận với lĩnh vực thiết
kế đồ họa Tác phẩm cung cấp thông tin về một số vấn đề cơ bản của thiết kế đồ họacũng như những mảng của lịch sử thiết kế Trong cuốn sách, nhà nghiên cứu có thêtìm hiểu một số khái niệm quan trọng của không gian, sự thống nhất, cấu trúc trang,typography và thông tin đồ họa
Về đồ họa tương tác, từ đầu những năm 2000, trên thế giới đã có nhiều tàiliệu nghiên cứu về van dé này Khảo sát “Interactive Info Graphics in Europe -added value to online” của Schroder (2004) về đồ họa thông tin tương tác cho thấycác phương tiện truyền thông ở Anh đang tụt hậu so với một số nước châu Âu tronglĩnh vực này trong một thập kỷ qua.
10
Trang 15Nghiên cứu Interactive Infographic and new values cua Murray Dick (2014),
sử dung hai phương pháp nghiên cứu chính là quan sát và phỏng vấn sâu Phương
pháp quan sát được thực hiện tại tòa soạn của BBC News, đã rút ra được cách thức
làm việc của ban biên tập và nhóm Specials (nhóm chuyên biệt sản xuất các bàitương tác) Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện với đội ngũ tương tác củanhiều tờ báo lớn như BBC News, The Finalcials, The Guardian để tìm hiểu cácthông tin liên quan đến quá trình sản xuất đồ họa tương tác
Nghiên cứu Interactive Infographics in German Online Newspapers năm 2016của Sandra Zwinger va Michael Zeiller đưa ra hệ thong khái niệm liên quan và bangđánh giá đồ họa tương tác dựa trên nhiều yếu tố: Mức độ, hình thức, hành động, mụctiêu truyền tải, chủ đề Nghiên cứu này đã đánh giá được thực trạng việc sử dụng đồhọa tương tác trên một số báo điện tử của Đức
2.2 Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu có giá trị về thông tin đồhọa trên báo chí và những đặc trưng của báo điện tử Cụ thé là:
Sách “Ngôn ngữ báo chi” (2001 — tái ban năm 2007) của tác giả Vũ Quang
Hào do NXB DHQGHN đã trình bày, phân tích khái niệm, đặc điểm của các thé
loại, phong cách báo chí như: ngôn ngữ cách phong cách báo chí (chính luận, khoa
học, hành chính), ngôn ngữ của tên riêng trên báo chí, ngôn ngữ tít báo, ngôn ngữphát thanh, ngôn ngữ quảng cáo báo và quảng bá báo chí Các vấn đề đều đượctrình bày khoa học, có sự đối sánh với các tài liệu nước ngoài kết hợp với thực tiễnnền báo chí Việt Nam Đây là tài liệu tham khảo hữu ích đồi với phóng viên, biêntập viên các cơ quan báo chí Đặc biệt, phần “Ngôn ngữ thông tin phi văn tự” trongcuốn sách này đã đưa ra nhiều khái niệm, dẫn chứng về việc sử dụng đồ họa trêncác loại hình báo chí tại Việt Nam Các dữ liệu này đều liên quan mật thiết đến vấn
đề nghiên cứu của luận văn Sách “Ngôn ngữ báo chí” cũng giới thiệu nhiều họcliệu, sách tham khảo nghiệp vụ báo chí Tác giả đúc kết và chia sẻ nhiều kinhnghiệm trong việc nghiên cứu và sử dụng tài liệu, thuật ngữ trong quá trình viết báonhư: kinh nghiệm về thuật ngữ báo chí nước ngoài, kinh nghiệm sử dụng tên riêng,tên phiên âm, kinh nghiệm từ sách tra cứu báo chí học ngước ngoai
II
Trang 16Sách “Tổ chức nội dung, thiết kế, trình bày báo in” (2006) của tác giả HàHuy Phượng đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản về nguyên tắc trình bày, tổ chứcthiết kế nội dung tác phẩm báo chí Đồng thời, tác giả cũng đưa ra hệ thống luậnđiểm về đặc điểm và thói quen tiếp nhận thông tin của độc giả Qua đó, cuốn sách
đã tổng kết và đưa ra những nguyên tắc trình bày, thiết kế tác phâm báo chí dé đápứng tốt nhu cầu của công chúng khi tiếp nhận thông tin trên báo chí
Sách “Thực hiện thiết kế và trình bày báo” (2007) do Hội Nhà báo Việt Nam
— Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí đã hình thành khung lý thuyết cơ bảnnhất dành riêng cho mảng thiết kế và trình bày báo in
Sách “Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển” (2009), tác giả Vũ Quang Hào
đã đi vào chỉ tiết mô hình đào tạo báo chí ở một quốc gia phát triển ở Bắc Âu Sựxen cài giữa quan điểm, các thủ thuật làm báo được tác giả trình bày rất chân thực
và ấn tượng Đặc biệt, yêu cầu và các kỹ năng làm báo hiện đại, gan chặt với côngnghệ và kỹ thuật như làm tin, phỏng van, viết ký chân dung, anh báo chí, làm quảng
cáo, làm báo mạng, làm lay-out
Giáo trình “Lý luận báo chí truyền thông” (2012) của tác giả Duong XuânSơn đưa ra khung lý thuyết về truyền thông, quá trình truyền thông, các loại hìnhbáo chí, chức năng của báo chí, nguyên tắc hoạt động của báo chí Trong chương
“Các loại hình báo chí”, tác giả đã đưa ra khái niệm và các đặc điểm của báo điện
tử, trong đó có đề cập đến tính tương tác Các kiến thức về truyền thông, quá trìnhtruyền thông, hiệu quả báo chí cũng là cơ sở giúp luận văn này hình thành khung lýthuyết về vấn đề nghiên cứu
Trong “Báo chí - những vấn dé lí luận và thực tiên ”, các tác giả khái quát vàcho ví dụ về tính tương tác cao của báo điện tử qua vai trò của độc giả phản hồi lạithông tin “Một tin tức gửi đi nhanh chóng nhận ngay phản hồi của rất nhiều độcgiả, nhận xét về nội dung thông tin, chia sẻ tình cảm với người trong cuộc thậm chíphản ứng ngay với tờ báo về cách đưa tin (Vi dụ việc đưa tin về vụ sóng thần hồicuối năm 2004 rất đượcc quan tâm nhưng không ít người phàn nàn về việc đăng tảicác hình ảnh quá thương tâm) Đài phát thanh và truyền hình có một số mục giao
12
Trang 17lưu hay talkshow cho phép người xem, người nghe gọi điện trực tiếp, nhưng chắcchăn không “bì” kịp với kiểu trao đồi qua Internet”
Trong cuốn sách “Báo mạng điện tử - Những van dé cơ bản” (2010), tác giảNguyễn Thị Trường Giang đã đưa ra những vấn đề cơ bản và khái quát về sự ra đời,phát triển của báo điện tử Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những đặc điểm, đặc trưng
cơ bản nhất của báo điện tử, cách biết và trình bày nội dung thông tin trên báo điện
tử Cuối cùng, tác giả cũng đưa ra những vấn đề pháp lý liên quan đến loại hình báochí này.
Luận văn “Cách thức đưa tin da phương tiện trên báo điện tử ở Việt Nam
hiện nay” (2010) của tác giả Phạm Thị Hồng bảo về tại Học viện Báo chí và Tuyêntruyền chuyên ngành Báo chí học đã nghiên cứu và đưa ra hệ thống lý luận cơ bảnnhất về tin đa phương tiện trên báo điện tử Tác giả đã hệ thống hóa về lich sử rađời phát triển của tin đa phương tiện, sự khác biệt giữa các sản phẩm báo chí đaphương tiện; khảo sát quá trình thực hiện, cách thức thể hiện và hiệu quả của nhữngtin đa phương tiện, đánh giá thành công và hạn chế; đồng thời đưa ra những giảipháp nhằm nâng cao chất lượng đưa tin đa phương tiện ở Việt Nam
Luận văn “Tưực trạng và giải pháp xử lý thông tin trong toàn soạn báo điện
tử Việt Nam hiện nay (Khảo sát Vietnamnet, VnExpress, Tuổi trẻ Online, Lao độngOnline)” (2004) của tác giả Trần Hồng Vân cũng trình bày rõ vai trò của báo điện tửtrong hệ thống báo chí Việt Nam Đồng thời, tác giả cũng đưa ra hệ thống lý luận vềvấn đề xử lý thông tin và quy trình xử lý thông tin tại các tòa soạn báo điện tử Quakết quả khảo sát thực trạng, tác giả đưa ra những ưu điểm, hạn chế và đề xuấtphương án nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác xử lý thông tin tại
các tòa soạn BĐT Việt Nam.
Luận văn “Sứ dụng thông tin đô họa trên báo điện tử ngày nay” của tác giảNguyễn Thanh Hà (2016) chỉ ra được thực trạng sử dụng thông tin đồ họa trên 2báo điện tử lớn tại Việt Nam (Vnexpress và Vietnamplus) với những vấn đề liênquan đến cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết kế tác phẩm thông tin đồ họa trênbáo điện tử Đồng thời cũng nêu ra những thành công, hạn chế của việc vận dụngloại hình thông tin phi văn tự và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
đô họa trên báo điện tử.
13
Trang 18Luận văn “Théng tin do họa trên báo điện tử Pháp và gợi ý cho Việt Nam ”
đã khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng việc sử dụng TTĐH trên các báo điện tử
La Croix, 20 Minutes, Ouest-France, chỉ ra những thành công, hạn chế và xu hướngphát triển TTDH trên báo điện tử Pháp và đưa ra một số gợi ý về việc sử dụngTTDH cho báo điện tử Việt Nam.
Tác giả đã kế thừa những nghiên cứu trên để thực hiện đề tài “Vấn đề sửdụng đồ họa tương tác trên báo điện tử Việt Nam”
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn tiến hành hệ thống hóa các vấn đề lý luận về thông tin đồ họa nóichung và đồ họa tương tác nói riêng Tác giả tiến hành khảo sát thực tiễn dé chỉ ranhững thành công và hạn chế của việc áp dụng đồ họa tương tác trên báo điện tử ởViệt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đồ họa tương tác, trên cơ
sở có đối chiếu, so sánh với báo chí nước ngoài
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn cần đưa ra hệ thống cơ sở lý luận về báo điện tử, thông tin đồ họa,
đồ họa tương tác trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng, lấy đó làm nền
móng cho quá trình nghiên cứu.
Luận văn thực hiện khảo sát, tổng hợp, phân tích nhằm đánh giá thực trạng
sử dụng thông tin đồ họa tương tác trên ba báo điện tử VnExpress, Zing và Tuổi trẻ
Online.
Luận văn thực hiện các điều tra xã hội học nhằm thu thập phản hồi, đánh giá
của độc giả về quá trình tiếp nhận đồ họa tương tác trên báo điện tử Việt Nam
Luận văn thực hiện các cuộc phỏng van sâu dé lấy ý kiến chuyên gia, nhăm
có đánh giá khoa học về thực trạng và hướng giải quyết nhằm nâng cao chất lượngviệc sử dụng thông tin đồ họa tương tác trên báo điện tử Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối twong nghiên cứu
Luận văn thực hiện nghiên cứu vấn đề sử dụng đồ họa tương tác trên báođiện tử Việt Nam.
14
Trang 194.2 Phạm vi nghiên cứuLuận văn thực hiện khảo sát các bài đồ họa tương tác trên ba báo điện tử
VnExpress, Tuổi Trẻ Online và Zing News trong thời gian từ tháng 1/2019 đến hết
tháng 2/2021 Với phạm vi nghiên cứu như vậy, tác giả hy vọng sẽ có cái nhìn tổngquan, đa chiều về thực trạng sử dụng đồ họa tương tác trên báo điện tử Việt Nam, từ đóđánh giá và đề xuất các hướng đi nhằm nâng cao chất lượng
5 Phương pháp nghiên cứu
Dé triển khai nghiên cứu dé tài, luận văn sử dụng các phương pháp nghiêncứu cụ thê như sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Với đôi tượng nghiên cứu là van đề sửdụng đồ họa tương tác trên báo điện tử Việt Nam, luận văn có thé tham khảo, kếthừa nhiều tài liệu, nghiên cứu trước đó Đồ họa trên báo chí nói chung và trên báo
điện tử nói riêng đã có nhiều nghiên cứu liên quan từ quy mô khóa luận, luận văn
đến luận án tiến sĩ
Tài liệu liên quan đến nghiên cứu có thể phân chia thành: Tài liệu trong nước
và tài liệu nước ngoài; Tài liệu trực tuyến và tài liệu in; Tài liệu nghiên cứu về đồhọa trên báo điện tử và tài liệu nghiên cứu về đồ họa trên các loại hình báo chí khác
Về phương pháp thu thập: Các tài liệu trực tuyến được tác giả tìm kiếmthông qua thư viện trực tuyến của Đại học Quốc gia Hà Nội tại địa chỉhttps://lic.vnu.edu.vn/vi, các diễn đàn trực tuyến về đồ họa trong và ngoài nước;băng các từ khóa liên quan đến đề tài (Interactive, Infographic, Graphic ) thôngqua Google Với các tài liệu in, tác giả dựa trên sách và các giáo trình liên quan đếnbáo chí, báo điện tử, đồ họa Các nghiên cứu liên quan được tìm kiếm và thu thậptại thư viện của Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, thư viện Trường Đại họcKHXH&NV, Thư viện Quốc gia
Việc đọc, nghiên cứu tài liệu giúp tác giả có được hệ thống các khái niệm, lýthuyết liên quan đến luận văn Làm nền tảng dé tác giả hình thành khung lý thuyếtcũng như hướng nghiên cứu cho luận văn.
Phương pháp phân tích nội dung: Tw các mẫu thu thập được trong phạm vi
nghiên cứu, tác giả thực hiện phân tích dựa trên các tiêu chí vê hình thức và nội
15
Trang 20dung Các tiêu chí tác giả đưa ra được tham khảo từ nhiều nghiên cứu trước đó liênquan đến thông tin đồ họa và đồ họa tương tác, kết hợp với thực tiễn của các báođiện tử Việt Nam Một số tiêu chí có thé kế đến như: Hình thức tương tác, mức độtương tác, hành động tương tác, chủ đề
Phương pháp điều tra xã hội học: Luận văn thu thập thông tin từ độc giảthông qua phiếu hỏi (bảng hỏi, ankét)
Về mục tiêu, luận văn tiễn hành điều tra xã hội học nhằm thu thập, phân tíchtần suất sử dụng, cảm nhận, đánh giá của độc giả về đồ họa tương tác trên báo điện
Về nội dung, các câu hỏi xoay quay tần suất sử dụng, đánh giá của độc giả vềnội dung, hình thức cùng các mong muốn của độc giả đối với việc sử dụng đồ họatương tác.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả thực hiện phỏng vấn sâu bằng cáchtrao đổi qua điện thoại và email Đối tượng là 2 biên tập viên, nhân viên thiết kế valập trình tại các cơ quan báo điện tử Các câu trả lời được nhận về dưới hình thứcvăn bản Với phần trả lời được chuẩn bị kỹ từ những người đang trực tiếp sản xuất,biên tập đồ họa tương tác, luận văn có thể thu về những nhận định, thông tin kháchquan về quá trình sản xuất và xu hướng phát triển mà các tòa soạn báo điện tử ViệtNam đang đầu tư dành cho đồ họa tương tác
Phương pháp quan sát: Bản thân tác giả là phóng viên đang công tác tại Tạpchí Tri thức trực tuyến Zing News Vì thế, tác giả sử dụng phương pháp quan sát đểhiểu về quá trình sản xuất, biên tập và xuất bản các bài đồ họa tương tác trên ZingNews Tác giả không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất đồ họa tương tác.Việc quan sát được thực hiện công khai và diễn ra nhiều lần trong quá trình làm
việc của chính tác giả.
16
Trang 216 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài6.1 Ý nghĩa lý luận
Qua việc vận dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn góp phần
hệ thống và hoàn thiện hệ thống cơ sở lý luận thông tin đồ họa nói chung va dé hoatương tac nói riêng trên báo điện tử.
6.2 Ý nghĩa thực tiễnKết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở để các cơ quan báo chí đánh giáviệc sử dụng đồ họa tương tác trên trang của mình Lãnh đạo các cơ quan báo chí sẽbiết được tương quan việc sử dụng đồ họa tương tác của báo mình đang ở đâu sovới các tờ báo điện tử trong và ngoài nước.
Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng việc sử dụng
đồ họa tương tác trên báo điện tử Các tòa soạn báo điện tử có thé lay day lam tai
liệu tham khảo dé có hướng di nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm sử dung đồ
họa tương tác, phục vụ tốt hơn nhu cầu của độc giả
Luận văn sẽ giúp các nhà báo, biên tập viên, cộng tác viên báo chí hiểu mộtcách có hệ thống về ý nghĩa của việc sử dụng đồ họa tương tác đối với mỗi sảnphẩm báo chí Những giải pháp mà luận văn này đề xuất sẽ giúp người làm báo vậndụng một cách có hiệu quả hơn đồ họa tương tác trong quá trình sản xuất các tácphẩm
Luận văn có thể trở thành một tư liệu tham khảo đối với các giảng viên,sinh viên trong quá trình giảng dạy, học tập về thông tin đồ họa tương tác trên
báo điện tử.
7 Kết cầu của luận vănPhan nội dung của luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đồ họa tương tác trên báo điện tử
Chương 2: Thực trạng vẫn đề sử dụng đồ họa tương tác trên báo điện tử tạiViệt Nam.
Chương 3: Vài vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
đồ họa tương tác trên báo điện tự tại Việt Nam
17
Trang 22NỘI DUNGChương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE DO HỌA TƯƠNG TAC TREN BAO ĐIỆN TỬ
1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1 Báo điện tử
1.1.11 Khái niệm báo điện tử
Về loại hình, báo chí có thé chia thành 4 loại: Báo in, báo phát thanh (báonoi), truyén hinh (bao hinh), bao dién ttr [23, tr.65-70]
Trên thé giới và ở Việt Nam dang tồn tai rất nhiều cách gọi khác nhau đốivới loại hình báo chí này: báo trực tuyến (Online Newspaper), báo mạng (CyberNewspaper), báo chí internet (Internet Newspaper), báo mạng điện tử Trongkhuôn khổ luận văn này, chúng tôi thống nhất cách gọi báo điện tử (BDT)
Báo điện tử cũng có nhiều cách định nghĩa khác nhau Điều 3 Luật Báo chínăm 2016 giải thích “Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh,
âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện
tử” Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi tham khảo cách định nghĩa của tác
giả Nguyễn Thi Trường Giang trong sách Báo mạng điện tử - Những vấn dé cơ bản:
“Báo điện tử là loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức một trang web vàphát hành dựa trên mạng Internet, có ưu thế trong chuyên tải thông tin một cáchnhanh chóng, tức thời, đa phương tiện và tương tác cao.” [7, tr.53]
Chỉ một tháng sau khi Việt Nam nối mạng Internet, ngày 31/12/1997, tạp chíQuê hương (tạp chí của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc BộNgoại giao Việt Nam) có địa chỉ quehuongonline.vn đã trở thành tờ báo điện tử đầutiên của nước ta Nhận thấy thế mạnh đặc biệt của báo điện tử, hàng loạt các cơquan báo chí đã tiễn hành thử nghiệm va lần lượt xuất bản ấn phẩm của mình trênmạng Internet Ngày 21/6/1998, báo Nhân Dân điện tử chính thức phát hành trênInternet Ngày 3/2/1999, Đài Tiếng nói Việt Nam hòa mạng với tên miềnhttp://vovnews.vn Ngày 1/9/2000, Đài Truyền hình Việt Nam phát hành trang tinđiện tử http://vtv.vn Đến nay, hầu hết các cơ quan báo chí lớn như Tiền Phong, LaoĐộng, Thanh Niên, Tuổi trẻ, Thông tan xã Việt Nam đều đã có phiên bản điện tử
18
Trang 231.1.1.2 Đặc trưng cơ bản của bảo điện tửTác giả Nguyễn Thị Trường Giang trong sách Báo mạng điện tử - Những van
dé cơ bản đã nêu ra 4 đặc trưng của báo điện tử gồm: tính đa phương tiện, tính tứcthời và phi định kỳ, tính tương tác, khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tin [7,tr.116-167].
Tính đa phương tiện
Đa phương tiện trên báo điện tử là sự kết hợp nhiều loại phương tiện (ngônngữ văn tự và phi văn tự) dé thực hiện và tạo nên một san phẩm báo chí Một sảnphẩm báo chí trên báo điện tử có thể tích hợp nhiều trong số các phương tiện truyền
tải thông tin sau: văn bản (text), hình anh tinh (still image), hình ảnh động
(animation), đồ họa (graphic), âm thanh (audio), video và các chương trình tương
tác (interactive programs).
Tính tức thời va phi định kỳ Với báo điện tử, tin bài được cập nhật liên tục TCĐT Zing News trung bình
xuất bản hơn 300 tin bai mỗi ngày Bắt kê thông tin diễn ra ở đâu, thời gian nào, chỉcần một máy tính xách tay hoặc điện thoại di động kết nối mạng, các phần mềm phụtrợ (phần mềm xử lý ảnh, video ), khi sự kiện xảy ra phóng viên có thé cập nhậttin bài ngay tức khắc Khi bài đăng, phóng viên và biên tập viên có thể cập nhậtthêm thông tin trên chính bài đã đăng Báo điện tử cũng cho phép một phóng viêntại hiện trường phát trực tiếp sự kiện chỉ bằng một điện thoại thông minh Điều nàyvới truyền hình phải có xe màu, ekip đông người hoặc các thiết bị chuyên dụng nhưStream box Còn với báo in, tính định kỳ giới hạn tin tức chỉ được xuấn bản và đếntay độc giả theo mốc thời gian định kỳ, thường là một lần/ngày
Tinh tương tacBáo điện tử với lợi thế và công nghệ cung cấp cho độc giả nhiều tính năng
tương tác, điều mà các loại hình báo chí khác như báo in, phát thanh truyền hình
không có được Trước khi báo điện tử ra doi, tính tương tac trong hoạt động báo chí
đơn giản là sự tác động qua lại giữa cơ quan báo chí, nhà báo với người tiếp nhậnthông tin Nhưng sự xuất hiện của báo điện tử đã làm cho tương tác trong hoạt độngbáo chí được mở rộng, có nhiều hình thức hơn và giảm đi những hạn chế của cáchình thức tương tác cũ Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ, báo điện tử cung cấp nhiều
19
Trang 24công cụ giúp tạo sự tương tác hai chiều giữa độc giả và tòa soạn, phóng viên, tạo sửchủ động tương tác với các tác phẩm báo chí như: hòm thư điện tử, các siêu liên kết,các nút định vị “xem tiếp”, “trở về đầu trang”, công cụ tìm kiếm thông tin, công cụbình luận ngay dưới bài viết hoặc tương tác với chuyên gia, người nổi tiếng qua cáccuộc phỏng van trực tuyến, bàn tròn trực tuyến
Khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tinBáo điện tử không bị giới hạn bởi số trang, khuôn khổ hay thời lượng
chương trình như các loại hình báo chí khác Về mặt lý thuyết, toàn bộ thông tin của
báo điện tử được lưu trên server, người đọc có thé tải về bất cứ lúc nào Ngoài ra,thông qua các đường dẫn, báo điện tử có thể liên kết và tạo ra nhiều lớp thông tin.Kho thông tin được lưu trữ trên báo điện tử đảm bảo các yếu tố: Thông tin đa dạng
về số lượng, nội dung; Thông tin chính xác, khách quan và được kiểm chứng;Thông tin được lưu trữ lâu dài và có hệ thống, giúp việc tìm kiếm thông tin trên báođiện tử hết sức dé dàng
1.1.2 Công chúng của báo điện tử
Công chúng (độc giả, đối tượng tiếp nhận) của báo điện tử cũng có những
những đặc thù riêng so với đối tượng tiếp nhận của các loại hình báo chí khác Việc
nghiên cứu, phân tích các đặc điểm, vai trò của công chúng - đối tượng sử dụng cáctác phẩm báo điện tử sẽ là cơ sở dé phân tích, đánh giá hiệu quả của các tác phâm
đồ họa tương tác trên báo điện tử Việt Nam Trong khuôn khổ luận văn này, tác giatham khảo các đặc điểm, vai trò của công chúng báo điện tử đã được nghiên cứu và
đưa ra trong luận văn “Công chúng tham gia diễn đàn báo mạng điện tử” của Nguyễn Ngọc Cương [5, tr.10-16]
Về đặc điểm, thi nhất, công chúng báo điện tử phan lớn là những người trẻtuổi Họ có độ tuôi trung bình từ 20 đến 32 tuổi, thường là sinh viên, những ngườilàm công việc văn phòng, kinh doanh hoặc các nghề nghiệp liên quan đến công tác
xã hội Việc cập nhật thông tin nhanh chóng chính vì thế trở thành một nhu cầukhông thê thiếu của họ
Thứ hai, công chúng báo điện tử chủ yếu sống trong môi trường hiện đại nên
họ không có nhiễu thời gian Không nhiều người có đủ thời gian dé đọc toàn bộ nội
20
Trang 25dung của một tờ báo, cũng không thể liên tục theo dõi các thông tin mình cần trênsóng phát thanh hay truyền hình Hơn thế nữa, chúng ta đang sống trong thời kỳ
bùng nỗ thông tin, nhu cầu tiếp nhận thông tin của con người ngày càng đòi hỏi cao
hơn Bên cạnh chất lượng thông tin chân thực, hình thức thông tin, công chúng đòihoi những thông tin đó phải được cập nhật nhanh nhạy nhất, kịp thời nhất
Báo điện tử giúp công chúng phân loại, chọn lọc thông tin cần thiết Với giaodiện thân thiện (xuất hiện đầu dé, sapo và ảnh minh họa cho vấn đề cốt lõi trong bàiviết) người đọc có thể nhanh chóng lựa chọn đâu là thông tin mình cần, đâu là thôngtin không cần thiết đề bỏ qua
Thứ ba, công chúng báo mạng điện tử là những người muốn cập nhậtthông tin nhiều nhất trong khoảng thời gian nhanh nhất Với đặc trưng tinh thời
sự cao và tính phi định kỳ, báo điện tử đã hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu nàycủa công chúng Báo điện tử có thể cung cấp một lượng thông tin không lô,không giới hạn, vì vậy, tạo thế mạnh khi thu hút những công chúng có nhu cầuthông tin cao Hoạt động tiếp nhận thông tin trên báo điện tử còn được gọi vớimột tên khác là lướt web Qua đó công chúng có thê cập nhật thông tin nhanhvới lượng thông tin thu thập được lớn Hơn nữa, nhờ được đọc hầu hết các báohàng ngày trên mạng, người đọc có thể đối chiếu dễ dàng tin tức từ nhiều nguồnkhác nhau (kế cả từ báo nước ngoài)
Thứ tư, công chúng báo điện tứ có trình độ nhất định về công nghệ Báo điện
tử có nhiều ứng dụng kỹ thuật và phương tiện thông tin tiên tiến Báo điện tử đặt ranhững yêu cầu nhất định đối với độc giả của Độc giả muốn tiếp nhận những thôngtin báo điện tử cần phải có những điều kiện công nghệ và khả năng về công nghệnhất định Ví dụ như phải có Internet để truy cập, sở hữu và biết sử dụng các thiết bị
công nghệ như điện thoại thông minh, máy tính.
Thứ năm, công chúng báo của bdo điện tử có nhu cầu cao trong việc chia sẻ,trao đổi thông tin Việc chia sẻ, trao đôi thông tin qua các công cụ trực tuyến, báođiện tử ngày càng trở nên pho biến và được nhiều người yêu thích Tại các trangbáo điện tử, tòa soạn đã xây dựng nhiều hình thức khác nhau để đáp ứng nhu cầunày của công chúng Báo điện tử lại là loại hình báo chí chiếm ưu thế tuyệt đối
21
Trang 26trong việc thiết lập các diễn đàn, các cuộc giao lưu, bàn tròn, phỏng vấn trựctuyến Vì thế đã mở ra một môi trường mở, rộng lớn và công khai để công chúngđược thỏa mãn những nhu cầu chia sẻ, trao đôi thông tin của mình Việc trao đôithông tin của công chúng có tác dụng rất lớn trong quá trình tăng cường mối quan
hệ giữa toà soạn với độc giả, độc giả với nhau, tạo cơ hội cho độc giả có thé giaolưu, trao về van dé mình quan tâm, yêu thích
1.13 Thông tin đồ họa trên báo điện tử1.1.3.1 Khái niệm thông tin dé họa trên báo điện tử
Về hình thức, thông tin trên báo chí có thê được truyền tải bằng chữ viết (vănbản), âm thanh, hình ảnh, video và đồ họa
Theo từ điển Oxford Advanced Learner xuất bản năm 1995 thì đồ họa(Graphics) là tranh ảnh, hình vẽ được dùng chủ yếu với mục đích thương mại Cũngtheo từ điển này, đồ họa nhằm cung cấp một hình anh rõ ràng, sống động, day đủcác chỉ tiết và dễ tưởng tượng Thuật ngữ Graphics có gốc là từ Graph, nghĩa là thứđược viết hay được vẽ ra theo một cách nào đó Từ này có nghĩa là biểu thị, biểu đồ
Theo tài liệu Inforgraphic Guidelines của Văn phòng thống kê Vương quốcAnh (Officer For National Statistics): “Thông tin đồ họa là một câu chuyện đượcthể hiện trực quan, trình bày thông tin, dữ liệu, kiến thức một cách rõ ràng, có ýnghĩa Thông tin đồ họa không phải một danh sách trực quan, một nhóm lớn các con
số với đồ họa hỗ trợ, tập hợp các số liệu thống kê hay mật mã trên một bài báo haycác báo cáo.” [38]
Theo Lexie Kane, nhà thiết kế và chuyên gia của tập đoàn Nielsen Norman,
“Thông tin đồ họa là một đồ họa đa phương tiện nhằm trình bày thông tin và dữ liệuphức tap theo cách dễ hiểu Thông tin đồ họa cung cấp thông tin về đối tượng dướidạng minh họa, sự kiện, trích dẫn và chú thích Một thông tin đồ họa có thể tự đứngnhư một nội dung riêng biệt hoặc chỉ là phần bé sung cho cac van ban, bao cao.”
Về vấn dé nay, tác giả Hà Huy Phượng cũng đề cập trong cuốn sách 7ổ chứcnội dung và thiết kế, trình bày báo in lại ding thuật ngữ khác là “đồ họa tin tức” —
“Đồ họa sử dụng trong lĩnh vực báo chí, truyền thông là dạng thức thông tin diễn tả
22
Trang 27sự kiện, vấn đề bằng hình vẽ Hình vẽ có thể kết hợp với chữ viết hoặc hình ảnhchụp dé biéu đạt các chỉ tiết, tình tiết sự kiện hoàn chỉnh.”
Tác gia Vũ Quang Hào trong cuốn Ngôn ngữ báo chí lại dùng từ “đồ hình”thuộc nhóm ngôn ngữ phi văn tự để nói về vấn đề này Tác giả Vũ Quang Hào chorằng thông tin đồ họa là “những thông tin không đăng tải dưới dạng văn tự mà là đồhình, như: ảnh, tranh minh họa, biểu bảng, đồ thị, sơ đồ, bản đồ ” [9, tr 235-236]
Như vậy, có thể khái niệm hóa /hông tin đồ họa là một hình thức thông tintrực quan sử dụng kết hợp văn bản, hình ảnh, biểu đồ và tranh vẽ để trình bàythông tin, dữ liệu hoặc kiến thức tạo thành những thống kê chính xác và rõ rànggiúp người doc dễ hiểu Những thông tin đồ họa thường được bó trí khoa học, bắtmắt giúp người đọc dễ hiểu, thay vì phải theo dõi một bài viết dài hàng nghìn chữvới nhiễu số liệu thong kê phức tạp, bạn chi cân xem một thông tin đồ họa là có thểhiểu và nắm đủ thông tin của bài viết
Có thể nói, thông tin đồ họa là một trong những yếu tố quan trọng gópphần làm phong phú hình thức thông tin trên báo chí, tạo thêm một “cửa” giúpđộc giả tiếp nhận thông tin Ngoài khả năng diễn tả độc lập sự kiện, thông tin đồhọa còn đóng vai trò là yếu tố minh họa cho các bài viết giống như ảnh, video.Mục đích của việc sử dụng thông tin đồ họa là thể hiện các thông tin mà ảnhhoặc văn bản không thé diễn tả tron vẹn hoặc rõ ràng, dễ hiéu
“Thực tế cho thấy thông tin bằng đồ họa có nhiều ưu điểm rõ rệt Nó khôngchỉ dành riêng cho sách, báo in mà còn sử dụng cả trên truyền hình hoặc báo điện tửtrên mạng Internet [ ] thông tin bang đồ họa lợi thé hơn cả chữ viết và hình anhchụp Nhờ ngôn ngữ tạo hình riêng biệt, thông tin đồ họa có khả năng diễn đạt chitiết, sắp xếp hài hòa có ý đồ về nội dung và hình thức [ ] Với công chúng, sự tiếpnhận thông tin được thông qua nhiều hình thức khác nhau Thông tin đồ họa giúpngười tiếp nhận thông tin nhanh, dễ hiểu, dé nhớ, ấn tượng” và đặc biệt tiết kiệmđáng kế diện tích mặt báo [8, tr 244]
1.1.3.2 Phân loại thông tin đô họa trên báo điện tửCùng sự phát triển chung của báo chí, đặc biệt là sự ra đời và phát triểnkhông ngừng của báo điện tử với nhiều công nghệ được áp dụng đã giúp thông tin
23
Trang 28đồ họa ngày nay cũng có nhiều khác biệt về nội dung và cách thé hiện so với truyềnthống Có nhiều cách thức phân loại thông tin đồ họa.
Thông tin đồ họa có thể chia thành 3 dạng cơ bản: thông tin đồ họa tĩnh,chuyên động và tương tác [37, tr.1750] TTDH tĩnh là hình thức truyền thống được
sử dụng phan lớn trong các tài liệu in ấn cũng như trên báo điện tử Hình thức théhiện của đồ họa thông tin tĩnh thường dưới dạng một hình ảnh TTĐH chuyên độngchứa các chuyên động đơn giản người dùng có thé tương tác dé phục vụ cho quátrình tiếp nhận thông tin như các nút tạm dừng, phát, tua nhanh, tua chậm TTDHtương tác cho phép người dùng không chỉ tiếp nhận thông tin mà còn tham gia vàoquá trình trình bày thông tin qua nhiều lớp
Theo nghiên cứu Interactive Infographics in German Online Newspapers cuaSandra Zwinger va Michael Zeiller (2014), thông tin đồ họa gồm 3 loại: Biểu thimột nguyên tac (Principle representation), Thông tin dang bản đồ (Cartographicinfographics) và Biéu đồ thống kê (Statistics chart) [39, tr.55] Dang “Biéu thị mộtnguyên tắc” thường trả lời cho các câu hỏi Cái gì và Như thé nào dé mô tả các mỗiquan hệ nhân quả, một cấu trúc phức tạp hay quá trình một sự việc Dạng “Thôngtin bản đồ” truyền tải thông tin định hướng không gian một cách rõ ràng, dễ hiểu.Dạng này thường được sử dụng để mô tả không gian của một sự kiện, bản đồ vềthời tiết của một quốc gia, khu vực “Biéu đồ thống kê” giúp minh họa các dữ liệu
con số (số lượng, khối lượng, tần suất, giá trị, tỉ trọng ) và so sánh chúng, đặc biệt
với các tập dữ liệu lớn và phức tạp “Biểu đồ thống kê” bao gồm các dạng biểu đồtròn, biéu đồ cột, biểu đồ đường
Luận văn Siw dung thông tin đồ họa trên báo in Việt Nam của tác giả TrìnhThị Quỳnh phân loại thông tin đồ họa theo hai tiêu chí nội dung và hình thức Dựatheo tiêu chí về nội dung, tác giả chỉ thông tin đồ họa thành các loại: Giải thích kháiniệm; Mô tả quy trình; Nguyên nhân hệ quả; Quá trình theo thời gian; Mô tả thôngkê; Cung cấp thông tin; So sánh các đối tượng; Kể chuyện — giải trí; Mô tả Dựatheo tiêu chí hình thức, thông tin đồ họa có thể chia thành: Sử dụng sơ đồ, ban dé;
Sử dung biểu đồ (dang cột, dang miếng, hình vẽ, thời gian); Sử dung đồ thi (graph);
Sử dụng bảng số liệu; Sử dụng hình vẽ/minh họa; Bản đồ định vi; Hình ký họa [21,
tr.29-46]
24
Trang 29Luan văn Thong tin do hoa trên báo điện tử Pháp và gợi ý cho Việt Nam củatác giả Lã Thùy Linh chia thông tin đồ họa trên báo điện tử thành 3 dạng: truyềnthống, tương tác và video thông tin đồ họa [16, tr.28-29].
Trong khuôn khổ luận văn này, với đối tượng nghiên cứu là 3 báo điện tửVnExpress, Zing News và Tuổi Trẻ Online, chúng tôi chọn cách chia thông tin đồhọa thành 3 dạng: thông tin đồ họa truyền thống, thông tin đồ họa tương tác vàvideo thông tin đồ họa
TTDH truyền thống là dạng thông tin đồ họa xuất hiện đầu tiên, có thé địnhnghĩa theo mục 2 7hông tin đồ họa của Luận văn này Thông tin đồ họa truyền thongthường được hiền thị dưới dang một hình anh, không có khả năng chuyền động Dạngnày còn được gọi là thông tin đồ họa tĩnh [37, p.1750]
TTĐHTT được thiết kế dựa trên tính tương tác và đa phương tiện của báođiện tử Khác biệt lớn nhất của nó với dạng thông tin đồ họa truyền thống chính là ởkhả năng chủ động của độc giả trong tiếp nhận thông tin Đó có thé là những con sé,những dữ liệu được giấu bớt đi và nó chỉ được “mở” khi có sự tương tác giữa độcgiả với một vị trí cụ thể trên đồ họa [16, tr.28-29]
Video thông tin đồ họa là một sản phẩm đồ họa đa phương tiện pha trộn text,hình ảnh, video và những yếu tố đồ họa 2D, 3D với lời bình hoặc phụ đề đi kèm Nógiải thích, định vị và minh họa thông tin phức tạp nhất bằng cách sắp xếp các dữ liệu,
số liệu thống kê theo luật phối cảnh [16, tr.28-29]
1.1.4 Tinh tương tac của báo điện tử 1.1.4.1 Thuật ngữ tương tác trong lĩnh vực báo chíTương tác là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghè, nhiềulĩnh vực (truyền thông, viễn thông, giáo dục, môi trường, y học ) Ở mỗi lĩnh vực,thuật ngữ tương tác có thể được hiểu theo những cách khác nhau Một cách kháiquát, theo từ điển Từ và ngữ Việt Nam, tương tac là sự tác động qua lại, có ảnh
hưởng lẫn nhau giữa đối tượng người và vật [15, tr.83].
Trong lĩnh vực báo chí và truyền thông, trên các tài liệu nước ngoài, tươngtác ban đầu là một thuộc tính của cuộc trò chuyện trực tiếp giữa người với người.Theo sự phát triển của công nghệ, Internet đã đưa chúng ta đến một phương thức
25
Trang 30truyền thông mới thông qua không gian máy tính [41, tr.110-113] Tác giả Kiousis
trong nghiên cứu Interactivity: a concept explication định nghĩa tương tác là “mức
độ mà công nghệ truyền thông có thể tạo ra một môi trường trung gian mà trong đó,người tham gia có thé giao tiếp và trao đổi thông điệp” [33, tr.355-383] 2 tác giảLiu và Shrum định nghĩa tương tác là mức độ mà hai hoặc nhiều bên giao tiếp cóthể tác động với nhau trên phương tiện truyền thông, về các thông điệp và mức độ
mà những ảnh hưởng của nó đã được đồng bộ hóa [34, tr.53]
Tác gia Vũ Thị Hồng Tiệp trong luận án Tinh tương tác của diễn ngôn báochí qua một số báo điện tử phổ biến hiện nay đưa ra mô hình truyền thông báo chí
dé thấy tương tác là sự tác động, giao tiếp hai chiều qua lại giữa thé phát - nguồnphát (tòa soạn, nhà báo ) và thé nhận, nơi nhận (công chúng, độc giả ) [30,
tr.11].
Mô hình truyền thông của Claude Shannon cũng có thé được áp dụng dé thay
được sự tương tác trong báo chí.
Các yếu tô trong mô hình truyền thông hai chiều của C Shannon gồm:
S (Source, Sender): Nguồn phát, chủ thể truyền thông
M (Message): Thông điệp, nội dung truyền thông
C (Channel): Kênh truyền thông/kênh phân phối
R (Receiver): Người nhận thông điệp (đối tượng)
E (Effect): Hiệu quả truyền thông
26
Trang 31N (Noise): Nhiễu (yếu tố gây ra sai số cản trở thông điệp)
F (Feedback): Phản hồi
Mô hình này cho thấy mối quan hệ hai chiều giữa nguồn phát và người nhận
thông qua các thông điệp, kênh truyền thông Ở đây có sự tương tác, người nhận trởthành người phát rồi ngược lại, liên tục đổi chiều Với báo chí, Nguồn phát (S) là
tòa soa, nhà báo Thông điệp (M) là các tác phẩm báo chí Kênh truyền thông (C) là
các loại hình báo chí như truyền hình, phát thanh, báo in, báo điện tử Người nhận(R) là công chúng, độc giả Thông tin khi đến với độc giả sẽ tạo ra những hiệu quảnhất định (có thể là sự hiểu biết dẫn đến thay đôi hành động, cảm xúc thông cảm,
ủng hộ hoặc phản đối) Độc giả có thể phản hồi lại tòa soạn, nhà báo (F) Các kênh
phần hôi có thé qua email, hòm thư điện tử, đường dây nóng Yếu tố nhiễu (N) vớimỗi loại hình truyền thông, báo chí là khác nhau (có thé do đường truyền, tiếng ồn,công tác in ấn, phát hành )
Một cách khai quát, tương tác trong lĩnh vực báo chí là sự tac động qua lại,trao đổi thông tin giữa nguồn phát (tòa soạn, nhà báo) và thé nhận ( công chúng,độc giả) thông qua các phương tiện truyền thông (tác phẩm báo chí, máy tính, điệnthoại, email, hòm thư ) Quá trình tương tác của mỗi loại hình báo chí mang
những đặc trưng khác nhau.
1.1.4.2 Tính tương tác của báo điện tử
Như đã phân tích, tính tương tác của mỗi loại hình báo chí mang những đặc
trưng khác nhau Báo điện tử với những đặc thù về nguồn phát, tác phẩm, kênhphân phối, đối tượng tiếp nhận dẫn đến những điểm khác biệt về tính tương tác
Tác giả Vũ Thị Hồng Tiệp trong luận án Tính tương tác của diễn ngôn báo chíqua một số báo điện tử pho biến hiện nay phân tích: rất nhiều công trình đã chỉ ratính tương tác là đặc điểm làm nên sự khác biệt lớn giữa báo điện tử và các loại hìnhbáo chí còn lại; đồng thời cũng thống kê một số hình thức tương tác giữa tòa soạnbáo mạng và công chúng như: tương tác qua box phản hôi; tương tác qua thư điện
tử (e-mail); tương tac qua đường dây nóng: tương tác qua thư tín; tương tác qua
hình thức thăm đò dư luận (vote); tương tác qua giao lưu trực tuyến Từ đó, các tácgiả thống kê các hình thức tương tác chính trên báo mạng điện tử như sau: (1)
27
Trang 32Tương tác giữa người đọc và máy: công cụ tìm kiếm (tim kiếm theo chủ đề, theongày tháng, theo từ khóa), hình thức bỏ phiếu (vote), đọc báo theo ý thích, RSS (2)Tương tác giữa độc giả và tòa soạn: hộp thư góp ý, giao lưu trực tuyến (chat vớingười nồi tiếng, bàn tròn trực tuyến (3) Tương tác giữa độc giả với độc giả (4)Tương tác giữa độc giả với phóng viên, BTV [30, tr.12].
Trong một nghiên cứu khoa học, tác giả Nguyễn Thị Thoa cho rằng, tínhtương tác của báo điện tử được hiểu ở 3 góc độ: Tương tác có định hướng, tương tácchức năng, tương tác tùy biến [28]
Tương tác có định hướng: Là sự định vị trên các văn bản, như các nút “xem
z
33c
tiếp”, “trở về đầu trang” Điều này giúp công chúng chủ động và dễ dàng dichuyên trong một trang báo hay giữa các trang báo với nhau
Tương tác chức năng: Là sự linh hoạt của các đường dẫn cho phép người đọc
khả năng tham chiếu tới các nội dung khác Các siêu liên kết tổ chức thông tin thànhtừng lớp, tạo mối quan hệ giữa thông tin mới nhất với các thông tin tham chiếu, bổsung trong cùng một chủ đề Ví dụ, phía dưới 1 bài về tình hình dịch Covid-19 tạiViệt Nam ngày 15/2, độc giả có thể thấy các đường link dẫn đến các tin bài liênquan về dịch Covid-19 đã xuất bản trước đó
Tương tác tùy biến: là tính thông minh của các công cụ cá nhân (hộp thưđiện tử) cho phép báo điện tử tự thích ứng để tieps đón công chúng, nhận sự phảnhồi về tin bài, về tác giả bài báo, về hính thức tờ báo và nhanh chóng trả lời họ
Tổng hợp các nghiên cứu, phân tích, có thé thấy tính tương tác của báo điện
tử có hai đặc trưng nồi bật Thứ nhất là, nhờ thế mạnh công nghệ, báo điện tử cungcấp cho độc giả đa dạng các công cụ đề thực hiện tương tác Các công cụ tương tácphô biên có thê kê đên như hòm thư điện tử, các siêu liên két, các nút định vi “xem
r7
99 66
tiép”, “trở vé dau trang”, công cu tim kiém thông tin, công cụ bình luận ngay dướibài viết hoặc tương tác với chuyên gia, người nổi tiếng qua các cuộc phỏng van trựctuyến, bàn tròn trực tuyến Thứ hai là, tính tương tác trên báo điện tử có hình thức
đa dạng Quá trình tương tác trên báo điện tử có thể diễn ra giữa độc giả và tòasoạn, phóng viên; giữa độc giả với độc giả; giữa độc giả với tác phẩm báo chí Chophép độc giả tương tác trực tiếp với tác phẩm cũng là một trong những ưu thé nổi
28
Trang 33bật của báo điện tử so với các loại hình báo chí khác Từ việc tương tác với những
nhân tô truyền thong như ảnh (phóng to, thu nhỏ), video (tạm dừng, tiếp túc, chuyêntiếp), chữ viết (báo lỗi, trò chuyện trực tuyến ), với sự phát triển công nghệ, báođiện tử ngày nay còn cho phép độc giả tương tác với đồ họa
1.2 Đồ họa tương tác trên báo điện tử1.2.1 Khái niệm đồ họa tương tác trên báo điện tử
Sự khác biệt giữa thông tin đồ họa truyền thống và TTDHTT nằm ở yếu tố
“tương tác”.
Tính tương tác cũng là đặc trưng của báo điện tử so với các loại hình báo chí
khác Mỗi loại hình báo chí có tính tương tác ở các mức độ khác nhau Chăng hạn,người xem truyền hình và nghe phát thanh phải bật máy lên và dò kênh, điều khiển
từ xa cho phép họ di chuyền từ kênh này sang kênh khách theo ý thích Với báo in
và tạp chí, độc giả có thể chủ động chọn mua những gì họ muốn đọc Ở mức độtương tác cao hơn, công chúng của những loại hình báo chí truyền thống này có thé
gửi thư hoặc gọi điện phản ánh với tòa soạn Nhìn chung, các loại hình báo in, phát
thanh hay truyền hình không cung cấp kênh tương tác đủ mạnh để người đọc liênkết giữa những gì họ đang đọc và tương tác với nhà báo, tòa soạn
Chuyên mục “Interactive” của TCDT Zing News định nghĩa DHTT là địnhdạng cho phép độc giả tương tác trực tiếp với nội dung thông qua các thao tác trênthiết bị điện tử đang sử dụng dé theo dõi bài viết Nhờ vậy, quá trình khám phá, tiếpcận thông tin của bạn đọc trở nên thú vi, có nhiều điểm nhấn dé ghi nhớ thông điệplâu hơn.
Hai tác giả Weber và Wenzel định nghĩa ĐHTT là sự biểu diễn trực quanthông tin có sự kết hợp của nhiều hình thức (ít nhất là 2), ví dụ: hình ảnh/video, vănbản dạng nói hoặc viết, âm thanh, bố cục (trong đó hình ảnh là không thê thiếu),
dé tạo thành một tổ hợp mà cung cấp ít nhất 1 lựa chọn điều khiển cho người dùngkhám phá thông tin [39, tr.56].
Tác gia Krum, R trong nghiên cứu Cool infographics: Effective
communication with data visualization and design cho rang DHTT là những thử
nghiệm dé bao chi khám phá các tinh năng của Internet, qua đó cung cấp những san
phẩm tin tức sáng tạo TTĐHTT giống TTĐH thông thường, là sự kết hợp chặt chẽ
29
Trang 34của nhiều dé liệu trực quan (hình ảnh, âm thanh, đồ họa ) va bố sung thêm các công
cụ đề độc giả có thê kiểm soát và khám phá thông tin
Như vậy, có thé khái niệm hóa đồ họa ương tác (hay thông tin đồ họa tươngtác) trên báo điện tử là hình thức thông tin sử dụng kết hợp hình ảnh/video, văn bản,
âm thanh, do họa Thông qua các công cụ được tích hợp san (nút diéu hướng, bộ lọcthông tin, bảng chọn, bộ điều khiển thời gian ), dd họa tương tác cho phép ngườidùng chủ động kiểm soát và khám phá thông tin Đồ họa tương tác trên báo điện tửcan dam bảo các quy tắc về mặt thị giác giống một đồ họa thông tin truyén thong
1.2.2 Vai trò của đồ họa tương tác trên báo điện tửThứ nhất, Đồ họa tương tác góp phan làm phong phú hình thức thông tintrên báo chí Ngoai các hình thức thông tin truyền thống như văn bản, âm thanh,hình ảnh, video, TTDH nói chung và DHTT nói riêng đã làm phong phú thêm cáchình thức thông tin trên tác phâm báo chí Từ chỗ ban đầu là một yếu tố năm trongtong thé tác phâm, giúp bổ sung thông tin cho tác phẩm thi nay, một TTDH, DHTT
có thê đứng đứng độc lập, đóng vai trò là một tác phẩm báo chí riêng biệt
Thứ hai, đô họa tương tác có thể truyền tải một lượng lớn đữ liệu, giúp độcgiả dễ dàng tiếp nhận thông tin một cách hệ thống, có cái nhìn toàn cảnh về sự việc,
hiện tượng Thông tin được trình bày dưới dạng TTDH hoặc DHTT vừa làm rõ
những dit liệu phức tạp, vừa cho phép “đóng gói” một lượng lớn thông tin Nếu một
sự kiện được trình bày dưới dạng văn bản đơn thuần, tác giả sẽ phải diễn đạt bằngnhiều chữ viết nhưng chưa chắc đã bao quát hết được chỉ tiết sự việc, nhưng mọichuyện sẽ sẽ trở nên đơn giả hóa khi trình bày nội dung dưới dạng đồ họa tương tác,bởi chỉ với một đồ họa tương tác, bạn có thé sử dụng kết hợp nhiều hình thức biểu
đồ, đồ thị, bang số liệu, bản d6, Với các công cụ như nút điều hướng, bộ lọcthông tin đồ họa tương tác cho người dùng biết tiến trình diễn ra sự kiện, từ đógiúp độc giả có tư duy hệ thống khi nhìn nhận sự việc
Nội dung của thông tin sẽ được tổng hợp lại theo một hệ thống cau trúc mới,
khoa học giúp thông tin được phản ánh rõ ràng, toàn diện giúp độc giả có cái nhìn khái quát, toàn diện vê sự việc, đôi tượng được phản ánh.
30
Trang 35Đồ họa tương tác giúp diễn đạt ý tưởng bài viết một cách logic mà việc diễnđạt ý tưởng bằng từ ngữ hay ảnh báo chí khó đạt được Góp phần giúp công chúngghi nhớ thông tin lâu và theo hệ thống Đồ họa tương tác có khả năng giải thích câuchuyện nhanh hơn, giúp người đọc tiếp cận thông tin dé dang và nhanh chóng Điềunày đặc biệt đúng với những con số thống kê, miêu tả các mốc thời gian hay so sánhgiữa các đối tượng mà văn bản hay hình ảnh khó có thê diễn đạt một cách đầy đủ vàkhoa học.
Thứ ba, Đô họa tương tác giúp tác phẩm báo chí trở nên hap dẫn hơn TTDH
có thé bao gồm cả sơ đồ, biéu đồ, hình vẽ được thé hiện với nhiều màu sắc, hình khối.Các yêu tố này không phải được sử dụng, sắp xếp tùy tiện mà phải đảm bảo quy tắc
về bố cục, sự kết hợp màu sắc Một TTĐH cần đảm bảo 7 quy tắc cần thiết: Truyềntải một thông điệp trọng tâm, xuyên suốt; Sử dụng kết hợp các màu sắc cơ bản; Phân
bồ khoảng không gian phù hợp cho mỗi thông tin; Giảm thiểu lượng văn ban được sửdụng trong TTĐH; Lựa chọn một bố cục chặt chẽ, bắt mắt; Phân cấp mức độ quantrong của thông tin; Cung cấp cho độc giả thông tin họ cần bang một cách bắt mắt,cuốn hút Mỗi sản phẩm đồ họa trên báo điện tử là kết tinh của nhiều quá trình từ làmnội dung, thiết kế cho đến trình bày và xuất bản trên trang web Bởi thế, mỗi đồ họatương tác khi đến với độc giả có thể coi là một sản phẩm nghệ thuật Các công cụđược tích hợp sẵn trong đồ họa tương tác còn đem đến một trải nghiệm đọc báo mới,giúp độc giả chủ động trong việc tìm kiếm và tiếp nhận thông tin Độc giả có thể tiếpnhận thông tin qua văn bản kết hợp hình ảnh, âm thanh, đồ họa; có thể truy vấn
những thông tin mình muốn trong một dòng sự kiện hay trải nghiệm trên một trang
báo các hiện tượng, sự việc trong thực tế
Theo quan điểm của Jennifer Geogre — Palilonis trong cuốn A PracticalGuide to Graphics reporting information graphics for Print, Web & Broadcast,TTDH thường thúc day não hoạt động nhiều hơn vi chúng hap dẫn với cả hai báncầu hình ảnh và nhận thức
Một sản phẩm vừa có nội dung, vừa được trình bày mang tính thâm mỹ, vừamang lại trải nghiệm đọc mới chắc chắn sẽ hấp dẫn hơn một bài báo có cùng nộidung nhưng thể hiện theo cách cũ
31
Trang 361.2.3 Lịch sử hình thành và phát triển đồ họa tương tácTrên thế giới
Các bằng chứng lịch sử cho thấy một số dạng thức của thông tin đồ họa (từđơn giản đến phức tạp) được sử dụng xuyên suốt các thời kỳ Các bức tranh trong
hang động từ khoảng 30.000 năm trước Công nguyên mô tả động vật và các tài
nguyên ở môi trường có thé được coi là những thông tin đồ họa đầu tiên
Người Ai Cập sử dụng chữ tượng hình vào khoảng 3.000 năm trước Công
nguyên dé ké những câu chuyện về cuộc sống, công việc và tôn giáo Day có thé coi
là những ví dụ sơ khai của thông tin đồ họa
Năm 1786, William Playfair, kỹ sư và là nhà kinh tế học người Scotland đãcho xuất bản The Commercial and Political Atlas, cuốn sách này bao gồm nhữnghình anh đầu tiên về biéu đồ dạng đường, dạng thanh, biểu đồ lich dir giải thích chotình hình kinh tế các nước châu Âu thé kỷ 18 Năm 1801, ông cũng xuất bản cuỗnStatistical Breviary, trong đó lần đầu tiên biểu đồ tròn và biéu đồ tần suất được sửdụng, và đây là ví dụ đầu tiên của thông tin đồ họa hiện đại
SS er na
Hình 1.1: Biéu đô thé hiện sản lượng xuất khẩu và nhập khẩu của Tây Ban Nha
xuất bản năm 1756
Năm 1857, điều dưỡng người Anh Florence Nightingale đã sử dụng đồ họa
thông tin dạng các miếng xếp chồng lên nhau để biểu thị cho số lượng và nguyên
nhân tử vong của các binh sĩ Anh trong chiến tranh Crimea Qua đó thuyết phục Nữ
hoàng Victoria cải thiện điêu kiện trong bệnh viện quân đội.
32
Trang 37: BLAGRAM or rox CAUSES or MORPALUTY :
APRIL 455 te WAZLCH {858 in THE ARMY IM THE EAST APNIL 1854 raMAHEH 1955
Ne sé
FA+ freee af Đû Mice; thất, a italy bei(grv are sata nhhnnolvuÏ, lu
fhe renter aa Mee cướn man meri The Miss snipes mamaria Sree the penis a the ards rệt na arn Fir aren Ue dete (hước PEnmeetnlir ae Muhcyeulz Ÿymeeôr dì man Me
Aad mabgvd semaine Ae Mie ceveter be dẢngTÂs Shoe arenas ide Alok: amecdyer eunoredl Aopen the sendire (Âu đà ĐẤU Beane seid! aller raraccar Sha Mere ưu dương ton eal fneaglt iba eseriks the deserve
of the deaths them ait ether nase duding fhe ett ie Bie Pater LEE ch at the Ait duy -coetteemater conl the pat An- Asus de Pedewney TRẾC Độc hose nan wath Nor klsr4
The cớ Arras may Be companied lạ đang the Ấy Mie mổ a the
Hered ung Avlasog Mer
Hình 1.2: Đồ họa thông tin được Florence Nightingale sử dụng năm 1857 để biểuthị cho số lượng và nguyên nhân tử vong của các bình sĩ Anh trong chiến tranh
Crimea.
Nam 1933, Harry Beck tao ra ban đồ đầu tiên của London Tube hién thi cácđường để mô tả các tuyến đường và trạm trung chuyên công cộng Đây là một sựphát triển quan trọng khi đã đưa các dạng đồ họa thông tin vào cuộc sống hàng
ngày.
Năm 1972, Otl A Rich đã tạo ra một bộ chữ tượng hình cho Thế vận hộiMunich với hình người cách điệu Bộ chữ tượng hình này đã trở nên vô cùng phôbiến và ảnh hưởng đến thiết kế của nhiều bảng báo công cộng ngày nay, giống nhưcác hình que dé biểu thị cho con người trên các biển báo giao thông
Trong lĩnh vực truyền thông, các hình vẽ như bản đồ, biéu đồ được sử dụng
từ rất sớm Ngay trên những tờ báo ra đời đầu tiên ở Anh, Pháp, Mỹ đã có nhữnghình ảnh vẽ so đồ dé đưa tin về các chuyến tàu buôn của các thương gia cập cảng,những thông tin có thể thể hiện dễ dàng cho công chúng có thê theo dõi hành trìnhcủa các tàu buôn.
Năm 1875, lần đầu tiên, thời báo Times tại London đã sử dụng bản đồ dựbáo thời tiết Tuy nhiên, phải mãi cho đến khi có sự phát triển nở rộ về máy tínhMacintosh vào đầu những năm 1980 thì việc tường thuật thông tin đồ họa mới bắt
33
Trang 38đầu trở thành một biện pháp nổi bật cho việc kế chuyện có minh họa trong hầu hếtcác phòng tin tức.
Những tờ báo đầu tiên tại Mỹ ứng dụng thông tin đồ họa bao gồm tạp chíForrtune, Chicago Tribune Tờ New York Times nhận được sự chú ý của cả nước
Mỹ cho việc sử dụng bản đồ và biéu đồ trong khi đưa tin về vụ tan công ngày 11tháng 9 vào 2 tòa tháp trung tâm thương mại tại New York Các bản đồ của khu vực
bị phong tỏa xung quanh và các thiệt hại về vật chất được cung cấp tới độc giả chỉmột ngày sau vụ tan công Có thé nói báo in là loại hình báo chí đi tiên phong trongviệc sử dụng TTĐH.
Khi báo điện tử xuất hiện, nhờ nội dung thông tin được cập nhật nhanhchóng và sự thé hiện hấp dẫn bằng kỹ thuật, thông tin đồ họa xuất hiện với tần suấtlớn hơn, nội dung phong phú và hình thức sống động, hấp dẫn Ở loại hình này, việc
sử dụng d6 họa trong thông tin trở thành một trong những đặc trưng nỗi bật, một thémạnh thu hút độc giả.
Hiện nay, báo chí thế giới đã đầu tư vào TTDH ngày một mạnh hơn và vandụng tối đa những lợi thế của hình thức thông tin này trên mỗi trang báo Các hãngthông tấn và truyền thông lớn như Reuters, BBC, CNN, AFP và các tờ nhưTelegraph, The Indipendent, South China Morning Post đã có chuyên mục cũngnhư đội ngũ riêng dé thực hiện TTĐH
Decoding Covid-19: Seven heman An in-depth book at Chima’s Coronavirus: the disease CfIT0SSIVITUSEE3 in seven prapldics wildlife trade 19 expluined
Coved-34
Trang 39Hình 1.3: Chuyên mục thông tin đồ họa trên nhật báo South China Morning Post
Với sự phát triển của công nghệ cùng với những điểm mạnh so với TTDH
truyền thống, ĐHTT trở thành hình thức thông tin phô biến, được nhiều tòa soạn
lớn trên thế giới sử dụng và trú trọng Tờ The Guardian có 2 đội ngũ chuyên sảnxuất các sản phâm báo chí tương tác, trong đó một nhóm tập trung đặc biệt vào đốitượng khán giả Mỹ Các tờ BBC, The Times cũng có có một đội ngũ Tin tức Trực
tuyến Chuyên biệt (News Online Specials team) chuyên về báo chí trực quan [30]
Vows these-qaertessol
(evid contacts slip
Ihiuahicrac&s
Beneath the bine ý Dive la a daceling,
ocean tirxler threat
US lnterartlwes
Hinh 1.4: Chuyén muc dé hoa tuong tac trén to The Guardian
Ở Việt Nam
Do chiến tranh, hạn chế về kinh tế, công nghệ nên báo chí Việt Nam ra đời
và phát trién chậm hơn so với các nước phương Tây hang thé kỷ Việc sử dụng đồhọa trên báo chí của nước ta vì vậy cũng muộn hơn so với các nền báo chí khác
Thời kỳ báo chí Cách mạng Việt Nam (tính từ mốc 21/6/1925, Bác Hồ cho rađời tờ Thanh niên), đồ họa được sử dụng để thông tin chủ yếu là các sơ đồ, bảngbiểu Đến những năm 1968, thông tin đồ họa được sủ dụng nhiều hơn trên báo inViệt Nam Đặc biệt trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, những tờ như: Nhândân, Quân đội nhân dân đã sử dụng với tần suất khá thường xuyên các sơ đồ, bản đồ
dé thông tin đến độc giả tình hình chiến sự ở miền Nam
Ngày 7/9/1970, đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng chương trình truyềnhình đầu tiên lúc 19h 30 phút Mở đầu là tín hiệu bản đồ Việt Nam hình chữ S
35
Trang 40trên nền trống đồng với dòng chữ Vô tuyến truyền hình Việt Nam Như vậy,ngay trong chương trình thử nghiệm đầu tiên, thông tin đồ họa, cụ thé là bản déViệt Nam đã được sử dung, khang định chủ quyền đất nước của người Việt.
“Báo chí Việt Nam khai thắc tương đối muộn, ít và chưa thật sự phô biến
Từ năm 1986 đến nay, nó mới thực sự được sử dụng thường xuyên và đặc biệt khaithác mạnh ở một số tờ báo như Thời báo kinh tế Việt Nam, Tuổi trẻ cười, Lao động,Thời báo tài chính, Kinh tế Sài Gòn, Người lao động, Tạp chí tin học và đời sống,
PC World Nhiều tờ khác sử dụng hình thức thông tin này ít hoặc chỉ sử dụngthường xuyên một vài dạng của thông tin phi văn tự ” [9, tr 237]
Khi công nghệ in ấn, các công cụ hỗ trợ làm đồ họa trở nên phổ cập, TTDHngày càng được sử dụng nhiều hơn cả ở báo in lẫn truyền hình Tần suất sử dụngTTĐH trở nên dày đặc, đặc biệt trong các tin, bài, bản tin về thời tiết, tài chính, kinh
doanh
Báo điện tử với những ưu điểm về công nghệ là loại hình báo chí sử dụngTTDH nhiều nhất Nhiều tòa soạn báo điện tử Việt Nam đã kịp thời bắt kịp các xu
hướng và công nghệ trong việc sử dụng TTDH nói chung và DHTT nói riêng trong
tác trên! thiết bị điện hừ di nh! thi) INA, Bếp cận 1h
iu v4, 6ð ffl@êU đinh rite đề gì rưnớ thông chế;
Chuan bị gì đề tre khỏe
mann, phát triển toà!
diện trang nam met?
900.000 lới chúc hoa
hành động, gieo an lành cho nam mới
Gận cảnh loạt khách sạn, resorf sang — Phong cách nghị đường
trọng do Centara quan ly tại biệt thự bién phân ky
Wonderland
3
—-Hình 1.5: Chuyên mục đô họa tương tác trên TCĐT Zing News
36