1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Bước đầu tìm hiểu về sự phát triển "thần kỳ" của kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952 - 1973

111 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bước Đầu Tìm Hiểu Về Sự Phát Triển 'Thần Kỳ' Của Kinh Tế Nhật Bản Giai Đoạn 1952 - 1973
Tác giả Bùi Thị Thu Sương
Người hướng dẫn TS. Trịnh Tiến Thuận
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm
Chuyên ngành Lịch Sử
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2011
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 38,04 MB

Nội dung

LICH SU VẤN DE: Thành công của Nhật Bản trong sự nghiệp phát triển kinh tế đã thu hút các nhà khoa học trên thế giới tìm hiểu và nghiên cứu, không chỉ ở lĩnh vực kinh tế, các tác giả còn

Trang 1

5 es da dah da dea das oan ea oa das ee ee eee ee eae a

BO GIAO DUC VA DAO TAO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SU PHAM TP HO CHÍ MINH

BƯỚC ĐẦU TIM HIỂU VE SỰ PHAT TRIỂN

¡ “THÂN KỲ” CUA KINH TẾ NHẬT BẢN

GIAI DOAN :1952 — 1973

CAN BỘ HƯỚNG DẪN : TS.TRINH TIEN THUAN

SINH VIÊN THUC HIỆN: BÙI THỊ THU SƯƠNG

Trang 2

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi luôn ghi nhớ công ơn của š

tất cả các thầy cô đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức sâu rộng,

những lý luận đó là nền tảng vững chắc giúp tôi vững bước hơn +

$ trong tương lai

Tôi bày tỏ lòng biết ơn của mình tới SH cô khoa Lịch sử, 3

khỏi những thiếu sót Vì thế tôi rất mong nhận được ý kiến đóng Š ,

góp của quý Thay, Cô để bài viết được hoàn thiện hơn ;

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ qúy báu 3

đó ;

Trường Đại Hoc Sư Phạm T.P Hồ Chi Minh

Tháng 5 - 2003 Sinh viên : Bùi Thị Thu Sương

9550 °0505096450°005852505850%0°05050505450500°278584525520°252°34gg°49546920546°0658552g°aa°

Trang 3

tt ED OES OES AEDES ORD OD OED OED OID OD OED ED OS OS CEO CE

NHAN XET CUA CAN BO HUGNG DAN

ợn}ŸŸ.— ““Ỷ“{Ỹ‡}‡‡‡H}‡}<}}<}<<<}<_<<< cv » 3 c3 3g TROT ETT cv c {c {cc—

a

+ Sate eal, ae Tae tak, ak ae a alas oh

8) als Sas Cas Ces Cx ee

Trang 4

RIMS ILM Re Re Ss eh ae oe a ah ae eee a ĐH An ha dd

NHAN XET CUA CAN BO PHAN BIEN

-EC el, dol tal Sade daly tae taeda eae tt tt +

hà doc

+ cae cael als Os Oa

ok, ol, ale dak, See pet Nak Jan) 2

+ eas oa eae ab ey a Seca cece

Oe Te a ee

-tt t-.+-+-+9-+-4-$4-+-+-4-4-4-49-+-9-%-%-%9-9-+-9-.4-4-.9-%-%-4-4-.9-%.

Trang 5

Xkháa Luan “7ất Aghiép SOTH : Bai “Thị Thu Suing

Chương 1 : NHẬT BẢN - THỜI KỲ PHỤC HOI KINH TẾ

SAU CHIẾN TRANH (1945-1951)

1.Sơ lược về đất nước và con người Nhật Bản 10

2.Nhật Bản — thời kỳ phục hồi kinh tế sau chiến tranh

(i5 TS) cuc uc css==bChương 2 : SỰ PHÁT TRIỀN “THAN KỲ * CUA KINH TẾ

NHẬT BAN, GIAI DOAN :1952-1973.

1.Đặc điểm va tinh hình phát triển -.- .«- 2Í

3.Kết quả hai mặt của sự “thần ky” kinh tế Nhật Ban 55

Chương 3: NGUYÊN NHÂN TĂNG TRƯỞNG CAO CỦA KINH

TẾ NHẬT BẢN, GIAI ĐOẠN :1952-1973.

2.Những điều kiện trong nưỚC «s5 «<5 s<sssessee 73

KẾT Ef) ee a 97

CBHD : G8 Trink Giếm Thuijin

Trang!

Trang 6

Khia Cuận Fé Aghiép SOTFTH : Bài Thi Thu Setong

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nhắc đến Nhật Bản chúng ta nghĩ đến hoa anh dao, đến tinh thần võ

sĩ đạo độc đáo, đến nghệ thuật uống trà thuần khiết và tao nhã Nhưng

không chỉ có vậy, Nhật Bản còn là một siêu cường kinh tế phát triển vào

bậc nhất thế giới Những tên gọi như : “ Một đất nước phát triển than kỳ”;

“ Nước số một”; “ Một nước phương Tây duy nhất ở Châu A”; “ Một nước

mua cả thế giới” đã khẳng định vị trí siêu cường đó của Nhật.

Việt Nam và Nhật Bản là hai nước cùng nằm trong vành đai Châu

Á-Thái Bình Dương, khá gân gũi về địa lý và có chung những nét văn hoá

truyền thống Hai nước cũng đã có mối quan hệ giao lưu kinh tế, văn

hoá khá tốt đẹp trong lịch sử Thậm chí người Nhật đã lập những khu

phố của họ ở Việt Nam.

Năm 1973 hai nước đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao và đến

mùa thu năm 1992, Chính phủ Nhật đã nối lại viện trợ phát triển (ODA)

cho Việt Nam.

Có thể nói quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam diễn ra ngày càng

khang khít và gắn bó Trong chuyến thăm Việt Nam năm 1994, thủ tướng

Nhật Bản T Murayama đã nói : “ Từ nay trở đi, hướng tương lai của kỷ

nguyên mới trong quan hệ Nhật - Việt, tôi muốn xây dựng các mối quan

hệ rộng rãi, không chỉ trong lĩnh vực chính trị, văn hoá mà cả các lĩnh vực

khác” [19,269] Với những thiện chí trong quan giữa hai nước, hiện nay

Nhật là nước viện trợ nhiều nhất và cũng là bạn hàng lớn nhất của Việt

Nam Việc mở rộng và tăng cường mối quan hệ Nhật - Việt sẽ giúp Việt

Nam có thêm nhiều cơ hội để phát triển nền kinh tế, văn hoá, xã hội của

mình.

Chính vì thế việc tìm hiểu về đất nước Nhật Bản là rất cần thiết, nhất

là trong lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực mà ta còn kém xa so với Nhật Bản và

(212/0) : C18 Frink (Tiến Thugn

Trang 2

Trang 7

Khda Luan Fét ⁄È(giiệp SOTH : Bai Thi Thu Seong

các quốc gia khác trên thế giới Hiểu về kinh tế Nhật Ban không chi giúp

chúng ta mở rộng và tăng cường hơn nữa mối quan hệ với Nhật, mà còn

cung cấp cho chúng ta nhiều kinh nghiệm và bài học bổ ích phục vụ cho

công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Trong toàn bộ tiến trình của kinh tế Nhật Bản, đáng chú ý nhất vẫn là

thời kỳ phát triển kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, thời kỳ mà Nhậthau như chỉ còn lại đống tro tàn đổ nát để rồi vươn lên giữ vị trí kinh tế

hàng đầu Châu Á và thứ hai thế giới sau Mỹ, làm nên sự “thần kỳ kinh tế”

khiến cả thế giới phải khâm phục “ Sự chuyển mình kinh di ” [41] sau

chiến tranh thế giới thứ hai đã đưa Nhật là nước bại trận trong chiến tranh

trở thành cường quốc công nghiệp với khoa học kỹ thuật - công nghệ tiên

tiến nhất.

Đâu là nguyên nhân khiến một Nhật Bản bai trận có thể “ cất cánh”

để làm nên một “câu chuyện thành công trong phát triển kinh tế”? Nhật

đã đạt được những thành tựu to lớn như thế nào và có phải trả giá cho

những gì mà mình đạt được hay không? Đó là những câu hỏi mà giải đáp

của nó sẽ đem lại ý nghĩa thiết thực và bổ ích không chỉ cho Việt Nam mà

còn cho nhiều quốc gia khác đang trên con đường xây dựng và phát triển

kinh tế đất nước.

Với nhận thức đó, tôi xin được chọn khoảng thời gian nhật Bản đạt

sự tăng trưởng kinh tế cao: 1952-1973 làm để tài tim hiểu và nghiên

cứu Đó là : “Bước đầu tìm hiểu về sự phát triển “thần ky” của kinh

tế Nhật Bản, giai đoạn : 1952-1973”.

OBID : G8 Fink Ciếm Thugn

Trang 8

Khéa Lagn “7ết Ughitp SOTH : Bai Thi Thu Siteng

2 LICH SU VẤN DE:

Thành công của Nhật Bản trong sự nghiệp phát triển kinh tế đã thu

hút các nhà khoa học trên thế giới tìm hiểu và nghiên cứu, không chỉ ở

lĩnh vực kinh tế, các tác giả còn quan tâm đến các lĩnh vực khác của Nhật

Bản như chính trị, văn hoá, xã hội, ngoại giao (*)

Từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về sự phát

triển kinh tế Nhật Bản Thời kỳ Nhật Bản đạt được sự phát triển cao về

kinh tế (1952 - 1973) cũng được để cập đến trong nhiều tác phẩm, bài viết.

Mỗi tác giả đi vào một số vấn để cụ thể, trình bày kinh tế Nhật dưới

những khía cạnh và góc độ khác nhau Nhìn chung những công trình

nghiên cứu đó đều mang tính khoa học cao với nội dung hết sức phong

phú.

Trong cuốn “ Nhật Bản cận đại” [41] giáo sư Vĩnh Sinh đã đưa ra

một cái nhìn bao quát, liên tục và mạch lạc về sự phát triển không ngừngcủa nước Nhật Tác giả cũng có đi lướt qua thời kỳ phát triển kinh tế cao

độ nhưng chủ yếu là phân tích những nguyên nhân phát triển của nó.

Ở “Nhật Bản, câu chuyện vé một quốc gia” [34] tác giả Edwin.

O.Reischauer cũng đã trình bày một cách có hệ thống về quá trình phát

triển của lịch sử nước Nhật Thời kỳ tăng trưởng nhanh của kinh tế NhậtBản được tác giả để cập ở phần II: “Nhật Bản sau chiến tranh” Tuy nhiên

cũng giống như giáo sư Vĩnh Sính, ông chú trọng đến những nhân tố dẫn

đến sự phát triển mà chưa đưa ra những số liệu, dẫn chứng cụ thể

Còn trong “ Những bài giảng về lịch sử kinh tế Nhật Bản hiện dai” [42]giáo sư Nakamura Takafusa đã khái quát lại bức tranh lịch sử kinh tế Nhật

Bản từ những năm 1920 đến nay khá súc tích và dễ hiểu Ông cũng xem

xét, đánh giá lại những kiểm soát kinh tế thời chiến và những chính

(*) Hiện nay trên thế giới có hon 310 viện, cơ quan thuộc 40 nước nghiên cứu.

Nhật Bản : Mỹ có 74, Trung Quốc có 45, Đức : 26, Hàn Quốc : 17 Pháp 14, Úc :

15 {47,79]

OBIOD : TS Frink Ciến Thuận

Trang 9

Khéa Lagn Fé (À(ghiệp SOTH : Bai Thi Thu Song

sách đã biến nước Nhật bai trận thành một quốc gia có tổng thu nhập quốc dân ( GNP ) đứng thứ 2 thế giới.

Cuốn “ Nhật Bản, một kinh nghiệm phát triển” [39] đã giải đáp khá

nhiều câu hỏi về sự “ thần kỳ kinh tế” của Nhật Nó cũng ghi lại một cách sinh động sự hồi sinh của kinh tế Nhật sau đệ nhị thế chiến.

Còn cuốn “ Tại sao Nhật Bản lại thành công”{25] của tác gid Michio

Morishima lại tập trung nghiên cứu thời kỳ mà Nhật Bản tăng cường mối

quan hệ với Phương Tây Tác giả đã mô tả việc Nhật Bản nhanh chóng

tiến tới vị trí cường quốc như ngày nay từ cảnh tan phá của cuộc chiến

tranh thế giới thứ hai Nhưng có lẽ điểm nổi bật của cuốn sách là hàng loạt

nhân tố trong sự thành công của kinh tế Nhật Bản đã được phân tích và suy luận hết sức chặt chẽ.

Trong cuốn “ Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản” [17] giáo sưYoshihara Kunio đã xem xét toàn điện và khách quan sự phát triển của

kinh tế Nhật Bản từ sau Phục Hưng Minh Trị (1868) dưới góc độ lịch sử và

trên cơ sở so sánh với kinh nghiệm của các quốc gia Châu Á khác ( như

Trung Quốc và Thái Lan ) có cùng những điều kiện xuất phát như Nhật

Bản khi bước vào hiện đại hoá Tác giả cũng chi rõ những kinh nghiệm

của Nhật Bản đã để ra chiến lược phát triển kinh tế thích hợp, vai trò của

những giá trị truyền thống trong việc hiện đại hoá và cả những bài học bổ

ích cho các nước đang phát triển trong quá trình xây dựng chiến lược phát

triển kinh tế

Trong hai tác phẩm “ Nhật Bản, đường đi tới một siêu cường kinhtế” (36] và “ Kinh tế Nhật Bản, những bước thăng trầm trong lịch sử” [50],tác giả Lê Văn Sang và Lưu Ngoc Trịnh đã trình bày đẩy đủ và toàn diện

về các giai đoạn phát triển của kinh tế Nhật Bản Giai đoạn phát triển kinh

tế cao : 1952 -1973 được phân tích kỹ bằng những số liệu cụ thể và các tác giả cũng đã làm rõ nguyên nhân thúc đẩy sự tăng trưởng của kinh tế

Nhật Bản giai đoạn này.

Trong “ Nước Nhật mua cả thế giới” (1] của Pierre Antoine-Donnet,

dù rất ngấn gọn tác giả cũng đã cho thấy sức mạnh kinh tế của Nhật Bản ở

Trang Š

Trang 10

Khia Lugn “7ốt Aghi¢p SOUTH : Bai Thi Thu Šương

thời kỳ 1952 -1973 khi so sánh nó với nền kinh tế của Mỹ và các nước Tây

Âu, hai trung tâm kinh tế lớn của thế giới lúc bấy giờ

Cuốn “ Kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai" [54] đãđưa ra hàng loạt số liệu về sự tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ phát triểnnhanh ở các ngành kinh tế chính Cuốn sách cũng để cập đến động tháinền kinh tế Nhật sau chiến tranh và chỉ ra những vấn để của nó Tuy nhiên

cuốn sách không có một quan điểm xuyên suốt vì nó là tập hợp bài viết

của nhiều tác giả khác nhau.

Cuốn “Kỹ năng quản lý và phát triển kinh tế trường hợp Nhật Bản”

[31] trình bày một số bài học về quản lý kinh tế của Công ty Nhật Bản,

một nhân tố được coi là quan trọng hàng đầu với sự phát triển của kinh tế

Nhật.

Với “Chiến lược con người trong “ thần kỳ” kinh tế Nhật Bản” [48]

tác giả Lưu Ngọc Trịnh đi sâu phân tích tầm quan trọng của nhân tố con

người, nhân tố quyết định nhất cho sự thành công của kinh tế Nhật Bản

trong gia! đoạn : 1952 -1973.

Ngoài ra còn có rất nhiều những tác phẩm khác dé cập đến vấn dé

này như “ Nhật Bản, cường quốc thứ ba” của Robert Guillain, “ Nước Nhật thời hậu chiến” của Shigeru Nakayama, “ Hoa Kỳ hoc gì ở Nhật Bản” của

Ezra F.Vogel, hay “Kinh nghiệm phát triển nhanh” của Lê Khoa

Kinh tế Nhật thời kỳ:1952-1973 còn được để cập đến trên một số

tạp chí như : “Nghiên cứu Nhật Bản”, Kinh tế Châu A - Thái Bình

Dương” và các tờ báo trong nước cũng như quốc tế khác về các khía

cạnh như : cải cách kinh tế sau chiến tranh, vé sự chuyển dịch cơ cấu

ngành, về sự vận dụng kinh nghiệm của Nhật Ban

Đó thực sự là những bài viết, những công trình nghiên cứu đầy tâm huyết của các tác giả Dù chưa có những tác phẩm riêng thật đây đủ về

kính tế Nhật Bản trong giai đoạn :1952-1973 nhưng với nguồn tài liệu

phong phú như trên, với sự giúp đỡ tận tình của cán bộ hướng dẫn, bài viết

sẽ cố ging trình bày một cách có hệ thống, day đủ và dé hiểu nhất vẻ

những thành tựu mà Nhật Bản đạt được, cũng như những nguyên nhân

Trang 6

Trang 11

Khda Cuận Fét Ughi¢n SOTH : Bart Thi Thu Seteng

phát triển kinh tế trong giai đoạn 1952-1973, giai đoạn mà Nhật Bản làm nên những kỳ tích để trở thành niém ngudng mộ của cả thế giới.

3 ĐỐI TƯỢNG VA PHAM VI NGHIÊN CỨU

Để tài nghiên cứu trên đối tượng là kinh tế Nhật Bản

Pham vi nghiên cứu trong không gian nước Nhật và thời gian sau

chiến tranh thế giới thứ hai, chủ yếu là từ năm 1952-1973, khoảng thời

gian mà Nhật đạt sự tăng trưởng cao về kinh tế.

Trên cơ sở đó bài viết sẽ trình bày các vấn dé chính sau :

- Khái quát tình hình nước Nhật thời kỳ phục hồi kinh tế sau chiến

tranh (1945 — 1951).

- Đặc điểm phát triển, những thành tựu kinh tế chính mà Nhật đạt

được trong giai đoạn :1952 — 1973.

- Những mặt tích cực và hạn chế của sự phát triển kinh tế cao độ.

- Phân tích những nhân tố dẫn đến sự tăng trưởng cao của kinh tế

Nhật Bản giai đoạn : 1952 — 1973

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bài viết thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu tài liệu Nguồn tài liệu mà bài viết sử dụng chủ yếu là tài liệu thư tịch: các sách, báo, tạp

chí và các công trình nghiên cứu về Nhật Bản đã được công bố

Để xây dựng và phát triển để tài người viết sử dụng phương pháp

chính là phương pháp lịch sử và phương pháp légic.

Phương pháp lịch sử giúp người viết trình bày nội dung để tài một cách có hệ thống , theo trình tự thời gian với những sự kiện phong phú và

chính xác.

Phương pháp lôgic giúp người viết vạch ra được bản chất của vấn để,

nhận thức một cách thấu đáo hơn sự phát triển của kinh tế Nhật Bản giai

đoạn :1952-1973.

OBIOD : 8 Trink Ciến Thugn

Trang 12

Khda Luan “7ất ⁄À(giiệp SOTH : Bai Thi Thu Suong

Ngoài ra người viết còn sử dụng các phương pháp khác như phân tích,

so sánh , tổng hợp hay kết hợp các phương pháp với nhau để làm rõ vấn

để cần trình bày

Thực hiện dé tài này cũng là dip để người viết có điều kiện hiểu rõ

hơn về đất nước và con người Nhật Bản, cùng những phương thức phát

triển kinh tế thành công của một đất nước gần gũi và tương đồng với Việt

Nam về nhiều mặt nhưng đã biết vươn lên không ngừng sau những biến cố

và mất mát của chiến tranh để trở thành một cường quốc kinh tế giàu có

và hiện đại nhất.

Đồng thời bài viết cũng là bước đầu để người thực hiện tiếp cận với

phương pháp nghiên cứu khoa học.

Để thực hiện bài viết nay người viết đã gặp rất nhiều khó khăn mà

trước hết là khó khăn do không có chuyên môn về dé tài mình nghiên cứu

Là một sinh viên khoa Lịch sử, vốn kiến thức và khả năng còn rất hạn chế,

sự am hiểu về lĩnh vực kinh tế không nhiều Thêm vào đó sự yếu kém về

mặt ngoại ngữ cũng gây khó khăn cho người viết trong quá trình tìm kiếm

thông tin, tư liệu vì những tài liệu gốc và có giá trị đều viết bằng tiếng

nước ngoài.

Tuy nhiên với mong muốn được mở rộng tim hiểu biết vé một quốcgia day ý chí như Nhật Bản và đi sâu hơn vé nền kinh tế Nhật Bản tronggiai đoạn phát triển "thần kỳ” để nâng cao kiến thức và học hỏi kinh

nghiệm, người viết mong nhận được sự thông cảm, giúp đỡ và ủng hộ của

thay cô cùng các bạn cho bài viết được hoàn thành để có thể gửi đếnngười tham khảo những nội dung phong phú và chính xác nhất về sự pháttriển của kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn :1952 -1973

(2/2/12 : G8 Feink Ciếm Thugn

Trang 8

Trang 13

Khia Lugn Fé ⁄ghiệp SOUTH : Bài Thi Thu Seong

5 CẤU TRÚC CUA DE TÀI

Cấu trúc của dé tài gồm có các phần :

- Tài liệu tham khảo

OBIOD : G8 Frink Ciến Chuậm

Trang 9

Trang 14

Xháa Lagn FA ⁄)(giiệp SOTH : Biti Thi Thu (Šưướng

CHUONG 1

NHẬT BẢN - THỜI KỲ PHUC HOI KINH TẾ SAU

CHIẾN TRANH (194§ - 1951).

Năm 1951 với việc kí Hiệp ước Hoà bình San Francisco thời kỳ chiếm

đóng của quân Đồng minh ở Nhật đã chấm dứt Kể từ đây cho đến đầunhững năm 70, kinh tế Nhật Bản đã không ngừng phát triển và đạt những

bước tiến “thần kỳ” nhất, đưa Nhật Bản đứng vào hàng ngũ những siêu

cường kinh tế của thế giới

Thành công của Nhật trong giai đoạn này không chỉ là kết quả của

những chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ, của những nhà quan lý

năng động, dám nghĩ đám làm, của một tập thể nhân dân hết lòng vì công

việc mà còn là kết quả của quá trình tích luỹ lâu dài từ trước đó Sự hiểu biết nhất định về đất nuớc và con người Nhật Bản cùng với thời kỳ khôi

phục kinh tế sau chiến tranh (1945 — 1951) sẽ cho ta cái nhìn toàn diện và

sâu sắc về sự phát triển của kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn: 1952 — 1973.

1 Sơ lược về đất nước và con người Nhật Ban.

Nhật Bản mà người Nhật vẫn thường gọi là Nihon hay Nippon (tức

"xứ sở của mặt trời”, “đất nước mặt trời mọc”) là một dãy quần đảo hình

cánh cung hẹp chạy dài từ Bac xuống Nam doc theo bờ biển phía Đông

của lục địa Châu Á Nhật Bản có bốn đảo chính theo thứ tự từ trên xuống

là Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu với gần 4000 hòn đảo lớn nhỏ

khác.

Tổng diện tích nước Nhật là 377.815 km’, lớn hơn diện tích của Việt Nam (329.465 km”) chừng 15%, hay bằng khoảng 1/27 diện tích Trung

Quốc hoặc 1/25 diện tích Hoa Kỳ So với diện tích thế giới nó chỉ chiếm

khoảng 0,3% Dân số của Nhật theo thống kê năm 1996 là 125,9 triệu dân,

gấp gần hai lần dân số Việt Nam và các nước lớn như Anh, Pháp chiếm

khoảng 3% dân số toàn thế giới và được xếp thứ sáu sau các nước : Trung

OBWD : G8 Frink Ciến Thugn

Trang 10

Trang 15

Khda Lugn Fé ⁄À(ghiệp SOUTH : “Đài Thi Thu Setong

Quốc, An Độ Mỹ, Indonexia và Brazin Với số dân đông đúc như vậy mật

độ dân số ở Nhật đã lên tới 331 người / 1 kmỶ (1996), gấp 10 lần mức trung

bình thế giới Khoảng một nửa dân số Nhật Bản sống tập trung ở ba thành

phố lớn là Tôkyô, Ôsaka, Nagoya và các thành phố lân cận Trong đó

Tôkyô,thủ đô của nước Nhật đã chiếm tới 1/4 dân số và là thành phố đông dân nhất trên thế giới Đặc điểm về đất đai và dân số đã tác động lớn đến

Nhật Bản theo nhiều cách khác nhau Do diện tích đất trồng bị hạn hẹp tức

tỉ lệ lao động - đất đai cao đã buộc người dân Nhật ngay từ thời tiền sử đã phải dốc công sức vào việc cải tạo đất đai Nhờ đó tính cẩn cù của người

dan Nhật ngày càng được hình thành và củng cố Mặt khác, đất chật nên

sự tiếp xúc giữa người với người càng thường xuyên hơn, khiến cho việcphát triển một mạng lưới giao lưu có hiệu quả, góp phần vào việc thống

nhất ý kiến của nhân dân cũng như vào việc phổ biến công nghệ nhanh

chóng trong nông nghiệp, đồng thời tạo cho Nhật Bản một lợi thế lớn trong

việc hoàn thành "các dự án quốc gia” [50,7-8]

Vẻ căn bản, khí hậu của Nhật Bản mang tinh chất khí hậu đại dương.

Tuy nhiên phần lớn đất đai nước này lại nằm trong vùng khí hậu ôn hoa,

thích hợp cho cây cỏ và đời sống con người

Ở Nhật Bản, rừng núi chiếm 2⁄3 diện tích đất nước, các triển núi

thường có độ dốc cao và được bao bọc bởi cây cối um tùm Các đảo của

Nhật Bản là một phần của dãy núi chạy đài từ Đông Nam A tới Alaska

Điều này tạo cho nước Nhật có một bờ biển dài (gần 30.000 km), nhiều đá

vôi, nhiều hải cảng nhỏ nhưng tuyệt vời, thuận lợi cho việc giao thông trên

biển Ở Nhật Bản có hơn 532 ngọn núi cao trên 2000 mét, trong đó cao

nhất là ngọn Phú Sỹ (Fuji), tới 3.776 mét Với hình nón hùng vĩ và trang

trọng, Phú Sỹ là nguồn cảm hứng vô tận cho thơ văn của người Nhật và

cũng là hình ảnh tượng trưng cho cảnh quan thiên nhiên Nhật Bản: đẹp,

nhưng đữ dội và khắc nghiệt [50,9].

Trong tổng diện tích Nhật Bản, đất đai trồng trọt chỉ chiếm 15% nhưng nền kinh tế nông nghiệp vẫn có vai trò đặc biệt trong đời sống cư

dân, phổ biến nhất vẫn là nghề trồng lúa Do ở Nhật Bản cơm gạo thường

(202/0 : G8 Trink Ciếm Thugn

Trang 16

Khéa Lagu “Tất Ughi¢p SOTH : Bai Thi Thu Suong

tượng trưng cho nữ tinh, cho lòng mến khách, sự bình an và niềm hy vọng.

nên cây lúa được ưu tiên trồng cấy hơn các loại cây lương thực khác

Nước Nhật có rất ít tài nguyên thiên nhiên, ngoài đá vôi và Sunfua,

hầu hết các tài nguyên chiến lược cần cho công nghiệp hiện đại và đời

sống hằng ngày đều phải nhập từ bên ngoài Đó là một nhược điểm tự

nhiên căn bản không thể khác được của Nhật Bản từ trước tới nay Không

phải ngẫu nhiên mà ta thấy ở Nhật Bản nhiều vật dụng tư liệu sinh hoạt

trong đời sống được làm bằng các vật liệu như gỗ, tre, nứa, đó còn lànhững vật liệu phổ biến được dùng trong mỹ nghệ

Ngoài việc khan hiếm nguồn tài nguyên nhiên liệu, Nhật cũng

thường xuyên bi đe doa bởi núi lửa, động đất va các thảm hoa thiên nhiên

khác, Chính những điều đó đã góp phần không nhỏ vào việc hun đúccác phẩm chất dan tộc như : lòng đũng cảm, tính kiên cường, ý thức tự chủ

và tài khéo léo cũng như khả năng thích nghi trong mọi hoàn cảnh của

người Nhật Và “chẳng có gì là lạ khi thiên nhiên gợi trong lòng người

Nhật cái cảm giác vừa tuyệt vọng vừa tôn sùng” [33,8].

Về mặt văn hoá, Nhật Bản được coi là con đẻ của nén văn minh

Trung Hoa Tuy nhiên do vị trí biệt lập của mình mà văn minh Trung Hoa

khi du nhập vào Nhật Bản đã được phát triển theo những khuynh hướng

mới mẻ và độc đáo, mang những sắc thái rất riêng của chính din tộc Nhat

Sau Phục Hưng Minh Trị (1868) các yếu tố văn hoá phương Tây cũng

nhanh chóng du nhập vào Nhật Bản và mặc dù phát triển rất mạnh mẽ nó

cũng không thể nào làm lu mờ các yếu tố văn hoá truyền thống Sự tổn tại

song song các yếu tố văn hoá truyền thống và hiện đại cũng là một trong

những nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển của Nhật Bản.

Lịch sử của Nhật Bản đã trải qua không ít những thăng tram, biến động và ngày càng vươn tới sự phát triển cao nhất Tuy nhiên, con người

Nhật Bản dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn giữ được tính cách đặc

trưng của họ, đó là tính ham học hỏi, sự say mê tìm tòi, sáng tạo, nhạy

cắm với cái mới, suy nghĩ và làm việc có mục tiêu nhất định, tôn trọng thứ

(92/0 : G8 Teink Jilin Thugn

Trang 12

Trang 17

%Xkáa Lugn Fét UAghiép SOTH : Bit Thi Thu Seong

bậc và địa vi, óc thẩm mf tỉnh tế, tính cộng đồng sâu sắc [41,20-25]

Đó cũng chính là nên ting cơ bản nhất dẫn nước Nhật đi đến thành công.

2 Nhật Bản - thời kỳ phục hồi kinh tế sau chiến tranh

(1945 - 1951).

Đây là thời kỳ nước Nhật vừa thoát ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai Do bại trận, Nhật hầu như trắng tay và bị lực lượng Đồng minh chiếm đóng Gạt qua một bên những đau đớn và tủi nhục, nhân dân Nhật

Bản đã hợp tác với quân chiếm đóng để khôi phục và kiến thiết lại nền

kinh tế — xã hội, bước đầu xây dựng cơ sở cho một nền kinh tế sau chiến

tranh.

2.1.Thực trạng kinh tế — xã hội sau chiến tranh

Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) kết thúc, các nước tham

chiến dù thấng hay bại đều bị tổn thất nặng nể Riêng Nhật Bản sự tàn

pha in dấu ấn lên tất cả mọi mặt của nền kinh tế - xã hội.

Trước hết là sự thiệt hại khủng khiếp về nhân lực, cuộc chiến này đãlàm cho 2,53 triệu người chết, bị thương và mất tích, nếu tính cả số ngườiNhật ở nước ngoài thì phải tới gần 3 triệu người [36,84]

Thiệt hại vật chất cũng vô cùng to lớn Theo điều tra của Cơ quan Ổn

định kinh tế sau chiến tranh của Nhật thi 80% tàu bè, 34% máy móc trong

công nghiệp bị phá huỷ, 21% nhà cửa và tài sản riêng của gia đình bị thiệt

hại Tài sản quốc gia bị tổn thất tới 25% so với thời kỳ trước chiến tranh

(1934 - 1936) Riêng ở Tôkyô 56% nhà cửa bị đốt cháy Trong số 1,38

triệu ngôi nhà trước chiến tranh đến năm 1945 chỉ còn 0,65 triệu Tổng

thiệt hại vật chất lên tới 64,3 tỉ yên, bằng hai lần tổng thu nhập quốc dân

nam 1948 — 1949 Như vậy, toàn bộ của cải tích luỹ được trong mười năm

(1935 - 1945) đã bị tiêu huỷ hoàn toàn Sản lượng công nghiệp năm 1946

chưa bằng 1/3 tổng sản lượng năm 1930 và chỉ bằng 1/7 mức sản lượng

(092/7) : C18 Trink Ciến Thugn

Trang 18

Khéa Lugnu Fé °(giiệp SOTH : Bai “Thị Thu Seong

năm 1941 Sản xuất công nghiệp gần như bi đình trệ sau chiến tranh.

[30.751.50.41] (Bảng 1-1)

Bảng 1-1: Số của cải quốc gia bị thiệt hại (tỷ yên)

Tổng | Giá trị Củacải Tỷ lệ | Của cải

i quốc | phan | quốc gia vào

không | gia vẫn | ram | nam 1935

bị phá | cònvào | tài | được tính

Nguồn: Ban On định kinh tế, Báo cáo toàn diện về sự thiệt hai của nước ta trong

cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, 1949.{42,182]

Sự mất mát lớn lao đã đẩy nước Nhật chìm trong khủng hoảng Nhật Bản phải đối đầu với những vấn để kinh tế - xã hội nan giải nhất, trước

hết là nạn thất nghiệp Sau chiến tranh có khoảng 7,6 triệu binh sĩ giải

(202/0 : G8 Feink Ciếm Thugn

Trang 19

%Xháa Lugn “Zốt tÄ(ghiệp SOTH : Bait Thi Thu Seong

ngũ, 4 triệu công nhân trong nhà máy quân sự mất việc làm, công thêm

1.5 triệu người Nhật từ các thuộc địa hổi hương, nâng tổng số thất nghiệp

lên tới 13,1 triệu người Nếu loại trừ một số có khả năng về quê làm ruộng

thi vẫn cần giải quyết việc làm cho khoảng 10 triệu người [19,226].

Kế tiếp là nạn lạm phát bùng nổ đo việc chỉ những khoản ngân sách

quân sự đặc biệt làm tăng mạnh lượng tiền lưu thông, trong khi đó lượng

hàng hoá cung ứng lại giảm sút Lạm phát kéo dài đến năm 1949 và biểu

hiện ở mức tăng giá phi mã: chỉ số giá tiêu dùng (lấy năm 1945 làm cơ sở)

đã tăng 515% vào năm 1946, 1655% vào năm 1947, 4857% vào năm 1948

và 7889% vào năm 1949 Tính tổng cộng đã tăng xấp xỉ khoảng 8000%

[19,227].

Vấn dé thứ ba là nguồn năng lượng và lương thực bị giảm sút Trước

chiến tranh hầu hết số than của Nhật đều do những tù nhân người Trung

Quốc và Triều Tiên bị cưỡng bức khai thác Khi Nhật Bản thất tran, những

công nhân này đã hồi hương nên sản lượng than giảm mạnh, khiến cho

sản xuất công nghiệp không đủ năng lượng để hoạt động Việc thiếu than

còn kéo theo sự đình trệ ở một số ngành khác, như đường sắt là ngành vận

tải huyết mạch của Nhật cũng phải cắt giảm hoạt động Vấn để còn trở

nên téi tệ hơn do vụ thu hoạch năm 1945, san lượng gạo chỉ đạt 6 triệu tấn,

bằng khoảng 2/3 năm bình thường, nên lương thực bị thiếu trầm trọng.

Khẩu phan cung cấp chỉ đảm bảo được khoảng 1000/2400 kilô calo một

ngày Sự thiếu thốn đến mức phải dùng nước nho hộp phân phối thay cho

gạo [42,216-217]

Tình hình trên khiến cho dân chúng chán nản và mệt mỏi, họ bị

khủng hoảng tinh than và mất niềm tin vào Chính phủ Nhật Các tệ nạn xã

hội được dịp phát triển như nấm sau mưa Thêm vào đó việc mất hết các thuộc địa cũng làm giảm đi nguồn thu đáng kể từ bên ngoài.

Với những khó khăn chồng chất như vậy không ai đám nghĩ là Nhật

có thể nhanh chóng phục hồi được nền kinh tế của mình, nhất là khi đang

ở trong tình trạng chiếm đóng của quân Đồng minh.

Trang 15

Trang 20

Khia Luin Fét Aghié¢p SOTH : Bai Thi Thu (Š ương

2.2 Những cải cách dân chủ trong thời kỳ bị chiếm đóng

(1945 -1951).

Ngay sau khi Nhật Bản đầu hang, tướng Douglas Mac Arthur của Mỹ

được bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh tối cao các lực lượng Đồng minh (SCAP)

và quân chiếm đóng bắt đầu đổ bộ vào Nhật Bản ngày 30 tháng 8 năm

1945 Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản bị chiếm đóng bởi quân

đội nước ngoài và đã kéo đài 6 năm cho đến khi Hiệp ước Hoà bình San

Francisco được kí kết Trong thời gian nay quân chiếm đóng (chủ yếu làquân đội Mỹ) đã áp dụng chính sách cai trị gián tiếp thông qua bộ máy

quan chức Nhật Bản.

Mục tiêu của SCAP là xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt và mọi tin dv

của chế độ phong kiến, tiêu diệt mọi khả năng gây chiến tranh và dân chủ

hoá nước Nhật Để thực hiện mục tiêu này, Mac Arthur đã cho thực hiện

những cải cách dân chủ cơ bản ở Nhật Bản mà nội dung chủ yếu là :

Công nhận quyền tham gia hoạt động chính trị của phụ nữ.

- Thiết lập quyền tổ chức công đoàn của công nhân.

Dân chủ hoá hệ thống giáo dục.

Thủ tiêu nền chính trị độc tài chuyên chế, bao gồm việc huỷ bỏ tất

cả các luật lệ và tổ chức nhà nước làm hạn chế quyển con người.

- Khuyến khích dân chủ hoá kinh tế

Việc thực hiện những cải cách nói trên thực sự là những cuộc cách

mạng làm thay đổi một cách căn bản mọi khía cạnh của đời sống kinh tế —

xã hội Nhật Bản Tuy nhiên phải đến khi Hiến pháp mới được ban hành

vào ngày 3 thang 5 năm 1946 (cũng dưới sự chỉ đạo của SCAP), các cuộc

cải cách mới được thực hiện một cách có hiệu quả.

Ba cuộc cải cách được coi là thành công trong thời kỳ này là: cải cách

ruộng đất, giải thể các Zaibatsu và dân chủ hoá lao động.

Trước hết là cải cách ruộng đất, cuộc cải cách này diễn ra qua haigiai đoạn với mục tiêu chủ yếu là diéu chỉnh lại quy mô chiếm hữu ruộng

OBIOD : C8 Cirịnk Ciiếm Thugn

Trang 16

Trang 21

%Xkóa Luin “7ốt Aghiég SOTFH : Beit Thi Thu Seong

đất và chuyển giao quyén sở hữu ruộng đất cho người sản xuất trực tiếp là các tá điển Theo quy định mỗi chủ đất chỉ được sở hữu 5 hecta và phải

bán phần sở hữu đất vượt quá 5 hecta của mình cho người lĩnh canh cũ trên

những mảnh đất đó Chính phủ đã đóng vai trò chỉ đạo và là người trung

gian trong các cuộc mua bán và chuyển giao đất này Kết quả là 1,87 triệu

hecta đất canh tác, chiếm 81% tổng diện tích đất lĩnh canh và 0,24 triệu hecta đồng cỏ chan nuôi đã đựơc chuyển giao cho tá điển - những người

từng lĩnh canh với mức địa tô nặng nề trên những mảnh đất đó [21, 29].

Cải cách ruộng đất đã đem lại sự thay đổi căn bản đời sống kinh tế,

xã hội ở nông thôn, góp phần nâng cao nhanh chóng năng suất lao động nông nghiệp tạo điều kiện cho sự “cất cánh” của các ngành công nghiệp

trong những thập kỷ tiếp theo.

Cuộc cải cách thứ hai là giải thể các Zaibatsu, những tập đoàn tài

Cải cách Zaibatsu đã xoá bỏ sự khống chế và lũng đoạn của các công

ty độc quyền, đặt nền móng cho một cuộc cách mạng về quản lý mà trong

đó các nhà quản lý có tài năng và các xí nghiệp mới có thể cạnh tranh tự

do di không thuộc những tập đoàn kinh tế lớn.

Thứ ba là cuộc cải cách nhằm Dân chủ hoá lao động với việc ban

hành ba bộ luật cơ bản là: “Luật công đoàn”, “Luật tiêu chuẩn lao động”

và “Luật điều chỉnh các quan hệ lao động”, ngoài ra còn có “Luật ổn định

việc làm” và “Luật bảo hiểm thất nghiệp” Các luật này déu được ban

hành vào các năm 1945 - 1947 Với việc ban hành luật công đoàn số

lượng công nhân có tổ chức ở Nhật Bản đã tăng lên nhanh chóng Trong

ba tháng đầu sau khi luật được ban hành, số lượng đoàn viên công đoàn đãtăng gần 10 lan (từ 380.000 lên 3.000.000 người) và đến cuối năm 1948

đạt con số 6.700.000 đoàn viên [21, 29] Hoạt động của các tổ chức công

(712/7) : G8 Trink Ciiếm Thugn

Trang 22

Khda Lugn S7ốt Ughi¢p SOTH : Bai Thi Thu Seong

đoàn Nhật Bản ngày càng phong phú, đặc biệt là các hình thức đấu tranh

đòi bảo đảm quyển lợi và tiền lương thực tế cho công nhân, đòi phân phối

bình đẳng hơn thu nhập, bình thường hoá quan hệ giữa người lao động vànhà quản lý Kết quả là tién lương thực tế của công nhân đã tăng lên,

khuyến khích họ hãng hái trong lao động sản xuất, thúc đẩy hơn nữa sự

phát triển kinh tế

Tóm lại, có thể nói, những cải cách kinh tế ~ xã hội ở Nhật Bản trong

thời kỳ quân Đồng minh chiếm đóng đã có vai trò quan trọng trong việc

dân chủ hoá nền kinh tế, thủ tiêu đặc quyển của tầng lớp tài phiệt, thiết

lập nền dian chủ nghị viện , dim bảo quyén lợi cho phụ nữ và người lao

động Việc thực hiện các cuộc cải cách khá thành công đã góp phần tạo

ra một môi trường kinh tế — chính trị — xã hội thuận lợi cho sự phát triển

"thần kỳ” của kinh tế Nhật Bản trong những thập kỷ sau.

2.3.Nén kinh tế được phục hồi.

Chiếm đóng Nhật Bản với thái độ hoà hiếu, những chính sách của

SCAP đã được dân chúng ủng hộ và hợp tác một cách tích cực nhất Biểu

hiện rõ nhất là thành công của những cuộc cải cách trong thời kỳ này Dân

chúng Nhật ngày càng cảm thấy có một nền tự do mà họ chưa bao giờ đám nghĩ đến Chính trong “bau không khí lắng dịu và đẩy hy vọng ấy", người Nhật đã không một chút chậm trễ bắt tay vào công cuộc tái thiết đất

nước.

Trang 23

Khda Lugn Fét Aghiép SOUTH : Bai Thi Thu Seong

Tháng 5 — 1946, nội các đầu tiên đã được thành lập do Shigeru Yoshida đứng đầu, một quan chức được mệnh danh là “Adenauer của Nhật

Ban"(*) Ít lâu sau Chính phủ đã thông qua kế hoạch phát triển kinh tế đầu

tiên Kế hoạch khiêm tốn này với mục tiêu được đặt ra cho năm 1947 là sản xuất 30 triệu tấn than, một khối lượng tối thiểu vừa đủ cho hoạt động

của các phân xưởng còn có khả năng hoạt động Nước Nhật đã quá kiệt

qué để có thể hy vọng có một sự phát triển nhảy vọt Đối với các

nhà kinh tế Nhật Bản việc ưu tiên khai thác than đá là giai đoạn có tính

chất sống còn để thực hiện các mục tiêu phát triển bước đầu Bất chấp

những khó khăn vật chất vô cùng nghiêm trọng, năm 1947 Nhật Bản đã

sin xuất được 29,3 triệu tấn than, tức gần bằng mục tiêu đã dé ra Như

vậy, việc phục hồi công nghiệp nang đã trở thành hiện thực : năm 1947 sản xuất công nghiệp tăng 22% dén năm 1948 nó đã tăng tới 46% [1, 42] Năm 1951, mức sản xuất của Nhật về cơ bản đã đạt mức trước chiến tranh, mức sản xuất của những năm 1934 - 1936.[36, 113]

Chỉ trong một thời gian Tôkyô với 90% diện tích bị san bằng đã tim

lại dáng dap một đô thị sam uất Các phương tiện giao thông như tau hod,

xe buýt và thậm chí cả một loại xe máy ba bánh với "tiếng nổ lạch bạch

và khói mịt mù” đã lưu thông trên đường phố Điện báo và các dịch vụ

bưu chính cũng được khôi phục Chính phủ đặt ưu tiên hàng đầu cho giáo

dục và các trường học đã được mở trong một thời gian kỷ lục.

Các ngôi nhà cao ting đã xuất hiện Những dãy phố trở nên khang

trang hon.“Chi vai năm sau khi chạm đến đáy vực thẩm, Tôkyô đã thể

hiện rd ý muốn dẫn đầu trong số các thủ đô của châu A” [1,43]

Nguyên nhân dẫn đến sự phục hồi kinh tế Nhật Bản ngoài những yếu

tố trong nước còn phải kể đến tình hình quốc tế trong thời gian này Sau

chiến tranh thế giới thứ hai quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô ngày càng trở

nên căng thẳng Trước tình hình đó, Mỹ chủ trương phục hồi kinh tế Nhật

Trang 24

Khia Luan “7ất Aghitp SOTH : Bai Thi Thu Scag

nhằm sử dung sức mạnh kinh tế va quân sự của Nhật Năm 1949, cách

mạng Trung Quốc thắng lợi và sự ra đời của nước Cộng Hòa Nhân Dân

Trung Hoa càng thôi thúc Mỹ phải đẩy nhanh hơn nữa quá trình phục

hồi kinh tế cho Nhật để chống lại nguy cơ Cộng sản đang phát triển mạnh

ở Châu Á

Tiếp đó cuộc chiến tranh Triểu Tiên (1950 -1953) cũng đã đổ vàonước Nhật một khối lượng ngoại tệ khổng 16 do những khoản chỉ tiều quân

sự của Mỹ.Với hơn 4 tỷ đôla đặt hàng quân sự và 2 tỷ đô la viện trợ không

những giúp Nhật Bản đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế mà còn tạo

điều kiện cho Nhật phát triển mạnh [44, 167]

Với những điều kiện thuận lợi đó, cho đến năm 1952, về cơ bản nền

kinh tế Nhật Bản đã được khôi phục Đây cũng là năm mà Nhật thực sự

thoát khỏi sự chiếm đóng của Mỹ để tự mình quyết định lấy các chính

sách kinh tế của thời gian sau đó Do vậy, có thể coi năm 1952 là mốc

thời gian đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ phục hôi kinh tế Kể từ đây.

Nhật đã bước sang giai đoạn phát triển kinh tế cao độ kéo dài cho đến khi

gặp cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973

Trang 25

Khéa Laugn “7ốt Nghiép SOTH : Bai Thi Thu Stong

CHƯƠNG 2

SU PHÁT TRIỂN KINH TẾ “THAN KY”, GIAI DOAN:

1952 — 1973.

Kết thúc thời kỳ chiếm đóng của quân Đồng minh, nhân dân Nhật

Bản đã trở thành những người chủ thật sự của đất nước Giờ đây lòng kiêu

hanh của họ lại được dịp trỗi dậy, những đức tính tốt đẹp sẵn có lại được

dip phát huy, người dân Nhật Bản đã hướng tới việc phát triển kinh tế như

một trong những cách để phục thù những mất mát đau đớn trước đây vàcũng để khẳng định mình Họ hiểu ra rằng muốn chinh phục thế giới và

lấy lại những gì đã mất phải đi từ chính bàn tay và khối 6c, bằng sự lao

động chân chính của mình Với quyết tâm ấy, họ đã làm việc quên mình

để rồi trong hai thập kỷ sau chiến tranh (1952 — 1973) Nhật Bản đã đạt

được sự tăng trưởng nhanh nhất về kinh tế, nhân dân có một cuộc sống khá đầy đủ và sung túc, nhưng đồng thời cũng lâm vào tinh trạng lo âu, căng thẳng bởi hàng loạt những vấn để do chính sự tăng trưởng kinh tế

gây ra.

1.Đặc điểm và tình hình phát triển

Thời kỳ từ 1950-1970 là thời kỳ kinh tế thế giới phát triển nhanh, nhất

là các nước tư bản như: Mỹ, Tây Đức, Anh, Pháp đều có sự gia tăng

Từ năm 1952 — 1958, tổng sản phẩm quốc dân (chỉ tiêu tổng quát cho

mức hoạt động của toàn bộ nền kinh tế) đã tăng với tốc độ 6,9% bình quân

(22/0 : G8 Trink Ciến Thugn

Trang 21

Trang 26

Khia Đuận 2ốt (Wghiệp SOUTH : Bai Thi Thu Š ương

hàng năm Năm 1959 tốc độ tăng trưởng vượt 10% và những năm tiếp sau

đều đạt vượt tốc độ của năm trước Không ai có thể ngờ “người lùn” Nhật

Bản đạt được những kỳ tích như vậy và người ta bắt đầu chuyển từ sự kinh

ngạc sang cảm phục xen lẫn một chút ghen ty.

Sang thập kỷ 60, tốc độ tăng trưởng 10% vẫn tiếp tục được duy trì

Thậm chí có năm mức tăng trưởng đã lên tới con số 15,4% (1960) [19,239].

Trong thời gian này, Anh chỉ tăng 2,7%, Mỹ 4,8%, Pháp 5,2%, CHLB Đức

5,2% [42,296] Tuy nhiên không phải lúc nào nền kinh tế cũng tăng trưởng

đi lên Trong suốt hai thập kỷ từ ndm1952-1973, nền kinh tế Nhật cũng

gặp những đao động sâu sắc, (như đợt suy thoái ngắn từ tháng 7 -1957 đến

tháng 6 -1958) do tình trạng nhập khẩu nguồn nguyên liệu quá lớn đã đẩy

cán cân thanh toán quốc tế bị thiếu hụt khiến cho các tổ chức tài chính

phải thất chặt tín dụng Tuy nhiên vào cuối năm 1958, nền kinh tế đã bất

đầu tăng lên, năm 1960 - 1961 đã bước vào thời kỳ gọi là bùng nổ Iwato(*) đo đầu tư được tăng cường Năm 1955, việc hình thành vốn cố

định của công ty tư nhân đạt 1100 tỷ yên thì tới năm 1961 đã tăng vọt tới

mức khủng khiếp là 4800 tỷ yên [42, 29 -302].

Điều đó cho thấy sau mỗi đợt suy thoái, kinh tế Nhật đều có cách

vượt qua, đồng thời tìm được nhân tố mới để tạo sự tăng trưởng cao hơn.

Cho nên nếu có ai đó vội vàng cho rằng sự tăng trưởng nhanh của Nhật

Bản đã kết thúc sau mỗi lần suy thoái thì quả là sai lầm vì thực tế đã

chứng minh điều ngược lại.

Năm 1970 — 1973, tốc độ tăng trưởng trung bình giảm xuống còn

7,8%, nhưng vẫn cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế [ 17, 40]

Về giá trị tuyệt đối của tổng sản phẩm quốc dân, năm 1950 Nhật Bản

mới chỉ đạt 20 tỷ đô la, bằng 60% của CHLB Đức (33,7 tỷ đô la) bằng 1/3

của Anh (59 tỷ đôla) bằng 1/2 của Pháp (39 tỷ đôla)và bằng 1/17 của Mỹ(349,5 tỷ đôla), nhưng đến năm 1965 Nhật đã đạt đến 84,6 tỷ đôla và sang

năm 1966 thì vượt Pháp, năm 1967 vượt Anh, năm 1968 vượt vượt CHLB

(*) Gọi là bùng nổ Iwato vì chưa bao giờ Nhật Ban có được sự tăng trưởng

như thế kể từ khi nữ thần mặt trời bị nhử ra khỏi hang đá (Iwato) của mình.

(712/7) : C18 Crịnk Ciếm Thugn

Trang 22

Trang 27

Khda Lugn Tit ⁄/(giiệp SOTH : Bai Thi Thu Seong

Đức va vươn lên đứng hang thứ hai sau Mỹ trong thé giới tư bản chủ nghĩa

với 183 tỷ đôla, ( của Mỹ là830 tỷ đô la, CHLB Đức: 132 tỷ, Anh :120 tỷ,

Pháp : 118 tỷ) Đến năm 1971 tổng sản phẩm quốc dân Nhật Bản là 224 tỷ

đôla, năm 1973 lên đến 360 tỷ đôla [17,41], [44,296] Như vậy chỉ trong

vòng 23 năm, tổng sản phẩm quốc dân đã tăng lên 18 lần

Trong thời kỳ này thu nhập quốc dân tính theo đầu người tuy không

có những đột phá như tổng sản phẩm quốc dân nhưng cũng gia tăng đáng

kể Năm 1952 thu nhập quốc dân theo đầu người (GNP/người) là 162 déla,năm 1965 là 863 đôla và năm 1972 lên đến 2300 đôla( cao bằng nước Anh

và gần bằng một nửa của Mỹ) [50, 190], [1, 50] ( xem Bảng 2-1)

Bang 2-1

GNP và thu nhập đầu người của các quốc gia công nghiệp lớn 1965

Tên nước GNP (t¥ d6la) GNP/đẩu © Dânsố

người (đôia) | (triệu người)

Dẫn theo: Pierre AntoineDonnet, Nước Nhật mua cả thế giới, Nxb Thông tin

-Lý luận, Tp.HCM, 1991, tr.50

Nhân tố hàng đầu trong tăng trưởng kinh tế Nhật Bản thời kỳ này là

sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp chế tạo Chỉ số sản xuất

công nghiệp tăng từ 160 năm 1955 lên 1345 năm 19701934 -1936 = 100).

Công nghiệp nặng, công nghiệp máy móc và nhất là công nghiệp hoá chất déu phát triển rất nhanh, trong đó sự gia tăng sản xuất của ngành công nghiệp cơ khí đáng chú ý nhất Chỉ số của ngành công nghiệp cơ khí nếu

như năm 1954 chỉ đạt 14,6% thì đến năm 1970 đã tăng lên 291,6% (năm

1965 = 100), tăng 20 lin trong vòng 15 năm Tuy vậy chỉ số của ngành

OBIOD : G8 Trinh (liếm CThuậm

Trang 23

Trang 28

hóa Luin Cốt Aghitn SOTH : Bai Thi Thu Song

công nghiệp dét lại tăng tương đối nhỏ, năm 1955 là 42,2% đến năm 1970

là 154,0% Kết quả của sự phát triển nói trên là phần của công nghiệp

nặng và hoá chất trong tổng sản lượng công nghiệp chế tạo đạt tới 57%năm 1970, cao hơn so với phần tương ứng ở Tây Đức hoặc Mỹ (50, 189].(

Các ngành nông — lâm — ngư nghiệp cũng tăng khá mạnh, song phan

tương đối của nó trong thu nhập quốc dân tiếp tục giảm từ 22,8% năm

1955 xuống 6% năm 1970 Sự giảm bớt sức lao động trong nông nghiệp và

lâm nghiệp cũng đáng chú ý: giảm từ 16,0 triệu người năm 1955 xuống

còn 8,4 triệu người năm 1970 và trong tổng lực lượng lao động giảm từ

38,3% xuống còn 17,4% cùng thời kỳ [50, 187]

Từ năm 1952 đến năm 1973 vốn đầu tư vào máy móc và thiết bị tăng khá nhanh, tốc độ bình quân đạt 22%/năm Vốn cơ bản dành cho các ngành công nghiệp khai khoáng, xây dựng và chế tạo chiếm từ 35% trong tổng số vốn đầu tư năm 1955 lên 50% năm 1970, trong đó công nghiệp

nặng và hoá chất tăng từ 14% năm 1955 lên 28% năm 1970 Đặc điểm đầu

Trang 29

khóa Lugn Fét Äghiệp SOTH : Batt Thi Thr Setong

tư vốn như trên góp phần cho sự tăng trưởng kinh tế Nhật trong điều kiệnlich sử lúc bấy giờ [36, 115)

Giá cả hàng hoá trong thời gian này cũng tăng tương đối mạnh, gấp

gần 3 lần so với trước chiến tranh, trung bình tăng khoảng 5.2% mỗi năm Cũng giống như tốc độ tăng trưởng, nó hơi thấp vào những nam 1950 (4%)

nhưng từ năm1960 đến nim1973 đã vươn cao hơn trước chiến tranh (5.6%

mỗi năm)

Như vậy tăng trưởng đã diễn ra cùng với lạm phát nhẹ và điều đó đã

góp phần kích thích sự tăng trưởng [17, 73].

Nhìn chung toàn bộ quá trình tăng trưởng của kinh tế Nhật Bản trong

thời gian từ 1952 — 1973 không phải là sự phát triển nhịp nhàng, đều đặn

mà cũng có những bước thăng tram khá rõ nét, chia ra thành những chu kỳkhoảng 3 năm, đôi khi 2 năm hoặc 5 năm Nhưng sự lên xuống này diễn

biến một cách có hệ thống và phần lớn theo một lề lối nhất định Từ năm

1951 đến năm 1973, kinh tế Nhật đã có 7 thời kỳ phổn thịnh và 8 lần suythoái Những suy thoái chu kỳ này biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng chậm lại

chứ không phải là giảm sút tuyệt đối [50,190 - 191](Bảng 2 - 3).

(222/0) : G8 Feink Flin CThuậm

Trang 30

Khia Luan “7ốt UAghiép SUTH : Bai Thi Thu Seong

Bảng 2-3: Tốc độ tăng trưởng GDP hang năm của Nhật Bản

: (giá hiện hành và bất biến: 1951-1972)

Theo giá hiện Theo giá bất biến của năm

Nguén: Cục kế hoạch kinh tế.[50.18S]

Những nhà kinh tế phân tích theo quan điểm chu kỳ công nghiệp của

Các Mác cho rằng chu kỳ tái sản xuất tư bản ngắn lại rất tiêu biểu ở Nhật Bản gắn chặt với sự rút ngấn chu kỳ đổi mới kỹ thuật nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật sau chiến tranh Còn một số nhà kinh tế Nhật Bản lại gọi đây

là “chu kỳ hàng hoá tổn kho” Lý do tái diễn “chu kỳ hàng hoá tổn kho"

Trang 26

Trang 31

Khdéa Lugn “7t (giiệp SOTH : Bai “Thị Thu Seong

gắn với những thiếu hụt trong cán cân thanh toán quốc tế Thời kỳ phén thịnh: sản xuất mở rộng, tiêu dùng sản xuất và cá nhân đều tăng đã khiến

nhập khẩu tăng lên, do vậy cán cân thanh toán bị thiếu hụt Khi xuất hiệntổn kho và giảm dự trữ ngoại tệ, Chính phủ sẽ thắt chặt tài chính tiền tệ và

khi đó đầu tư giảm, tiêu dùng trong nước theo đó cũng giảm xuống Lúcnày cán cân thanh toán lại trở lại thuận lợi do việc giảm đầu tư, giảm nhập

khẩu và Chính phủ lại nới lỏng chính sách tài chính tiền tệ Việc thất chat

tiền tệ được áp dụng vào đỉnh điểm các thời kỳ phén thịnh năm: 1951,

1954, 1957-1958, 1961-1962, 1964, 1967, 1969-1970, và 1973-1975 Trừ

thời kỳ khan hiếm tiền kéo đài trong hai năm liền 1973-1975, còn lại hầuhết các thời kỳ khan hiếm tiền chỉ chiếm khoảng 12 tháng Chính sách hạnchế tiền tệ của Nhật đã tác dụng nhanh và mang lại hiệu quả cao trong

việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế Cứ sau mỗi đợt thắt chặt tiền tệ thì liền

đó kinh tế sẽ phát triển bùng nổ khiến cho sản xuất lẫn xuất khẩu đều

tăng một cách mạnh mẽ Đó chính là một đặc điểm nổi bật của kinh tế

Nhật trong thời kỳ : 1952 — 1973.

2.Thành tựu kinh tế ở một số ngành chính.

Thời kì 1952-1973, kinh tế Nhật Bản đã đạt được những thành tựu to

lớn về mọi mặt Hầu hết các ngành kinh tế đều chuyển biến mạnh mẽ và tăng trưởng vượt bậc, điển hình là 3 ngành kinh tế chính:nghành công

nghiệp, nông nghiệp và ngành ngoại thương.

2.1 Ngành công nghiệp

Đối với một quốc gia mà đất đai trồng trọt chỉ chiếm 15% diện tích

lãnh thổ như Nhật Bản thì ngành công nghiệp luôn được coi là ngành kinh

tế chủ đạo của đất nước.

Khoảng hơn hai thập kỷ sau chiến tranh từ năm 1952 - 1973 là thời

gian mà Nhật Bản đạt được sự gia tăng mạnh mẽ nhất vé công nghiệp.

(092/0 : G8 Trink Ciếm Thugn

Trang 27

Trang 32

Khéa Luan “7ốt Aghiép SOTH : Bai Thi Thu Sung

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật bi tan phá nặng nể, việcphục hồi công nghiệp trở nên hết sức cấp thiết vì đó là nhân tố kích thích

các ngành kinh tế khác phát triển Chính phủ Nhật Bản tập trung cho công nghiệp nhất là công nghiệp nặng và hoá chất vì đây là ngành công nghiệp

chủ chốt có thể thúc đẩy sản xuất phát triển Nhờ những nỗ lực của Chính

phủ và đặc biệt là cuộc chiến tranh Triểu Tiên, nền công nghiệp Nhật Bản

đã thực sự hồi sinh và thậm chí có những bước “đột phá khổng 16” [1,48]

Hãy xem các chỉ số phát triển công nghiệp Nhật Bản : nếu chỉ số này là

100 vào năm 1934 -1936 thì năm 1955 đã đạt 160 và năm 1970 tăng lên

đến 1340 [50,187] Chỉ hơn hai thập kỷ, nước Nhật đã giàu lên nhanh

chóng với hàng loạt những công ty lớn “ Thành tích của họ vang dội đến

mức ngay cả những kẻ cù bơ cù bất ở Phương Tây cũng biết đến tên tuổi

của họ: Mitsubishi, Matsushita, Sony, Hitachi, Toyota, Nissan, Fuji và rất

nhiều những tên tuổi khác ” [1,66]

Điểm nổi bật nhất trong công nghiệp Nhật Bản thời kì này là sự tăng

trưởng cao của ngành công nghiệp chế tạo Năng suất và sản lượng của

ngành này đã liên tục gia tăng trong khi đó các ngành khác lại bị giảm sút.

Chỉ số sản xuất của công nghiệp chế tạo năm 1955 là 46, đến năm 1960 là

100 và 1965 đã là 171{1 ,50] Xét về tổng sản phẩm quốc dân thuần túy

của từng ngành sản xuất thì công nghiệp chế tạo luôn là ngành chiếm ưu

thế và dẫn đầu(xem bảng 2-4).

(12/1) : FS Feink Ciến Chuậm

Trang 33

Khéa Lugn “7ất ((gkiệp SOTH : Bai “Thị Thu Siting

Bảng 2-4 cho ta thấy khu vực sản xuất thứ nhất (khu vực I) : Nông —

Lâm - Ngư nghiệp tỷ trọng liên tục giảm Năm 1952 là 22,6%, năm 1960

giảm xuống 14,6% và đến năm 1968 chỉ còn 9,9%

Ở khu vực II: Khai mỏ, công nghiệp chế tạo, xây dựng ,điện lực - khí

đốt - cấp nước có tỷ trọng ngày càng tăng Năm 1952 là 40%, năm 1960

tăng lên 45% và năm 1968 là 47%.

Ở khu vực III: giao thông vận tai, bưu điện, thương nghiệp, dịch vụ có

sự gia tăng không lớn Năm 1952 là 39%, tám năm sau chỉ tăng được 1%

và đến năm 1968 là 44% /

Như vậy so với các ngành khác, công nghiệp chế tao đã có bước

phát triển nhảy vọt trong thời gian này.

(202/1 : Œ8 Frink iin Thugn

Trang 34

%Xkáa Luin Fét Aghi¢p SOUTH : Bit Thi Thu Stony

Thực ra trong thời gian xảy ra cuộc chiến tranh Triểu Tiên (1950

-1953), ngành công nghiệp chế tao đã gặp một số trở ngại ở các lĩnh vực

như : điện, thép, vận tải biển và than Ở ngành điện do nguồn cung cấp

điện bị thiếu và điện lại thường xuyên bị cắt nên không đủ điện năng để

đáp ứng nhu câu sản xuất Tương tự như điện và thép , than cũng hoạt

động không đủ công suất mà đây lại là nguồn nguyên nhiên liệu chủ yếu

cho sản xuất công nghiệp Còn ngành hàng hải thì hầu như bị loại bỏ trong

chiến tranh và phải xây đựng lại từ đầu Trước khó khăn đó Nhà nước đã

chủ trương tập trung vào việc phục hồi và hợp lý hoá bốn ngành công

nghiệp then chốt này Với việc thiết lập Ngân hàng xuất nhập khẩu Nhật

Bản (để cung cấp tín dụng dai hạn cho xuất khẩu) và Ngân hàng phát triển

Nhật Bản (cung cấp quỹ cho cho đầu tư tư bản) các ngành công nghiệp đã được cho vay những khoản tiền lớn để phục hồi và phát triển Trong tổng

số 253,4 tỷ ngành điện nhận 46% tiếp đó là ngành hàng hải với 25% Số

tiền còn lại chỉ cho ngành than, thép và các ngành khác, tất cả gộp lại

chiếm khoảng 25% tổng số tiền cho vay của Ngân hàng phát triển Nhật

Bản và đó là dấu hiệu cho thấy mức độ tập trung của việc cung cấp quỹ

phát triển cho bốn ngành công nghiệp then chốt [42, 259]

Sơ đồ 1-1: Phân tích các khoản cho vay của ngân hàng phát triển Nhật

Bản.(Tổng cộng trong thời kỳ 1951-1955, Tỷ yén)[42,259]

(202/0 : G8 Feink Ciến Thugn

Trang 30

Trang 35

Khia Luin Fé Aghi¢p SOTA : 2Đài Thi Thu Sutong

Nhờ vay được tiền, hầu hết các ngành này đều có những bước tiến

lớn Ở nghành điện, một loạt các du án xây dựng thuỷ điện đã được hoàn

thành vào các năm 1951 đến năm 1970 như xây dựng đập Sakuma, đập

Ikari, nhà máy điện số 4 Kurobe [42,260] Một công ty phát triển điện

cũng được thành lập nhằm xây dựng và phát triển các nguồn năng lượng

Nhờ đó công suất phát điện tăng lên liên tục trong những năm 1950 nên việc cung cấp điện đáp ứng nhu cau ngày càng tăng về điện do sự phát

triển của ngành chế tạo

Riêng ngành hàng hải, một chương trình đóng tàu đã đựơc vạch ra cho

thấy những nỗ lực trong việc tái lập ngành công nghiệp này Từ năm 1951

đến năm 1970 tuy số lượng tau tăng không nhiều nhưng tỷ trọng tăng liên tục

và số tiễn chính phủ tài trợ cũng tăng Từ năm1966 - 1970 đã chiếm 69%

Bang 2-5: Chương trình đóng tàu của Nhật Bản

Với nỗ lực này tới đầu thập kỷ 70 ngành đóng tàu của Nhật đã thực

hiện được những phép lạ: từ những chiếc tàu dầu với trọng tải 1,76 triệu

tấn của năm 1960, đã chế tạo thành công những chiếc tàu có trọng tải lên

đến 12,65 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu chở dầu của thế giới sau vụ khủng

hoảng kênh đào Suez năm 1956 [1,66].

Trang 36

_Kháa Lagn Fé ((giiện SOTH : Bai Thi Tha Sang

Trong ngành công nghiệp thép, hai chương trình hợp lý hoá đã được

vạch ra, thực hiện từ năm 1951 đến năm 1960 Chương trình hợp lý hoá thứ

nhất (1951-1955) đã tập trung vào việc ứng dụng các quy trình cán thép

vào sản xuất tấm thép mỏng, một lĩnh vực còn rất lạc hậu của ngành công

nghiệp thép Nhật Bản Các nhà máy cán thép gồm các thiết bị cán thép tự

động liên tục đã được xây dựng nhầm hợp lý hoá các quy trình luyện thép,

trước hết tại nhà máy Hirohata của công ty thép Fuji và sau đó là những

nơi khác Chương trình hợp lý hoá lần hai được thực hiện kế tiếp sau đó và

kéo đài cho đến năm 1960, cũng đặt trọng tâm đầu tư chủ yếu vào các

quy trình cán thép Do vậy công suất sản xuất vượt từ 22 triệu tấn thép

nam 1960 lên 93 triệu tấn năm 1970 [42,260].

Nhờ khôi phục được nguồn nguyên nhiên liệu nên ngành công nghiệp

chế tạo ngày càng phát triển mạnh mẽ, được thể hiện trong từng phân

ngành của ngành công nghiệp chế tạo

Trong thập kỷ 1950 tốc độ tăng trưởng của toàn bộ ngành công

nghiệp chế tạo là 14,6% trong đó 10 phân ngành đã vượt tốc độ tăng trung

bình này, xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp là: máy điện, sản phẩm dầu

mỏ, máy thông dụng, máy vận tải, máy chính xác, giấy- in ấn -xuất bản, hoá chất, chế biến thực phẩm, 46 gỗ, đồ gốm - sin phẩm từ đá Sang thập

kỷ 1960 tốc độ tăng trưởng toàn ngành đạt 15,5% trong đó có 11 phân

ngành vượt tốc độ tăng trưởng bình quân, và tính chung từ 1951 -1970 tốc

độ tăng trưởng là 14,8% trong đó có 10 phân ngành vượt tốc độ tăng

trưởng bình quân (Bảng 2 - 6]

(92/0 : G8 Trink Flin Thugn

Trang 32

Trang 37

Khia Luin Fé Ughi¢p SOUTH : Bai Thi Thu Setng

Bang 2-6:

[id Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng

năm của giá trị sản phẩm(%

-Binh quân toàn ngành

công nghiệp chế tạo

Nguồn: Bảng quan hệ công nghiệp do Bộ và Cục công nghiệp biên soạn năm

Trang 38

khóa Lugn Fst Ughi¢p SOUTH : Bai Thi Thu Seong

Bang 2-7:

Sản xuất, năng suất và xuất khẩu trong công nghiệp chế tao

(mức tăng bình quân 1958 -1965)

Tên nước _ Sảnxuất _ Năng xuất Xuất khẩu

Nguần: Cơ quan kế hoạch hoá kinh tế Nhật Bản (1,62)

Bang 2-7 cho thấy giai đoạn 1958 -1965 mức tăng bình quân về sản

xuất, năng suất và xuất khẩu trong ngành công nghiệp chế tạo của Nhật

đều vượt các nước tư bản lớn là Hoa Kỳ, Đức, Ý, Anh để giữ vị trí hàng

đầu Đó chính là một minh chứng rõ nhất cho sự nỗ lực của Nhật Bản

trong việc xây dựng một nền công nghiệp vững mạnh cho đất nước

Để đẩy nhanh hơn nữa sự phát triển công nghiệp, ngay từ những năm

1950 Chính phủ đã tích cực nhập khẩu các công nghệ nước ngoài Do vậy,nên công nghiệp Nhật có những bước phát triển nhảy vọt, chẳng hạn nhưngành đóng tàu Trước đây các con tàu được đóng bằng cách đặt các tấm

thép chồng lên nhau, đục lỗ và bắt các đinh vít xuyên qua đó, công việcnày tốn khá nhiều thời gian Với phương pháp hàn hổ quang mới khôngnhững tiết kiệm thời gian, giá thành rẻ mà độ bén vẫn được đảm bảo Tàu

sẽ được đóng thành từng khối và các phần trong con tàu sẽ được hàn trongcác nhà máy, sau đó sẽ được lấp ráp trong một cầu tàu khô Với quy trình

này hiệu qủa mà nó mang lại khá lớn, ngành công nghiệp đóng tàu nhanh

chóng được phục hồi và năm 1956 đã dẫn đầu thế giới về trọng tải đóng

tàu và xuất khẩu [42,268]

CBWD : FS Feink Ciếm Thugn

Trang 39

%Xhảa Lugn Cốt “3 gidệp SOUTH : Bait Thi Ther Setng

Đến đầu những năm 1970 Nhật đã có 6/10 nhà máy đóng tàu lớn nhất

của thế giới tư bản và chiếm trên 50% tổng số tàu biển [7.72]

Việc nhập khẩu công nghệ còn đẩy nhanh sự phát triển của hàng loạt

ngành công nghiệp mới Cuối năm 1950 đã xuất hiện ngành công nghiệp

hoá dầu Các cơ sở hoá dẫu này đã được Chính phủ khuyến khích sản xuất

và nhờ đó đã cung cấp đủ cho Nhật các nguyên liệu như Benzol, Plenol,

và Axeton, đặc biệt là chiết xuất Ethylene là sản phẩm mà Nhật Bản phải

nhập khẩu hoàn toàn, giảm bớt được chi phí nhập khẩu nguyên liệu, đồng

thời cũng tăng cường sức cạnh tranh quốc tế của Nhật.

Công nghiệp hoá dầu được coi là một trong những chìa khoá của sự

tăng trưởng bởi nó lại tạo thêm những ngành công nghiệp khác có liên

quan và các ngành này cũng phát triển nhanh chóng, đơn cử như ngành sản xuất các sản phẩm từ nhựa.(Bảng 2-8)

Bảng 2-8: Sự phát triển của ngành đúc và gia công nhựa

Nguồn : Hiệp hội thống kê công thương (các bản thống kê công nghiệp sau

chiến tranh), 1982 [42,227]

Ta thấy việc sản xuất nhựa tăng vọt trong thời kì 1952 -1972 biểu

hiện ở sự tăng số doanh nghiệp, nhân viên và giá trị hàng hoá bán ra Về

doanh nghiệp nếu năm 1952 mới chỉ có 861 cơ sở thì đến năm 1972 con số

này là 17.851, tăng gấp 20 lin trong vòng 20 năm Còn số nhân viên năm

1952 là 11,2 ngàn người, đến 1972 là 294,2 ngàn người, tăng hơn 26 lin

Riêng giá trị hàng hoá bán ra nếu như năm 1952 chỉ thu được 850 tỷ yên

OBIOD : FS Trink Ciến Thugn

Trang 35

Trang 40

Khéa -Cuận “7ất (À(giiệp SOTH : Bai “Thị Thu Sung

thí đến năm 1972 đã thu được 181.020 tỷ yên, tăng hơn 21 lan Với sự gia

tăng này của ngành nhựa, các đổ dùng bằng nhựa đã bất đầu xuất hiện

hàng loạt trên thị trường thay cho những mặt hàng từ trước dến nay được chế tạo bằng gỗ hay kim loại Người ta cũng đã phát minh ra những sản

phẩm mới, chẳng hạn như chế tạo những tấm Vinyl! Chloride mỏng và sử

dụng chúng để thay cho nhà kính để trồng các loại rau quả

Với sự đầu tư tích cực cho công nghiệp nang và hoá chất, từ thập kỷ

1960 sản xuất thép và các ngành khác cũng không ngừng gia tăng Để

đảm bảo cho nguồn cung cấp nguyên liệu, các công ty đã tiến hành dự án

đòi hỏi sự phát triển các nguồn lực và cơ sở hạ tầng nhập khẩu Vốn của Nhật Bản đã xuất sang các nước như Mỹ, Ôxtrâylia, Malaixia, Inđônêxia

và nhiều nước khác để phát triển các mỏ, hệ thống giao thông nội địa và

tàu chuyên dùng lớn để chuyên chở nguyên liệu Như vậy sự mở rộng kinh

tế được duy trì lâu đài nhờ việc đầu tư mạnh vào công nghiệp nặng và

hoá chất, việc mở rộng công suất của những ngành này lại thúc đẩy thêm

đầu tư , chúng tác động lẫn nhau và cùng thúc đẩy nhau phát triển [42,334]

Thời kỳ này sản xuất hàng điện tử, nghe nhìn và đổ điện gia dụng

cũng phát triển mạnh mẽ Trước hết phải kể đến ngành sản xuất tivi là lĩnh vực Nhật đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường thế giới Vào những

năm1950 Nhật chủ yếu sản xuất các loại tivi den trắng, đến những năm 60

tivi mầu đã sản xuất được nhiều và đầu những năm 70 hầu như đã thay thế cho tivi đen trắng Số lượng tivi màu năm 1960 là 3,6 triệu chiếc, năm

1970 tăng lên 13,8 triệu chiếc và đạt chất lượng khá cao [1,66]

Trong lĩnh vực máy tính điện tử năm 1965 sản xuất đạt 4000 chiếc với

giá 200.000 yên Năm 1969 sản xuất đã tăng lên 10 lần, đạt 450.000 chiếc

và giá đã giảm xuống còn 10.000 yên Vào năm 1973 việc cải thiện các

nguyên liệu và các phương pháp sản xuất hàng loạt đã đẩy sản lượng máy

tính lên 10 triệu chiếc và giá đã giảm xuống còn vài ngàn yên Những loại

máy tính lớn cũng được sản xuất trong thời kì này [42,235-236]

Riêng vé đổ điện gia dụng, ngoài vô tuyến truyền hình, vào giữa

những năm 50 người ta đã chứng kiến sự khởi đầu của việc sản xuất hàng

(792/0 : G8 Trink C7iếm Thugn

Trang 36

Ngày đăng: 12/01/2025, 08:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1-1: Số của cải quốc gia bị thiệt hại (tỷ yên) - Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Bước đầu tìm hiểu về sự phát triển "thần kỳ" của kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952 - 1973
Bảng 1 1: Số của cải quốc gia bị thiệt hại (tỷ yên) (Trang 18)
Bảng 2-3: Tốc độ tăng trưởng GDP hang năm của Nhật Bản : (giá hiện hành và bất biến: 1951-1972) - Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Bước đầu tìm hiểu về sự phát triển "thần kỳ" của kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952 - 1973
Bảng 2 3: Tốc độ tăng trưởng GDP hang năm của Nhật Bản : (giá hiện hành và bất biến: 1951-1972) (Trang 30)
Bảng 2-4 cho ta thấy khu vực sản xuất thứ nhất (khu vực I) : Nông — - Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Bước đầu tìm hiểu về sự phát triển "thần kỳ" của kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952 - 1973
Bảng 2 4 cho ta thấy khu vực sản xuất thứ nhất (khu vực I) : Nông — (Trang 33)
Sơ đồ 1-1: Phân tích các khoản cho vay của ngân hàng phát triển Nhật - Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Bước đầu tìm hiểu về sự phát triển "thần kỳ" của kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952 - 1973
Sơ đồ 1 1: Phân tích các khoản cho vay của ngân hàng phát triển Nhật (Trang 34)
Bảng 2-8: Sự phát triển của ngành đúc và gia công nhựa - Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Bước đầu tìm hiểu về sự phát triển "thần kỳ" của kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952 - 1973
Bảng 2 8: Sự phát triển của ngành đúc và gia công nhựa (Trang 39)
Bảng 2-15 cho thấy sự phát triển của toàn ngành nông nghiệp vào - Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Bước đầu tìm hiểu về sự phát triển "thần kỳ" của kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952 - 1973
Bảng 2 15 cho thấy sự phát triển của toàn ngành nông nghiệp vào (Trang 47)
Bảng 2-24 là cơ cấu hàng nhập khẩu đã được phân loại cụ thể, theo - Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Bước đầu tìm hiểu về sự phát triển "thần kỳ" của kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952 - 1973
Bảng 2 24 là cơ cấu hàng nhập khẩu đã được phân loại cụ thể, theo (Trang 58)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w