Mức sống cao hơn và địa vị đáng kể trên trường quốc tế

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Bước đầu tìm hiểu về sự phát triển "thần kỳ" của kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952 - 1973 (Trang 60 - 66)

SU PHÁT TRIỂN KINH TẾ “THAN KY”, GIAI DOAN

Bang 2-23: Một số mặt hàng xuất khẩu chính (Triệu đô la)[53,14 -15)

3.1. Mức sống cao hơn và địa vị đáng kể trên trường quốc tế

Ở Nhật Bản thời kì 1952 -1973, cùng với sự phát triển của nén kinh

tế, đời sống nhân dân được cải thiện và ngày càng được nâng cao, thể

hiện rõ nhất ở nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của quần chúng.

Theo các chỉ số vé mức tiêu dùng của Cơ quan kế hoạch hoá kinh tế

Nhật Bản mức sống của dân cư đô thị đã tăng được 83 % trong vòng 13 năm từ 1960 — 1973 và của cư dân nông thôn tăng 150 % cũng trong khoảng thời gian này [42, 338 ].

Mức sống hiểu một cách khái quát nhất đó là “trình độ tiêu dùng” của

dân chúng [54, 221]. Và trình độ tiêu dùng nó sẽ bao hàm cả mặt “chất”

và “lượng”.

Trong thời kỳ từ 1960 — 1971 trình độ tiêu dùng của nhân dân Nhật

không ngừng tăng cả ở thành thị và nông thôn. Các chỉ số về trình độ tiêu dùng của “ Cục kế hoạch kinh tế”( 3- 1973) cho thấy điều đó (Bang 2 - 25)

OBIOD : C8. Trink Ciếm Thugn

Trang 56

“Kháa -“Cuận Tél Ughitp SOTH : Bai “Thị Thu Sutong

So với năm 1934 -1936 “ trình độ tiêu dùng” năm 1971 trong cả

nước tăng khoảng 2,5 lần và nếu chi tính thời kỳ sau chiến tranh thì thành thị tăng khoảng 2,3 lần, nông thôn tăng khoảng 3.3 lần và năm 1971 cũng tăng khoảng 1,67 lần so với năm 1960. [54 , 217]

Về cụ thể trình độ tiêu dùng của thành thị tăng lên như trong Bảng

2-26:

Bang 2-26: Sự thay đổi trình độ tiêu dùng của các hộ lao động ở thành phố có từ 5 người trở lên

(Năm 1970 =100)

924

I000 “ 105.4 ~

|

Nguần : “ Về sự thay đổi các chỉ số trình độ tiêu dùng ở thành phd” của phòng thống kê Cục diéu tra thuộc cục kế hoạch kinh tế, tháng 7 ,1972 [54,213]

Ở Bang này ta lại thấy trình độ tiêu dùng được tăng lên ở hầu hết mọi

nhu cầu của nhân dân từ ăn, ở, mặc cho đến các hoạt động khác. Và ở đây có sự thay đổi của nhu cầu tiêu dùng, từ chỗ đáp ứng nhu cầu cơ ban

là ăn, mặc đến các nhu cầu về nhà ở, xe ô tô , giáo dục và giải trí.

Trong lĩnh vực nhà ở, nhìn chung các căn hộ đã lớn hơn, số phòng và qui mô các phòng cũng tăng lên. Từ năm 1958 đến năm1973, diện tích

trung bình của một người đã tăng từ 4,91 chiếu tiêu chuẩn (khoảng 8 m

(092/1) : C8. Trink Ciếm Thugn

Trang 57

Rhéa Luan Fét ((ghiệp SOTFH : Bai “Thị Thu Sung vuông) lên 11 m vuông. Số phòng một nhà đã tăng từ 3,6 lên 4,15 phòng,

chứng tỏ các gia đình không phải sinh sống trong điều kiện chật chội như

trước: nữa { 42,338]. Về chất lượng nhà ở, mặc dù không được phan ánh

trong: các thống kê song cũng đã được nâng cao đáng kể, phổ biến là các

ngôi nha đều có một phòng khách sang trọng, có đổ gỗ, đàn pianô và các

vật trang trí khác.(42,338]

"Thời kỳ này số lượng nhà được xây dựng đã tăng trên 60%. Tỷ số ngườii trong từng gia đình giảm xuống khiến các căn nhà trở nên rộng rãi

hơn. /[50,2611

TTuy nhiên, vấn để nhà ở còn khá nan giải ở Nhật.Thứ nhất do dân số tập trung quá đông ở thành thị làm giá đất tăng nhanh. Thứ hai do “ đô thị

hóa” nên có nhiều khu vực cấm xây dung nhà ở và cuối cùng nạn đầu cơ

đất crũng gây khó khăn cho vấn dé này.

'Mặc dù vậy đến cuối những năm 1960 nhu cầu của dân chúng về an,

mặc và cả đi lại đã cơ bản được đáp ứng và thậm chí là theo sở thích cá nhân:. Cách thức tiêu dùng cũng trở nên đa dạng, phong phú và thị trường

không ngừng phát triển để thoả mãn nhu cầu đó. Những 46 dùng điện gia đình như : tivi, tủ lạnh, máy giặt còn khá hiếm vào đầu những năm 1950

thì điều những năm 1970 đã phổ biến khấp mọi nhà. Tivi đã chiếm số lượng khá nhiều ở các gia đình và khoảng 80% số hộ đã có điện thoại

riêng..(36,179].Đây là một trong những biểu hiện của sự du nhập lối sống

phương Tây và lúc này Nhật Bản đã thực sự trở thành “xã hội tiêu

ding hàng loạt” [42,340]

Vé đi lại, nếu so với các chỉ tiêu của các nước Âu Mỹ thì Nhật Bản còn kém, song xét vé mặt thỏa mãn nhu cầu đi lại thuận lợi bằng hệ thống phương tiện vận tải phục vụ đại chúng thì Nhật Bản đã đạt trình độ rất cao, phù hợp với hoàn cảnh đất hẹp người đông của Nhật. Tuyến đường xe

lửa tốc hành Shinkansen từ Tôkyô đi Kyôtô mở năm 1964 nhanh và thoải

mái hơn bất cứ loại nào mà Hoa Kỳ nghiên cứu. Riêng về ôtô cho tới 1969

trung bình mới chỉ c618% các gia đình phi nông nghiệp và 15% gia đình

nông nghiệp có ôtô, cuối thời kỳ phát triển nhanh tỉ lệ sở hữu ôtô đã tăng

vọt. Vào năm 1973, 85% gia đình phi nông nghiệp và 43% gia đình nông

nghiệp có ôtô. Các gia đình nông nghiệp tăng nhiều vể mức độ sử dụng xe chứng tỏ đời sống ở nông thôn phát triển mạnh [42,340 ]. Có nhiều

nguyên nhân thúc đẩy sự gia tăng mức sử dụng ôtô, việc chất lượng xe ôtô

(292/7 : G8. Feink Ciếm Thugn

Trang 58

trong nước được cải thiện, thu nhập các gia đình tăng lên . đường sá được

nâng cấp nhờ các chương trình trải nhựa đường và các công trình công

cộng khác . Cuộc sống cộng đồng nông thôn quanh các thành phố lớn đã thay đổi . Bán kính hoạt động, làm việc , giải trí đã đột nhiên kéo dài ra và

khoảng cách giữa các làng xã và thành phố thu hẹp lại. Ôtô là phương

tiện cốt yếu trong việc loại bỏ sự khác biệt về lối sống giữa các cộng đồng

đô thị và nông thôn .

Do sự du nhập của lối sống phương Tây nên trong ăn uống cũng có sự thay đổi. Bánh mì đã được dùng thay cơm trong một số bữa ăn và các món ăn phụ, các thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá cùng các loại hoa quả đã được sử dụng nhiều hơn các lương thực chính. Sự thay đổi và nâng cao về chất lượng trong ăn uống của người Nhật đã dẫn đến sự biến đổi về thể

chất như chiều cao, trọng lượng đã tăng lên rõ rỆt.

Năm 1950 một thanh niên 17 tuổi cao khoảng 161,8 cm(nam) và

1527 cm (nữ) thì đến năm 1970 con số này là 168,7 (nam) và

156,4(nữ).Còn về cân nặng, năm 1950 một thanh niên 17 tuổi nặng 52,8

kg(nam) và 49,1 kg (nữ) thì đến năm 1970 con số này là 58,7 kg(nam) và

51,9 kg(nữ) [50,263]

Tuổi thọ trung bình của dân Nhật cũng đạt kỷ lục quốc tế .Năm

1955 tuổi thọ trung bình ở Nhật thấp hơn Mỹ là 4 năm, nhưng đến 1967 đã vượt qua Mỹ và đứng thứ hai trên thế giới sau Thụy Dién.(55,34]

Các loại hình dịch vụ dành cho người dân cũng được nâng

cao.Chẳng hạn như về dịch vụ bưu điện, tốc độ chuyển tin, tiền và các loại hàng hoá cũng đạt tiêu chuẩn quốc tế, thậm chí ở nhiều loại hình còn hơn

hẳn.Người dân đã sử dụng hệ thống các loại máy video và máy sao chép

"Facsimile”(Fax) gắn liền với máy điện thoại. Họ cũng có thé vào bất cứ chi nhánh ngân hàng địa phương để chuyển vốn sang tài khoản khác tại

các ngân hang trong nước bằng máy tính ngay trong ngày hôm 46.[55,30]

Ngoài ra trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế cũng bảo đảm cho người dân về trình độ tri thức và sức khoé.Ti lệ vào học các trường Đại

học và Cao đẳng tăng lên. Nhiều loại bệnh nan y không là vấn dé đáng sợ nữa. Nhật Bản cũng là nước có tỷ lệ trẻ em tử vong thấp nhất thế

giới [55,34]

Một biểu hiện nữa của việc nâng cao mức sống chính là sự thay đổi

trong cách sử dụng thới gian của nhân dân.Từ năm 1960 -1970 giờ ngủ đối

với cả nam lẫn nữ đã giảm xuống trong khi thời gian chỉ cho việc ăn uống

(202/0) : G8. Frink Ciiến Thugn

Trang 59

Khia Lugn Cốt UAghiép SOTH : Bait Thi Thu Setng

và làm việc vat cá nhân tăng lên, thời gian xem ti vi và các hoạt động

khác cũng tăng, giờ làm việc ngày nghỉ giảm xuống.Nếu như vào những năm 60 họ đã phải làm việc kiệt sức thì sang đầu những năm 70 họ đã có

thể dành nhiều thời gian cho các thú vui chơi và giải trí sau giờ làm việc . Tỉ lệ người tham gia vào các hoạt động thể thao đã tăng từ 24% dân số

vào năm 1956 lên 60% vào năm 1973 và 68% năm 1979 Tỷ lệ người đi du lịch cũng tăng lên từ 29% năm 1957 lên 62% năm 1971 [42,338 -339].Việc

mở rộng các hoạt động giải trí đã thúc đẩy sự phát triển của khách sạn du lịch và nhiều loại hình địch vụ khác.

Nếu như sự tăng trưởng kinh tế đã làm cho đời sống nâng cao thì ngược lại đời sống cũng có tác động nhất định đến sự phát triển kinh tế và sự ổn định xã hội .

Theo nhà Nhật Bản học Eguchi Eiichi: “Đời sống chính là biến số phụ

thuộc của sự phát triển kinh tế và là kết quả của sự phát triển đó. Song trái

lại thông qua quá trình tái sản xuất lao động cũng tạo điều kiện cho sự

phát triển kính tế, do đó trong chừng mực nào đó nó cũng là “nguyên nhân” của sự phát triển kinh tế”.{54,21 1]

Sự tăng trưởng cao về kinh tế không chỉ đem lại cho nhân dân Nhật Bản một đời sống ổn định và sung túc mà còn nâng cao vị trí của Nhật

trong cộng đồng quốc tế. Trước hết với những thành tựu đạt được cả về

sản xuất và xuất khẩu trong những năm 60, vị trí của Nhật Bản trong nền kinh tế thế giới đã thay đổi. Năm 1968 tổng sản phẩm quốc dân của Nhật tính bằng đô la Mỹ đứng hàng thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Liên Xô.

Như vậy nước Nhật đã trở thành một cường quốc về mặt tổng sản phẩm

quốc dân(Bảng 2 - 27)

OBIOD : 8. Frink Fitn Thugn

Trang 60

Khda Lagn Fé Ughi¢p SOTH : Bett Thei Ther Setttng

Nguồn: Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc [50,226]

Thời gian này xuất khẩu của Nhật cũng gia tăng mạnh mẽ, các mặt hàng như :thép, tàu biển....chiếm tỉ lệ khá cao trong nên kinh tế thế giới.

Thậm chí một số mặt hàng thuộc các nghành như công nghiệp xe hơi, công nghiệp điện tử, sản xuất hàng gia dụng ...đã trở thành mối đe doa các quốc gia phương Tây bởi tính năng ưu việt, cũng như chất lượng và giá

cả của chúng. Điều đáng kể là từ năm 1967 Nhật đã chấm dứt nạn thiếu hụt trong cán cân thanh toán để đạt sự vững chắc, du thừa và ổn định.

Tình hình tốt đẹp có được là do sự phát triển kinh tế trong nước, đổng

thời cũng là kết quả sức mạnh cạnh tranh của Nhật Bản trên trường quốc tế và cũng do tỷ suất hối đoái đồng yên tiếp tục ở mức thấp (360 yên /1 đôla) nên Nhật Bản đã tích luỹ được một số lượng vàng và ngoại tệ khá

lớn. Từ một nước luôn phải đi vay nước ngoài từ năm 1967 Nhật đã trở thành một chủ nợ.

Có thể nói, cho đến những năm 1960 vị thế của Nhật đã thay đổi

hoàn toàn. Nhật tuy có phụ thuộc vào thị trường thế giới nhưng cũng tác

động mạnh mẽ đến thị trường này. Nếu nền kinh tế Nhật có biến động

chắc chấn kinh tế Mỹ, Tây Âu và cả Châu Á sẽ bị thiệt hại lớn nhất là khi

kinh tế Nhật bị đình trệ và Nhật cắt giảm trao đổi mậu dịch.

Năm 1960 -1965, Nhật liên tục đầu tư vốn ra nước ngoài mà tổng trị giá lên đến gần | tỷ đô la. Trong 5 năm tiếp theo (1965-1970) tăng lên 3,6

OBICD : FS. Feink Flin Thugn

Trang 61

%Xkóa Lujn “7ốt (Jgidệp SOTH : Bai Thi Thu Stony

tỷ đô la và còn tiếp tục tăng mạnh hơn khi bước sang thập kỷ 1970, trong đó 40% số vốn đầu tư nhầm khai thác tài nguyên, nhất là ngành khai

khoáng; 22% vào thị trường và sức lao động để nắm vững ngành dệt, thiết

bị điện, kim khí; và 38% vào thương mại và tài chính . Vốn đầu tư Nhật

Bản chủ yếu được xuất sang các thị trường lớn như Mỹ, Đông Nam Á

Châu Au, Trung Đông...và chi phối khá lớn những thị trường này. Nhật

đã thành công trong việc gia công sản xuất các mặt hàng chế biến, đưa xuất khẩu hàng hoá chiếm vị trí lớn trên thị trường quốc tế.

Với vị trí lớn về kinh tế, vai trò chính trị của Nhật cũng được nâng

lên. Các tổ chức Quốc tế bắt dau để cao sức mạnh của Nhật và xem Nhật

như một con cờ không thể thiếu trên bàn cờ quốc tế. Nhật Bản đang vươn

tới một cường quốc toần điện và mở rộng sự ảnh hưởng ra khắp thế giới.

Tuy nhiên bên cạnh những thành quả đạt được, Nhật Bản cũng đang

phải đối đầu với hàng loạt những khó khăn, những vấn dé hết sức nghiêm

trọng do chính sự tăng trưởng kinh tế ấy đem lại.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Bước đầu tìm hiểu về sự phát triển "thần kỳ" của kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952 - 1973 (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)