SU PHÁT TRIỂN KINH TẾ “THAN KY”, GIAI DOAN
Bang 2-23: Một số mặt hàng xuất khẩu chính (Triệu đô la)[53,14 -15)
3.2. Mặt trái của sự “thần kỳ ” kinh tế Nhật Bản
Sau chiến tranh, với“sự đổng thuận xây dựng một quốc gia giàu
có”(42,253] nhân dân Nhật Bản đã cùng nhau bất tay vào lao động sản
xuất, làm việc quên mình và đạt được tốc độ phát triển chưa từng có.Với một nền công nghiệp phát triển vùn vụt theo qui mô của một siêu cường trên một diện tích nhỏ hẹp, Nhật Bản đang biến môi trường của mình thành một kho rác thải. Dang sau nhiều tỷ đô la lợi nhuận là bầu không
khí trong lành lẫn nguồn nước sạch đang đứng trước nguy cơ bị huỷ hoại.
Còn người dân đang phải chịu sự tra tấn hàng ngày bởi tiếng máy chạy
hết công suất, của xe cộ và rất nhiều những thứ gây ổn khác mà người ta
ví như “một bản nhạc liên hoan biểu lộ sự vui mừng khi người ta có khả
năng thoát khỏi nghèo khổ, túng đói một cách nhanh chóng” nhưng đồng thời cũng như một "cuộc nhảy múa của một lũ yêu ma mà nhịp điệu chết
người mỗi lúc một dồn dập hơn nữa”.{ 14.32]
Vào đầu những năm 60, ô nhiễm môi trường trở thành một vấn để xã
hội lớn. Với sự phát triển tốc độ của công nghiệp, hàng ngày Nhật Bản phải đón nhận lượng khí chất độc hại khổng lồ thải ra từ các nhà máy .Các
(202/0 : TE. Frink Flin Thugn
Trang 62
Khéa -Cuậm Fét WAghiép SOTH : Bai “Thị Thu Sdong
nghành sản xuất bột giấy, thép. hoá chất... được xem là những con quái vật gây nhiễm bẩn. Thêm vào đó lượng ôtô tăng nhanh ở Nhật làm cho khói phun ra từ những chiếc xe này ngày một nhiều hơn .Theo tính toán
của những nhà phân tích môi trường thì lượng khói phun ra từ các xe ở
Nhật đày gấp 14 lần Thụy Điển, nước bị khói ôtô nhiều nhất thế giới tính
theo đầu người. Tuy nhiên so với Nhật thì “không khí ở các thành phố
Thụy Điển tinh khiết chẳng kém gì ở trên núi Alpes”{14.37]
Trong khi ở Thụy Điển các nhà lãnh đạo tỏ ra rất lo lắng về vấn dé này thì ở Nhật các nhà lãnh đạo vẫn bàng quan.Vì mục tiêu tăng trưởng nhanh , Chính phủ Nhật Bản không những không đầu tư cho cải thiện môi
trường mà còn dung túng cho các tổ chức độc quyền đầu độc môi trường
sống.
Năm 1962 có những đánh giá chỉ rõ mức bổ hóng và tro bụi tụ lại trên bầu trời Tôkyô nhiều gấp rưỡi ở Luân Đôn (15 tấn và một bên là 10 tấn /1 km vuông ) [ 14,38 ]. Trong năm này một dao luật chống việc nha
khói và những chất độc đã được thông qua. Nhưng đến năm1966 mới định
nghĩa rõ ràng và năm1969 mới được thực hiện . Báo chí Nhật đã gọi đây
là thứ "* Luật pháp không có răng” ám chỉ việc Chính phủ dung túng cho
các nhà san xuất coi thường pháp luật và Chính phủ chỉ coi trọng quyển lợi của các nhà sản xuất. Người ta lo lắng cho lợi nhuận giảm sút hơn là
tính mạng người dân bị de doa.
Nhân dân Nhật Bản vốn là những người nhẫn nại và biết chịu đựng,
thậm chi thái độ phổ biến lúc đó của họ là :“vì sự phát triển của công
nghiệp nên cần phải có sự hi sinh” { 42 ,346 ]. Tuy nhiên khi ô nhiễm lên đến mức báo động họ đã lên tiếng . Bốn vụ kiện lớn về môi trường đã được đưa ra xét xử ở thời kỳ này, đó là những yêu câu đòi bồi thường do 6
nhiễm ở Nigiata, việc nhiễm độc ở vịnh Minamata, nhiễm độc catmi ở Toyama và bệnh hen suyễn ở Yokkaichi. [42,345]
Những đám mây nhiễm độc ngày càng phủ dày trên các thành phố khiến nhân dân phản ứng gay gất. Chính phủ buộc phải nhượng bộ cho thông qua các đạo luật về môi trường và thi hành nghiêm chỉnh các đạo
luật đó.
Năm 1970, Quốc hội thông qua 14 dự luật qui định các chiêu chuẩn
về chất thải với từng loại ô nhiễm và để ra những biện pháp kiểm soát.|42 .345] Tuy nhiên tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn không được cải thiện
CBIOD : G8. Frink Jin Thugn
Trang 63
Khéa Luan Fét Nghi¢p SOTH : Bait “Thị Thu Saong va thuyên giảm. Trong cả nước có 7% số người từ 40 đến 50 tuổi nhiễm
bệnh nhất là chứng ho. Riêng ở Tôkyô cứ 5 người lại cól người có dấu
hiệu bệnh viêm cuống phổi kinh niên do không khí bị nhiễm bẩn gây ra .
Ở hai thành phố thuộc ngoại thành Itabashi, 65% nhân dân than phién
về những mùi khó chịu , 57% kêu bị ngứa cổ và 29% bị ho liên miên . Khoảng 40% học sinh ở Yokkaichi — nơi có một hệ thống nhà máy hoá
chất, dầu lửa khổng 16 than phién bị nhức đầu, lên cơn ho, bị đau cổ. [ 14,
38-39]
Các bãi biển, sông ngồi và bể bơi bị ô nhiễm nặng, tạo ra những vi
khuẩn gây bệnh đau bụng . 60% sông ngòi và bể bơi ở Tôkyô được xem là
nhiễm độc và không nên tấm . Toàn bộ vịnh Tôkyô bị coi là “một nhánh sông bùn lay nước đọng ở Châu Phi” [14 ,39 ].
Có khoảng một trăm người mắc những chứng khá nghiêm trọng. Từ
năm 1953 - 1960 có 42 người chết vì ngộ độc thủy ngân do tắm gần một nhà máy hoá chất đổ nước thải vào con sông thuộc khu phố Kumamôtô.
Ngoài ra còn có một đợt bệnh dịch gọi là “bệnh Minamata” vào năm
1964-1965 và trong số 30 người mắc bệnh thì 5 người đã bị thiệt mạng, [14 39]
Khắp nước Nhật, các trường học than phiền về tiếng động lan rộng
và quá lớn và nhận xét rằng trẻ em chậm lớn ở những vùng công nghiệp
hoá cao độ .
Có thể nói nạn ô nhiễm môi trường ở Nhật đã tới mức trầm trọng nhất thế giới , đặt người dân trong tình trang đẩy lo âu và căng thẳng .
“ Asahi Shimbun”, một tờ báo có uy tín ở Nhật đã than rằng: “Thật là chúng ta đang sống trong một đống rác” và kiến nghị “cần phải nghiêm trị
những nhà máy giết người” [42, 38 -39 ]
Báo chí phương Tây và Nhật Bản đều nhận xét rằng“ tình trạng mất an ninh” do các nhà máy tư bản độc quyền trắng tron xâm lấn cả vào khu
vực sinh hoạt của quần chúng, thậm chí cả những danh lam, thang cảnh, di tích lịch sử của đất nước .
Với hơn 90.000 xí nghiệp công nghiệp không ngừng nhả khói ở
Tôkyô, Thị trưởng thành phố này cho rằng phải mất 10 năm nữa mới có thể giảm tình trạng ô nhiễm xuống. Trước sự vô tình của các nhà sản xuất,
tờ “Yomirui Shimbun” đã viết: “giải pháp duy nhất của chúng ta là nhịn
thở trong 10 năm và hi vọng trong khi không có một lý do gì để hi vọng ”.
[14, 40]
Tình trạng môi trường ngày càng tổi tệ và thật khó để cải thiện khi
số tiền đầu tư vào công nghiệp ngày càng vượt xa số tién xây đựng cơ sở
(22/7) : G8. Feinh CGiến Thugn
Trang 64
Khda Lugn “7ốt ⁄2(gi¿ệp SOTH : Bai Thi Thu Sung
ha ting và công trình công cộng. Với một nền công nghiệp dang trên đà tiến mạnh như Nhật Bản, giải quyết vấn để này cẩn phải có sự phối hợp
giữa Nhà nước, Chính phủ, các nhà sản xuất và cả những người lao động
trong xã hội.
Bên cạnh nạn ô nhiễm môi trường là sự gia tăng tai nạn xe cộ. Năm 1969 một triệu người Nhật đã bị thương vé tai nạn xe cộ trong khi đó ở
Hoa Kỳ chỉ có hai triệu người . Như vậy có nghĩa là mỗi km” ở Nhật Bản máu đổ nhiều gấp 12 lần so với Mỹ ( tính theo tổng diện tích ) còn so với Thụy Điển thì Nhật gấp 100 lan tính theo mỗi km Ÿ và trừ đi diện tích
rừng (1969 : Thụy Điển có 21.000 người bị thương ). Ở Thụy Điển có 900
người thiệt mạng mỗi năm, nhưng ở Nhật con số này gấp 16 lần mặc dầu trong các con số thống kê của Nhật chỉ tính những người chết trong 24 giờ sau khi xảy ra tai nạn . Nhật là nước đứng đầu thế giới về số người chết vì
tai nan ô tô tính theo 1000 xe [ 14, 37 ].
Lý do tai nạn là vì hầu hết các thành phố không có vỉa hè, trừ các
khu trung tâm nên đường xá trở nên chật chội và người đi bộ thường bị xe
cán. Điều đó cho thấy sự khan hiếm đất đai ở đô thị Nhật Ban . Do giá
đất quá đất nên người ta đã tận dụng hết những gì có thể, không muốn dùng đất để làm vỉa hè . Dự tính nếu cứ phát triển như nhịp độ hiện nay
thì các vụ tai nạn giao thông sẽ làm từ 20 đến 25 triệu người Nhật bị thương trong thời gian 15 năm tới , tức là khoảng 1/5 số dân sẽ gặp rủi ro đo tai nạn xe cộ, làm cho nhà sản xuất bị thiệt hại mỗi năm số lượng tài
sản không nhỏ. Nếu căn cứ vào việc Thụy Điển mỗi năm thiệt hại mất
400 triệu đô la thì con số của Nhật trong năm 1969 vào khoảng 5 tỷ đô la
nếu tính mức lương ở Nhật bằng 1/3 Thụy Điển .[14, 37]
Cái giá quá đất cho sự tăng trưởng trên là nguyên nhân dẫn đến sự hoài nghỉ và bất bình của dân chúng đối với Chính phủ. Phong trào đấu
tranh của quan chúng lao động, sự nổi dậy của sinh viên là những biểu
hiện tập trung của sự bất bình đó .
Năm 1968 -1969 biểu tinh của sinh viên nổ ra trên khấp nước Nhật.
với mong muốn xã hội sẽ có tình người hơn , tự do hơn . Còn với nhân dân
do mức sống được cải thiện nên ho đã hướng sự chú ý sang những điều
khiếm khuyết và nhận ra những khía cạnh “kém hoàn hảo” của sự tăng
trưởng. Làn sóng phẫn nộ ngày càng tăng trong dân chúng . Tờ “Asahi Shimbun” đã phát động chiến dich :“T6i địa ngục cùng với GNP” [42 ,347]
và kêu gọi : “ Nếu chúng ta không chú ý , chúng ta có nguy cơ lao vào một
số phận khủng khiếp . Nhìn bể ngoài hình như hiện nay chúng ta đã có được tất cả những cái chúng ta muốn nhưng trên thực tế chúng ta đang
(712/72 1 G8. Frink Flin Thugn
Trang 65
®Xháa Lugn Fé Aghitp SOUTH : Bai Thi Thu Sutony
sống trong một thế giới mà con người không còn được thở khí trời trong
lành, không còn được sống với những dòng nước tinh khiết . Đằng sau những cuộc nổi loạn của thanh niên và học sinh đĩ nhiên là bất bình đối với xã hội , là lòng hoài nghi với cuộc sống mà tuổi thanh niên có cảm tưởng như bị cuốn đi trên một dây chuyển lắp ráp trong sản xuất. Chúng ta bị ai lôi kéo đi và đi đâu ? Có phải chúng ta đang ngồi trên một con tàu tốc hành đi tới địa ngục do một thằng điên cẩm lái không ? Nếu vậy đã
đến lúc phải kêu lên ngừng con tàu đó lại” (50, 265]
Mâu thuẫn kinh tế xã hội dâng lên gay gất và người ta thấy rằng cần phải nhanh chóng có những chính sách để thay đổi tình hình. chính sách đó
không chỉ quan tâm đến sự tăng trưởng kinh tế mà còn chú trọng các giá
trị khác của sự phát triển .
Bên cạnh những mâu thuẫn gay gất trong nước, Nhật Bản còn phải đối đầu với những xung đột quốc tế .
Khi tăng trưởng đã trở thành một thực tế của đời sống quốc gia, các vấn để đã bắt đầu nảy sinh trong phạm vi Nhật Bản thì sự va chạm với
các nước cũng tăng lên mà nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng trưởng quá nhanh về kinh tế của Nhật. Hàng hoá Nhật đã tấn công hau hết thị trường thế giới khiến cho nhiều nước gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với hàng Nhật dẫn đến sự bất mãn ngày càng gia tăng. Thậm chí nhiều quốc gia còn xem Nhật Bản như “một loại quái đị mà Chính phủ và tư
nhân liên kết với nhau để nâng cao sức cạnh tranh và đè bẹp mọi thị
trường”. [42,349]
Hai thị trường lớn của Nhật là Mỹ và Châu Á. Đây cũng là hai thị
trường phản đối chính sách buôn bán của Nhật mạnh mẽ nhất .
Mỹ đã từng dùng Nhật làm căn cứ quân sự phục vụ cho chiến tranh
phi nghĩa của Mỹ . Giờ đây Mỹ nuôi đưỡng tư bản độc quyền ở Nhật là để lợi dụng Nhật tiếp tục phục vụ cho mụch đích xâm lược Châu Á củamình.
Tuy nhiên sự lớn mạnh của kinh tế Nhật đã làm Mỹ lo sợ và sự thật thì nhiều ngành sản xuất của Nhật đã loại đối thủ cạnh tranh là Mỹ.Cán cân
mậu dịch của Mỹ luôn thâm hụt bởi Nhật nên Mỹ đòi Nhật phải từ bỏ
chính sách bảo hộ thuế quan , mở cửa cho hàng hoá nước ngoài, phải hạn
chế xuất hàng sang Mỹ, gánh một số chỉ phí để duy trì các chính quyển thân Mỹ ở Châu A.
Đầu những năm 1970 những cuộc chạy đua quân sự với khối Xã hội chủ nghĩa và sa lay trong chiến tranh Việt Nam khiến kinh tế Mỹ kiệt qué, lạm phát tăng đến mức báo động . Trước tình hình đó Mỹ đã không ngần
ngại trút hậu quả lên đầu Nhật Bản . Trong lúc Nhật Bản đang ngây ngất
(92/1) : G8. Frink Jilin Thugn
Trang 66
Khéa Luin Fit ((giiệp SOTH : Bai Thi Thu Sutong
với những thành quả thu được và sống trong ảo tưởng dẫn đầu thé giới về kinh tế và tạo dựng thế cân bằng với Mỹ thì những đòn kinh tế đơn phương của Mỹ làm cho Nhật choáng váng .Việc Mỹ nối lại quan hệ với Trung
Hoa, việc Mỹ để ra chính sách kinh tế để chống khủng khoảng trong
nước...đã thực sự gây sốc cho Nhật Ban, đó là “ Cú choáng Nichxơn” mà Nhật là nước phải gánh chịu hậu quả nặng nề .
Những biện pháp chống khủng hoảng mà Nichxơn đưa ra vào tháng 8
-1971 chủ yếu là để đánh vào Nhật Bản , từ biện pháp ngừng đổi đô la ra
vàng cho đến việc đặt ra mức thuế phụ thu 10% đối với hàng nhập khẩu .
Mỹ thừa biết Nhat là nước có tỷ lệ đôla trong dự trữ ngoại hối — vàng cao nhất thế giới cũng như việc Nhật là thị trường lớn xuất hàng chủ yếu sang
Mỹ. Với hai biện pháp này Mỹ đã làm cho Nhật thiệt hại lớn về kinh tế.
Mỹ còn cho rằng nguyên nhân chủ yếu khiến hàng hóa Mỹ không cạnh tranh nổi với Nhật chính là do Nhật dam bảo được năng suất lao động tương đối cao trong điều kiện tiền lương thấp, nên để hàng hoá Mỹ có ưu
thế trong cạnh tranh với Nhật Bản biện pháp hiệu nghiệm nhất là nâng giá
đồng yén.Theo tính toán của ngân hang Mitsui, chỉ cần nâng giá đồng yên lên 10% cũng đủ làm cho tốc độ phát triển kinh tế giảm đi 1,5% , xuất khẩu giảm 14% về khối lượng thực tế , 4% về giá trị .Ngược lại nhập khẩu
sẽ tăng lên 4,5%. [50,269]. Chính vì vậy Chính phủ đã tìm mọi cách
chống lại sức ép đòi nâng giá đồng yên của nước ngoài .Việc nâng cao tỷ giá hối đoái được coi là chủ để cấm ky trong các công sở của Nhật Bản.
Tuy nhiên với sức ép ngày càng tăng của Mỹ các nước phương Tây
đều đã thả nổi tỷ giá hối đoái của mình, Nhật buộc phải thả nổi đồng yên.
Trong cuộc hop 10 nước tư bản lớn tổ chức tại Hoa Kỳ tháng 12 -1971
Nhật đã phải nâng giá đồng yên lên 16,88% và tỷ giá hối đoái mới được ấn định là 308 yên ăn | đôla. Giá đồng yên lên mức cao như vậy khiến
việc kinh đoanh của Nhật đã bị giảm sút và đình lại. Nó còn làm thiệt hại
khoảng 2 tỷ đô la trong số lượng dự trữ đô la của Nhật. {36 ,185]
Những đòn tấn công kinh tế của Mỹ làm trim trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1971 ở Nhật Bản, biến nó thành cuộc khủng hoảng kéo dài và sâu sắc nhất kể từ sau cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Dấu hiệu này cho thấy sự bấp bênh của nền kinh tế Nhật Bản, phải chịu sự chi phối
lớn từ bên ngoài.
Nó còn biểu hiện ở sự phụ thuộc gắn như là hoàn toàn vào nguồn nguyên nhiên liệu nhập để rồi vào năm 1973 với cuộc khủng hoảng nang lượng thế giới, Nhật là nước chịu sự tổn thất lớn nhất bởi Nhật phải nhập khẩu tới 90% nhu cầu năng lượng [ 18,42]. Mặc dù trước đó, tư bản Nhật đã
(202/0 : C8. Trink Ciếm Thugn
Trang 67
“Xháa Lagn “7ốt Hghitp SOTH : Bai Thi Tha Song
nhận thấy mối de doa ngày một lớn tình trạng phụ thuộc nguyéu liệu nên
đã tìm mọi cách để phát triển nguyên vật liệu tổng hợp và mở rộng những
nghành công nghiệp có trình độ kỹ thuật cao, đòi hỏi chi phí lao động
không nhiều, chi phí nguyên liệu it. Nhưng tất cả mọi cố gắng đó điều
không thể giải quyết được tình trạng tăng nhanh khối lượng nguyên liệu
cần nhập của nước ngoài do quy mô sản xuất mở rộng .Và với tình trạng
này nhiều ý kiến cho rằng “Nhật Bản là nước dễ bị xáo trộn bởi những sự biến động thế giới” va “chi đáng là một siêu cường quốc bap bênh và day
lo âu”[§,90 -91].
Những đòn tấn công kinh tế của Mỹ, cộng thêm cuộc khủng hoảng
dau mỏ năm 1973, lần đầu tiên kể từ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai tổng
sản phẩm quốc dân chịu tốc độ tăng trưởng 4m(-1,3%) vào năm 1974[18,42}, đặt dấu chấm hết cho sự “thần kỳ” Nhật Bản. Từ đây kinh tế Nhật Bản phát triển chậm lại và dù có những dấu hiệu của sự phục hồi thì nơ cũng không bao giờ vươn tới hai con số như trước đây nữa. Thời kỳ tăng
trưởng cao đã khép lại nhưng đồng thời hàng loạt những vấn dé nan giải mới đã mở ra đòi hồi phải được giải quyết ở trong nước lẫn quốc tế. Đó là kết quả tất yếu của chính sách tăng trưởng nhanh, một chính sách chú trọng quá mức đến tăng trưởng kinh tế mà bỏ quên rất nhiều những giá trị khác của sự phát triển.
Do đó để giải quyết chúng không thể chỉ đưa ra một vài biện pháp riêng lẻ mà phải tiến hành trên quan điểm cơ cấu, đòi hỏi phải có sự nhận thức mới, thay đổi mô hình phát triển và cấu trúc lại nền kinh tế cho phù
hợp với tình hình mới.
02/0 : G8. Feink Ciến Thugn
Trang 68