NHẬT BẢN, GIAI DOAN: 1952 - 1973
1. Những điều kiện quốc tế thuận lợi
Do bại trận nên sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật đã bị quân
Đồng minh, thực tế là Mỹ chiếm đóng. Một trong những mục tiêu của Mỹ
lúc bấy giờ là “Đảm bảo rằng Nhật Bản sẽ không trở thành mối đc đọa đối với Mỹ hoặc đối với hòa bình và an ninh thế giới”. Muốn vậy “ cơ sở kinh tế hiện có của sức mạnh quân sự Nhật Bản phải được phá hủy và không được phép phục hồi” [42, 195]. Nhật chỉ được phép phát triển những ngành công nghiệp có thể duy trì được trình độ kinh tế cơ bản và mức sống
“không cần phải cao hơn các nước Châu Á mà Mỹ xâm lược” (42, 199].
Như vậy, sự phát triển kinh tế Nhật bị gò vào một khuôn khổ nhất
định, bị hạn chế đến mức tối đa nhất và kèm theo đó là một khoản bồi thường chiến tranh lên đến 1.446 tỉ yên (giá 1939) [5, 345]. Thậm chí Mỹ
còn gây khó khăn như yêu cầu Nhật phải trả khoản bồi thường này bằng hiện vật, qua việc chuyển giao các cơ sở và thiết bị công nghiệp. Nhật sẽ phải tháo gỡ các phân xưởng của mình, sau đó vận chuyển và lắp đặt tại
các quốc gia nơi mà quân đội Nhật Hoàng đã thực hiện các tội ác man rợ
nhất. Sở di Nhật không được phép trả những khoản bồi thường dưới dang thành phẩm vì Mỹ sợ cách làm này sẽ tạo điều kiện cho Nhật tăng cường
khả năng công nghiệp của mình. Danh sách 1000 phân xưởng được chuẩn bị sẩn sàng và người ta cho rằng “Nước Nhật sẽ không bao giờ có thé ngoi
lên một mức sống cao hơn các nước Châu Á khác nếu 1000 phân xưởng ấy
thực sự được tháo gỡ và chuyên chở khỏi nước Nhật”, chấc chấn “ Nhật sé
gặp những trở ngại to lớn trong việc tái thiết kinh tế” [1,41] Tuy nhiên, kế hoạch này không được tiến hành theo dy định và tiền bồi thường đã được
giảm tới mức thấp nhất do chuyển biến của tình hình quốc tế
(212/0) : G8. Trink Ciiếm Thugn
Trang 69
Khéa Luin Fé (giiệp SOTH : Bai “Thị Thu Suong Cuối năm 1946 trở đi “chiến tranh lạnh” Mỹ - Xô càng trở nên căng
thẳng. Để thực hiện chiến lược toàn cầu, Mỹ đẩy mạnh kế hoạch Marshall,
khôi phục các nước tư bản lớn ở Châu Âu nhằm bao vây Liên Xô. Nhờ đó các nước Tây Âu đã phát triển kinh tế, mở rộng thị trường, tạo ra môi trường thuận lợi cho nền kinh tế Nhật Bản. Riêng ở Châu Á, cuộc nội
chiến giữa Đảng Công Sản và Quốc Dân Đảng ở Trung Quốc ngày càng quyết liệt và ưu thế nghiêng vé phía Đảng Cộng Sản làm cho Mỹ lo lắng,
hướng đến Nhật Bản xem như “bức tường” vững chấc nhất có thể ngăn can
sự phát triển của Chủ nghĩa cộng sản ở Châu Á. Nước Cộng Hòa Nhân
Dân Trung Hoa ra đời (10 —1949) buộc Mỹ thay đổi ý định, từ trừng phạt Nhật Bản chuyển sang nâng đỡ và phát triển nền kinh tế, quân sự của
Nhật. William Drapes, thứ trưởng Quốc phòng Mỹ công khai tuyên bố :*®Chính sách chiếm đóng phải thay đổi và Nhật Bản phải được tái thiết
một cách nhanh chóng” [42, 228].
Để thực hiện ý 46 của mình, cuối năm 1946 Mỹ bắt dau viện trợ
lương thực cho Nhật Bản. Đầu năm 1947, Mỹ tiếp tục viện trợ cho Nhật dầu mỏ, quặng sắt và một số nguyên liệu khác phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Riêng về tiền bồi thường chiến tranh, qua hai lần đến thăm Nhat Bản, các phái đoàn Mỹ đã tuyên bố giảm số tiền này xuống chỉ còn 0,6 tỷ
yên |5, 345].Với số tiền này, Nhật chẳng còn phải lo lắng về khoản nợ phải trả nữa. Việc Mỹ giảm tiền bổi thường chiến tranh cho Nhật Bản là nhằm sử dung Nhật Bản vào mục đích chính trị, biến Nhật thành đồng
minh chiến lược của Mỹ ở Châu A.
Bước sang năm 1948, Mỹ tiếp tục đẩy mạnh chính sách thay đổi nên kinh tế Nhật Bản. Sự thay đổi đó được tập trung ở ba nội dung sau :
thứ nhất là nhanh chóng ngăn chặn chính sách lạm phát đang diễn ra ở Nhật. Thứ hai là đặt tỷ giá hối đoái thống nhất, tạo điều kiện cho Nhật
tham gia vào kinh tế thương mại thế giới. Thứ ba là cho phép các xí nghiệp tư doanh của Nhật tổn tại thông qua con đường tự do cạnh tranh.
Để thực hiện yêu cầu trên, Mỹ đã cho phép nới lỏng việc thực hiện
các chính sách chống độc quyền và luật thủ tiêu “su tập trung sức mạnh
kinh tế quá mức”. Déng thời Tổng thống Mỹ Truman đã cử Joseph M.Dodge - Tổng giám đốc ngân hàng Detroit tới Nhật bản làm cố vấn cho
Tư lệnh tối cao lực lượng Đồng minh. Dodge đưa ra ba chính sách để đẩy
lùi nạn lạm phát là: cân bằng ngân sách, công khai và bãi bỏ hết các
(⁄212///) : C18. Frink Fiin Thugn
Trang 70
Khéa Lun “7ất ⁄giiệp SOTH : Bai “Thị Thu Song
khoản trợ cấp va đình chỉ moi khoản vay mới của Ngân Hang Tái Thiết Nhật Bản. Với kế hoạch này nạn lạm phát đã bị chặn đứng, giá cả trên thị
trường tự do và chợ đen đã bắt đầu hạ xuống. đời sống nhân dân được cải
thiện một bước khá rõ rệt.Với kế hoạch này từ năm 1949 số dư ngân sách
của Nhật đã tăng lên , nạn lạm phát nhanh chóng được đẩy lùi.
Để kinh tế Nhật có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế, Dodge định
ra tỷ giá hối đoái mới cho Nhật Bản vào tháng 4 -1949 là 360 yên /1 USD.
Tỷ giá này đã ghìm đồng yên xuống thấp hơn so với trước đây khiến hàng hoá Nhật có thể cạnh tranh được với các nước, đưa Nhật thoát khỏi tinh trạng bị cô lập quốc tế. [42, 234].
Một cơ hội thuận lợi khác trực tiếp tác động tới nền kinh tế Nhật Bản, đem lại cho nước này những nguồn lợi to lớn, đó là cuộc chiến tranh Triéu Tiên (1950 —-1953). Cuộc chiến tranh này được ví như “ngọn gió thin” thổi vào nền kinh tế Nhật Bản. Với hàng loạt những đơn đặt hàng
mua vũ khí, quân trang quân dụng phục vụ cho chiến tranh của Mỹ, nên
công nghiệp Nhật đã hoạt động sôi nổi và như héi sinh trở lại. Nguồn
ngoại tệ thu được từ những khoản chỉ của giới quân sự được gọi là “thu
nhập đặc biệt”. Năm 1951, số ngoại tệ này lên tới 592 triệu đô la, năm
1952 trên 800 triệu đô la và năm 1953 bằng 60 - 70 % giá trị xuất khẩu của Nhật Bản[36, 109]. Nhờ số tién này đã giải quyết ngay được nạn thiếu hụt cán cân thanh toán, có vốn đầu tư vào máy móc thiết bị và đổi mới kỹ thuật. Nó còn tác động đến cơ cấu công nghiệp Nhật Bản, khiến Chính phủ trong những năm 1951, 1952 liên tục để ra chính sách tích lũy
vốn và ưu tiên hỗ trợ cho bốn ngành công nghiệp chủ chốt là điện lực,
than, thép và đóng tàu, tạo diéu kiện cho công nghiệp Nhật Bản phat triển mạnh.
Tiếp theo cuộc chiến tranh Triểu Tiên, chiến tranh Việt Nam được
ví như “ngọn gió thần thứ hai" thổi vào nền kinh tế Nhật Bản. Trong cuộc
chiến tranh này Nhật Bản được xem như một cơ sở hậu cin quan trọng cung cấp vũ khí và phương tiện chiến tranh cho Mỹ. Trong những năm 60,
Nhật nhận được từ Mỹ những khoản thu mua đặc biệt, đây là nguồn ngoại tệ đáng kể. Ngoài số tiền thu được trực tiếp của quân Mỹ trên đất Nhật
OBIOD : G8. Frink Ciến Chuậm
Trang 71
%Xkóa “Cuận Fé Ughi¢p SOUTH : “Bùi Thi Thu .Šương
(nơi quận Mỹ đóng trong chiến tranh Việt Nam), sản xuất 46 dùng phục vụ
chiến tranh cho Mỹ... Nhật Bản còn thu được lợi lớn trong quan hệ buôn
bán với Việt Nam và với các nước sang Việt Nam hay cho Mỹ sử dụng cơ
sở quân sự trên lãnh thổ của họ để phục vụ chiến tranh cho Mỹ. Lợi nhuận của Nhật do chiến tranh Việt Nam đem lại trong những năm 1965 - 1968
ước tính khoảng 1 tỷ đô la [19, 24].
Để kinh tế Nhật được tự do phát triển, Mỹ cũng chủ trương chấm dứt
công cuộc chiếm đóng và với hai hiệp ước được ký là Hiệp ước hòa bình
San Francisco (9/1951) và Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật (5/1952) Nhật đã
có điểu kiện để bước vào thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng và phát triển nền
kinh tế với tốc độ nhanh chóng tạo ra tích lũy tư bản và sử dụng kỹ thuật
nước ngoài.
Ngoài những thuận lợi trên, kinh tế Nhật trong giai đoạn 1952 - 1973 phát triển nhanh chóng và đạt tốc độ cao do đây cũng là thời kỳ kinh tế thế
giới phát triển nhanh. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, Tổng sản phẩm
nội địa (GDP) của các nước trên thế giới từ 1950 -1970 tăng với tốc độ 5%
mỗi năm, khối lượng buôn bán thế giới tăng 3 lần và bình quân mỗi năm
đạt 7,6 % [36, 1 17].
Thời kỳ này, khoa học kỹ thuật trên thế giới cũng phát triển với tốc độ cao. Những phát minh của phương Tây tao điểu kiện cho Nhật áp dụng
vào sản xuất, vừa nhanh chóng, lại vừa cho năng suất cao. Cùng với những
thành tựu của khoa học kỹ thuật, sự ra đời của tổ chức “Hoạt động chung
về thuế quan và mau dịch” (GATT) cùng “Quỹ tiền tệ quốc tế” (IMF) cũng
là những yếu tố quan trọng giúp kinh tế Nhật phát triển nhanh chóng. Nếu như GATT đã góp phan tạo hiệu quả trong việc giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan, thủ tiêu những phân biệt đối xử trong mậu dịch quốc tế
thì IFM lại góp phần tạo ra môi trường tién tệ ổn định hơn cho mậu dich
quốc tế. Nó bảo vệ chế độ tỷ giá hối đoái cố định và giao dịch quốc tế tự do hơn bằng cách buộc các nước thành viên loại bỏ những hạn chế đối với
mau địch. Với nền kinh tế gắn liền với ngoại thương như Nhật Bản thì việc
gia nhập vào GATT và IMF không chỉ giúp Nhật tăng cường khả năng
ngoại thương mà còn góp phẩn tăng hiệu quả kinh tế, đưa các Công ty Nhật Bản tham gia vào cạnh tranh quốc tế.
Một diéu kiện thuận lợi khác mang lại cho Nhật Bản phát triển kinh
tế là nguồn nguyên, nhiên liệu trên thị trường vào thời gian này giá hạ, dé khai thác và ổn định lâu dài. nhất là nguồn vật tư phục vụ cho công nghiệp
202/0) : G3. Frink Flin Thugn
Trang 72
%Xkáa Luin Fé Aghi¢p SOTA : Biri Thi Thu Sung
nặng và hóa chất. Chẳng han như ở Trung Đông từ 1950 -1960, dầu lửa giá thành hạ và ổn định. Trong diéu kiện đó Nhật Bản có thể mua dầu thô dễ
dàng với khối lượng lớn. Giá cả các loại vật liệu sơ chế đặc biệt là quặng
sắt cũng tương đối ổn định, nhờ đó các diéu kiện thương mại của Nhật Bản phát triển, những cơ sở công nghiệp lớn dọc bờ biển với các tàu chở dầu và
tàu chưyên dụng lớn góp phan giảm chi phí vận tải, phát huy hơn nữa thế
mạnh của cơ cấu công nghiệp và cơ cấu xuất nhập khẩu.
Trên đây là những điều kiện quốc tế thuận lợi đã góp phần tạo nên sự tăng trưởng của kinh tế Nhật Bản. Tuy nhiên để đạt tới sự “thần kỳ kinh tế” thì điểu quan trọng mang tính chất quyết định lại là những nguồn lực trong nước và khả năng vận dụng một cách tối ưu những nguồn lực đó cho tăng trưởng. Đó cũng chính là những bài học cho các quốc gia đang trên
đường xây dựng và phát triển nền kinh tế của mình.