NHẬT BẢN, GIAI DOAN: 1952 - 1973
2. Những điều kiện trong nước
2.5. Cơ cấu hai tầng
Nói đến thành công của kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952 -
1973 không thể không để cập đến “co cấu hai ting”. Đây là một đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Nhật Bản và cũng là một trong những nhân tế đã
làm nên sự “tái sinh kỳ diệu” cho nên kinh tế Nhật sau chiến tranh.
Cơ cấu hai tầng của nền kinh tế Nhật Bản, đó là việc tổn tại song
song hai khu vực sản xuất : khu vực sản xuất hiện đại qui mô lớn và khu vực sản xuất truyền thống, kinh doanh nhỏ. Dĩ nhiên ở đây chỉ để cập đến
vai trò to lớn của khu vực sản xuất truyền thống, kinh doanh nhỏ đối với sự
phát triển của nền kinh tế Nhật sau chiến tranh.
Thật ra, khu vực sản xuất truyền thống, kinh doanh nhỏ đã bị Chính phủ giải tán ngay trong chiến tranh thế giới thứ hai do nó không phục vụ
cho mục tiêu quân sự. Tuy nhiên, khi chiến tranh qua đi, nén kinh tế tự do cạnh tranh được xác lập nó đã xuất hiện trở lại và phát triển mạnh mẽ.
Năm 1966, trong tổng số 4.365 ngàn xí nghiệp thì loại xí nghiệp rất nhỏ
(tức là từ 1 đến 9 công nhân) đã chiếm tới 3.762 ngàn xí nghiệp, số xí
22⁄0 : C8. Teink Ciiếm Thugn
Trang 93
khóa -Cuận “7ết Aghi¢p SUTH : Bai Thi Thu Stony
nghiệp nhỏ ( từ 10 đến 100 công nhân ) là 267.000 xí nghiệp. Như vậy cả
hai loại đã chiếm đến 99% tổng số xí nghiệp. Riêng về số công nhân làm việc, cả hai loại trên chiếm tới 76% trong tổng số công nhân. Sự gia tăng các xí nghiệp nhỏ và công nhân làm việc trong khu vực này cũng rất đáng kể. Từ năm 1963 — 1966 tức trong khoảng 4 năm số xí nghiệp rất nhỏ đã
tăng thêm 255.000 xí nghiệp và 4.645 ngàn công nhân. [55, 253]
Kinh doanh nhỏ phát triển mạnh trong các ngành thương mại, phục
vụ (ở Nhật Bản cứ 73 người dân thì có một cửa hàng bán lẻ, 91% số cửa
hiệu này có dưới 4 nhân viên).
Khu vực này phát triển mạnh cả ở ngành công nghiệp.Năm 1966
trong 594.832 xí nghiệp công nghiệp chế biến, số xí nghiệp rất nhỏ (1 — 9 công nhân) là 433.431. Ngay cả trong những ngành công nghiệp do độc quyền khống chế như sản xuất kim loại đen, kim loại màu, chế tạo máy ...
vẫn tồn tại những xí nghiệp loại này.
Trong nông nghiệp sản xuất nhỏ cũng rất phổ biến. Đến đầu năm 1967, số nông hộ có dưới 2 hecta chiếm 94,5% tổng số nông hộ, trong đó số có dưới | hecta chiếm 69%, dưới 0,5% hecta chiếm 37%.
Nguồn gốc của sự tổn tại khu vực kinh doanh nhỏ chính là sự phát triển kết hợp của chủ nghĩa tư bản và chế độ phong kiến Nhật. Thêm vào
đó trong diéu kiện chưa thể một lúc hiện đại hóa toàn bộ nền kinh tế, chủ
nghĩa tư bản độc quyền Nhật đã tập trung vốn để phát triển khu vực sản
xuất lớn hiện đại, đồng thời duy trì và triệt để lợi dụng khu vực sẵn xuất
nhỏ, biến nó thành nguồn tích lũy quan trọng để tiếp tục đầu tư cho khu vực sản xuất lớn. Có thể nói, khu vực sản xuất nhỏ có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển kinh tế. Trước hết, nó đã thu hút lao động “thừa” của xã hội vào guéng máy sản xuất, vừa tạo ra của cải cho xã hội, lại góp phần ổn định việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp.
Ở các khu vực sản xuất nhỏ, người lao động bị bóc lột thậm tệ, giờ
làm việc có khi tới 17, 18 tiếng, không có ngày nghỉ, lương thấp (bằng khoảng 1/3 lương công nhân ở khu vực xí nghiệp lớn), diéu kiện làm việc
ẩm thấp, thiếu thốn các phương tiện bảo hiểm, y tế .... Đó là nguyên nhân
đưa đến nguồn tích lũy lớn cho các nhà tư bản. Ngoài ra, nó còn tạo điều kiện để cho tư bản độc quyển bóc lột ở các xí nghiệp lớn. Chẳng hạn như chúng luôn đem mức lương và diéu kiện làm việc của công nhân ở các xí nghiệp nhỏ để gây áp lực đối với công nhân các xí nghiệp lớn buộc họ phải
OBIOD : T&S. Frink Ciến Thugn
Trang 94
Rhea Lugn Fé Ughiép SOTH : Bai Thi Thu Sdong
lao động đạt hiệu quả hơn, trau dổi năng lực làm việc nhiều hơn. Đó cũng là lý do tại sao năng suất làm việc của công nhân Nhật Bản rất cao, thậm chí cao hơn nhiều nước tiên tiến khác nhưng tiền lương mà họ nhận được còn ở mức thấp. Công sức mà họ đổ ra lại dốc hết vào túi của tư bản và tạo ra tích lũy cho chúng. Việc tổn tại khu vực kinh doanh nhỏ còn tạo điều kiện cho tư bản có thể thuê nhân công lúc họ sung sức nhất, để rồi sau đó thải họ với khoản trợ cấp ít di, bởi chúng biết rằng số người này vẫn có thể
sống được trong khu vực kinh doanh nhỏ.
Cuối cùng, tư bản độc quyền còn sử dụng khu vực này như một “cái
đệm” rất linh hoạt trong việc điều chỉnh kinh tế có lợi cho chúng. Trong điều kiện thống trị của độc quyền, khu vực kinh doanh nhỏ không thoát khỏi sự khống chế của các trùm tư bản. Khi kinh doanh phát triển, khu vực sản xuất nhỏ là địa bàn rộng lớn cho xí nghiệp độc quyền mở rộng nhanh chóng sản xuất bằng chế độ gia công đặt hàng, tư bản lớn gián tiếp bóc lột lao động rẻ của xí nghiệp nhỏ mà không phải bỏ vốn cố định ; đồng thời khu vực này còn là nguồn bổ sung nhân công có trình độ nghề nghiệp nhất định cho công nghiệp lớn. Khi kinh doanh kém phát triển, vì quyền lợi riêng, họ thu hẹp hoặc cất nguồn hàng gia công cho xí nghiệp nhỏ. Lúc đó xí nghiệp nhỏ sẽ là nơi gánh chịu hậu quả kinh tế đầu tiên. Nó chẳng khác gì là vật hi sinh, thí mạng cho sự tổn tại vững chắc của các xí nghiệp lớn,
giúp chúng vượt qua sóng gió của các cuộc khủng hoảng chu kỳ [36, 176 —
177]
Như vậy, xét ở khía cạnh này, lịch sử “câu chuyện thần kỳ về kinh tế
Nhật" là lịch sử bóc lột người lao động trong những xí nghiệp nhỏ và vừa
bằng những thủ đoạn nghiệt ngã, là lịch sử biến các xí nghiệp nhỏ và vừa
thành vật hi sinh cho lợi ích của tư bản độc quyền. Tuy nhiên, cũng nhờ sự hi sinh đó mà các công ty, xí nghiệp lớn không ngừng phát triển và giữ
được vị trí vững chắc ở thị trường trong nước cũng như trên trường quốc tế, đem lại nguồn thu lớn cho quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Lý do khiến khu vực sản xuất truyền thống, kinh doanh nhỏ có thể
tồn tại và thích ứng mạnh mẽ trong diéu kiện hiện đại hóa cao ở Nhật Bản được giải thích bởi các yếu tố như : trình độ giáo dục cao và đạo đức làm việc tốt của người Nhật Bản; vai trò của các công ty thương mại tổng hợp
(Sogo Shosha) và vai trò của Chính phủ Nhật Bản thông qua việc thực hiện
các chính sách bảo vệ và phát triển khu vực sản xuất truyền thống này.
(292/0 : G8. Feink Flin Thugn
Trang 95
“hóa -Đuậm ốt Aghi¢p SOUTH : Bai Thi Thu Suteng
Có lẽ không cẩn phải nhắc lại trình độ giáo duc cao va dao đức là
việc tốt của người Nhật Bản vì đã để cập khá kỹ ở phần trên. Riêng về các
công ty thương mại tổng hợp (Sogo Shosha), giữ vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của các công ty vừa và nhỏ. Ngoài việc đảm nhiệm
các hoạt động mua bán, các công ty này còn mua nguyên liệu, máy móc,
thu thập thông tin về thị trường và kỹ thuật, tìm kiếm các nguồn tài chính
cho các hãng sản xuất quy mô nhỏ và vừa.
Về vai trò của Chính phủ, năm 1957 đã ban hành “Luật về các tổ chức kinh đoanh vừa và nhỏ” cho phép các nhà kinh doanh nhỏ cùng nhau
lập hội để giúp nhau góp sức, góp tiền vào sản xuất. “Luật cơ bản vẻ kinh
doanh nhỏ” thông qua năm 1963 quy định quy mô các cơ sở kinh doanh
nhỏ, quy định trách nhiệm hợp lý hóa sản xuất nâng cao hiệu quả kinh
doanh. “Luật đẩy mạnh hiện đại hóa kinh doanh nhỏ” quy định về chế độ
cung cấp tiền vốn và hướng dẫn hoạt động cho các cơ sở kinh doanh nhỏ, xác định các loại nghề ... Nhìn chung Chính phủ đóng vai trò rất lớn trong việc thông qua các chính sách bảo vệ và phát triển đối với khu vực sản xuất truyền thống này.
Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế, song chính sự tổn tại của khu vực sản xuất nhỏ, truyền thống là cái giá đỡ vững chắc cho “nền kinh tế bấp
bênh” của Nhật và như thế việc duy trì và phát triển “cơ cấu hai ting”
chính là một trong những nhân tố quan trọng đã đưa lại thành công cho nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952 - 1973,
Hiện nay, người ta đang nói đến sự xói mòn của cơ cấu này theo nghĩa là nó không còn thuận lợi cho sự tăng trưởng kinh tế như trước đây nữa đo tiền lương của các hãng nhỏ đã tăng rất nhanh từ cuối những năm