1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục tiểu học: Thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học môn toán lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực

138 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học môn toán lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực
Tác giả Nguyễn Ngọc Luõn
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Ngọc Đan
Trường học Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 40,02 MB

Nội dung

Cụ thé có thé ké đến công trình của Marleni năm 2023 vẻ sử dụng DDDH dé cai thiện việc học của HS bằng cách sắp xếp ĐDDH phi hợp với các khái niệm học tiếng Anh và kết hợp chúng vao các

Trang 1

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

THIET KE VÀ SU DUNG DO DUNG DAY HOC

MON TOAN LOP 4 THEO DINH HUONG

PHAT TRIEN NANG LUC Chuyên ngành: Giáo dục Tiểu học

Thành phố Hồ Chí Minh - 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DUC VÀ DAO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HÒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

THIET KE VÀ SU DUNG DO DUNG DAY HOC

MON TOAN LOP 4 THEO DINH HUONG

Chuyên ngành: Giáo dục Tiểu học

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Ngọc Dan

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Luân

Mã số sinh viên: 46.01.901.214

Thành phố Hồ Chí Minh - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Người nghiên cứu xin cam đoan day là nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng

dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Đan — Giảng viên Khoa Giáo dục Tiêu học Trường Đạihọc Sư phạm Thành phó Hồ Chí Minh Các số liệu và kết quả trình bày trong báo cáo

là trung thực, có nguôn gốc rõ rang, được thu thập trong quá trình nghiên cứu va chưa

từng được công bố trong bat cứ công trình nao khác.

Sinh viên

Nguyễn Ngọc Luân

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Dé có thé hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này, bên cạnh sự cô gắng va

nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ và giúp đỡ trong suốt quatrình nghiên cứu Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc!

Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Ngọc Đan — Giảng

viên Khoa Giáo dục Tiéu học Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã

đồng ý nhận lời hướng dan tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp đưa ra những lời nhận

xét, góp ý quý báu cũng như luôn chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện

nghiên cứu.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Thay Dương Tran Bình - Hiệu trưởng Trường Tiéu

học Lê Đức Tho, quận Go Vấp, Thành phô Hồ Chí Minh cùng Cô Dinh Lê Bảo Trân

- Khỗi trưởng khối 4 đã tạo điều kiện dé tôi có thé tiến hành thực nghiệm đề tai tạilớp một cách thuận lợi nhất và đạt được các kết quả tích cực

Bên cạnh đó, góp phần tạo nên thành công cho khóa luận tôi xin gửi lời cảm

ơn sâu sắc đến bạn Minh Thư, bạn Hải Vân, bạn Thanh Tâm, bạn Bích Trâm, emThanh Tan khoa Giáo dục Tiêu học đã hé trợ rất nhiều cho tôi trong quá trình lấy số

liệu.

Trong quá trình nghiên cứu, khó tránh khói những thiếu sót, tôi rat mong nhận

được những ý kiến đóng góp của Quý Thay Cô dé khỏa luận được hoàn thiện hơn.

Xin gửi đến Quý Thay Cô lời chúc sức khỏe và hạnh phúc!

Xin chân thành cam on!

Sinh vién

Nguyễn Ngọc Luân

Trang 5

3 Mục đích.inghiÊn:CỨU:::::::ccoccoccicaoiiiiiiboiioiiiiiiA0102310313023253818318146556535655566568 15

4 Nhiệm vụnghiên CO sis cssississsisisassoissssssaasasssteassanssossssoaiesassaeassasasaaseosssosavesiseoutes 16

5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 6 S2 St s2 211121 se l6

6 Phương pháp nghiÊn CMU ;¡.¡¡cccceiccoiniioeniiaitiniiLA0108111211144112511161183321641483515838685556 17

7 Giả thuyết khoa hỌc -s- 2c 2S E13EE1121112111 1111112111 111 11 Hư Hư ưnư 17

BR Dorn rei 0 OR essa sẽ ẽa ẽs ẽẽễ s.ê ẽ 18

9 Cau trúc của khóa luận tốt mghiép oo ccsccesseessecssecssecsseessecsseesseeseeseeee: 18

NÓI ING a ssssscssssssisssssesesssccsssasssssssscsssssssscssccssasssisseseceesssiassssssesssisessessssssasseasssies 19

CHUONG 1 CO SO Li LUAN VA CO SO THUC TIEN VE DO DUNG DAYHOC TRONG DAY HOC MON TOAN THEO DINH HUONG PHAT TRIEN

TA NET ssceaccesscscsssssazsscestcssecssatassanesnessacascssnsscessasnecasnsssssazsassnassccssssnsoisaescssecaeeatics 19

1.1 Cơ sở lí luận về đỗ dùng dạy học trong day học môn toán theo định hướng phát

PTSD AN ÏỨG:.::::::::::::::z2:::22:221242125293252216332822563329553563358385633852856335533583853693559536352822563 19

1.1.1 Một số van dé liên quan đến đồ dùng day học 2 525-55cc- 19

1.1.2 Định hướng phat triển năng lực môn toán ở cấp tiểu học 33

1.1.3 Đặc điểm tâm sinh lí của HS lớp 4 4i883š8838838358355385583853359618ã8ã38 35 1.2 Cơ sở thực tiễn về đồ dùng đạy học trong đạy học môn toán theo định hướng

Phat ISM MANS |ÑÍÔ!iiisiitcsitcin2010211061212211121192012211385388561921164958653545384888818184058653845363ã354 38

TIEUIKET GHUƯONG i sissssssssscssssscsscssssscessssssncsssssssnssssssssssssssscasassssesssasssssansssssiens 41

CHUONG 2 THIET KE VA SU DUNG DO DUNG DAY HQC TRONG MOT

SO NOI DUNG KIEN THUC MON TOÁN LỚP 4 THEO ĐỊNH HƯỚNGEHAT TRIÊN NĂNG LUG ssssssssssssansssssnssssnssssusasssnsssnnsssansssssnsssansssuassssnnasssasssaniss 42

Trang 6

2.1 Nguyên tắc thiết kế và sử dụng đồ dùng day học ©-2-5cscccccc- 42

2.1.1 Nguyên tắc thiết kế đồ dùng day học 22 c2cccccczeccrrrcrerrccee 422.1.2 Nguyên tắc sử dụng đồ dùng day học 2 2-25+cccscczcsrzccre 44

2.2 Quy trình thiết kế đồ dling day học 222-5222 2202522222222, 46

2.3 Thiết kế đồ dùng day học 0:22 St 0 121112112210711021 011111 pro, 49

2.3.1 Mô hình '“Biều đồ cột ” ¿:- sc 221222122122111111211221122112 21121112111 sec 50

2.3.2 Mô hình “Hp số triỆu'” -¿ s29 EESEE222212711271112111 211.211 11.21 e2 52

2.3.3 Mô hình “Vong xoay cấu tạo số”” -s-c2cc 22211221122 crrrrrrrrreee 55

2.3.4 Mô hình “Geo Square Boarửở” :-.: ccc-cci-cciciieeiissiisasse-csae 57

2.4 Sử dung đò dùng dạy học trong một số bài học cụ thê - 60

PIR UKE 8); L0 (p7 10 TT ch hi T0 7v 1 T1 cv Ti 67

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM s-cssccsssocsseoesse 68

3.1 Mụe:đich thực nghiỆH: :-:::-:::-:: :: ::::::-:- 2i cnpc202000200028125071230125135.gãa 5g 68

3:2; Phương pháp thực nghitm ss ssscsssssssssssasissssessssesvessssoassoasseassossseneieestsnessessvoasees 68

3.2.1 Đối tượng và thời gian thực NQhIEM «0 ccc esseesseesseesseeseesseeesveneeenneeens 68

3.2.2 Quy trinh thực nghiGM woo ccccsecscceeccecscstseesseesseccsccsssesecsseesseesnneenens 69 3.2.3 Thu thập vả xử LE dữ lIỆN: ccccccoccoccocccin SỈ H2" Ỷ0214201Ÿ610144lŸ6 69

3.3 Kết quả thực nghiệm sư phạm 2-22 22£EEZ£EEE£ECzztzettrzrrrzrercvree 71

3.3.1 Kết qua định lượng về kiến thức - kĩ năng Toán học 71

3.3.2 Kết quả định lượng về thái độ với Toán học 2-52225c2scczz 73

3.2.3 Kết quả định tính 2-2-2222 1 2112211112112 117117732221117 2111023 22ecreC 753.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm - 2-22 2222 2222222252222 cxze 79TIEURKETCEHHPNGS -.-.- - 82BRET USAIN VAL IRON NG UID assssssccssssssssssssssssscssscsssscasssassscasssoasscvasssssssvsassaasessssass 83

N40 ịaccadiidiiaảÁẢÁẢÝ 83

2 Kiến nghị ssaususseceuseiseiisavetessteatssstvactiseivearsnsits ssansussesssnsiiensies 84

HAN CHE VÀ HƯỚNG PHÁT TRIEN CUA ĐÈ TAL .s ss-s+ 84

1 Han S0 84

2 Hướng phát triển của đề tai o.oo ccccecceeceesesescsssssseeseeseeeecesecssesserseesseeneceseeseseees 84

Trang 7

DANH MỤC VIET TAT

D6 dùng day học

Giáo viên Giáo viên chủ nhiệm

Trang 8

Bảng 2.2 Quy trình thiết kế mô hình hộp số triệu -2 52-5222222c2zzcczzccsz2 54

Bang 2.3 Quy trình thiết kế mô hình vòng xoay CU tạo $6 cccccecccccssseesceesseeeeseees 57

Bảng 2.4 Quy trình thiết kế mô hình Geo Square Board -552 39

Bảng 2.5 Tóm tắt hoạt động day học áp dụng mô hình biểu đồ cột 61 Bang 2.6 Tóm tắt hoạt động dạy học áp dung mô hình hộp số triệu 65

Bảng 3.1 Kiểm tra mau kiến thức - ki năng Toán trước và sau TN của lớp TN 71

Bang 3.2 Kiểm tra mẫu kiến thức — kỹ năng Toán trước và sau TN của lớp ĐC 72 Bảng 3.3 Kiểm tra mẫu kiến thức — kỹ năng Toán sau TN của hai lớp TN và ĐC.72 Bảng 3.4 Kiểm tra mẫu thai độ với môn toán trước và sau TN của lớp TN 73

Bảng 3.5 Kiểm tra mau thái độ với môn toán trước và sau TN của lớp ĐC 74

Bảng 3.6 Kiểm tra mau các biển thứ cấp trước va sau TN của lớp ĐC 75

Trang 9

Sơ đồ đặc trưng và chức năng của ĐDDH -.2¿ 222 2s2c5zze- 27

Quy trình thiết kế DIDDH 2-22 22222252S12221E223E75322222222222222-222, 49Bản thiết kế mô hình biểu đồ cột titi41821885303531881338053388518438188 51

Mô hình biểu đồ COt Le eecceeeceeccssssssecscennnecseessnaneesestnnetessnnneeeecanneeeecennnseees 52Ban thiết kế mô hình hộp số triệu cccsccsssessseessesssscssesssesssesseesneesreeseen 54

Mô hình hộp số triệu -2- 22 22222322 32211211 11 1122157102102 cre 55 Ban thiết kế mô hình vòng xoay cấu tạo SO ccccscssesssessseessesseeseeseeeeee $6

Mô hình vòng xoay cầu tạo SO vececccssecessessecessessesessceesessecessessecssessesesseaees 57

Ban thiết kế mô hình Geo Square Ioard 22:-55222scccscccssec 59

Mô hình Geo Square Board - - - HH HH, 60

Quy inlithựe nghiỆP‹::::::::::::::s::c-:c::c:cc:ic20:c002222222022220222002311221265g1-0i28 69

Biéu đỏ thé hiện tỉ lệ hoàn thanh câu hoi vận dụng cao của lớp TN 73 Biêu đô thé hiện tỉ lệ hoàn thành câu hỏi vận dụng cao của lớp ĐC 73

Hoạt động thực hành của AS cc¿‹ccccocccccooeioeoienioeiiesorosroeeosessroe 77

Hoạt động thực hanh thống kê của HS 2-22 ©22zcccczceczzree 78

Hoạt động khám phá — nhận biết biéu đồ cột của HS 80

HS tích cực làm việc nhóm trong các hoạt động - 81 Höạt động tượng tác của US csccssccsssesssassssassessscesssassenassaasoasssessecssseaszsosace 81

Trang 10

MỞ ĐẢU

1 Lí đo chọn đề tài

Sự đồi mới nên giáo dục mang đến nhiều cơ hội và hoạt động thiết thực nhằm phát

triển người học một cách toàn điện Nghị quyết 29-NQ/TW đã chỉ rõ “chuyén mạnh quá

trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toản điện năng lực (NL) và

phâm chất (PC) người học Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà

trường kết hợp với giáo dục gia đình va giáo đục xã hội” Nghị quyết cũng tập trung vào

sự phát triển đối với đối tượng người học phát huy NL và PC của học sinh (HS) “đổi

mới mạnh mẽ phương pháp day và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ

động, sáng tạo và vận dụng kién thức, kỹ năng của người học; khắc phục lỗi truyền thụ

áp đặt một chiều, ghi nhớ may móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích

tự học, tạo cơ sở dé người học tự cập nhật và đổi mới tri thức kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ

thông tin và truyền thông trong day và hoc.” (Dang Cộng Sản Việt Nam, 2013).

Trước sự đôi mới và những yêu cầu vẻ công dan toàn cau, việc kết hợp phát triển cho

HS sử dụng kiến thức Toán học dé giải quyết các van dé trong học tập và cuộc sống ở

giáo dục phô thông là cần thiết Chương trình Giáo dục phô thông môn toán 2018 (CT

GDPT 2018) đã dé cập đến vai trò, vị trí của môn toán như sau: “Joan học ngay cảng

có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, những kién thức và kĩ năng toán học co bản đã giúp

con người giải quyết các van đề trong thực té cuộc sống một cách có hệ thong và chínhxác, góp phan thúc day xã hội phát triển" (Bộ Giáo dục và Đào tao, p.3, 2018) Theo

đó, Đỗ Tiến Dat và các cộng sự (2020) đã khang định dạy học môn toán góp phân hình

thành và phát triên các PC chú yếu, NL chung va NL đặc thù cho HS, trong đó một trong các thành tô năng lực toán học được kể đến là năng lực sử dụng công cụ và phương tiện

học toán Tổ chức Hợp tác va Phát triển Kinh tế (Organization for Economic operation and Development viết tắt là OECD) cũng chi rõ ti lệ các van đẻ va tình huéngtrong cuộc sống dang gia tăng hằng ngày và để giải quyết chúng thì sự hiểu biết về toán

Co-học là trung tâm của sự sẵn sảng của một người trẻ tuôi dành cho cuộc sống ở xã hội hiện đại, tầm quan trọng của Toán học thẻ hiện ở chỗ đó là một công cụ quan trọng cho

người trẻ khi họ đương đầu với các van đề va thách thức trong khía cạnh cá nhân, nghé

nghiệp, xã hội, khoa học trong cuộc sống với các tình huống đa dạng có liên quan đến toán học mà các em sẽ gặp phải trong cuộc sông sau này (Lê Thị Mỹ Ha và các cộng su,

2014).

Trang 11

Môn toán ở tiêu học là bộ môn quan trọng và hình thành cho HS nhiều kĩ năng, nănglực giải quyết các vấn dé cuộc sông Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học Toán

đang được chú trọng vì nó mang lại hiệu qua, hỗ trợ cho GV và HS trong việc hình thành

kiến thức mới, luyện tập và vận dụng vào cuộc sông Quan điểm “Học đi đôi với hành”

góp phần định hướng việc sử dụng dé dùng day học (DDDH), các thao tác trên dụng cụ

học tập là cần thiết để hình thành các kiến thức, khái niệm toán học trừu tượng Vai trò của phương tiện dạy học được thê hiện đối với việc day, việc hoc, trong giáo dục từ xa

và giáo dục đặc biệt GV phát huy tat cả các giác quan của HS, thông tin đáng tin cậy

vả nhớ lâu hơn, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và tăng cường khả năng sử dụng phương tiện

đạy học dé tự học của HS (Nguyễn Văn Tuan, 2009) Việc sử dụng các ĐDDH giúp cụ

thẻ hóa sự trừu tượng của Toán học, làm cho các kiến thức dé nắm bắt, ghi nhớ va vậndụng hơn (Pujiastuti và các cộng sự 2021), từ đó cho thấy vai trò quan trọng của chúng

trong việc dạy học theo định hướng phát triển NL hiện nay Sử dụng DDDH là yếu tố quan trọng dé hoạt động học trên lớp thành công (Ishartono và các cộng sự, 2022) có

nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để xác nhận việc sử dụng ĐDDH nhằm nâng cao

hiệu qua học toán (Roshidan va các cộng sự, 2020; Rokhmawan và các cộng sự, 2022; Rusiman và các cộng sự, 2017; Mntunjani và các cộng sự, 2018; Wilmot và các cộng

sự, 2015; Smith và Cekiso, 2020), đồng thời chứng minh sự gia tăng về kết quá học tập

khi sử dụng trong tiết học (Wakil và các cộng sự, 2017) Bên cạnh đó, các ĐDDH đóng

một vai trò quan trọng trong giáo dục toán học, tạo điều kiện cho việc chuyển giao các

kiến thức trừu tượng từ GV sang HS (Tesfay và các cộng sự 2023) Chúng đặc biệt có

giá trị trong việc giúp HS hiểu các khái niệm trừu tượng, các thuật ngữ trong chủ đề

khoa học đời sông (King, 2018), đặc biệt là trong lĩnh vực Toán học thông qua các

biểu diễn cụ thẻ, xây dựng bằng nhiều cách trình bày giúp người học cảm thay dé dàng

hơn với các khái nệm Toán (Ishartono vả các cộng sự, 2022; Smith và Cekiso, 2020).

Tuy nhiên, van đề nghiên cứu về sử dụng ĐDDH ở Việt Nam trong dạy học đối với

HS là một van đề chưa that sự đa dang, đặc biệt đối với môn toán hau như chỉ nghiên

cứu lí luận, phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp chưa có nhiều nghiên cứu về

thực nghiệm Đông thời, nghiên cứu tập trung đa số vào cấp THCS với các công cụ ứng

dụng CNTT phủ hợp với lứa tuôi, cấp Tiêu học thì chưa được nhiều quan tâm trong việc

nghiên cứu Bên cạnh đó, Môn toán ở cấp tiêu học có thời lượng tiết được phân bô nhiều thứ hai sau môn Tiếng Việt (Bộ Giáo dục và Đảo tạo, 2018) các khía cạnh tác động của PDDH vẻ kết quả học tập cũng như những can thiệp của ĐDDH đề thấy rõ sự thay đồi

về thái độ đối với môn toán cũng chưa được đẻ cập và nghiên cứu nhiều Bên cạnh đó,

CT GDPT 2018 vừa đôi mới SGK đến lớp 4, các nội dung toán học mới về Thống kê và

Trang 12

Số tự nhiên cũng chưa được khai thác, GV gặp một số khó khăn trong việc đưa ra ýtưởng thiết kế ĐDDH phù hợp với nội dung bài học và làm thé nao khai thác tôi đa hiệuquả của đồ ding trong việc cải thiện kết quả học tập va thái độ của HS vì chưa có nhiều

nghiên cứu ở Việt Nam nghiên cứu các nội dung đó Từ những lí đo trên, nghiên cứu

nay tập trung thiết kế và sử dụng DDDH Cụ thê tôi quan tâm đến các YCCD, nội dung

toán học lớp 4 dé đưa ra ý tưởng thiết kế đồ dùng day học phù hợp Nghiên cứu sẽ là loại thiết kế thực nghiệm, có sự can thiệp sư phạm bằng PDDH đề nhận xét sự thay đổi

về kết quả học tập cũng như thái độ với môn toán

Xuất phát từ những lí đo trên, tôi lựa chọn thực hiện đề tài nghiên cứu: “Thiét kế và

sứ dung đồ dùng day học môn toán lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực” nhằm

xây dựng đưa ra ý tưởng, cách thức sử dụng DDDH va cho thay tác động của DDDH đến với kết quả học tap và thai độ đối với môn toán trong việc góp phan phát triển NL

cho HS.

2 Tổng quan nghiên cứu

2.1 Ngoài nước

Việc sử dụng các ĐDDH trong giáo dục được hỗ trợ bởi nhiều nghiên cứu Có

nhiều nghiên cứu thành công khi nghiên cứu tác động của ĐDDH đến với quá trình học

tập như: Rusiman (2017), Pujiastuti (2021), Anggo (2018), Luqmanul Hakim (2017), Al

Haddar (2020), Alshatri (2019), Marleni (2023), Lhutfia (2022), Ani (2021), Charles

(2020), Việc ứng dụng DDDH trong day học đã phổ biến rộng rãi và xuất hiện nhiềucông trình nghiên cứu ở các lĩnh vực và bậc học khác nhau Cụ thé có thé ké đến công

trình của Marleni năm 2023 vẻ sử dụng DDDH dé cai thiện việc học của HS bằng cách

sắp xếp ĐDDH phi hợp với các khái niệm học tiếng Anh và kết hợp chúng vao các bài

học tiếng Anh, cùng với đó là sự đóng góp của Ani Agustiyani năm 2021 khi sử dụng

DDDH múa rồi tay dé cải thiện việc học của HS bằng cách làm rõ thông tin, thu hút sự

quan tâm của HS, giúp GV trình bày tài liệu đễ dàng hơn và thúc đây HS tham gia nâng

cao khả năng nói tiếng Anh của HS và DDDH múa rối bằng tay đã thành công khi làmtăng động lực học tập và sự tham gia của HS Lĩnh vực về vật lí, khoa học cũng được

khai thác dé ứng dụng DDDH trong giảng dạy, chăng hạn nghiên cứu của Lhutfia vào

năm 2022 đã sử dụng ĐDDH đề cải thiện việc học của HS bằng cách cung cấp các

phương tiện trực quan giúp làm rõ các khái niệm, đặc biệt là đối với các môn vật lí trong

việc phát triên dụng cụ dạy học mạch RLC được cho la kha thi cho việc học vật lí, cùng

với nghiên cứu cũng vào năm 2020 của Charles khi tìm ra chiến lược giảng dạy hiệu

quả cho các khái niệm khoa học băng cách sử dụng các phương tiện hỗ trợ trực quan

cho các khái niệm khoa học trừu tượng.

Trang 13

Đặc biệt là trong lĩnh vực toán học thông qua các biêu diễn cụ thể, xây dựng bằng

nhiều cách trình bày giúp người học cảm thay dé đảng hơn với các khái niệm Toán

(Ishartono và các cộng sự, 2022: Smith và Cekiso, 2020) Cụ thé, Fuson và Briars (1990)

đã có nghiên cứu thành công trong việc sử đụng khối cơ số 10 trong dạy học phép cộng

và thuật toán trừ Trong khi, Weame va Hiebert (1991) đã sử dụng DDDH dé giúp HS hiểu biết về phân số thập phân và số thập phân và Dewi (2015) sử dụng ĐDDH giúp HS hiểu khái niệm nhân, chia Các công cụ hỗ trợ thao tác, chăng hạn như số học vả thao

tác hình học, thường được khuyến nghị đề day các khái niệm cộng, trừ và hình học SỐ

nguyên (Paul, 1985; William, 1979) Tuy nhiên, việc sử dụng các DDDH với các nội

dung toán học là khác nhau Trong khi các chủ đề như hình học và đo lường thường sử

dụng các DDDH, các chủ dé khác hiểm khi được day bằng cách sử đụng các thao tác

(Anggis Suwastika và các cộng sự, 2022; Tran Tue Anh và Vinh Duong, 2023).

Rokhmawan và các cộng sự (2022) đã tiền hành một nghiên cứu thong kê dé khảo

sát việc sử dụng ĐDDH trong quá trình học và đưa ra kết luận về 27 ĐDDH hiệu quả

mà GV có thé áp dụng dé phát triển kỹ năng toán học cho HS, tập trung vào ba khía

cạnh chính: khái niệm hóa các con số và hình học, kỹ năng tính toán va kỹ năng

logic-toán học Nghiên cứu này đã xem xét các DDDH mà GV có thẻ áp dụng trong quá trình

giảng day dé giúp HS hiểu sâu về các khái niệm toán học và phát triển kỹ năng toán học

cơ bản Các phương pháp này được chia thành ba khía cạnh chính dé tăng cường kha

năng học tập của HS.

Khía cạnh đầu tiên là khái niệm hóa các con số và hình học Các ĐDDH trong

khía cạnh này tập trung vào việc giúp HS hiểu và vận dụng các khái niệm toán học liên

quan đến số học và hình học Điều nảy có thê được thực hiện thông qua việc sử dụngcác DDDH, ví dụ như bảng số và hình vẽ, dé giúp HS hình dung và nắm vững các khái

niệm toán học một cách rõ rang va trực quan.

Khia cạnh thứ hai là kỹ nang tính toán Các DDDH trong khía cạnh nay tập trung

vào việc phát triển kỳ năng tính toán cơ bản của HS Điều này có thể được thực biện

thông qua việc sử dụng các bai toán thực tế, trò chơi và hoạt động thực hành dé giúp HS

‘ ‘ h h ` L , , fs + 4

ap dụng các phép tính va quy tắc tinh toán trong bôi cảnh thực te.

Khia cạnh cuối cùng là kỹ năng logic-toán học Các ĐDDH trong khía cạnh này

nhằm phát triển kỹ năng tư duy logic và tư duy toán học của HS Điều này có thê được

thực hiện thông qua việc sử dụng các câu đố, bài toán logic và hoạt động thảo luận nhóm

dé khuyến khích HS suy luận và giải quyết van đề một cách logic và sáng tạo

Trang 14

Thông tin chỉ tiết về các ĐDDH hiệu quả được áp dụng ở nước ngoài được tóm tắt

như sau:

Trang 15

Bang 1 Tom tat các nghiên cứu về đồ ding dạy học ngoài nước trong vai nam gan đây

i Phan loai So : Mục đích Tên xài Kết quả nghiên cứu `

d đô dùng sử dụng

Azhima, I Meilame, Có thê giúp HS hiểu các khái niệm toán | - Khái niệm hóa các

RSM, & Purwanto, Mam non | Flashcard hoc vé sé va hinh hoc con số và hình học

A,

Truyện tranh mang tinh giáo duc có tác | - Khai niệm hóa các

Azizah, IN, Dea, LF, “wy ụ “ee : HH.

Yusuf, M., Zuniati, Truyện tranh

M., & Muslimin, A.

dụng đáng kê trong việc tăng cường khả | con số và hình học.năng nhận biết các con số trên khía cạnh | - Giao tiếp toán học

của giao tiếp toán học

Nghiên cứu sử dụng mô hình ADDIE | - Khai niệm hóa các

Kết quả cho thay dé dùng học tập giải | con số và hình học.Devi, NMIA các câu đồ về số có hiệu qua trong việc

tăng khả năng nhận biết kí hiệu số cho

trẻ

Fauzi, A F., Bộ công cụ da

chất của tam giác và các góc trong ngoài | - Kĩ năng tính toán

Abdullah, M E NL ‘ibe gi góc trong ng ï năngcủa tam giác - Kĩ năng

logic-toán học

Trang 16

Cai thiện ki năng tính toán sớm trong

việc tong hop, phân biệt số cũng như

ghép số với các kí hiệu số

Sử dụng bàn cờ ô ăn quan kết hợp với

trò chơi truyền thông rất hiệu quả vả

nâng cao kha năng hiểu khái niệm bình

học cơ bản và nâng cao khả năng số học

về phép cộng và phép trừ.

Các d6 dùng có thé được sử dụng dé

giới thiệu các con số cho trẻ hiệu quả

Cải thiện kĩ năng tính toán hiệu quả

Cai thiện kha năng tiếp thu các khái

niệm toán học bao gồm số và hình học

ra khái niệm nhân bằng cách sử dụng

giá đỡ trứng cầu vòng khiến HS không

còn ngại học toán và việc học toán trở

Trang 17

Maulyda, MA, &

Hidayati, VR

Nabighoh, WN,

Mustaji, M., &

Hendratno, H.

Nisa, A., Oktavianti,

YM, & Sumitra, A.

Nofriyanti, Y., &

Haryanto, H.

Mam non Mam non

Bang dinh

Xúc xắc số

Bảng từ tính nam châm

nên tha vị vả sự phát triên nhận thức của

HS phát triên vì phương tiện giátrứng cau vồng này cung cấp một dang

cụ thê của khái niệm nhân, một trong số

đó là phép cộng lặp đi lặp lại.

Hiệu quả phát triển kĩ năng tính toán.

Manh ghép hình có hiệu quả khi ap

dụng vào học tập và nâng cao trí thông minh logic toán học

Xúc xắc số có thê cải thiện trí thông

minh logic toán học ở trẻ nhỏ.

Nghiên cứu kêt luận răng sử dụng

phương tiện xếp xúc xắc tăng cườngkhả năng hiéu khái niệm toán đơn giản.

Bảng từ tính nam châm nhận được phản

hỏi tích cực, cải thiện kĩ năng giao tiếptốt

Bang Flannel hiệu quả va thiệt thực trong việc cải thiện logic toán học.

logic-Mô hình trò chơi con ran và thang đã | - Động luc học tập

được chứng mình có tác dụng làm tăng

Trang 18

Roostin.E Que số nâng cao kha năng hiểu khái | - Khái niệm hóa các

oostin, FE Sa k a am so 8 : ä Laas

niệm sô một cách hiệu quả và vui nhộn | con so va hình hoc.

Ulfah, Đỗ di Nghiên cứu đã chứng minh hộp so có | - Ki năng tính toán

6 dùn ;

M.,Nurhayati, - 6 hiệu quả đôi với việc học.

- cơ bản E., & Abyati H.

Trang 19

2.2 Trong nước

Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về DDDH, tuy nhiên, đa số chưa đạt đếnmức độ đa dạng và đóng góp lớn cho chủ dé về ĐDDH Dựa vào các công cụ tìm kiếmthông tin trực tuyến, tôi đã truy cập vào các trang thông tin có uy tín như các tạp chígiáo dục, tạp chí khoa học, thư viện quốc gia, google scholar để tìm các bài báo,

nghiên cứu liên quan đến DDDH dùng trong day học ở tiêu học ở các bộ môn va đặc

biệt ở môn toán Một số nghiên cứu liên quan đến ĐDDH ở Việt Nam được tóm tắt

trong bảng sau:

10

Trang 20

Bang 2 Tóm tat các nghiên cứu về do dùng dạy học trong nước trong vai năm gan đây

Tên Năm Cách tiép cận Do dùng dạy học/ Môn Kết quả nghiên cứu

nghiên cứu

Sử dụng DDDH phù hợp với đặc

điểm tâm sinh lý lứa tuôi lớp 3 khi tư

; duy trực quan của các em vẫn còn

Dương Tuân Anh 2018 | Nghiên cứu lí luận | Tiêu hoc chiến ưu thế cao nên việc sử dụng

công cụ trực quan đặc lực cho dạy va học Toán HSTH.

Sử dụng đa dạng các ĐDDH và thực

trọng dé thực hiện có hiệu qua chương

Đỗ Thị Minh Liên 2017 Nghiên cứu lí luận trình hình thành biéu tượng toán học

sơ đăng, góp phần giáo dục nhận thức

và phát trién nang lực trí tuệ cho trẻ ở trường mầm non.

Lê Thị Hoài Châu, Các mô hình được sử dụng phù hợp

Nguyễn Thị Hồng 2018 Nghiên cứu lí luận Mô hình đoạn thăng/ Toán cho việc dạy phép tính phân số, thiếtThắm lập các mô hình biêu dién trực quan

ll

Trang 21

Lương Văn Khuê

Nghiên cứu lí luận

Nghiên cứu lí luận

Nghiên cứu lí luận

Nghiên cứu lí luận

và sau đó sử dụng mô hình đề giải

quyết van dé đặt ra

- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng

tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của

từng lớp học bồi dưỡng phương pháp

tự học, rén luyện kĩ năng vận dụng

kiến thức vào thực tiễn

Việc bôi dưỡng nang lực sử dung công cụ, phương tiện học Toán cho

HS không phải được thực hiện một

cách độc lập ma có mỗi quan hệ mậtthiết với các thanh phần khác của

Công cụ sử dụng giúp HS nắm vững

kiến thức, cuốn hút vào bài học hơn

Phát triển năng lực Toán học

Sử dụng ĐDDH là một trong những

phương pháp hữu hiệu nhất hình

thành khái niệm toán học.

Trang 22

Sử dụng tranh ảnh phát huy tính tích

Nguyễn Thành Nhân 2014 | Nghiên cứu lí luận Lịch sử cực của HS trong dạy học, nâng cao

hiệu quả bài học.

" s Van dé thời gian là rào can lớn nhấtTiếng Việt

trạng trong việc sử dụng ĐDDH.

Nguyễn Thị Kiều

Anh

Nghiên cứu thực

Sử dung sơ đô với ưu thê có thê khái

quát hóa nội dung bài đọc, gây hứng

thú và góp phân nâng cao chất lượn

Nghiên cứu khảo gop p g ong

Nguyễn Thị Ly Kha :—— 2015 sat Tiếng Việt đọc hiểu, đồng thời, có thé giúp GVhướng dẫn HS nắm chắc nội dung bài

đọc rèn thao tác tư duy và diễn đạt.

Sử dụng tranh biêm hoa dé HS tự mình quan sát, phần tích, tư duy và

Pham Thi Bình và Nghiên cứu th tìm ra kiến thức trong tâm thé vui vẻ,

m ình và lên cứu thực

- : 2022 : " = hao hứng Như vậy, HS không chi

các cộng sự nghiệm ous a oo

phát triên được các nang lực địa lý ma

còn phát triển được năng lực tư duy

phản biện vả các năng lực chung khác

-ĐDDH có vai trò quan trọng trong

¬¬ day học của GV và HS, giúp HS hiệu

Trang 23

Nghiên cứu lí luận

Nghiên cứu lí luận Tiêu học

DDDH là một công cụ day học hiệu

quả, khai thác kinh nghiệm, vốn sống,

giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức

GV hiện nay van dang gặp nhiều khókhăn Tác giả đã đẻ xuất II giải pháp

liên quan để nâng cao hiệu quả sử

dụng ĐDDH

DDDH trong âm nhạc la điều kiện can

thiết dé nâng cao năng lực thâm mi,

góp phan hình thành PT, NL cho trẻ.

Góp phân cải thiện các đô dùng dạy

học tự làm phục vụ cho các tiết dạy về

môn Địa lí Thiết bị này nhằm phục

vụ cho việc dạy học khám phá bằng

việc kích thích khả năng khám phá và

tự khám phá của HS tiêu học thông

Trang 24

Thông qua tổng quan, tôi nhận thấy các nghiên cứu về ĐDDH thường tập trung

vào các khía cạnh lý thuyết, bao gồm việc khảo sát tình hình thực tế về ĐDDH dé xuất

các giải pháp, và nghiên cứu các khía cạnh lý luận cơ bản về ĐDDH Vẫn đề nghiên

cứu Về sử dụng DDDH ở Việt Nam trong day học đối với HS là một van dé chưa được

dé cap nhiều về mặt thực nghiệm thực tiễn, chúng ta có thẻ dé đàng nhận thấy các nghiêncứu đều đang hướng đến phân tích lí luận dé dé xuất biện pháp nhưng chưa kiêm nghiệm

được tính khả thi của biện pháp với các DDDH, đặc biệt đôi với môn toán hầu như chi

nghiên cứu lí luận, phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp chưa có nhiều nghiêncứu về thực nghiệm Đông thời, nghiên cứu tập trung đa số vào cap THCS, THPT, còncap Tiêu học thì chưa được tập trung

Việc sử dụng ĐDDH trong quá trình dạy học được đánh giá là một phương pháp

quan trọng trong các cấp học khác nhau Thực tế cho thấy nhiều nghiên cứu đã tập trung

vào việc phân tích tình trạng hiện tại và nghiên cứu các lý luận nhằm cung cấp nhiều bằng chứng hơn và củng cô niềm tin cho GV trong việc sử dụng ĐDDH tại Việt Nam

(Trần Văn Minh, 2017; Phạm Thị Hằng, 2022) Đây là một vấn đề được đánh giá là phùhợp và cần thiết Tuy nhiên, cần có sự đa dang hơn trong các nghiên cứu về DDDH, bao

gôm cả các nghiên cứu thực nghiệm, để tạo ra những thông tin cụ thé va ứng dụng cho

việc áp dụng ĐDDH trong thực tế giảng dạy tại Việt Nam

ĐDDH trong một số nội dung kiến thức môn toán lớp 4 với mục đích nhằm linh hoạt

hỗ trợ GV và HS trong việc sử dụng ĐDDH hình thành kiến thức toán, đồng thời tăngtinh trải nghiệm cho HS khi tham gia vào các hoạt động học toán Dong thời, nghiêncứu đóng góp thêm bing chứng thực nghiệm cụ thé cho bồi cảnh nghiên cứu giáo dụcliên quan đến chủ dé ĐDDH trong phát triển PC và NL của HS trong môn toán Cụ thé,

nghiên cứu sẽ trả lời cho ba câu hỏi sau:

CHI: Có thể thiết kế PDDH dạy học môn toán dựa trên những nguyễn tắc và quy trình

như thé nào?

15

Trang 25

CH2: Vê kết quá học tập các nội dụng toán được lựa chọn trong thực nghiệm, có sựkhác biệt giữa HS học với ĐDDH so với HS không học bằng ĐDDH hay không?

CH3: Vé thái độ đối với môn toán sau khoảng thời gian học tập, có sự khác biệt giữa

HS học với ĐDDH so với HS không học bằng ĐDDH hay không?

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Dé đạt được mục đích nghiên cứu của dé tài, nhóm nghiên cứu thực hiện các nhiệm

vu sau:

- Nhiém vụ 1: Xây dựng cơ sở lí luận và co sở thực tiễn cho đề tài

Nghiên cứu lí luận các lí thuyết về ĐDDH trong day học vả nội dung chương trình

môn toán lớp 4 Tìm hiệu ứng dụng và chức năng phục vụ của DDDH trong quá trình

day và học ở thực tế Từ đó, nghiên cứu sẽ trả lời cho câu hỏi 1.

Các nhiệm vụ 2, 3, 4 giúp tôi trả lời cho câu hỏi 2, 3.

- \hiệm vụ 2: Thiết kế và xây dựng một số DDDH phù hợp với một số nội dung

kiến thức của chủ đề môn học

- Nhiệm vụ 3: Xây dụng cách thức sử đụng ĐDDH trong tiến trình hoạt động dạy

học cụ thé.

- Nhiệm vụ 4: Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường tiêu học

5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

§.1.Đắi tượng nghiên cứu: ĐDDH trong dạy học một sé nội dung Toán lớp 4 theo

định hướng phát triển NL.

5.2.Pham vi nghiên cứu

- Vé nội dung: Đề tài tập trung thiết kế và sử dụng ĐDDH trong một số nội dung

kiến thức Toán lớp 4 theo định hướng phát triển NL Chủ đề dạy học chủ yếu là Số tự

nhiên và Thống kê Hai chủ đề được lựa chọn được giới hạn là nội dung trọng tâm của

học kì I và được GV đánh giá la nội dung quan trọng chiếm phan lớn nội dung day họccủa học ki Đồng thời, tôi tập trung chủ đẻ số tự nhiên, cụ thé là phần hàng, lớp và cấu

tạo số thập phân với những số nhiều chữ số vì nhận thay rằng đây là nội dung đòi hỏi

tư duy logic cao dé nhận biết hàng, lớp của số có nhiều chữ số Đối với chủ dé thong

kê, tôi chủ yếu khai thác nhiều ý tưởng mới ở nội dung biểu 46 cột vì đây là kiến thức

mới sau khi HS học biéu dé tranh

l6

Trang 26

- Về phạm vi thực nghiệm: Đề tài tien hành thực nghiệm trên 63 HS lớp 4 tại Trường

tiểu học Lê Đức Thọ, quận Gò Vấp, Thành phố Hỗ Chí Minh

- Thời gian thực hiện nghiên cứu: Từ tháng 09/2023 đến 04/2024

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Nghiên cứu lí luận tống quan vẻ những tải liệu (như sách báo, internet, các tạp chi

khoa học, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong vả ngoài nước ) về định hướng, thực trạng sử dụng ĐDDH nói chung, các nguyên tắc và cách thức sử dụng

DDDH; Chương trình GDPT môn toán, ; tâm sinh lí HSTH làm căn cứ dé xây dựng

cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu.

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp chuyên gia: Tôi sẽ trao đôi với một số GV tiêu học về xây dung nộidung kiểm tra kiến thức — kĩ năng và thái độ với môn toán trước và sau khi tiến hànhthực nghiệm vả đánh giá kết quả nghiên cứu

Phương pháp quan sát: Tôi tiễn hành thu thập dữ liệu thông qua quá trình quan sát

cách thức HS học tập, sự tương tác trong tiết học với DDDH, đồng thời ghi nhận những

HS có biéu hiện đặc biệt trong quá trình thực nghiệm làm cơ sở dé phan tích tác động

của DDDH với kết quả học tập và thái độ HS với môn toán

Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Phương pháp thực nghiệm được tiễn hành thực

nghiệm trong nội dung về Số tự nhiên và Thống kê theo định hướng phát triển NL ởtrường tiêu học theo quy trình, phương pháp và hình thức tô chức đã đề xuất nhằm

khang định tính kha thi và hiệu qua của DDDH đã thiết kế.

6.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học

Thu thập số liệu sau khi tô chức thực nghiệm với lớp thực nghiệm và đối chứng,

phỏng van ý kiến GV va HS, sử dụng phần mềm SPSS đề thống kê các câu trả lời của

HS, tính điểm trung bình nhằm đánh giá mức độ của HS ở từng nội dung.

7 Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng được các yêu cầu, thiết kế và sử dụng được các DDDH trong dạy học

một số kiến thức va kĩ năng Toán lớp 4 va vận dụng một cách linh hoạt va sáng tạo vào

thực tiễn dạy học môn toán lớp 4 thì sẽ góp phần tăng tính trải nghiệm, vận dụng giải

quyết các van dé toán học, phát triển NL sử đụng công cụ, phương tiện học Toán.

17

Trang 27

§ Đóng góp của đề tài

8.1 Về mặt lí luận

- Xác định rõ các van đẻ liên quan đến ĐDDH trong day học môn toán ở tiêu học

- Đề xuất được ý tưởng thiết kế và sử dụng ĐDDH trong một số nội dung kiến thức,

kĩ năng môn toán lớp 4.

8.2 Về mặt thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu này đã đóng góp thêm bằng chứng thực nghiệm cụ thé cho béi

cảnh nghiên cứu giáo dục liên quan đến chủ dé 46 dùng day học trong phát triển PC và

NL của HS trong môn toán.

- Hỗ trợ GV và HS trong việc day và học một số nội dung kiến thức, kĩ năng môn

toán lớp 4.

- Kiểm nghiệm tính kha thi của những sản phẩm đồ dùng day học trong dạy học toán theo định hướng phát triển PC, NL cho HS lớp 4.

9 Cau trúc của khóa luận tốt nghiệp

Ngoài phần Mở dau, Kết luận, Mục lục, Danh mục các từ viết tắt, Danh mục bang

biểu, Phụ lục va Tai liệu tham khảo dé tài nghiên cứu được kết cấu theo bố cục 3

chương như sau:

Chương 1: Cơ sở li luận va cơ sở thực tiễn về sử dụng đồ dùng day học trong day

học môn toán theo định hướng phát triền năng lực

Chương 2: Thiết kế và sử dụng đồ dùng day học trong một số nội dung kiến thức

môn toán lớp 4 theo định hướng phát trién năng lực

Chương 3: Thực nghiệm su phạm

18

Trang 28

NOI DUNG

CHUONG 1 CO SO Li LUAN VA CO SO THUC TIEN VE DO DUNG DAY

HỌC TRONG DAY HỌC MON TOÁN THEO ĐỊNH HUONG PHÁT TRIEN

NANG LUC

1.1 Cơ sở lí luận về đồ dùng day học trong day học môn toán theo định hướng

phát triển năng lực.

1.1.1 Một số van đề liên quan đến đồ dùng dạy học

- Quan niệm về đồ dùng dạy học

Hiện nay, quan điểm về DDDH trong giảng dạy và học toán đang được thảo luận

va đề xuất từ nhiều góc nhìn khác nhau Theo Ema và Ajayi (2004), ĐDDH đã thay đôi

qua nhiều năm không chỉ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tình hình day học mà còn

đáp ứng nhu cau day học của cá nhân va nhóm Do đó, ĐDDH được xem như một công

cụ hữu hiệu mà GV sử dụng trong lớp học dé giảm bớt hoạt động giảng dạy của mình.

Mặc di không phải tat cả các vấn đề được giải quyết mà nó sẽ có tác động lớn đến thực

tiến đạy học vì nó loại bỏ tính chất trừu tượng của khoa học bằng cách cụ thê hóa sự

kiện có trong bài học.

GO Việt Nam, có nhiêu quan điểm cho rằng ĐDDH đóng vai trò quan trong trong quá trình dạy và học Theo các nhà nghiên cứu như Nguyễn Văn Tuấn (2009), Đặng Thị

Thu Thủy vả các cộng sự (2011) Bern Meier và Nguyễn Văn Cường (2014) Phan Trọng

Ngọ (2015), Đỗ Tiên Đạt và các cộng sự (2020), DDDH được xem như là hệ thông gom

đối tượng vật chất, phương tiện kỹ thuật và các hoạt động học, được sử dụng đề hỗ trợ

GV và HS đạt được mục tiêu giảng dạy và học tập, đồng thời giúp HS thu thập thông tin và sự vật, nội dung bai học một cách sinh động Những công cụ hé trợ có thé bao

gom phần mềm tương tác, các hoạt động thao tác và thậm chí là những thiết bị vật lý.

nhằm giúp HS hiểu sâu các khái niệm toán học và cải thiện kỳ năng giải quyết van đềcủa họ Dựa vào định nghĩa trên ta thấy phương tiện dạy học bao gồm các yếu tố như

các vật liệu day học các công cụ day học, máy móc nguyên vật liệu, kế ca kiến thức, kĩ

năng, kĩ xảo săn có của GV va HS cũng như ké cả chế độ học tập Sự kết hợp vả tận

dung một cách hiệu quả các yêu tỗ nay có thé tạo ra một môi trường học tập đa dạng và

thú vị, giúp HS nắm bắt và hiểu sâu hơn kiến thức Những công cụ này giúp GV trình

bay bài giảng, thực hiện các hoạt động trực quan va tương tác, tao ra một môi trường

học tập đa đạng và sinh động Các thí nghiệm, mô hình, đồ chơi giáo dục và các thiết

bị khác có thê được sử dụng dé minh hoa va thực hanh các khái niệm khoa học, toán

19

Trang 29

học, kỹ thuật và nhiều lĩnh vực khác Điều này giúp HS hiểu sâu và áp dụng kiến thức

vảo thực tế

Prucha va các cộng sự (2009) cũng có quan điểm tương tự, ĐDDH là phương

tiện trung gian giúp nâng cao tính minh họa và tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy vàhọc Nó bao gồm tắt cả các tải nguyên học tập có thê được sử dụng đề truyền tải thông

điệp, kích thích tâm trí của HS, thu hút sự chú ý và giúp họ hiểu cả đối tượng và môi

trường xung quanh (Zamora và các cộng sự, 2017) DDDH có thé bao gồm nhiều loại

tài nguyên, bao gồm sách giáo trình, sách tham khảo, bài giảng, bài thuyết trình, hình

ảnh, video, đồ họa, mô phóng, phần mềm tương tác, thiết bị di động và nhiều hơn nữa

Tất cả những đồ dùng này đều được sử dụng nhằm mục đích tạo ra một môi trường học

tập giàu tính tương tác và trực quan.

Một khía cạnh khác, ĐDDH được xem là tập hợp các sự vật, hiện tượng, kí hiệu,

mô hình, hành động mẫu và lời nói (Đỗ Thị Minh Liên, 2017) hay các sự vật, hiện tượng

ton tại trong cuộc sông hoặc các mô hình, kí hiệu tượng trưng cũng được coi là DDDH

(Tran Ngọc Bich, 2015) Aggarwal (2014) cũng có quan điểm tương tự khi cho rằngĐDDH bao gồm hệ thông máy móc, tài liệu, phương tiện con người và phương pháp

có môi quan hệ với nhau và hoạt động vì mục đích chung là hoàn thành mục tiêu giáodục cụ thê Tuy nhiên, một số quan điểm về ĐDDH chỉ hạn chế ở những thiết bị, phươngtiện vật chất với vai trò là công cụ sư phạm trong giảng đạy có khả năng chứa đựng

hoặc chuyển tải thông tin nội dung day học về sự điều khiển quá trình dạy học được GV

va HS sử dụng dé tô chức các hoạt động học tập hợp li, có hiệu quả trong quá trình dạy

học hiện đại và linh hoạt khai thác những các chuyển giao việc học mới mẽ (Murphy,

2003) Với quan điểm này cũng tương tự định nghĩa về DDDH trong từ điển Indonesia

cho rằng ĐDDH là công cụ trong giảng dạy dé mô tả một điều gì đó sao cho những điều

được day dé hiéu đôi với HS Vì vậy, ĐDDH 1a phương tiện đẻ phô biến thông tin được

sử dụng trong lớp học dé dé dàng chuyển tải việc học, đồng thời, các công cu, vật pham

va tai liệu được sử dụng trong quá trình giảng day và học tập hỗ trợ việc truyền đạt kiến

thức, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình học tập, và nâng cao hiệu quả giảng day(Nguyễn Chiến Thắng, 2022; Đỗ Đức Thái và các cộng sự, 2018; Đỗ Tiến Dạt và cáccộng sự, 2020) Bồ sung cho quan điểm trên, DDDH là công cụ hoặc thiết bị được GV

sử dung để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình day và học tập đồng thời nâng cao hiểubiết của HS về nội dung tài liệu đang được giảng dạy (Dahniar, 2022; Chamberlain,

2015) được GV sử dụng trong quá trình giảng dạy để làm cho nội dung thực tế hon va

ít mơ hồ hơn (Iwu, 2011) Chang han, bảng phụ viết các công thức liên quan đến nội

dung đạy học Toán, các mô hình phục vụ nội dung dạy học hình học phẳng hoặc không

20

Trang 30

chức các hoạt động.

Cùng với sự phát triển của công nghệ, các công cụ hỗ trợ giảng day đã trải qua

sự đa dang hóa và cải tiễn liên tục Các công cụ này có thé là tài nguyên truyền thonghoặc str dụng công nghệ thông tin và truyền thông dé tạo ra môi trường học tập đa dang

và hấp dẫn cho HS Trước khi công nghệ thông tin và truyền thông trở nên phô biến,

các tài nguyên truyền thống như sách giáo trình, bảng đen và bảng phụ đã được sử dụng

rộng rãi trong giảng dạy Những tài nguyên này vẫn giữ vai trò quan trọng trong quá

trình giảng dạy, nhưng với sự phát triển của công nghệ, các công cụ hỗ trợ giảng dạy đãđược mở rộng và cải tiến dé mang đến trải nghiệm học tập tốt hơn Các loại phần mềmhọc tập, chăng hạn phần mềm hình học động cũng được xem là ĐDDH (Lương Thị Thu

Thủy, 2017).

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rang quan niệm về DDDH có sự khác biệt ở nhiều quốc gia như Indonesia, Malaysia, Ethiopia, Nam Phi., (Ishartono và các cộng su,

2022; Tesfay và các cộng sự, 2023) Một số quan điểm cho rằng DDDH bao gồm các

phụ kiện, công cụ và đồ vật được thiết kế hoặc sắp xếp một cách cụ thê dé hỗ trợ HS

hiểu bai học, làm noi bật các khái niệm hoặc phát triển các nguyên tắc toán học DDDHcòn là những đồ vật được GV mua về mặt thương mại hoặc sử dụng trong các tỉnhhuéng dé làm cho sự trừu tượng hóa khái niệm trở nên cụ thé và thiết thực cho người

học (Ratumanan, T G, 2004; Alshatri va các cộng sự, 2019; Pujiastuti và các cộng sự,

2021) Cùng với quan điểm đó, DDDH bô sung thông qua sử dụng nhiều kênh giác quan

để làm rõ khái niệm khác nhau và phức tạp nhờ các phương tiện giảng dạy được thiết

kế thông minh và khéo léo, liên quan đến việc xác định vả tạo ra các kích thích cho

người học dé phản ứng trong các hoạt động nhất định, đồng thời cho phép GV thực hiện việc giảng day cụ thé, hiệu quả, có ý nghia, (Khan vả các cộng sự, 2021) Trong qua trình xem xét dé ứng dụng DDDH, có nhiều loại đồ dùng khác nhau phù hợp với từng

cấp lớp học, sở thích và khả năng của HS Việc lựa chọn đúng loại đồ dùng nảy có tác

động lớn đến sự tham gia của HS, vượt xa hình thức bài giảng truyền thống Thật sự,

ĐDDH đóng vai trò quan trọng như một chat xúc tác, giúp HS cải thiện việc học tập va

phát triển các ky năng khác (Alshatri và các cộng sự 2019) Tóm lại, quan niệm về

PDDH có sự đa dạng ở các quốc gia khác nhau và đồng thời đóng vai trò quan trọng

trong quá trình giảng dạy Việc sử dụng các ĐDDH phù hợp giúp HS hiểu bai học tốt

hơn và phát triển các kỹ năng can thiết.

21

Trang 31

ĐDDH đã ngày càng phát triển, thay đôi từ số lượng đến chất lượng, từ những

phương tiện thô sơ đơn giản đến hiện đại, quan điểm về DDDH cũng được thể hiện ởnhiều khía cạnh khác nhau Trong nghiên cứu nay, ĐĐDH được hiểu là toàn bộ công

cụ và phương tiện vật chất được sứ dụng trong quá trình dạy và học phù hợp với nội

dung bài học, đáp ứng các mục tiêu giảng day (Đặng Thị Thu Thủy, 2011; Bern Meier

& Nguyễn Văn Cường, 2014; Đỗ Tiến Dat và các cộng sự, 2020) tao điều kiện cho HS

thao tác bằng các giác quan nhằm lĩnh hội và tiếp thu kiến thức một cách day đủ và dé

đàng (Shabiralyani và các cộng sự, 2015; Đỗ Đức Thái, 2017).

- Chức năng của dé dùng dạy học

Mặc dù quan niệm vẻ ĐDDH trong lĩnh vực giáo dục có thê khác nhau ở các nền

giáo dục trên thế giới, nhưng chức năng và vai trò của chúng lại được nhiều nhà nghiên

cứu đồng tỉnh và công nhận ĐDDH đóng vai trò quan trọng trong quá trình giảng dạy

và học tập, mang lại nhiều lợi ích cho HS và GV ĐDDH là một phần không thé thiếutrong các tỉnh huống dạy — học, muốn có một hoạt động dạy học hiệu quả thì việc sử dụng ĐDDH là cần thiết (Kepaliene và các cộng su, 2016) Cụ thé, ĐDDH đã thé hiện tầm quan trọng và hiệu quả của việc dạy học Toán ở tiểu học dé cải thiện việc học của

HS bằng cách nâng cao sự hiéu biết, tăng động lực vả cải thiện kết quả học tập việc sử

dụng các DDDH rat quan trọng trong việc làm cho các bài học Toán trở nên dé dang và

thú vị Kết hợp các dụng cụ giảng dạy trong lớp học có thẻ nâng cao hiểu biết của HS

về chủ dé và làm cho quá trình học tập tương tác và hap dẫn hơn (Marleni, 2023) Nhìn

chung, vai trỏ và chức năng của ĐDDH là không thê phủ nhận, nó mang lại sự trực quanhóa, tương tác và thực hành trong quá trình học tập, giúp HS hiéu sâu và ứng dụng kiếnthức một cách linh hoạt, cung cấp trải nghiệm trực quan và thực hành nhằm nâng cao

khả năng học tập và hiệu biết Sử dụng ĐDDH được xem như phương pháp dạy học

tích cực (Kepaliene và các cộng sự, 2016).

Thứ nhất, ĐDDH đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kiến thức và

kỹ năng, ảnh hưởng đến sự quan tâm, thành tích học tập và sự phát triển trí não của

trẻ Các ĐDDH của GV vả góp phần truyền tải kiến thức với cách tiếp cận khoa học.các thao tác toán học giúp HS dễ tiếp thu kiến thức, tác động tích cực đến khả năng giảitoán và tính toán của HS (Aprinastuti, 2020), điều này phù hợp và thiết thực có thé tạođiều kiện thuận lợi cho việc cung cấp kiến thức học tập và cải thiện kết quả học tập của

HS (Đỗ Đức Thái, 2017; Rusiman và các cộng sự, 2017;Prathoshni và các cộng sự,

2018; Aprinastuti và các cộng sự, 2020; Pujiastuti và các cộng sự 2021; Rokhmawan

và các cộng sự, 2022; Lhutfia, 2022; Tran Tue Anh và Vinh Duong; 2023), đồng thời,

PDDH có chức năng khơi dậy, dẫn truyền, tăng cường sự tương tác, kha năng hoạt động

22

Trang 32

của các giác quan góp phan tạo nên sự cụ thẻ đối với đối tượng nhận thức nhằm đạtnhững yêu cầu trong dạy học (Phan Trọng Ngọ, 2005) Quy trình học tập của HS không

thẻ thiêu ĐDDH bởi nó tạo nên tảng và điều kiện thuận lợi cho việc truyền đạt nội dungday học thông qua sự kích thích của GV (Nugrahani, 2021) Luqmanul Hakim (2017)

cũng đã khang định về sự phát trién trí thông minh logic-toán học cho HS bằng phương

pháp sử dụng DDDH Trí thông minh logic-toan học ở trẻ em là khả năng phản ánh một

trải nghiệm cụ thé không được xác định bởi hình dang cụ thê hoặc đặc điểm của nó

trong thế giới thực mà thông qua mức độ liên quan của nó với các ý tưởng hoặc tình huồng toán học khác.

Thứ hai, ĐDDH có vai trò rat quan trong trong mỗi phan giới thiệu giúp HS

tương tác trực tiếp với các khai niệm toán học hoặc các môn học khác, tạo ra môi

trường học tập trực quan, tương tác và thứ vị ngay từ ban dau Chúng không chỉ giúp

HS hình dung vả tương tác với các khái niệm toán học một cach trực quan, mà con

khuyến khích sự tương tac, tham gia tích cực trong quá trình học tập dé phát triển các

khái niệm toán học dựa trên nhận thức của các em vẻ lý do, cách thức xây dựng một

khái niệm Sau đó có thé sử dụng nhận thức đó dé giải quyết van đề thông qua chức năng truyền thụ trí thức qua quan sát, tích lũy để hình thành những biểu tượng và khái

quát thành khái niệm từ DDDH giúp HS hiểu sâu các khái niệm và nâng cao kỹ nănggiải quyết van đề (Luqmanul Hakim và Yanuarsari, 2017; Rusiman và các cộng su,

2017; Anggo và La Arapu, 2018; Disney va Li, 2022).

Ban vẻ khía cạnh tương tác với khái niệm Toán học ta thay rằng ĐDDH cho phép HS tương tác trực tiếp với các khái niệm Toán học thông qua công cụ đồ họa, mô

phỏng và các bai tập tương tác Các hoạt động thao tác từ ĐDDH cung cap cho HS, đó

là cơ hội thực hành và tương tác trực tiếp với các khái niệm toán học Sự hình thành

khái niệm dựa trên đồ dùng cụ thé ngay tir dau đây đã là cơ hội cho mọi đứa trẻ đề tậnhưởng vẻ đẹp và tính hệ thống của toán học (Rusiman, 2017; Pujiastuti 2021) Pujiastuti

(2021) cũng khang định học tập bằng DDDH có hiệu qua cao hơn vi HS hiểu rõ hơncác van dé gắn liền với thực tế cuộc sông và có thé đưa chúng thành dang toán Thông

qua việc sử dụng manipulatives (các 46 dùng vật lý như thẻ bài, que tính, hình học, bộ

đếm), HS có thé hình dung va tao ra các biểu đồ, mô hình và sắp xếp dé giúp họ hiểu

và học các khái niệm toán học một cách cụ thé và trực quan ĐDDH còn bao gồm các

dụng cụ như thước đo, tranh ảnh, biểu đỗ và các loại phiếu học tập nhờ các đồ dùng

này, HS có cơ hội thực hành và tương tác trực tiếp với các khái niệm và kiến thức, từ

đó nắm bắt và ghi nhớ lâu hơn Điều này giúp HS hiểu sâu và hứng thú hơn với môn

toán, vi HS có cơ hội thực hành va khám phá các khái niệm toán học một cách trực quan

23

Trang 33

và thú vị Việc sử dụng ĐDDH giúp HS xây dựng kiến thức toán học một cách sâu sắc

Vả tạo ra kết nồi giữa khái niệm trừu tượng và thực tế, đồng thời kêu gọi sự sáng tạo vả

các hoạt động trí tuệ cao hơn khác của HS và do đó giúp phát triển các năng lực cao

hơn (Pujiastuti, 2021).

Thứ ba, DDDH giúp cho HS tăng hứng thú nhận biết, tạo ra sự thú vi và quảtrình học tập vui vẻ, đồng thời kích thích tâm trí, sự chủ ý, cảm xúc và sự sẵn lòng họctập của HS Thông qua ĐDDH sẽ thấy được sự nhiệt tình của HS trong việc nâng cao

giá trị còn thiếu, sự tập trung học tập ngày càng tăng và sự nhiệt tình của HS gián tiếp

thê hiện thông qua thao tác với đồ ding day học (Estiningsih, 2001; Dỗ Dức Thái vàcác cộng sự, 2017; AI Haddar, 2020), điều này tương tự quan điểm của Alshatri và cáccộng sự (2019) đã nhắn mạnh sự cần thiết phải làm cho các bài học Toán trở nên déđàng và thú vị thông qua sử dụng ĐDDH và việc tiếp cận toán học cho HS có thê tối ưu

hóa bảng cách sử dụng nhiều DDDH thú vị và vui nhộn, Toán học trở thành môn học

thú vi và thoải mái (Alshatri và các cộng sự, 2019; Disney va Li, 2022) Sử dụng DDDH

trong quá trình giảng day trên lớp có thé khơi đậy hứng thú của trẻ, phát triển sự nhiệt

tinh và sẵn sang học hỏi nhiều hơn cũng như sự chú ý dé hiéu những gì được hoc, phát triển trí não và sự quan tâm của trẻ, những trải nghiệm tích cực ban dau sẽ tạo nền tang

cho học tập va hành vi của HS (Diamond & Hoppson, 1998).

Sự hứng thú trong học tập cũng đến từ sự phối hợp giữa cá nhân và tập thé (Đỗ

Thị Minh Liên, 2017) thông qua sử đụng DDDH để trình bày nội dung giảng day theo nhiều hình thức khác nhau như: d6 vật, các hình hình học Cách thức dé tang hứng thú, tạo ra sự thú vị về mặt tâm trí, cảm xúc, sự chú ý đều xuất phát từ sự tương tác của

HS với DDDH, DDDH được thiết kế dé tăng cường sự tương tac, trực quan và thú vị

trong quá trình học tập, từ đó giúp HS hiểu bài hơn và tham gia tích cực hơn vào quá

trình học tập vả tạo điều kiện cho HS hiểu biết có thẻ được sử dụng đẻ tăng sự hiểu biếtcủa HS vẻ cả đối tượng và môi trường xung quanh (Dahniar, 2022) Đồng thời, ĐDDH

tạo điều kiện cho sự tương tác và trao đổi giữa GV va HS Các công cụ như bảng tương

tác cho phép GV trình bày bài giảng, bai tập và hoạt động trực quan một cách sinh động

trên một bề mặt lớn Điều này khuyến khích sự tương tác, thảo luận và chia sẻ ý kiếngiữa GV và HS, tạo ra một môi trường học tập đa chiều và phát triển kỹ năng giao tiếpcủa HS (Fauzi, 2021) ĐDDH là một trong những thành phần quan trọng được sử đụng

đề phát trién sự hứng thú một cách tối đa và khả năng học toán ở trẻ nho (Rokhmawan

và các cộng sự, 2022) Mục tiêu của việc sử dụng DDDH là tạo sự liên kết mượt mà

giữa HS và nội dung dạy học, đồng thời, nó sẽ nâng cao hiểu biết của HS và mang lại

những lợi ích đáng kể trong quá trình học tap, tạo nên sự hứng thú, trí tưởng tượng, kha

24

Trang 34

năng tiếp thu và phát trién cá nhân tốt hơn bằng cách trả lời các câu hỏi như tại sao, cái

gi, như thé nao, khi nào và ở đâu, và đáp ứng sự tò mo tự nhiên của trẻ (Rokhmawan và

các cộng sự, 2022).

Thứ tt, một trong những chức năng khác cua ĐDDH là làm cho nội dung học

tập trở nên thực tế, tích cực ý nghĩa, tạo động lực và ít mơ hỗ hơn DDDH không chi tập trung sự chú ý của HS vào những thuộc tính và đặc điểm bên ngoài của đôi tượng

mà cỏn giúp các em phát hiện thuộc tính bên trong, mỗi quan hệ bản chất của đối tượng

từ đó, có thẻ giải quyết các van dé thực tế của cuộc sông bằng cách chuyên giao tích

cực việc học tập thông qua DDDH, HS hình thành trí tưởng tượng của mình, chuyên từ

lí thuyết sang thực tế bởi vì không chỉ được nghe GV giải thích mà còn được hỗ trợ voiviệc tích hợp ĐDDH (Petty, 2014) Việc sử đụng cân bằng, hợp lý và khoa học các

ĐDDH này sẽ phát triển động lực, đồng thời cung cap nhiều phương án sáng tạo khác

nhau đẻ sử dung nguồn năng lượng to lớn của HS và do đó khiến các em bận rộn trong

lớp học Bang cách nay, môi trường lớp học tông thé sẽ trở nên có lợi cho việc tạo ra kỷ

luật (Gillani, 2005) Điều này được Petty (2014) nhấn mạnh khi quan niệm các định nghĩa hình thức, giải thích, mô tả trừu tượng là không đủ đối với HS và sử dụng cảng

nhiều cách trình bày thông tin thì các em càng hiểu rõ kèm theo đó là tăng động cơ học

tập và phát trién ki năng giao tiếp bằng cách sử dụng ĐDDH Khi đó cơ hội tự do của

HS sẽ tăng lên vi chúng có thé tự do di chuyển, đi lại, nói chuyện, bình luận Trong

bầu không khí thân thiện như vậy, HS bắt đầu công việc vì các em muốn làm việc chứkhông phải vì GV, nhờ tính hấp dẫn của thông tin mà kích thích được hứng thú nhận

biết của HS nhăm tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học thông qua việc tỏ

chức hoạt động thực hảnh trong nhóm, trong lớp, vì thế, học tập sử dụng ĐDDH giúp

HS năng động hơn, kích thích trí tưởng tượng, kha nang ly luận, tư duy sáng tạo, hiệu

quả vả vui vẻ hơn (D6 Thị Minh Liên, 2017; Pujiastuti và các cộng sự, 2021) ĐDDH

góp phần đạt được hiệu quả của mục tiêu dạy học, tô chức các hoạt động giảng day theo

nhiều cách khác nhau, kích thích động cơ học tập HS, hợp lý hóa và tăng cường hoạt

động của GV (Nemelc và các cộng su, 2017; Priyambodo va các cộng sự 2017) Chức

năng của DDDH là chức năng minh họa, tác động đến các giác quan va cho HS những

ý tưởng cụ thé vả toan diện hon những gì HS đang hoc (Ross và các cộng sự, 2007) Những thay đổi xảy ra đều có tác động đến kết quả học tập toán của HS, việc tương tác với ĐDDH khuyến khích HS suy luận, thử nghiệm và giải quyết các bai toán toán học một cách sáng tạo Điều này giúp HS phát triển khả năng tư duy logie và áp dụng các

phép tính toán trong các tình huéng thực tế Nhìn chung, DDDH là một thành phan

không thẻ thiếu trong quá trình đạy-học hỗ trợ giao tiếp hiệu quả va nâng cao kết quả

25

Trang 35

học tập của HS (Shabiralyani và các cộng sự, 2015; Lương Thị Thu Thủy, 2017;

Luqmanul Hakim và Yanuarsari, 2017; Al Haddar va Azmi, 2020; Pujiastuti va các cộng

su, 2021).

Thứ nam, DDDH con la công cụ giúp ho trợ cho HS học yếu kém, gặp khó khantrong Toán học DDDH giúp HS vượt qua khó khăn trong học toán về tần suất ghi nhớbằng nhiều cách và làm cho bài học trở nên thú vị, hap dan và hiệu quả hon từ đó tác

động đến khả năng giải các bài toán và phép tính của HS (Alshatri 2019; Aprinastuti

và các cộng sự, 2020) Chang hạn, trong môn toán, GV có thé sử dụng bảng phụ đẻ viết

các công thức liên quan đến nội dung dạy, giúp HS nhìn thấy và áp dụng chúng mộtcách cụ thẻ Hơn nữa, DDDH đặc biệt có lợi cho HS khó khăn trong việc nắm vững các

khái niệm toán học Thông qua việc sử dụng đa dạng ĐDDH, GV có thê giải thích và

minh họa các khái niệm phức tạp một cách rõ ràng và sinh động hơn giúp HS dé dang

tiếp thu vả hiểu bai học một cách tốt hơn (Alshatri và các cộng sự, 2019; Roshidan va

các cộng sự 2020), nhờ đó HS khắc phục được những van đề tâm lí, trong quá trình

học tập đẻ phát triển tư duy và bộc lộ được khả năng tiềm an của mình Tuy nhiên, việc lựa chọn vả áp dụng các ĐDDH cần được hướng dẫn bởi các hướng dẫn cụ thê dé đảm

bảo hiệu quả (Tonks, 2012).

Từ những quan điểm nêu trên, quan điểm của Iwu (2011) đã tóm tắt rõ rằng

ĐDDH có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giảng day Chúng được sử dung dé giải thích các quan điểm, gan liền thực tế và cung cấp sự kiện, khuyến khích sự tham gia tích cực, tiết kiệm thời gian của GV, giúp HS hình dung và trải nghiệm kiến thức mới,

tạo điều kiện cho các phong cách học tập khác nhau, khơi dậy sự hứng thú của người

học, cung cấp thông tin có ý nghĩa va hữu ich cho GV va người học, phát trién tính liên

tục và thúc đầy giao tiếp gần gũi hơn giữa người dạy và người học Cùng với đó, Ahmed

vả các cộng sự (2004) đã đưa ra 4 ưu điểm: (1) Phát triển trình độ trí tuệ và tư duy của

HS; (2) Lưu giữ thông tin lâu hơn; (3) HS tự thực hiện hoạt động; (4) Cung cấp kiến

thức đầy đú và chính xác.

Tổng kết lại, ĐDDH trong day học môn toán ở tiểu học có lợi và có nhiều ý nghĩa

(Ahmed va các cộng sự, 2004; Musacchia và các cộng sự, 2007; Raphael và Wablstrom,

1989) Nó được coi là một hệ thông bao gồm đối tượng vật chất, phương tiện kỳ thuật

và các hoạt động học, được sử dụng dé hỗ trợ quá trình day và học ở Việt Nam ĐDDH

có nhiều ưu điểm dé phát triển trình độ trí tuệ và tư duy của HS, làm cho HS rèn luyện

sự thành thạo toán học nhiều hơn, lưu giữ thông tin trong thời gian dài và HS tự thực

hiện được các hoạt động về Toán, cùng cấp sự hiểu biết đây đủ và chính xác của bài

26

Trang 36

học, đồng thời, giúp tăng cường sự tương tác và hiểu sâu khái niệm, phát triển kỹ nănggiải quyết van dé và kỹ năng giao tiếp cho HS, nên việc quan tâm vả phát huy việc sử

dụng chúng là điều tất yếu Tuy nhiên, việc sử dụng ĐDDH cần được thực hiện một

cách hiệu quả và phù hợp với nội dung giáng dạy và đặc điểm của HS mới đem lại hiệuquả tối đa Tóm lại, chức năng của ĐDDH theo quan điểm của nghiên cứu được trình

todn bộ công cụ vã

phương tiên vật chất

phù op với nội mg Bài

học, dap ứng các myc tiểu

gidng dgy

| thao te hằng các giác quan |

Hình 1.1 Sơ dé đặc trưng và chức năng của ĐDDH

- Phan loại đồ dùng dạy học

ĐDDH trong dạy toán là các công cụ và tài liệu thực tế được sử dụng dé hỗ trợ

việc trực quan hóa và minh họa các khái niệm toán học Chúng giúp HS hình dung vả

tương tác với các khái niệm một cách cụ thé và thú vị Sự đa dang của DDDH phan nao

đã giúp ích cho việc lựa chọn và sử dụng phong phú trong qua trình giảng dạy Dựa trên

những khía cạnh va những căn cứ khác nhau cũng có nhiều cách phân loại khác nhaugiữa các nhóm đồ dùng Nhìn một cách tổng quan, DDDH bao gồm các công cụ, tài liệu

và thiết bị được sử dụng trong quá trình giảng dạy và học tập Chúng có thê là phần mềm tương tác, đồ họa, mô phỏng, bảng tương tác thông minh, manipulatives (các đồ

đùng vật lý như thẻ bai, que tính, hình học), và các thiết bị di động như máy tính bảng

và điện thoại thông minh.

27

Trang 37

Adekeye (2008) dựa vào các tiêu chí bao gồm trình độ chuyên môn, kĩ năng cần

thiết, tình chất của đồ dùng, thông số sinh lí hoặc phương thức cảm quan, nơi sản xuất

và các đặc điểm khác đã liệt kê các loại đồ dùng giảng đạy chính:

- Đồ dùng day học: Là một trong những công cụ giúp HS có thê phát triên hình ảnh chính xác khi HS nhìn và nghe đúng cách Chang hạn: hình anh chuyển động, bảng

trắng, quả địa cầu cho thấy được khoảng cách giữa các địa diém

- Đồ dùng nghe nhìn: Một trong những thiết bị hỗ trợ quan trọng nhất là âm thanh,

video, clip,

- Đồ dùng thính giác: Các công cụ hỗ trợ HS trong việc tiếp thu nội dung bài

giảng.

- Tai liệu in: Những tài liệu như tranh ảnh, áp phích, inforgraphic, sách giáo

khoa, đều là những công cụ hữu ich dé truyền tải nội dung bai day

Nemeje va các cộng sự (2017) cũng có sự phân loại gần giống với Adekeye

(2008), tuy nhiên có sự đa dạng hơn khi sử dụng cách phân loại sau:

- _ Các vật thé nguyên bản và hiện tượng có thật, bao gom các san pham tự nhiên:thiết bị, dụng cụ, mẫu vật liệu, thực vật và động vật, da,

- Äô hình

- Đồ ding day học: ảnh, hình vẽ, ban đồ,

- Dé đùng day học thính giác: ban ghi âm, phát thanh

- Pé dùng day học nghe nhìn: phim, video giáo dục

- Dé dùng day học văn học: SGK, VBT

- Thiết bị điện tử và internet: phần mềm, e-learning, m-learning

Trên cơ sở đó, Khan và các cộng sự (2021) đã phân loại đồ dùng thành 2 loại:

- Dé dùng cơ bản

SGK được xem như là tài liệu học tập cơ bản cho HS đẻ học một cách đúng

nghĩa Ngoài ra, sách giáo khoa, tai liệu đọc bô sung, thiết bị dụng cụ, biéu đồ, ban đồ,

thậm chi ca bút chì, phan, vở và các dụng cụ hỗ trợ chiều và không chiếu được GV va

HS sử dụng, tất cả đều được coi là tải liệu học tập cơ bản Chúng đóng vai trò hữu ích

trong việc định hướng GV vẻ cách dạy và hướng dẫn, cách truyền đạt kiến thức khoa

học, cách phát triển chúng một cách chuyên nghiệp và nhiều khía cạnh khác Đồ dùng

28

Trang 38

cơ bản hoạt động như một công cụ đẻ thúc đây việc tiêu chuẩn hóa giáo dục khoa học.Những dụng cụ nay đóng vai trò quan trọng trong việc cải tiễn chương trình giảng day

và có một ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình giảng day hàng ngày Chang hạn,

Bang số: Bảng số là một công cụ trực quan đẻ hiền thị các số và mối quan hệgiữa chúng Bang cách sử dụng bảng số, HS có thê thấy được các mẫu số, dau hiệu vàquy tắc trong các phép tính và bài toán

Bộ đồ chơi đếm: Bộ đồ chơi đếm bao gồm các vật phẩm như que tinh, viên bi,

hoặc hình dạng đếm Chúng giúp HS hình dung, đếm và thực hiện các phép tính cơ bản

như cộng, trừ, nhân va chia.

Bộ đỗ chơi hình học: Bộ đồ chơi hình học bao gồm các hình học đơn giản như hình tròn, hình vuông, tam giác, và hình chữ nhật HS có thẻ sắp xếp, so sánh và phân loại các hình học nay dé hiệu vẻ các thuộc tinh và quy tắc liên quan.

Dụng cụ đo lường: Dụng cụ đo lường như thước đo, cân, bình đong và bộ đếmgiúp HS tìm hiểu và áp dụng các khái niệm về đo lường, khối lượng và thê tích Chúng

tạo điều kiện cho việc thực hành và khám phá các phép đo khác nhau.

Bảng biêu đô: Bảng biéu đô như biéu đồ cột, biêu đồ đường, và biêu đỏ hình trònđược sử dụng dé trực quan hóa và so sánh các dit liệu số liệu Chúng giúp HS hiệu vàphân tích các khái niệm về phân số, ti lệ, phần trăm và thống kê

- Po dùng không cơ bản

Đà dùng được thiết kế đặc biệt tùy theo nhủ cầu của hoản cánh, nguồn tải liệu

danh cho việc học tập cá nhân, sách thư viện, tờ rơi, inforgraphic la những tài liệu

không cơ bản Những công cụ hỗ trợ này được sử dụng bởi các chuyên gia môn học.

GV va quản trị viên Đề lựa chọn dé ding không cơ bản, cần phải lựa chọn chúng dựa

trên các mục tiêu và kết quả đầu ra của chương trình đã xác định trước.

DDDH còn được phân loại dựa trên qua trình giảng dạy và đặc trưng của từng

loại đồ dùng Trong Lí luận đạy học của Nguyễn Văn Tuấn (2009) đã đưa ra cách phânloại: (1) Can cứ vào vai tro của đỏ dùng trong quá trình day hoc, ta có thé phan loai nhu

sau: Thiết bị day học truyền thong (tranh ảnh, mô hình, mẫu vật ) và thiết bị dạy họckhông truyền thông (bang đĩa, may chiéu, cac phan mềm đạy học ); (2) Căn cứ vào

đặc trưng của từng đỏ dùng day học có thé phân loại như sau: Các vật (mé hình, tranhanh thô sơ và gan gui voi HS) va cac thiết bị day học hiện đại: may chiếu, các phương

tiện nghe nhìn, các phân mềm day hoc, internet

29

Trang 39

Các khía cạnh về khoảng cách, sự ảnh hưởng đôi với người học cũng là những

yếu tố đề phân loại đồ đùng dạy học, Ordu (2021) đã phân loại như sau:

Thứ nhất, trên cơ sở khoảng thời gian, phần loại thành:

Đồ dùng day học thông thường/truyền thống: Khi công nghệ chưa xuất hiện đưới dang như ngày nay thì chưa có điện, điện thoại máy tính hay internet Phan, bang den

vả ‘phac họa bụi va bùn' được GV sử dụng như một công cụ hỗ trợ giáng day tiêu chuẩn.

Các yeu tố tự nhiên đồ vật thực tế va mẫu vật được viết và trình bày như một đồ dùng

day học Sách hình thành nguồn tài nguyên truyền thống hoặc thông thường có sẵn cho

cả người day và người học.

Đô dùng day học hiện đại/phi truyền thong: Với sự tiễn bộ dần dan của công

nghệ, các đồ dùng day học phi truyền thống đã sẵn sảng cho GV va HS như máy tinh,

tivi/dai, bang trang tuong tac, da phuong tién Cac phuong tién day hoc hién dai dugethẻ hiện dưới nhiều hình thức khác nhau Một thé giới cơ hội như đồ ding day học, trò

chơi, hoạt động và phương tiện truyền thông đã sẵn sảng cho HS Họ đã làm cho nhiệm

vụ của GV vừa thú vị vừa day thách thức Việc sử dụng đồ dùng day học không truyền thông có vai trỏ quan trọng trong quá trình dạy và học hiện nay.

Thứ hai, dựa vào các cơ quan cam giác tham gia, có các loại như sau:

Đồ dùng dạy học còn được gọi là đồ dùng nghe nhìn Các phương tiện day học hiện đại đang được sử dụng cung cấp sự kích thích cho tai và mắt cùng nhau so với các phương tiện day học được sử dụng truyền thống chỉ kích thích một cơ quan cảm giác.

Các phương tiện dạy học mới nồi liên quan đến các cơ quan cảm giác khác Các phương

tiện dạy học này là phương tiện trực quan (tranh minh họa, sách giáo khoa, tạp chí),

phương tiện thính giác (bản ghi âm từ đĩa CD), phương tiện nghe nhìn (tô hợp tải liệu

nghe nhìn, DVD).

Thứ ba, dựa vao viện trợ dự kiến vả không dự kiến, có các loại như sau:

Các phương tiện hỗ trợ được chiếu bao gồm bài giảng điện tử, slide, dai phim, máy chiếu trên cao vì chúng có thẻ được chiều trên màn hình đề tạo ra hình ánh phóng

to của tài liệu Chúng có thê được sử dụng phủ hợp cho các nhóm lớn và nhỏ Những hình ảnh lớn, tươi sáng và đầy mau sắc làm cho chúng hiệu quả hơn so với các phương

tiện hỗ trợ không chiếu Các phương tiện hỗ trợ không chiếu không yêu cầu mản chiếu

Những vật liệu như vậy chỉ được trưng bày, treo hoặc chạm vào một cách đơn giản, ví

dụ: bang phan, bảng trang, biéu đồ, áp phich, tải liệu tranh anh va mô hình Chúng cung

30

Trang 40

cấp những trải nghiệm trực tiếp, khiến người học tham gia tích cực, kích thích sự hứng

thú của người học, đảm bảo kết quả tốt hơn và khả năng ghi nhớ lâu hơn

Trong nghiên cứu này, tác giả dựa trên cách phân loại của Khan và các cộng sự

(2021) ở trên, phân loại đồ dùng thành hai loại: Đồ đừng cơ ban và đồ dùng không cơ

ban Nghiên cứu tập trung vào phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn, chức nang, quy trình

thiết kế và sử dụng cũng như những tác động của ĐDDH trong quá trình học tập, cụ thé

là các vật thật, các mô hình Toán học trực quan sử dụng trong một số nội dung kiến thức

môn toán lớp 4.

- Các yêu cau và lưu ý cần thiết về thiết kế và sử dụng dé dùng dạy học

ĐDDH trong dạy học môn toán ở tiêu học có lợi và có nhiều ý nghĩa (Ahmed và

các cộng sự, 2004; Musacchia và các cộng sự, 2007; Raphael và Wahlstrom, 1989), Các

nhà nghiên cứu cũng thê hiện quan điểm về yêu cầu của một ĐDDH đáp ứng mục tiêu

dạy học Trần Ngọc Bích (2015) đã đưa một số yêu cầu đối với ĐDDH: (1) Tính sưphạm: (2) Tính nhân trắc học: (3) Tính thâm mi; (4) Tính khoa học: (5) Tính kinh tế

Đề dam bao khai thác tối đa hiệu quả, cũng như tạo ra sự tác động tích cực đến với kết

quả học tap và sự kích thích, hứng thu với môn toán, khi khai thác và sử dụng DDDH,

Sumardyono (2004) đã đưa ra các yêu cầu vẻ hai khía cạnh là phương pháp sư phạm và

khía cạnh vật lý của DDDH Chi tiết về các khía cạnh được trình bày chỉ tiết ở bảng

Bang 1.1 Các tiêu chí về một đô dùng day học Toán tốt

Các khía cạnh về mặt sư phạm và Các khía cạnh về mặt vật lí

khái niệm

Mức độ cân thiết của việc sử dụng ĐDDH | Mức độ chặt chẽ của cau trúc DDDH

Mức độ chính xác của biêu diễn khái | Mức độ sai sót về khái niệm khi được

niệm biéu dién bằng DDDH

Mức độ dé dàng hiệu khái nệm cúaHS | Mức độ thu hút về độ bên vững của

ĐDDH

Sức hap dân, thu hút của DDDH Mức độ chat lượng thiệt ke (độ chính xác

vé hành dang, khối lượng, số lượng)

Mức độ linh hoạt của DDDH Sử dụng một cách đơn giản

Mức độ khai thác nên tảng kiến thức Thiết kế đơn giản

Sự kích thích De dang di chuyên

31

Ngày đăng: 12/01/2025, 06:52

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN