THIET KE VÀ SỬ DỤNG ĐỎ DUNG DẠY HỌC TRONG MỘT SO NOI DUNG KIÊN THUC MÔN TOÁN LỚP 4 THEO DINH HƯỚNG PHAT

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục tiểu học: Thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học môn toán lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 51 - 94)

TRIEN NANG LUC

2.1. Nguyên tắc thiết kế và sử dung đồ dùng day học

Trên cơ sở các quan điểm về cơ sở chức năng. yêu cầu và lưu ý đối với ĐDDH

trong day học, kèm theo đó là YCCD vẻ PC và NL trong CT GDPT môn toán 2018, cơ

sở đặc điểm tâm sinh lí của HS lớp 4. nghiên cứu đưa ra các nguyên tắc về việc thiết kế và sử dụng ĐDDH trong một số nội dung kiến thức môn toán lớp 4 theo định hướng phát triền NL như sau:

2.1.1. Nguyên tắc thiết kế đồ dùng dạy học

Nguyên tắc xây dựng đô dùng dạy học của Nguyễn Minh Trung (2014) và Trần Ngọc Bích (2015) đã đưa ra 5 nguyên tắc về chế tạo đồ dùng như sau: đảm bảo tính sư phạm; tính nhân trắc học; tính thắm mỹ; tính khoa học và tính kinh tế. Nguyễn Thị Mỹ Hanh (2016) trong nghiên cứu về hướng dẫn lam đô dùng tự học đã đưa ra các nguyên tắc về các khía cạnh khác trong thiết kế đồ ding mang tính hiệu qua, có ý nghĩa thiết thực như sau: phủ hợp với đặc điểm, nguyên tắc dạy hoc; phù hợp với sự phát trién tâm, sinh lí của trẻ; phù hợp với nội dung, kết quả mong đợi của từng lĩnh vực phát trién;

phù hợp với đặc điểm của trường va địa phương. Dựa trên các nguyên tắc trên, nghiên cứu này sử dụng các nguyên tắc của Nguyễn Minh Trung (2014) và Trần Ngọc Bích (2015), có điều chỉnh ở cái thứ nhất về tính sư phạm của ĐDDH cho cụ thể hóa và tập trung ở môn toán, vì vậy nghiên cứu thiết kế ĐDDH theo các nguyên lắc sau:

- Thứ nhất, DDDH dam bảo tính sư phạm: Tính khoa học su phạm là tiêu chuẩn chính về chất lượng của ĐDDH. Nguyên tắc này là sự liên hệ giữa mục tiêu, nội dung của phương pháp đạy học với cấu tạo và nội dung của ĐDDH. Tính khoa học sư phạm thé hiện ở các yếu tô sau đây: (1) Dam bao HS có khả năng năm bắt và áp dụng những kiến thức và kỳ năng phù hợp với yêu cầu của nội dung bài học, giúp HS phát triển kha năng nhận thức và tư duy logic toán học; (2) Bao đảm nội dung và cầu tạo của ĐDDH phù hợp với việc dạy lý thuyết và thực hành các kiến thức toán học: (3) Phù hợp với

nhiệm vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy tích cực và phương pháp đặc thù của môn

toán, thúc day khả năng tiếp thu nang động của HS; (4) ĐDDH có mối liên hệ chặt chẽ

về nội dung, bố cục và hình thức; (5) Thúc đây việc sử dụng các phương pháp day học hiện đại và các hình thức tô chức day học tiên tiền trong Toán học.

- Thứ hai, PDDH đảm bảo tính nhân trắc học: thê hiện ở sự phù hợp với các

tiêu chuân tâm sinh lý của GV và HS, gây được sự hứng thú cho HS và thích ứng với

42

công việc sư phạm của GV va HS. Cụ thẻ là: (1) ĐDDH phải được thiết kế dé biểu diễn

trước HS một cách rõ ràng ở khoáng cách 8m và đồ ding không được chiếm nhiều chỗ

trên bàn học; (2) Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của HS, đảm bảo huy động nhiều giác quan cúa HS tham gia vào quá trình học tập: (3) Màu sắc phải sáng sủa, hải hòa và giống với mau sắc của vật thật (nếu là mô hình, tranh vẽ); (4) Bảo dam các yêu cầu về

độ an toản và không gây độc hại cho người sử dụng.

- Thứ ba, PDDH dam báo tính thẩm mĩ: (1) Thiết kế và chế tạo sao cho hải hòa về màu sắc, hình dạng và tỉ lệ. Điều này tạo ra một ấn tượng thâm mỹ tích cực và giúp

tăng sự hứng tha của HS, tạo sự thích thú khi sử dụng va làm cho HS nâng cao cam thụ

vẻ chân, thiện và mỹ: (2) ĐDDH phải phủ hợp với các tiêu chuẩn về tô chức môi trường su phạm, sắp xếp và trưng bày một cách hợp lý trong không gian học tập. Nó phải phù hợp với bố cục của lớp học và không gây can trở cho hoạt động giảng day và học tập:

(3) Bảo đảm tỉ lệ cân xứng, hai hòa về đường nét và hình khối.

- Thứ tư, PDDH dam bảo tinh khoa học: Các yêu tô kĩ thuật và cau trúc của DDDH cũng là những yếu tố quan trọng trong việc thiết kế. Một số điểm liên quan đến các yeu tố này: (1) Cau trúc đơn giản, dé điều khiển, chắc chan, có thé sứ dụng một cách dé dàng. Ngoài ra, nó cần được chế tạo với các vật liệu chắc chắn và đáng tin cậy

dé đám bảo độ bên va sự ôn định trong quá trình sử dung; (2) Kích thước va khối lượng

phù hợp dé dé dàng di chuyên, lắp đặt và sử dụng, giúp HS có thé thao tác một cách thuận tiện và không gặp khó khăn về mặt vật lý; (3) Tudi thọ và độ vững chắc dam bảo có thé sử dụng trong thời gian dai mà không gặp van dé về hong hóc hoặc hư hỏng, giúp tiết kiệm chi phí và tài nguyên; (4) Áp dụng những tién bộ khoa học kỹ thuật mới nhất

nếu có thê: (5) Kết cau thuận lợi cho việc chuyên chớ và bảo quản.

- Thứ năm, ĐDDH đảm bảo tính kinh tế: Tính kinh kế là một yếu tô quan trọng trong việc thiết kế va chế tạo DDDH. Một số điểm liên quan đến tinh kinh tế: (1) Chi

phí chế tao, việc tính toán và tối ưu hóa chi phí là rất quan trọng dé đảm bảo rằng việc sản xuất và lắp rap DDDH không gây lang phí tai nguyên và không tốn kém quá mức.

Thông qua việc sử dung vật liệu và công nghệ phù hợp, có thé giảm thiêu chi phí chế tạo mà vẫn đảm bảo chất lượng và hiệu suất của phương tiện; (2) Hiệu quả sử dụng, phương tiện phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu giảng dạy và học tập. đồng thời tiết kiệm

thời gian và công sức của người sử dụng. (3) Tuôi thọ và chi phí bảo quản: ĐDDH can

có tuôi thọ cao dé đảm bảo sử dung trong thời gian dai ma không gặp van đề hỏng hóc hoặc hư hỏng. Đồng thời, chỉ phí bảo quản phương tiện cũng cần được giữ ở mức thấp.

43

Các yếu tô như độ bèn, khả năng chong mài mòn và khả năng thay thẻ linh kiện phải được xem xét dé đảm bảo rằng chi phí bảo quan không vượt quá mức hợp lý.

Ngoài ra, Nguyễn Thị Mỹ Hanh (2016) còn chỉ ra nguyên tắc thiết kế d6 ding

phải phù hợp với thực tiễn của trường và địa phương: Một trong những mục đích của

thiết kế đồ dùng là giúp GV dé day và HS dé học. Do đó, khi thiết kế cần phải đảm bảo không mat quá nhiều thời gian, công sức, không đòi hỏi công nghệ cao mà sử dụng lại dé dàng, đạt mục dich giáo dục cao nhất. Các phương tiện, đồ dùng học Toán cần sử dụng đủ và hiệu quả theo quy định, có thé sử dụng đồ dùng tự làm phù hợp nội dung và

đối tượng HS (Đỗ Tiền Dat và các cộng sự, 2020). Dong thời, quản lý nguyên vật liệu cũng đóng một vai trò quan trọng trong giúp GV có thé sử dụng bat cứ lúc nào (Rusiman

vả các cộng sự, 2017).

2.1.2. Nguyên tắc sử dụng đồ dùng dạy học

ĐDDH có nguồn gốc từ nhiều nguồn khác nhau. GV can lưu ý ring ĐDDH có hiệu quả nhất định trong các tinh huéng dạy học. Hơn nữa, việc học thông qua giao tiếp hiệu quả, giảng day tốt hơn và có thé tạo điều kiện thuận lợi bằng cách lựa chọn can

thận và sử dụng khéo léo các ĐDDH phù hợp với HS. Phải căn cứ vao sự sẵn có của

đồ dùng, kinh nghiệm của GV, các điều kiện ưu tiên và khối lượng giảng day dé cân nhắc lựa chọn và sử dụng đồ dùng. Bozimo (2002) đã chỉ ra các nguyên tắc dé lựa chọn PDDH: (1) Sự phù hợp của đồ dùng với mục tiêu giảng day; (2) Tự do tô chức hoạt động; (3) Chat lượng của đồ dùng và sự đa dang của đồ dùng: (4) Sự sẵn có của nguyên

liệu và cách thức vận hành của nguyên liệu; (Š) Thời gian.

Vũ Trọng Nghị (2013) đã đưa ra một số nguyên tắc sử dụng ĐDDH: (1) Đáp ứng mục đích của việc day hoc; (2) Dựa trên nên tang kiến thức chuẩn của sách giáo khoa;

(3) Tạo môi trường hoạt động tích cực, tự giác; (4) HS tự lực khám phá, tìm tòi phát

hiện vấn đẻ và độc lập giải quyết van dé; (5) Dam bảo tinh khả thi. Nguyễn Minh Trung

(2014) chỉ rõ khi sử dụng ĐDDH phải đảm bảo nguyên tắc: sử dụng đúng lúc, sử dụng đúng chỗ, str dụng đúng cường độ. Đông thời, những yêu cầu khi sử dụng DDDH phải

phù hợp với tiến trình hoạt động trí tuệ của HS, đảm bảo huy động nhiều giác quan của HS tham gia vào quá trình học tập (Tràn Ngọc Bích, 2015).

Dựa vào nguyên tắc sử dụng của Vũ Trọng Nghị (2013). Nguyễn Minh Trung

(2014), Trần Ngọc Bích (2015), đồng thời dựa trên đặc điểm vẻ chức năng và đặc điềm

tâm lí của HS tiêu học, nghiên cứu nay sử dụng ĐDDH với các nguyên tắc của Nguyễn Minh Trung (2014): đúng lúc, đúng chỗ, đúng cường độ vì các nguyên tắc mang nội

dung bao quát các khía cạnh của hoạt động day học như sau:

44

Sử dụng đúng hic: GV dẫn dắt và đưa đồ dùng vào đúng lúc, khi HS mong muốn

nhất, đảm bảo phù hợp với từng giai đoạn và tiền trình hoạt động trí tuệ của HS. Hiệu

quả của ĐDDH sẽ phát huy tối đa nếu đưa nó vào theo một trình tự bài giảng, tránh việc trưng bày và giới thiệu trước, chúng phải được sử dụng và cất giấu đúng lúc. Nếu các

ĐDDH được sử dụng một cách ngẫu nhiên, chưa có sự chuân bị trước cho việc tiếp thu của HS thì sẽ không mang lại kết quả mong muốn, thậm chí còn làm mất sự theo dõi của HS. Với cing một DDDH cần phải chú ý phân biệt thời điểm sử dụng.

Sử dụng đúng chỗ: Sit dụng ĐDDH đúng chỗ tức là phải tìm vị trí dé giới thiệu,

trình bày đỏ dùng trên lớp hợp lý nhất, giúp HS có thé đồng thời sử dụng nhiều giác quan đẻ thiếp thu bài giảng một cách đồng đều ở mọi vị trí trên lớp. Bên cạnh đó, phải tìm được vị trí thích hợp, đú điều kiện, không ảnh hưởng đến quá trình làm việc và học tập dé giới thiệu sao cho toàn lớp có thê quan sát rõ nhất.

Sứ dung đúng cường độ: Nguyên tắc này chủ yếu đề cập nội dung và phương pháp giảng dạy sao cho thích hợp vừa với trình độ tiếp thu và lứa tuôi của HS, lôi cuỗn

HS vào những điều mới lạ, hấp din sẽ làm cho họ duy trì được sự chú ý theo đối bài giảng ở mức độ cần thiết. Việc áp dụng có hệ thông các đồ dùng trong quá trình dạy học có ý nghĩa lớn đối với việc nâng cao hiệu quả day học. Nhờ có phương tiện day học, GV có thê nhanh chóng tập trung sự chú ý của HS vảo các van dé cần nêu và hiéu được những nội dung mà dé dùng truyền dat.

Tuy nhiên trong quá trình sử dụng ĐDDH, Vũ Trọng Nghị (2013) đã đưa ra một số lưu ý định hướng vẻ việc sử dụng ĐDDH phù hợp hơn với các đối tượng HS như sau:

- Xac định nội dung bai học can sử dung ĐDDH đề giáo dục HS dựa trên nền kiến thức chuan của SGK, sử dụng DDDH triệt dé trong việc khai thác nội dung bai

học.

- Pht hợp với hình thức tô chức bai học và KHBD.

- Xác định loại ĐDDH phù hợp, GV phải xác định vị trí của từng phương tiện day

học để giải quyết các nhiệm vụ sư phạm cụ thể. Khi xác định vị trí của từng PDDH, GV phải thiết lập môi liên kết giữa các khả năng của phương tiện với

mục tiêu học tập, nội dung bài học đẻ làm cơ sở soạn thảo phương pháp dạy học.

- Dap ứng mục đích của việc dạy học trong nhà trường: GV phải sử dụng DDDH

Kết hợp với các phương pháp dạy học khác nhau như: giải quyết van dé, hợp tác, đảm thoại, thực hanh,... để đạt được mục tiêu của chương trình.

- Tạo môi trường hoạt động tích cực, tự giác cho HS: GV là người hướng dẫn tô chức cho HS tự khám phá kiến thức mới. không chi dạy kiến thức mà còn day

45

cả phương pháp tự học. Việc xây dựng và sử dụng ĐDDH dựa trên định hướng

đổi mới hiện nay “Học tập trong hoạt động bằng hoạt động”. Thông qua trực quan, GV tạo ra tình huống có van dé dé HS tự giác giải quyết. Nguyên tắc này chỉ đạo GV phải sử dụng hệ thống phương pháp tác động liên tục nhằm kích thích tư duy, ham hiểu biết và tìm tòi khám phá.

- HS tự lực khám phá, tìm tòi phát hiện van dé và độc lập giải quyết van đề: Chú trọng định hướng kích thích HS tiếp tục nghiên cứu, củng cô và phát hiện kiến thức mới sau giờ học. Khi có thời gian HS ngẫm nghĩ, kiểm nghiệm va tong hợp

lại kiến thức từ SGK, bạn bè, GV.

- _ Xác định phương pháp sử dụng DDDH đẻ khai thác đồ ding hiệu quả cao nhất.

Hiệu quả của việc áp dụng các ĐDDH còn phụ thuộc vào sự quan tâm của HS.

GV phải tạo nên sự hứng thú với hoạt động bằng nhiều cách. Những cách đó có thê là những thông báo, đặt những tình huống nêu van đề... Cần phải tô chức các

hoạt động của HS sau khi được xem giới thiệu ĐDDH. Có thê đặt các câu hỏi,

bải tập về các nhiệm vụ khác nhau mang tính chất thực hành. Như vậy cần phải

tô chức kiểm tra một cách có hệ thông các hoạt động của HS.

- Đảm bảo tinh kha thi: Can cứ vào điệu kiện vật chất nhà trường, năng lực GV và

khả năng thích ứng của HS. Khi giải toán, sử dụng hợp lí ĐDDH giúp HS tìm ra

hướng giải quyết bài toán dé dang hon, lập luận chứng minh chính xác hơn, it sai sót và vận dụng thực tế tốt hơn.

Nghiên cứu cũng có sự quan tâm và lưu ý, DDDH được sử dụng đúng, có tac

dụng làm tăng hiệu quả sư phạm của nội dung và phương pháp day học lên rất nhiều.

Như trên đã trình bày, DDDH không chỉ có chức năng minh họa cho bài giảng ma con

có tác dụng thúc đây quá trình thu nhận kiến thức và hiểu nội dung của thông điệp cần truyền. Nếu không biết sử dụng ĐDDH một cách khoa học, hợp lí theo một cách tiếp cận hệ thông. thậm chi lại lam dung quả nhiều d6 dùng trong giờ giảng, thi hiệu quả của nó không những không tăng lên ma còn làm cho HS khó hiểu, rồi loạn, căng thăng. Vi

thể, GV dựa trên yêu cau, nhiệm vụ, nội dung vả phương pháp tô chức đẻ lựa chon

DDDH; xác định được vị trí của nó trong quá trình dạy; phân tích kĩ các nhiệm vụ day

học; sử dụng ĐDDH cần góp phan tích cực hóa quá trình nhận biết và phát triển NL

sáng tạo của HS (Đỗ Đức Thai, 2017).

2.2. Quy trình thiết kế đồ dùng đạy học

Quan Ha Hung (n.d) đã đưa ra quy trình thiết ke DDDH gồm các bước: (1) Tìm hiểu chương trình, nội dung môn học; (2) Hình thành ý tưởng về ĐDDH; (3) Phác thảo

vả trao đôi Ỹ kiến với mọi ngưởi: (4) Tìm mối quan hệ của ĐDDH với nội dung bài học

46

khác, môn học khác: (5) Dự kiến nguyên vật liệu làm DDDH; (6) Hoàn thiện DDDH.

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2016) cũng đưa ra các bước làm 46 dùng như sau: (1) Phân tích nội dung giáo dục; (2) Xây dựng bản thiết kế; (3) Quá trình thực hiện; (4) Sử dụng, xem xét, điều chỉnh; (5) Cách sử dụng.

Dựa trên quy trinh thiết kế DDDH của Quản Hà Hưng (n.d) và Nguyễn Thị Mỹ

Hạnh (2016), nghiên cứu thấy rằng khi thiết kế ĐDDH, trước hết cần phải có sự liên kết vả phục vụ cho YCCD của chương trình và nội dung bai học, nên việc tim hiểu chương trình và nội dung giáo dục là việc cần thiết. Khi đã xác định được mối liên hệ với YCCD va dé cụ thê hơn về mối liên hệ đó với DDDH, GV phải hình thành ý tưởng

về nó dé đánh giá các khía cạnh ban đầu của đỏ dùng. Đồng thời, dé ý tưởng rõ ràng va dé dang cho việc thi công thiết kế, GV cần có một bản thiết kế, điều nay là không can thiết nêu đã có một ý tưởng chin chu nhưng vẫn khuyến khích có bản phác họa dé xem xét tinh kha thi của DDDH. Khi đã chuẩn bị day đủ về vật dung, nguyên liệu, bản thiết kế thì GV hoàn chỉnh DDDH dựa trên những ¥ tưởng ban dau, sau đó đưa vào sử dụng để xem xét, điều chỉnh những nội dung và thiết kế chưa phù hợp, quay lại kiếm tra quá trình thực hiện đã có sai sót như thé nào. Vi vậy, nghiên cứu đã đưa ra quy trình thiết kế ĐDDH với các bước sau đây:

Bước 1: Tìm hiểu chương trình, phân tích nội dung giáo dục

Trước khi bắt đầu thiết kế và xây dựng ĐDDH, việc quan trọng là tìm hiểu chương trình giáo đục va phân tích nội dung giáo đục liên quan, điều nay giúp GV hiểu

rõ mỗi liên hệ của đồ ding với nội dung giáo dục. GV cần nghiên cứu kĩ nội dung giáo dục môn toán theo CT GDPT môn toán 2018, cũng như kết qua mong đợi của từng đối

tượng HS đề lựa chọn nội dung phù hợp.

GV can trả lời được các câu hỏi: YCCĐ về kiến thức? Kĩ năng, năng lực cần hình thành và rèn luyện cho HS là gì? Sau khi sử dung DDDH đề day, HS cần đạt những yêu cầu nào? Sử dụng và kết hợp những phương pháp dạy học nào cùng với ĐDDH đề đạt được mục tiêu bài hoc?,.... GV cần nghiên cứu kĩ về việc lựa chọn bai học áp dụng

ĐDDH và YCCĐ mức độ HS vận dụng được ĐDDH dé chiếm lĩnh kiến thức và giải quyết van đẻ thực tiễn. Nghiên cứu các hoạt động và tiền trình day của SGK đẻ thiết kế đồ dùng nhằm hỗ trợ việc truyền tải kiến thức của nội dung đó. Bên cạnh đó. tìm mỗi

liên hệ của đồ dùng với nội dung giáo dục khác, môn học khác (nêu có) cũng là công việc quan trọng. điều này giúp việc tích hợp thiết kế va sử dụng đồ dùng của nhiều bài học trên cùng một đò dùng giúp nó trở nên tiện lợi và linh hoạt.

Bước 2: Hình thành ý tưởng về DDDH

47

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục tiểu học: Thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học môn toán lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 51 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)