Khái niệm phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là quá trình vận dụng tổng thế cácphương pháp phân tích khoa học để xem xét, đánh giá tà
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-BÙI THANH TÂM
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ PETROLIMEX
HÀ TÂY
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
Trang 2Hà Nội, 2024
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BÙI THANH TÂM
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
Trang 3Người hướng dẫn khoa học:
PGS,TS Lê Thị Thanh Hải
Hà Nội, 2024
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Vận
tải và Dịch vụ Petrolimex Hà Tây” là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS,TS Lê Thị Thanh Hải Các số liệu, kết quả nêu trong bài viết là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng và không trùng với bất cứ công trình nào đã được công
bố trước đây
Tôi chịu trách nhiệm trước lời cam đoan của mình./
Hà Nội, Ngày tháng năm 2024
Tác giá
Bùi Thanh Tâm
ii
LỜI CẢM ƠN
Trang 4Để hoàn thành đề án tốt nghiệp và kết thúc khóa học, với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Trường Đại học Thương Mại đã tạo điều kiện cho tôi có môi trường học tập tốt trong suốt thời gian tôi học tập nghiên cứu tại trường
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô trong Viện Kế toán – Kiểm toán,
đặc biệt là PGS,TS Lê Thị Thanh Hải đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và trực
tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành đề án tốt nghiệp thạc sĩ này
Đồng thời, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến lãnh đạo, các anh chị trong Công ty Cố phần vận tài và dịch vụ Petrolimex Hà Tây đã tận tình giúp đỡ, cung cấp thông tin và tư liệu quý giúp đỡ tạo điều kiện để tôi hoàn thành đề công trình nghiên cứu này
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Viện Sau đại học - Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường Đại học Thương Mại, các thầy cô giáo tham gia quản lý, giảng dạy và tư vấn trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp này
Trong phạm vi kiến thức còn hạn hẹp, đề tài nghiên cứu của tôi còn nhiều thiếu sót Kính mong sự chỉ dẫn và góp ý của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để công trình nghiên cứu được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả báo cáo
Bùi Thanh Tâm
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, HÌNH ẢNH viii
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP ix PHẦN MỞ ĐẦU 1 1.
Lý do chọn đề tài: 1 2 Mục tiêu, nhiệm vụ đề án: 1 3 Đối
Trang 5tượng và phạm vi: .2 4 Quy trình và Phương pháp thực hiện đề án: 2 5 Kết cấu
đề án 4 PHẦN 1: CƠ
SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO 6 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 6 1.1 Những vấn
đề chung về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 6
1.1.1 Khái niệm, ý nghĩa và mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệ p 6
1.1.2 Nguồn thông tin sử dụng cho phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 8
1.1.3 Các phương pháp trong phân tích báo cáo tài chính 10 1.2 Nội dung phân tích báo cáo tài chính 14 1.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp 14 1.2.2 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh .16 1.2.3 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 19
PHẦN 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ PETROLIMEX HÀ TÂY 24
iv 2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hà Tây 24
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 24
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban 25
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 27
2.1.4 Đặc điểm tổ chức hệ thống kế toán của Công ty 30
2.2 Kết quả khảo sát thực trạng phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hà Tây 31
2.2.1 Thực trạng tổ chức phân tích BCTC của Công ty 31
2.2.2 Thực trạng nội dung phân tích báo cáo tài chính: 32
2.3 Đánh giá thực trạng phân tích BCTC tại Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hà Tây 38
2.3.1 Những kết quả đạt được .38
2.3.2 Tồn tại 39
2.3.3 Nguyên nhân tồn tại 40
Trang 6PHẦN 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ PETROLIMEX HÀ TÂY 42
3.1 Định hướng phát triển của Công ty 42
3.1.1 Các mục tiêu cốt lõi 42
3.1.2 Chiến lược phát triển 43
3.2 Giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hà Tây 44
3.2.1 Hoàn thiện về tổ chức bộ máy và quy trình phân tích BCTC: 44
3.2.2 Hoàn thiện về phương pháp phân tích .45
3.2.3 Hoàn thiện về cơ sở dữ liệu phân tích .45
3.2.4 Hoàn thiện về nội dung phân tích 46 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp 54
v
3.3.1 Kiến nghị đối với Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hà Tây 54 3.3.2 Kiến nghị đối với Tổng công ty dịch vụ xăng dầu
Petrolimex 56 3.4 Tính khả thi và hiệu quả dự kiến của Đề
LUẬN 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 7BHYT Bảo hiểm y tế
vii
Trang 8TS Tài sản
viii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Bảng phân tích sự biến động qui mô, cơ cấu tài sản Công ty cổ phần vận tải
và dịch vụ Petrolimex Hà Tây giai đoạn 2020 - 2022 PL
Bảng 2.2: Bảng phân tích sự biến động qui mô, cơ cấu nguồn vốn Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hà Tây PL
Bảng 2.3: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2022 34Bảng 2.4: Phân tích MQH giữa Tài sản và nguồn vốn giai đoạn 2020-2022 34Bảng 2.5 Phân tích hiệu quả hoạt động giai đoạn 2020-2022 35Bảng 2.6: Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Công ty PTS Hà Tây giai đoạn 2020 –2022: 36Bảng 2.7: Phân tích khả năng sinh lời của Công ty giai đoạn 2020-2022 37 Bảng3.1 Phân tích tình hình quy mô nợ PL Bảng 3.2Phân tích tình hình mức độ và trình độ quản trị nợ PL Bảng 3.3:Phân tích khả năng thanh toán tổng quát Công ty PTS Hà Tây 48 giai đoạn 2020– 2022 48
Bảng 3.4 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hà Tây PLBảng 3.5 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ
Petrolimex Hà Tây PL
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, HÌNH ẢNH
Trang 9Sơ đồ 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty PTS Hà Tây PL Sơ
đồ 1.2: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty PTS Hà Tây PL Sơ đồ2.1 Tổ chức bộ máy kế toán PL
ix
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại Công ty cổ phần vận tải và dịch
vụ Petrolimex Hà Tây Đề án tốt nghiệp đã hoàn thành một số nôi dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, Đề án tốt nghiệp đã luận giải một cách có hệ thống một số vấn đề lý luận
cơ bản về phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp Từ hệ thống cơ sở lý luận vềphân tích báo cáo tài chính này chỉ ra sự cần thiết về tài liệu và tổ chức công tác phân tíchBCTC, các phương pháp, nội dung phân tích trong Doanh nghiệp
Thứ hai, Xuất phát từ thực tiễn về Phân tích báo cáo tại chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hà Tây đang thực hiện chỉ ra những ưu điểm, những hạn chế còn tồn tại về Phân tích BCTC của Công ty
Cuối cùng, Dựa trên định hướng phát triển của Công ty và thực trạng phân tíchBCTC mà Công ty Cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hà Tây đã thực hiện, tác giả đềxuất giải pháp hoàn thiện công tác phân tích BCTC góp phần đánh giá đúng thực trạng tàichính nhằm nâng cao năng lực tài chính tại Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụPetrolimex Hà Tây
Việc phân tích báo cáo tài chính không chỉ có vai trò quan trọng đối với các nhàquản trị, mà nó còn cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà cung cấp, nhà cho vay, ngườilao động, cơ quan quản lý nhà nước, các nhà đầu tư Phân tích báo cáo tài chính giúp chocác nhà lãnh đạo và bộ phận tài chính doanh nghiệp thấy được tình hình tài chính của đơn
vị mình và chuẩn bị lập kế hoạch cho tương lai cũng như đưa ra các kết quả đúng đắn kịpthời phục vụ cho công tác quản lý Qua phân tích, nhà lãnh đạo doanh nghiệp thấy đượcmột cách toàn diện tình hình tài chính trong doanh nghiệp trong mối quan hệ nội bộ với
Trang 10mục đích lợi nhuận và khả năng thanh toán để trên cơ sở đó dẫn dắt doanh nghiệp theo mộtchiều hướng sao cho chỉ số của chỉ tiêu tài chính thoả mãn yêu cầu của chủ nợ cũng nhưcủa các chủ sở hữu Bên cạnh đó, việc xem xét báo cáo tài chính của các đối thủ cạnh tranhgiúp nhà quản trị đánh giá được khả năng tài chính và vị trí của doanh nghiệp trong ngành
và đưa ra các hoạch định chiến lược trong tương lai của doanh nghiệp Xuất phát từ tầmquan trọng của phân tích BCTC đối với việc phản ánh thực trạng tài chính của các đơn vịnói chung và thực trạng tài chính của Công ty PTS Hà Tây nói riêng, em chọn đề tài
“Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hà Tây”
làm đề tài nghiên cứu Đây là cơ hội để tôi có thể vận dụng những điều đã học vào thực tiễncông việc
2 Mục tiêu, nhiệm vụ đề án:
2.1 Mục tiêu đề án:
Mục tiêu cơ bản của đề tài là dựa trên những tài liệu Phân tích báo cáo tài chính(BCTC) của Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hà Tây để đánh giá thựctrạng Phân tích BCTC, đánh giá tình hình tài chính Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụPetrolimex Hà Tây đã thực hiện, chỉ ra những ưu điểm, những hạn chế
còn tồn tại về Phân tích BCTC của Công ty Từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện công
✓ Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác phân tích BCTC gópphần đánh giá đúng thực trạng tài chính nhằm nâng cao năng lực tài chính tại Công
ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hà Tây
3 Đối tượng và phạm vi:
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác phân tích BCTC của Công ty Cổ phần Vận tải
và Dịch vụ Petrolimex Hà Tây
- Phạm vi nghiên cứu: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch
vụ Petrolimex Hà Tây Số liệu minh họa qua các năm từ 2020 đến 2022
Trang 114 Quy trình và Phương pháp thực hiện đề án:
tải và dịch vụPetrolimex Hà Tây
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện
Phân tích BCTC tại Công ty Cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hà
TâyCác bước nghiên cứu được thực hiện cụ thể như sau:
3
Bước 1: Trên cơ sở vấn đề nghiên cứu, đề tài xác định mục tiêu nghiên cứu Như
đã trình bày, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hoàn thiện công tác phân tích BCTC gópphần đánh giá đúng thực trạng tài chính nhằm nâng cao năng lực tài chính tại Công ty Cổphần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hà Tây
Bước 2: Từ mục tiêu nghiên cứu, học viên hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơbản về phân tích BCTC trong doanh nghiệp
Bước 3: Trên cơ sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu, học viên thực hiện khảo sát, đánh giá thực trạng phân tích BCTC mà Công ty Cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex
Hà Tây đã thực hiện, chỉ ra những ưu điểm, những hạn chế còn tồn tại về Phân tích
Trang 12BCTC của Công ty.
Bước 4: Từ kết quả nghiên cứu thực trạng học viên đề xuất giải pháp hoàn thiệncông tác phân tích BCTC góp phần đánh giá đúng thực trạng tài chính nhằm nâng caonăng lực tài chính tại Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hà Tây
4.2 Phương pháp thực hiện
- Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu:
Dữ liệu về cơ sở lý luận phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp lấy từ các giáo trình, bài giảng, bài báo uy tín
Để thu thập được dữ liệu cho việc nghiên cứu, tác giả sử dụng những phương pháp sau:
+ Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: các cán bộ, nhân viên phòng KTTC+ Phương pháp quan sát thực tế: Tác giả thu thập dữ liệu thông qua quá trình quan sát thực tế tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hà Tây từ tổ chức bộmáy đến quá trình vận dụng chứng từ kế toán; tài khoản, sổ sách; các báo cáo kế toán
+ Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Các số liệu, báo cáo về tình hình hoạtđộng kinh doanh, tình hình tài chính của Công ty, các BCTC của công ty được tác giảthu thập từ phòng Tài chính - Kế toán và tính toán số liệu
+ Phương pháp xử lý thông tin: trên cơ sở số liệu thu thập được, Tác giả sử dụngphần mềm ứng dụng Excel để tính toán các chỉ tiêu, sử dụng các phương pháp
4
phân tích báo cáo tài chính và phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để phân tích, đánh giá thực trạng BCTC của Công ty giai đoạn 2020 – 2022
- Phương pháp phân tích số liệu:
Trong quá trình làm đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng nhiều phương pháp phân tích khác nhau như: Phương pháp phân tích tổng quát, phương pháp so sánh, tỷ lệ các hệ
số, tổng hợp suy diến hay sử dụng mô hình phân tích Dupont
Đề án sử dụng phương pháp tính toán và so sánh các chi tiêu nghiên cứu theo thờigian, so sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số thực tế kỳ kinh doanh trước nhằm xácđịnh rõ xu hướng thay đổi về tình hìnhhoạt động tài chính của doanh nghiệp Đánh giá tốc
độ tăng trưởng hay giảm đi của các hoạt động tài chính của doanh nghiệp
So sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từngchỉ tiêu, từng báo cáo tài chính Phân tích sự biến động về quy mô của từng khoản mục,trên từng báo cáo tài chính của doanh nghiệp Qua đó xác định được mức biển động vềquy mô của chỉ tiêu phân tích và mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu nhân tổ đến chỉ tiêu
Trang 13phân tích
So sánh dọc, ngang, sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thê hiện môi tương quan giữa cácchỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính, giữa các báo cáo tài chính của doanh nghiệp Phântích theo chiều dọc trên các báo cáo tài chính là phân tích sự biến động về cơ cầu haynhững quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp
Tùy theo mục tiêu phân tích mà quyết định lựa chọn các nhóm chỉ tiêu, mức độ của nhóm chỉ tiêu, trong từng thời kỳ cụ thể Ngoài ra, khi thực hiện phương pháp tỷ lệ còn có thể áp dụng mô hình phân tích Dupnot cho phép phân tích sâu hơn về mối tương quan giữa các tỷ lệ đó ảnh hưởng đến vấn đề cần phân tích
Phần 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính nhằm nâng
cao năng lực chính tại Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hà Tây
6
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1 Những vấn đề chung về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm, ý nghĩa và mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính doanh
nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là quá trình vận dụng tổng thế cácphương pháp phân tích khoa học để xem xét, đánh giá tài chính của doanh nghiệp, giúpcho các chủ thể có lợi ích gắn với doanh nghiệp nằm được thực trạng tài chính và an ninhtài chính của doanh nghiệp từ những nhận định tình hình tài chính ở quá khứ và hiện tại,
dự đoán được chính xác các chỉ tiêu tài chính trong tương lai cũng như các rủi ro tài chính
mà doanh nghiệp có thể gặp phải để từ đó đưa ra các quyết định phù hợp với lợi ích vàmục tiêu
Trang 14Các chủ thể có lợi ích gắn với doanh nghiệp và các đổi tượng có liên quan đều quantâm đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp, có nhu cầu sử dụng thông tin kinh tế, tàichính của doanh nghiệp Mỗi đối tượng khác nhau sẽ quan tâm theo giác độ và với mụctiêu khác nhau Nhu cầu về thông tin tài chính doanh nghiệp rất đa dạng, đòi hỏi phân tíchbáo cáo tài chính phải được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau và đáp ứng cácnhu cầu khác nhau của từng đối tượng Điều này, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho phântích báo cáo tài chính ra đời, ngày càng hoàn thiện và phát triển; mặt khác, cũng tạo ra sựphức tạp trong nội dung và phương pháp của phân tích tài chính.
1.1.1.2 Ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh
Do đó tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tài chính của doanhnghiệp Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãmđối với quá trình sản xuất kinh doanh Chính vì vậy, phân tích báo cáo tài chính có ý nghĩaquan trọng đối với bản thân chủ doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài có liên quan đếntài chính của doanh nghiệp, mỗi đối tượng lại có nhu cầu thông tin ở các góc độ và mụcđích khác nhau, cụ thể:
- Nhóm người sử dụng thông tin bên trong doanh nghiệp:
đề để đưa ra các quyết định trong dài hạn, góp phần củng cố uy tín, xây dựng thương hiệudoanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
+ Đối với cán bộ, công nhân viên là những người có nguồn thu nhập gắn với lợi íchcủa doanh nghiệp, thông tin từ phân tích BCTC giúp họ hiểu được tính ổn định và địnhhướng công việc hiện tại và tương lai đối với doanh nghiệp
- Nhóm người sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp:
+ Đối với các nhà đầu tư là các cổ đông mua cổ phiếu, các công ty góp vốn liêndoanh, liên kết… Các nhà đầu tư thường quan tâm trực tiếp đến giá trị của doanh nghiệp,khả năng sinh lợi của vốn hay cách thức phân chia lợi nhuận Đồng thời, thông tin từ việcphân tích BCTC cũng giúp cho các nhà đầu tư dự đoán giá doanh nghiệp, dự đoán giá trị
Trang 15cổ phiếu, dự đoán khả năng sinh lời của vốn, hạn chế các rủi ro có thể xảy ra để quyết địnhhướng đầu tư, quyết định liên doanh…
+ Đối với những người cho vay và các tổ chức tín dụng: Trong các doanh nghiệp,vốn vay thường chiếm tỷ lệ tương đối cao để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, do vậykhi cho vay, những đối tượng này thường đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn, trung
và dài hạn, khả năng sinh lời, đồng thời, dự đoán triển vọng của doanh nghiệp trong tươnglai nhằm đưa ra các quyết định cho vay phù hợp với từng doanh nghiệp, từ đó hạn chế đếnmức thấp nhất rủi ro khi cho vay
+ Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: thông qua các thông tin từ phân tíchBCTC để đánh giá, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tàichính tiền tệ của doanh nghiệp có tuân thủ theo đúng chế độ chính sách, đúng luật phápquy định không, để thu thuế và ra nhwuxng quyết định cho những vấn đề xã hội…
8
+ Đối với các bên liên quan khác như nhà cung cấp họ cũng quan tâm đến tìnhhình tài chính của doanh nghiệp thông qua khả năng thanh toán để quyết định xem cóchính sách bán chịu và quan hệ bạn hàng lâu dài hay không
1.1.2 Nguồn thông tin sử dụng cho phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Báo cáo tài chính là một trong những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản,nguồn vốn chủ sở hữu và tình hình công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinhdoanh, lưu chuyển tiền tệ và khả năng sinh lời trong kỳ của doanh nghiệp Báo cáo tàichính cung cấp các thông tin kinh tế - tài chính chủ yếu cho người sử dụng thông tin kếtoán về thực trạng tài chính trong kỳ hoạt động đã qua, giúp cho việc đánh giá, phân tích
và dự đoán tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.2.1 Nguồn thông tin từ bảng cân đối kế toán (Mẫu B01 – DN)
Bảng cân đối kế toán: là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của mộtdoanh nghiệp tại một thời điểm theo giá trị ghi sổ nhất định nào đó Đây là một báo cáo tàichính có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinhdoanh và quan hệ quản lý với doanh nghiệp
Nội dung của bảng cân đối kế toán thể hiện qua hệ thống chỉ tiêu phản ánh tìnhhình tài sản và nguồn hình thành tài sản Các chỉ tiêu được phân loại, sắp xếp thành từngloại, mục, và chỉ tiêu cụ thể phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý
Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần “Tài sản” và phần “Nguồn vốn” Cácchỉ tiêu phản ánh trong phần “Tài sản” được sắp xếp theo nội dung kinh tế của các loại tàisản của doanh nghiệp, được trình bày theo trình tự tính thanh khoản của tài sản giảm dần.Các chỉ tiêu phản ánh trong phần “Nguồn vốn” được sắp xếp theo từng nguồn hình thànhtài sản của doanh nghiệp, được trình bày theo trình tự tính cấp thiết phải thanh toán hay
Trang 16nghĩa vụ pháp lý với từng loại nguồn vôn giảm dần Về mặt kinh tế, bên tài sản phản ánhquy mô và kết cấu các loại tài sản; bên nguồn vốn phản ánh cơ cấu tài trợ, cơ cấu vốn cũngnhư khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp
Từ bảng cân đối kế toán có thể đánh giá khái quát tình hình tài chính, phân tíchhình hình sử dụng vốn, khả năng huy động nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, và hoạt động tài trợ của doanh nghiệp
9
1.1.2.2 Nguồn thông tin từ báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu B02 – DN)
Một thông tin không kém phần quan trọng được sử dụng trong phân tích tài chính
là thông tin phản ánh trong báo cáo Kết quả kinh doanh Khác với Bảng cân đối kế toán,Báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD) là một BCTC kế toán tổng hợp phản ánh tổngquát tình hình và kết quả kinh doanh, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước củadoanh nghiệp trong một kỳ hạch toán
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có tác dụng như sau:
- Phân tích và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phí sản xuất, giávốn, doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động kháccũng như kết quả tương ứng của từng hoạt động
- Đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp, có biện pháp khai thác tiềm năng cũng như hạn chế khắc phục những tổn tại trong tương lai
* Thông tin cung cấp của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trình bày nhữngthông tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận (lãi hoặc lỗ) phát sinh từ hoạt động kinh doanhthông thường và các hoạt động ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của doanhnghiệp trong một kỳ kinh doanh, phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và lợinhuận thuần của doanh nghiệp trong kỳ đó Khi lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhtổng hợp giữa doanh nghiệp và đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụthuộc, doanh nghiệp phải loại trừ toàn bộ các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí phát sinh
từ các giao dịch nội bộ
1.1.2.3 Nguồn thông tin từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 – DN)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (LCTT) là báo cáo kế toán tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh
nghiệp Dựa vào báo cáo này, người ta có thể đánh giá đựơc khả năng tạo ra các khoản tiền, sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp, khả năng thanh toán cũng như tình hình lưu chuyển tiền của kỳ tiếp theo, trên cơ sở đó dự đoán được nhu cầu và khả năng tài chính của doanh nghiệp
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được dùng để kiểm tra thực trạng lưu chuyển tiền của
Trang 17doanh nghiệp, đánh giá các dự đoán trước đây về các luồng tiền; kiểm tra mối quan hệgiữa khả năng sinh lời với lượng lưu chuyển tiền thuần và dự đoán khả năng
10
về độ lớn, thời gian và tốc độ lưu chuyển của các luồng tiền trong tương lai qua đó cung cấp thông tin cho các chủ thể quản lý
* Tác dụng chủ yếu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ là:
- Cung cấp thông tin để đánh giá khả năng tạo ra tiền, các khoản tương đương tiền và nhu đều của doanh nghiệp trong việc sử dụng các khoản tiền
- Cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng báo cáo phân tích đánh giá về thời gian cũng như mức độ chắc chắn của việc tạo ra các khoản tiền trong doanh
nghiệp
- Cung cấp thông tin về các nguồn tiền hình thành từ các hoạt động kinh doanh,hoạt động đầu tư tài chính để đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động đó đối với tình hìnhtài chính của doanh nghiệp
- Cung cấp thông tin đánh giá khả năng thanh toán và xác định nhu cầu tiền củadoanh nghiệp trong kỳ hoạt động tiếp theo
1.1.2.4 Nguồn thông tin từ thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09 - DN)
Thuyết minh báo cáo tài chính là một một báo cáo tổng quát nhằm mục đích giảitrình, thuyết minh bằng lời, bằng số liệu những thông tin về tình hình hoạt động sản xuấtkinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, mà chưa được trìnhbày đầy đủ, chi tiết hết trong các báo cáo tài chính khác Thuyết minh báo cáo tài chínhcũng nhằm cung cấp các thông tin bổ sung cần thiết cho việc đánh giá kết quả kinh doanhcủa doanh nghiệp qua đó giúp những người quan tâm đến doanh nghiệp hiểu rõ ràng vàchính xác hơn tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp
1.1.3 Các phương pháp trong phân tích báo cáo tài chính
Phương pháp phân tích là cách thức tiếp cận đối tượng phân tích đã được thể hiện qua hệ thống chỉ tiêu phân tích, để biết được ý nghĩa và mối quan hệ hữu cơ của các thông tin từ chỉ tiêu phân tích
Việc phân tích báo cáo tài chính có thể sử dụng một hay tổng hợp một số phương phápphân tích Các phương pháp phân tích BCTC hay được sử dụng đó là: phương pháp sosánh, phương pháp cân đối, phương pháp loại trừ, Các phương pháp này được sử dụng
một cách linh hoạt, phù hợp với từng nội dung phân tích để đánh
11
Trang 18giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp dưới theo nhiều chiều hướng khác nhau và sửdụng cho các mục đích đánh giá khác nhau.
Dưới đây là một số phương pháp phân tích báo cáo tài chính thường được sử dụng:
1.1.3.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp nhằm phân tích sự biến động và xác địnhmức độ biến động của chỉ tiêu phân tích Phương pháp này thường được sử dụng nhiềunhất là trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng
* Điều kiện so sánh:
- Phải tồn tại ít nhất 2 đại lượng
- Các đại lượng (chỉ tiêu) phải đảm bảo tính so sánh được Đó là sự thống nhất vềnội dung kinh tế, về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường
* Nội dung so sánh:
+ So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số thực tế của kỳ kinh doanh trước nhằmxác định rõ xu hướng thay đổi, đánh giá tốc độ tăng trưởng hay giảm đi của các hoạt độngtài chính của doanh nghiệp
+ So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số kỳ kế hoạch để xác định mức hoànthành nhiệm vụ kế hoạch trong mọi mặt của hoạt động tài chính
* Các dạng so sánh:
+ So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích sovới kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô của cáchiện tượng kinh tế
+ So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia, giữa trị số của kỳ phân tích
so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc
độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế
- So sánh ngang: là việc so sánh đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối vàtương đối trên từng chỉ tiêu, trên từng báo cáo tài chính Thực chất của việc phân tích này
là phân tích sự biến động về quy mô của từng khoản mục, trên từng báo cáo tài chính củadoanh nghiệp
12
- So sánh dọc: là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữacác chỉ tiêu phân tích Thực chất của việc phân tích này là phân tích sự biến động về cơcấu hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong tổng thể
Trang 19Phương pháp này có vai trò quan trọng trong lựa chọn phương án đầu tư, lập kếhoạch sản xuất Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ áp dụng Tuy nhiênphương pháp này cũng có những nhược điểm đó là khi điều kiện so sánh không đảm bảotính đồng nhất tuyệt đối của các chỉ tiêu so sánh dẫn đến thiếu tính chính xác.
1.1.3.2 Phương pháp loại trừ
Phương pháp loại trừ hay phương pháp phân tích nhân tố là một phương phápnhằm xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và đượcthực hiện bằng cách: khi xác định sự ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ sự ảnhhưởng của các nhân tố khác Có nhiều phương pháp đo lường mức độ ảnh hưởng của cácnhân tố tác động, lựa chọn phương pháp nào tùy thuộc vào mối quan hệ giữa chỉ tiêu phântích với các nhân tố ảnh hưởng Các phương pháp thường được áp dụng trong phân tíchảnh hưởng nhân tố là:
- Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp thay lần lượt từng nhân tố từ giá trị ở kỳ gốc sang kỳ phân tích để xác định mức ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu nghiên cứu, các nhân tố chưa được thay thế phải giữ nguyên ở kỳ gốc Sau đó, so sánh trị số của lần vừa thay thế với lần thay thế trước đó, chênh lệch tính ra được chính
là mức độ ảnh hưởng của nhân tố đến chỉ tiêu phân tích
Điều kiện và trình tự áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn cần đảm bảo sau:+ Xác định chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu,
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu.Các nhân tố này phải có quan hệ chặt chẽ với chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu dướidạng tích số hoặc thương số,
+ Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu vàomột công thức toán học theo thứ tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng, từ nhân tốchủ yếu đến nhân tố thứ yếu,
+ Thay thế lần lượt giá trị của từng nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu nghiên cứu,
có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu lần; nhân tố nào đã thay thế thì giữ
13
nguyên giá trị đã thay thế (kỳ phân tích) cho đến lần thay thế cuối cùng, Sau mỗi lần thay thế trị số của từng nhân tố, phải xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố vừa thay thế đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng, (nếu có) Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố chính là sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc,
- Phương pháp số chênh lệch: là trường hợp đặc biệt hay là dạng giản đơn củaphương pháp thay thế liên hoàn Phương pháp này được sử dụng khi các nhân tố có quan
Trang 20hệ với chỉ tiêu phân tích được biểu diễn dưới dạng tích số, các nhân tố được xắp xếp theothứ tự nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng, từ nhân tố chủ yếu đến nhân tố thứ yếu.Muốn xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào, ta lấy chênh lệch giữa kỳ phân tích với
kỳ gốc của nhân tố đó, nhân với nhân tố đứng đằng trước nó ở kỳ phân tích, nhân với nhân
tố đứng đằng sau ở kỳ gốc
1.1.3.3 Phương pháp hệ cân đối
Phương pháp hệ cân đối là phương pháp được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được áp dụng khi chỉ tiêu phân tích có quan hệ với nhân tố ảnh hưởng dưới dạng tổng hoặc hiệu Theo đó, muốn xác định mức độ ảnh hưởng của nhân
tố nào chỉ cần tính chênh lệch giữa số thực tế( số cần phân tích) với số kỳ gốc của nhân
tố đó Tổng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đúng bằng đối tượng cụ thể của chỉ tiêu phân tích Tuy nhiên cần để ý đến quan hệ thuận nghịch giữa nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu
1.1.3.4 Phương pháp Dupont
Mô hình tài chính Dupont thường được vận dụng để phân tích mối liên hệ giữa cácnhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu tài chính cần phân tích Nhờ sự phân tích mối liên hệ giữacác nhân tố mà có thể phát hiện nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình
tự logic chặt chẽ và nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân và cải thiện tìnhtrạng yếu kém có thể xảy đến Mô hình tài chính Dupont thường được vận dụng để phântích tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) Nếu phântích tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) thì có dạng sau:
Tỷ suất sinh lợi của tài sản=
LNST
= LNST x Doanh thu thuần
Tổng tài sản Doanh thu thuần Tổng tài sản
14
Dưới đây là sơ đồ mô hình phân tích tài chính Dupont:
Tỷ suất sinh lời của tài sản
Tỷ suất sinh lời doanh
Vòng quay
Trang 21Tổng chi phí Tổng TS
Tổng TS
Từ mô hình trên có thể thấy rằng, để nâng cao khả năng sinh lợi của một đồng tàisản mà doanh nghiệp đang sử dụng, quản trị doanh nghiệp phải nghiên cứu và xem xét cónhững biện pháp gì cho việc nâng cao không ngừng khả năng sinh lời của doanh thu và
sự vận động của tài sản
Như vậy, phân tích tài chính theo mô hình Dupont có ý nghĩa rất lớn đối với quản trị doanh nghiệp, nó không những đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách sâu sắc và toàn diện mà còn đánh giá đầy đủ và khách quan đến những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh Từ đó đưa ra được hệ thống các biện pháp tỉ mỉ và xác thực nhằm tăng cường công tác cải tiến tổ chức quản lý doanh nghiệp, góp phần không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ở các kỳ kinh doanh tiếp theo
1.2 Nội dung phân tích báo cáo tài chính
1.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp
Phân tích cấu trúc tài chính là việc đánh giá tính hợp lý của cơ cấu nguồn vốn xét trong mối liên hệ với cơ cấu tài sản của doanh nghiệp Quá đó, giúp các nhà quản
15
lý doanh nghiệp nắm được tình hình phân bổ tài sản và các nguồn tài trợ tài sản, biết đượcnguyên nhân cũng như các dấu hiệu ảnh hưởng đến cân bằng tài chính Những thông tinnày sẽ là căn cứ quan trọng để các nhà quản lý doanh nghiệp ra quyết định điều chỉnhchính sách huy động và sử dụng vốn của minh, bảo đảm cho doanh nghiệp một cấu trúc tàichính lành mạnh, hiệu quả và tránh được những rủi ro trong kinh doanh Đồng thời, nộidung phân tích này còn góp phần củng cố cho các nhận định đã rút ra khi đánh giá kháiquát tình hình tài chính
1.2.1.1 Phân tích tình hình biến động và cấu trúc tài sản của doanh nghiệp
Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp được thực hiện bằng cách tính ra và sosánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận tài sảnchiếm trong tổng số tài sản Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sảnđược xác định như sau:
Giá trị của từng bộ
Trang 22Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong
tổng số tài sản=
phận tài sản
x 100 Tổng tài sản
Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số
tài sản giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc mặc dầu cho phép các nhà quản lý đánh giá đượckhái quát tình hình phân bổ (sử dụng) vốn nhưng lại không cho biết các nhân tố tác độngđến sự thay đổi cơ cấu tài sản của doanh nghiệp Vì vậy để biết được chính xác tình hình
sử dụng vốn, nắm được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
sự biến động về cơ cấu tài sản, các nhà phân tích còn kết hợp cả việc phân tích ngang tức
là so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ
gốc (cả về số tuyệt đối và số tương đối) trên tổng số tài sản cũng như theo từng loại tài sản
1.2.1.2 Phân tích tình hình biến động và cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp
Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng tiến hành tương tự như phân tích cơ cấu tài sản Trước hết, các nhà phân tích cần tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồnvốn Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn được xác định như sau:
16
Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm
trong tổng số nguồn vốn (%)=
Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn
x 100 Tổng tài sản
Cũng như phân tích cơ cấu tài sản, việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng yêu cầucác nhà phân tích phải kết hợp giữa phân tích dọc, phân tích ngang và xác định xu hướngtăng giảm của từng loại nguồn vốn và các yếu tố cấu thành nên chúng
1.2.2 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
1.2.2.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản không những phân tích hiệu quả sử dụng tổngtài sản mà còn cả phân tích hiệu quả tài sản ngắn hạn và dài hạn bằng cách xây dựng vàphân tích các chỉ tiêu tổng hợp, chi tiết phù hợp với từng nhóm tài sản Từ việc phân tích trên có thể đưa ra được những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, tận dụng tối đa công suất của tài sản
Khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
Trang 23Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Doanh thu thuần Hiệu quả sử dụng tài sản =
Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu này cho biết hoạt động của tài sản và khả năng của doanh nghiệp để tạo
ra doanh số bán hàng thông qua việc sử dụng tài sản Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tàisản được sử dụng một cách có hiệu quả, góp phần làm tăng doanh thu, tạo điều kiện tăng lợi nhuận Nhưng nếu chỉ tiêu này quá thấp tức là đơn vị đang lãng phí công suất, doanh nghiệp cần có những biện pháp cải thiện
Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần
Suất hao phí của TS so với DTT= Tổng tài sản bình quân Doanh thu thuần
17
Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp thu được một đồngdoanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng tài sản đầu tư, chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏdoanh nghiệp sử dụng tài sản có hiệu quả, tiết kiệm tài sản
Vòng quay hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho bình quân
Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích vốn đầu tư cho hàng tồn kho quay đượcbao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hàng tồn kho vận động không ngừng đó lànhân tố để tăng doanh thu, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
1.2.2.2 Phân tích khả năng sinh lời
Tỷ suất sinh lời trên Tổng tài sản( ROA): Đây là hệ số đo lường hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp mà không quan tâm đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp
Hệ số này cho biết doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng tài sản Cách xác định:
Lợi nhuận sau thuế (Lần) Tổng tài sản bình quân
Trang 24Tỷ suất sinh lời trên Vốn chủ sở hữu( ROE): Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng
Vốn chủ sở hữu thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Hệ số này phụ thuộc vào thời vụkinh doanh Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế (Lần) Vốn chủ sở hữu bình quân
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần( ROS): Chỉ tiêu này cho biết với một đồng
doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Tỷsuất này càng lớn thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao
ROS
=
18
Lợi nhuận sau thuế
(Lần) Doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận gộp: Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu thuần từ bán
hàng hóa và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận nếu không tính đến chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Chỉ tiêu này sẽ phụ thuộc lớn vào đặc điểm của từng ngành
Tỷ suất lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp
(Lần) Doanh thu thuần Phân tích Dupont
Sử dụng phương pháp phân tích Dupont để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷsuất sinh lời của tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
1.2.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí
Chi phí là những khaonr mà doanh nghiệp phải hao tốn để tạo ra được doanh thu
mà mục đích cuối cùng là lợi nhuận Quá trình phân tích hiệu quả chi phí được thực hiện
có hiệu quả nhất khi xác định được các chỉ tiêu cần phân tích, thời gian phân tích, tínhtrung thực hợp lý của nguồn tài liệu được sử dụng và xác định được các nguyên nhân tácđộng từ đó có các giải pháp đi kèm Thông thường tài liệu về chi phí cần được tập hợp từ 2
kỳ trở lên trong đó có kỳ gốc và kỳ phân tích, số liệu cần được kiểm toán Việc thu thậpđầy đủ tất cả các bước giúp cho quá trình phân tích đạt kết quả được khách quan nhất để
từ đó, đề xuất các biện pháp quản trị chi phí hợp lý
Trang 25Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán
Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán = (Lợi nhuận gộp bán hàng/GVHB) x 100
Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích, đầu tư 100 đồng giá vốn hàng bán thìthu được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuậntrong giá vốn hàng bán càng lớn, các mặt hàng tiêu thụ tốt và ngược lại Chỉ tiêu nàythường phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành cụ thể Từ
19
chỉ tiêu này, nhà quản trị cũng có thể tính toán được khi đầu tư thêm một đồng giá vốn hàng bán thì doanh thu thuần thêm về là bao nhiêu
Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng:
Tỷ suất sinh lời của chi phí BH = (LN thuần HĐKD/Chi phí BH) x 100
Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích, đầu tư 100 đồng chi phí bán hàng thìthu được bao nhiều đồng lợi nhuận thuần Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ lợi nhuận thuầntrong chi phí bán hàng càng lớn, doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí bán hàng
Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý doanh nghiệp:
Tỷ suất sinh lời của chi phí QLDN = (LN thuần HĐKD/Chi phí QLDN) x 100
Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích, đầu tư 100 đồng chi phí QLDN thìthu được bao nhiều đồng lợi nhuận thuần Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ, lợi nhuận thuầntrong chi phí QLDN càng lớn, doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí QLDN
Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí:
Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí = (LN kế toán trước thuế/ Tổng chi phí) x 100
Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích, đầu tư 100 đồng chi phí thu đượcbao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán trước thuế Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợinhuận trong chi phí càng lớn càng lớn, doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí
1.2.3 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
1.2.3.1 Phân tích tình hình công nợ
Hiện nay, tính tự do cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường đang ngày càng thúcđẩy nền kinh tế phát triển, các mối quan hệ tài chính phát sinh ngày càng nhiều và đa dạng,việc bị chiếm dụng vốn và đi chiếm dụng vốn là điều bình thường bởi vì trong kinh doanhluôn xảy ra mối quan hệ kinh tế nảy sinh giữa DN nàỳ với DN khác, giữa DN với Nhànước, khách hàng, công nhân viên của DN…Nhưng các khoản công nợ này nếu chưa đếnhạn thanh toán là hoàn toàn bình thường Điều mà các nhà quản lý quan tâm đó là nhữngkhoản nợ dây dưa, khó đòi, các khoản phải thu không có khả
Trang 26năng thu hồi, các khoản phải trả không có nguồn để thanh toán Do vậy, phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát hiện
20
các dấu hiệu rủi ro tài chính có thể xảy ra Trong thực tế nếu các khoản công nợ phải thu lớn hơn các khoản công nợ phải trả thì DN đó đã bị chiếm dụng vốn nhiều hơn làm tăng nhu cầu cần tài trợ, nếu các khoản công nợ phải thu nhỏ hơn khoản công nợ phải trả thì DN đó đã đi chiếm dụng vốn làm giảm nhu cầu cần tài trợ
Chỉ tiêu phân tích được chia thành 3 nhóm như sau:
- Nhóm 1: Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô công nợ phải thu (bị chiếm dụng) và
công nợ phải trả (đi chiếm dụng)
+ Các khoản phải thu
+ Các khoản phải trả (chỉ tính các khoản chiếm dụng, không tính các khoản vay)
- Nhóm 2: Hệ số các khoản phải thu và các khoản phải trả
Hệ số các khoản phải thu = Các khoản phải thu /Tổng tài sản
Hệ số cho biết phần vốn bị chiếm dụng chiếm bao nhiêu phần tài sản của doanh nghiệp
Nó phản ánh mức độ bị chiếm dụng vốn dẫn đến phản ánh mức độ vốn bị chiếm dụng
ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính của doanh nghiệp
Hệ số các khoản phải trả = Các khoản phải trả /Tổng tài
Hệ số cho biết phần vốn đi chiếm dụng tài trợ bao nhiêu phần tài sản của doanh nghiệp Nó phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn
- Nhóm 3: Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý, thu hồi, thanh toán các
khoản phải thu và các khoản phải trả
Số vòng thu hồi nợ = Doanh thu thuần /Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân
Hệ số vòng thu hồi nợ hay số vòng quay các khoản phải thu hay hệ số thu hồi cáckhoản phải thu cho biết trong kỳ các khoản phải thu ngắn hạn bình quân của doanh nghiệpquay được bao nhiêu vòng
Thời hạn thu nợ = Số ngày trong kỳ /Số vòng thu hồi nợ
Chỉ tiêu cho biết trung bình sau bao nhiêu ngày thì doanh nghiệp thu hồi được
nợ Số vòng thu nợ và thời gian thu nợ phản ánh tốc độ luân chuyển các khoản phải thungắn hạn qua đó đánh giá về thời gian thu nợ, xác suất thu được nợ và trình độ quản trị
nợ của doanh nghiệp
21
Trang 27Hệ số hoàn trả nợ = Giá vốn hàng bán/ Các khoản phải trả ngắn hạn bình quân
Trong đó: Các khoản phải trả ngắn hạn = Nợ ngắn hạn – Vay và nợ thuê TC ngắn hạn
Hệ số hoàn trả nợ các khoản phải thu cho biết trong kỳ các khoản phải thu ngắn hạn bình quân của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng
Thời gian hoàn trả nợ = Số ngày trong kỳ/ Hệ số hoàn trả nợ
Chỉ tiêu cho biết trung bình sau bao nhiêu ngày thì doanh nghiệp hoàn trả nợ
Do vậy, khi phân tích cần xem xét DN có phát sinh các khoản phải thu khó đòi haycác khoản phải trả quá hạn hay không để xem mức độ ảnh hưởng đến hình ảnh của DN
1.2.3.2 Phân tích khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán tổng quát
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo
Hệ số này luôn có trị số lớn hơn 1, giá trị của hệ số này càng gần 1 mức độ rủi ro của doanhnghiệp càng cao Được xác định bằng công thức sau:
Khả năng thanh toán tổng
quát (Lần)=
Hệ số thanh toán ngắn hạn:
Tổng tài sản Tổng nợ phải trả
Cách tính này cho biết khả năng của doanh nghiệp trong việc dùng các tài sản ngắn
hạn như tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình Hệ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp càng có nhiều khả năng
sẽ hoàn trả hết các khoản nợ ngắn hạn Mặt khác nếu hệ số này thấp, khả năng trả nợ của doanh nghiệp thấp Tuy nhiên hệ số này quá cao chưa chắc phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt mà thể hiện doanh nghiệp sử dụng tài sản chưa hiệu quả Được xác định như sau:
Khả năng thanh toán ngắn hạn(lần)= Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn
22
Hệ số thanh toán nhanh:
Hệ số này cho biết khả năng của doanh nghiệp sử dụng các tài sản ngắn hạn để thanh
toán các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho Nếu hệ số này nhỏ
Trang 28hơn nhiều so với 1 nghĩa là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp chủ yếu là hàng tồn kho.Được xác định:
Hệ số thanh toán nhanh
( lần)=
Hệ số thanh toán tức thời Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Nợ ngắn
hạn
Hệ số này thể hiện khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
bằng Tiền và các khoản tương đương tiền Hệ số này lớn hơn 1 cho thấy khả năng ngaylập tức thanh toán các khoản nợ cao Tuy nhiên hệ số này lớn hơn 1 quá nhiều chứng tỏlượng Tiền và các khoản tương đương tiền khá cao, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp Cách xác định:
Hệ số thanh toán tức thời
( lần)=
Hệ số thanh toán lãi vay Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ
ngắn hạn
Hệ số này cho biết một doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ lãi của nó
đến mức nào Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp chocác chủ nợ của mình càng lớn Hệ số này thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suygiảm trong hoạt động kinh doanh có thể làm EBIT xuống dưới mức nợ mà doanh nghiệpphải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ Hệ số này lớn hơn 1 thì doanhnghiệp hoàn toàn có khả năng trả lãi vay Nếu nhỏ hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp đã vayquá nhiều so với khả năng của mình, hoặc doanh nghiệp kinh doanh quá kém đến mức lợinhuận thu được không đủ trả lãi vay Cách xác định:
Hệ số thanh toán lãi vay ( lần)=
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) Chi
phí trả lãi
23
1.2.4 Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ
Dòng lưu chuyển tiền của DN phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa DN với các bên
có liên quan thông qua phương tiện giao dịch trao đổi thực tế bằng tiền và được phản ánhqua chỉ tiêu: Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ
Trang 29Lưu chuyển
tiền thuần trong kỳ= Lưu chuyển
tiền thuần từ HĐKD
+ Lưu chuyển tiền thuần từ
HĐĐT
+
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐTC Chỉ tiêu này bị tác động bởi ba nhân tố là:
+ Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh+ Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư+ Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chínhChỉ tiêu này xảy ra một trong ba khả năng: dương, âm và bằng 0
Lưu chuyển tiền từ HĐKD âm (thu < chi): thể hiện số tiền chi ra mua nguyên vậtliệu dự trữ, hàng hóa, chi thường xuyên lớn hơn số tiền thu về từ hoạt động bán hàng vàcung cấp dịch vụ Nếu lưu chuyển tiền từ HĐKD dương thì ngược lại Tuy nhiên, hoạtđộng kinh doanh là hoạt động chính trong DN nên trong một thời gian dài cần thiết phảitạo ra dòng tiền dương thì DN mới có khả năng tồn tại Tức là tiền thu từ bán hàng phảilớn hơn bỏ ra trong kỳ, DN làm ăn có hiệu quả
Lưu chuyển tiền từ HĐĐT âm (thu < chi): thể hiện quy mô đầu tư của DN mở rộng
Vì đây là kết quả của số tiền chi ra từ đầu tư mua sắm tài sản, góp vốn liên doanh Ngượclại, lưu chuyển tiền từ HĐĐT dương có nghĩa là quy mô đầu tư của DN đang thu hẹp vìđây là kết quả của việc bán tài sản cố định, thu hồi vốn đầu tư nhiều hơn số tiền chi ra để
mở rộng đầu tư
Lưu chuyển tiền từ HĐTC âm (thu < chi): thể hiện quy mô đầu tư ra bên ngoài của
DN mở rộng (chi để mua cổ phiếu, chi trả nợ gốc vay ) Ngược lại, lưu chuyển tiền từHĐTC dương thể hiện lượng vốn cung ứng từ bên ngoài tăng, vậy DN có thể chịu sự phụthuộc về nguồn tài chính Khi lưu chuyển tiền thuần từ mỗi hoạt động bằng 0 tức là DN đãcân đối thu chi của hoạt động đó trong kỳ Nhà phân tích sử dụng phương pháp so sánh kỳnày với các kỳ trước để đánh giá xu hướng biến động của dòng lưu chuyển tiền
24
PHẦN 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ PETROLIMEX HÀ TÂY 2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hà Tây
Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hà Tây (PTS Hà Tây) hiện là đơn
vị thành viên của Tổng công ty dịch vụ xăng dầu Petrolimex - Tập đoàn Xăng dầu ViệtNam (Petrolimex), được thành lập từ việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
− Tên công ty: Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hà Tây
Trang 30− Tên tiếng anh: Petrolimex HaTay Transportation and Service Joint-Stock
− Vốn điều lệ và cơ cấu vốn:
Vốn điều lệ của Công ty: 35.031.640.000 VNĐ (Ba mươi lăm tỷ, không trăm ba mốt
triệu, sáu trăm bốn mươi nghìn đồng) Trong đó, Vốn Tổng Công ty dịch vụ xăng dầu Petrolimex (đại điện cho Petrolimex): 17.867.130.0000 VNĐ chiếm tỷ lệ 51%, Vốn gópcủa cổ đông khác: 17.164.510.000 VNĐ chiếm tỷ lệ 49%
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hà Tây (PTS Hà Tây) là doanhnghiệp được thành lập dưới hình thức tách một bộ phận của công ty xăng dầu Hà SơnBình để cổ phần hóa được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp Quyết định số1362/2000/QĐ/BTM ngày 03/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Thương Mại (nay là Bộ
Công Thương) về việc chuyển Doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần; Công tyđược thành lập có tên gọi là” Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hà Tây” với
tư cách là đơn vị thành viên của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam ( nay là
25
Petrolimex) hoạt động theo hình thức quản lý mới, đa dạng hóa sở hữu, hoạt động hiệuquả năng động hơn Trong quá trình hoạt động Công ty đã thành lập 3 chi nhánh: Năm
2001 thành lập chi nhánh PTS Hòa Bình, năm 2002 thành lập chi nhánh PTS Hà Nội, năm
2007 thành lập Chi nhánh xây lắp và dịch vụ Đây là các quyết định kinh doanh rất quantrọng, mang tính chiến lược và lâu dài về phát triển thị trường kinh doanh xăng dầu Đếnnay, Công ty đã giải thể 02 chi nhánh là PTS Hà Nội và Xây lắp dịch vụ do thay đổi địagiới hành chính và hoạt động không hiệu quả Được thế hiện rõ ở phụ lục 1
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban
Theo điều lệ và Quy chế quản trị Công ty được ban hành tháng 4 năm 2021,
Trang 31Công ty PTS Hà Tây hoạt động theo mô hình tổ chức quản lý sau:
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất và có quyền quyết
định các vấn đề quan trọng của Công ty Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, hoạt động thông qua cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bằng văn bản Đại hội đồng cổ đông có các quyền hạn sau đây:
• Thông qua Điều lệ, phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty; •
Bầu, bãi nhiệm Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;
• Các quyền hạn khác do Điều lệ Công ty quy định
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền
nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty khôngthuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ
HĐQT có trách nhiệm giám sát Giám đốc và những người quản lý khác Quyền vànghĩa vụ của HĐQT thực hiện theo Luật doanh nghiệp và Điều lệ Công ty, các Quy chếnội bộ của Công ty và Nghị quyết của ĐHĐCĐ quy định
Ban Kiểm soát: Do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 03 thành viên, thay mặt cổ đông để
kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và pháp luật về những công việc thực hiện theo quyền và nghĩa vụ như:
26
• Kiểm tra sổ sách kế toán và các Báo cáo tài chính của Công ty, kiểm tra tính hợp
lý, hợp pháp của các hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính Công ty, kiểm tra việcthực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT;
• Yêu cầu HĐQT triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường trong trường hợp xét thấy cần thiết;
• Các quyền khác được quy định tại Điều lệ
Ban Giám đốc: Ban Giám đốc bao gồm 1 Giám đốc và 4 Phó giám đốc
• Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty, điều hành công việc kinhdoanh hàng ngày của Công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệmtrước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao
• Phó giám đốc là người giúp việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc nhiệm vụđược phân công; thực hiện các công việc thay Giám đốc khi được ủy quyền Quyết địnhcác công việc theo ủy quyền của Giám đốc và trong phạm vi quyền hạn
* Các phòng chức năng: Thực hiện tham mưu và quản lý chuyên môn
Trang 32* Các chi nhánh, văn phòng Đội: Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh theo những lĩnh vực thuộc ngành nghề đã đăng ký kinh doanh của Công ty.
Công ty PTS Hà Tây gồm các phòng chức năng sau: Phòng Tổ chức Hành chính,Phòng Kế toán Tài chính, Phòng Quản lý Kỹ thuật, Phòng Kinh doanh Vận tải, PhòngThương mại, Chi nhánh PTS Hòa Bình, Đội Vận tải (Phụ lục 1)
Bộ máy tổ chức quản lý của công ty gọn nhẹ, tổ chức điều hành chung mọi hoạt độngsản xuất kinh doanh của Công ty là đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông bầu raHội đồng quản trị để quản lý Công ty theo nhiệm kỳ, bầu Ban kiểm soát để kiểm soátmọi hoạt động từ công tác qunr lý điều hành đến sản xuất kinh doanh Hội đồng quảntrị bổ nhiệm Giám đốc để điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu tráchnhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ được giao Giúpviệc cho Giám đốc còn có các Phó Giám đốc Công ty xây dựng mô hình quản lý trựctiếp, với mô hình này người phụ trách các bộ phận chức năng và đơn vị trực thuộc cónhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong việc đưa ra quyết định và thực hiện
các quyết định đó Cụ thể chức năng các phòng ban:
27
- Phòng Tổ chức hành chính: tham mưu cho lãnh đạo về các vấn đề liên quan đến
nhân sự, công văn, quy chế, tiền lương Lưu trữ hồ sơ, văn bản, giấy tờ, soạn thảo các vănbản, tài liệu hành chính Quản lý Tài sản chung của Công ty
- Phòng Quản lý Kỹ thuật: tham mưu cho lãnh đạo về việc đầu tư, xây dựng, điều
hành và quản lý hệ thống máy chủ, cơ sở dữ liệu, thiết bị văn phòng, theo dõi định ngạchxe; hướng dẫn giám sát các nghiệp vụ liên quan đến phòng cháy chữa cháy, vệ sinh antoàn lao động, vệ sinh môi trường
- Phòng Thương mại: Tham mưu cho lãnh đạo về chiến lược kinh doanh xăng
dầu, giữ vai trò quan trọng trong thúc đẩy, tiếp thị và phân phối sản phẩm ra thị trường; xây dựng kế hoạch kinh doanh theo tháng, quý, năm; Giám sát kiểm tra các CHXD, lập
kế hoạch mua hàng, nhập hàng, quản lý Hàng tồn kho, điều phối nguồn hàng
- Phòng Kinh doanh Vận tải: Tham mưu cho lãnh đạo về chiến lược vận tải, đảm
bảo chứcnăng vận chuyển và lưu thông hàng hóa một cách chuyên nghiệp, hợp lý, kịp thờiđảm bảo đáp ứng nhu cầu của các Công ty xăng dầu được giao nhiệm vụ cũng như kháchhàng tự khai thác, xây dựng kế hoạch năm, Báo cáo số liệu hàng tháng; khảo sát tuyếnđường và làm đơn giá cước vận tải Phối hợp với các Đội vận tải theo dõi phương tiện,kiểm tra an toàn lái xe, theo dõi hành trình xe có gắn thiết bị giám sát…
- Phòng Kế toán Tài chính: Tham mưu cho lãnh đạo về tài chính, thực hiện theo
dõi, kiểm tra, lên kế hoạch, quản lý toàn bộ nguồn thu, chi, thực hiện hoạch toán cácnghiệp vụ kế toán phát sinh, tính toán rủi ro liên quan đến tài chính, làm các báo cáo liên
Trang 33quan để nộp lên Tổng công ty, kiểm toán, thuế; Phối hợp làm việc khi có
thanh tra, kiểm tra
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán là một trong những công việc quan trọng hàng đầu trongcông tác kế toán, chất lượng công tác kế toán phụ thuộc trực tiếp vào khả năng, trình độ,khả năng thành thạo, sự phân công phân nhiệm hợp lý Do đặc điểm của công ty là kinhdoanh vận tải bộ và các cửa hàng bán xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu là chủ yếu, địabản hoạt động mang tính lưu động cao và phức tạp do đó để phù hợp với chức năng quản
lý và kiểm soát, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung.Theo mô hình này thì toàn công ty chỉ có một phòng
28
kế toán và mọi công việc như phiếu thu, phiếu chi hàng ngày, ghi sổ chi tiết đến sổ tổng hợp, lập báo cáo quyết toán, kiểm tra kế toán đều được thực hiện tại đây đồng thời sẽ giúp Công ty đảm bảo được sự tập trung thống nhất của kế toán trưởng đồng thời lãnh đạo Công ty cũng nắm bắt và chỉ đạo kịp thời công tác kế toán tài chính Mặt khác loại hình này giúp tiết kiệm được chi phí hạch toán và việc phân công công việc, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ kế toán được dễ dàng
Phòng Kế toán Tài chính: tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán
và hạch toán kế toán đồng thời kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính củacông ty theo điều lệ của công ty và pháp luật
Tham mưu cho ban giám đốc các biện pháp quản lý, sử dụng các nguồn vốn
và tài sản của công ty
Tham mưu cho ban giám đốc về mặt tài chính, bảo lãnh, phân phối lợi nhuận,chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của Công ty
Tham mưu cho ban giám đốc trong việc huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, kiểm soát việc sử dụng vốn và các quỹ công ty
Ghi chép, tính toán, phản ánh các nghiệp vụ kế toán
Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành sản xuất kinh doanh, kiểm tra,phân tích hoạt động kinh tế, tài chính phục vụ cho việc lập kế hoạch và theo dõi thựchiện kế hoạch
Lập và gửi báo cáo kế toán, quyết toán của công ty theo quy định của cấp trên và Nhà nước
Dựa vào khả năng, trình độ của nhân viên kế toán, đồng thời để xây dựng bộ máy kếtoán khoa học, gọn nhẹ, tinh giản nhưng đầy đủ về số lượng và chất lượng Công ty đã
tổ chức Phòng kế toán gồm 01 Kế toán trưởng, 02 Phó phòng kế toán và một số nhân