1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo kiến tập tại công ty cố phần gốm sứ việt nam

47 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Kiến Tập Tại Công Ty Cổ Phần Gốm Sứ Việt Nam
Tác giả Lê Ngọc Phúc
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Ánh Hồng
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm Tp. Hcm
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 2,03 MB

Nội dung

Là sinh viên năm ba của khoa Quản Trị Kinh Doanh, tuy trong tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện tại em không thể vận dụng những kiến thức đã học để trải nghiệm kỳ kiến tập thự

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO KIẾN TẬP TẠI CÔNG TY CỐ PHẦN GỐM SỨ VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Ánh Hồng Sinh viên thực hiện : Lê Ngọc Phúc

Khóa : 2019 - 2023 Lớp : 10DHKDQT1

TP Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2022

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO KIẾN TẬP TẠI CÔNG TY CỐ PHẦN GỐM SỨ VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Ánh Hồng Sinh viên thực hiện : Lê Ngọc Phúc

Khóa : 2019 - 2023 Lớp : 10DHKDQT1

TP Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan bài báo cáo “Kiến tập tại Công ty Cổ Phần Gốm Sứ Việt Nam”

là một công trình nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của giáo viên Nguyễn Thị Ánh Hồng và các anh chị trong công ty Ngoài ra không có bất cứ sự sao chép của người khác Bài báo cáo, là sản phẩm mà em đã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình tham gia kiến tập tại công ty Các số liệu, kết quả trình bày trong bài là hoàn toàn trung thực, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm của bài báo cáo nếu như có vấn đề gian dối xảy ra

TP.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 4 năm 2022

Sinh Viên Thực Hiện

Lê Ngọc Phúc

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập tại trường, em rất cảm ơn sự hướng dẫn tận tình cũng như những kiến thức quý báu mà các Thầy/Cô đã truyền đạt trong suốt quá trình học tập tại trường

Là sinh viên năm ba của khoa Quản Trị Kinh Doanh, tuy trong tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện tại em không thể vận dụng những kiến thức đã học để trải nghiệm kỳ kiến tập thực tế như những khóa trước Tuy vậy, nhưng nhà trường và Ban chủ nhiệm Khoa đã tạo điều kiện cho em thực hiện kỳ kiến tập để kịp cho tiến độ học tập Qua kỳ kiến tập này, em đã thực hiện và hoàn thành bài báo cáo kiến tập dưới sự hướng dẫn tận tình của Anh Nguyễn Trung Đông

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh, quý Thầy/Cô Khoa quản trị kinh doanh, ban Giám đốc, cán bộ nhân viên Công ty cổ phần gốm sứ Việt Nam đã hỗ trợ em trong suốt thời gian qua

Đặc biệt, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô Nguyễn Thị Ánh Hồng

đã tận tình, quan tâm, hướng dẫn để em hoàn thành bài Báo cáo kiến tập này tốt nhất

có thể

Do giới hạn về kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều hạn chế và thiếu sót, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của quý Thầy/Cô để bài Báo cáo kiến tập của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

TP.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 4 năm 2022

Sinh Viên Thực Hiện

Lê Ngọc Phúc

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên: Lê Ngọc Phúc MSSV: 203619001

Khoá: 2019-2023

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

TP HCM, ngày … tháng … năm 201… (Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA DOANH NGHIỆP

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Trang 8

DANH MỤC BẢNGBảng 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 6 Bảng 2.1 Tổng tài sản công ty cổ phần sứ Việt Nam 2019-2021 10 Bảng 3.1 Quy mô tài sản công ty cổ phần sứ Việt Nam năm 2019-2021 10 Bảng 4.1 So sánh quy mô tài sản công ty cổ phần sứ Việt Nam năm 2019-2021 11 Bảng 5.1 Tổng nguồn vốn công ty cổ phần sứ Việt Nam 12 Bảng 6.1 Quy mô nguồn vốn công ty cổ phần sứ Việt Nam năm 2019-2021 13 Bảng 7.1 So sánh quy mô tài sản công ty cổ phần sứ Việt Nam năm 2019-2021 14 Bảng 8.1 Chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty sứ việt Nam năm 2019-2021 16

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

Hình 1.2.1 Sơ đồ bộ phần kiến tập 24 Hình 1 Logo Công Ty 3 Hình 2.2.1 Sơ đồ bộ phần kiến tập 24

Trang 9

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1) Lý do kiến tập 1

2) Mục tiêu kiến tập 1

3) Phạm vi kiến tập 1

4) Phương pháp tiếp cận công việc 2

5) Bố cục bài kiến tập 2

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỨ VIỆT NAM 3

1.1 Khái quát về doanh nghiệp 3

1.1.1 Thông tin chung 3

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 4

1.1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh 4

1.1.4 Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp 5

1.2 Thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2019 – 2021 9

1.2.1 Quy mô tài sản 9

1.2.2 Quy mô vốn 12

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TẠI BỘ PHẬN KẾ HOẠCH VÀ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỨ VIỆT NAM 18

2.1 Giới thiệu bộ phận kiến tập 18

18

2.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ phận 19

2.1.2 Nhiệm vụ từng vị trí 19

2.1.3 Mối quan hệ tác nghiệp của bộ phận với các bộ phận khác trong Doanh nghiệp 23

2.2 Tổ chức công việc tại bộ phận kiến tập 23

2.2.2 Bố trí nguồn nhân lực 24

2.2.3 Mô tả quy trình một công việc của bộ phận lập kế hoạch kinh doanh 25

CHƯƠNG 3 TỔNG KẾT 28

3.1 Nhận Xét Chung Doanh Nghiệp, Bộ Phận Kiến Tập 28

3.2 Nhận xét công tác tổ chức bộ phận kiến tập 29

3.3 Bài học kinh nghiệm 29

Trang 10

KẾT LUẬN 31 PHỤ LỤC 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 37

Trang 11

MỞ ĐẦU 1) Lý do kiến tập

Việt Nam là một trong những quốc gia nổi tiếng với nhiều ngành nghề truyền thống, trong số những ngành nghề đó, chúng ta phải kể đến nghề gốm, đây là ngành nghề truyền thống có từ lâu đời do ông cha ta để lại, hay nói cách khác đây là nghề cha truyền con nối, bằng những vật liệu thông thường đến mức ta không nghĩ là có thể tạo ra sản phẩm, nhưng với niềm đam mê cùng sự khéo léo người nghệ nhân đã làm ra được những tác phẩm vừa có giá trị nghệ thuật, giá trị văn hóa và cả giá trị sử dụng Trong những năm qua, ngành nghề này đã góp phần làm giảm gánh nặng cho xã hội trong việc giải quyết việc làm cho người lao động ở các vùng miền trong cả nước Bên cạnh đó, đây cũng là một ngành có tiềm năng trong việc xuất khẩu từ rất sớm, bằng chứng là những sản phẩm gốm sứ của Việt Nam đã chiếm được cảm tình của đông đảo người tiêu dùng,

và có mặt trên hầu hết các quốc gia ở Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản…đóng góp một phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước, mang về một nguồn lớn ngoại tệ cho quốc gia và được xếp vào danh sách 10 mặt hàng xuất khẩu quan trọng của đất nước Song song với việc mang lại lợi ích về vật chất thì việc xuất khẩu những sản phẩm gốm cũng đã góp phần phản ánh nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam đến với bạn

bè thế giới, rút ngắn khoảng cách trong việc giao lưu văn hóa giữa các quốc gia

2) Mục tiêu kiến tập

Mục tiêu kiến tập của đề tài này là quan sát, tiếp cận quy trình bán hàng, tìm hiểu hoạt động của doanh nghiệp, tiếp xúc với môi trường làm việc tại công ty, vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế và được hướng dẫn quy cách thực hiện một công việc phù hợp chuyên ngành đào tạo tại công ty So sánh lại kiến thức giữa lý thuyết và thực hành,

từ đó hiểu sâu hơn về chuyên môn đang theo học

Qua thời gian kiến tập tại công ty đã giúp em trải nghiệm 1 cách thực tế ngành nghề của mình , tham quan các quy trình tại công ty để rút ra được những khó khăn của công

ty gặp phải Từ đó em có thể phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm chưa tốt và hiểu sâu hơn về chuyên ngành đang theo học

3) Phạm vi kiến tập

Trang 12

Công ty Cổ Phần Sứ Việt Nam tại địa chỉ 30 Chế Lan Viên, Phường Tây Thạnh,

Quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh

4) Phương pháp tiếp cận công việc

Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu và làm bài báo cáo kiến tập em đã sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:

- Quan sát thực tế, tập hợp số liệu kết hợp phương pháp đánh giá

- Phương pháp nghiên cứu thống kê

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp tổng hợp

- Phương pháp phân tích dữ liệu do công ty cung cấp

Ngoài ra, còn sử dụng thêm thông tin từ website của công ty để hoàn thành bài báo cáo

5) Bố cục bài kiến tập

Nội dung bài kiến tập gồm

Chương 1 Tổng quan về đơn vị kiến tập

Chương 2: Giới thiệu bộ phận kiến tập

Chương 3: Tổng kết

Trang 13

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỨ VIỆT NAM

1.1 Khái quát về doanh nghiệp

1.1.1 Thông tin chung

Thông tin pháp lý về công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN SỨ VIỆT NAM

Tên giao dịch: PORCELAIN VIET NAM JOINT STOCK COMPANY

Tên viết tắt: PORCELAIN VIETNAM JSC

Trang 14

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Công Ty Cổ Phần Sứ Việt Nam bắt đầu thành lập vào năm 2015 lúc đầu từ một xưởng sản xuất với hơn 7000m2, chỉ có 150 công nhân Tuy nhiên, sau nhiều năm hoạt động, công ty Sứ Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể về năng lực sản xuất cũng như máy móc thiết bị hiện đại Hiện đã có đến 8 nhà máy sản xuất gốm sứ, trong đó có

3 nhà máy sản xuất gốm sứ gia dụng và 5 nhà máy sản xuất sứ vệ sinh Đặc biệt với

nhà máy sản xuất thứ 4 mang thương hiệu sứ xương Minh Châu có diện tích lên đến hơn 20.000m2 nằm ở vị trí đắc địa giữa một khu công nghiệp lớn sản xuất bao gồm tất

cả các sản phẩm liên quan đến gốm sứ gia dụng như: Bát đĩa sứ, ly cốc sứ, ấm chén sứ, bình hoa sứ, và rất nhiều sản phẩm gốm sứ gia dụng khác

Thương hiệu sứ gia dụng Minh Châu tự hào có mặt khắp mọi nơi trên thế giới, sứ

xương Minh Châu được tuyển chọn từ những nguyên liệu an toàn nhất, không chứa chì

và các chất độc hại, độ bền cao, an toàn cho người sử dụng Mỗi ngày, nhà máy sứ

Xương Minh Châu cho ra thị trường hơn 60.000 sản phẩm và được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như: Đức, Anh, Pháp, Nhật Bản, Mỹ, Úc, Canada, Malaysia, Brunie

Sứ mệnh:

Với nhà máy sản xuất công suất lớn, chất lượng cao, quy trình làm việc chuyên nghiệp, khép kín cùng với đội ngũ nhân viên tâm huyết, sáng tạo, tận tâm chúng tôi tự tin mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất, giá thành cạnh tranh Bên cạnh đó, chúng tôi luôn học hỏi, cập nhật công nghệ, sáng tạo không ngừng để mang lại giải pháp tốt, độc đáo góp phần vào phát triển thương hiệu của khách hàng …

1.1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh

Lĩnh vực hoạt động:

Trang 15

Công ty Cổ phần Sứ Việt Nam là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực tư vấn thiết kế – chế tác, gia công theo yêu cầu các mẫu sản phẩm:

• Gốm sứ gia dụng, trang trí, tâm linh

• Sản xuất trà cụ Việt Nam

• Quà tặng doanh nghiệp cho đối tác khách hàng, cán bộ công nhân viên

• Quà tặng kỷ niệm, quà tặng du lịch, quà tặng thiết kế theo biểu tượng, văn hóa vùng miền

• Tư vấn, thiết kế, setup đồ dùng trang trí cho nhà hàng, khách sạn, quán Café

• In logo doanh nghiệp lên sản phẩm gốm sứ

Các sản phẩm chủ yếu:

• Bộ ấm trà

• Bộ bàn ăn

• Nồi đất – Niêu đất

• Gốm sứ nhà hàng khách sạn

• Không gian Decor

• Lọ hoa – Bình hút lộc

1.1.4 Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

1.1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Trang 16

Nguồn: Sinh viên tự thực hiện 1.1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Giám đốc điều hành

- Giám đốc là người có quyền lực cao nhất trong Ban Giám đốc của công ty cổ

phần hiện nay Tùy vào quy mô hoạt động của các công ty mà sẽ có sự phân cấp vị trí, chức vụ Thường các công ty lớn thì sẽ có cả 2 vị trí là Tổng Giám đốc và Giám đốc Còn một số công ty hoạt động với quy mô nhỏ hơn thì sẽ chỉ có đến vị trí Giám đốc là cao nhất trong ban điều hành

Chức năng, nhiệm vụ của Giám đốc sẽ bao gồm:

- Đưa ra quyết định về hoạt động kinh doanh của công ty

- Đảm nhận vai trò cấp cao trong công ty cổ phần, một trong số những nhiệm vụ quan trọng nhất của Giám đốc chính là xây dựng, tiến hành triển khai, thực thi các chiến lược kinh doanh, nhằm thúc đẩy nhanh chóng quá trình hoạt động và gia tăng lợi nhuận cho công ty

- Thực hiện nhiệm vụ cố vấn chiến lược cho công ty

- Xây dựng, quản lý cơ cấu tổ chức công ty

- Xây dựng, duy trì các mối quan hệ hợp tác với khách hàng đối tác

Bảng 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Trang 17

Đối với vị trí Phó Giám đốc

- Quản lý nhân sự: Nhiệm vụ của Phó Giám đốc bao gồm phân công, quản lý, bố trí, đôn đốc các nguồn lực, đội ngũ nhân sự theo quy định của công ty Họ còn có trách nhiệm đào tạo, đánh giá và tổ chức khen thưởng cho nhân viên, tham gia vào quá trình phỏng vấn một số vị trí lãnh đạo, dẫn dåt và phát triển đội ngũ nhân sự theo yêu cầu của công ty Giám đốc sẽ là người đưa ra đề xuất cho việc xây dựng cơ cấu các phòng ban, gửi lên Giám đốc phê duyệt và ban hành các quy chế về văn hóa công ty

- Chỉ đạo thực hiện các hoạt động kinh doanh, sản xuất, hỗ trợ cho các bộ phận, điều phối về ngân sách và lập kế hoạch để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh được hiệu quả Phó Giám đốc sẽ cần trao đổi với Giám đốc, thảo luận về các vấn đề để đưa ra quyết định quản lý chính xác, phù hợp

- Chỉ đạo thực hiện các hoạt động kinh doanh, sản xuất, hỗ trợ cho các bộ phận, điều phối về ngân sách và lập kế hoạch để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh được hiệu quả Phó Giám đốc sẽ cần trao đổi với Giám đốc, thảo luận về các vấn đề để đưa ra quyết định quản lý chính xác, phù hợp

- Lập các kế hoạch sản xuất và tổ chức thực hiện theo đúng quy trình và các đơn đặt hàng được giao Đưa ra các phương pháp để duy trì, cải thiện chất lượng, giảm các

tỷ lệ sai sót, hỏng hóc và làm tăng hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất trong công ty

- Đối với vị trí Phó Giám đốc phụ trách hoạt động kinh doanh thì sẽ cần lập các kế hoạch, triển khai hoạt động kinh doanh, cập nhật tình hình buôn bán sản phẩm, dịch

vụ, theo dõi sát sao các vấn đề liên quan đến kinh doanh

- Ngoài ra, Phó Giám đốc kế hoạch, phát triển còn đảm nhiệm các vấn đề về phân tích dòng công việc, phân bổ nhiệm vụ cho nhân viên, điều hành các chương trình đào tạo cấp phòng, lập các kế hoạch về kiểm soát hành chính, ngân sách, dự án đặc biệt, nghiên cứu nâng cao hiệu quả của hoạt động công ty

- Hỗ trợ Giám đốc thực hiện một số nhiệm vụ liên quan khác khi cần thiết

Phòng kinh doanh

Đối với chuyên môn cá nhân mà mỗi nhân viên sẽ phụ trách mảng công việc đa dạng khác nhau

Trang 18

- Thực hiện công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm của doanh nghiệp.Tiếp cận

mở rộng phạm vi thị trường và khách hàng tiềm năng

- Lên chiến lược phát triển cho hoạt động kinh doanh của công ty, từ khẩu sàn xuất sản phẩm tới việc gia nhập thị trường và xây dựng quan hệ với khách hàng

- Giám sát tiến độ thực hiện chiến lược kinh doanh, đảm bảo theo đúng quy trình

và kế hoạch

- Phụ trách tìm hiều thông tin, đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng, đối tác

- Phối hợp cùng ban Marketing đề xuất những chiến dịch quảng bá nhằm tiếp cận khách hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu, nâng cao doanh số

- Xây dựng chính sách bán hàng với lợi ích hấp dẫn riêng biệt cho từng nhóm khách hàng

- Lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động gia tăng độ tín nhiệm của khách hàng đối với công ty, duy trì và mở rộng lượt khách hàng mới

- Quản lý hồ sơ thông tin khách hàng một cách khoa học, cần thận

- Phòng ban chịu trách nhiệm chính đối với công việc kinh doanh của doanh nghiệp

Phòng kế toán

- Ghi chép, tính toán, và báo cáo tình hình hiện có Ghi chép tình hình luân chuyển

và sử dụng tài sản, tiền vốn Ghi chép lại toàn bộ quá trình sử dụng vốn của công ty

- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh Kiểm tra kế hoạch thu chi tài chính Kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn

- Phát hiện kịp thời những hiện tượng lãng phí Ngăn ngừa những vi phạm chế độ, quy định của Công ty

- Phổ biến chính sách, chế độ quản lý của nhà nước với các bộ phận liên quan khi cần thiết

- Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh Kiểm tra, phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi kế hoạch Cung cấp số liệu báo cáo cho các cơ quan theo chế độ kế toán hiện hành

Phòng nhân sự

Chức năng của phòng nhân sự:

- Tuyển dụng nhân sự

Trang 19

- Đào tạo phát triển nhân

- Quản lý hợp đồng, thủ tục hồ sơ

- Quản lý hệ thống lương thưởng, phúc lợi

- Phụ trách bảo hiểm

Phòng sản xuất

Về cơ bản phòng sản xuất có khá nhiều chức năng Sau đây là một số chức năng

phổ biến nhất:

- Tham mưu cho Ban lãnh đạo công ty về công tác sản xuất, tồn trữ và bảo quản

các thiết bị, máy móc

- Thực hiện quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển, giao nhận hàng hóa vụ cho

nhu cầu kinh doanh

- Chịu trách nhiệm thiết kế hàng hóa, sản phẩm cho doanh nghiệp

- Kiểm soát mọi khía cạnh của hoạt động sản xuất Bằng cách kiểm soát sản xuất,

phòng sản xuất có thể sử dụng hiệu quả các nguồn lực, máy móc, lao động một cách hợp

lý, giảm thiểu lãng phí

- Thực hiện hoạt động nghiên cứu nhằm cải thiện các sản phẩm của doanh nghiệp

bằng cách thay đổi hoặc đổi mới một phần hay toàn bộ sản phẩm

- Quản lý chi phí sản xuất, đảm bảo sản xuất sản phẩm với chi phí thấp nhất để tối

đa hóa lợi nhuận

- Đảm bảo công ty luôn có sẵn nguyên liệu cần thiết cho sản xuất

- Đảm bảo máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất luôn được bảo trì, bảo dưỡng

đúng cách

- Quản lý và đánh giá chất lượng sản phẩm

1.2 Thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2019 – 2021

1.2.1 Quy mô tài sản

Trang 20

Bảng 2.1 Tổng tài sản công ty cổ phần sứ Việt Nam 2019-2021

Nguồn: Công ty cung cấp

(Đơn vị tính: đồng)

Bảng 3.1 Quy mô tài sản công ty cổ phần sứ Việt Nam năm 2019-2021

Nguồn: Công ty cung cấp

Trang 21

(Đơn vị tính: đồng)

Nguồn: Công ty cung cấp

Nhận xét:

Dựa vào bảng quy mô tài sản 1.2 ta có thể nhận thấy được tài sản ngắn hạn chiếm

tỉ trọng lớn hơn rất nhiều so với tài sản dài hạn trong tổng tài sản của doanh nghiệp cụ thể như sau:

+ Năm 2019 TSNH hơn TSDH 31,726,643,137đồng

+ Năm 2020 TSNH hơn TSDH 38,374,947,597 đồng

+ Năm 2021 TSNH hơn TSDH 50,663,761,296 đồng

 Ta thấy, trong 3 năm (từ 2019-2021) mức chênh lệch TSNH và TSDH tăng dần

- Dựa vào bảng so sánh quy mô tài sản 1.3 ta nhận thấy TSNH và TSDH đều tăng dần qua các năm:

+ TSNH năm 2020 tăng tới 95,58% so với năm 2019, TSNH năm 2021 tăng 95,55% so với năm 2020

+ TSDH năm 2020 tăng 4,42% so với năm 2019, TSDH năm 2021 tăng 4,45

% so với năm 2020

+ Tổng tài sản năm 2020 tăng 22,49% so với năm 2019, tổng tài sản năm

2021 tăng 33,96% so với năm 2020

Chỉ Tiêu So

Sánh

Trang 22

- Nguyên nhân: Vào giai đoạn 3 năm 2019 – 2021 đến nay có thể nhận ra sự đổi

mới của công ty cổ phần sứ Việt Nam trong công cuộc phát triển các sản phẩm thích ứng và phù hợp với Cuộc cách mạng 4.0, đưa ra các giải pháp tối

ưu, thông minh cho khách hàng Từ đó, giúp cho việc thúc đẩy nguồn vốn tăng

cao

1.2.2 Quy mô vốn

(Đơn vị tính: đồng)

I

1

Phải trả người bán 10,581,619,675 14,074,621,570 23,972,292,319

2 Người mua trả tiền trước 1,391,197,307 2,632,204,227 4,404,796,657

Bảng 5.1 Tổng nguồn vốn công ty cổ phần sứ Việt Nam

Nguồn: Công ty cung cấp

Trang 23

Nhận xét:

Nợ phải trả của công ty cũng có xu hướng tăng liên tục, cụ thể năm 2019 nợ phải

trả của công ty là 12,518,105,463 tỷ đồng sang năm 2021 nợ phải trả của công ty là

31,812,303,023 tỷ đồng tăng hơn 19,294,197,560 tỷ đồng so với năm 2019 Nợ phải trả của công ty chủ yếu đến từ nguồn dự phòng nghiệp vụ, đây là yếu tố chính làm gia tăng số tiền nợ phải trả của công ty, tiếp đến là các khoản nợ ngắn hạn và cuối cùng là các khoản nợ dài hạn và các yếu tố này cũng tăng theo từng năm từ năm 2019 đến năm 2021 Vốn chủ sở hữu của công ty cũng có xu hướng tăng cụ thể năm 2019 vốn chủ sở hữu của công ty là 19,911,957,584 tỷ đồng sang 2021 vốn chủ sở hữu của công ty là

21,300,649,859 tỷ đồng tăng đột biến 1,488,692,275 tỷ đồng so với năm 2019

Nhìn chung về nguồn vốn và tài sản của công ty trong 3 năm từ năm 2019 đến năm 2021 có xu hướng tăng nhưng bên cạnh đó nợ phải trả của công ty cũng tăng lên đáng kể, đây là gánh nặng rất lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty vì vậy công

ty nên có chính sách quản lý chặt chẽ hơn nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và dự phòng nghiệp

vụ, để đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty trong những năm tiếp theo

(Đơn vị tính: đồng)

Nguồn: Công ty cung cấp

Ngày đăng: 24/11/2024, 06:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1 Logo Công Ty - Báo cáo kiến tập tại công ty cố phần gốm sứ việt nam
Hình 1 Logo Công Ty (Trang 13)
Bảng 5.1 Tổng nguồn vốn công ty cổ phần sứ Việt Nam - Báo cáo kiến tập tại công ty cố phần gốm sứ việt nam
Bảng 5.1 Tổng nguồn vốn công ty cổ phần sứ Việt Nam (Trang 22)
Hình 1.2 Sinh viên và Anh Trưởng phòng bộ phận lập kế hoạch kinh - Báo cáo kiến tập tại công ty cố phần gốm sứ việt nam
Hình 1.2 Sinh viên và Anh Trưởng phòng bộ phận lập kế hoạch kinh (Trang 28)
2.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ phận - Báo cáo kiến tập tại công ty cố phần gốm sứ việt nam
2.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ phận (Trang 29)
Hình 3.2.1 Sơ đồ bộ phần kiến tập - Báo cáo kiến tập tại công ty cố phần gốm sứ việt nam
Hình 3.2.1 Sơ đồ bộ phần kiến tập (Trang 34)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w