iv 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hà Tây
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hà Tây
2.2.2. Thực trạng nội dung phân tích báo cáo tài chính
2.2.2.1. Phân tích tổng quan
* Cơ cấu tài sản của Công ty giai đoạn 2020-2022:
Nhìn vào bảng cơ cấu tài sản Phụ lục 2 có thể thấy:
- Tình hình tài sản: đánh giá lại Tổng tài sản của Công ty năm nay so với năm trước. Trong đó, Tài sản dài hạn chiếm bao nhiêu %, tài sản ngắn hạn chiếm bao nhiêu % cụ thể:
So với năm 2020, tài sản của công ty đã giảm 14.56% từ 102,577 triệu đồng năm 2020 xuống còn 87.641 triệu đồng năm 2021. Nhưng đến năm 2022, tài sản công ty lại tăng không đáng kể 14,6 triệu chiếm 0,02%. Trong đó Tài sản ngắn hạn giảm 10,25% và Tài sản dài hạn giảm 15,75%. Tài sản dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao qua các năm và không có sự thay đổi lớn, lần lượt là 78% ,77% và 73% năm 2020, 2021 và 2022.
Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn: tiền và các khoản tương đương tiền tăng với năm trước đó, cụ thể 737 triệu so năm 2020 và tăng 978 triêu so với năm 2021 nhưng cũng chỉ chiếm 6% năm 2021 và 9 % năm 2022 trong cơ cấu. Hàng tồn kho và tài
33
sản ngắn hạn khác tăng, lần lượt chiếm 44% và 6% trong năm 2020, 51% và 7% năm 2021, 46,8% và 8% năm 2022 trong cơ cấu tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên các khoản phải thu ngắn hạn giảm so với năm 2020, chỉ chiếm 36% tỷ trọng trong tài sản ngắn hạn.
Đối với tài sản dài hạn, tài sản cố định năm 2021 giảm 14,51% so với năm 2020 và năm 2022 giảm 18% so với năm 2021 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tài sản dài hạn Công ty cụ thể 85%, 86% và 75% trong năm 2020,2021,2022.
* Cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2020-2022:
Từ số liệu BCTC các năm 2020, 2021 và 2022, số liệu Phụ lục 2 phản ánh về cơ cấu nguồn vốn của Công ty có thể thấy:
Năm 2021 so với năm 2020 giá trị tổng nguồn vốn của Công ty giảm với giá trị là 14,935,786,834 đồng, tỷ lệ giảm là 14,56%. nợ phải trả của công ty giảm 30,43% cụ thể giảm hơn 15.932 triệu đồng so năm 2020. Do bởi, các khoản phải trả người bán ngắn hạn, phải trả dài hạn khác giảm mạnh so năm 2020, Công ty đã thanh toán được gần hết tiền mua hàng cho nhà cung cấp như Tổng công ty dịch vụ xăng dầu Petrolimex, Công ty hóa dầu Petrolimex, Công ty hóa chất PTN và Công ty tin học viễn thông Petrolimex. Trong năm công ty đã huy động vốn cá nhân (cán bộ công nhân viên trong công ty) với kỳ hạn ngắn, không tài sản đảm bảo nhằm bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó tỷ trọng nợ phải trả luôn cao hơn so với Vốn chủ sở hữu qua các năm. N ăm 2022 nợ phải trả của công ty không có nhiều thay đổi so với năm 2021 cả về giá trị và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Tuy vậy, trong năm 2022 có sự tăng mạnh tỷ trọng phải trả người bán ngắn hạn và phải trả người lao động về tiền ăn ca, tiền sửa chữa phương tiện vận tải so với năm 2021, theo đó vay và nợ tài chính ngắn hạn giảm một nửa so với năm 2021.
* Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2022
Thực trạng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên BCTC của công ty năm 2020 -2022 thể hiện qua bảng:
34
Bảng 2.3: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2022
Chỉ tiêu 2022 2021 2020 2022/20
21 (%)
2022/20 20 (%) Doanh thu thuần(Tr.đ) 837.922 466.486 424.060 79.62% 97.6 % Giá vốn hàng bán(Tr.đ) 776.761 414.385 374.810 87.45% 107,24 % Chi phí hoạt động(Tr.đ) 53.287 44.943 41.407 18.57 % 28.7 % Lợi nhuận trước thuế(Tr.đ) 6.356 5.902 4.650 7.69% 36,7 % Lợi nhuận sau thuế (Tr.đ) 4.798 4.672 3.675 2.7% 30,5 %
Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán các năm 2020,2021,2022 Năm 2022 đã chứng kiến sự phục hồi của doanh nghiệp, mặc dù vẫn còn những khó khăn từ thị trường và nền kinh tế nói chung, doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng mạnh gần 80% so với năm 2021 và 98% so với năm 2020. Tổng chi phí cũng có sự biến đổi, giá vốn hàng bán đạt 776.761 triệu đồng và chi phí hoạt động đạt 53.287 triệu đồng lần lượt tương ứng 87.45% và 18.57% so với năm liền trước.
* Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Chỉ tiêu về cơ cấu vốn của Công ty có xu hướng tăng dần qua các năm từ năm 2020 đến 2021, năm 2022 tương đương so với năm 2021, cụ thể: Hệ số nợ/ tổng tài sản lần lượt chiếm 51.04%, 41,56% và 41,42%; Hệ số nợ/ Vốn chủ sở hữu chiếm 104,24%, 71,10% và 71,72%. Điều đó thể hiện Công ty kiểm soát tốt mức độ rủi ro về tài chính, khả năng thanh toán gốc nợ vay dài hạn được duy trì ổn định so với năm 2021 và 2020 và được thể hiện thông qua bảng….
Bảng 2.4: Phân tích MQH giữa Tài sản và nguồn vốn giai đoạn 2020-2022
Chỉ tiêu Cuối năm
2020 2021 2022
1. Tổng nợ phải trả
52,352,217,290 36,419,822,639 36,309,504,780 2. Vốn chủ sở hữu
50,224,590,285 51,221,198,102 51,346,193,274 3. Tổng nguồn vốn =
Tổng tài sản 102,576,807,575 87,641,020,741 87,655,698,054 4. Hệ số nợ so với tài sản
= (1) / (3) 51.04% 41.56% 41.42%
5. Hệ số nợ so với VCSH=(1)/(2)
104.24% 71.10% 70.72%
35
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2020,2021,2022 2.2.2.2 Phân tích hiệu quả hoạt động
Các hệ số hiệu quả hoạt động mà công ty sử dụng đó là Vòng quay hàng tồn kho, Suất hao phí của tài sản so với DTT
Bảng 2.5 Phân tích hiệu quả hoạt động giai đoạn 2020-2022
Chỉ tiêu 2020 2021 2022
1. Tổng tài sản bình quân(tr.đ) 102,576 87,641 87,656 2. Doanh thu thuần(tr.đ) 424,060 466,486 837,922 3. Giá vốn hàng bán(tr.đ) 347,810 414,386 776,762 4. Hàng tồn kho bình quân(tr.đ) 10,928 9,971 10,637
5. Số vòng quay HTK 31.8 41.6 73
(vòng) (3)/(4)
6. Suất hao phí của tài sản
so với DTT( lần) = (1)/(2) 0.24 0.19 0.1
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2020,2021,2022 Vòng quay hàng tồn kho của Công ty biến động qua từng năm, nếu như năm 2020 số vòng quay chỉ đạt 31.8 vòng thì đến năm 2021 số vòng quay đạt được là 41.6 vòng, tuy nhiên sang năm 2022, số vòng quay đạt được mức cao là 73 vòng. Thể hiện công ty đang cố gắng kiểm soát tốt lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho, tăng cường quản lý nhằm rút ngắn chu kỳ kinh doanh.
Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần có xu hướng giảm dần qua các năm, nếu như năm 2020 là 0.24 lần thì sang năm 2021 giảm gần 1.2 lần tương ứng 0.19 lần, sang đến năm 2022 hệ số này chỉ còn 0.1 lần. Từ kết quả này cho thấy công ty đang sử dụng tài sản hiệu quả hơn, Năm 2022, khi thị trường xăng dầu bất ổn, các phương tiện phải đi các kho xa lấy hàng, đã làm tăng sản lượng vận tải một cách đáng kể.
2.2.2.3 Phân tích về tình hình nợ phải trả và nợ phải thu khách hàng
Chỉ tiêu Cuối năm Cuối năm 2022 so với
cuối năm
2020 2021 2022 2020 2021
(+/-) % (+/-) %
Tổng nợ phải trả( Tr.đ)
52,352 36,419 36,309 (16,043) -
31% (110) -
0.3%
Phải thu khách
hàng( Tr.đ) 10,151 6,222 7,982 (2,169) - 21%
1,760 28%
36
+ Tình hình nợ phải trả: tại thời điểm 31.12.2022 tổng nợ phải trả của Công ty là 36.309 triệu đồng, giảm 110 triệu đồng, tương ứng giảm 0.3% so với năm 2021. Và giảm 16.043 triệu đồng tương ứng giảm 31% so với năm 2020
+ Tình hình nợ phải thu khách hàng: tại thời điểm 31.12.2022 là 7.982 triệu đồng, tăng 1.760 triệu đồng so với đầu năm chủ yếu là nợ phải thu từ dịch vụ cước vận tải nội bộ Tập đoàn không bù trừ và công nợ mua hàng xăng dầu cuối tháng ( Công ty XD Điện biên, Công ty XD Hà Nam Ninh)do doanh thu 3 tháng cuối năm tăng cao, sản lượng bán các
CHXD tăng đột biến kéo theo sản lượng vận tải tăng. Đặc biệt, năm 2021 Công ty đã thu hồi đc công nợ dây dưa trên 3 năm của Tổng cục tài chính bộ quốc phòng, thu hồi đc 100% công nợ quá hạn cuaer Petrolimex Lào( đầu năm 2021 nợ 2.7tỷ, nhưng đến 31/12/2021 số dư bằng 0), công nợ cước vận tải của Công ty xăng dầu Điện Biên trước đây dây dưa 2 -3 tháng, nay chỉ con nợ cước phát sinh trong tháng, theo đúng hợp đồng.
2.2.2.4 Phân tích khả năng thanh toán
Bảng 2.6: Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Công ty PTS Hà Tây giai đoạn 2020 – 2022:
Chỉ tiêu Cuối năm Cuối năm 2022 so
với cuối năm
2020 2021 2022 2020 2021
(+/-) % (+/-) % 1. Hệ số thanh toán
ngắn hạn( lần) 0.661 0.917 1.011 0.349 53% 0.094 10%
2. Hệ số thanh toán nhanh( lần)
0.371 0.449 0.537 0.166 45% 0.088 20%
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2020,2021,2022 Năm 2022 khả năng thanh toán ngắn hạn lớn hơn 1 và khả năng thanh toán nhanh lớn hơn 0.5 đã thực hiện tương đối tốt nghĩa vụ thanh toán và duy trì khả năng thanh toán ở mức an toàn đã có cải thiện so với năm 2020, 2021. Nguyên nhân năm 2021 hệ số thanh toán ngắn hạn và thanh nhanh chưa cao là do các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả đã ngắn hạn đã giảm 35% so với năm trước đó.
2.2.2.5. Phân tích về khả năng sinh lời:
37
Các hệ số dùng để phân tích khả năng sinh lời đó là ROA (Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản), ROE (Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu), ROS (Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu), Hệ số LN từ HDKD/DTT
Bảng 2.7: Phân tích khả năng sinh lời của Công ty giai đoạn 2020-2022
Chỉ tiêu 2020 2021 2022
1. Tổng tài sản (tr.đồng) 102,576 87,641 87,565 2. Vốn chủ sở hữu (tr.đồng) 50,225 51,552 51,346 3. Doanh thu thuần (tr.đồng) 424,060 466,486 837,922
4. Lợi nhuận sau thuế (tr.đồng) 3,676 4,673 4,798 5. Lợi nhuận từ hoạt động KD(tr.đồng) 4,506 4,878 5,841 6. Tỷ suất sinh lời của doanh
thu (ROS) 0.9% 1.0% 0.6%
7. Tỷ suất sinh lời tổng tài sản (ROA) 3.58% 5.33% 5.48%
8. Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở
hữu (ROE) 7.3% 9.1% 9.3%
9.Hệ số LN từ HDKD/DTT 1.06% 1.05% 0.7%
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2020,2021,2022
* Tỷ suất sinh lợi của doanh thu (ROS) của Công ty là thấp, tăng lên vào năm 2021 nhưng lại giảm vào năm 2022 do yếu tố giá bán lẻ xăng dầu tăng cao trong khi lãi gộp tập đoàn giao quá thấp, có thời điểm giao 50đồng/lít, cụ thể, năm 2020 thì cứ 1 đồng doanh thu thuần thì tạo ra được 86,7 đồng lợi nhuận sau thuế, thì năm 2021 thì cứ 1 đồng doanh thu thuần thì tạo ra được 100,2 đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2022 cứ 1 đồng doanh thu thuần thì tạo được 57,3 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, kết quả này cho thấy tín hiệu khá tích cực và cũng cho thấy công tác quản lý chi phí của Công ty ở mức khá tốt, doanh thu thuần tăng lên qua từng năm, Doanh thu công ty tăng trưởng ở mức tương đối tốt, do năm 2022 khi bất ổn về nguồn xăng dầu, các công ty xăng dầu phải lấy hàng ở các kho xa, các khách hàng ngoài cũng tập trung vào lấy hàng Petrolimex làm cho sản lượng bán tăng, kéo theo sản lượng vận tải tăng.
* Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) cũng thấy được tăng nhanh chóng qua các năm từ 3,242 của năm 2020 lên 4,913 năm 2021 và tăng lên 5,474 năm 2022. Năm 2020, cứ 1 đồng đầu tư vào tài sản tạo ra được 324,2 đồng lợi nhuận sau thuế, trong khi năm 2021 và 2022 lần lượt tạo ra 491,3 và 547,4 đồng lợi nhuận sau thuế từ 1 đồng khi đầu tư vào tài sản. Điều này cho thấy Công ty sử dụng tài sản tốt, đem lại hiệu quả cao.
38
* Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu ROE của Công ty cũng tăng mạnh từ năm năm 2020 đến 2022. Năm 2020, cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được 725 đồng lợi nhuận sau thuế, đến năm 2021 và năm 2022 lại có xu hướng tăng mạnh, lần lượt tạo ra 921,2 và 935,5 đồng lợi nhuận sau thuế từ 1 đồng vốn chủ sở hữu. Từ kết quả
này có thể thấy công ty có những tín hiệu tốt cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh đang được phục hồi mạnh sau dịch covid. Nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế tăng nhờ công ty đã có chính sách khai thác kịp thời để tạo ra hiệu quả kinh tế. Do vậy, công ty cần tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản hơn nữa, kiểm soát chi phí đồng thời nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu từ đó tạo sức hút đối với các nhà đầu tư và các bên cho
vay.
* Hệ số lợi nhuận từ HĐKD/ Doanh thu thuần năm 2022 giảm so với năm 2021 và 2020 là do yếu tố giá bán lẻ xăng dầu tăng cao trong khi lãi gộp tập đoàn giao thấp so với năm 2021 và 2020.