1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt Động học tập của sinh viên t Đại học luật hà nội

108 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kỹ Năng Quản Lý Cảm Xúc Lo Âu Trong Hoạt Động Học Tập Của Sinh Viên Trường Đại Học Luật Hà Nội
Tác giả Bùi Thuỳ Linh, Lê Thị Hồng Nhung, TS Nguyễn Thị Thanh Nga
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Thể loại Báo Cáo Tổng Kết Nghiên Cứu Khoa Học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 6,69 MB

Nội dung

Tuy nhiên nhữngngười không quản lý được cảm xúc thường có xu hướng đấu tranh nội tâmgay gắt, thường không tự làm chủ được suy nghĩ và hành vi của bản thân,không giữ được mối quan hệ với

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

??? ???

BÁO CÁO TỔNG KẾT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC LO ÂU TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN T

ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Sinh viên thực hiện: Bùi Thuỳ Linh 470902

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC LO ÂU TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 7

1.1 Kỹ năng 7

1.2 Quản lý 10

1.3 Cảm xúc 13

1.4 Cảm xúc lo âu 16

1.5 Lý luận về cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên 22

1.5.3 Cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên 26

1.6 Kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên .30

1.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên 39

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44

2.1 Tổ chức nghiên cứu 44

2.2 Phương pháp nghiên cứu 47

2.3 Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá 49

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC LO ÂU TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 53

3.1 Thực trạng cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên trường đại học luật hà nội 53

3.2 Thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên trường đại học luật hà nội 61

Trang 3

3.2.1 Đánh giá chung về kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong học tập của

sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội 61

3.2.2 Biểu hiện của kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập tập của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội 64

3.2.3 Kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội theo các biến số 73

3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên 81

3.3.1 Bản thân sinh viên 81

3.3.2 Nhà trường 83

3.3.3 Gia đình 83

3.3.4 Bạn bè 84

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86

1 Kết luận 86

2 Kiến nghị 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đối với con người, cảm xúc đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong điều khiển nhận thức và hành động, có tác động mạnh mẽ đến đến các hoạt động sống của con người Những người vui vẻ, suy nghĩ tích cực thường đưa ra các hành động mang tính tích cực, ngược lại, những người luôn trong trạng thái chán nản, uể oải thì hành vi của họ có xu hướng trở nên tiêu cực Vì vậy việc điều chỉnh được cảm xúc của mình là vấn đề rất đáng quan tâm

Trang 4

Con người hằng ngày phải đối mặt với nhiều vấn đề trong xã hội, nênkhi cảm xúc được điều chỉnh hợp lý sẽ giúp cho các mối quan hệ trở nên tốtđẹp hơn, chúng ta có cách nhìn khác đi về các sự vật, sự việc Tuy nhiên điềuchỉnh cảm xúc cũng là một vấn đề nghiêm trọng mà con người cần phải đốimặt, có nhiều câu hỏi đặt ra như: Làm thế nào để nhận ra mình cần điềuchỉnh cảm xúc? Điều chỉnh như thế nào cho đúng? …

Quản lý cảm xúc, bên cạnh các kỹ năng sống khác, là một kỹ năng quantrọng trong đời sống, người biết điều chỉnh cảm xúc thường là những ngườithành công, tự tin và được xã hội tôn trọng Họ biết cách giữ được sự hài hòatrong từng mối quan hệ nhờ quản lý tốt cảm xúc của mình Tuy nhiên nhữngngười không quản lý được cảm xúc thường có xu hướng đấu tranh nội tâmgay gắt, thường không tự làm chủ được suy nghĩ và hành vi của bản thân,không giữ được mối quan hệ với những người xung quanh, từ đó ảnh hưởngnghiêm trọng đến đời sống tâm sinh lý, thậm chí là cả tính mạng của mình.Rối loạn lo âu tồn tại không trừ một độ tuổi nhưng với lứa tuổi học sinh

và đặc biệt là sinh viên khả năng này chiếm tỉ lệ tương đối cao Sinh viên saukhi kết thúc học các chuyên ngành đặc biệt, kiến thức nặng còn phải đối mặtvới thị trường nghề nghiệp đầy cạnh tranh khiến cho sự áp lực ngày càng giatăng Bên cạnh vấn đề học tập còn phải cân bằng với các hoạt động khác đểvừa đáp ứng việc học, vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt Vì áp lực lớn nên có bộphận sinh viên không vượt qua được mà phải chọn cách từ bỏ Khi không có

kỹ năng quản lý những cảm xúc, họ dễ bị khủng hoảng tâm lý, kết quả học tậpgiảm sút, trở nên ngày càng chán nản, có hành vi bỏ học, sa vào các tệ nạn xãhội và thậm chí có những trường hợp có hành vi tự sát…

Vì vậy cần phải có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề trên để có thể

đề xuất những biện pháp thiết thực nhằm hình thành và nâng cao kỹ năngquản lý cảm xúc lo âu Tuy nhiên, thực tế cho thấy chưa có nhiều công trìnhnghiên cứu kỹ về kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập

Trang 5

Theo như đã trình bày ở trên, có thể thấy rằng việc nghiên cứu cơ sở lýluận, điều tra thực tiễn để từ đó xác định biện pháp hữu ích, khả thi để nângcao kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên là rấtcần thiết Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề đề tài: “Kỹ năng quản lý cảm xúc

lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội” làm

đề tài nghiên cứu khoa học của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Từ cơ sở lý luận đã nghiên cứu và điều tra thực tế, đề xuất các biệnpháp nhằm hình thành và nâng cao kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạtđộng học tập của sinh viên

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý luận về kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạtđộng học tập của sinh viên

- Điều tra, đánh giá thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu và các yếu

tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động họctập của sinh viên

- Đề xuất một số biện pháp nhằm hình thành và nâng cao kỹ năng quản

lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập cho sinh viên

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Mức độ sử dụng, biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản

lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Phạm vi nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên do cáctác nhân từ môi trường học đường trực tiếp gây ra

Trang 6

- Tập trung nghiên cứu yếu tố tâm lý cá nhân và xã hội tác động đến kỹnăng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên.3.2.2 Phạm vi khách thể nghiên cứu

Nghiên cứu dựa trên khảo sát, điều tra 132 sinh viên (sau khi đã loại bỏnhững kết quả không mang lại tính hiệu quả), bao gồm sinh viên từ năm nhấtđến năm tư, học lực từ xuất sắc đến trung bình của Trường Đại học Luật HàNội

3.2.3 Phạm vi địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu trên sinh viên của Trường Đại học Luật Hà Nội

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Phương pháp phỏng vấn sâu

- Phương pháp trắc nghiệm

4.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

5 Đóng góp mới của bài nghiên cứu

5.1 Về lý luận

Bài nghiên cứu đã bổ sung, làm phong phú thêm một số vấn đề lý luậnnhư: khái niệm kỹ năng; quản lý cảm xúc lo âu; kỹ năng quản lý cảm xúc lo âutrong hoạt động học tập của sinh viên

Bài nghiên cứu đã phân chia kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạtđộng học tập phổ biến của sinh viên và sắp xếp thành 3 nhóm: nhóm kỹ năngquản lý cảm xúc lo âu tích cực; nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trung tính

và nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu tiêu cực

Bài nghiên cứu xác định được các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến kỹ năngquản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên, đó là: bản thânsinh viên, gia đình, nhà trường và bạn bè

Trang 7

5.2 Về thực tiễn

Bài nghiên cứu đã chỉ ra được thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc lo âutrong hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội ở mức độtrung bình và sinh viên đã đa dạng trong việc sử dụng nhiều kỹ năng khácnhau để quản lý cảm xúc lo âu Có sự khác biệt về giới tính, khối năm học vàhọc lực trong việc sử dụng các kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt độnghọc tập của nhưng không đáng kể Nghiên cứu cũng cho thấy, kỹ năng quản lýcảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên chịu sự tác động bởi cácyếu tố như khác nhau

Bài nghiên cứu đã đưa ra các kiến nghị giúp sinh viên hình thành vàphát triển kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

6.1 Về lý luận

Bài nghiên cứu đã hệ thống hóa một số tri thức, bổ sung nguồn tài liệu

để nghiên cứu, đào tạo về kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động họctập cho sinh viên, góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên về kỹ năng quản

lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập

6.2 Về thực tiễn

Kết quả nghiên cứu giúp sinh viên và nhà giáo dục thấy được thực trạng

kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên cònnhiều hạn chế, từ đó cần thiết tổ chức các hoạt động giáo dục giúp sinh viêncải thiện kỹ năng này

7 Cơ cấu của bài nghiên cứu

Bao gồm: mở đầu, 3 chương, kết luận và kiến nghị, danh sách tài liệutham khảo và phụ lục

Trang 8

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC LO ÂU TRONGHỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

1.1 Kỹ năng

1.1.1 Khái niệm

Vấn đề về kỹ năng trong khía cạnh tâm lý học vẫn luôn là một đề tài

được nhiều tác giả, nhà nghiên cứu chú trọng và đề cập Theo đó có thể nhìn

nhận kỹ năng theo hai khuynh hướng, cụ thể:

Thứ nhất, kỹ năng được nhìn nhận với quan điểm là về mặt kỹ thuật của

hành động, cách thức thực hiện công việc Theo Kruchetxki (1981): “Kỹ năng

là phương thức thực hiện một hoạt động nào đó nhờ sử dụng thủ thuật,

những phương thức đúng đắn [13, tr.78] Tương tự, Côvaliôp không đề cập

đến kết quả hành động Ông cho rằng, kết quả hành động phụ thuộc vào

nhiều yếu tố, trong đó quan trọng hơn cả là năng lực con người chứ không

đơn giản là nắm vững hành động là đem lại kết quả tương ứng: “Kỹ năng là

phương thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện của

hành động” (dẫn theo Đỗ Văn Đoạt, 2013) [6, tr.17] Theo L.Đ Levitov: “Kỹnăng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức

tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính

đến những điều kiện nhất định”.[11] Dựa trên quan điểm này, ông cho rằng

những người có kỹ năng là những người phải nắm bắt và vận dụng một cách

đúng đắn về những cách thức hành động giúp cho việc thực hiện hành động

đạt được hiệu quả Bên cạnh đó ông cũng nhấn mạnh, con người có kỹ năng

là không chỉ đơn thuần nắm vững lý thuyết mà còn phải biết cách đưa những

lý thuyết đó vào đời sống thực tế

Thứ hai, kỹ năng được xem xét dưới quan điểm là khả năng, năng lực

của con người, được biểu hiện dưới dạng là hành động mang lại kết quả

Trang 9

Platônôp và Gôlubep (1977) cho rằng: “Kỹ năng là năng lực của con ngườithực hiện công việc có kết quả với một chất lượng cần thiết trong những điềukiện khác nhau” [15, tr.77] Petrovxki (1982) cũng đưa ra quan điểm rằng: “Kỹnăng là sự vận dụng những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đã có để có thể lựa chọn

và thực hiện những phương thức hoạt động thích ứng với mục đích đề ra”[16, tr.175] Tác giả Vũ Dũng (2000): “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quảtri thức về phương thức hoạt động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện cácnhiệm vụ tương ứng” [3, tr.132] Vũ Dũng (Chủ biên, 2000), Từ điển tâm lýhọc, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Từ điển Tâm lý học Penguin định nghĩa:

“Kỹ năng là khả năng thực hiện những kiểu hành vi phức hợp, có kế hoạchmột cách trôi chảy, phù hợp nhằm đạt kết quả hay mục tiêu” [36, tr.701] Thuật ngữ “kỹ năng” có ý nghĩa thiên về hoạt động máy móc, cơ học.Tuy nhiên hiện nay, kỹ năng được dùng trong miêu tả nhiều khía cạnh củacuộc sống, trong đó có thể kể đến một số thuật ngữ khác như: kỹ năng sống,

kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử,

Qua những phân tích và nghiên cứu ở trên, chúng tôi tiếp cận và sửdụng thuật ngữ “kỹ năng” theo hướng thiên về năng lực con người: “Kỹ năng

là khả năng thực hiện các hoạt động, vận dụng các kiến thức qua đó đạt đượckết quả hay mục tiêu nhất định”

1.1.1 Tiêu chí đánh giá kỹ năng

Tính chính xác của kỹ năng, tức là chủ thể hầu như không còn gặp phải sai sót trong quá trình thực hiện thao tác, hành động Tính chính xác bao gồm nhận thức chính xác mục đích, yêu cầu của kỹ năng, thực hiện chính xác các thao tác cần thiết của kỹ năng theo một trình tự logic.[16, tr.2]

Tính thuần thục của kỹ năng, tức là trong quá trình thực hiện hànhđộng, chủ thể thực hiện các thao tác một cách thành thạo, thuần thục, khôngcòn những thao tác thừa, không còn gặp vướng mắc khi triển khai hành động

Trang 10

Các thao tác được kết hợp hợp lý về số lượng và trình tự Có được sự thànhthục là một trong những biểu hiện đỉnh cao của kỹ năng.[2, tr.9-10]

Tính linh hoạt của kỹ năng, chủ thể có thể thực hiện được có hiệu quảhành động đó mà trong những trường hợp tương tự hoặc trong những hoàncảnh khác vẫn biết cách sử dụng các tri thức, kinh nghiệm hiệu quả Tính linhhoạt còn thể hiện ở chỗ chủ thể biết bỏ đi những thao tác không cần thiết,không phù hợp trong những tình huống nhất định hoặc thêm vào những thaotác phù hợp để thực hiện có hiệu quả hành động khả năng thay đổi theonhững điều kiện luôn biến đổi Tính linh hoạt là biểu hiện dấu hiệu đặc trưngcủa sự sáng tạo của kỹ năng

Tính hiệu quả của kỹ năng được coi là đích cuối cùng của hành động có

kỹ năng Tính hiệu quả là biểu hiện năng lực của cá nhân khi thực hiện hànhđộng với chất lượng nhất định theo mong muốn

Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu còn đề cập đến tính đầy đủ, tính kháiquát của kỹ năng Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, chúng tôichỉ sử dụng ba tiêu chí tính chính xác, tính thuần thục, tính linh hoạt đã phântích ở trên để đánh giá kỹ năng của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.1.1.2 Các mức độ của kỹ năng

Kỹ năng được hình thành và bộc lộ ở nhiều mức độ khác nhau Có nhiềuquan điểm khác nhau về mức độ của kỹ năng

Các tác giả K.K.Platonov và G.G.Golubev đưa ra năm mức độ hình thành

kỹ năng: Mức độ 1: có kỹ năng sơ đẳng, hành động được thực hiện theo cáchthử và sai; Mức độ 2: biết cách thực hiện hành động không đầy đủ; Mức độ 3:

có những kỹ năng chung nhưng còn mang tính chất rời rạc, riêng lẻ; Mức độ4: có những kỹ năng chuyên biệt để hành động; Mức độ 5: vận dụng sáng tạonhững kỹ năng trong các tình huống khác nhau.[18]

Tác giả N.D.Levitov chia kỹ năng thành hai loại: Kỹ năng sơ bộ: kỹ năngbiểu hiện ở thí nghiệm thành công lúc đầu trong việc hoàn thành một động

Trang 11

tác và có một số kết quả nhất định; kỹ năng ở giai đoạn phát triển cao: kỹnăng đòi hỏi thực tiễn luyện tập và nó dần dần biến thành kỹ xảo.[11]

Tác giả Vũ Dũng cho rằng kỹ năng phát triển qua 3 giai đoạn nên có 3loại: Kỹ năng ở mức độ làm quen với vận động và lĩnh hội vận động; kỹ năng ởmức độ tự động hoá vận động; kỹ năng ở mức độ ổn định hoá và tiêu chuẩnhoá.[4]

Tác giả Trần Quốc Thành cho rằng kỹ năng được hình thành qua 4 mức độ: Mức độ 1: có tri thức về kỹ năng; Mức độ 2: có kỹ năng nhưng chưa thànhthạo; Mức độ 3: có kỹ năng ở mức độ thành thạo; Mức độ 4: có kỹ năng ở mức độ linh hoạt, sáng tạo.[22,tr.30]

Phân tích cách đánh giá mức độ kỹ năng ở trên cho thấy, có nhiều tiêuchí và nhiều mức độ đánh giá kỹ năng, tuy nhiên trong phạm vi đề tài này,chúng tôi điểm phân chia kỹ năng thành 5 mức độ: Kém – yếu – trung bình –khá – tốt

1.2 Quản lý

1.2.1 Khái niệm

Quản lý là một hiện tượng xuất hiện rất sớm, là một phạm trù tồn tạikhách quan được ra đời từ bản thân nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi quốcgia, mọi thời đại Thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến nhưng chưa có mộtkhái niệm thống nhất Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều khái niệm Quản lý từcác góc độ khác nhau:

F.W.Taylo (1856-1915), người đề xuất thuyết “Quản lý khoa học” chorằng: Quản lý là biết được điều bạn muốn người khác làm, và sau đó thấyđược họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất Hoạt độngquản lý ở bất kỳ tổ chức nào cũng đều có các hoạt động cơ bản liên quan đếncác chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra trên cơ sở thu thập và

xử lý thông tin

Trang 12

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “ Quản lí là quá trình gây tác động của chủthể quản lý đến khách thể QL nhằm đạt mục tiêu chung”.[1, tr 16]

Tác giả Trần Hồng Quân cũng nhấn mạnh: “ Quản lí là hoạt động cóđịnh hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí (người quản lí) đến khách thểquản lí (người bị quản lí) trong tổ chức, nhằm làm cho tổ chức vận hành vàđạt được mục đích của tổ chức” [7, tr 176]

Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kếhoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung làkhách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [20, tr24].Những quan niệm về quản lý của các tác giả trên tuy có khác nhau vềcách tiếp cận nhưng đều thể hiện một số điểm chung nhất về quản lý nhưsau:

Quản lý là quá trình tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thểquản lý lên khách thể quản lý bằng việc vận dụng các chức năng quản lý,nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ hội của tổ chức để đạtđược mục tiêu đề ra

Cảm xúc là phản ứng, là sự rung động của con người trước tác động củayếu tố ngoại cảnh Nói một cách khác, một cái gì đó xảy ra trong môi trườngcủa bạn và bộ não của bạn diễn giải nó Nếu nó được coi là một mối đe dọa,

Trang 13

não sẽ tiết ra các hormone gây căng thẳng bao gồm adrenaline và cortisol.Đây là nguyên nhân dẫn đến cảm giác như sợ hãi, lo lắng hoặc tức giận Nếunão cho rằng một hoàn cảnh nào đó là bổ ích, nó sẽ giải phóng các hoóc mônkhiến bạn cảm thấy tốt như oxytocin, dopamine và serotonin, khi đó xuất hiệnnhững cảm xúc như hạnh phúc, vui vẻ, hứng thú hoặc kích thích

Xiec Nop (1975) định nghĩa: “Xúc cảm là những rung động đơn giảnnhất có liên quan đến việc thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu của cơ thể”[27, tr.121]

Từ điển Tâm lý học của tác giả Nguyễn Khắc Viện (2011): “Cảm xúc làphản ứng rung chuyển của con người trước một kích động vật chất hoặc một

sự việc gồm hai mặt: Những phản ứng sinh lý do thần kinh thực vật, như timđập nhanh, toát mồ hôi, hoặc run rẩy, rối loạn tiêu hóa; phản ứng tâm lý, quanhững thái độ, lời nói, hành vi và cảm giác dễ chịu, khó chịu, vui sướng, buồnkhổ có tính bột phát, chủ thể kiềm chế khó khăn Lúc phản ứng chưa phânđịnh gọi là cảm xúc, lúc phân định rõ nét gọi là cảm động, lúc biểu hiện vớicường độ cao gọi là cảm kích” [26, tr.41]

Tác giả Nguyễn Quang Uẩn (2003) có quan điểm: Cảm xúc là nhữngthái độ thể hiện rung cảm của con người đối với những sự vật hiện tượng củahiện thực, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên hệ với nhu cầu và động

cơ của con người [25]

Từ nghiên cứu những quan điểm khác nhau, trong bài nghiên cứu nàychúng tôi cho rằng: “Cảm xúc là những thái độ thể hiện rung cảm của conngười đối với những sự vật hiện tượng của hiện thực, phản ánh ý nghĩa củachúng trong mối liên hệ với nhu cầu và động cơ của con người”

1.3.1 Phân loại cảm xúc

Ngoài việc định nghĩa chính xác cảm xúc, các nhà nghiên cứu cũng đã nỗlực xác định và phân loại các loại cảm xúc khác nhau Trong năm 1972, nhàtâm lý học Paul Ekman cho rằng có tất cả 6 trạng thái cảm xúc cơ bản tương

Trang 14

tự nhau ở tất cả các nền văn hóa: Sợ hãi, ghê tởm, giận dữ, ngạc nhiên, hạnhphúc và buồn bã Năm 1990, danh sách này được mở rộng thêm với các cảmxúc: ngượng ngùng, phấn khích, hài lòng, nhục nhã, tự hào, thỏa mãn và thíchthú.

Rubinstein (1960) đã căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, liên quan đếnnhững điều kiện hoàn cảnh, ông chia cảm xúc của con người thành bốn loại:xúc cảm sơ cấp, xúc cảm sống liên quan đến tri giác cơ thể hay đối tượng tạo

ra niềm khoái lạc, xúc cảm đánh giá (xúc cảm giá trị) và xúc cảm với môitrường bên ngoài [17]

Tác giả Nguyễn Huy Tú (1975) cho rằng xúc cảm có các loại như: tâmtrạng, xúc động, say mê và sắc thái tình cảm [24]

Các nhà tâm lý học, giáo dục học đã chia cảm xúc thành 2 loại dựa trênhoạt động của con người và tác động của cảm xúc đối với hoạt động sống:Cảm

xúc tiêu cực và cảm xúc tích cực Theo đó, cảm xúc tích cực là những cảm xúc

có tác dụng thôi thúc con người hoạt động, mang đến cho con người nghị lực,lòng tự tin, sự lạc quan tin tưởng, củng cố ý chí, làm tăng sức sáng tạo, đặcbiệt làm cho mối quan hệ người - người tốt đẹp hơn Còn cảm xúc tiêu cực lànhững cảm xúc làm cản trở hoạt động của con người, làm cho cá nhân trở nênyếu đuối, tự ti, bi quan, chán nản, thiếu sáng suốt dẫn đến thụ động, bất lựchoặc có thể dẫn tới những cơn tức giận, nỗi sợ hãi, sự khổ tâm, làm giảm chấtlượng nhận thức về thế giới xung quanh, thiếu sự quan tâm chú ý đến nhữngngười xung quanh Phần lớn những cảm xúc tiêu cực dẫn đến khả năng kiểmsoát của ý thức kém, dễ có hành động bột phát Một số tác giả dựa vào nhữngrung cảm biểu hiện sự thỏa mãn hay không thỏa mãn các nhu cầu của conngười, chia cảm xúc thành cảm xúc dương tính và âm tính Cảm xúc dươngtính là cảm xúc biểu hiện sự thỏa mãn, làm tăng nghị lực, thúc đẩy hoạt độngnhư: cảm xúc vui sướng; hân hoan; phấn khởi… Cảm xúc âm tính là cảm xúc

Trang 15

biểu hiện sự không thỏa mãn, làm mất hứng thú, giảm nghị lực như: cảm xúc

lo âu; buồn chán; xấu hổ; tức giận…

Tóm lại, việc phân chia cảm xúc theo quan niệm của các tác giả trên đâychỉ có ý nghĩa tương đối, nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu Trên thực

tế, các cảm xúc con người tồn tại trong sự phức hợp với nhau, không rạch ròituyệt đối

1.4 Cảm xúc lo âu

1.4.1 Khái niệm

Lo âu, trầm cảm là những vấn đề phổ biến trong lĩnh vực tâm thần học.Các rối loạn này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt trong những năm gần đâybệnh có xu hướng gia tăng Tuy nhiên chỉ gần đây, các nhà nghiên cứu mớidần đưa ra những định nghĩa và khái niệm rõ ràng hơn về cảm xúc lo âu Bác

sĩ chuyên khoa thần kinh - Ernest Jones cho rằng: “Lo âu là một trong nhữngtrạng thái xúc cảm, tình cảm của con người, phản ứng trở lại với những tìnhhuống hay sự kiện xảy ra đối với chúng ta Có nhiều trạng thái lo âu khácnhau, những trạng thái khác nhau của lo âu bao gồm: sợ; kinh sợ; khiếp sợ;hoảng sợ; sợ hãi; lo lắng và lo âu…”(dẫn theo Lê Thị Minh Tâm, 2013) [21,tr.200] Pierre Daco (2004) cũng đưa ra định nghĩa: “Lo âu là một trạng tháibất ổn của nội giới, mơ hồ và âm ỉ Lo âu là sự cảm nhận một sự bất an sâulắng mà không có nguyên nhân khách quan nào Tình trạng lo âu thường đượctìm thấy trong sự trầm uất, suy nhược tinh thần và phần lớn các rối loạn tinhthần Đẩy cao thêm một bậc, lo âu sẽ trở thành sự sợ hãi” [19, tr.598] Từđiển Tâm lý học của Vũ Dũng (2008) : “Trải nghiệm cảm giác tiêu cực đượcquy định bởi sự chờ đợi điều gì đó nguy hiểm, có tính chất khuếch tán, khôngliên quan đến các sự kiện cụ thể Trạng thái cảm xúc xuất hiện trong các tìnhhuống nguy hiểm không xác định và được thể hiện trong việc chờ đợi sự tiếntriển không thuận lợi của sự kiện Khác với hoảng sợ, được coi là một phảnứng đối với một đe dọa cụ thể nào đó, lo âu thể hiện sự sợ hãi chung chung,

Trang 16

mang tính lan truyền và không có đối tượng và thường có liên hệ với việc chờđợi điều không may trong tương tác xã hội và thường được tạo bởi sự không

ý thức được nguồn gốc của nỗi nguy hiểm.” Còn đối với tác giả Nguyễn KhắcViện (2011) quan niệm: “Lo âu là sự chờ đón và suy nghĩ về một điều gì đó màkhông chắc có thể đối phó được gọi là lo Trong nhiều trường hợp, đặc biệtkhi tâm lý bị rối loạn, một triệu chứng thường gặp là mối lo nhưng cụ thểkhông thật rõ là lo về cái gì, sợ về cái gì, đó là hãi” [26, tr.190]

Chúng tôi cho rằng: Cảm xúc lo âu là thái độ thể hiện sự rung cảm tiêucực của con người trước sự vật, hiện tượng mà cá nhân cảm nhận là khókhăn,áp lực Những biểu hiện lo âu ảnh hưởng đến quá trình nhận thức, cảmxúc, hành vi và sinh lý của cá nhân thì dẫn đến ảnh hưởng chất lượng cuộcsống như thành tích học tập, quan hệ gia đình, quan hệ xã hội và liên quanđến bản thân Những nguyên nhân này làm cho sinh viên mất phương hướng,rối loạn tâm trí, xáo trộn trong tâm tư, tình cảm của sinh viên, nếu những khókhăn không giải quyết và kiểm soát chặt chẽ thì mức độ cảm xúc lo âu sẽ tănglên

1.3.2 Biểu hiện của cảm xúc lo âu

Cảm giác lo âu có thể gây ra các triệu chứng cả về thể chất và tâm lý.Các triệu chứng thường gặp đó bao gồm: Đau bụng, căng cơ, đau đầu, thởnhanh, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, run rẩy, chóng mặt, đi tiểu thường xuyên,thay đổi khẩu vị, khó ngủ, tiêu chảy, mệt mỏi Khi có một trong các triệuchứng sau, thì chủ thể đang lo âu nên điều tiết cảm xúc và tinh thần của mình.Ngoài các triệu chứng thể chất, căng thẳng và lo lắng có thể gây ra cáctriệu chứng về tinh thần hoặc cảm xúc bao gồm:

- Lo lắng về nhiều vấn đề

Khi mắc rối loạn lo âu, biểu hiện điển hình nhất là lo lắng quá nhiều.Người bệnh lo lắng một cách quá đà và vô lý với những sự kiện xảy ra trong

Trang 17

cuộc sống hằng ngày Không phải ai lo lắng cũng đều mắc chứng rối loạn lo âu.

Để được xem là một dấu hiệu của hội chứng này, thì những lo lắng vô lý đóthường phải xảy ra hầu như mỗi ngày và kéo dài ít nhất trong vòng 6 tháng.Nỗi lo lắng cũng phải nghiêm trọng và dần gây phiền hà, cản trở sự tập trung

và khó hoàn thành các nhiệm vụ sinh hoạt hằng ngày

- Bồn chồn

Người bệnh cũng thường xuyên cảm thấy bồn chồn, thường xuất hiện ởtrẻ em và thanh thiếu niên nhiều hơn Mặc dù bồn chồn không xảy ra ở tất cảnhững người rối loạn lo âu, nhưng đây là một trong những tín hiệu chính màcác bác sĩ chuyên khoa thường tìm khi đưa ra chẩn đoán Nếu bạn cảm thấybồn chồn trong phần lớn các ngày trong hơn 6 tháng, đó có thể là dấu hiệucủa chứng rối loạn lo âu

- Khó tập trung

Trong thời gian ngắn, căng thẳng có thể thúc đẩy bộ não của bạn tiết rahormone thúc đẩy trí nhớ và khả năng tập trung Tuy nhiên, căng thẳng kéodài sẽ gây ra tác dụng ngược lại và gây mất khả năng tập trung trong công việchoặc tệ hơn là cả trong lúc lái xe Khó tập trung cũng có thể là triệu chứng củacác tình trạng tâm lý khác, chẳng hạn như rối loạn thiếu tập trung hoặc trầmcảm

- Sợ hãi một cách vô lý

Thường xuyên cảm giác sợ hãi không rõ nguyên nhân có thể trở thànhvấn đề tâm lý cực kỳ nghiêm trọng Sợ hãi, bị ám ảnh bởi những thứ tưởngchừng vô hại như sợ độ cao, sợ động vật, sợ đám đông… Các triệu chứng nhưthở hổn hển, tim đập mạnh và nhanh như muốn nhảy khỏi ra lồng ngực, đổ

mồ hôi đầm đìa, tê buốt tay, đau ngực, dạ dày khó chịu là những dấu hiệu

Trang 18

thường gặp của rối loạn lo âu Tùy vào độ ổn định tâm lý, một vài người chỉmất vài tiếng căng thẳng trong khi số khác mất cả tuần lo lắng trước nhữngbuổi thuyết trình đông người Người bệnh thường có cảm giác mọi ánh mắtnhư đang đổ dồn vào mình, đồng thời luôn chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, đổ

mồ hôi hột với tần suất nhiều và làm giảm tự tin trong giao tiếp, đồng thờicản trở việc xây dựng các mối quan hệ xã hội…

- Các cơn hoảng loạn

Có một loại rối loạn lo âu được gọi là rối loạn hoảng sợ Nó liên quanđến các cơn hoảng loạn xảy ra thường xuyên Các cơn hoảng loạn này gây racảm giác sợ hãi mãnh liệt, không thể kiểm soát Nỗi sợ hãi tột độ này thườnglàm tăng nhịp tim, vã mồ hôi, run rẩy, khó thở, tức ngực, buồn nôn, sợ chếthoặc mất kiểm soát Các cơn hoảng loạn thường xảy ra rất ít, nhưng nếuchúng xảy ra thường xuyên và bất ngờ, chúng có thể là dấu hiệu của chứng rốiloạn hoảng sợ

- Khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc

Rối loạn giấc ngủ liên quan rất lớn đến chứng rối loạn lo âu Tỉnh giấcgiữa đêm khuya và khó ngủ là 2 vấn đề phổ biến nhất trong các vấn đề đượcghi nhận Một số nghiên cứu cho thấy rằng bị mất ngủ trong suốt thời nhỏ cóthể dẫn đến nguy cơ phát triển thành chứng rối loạn khi lớn lên Mặc dùchứng mất ngủ và rối loạn lo âu liên quan nhiều đến nhau, việc cái nào dẫnđến cái nào là điều chưa rõ ràng Tuy vậy, có thể nói, khi căn bệnh rối loạn lo

âu được chữa trị, chứng mất ngủ thường cũng sẽ cải thiện

- Né tránh giao tiếp xã hội

Bất cứ ai cũng có thể mắc chứng rối loạn lo âu nếu thấy bản thân: Cảmthấy lo lắng hoặc sợ hãi về các sự kiện xã hội trong tương lai, lo lắng rằng bạn

Trang 19

có thể bị người khác đánh giá hoặc soi xét kỹ lưỡng, sợ bị xấu hổ hoặc bị sỉnhục trước mặt người khác, tránh một số sự kiện xã hội vì những nỗi sợ này.Người mắc chứng sợ xã hội có vẻ rất nhút nhát và im lặng trong một đámđông hoặc khi gặp gỡ người lạ Mặc dù trông vẻ bên ngoài không hề căngthẳng, nhưng bên trong cảm thấy sợ hãi tột độ

1.4.2.Nguyên nhân của cảm xúc lo âu

Cuộc sống hiện đại đòi hỏi nhiều người phải đối diện với công việc quánhiều, deadline gấp, hoặc áp lực học tập Những yêu cầu quá mức của vòngquay cuộc sống luôn thúc đẩy mọi người phải đạt được những thành tựu vàđóng góp nhất định Do đó mà ở độ tuổi nào dù nhỏ đến lớn, sự lo lắng vàcăng thẳng vẫn sẽ chớp nhoáng xuất hiện trong đầu chúng ta Càng ở vị trícao, và mục tiêu chúng ta đặt ra cho bản thân càng lớn thì sự lo âu ấy xuấthiện càng rõ Để biết được những việc làm mọi người lo lắng, ta có thể thamkhảo những nguyên nhân thường thấy sau đây: Thay đổi chỗ ở, di chuyển địa

lý, bắt đầu đi học trường mới hoặc công việc mới, việc học tập không đượcnhư mong đợi, bị bệnh hoặc bị thương, có một người bạn hoặc thành viên giađình bị ốm hoặc bị thương, sự qua đời của một thành viên gia đình hoặc bạn

bè, kết hôn, mang thai, sinh con, chia tay một mối quan hệ

Cảm xúc lo âu là một trạng thái tâm lý phổ biến mà mỗi người trải qua ítnhất một lần trong đời Để hiểu rõ nguyên nhân của cảm xúc lo âu, chúng ta

có thể nghiên cứu từ nhiều góc độ trong lĩnh vực tâm lý học

Một trong những nguyên nhân chính là ảnh hưởng của xã hội và vănhóa Áp lực từ môi trường xã hội, gia đình, và nhóm bạn có thể tạo nên mộtcảm giác không chắc chắn và đòi hỏi mà nhiều người cảm nhận, dẫn đến sự lo

âu Các kỳ vọng xã hội, định kiến, và các chuẩn mực văn hóa cũng có thể đặt

ra những thách thức tâm lý, làm tăng áp lực và stress

Trang 20

Sự thay đổi và không chắc chắn trong cuộc sống cũng là một nguyênnhân quan trọng Những thay đổi như mất việc, chấm dứt mối quan hệ, hay

sự không chắc chắn về tương lai có thể tạo nên một môi trường tâm lý không

ổn định, góp phần vào cảm xúc lo âu Đôi khi, khả năng đối mặt với sự khôngchắc chắn này cũng phụ thuộc vào khả năng quản lý stress của mỗi người

Khía cạnh sinh học cũng đóng một vai trò quan trọng Những yếu tốnhư di truyền, cấu trúc não, và hóa chất não có thể tác động đến tâm trạng vàcảm xúc Các rối loạn tâm thần, như rối loạn lo âu, cũng có ảnh hưởng đáng

kể đến trạng thái tâm lý của người bệnh Cuối cùng, khả năng chấp nhận vàquản lý stress cũng chịu ảnh hưởng lớn từ cảm xúc lo âu Người có khả năngquản lý stress kém thường cảm thấy khó chịu và căng thẳng hơn trong nhữngtình huống khó khăn

Tổng cộng, cảm xúc lo âu không có một nguyên nhân duy nhất mà phảiđược hiểu qua nhiều khía cạnh khác nhau trong tâm lý học Việc này giúpchúng ta áp dụng những phương pháp hiệu quả hơn để đối mặt và quản lýcảm xúc lo âu trong cuộc sống hàng ngày

1.5 Lý luận về cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên

1.5.1 Khái niệm sinh viên

Trong Từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ sinh viên dùng để chỉ những ngườiđang theo học ở bậc đại học

Từ điển Giáo dục học định nghĩa: “Sinh viên là người học của cơ sở giáodục cao đẳng, đại học” Ở lứa tuổi này về cơ bản con người đã đạt đến độ tuổitrưởng thành về thể chất và tinh thần

Sinh viên là nhóm người có vị trí chuyển tiếp, chuẩn bị cho một đội ngũtrí thức có trình độ và nghề nghiệp tương đối cao trong xã hội Họ là nguồn

Trang 21

dự trữ chủ yếu cho đội ngũ những chuyên gia theo các ngành nghề khác nhautrong cấu trúc của tầng lớp tri thức xã hội.

Sinh viên là những người đang chuẩn bị bước vào lao động sản xuất vớitrình độ chuyên môn cao, hoặc có thể họ đang chuẩn bị tham gia vào giới trithức.Từ những phân tích trên, chúng tôi cho rằng: Sinh viên là những ngườiđang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, các học viện, họ đang tíchcực học tập và rèn luyện tích lũy tri thức về chuyên môn, nghiệp vụ, trau dồiđạo đức nhằm đáp ứng yêu cầu của ngành nghề tương lai theo chương trìnhđào tạo do cơ sở đào tạo họ đang theo học đề ra

1.5.2 Hoạt động học tập của sinh viên

1.5.2.1 Khái niệm hoạt động học tập của sinh viên

Hoạt động học tập của sinh viên là quá trình lĩnh hội tri thức có chươngtrình, kế hoạch, mục đích xác định của sinh viên nhằm trang bị cho bản thânkiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ, cũng như hình thành và phát triển toàn vẹnnhân cách của sinh viên

1.5.2.2 Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên

Trong các trường đại học, cao đẳng, học tập được xem là hoạt động đặcthù Mục đích, nội dung, phương pháp học tập ở đại học, cao đẳng khác biệt

so với phổ thông Đối với sinh viên, do đặc thù của từng ngành mà phải tiếpthu các tri thức khoa học, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp,phát triển những phẩm chất nhân cách của người chuyên gia tương lai

Do yêu cầu của việc đào tạo chuyên gia tương lai nên học tập của sinhviên đòi hỏi mức độ độc lập trí tuệ cao, sinh viên phải tự ý thức về học tập củabản thân Tính độc lập trong học tập của sinh viên thể hiện trong suốt quátrình học tập, từ việc tích cực giải quyết các nhiệm vụ học tập đến việc sưutầm tài liệu tham khảo, lập kế hoạch học tập phù hợp cũng như thực hiện kếhoạch này Sinh viên phải tự ý thức về bản thân với tư cách là người tổ chứcthực hiện và kiểm tra quá trình học tập của mình

Trang 22

Khối lượng kiến thức mà sinh viên cần lĩnh hội là rất lớn, đồng thời vớiviệc học không chỉ dừng lại ở mức độ lĩnh hội tri thức mà còn gắn liền với việctham gia nghiên cứu khoa học đòi hỏi tư duy độc lập, tính sáng tạo phát triển

ở độ cao Sinh viên học tập với tính năng động cao phải biết dự đoán chiềuhướng phát triển và ứng dụng chuyên môn vào thực tiễn như thế nào Điềunày có nghĩa, học tập của sinh viên mang tính đặc thù nghề nghiệp tương lai

và nhằm mục đích phát triển tư duy, sáng tạo, trí tuệ của người học

Ở các trường đại học, cao đẳng mục tiêu học tập của sinh viên là họccách học, để làm tiền đề cho việc học tập suốt đời, Hiện nay, theo xu thế thờiđại thì sinh viên thực sự học tập vì cuộc sống, vì nghề nghiệp tương lai củabản thân

Ngoài những đặc điểm chung, hoạt động học tập của sinh viên cónhững đặc điểm đặc trưng sau:

- Hoạt động học tập của sinh viên mang tính trí tuệ Nội dung vàphương pháp học tập của sinh viên khá đa dạng, khối lượng tri thức chuyênngành phức tạp nên sinh viên gặp nhiều khó khăn trong phương pháp họctập Bên cạnh đó, phong cách giảng dạy của giảng viên có sự thay đổi, trởthành người cố vấn, định hướng sinh viên Do đó, đòi hỏi sinh viên phải cókhả năng phối hợp nhịp nhàng, tinh tế, uyển chuyển các thao tác tư duy

- Hoạt động học tập của sinh viên mang tính độc lập, sáng tạo Hoạtđộng này đòi hỏi sinh viên phải tự đào tạo, tự hoạch định mục tiêu học tậpsao cho phù hợp với năng của mình và yêu cầu của nhà trường Sinh viên phảinhạy bén, uyển chuyển trong từng hoàn cảnh, linh hoạt trong việc vận dụngcác kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống mới, sáng tạo trong việcphát hiện ra vấn đề, xem xét và giải quyết vấn đề dưới các góc độ khoa họckhác nhau Do đó, hoạt động học tập yêu cầu sinh viên phải chủ động, sáng

Trang 23

tạo dưới sự hướng dẫn của giảng viên, phải có kỹ năng học tập để biến quátrình đào tạo thành tự đào tạo.

- Hoạt động học tập của sinh viên có xu hướng nghề nghiệp Hoạt độnghọc tập của sinh viên là một hoạt động nhận thức nhằm mục đích chuẩn bị trởthành chuyên gia về lĩnh vực nên phải nắm vững hệ thống kiến thức, kỹ năng,năng lực của nghề nghiệp nào đó Đối tượng học tập của sinh viên là những trithức cơ bản, tri thức cơ sở của ngành, chuyên ngành liên quan trực tiếp đếnhoạt động nghề nghiệp tương lai và tri thức công cụ như ngoại ngữ, phươngpháp luận, phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp tổ chức lao độngtrí óc, chân tay, lôgic học… Trong bối cảnh hiện nay, đối tượng trong hoạtđộng học tập của sinh viên là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và nghiệp vụchuyên môn có tính chất chuyên sâu của một nghề cụ thể cũng như những kỹnăng giao tiếp, làm việc nhóm; kỹ năng cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật; kỹnăng phân tích và giải quyết các tình huống ứng xử; kỹ năng tự học, tự nghiêncứu để nâng cao trình độ

- Hoạt động học tập của sinh viên không tách rời với hoạt động dạy họccủa giảng viên Hoạt động dạy học và hoạt động học tập luôn thống nhất vớinhau Giảng viên với hoạt động dạy học giữ vai trò chủ đạo- tổ chức, điềukhiển hoạt động nhận thức của sinh viên Còn sinh viên với hoạt động học –hoạt động nhận thức mang tính chất nghiên cứu, điều đó có nghĩa là sinh viên

đã diễn ra quá trình xem xét thông tin một cách kỹ lưỡng, tìm kiếm nhữngbằng chứng để làm cơ sở xác định thông tin là đúng hay sai; sử dụng các lý lẽkhác nhau để lập luận một cách lôgic và chặt chẽ; cuối cùng đi đến phán đoánkhẳng định thông tin đó là đúng hay sai, chính xác hay không chính xác, toàndiện hay khiếm khuyết, tốt hay xấu …để quyết định xem liệu bản thân có nêntiếp cận thông tin đó trở thành tri thức đúng đắn của bản thân hay không Do

đó, một trong những giải pháp có hiệu quả để nâng cao khả năng nhân thứccủa sinh viên là giảng viên nêu vấn đề

Trang 24

- Hoạt động học tập của sinh viên được thực hiện thông qua hành độnghọc tập

Có nhiều quan điểm khác nhau về cách xác định các hành động củahoạt động học tập của sinh viên, trong khuôn khổ đề tài chúng tôi sử dụngcách phân chia dựa vào nhiệm vụ học tập để xác định các hành động học tập.Hoạt động học tập của sinh viên bao gồm các hành động như: Hành độngchuẩn bị bài trước khi lên lớp; hành động học tập trên lớp; hành động chuẩn

bị và tiến hành seminar; hành động làm việc nhóm; hành động kiểm tra, đánhgiá kết quả học tập ở trên lớp

1.5.3 Cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên

1.5.3.1 Khái niệm

Dựa vào những khái niệm: cảm xúc, cảm xúc lo âu, sinh viên và hoạt độnghọc tập của sinh viên, chúng tôi cho rằng: “Cảm xúc lo âu trong hoạt động họctập là một loại cảm xúc âm tính, là thái độ thể hiện sự rung cảm tiêu cực củasinh viên trước các tình huống học tập mà sinh viên cảm nhận là khó khăn, áplực.”

1.5.3.2 Biểu hiện của cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viênQua nhiều thập kỷ nghiên cứu về lo âu trong hoạt động học tập, mộtkhái niệm đa chiều về lo âu trong hoạt động học tập đã được thừa nhận rộngrãi: Lo âu trong hoạt động học tập là một hiện tượng phức tạp bao gồm nhiềutriệu chứng, trong đó hai thành phần chính của trạng thái lo âu được nhấnmạnh đó là nhận thức và cảm xúc, thường được gọi lo lắng và xúc động Lolắng bao gồm nhận thức, đánh giá về tình huống và hậu quả của sự thất bại,trong khi xúc động bao gồm phản ứng tự trị sinh lý trước một tình huống(Liebert và Morris, 1967) [42]

Trang 25

Khía cạnh nhận thức của cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập biểuhiện như: hay quên, nhầm lẫn, kém minh mẫn trong học tập; tiếp thu bài họcchậm, khó vào; đầu óc khó tập trung vào việc học; khả năng phân tích, tổnghợp, khái quát vấn đề kém… Theo Whitaker Sena, Lowe và Lee (2007), khi lo

âu trong các tình huống học tập làm nhận thức tắc nghẽn, phá vỡ khả năngsuy nghĩ hoặc khả năng hoàn thành nhiệm vụ Các tác giả nhấn mạnh rằng, lo

âu ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của bộ nhớ và ảnh hưởng đến xử lýthông tin trước các tình huống học tập mà đòi hỏi có một trí nhớ tốt [44]Khía cạnh cảm xúc của lo âu học tập là những phản ứng sinh lý, có thểbao gồm cảm giác như tăng nhịp tim, chóng mặt, buồn nôn hoặc hoảng loạn(Morris, Davis và Hutchings, 1981) [43] Người học thấy bi quan về việc họctập ở tương lai; thấy buồn chán, mất tự tin và không hy vọng vào sự thay đổi;cảm thấy chán chường, thất vọng về việc học tập; không thấy hứng thú vớiviệc học tập; sợ thầy cô giáo; sợ kiểm tra và thi cử; thấy tự ti, nhút nhát, khépnép trước bạn bè, thầy cô; thấy lạc lõng, lo lắng, áp lực và căng thẳng; nhìnthấy sách vở là mệt mỏi và buồn chán; có thái độ lãnh đạm và thờ ơ đối vớiviệc học…

Ngoài nhận thức và cảm xúc, một thành phần biểu hiện của trải nghiệm

lo âu trong học tập cũng đã được thừa nhận, đó là mặt hành vi như sự trìhoãn và né tránh (Paulman và Kennelly, 1984; Zeidner, 1998) [33][41]

1.5.3.3 Nguyên nhân gây ra cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên

Nhiều người nghĩ về việc học đại học như một khoảng thời gian kỳ diệucủa những trải nghiệm mới, tự do để khám phá những ý tưởng mới và tìmthấy con người thật của mình Tuy nhiên, sự tác động từ những mối quan hệxung quanh và những suy nghĩ về việc học tập và bắt kịp tiến độ ở trường lớpkhiến cho nhiều sinh viên không tránh khỏi sự lo âu, căng thẳng

Trang 26

Chúng ta có thể cùng xem xét những yếu tố ảnh hưởng sau:

- Kiểm tra, thi cử

Ngành luật yêu cầu trí nhớ và kĩ năng hiểu biết về lĩnh vực là rất lớn.Vậy nên thay vì thi cử một cách thông thường như bao trường khác, thì mỗinăm Đại học Luật Hà Nội lại tiến hành cải tiến và mở rộng hình thức thi củacác môn chuyên ngành bằng cách cho sinh viên trải qua kì thi vấn đáp Số mônvấn đáp được tăng lên theo các khoá học, và đối diễn với kì thi này yêu cầusinh viên phải có quá trình học tập nghiêm túc và cực kì chăm chỉ Nhưng đâuphải sinh viên nào cũng tự giác ý thức ngay từ đầu, đa số thường mắc phảihành vi “nước đến chân mới nhảy” vì vậy nên càng sát ngày thi sự lo lắng càngdâng cao và khiến các bạn trở nên mất bình tĩnh Vậy nên đã là sinh viêntrường Luật chúng ta nên học cách thích nghi linh hoạt và cải thiện được thóiquen xấu là không có sự chủ động trong việc học Nếu mọi thứ đều có sựchuẩn bị và nghiêm túc thì đâu diễn ra những nỗi lo không đáng có!

- Chương trình học tập

Lịch trình học tập ở trường không quá dày nhưng lịch thi và kiến thứccủa nó lại gần như khá nặng, để có thể phân bổ được thời gian hợp lý thì sinhviên cần chia ra khi nào cần học môn này và khi nào cần tăng cường học mônkhác Thời gian rảnh sinh viên nên dành thời gian ôn lại kiến thức cũ, tránh đểcho có hôm full lịch học còn có ngày thì không có môn nào hay có hôm lịchhọc lại cách tiết dẫn đến việc nghỉ ngơi của sinh viên có nhiều khó khăn

- Phương pháp, phương tiện học tập

Có thể là những phương pháp chưa đủ phù hợp, còn nhiều hạn chế.Thiếu phương tiện cần thiết cho việc học và cũng chưa thực sự biết cách ápdụng các phương pháp ấy vào như thế nào và thời gian nào là đúng đắn vàhợp lý

Trang 27

- Các mối quan hệ

Xuất phát đều là những sinh viên xa quê, thậm chí có những bạn khôngcùng quê nhưng học với nhau Việc làm quen và trở nên thân thiết vốn đãkhó, để hợp và chơi thân với nhau còn khó hơn Do vậy các bạn sinh viên cũng

sẽ thấy hơi choáng ngợp vì bước vào và tiếp xúc với một môi trường mới, mộtmối quan hệ mới Việc ấy là không hiếm trong các môi trường Đại học, tuynhiên các bạn sinh viên có thể từ từ tiếp cận dần dần để bản thân thấy thoảimái, hoà nhập với cộng đồng từ đó có thể dễ dàng kiếm cho mình 1 người bạnhay những mối quan hệ đáng tin cậy và tin tưởng hơn

- Bản thân

Bản thân quá tiêu cực hoặc quá tích cực đôi khi cũng là điều không tốt,sinh viên nên biết cách cân bằng để tránh rơi vào tình trạng khi thì tâm trạngquá vui khi lại rơi xuống mức tụt dốc Việc đó cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đếnvấn đề lo âu của sinh viên

1.5.3.4 Tác động của cảm xúc lo âu đến với đời sống học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày của sinh viên

Lo lắng quá mức là vấn đề thường gặp của con người trong thời đạihiện nay Nó không chỉ ảnh hưởng về mặt tinh thần mà còn gây các tác hại đốivới thể chất, làm tăng nguy cơ lam dụng các chất kích thích (trong trường hợptiêu cực nhất) và thuốc an thần, dẫn đến các rối loạn không đáng có xảy ra.Dựa trên đánh giá và phân tích, chúng tôi đã chia các tác động mà cảm xúc lo

âu đem đến làm 2 phần: Tác động tích cực và tác động tiêu tiêu cực

- Đối với tác động tiêu cực

Người bị lo âu quá mức thường thực hiện các hành động lặp đi lặp lại,

dễ có suy nghĩ và hành động làm tổn thương bản thân Những hành vi cưỡngchế phổ biến bao gồm thói quen rửa tay, cắn móng tay, đếm hoặc kiểm trathứ gì đó Những nỗi ám ảnh phổ biến bao gồm thái độ hung hăng và nhu cầu

Trang 28

được đối xử tốt Bên cạnh đó việc lo âu quá mức còn làm rối loạn căng thẳng,trầm cảm, stress mãn tính Gây ra các vấn đề sức khỏe như rối loạn giấc ngủ,giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp cao, tiểuđường, tiêu hóa Giảm khả năng tập trung, hiệu suất làm việc Giảm sự hạnhphúc và trải nghiệm cuộc sống.Một tác động dễ dàng nhận ra ở người hay lolắng suy nghĩ, nhất là ở các sinh viên chính là bị các bệnh về da (chẳng hạnnhư mụn trứng cá hoặc bệnh chàm) Ở các bạn nữ biểu hiện của việc suy nghĩ

lo lắng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt Nhìn chung nếu nhưchúng ta không kiểm soát được trạng thái này và để nó hình thành thói quenxấu thì sẽ có những tác động rất xấu

- Đối với ảnh hưởng tích cực

Trái lại với những người tiêu cực, thì việc lo âu cũng là động lực để cốgắng của những người tích cực Nó thôi thúc khả năng làm việc và phấn phấnđấu đạt tới ngưỡng mà họ đặt ra trong cuộc sống Với những người có khảnăng làm chủ cảm xúc và cân bằng tốt, họ cần những lo để thúc đẩy sự chămchỉ hơn Đối với sinh viên cũng vậy, đôi khi việc nhìn thấy bạn bè chăm chỉ vàcấp tốc học tập, sẽ làm cho những người ít chăm hơn bị tác động và họ trởnên cố gắng hơn nữa

1.6 Kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên 1.6.1 Khái niệm

Từ các khái niệm đã được đề cập ở trên, chúng tôi rút ra khái niệm kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên là: Năng lựcvận dụng các cách thức hành động nhằm tác động có định hướng, có mục đích để chế ngự, điều khiển, điều chỉnh cảm xúc lo âu của sinh viên trong hoạtđộng học tập một cách có hiệu quả

1.7.2 Biểu hiện của kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong học tập của sinh viên

Trang 29

Kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong học tập của sinh viên được thểhiện rất đa dạng dưới nhiều khía cạnh và hình thức khác nhau, tùy thuộc vàotính chất của tình huống, tác nhân ảnh hưởng đến cảm xúc lo âu của sinhviên

Cũng giống như những cảm xúc khác, việc nhìn nhận và phát hiện cácbiểu hiện của chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết Bởi một khibiết rõ và hiểu được những biểu hiện ấy, chúng ta dễ dàng kiểm soát cảm xúc,chúng ta sẽ không bị choáng ngợp bởi những cảm xúc tiêu cực Thay vào đó,chúng ta có thể tập trung vào giải pháp và kế hoạch để giải quyết vấn đề Vậykhi nhìn vào thế giới thu nhỏ chính là môi trường học tập của sinh viên, ta cóthể thấy được những biểu hiện nào rõ ràng nhất mà các bạn ấy có thể dùng

để quản lý những cảm xúc lo âu của mình:

- Làm nhiều hơn nói

Đối với các bạn sinh viên, làm việc không ngừng nghỉ mỗi lúc căng thẳnghay lo lắng chính là cách để các bạn hạn chế đi chuỗi thời gian chết và giảm điviệc suy nghĩ quá nhiều của mình

- Không nóng giận vô cớ

Cân bằng giữa việc học và những thứ khác xung quanh cuộc sống vốn

đã là việc khó Vậy nên khi gặp một vấn đề khiến sinh viên lo lắng quá nhiều,người không biết kiểm soát cảm xúc ngay lập tức to tiếng, nóng giận, thậm chí

là có những hành động không đúng chuẩn mực Đó cũng là những tình huốngkhông hiếm gặp ở mọi người khi họ đang trong trạng thái mất kiểm soát vàquá lo lắng Ngược lại, người biết kiểm soát cảm xúc sẽ từ tốn, bình tĩnh đểtìm cách giải quyết sao cho phù hợp đó chính là cách kiềm chế cơn giận hiệuquả Đây được xem là người thông minh, có tầm nhìn chiến lược và dễ dànggặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống Đôi khi những bạn sinh viênnhư vậy ta có thể xếp vào loại đã có rất nhiều trải nghiệm trong cuộc sống,

Trang 30

nuôi dưỡng cho các bạn ấy cách ứng biến ở mọi tình huống và điều chỉnh cảmxúc rất tốt.

- Không làm tổn thương bản thân

Đây chính là biểu hiện đáng để quan tâm và nhắc đến trong tất cảnhững biểu hiện của việc quản lý tốt cảm xúc lo âu của sinh viên Vì sao lạinhư vậy, mỗi khi căng thẳng chúng ta hay chọn cách làm đau bản thân đểmang lại cảm giác an tâm cho chính mình Đó có thể là cắn móng tay, cấu chặtlòng bàn tay đến chảy máu hoặc vô tình làm những hành động làm đau bảnthân để mang lại cảm giác an tâm nhưng chính mình cũng không biết Đây lànhững thói quen không thường xuyên nhưng nếu chúng ta không biết kiềmchế và giữ cho cảm xúc ở mức ổn định sẽ dễ hình thành nên thành thói quenxấu

- Thể hiện khả năng chủ động trong quản lý cảm xúc của bản thânNgười biết kiểm soát cảm xúc là người có khả năng chủ động quản lý vàđiều hướng cảm xúc của bản thân Thay vì để cảm xúc chi phối và thống trịcuộc sống, người biết kiểm soát cảm xúc có thể đưa ra quyết định hợp lý vàđưa ra phản ứng phù hợp trong mọi tình huống Điều này cũng có nghĩa làngười biết kiểm soát cảm xúc không bị "bắt bài" bởi những tình huống xungquanh hoặc bởi những người khác Thay vào đó, họ có thể đưa ra quyết địnhdựa trên sự hiểu biết của mình về tình huống và cảm xúc của mình Việc chủđộng quản lý cảm xúc cũng giúp người ta tăng cường sự tự tin và khả năng tựđiều chỉnh trong cuộc sống Nếu chúng ta biết cách kiểm soát cảm xúc, chúng

ta sẽ cảm thấy tự tin hơn khi đối mặt với những tình huống khó khăn, vì chúng

ta có khả năng điều hướng cảm xúc của mình và đưa ra quyết định đúng đắn

- Tập trung vào giải pháp và kế hoạch thay vì dừng lại ở trạng thái cảmxúc lo âu

Trang 31

Người biết kiểm soát cảm xúc sẽ tập trung vào giải pháp và kế hoạchthay vì dừng lại ở trạng thái cảm xúc lo lắng quá nhiều Khi gặp phải nhữngtình huống khó khăn, chúng ta thường bị ảnh hưởng bởi cảm xúc tiêu cực như

sợ hãi, lo lắng, tức giận, v.v Những cảm xúc này có thể làm cho chúng tacảm thấy bất lực và không thể giải quyết được vấn đề Tuy nhiên, nếu chúng

ta biết cách kiểm soát cảm xúc, chúng ta sẽ không bị choáng ngợp bởi nhữngcảm xúc tiêu cực này

- Thư giãn

khi rơi vào tình huống lo âu trong thi cử, sinh viên thường kiểm soátcảm xúc của mình thông qua hình thức thư giãn Việc thư giãn có hiệu quả khigiảm được mức độ lo âu, căng thẳng, với tác nhân liên quan đến các mối quan

hệ ở trường học, cách quản lý cảm xúc chủ yếu mà người học sử dụng là cốgắng để giải quyết vấn đề như nói chuyện với người liên quan đến xung đột,hoặc thầy cô, bố mẹ, nhà tham vấn để xin lời khuyên

Có thể thấy rằng các nghiên cứu về hoạt động quản lý cảm xúc lo âutrong học tập của sinh viên chưa nhiều, và các hoạt động học tập, tình huống

Chúng tôi đã căn cứ vào 2 tiêu chí: (1) kỹ năng quản lý có hướng đếntrực tiếp giải quyết được vấn đề học tập gây ra lo âu cho sinh viên và (2) tínhchất của các kỹ năng quản lý cảm xúc có ảnh hưởng tốt đến sức khỏe tâmthần của sinh viên không, chúng tôi đã chia các kỹ năng quản lý cảm xúc lo âutrong hoạt động học tập của sinh viên thành 03 nhóm cơ bản:

Trang 32

(1) Nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu tích cực, bao gồm các kỹ năng:Khuyến khích bản thân suy nghĩ tích cực; xây dựng kế hoạch hành động tíchcực tìm kiếm sự hỗ trợ và Các kỹ năng trong nhóm này thể hiện sự nỗ lực, cốgắng của sinh viên để hướng đến trực tiếp giải quyết vấn đề phát sinh trongquá trình học tập và những kỹ năng quản lý này có tác động tốt đến sức khỏetâm thần của sinh viên, bên cạnh đó phản ánh rõ mục tiêu muốn điều chỉnhcảm xúc lo âu theo hướng tích cực.

- Khuyến khích bản thân suy nghĩ tích cực

Theo Lê Thị Minh Tâm (2013), Pamela S Wiegratz, Kevin L Gyourko(2014), khi con người lo âu thường xuất hiện các dạng suy nghĩ tự động tiêucực theo kiểu: suy nghĩ không hợp lý bằng cách tập trung vào các rủi ro; suynghĩ theo kiểu trắng - đen; phóng đại sự việc; không tính đến yếu tố tích cực…[29] Chính cách suy nghĩ của mỗi người là yếu tố quyết định cho mỗi cảm xúc

và hành vi của họ Vì vậy, luyện tập suy nghĩ tích cực là một trong những kỹnăng điều khiển, điều chỉnh cảm xúc lo âu để hướng đến thoát khỏi nó WillieNelson (2005) cho rằng: “Một khi bạn thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằngnhững suy nghĩ tích cực, bạn sẽ bắt đầu nhận được những kết quả tích cực” Trước những mối lo âu trong học tập, sinh viên cần đặt ra cho mìnhnhững câu hỏi để hiểu đúng vấn đề và nhìn thẳng vào những điểm tích cựccủa vấn đề Ví dụ: Cho rằng việc phải đối mặt với cảm xúc lo âu là không thểtránh khỏi, nghĩ ra những phương pháp để tránh sự lo âu, coi đó là một trongnhững trải nghiệm… Việc khuyến khích bản thân suy nghĩ tích cực và đánh giá

sự thay đổi suy nghĩ của bản thân mình sẽ giúp sinh viên trở nên tốt hơn mỗingày Từ đó, sinh viên định hướng tốt hơn cho việc luyện tập, thay đổi bảnthân theo hướng tích cực

- Xây dựng kế hoạch hành động tích cực

Kỹ năng này giúp cho sinh viên giải quyết được những lo âu, căng thẳngtrong học tập, lấy lại sự cân bằng tâm lý và đạt được kết quả học tập Sinh

Trang 33

viên nhận thức tốt thể hiện tích cực suy nghĩ tìm hiểu nguyên nhân gây ra khókhăn, nghĩ xem mình có thể làm gì để cải thiện tình trạng của vấn đề hay mìnhcần thay đổi bản thân để giải quyết vấn đề tốt hơn Thái độ tốt thể hiện ở việcsinh viên quyết tâm vượt qua những khó khăn, nỗ lực lập kế hoạch và biếtbình tĩnh suy nghĩ cách giải quyết vấn đề Còn hành động tốt thể hiện ở chỗsinh viên biết sắp xếp lại việc học tập và ưu tiên việc cần làm trước, hànhđộng tích cực để vượt qua tình huống hay có thể tham gia vào các câu lạc bộhọc tập, trao đổi tại các diễn đàn, hội nghị học tập… để tìm kiếm những cáchgiải quyết vấn đề nhanh và hiệu quả Ba mặt này có mối quan hệ mật thiết, hỗtrợ cho nhau để sinh viên quản lý cảm xúc lo âu trong học tập một cách cóhiệu quả.

sự động viên… để vượt qua được khủng hoảng về tinh thần Ngoài ra, sự hỗtrợ ở đây có thể là tôn giáo (đi chùa, niệm phật, ăn chay…) để tìm được sự an

ủi, thanh thản về tâm trí khi đối mặt với những lo âu

(2) Nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trung tính, bao gồm các kỹnăng: Di chuyển trọng tâm chú ý; Thư giãn giải trí; và Kiềm chế cảm xúc., Nhóm các kỹ năng này thể hiện sự không rõ ràng về việc trực tiếp giải quyếtcảm xúc lo âu trong học tập, vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực

- Di chuyển trọng tâm chú ý

Di chuyển trọng tâm chú ý tức là chuyển hướng chú ý của mình sang vấn

đề khác, hoạt động khác để cảm xúc lo âu ít có điều kiện bộc lộ Ví dụ, tham

Trang 34

gia vào một trò chơi vui vẻ và đòi hỏi sự chú ý cao; đọc một cuốn sách… Đôikhi, tập trung vào một cảm xúc mạnh mẽ có thể làm cho nó mạnh mẽ hơn và

có thể vượt khỏi tầm kiểm soát Vì vậy, bằng cách di chuyển chú ý ra khỏi vấn

đề, chúng ta làm cho cảm xúc lắng xuống, làm cho nó dễ dàng quản lý hơn[32] [35] Đi chuyển trọng tâm chú ý chỉ có tác dụng làm giảm lo âu, căngthẳng tạm thời

- Thư giãn, giải trí

Khi sinh viên rơi vào trạng thái lo âu, kéo theo nó là sự căng thẳng vềmặt cơ thể Điều này sinh ra sự xáo động mọi thứ như: căng cơ, đổ mồ hôi,run rẩy, thở gấp… Những tác động này không chỉ gây khó chịu mà còn gópphần làm tăng mức độ lo âu Chính vì vậy, việc tìm đến một số kỹ thuật thưgiãn sẽ giúp sinh viên điều khiển, điều chỉnh cảm xúc lo âu của mình Trongnhững điều kiện, hoàn cảnh phù hợp, sinh viên có thể sử dụng các hình thứcthư giãn đòi hỏi có tính chất kỹ thuật như:

- Thư giãn cơ bắp: Bài tập này dựa trên các công trình nghiên cứu vềsinh lý thần kinh nhằm vào cơ chế sinh lý của hệ thần kinh Phương pháp nàygiúp giãn cơ, từ đó làm giảm các kích thích của nó trên vỏ não Khi thư giãn cơbắp, đối tượng tập trung vào các phản ứng cảm giác căng thẳng và thư giãn,

từ đó loại bỏ các cơn co thắt cơ bắp để trở nên thoải mái

- Thư giãn với thiền định: Kỹ thuật này có nguồn gốc từ xa xưa và ngàynay được sử dụng dưới nhiều dạng Thiền định là sự tập trung tâm thức vàomột chủ thể trung tính nào đó, chẳng hạn một chữ hay một âm thanh vônghĩa, vào nhịp thở của bản thân, một câu, một bài kinh hay một hình ảnh.Chính vì tập trung vào những điều này, đầu óc chúng ta sẽ giũ bỏ được nỗi lo

âu, phiền não Việc không chú ý đến các phiền não là một bước quan trọng đểkiểm soát cảm xúc lo âu, căng thẳng

- Các loại hình thư giãn mà không cần đòi hỏi về mặt kỹ thuật cao, dễdàng sử dụng cho nhiều tình huống, hoàn cảnh học tập như: nghe nhạc, đi

Trang 35

dạo, đọc sách… Quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập thông qua thưgiãn, giải trí có thể xem là kỹ năng quản lý trung tính, vừa có hiệu quả vừakhông có hiệu quả Tuy vậy, đây cũng có thể xem là kỹ năng quản lý không tậptrung vào vấn đề, không giúp sinh viên có những nỗ lực và hành động thiếtthực để giải quyết triệt để tác nhân gây ra vấn đề

- Kiềm chế cảm xúc

Theo từ điển Tiếng Việt, “kiềm chế” được định nghĩa là “giữ ở một mứcchừng mực, không cho tự do hoạt động, tự do phát triển” Thuật ngữ “kiềmchế cảm xúc” ở đây đề cập liên quan đến khả năng và thói quen điều khiểnhành vi, kìm hãm và làm chủ được cảm xúc của bản thân trong những trườnghợp nhất định

Kỹ năng tự chủ cảm xúc là sự kiềm chế nỗi tức giận, xử trí trạng tháibồn chồn, đau khổ Năng lực này thể hiện tính chủ động của cá nhân trongviệc quản lý cảm xúc, nếu biết cách quản lý và thể hiện phù hợp với hoàn cảnhthì sẽ mang lại nhiều lợi ích, và được thể hiện thông qua việc giữ cho cảm xúcđược duy trì ở mức cân bằng, tránh được sự thái quá khi thể hiện cảm xúctrước các tình huống trong đời sống Đối với sinh viên, kỹ năng kiềm chế cảmxúc là cần thiết khi đối mặt với các vấn đề trong học tập, tuy nhiên cũngkhông thể giải quyết được triệt để

(3) Nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu tiêu cực, bao gồm những kỹnăng: Di chuyển cảm xúc tìm kiếm công cụ đối phó tiêu cực Những kỹ năngvànày cho thấy sinh viên rất muốn thoát khỏi cảm xúc lo âu, tuy nhiên vẫn chưatìm được hướng đi đúng đắn, từ đó gây tác động xấu lên đời sống tâm thầncủa sinh viên, từ đó phản ánh rằng kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu của sinhviên còn rất hạn chế

- Di chuyển cảm xúc

Trang 36

Đây là kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu thông qua sự giải tỏa nó ra bênngoài Chẳng hạn: đập phá đồ đạc hay bất cứ cái gì để thấy dễ chịu hơn, cáugắt với những người xung quanh, hét thật to để thấy thoải mái hơn… Cũngkhông phủ nhận rằng, thể hiện cảm xúc ra bên ngoài là cách để sinh viên xuatan cảm xúc lo âu Nhưng nó chỉ có ý nghĩa nhất thời, về lâu dài, nó khônggiúp sinh viên giải quyết triệt để nguồn gốc của vấn đề, chính vì vậy nó có thểlàm gia tăng thêm mức độ lo âu Do đó, di chuyển cảm xúc là kỹ năng quản lýkhông được khuyến khích đối với việc quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt độnghọc tập của sinh viên.

- Tìm kiếm công cụ đối phó tiêu cực

Sử dụng kỹ năng quản lý này sinh viên thường có những hành độngtheo chiều hướng tiêu cực như tụ tập bạn bè ăn chơi, sử dụng rượu bia, thuốc

lá hoặc chất kích thích… Các chất kích thích, nếu sinh viên sử dụng thườngxuyên sẽ gây tình trạng nghiện ngập, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinhthần, chưa kể đến tốn kém tiền bạc mà không mang lại hiệu quả Như vậy, tìmkiếm công cụ đối phó tiêu cực là cách sinh viên chạy trốn khỏi cảm xúc, khôngdám đối diện với các tình huống căng thẳng trong học tập Quản lý cảm xúc lo

âu trong hoạt động học tập thông qua kỹ năng này hoàn toàn không mang lạihiệu quả gì cho bản thân, không thể giải quyết được vấn đề mà chỉ làm chotình trạng của vấn đề trở nên trầm trọng và ảnh hưởng đến sự phát triểnnhân cách của sinh viên Vì vậy, nếu sinh viên thường xuyên sử dụng kỹ năngnày thì sẽ làm hạn chế kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập.1.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên

Có thể thấy rằng kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong học tập của sinhviên bị chi phối và ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, trong đó chia ra thành

Trang 37

nhóm các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan Nhóm yếu tố chủ quan baogồm: sự tìm tòi, hiểu biết về các kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu, sự vận dụngcác kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu, và tinh thần lạc quan của sinh viên Nhómyếu tố khách quan gồm: gia đình, nhà trường, các mối quan hệ xã hội, …1.8.1 Yếu tố chủ quan

1.8.1.1 Sự tìm tòi, hiểu biết về các kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu và sự vậndụng các kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu

Sinh viên khi được trang bị đầy đủ kiến thức về kỹ năng quản lý cảm xúc

lo âu sẽ có nhận thức đúng đắn về vấn đề mình đang gặp phải, từ đó đề rahành động chính xác và hợp lý để giải quyết nỗi lo âu của mình, có thể kể đếncác nhóm kỹ năng: nhận biết và chịu trách nhiệm cảm xúc của mình, kiềm chế

và kiểm soát được cảm xúc, tự giám sát - tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân

1.8.1.2 Tinh thần lạc quan

Tinh thần lạc quan là trạng thái tinh thần phản ánh sự mong đợi, hyvọng về kết quả của một hành động, sự việc, luôn theo hướng tích cực.Scheier và Carver (1985) đã nghiên cứu và cho thấy rằng, những cá nhân lạcquan thường là những người chủ động đương đầu và tích cực với những tìnhhuống khó khăn bằng các cách quản lý tích cực như điều chỉnh nhận thức, xâydựng kế hoạch hành động hay tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội; trong khi đó nhữngngười bi quan là những người dễ dàng né tránh vấn đề [39]

Một số nghiên cứu của Ratsep và các cộng sự (2000) dẫn ra thì tính biquan tương quan thuận với việc lên kế hoạch, suy nghĩ tích cực, di chuyển đểkhỏi chú ý đến vấn đề; còn tính lạc quan thì tương quan thuận với việc tìmkiếm hỗ trợ xã hội và chuyển chú ý ra khỏi vấn đề [37] Có thể thấy rằng mốitương quan giữa tinh thần lạc quan và kỹ năng quản lý cảm xúc tương đốiphức tạp

1.8.2 Yếu tố khách quan

1.8.2.1 Nhà trường

Trang 38

Nhà trường và việc giáo dục tại trường có tác động rất lớn đối với việcquản lý cảm xúc lo âu trong học tập của sinh viên, trong đó nội dung vàphương thức dạy học đóng vai trò quan trọng, chủ đạo, có thể kể đến việcgiáo dục kỹ năng sống, kỹ năng mềm, Thông qua những hoạt động ngoạikhóa, sinh viên có thể nắm bắt tốt hơn, trang bị những kỹ năng cần thiết giúpcho việc quản lý cảm xúc lo âu dễ dàng hơn nói riêng và mọi tình huống trongcuộc sống nói chung Bầu không khí giữa nhà trường và sinh viên chính là bốicảnh chi phối kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu của sinh viên, có thể xuất phát từmối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên, hoặc áp lực đối với chương trìnhgiảng dạy quá nặng nề, và quan quan trọng nhất là thiếu sót các nội dunggiảng dạy về kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu

1.8.2.2 Gia đình

Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay mức độ ảnh hưởng của thunhập, tình trạng kinh tế đến sức khỏe tinh thần đang dần tăng lên Nhữngsinh viên sống trong gia đình nghèo thường phải trưởng thành sớm, phải longhĩ, quán xuyến nhiều hơn đến công việc của gia đình, chi tiêu và sinh hoạthàng ngày của gia đình Ngược lại, sinh viên sống trong gia đình khá giả ít phải

lo nghĩ đến bữa ăn, cái mặc, chi tiêu, sinh hoạt hàng ngày của gia đình Điềunày dẫn đến những sinh viên nghèo, khó khăn thường có nguy cơ xuất hiệncác dấu hiệu của trầm cảm, lo âu và stress cao hơn sinh ở những gia đình khágiả

Nhóm nguyên nhân về gia đình là nhóm nguyên nhân đứng đầu tronggây nên stress ở sinh viên theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thụ(2009) Trong nhóm nguyên nhân này, thu nhập của gia đình là tác nhân chínhảnh hưởng đến stress, lo âu của sinh viên [23]

Những sinh viên sống trong gia đình có thu nhập thấp thường có nguy

cơ xuất hiện các dấu hiệu của lo âu và trầm cảm cao hơn so với những sinhviên sống trong gia đình có thu nhập cao [28]

Trang 39

Mối quan hệ với gia đình là một cấu phần quan trọng trong sự ảnhhưởng đến sức khỏe tâm thần của sinh viên Sự gắn kết, chia sẻ, quan tâm vàchăm sóc của bố mẹ là hết sức quan trọng đối với việc phát triển nhân cách vàtâm lý nhất là trong giai đoạn học sinh, sinh viên Trong giai đoạn này, các em

sẽ đối mặt với nhiều vấn đề, khó khăn mới xuất hiện trong cuộc sống Việc cóđược sự chia sẻ, hỗ trợ và những lời khuyên bổ ích của gia đình là một trongyếu tố then chốt trong bảo vệ sức khỏe tâm thần cho sinh viên, giảm khả năngxuất hiện của trầm cảm, lo âu và stress Bên cạnh đó, mâu thuẫn trong giađình cũng được nhiều nghiên cứu chứng minh là yếu tố có ảnh hưởng tiêucực đến sức khỏe tinh thần của sinh viên, làm tăng khả năng mắc trầm cảm, lo

âu và stress ở sinh viên

Nghiên cứu về mối quan hệ với gia đình và lo âu ở sinh viên củaMichele M Carter và cộng sự năm 2001 cho thấy mối quan hệ trái chiều giữatình trạng lo âu, trầm cảm ở sinh viên và sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ.Những sinh viên nhận được sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ, tạo sự vữngchắc về mặt tâm lý, cho lời khuyên thì sẽ có ít nguy cơ xuất hiện các dấu hiệu

lo âu và trầm cảm [30]

1.8.2.3 Bạn bè

Có mối quan hệ tốt với bạn bè giúp sinh viên có nhiều lựa chọn để chia

sẻ các vấn đề khó khăn trong cuộc sống Mối quan hệ bạn bè tốt cũng là yếu

tổ bảo vệ sinh viên trước nguy cơ bị trầm cảm, lo âu và stress Chia sẻ hiểubiết về kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong học tập giữa những bạn sinh viênvới nhau cũng là cách giúp cảm xúc lo âu được giảm bớt

Trong nghiên cứu của mình, Vũ Dũng cũng đã chỉ ra có bạn thân vàthường đi chơi với bạn thân là những yếu tố bảo vệ sinh viên trước stress Những sinh viên có thói quen đi chơi với bạn thân có nguy cơ stress ở mứccao chỉ bằng 1/3 nhóm còn lại với p<0,01 Nguy cơ stress cao ở nhóm sinhviên không có bạn thân gấp 3 lần nhóm có bạn thân với p=0,05 [5]

Trang 40

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền cũng chỉ ra bất ổn từ các mối quan

hệ xã hội là một trong các nguyên nhân hàng đầu khiến sinh viên bị stress Cụthể, những lời nói và thái độ ứng xử của người khác đối với bạn, những rắc rốitrong quan hệ với người khác, sự xung đột hiểu lầm trong các quan hệ bạn bè

là những nguyên nhân nổi lên hàng đầu [8]

Tiểu kết chương 1Nghiên cứu đã hệ thống hóa lý luận về kỹ năng quản lý cảm xúc lo âutrong hoạt động học tập của sinh viên, cụ thể là nhóm đối tượng sinh viêntrường Đại học Luật Hà Nội, là cơ sở cho việc khảo sát và đánh giá thực trạngcủa đề tài Trong đề tài này, khái niệm kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu tronghoạt động học tập của sinh viên được hiểu là năng lực vận dụng các cáchthức hành động nhằm tác động có định hướng, có mục đích để chế ngự, điềukhiển, điều chỉnh cảm xúc lo âu của sinh viên trong hoạt động học tập mộtcách có hiệu quả Theo đó, chúng tôi xác định 7 kỹ năng quản lý cảm xúc lo âutrong hoạt động học tập của sinh viên và sắp xếp thành 3 nhóm: (1) Nhóm kỹnăng quản lý cảm xúc lo âu tích cực (Khuyến khích bản thân suy nghĩ tích cực;Xây dựng kế hoạch hành động tích cực; Tìm kiếm sự hỗ trợ); (2) Nhóm kỹnăng quản lý cảm xúc lo âu trung tính (Di chuyển trọng tâm chú ý; Thư giãn,giải trí; Kiềm chế cảm xúc); (3) Nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu tiêu cực(Di chuyển cảm xúc; Tìm kiếm công cụ đối phó tiêu cực)

Kỹ năng quản lý sự lo lắng của sinh viên trong hoạt động học tập chịu

sự tác động bởi “nhiều yếu tố chủ quan” Tuy nhiên, trong nghiên cứu nàychúng tôi chỉ khảo sát thực trạng ảnh hưởng của 2 yếu tố: “Nhận thức của

Ngày đăng: 06/01/2025, 08:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.3. Mức độ sử dụng kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên. - Đề tài  kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt Động học tập của sinh viên t Đại học luật hà nội
Bảng 3.3. Mức độ sử dụng kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên (Trang 59)
Bảng 3.7. Kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên theo giới tính - Đề tài  kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt Động học tập của sinh viên t Đại học luật hà nội
Bảng 3.7. Kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên theo giới tính (Trang 72)
Bảng 3.9. Kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên theo học lực - Đề tài  kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt Động học tập của sinh viên t Đại học luật hà nội
Bảng 3.9. Kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên theo học lực (Trang 76)
Câu 1: Bảng dưới đây liệt kê các vấn đề ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm - Đề tài  kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt Động học tập của sinh viên t Đại học luật hà nội
u 1: Bảng dưới đây liệt kê các vấn đề ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm (Trang 105)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN