1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài kỹ năng lắng nghe

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kỹ Năng Lắng Nghe
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Hồng Nhung
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Tp Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Khoa Thương Mại Du Lịch
Thể loại Đề Tài
Năm xuất bản 2024 - 2025
Thành phố Tp Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,62 MB

Nội dung

Lắng nghe tốt giúp người nghe: + Thu thập được lượng thông tin nhiều nhất + Đồng cảm với người nghe + Mở rộng mối quan hệ của mình - Lắng nghe còn là một quá trình chủ động, đòi hỏi sự t

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH

-KHOA THƯƠNG MẠI DU LỊCH

Năm học: 2024 - 2025

Học kỳ: 1

Đề tài: Kỹ năng lắng nghe

Giảng Viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Nhóm đề tài: 5 - Lục tỉnh hân hoan

KỸ

Ă

Trang 2

MỤC LỤC

Khái niệm

Kỹ năng lắng nghe

Khái niệm nghe và lắng nghe

Phân biệt nghe và lắng nghe

Vai trò của lắng nghe

Thỏa mãn như cầu của đối tượng

Thập được nhiều thông tin hơn

Tạo ra mối quan hệ tốt đẹp

Tìm hiểu người khác tốt hơn

Giúp người khác có được sự lắng nghe hiệu quả

Giải quyết vấn đề

Các kiểu và cấp độ của lắng nghe

 Các kiểu lắng nghe

Lắng nghe tập trung cao

Lắng nghe có chú ý

Lắng nghe để thu thập thông tin

Lắng nghe để giải quyết vấn đề

Lắng nghe để thấu cảm

 Lắng nghe thấu cảm

 Theo Barker,L.L

Lắng nghe tích cực

Lắng nghe thấu cảm

Lắng nghe đánh giá

Lắng nghe đánh giá

 Cấp độ lắng nghe:

Lờ người khác

Giả vờ nghe

Nghe chọn lọc

Lứng nghe tập trung

Nghe thấu cảm

Những trở ngại ngăn cản việc lắng nghe có hiệu quả :

Tốc độ suy nghĩ

Sự phức tạp của vấn đề

Do không được tập luyện

Thiếu sự quan tâm và kiên nhẫn

Thiếu sự quan sát bằng mắt

Những thành kiến tiêu cực

Uy tín của người nói

Do những thói quen xấu

Trang 3

Lắng nghe có hiệu quả

Trong một thế giới mà thông tin tràn ngập và thời gian trở nên quý giá hơn bao giờ hết, việc lắng nghe không chỉ đơn giản là im lặng khi người khác nói Đó là một nghệ thuật, một hành động kết nối sâu sắc với những người xung quanh Hãy tưởng tượng một cuộc trò chuyện, nơi mà mỗi câu chữ đều được tiếp nhận một cách chân thành, nơi mà ý kiến và cảm xúc của nhau được tôn trọng Đó chính là sức mạnh

Và quá trình giao tiếp chính là một tiến trình tương hỗ và tuần hoàn chứng minh cho sức mạnh ấy, trong đó có kẻ nói người nghe và ngược lại Tuy nhiên, không phải ai cũng chú ý lắng nghe và biết lắng nghe “ Bất hạnh thay, rất ít người biết chú ý lắng nghe” Các nhà nghiên cứu cho rằng ngay ở mức thông tin thuần túy, 75% các thông báo miệng không được chú ý đến, bị hiểu sai, hoặc bị lãng quên nhanh chóng Khả năng lắng nghe và nắm bắt những ý nghĩa sâu sắc trong lời nói của người khác thì lại càng hiếm” Tức, trong một cuộc giao tiếp thì nội dung chúng ta có thể tiếp thu được chỉ chiếm 25% nguồn thông tin được cung cấp.Hay từ nghiên cứu Paul Rankin cho thấy rằng chúng ta dành rất nhiều thời gian cho hoạt động giao tiếp nhưng chỉ dùng 45% thời gian cho việc nghe phần còn lại là dành cho việc lắng nghe Tuy nhiên chúng ta lại dành rất ít cho việc rèn luyện cho kỹ năng lắng nghe.Vậy làm thế nào để cải thiện kỹ năng lắng nghe và nâng cao hiệu quả giao tiếp? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài thuyết trình hôm nay

Khái niệm nghe và lắng nghe

a Khái niệm “ nghe”

- Theo nghĩa đen là nhận được tiếng bằng tai, là sự cảm nhận được bằng tai ý người

nói Nói cách khác nghe là hình thức tiếp nhận thông tin thông qua thính giác

- Nghe là một quá trình thụ động, là hoạt động tự nhiên của con người, khi nghe có người sẽ đón nhận tất cả mọi âm thanh đến tai

- Nghe không đòi hỏi sự tập trung, chú ý và cũng không nhất thiết phải hiểu được ý nghĩa của những gì mình nghe thấy

Vd: Bạn nghe thấy tiếng chim hót, tiếng xe cộ qua lại,

Vd: Bạn đang ngồi trong quán cà phê, làm việc trên laptop Có tiếng nhạc phát ra từ

loa của quán, tiếng người nói chuyện xung quanh, và tiếng bước chân của nhân viên Bạn nghe tất cả những âm thanh này, nhưng chúng không thu hút sự chú ý của bạn; bạn không tập trung vào chúng, chỉ đơn thuần là nhận thức được các âm thanh trong môi trường xung quanh

KỸ

NĂNG

LẮNG

NGHE

Trang 4

b Khái niệm “lắng nghe”

- Là hành vi nghe chăm chú, hay là quá trình tập trung chú ý để giải mã song âm thanh thành ngữ nghĩa Lắng nghe tốt giúp người nghe:

+ Thu thập được lượng thông tin nhiều nhất

+ Đồng cảm với người nghe

+ Mở rộng mối quan hệ của mình

- Lắng nghe còn là một quá trình chủ động, đòi hỏi sự tập trung cao để tiếp nhận và hiểu thông tin mà người khác truyền đạt Không chỉ đơn thuần là nghe bằng tai, lắng nghe còn bao gồm việc sử dụng các giác quan khác, trí tuệ và cảm xúc để nắm bắt

ý nghĩa sâu xa trong lời nói của người khác

Vd: Bạn ngồi cùng bàn với một người bạn, và người bạn này đang chia sẻ với bạn về

những khó khăn trong cuộc sống gần đây Bạn lắng nghe một cách chăm chú, mắt nhìn vào họ, gật đầu khi cần thiết, và phản hồi những gì họ nói Bạn không chỉ nghe lời nói mà còn hiểu được cảm xúc và ý nghĩa đằng sau những lời nói đó

Phân biệt “nghe” và “lắng nghe”

Chỉ sử dụng tai Sử dụng tai, trí óc và kỹ năng

Tiến trình vật lý, không

nhận thức được Giải thích, phân tích, phân loại âm thanh, tiếng ồn, thôngtin để chọn lọc , loại bỏ và giữ lại Nghe âm thanh vang đến

tai Nghe và cố gắng hiểu thông tin của người nói

Tiếp nhận âm thanh theo

phản xạ vật lý Phải chú ý lắng nghe, giải thích và hiểu vấn đề

Tiến trình thụ động Tiến trình chủ động, cần thời gian và nỗ lực

B Vai trò của lắng nghe

“Ba tuổi đủ để học nói nhưng cả cuộc đời không đủ để biết lắng nghe” Thông điệp : Lắng nghe không chỉ là việc nghe bằng tai mà còn là việc hiểu, thấu

cảm và tôn trọng ý kiến của người khác Đây là một kỹ năng phức tạp và cần được rèn luyện suốt đời.

 Lắng nghe có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống

Trong giao tiếp, lắng nghe có những vai trò như sau:

 Thỏa mãn nhu cầu của đối tượng: khi nói, ai cũng có nhu cầu được người khác quan tâm, lắng nghe nên khi bạn lắng nghe tức là thỏa mãn được nhu cầu của người nói

Ví dụ: Khi khách hàng phàn nàn về dịch vụ, bạn lắng nghe và ghi nhận các ý kiến

của họ Sau đó, bạn tìm cách giải quyết vấn đề theo yêu cầu của họ Điều này

Trang 5

không chỉ giúp giải quyết vấn đề mà còn làm khách hàng cảm thấy được tôn trọng

và chăm sóc

 Thu thập được nhiều thông tin hơn: khi lắng nghe, chúng ta sẽ thu thập được nhiều thông tin hơn từ phía người nói để có nhiều căn cứ, cơ sở hơn khi quyết định một vấn đề nào đó

Ví dụ: Trong một cuộc họp dự án, bạn lắng nghe cẩn thận các ý kiến từ các thành

viên khác để nắm bắt tất cả các chi tiết và ý tưởng Nhờ đó, bạn có thể tích hợp các thông tin này vào kế hoạch và đưa ra quyết định chính xác hơn

 Tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với người khác: khi một người tìm ra được một người

có cảm tình lắng nghe thì sẽ nảy sinh một mối quan hệ tốt đẹp

Ví dụ: Khi trò chuyện với một người bạn, bạn lắng nghe và thể hiện sự quan tâm

đến những vấn đề của họ Điều này giúp củng cố tình bạn và tạo ra một mối quan

hệ gắn bó và tin cậy

 Tìm hiểu được người khác một cách tốt hơn: lắng nghe giúp bạn nắm bắt được tính cách, tính nết và quan điểm của họ

Ví dụ: Trong một buổi phỏng vấn, bạn lắng nghe các câu trả lời của ứng viên để

hiểu rõ hơn về kinh nghiệm, kỹ năng, và giá trị cá nhân của họ Điều này giúp bạn đánh giá ứng viên một cách toàn diện hơn

 Giúp người khác có được một sự lắng nghe có hiệu quả: bằng cách tạo dựng một bầu không khí lắng nghe tốt

Ví dụ: Trong một buổi phỏng vấn, bạn lắng nghe các câu trả lời của ứng viên để

hiểu rõ hơn về kinh nghiệm, kỹ năng, và giá trị cá nhân của họ Điều này giúp bạn đánh giá ứng viên một cách toàn diện hơn

 Lắng nghe giúp chúng ta giải quyết được nhiều vấn đề: có nhiều vấn đề, nhiều mâu thuẫn không giải quyết được chỉ vì hai bên không chịu lắng nghe để hiểu nhau

Ví dụ: Trong một cuộc họp nhóm về một vấn đề phức tạp, bạn lắng nghe tất cả

các quan điểm khác nhau từ các thành viên Điều này giúp bạn có cái nhìn toàn diện và đưa ra giải pháp hiệu quả hơn cho vấn đề

C CÁC KIỂU VÀ CẤP ĐỘ CỦA LẮNG NGHE

Các kiểu lắng nghe

Chúng ta lắng nghe để thu thập thông tin; để giải quyết vấn đề; để thuyết phục hoặc khuyên can ai Mỗi lí do có thể kết hợp các kiểu lắng nghe khác nhau Các kiểu lắng nghe có thể được sắp xếp như sau:

- Lắng nghe tập trung cao:

Đây là cách lắng nghe đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực hết sức để đạt mục tiêu Chúng

ta phải quan sát người nói để phát hiện ra bất cứ dòng tư tưởng không thành lời nào của họ, qua đó giúp chúng ta xử lí thông tintheo cách nhìn của chính họ Việc lắng nghe tập trung thường đi kèm với các phản hồi của người nghe bằng lời hoặc không lời sự phản hồi đến người nói cũng sẽ giúp họ điều chỉnh thông điệp sao cho thích hợp với người nghe

- Lắng nghe chú ý :

Trang 6

Đây là cách lứng nghe có mục đính đặt ra từ trước, đòi hỏi người lắng nghe phải

có sự nỗ lực ý chs để lắng nghe có hiệu quả

- Lắng nghe để thu thập thông tin:

Đây là liểu lắng nghe nhằm tìm kiếm thông tin, dữ liệu hoặc các vấn đề mà ta cần biết Ví dụ trong khi tiếp xúc du khách bạn nghe họ để nằm được mong đợi của họ

là gì?

- Lắng nghe để giải quyết vấn đề:

Khi lắng nghe đối tượng trình bày bạn sẽ tìm ra cách thức giải quyết vấn đề Chẳng hạn, nghe du khách phàn nàn về thực đơn không phù hợp thì bạn phải lắng nghe ý kiến của họ để đưa ra biện pháp khắc phục

- Lắng nghe thấu cảm:

Thế nào là nghe thấu cảm?

Thấu cảm là sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được nhưỡng

suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không có

sự phán xét

Nghe thấu cảm là tự đặt mình vào vị trí, tình cảnh của người khác để hiểu được

họ có cảm nghĩ như thế nào Khi nghe thấu cảm, bạn sẽ đi sâu vào ý kiến của người khác, qua đó bạn phát hiện, bạn nhìn cuộc đời theo cách nhìn của người khác, bạn hiểu được tâm tư tình cảm của họ

 Phân biệt giữa thấu cảm và thông cảm:

- Thông cảm là 1 hình thể thỏa thuận, một hình thức của phê phán Đôi khi nó là

sự xúc cảm và sự đáp ứng thích đáng hơn Nhưng người ta lại thường sống dựa vào sự thông cảm Nó làm cho người ta ta trở nên phụ thuộc

- Nghe thấu cảm không đơn thuần là chỉ là lời hiểu từng lời nói của người khác Trên thực tế, những chuyên gia về giao tiếp cho rằng chỉ khoảng 10% thông tin được thể hiện qua lời nói, 30% thông tin được thể hiện qua âm thanh, còn hơn một nửa thông tin còn lại được thể hiện qua ngôn ngữ cơ thể Trong nghe thấu cảm, chúng ta không chỉ nghe bằng tai, mà quan trọng hơn là nghe bằng mắt bằng trái tim

 Lắng nghe không chỉ điều người ta nói nên lời, mà cả những gì không nói lên được những gì bộc lộ qua ngôn ngữ không lời: ánh mắt, nụ cười nét mặt, tư thế, điệu bộ,… Lắng nghe những cảm xúc , nhu cầu của người kia Lắng nghe cả chính những phút im lặng

 Nghe thấu cảm có một uy lực rất lớn bởi vì nó cung cấp cho chúng ta những tư liệu đúng đắn để hành động thay vì đưa vào những cảm giác, động cơ, những giả định, suy nghĩ của mình, chúng ta làm việc với thực tế bằng suy nghĩ và tình cảm của người khác Chúng ta nghe để hiểu, để tiếp nhận những thông tin sâu kín nhất trong tâm hồn của con người

 Nghe thấu cảm giúp chúng ta tạo dựng được tình cảm tốt đẹp với người đối thoại Bởi vì khi giao tiếp với bạn, người khác được thỏa mãn một nhu cầu rất lớn, đó là nhu cầu tồn tại về tâm lí, muốn được hiểu được khẳng định, được đánh giá cao, được cảm thấy có ích Khi bạn lắng nghe thấu cảm người khác, bạn đã là cho họ thỏa mãn về mặt tâm lý Và sau khi đáp ứng nhu cầu chủ yếu đó, bạn có thể tập trung phát huy sự ảnh hưởng và giải quyết vấn đề

D Theo Barker L.l:

Trang 7

Lắng nghe chia ra thành 4 loại chính :

Lắng nghe tich cực (Active listening) là lắng nghe có chủ đích

Lắng nghe tích cực liên quan đến các bước sau:

1) Chăm chú lắng nghe mọi giắc quan;

2) Diễn giải nội dung gồm các ý nghĩ và lời nói;

3) Kiểm tra mức độ hiểu để đảm bảo độ chính xác

4) Đưa thông tin phản hồi

Đưa thông tin phản hồi bao gồm những hồi đáp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ từ người nghe đến người nói và thông điệp của người nói Thông tin phản hồi có thể mang tính tích cực khi thông điệp của người nói được xác nhận, hoặc có thể mang tính tiêu cực khi thông điệp của người nói không được xác nhận trong đối thoại, thảo luận nhóm hoặc trong hỏi đáp thuyết trình, lắng nghe tích cực là 1 kỹ năng giao tiếp quan trọng càn được học

Ví dụ: Trong một cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng lắng nghe kỹ càng câu trả lời

của ứng viên, đặt câu hỏi để làm rõ thông

Lắng nghe đánh giá (Critical listening) : Người nghe đánh giá tính chính xác, ý

nghĩa và tính thiết thuwcjtrong thông điệp của người nói Lắng nghe đánh giá và suy nghĩ đánh giá phải diddooi với nhau Bạn không thể lắng nghe đánh giá nếu bạn không suy nghĩ đánh giá Kỹ năng lắng nghe đánh giá là đặc biệt qua trọng vì chúng

ta phải liên tục sử dụng kỹ năng này trong giao tiếp kinh doanh, trong giao dịch buôn bán bằng điện thoại vad cả trong những thông điệp thuyết phục khác

Vd : Lắng nghe một bài thuyết trình để đánh giá tính thuyết phục của luận điểm Lắng nghe để giải trí (Listening of enjoyment) :liên quan đến việc tìm kiếm sự thư

giãn, niềm vui hay những thông tin lí thú Đó là khi bạn lắng nghe 1 nhóm nhạc yêu thích, 1 chương trình truyền hình hay khi bạn bè kể 1 câu chuyện, bạn nghe vì bạn thích Bên cạnh việc giúp bạn thư giãn, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc lắng nghe âm nhạc để giải trí giúp la,f giảm đau cho các bệnh nhân ở bệnh viện

Lắng nghe thấu cảm ( Emphathic listening ): là hình thức lắng nghe tích cực để

hiểu người nói Người nghe sử dụng trí óc, tức là chăm chú lắng nghe và sự thấu hiểu, tức là khả năng đặt mihf vào vị trí người nói để lắng nghe

Ví dụ: Lắng nghe một người bạn đang gặp khó khăn, chia sẻ cảm xúc của mình

Khi lắng nghe thấu cảm, chúng ta không chỉ tập trung vào nội dung lời nói mà còn chú ý đến cảm xúc, suy nghĩ và quan điểm của người đối diện Đây là một cách để chúng ta kết nối sâu sắc với người khác, xây dựng mối quan hệ tin cậy và tạo ra một không gian an toàn để mọi người chia sẻ

E CẤP ĐỘ CỦA LẮNG NGHE

Nghe phớt lờ (Ignoring)

Đặc điểm: Không chú ý đến người nói, tâm trí đang ở đâu đó

Biểu hiện: Nhìn chằm chằm vào điện thoại, không duy trì giao

tiếp bằng mắt, hoặc trả lời những câu hỏi một cách qua loa

Trang 8

Tác hại: Làm tổn thương người nói và gây ra hiểu lầm

Nghe giả vờ (Pretend listening):

Đặc điểm: Vờ như đang lắng nghe nhưng thực tế không chú ý

đến nội dung.11

Biểu hiện: Gật đầu, ừ hử, nhưng không thực sự hiểu những gì

người khác đang nói

Tác hại: Tạo ra ấn tượng xấu và làm hỏng mối quan hệ

Nghe chọn lọc (Selective listening):

Đặc điểm: Chỉ chú ý đến những phần thông tin mình quan tâm,

bỏ qua những phần còn lại

Ví dụ: Trong một cuộc họp, bạn chỉ nghe những phần liên quan

đến công việc của mình

Tác hại: Dẫn đến hiểu sai thông tin và gây ra những quyết định

sai lầm

Nghe chú ý (Attentive listening):

Đặc điểm: Tập trung vào người nói, cố gắng hiểu rõ ý nghĩa của

lời nói

Biểu hiện: Duy trì giao tiếp bằng mắt, gật đầu, đặt câu hỏi để

làm rõ thông tin

Tác hại: Mặc dù đã tập trung nhưng vẫn có thể bỏ qua một số

chi tiết quan trọng

Nghe thấu cảm được xem là cấp độ cao nhất và quan trọng nhất của

việc lắng nghe, là khả năng lắng nghe không chỉ bằng tai mà còn bằng trái tim, hiểu

và chia sẻ cảm xúc của người khác Nó không chỉ đơn giản là nghe lời nói mà còn nhận biết được ngữ điệu, ngôn ngữ cơ thể và cảm xúc bên trong

vd:Trong cuộc trò chuyện với bạn bè: Khi một người bạn chia sẻ về việc họ cảm thấy

áp lực trong công việc, thay vì chỉ nói "Đừng lo lắng quá", bạn có thể nói: "Nghe có

vẻ khó khăn Bạn có muốn nói thêm về điều đó không?" Điều này cho thấy bạn quan tâm đến cảm xúc của họ

F NHỮNG TRỞ NGẠI CỦA VIỆC LẮNG NGHE CÓ HIỆU QUẢ

*Tốc độ suy nghĩ

Thực tế tốc độ tư duy của chúng ta cao hơn nhiều so với tốc độ người ta nói, nên rất

dễ bị phân tán tư tưởng, vì thời gian dư ra thường dùng để suy nghĩ về một cái gì khác Tốc độ tư duy của một người là 500 từ/ phút trong khi đó tốc độ nói chỉ có 125 từ/ phút Một sự quan tâm đến những vấn đề khác cần thiết hơn sẽ không tập trung được tư duy và là lý do của những thói quen nghe kém

*Sự phức tạp của vấn đề

Chúng ta thường dễ nghe người mà chúng ta thích và những vấn đề mà mình quan tâm hơn Khi có sự khó khăn trong sự theo dõi một vấn đề, người ta thường chọn con đường dễ nhất là bỏ đi, không thèm để ý tới nó nữa

VD: Đứng trước một vấn đề phức tạp mà bản thân không quan tâm thích thú ta dễ bỏ ngoài tai và không muốn lắng nghe nữa hoặc giả bộ “hóng” cho hết chuyện nhưng trong đầu không đọng lại được gì

*Do không được tập luyện

Trang 9

Phần lớn thời gian đều dành cho việc tập nói, tập viết, tập đọc, ít người được giảng dạy và rèn luyện cách lắng nghe Đây là 1 nghịch lý trong giao tiếp bởi thời gian cho việc lắng nghe là rất nhiều Vì vậy cần giải quyết lỗi sai này và dành thời gian tập luyện để lắng nghe hiệu qủa hơn

*Thiếu sự quan tâm và sự kiên nhẫnThiếu sự quan tâm và sự kiên nhẫn đối với ý

nghĩ của người khác, hoặc không hợp với họ, làm cho nhiều người trở thành nghe kém Với tình cảm như vậy thì các từ sẽ đi từ tai này sang tai kia và bay luôn ra ngoài

*Thiếu sự quan sát bằng mắt

Quan sát bằng thị giác giúp nắm bắt hết thông điệp mà người nói muốn truyền tải Phân tích đánh giá tổng hợp các thông tin để hiểu chính xác ý nghĩa

“ Sao mà anh ngốc thế

Không nhìn vào mắt em”

*Những thành kiến tiêu cực

Khi nghe ai đó nói về 1 định kiến tiêu cực ta thường đánh giá, phán xét những điều

họ nói; luôn để tâm tới những sai lầm của họ; không chú ý đến ý nghĩa, thông điệp phía sau của người nói Những thành kiến đó có thể xuất phát từ cách ăn mặc, tóc tai, dáng vẻ bên ngoài, giọng nói, cách sử dụng từ ngữ của đối tượng Chúng tộc và giới tính đôi khi cũng cản trở tới việc lắng nghe Khi đã có những thành kiến tiêu cực thì người ta thường dùng thì giờ để tìm những lí lẽ để bác bỏ và những câu hỏi để gây cản trở cho người nói

*Uy tín của người nói

Uy tín làm tăng sức ám thị nên khi một người có uy tín nói về những vấn đề mà mình quan tâm thì chúng ta sẽ mất tính phê phán và lắng nghe một cách mù quáng

*Do những thói quen xấu khi lắng nghe

- Giả bộ chú ý Nhiều khi chúng ta vẫn nhìn rất chăm chú vào người đối thoại, đáp lại bằng cử chỉ và lời nói, nhưng thực ra chúng ta đang nghĩ về một điều gì khác Chúng

ta cố gắng tỏ ra chú ý lắng nghe để an ủi họ đồng thời để che mắt người khác việc chúng ta đang mơ màng

- Hay cắt ngang Khi tiếp chuyện, chưa kịp hiểu người kia trọn vẹn thì ta giải thích,

an ủi, khuyên nhủ, đưa ra giải pháp Trong một cuộc họp, khi người khác đang phát biểu thì ta cướp lời, ngọ ngoạy ngồi không yên vì ấm ức muốn phản ứng hay giơ tay xin phát biểu Điều nãy khá dễ hiểu vì xu hướng tự nhiên là luôn luôn nghĩ về mình, hướng về mình

- Đoán trước thông điệp Khi nghe bạn nghĩ rằng bạn có thể đoán trước được điều mà đối tượng sắp nói cũng có thể làm lạc hướng và cản trở việc lắng nghe thật sự

- Nghe một cách máy móc Có khi bạn nghe rất rõ mọi chi tiết của câu chuyện, nhưng bạn lại không nắm được vấn đề chỉ vì bạn nghe chúng một cách máy móc mà không biết khái quát vấn đề

- Buông trôi sự chú ý Lắng nghe là phải tập chung chú ý cao độ, tuy nhiên hầu hết chúng ta chỉ có thể tập trung sự chú ý đến một giới hạn nào đó Khi sự chú ý đạt tới mức độ bão hòa, chúng ta có xu hướng tự nhiên muốn buông trôi, không muốn nghe nữa: Khi đó chỉ cần một tiếng reng nhỏ hay là một bóng người đi qua hành lang đề có thể làm cho chúng ta di chuyển sự chú ý sang những đối tượng mới đó

*Do một số yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến khả năng lắng nghe:

Âm thanh ồn ào, không gian công cộng đông đúc, có nhiều người nói…

Trang 10

G LẮNG NGHE CÓ HIỆU QUẢ

Trong cuộc sống, biết bao lần chúng ta cảm thấy bực mình vì không được người khác lắng nghe Hãy quan sát một lớp học, giảng viên thường nhìn về một phía, phía đó học sinh chăm chú nhìn và lắng nghe Lắng nghe không phải là một thế thụ động mà

là một thái độ tích cực Nó có chức năng làm cho người kia muốn nói, muốn giải bày tâm sự Có cởi mở trong giao tiếp thì mới có sự hiểu nhau Muốn thế lắng nghe không phải chỉ là im lặng, mà có thái độ cần thiết để khuyến khích và khơi dậy sự tự cởi mở Đó là thái độ tôn trọng và chấp nhận người khác

-Một số kỹ năng cần thiết trong lắng nghe thấu cảm

+Kỹ năng biểu lộ sự quan tâm :

 Để thể hiện sự quan tâm của mình đến câu chuyện của người đối thoại , bạn phải chú ý tới tư thế, dáng điệu ,cách dùng ánh mắt, Sau đây là một số kỹ năng cơ bản:

 Đầu tiên là tạo không khí bình đẳng, cởi mở bằng một tư thế “dấn thân” (không

xa cách,ngang tầm, đối diện, )

Ví dụ : Thay vì ngồi ở phía đối diện bàn, bạn có thể ngồi chéo một góc để tạo cảm

giác gần gũi Khi trao đổi, hãy nghiêng người nhẹ về phía họ, giữ ánh mắt trực tiếp nhưng thân thiện và thỉnh thoảng gật đầu hoặc mỉm cười để thể hiện sự quan tâm

 Cách biểu bộ sự quan tâm tốt nhất là chăm chú lắng nghe Muốn thế thì khi nghe người kia nói, bạn hãy nghiêng người về phía trước và mắt nhìn thẳng vào họ, với

tư thế cởi mở.Khoanh tay lại có thể gây ngăn cách,tạo ra sự ức chế

Ví dụ : Trong buổi phỏng vấn hoặc tư vấn, nếu bạn là người phỏng vấn hoặc tư vấn

viên, khi lắng nghe ứng viên hoặc khách hàng, hãy ngồi nghiêng về phía trước với ánh mắt trực tiếp và cởi mở Tránh khoanh tay và gật đầu khi phù hợp để thể hiện sự quan tâm, giúp người đối diện cảm thấy thoải mái và tin tưởng hơn trong việc chia sẻ

 Tiếp xúc bằng mắt rất quan trọng trong lắng nghe,nhưng đó là một nghệ thuật hết sức tế nhị Tiếp xúc một cách hiệu quả bằng mắt thế hiện mỗi quan tâm và lòng mong muốn lắng nghe Tiếp xúc băng mắt nghĩa là tập trung nhìn người nói một cách nhẹ nhàng và thỉnh thoảng chuyển cái nhìn từ mặt của người đó sang các bộ phận khác của cơ thể,

ví dụ: nhìn bàn tay đang làm điệu bộ rồi sau đó lại nhìn vào mắt và tiếp xúc bằng

mắt Có tình trạng tiếp xúc bằng mắt kém khi người nghe liên tiếp nhìn ra phía khác, hoặc nhìn trừng trừng vào người nói nhưng khi người nói nhìn mình thì lại nhìn sang chỗ khác ngay

 Sự quan tâm cũng được thể hiện qua những cử chỉ đáp ứng về cơ thể: Trước hết cần tránh cản trở sự tập trung tư tưởng của đối tượng bằng những cử chỉ không liên quan tới những điều đang được nói,

Ngày đăng: 02/01/2025, 22:05