1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nhập môn ngành và kỹ năng mềm Đề tài kỹ năng sáng tạo

42 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kỹ Năng Sáng Tạo
Tác giả Nguyễn Thị Ngân Tâm, Trần Phương Mai, Huỳnh Thị Phương Oanh, Võ Thị Hoài Linh
Người hướng dẫn TS. Đặng Vinh
Trường học Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin Và Truyền Thông Việt Hàn
Chuyên ngành Kinh Tế Số Và Thương Mại Điện Tử
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 5,74 MB

Nội dung

Đápứng nhu cầu lớn lao đó, Bộ môn Kỹ năng mềm ra đời nhằm trang bị cho sinh viênmột số kỹ năng thiết yếu để các bạn có được nhiều lợi thế cạnh tranh hơn trong quátrình học tập cũng như c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT HÀN

KHOA KINH TẾ SỐ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ



BÁO CÁO MÔN HỌC HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NGÀNH VÀ KỸ NĂNG MỀM

Đề Tài: KỸ NĂNG SÁNG TẠO

Giáo viên hướng dẫn: TS Đặng Vinh

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT HÀN

KHOA KINH TẾ SỐ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ



BÁO CÁO MÔN HỌC HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NGÀNH VÀ KỸ NĂNG MỀM

Đề Tài: KỸ NĂNG SÁNG TẠO

Giáo viên hướng dẫn: TS Đặng Vinh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm chúng tôi xin được gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhấtđến Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt -Hàn - Đại học Đà Nẵng đã đưa học phần “Nhập môn ngành và Kỹ năng mềm” vàochương trình giảng dạy Đây là một học phần khá thiết thực đối với sinh viên, nhất

là tân sinh viên như chúng tôi Ở học phần này, chúng tôi đã tích lũy được chomình những kinh nghiệm cơ bản nhất giúp ích cho công việc sau này, chẳng hạnnhư về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình trước đám đông làm thế nào chothật tự tin, lôi cuốn, hấp dẫn Và ngay cả những điều nhỏ nhặt nhất như kỹ năngviết email cũng được quý thầy cô giảng dạy một cách chi tiết, tỉ mỉ

Đặc biệt, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - TS.Đặng Vinh đã hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng tôi trongsuốt thời gian học tập vừa qua Xuyên suốt thời gian tham gia lớp học “Nhập mônngành và kỹ năng mềm” của thầy, chúng tôi đã trang bị cho bản thân nhiều kiếnthức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Từng lời giảng của thầy chắcchắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng tôi có thể vững bướcsau này Chúng tôi xin chân thành cảm ơn thầy!

Học phần “Nhập môn ngành và Kỹ năng mềm” là môn học thú vị, vô cùng bổ ích

và có tính thiết thực cao Đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức, gắn liền với như cầuthực tiễn của sinh viên Mặc dù vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếpthu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ, điều này khiến cho bài báo cáo của nhóm chúng tôikhó tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác Tuy nhiên, chúngtôi sẽ cố gắng hết sức mình và hoàn thành bài báo cáo với kết quả hoàn thiện nhất

có thể

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài: 6

2 Mục tiêu nghiên cứu 6

3 Khách thể nghiên cứu 6

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 7

a Phương pháp nghiên cứu lý luận 7

b Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7

c Phương pháp phân tích, tổng hợp 7

d Phương pháp thống kê toán học 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG SÁNG TẠO 7

1.1: Một số khái niệm cơ bản về kỹ năng sáng tạo 7

1.2: Nguyên nhân sinh viên chưa phát triển tốt kỹ năng sáng tạo 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG KỸ NĂNG SÁNG TẠO CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CNTT & TT VIỆT – HÀN 14

2.1: Thực trạng nhận thức tầm quan trọng của kỹ năng sáng tạo đối với sinh viên trên giảng đường Đại học 2.2: Mục tiêu khảo sát 2.3: Phương pháp nghiên cứu 2.4: Phân tích số liệu khảo sát thực trạng nhận thức tầm quan trọng của kỹ năng sáng tạo đối với sinh viên trên giảng đường Đại học Trường CNTT & TT Việt – Hàn CHƯƠNG 3: TẦM QUAN TRỌNG CỦA KỸ NĂNG SÁNG TẠO ĐỐI VỚI SINH VIÊN 22

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP GIÚP SINH VIÊN TRƯỜNG CNNT & TT VIỆT-HÀN NÂNG CAO KỸ NĂNG SÁNG TẠO 23

4.1: Những cách giúp sinh viên pháp triển kỹ năng sáng tạo 24

4.2: Những phương pháp giúp sinh viên nâng cao kỹ năng sáng tạo 27

PHỤ LỤC 35

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Theo tổ chức UNESCO, có ba thành phần tổ hợp thành năng lực của một cá nhân

đó là: Kiến thức, kỹ năng và thái độ Trong ba yếu tố trên thì có hai yếu tố đềuthuộc về kỹ năng và có vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách, bảnlĩnh, tính chuyên nghiệp và thành công của mỗi con người

Điều này được thể hiện rõ hơn khi các nhà tuyển dụng chia sẻ rằng các bạn sinhviên hiện nay khi ra trường còn rất yếu về kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, kỹnăng trình bày, Đó cũng chính là nguyên do sinh viên mới ra trường có tỉ lệ thànhcông xin việc là rất thấp, khó khăn trong chặng đường tìm kiếm công việc và thíchnghi với môi trường mới Bên cạnh những thiếu thốn về kiến thức chuyên ngànhcũng như kiến thức là một thế giới mênh mông thì điều tạo nên sự khác biệt vàthành công của mỗi cá nhân đó chính là những kỹ năng để tri thức khoa học trởthành thực tế

Tân sinh viên cũng thường gặp những khó khăn trong giai đoạn đầu bước vào môitrường đại học bởi sự thay đổi hoàn toàn từ môi trường học tập và môi trườngsống Khó khăn trong việc phải tự sắp xếp thời gian, tự quản lý bản thân, tự chịutrách nhiệm cho quá trình học tập của bản thân do thiếu các kỹ năng mềm Đápứng nhu cầu lớn lao đó, Bộ môn Kỹ năng mềm ra đời nhằm trang bị cho sinh viênmột số kỹ năng thiết yếu để các bạn có được nhiều lợi thế cạnh tranh hơn trong quátrình học tập cũng như công việc sau này, Trong những kỹ năng đó, có thể nói kỹnăng sáng tạo và tư duy sáng tạo là một kỹ năng vô cùng quan trọng, giúp ích rấtnhiều trong hành trình phát triển bản thân của bạn

Trang 6

1 Lý do chọn đề tài:

“Dám nghĩ dám làm đầu tiên là sự sáng tạo Bạn cần sự sáng tạo để thấy ở ngoàikia có gì và định hình nó có lợi cho mình Bạn cần sáng tạo để nhìn vào thế giớihơi khác đi một chút Bạn cần sự sáng tạo để tiếp cận theo hướng khác, để khácbiệt” – theo Jim Rohn Sáng tạo là điều cốt lõi làm nên sự phát triển của xã hộihiện đại Nhờ vào sự sáng tạo mà con người có thể tạo ra vô vàn điều mới lạ trongmọi lĩnh vực Sáng tạo là chìa khóa của sự thành công, bất kể ngành nghề nào cũngđòi hỏi sự sáng tạo Không chỉ thế, sáng tạo là cơ hội để cá nhân có thể chứng tỏbản thân và tỏa sáng Sáng tạo là một kỹ năng Mà kỹ năng thì ai cũng có thể họcthông qua quá trình rèn luyện và thực hành

Thực tế hiện nay, hiện tượng các bạn sinh viên thụ động vào những cái đã có sẵntrên các nền tảng số dẫn đến việc lười suy nghĩ và đưa ra những ý tưởng sáng tạo.Hoặc có thể các bạn có đầu óc sáng tạo, suy nghĩ ra những ý tưởng mới lạ nhưng engại, không dám nghĩ dám làm Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập hiệntại và công việc sau này của các bạn sinh viên

Đây là một đề tài hết sức thiết thực, đánh trúng vào thiếu sót về mặt kỹ năng củacác bạn sinh viên, đặc biệt là các bạn sinh viên năm nhất vừa mới bước chân vàomột môi trường mới Là một sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đường trường ĐHCNTT & TT Việt – Hàn, nhìn nhận thấy những thiếu sót về kỹ năng sáng của bảnthân cũng như của các bạn sinh viên trong quá trình học tập Chúng tôi đã tiến

hành làm rõ và đưa ra giải pháp giải quyết với đề tài: “Nâng cao kỹ năng sáng tạo

của sinh viên trường ĐH CNTT & TT Việt – Hàn”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng sáng tạo đối vớisinh viên trên giảng đường trường ĐH CNTT & TT Việt – Hàn; xác định nguyênnhân dẫn đến việc sinh viên chưa phát triển tốt kỹ năng sáng tạo Từ đó nâng caonhận thức của sinh viên trường ĐH CNTT & TT Việt – Hàn về tầm quan trọng củaviệc sở hữu kỹ năng sáng tạo, có thêm nhiều cách, nhiều phương pháp để rèn luyện

và phát triển kỹ năng sáng tạo và đạt được hiệu quả trong học tập, công việc

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Sinh viên Đại học

Phạm vi nghiên cứu: Trường ĐH CNTT & TT Việt – Hàn

4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 7

a Phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận về kỹ năng sáng tạo

b Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Sử dụng các phương pháp: khảo sát thăm dò ý kiến, quan sát nhằm đánh giáthực trạng nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng sáng tạo đối với sinh viêntrên giảng đường Đại học

c Phương pháp phân tích, tổng hợp

Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để xây dựng cơ sở lý luận cũng nhưđánh giá sâu hơn về vấn đề này

d Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xây dựng cơ sở lý luận cũng nhưđánh giá sâu hơn về vấn đề này

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG SÁNG TẠO

1.1: Một số khái niệm cơ bản về kỹ năng sáng tạo

1.1.1: Sáng tạo là gì?

*Khái niệm sáng tạo:

Theo từ điển triết học, sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra nhữnggiá trị vật chất, tinh thần, mới về chất Các loại hình sáng tạo được xác định bởiđặc trưng nghề nghiệp như khoa học, kỹ thuật, văn học nghệ thuật, tổ chức, quânsự Có thể nói sáng tạo có mặt trong mọi lĩnh vực của thế giới vật chất và tinhthần[1] (Phan Dũng)

Cái chính yếu của sáng tạo là sự mới mẻ của nó, và bởi thế chúng ta không có tiêuchu•n qua đó có thể x‚t đoán nó (Carl Roger)

Nhà tâm lý học Nga L.X Vưgốtxki khẳng định: “Sự sáng tạo thật ra không phảichỉ có ở nơi nó tạo ra những tác ph•m lịch sử vĩ đại, mà ở khắp nơi nào con ngườitưởng tượng, phối hợp, biến đổi và tạo ra một cái gì mới, cho dù cái mới ấy nhỏ b‚đến đâu đi nữa so với những sáng tạo của các thiên tài” Trong đời sống hàng ngày,xoay quanh chúng ta, sáng tạo là một điều kiện cần thiết của sự tồn tại và tất cả cái

gì vượt qua khuôn khổ cũ và chứa đựng dù chỉ một n‚t của cái mới, thì nguồn gốccủa nó đều do quá trình sáng tạo của con người [2]

Trang 8

Theo GS.TS Phạm Thành Nghị, sáng tạo có thể được coi là quá trình tiến tới cáimới, là năng lực tạo ra cái mới, sáng tạo được đánh giá trên cơ sở sản ph•m mới,độc đáo và có giá trị [3]

Theo TS Huƒnh Văn Sơn, sáng tạo gồm 3 thuộc tính cơ bản : [4]

nhân hoặc mới đối với xã hội

- Tính độc lập – tự lập: Tính độc lập – tự lập tồn tại trong cả tư duy và hoạtđộng

Nó không phải là tính cá nhân hay sự đơn độc mà vẫn có thể có sự phối hợp củanhiều cá nhân dù rằng mỗi cá nhân vẫn giữ sự độc lập của chính mình trong sựphối hợp Ở đây, bất kì một cá nhân nào hay tổ chức nào – nhóm sáng tạo ra ýtưởng, khám phá ra ý tưởng cũng bắt đầu từ việc phải độc lập suy nghĩ và tácchiến Nhờ vào tư duy độc lập thì sáng tạo lấy nó làm tiền đề để nảy sinh giải phápmới

hiện thực, phục vụ cho lợi ích của con người và xã hội

Từ góc nhìn về tính sáng tạo nói trên, chúng em xin đưa ra những hiểu biết về tính sáng tạo được sử dụng trong tài liệu này:

“Sáng tạo không chỉ có thể được nhìn từ góc độ quá trình hoạt động của con người, mà còn từ góc độ nhân cách Sáng tạo được hiểu là sự tìm kiếm cái mới, giải pháp mới, có giá trị Cái gì mới, có giá trị đều thể hiện trong những ý tưởng, trong cách giải quyết vấn đề, những sản phẩm có thể được tạo ra ở cấp

độ cá nhân hoặc/và ở cấp độ xã hội, dựa trên sự độc lập về tư duy và hoạt động của con người”.

- Sáng chế: Là việc tạo ra những vật dụng, công cụ mới chưa từng có/tồn tại trong

tự nhiên và đời sống con người dựa trên những kiến thức được khoa học phát hiện

và nghiên cứu, kinh nghiệm thu được trong cuộc sống đời thường

Trang 9

- Phát minh: Đó là sự khám phá ra những quy luật của hiện tượng và khuôn mẫuhiện có trong tự nhiên, xã hội và tư duy Những quy luật này đang hoạt động và tồntại nhưng con người chưa phát hiện ra chúng.

chuyển hóa, những đột phá trong khoa học, công nghệ, những thay đổi trong xã hộinhờ những phát minh, sáng chế trong nhiều lĩnh vực hay những thay đổi trong cáchnhìn nhận, cách xử lý tình huống một cách tổng thể có sự tham gia của nhiều nhàkhoa học, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực công nghệ nhằm cải biến thực tiễn

- Sự sáng tạo có thể tạo ra những lĩnh vực và nghề nghiệp mới.

*Ba thành phần của sáng tạo:

Nhà khoa học Teresa Amabile cho rằng sáng tạo bao gồm 3 thành phần: (1) Sự

Mô hình 3 nhân t@ hình thành sự sáng tạo cá nhân[5]

(NguCn: Quản lý tFnh sáng tạo và đGi mới – Tạp chF Business Haverd Review)

nhà lập trình buộc phải am hiểu kĩ về các kỹ thuật lập trình cũng như là các cáchthức, quy trình tạo ra phần mềm Cũng như các nhà soạn nhạc giỏi phải có kiếnthức cực kì uyên bác về âm nhạc.Vì thế nếu chúng ta có càng nhiều kiến thức vềmột lĩnh vực cụ thể thì khả năng sáng tạo của chúng ta ở lĩnh vực đó càng cao

- Vì vậy, có một định nghĩa khác cho sự sáng tạo là “khả năng sắp xếp những thứhiện có vào một trật tự mới” Những nguyên liệu cho sự sáng tạo chính là nhữngkiến thức có sẵn và những kiến thức có sẵn này là nền tảng cho lối tư duy của củamỗi người Kiến thức là nền tảng của những ý tưởng mới Tuy nhiên, kiến thức chỉ

Trang 10

là điều kiện cần cho sự sáng tạo chứ chúng chưa phải là tất cả Hầu hết chúng tađều đã từng gặp những người có kiến thức vô cùng sâu rộng nhưng lại vẫn chưathể đưa ra một ý tưởng sáng tạo nào Những kiến thức này vẫn chỉ ở trong đầu họ

vì họ chưa bao giờ nghĩ về chúng theo một cách mới Như vậy, điều quan trọngnữa để trở nên sáng tạo nằm ở cách bạn sẽ làm gì với những kiến thức hiện có củamình, hay nói cách khác, đó chính là kỹ năng tư duy sáng tạo

cách linh hoạt và giàu trí tưởng tượng Những giải pháp mà họ đưa ra có lẽ sẽ nằmngoài những suy nghĩ thông thường Thuật ngữ này được mô tả là khả năng “suynghĩ ra ngoài cái hộp (thinking out of box)”, tức là những suy nghĩ vượt ra ngoàinhững lẽ bình thường mà chúng ta hay gặp trong cuộc sống hằng ngày

xác định phương hướng, mục đích và cường độ hoạt động, thể hiện trên tinh thầnsay mê, tính tích cực hoạt động, chủ yếu được tạo ra nhờ hứng thú và sự thoả mãnnhu cầu chiếm lĩnh những ý tưởng mới và phức tạp, được thử thách bởi chính hoạtđộng sáng tạo

- Người Việt có câu: “cái khó ló cái khôn” Câu này có nghĩa là khi chúng ta rơivào hoàn cảnh khó khăn thì chúng ta mới có động cơ để tìm kiếm ý tưởng để giảiquyết vấn đề Động cơ có thể mang tính hướng nội hoặc hướng ngoại Các yếu tốbên ngoài cá nhân như sự thúc đ•y của môi trường, các phần thưởng hay các hìnhphạt chế tài là các yếu tố có thể thúc đ•y cá nhân phát huy khả năng sáng tạo củamình Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra động cơ bên trong như niềm đam mê nộitại đối với một lĩnh vực nào đó thì có ảnh hưởng rất quan trọng đến khả năng sángtạo Điều này được chứng minh bởi Daniel Pink trong cuốn sách Động lực 3.0.Con người tiến hóa từ Động lực 1.0 là động cơ sinh tồn lên động lực 2.0 là "câygậy và củ cà rốt" - tức là động lực bên ngoài, và nay là động lực 3.0 – động lực nộitại bên trong mỗi người Khi công việc ở thế kỷ 21 ngày càng đòi hỏi sự sáng tạo,các công ty cần phải tạo cho người lao động của mình niềm đam mê làm việc vớicông việc mình đang làm Những phân tích trên cho thấy, khả năng sáng tạo có thểđược học bằng cách phát triển ba yếu tố: kiến thức, kỹ năng tư duy sáng tạo vàđộng lực

Thứ nhất, chúng ta hiểu được rằng để sáng tạo ở lĩnh vực nào thì cũng đều cần phải

am hiểu những kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực đó Suy cho cùng, cái màsáng tạo hướng đến là việc vận dụng kiến thức của con người để phục vụ cuộcsống một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất Hiểu được nền tảng khoa học hiện tạithì chúng ta mới có thể đưa ra sáng kiến được

Trang 11

Thứ hai, chúng ta cần phải rèn luyện các kỹ năng tư duy sáng tạo để có cách tiếpnhận vấn đề một cách linh hoạt, mềm dẻo và giàu trí tưởng tượng.

Thứ ba, chúng ta cần tự tạo động cơ, nhất là động cơ bên trong, để kích thích sựsáng tạo trong môi trường học tập

1.1.2: Tư duy sáng tạo là gì?

*Khái niệm tư duy:

“Tư duy” là từ ngữ chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác sửađổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất, làm cho con người có nhậnthức đúng đắn về sự vật xung quanh đồng thời có cách ứng xử với nó, là sự phảnánh quá trình nhận thức ở trình độ cao, sự nhận thức một cách khái quát, tích cực,gián tiếp và sáng tạo về thế giới qua các khái niệm, phán đoán [6]

Tư duy là một quá trình sáng tạo giúp con người học hỏi, rèn luyện để có tri thức biết nhận viết vấn đề và cách giải quyết những vấn đề đó Vì vậy, tư duy của não

bộ vận hành với những kỹ năng học được có thể giúp trí thông minh được nuôi dưỡng và phát triển mà ở đó con người dùng suy nghĩ, xem xét, giải quyết những

sự vật, hiện tượng trong cuộc sống.[6]

*Phân loại tư duy:

Sáu loại hình tư duy chính bao gồm: tư duy tri giác (cụ thể), tư duy khái niệm (trừutượng), tư duy phản chiếu, tư duy sáng tạo, tư duy phản biện, tư duy phi hướng(liên kết)

*Các cấp độ tư duy:

Thang cấp độ tư duy Bloom do Benjamin S Bloom thiếp lập (1956), sau đó đượcđiều chỉnh, và gọi là Thang Bloom chỉnh sửa (Bloom’s Revised Taxonomy) đượcxem là công cụ nền tảng để xây dựng mục tiêu và hệ thống hoá các cấp độ tư duy.Thang cấp độ tư duy Bloom bao gồm:

Trang 12

6 Sáng tạo (Creating)

*Khái niệm tư duy sáng tạo:

Tư duy sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần mới về chất Tiêu chí sáng tạo ở đây là “tính mới lạ” và

“tính có giá trị” (có lợi ích hơn, tiến bộ hơn so với cái cũ).

*Các cấp độ tư duy sáng tạo:

Theo các chuyên gia về tư duy của con người, năng lực tư duy sáng tạo được thểhiện qua ít nhất năm cấp độ dưới đây

- Cấp độ thấp nhất (cấp độ 1): Nhận ra nhu cầu cần có cách tiếp cận mới+ Xem x‚t lại cách tiếp cận truyền thống và tìm các giải pháp có thể có.+ Sẵn sàng đón nhận ý tưởng mới

- Cấp độ 2: Thay đổi các cách tiếp cận hiện có

+ Phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của các cách tiếp cận hiện có.+ Thay đổi và làm cho các cách tiếp cận hiện có thích hợp hơn với nhu cầu

- Cấp độ 3: Đưa ra cách tiếp cận mới

+ Tìm kiếm các ý tưởng hoặc giải pháp đã có tác dụng trong các môi trườngkhác để áp dụng chúng tại doanh nghiệp của mình

+ Vận dụng các giải pháp đang có theo cách mới lạ hơn nhằm giải quyết vấn

đề với hiệu quả cao hơn

Trang 13

- Cấp độ 4: Tạo ra khái niệm mới

+ Tổng hợp các khái niệm cần thiết để định hình một giải pháp mới.+ Tạo ra các mô hình và phương pháp mới cho đơn vị

- Cấp độ 5: Nuôi dưỡng sự sáng tạo

+Khuyến khích mọi người thử nghiệm ý tưởng mới khác hẳn cách làmtruyền thống

+ Hỗ trợ cho việc thử nghiệm ý tưởng mới nhằm biến ý tưởng thành hiệnthực

1.2: Nguyên nhân sinh viên chưa phát triển tốt kỹ năng sáng tạo

1.2.1: Thiếu sự linh hoạt trong tư duy sáng tạo

Khi thiếu sự linh hoạt trong tư duy sáng tạo thì sinh viên khó có thể tìm ra nhữngcách tiếp cận mới, khám phá những giải pháp sáng tạo cho các vấn đề phức tạp.Thay vào đó, sẽ dễ bị mắc kẹt trong mô hình tư duy cũ và không thể đổi mới.Thiếu linh hoạt cũng có thể làm giảm sự sáng tạo bởi vì nó làm chúng ta không thểnhìn nhận các cơ hội mới ở bên ngoài phạm vi ta biết Khi ta quá tuân thủ theonhững quy tắc và định kiến, ta dễ bỏ lỡ những ý tưởng mới và không thể tận dụngtối đa tiềm năng sáng tạo

1.2.2: Sự sợ hãi và ngăn mình khi đ@i mặt với những rủi ro

Khi chúng ta sợ hãi và tự ngăn mình, thì chúng ta sẽ không dám đối mặt với nhữngrủi ro và thử thách mới Điều này khiến chúng ta không thể tiến xa hơn trong việcsáng tạo và phát triển bản thân Nếu chúng ta không đối mặt với rủi ro, chúng ta sẽ

bị hạn chế trong việc khám phá những ý tưởng mới và không thể phát huy đượctiềm năng sáng tạo của mình

1.2.3: Thiếu kiên nhẫn và sự kiêu ngạo

Khi ta thiếu kiên nhẫn, chúng ta dễ dàng mất lòng tin vào quá trình sáng tạo vànhanh chóng từ bỏ Sự kiêu ngạo cũng gây cản trở quá trình sáng tạo bởi vì ta chorằng mình đã biết tất cả và không cần học hỏi từ người khác Thay vì nhìn nhận lỗisai và thất bại như một phần tự nhiên của quá trình sáng tạo, thì ta đã trở nên giận

dữ và tự ti khi gặp thất bại

1.2.4: Sợ thất bại và không chấp nhận thất bại

Khi chúng ta không dám đối mặt với thất bại, chúng ta sẽ không bao giờ dám thửnhững ý tưởng mới, không dám thách thức những giới hạn hiện tại của chúng ta.Việc này sẽ tạo ra áp lực và stress khi làm việc, và làm chúng ta bị kiềm chế trongviệc khám phá tiềm năng sáng tạo của mình

Trang 14

1.2.5: Thiếu sự sáng tạo trong quản lý thời gian và công việc

Khi không biết cách quản lý thời gian hiệu quả, chúng ta có thể dễ dàng lạc lốitrong công việc và không tìm ra những ý tưởng mới Ngoài ra, việc không đặt ramục tiêu rõ ràng và không có kế hoạch cụ thể cũng có thể làm giảm đi khả năngsáng tạo Những người thiếu sự sáng tạo trong quản lý công việc thường bị áp lực

và căng thẳng, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo của họ

1.3: Hậu quả của việc thiếu kỹ năng sáng tạo trong học tập đối với sinh viên

Việc trau dồi và nâng cao các kỹ năng mềm như kỹ năng sáng tạo là điều vô cùngcần thiết với mỗi một sinh viên, thiếu kỹ năng sáng tạo sẽ dẫn đến những hậu quảxấu ảnh hưởng đến quá trình học tập, tiếp thu kiến thức của sinh viên

- Học tập thiếu sáng tạo sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, chất lượng học tập

sẽ không được nâng cao

- Tư duy, trí óc chậm phát triển

- Bị thụ động và ỷ lại vào sách giải, bạn bè hoặc thầy cô

- Bản thân không thể hoàn thiện và phát triển được ph•m chất và năng lực cá nhân của mình

- Thiếu sự tự tin khi phải đối mặt với những khó khăn, thử thách

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC TẦM QUAN TRỌNG CỦA KỸ NĂNG SÁNG TẠO ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRÊN GIẢNG ĐƯỜNG ĐẠI HỌC TRƯỜNG CNTT & TT VIỆT – HÀN

2.1: Thực trạng nhận thức tầm quan trọng của kỹ năng sáng tạo đối với sinh viên trên giảng đường Đại học

Trong thời đại đổi mới sáng tạo, sinh viên thời đại 4.0 cần được trang bị kĩ năngsáng tạo nhằm phát triển bản thân, thúc đ•y ứng dụng khoa học kỹ thuật và côngnghệ để phát triển nền kinh tế nước nhà Thế nhưng hiện nay, khả năng sáng tạocủa sinh viên đang bị chững lại bởi rất nhiều yếu tố tác động bên ngoài Do đó cầnphải thúc đ•y và nâng cao hơn nữa tinh thần sáng tạo ở sinh viên, một kỹ năng cầnthiết giúp nắm được lợi thế trong thời đại hiện đại hóa đất nước

Hiện nay, nền giáo dục Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển với nhiều cải tiến mớitrong chương trình học Tuy nhiên phương pháp giảng dạy vẫn còn thiên về lýthuyết chứ chưa đề cao tính thực hành và sáng tạo Việc học ở nước ta chỉ với mụctiêu là chạy thành tích, nhiều phụ huynh bất chấp việc con mình không tiếp thuđược kiến thức mà chỉ tìm mọi cách để thành tích con luôn nằm ở top đầu Điềunày dẫn đến tình trạng học vẹt, học cho có, học sinh không quá chú tâm đến việchọc cũng như các phương pháp học tập, chỉ đơn thuần học thuộc chay các lý thuyết

Trang 15

để áp dụng vào bài tập mà không áp dụng vào thực tế Không những thế áp lực họctập đã đè n‚n khiến học sinh, sinh viên không còn thời gian quan tâm đến trảinghiệm sáng tạo Dẫn đến thiếu kỹ năng sáng tạo ở các bạn học sinh, đa phần khảnăng sáng tạo của các bạn chỉ ở mức trung bình, khá Đây là mức độ khá thấp vàcần được trau dồi hơn nữa trong quá trình học Không chỉ vậy, với sự phát triểnvượt bậc của công nghệ thông tin thì một công nghệ hoàn toàn tiến bộ được ra đờivới tên gọi Chat GPT Công nghệ này dù rất hữu ích trong việc học cả sinh viên,nhưng lại khiến sinh viên hoàn toàn phụ thuộc vào nó, trở nên thụ động và gần nhưkhông tự suy nghĩ đến bất cứ vấn đề này Để giải quyết vấn đề này, nhóm chúngtôi đã thực hiện một khảo sát nhằm tìm hiểu về nhận thức của sinh viên về tầmquan trọng của kỹ năng sáng tạo trên giảng đường đại học

2.2: Mục tiêu khảo sát

Đánh giá thực trạng nhận thức tầm quan trọng của kỹ năng sáng tạo đối với sinhviên trên giảng đường trường ĐH CNTT & TT Việt – Hàn

2.3: Phương pháp nghiên cứu

- Khảo sát trực tuyến (Sử dụng biểu mẫu)

- Phương pháp thu thập, phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê toán học

2.4: Phân tích số liệu khảo sát thực trạng nhận thức tầm quan trọng của kỹ năng sáng tạo đối với sinh viên trên giảng đường Đại học Trường CNTT &

TT Việt – Hàn

Trên cơ sở lý luận đã được xác định, chúng em xây dựng các nhiệm vụ, phươngthức, nội dung, đối tượng, phạm vi để tiến hành khảo sát thực trạng nhận thức tầmquan trọng của kỹ năng sáng tạo đối với sinh viên trên giảng đường trường ĐHCNTT & TT Việt – Hàn

Trang 16

*Số lượng sinh viên tham gia khảo sát theo ngành học

Tên ngành Tỉ lệ(%) Số lượng (sinh viên)

Biểu đồ 1: Biều đC tròn thể hiện s@ lượng sinh viên tham gia khảo sát về

“Tầm quan trọng của kỹ năng sáng tạo đ@i với sinh viên tại

Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Hàn

 Nhận xét: Trong tổng số 234 sinh viên tham gia khảo sát tại Trường Đại

học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Hàn, có 131 sinh viên họcngành “Marketing kỹ thuật số” (chiếm 52,6%), 49 sinh viên học ngành

“C‰ng nghệ th‰ng tin” (chiếm 20,9%), 19 sinh viên học “Quản trị Logistic và Chuỗi cung ứng số” (chiếm 8,1%), 10 sinh viên học ngành

Trang 17

du lịch và Lữ hành số” (chiếm 4,3%), 7 sinh viên học ngành “An toàn

(chiếm 1,3%), 3 sinh viên học ngành “Quản trị Tài chính số” (chiếm1,3%), 1 sinh viên học ngành “C‰ng nghệ truyền th‰ng” (chiếm 0,4%), 1sinh viên học ngành “C‰ng nghệ kĩ thuật máy tính” (chiếm 0,4%) Trong

đó, ngành “Marketing kỹ thuật số” có khối lượng sinh viên tham gia khảosát cao nhất

*Nhận thức mức độ cần thiết của kỹ năng sáng tạo đối với ngành học đối với sinh viên

Mức độ cần thiết Tỉ lệ

(%)

Số lượngsinh viênHoàn toàn cần thiết 90,6 211

Hoàn toàn không cần thiết 0 0

Biểu đồ 2: Biểu đồ tròn thể hiện mức độ cần thiết của kỹ năng sáng tạo

đối với ngành học đối với sinh viên

 Nhận xét: Dữ liệu cho thấy có đến 211 sinh viên cho rằng “hoàn toàn cần

thiết” (chiếm 90,6%), 22 ý kiến cho rằng “cần thiết” (Chiếm 9,4%) và không

có ý kiến nào cho rằng “không cần thiết” Điều này cho thấy sáng tạo quantrọng với tất cả các ngành học chứ không riêng về ngành quảng cáo haynghệ thuật

Trang 18

*Thực trạng áp dụng kỹ năng sáng tạo trong học tập của sinh viên

Biểu đồ 3: Biểu đC tròn thể hiện thực trạng áp dụng

kỹ năng sáng tạo trong học tập của sinh viên

 Nhận xét: Biểu đồ cho thấy có đến 224 sinh viên “đã từng” áp dụng kỹnăng sáng tạo trong quá trình học tập (chiếm 96,1%), chỉ 9 sinh viên là

“chưa từng” sử dụng kỹ năng này (chiếm 3,9%) Trong đó số sinh viên đã

sử dụng kỹ năng sáng tạo trong học tập đã chiếm con số rất lớn so với sốsinh viên chưa áp dụng Qua đó ta thấy được kỹ năng sáng tạo được sử dụngrất phổ biến ở sinh viên với nhiều ngành học khác nhau Đây là một dấu hiệutích cực khi các sinh viên quan tâm đến việc học và luôn cố gắng sáng tạo,tìm kiếm cái mới cải thiện kết quả học tập và nâng tầm bản thân Và dù ở bất

kể ngành học nào, sinh viên cũng có thể vận dụng kĩ năng sáng tạo để giảiquyết vấn đề, vận dụng kiến thức đã học

*Các phương pháp sáng tạo đã được sinh viên áp dụng trong học tập

Phương pháp Tỷ lệ (%) Số lượng (sinh viên)

Trang 19

Biểu đồ 4: Biều đC tròn thể hiện các phương pháp sáng tạo

đã được sinh viên áp dụng trong học tập

 Nhận xét: Trong số các sinh viên khảo sát, có đến 184 bạn đã từng sử dụng

phương pháp “sơ đồ tư duy” (chiếm 79%) và 49 bạn sử dụng phương pháp

phương pháp phổ biến nhất và được áp dụng nhiều nhất trong suốt quá trìnhhọc tập Chính vì tính tiết kiệm thời gian, ghi nhớ được lâu và mang lại năngsuất học tập cao mà sơ đồ tư duy đã được sử dụng rộng rãi và là chiếc phaocứu sinh của rất nhiều sinh viên trong các mùa thi Đối với phương pháp

“ghi chú mã màu”, dù không được sử dụng nhiều bằng sơ đồ tư duy nhưng

đây cũng là một phương pháp khá phổ biến giúp các bạn sinh viên làm nổibật ý chính trong quá trình ghi ch‚p và ghi nhớ thông tin quan trọng

*Những hiệu quả các sinh viên đạt được sau khi áp dụng kỹ năng sáng tạo

Hiệu quả Tỷ lệ (%) Số lượng (sinh

viên)

Trang 20

Tiết kiệm thời gian 59,2 138

Góp phần phát triển bản thân 42,9 100

Biểu đồ 5: Biểu đC cột thể hiện các hiệu quả mà sinh viên nhận được sau

khi áp dụng kỹ năng sáng tạo vào học tập

 Nhận xét: Trong số tổng sinh viên khảo sát, có 176 sinh thấy rằng “dễ dàng tiếp thu kiến thức” sau khi áp dụng sáng tạo vào học tập (chiếm 75,5%),

148 sinh viên “tăng năng suất học tập” (chiếm 63,5%), 138 sinh viên “tiết

và 100 sinh viên “góp phần phát triển bản thân” (chiếm 42,9%) Trong đó

số sinh viên nhận thấy “dễ dàng tiếp thu kiến thức” là cao nhất chiếm đến

176 sinh viên (chiếm 75,5%) và thấp nhất là chỉ số “cải thiện sự tập trung”

chỉ 82 sinh viên (chiếm 25,2%) Rất nhiều phương pháp sáng tạo trong họctập được tạo ra nhằm nâng cao hiệu suất học tập của sinh viên, giá trị cốt lõi

là giúp các bạn dễ dàng tiếp thu kiến thức, từ đó có thể ghi nhớ kiến thứcmột cách logic và lâu hơn Khi sáng tạo, sinh viên sẽ thấy hứng thú hơntrong học tập khi tìm kiếm được một điều gì mới mẻ và tập trung vào bài tậphơn Mặc dù 35,2% vẫn là một chỉ số đáng kể về mặt tích cực mà kỹ năngsáng tạo đã cải thiện “sự tập trung”, nhưng có vẻ vẫn chưa được thể hiện rõ

Trang 21

rệt ở sinh viên Về sự tăng cường “khả năng tư duy”, đã có đến 166 sinhviên đạt được sau khi áp dụng sáng tạo Có lẽ sáng tạo chính là những điềuvượt qua khuôn khổ sẵn có, một quá trình thúc đ•y khả năng suy nghĩ, tưduy của sinh viên để tạo ra những điều mới mẻ, khác biệt Một hiệu quảkhông thể kể đến đó là “tăng năng suất học tập”, được xác nhận bởi 148 ýkiến Khi sinh viên dễ dàng tiếp thu kiến thức, thì năng suất học tập chắcchắn sẽ tăng lên đáng kể Và khi kiến thức được nạp một cách dễ dàng đãgiúp sinh viên “tiết kiệm được rất nhiều thời gian”, một hiệu quả chiếmđến phân nửa ý kiến khảo sát, 138 sinh viên Trải qua từng giai đoạn phát

triển thì điểm đến cuối cùng cũng là giá trị cốt lõi nhất chính là “phát triển

bản thân” Dù chỉ nhận về 100 ý kiến đồng tình, nhưng không thể phủ nhận

mặt tích cực mà sáng tạo đã mang đến Vì mỗi một sự cải tiến chính là bảnthân đang được nâng tầm mỗi ngày Tóm lại, ta thấy được kỹ năng sáng tạomang lại rất nhiều hiệu quả trong học tập như tăng năng suất học tập, tiếtkiệm thời gian, tăng cường khả năng tư duy, cải thiện sự tập trung, góp phầnphát triển bản thân và đặc biệt là giúp dễ dàng tiếp thu kiến thức

*Khả năng sáng tạo của sinh viên

Ngày đăng: 20/12/2024, 15:20

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN