Ứng dụng phương pháp c‰ng não (brainstorming)

Một phần của tài liệu nhập môn ngành và kỹ năng mềm Đề tài kỹ năng sáng tạo (Trang 30 - 40)

4.2: Kiến nghị giải pháp giúp sinh viên Trường CNTT & TT Việt – Hàn nâng cao kỹ năng sáng tạo

4.2.7: Ứng dụng phương pháp c‰ng não (brainstorming)

*Khái niệm: Brainstorming là gì?

Thuật ngữ Brainstorming (công não/động não/tập kích não) được đưa ra lần đầu tiên bởi Alex Osborn vào năm 1941. Kể từ đó đến nay, Brainstorming đã được biết

đến và sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Mục đích của phương pháp này là tạo ra ý tưởng mới bằng cách làm việc tập thể để có được càng nhiều ý tưởng càng tốt.

Brainstorming được sử dụng đa ngành, đa lĩnh vực. Phương pháp này được dùng để phát triển: các chiến dịch quảng cáo, các chiến lược marketing, nghiên cứu khách hàng…

*Những đặc điểm chính khi sử dụng phương pháp c‰ng não:

 Phải xác định vấn đề một cách thật rõ ràng và đưa ra được các tiêu chí cần giải quyết.

 Tập trung vào vấn đề và tránh các ý kiến hay các tình huống bên ngoài có thể làm xao lãng buổi họp.

 Giữ yên lặng trọng suốt quá trình tập kích thích não.

 Khuyến khích tinh thần tích cực, mỗi thành viên đều cố gắng đóng góp và phát triển các ý kiến.

 Hãy đưa ra càng nhiều ý càng tốt về mọi mặt của vấn đề kể cả những ý kiến không thực tiễn hay ý kiến hoàn toàn lạ lẫm.

Không khen thưởng cho bất cứ cá nhân nào trong nhóm, bản chất kết quả brainstorming là của toàn bộ thành viên trong nhóm.

*Ưu và nhược điểm của Brainstorming:

 Ưu điểm: mức độ tham gia cao, vấn đề sinh động hơn, khích lệ được nhiều ý kiến từ nhiều người, huy động tối đa trí tuệ của tập thể, không tốn k‚m,..

 Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian, Có thể đi lạc đề, tản mạn,…

*Cách thức tiến hành

Trước khi tiến hành brainstorming, trong nhóm chọn ra một người trưởng nhóm để điều khiển và một người thư ký để ghi lại tất cả ý kiến. Chú ý rằng cả hai công việc có thể do cùng một người tiến hành vẫn đạt yêu cầu.

Bước 1: Xác định vấn đề hay ý kiến sẽ được thảo luận

Yêu cầu của bước này phải làm cho mọi thành viên hiểu rõ về đề tài sẽ được tìm hiểu và các yêu cầu cần thiết. Người trưởng nhóm cũng thiết lập các nguyên tắc cho buổi tập kích não:

 Người đứng đầu nhóm có quyền điều khiển buổi họp.

 Không một thành viên nào được ph‚p cản trở, đánh giá, phê bình, chen ngang ý kiến hay giải đáp của thành viên khác.

 Hoạch định thời gian cho buổi làm việc và ngưng khi hết giờ.

Các ý niệm về vấn đề trước hết được nêu ra một cách rất phóng khoáng và ngẫu nhiên theo dòng suy nghĩ càng nhiều, càng đủ càng tốt. Trong tập kích não thì vấn đề được đào bới từ nhiều khía cạnh và nhiều cách nhìn khác nhau.

Bước 2: Bắt đầu tập kích não

Trong bước này người điều khiển chỉ định hay lựa chọn thành viên chia sẻ ý kiến trả lời hay những ý tưởng rời rạc.

 Người thư ký viết xuống tất cả các câu trả lời, có thể công khai hóa cho mọi người thấy bằng cách viết lên bảng, hay trên trình chiếu.

 Việc phát biểu ý tưởng cần tiến hành một cách tự do, thoải mái, hoàn toàn không có bất kƒ một sự hạn chế hay giới hạn nào về nội dung ý tưởng được đưa ra. Khi phát biểu ý tưởng, các thành viên không cần phải chứng minh tính chất đúng đắn của ý tưởng mà mình đưa ra, cũng không cần phải chứng minh ý tưởng có thực hiện được không hoặc thực hiện như thế nào. Nói cách khác, ở đây có sự tự do tư tưởng tuyệt đối, suy nghĩ theo phương châm:

“chuyện gì cũng có thể xảy ra, không có gì là không thể”.

 Không cho ph‚p bất kƒ một ý kiến đánh giá hay bình luận nào về bất kƒ câu trả lời nào cho đến khi chấm dứt buổi thảo luận.

 Cần tạo không khí thân thiện giữa những người tham gia. Nói chung, không khí thân thiện cần có trước, trong và sau buổi thảo luận.

Bước 3: Tổng hợp ý tưởng

Sau khi kết thúc tập kích, hãy lượt lại tất cả và bắt đầu đánh giá các câu trả lời.

Một số lưu ý về chất lượng câu trả lời bao gồm:

 Tìm những câu ý trùng lặp hay tương tự.

 Nhóm các câu trả lời có sự tương tự hay tương đồng về nguyên tắc, nguyên lý.

 Xóa bỏ những ý kiến hoàn toàn không thích hợp.

 Sau khi đã cô lập được danh sách các ý kiến, hãy bàn cãi thêm về câu trả lời chung.

Trong khi phân tích, phê phán, các chuyên viên phải hết sức chú ý và suy nghĩ c•n thận từng ý tưởng, bao gồm cả những ý tưởng thấy không nghiêm chỉnh hoặc phi lý. Những ý tưởng kiểu này thường được xem là ý tưởng đột phá. Khi đánh giá ý tưởng phải trả lời câu hỏi tại sao ý tưởng đó tồi và cho điểm theo thang điểm 10.

Nếu các điểm của các chuyên viên quá chênh lệch đối với một ý tưởng nào đó thì phải làm rõ nguyên nhân chênh lệch. Có những trường hợp, sau khi làm rõ, ý tưởng có điểm chênh lệch lại là ý tưởng có triển vọng.

4.2.8: Ứng dụng phương pháp sơ đồ tư duy

*Khái quát

Sơ đồ tư duy [ Mind map ] được phát triển vào cuối thập niên 60 (của thế kỷ 20) bởi Tony Buzan. Được xem là phương pháp ghi chú thông minh với các ý tưởng sử dụng từ ngữ ngắn gọn cùng hình ảnh sinh động để bộ não con người có thể tiếp cận, ghi nhớ một cách nhanh chóng và lưu trữ lâu dài.

- Mindmap không chỉ giúp con người ghi nhớ theo một trình tự nhất định mà còn giúp liên hệ các dữ kiện, kích thích trí não sáng tạo để tạo hứng thú cho quá trình học tập, làm việc. Sử dụng Mindmap con người không cần mất thời gian, công sức ghi ch‚p dày đặc các nội dung mà thông qua các tiêu đề ngắn gọn, các ký hiệu, hình ảnh hai chiều để ghi nhớ một cách tổng thể, chi tiết.

*Cách vẽ sơ đồ tư duy

Bước 1: Cần xác định chủ đề/ý chính/từ khóa chính cho sơ đồ

Chủ đề/ ý chính/ từ khóa chính là điều đầu tiên ta cần quyết định khi tiến hành vẽ sơ đồ tư duy. Điều này sẽ giúp chúng ta xác định đúng vấn đề cần phân tích, từ đó triển khai các ý nhỏ, nội dung phụ trong sơ đồ.

Bước này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng quyết định đến hiệu quả của quá trình sẽ sơ đồ nên yêu cầu bạn phải xác định đúng.

Bước 2: Vẽ các nhánh cấp 1 cho sơ đồ tư duy

Chủ đề chính/ ý chính sẽ được đặt vào vị trí trung tâm của tờ giấy hoặc trên màn hình, nhằm tạo một điểm nhìn tập trung, tránh việc chúng ta đi lạc chủ đề Sau đó. vẽ thêm các nhánh xuất phát từ chủ đề trung tâm nối đến các ý phụ của phân nhánh.

Số lượng nhánh sẽ tùy thuộc vào nội dung mà bạn cần ghi chú và lưu ý sử dụng những từ ngữ ngắn gọn, súc tích, đúng trọng tâm.

Bước 3: Thêm các nhánh phụ cấp 2, cấp 3

Từ các nhánh phụ cấp 1 hãy tiếp tục triển khai các nhánh phụ cấp 2, cấp 3 bổ sung nội dung thông tin cho đến khi đầy đủ. Lưu ý rằng các ý phụ đều có nội dung hướng đến chủ đề chính, bổ sung cho chủ đề chính của sơ đồ.

Bước 4: T‰ màu và kết hợp hình ảnh minh họa

Để sơ đồ trở nên rõ ràng, sinh động và ghi nhớ dễ hơn bạn hãy tô màu cho các nhánh trong sơ đồ. Đối với chủ đề chính/ý chính sẽ tô đậm nhất, các nhánh cấp 1 tô đậm hơn các nhánh cấp 2, cấp 3 và sử dụng màu sắc khác nhau để dễ phân biệt. Có thể kết hợp thêm hình ảnh minh họa vừa khiến cho sơ đồ đẹp hơn, ghi nhớ được lâu hơn.

*Ứng dụng sơ đồ tư duy trong học tập Để học tốt, sơ đồ tư duy có thể giúp ta:

- Ghi nhớ kiến thức

- Sự sáng tạo và liên kết kiến thức - Tăng khả năng tập trung

Việc sử dụng sơ đồ tư duy sẽ khiến chúng ta thấy việc học thú vị, vui vẻ và hiệu quả hơn. Thường xuyên sử dụng sơ đồ tư duy còn giúp chúng ta phát triển được năng lực th•m mỹ, sắp xếp các ý tưởng một cách khoa học và súc tích. Sơ đồ tư duy còn là công cụ hữu ích trong việc lập dàn ý để viết bài tiểu luận, viết các loại báo cáo, hay lập dàn ý cho bài thuyết trình. Sơ đồ tư duy giúp hệ thống kiến thức và tiết kiệm rất nhiều thời gian của các bạn sinh viên.

*Ứng dụng sơ đồ tư duy trong học nhóm

Trong quá trình thảo luận nhóm sẽ xảy ra tình trạng có nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra và ai cũng luôn giữ chính kiến của mình. Sử dụng sơ đồ tư duy sẽ khắc phục được những hạn chế đó, bởi nó tạo nên sự đồng thuận của cả nhóm. Các thành viên sẽ tập trung vào một vấn đề chung cần giải quyết, tránh được hiện tượng lan man, đi lạc khỏi chủ đề.

4.2.9: Ứng dụng phương pháp 6 chiếc mũ tư duy

*Khái quát

Khi phải đánh giá một vấn đề mọi người thường đánh giá một cách ngẫu hứng hoặc bị chi phối bởi tâm trạng, điều này dẫn đến kết quả đánh giá không được tối ưu và quyết định được đưa ra chưa hẳn là quyết định đúng đắn nhất. Vậy nên cần phải có một giải pháp tư duy tối ưu giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề một cách đúng đắn nhất. Chính vì lẽ đó mà nhà tư tưởng Edward de Bono đã đề xuất phương pháp

“6 chiếc mũ tư duy”, một công cụ trợ giúp tư duy giúp bạn nhìn nhận được nhiều ngóc ngách sự việc, đánh giá vấn đề qua nhiều góc độ và nhờ đó đưa ra quyết định

tốt hơn. 6 chiếc mũ tư duy là biểu tượng cho 6 khía cạnh khi xem x‚t một vấn đề và 6 khía cạnh này là hoàn toàn đầy đủ và tối ưu nhất.

Phương pháp này có thể được sử dụng trong các cuộc thảo luận nhóm, các cuộc họp cần sự đồng thuận ý kiến của tất cả mọi người. Bất cứ khi nào có vấn đề cần được giải quyết hoặc có những ý tưởng mới được đưa ra và cần được xem x‚t, đánh giá.

*Mũ trắng:

 Biểu tượng cho thông tin, số liệu chính xác, khách quan.

 Chỉ đưa ra số liệu, thông tin và không bình luận, đánh giá

 Nếu đưa ra số liệu sai lệch, mập mờ hoặc được điều chỉnh theo ý kiến cá nhân thì sẽ làm sai lệch toàn bộ quá trình đánh giá

*Mũ đen:

 Biểu tượng cho những khó khăn, rắc rối, tiêu cực

 Điều không thể bỏ qua khi phân tích một vấn đề là những khó khăn, vướng mắc

 Khi làm việc nhóm hãy cho mọi người cùng tập trung tìm ra những khó khăn, thất bại

 Việc lường trước những yếu tố này giúp chúng ta đưa ra được những phương án dự phòng để tránh và đối mặt với khó khăn. Nhờ đó sẽ không bị vấp ngã, thất bại

*Mũ vàng:

 Biểu tượng cho những tia hy vọng, điều tốt đẹp

 Chỉ tập trung vào những điều tích cực nhất, những thuận lợi, yếu tố hỗ trợ đắc lực cho việc thành công

 Khi đưa ra được danh sách những điều tích cực giúp ta tận dụng được những nguồn lực có sẵn và không bỏ sót bất kì cơ hội nào

*Mũ xanh lá:

 Biểu tượng cho sự sáng tạo

 Cố gắng tìm kiếm những lối tắt, ý tưởng mới có thể nâng cao hiệu suất và đạt được công suất tối đa

 Hoặc ít nhất phải làm được cái hay mà người khác đang làm

 Khi làm việc nhóm hãy tận dụng tối đa nhân lực để đưa ra thật nhiều ý tưởng vì biết đâu sẽ có những thứ bạn chưa từng nghĩ đến

*Mũ đỏ:

 Biểu tượng cho cảm xúc

 Con người thường sống theo cảm xúc và cảm xúc ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại trong công việc

 Nhất là trong các nhiệm vụ quan trọng, nếu người được giao nhiệm vụ nhưng lại không thích công việc đó thì khả năng thất bại rất cao, nhưng khi làm việc có đam mê thì người đó có thể đạt được năng suất cao bất ngờ mà người khác khó làm được

*Mũ xanh da trời:

 Biểu tượng cho cái nhìn toàn diện, tổng quát vấn đề bao trùm tất cả mọi mặt

 Nếu sử dụng đầu tiên thì chiếc mũ này được dùng để đưa ra mục tiêu trọng tâm, những điều cần đạt được

 Nếu sử dụng cuối cùng thì nó được dùng để tổng hợp và lựa chọn những phương án, ý tưởng tối ưu nhất từ đó đưa ra kết luận chính xác, quyết định hiệu quả

*Cách sử dụng

 Bước 1: Xác định mục tiêu, vấn đề cần bàn của buổi thảo luận.

 Bước 2: Giới thiệu cho các thành viên trong nhóm về 6 chiếc mũ để mọi người hiểu rõ và đưa ra các đóng góp hiệu quả nhất trong quá trình tư duy.

 Bước 3: Sắp xếp trình tự của các mũ sao cho phù hợp với mục tiêu, vấn đề.

 Bước 4: Thực hiện đúng theo trình tự các bước đề ra và phù hợp với đặc điểm mỗi mũ để mang lại hiệu quả tốt nhất.

*Cách áp dụng

6 chiếc mũ tư duy là phương pháp phổ biến có thể sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và hoàn toàn mang lại những kết quả tốt nhất. Chúng ta có thể sử dụng trong các lĩnh vực như:

 Trong giáo dục:

- Phát triển các quy trình, phương thức giảng dạy mới - Đánh giá kết quả của học sinh, giáo viên

- Giải quyết các vấn đề nề nếp, kỷ luật - Trong kinh doanh:

- Xây dựng dự án, ý tưởng mới, chiến lược mới - Đánh giá các ý kiến, phương pháp mới được đề ra - Đánh giá, phân tích số liệu và thị trường

- Giải quyết khó khăn của công ty

LỜI KẾT

Nói tóm lại, “Nâng cao kỹ năng sáng tạo của sinh viên trường ĐH CNTT & TT Việt – Hàn” là bài báo cáo vô cùng thiết thực và ý nghĩa. Chúng tôi hy vọng đề tài này sẽ có sức ảnh hưởng nhất định đến nhận thức của các bạn sinh viên trường ĐH CNTT & TT Việt - Hàn về việc nâng cao kỹ năng sáng tạo nói riêng và các kỹ năng mềm khác nói chung, từ đó góp phần xây dựng một môi trường giáo dục tích cực, năng động và sáng tạo.

PHỤ LỤC Phụ lục 1: Tài liệu tham khảo

1. Sáng tạo là gì?

[1]: Phan Dũng, Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới", NXB TPHCM, 1988 [2]: Phạm Minh Hạc (1996), Tâm lý học Vưgôtxky, tâ ™p 1, NXB Giáo dục, Hà Nô ™i [3]: Phạm Thành Nghị (Chủ biên), “TÍNH SÁNG TẠO CỦA TỔ CHỨC trong doanh nghiệp”, Nơi xuất bản: NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI, 2013

[4]: Huƒnh Văn Sơn, Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, “Hành trình đi tìm ý tưởng sáng tạo, NXB Đại học Sư phạm TPHCM, 2010

[5]: Cẩm nang quản lý tính sáng tạo và đổi mới, bộ sách Business Hardvard Review, NXB Tổng hợp HCM

2. Tư duy sáng tạo là gì?

*Khái niệm tư duy:

[6]: Hoàng Lê Khánh Linh, “Quan niệm về tư duy trừu tượng? Các hình thức tư duy trừu tượng?”, 29/07/202, [Trực tuyến], Địa chỉ: https://luathoangphi.vn/tu- duy-la-gi-dac-diem-cua-tu-duy/#google_vignette

*Các cấp độ tư duy:

Địa chỉ: https://thinkingschool.vn/thang-do-bloom/

*Khái niệm tư duy sáng tạo:

Địa chỉ: https://cuuduongthancong.com/atc/1030/doi-moi-sang-tao-la-gi---tu- duy-sang-tao

*Các cấp độ của tư duy sáng tạo:

Địa chỉ: https://cuuduongthancong.com/atc/1031/cac-cap-do-tu-duy-sang-tao--- rao-can-doi-voi-tu-duy-sang-tao

3. Phương pháp Brainstorming:

Địa chỉ: https://lytuong.net/brainstorming-la-gi/

Nguồn tham khảo:

Michael Michalko, Đột phá sức sáng tạo, Alphabooks, 2007

Phạm Thành Nghị, Giáo trình Tâm lý học sáng tạo, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012

4. Phương pháp sơ đồ tư duy:

Địa chỉ: https://clevai.edu.vn/hieu-con-yeu/so-do-tu-duy/

Nguồn tham khảo:

Tony Buzan, 10 cách đánh thức tư duy sáng tạo, NXB Từ điển Bách Khoa, 2007

Tony Buzan, Hướng dẫn sử dụng Bản đồ tư duy, NXB Từ điển Bách Khoa, 2007

Joyce Wycoff, Ứng dụng bản đồ tư duy, NXB Lao động và Xã hội, 2008 Phụ lục 2:

BIỂU MẪU KHẢO SÁT Kính chào Anh/Chị !

Chúng tôi là nhóm sinh viên đến từ lớp 23DM2, Đại học CNTT & TT Việt Hàn.

Hiện tại chúng tôi đang thực hiện bài báo cáo nghiên cứu đề tài "Tầm quan trọng của kĩ năng sáng tạo trên giảng đường đại học" thuộc môn Nhập môn ngành và kĩ năng mềm. Sự thành công của đề tài phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Anh/Chị qua việc trả lời bảng khảo sát dưới đây. Các câu trả lời không có đúng hay sai, tất cả ý kiến phản hồi đều có giá trị cho đề tài nghiên cứu, mong Anh/Chị có thể dành chút thời gian cho phiếu khảo sát này. Chúng tôi cam kết tất cả câu trả lời của Anh/Chị sẽ được bảo mật tuyệt đối và chỉ sử dụng để phục vụ đề tài nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Anh/Chị!

Hướng dẫn điền biểu mẫu khảo sát:

Bạn cho biết ý kiến của mình về những vấn đề dưới đây bằng cách NHẤN CHỌN một trong các đáp án tương ứng với câu trả lời.

Với những câu hỏi có ghi chú nhiều lựa chọn, bạn có thể chọn nhiều phương án trả lời phù hợp nhất với mình.

Nếu có phương án trả lời khác,bạn vui lòng ghi rõ câu trả lời của mình vào phiếu điền. (Khác... ... ... ...)

Một phần của tài liệu nhập môn ngành và kỹ năng mềm Đề tài kỹ năng sáng tạo (Trang 30 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)