1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cuối kỳ môn nhập môn truyền thông Đề tài internet – phân tích vai trò vị trí và xu hướng phát triển trong tương lai

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

Được phát triển từ những năm 1960, internet ngày nay đã trở thành một công cụ truyền thông và giao tiếp hàng đầu trên thế giới.. Trong những năm sau đó, internet đã tiếp tục phát triển v

Trang 1

KHOA TRUYỀN THÔNG SÁNG TẠO

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN: NHẬP MÔN TRUYỀN THÔNG

Đề tài

INTERNET – Phân tích vai trò vị trí và xu hướng phát

triển trong tương lai

Giảng viên hướng dẫn: ThS Trần Mỹ Ngọc

Nhóm thực hiện : Hướng Tùm Lum

Thành phố Hồ Chí Minh – 2023

Trang 2

KHOA TRUYỀN THÔNG SÁNG TẠO

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN : NHẬP MÔN TRUYỀN THÔNG

Đề tài

INTERNET – Phân tích vai trò vị trí và xu hướng phát

triển trong tương lai

Giảng viên hướng dẫn: ThS Trần Mỹ Ngọc

Nhóm thực hiện: Hướng Tùm Lum

Thành phố Hồ Chí Minh – 2023

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

TRUNG TÂM KHẢO THÍ KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2022

PHIẾU CHẤM THI TIỂU LUẬN/BÁO CÁO

Môn thi: NHẬP MÔN TRUYỀN THÔNG Lớp học phần : 23DTD1C

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm Hướng Tùm Lum

1 Trần Khả Ái Tham gia đóng góp: Tìm kiếm nội dung

2 Cù Kim Tiền Tham gia đóng góp: Tìm kiếm nội dung

3 Bùi Thị Nữ Tham gia đóng góp: Tìm kiếm nội dung

4 Ngô Hoàng Thanh Thảo Tham gia đóng góp: Tìm kiếm nội dung

5 Nguyễn Thị Ngọc Ánh Tham gia đóng góp: Tổng hợp nội dung

6 Nguyễn Thị Anh Huyền Tham gia đóng góp: Tìm kiếm nội dung Ngày thi: 12/01/2024 Phòng thi : L.607

Đề tài tiểu luận/báo cáo của sinh viên : ………

Tiêu chí

Điểm tối đa đạt được Điểm

Cấu trúc của

báo cáo

Nội dung

Các nội dung

thành phần

Lập luận

Kết luận

Trình bày

TỔNG

ĐIỂM

Phần đánh giá của giảng viên (căn cứ trên thang rubrics của môn học):

Giảng viên chấm thi

(ký, ghi rõ họ tên)

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1 4

KHÁI QUÁT VỀ INTERNET

1.1 KHÁI NIỆM VỀ INTERNET 4

1.2 LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA INTERNET 4

1.2.1 Lịch sử ra đời của internet 4

1.2.2 Sự phát triển của internet 5

CHƯƠNG 2 10

ĐẶC ĐIỂM CỦA INTERNET

CHƯƠNG 3 11

VAI TRÒ CỦA INTERNET

CHƯƠNG 4 12

KHÁI QUÁT VỀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA INTERNET

4.1 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA INTERNET 12

4.2 THỰC TRẠNG CỦA INTERNET HIỆN NAY 13

KẾT LUẬN 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

2

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Internet là một mạng lưới toàn cầu gồm hàng triệu máy tính và thiết bị kết nối với nhau thông qua các giao thức và công nghệ mạng Được phát triển từ những năm 1960, internet ngày nay đã trở thành một công cụ truyền thông và giao tiếp hàng đầu trên thế giới

Internet cho phép người dùng truy cập vào các trang web, gửi và nhận email, chia

sẻ dữ liệu và tài liệu, xem video và phát sóng trực tuyến, tham gia các trò chơi và mạng xã hội, và nhiều hơn nữa Các ứng dụng của internet rất đa dạng và phong phú, từ giáo dục, thương mại, giải trí đến chính trị và xã hội

Internet cũng là một công cụ quan trọng cho việc nghiên cứu và truyền thông Nó cho phép các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và giáo viên truy cập vào các nguồn tài liệu và thông tin từ khắp nơi trên thế giới Nó cũng cho phép các tổ chức và cá nhân kết nối và giao tiếp với nhau một cách nhanh chóng và hiệu quả Trong những năm sau đó, internet đã tiếp tục phát triển và mở rộng với sự xuất hiện của các công nghệ mới như mạng xã hội, video trực tuyến, điện toán đám mây, và trí tuệ nhân tạo Các thiết bị kết nối internet như điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị IoT (Internet of Things) cũng đã trở nên phổ biến

Hiện nay, internet đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người Internet đã thay đổi cách chúng ta giao tiếp, làm việc và giải trí và được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai với

sự xuất hiện của các công nghệ mới và cách sử dụng khác nhau

Trang 6

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ INTERNET

1.1 KHÁI NIỆM VỀ INTERNET

Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng

đã được chuẩn hóa (giao thức IP) Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu

1.2 LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA INTERNET 1.2.1 Lịch sử ra đời của internet

Tiền thân của mạng Internet ngày nay là mạng ARPANET ARPANET là viết

tắtcủa Advanced Research Projects Agency Network Cơ quan quản lý dự án nghiên cứu phát triển ARPA thuộc bộ quốc phòng Mỹ liên kết 4 địa điểm đầu tiên vào tháng 7 năm 1969 bao gồm: Viện nghiên cứu Stanford, Đại học California, Los Angeles, Đại học Utah và Đại học California, Santa Barbara Đóchính là mạng liên khu vực (Wide Area Network - WAN) đầu tiên được xây dựng.Tên gọi "Internet" xuất hiện xuất hiện vào khoảng năm 1974 Lúc ấy mạng vẫn được gọi là ARPANET Năm 1983, giao thức TCP/IP được coi như một chuẩn đối với ngành quân sự Mỹ và tất cả các máy tính nối với ARPANET phải

sử dụng chuẩn mới này Năm 1984, ARPANET được phân ra thành hai : phần đầu tiên được gọi là ARPANET-dùng cho việc nghiên cứu và phát triển; phần thứ hai được gọi là MILNET-dùng cho các mục đích quân sự.Giao thức TCP/IP

có rất nhiều điểm mạnh của nó, ưu việc nhất là khả năng liên kết các mạng khác với nhau một cách dễ dàng Kết hợp với các chính sách mở cửa đã cho phép các mạng dùng cho nghiên cứu và thương mại kết nối được vớiARPANET, tạo tiền

đề cho việc tạo ra một siêu mạng (SuperNetwork) Năm 1980, ARPANET được xem như là mạng trụ cột của Internet Internet đề cập đến mạng thực tế của các thiết bị máy tính được kết nối Mặc dù internet xuất hiện vào những năm 1980, nhưng hầu hết mọi người vẫn chưa có một cách trực quan để duyệt internet Internet chỉ gửi tin nhắn được tạo ra bởi một máy tính vàtrình bày chúng đến một máy tính khác Mốc lịch sử quan trọng bậc nhất đối với sự hình thành của Internet

4

Trang 7

vào giữa thập niên 1980 khi tổ chức khoa học quốc gia Mỹ NSF tạo ra mạng liên kết các trung tâm máy tính lớn với nhau gọi là NSFNET Phần lớn doanh nghiệp

đã chuyển từ ARPANET đến NSFNET vì thế sau gần 20 năm hoạt động, ARPANET không còn hữu dụng và đã ngừng hoạt động vào khoảng năm 1990.Sự gắn bó với Internet đã thay đổi vào năm 1989 khi Tim Berners-Lee phát minh ra world wide web World wide web là một tập hợp các trang web được liên kết với nhau và các tài nguyên web khác World wide web, kết hợp với sự gia tăng của các trình duyệt web trong những năm 1990, đã giới thiệu một giao diện thân thiện với người dùng cho phép người dùng duyệt nội dung đa phương tiện và tương tác với những người dùng khác Việc phát minh ra world wide web

đã dẫn đến việc sử dụng internet trong xã hộirộng rãi hơn trong suốt những năm

1990 và tạo ra nhiều loại trang web vẫn được sử dụng cho đến ngày nay Sự ra đời mạng xương sống của NSFNET và những mạng vùng khác đã tạo ra kích thích cho sự phát triển của Internet Tới năm 1995, NSFNET thu lại thành một mạng nghiên cứu còn Internet thì vẫn tiếp tục phát triển.Với khả năng kết nối mở tốt , Internet đã trở thành một mạng lớn nhất trên thế giới, mạng của các mạng, xuất hiện trong mọi lĩnh vực y tế, chính trị, quân sự, cong trình nghiên cứu, giáo dục, văn hoá, thương mại Cũng từ đó, các dịch vụ trên Internet không ngừng phát triển tạo ra cho nhân loại một:kỷ nguyên thươngmại điện tử trên Internet.Gần như không thể phóng đại mức độ mà Internet đã thay đổi cách chúng ta sử dụng thông tin và giao tiếp với nhau Hơn bốn tỷ người trên khắp thế giới đang sử dụng Internet và tổng số trang web trên world wide web là gần hai tỷ

1.2.2 Sự phát triển của internet

Cuối tháng 10 năm 1969, ARPANET (Advanced Research Projects Agency Network: mạng lưới dự án nghiên cứu tiên tiến) đã đánh dấu bước khởi đầu của Internet Đây là mạng lưới do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ phát triển nhằm kết nối các trung tâm nghiên cứu và viện bảo trì hạt nhân Lịch sử kết nối của ARPANET đầu tiên được thực thi trên hai chiếc máy tính Một chiếc máy tính được đặt ở trường Đại học California, Los Angeles (UCLA), chiếc còn lại tại SRI International (Stanford Research Institute) Sự kết nối này đã mở ra khả năng gửi

Trang 8

và nhận thông tin giữa các máy tính từ xa, đánh dấu sự bắt đầu của một cuộc cách mạng thông tin toàn cầu

Mục tiêu ban đầu của ARPANET là tạo ra mạng lưới đáng tin cậy, có khả năng chịu lỗi và tự phục hồi ARPANET đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thông tin vẫn được truyền tải và kết nối giữa các nút mạng dù có sự cố xảy ra Giải pháp này cực kỳ quan trọng trong bối cảnh của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khi việc truyền tải thông tin và liên lạc an toàn được ưu tiên lên hàng đầu Mục tiêu này đã thúc đẩy sự phát triển của các giao thức và công nghệ mới, tạo nên bước ngoặt mới trong lĩnh vực mạng máy tính Không những thế, ARPANET chính là yếu tố đặt những “viên gạch” đầu tiên cho sự phát triển của Internet

Giai đoạn 2: Những bước tiến ban đầu

Mô hình giao thức TCP/IP

Một bước quan trọng trong tiến trình phát triển ban đầu của Internet là việc thiết lập mô hình giao thức TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol)

Mô hình này được phát triển vào những năm 1970, nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn quốc tế cho việc truyền tải dữ liệu và kết nối mạng máy tính

TCP/IP chia quá trình truyền tải thành các gói tin, đảm bảo tính toàn vẹn và trật

tự của dữ liệu trên mạng lưới Mô hình giao thức TCP/IP cũng tạo ra cơ sở để các máy tính, thiết bị có thể giao tiếp và truyền tải dữ liệu qua Internet hiệu quả, an toàn

Đại chúng tiếp cận Internet

Trước đây, Internet chỉ được sử dụng trong các tổ chức quân sự, nghiên cứu và giáo dục Tuy nhiên, vào cuối những năm 1980, đầu những năm 1990, Internet đã được mở rộng đến đại chúng Việc này đã tạo điều kiện cho sự phát triển vượt bậc của Internet, tạo nền tảng cho cuộc cách mạng thông tin toàn cầu

Mọi người trên khắp thế giới có thể truy cập Internet, truyền tải và nhận thông tin, gửi Email, tham gia vào các diễn đàn trực tuyến, khám phá những dịch vụ mới mà Internet mang lại Internet tiếp cận đến đại chúng đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong giao tiếp và truyền thông, đánh dấu sự phát triển to lớn của Internet như chúng ta thấy ngày nay

Đóng góp của CERN và World Wide Web

6

Trang 9

Một đóng góp quan trọng khác làm nên lịch sử phát triển của Internet là sự xuất hiện của CERN (European Organization for Nuclear Research – Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu) và World Wide Web (WWW) Tim Berners-Lee – nhà khoa học tại trung tâm nghiên cứu CERN đã phát triển ra WWW – hệ thống giao thức và định dạng trang web WWW cho phép người dùng truy cập và tương tác với thông tin qua trình duyệt web

Sự xuất hiện của WWW đã mở ra “cánh cửa” truyền tải thông tin trên quy mô lớn, đánh dấu khả năng lan rộng và phổ biến của Internet Không những thế, WWW còn thúc đẩy sự phát triển của Internet, khiến yếu tố này trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại

Giai đoạn 3: Internet trong thập kỷ 1990

Số lượng người dùng Internet tăng trưởng

Trong suốt những năm 1990, Internet đã ngày càng phổ biến và thu hút sự quan tâm đông đảo của công chúng Việc truy cập Internet không còn bị giới hạn cho các tổ chức, chuyên gia công nghệ mà đã trở nên phổ biến hơn đối với mọi người

Số lượng người dùng Internet tăng đáng kể trong thập kỷ này, từ một số ít thành hàng triệu người dùng trên toàn cầu Sự phát triển này được thúc đẩy do giá thành của thiết bị và dịch vụ Internet giảm mạnh kết hợp cùng tốc độ kết nối mạnh mẽ

Mô hình WWW và trình duyệt đầu tiên

Thập kỷ 1990 là thời điểm mô hình World Wide Web (WWW) ra đời và trở thành một phần không thể thiếu của Internet Mô hình này do Tim Berners-Lee tại CERN phát triển Thông qua WWW, người dùng có thể truy cập và tương tác với thông tin qua trình duyệt web Điều này đã mở ra khả năng tạo và chia sẻ trang web trên Internet Đồng thời, WWW cũng chính là nền tảng cho sự phát triển của các ứng dụng web đa dạng, như email, diễn đàn trực tuyến và trang thương mại điện tử

Trình duyệt đầu tiên xuất hiện trong thập kỷ này, như Mosaic và Netscape Navigator, đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng truy cập, sử dụng Internet một cách dễ dàng và trực quan

Trang 10

Các doanh nghiệp Internet thành lập và dot-com bubble

Cũng trong thập kỷ 1990, công chúng đã chứng kiến sự ra đời và phát triển mạnh

mẽ của các công ty Internet Những công ty này tập trung vào việc phát triển dịch

vụ trực tuyến và ứng dụng Internet, như công ty cung cấp dịch vụ tìm kiếm, trang web tin tức, mạng xã hội và thương mại điện tử

Điều này đã thúc đẩy sự phát triển và lan rộng của Internet vào cuối thập kỷ Tuy nhiên, trong giai đoạn cuối những năm 1990, thị trường công ty Internet đã trải qua giai đoạn phát triển quá nhanh, được gọi là dot-com bubble Đây vừa là thời

kỳ bùng nổ vừa là giai đoạn sụp đổ của các công ty Internet, khi một số công ty thiếu mô hình kinh doanh bền vững và không thể duy trì được sự tăng trưởng Dot-com bubble chính là “chất xúc tác” thúc đẩy ngành công nghiệp Internet phải thay đổi Đồng thời, giai đoạn này cũng đã đánh dấu sự trưởng thành và lĩnh hội kiến thức trong việc đánh giá, xác định giá trị thực của các công ty công nghệ

Giai đoạn 4: Internet trong thế kỷ XXI

Sự phát triển của dịch vụ trực tuyến

Trong thế kỷ 21, Internet đã trở thành một nền tảng quan trọng cho sự phát triển của dịch vụ trực tuyến Các ngành công nghiệp như thương mại điện tử, ngân hàng trực tuyến, đặt vé trực tuyến, giao thông vận tải và giải trí đã tận dụng Internet để mang đến sự tiện lợi cho người dùng

Trong đó, việc mua sắm trực tuyến đã trở thành một xu hướng phổ biến, cho phép người dùng tìm và mua hàng từ bất kỳ đâu, vào bất kỳ thời điểm nào Các dịch vụ như ngân hàng trực tuyến cung cấp khả năng quản lý tài chính từ xa, trong khi đặt vé trực tuyến giúp tiết kiệm thời gian, công sức Internet còn mang lại những nền tảng phát triển mạnh mẽ cho việc mở rộng, phát triển của các dịch

vụ trực tuyến, thúc đẩy sự tiến bộ, thay đổi trong nhiều lĩnh vực kinh tế và xã hội

Mạng xã hội và sự thay đổi trong giao tiếp

Mạng xã hội đã trở thành một yếu tố không thể tách rời trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta ở thế kỷ 21 Internet tạo ra sự kết nối mạnh mẽ giữa mọi người trên khắp thế giới thông qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram và LinkedIn

8

Trang 11

Mạng xã hội đã thay đổi cách chúng ta giao tiếp và tương tác với nhau Chúng ta

có thể dễ dàng chia sẻ suy nghĩ, hình ảnh, video và trạng thái với bạn bè và người thân, bất kể khoảng cách địa lý Mạng xã hội cũng đã mang lại cơ hội cho việc xây dựng mạng lưới xã hội, kết nối chuyên nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm công việc, gặp gỡ người mới và chia sẻ kiến thức chuyên môn Tuy nhiên, mạng xã hội cũng mang đến một số thách thức về quyền riêng tư và

an ninh thông tin, đòi hỏi chúng ta phải tỉnh táo, cân nhắc khi sử dụng

Đám mây và công nghệ di động

Trong thế kỷ 21, sự phát triển của công nghệ di động và đám mây (cloud) đã có ảnh hưởng sâu sắc đến Internet Điện thoại di động đã trở thành một công cụ thông minh và kết nối với Internet thông qua kết nối di động.Người dùng có thể truy cập Internet, gửi email, duyệt web và sử dụng các ứng dụng trực tuyến trên điện thoại di động Đám mây cung cấp khả năng lưu trữ dữ liệu, ứng dụng trực tuyến, cho phép chúng ta truy cập dữ liệu từ bất kỳ đâu và bất kỳ thiết bị nào có kết nối Internet

Điều này giúp tiết kiệm không gian lưu trữ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ cũng như cộng tác trực tuyến Đám mây và công nghệ di động đã mang lại sự linh hoạt, tiện lợi cho người dùng Internet, mở ra cơ hội cho các dịch vụ và ứng dụng trực tuyến trở nên tân tiến hơn

Giai đoạn 5: Tiềm năng phát triển của Internet trong tương lai

Sự xuất hiện và ứng dụng của Internet of Things (IoT)

Trong tương lai, Internet of Things (IoT) được xem là lĩnh vực tiềm năng lớn của

sự phát triển Internet IoT là một mạng lưới kết nối các thiết bị và đối tượng thông qua Internet, cho phép chúng có khả năng thu thập và chia sẻ dữ liệu một cách tự động

Với sự phát triển của IoT, các thiết bị như xe tự lái, thiết bị y tế thông minh, nhà thông minh, thành phố thông minh,…, sẽ trở nên phổ biến IoT có tiềm năng tạo

ra sự kết nối và tương tác thông minh giữa các đối tượng và con người, đóng góp vào việc tối ưu hóa quy trình, nâng cao chất lượng cuộc sống và tiết kiệm tài nguyên Tuy nhiên, sự phát triển của IoT cũng đặt ra thách thức lớn về tính bảo mật và quản lý dữ liệu cá nhân

Ngày đăng: 16/12/2024, 09:26