CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC LO ÂU TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
1.6. Kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên
Từ các khái niệm đã được đề cập ở trên, chúng tôi rút ra khái niệm kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên là: Năng lực vận dụng các cách thức hành động nhằm tác động có định hướng, có mục đích để chế ngự, điều khiển, điều chỉnh cảm xúc lo âu của sinh viên trong hoạt động học tập một cách có hiệu quả.
1.7.2. Biểu hiện của kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong học tập của sinh viên
Kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong học tập của sinh viên được thể hiện rất đa dạng dưới nhiều khía cạnh và hình thức khác nhau, tùy thuộc vào tính chất của tình huống, tác nhân ảnh hưởng đến cảm xúc lo âu của sinh viên.
Cũng giống như những cảm xúc khác, việc nhìn nhận và phát hiện các biểu hiện của chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi một khi biết rõ và hiểu được những biểu hiện ấy, chúng ta dễ dàng kiểm soát cảm xúc, chúng ta sẽ không bị choáng ngợp bởi những cảm xúc tiêu cực. Thay vào đó, chúng ta có thể tập trung vào giải pháp và kế hoạch để giải quyết vấn đề. Vậy khi nhìn vào thế giới thu nhỏ chính là môi trường học tập của sinh viên, ta có thể thấy được những biểu hiện nào rõ ràng nhất mà các bạn ấy có thể dùng để quản lý những cảm xúc lo âu của mình:
- Làm nhiều hơn nói
Đối với các bạn sinh viên, làm việc không ngừng nghỉ mỗi lúc căng thẳng hay lo lắng chính là cách để các bạn hạn chế đi chuỗi thời gian chết và giảm đi việc suy nghĩ quá nhiều của mình.
- Không nóng giận vô cớ
Cân bằng giữa việc học và những thứ khác xung quanh cuộc sống vốn đã là việc khó. Vậy nên khi gặp một vấn đề khiến sinh viên lo lắng quá nhiều, người không biết kiểm soát cảm xúc ngay lập tức to tiếng, nóng giận, thậm chí là có những hành động không đúng chuẩn mực. Đó cũng là những tình huống không hiếm gặp ở mọi người khi họ đang trong trạng thái mất kiểm soát và quá lo lắng. Ngược lại, người biết kiểm soát cảm xúc sẽ từ tốn, bình tĩnh để tìm cách giải quyết sao cho phù hợp đó chính là cách kiềm chế cơn giận hiệu quả. Đây được xem là người thông minh, có tầm nhìn chiến lược và dễ dàng gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Đôi khi những bạn sinh viên như vậy ta có thể xếp vào loại đã có rất nhiều trải nghiệm trong cuộc sống,
nuôi dưỡng cho các bạn ấy cách ứng biến ở mọi tình huống và điều chỉnh cảm xúc rất tốt.
- Không làm tổn thương bản thân
Đây chính là biểu hiện đáng để quan tâm và nhắc đến trong tất cả những biểu hiện của việc quản lý tốt cảm xúc lo âu của sinh viên. Vì sao lại như vậy, mỗi khi căng thẳng chúng ta hay chọn cách làm đau bản thân để mang lại cảm giác an tâm cho chính mình. Đó có thể là cắn móng tay, cấu chặt lòng bàn tay đến chảy máu hoặc vô tình làm những hành động làm đau bản thân để mang lại cảm giác an tâm nhưng chính mình cũng không biết. Đây là những thói quen không thường xuyên nhưng nếu chúng ta không biết kiềm chế và giữ cho cảm xúc ở mức ổn định sẽ dễ hình thành nên thành thói quen xấu.
- Thể hiện khả năng chủ động trong quản lý cảm xúc của bản thân Người biết kiểm soát cảm xúc là người có khả năng chủ động quản lý và điều hướng cảm xúc của bản thân. Thay vì để cảm xúc chi phối và thống trị cuộc sống, người biết kiểm soát cảm xúc có thể đưa ra quyết định hợp lý và đưa ra phản ứng phù hợp trong mọi tình huống. Điều này cũng có nghĩa là người biết kiểm soát cảm xúc không bị "bắt bài" bởi những tình huống xung quanh hoặc bởi những người khác. Thay vào đó, họ có thể đưa ra quyết định dựa trên sự hiểu biết của mình về tình huống và cảm xúc của mình. Việc chủ động quản lý cảm xúc cũng giúp người ta tăng cường sự tự tin và khả năng tự điều chỉnh trong cuộc sống. Nếu chúng ta biết cách kiểm soát cảm xúc, chúng ta sẽ cảm thấy tự tin hơn khi đối mặt với những tình huống khó khăn, vì chúng ta có khả năng điều hướng cảm xúc của mình và đưa ra quyết định đúng đắn.
- Tập trung vào giải pháp và kế hoạch thay vì dừng lại ở trạng thái cảm xúc lo âu
Người biết kiểm soát cảm xúc sẽ tập trung vào giải pháp và kế hoạch thay vì dừng lại ở trạng thái cảm xúc lo lắng quá nhiều. Khi gặp phải những tình huống khó khăn, chúng ta thường bị ảnh hưởng bởi cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, lo lắng, tức giận, v.v... Những cảm xúc này có thể làm cho chúng ta cảm thấy bất lực và không thể giải quyết được vấn đề. Tuy nhiên, nếu chúng ta biết cách kiểm soát cảm xúc, chúng ta sẽ không bị choáng ngợp bởi những cảm xúc tiêu cực này.
- Thư giãn
khi rơi vào tình huống lo âu trong thi cử, sinh viên thường kiểm soát cảm xúc của mình thông qua hình thức thư giãn. Việc thư giãn có hiệu quả khi giảm được mức độ lo âu, căng thẳng, với tác nhân liên quan đến các mối quan hệ ở trường học, cách quản lý cảm xúc chủ yếu mà người học sử dụng là cố gắng để giải quyết vấn đề như nói chuyện với người liên quan đến xung đột, hoặc thầy cô, bố mẹ, nhà tham vấn để xin lời khuyên.
Có thể thấy rằng các nghiên cứu về hoạt động quản lý cảm xúc lo âu trong học tập của sinh viên chưa nhiều, và các hoạt động học tập, tình huống đa dạng
nên sẽ có những tiêu chí phân loại khác nhau, vì thế rất khó để có thể đưa ra một cách khái quát những khuynh hướng trong việc sử dụng các kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong học tập của sinh viên. Có thể khẳng định rằng trong từng hoàn cảnh khác nhau, sinh viên sẽ sử dụng kỹ năng một cách có hiệu quả hoặc không có hiệu quả, có ích hoặc không có ích.
Chúng tôi đã căn cứ vào 2 tiêu chí: (1) kỹ năng quản lý có hướng đến trực tiếp giải quyết được vấn đề học tập gây ra lo âu cho sinh viên và (2) tính chất của các kỹ năng quản lý cảm xúc có ảnh hưởng tốt đến sức khỏe tâm thần của sinh viên không, chúng tôi đã chia các kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên thành 03 nhóm cơ bản:
(1) Nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu tích cực, bao gồm các kỹ năng:
Khuyến khích bản thân suy nghĩ tích cực; xây dựng kế hoạch hành động tích cực tìm kiếm sự hỗ trợ. và Các kỹ năng trong nhóm này thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của sinh viên để hướng đến trực tiếp giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình học tập và những kỹ năng quản lý này có tác động tốt đến sức khỏe tâm thần của sinh viên, bên cạnh đó phản ánh rõ mục tiêu muốn điều chỉnh cảm xúc lo âu theo hướng tích cực.
- Khuyến khích bản thân suy nghĩ tích cực
Theo Lê Thị Minh Tâm (2013), Pamela S. Wiegratz, Kevin L. Gyourko (2014), khi con người lo âu thường xuất hiện các dạng suy nghĩ tự động tiêu cực theo kiểu: suy nghĩ không hợp lý bằng cách tập trung vào các rủi ro; suy nghĩ theo kiểu trắng - đen; phóng đại sự việc; không tính đến yếu tố tích cực…
[29]. Chính cách suy nghĩ của mỗi người là yếu tố quyết định cho mỗi cảm xúc và hành vi của họ.. Vì vậy, luyện tập suy nghĩ tích cực là một trong những kỹ năng điều khiển, điều chỉnh cảm xúc lo âu để hướng đến thoát khỏi nó. Willie Nelson (2005) cho rằng: “Một khi bạn thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng những suy nghĩ tích cực, bạn sẽ bắt đầu nhận được những kết quả tích cực”.
Trước những mối lo âu trong học tập, sinh viên cần đặt ra cho mình những câu hỏi để hiểu đúng vấn đề và nhìn thẳng vào những điểm tích cực của vấn đề. Ví dụ: Cho rằng việc phải đối mặt với cảm xúc lo âu là không thể tránh khỏi, nghĩ ra những phương pháp để tránh sự lo âu, coi đó là một trong những trải nghiệm… Việc khuyến khích bản thân suy nghĩ tích cực và đánh giá sự thay đổi suy nghĩ của bản thân mình sẽ giúp sinh viên trở nên tốt hơn mỗi ngày. Từ đó, sinh viên định hướng tốt hơn cho việc luyện tập, thay đổi bản thân theo hướng tích cực.
- Xây dựng kế hoạch hành động tích cực
Kỹ năng này giúp cho sinh viên giải quyết được những lo âu, căng thẳng trong học tập, lấy lại sự cân bằng tâm lý và đạt được kết quả học tập. Sinh
viên nhận thức tốt thể hiện tích cực suy nghĩ tìm hiểu nguyên nhân gây ra khó khăn, nghĩ xem mình có thể làm gì để cải thiện tình trạng của vấn đề hay mình cần thay đổi bản thân để giải quyết vấn đề tốt hơn. Thái độ tốt thể hiện ở việc sinh viên quyết tâm vượt qua những khó khăn, nỗ lực lập kế hoạch và biết bình tĩnh suy nghĩ cách giải quyết vấn đề. Còn hành động tốt thể hiện ở chỗ sinh viên biết sắp xếp lại việc học tập và ưu tiên việc cần làm trước, hành động tích cực để vượt qua tình huống hay có thể tham gia vào các câu lạc bộ học tập, trao đổi tại các diễn đàn, hội nghị học tập… để tìm kiếm những cách giải quyết vấn đề nhanh và hiệu quả. Ba mặt này có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ cho nhau để sinh viên quản lý cảm xúc lo âu trong học tập một cách có hiệu quả.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ
Đây là kỹ năng quản lý thông qua tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác để đối đầu với cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập. Những người mà sinh viên có thể nhờ đến có thể là người thân, bạn bè, thầy cô, cố vấn học tập, phòng công tác sinh viên, giảng viên trực tiếp giảng môn khiến mình bị lo âu và cả những người có liên quan đến tình huống làm nảy sinh cảm xúc lo âu trong học tập. Thông qua đó, sinh viên tìm được những lời khuyên bổ ích, tìm thấy sự động viên… để vượt qua được khủng hoảng về tinh thần. Ngoài ra, sự hỗ trợ ở đây có thể là tôn giáo (đi chùa, niệm phật, ăn chay…) để tìm được sự an ủi, thanh thản về tâm trí khi đối mặt với những lo âu.
(2) Nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trung tính, bao gồm các kỹ năng: Di chuyển trọng tâm chú ý; Thư giãn giải trí; và Kiềm chế cảm xúc., Nhóm các kỹ năng này thể hiện sự không rõ ràng về việc trực tiếp giải quyết cảm xúc lo âu trong học tập, vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực.
- Di chuyển trọng tâm chú ý
Di chuyển trọng tâm chú ý tức là chuyển hướng chú ý của mình sang vấn đề khác, hoạt động khác để cảm xúc lo âu ít có điều kiện bộc lộ. Ví dụ, tham
gia vào một trò chơi vui vẻ và đòi hỏi sự chú ý cao; đọc một cuốn sách… Đôi khi, tập trung vào một cảm xúc mạnh mẽ có thể làm cho nó mạnh mẽ hơn và có thể vượt khỏi tầm kiểm soát. Vì vậy, bằng cách di chuyển chú ý ra khỏi vấn đề, chúng ta làm cho cảm xúc lắng xuống, làm cho nó dễ dàng quản lý hơn [32]. [35]. Đi chuyển trọng tâm chú ý chỉ có tác dụng làm giảm lo âu, căng thẳng tạm thời.
- Thư giãn, giải trí
Khi sinh viên rơi vào trạng thái lo âu, kéo theo nó là sự căng thẳng về mặt cơ thể. Điều này sinh ra sự xáo động mọi thứ như: căng cơ, đổ mồ hôi, run rẩy, thở gấp… Những tác động này không chỉ gây khó chịu mà còn góp phần làm tăng mức độ lo âu. Chính vì vậy, việc tìm đến một số kỹ thuật thư giãn sẽ giúp sinh viên điều khiển, điều chỉnh cảm xúc lo âu của mình. Trong những điều kiện, hoàn cảnh phù hợp, sinh viên có thể sử dụng các hình thức thư giãn đòi hỏi có tính chất kỹ thuật như:
- Thư giãn cơ bắp: Bài tập này dựa trên các công trình nghiên cứu về sinh lý thần kinh nhằm vào cơ chế sinh lý của hệ thần kinh. Phương pháp này giúp giãn cơ, từ đó làm giảm các kích thích của nó trên vỏ não. Khi thư giãn cơ bắp, đối tượng tập trung vào các phản ứng cảm giác căng thẳng và thư giãn, từ đó loại bỏ các cơn co thắt cơ bắp để trở nên thoải mái.
- Thư giãn với thiền định: Kỹ thuật này có nguồn gốc từ xa xưa và ngày nay được sử dụng dưới nhiều dạng. Thiền định là sự tập trung tâm thức vào một chủ thể trung tính nào đó, chẳng hạn một chữ hay một âm thanh vô nghĩa, vào nhịp thở của bản thân, một câu, một bài kinh hay một hình ảnh.
Chính vì tập trung vào những điều này, đầu óc chúng ta sẽ giũ bỏ được nỗi lo âu, phiền não. Việc không chú ý đến các phiền não là một bước quan trọng để kiểm soát cảm xúc lo âu, căng thẳng .
- Các loại hình thư giãn mà không cần đòi hỏi về mặt kỹ thuật cao, dễ dàng sử dụng cho nhiều tình huống, hoàn cảnh học tập như: nghe nhạc, đi
dạo, đọc sách…. Quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập thông qua thư giãn, giải trí có thể xem là kỹ năng quản lý trung tính, vừa có hiệu quả vừa không có hiệu quả. Tuy vậy, đây cũng có thể xem là kỹ năng quản lý không tập trung vào vấn đề, không giúp sinh viên có những nỗ lực và hành động thiết thực để giải quyết triệt để tác nhân gây ra vấn đề.
- Kiềm chế cảm xúc
Theo từ điển Tiếng Việt, “kiềm chế” được định nghĩa là “giữ ở một mức chừng mực, không cho tự do hoạt động, tự do phát triển”. Thuật ngữ “kiềm chế cảm xúc” ở đây đề cập liên quan đến khả năng và thói quen điều khiển hành vi, kìm hãm và làm chủ được cảm xúc của bản thân trong những trường hợp nhất định.
Kỹ năng tự chủ cảm xúc là sự kiềm chế nỗi tức giận, xử trí trạng thái bồn chồn, đau khổ. Năng lực này thể hiện tính chủ động của cá nhân trong việc quản lý cảm xúc, nếu biết cách quản lý và thể hiện phù hợp với hoàn cảnh thì sẽ mang lại nhiều lợi ích, và được thể hiện thông qua việc giữ cho cảm xúc được duy trì ở mức cân bằng, tránh được sự thái quá khi thể hiện cảm xúc trước các tình huống trong đời sống. Đối với sinh viên, kỹ năng kiềm chế cảm xúc là cần thiết khi đối mặt với các vấn đề trong học tập, tuy nhiên cũng không thể giải quyết được triệt để.
(3) Nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu tiêu cực, bao gồm những kỹ năng: Di chuyển cảm xúc tìm kiếm công cụ đối phó tiêu cực. Những kỹ năngvà này cho thấy sinh viên rất muốn thoát khỏi cảm xúc lo âu, tuy nhiên vẫn chưa tìm được hướng đi đúng đắn, từ đó gây tác động xấu lên đời sống tâm thần của sinh viên, từ đó phản ánh rằng kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu của sinh viên còn rất hạn chế.
- Di chuyển cảm xúc
Đây là kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu thông qua sự giải tỏa nó ra bên ngoài. Chẳng hạn: đập phá đồ đạc hay bất cứ cái gì để thấy dễ chịu hơn, cáu gắt với những người xung quanh, hét thật to để thấy thoải mái hơn… Cũng không phủ nhận rằng, thể hiện cảm xúc ra bên ngoài là cách để sinh viên xua tan cảm xúc lo âu. Nhưng nó chỉ có ý nghĩa nhất thời, về lâu dài, nó không giúp sinh viên giải quyết triệt để nguồn gốc của vấn đề, chính vì vậy nó có thể làm gia tăng thêm mức độ lo âu. Do đó, di chuyển cảm xúc là kỹ năng quản lý không được khuyến khích đối với việc quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên.
- Tìm kiếm công cụ đối phó tiêu cực
Sử dụng kỹ năng quản lý này sinh viên thường có những hành động theo chiều hướng tiêu cực như tụ tập bạn bè ăn chơi, sử dụng rượu bia, thuốc lá hoặc chất kích thích… Các chất kích thích, nếu sinh viên sử dụng thường xuyên sẽ gây tình trạng nghiện ngập, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, chưa kể đến tốn kém tiền bạc mà không mang lại hiệu quả. Như vậy, tìm kiếm công cụ đối phó tiêu cực là cách sinh viên chạy trốn khỏi cảm xúc, không dám đối diện với các tình huống căng thẳng trong học tập. Quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập thông qua kỹ năng này hoàn toàn không mang lại hiệu quả gì cho bản thân, không thể giải quyết được vấn đề mà chỉ làm cho tình trạng của vấn đề trở nên trầm trọng và ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của sinh viên. Vì vậy, nếu sinh viên thường xuyên sử dụng kỹ năng này thì sẽ làm hạn chế kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập.