CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC LO ÂU TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tổ chức nghiên cứu
Bài nghiên cứu được tiến hành nghiên cứu từ tháng 08/2023 đến tháng 02/2024, việc tổ chức nghiên cứu được chia làm 3 giai đoạn chủ yếu:
- Xây dựng cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề.
- Điều tra, nghiên cứu thực tiễn.
- Đề xuất và kiến nghị giải pháp nâng cao kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên.
2.1.1. Xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên
2.1.1.1. Mục đích nghiên cứu
Giai đoạn này diễn ra từ tháng 8/2023 đến 11/2023.
Mục đích nghiên cứu là xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề cần nghiên cứu, cụ thể là vấn đề kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập
của sinh viên, và từ khung lý luận đó xác lập quan điểm chủ đạo, xuyên suốt quá trình thực hiện nghiên cứu.
2.1.1.2. Nội dung nghiên cứu
Nhóm sinh viên thực hiện việc nghiên cứu những tài liệu, bài phân tích có liên quan đến đề tài của mình, cụ thể:
- Tìm đọc, nghiên cứu và tham khảo các công trình nghiên cứu của các tác giả, nhà nghiên cứu, các chuyên gia liên quan đến vấn đề kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập, từ đó kế thừa các quan điểm để phục vụ cho bài nghiên cứu.
- Xác định và xây dựng các khái niệm cụ thể liên quan đến đề tài và hệ thống hóa các khái niệm liên quan thành cơ sở lý luận hoàn chỉnh, bao gồm: cảm xúc, quản lý, quản lý cảm xúc, kỹ năng quản lý cảm xúc, cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập, kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập, các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên.
- Sau khi xây dựng được cơ sở lý luận, từ đó định hướng quan điểm tiếp cận vấn đề.
2.1.1.3. Phương pháp nghiên cứu
- Để xây dựng cơ sở lý luận, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết như phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá… các bài công trình nghiên cứu, tài liệu, sách đã được đăng tải ở báo, tạp chí và trên internet… liên quan đến vấn vấn đề nghiên cứu - Chúng tôi cũng đã xin ý kiến tham khảo của chuyên gia để làm rõ thêm
các quan điểm ở phần lý luận.
2.1.2. Điều tra, nghiên cứu thực tiễn kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Luật Hà
2.1.2.1. Mục đích nghiên cứu
Giai đoạn này diễn ra từ tháng 11/2023 đến tháng 1/2024 Giai đoạn này nhằm phân tích, đánh giá thực trạng cảm xúc lo âu, kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.
2.1.2.2. Mẫu nghiên cứu
Bảng 2.1. Phân bố mẫu nghiên cứu
Các tham số Trường ĐH Luật Hà Nội
Giới tính Nam 54
Nữ 78
Khối năm học
Năm 1 28
Năm 2 51
Năm 3 28
Năm 4 25
Học lực Xuất sắc 11
Giỏi 59
Khá 46
Trung bình 9
Tổng: 132
2.1.2.3. Nội dung nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu những nội dung cơ bản sau để làm rõ vấn đề kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội:
- Thực trạng cảm xúc lo âu của sinh viên
- Thực trạng sử dụng kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu của sinh viên - Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt
động học tập của sinh viên 2.1.2.4. Phương pháp tiến hành
Chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp thống kê toán học.
2.1.3. Đề xuất và kiến nghị giải pháp nâng cao kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên.
2.1.3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội, đề xuất các biện pháp trang bị và cải thiện kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập cho sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.
2.1.3.2. Nội dung nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp hỗ trợ nâng cao kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập cho sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội
2.1.3.3. Phương pháp tiến hành
Để thực hiện được giai đoạn này, chúng tôi thực hiện các phương pháp: