Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá

Một phần của tài liệu Đề tài kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt Động học tập của sinh viên t Đại học luật hà nội (Trang 46 - 51)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC LO ÂU TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá

Chúng tôi căn cứ vào các tiêu chí đánh giá kỹ năng, bao gồm: tính chính xác, tính thuần thục, tính linh hoạt và tính hiệu quả. Tuy nhiên trong phạm vi

bài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ sử dụng ba tiêu chí là tính thuần thục, tính chính xác và tính linh hoạt của kỹ năng

2.3.1.1. Tính thuần thục của kỹ năng

- Mức độ yếu: đây là mức thấp nhất, sinh viên chưa có sự thuần thục, lúng túng và tốn rất nhiều thời gian, mắt rất nhiều lỗi trong việc thực hiện và kết hợp các kỹ năng

- Mức độ trung bình: sinh viên thực hiện các thao tác chưa thành thạo, còn nhiều lúng túng, mức độ lúng túng khá nhiều, sử dụng được các thao tác riêng lẻ nhưng chưa thật sự hợp lí và còn mắc lỗi, nên tốn khá nhiều thời gian.

- Mức độ khá: sinh viên thực hiện các thao tác tương đối thành thạo, nhưng vẫn còn nhiều lúng túng, sử dụng các kỹ năng tương đối hợp lý và ít mắc lỗi

- Mức độ tốt: sinh viên thực hiện các thao tác khá thành thạo, có tính thuần thục tốt, tốn ít thời gian.

- Mức độ rất tốt: sinh viên thực hiện các thao tác rất thành thạo, nhuần nhuyễn, linh hoạt và có độ ổn định cao, tốn rất ít thời gian.

2.3.1.2. Tính chính xác của kỹ năng

- Mức độ yếu: sinh viên chưa thực hiện được các nội dung của kỹ năng, còn thiếu và bỏ sót rất nhiều các nội dung cần thiết để tiến hành hoạt động.

- Mức độ trung bình: sinh viên đã thực hiện các nội dung của kỹ năng nhưng vẫn còn những nội dung bị sai, chưa đầy đủ hoặc bị bỏ sót.

- Mức độ khá: sinh viên làm đúng, đầy đủ nội dung của kỹ năng chỉ trội hơn phần chưa làm đúng, chính xác không nhiều.

- Mức độ tốt: sinh viên làm đúng, đầy đủ đa phần nội dung của kỹ năng nhưng vẫn còn sai phạm, mắc lỗi một phần nào đó.

- Mức độ rất tốt: sinh viên là rất đúng, đầy đủ hầu hết các nội dung của kỹ năng, có thể mắc lỗi không đáng kể ở một vài nội dung.

2.3.1.3. Tính linh hoạt của kỹ năng

- Mức độ yếu: sinh viên không thể thay đổi trình tự, nội dung các thao tác trong kỹ năng cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh quen thuộc.

- Mức độ trung bình: sinh viên có thể thay đổi trình tự, nội dung các thao tác trong kỹ năng nhưng chưa phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế và chỉ có thể thay đổi trong những hoàn cảnh, điều kiện quen thuộc, còn gặp rất nhiều khó khăn.

- Mức độ khá: sinh viên có thể thay đổi trình tự, nội dung các thao tác trong kỹ năng phù hợp một phần với điều kiện, hoàn cảnh thực tế, nhưng chỉ có thể vận dụng trong một số hoàn cảnh, điều kiện quen thuộc, phần phù hợp tương đương với phần không phù hợp, còn gặp tương đối khó khăn.

- Mức độ tốt: sinh viên có thể thay đổi trình tự, nội dung các thao tác trong kỹ năng phù hợp một phần, chỉ một phần rất nhỏ không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế, ngay cả trong những hoàn cảnh, điều kiện mới lạ mà ít gặp khó khăn.

- Mức độ rất tốt: sinh viên có thể thay đổi trình tự, nội dung các thao tác trong kỹ năng hoàn toàn phù hợp với mọi điều kiện, hoàn cảnh thực tế, ngay cả trong những hoàn cảnh, điều kiện mới lạ mà không gặp khó khăn.

2.3.2. Thang đánh giá

Để đánh giá mức độ thực hiện kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên, bài nghiên cứu chủ yếu sử dụng điểm trung bình để đánh giá và kết hợp với tổng tỷ lệ phần trăm đạt được ở mỗi ý trả lời.

Thang đo được sử dụng với 5 mức độ theo mức độ giảm dần từ 4 đến 0.

Khoảng cách giữa các mức độ đo cụ thể như:

- Nếu ĐTB dưới 0,80: thực hiện kỹ năng yếu

- Nếu ĐTB từ 0,80 đến cận 1,60: thực hiện kỹ năng trung bình - Nếu ĐTB từ 1,60 đến cận 2,40: thực hiện kỹ năng khá - Nếu ĐTB từ 2,40 đến cận 3,20: thực hiện kỹ năng tốt - Nếu ĐTB từ 3,20 đến 4,00: thực hiện kỹ năng rất tốt

2.3.3. Thang tự đánh giá lo âu Zung

Thang tự đánh giá lo âu của Zung (SAS) được thiết kế bởi William W.K.Zung M.D (1929 – 1992), một giáo sư tâm thần học của trường đại học Duke, nhằm đánh giá mức độ lo âu của các bệnh nhân. Thang đo này bao gồm 20 câu hỏi để người được khảo sát tự đánh giá, người làm trắc nghiệm sẽ tự đánh giá mức độ đúng với tình trạng của người đấy trong vòng 1-2 tuần gần đây, mỗi câu hỏi được cho điểm từ 1 đến 4. Sau khi chọn xong các câu trả lời, người làm khảo sát cộng lại tất cả số điểm và so sánh với kết quả sau đây:

- Không lo âu: ≤ 40 điểm - Lo âu mức độ nhẹ: 41 - 50 điểm - Lo âu mức độ vừa: 51 - 60 điểm - Lo âu mức độ nặng: 61 - 70 điểm - Lo âu mức độ rất nặng: 71 - 80 điểm

Tiểu kết chương 2

Để đảm bảo đúng tiến độ và mục đích của bài nghiên cứu, nhóm sinh viên đã thực hiện ba giai đoạn chủ yếu: (1) Xây dựng cơ sở lý luận về kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên. (2) Điều tra, nghiên cứu thực trạng sử dụng kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội. (3) Đề xuất và kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong học tập của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.

Với mục đích làm sáng tỏ bản chất và các khía cạnh của vấn đề nhóm sinh viên đã sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau: (1) Phương pháp nghiên cứu tài liệu, (2) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, (3) Phương pháp phỏng vấn, (4) Phương pháp phân tích dữ liệu. Các phương pháp này đã hỗ trợ lẫn nhau, đem lại kết quả mang tính khái quát, đại diện và đảm bảo độ tin cậy để cho bài nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu Đề tài kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt Động học tập của sinh viên t Đại học luật hà nội (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)