CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC LO ÂU TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC LO ÂU TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
3.1. Thực trạng cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên trường đại học luật hà nội
Để đánh giá mức độ lo âu trong học tập của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội, chúng tôi sử dụng thang đo trắc nghiệm trạng thái lo âu của Zung. Kết quả khảo sát được thể hiện qua biểu đồ số 3.1:
Biểu đồ 3.1. Thực trạng cảm xúc lo âu của sinh viên trong hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.
Nhìn chung sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội không lo âu, chiếm 89,4%, còn thấp nhất là lo âu mức độ nặng với 0,8%, đây là những con số tích cực cho thấy tình trạng lo âu trong học tập của sinh viên trường ngày càng có xu hướng giảm xuống.
Bảng 3.2 Tác nhân gây ra cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội
Tác nhân gây cảm xúc lo âu trong học tập ĐTB ĐLC
Kiểm tra, thi cử 2,00 1,12 - Áp lực từ việc kiểm tra, đánh giá về chuyên cần, thái
độ của giảng viên
1,84 1,10
- Khối lượng bài kiểm tra nhiều, dồn dập 1,87 1,03 - Lịch thi dày đặc và thiếu thời gian ôn tập 2,00 1,10 - Kiểm tra, thi cử không đạt kết quả tốt 2,20 1,16 - Giảng viên không công bằng trong đánh giá và cho
điểm
2,07 1,22
Chương trình học tập 1,98 1,13
- Khối lượng kiến thức lớn, trừu tượng và gây khó hiểu 2,29 1,13 - Yêu cầu, nhiệm vụ học tập vượt quá khả năng của
bản thân
2,00 1,10
- Lịch học dày đặc 1,83 1,10
- Buộc phải học nhiều môn học không ưa thích. 1,84 1,14 - Không cân bằng được thời gian cho học tập và các
hoạt động khác.
2,05 1,16
- Bài tập nhóm quá nhiều, nội dung quá khó 1,99 1,11 - Không có chương trình giảng dạy về kỹ năng quản lý
cảm xúc lo âu
1,85 1,18
Phương pháp, phương tiện học tập 1,85 1,05
- Khó khăn trong việc sử dụng công nghệ thông tin (đăng ký môn học, xem lại lịch thi, khai thác tài liệu
…)
1,71 1,30
- Kỹ năng tự học chưa hiệu quả (khó khăn khi làm việc độc lập với sách và tài liệu).
1,91 1,21
- Phương pháp tiếp thu bài trên lớp chưa hiệu quả. 2,02 1,16 - Không đủ tài liệu, giáo trình phục vụ cho việc học tập. 1,75 1,11 - Thiếu các phương tiện, điều kiện phục vụ cho việc
học tập (máy tính, mạng internet, sách vở,...)
1,63 1,20
- Không thể tập trung khi học 2,10 1,11
Các mối quan hệ (thầy cô, bạn bè, cha m‹) 1,85 0,94 - Giảng viên nghiêm khắc, yêu cầu quá sức 1,73 1,10 - Không hợp tác được với giảng viên trong và sau giờ
học 1,73
1,73 1,04
- Không hòa nhập,xung đột, không hợp tác được với bạn bè trong lớp 1,61
1,61 1,20
- Sự cạnh tranh cao trong học tập 1,90 1,11
- Áp lực, kỳ vọng từ gia đình 2,11 1,24
- Sự tham gia của các thành viên trong việc làm bài tập nhóm
2,00 1,19
Bản thân 1,83
- Kỳ vọng đối với bản thân 2,45 1,09
- Cảm thấy không có mục đích học và không yêu thích việc học.
1,83 1,11
- Đang theo học ngành mình không ưa thích 1,71 1,23
- Cảm thấy không có năng lực học tập (luôn lo sợ thầy cô gọi trả lời, sợ kiểm tra, thi cử…)
1,65 1,15
- Do rụt rè, nhút nhát 1.52 1,17
Trung bình chung 1,90 1,07
Tổng thể nhìn chung thì sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội khá lo âu trong hoạt động học tập với ĐTB = 1,90 . Ở mức độ này, việc sử dụng tốt các kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu sẽ mang lại kết quả tích cực, ngược lại những sinh viên không biết cách quản lý cảm xúc của mình dễ khiến cho tình trạng lo âu ngày càng nghiêm trọng và tiêu cực hơn.
Nhìn vào bảng số 3.1, có thể thấy vấn đề kiểm tra, thi cử là tác nhân gây ra cảm xúc lo âu trong học tập của sinh viên cao nhất, với ĐTB = 2.0; ĐLC = 1,12. Trong đó có: Áp lực từ việc kiểm tra, đánh giá về chuyên cần, thái độ của giảng viên (ĐTB = 1,84), Kiểm tra, thi cử không đạt kết quả tốt (ĐTB = 2,20), Lịch thi dày đặc và thiếu thời gian ôn tập (ĐTB = 2,00). Chia sẻ về vấn đề này, bạn N.T.A chia sẻ: “Mình thấy lịch thi ở trường khá dày và mình không có đủ thời gian để chuẩn bị, đặc biệt là các tuần có bài tập nhóm hoặc bài tập cá nhân, mình thường xuyên phải thức khuya mới có thời gian ôn tập dẫn đến khá là stress, dẫn đến nhiều bài kiểm tra mình không đạt được kết quả như mong đợi nên càng chán nản hơn”. Ngoài ra việc đánh giá điểm của giảng viên trong một số trường hợp không chính xác hoặc giảng viên có những lời lẽ khó nghe, thái độ không tốt với sinh viên cũng là nguyên nhân làm cho sinh viên xuất hiện sự lo âu trong học tập.
Về tác nhân chương trình học tập (ĐTB = 1,98) trong đó do, khối lượng kiến thức lớn, trừu tượng và gây khó hiểu (ĐTB = 2,29) là nguyên nhân khiến sinh viên lo âu nhiều nhất, kiến thức đại học là hệ thống các tri thức liên quan đến chuyên ngành, với khối lượng kiến thức lớn, việc khó thích nghi với yêu
cầu học tập ngày càng cao khiến cho sinh viên trở nên hoang mang và lo lắng, do đó tác nhân yêu cầu, nhiệm vụ học tập vượt quá khả năng của bản thân (ĐTB = 2,00) cũng khiến cho tình trạng lo âu của sinh viên trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, việc không cân bằng được thời gian cho học tập và các hoạt động khác (ĐTB = 2,05) và lịch học dày đặc (ĐTB = 1,83) cũng là nguyên nhân làm cho sinh viên khá lo âu. Đối với lứa tuổi sinh viên, ngoài hoạt động học tập, các em còn có nhiều nhu cầu khác. Chẳng hạn, nhiều em đã tìm kiếm việc làm thêm để trang trải cuộc sống và rèn luyện bản thân hay nhu cầu tình cảm đặc biệt, yêu đương cũng là một trong những vấn đề các em quan tâm. Vì không cân bằng được việc học tập với các hoạt động khác nên làm nảy sinh cảm xúc lo âu. Bạn N. A.D. cho biết: “Gia đình mình không thuộc dạng có điều kiện nên mình phải tranh thủ đi làm thêm, mình làm bán thời gian cho một tiệm bánh, vì lịch học trường mình khá dày và hay bị trống giữa các tiết nên mình khó sắp xếp buổi đi làm nên mình thường phải dậy sớm và làm khuya nên khó cân bằng giữa việc đi học và làm, điều này khiến mình rất căng thẳng”. Do đó, sinh viên cần phải nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của hoạt động học tập, biết cân bằng nhu cầu về các hoạt động của bản thân, trong đó cần lấy việc học như là động lực thúc đẩy các hoạt động khác và xem các hoạt động khác là trải nghiệm thúc đẩy học tập. Vấn đề bài tập nhóm quá nhiều, nội dung quá khó (ĐTB = 1,99) cũng khiến cho sinh viên lo âu đáng kể, không giống như ở trung học phổ thông, chương trình đại học đòi hỏi việc làm bài tập nhóm phải có sự phối hợp cao và khối lượng kiến thức lớn, nội dung không hề dễ dẫn đến một bộ phận sinh viên khó thích nghi với hình thức làm bài tập này. Sinh viên cũng cho biết rằng mình buộc phải học môn mình không thích (ĐTB = 1,84) làm cho mình mất dần sự hứng thú trong học tập. Quan trọng nhất trong tác nhân này là nội dung không có chương trình giảng dạy về kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu (ĐTB = 1,85), sinh viên không được trang bị các
kỹ năng để làm chủ cảm xúc trước các nỗi lo âu đang ập đến khiến cho tình trạng lo âu ngày càng nghiêm trọng hơn.
Tiếp theo là nhóm tác nhân phương pháp, phương tiện học tập (ĐTB = 1,85) cũng khiến sinh viên khá lo âu. Có thể kể đến Phương pháp tiếp thu bài trên lớp chưa hiệu quả (ĐTB = 2,02) hoặc Không thể tập trung khi học (ĐTB = 2,10). Chia sẻ của một bạn sinh viên qua phỏng vấn: “Mình cảm thấy lạc lõng khi ở trên lớp, mình nghe không hiểu chút nào, mình đã cố gắng ghi chép bài và nghe chăm chú nhưng không đọng lại được chút kiến thức nào. Ở nhà mình cũng chủ động tắt thông báo điện thoại, không động vào mạng xã hội trong khi học nhưng mình vẫn không thể tập trung học được, điều này khiến mình rất căng thẳng”. Sinh viên cũng gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng công nghệ thông tin (đăng ký môn học, xem lại lịch thi, khai thác tài liệu …) (ĐTB = 1,71), bạn T.K.H cho biết: “Mình gặp rất nhiều khó khăn trong việc đăng ký tín chỉ ở trường, website của trường vào lúc đăng ký luôn gặp vấn đề, có khi mình phải đợi đến tận hôm sau mới đăng ký được và phải học những môn mình không thích”. Thông qua khảo sát và phỏng vấn sâu sinh viên, đa số cảm xúc lo âu ở nội dung này đều bắt nguồn từ việc đăng ký môn học, có thể lí giải rằng mỗi mùa đăng ký môn học thì hàng nghìn sinh viên truy cập vào trang thông tin cùng một lần gây ra hiện tượng tắc nghẽn mạng và không vào được khiến cho sinh viên không may lỡ mất lớp mà mình muốn học. Sinh viên gặp nhiều vấn đề với việc học tập khi mà kỹ năng tự học chưa hiệu quả (khó khăn khi làm việc độc lập với sách và tài liệu) (ĐTB = 1,91), một số bộ phận sinh viên còn khá thụ động trong việc tự mình nghiên cứu các vấn đề với sách và tài liệu, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tiếp thu bài không tốt, thi cử không được như kỳ vọng dẫn đến cảm xúc lo âu.
Cũng giống như tác nhân trên, nhóm tác nhân liên quan đến các mối quan hệ (thầy cô, cha mẹ, bạn bè) (ĐTB = 1,85), trong đó tác nhân áp lực, kỳ vọng từ gia đình (ĐTB = 2,14) là nguyên nhân gây lo âu nhiều nhất. Trên thực
tế cha mẹ nào cũng muốn con mình được thành công, tuy nhiên sự kỳ vọng đó thông qua cách thể hiện lại vô hình trở thành áp lực đè nặng lên vai người con, bên cạnh việc học tập đã quá căng thẳng khiến tình trạng lo âu ngày càng tồi tệ hơn. Vấn đề Sự tham gia của các thành viên trong việc làm bài tập nhóm (ĐTB = 2,00) cũng là khiến cho sinh viên lo khá lo âu, việc phải làm phần bài tập của các thành viên hoặc trong nhóm có sự xung đột khó giải quyết trong khi bài tập nhóm có nội dung khó khiến cho sinh viên chán nản và lo âu.Trong mối quan hệ với thầy cô, bạn bè, mặc dù sự tác động không mạnh mẽ nhưng cũng gây những lo âu nhất định cho sinh viên như: “giảng viên nghiêm khắc, yêu cầu quá sức” (ĐTB = 1,73); “không hợp tác được với giảng viên trong và sau giờ học” (ĐTB = 1,73) hay “sự cạnh tranh cao trong học tập” (ĐTB = 1,90). Để đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường, giảng viên luôn đề ra những yêu cầu cho người học. Hơn nữa, môi trường học tập đại học là nơi tập trung những nhân vật ưu tú, đã được sàng lọc qua các kỳ thi nghiêm ngặt nên tính cạnh tranh trong học tập diễn ra rất lớn. Vì thế, để giảm bớt lo âu cho sinh viên, giảng viên cần có sự động viên một cách có mục đích đối với sinh viên trong quá trình giảng dạy và cần phải có sự chỉ dẫn cần thiết nhưng không áp đặt. Bên cạnh đó, mỗi sinh viên phải nỗ lực hết mình cùng với sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè để cố gắng học tập tốt hơn.
Cuối cùng là nhóm tác nhân liên quan đến bản thân sinh viên. Nguyên nhân chủ quan cơ bản gây nên cảm xúc lo âu trong học tập của sinh viên là do xác định mục tiêu học tập không rõ ràng, đánh giá về năng lực học tập của bản thân không chính xác… theo Burnett và Fanshawe (1997), Hamaideh (2009) [78][103]. Trong nhóm tác nhân này thì tác nhân kỳ vọng của bản thân có điểm cao hơn hẳn các tác nhân còn lại (ĐTB = 2,45), việc đặt ra mục tiêu là rất tốt nhưng nếu mục tiêu quá cao và xa rời thực tiễn sẽ khiến cho sinh viên dễ rơi vào lo âu và chán nản khi mục tiêu không được thực hiện. Kế đến là vấn đề cảm thấy: không có mục đích học và không yêu thích việc học (ĐTB = 1,83)
và đang theo học ngành mình không ưa thích (ĐTB = 1,71). Có nhiều trường hợp sinh viên đi học chỉ vì theo ý muốn của cha mẹ mà không thực sự yêu thích ngành học và không tìm thấy động lực học tập khiến họ cảm thấy bơ vơ, khi đấy các nỗi lo âu trong việc học tập sẽ xuất hiện trong các sinh viên này.
Bạn L.A.D. chia sẻ: “Mình rất thích học Y nhưng bố mẹ bắt mình phải học Luật, bây giờ mình học mà không biết tương lai mình sẽ làm gì và mình cũng không hề thích việc học này chút nào, mình muốn nghỉ học thôi, mình rất chán nản”.
Xuất hiện hiện tượng sinh viên cảm thấy không có năng lực học tập (luôn lo sợ thầy cô gọi trả lời, sợ kiểm tra, thi cử…) (ĐTB = 1,65), và do rụt rè, nhút nhát (ĐTB = 1,52), điều này xuất phát từ chính bản thân sinh viên không dám đối mặt trực tiếp với chuyện học tập của mình mà luôn tìm cách tránh né, điều này khiến cho tâm lý sinh viên không thể vững vàng mỗi khi nỗi lo âu ập đến. Để giải quyết vấn đề này, sinh viên cần tự đánh giá đúng đắn khả năng của chính bản thân, qua đó đề ra kế hoạch học tập và xác định cho mình những mục tiêu thật cụ thể với những biện pháp thiết thực. Bên cạnh đó còn phải rèn luyện khả năng tự tin, dám đối mặt với những câu hỏi và bài tập của giảng viên.
Tóm lại, sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội có cảm xúc lo âu trong hoạt động hoạt tập do nhiều nguyên nhân, trong đó nhóm tác nhân “kiểm tra, thi cử” gây ra lo âu nhiều hơn cả. Vì vậy cần phải giải quyết tận gốc rễ của vấn vấn đề bằng việc nâng cao kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu cho sinh viên, trong đó cần quan tâm nhiều đến vấn đề kiểm tra, thi cử.