Cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên

Một phần của tài liệu Đề tài kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt Động học tập của sinh viên t Đại học luật hà nội (Trang 24 - 28)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC LO ÂU TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

1.5. Lý luận về cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên

1.5.3. Cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên

Dựa vào những khái niệm: cảm xúc, cảm xúc lo âu, sinh viên và hoạt động học tập của sinh viên, chúng tôi cho rằng: “Cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập là một loại cảm xúc âm tính, là thái độ thể hiện sự rung cảm tiêu cực của sinh viên trước các tình huống học tập mà sinh viên cảm nhận là khó khăn, áp lực.”

1.5.3.2. Biểu hiện của cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên Qua nhiều thập kỷ nghiên cứu về lo âu trong hoạt động học tập, một khái niệm đa chiều về lo âu trong hoạt động học tập đã được thừa nhận rộng rãi: Lo âu trong hoạt động học tập là một hiện tượng phức tạp bao gồm nhiều triệu chứng, trong đó hai thành phần chính của trạng thái lo âu được nhấn mạnh đó là nhận thức và cảm xúc, thường được gọi lo lắng và xúc động. Lo lắng bao gồm nhận thức, đánh giá về tình huống và hậu quả của sự thất bại, trong khi xúc động bao gồm phản ứng tự trị sinh lý trước một tình huống (Liebert và Morris, 1967) [42].

Khía cạnh nhận thức của cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập biểu hiện như: hay quên, nhầm lẫn, kém minh mẫn trong học tập; tiếp thu bài học chậm, khó vào; đầu óc khó tập trung vào việc học; khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát vấn đề kém… Theo Whitaker Sena, Lowe và Lee (2007), khi lo âu trong các tình huống học tập làm nhận thức tắc nghẽn, phá vỡ khả năng suy nghĩ hoặc khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Các tác giả nhấn mạnh rằng, lo âu ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của bộ nhớ và ảnh hưởng đến xử lý thông tin trước các tình huống học tập mà đòi hỏi có một trí nhớ tốt [44]

Khía cạnh cảm xúc của lo âu học tập là những phản ứng sinh lý, có thể bao gồm cảm giác như tăng nhịp tim, chóng mặt, buồn nôn hoặc hoảng loạn (Morris, Davis và Hutchings, 1981) [43]. Người học thấy bi quan về việc học tập ở tương lai; thấy buồn chán, mất tự tin và không hy vọng vào sự thay đổi;

cảm thấy chán chường, thất vọng về việc học tập; không thấy hứng thú với việc học tập; sợ thầy cô giáo; sợ kiểm tra và thi cử; thấy tự ti, nhút nhát, khép nép trước bạn bè, thầy cô; thấy lạc lõng, lo lắng, áp lực và căng thẳng; nhìn thấy sách vở là mệt mỏi và buồn chán; có thái độ lãnh đạm và thờ ơ đối với việc học…

Ngoài nhận thức và cảm xúc, một thành phần biểu hiện của trải nghiệm lo âu trong học tập cũng đã được thừa nhận, đó là mặt hành vi như sự trì hoãn và né tránh (Paulman và Kennelly, 1984; Zeidner, 1998) [33][41]

1.5.3.3. Nguyên nhân gây ra cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên

Nhiều người nghĩ về việc học đại học như một khoảng thời gian kỳ diệu của những trải nghiệm mới, tự do để khám phá những ý tưởng mới và tìm thấy con người thật của mình. Tuy nhiên, sự tác động từ những mối quan hệ xung quanh và những suy nghĩ về việc học tập và bắt kịp tiến độ ở trường lớp khiến cho nhiều sinh viên không tránh khỏi sự lo âu, căng thẳng.

Chúng ta có thể cùng xem xét những yếu tố ảnh hưởng sau:

- Kiểm tra, thi cử

Ngành luật yêu cầu trí nhớ và kĩ năng hiểu biết về lĩnh vực là rất lớn.

Vậy nên thay vì thi cử một cách thông thường như bao trường khác, thì mỗi năm Đại học Luật Hà Nội lại tiến hành cải tiến và mở rộng hình thức thi của các môn chuyên ngành bằng cách cho sinh viên trải qua kì thi vấn đáp. Số môn vấn đáp được tăng lên theo các khoá học, và đối diễn với kì thi này yêu cầu sinh viên phải có quá trình học tập nghiêm túc và cực kì chăm chỉ. Nhưng đâu phải sinh viên nào cũng tự giác ý thức ngay từ đầu, đa số thường mắc phải hành vi “nước đến chân mới nhảy” vì vậy nên càng sát ngày thi sự lo lắng càng dâng cao và khiến các bạn trở nên mất bình tĩnh. Vậy nên đã là sinh viên trường Luật chúng ta nên học cách thích nghi linh hoạt và cải thiện được thói quen xấu là không có sự chủ động trong việc học. Nếu mọi thứ đều có sự chuẩn bị và nghiêm túc thì đâu diễn ra những nỗi lo không đáng có!

- Chương trình học tập

Lịch trình học tập ở trường không quá dày nhưng lịch thi và kiến thức của nó lại gần như khá nặng, để có thể phân bổ được thời gian hợp lý thì sinh viên cần chia ra khi nào cần học môn này và khi nào cần tăng cường học môn khác. Thời gian rảnh sinh viên nên dành thời gian ôn lại kiến thức cũ, tránh để cho có hôm full lịch học còn có ngày thì không có môn nào hay có hôm lịch học lại cách tiết dẫn đến việc nghỉ ngơi của sinh viên có nhiều khó khăn.

- Phương pháp, phương tiện học tập

Có thể là những phương pháp chưa đủ phù hợp, còn nhiều hạn chế.

Thiếu phương tiện cần thiết cho việc học và cũng chưa thực sự biết cách áp dụng các phương pháp ấy vào như thế nào và thời gian nào là đúng đắn và hợp lý.

- Các mối quan hệ

Xuất phát đều là những sinh viên xa quê, thậm chí có những bạn không cùng quê nhưng học với nhau. Việc làm quen và trở nên thân thiết vốn đã khó, để hợp và chơi thân với nhau còn khó hơn. Do vậy các bạn sinh viên cũng sẽ thấy hơi choáng ngợp vì bước vào và tiếp xúc với một môi trường mới, một mối quan hệ mới. Việc ấy là không hiếm trong các môi trường Đại học, tuy nhiên các bạn sinh viên có thể từ từ tiếp cận dần dần để bản thân thấy thoải mái, hoà nhập với cộng đồng từ đó có thể dễ dàng kiếm cho mình 1 người bạn hay những mối quan hệ đáng tin cậy và tin tưởng hơn.

- Bản thân

Bản thân quá tiêu cực hoặc quá tích cực đôi khi cũng là điều không tốt, sinh viên nên biết cách cân bằng để tránh rơi vào tình trạng khi thì tâm trạng quá vui khi lại rơi xuống mức tụt dốc. Việc đó cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến vấn đề lo âu của sinh viên

1.5.3.4. Tác động của cảm xúc lo âu đến với đời sống học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày của sinh viên.

Lo lắng quá mức là vấn đề thường gặp của con người trong thời đại hiện nay. Nó không chỉ ảnh hưởng về mặt tinh thần mà còn gây các tác hại đối với thể chất, làm tăng nguy cơ lam dụng các chất kích thích (trong trường hợp tiêu cực nhất) và thuốc an thần, dẫn đến các rối loạn không đáng có xảy ra.

Dựa trên đánh giá và phân tích, chúng tôi đã chia các tác động mà cảm xúc lo âu đem đến làm 2 phần: Tác động tích cực và tác động tiêu tiêu cực

- Đối với tác động tiêu cực

Người bị lo âu quá mức thường thực hiện các hành động lặp đi lặp lại, dễ có suy nghĩ và hành động làm tổn thương bản thân. Những hành vi cưỡng chế phổ biến bao gồm thói quen rửa tay, cắn móng tay, đếm hoặc kiểm tra thứ gì đó. Những nỗi ám ảnh phổ biến bao gồm thái độ hung hăng và nhu cầu

được đối xử tốt. Bên cạnh đó việc lo âu quá mức còn làm rối loạn căng thẳng, trầm cảm, stress mãn tính. Gây ra các vấn đề sức khỏe như rối loạn giấc ngủ, giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường, tiêu hóa. Giảm khả năng tập trung, hiệu suất làm việc. Giảm sự hạnh phúc và trải nghiệm cuộc sống.Một tác động dễ dàng nhận ra ở người hay lo lắng suy nghĩ, nhất là ở các sinh viên chính là bị các bệnh về da (chẳng hạn như mụn trứng cá hoặc bệnh chàm). Ở các bạn nữ biểu hiện của việc suy nghĩ lo lắng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Nhìn chung nếu như chúng ta không kiểm soát được trạng thái này và để nó hình thành thói quen xấu thì sẽ có những tác động rất xấu.

- Đối với ảnh hưởng tích cực

Trái lại với những người tiêu cực, thì việc lo âu cũng là động lực để cố gắng của những người tích cực. Nó thôi thúc khả năng làm việc và phấn phấn đấu đạt tới ngưỡng mà họ đặt ra trong cuộc sống. Với những người có khả năng làm chủ cảm xúc và cân bằng tốt, họ cần những lo để thúc đẩy sự chăm chỉ hơn. Đối với sinh viên cũng vậy, đôi khi việc nhìn thấy bạn bè chăm chỉ và cấp tốc học tập, sẽ làm cho những người ít chăm hơn bị tác động và họ trở nên cố gắng hơn nữa.

Một phần của tài liệu Đề tài kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt Động học tập của sinh viên t Đại học luật hà nội (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)