CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC LO ÂU TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC LO ÂU TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
3.2. Thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của
3.2.2. Biểu hiện của kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập tập của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội
3.2.2.1. Tần suất sử dụng kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu tích cực
Nhóm kỹ năng này thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của sinh viên trong việc giải quyết cốt lõi vấn đề gây nên cảm xúc lo âu của mình với những định hướng và động cơ rõ ràng, điều này mang đến sự cải thiện tích cực trong đời sống, sức khỏe tinh thần của sinh viên.
Dựa trên bảng số liệu, trong số các kỹ năng, kỹ năng xây dựng kế hoạch hành động tích cực được sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội sử dụng nhiều nhất (ĐTB = 2,07), trong đó có một số kỹ năng được thực hiện ở mức khá, tương đối thuần thục: phân tích tình huống để đề ra hành động khả thi (ĐTB = 2,23), quyết tâm nỗ lực vượt qua cảm xúc lo âu đang xảy ra (ĐTB = 2,13).
Tiếp đến là các kỹ năng theo hướng khuyến khích bản thân suy nghĩ tích cực (ĐTB = 1,97) cũng được sinh viên sử dụng ở mức độ khá thuần thục với các biện pháp riêng lẻ như: suy nghĩ rằng nhiều người còn có khó khăn trong học tập hơn để thấy rằng lo âu của bản thân là không đáng có (ĐTB = 2,11) nghĩ rằng sẽ kiểm soát được cảm xúc lo âu nếu bản thân biết cách kiểm soát nó và nghĩ rằng lo âu làm cho tôi tích cực hơn trong học tập (ĐTB = 1,89) cuối cùng là tin rằng chính trải nghiệm với những cảm xúc lo âu làm tôi có những kinh nghiệm quý báu để đối mặt với nó trong học tập (ĐTB = 1,86). Đây được xem là những kỹ năng có tác dụng thay đổi nhận thức của sinh viên theo chiều hướng lạc quan, cùng là một môi trường, hoàn cảnh như nhau nhưng cách suy nghĩ của mỗi người chính là yếu tố quyết định cho đời sống tâm thần của họ, những suy nghĩ tiêu cực, không khách quan là vấn đề chính gây nên cảm xúc lo âu, tiêu cực. Vì vậy việc rèn luyện khả năng suy nghĩ tích cực, điều chỉnh cảm xúc lo âu là điều rất quan trọng để có thể thoát khỏi nó. Bạn D.M.L chia sẻ: “Bất cứ khi nào mình thấy chán nản hoặc thất vọng, mình thường nghĩ đến những người ngoài kia còn khó khăn hơn nhiều, thế là mình lại tiếp tục học và nghĩ rằng nỗi khó khăn của mình chưa là gì cả”.
Như vậy, hai nhóm kỹ năng “xây dựng kế hoạch hành động” và “khuyến khích bản thân suy nghĩ tích cực” có thể được xem mang lại nhiều hiệu quả, làm giảm mức độ lo âu triệt để nhất thông qua những nỗ lực, trực tiếp loại bỏ các tác nhân gây lo âu và nhìn nhận chúng một cách tích cực hơn. Tuy nhiên, sinh viên sử dụng các kỹ năng quản lý này chưa nhiều, với tần suất dao động ở mức “thỉnh thoảng” đến “thường xuyên”. Để nâng cao, cải thiện kỹ năng quản
lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập cho sinh viên thì việc đầu tiên cần thực hiện là tác động đến nhận thức và rèn luyện cho sinh viên điều chỉnh nhận thức, sau đó mới đến các hành động thực tiễn, bởi vì “nhận thức có thông thì hành động mới đúng”.
Sinh viên tìm đến kỹ năng “tìm kiếm sự hỗ trợ” bởi khi được lắng nghe và cho lời khuyên thì có thể giúp sinh viên vượt qua những cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập. “Tìm kiếm sự hỗ trợ” được sinh viên thực hiện dao động từ mức trung bình đến yếu. Trong đó sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội sử dụng ít nhất là “thảo luận với bạn bè có chung cảm xúc lo âu về vấn đề học tập để tìm kiếm sự đồng cảm, chia sẻ” (ĐTB = 1,50) . Bạn L.T.M chia sẻ:
“Mình ít khi chia sẻ với bạn bè lắm, mình khá ngại khi để cho các bạn biết về vấn đề của mình, mình sợ bị cười chê”. Tìm đến những người hiểu rõ về những lo âu của tôi (gia đình, thầy cô, bạn bè…) để họ cho biết những gì tốt nhất nên làm cũng được sinh viên sử dụng ở mức khá (ĐTB = 1,97), bên cạnh đó, tuy không nhiều nhưng vẫn có bộ phận sinh viên sử dụng các biện pháp tâm linh để tìm thấy sự thanh thản, cầu nguyện, ăn chay, đi chùa, nhà thờ…
để tìm kiếm sự thanh thản (ĐTB = 1,51), nhân dân ta được tự do tín ngưỡng nên có nhiều sinh viên bị ảnh hưởng nhiều bởi đời sống tâm linh, khi đến với tôn giáo, nhiều mối lo âu có thể được rũ bỏ, tuy nhiên chỉ có tác dụng nhất thời mà không giải quyết được cốt lõi của vấn đề. Điều đáng chú ý ở đây là biện pháp được sinh viên sử dụng nhiều nhất là nhờ trợ giúp của chuyên gia (chuyên viên tư vấn ở trường, tổng đài tư vấn…) (ĐTB = 2,25), điều này có thể cho thấy rằng sinh viên đã có xu hướng tìm đến các dịch vụ tư vấn tâm lý. Để nâng cao kỹ năng năng quản lý cảm xúc lo âu cần khuyến khích sinh viên cởi mở, chủ động hơn trong việc tìm kiếm các chỗ dựa xã hội.
Bảng 3.4. Mức độ thực hiện nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu tích cực
Biểu hiện của nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu tích cực TB ĐLC
KHUYẾN KHÍCH BẢN THÂN SUY NGHĨ TÍCH CỰC 1,96 1,09
Tôi nghĩ rằng, nhiều người có những khó khăn trong học tập hơn tôi để thấy lo âu của bản thân là không đáng có.
2,11 1,01
Tôi nghĩ rằng tôi sẽ được giải quyết được cảm xúc lo âu nếu bản thân biết cách kiểm soát nó.
1,89 1,13
Tôi nghĩ rằng lo âu làm cho tôi tích cực hơn trong học tập. 1,89 1,05 Tôi tin rằng chính trải nghiệm với những cảm xúc lo âu làm tôi
có những kinh nghiệm quý báu để đối mặt với nó trong học tập.
1,86 1,12
Tôi loại nỗi lo âu ra khỏi đầu óc; tôi cố gắng không suy nghĩ quá nhiều về nó.
2,08 1,13
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TÍCH CỰC 2,06 1,13 Tôi suy nghĩ xem tác nhân nào từ hoạt động học tập làm mình
lo âu.
2,05 1,17
Tôi phân tích tình huống để đề ra những hành động khả thi. 2,23 1,14 Tôi sắp xếp lại việc học tập của mình và ưu tiên những việc cần
phải giải quyết ngay.
1,89 1,10
Tôi quyết tâm nỗ lực vượt qua cảm xúc lo âu đang xảy ra. 2,13 1,13 Tôi tham gia vào các câu lạc bộ học tập, diễn đàn để trao đổi về
cách quản lý cảm xúc lo âu và học tập.
2,02 1,12
TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ 1,81 1,20 Tôi tìm đến những người hiểu rõ về những lo âu của tôi (gia
đình, thầy cô, bạn bè…) để họ cho biết những gì tốt nhất nên làm.
1,97 1,26
Tôi thảo luận với bạn bè có chung cảm xúc lo âu về vấn đề học tập như tôi để tìm kiếm sự đồng cảm, chia sẻ.
1,50 1,23
Tôi nhờ trợ giúp của chuyên gia (chuyên viên tư vấn ở trường, tổng đài tư vấn…).
2,25 1,19
Tôi cầu nguyện, ăn chay, đi chùa, nhà thờ… để tìm kiếm sự thanh thản
1,51 1,15
3.2.2.2. Tần suất sử dụng kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trung tính
So với 2 nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu tiêu cực và tích cực thì nhóm kỹ năng này thể hiện sự thuyên giảm, điều chỉnh hành vi có mức độ nhất định.
Điều đó diễn ra ở phạm vi không quá tốt cũng như không quá hạn chế của sinh viên trong việc giải quyết phần nào vấn đề gây nên cảm xúc lo âu của mình.Với những cách thức làm phân tán, di chuyển những nỗi lo âu đó sang việc khác đã làm cho sinh viên tránh được những suy nghĩ quá tiêu cực và có thể điều chỉnh trạng thái tâm lý đáng kể.
Dựa trên bảng số liệu, trong số các kỹ năng, kỹ năng thư giãn giải trí được sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội sử dụng nhiều nhất (ĐTB = 2,19), trong đó có một số kỹ năng được thực hiện ở mức khá, tương đối thuần thục:
tôi đi gội đầu dưỡng sinh, ăn uống, đi lang thang, mua sắm…(ĐTB = 2,32), tôi tìm cách thư giãn như: hít thở sâu, đọc sách, hát, chơi nhạc cụ, xem tivi để lấy lại trạng thái căng thẳng (ĐTB = 2,22).
Tiếp đến là các kỹ năng theo hướng di chuyển trọng tâm chú ý (ĐTB = 1,99) cũng được sinh viên sử dụng ở mức độ khá thuần thục với các biện pháp riêng lẻ như: tôi bỏ đi chỗ khác, lảng tránh nỗi lo âu của mình (ĐTB = 2,24);
Tôi nói những lời hài hước nhằm giảm nhẹ cảm xúc lo âu đang xâm chiếm trong tôi(ĐTB = 2,13) cuối cùng là tôi loại nỗi lo âu ra khỏi đầu óc; tôi cố gắng không suy nghĩ quá nhiều về nó (ĐTB = 2,08). Đây được xem là những kỹ năng có tác dụng di chuyển sự chú ý của sinh viên theo chiều hướng tốt lên, cùng là một hoàn cảnh như nhau nhưng cách suy nghĩ của mỗi người chính là yếu tố quyết định cho đời sống tâm thần của họ, những suy nghĩ tiêu cực, không khách quan là vấn đề chính gây nên cảm xúc lo âu, tiêu cực. Vì vậy việc rèn
luyện khả năng suy nghĩ tích cực, điều chỉnh cảm xúc lo âu là điều rất quan trọng để có thể thoát khỏi nó.
Như vậy, bên cạnh nhóm kỹ năng “thư giãn giải trí” chiếm tỉ lệ cao nhất thì 2 nhóm kĩ năng còn lại đều chiếm tỉ lệ gần như bằng nhau, cũng có thể được xem mang lại nhiều hiệu quả, làm giảm mức độ lo đáng kể thông qua những nỗ lực, biện pháp loại bỏ các tác nhân gây lo âu và nhìn nhận chúng một cách tích cực hơn. Sinh viên sử dụng các kỹ năng quản lý này ở mức đáng kể, với tần suất dao động ở mức “thường xuyên”. Để nâng cao, cải thiện kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập cho sinh viên thì việc đầu tiên cần thực hiện là tác động đến nhận thức, điều chỉnh nhận thức.
Bảng 3.5. Mức độ thực hiện nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trung tính
TB ĐLC
KIỀM CHẾ CẢM XÚC 1,98 1,20
Tôi im lặng, kìm và tiếp tục công việc của mình. 1,82 1,16 Tôi cố gắng làm một điều gì đó (hít thở sâu, đếm, cầu
nguyện…) để kiểm soát cảm xúc lo âu của mình.
2,52 1,21
Tôi ngủ một giấc. 2,18 1,18
Tôi lấy bình tĩnh để kiềm chế cảm xúc lo âu của mình. 1,48 1,23 Tôi tìm chỗ vắng hét thật to để thấy thoải mái hơn. 1,92 1,20
DI CHUYỂN TRỌNG TÂM CHÚ Ý 1,99 1,08
Tôi nói những lời hài hước nhằm giảm nhẹ cảm xúc lo âu đang xâm chiếm trong tôi.
2,13 1,19
Tôi loại nỗi lo âu ra khỏi đầu óc; tôi cố gắng không suy nghĩ quá nhiều về nó.
2,08 1,13
Tôi chuyển sang chuyện khác để tránh đề cập đến vấn đề học tập đang làm tôi lo âu.
1.48 0,7
Tôi tập trung vào những việc khác để quên nỗi lo âu về vấn đề học tập của tôi.
2.05 1,12
Tôi bỏ đi chỗ khác, lảng tránh nỗi lo âu của mình 2,24 1,3 THƯ GIÃN GIẢI TRÍ 2,19 1,22 Tôi tìm cách thư giãn như: hít thở sâu, đọc sách, hát, chơi
nhạc cụ, xem tivi để lấy lại trạng thái thăng bằng.
2,22 1,20
Tôi đi gội đầu dưỡng sinh, ăn uống, đi lang thang, mua sắm…
2,32 1,23
Tôi chơi thể dục thể thao, ngồi thiền, tập yoga… 2,02 1,24 3.2.2.3. Tần suất sử dụng kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu tiêu cực
Nhóm kỹ năng này thể hiện những cách thức, hành động và xử lý tình huống của sinh viên trong việc ngăn chặn vấn đề gây nên cảm xúc lo âu của mình với những định hướng và động cơ nhằm trấn an bản thân và kiềm chế sự bộc phát quá mức, điều này cải thiện phần nào tâm lý lo âu của sinh viên nhưng cách giải quyết lại không được đánh giá cao , vì nó thể hiện rằng những nỗi lo ấy chi phối quá nhiều cảm xúc của sinh viên làm cho sinh viên có thể trở nên mất kiểm soát.
Dựa trên bảng số liệu, trong số các kỹ năng, kỹ năng tôi khóc lóc được sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội sử dụng nhiều nhất (ĐTB = 1,86), trong đó có một số kỹ năng được thực hiện ở mức khá, tương đối nhiều : Tôi cắm đầu vào xem phim, game, cờ bạc để quên đi lo âu trong học tập (ĐTB = 1,55), tôi đập phá đồ đạc hoặc bất cứ thứ gì (ĐTB = 1,51).
Tiếp đến là các kỹ năng theo hướng di chuyển cảm xúc (ĐTB = 1,13) cũng được sinh viên sử dụng ở mức độ trung bình với các biện pháp riêng lẻ như: Tôi chuyển sang chuyện khác; tập trung vào những việc khác để tránh đề cập đến vấn đề học tập đang làm tôi lo âu hoặc để quên nỗi lo âu về vấn đề học tập (ĐTB = 1,15); Tôi tưởng tượng đến những điều làm tôi dễ chịu để nỗi lo âu không có điều kiện bộc lộ (ĐTB = 1,11) cuối cùng là tôi cắm đầu vào xem ti phim, game, cờ bạc để quên đi nỗi lo âu trong học tập (ĐTB = 1,55). Đây
được xem là những kỹ năng có tác dụng làm giảm sự lo âu của những sinh viên quá mức hoặc đang tiêu cực, cùng là một môi trường, hoàn cảnh như nhau nhưng cách suy nghĩ của mỗi người chính là yếu tố quyết định cho đời sống tinh thần của họ, những suy nghĩ tiêu cực, không khách quan là vấn đề chính gây nên cảm xúc lo âu, tiêu cực. Vì vậy việc rèn luyện khả năng điều chỉnh cảm xúc, di chuyển cảm xúc và tìm kiếm công cụ đối phó tiêu cực là điều rất quan trọng để có thể thoát khỏi nó. Bạn L.T.N.L chia sẻ: “Mặc dù ngành học là do mình chọn, mình biết sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực, nhưng dù đã bốn năm rồi mà mỗi lần đến mùa thi cử thì mình lại cảm thấy chán nản và muốn nghỉ học”. Với chán nản và lo âu, tuy sắp ra trường nhưng L mới chỉ xếp loại trung bình. Điều này khiến cho gia đình L thấy thất vọng và cũng gia tăng nỗi lo âu của L.
Vì áp lực từ việc kiểm tra, thi cử mà dạo này L hay bị căng thẳng, không có cảm giác thoải mái, và cảm thấy mơ hồ về tương lai của mình, lúc không tự chủ được thì ném đồ đạc trong phòng
Để hạn chế hơn những cách cũng như kỹ năng tiêu cực mà sinh viên lựa chọn để giải tỏa nỗi lo lắng. Chúng tôi thiết nghĩ cần có biện pháp kịp thời để giúp cho một phần nào các bạn sinh viên tự chủ được và nghĩ ngay đến những suy nghĩ tích cực. Để nâng cao kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu cần khuyến khích sinh viên cởi mở, chủ động hơn trong việc tìm kiếm chỗ dựa, mở lòng với những biến đổi và lo lắng trong suy nghĩ của nhau để giúp cho các bạn sinh viên không đi vào những con đường không đúng đắn. Chỉ có vậy mới không để ai lâm vào tình trạng mất kiểm soát và bị stress quá mức.
Bảng 3.6. Mức độ thực hiện nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu tiêu cực
DI CHUYỂN CẢM XÚC, TÌM KIẾM CÔNG CỤ ĐỐI PHÓ TIÊU CỰC TB ĐLC
DI CHUYỂN CẢM XÚC 1,3
3 1,27
Tôi đập phá đồ đạc hoặc bất cứ thứ gì 1,1
5 1,36
Tôi khóc lóc. 1,5
5 1,38
Tôi cáu gắt với những người xung quanh (nổi giận, gây gổ, tranh cãi…).
1,1 1
1,16
Tôi tìm một việc gì đó làm quần quật để trút cảm xúc lo âu. 1,4 8
1,23
Tôi tìm chỗ vắng hét thật to để thấy thoải mái hơn. 1,3 6
1,23
TÌM KIẾM CÔNG CỤ ĐỐI PHÓ TIÊU CỰC 1,3
2 1,20
Tôi tìm đến rượu bia, thuốc lá hoặc chất kích thích để quên đi nỗi lo âu.
1,0 3
1,32
Tôi tụ tập với bạn bè (ăn nhậu, cờ bạc...). 1.0 8
1,25
Tôi ngủ một giấc. 2,5
1 1,21
Tôi cắm đầu vào xem phim, game, cờ bạc để quên đi lo âu trong học tập
1,5 5
1,38
Tôi dùng thuốc an thần 0.4 0,88
DI CHUYỂN CẢM XÚC, TÌM KIẾM CÔNG CỤ ĐỐI PHÓ TIÊU CỰC TB ĐLC
DI CHUYỂN CẢM XÚC 1,3
3 1,27
Tôi đập phá đồ đạc hoặc bất cứ thứ gì 1,1
5 1,36
Tôi khóc lóc. 1,5
5 1,38
Tôi cáu gắt với những người xung quanh (nổi giận, gây gổ, tranh cãi…).
1,1 1
1,16
Tôi tìm một việc gì đó làm quần quật để trút cảm xúc lo âu. 1,4 8
1,23
Tôi tìm chỗ vắng hét thật to để thấy thoải mái hơn. 1,3 6
1,23
TÌM KIẾM CÔNG CỤ ĐỐI PHÓ TIÊU CỰC 1,3
2 1,20
Tôi tìm đến rượu bia, thuốc lá hoặc chất kích thích để quên đi nỗi lo âu.
1,0 3
1,32
Tôi tụ tập với bạn bè (ăn nhậu, cờ bạc...). 1.0 8
1,25
3