CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC LO ÂU TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC LO ÂU TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
3.2. Thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của
3.2.3. Kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội theo các biến số
3.2.3.1. Kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu của sinh viên theo giới tính
Có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy nam nữ có sự khác biệt giữa việc sử dụng kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu. Tuy nhiên sự khác biệt này đang có chiều hướng suy giảm và không có sự thống nhất trong các nghiên cứu từ thập niên 90 của thế kỷ trước. Điều này khá phù hợp với sự thay đổi vai trò xã hội của từng giới và các áp lực từ cuộc sống hiện đại [31] [40].
Bảng 3.7. Kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên theo giới tính
Biểu hiện của kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong học tập
Nam Nữ t
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
Nhóm kỹ năng tích cực 2,40 0,68 2,66 0,67 2,48
Khuyến khích suy nghĩ tích cực 2,16 0,62 3,41 0,78 3,11 Xây dựng kế hoạch hành động 1,93 0,67 2,23 0,55 2,25
Tìm kiếm sự hỗ trợ 3,21 0,75 2,34 0,69 2,10
Nhóm kỹ năng trung tính 2,73 0,78 2,78 0,81 0,82 Di chuyển trọng tâm chú ý 2,74 0,78 2,78 0,79 0,12
Thư giãn, giải trí 3,23 0,78 3,44 0,79 1,45
Kiềm chế cảm xúc 2,22 0,77 2,32 0,82 0,89
Nhóm kỹ năng tiêu cực 1,95 0,66 1,43 0,65 2,00
Di chuyển cảm xúc 2,34 0,68 1,67 0,67 2,13
Tìm kiếm công cụ đối phó tiêu cực 1,56 0,64 1,38 0,62 1,88
Chung 2,36 0,70 2,40 0,71 1,76
Kết quả quả từ bảng trên nhìn chung cho thấy rằng sinh viên nữ thực hiện kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập cao hơn so với nam sinh viên. Ở nhóm kỹ năng tích cực và nhóm kỹ năng trung tính thì sinh viên nữ thực hiện cao hơn, trong khi đó sinh viên nam lại thực hiện nhóm kỹ năng tiêu cực nhiều hơn hẳn so với sinh viên nữ. Để lý giải cho điều này, giới nữ có xu hướng điềm đạm và dễ điều chỉnh cảm xúc hơn so với phái nam, trong khi đó phần lớn nam sinh viên khó có thể kiểm soát bản thân, nóng nảy hơn và có xu hướng tìm đến các biện pháp để có thể giải tỏa lo âu một cách tạm thời và nhanh chóng nhất.
Trong nhóm kỹ năng tích cực, chúng tôi thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa việc sử dụng cảm xúc lo âu giữa nam và nữ thông qua các nội dung khuyến khích bản thân suy nghĩ tích cực, xây dựng kế hoạch hành động. Phụ nữ Việt Nam ngày càng hiện đại và suy nghĩ tích cực để nâng cao giá trị của bản thân, nên họ có khả năng chịu áp lực lớn và dễ vạch ra kế hoạch cho mình hành động vượt ra khỏi gánh nặng cảm xúc. Bên cạnh đó, trong tìm kiếm sự hỗ trợ thì nữ lại ít sử dụng các biện pháp này, có thể lý giải được do phái nữ khá khép kín và điềm đạm nên khó chia sẻ, họ thường tự giải quyết vấn đề mà ít khi phải tìm đến sự hỗ trợ. Bạn M.T.L cho biết: “Mình không muốn chia sẻ sự khó khăn của mình mà mình lựa chọn cách giải quyết nó, và mình đã làm được, mình sợ bị người khác đánh giá lắm”.
Đối với nhóm kỹ năng trung tính, tất cả các nội dung bao gồm di chuyển trọng tâm chú ý, thư giãn giải trí, kiềm chế cảm xúc thì sinh viên nữ đều thực hiện tốt hơn sinh viên nam. Cụ thể, sinh viên nữ thường giải tỏa cảm xúc lo âu trong học tập thông qua những hình thức thư giãn, giải trí như: gội đầu dưỡng sinh, mua sắm…, đọc sách, xem tivi… ,viết nhật ký, facebook. Bạn N.N.A chia sẻ: “Mỗi khi bị stress thì mình thường đi mua sắm cho vơi đi sự lo âu của mình”. Đối với sinh viên nam thường sử dụng phương pháp pháp chơi thể thao, tuy không thể thực sự loại bỏ nỗi lo âu, nhưng vẫn cần khuyến khích
sinh viên tham gia vào nhiều hoạt động rèn luyện thể chất hơn, trong đó chú ý đến những loại hình phù hợp với sinh viên nữ.
Trong nhóm kỹ năng tiêu cực, nam có xu hướng sử dụng các kỹ năng tiêu cực nhiều hơn sinh viên nữ. Trước những tình huống gây lo âu trong học tập, sinh viên nữ thường khóc lóc cho vơi nỗi lo sợ. Bạn H.T.H.T cho biết: “Khi lo lắng quá mình chỉ muốn khóc thôi, nhiều lúc không thèm ăn uống gì”. Phan Thị Mai Hương (2007) cũng cho rằng, sự bộc lộ cảm xúc thái quá có thể khiến con người rơi vào tình trạng mất cân bằng tâm lý [9]. Đối với nội dung tìm kiếm công cụ đối phó tiêu cực, sinh viên nam thường tụ tập ăn nhậu và đập phá đồ đạc nhiều hơn hẳn so với sinh viên nữ.
Như vậy, có thể thấy trong nghiên cứu này, kết quả khảo sát cho thấy có sự khác biệt giữa việc sử dụng kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong học tập giữa hai giới tính. Để nâng cao kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập cho sinh viên cần xem xét đến đặc điểm giới tính.
3.2.3.2. Kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu của sinh viên theo năm học
Thông thường thì tuổi đời càng cao thì nhận thức và kỹ năng trong cuộc sống cũng cao hơn, tuy nhiên đối với sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội, sinh viên các khóa thường không có khoảng cách lớn về độ tuổi, nên trong khảo sát không thấy sự khác biệt đáng kể. Ở bảng 3.8 cho thấy sinh viên năm tư có xu hướng sử dụng nhóm kỹ năng tích cực nhiều hơn sinh viên các khóa còn lại, đồng thời cũng tìm đến nhóm kỹ năng tiêu cực chỉ xếp sau sinh viên năm ba.
Qua quá trình học tập và rèn luyện trong nhà trường và sự phát triển tâm sinh lý, sinh viên năm tư thường sẽ có nhiều kiến thức về chuyên môn cũng như kỹ năng về quản lý cảm xúc, họ cũng đúc kết được nhiều kinh nghiệm hơn thông qua việc va chạm với nhiều vấn đề trong học tập và cuộc sống, khi có được nhận thức đúng đắn thì hành động cũng sẽ mang tính lý trí
nhiều hơn. Cùng với đó, kinh nghiệm sống đã trở thành nền móng vững chắc giúp sinh viên trở nên kiên trì, vững chắc và sẵn sàng đối mặt với vấn đề. Vì thế, cùng ở trong một tình huống thì những sinh viên có trình độ kiến thức cao hơn, kinh nghiệm nhiều hơn có thể có cảm xúc lo âu thấp hơn do họ nhanh chóng tìm ra được phương án giải quyết khó khăn. Một phần kết quả của nghiên cứu này đã chứng minh được nhận định trên. Khi nảy sinh cảm xúc lo âu trong học tập, sinh viên khối năm thứ tư thường tìm đến biện pháp xây dựng kế hoạch hành động. Đồng thời, sinh viên khối năm thứ tư cũng tìm đến các sự hỗ trợ nhiều hơn so với sinh viên năm hai và năm ba. Dù sự khác biệt không đáng kể nhưng phần nào đã dự báo rằng, mối quan hệ giữa độ tuổi và sự phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập là một vấn đề phức tạp. Vì vậy, cần phải có nhiều công trình nghiên cứu hơn trong tương lai để làm sáng tỏ về vấn đề này.
Bảng 3.8. Kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên theo giới năm học
Biểu hiện của kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong học tập
ĐTB F
Năm 1 (1)
Năm 2 (2)
Năm 3 (3)
Năm 4 (4) Nhóm kỹ năng tích cực 1,92 1,80 1,90 1,98 2,0
6 Khuyến khích suy nghĩ tích cực 1,85 1,91 1,85 1,81 0,1
2 Xây dựng kế hoạch hành động 2,17 2,14 2,29 2,41 2,6
7
Tìm kiếm sự hỗ trợ 1,75 1,35 1,56 1,73 3,4
0 Nhóm kỹ năng trung tính 1,87 1,84 1,92 1,87 1,0
3
Di chuyển trọng tâm chú ý 1,65 1,85 1,87 1,75 0,6 6
Thư giãn, giải trí 2,35 2,03 1,96 2,01 1,8
1
Kiềm chế cảm xúc 1,61 1,64 1,94 1,84 0,6
1 Nhóm kỹ năng tiêu cực 0,90 0,89 0,93 0,91 1,2
4
Di chuyển cảm xúc 0,95 0,93 0.91 0.97 0,2
4 Tìm kiếm công cụ đối phó tiêu
cực
0,83 0.85 0.97 0.85 2,2 3
Chung 1,56 1,51 1,61 1,59 1,4
4 3.2.3.3. Kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu của sinh viên theo học lực
Bảng 3.9. Kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên theo học lực
Biểu hiện của kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong học tập
ĐTB F(2,
143 ) Xuất
sắc
Giỏi Khá Trung bình Nhóm kỹ năng tích cực 1,98 1,96 1,72 1,61 2,53 Khuyến khích suy nghĩ tích cực 2.04 2,01 1,73 1,65 2,33 Xây dựng kế hoạch hành động 2,37 2,26 1,85 1,74 1,78
Tìm kiếm sự hỗ trợ 1,54 1,61 1,59 1,44 3,45
Nhóm kỹ năng trung tính 1,85 1,79 1,71 1,56 0,53
Di chuyển trọng tâm chú ý 1,64 1,72 1,71 1,60 0,41
Thư giãn, giải trí 2,19 1,98 1,89 1,65 0,88
Kiềm chế cảm xúc 1,72 1,68 1,53 1,44 0,31
Nhóm kỹ năng tiêu cực 0,875 0,93 0,975 0,56 0,72
Di chuyển cảm xúc 0,88 0,94 1,10 0,83 0,99
Tìm kiếm công cụ đối phó tiêu cực
0,86 0,92 0,94 0,30 0,45
Chung 1,57 1,56 1,47 1,24 1,26
Căn cứ vào bảng số liệu 4.9 ta nhận thấy rằng, số lượng sinh viên có kết quả học tập Giỏi và Xuất sắc thường có kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu tốt hơn học sinh Khá và Trung bình. Trong một số trường hợp theo phỏng vấn của chúng tôi thì vẫn có sự ngược lại, tuy nhiên cũng không đáng kể.
Khi lượng kiến thức ngày một nhiều và phải cân bằng giữa việc học tập, thực tập và đi làm. Số sinh viên đạt loại Giỏi trở lên phải đối mặt với nhiều nỗi lo hơn. Họ phải bố trí thời gian, cân bằng bên cạnh đó là cố gắng luôn để kết quả học tập ở mức độ ổn nhất định. Đi đôi với nhiều nhiệm vụ trọng trách như vậy, nên sinh viên cũng dần hình thành nên các kỹ năng và thói quen điều chỉnh cảm xúc lo âu tốt hơn.
Họ rèn luyện cho mình được những kế hoạch hành động cụ thể, như chia sẻ của bạn N.T.P.T: “Vì mình có quá nhiều thứ phải tập trung và hoàn thành, nên khi thấy có 1 chuyện gì đó đang nhen nhói dần lên các nỗi lo thì mình sẽ ngay lập tức làm việc khác chứ không để nó chi phối thời gian của mình. Ai mà chẳng có nỗi lo, quan trọng là mình phải điều chỉnh được cảm xúc thì hành động mới tốt lên được” , sinh viên năm 4, Đại học Luật Hà Nội. Bên
cạnh việc học, các bạn còn tìm cho mình những chỗ vui chơi giải trí rất có hiệu quả mà ở điểm này các bạn có học lực Trung Bình, Khá lại nhỉnh hơn so với các bạn có học lực Giỏi trở lên. Xét trong nhóm kỹ năng quản lý tích cực, sinh viên có học lực càng cao kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu càng tốt. Cụ thể, sinh viên có học lực giỏi lựa chọn các kỹ năng quản cảm xúc lo âu như: “khuyến khích bản thân suy nghĩ tích cực”; “xây dựng kế hoạch hành động” và “tìm kiếm sự hỗ trợ” thường xuyên hơn so với sinh viên có học lực khá và trung bình trở xuống. Điều đó không khó để thấy trên các bài báo hoặc phương tiện truyền thông đại chúng, rằng là sinh viên giỏi bao giờ cũng là những bạn có ý chí nghị lực hơn người khác và sự chủ động về mặt cảm xúc các bạn ấy cũng làm tốt hơn.
Như vậy, có thể xuất phát từ việc sinh viên có học lực giỏi thường có khả năng giải quyết thành công vấn đề và kinh nghiệm thành công này khuyến khích sinh viên tiếp tục lựa chọn các kỹ năng quản lý tích cực. Ngược lại, với sinh viên có học lực không tốt, trải nghiệm thất bại trong việc giải quyết vấn đề làm các em thiếu tự tin vào bản thân, bi quan trong việc xem xét vấn đề, dẫn đến từ bỏ cố gắng giải quyết vấn đề. Vì thế, sự hỗ trợ ban đầu để giúp sinh viên giải quyết tốt vấn đề, từ đó có được kinh nghiệm thành công, tự tin hơn vào khả năng của bản thân, lạc quan hơn khi xem xét vấn đề là cần thiết.
Mặc dù gặp nhiều vấn đề trong học tập nhưng nhóm sinh viên này lại ít chủ động trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ bên ngoài. Chính vì vậy, thầy cô, bạn bè và gia đình không nên thụ động chờ các em ở nhóm này tự tìm đến để chia sẻ, xin ý kiến, nhờ giúp đỡ mà cần chủ động hơn trong việc cung cấp sự hỗ trợ, kết hợp với khuyến khích, động viên các em mạnh dạn hơn trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ.
Như vậy, chúng ta có thể suy luận rằng, kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập và năng lực học tập có mối quan hệ mật thiết. Rõ ràng sự cải thiện về kỹ năng quản lý cảm xúc tạo cho sinh viên có sự cân bằng
về tâm lý, nâng cao sức khỏe tinh thần để giúp sinh viên đạt được thành tích cao hơn trong học tập. Do đó, để nâng cao thành tích học tập, việc phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu cho sinh viên trước các tình huống khó khăn là điều cần phải quan tâm.
Từ sự phân tích về kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên Đại học Luật Hà Nội, chúng tôi có thể rút ra một số kết luận sau đây:
Thứ nhất, kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên chỉ đạt mức độ khá, nguyên nhân chính của thực trạng này là do sinh viên sử dụng nhiều kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu khác nhau, điều này cho thấy rằng, việc quản lý cảm xúc của sinh viên còn mang tính chất ngẫu nhiên, may rủi.
Thứ hai, mặc dù sinh viên sử dụng nhiều kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu khác nhau nhưng kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trung tính có khuynh hướng sử dụng nhiều hơn cả. Và nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu tiêu cực cần được cảnh báo. Đây là những kỹ năng chẳng những không giúp sinh viên giải quyết được khó khăn trong học tập mà còn mang lại nhiều tác hại về mặt sức khỏe tinh thần. Do đó, việc giúp sinh viên nhận ra ưu nhược điểm của các kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu là một trong những vấn đề cần được quan tâm.