1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỹ năng quản lí cảm xúc của giáo viên mầm non Đề tài biện pháp rèn kỹ năng quản lí cảm xúc của giáo viên mầm non

18 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kỹ Năng Quản Lý Cảm Xúc Của Giáo Viên Mầm Non
Tác giả Tran Thi Kim Hien
Người hướng dẫn Le Thi Thanh Sang
Trường học Trường Đại Học Đông Tháp
Chuyên ngành Giáo Dục Tiểu Học - Mầm Non
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đồng Tháp
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 3,72 MB

Nội dung

PHAN MO DAU Tổng quan về môn học Học phan ‘ 'Kỹ năng quản lý cảm xúc của giáo viên mâm non”, trang bị những kiến thức cơ bản về cảm xúc, trí tuệ cảm xúc, những yêu tô liên quan đến cảm

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG THÁP

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC - MÂM NON

TIỂU LUẬN

Học phần

KY NANG QUAN Li CAM XUC CUA GIAO VIEN MAM NON

DE TAI:

BIEN PHAP REN KY NANG QUAN Li CAM XUC

CUA GIAO VIEN MAM NON

MA HV: 5720470023 LOP: DHGDMN20-L3-VL Tran Thi Kim Hién GVHD: LE THI THANH SANG

DONG THAP, THANG 01 NAM 2022

Trang 2

ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN

Đồng Tháp, ngày tháng .năm 2022

(ky va ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên)

Trang 3

MỤC LỤC

Noi dung

2.1 Khái niệm cơ bản về giáo dục giới tính cho trẻ mâm non 3

2.2 Mục đích của giáo dục giới tính cho trẻ mầm non 4

2.3 Sự cần thiết của việc giáo dục giới tính cho trẻ mâm non 5

2.4 Vai trò của giáo viên trong việc lông ghép giới tính cho trẻ 5 mam nonn

2.5 Những nội dưng lông ghép gidi tinh cho tré mam non 6 2.6 Những thuận lợi và khó khăn trong việc lông ghép giới tính 9 cho trẻ mầm non

Trang 4

PHAN MO DAU Tổng quan về môn học

Học phan ‘ 'Kỹ năng quản lý cảm xúc của giáo viên mâm non”, trang bị những kiến thức cơ bản về cảm xúc, trí tuệ cảm xúc, những yêu tô liên quan đến cảm xúc Nhận diện được các loại cảm xúc khác nhau và hiểu được ý nghĩa của việc quản lí cảm xúc của bản thân trong giao tiếp, ứng xử và trong hoạt động sư phạm của GVMN Từ đó, giúp sinh viên

có các biện pháp rèn luyện, tu dưỡng dé co ki nang quản lí cảm xúc của bản thân, hình thành nhân cách người GVMN tương lai trong các môi quan hệ giao tiếp ở trường mầm non, dam bảo yêu cầu của Chuân GVMN

Tóm tắt nội dung đề tài

Trong đời sống tâm lý, tỉnh thần của con người, yêu tô xúc cảm, tình cảm chiềm một vị trí vô cùng quan trọng cảm xúc là một động lực giúp con người hoạt động, là một trong những nhân tố điều khiên hành vi và hoạt động của cá nhân Cảm xú đi đúng hướng

là sẽ động lực cho con người vươn lên, tìm tòi, sáng tạo Bên cạnh đó, nó cũng có thé

khiến nhận thức và hành động bị sai lệch, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm sinh lý cũng như

mối quan hệ xã hội khi cường độ quá mạnh Vincent Van Gogh đã khăng định “ Đừng

quên rằng các cảm xúc nhỏ bé là những lãnh đạo của cuộc đời ta Chúng khiến ta tuân

phục mà không hề nhận ra” [2] Vì vậy, quản lý cảm xúc là một trong những kỹ năng

quyết định sự thành công trong hoạt động của con người

Đối tượng trong hoạt động chăm sóc — giáo dục của người giáo viên mâm non chính

là trẻ lứa tuổi mầm non (dưới 6 tuôi) Có thê khẳng định, lứa tuôi mầm non là thời kỳ

phát triển đặc biệt quan trọng, nó chính là nen móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ Bên cạnh đó, trẻ mầm non là đối tượng non nớt cả về sức khoẻ thê chất lẫn tinh than va thiéu kha năng tự vệ Do đó, hoạt động sư phạm của giáo viên mam non 1a

một hoạt động đặc thù, khác biệt so với hoạt động sư phạm của giáo viên ở các cấp học, bậc học khác Nó đòi buộc người giáo viên mầm non phải tô chức các hoạt động chăm sóc và giáo dục cho phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuôi trẻ mầm non Đây là một thách thức không nhỏ đối với người giáo viên mâm non, điều này đòi hỏi giáo viên mầm non không chỉ có tình yêu trẻ nhỏ, công việc, đức hy sinh và dấn thân vì sự nghiệp giáo đục mam non mà còn đòi hỏi giáo viên mầm non phải có kỹ năng quản lý cảm xúc trong quá trỉnh chăm sóc giáo dục trẻ

Diễn biến phức tạp của hành vị bạo hành trẻ mầm non là một minh chứng cho thay

có một bộ phận giáo viên mầm non đang gặp khó khăn trong quản lý cảm xúc bản thân xuất hiện trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là những cảm xúc tiêu cực (như tức giận, lo lắng, sợ hãi, ghen ghét, đồ ky) Trước thực trạng này, ngày 26 thang 08 nam

2019 Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 12/2019/TT-BGDĐT vẻ Chương trình bồi

Trang 5

dưỡng thường xuyên giáo 2 viên mâm non, có hiệu lực từ ngày 12 tháng 10 năm 2019, trong đó quy định 5 tiêu chuân phải được bồi đưỡng thường xuyên cho GVMN và được

cụ thê hóa thành 35 module Năm tiêu chuân bao gồm: Tiêu chuan 1 - Pham chat nha giáo; Tiêu chuân 2 - Phát triên chuyên môn nghiệp vụ sư phạm; Tiêu chuẩn 3 - Xây đựng môi trường giáo dục; Tiêu chuẩn 4 - Phối hợp với gia đình và cộng đồng: Tiêu chuẩn 5 -

Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc và công nghệ thông tin; thể hiện khả năng nghệ thuật trong CS-GDT mâm non Trong đó, ở Tiêu chuân 1 — Phẩm chất nhà giáo, có

module 02 với chủ đề “Quản lý cảm xúc bản thân của người GVMN trong hoạt động

nghề nghiệp” [1] Như vậy, kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân đã trở thành một nội dung bắt buộc thuộc phẩm chất nhà giáo cần được bồi dưỡng thường xuyên cho GVMN

Xuất phát từ những lý do trên, dé tai “KP nding quan lý cảm xúc của giáo viên mâm now” được lựa chọn đề triển khai nghiên cứu

Hình 1: Giới thiệu về nghề giáo viên mm non

Trang 6

PHAN NOI DUNG Nội dung 1: Một số vẫn đề lí luận về cảm xúc tích cue va boi dưỡng cảm xúc tích cực của giáo viên mầm non trong chăm sóc và gáo dục trẻ

Li Khải niệm cảm xúc, cảm xúc tích cực

1.1.1 Thê nào là cảm xúc?

Ở Việt Nam cũng có một số nhà nghiên cứu đưa ra quan điểm của mình về cảm xúc như: Nguyễn Khắc Viện (1995) cho rằng: “Cảm xúc là phản ứng rung chuyền của con

người trước một kích động vật chất hoặc một sự việc gồm hai mặt: Những phản ứng sinh

lý do thần kinh thực vật như tim đập nhanh, toát mô hôi, hoặc run ray, rối loạn tiêu hóa; Phản ứng tâm lý qua những thái độ, lòi nói, hành vi và cảm giác để chịu, khó chịu, vui sướng, buồn khổ có tính bột phát, chủ thê kiềm chế khó khăn Lúc phản ứng chưa phân

định gọi là cảm xúc, lúc phân định rõ nét gọi là cảm động, lúc biểu hiện với cường độ cao

gọi là cảm kích” [4]

Vũ Dũng (2000) dinh nghia: “Cam xúc là sự phản ánh tâm lý về mặt ý nghĩa sống động của các hiện tượng và hoàn cảnh, tức mối quan hệ giữa các thuộc tính khách quan của chúng với nhu cầu của chủ thể, dưới hình thức những rung động trực tiếp” [8] Ngoài ra còn có một số tác giả có cùng quan điểm khi định nghĩa về cảm xúc như

Nguyễn Quang Uẩn (2003), Nguyễn Xuân Thức (2007) đều thống nhất đời sống tình cảm

của con người gồm nhiều mức độ từ màu sắc xúc cảm, đến xúc cảm và cao nhất là tình cảm [7] [6] Và dù ở mức độ nào thì các tác giả này đều cho rằng: Đời sống tình cảm của

con người là những thái độ thê hiện sự rung cam cua ban thân đối với những sự vật, hiện

tượng của hiện thực, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên quan với nhu cầu, động

cơ của mỗi cá nhân Như vậy, mặc đù có nhiều quan điểm và lý thuyết khác nhau về cảm xúc, nhưng các nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước đều nhìn thấy mối liên hệ giữa cảm xúc và phản ứng sinh lý cơ thể, phản ứng hành vi, trải nghiệm cá nhân trước những kích thích từ bên trong hoặc bên ngoài có liên quan đến hệ thống nhu cầu, động cơ của cá nhân

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đựa trên những quan điểm, lý thuyết về cảm xúc vừa phân tích ở trên để đưa ra quan điểm về cảm xúc như sau: Cảm xúc là những rung cảm của cá nhân phản ánh ý nghĩa mối quan hệ giữa hiện thực khách quan và hệ thông nhu cầu, động cơ của cá nhân đó Nói cách khác, cảm xúc xuất hiện khi có kích thích từ bên trong hoặc bên ngoài có liên quan đến hệ thống nhu cầu, động cơ của cá nhân

Trang 7

60@

® so

Hình 2: Hình ảnh thể hiện cảm xúc của con nguoi 1.1.2 Cảm xúc tích cực là gì?

Quan niệm của nhà tâm lí học Barbara Fredrickson, đại học Stanford (Mỹ) xem

những cảm xúc tích cực là những cảm xúc tốt cho thấy sự hưng thịnh của con người Cảm xúc tích cực là cảm xúc chúng ta thường cám thấy dé chịu khi trải nghiệm Cam nang Tam li hoc tích cực Oxford định nghĩa cảm xúc tích cực là “* những phản ứng hai long va mong mỏi thuộc về hoàn cảnh ” (Cohn & Fredrickson, 2009)

Như vậy, có thể hiểu cảm xúc tích cực là cảm xúc hướng cá nhân mỗi người đến những điều tốt đẹp, mang chiều hướng phát triển đi lên, góp phân hình thành nên một cá nhân với nhân cách tốt đẹp

Cảm xúc tích cực bao gồm các cảm xúc mà con người có trong sự hưởng thụ như vui vẻ, thích thú, sung sướng, đam mê, hãnh diện, thoái mái, êm am, yéu thuong, binh an, yên tâm, trân rọng, vĩnh dự, lãng mạng, cam giác thành công, hưng phan, hài lòng, vui mừng, bay bông Các cảm xúc tích cực nôi lên khi được kích thích bỏi sự đạt được, sở hữu được hoặc hưởng thụ những điều mong muốn, yêu thích

Những cảm xúc của giáo viên mâm non có thê là tiêu cực như: sợ hãi, tức giận, buôn bã Những cảm xuc tích cực là: vưi vẻ, hạnh phúc, sung sướng được hình thành trong quá trình hoạt động nghề nghiệp khi có những kích thích tác động từ phía trẻ, đồng

nghiệp và các lực lượng xã hội khác

1.2 Cấu trúc của cảm xúc

Cảm xúc của con người được tạo nên từ: một thành tô mang tính chủ quan (cách

chúng ta trải qua cảm xúc đó), một thành tổ mang tinh sinh ly (cách cơ thê phản ứng với cảm xúc đó) và một thành tổ mang tính hành vi (cách chúng ta hành động đề đáp lại cảm xúc đó) Các thành tổ riêng biệt này có thể góp phần phân định chức năng và mục đích của các phản ứng cảm xúc Cảm xúc có thê tồn tại trong thời gian ngắn, ví đụ một thoáng

Trang 8

người

Dưới đây là một số phân tích về 3 yếu tổ cơ bán của cảm xúc theo quan điểm của Don Hockenbury va Sandra E Hockenbury (2007):

(1) Trai nghiém chu quan (The Subjective Experience) Barrett va cộng sự (2007) cho rang: Dù có nhiều loại cảm xúc mang tính phố thông, CÓ Ở khắp nơi trên thể giới không kế các khác biệt về văn hóa, các nhà nghiên cứu vấn cho rằng việc trải qua một cảm xúc nảo đó vẫn mang tính chủ quan cao Ta có thể xác định và gắn mác rõ ràng cho các cảm xúc như “giận”, “buồn” hoặc “vưi vẻ”, tuy nhiên, trải nghiệm riêng của từng người đối với mỗi cảm xúc này lại mang tính đa chiều Lấy vi dụ với cơn giận dữ, có phải lúc nào người ta cũng giận như nhau? Trái nghiệm của mỗi người sẽ dao động từ trạng thái chỉ hơi phật ý đến nổi cơ tam bành Thêm vào đó, chúng ta không phải lúc nào cũng

chỉ có đơn thuần l cảm xúc Ta vẫn thay hiện tượng nhiều cảm xúc đan xem tùy vào mỗi

sự kiện hoặc tình huồng Kết hôn hoặc có con là những trải nghiệm có thê làm con người

ta trả nghiệm một loạt các cảm xúc từ vui mừng đến lo lắng Các cảm xúc này có thể xuất

hiện cùng lúc hoặc theo thứ tự lần lượt

(2) Phản ứng sinh lý (The Physiological Response): Nếu bạn đã từng cảm thấy dạ dày chộn rộn khi lo lắng hoặc đánh trống ngực vì sợ, bạn sẽ thấy cảm xúc có thê gây ra các phán ứng mạnh mẽ thế nào Nhiều phản ứng của cơ thê khi bạn có một cảm xúc nào

đó, ví dụ như mồ hôi bàn tay, tim đập thình thịch, hoặc thở đốc được điều khiên bởi hệ

thần kinh giao cảm, một phân nhánh của hệ thần kinh tự chủ Theo Pessoa, (2010): Hệ

thần kinh tự chủ là cơ quan điều khiển các phản ứng không tự chủ như lưu lượng máu và

sự tiêu hóa Hệ thần kinh giao cảm đảm trách điều khiển các phản ứng chống trả-hay-bỏ chạy của cơ thê Khi đối điện với một mỗi nguy cơ, các phản ứng này sẽ tự động giúp cơ thê chuẩn bị bỏ chạy khỏi mối nguy hiểm đó hoặc đối đầu với nó

(3) Phản ứng hành vị (The Behavioral Response) Theo Ekman (2005), đây là thành

td cudi cùng và là thứ quen thuộc với chúng ta nhất, đó là hình thức thê hiện thực sự của

cảm xúc Chúng ta dành ra một khoảng thời gian đáng kể dé lý giải biểu hiện cảm xúc của những người xung quanh Khả năng nắm bắt chính xác biêu hiện cảm xúc được các nhà tâm lý học gọi là “Trí thông minh cảm xúc” và các biêu hiện này đóng vai trò quan trong trong tông thê ngôn ngữ cơ thê của con người Các nhà nghiên cứu tin rằng chúng

ta có nhiều biểu hiện chung giống nhau, ví dụ nụ cười thê hiện niềm vui⁄sự hài lòng, hay một cái nhăn mặt thẻ hiện sự buồn bực hoặc khó chịu Các quy luật văn hóa cũng đóng

vai trò lớn trong cách ta thê hiện và năm bắt cảm xúc của con người

1.3 Cám xúc của giáo viên mầm non

Trang 9

Từ định nghĩa cảm xúc, cầu trúc cảm xúc, cảm xúc của GVMN được xác định là những rung cảm thể hiện ở trải nghiệm chủ quan, phản ứng sinh lý và phản ứng hành vi của GVMN, nó phản ánh ý nghĩa mối quan hệ giữa hiện thực khách quan và hệ thông nhu cầu, động cơ của GVMN trong quá trình CS-GDT Nói cách khác, cảm xúc của GVMN xuất hiện khi có kích thích từ bên trong hoặc bên ngoài có liên quan đến hệ thông nhu

cầu, động cơ của GVMN

Căn cứ vào cở sở phân loại cảm xúc của các tác giả nêu trên, nghiên cứu này dựa trên cách phân loại cảm xúc trong một tô chức lao động của Alina Maria Andries (2011)

dé lựa chọn và phân tích 6 loại cảm xúc cơ bản trong quá trình làm việc của GVMN, đó

là cảm xúc: vui vẻ, hạnh phúc, lòng biết ơn, tức giận, sợ hãi, dé ky

1.4 Quản lý cảm xúc

Quản lý cảm xúc là một thuật ngữ được sử dụng khá phô biến trong các công trình

nghiên cứu liên quan đến cảm xúc ở Việt Nam hiện nay Hiện tượng tâm lý này còn được gọi với một số tên gọi khác như: kiểm soát cảm xúc, tự chủ cảm xúc, điều chỉnh cảm xúc,

đương đầu với cảm xúc, xử lý cảm xúc, kiềm chế cảm xúc

Quản lý cảm xúc là khái niệm được bắt nguồn từ các công trình nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc, nó được xem là một thành phân trong cấu trúc của trí tuệ cảm xúc (Nguyễn

Bá Phu, 2016b) [5] Trong mô hình trí tuệ cảm xúc thuần năng lực của John Mayer, P Solovey và D Caruso (1990, 1997) đều nhắc đến các biểu hiện thuộc về năng lực quản lý cảm xúc như sử đụng cảm xúc, kiểm soát cảm xúc hay đánh giá cảm xúc

Trang 10

Về bản chất giữa quản lý cảm xúc và trí tuệ cảm xúc có nhiều điểm giống nhau nhưng không phải là một Trí tuệ cảm xúc có phạm vị rộng hơn, bao hàm quản lý cảm xúc, nó là một hiện tượng tâm lý rất phổ biến, như là một phẩm chất, thuộc tính, năng lực

(khả năng) diễn ra trong hoạt động, sinh hoạt và giao tiếp của con người Trí tuệ cảm xúc xuất hiện thường trực trong cá nhân Nó được hiều là một đạng năng lực tong hop bao gồm năng lực nhận biết, hiểu rõ cảm xúc, thầu hiểu cảm xúc của bản thân và của người khác, là năng lực vận dụng cảm xúc vào trong suy nghĩ, điều khiển cảm xúc của bản thân

và những người liên quan [3] Quán lý cảm xúc là một quá trình tâm lý, nó có thê xuất hiện hoặc không xuất hiện trong những trường hợp, tình huong cụ thẻ, khi xuất hiện nó

có biểu hiện rất đa đạng và không giống nhau ở mỗi người

Hình 3: Hình ảnh giáo viên mâm non vui vẻ khi cùng trẻ thực hiện hoạt động

Nội dung 2: Lý luận về kỹ năng quản lí cảm xúc của giáo viên mầm non 2.1 Định nghĩa kỹ năng quản lý cảm xúc của giáo viên mầm non

Căn cứ vào lý luận về cảm xúc, quản lý cảm xúc, lý luận về nghề giáo viên mầm non và lý luận về kỹ năng, đặc biệt là lý thuyết về trí tuệ cảm xúc và lý thuyết nhận thức, nghiên cứu này xác định: Kỹ năng quản lý cảm xúc của giáo viên mâm non là năng lực vận dụng các cách thức hành động, đánh giá khách quan những suy nghĩ có liên quan đến

sự kiện kích hoạt cảm xúc, đề nhận điện, kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc của giáo viên

mắm non trong quá trình chăm sóc giáo đục trẻ nhằm đạt được hiệu quả công việc Như vậy, kỹ năng quản lý cảm xúc của giáo viên mầm non sẽ bao gồm: kỹ năng nhận diện cảm xúc, kỹ năng kiểm soát cảm xúc và kỹ năng điều chỉnh cảm xúc Năng lực vận dụng các cách thức hành động, đánh giá khách quan những suy nghĩ có liên quan đến

sự kiện kích hoạt cảm xúc sẽ được thê hiện ở ba kỹ năng thành phần của kỹ năng quản lý cảm xúc, giúp giáo viên mầm non đạt được hiệu quả trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non

Ngày đăng: 24/12/2024, 16:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN