1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Đặc điểm của từ Hán Việt trong văn kiện đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam

110 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc Điểm Của Từ Hán Việt Trong Văn Kiện Đại Hội XII Của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Tác giả Đào Trúc Hạnh
Người hướng dẫn TS. Đỗ Phương Lâm
Trường học Trường Đại Học Hải Phòng
Chuyên ngành Ngôn Ngữ Việt Nam
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,42 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG ĐÀO TRÚC HẠNH ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ HÁN VIỆT TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XII CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM MÃ SỐ: 8

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

ĐÀO TRÚC HẠNH

ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ HÁN VIỆT TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XII CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM

MÃ SỐ: 8.22.01.02

Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Phương Lâm

HẢI PHÒNG - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công

bố trong bất kì công trình nào khác Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc

Hải Phòng, ngày 28 tháng 8 năm 2018

Tác giả luận văn

Đào Trúc Hạnh

Trang 4

Gia đình - những người luôn giúp đỡ tôi về mọi mặt để tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất;

Quí Thầy, Cô giảng dạy chuyên ngành Ngôn ngữ học Việt Nam khóa 7 tại trường Đại học Hải Phòng, những người đã hết lòng truyền đạt kiến thức

và những kinh nghiệm quí báu cho chúng tôi;

Thầy giáo, TS Đỗ Phương Lâm, người đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp;

Các anh chị học viên trong lớp Cao học Ngôn ngữ Việt Nam khóa 7 và các bạn đồng nghiệp đã ủng hộ, giúp đỡ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và tài liệu cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này;

Cuối cùng xin kính chúc sức khỏe quí thầy cô, gia đình và các anh chị học viên

Hải Phòng, ngày 28 tháng 8 năm 2018

Tác giả luận văn

Đào Trúc Hạnh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC HÌNH VẼ v

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 7

1.1 Tiếp xúc ngôn ngữ Hán-Việt 7

1.2 Cách đọc Hán Việt 10

1.3 Từ Hán Việt 11

1.3.1 Khái niệm 11

1.3.2 Những đặc điểm chủ yếu của từ Hán Việt 14

1.3.3 Vai trò của từ Hán Việt trong tiếng Việt 19

1.4 Văn kiện Đại hội Đảng 19

1.4.1 Khái quát về văn kiện của Đảng 19

1.4.2 Văn kiện Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam 21

1.5 Tiểu kết chương 1 25

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA TỪ HÁN VIỆT TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẢNG XII 26

2.1 Kết quả khảo sát từ Hán Việt trong văn kiện Đại hội Đảng XII 26

2.2 Từ Hán Việt trong Văn kiện xét về nguồn gốc 30

2.2.1 Nguồn gốc của từ Hán Việt 30

2.2.2 Nguồn gốc của từ Hán Việt trong Văn kiện 32

2.3 Đặc điểm ngữ pháp của từ Hán Việt trong Văn kiện Đại hội Đảng 35

2.3.1 Đặc điểm cấu tạo 35

2.3.2 Đặc điểm từ loại của từ Hán Việt trong Văn kiện 41

2.4 Tiểu kết chương 2 43

Trang 6

CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH

CỦA TỪ HÁN VIỆT TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẢNG 45

3.1 Đặc điểm ngữ nghĩa của các từ Hán Việt trong văn kiện Đại hội Đảng 45 3.1.1 Khái quát 45

3.1.2 Trường nghĩa 46

3.2 Quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố cấu tạo từ Hán Việt 50

3.2.1 Quan hệ hợp nghĩa 50

3.2.2 Quan hệ phân nghĩa 52

3.3 Các xu hướng biến đổi nghĩa 53

3.3.1 Xu hướng mở rộng nghĩa 53

3.3.2 Xu hướng thu hẹp nghĩa 54

3.4 Đặc điểm phong cách và vai trò của các từ Hán Việt trong văn kiện Đại hội Đảng 55

3.4.1 Đặc điểm phong cách của từ Hán Việt 55

3.4.2 Đặc điểm phong cách văn bản hành chính 57

3.4.3 Đặc điểm phong cách nghiệp vụ công tác Đảng 59

3.4.4 Vai trò của từ Hán Việt trong Văn kiện Đại hội Đảng 60

3.5 Tiểu kết chương 3 65

KẾT LUẬN 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

PHỤ LỤC 72

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Số hiệu

2.1 Thống kê số lƣợng và tần suất hoạt động của từ

2.4 Quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố cấu tạo từ

Trang 8

1.2 Văn kiện Đại hội Đảng là loại văn bản hành chính Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Tôn chỉ hành động của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh,

xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội Để thực hiện được mục đích trên, Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn của đất nước để đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân Mỗi kì Đại hội của Đảng đều nhận được sự quan tâm theo dõi không chỉ của mọi tầng lớp nhân dân trong nước

mà còn của dư luận thế giới Bên cạnh những vấn đề về nội dung, tư tưởng,

Trang 9

đường lối, chính sách thì từ góc độ ngôn ngữ, vấn đề đặc điểm ngôn ngữ được

sử dụng trong các văn kiện Đại hội Đảng, đặc biệt là việc sử dụng từ Hán Việt cũng là một vấn đề thú vị và mới mẻ

Vì các lí do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: Đặc điểm của từ

Hán Việt trong văn kiện Đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Từ Hán Việt một sản phẩm độc đáo của quá trình giao tiếp và tiếp xúc ngôn ngữ Ngày nay, từ Hán Việt đã đi vào kho từ vựng tiếng Việt với tư cách là một bộ phận từ vựng có số lượng từ lớn nhất và giữ vai trò quan trọng Lớp từ này xuất hiện trong nhiều phạm vi của của đời sống ngôn ngữ tiếng Việt Đặc biệt chúng đóng một vai trò quan trọng trong ngôn ngữ của các văn bản hành chính, các văn kiện chính trị của Đảng Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về từ Hán Việt, mỗi công trình lại có hướng nghiên cứu khác nhau Tuy nhiên, chúng tôi khái quát thành các khuynh hướng nghiên cứu sau:

Thứ nhất, khuynh hướng nghiên cứu từ Hán Việt gắn với nguồn gốc,

lịch sử tiếng Việt: Như chúng ta biết, tiếng Việt và nền văn tự Hán đã có một quá trình tiếp xúc lâu dài, chính vì vậy nghiên cứu từ Hán Việt gắn với nguồn gốc lịch sử tiếng Việt là một khuynh hướng cũng được rất nhiều giới nghiên cứu quan tâm Tiêu biểu nhất cho khuynh hướng nghiên cứu này là công

trình Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt (Nguyễn Tài

Cẩn, NXB ĐHQG HN, 2000) Trong công trình này, tác giả đã chỉ ra cho chúng ta biết những nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp xúc lâu dài, liên tục và

sâu rộng giữa tiếng Việt và tiếng Hán; cách đọc Hán Việt Tìm hiểu tiếng Việt

lịch sử (Nguyễn Ngọc San, NXB ĐHSP, 2003), ở công trình này, tác giả đã

trình bày những vấn đề cơ bản về ngữ âm lớp từ Hán Việt trong mối quan hệ

với lịch sử phát triển của tiếng Việt

Thứ hai, khuynh hướng nghiên cứu từ Hán Việt ở phương diện cấu

trúc-hệ thống như: đặc điểm cấu tạo ngữ pháp, ngữ nghĩa và phong cách Đây

là khuynh hướng được rất nhiều tác giả lựa chọn khi nghiên cứu về từ Hán

Trang 10

Việt Chúng ta phải nhắc tới các tác giả đã viết lên các giáo trình từ vựng học tiếng Việt như: Nguyễn Văn Tu với “Từ vựng tiếng Việt hiện đại”(NXB ĐH

và THCN,1968) ; Đỗ Hữu Châu với “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” (1981); Nguyễn Thiện Giáp với “Từ vựng học tiếng Việt” (NXB ĐH và THCN,

1985) Bên cạnh những tác giả và tài liệu đã đề cập ở trên, chúng ta phải kể

tới Lê Đình Khẩn với công trình “Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt” (NXB

Đà Nẵng, 2002) Người tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này, chúng ta không

thể không nhắc tới đó là Phan Ngọc với công trình “Mẹo giải nghĩa từ Hán

Việt’’ (NXB Đà Nẵng, 1984) Đặc biệt, tác giả Nguyễn Văn Khang có công

trình “Từ ngoại lai trong tiếng Việt” (Nhà xuất bản Giáo dục, 2007, tái bản có

sửa chữa bổ sung năm 2012) Trong đó, tác giả quan tâm tới tình hình tiếp xúc song ngữ HánViệt; Phân loại từ mượn Hán trong tiếng Việt; Đặc điểm của từ

Hán Việt; Các biến thể của từ Hán Việt…

Thứ ba, hướng xây dựng từ điển từ Hán - Việt Ở hướng đi này, chúng

ta phải kể đế tới Đào Duy Anh với công trình“HánViệt từ điển”(NXB KHXH, 2000) Đồng thời, chúng ta còn phải nhắc tới “Từ điển yếu tố Hán - Việt

thông dụng”(Viện Ngôn ngữ học, 1991); Phan Văn Các với “Từ điển từ Hán - Việt” (NXB TP HCM, 2001); Nguyễn Lân với “Từ điển từ và ngữ Hán - Việt” (NXBVH, 2007)

Thứ tư, hướng nghiên cứu từ Hán Việt gắn với việc dạy học ở trường

phổ thông Theo tác giả Vũ Đình Tuấn [33; tr 2], có các công trình tiêu biểu

như: Dạy và học từ Hán - Việt ở trường phổ thông (Đặng Đức Siêu, NXB Giáo dục, 2000); Rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt và mở rộng vốn từ

Hán - Việt (Nguyễn Quang Ninh (chủ biên), Đào Ngọc, Đặng Đức Siêu, Lê

Xuân Thại, NXB GD, 2001); Từ Hán Việt và việc dạy học từ Hán Việt ở tiểu

học (Hoàng Trọng Canh, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009), Giải thích từ Hán Việt trong sách giáo khoa văn học hệ phổ thông (Lê Anh Tuấn, NXB ĐHQG

HN, 2005)… Ngoài ra, còn có các bài viết nghiên cứu khác về vấn đề này

như : Từ Hán - Việt và vấn đề dạy học từ Hán - Việt trong nhà trường Phổ

Trang 11

thông (Nguyễn Văn Khang, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1/ 1994); Dạy và học từ Hán - Việt ở trường phổ thông (Trương Chính, Tiếng Việt, số 7/1989)…

Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ “Từ Hán Việt trong các văn bản chính luận

của Chủ tịch Hồ Chí Minh ” của tác giả Vũ Đình Tuấn (2013), đã khảo sát và

nghiên cứu từ Hán Việt trên góc độ cấu tạo từ (từ đơn, từ phức), góc độ ngữ nghĩa Hơn nữa, luận văn còn cho thấy quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với việc sử dụng từ Hán Việt, những sáng tạo của Người trong sử dụng từ Hán Việt Tuy nhiên, những nghiên cứu của luận văn chưa bao quát các mặt ngữ pháp, ngữ nghĩa và chức năng của từ Hán Việt

Trong bốn khuynh hướng kể trên, chúng tôi quan tâm hơn đến khuynh

hướng thứ hai: khuynh hướng nghiên cứu từ Hán Việt ở phương diện cấu

trúc-hệ thống như: đặc điểm cấu tạo ngữ pháp, ngữ nghĩa và phong cách Đây

là khuynh hướng được rất nhiều tác giả lựa chọn khi nghiên cứu về từ Hán Việt và đã có nhiều đóng góp quan trọng Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy riêng vấn đề nghiên cứu về từ Hán Việt trong các văn kiện Đại hội Đảng là một vấn đề thú vị nhưng chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến

một cách hệ thống, hoàn chỉnh Vì vậy, chúng tôi lựa chọn vấn đề Đặc điểm

của từ Hán Việt trong văn kiện Đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam

làm đề tài nghiên cứu của luận văn

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài này là thông qua nghiên cứu, khảo sát đặc điểm của từ Hán Việt trong văn kiện Đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam khái quát được bức tranh về việc sử dụng từ Hán Việt nói riêng; góp phần vào nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ trong văn kiện của Đảng nói chung; đồng thời góp phần vào nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa ngôn ngữ và

Trang 12

2/ Trình bày những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài

3/ Miêu tả diện mạo từ Hán Việt trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng

cộng sản Việt Nam trên các phương diện: cấu tạo, đặc điểm về ngữ pháp, đặc điểm ngữ nghĩa, đặc điểm về phong cách

4/ Rút ra vai trò, ý nghĩa của từ Hán Việt được sử dụng trong văn kiện Đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam Từ đó, đề xuất một số những ý kiến

để liên quan đến vấn đề nghiên cứu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đặc điểm của từ Hán Việt trong văn kiện Đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam: đặc điểm về ngữ nghĩa, đặc điểm về ngữ pháp và đặc điểm về phong cách

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam (Văn phòng Trung ương Đảng biên soạn, xuất bản năm 2016)

5 Phương pháp nghiên cứu

Để triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, chúng tôi sử dụng các phương pháp, thủ pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:

- Phương pháp thống kê: để thống kê các từ Hán Việt gặp trong Văn kiện ĐH XII của ĐCSVN và phân loại chúng theo một số tiêu chí nhất định

- Phương pháp miêu tả: miêu tả và phân tích đặc điểm chung, đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của từ Hán Việt được sử dụng trong văn kiện ĐH XII của ĐCSVN

- Thủ pháp so sánh để đối chiếu, so sánh từ Hán Việt được sử dụng trong văn kiện Đại hội Đảng về nguồn gốc, cấu tạo

6 Đóng góp của luận văn

6.1 Về lý thuyết

Đề tài góp phần vào việc nghiên cứu đặc điểm của từ Hán Việt trong các văn kiện Đại hội Đảng; góp phần vào nghiên cứu mối quan hệ tương tác

Trang 13

giữa ngôn ngữ và xã hội

6.2 Về thực tiễn

Kết quả khảo sát, nghiên cứu của đề tài có thể được vận dụng khi tìm hiểu, lĩnh hội các văn kiện Đại hội Đảng; soạn thảo các văn bản trong các hoạt động của các cơ quan Đảng ở các cấp Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có thể được áp dụng vào việc giảng dạy một số học phần về văn bản hành chính nhà nước và văn bản chính luận

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm các chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài

Chương 2: Đặc điểm về nguồn gốc và đặc điểm ngữ pháp của từ Hán

Việt trong văn kiện Đại hội Đảng

Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa và đặc điểm về phong cách của từ Hán

Việt trong văn kiện Đại hội Đảng

Trang 14

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Tiếp xúc ngôn ngữ Hán-Việt

Tác giả Hồ Lê [28] cho rằng : tiếp xúc ngôn ngữ là tổng thể các mối

quan hệ giữa hai ngôn ngữ trong suốt một tiến trình lịch sử nhất định, thông qua vai trò của người song ngữ, người lưỡng ngữ, bao gồm từ các quan hệ so sánh đối chiếu trong giai đoạn nhận thức- tiếp xúc đến các giai đoạn tác động- chịu tác động hoặc các quan hệ tương tác giữa hai ngôn ngữ trong giai đoạn thực hành tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ

Quá trình tiếp xúc ngôn ngữ văn hoá Hán-Việt là quá trình tiếp xúc lâu dài và sâu đậm nhất trong lịch sử nước ta Căn cứ vào các tài liệu lịch sử, các nhà nghiên cứu cho rằng ngôn ngữ Hán- Việt có quá trình tiếp xúc bắt đầu cách đây gần 2000 năm Kết quả của quá trình tiếp xúc lâu dài ấy là trong tiếng Việt, cho đến tận ngày nay, vẫn đang tồn tại một số lượng rất lớn các từ Hán Việt Hệ thống các từ Hán Việt này được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống: từ kinh tế chính trị đến văn hóa, xã hội

Quá trình tiếp xúc ngôn ngữ dẫn đến vay mượn từ ngữ Hán vào tiếng Việt diễn ra vô cùng phức tạp Việc mô tả và phân chia các giai đoạn tiếp xúc Hán Việt của các nhà nghiên cứu từ trước tới nay cũng rất khác nhau Có thể

Trang 15

tiếp xúc Hán - Việt Quan điểm này phù hợp với cách nhìn của các nhà sử học, coi thế kỉ X là "cái mốc vừa đánh dấu nhưng cũng vừa là để phân đôi lịch sử Việt Nam thành hai giai đoạn": trước và sau thế kỉ X

d) Lương Văn Kế [21, tr.27-30] lại chia làm 4 giai đoạn: từ đầu Công nguyên đến thế kỷ X; thế kỷ X đến thế kỷ XV; thế kỷ XV đến thế kỷ XX; từ đầu thế kỷ XX về sau

Trong luận văn này, chúng tôi chấp nhận quan điểm phân chia qúa trình tiếp xúc Hán - Việt thành 4 giai đoạn Theo Lương Văn Kế, sự tiếp xúc ngôn ngữ có thể diễn ra theo 2 phương thức Phương thức thứ nhất là sự cọ xát trực tiếp của hai cộng đồng dân cư thông qua quá trình cộng cư, giao lưu buôn bán; hoặc là tiếp xúc gián tiếp qua sách vở, thư tịch, qua những đại diện của

cư dân là giới trí thức tiếp thu văn hoá Hán Phương thức thứ hai là phương thức vay mượn Sự vay mượn có thể là phi hệ thống, lẻ tẻ, rời rạc; hoặc là có

hệ thống, nhằm tiếp thu một cách tổng thể những tri thức cơ bản Hai bình diện tiếp xúc trực tiếp và vay mượn có hệ thống này là có tương quan nhưng không đồng nhất với nhau

Các giai đoạn tiếp xúc Hán – Việt như sau:

+ Giai đoạn 1: Từ đầu Công nguyên đến thế kỷ X Khi Việt Nam chưa

giành được độc lập, chính quyền còn nằm trong tay nhà nước đô hộ, nhu cầu xây dựng, phát triển đất nước về mọi mặt là chưa thực sự bức thiết Suốt gần một thiên niên kỷ, ông cha ta chủ yếu dồn hết trí lực vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Người Việt Nam chưa sẵn sàng tiếp thu ngôn ngữ, văn hoá Trung Quốc

+ Giai đoạn 2: Thế kỷ X đến thế kỷ XV Năm 938, Ngô Quyền đánh tan

quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, lập nên nhà nước phong kiến độc lập,

có chủ quyền đầu tiên ở nước ta Những tri thức cơ bản về xây dựng một nhà nước phong kiến tập quyền, phát triển về mọi mặt là nột nhu cầu cấp thiết, đòi hỏi giai cấp thống trị phải tìm kiếm, học tập ở các nước tiên tiến xung quanh,

mà hơn hết là Trung Quốc

Trang 16

+ Giai đoạn 3: Thế kỷ XV đến thế kỷ XX Tuy ở giai đoạn 2, người Việt

đã vay mượn những tri thức văn hoá trong đó có ngôn ngữ Trung Quốc một cách tổng thể và có hệ thống Cho đến thế kỷ XV, mặc dù từ vựng tiếng Vịêt

đã tương đối phong phú, ổn định, những tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ vẫn tiếp tục diễn ra một cách gián tiếp nhưng ở quy mô nhỏ và lẻ tẻ

+ Giai đoạn 4: Từ đầu thế kỷ XX về sau Sang thế kỷ XX, Việt Nam và

Trung Quốc đứng trong bối cảnh chung bị đế quốc phương Tây xâm lược Cả hai nước đều có nhu cầu tự giải phóng mình, xây dựng nhà nước độc lập dân chủ Điều đó đòi hỏi phải trang bị một hệ thống lý luận, những khối kiến thức kinh tế, triết học, khoa học kỹ thuật du nhập từ phương Tây Những từ ngữ, khái niệm mới thuộc các lĩnh vực trên đã du nhập qua Trung Quốc, Nhật Bản bằng tiếng Hán và một lần nữa chuyển qua Việt Nam

Một đặc điểm quan trọng của quá trình tiếp xúc Hán - Việt là các giai đoạn làm tiền đề cho nhau, giai đoạn sau có kế thừa giai đoạn trước.Như vậy, mỗi một giai đoạn tiếp xúc đều đem lại những kết quả khác nhau, diễn ra theo một cách thức khác nhau, tạo thành những đặc trưng riêng của từng loại yếu

tố và từ Hán Việt

Có nhiều nhân tố tác động đến quá trình tiếp xúc ngôn ngữ Hán - Việt

trong đó phải kể đến các nhân tố xã hội và ngôn ngữ Về nhân tố xã hội, trước hết cần phải kể đến sự ảnh hưởng của nhân tố địa lý: một điều tự nhiên là các

quốc gia gần gũi nhau về địa lý thường có điều kiện để có sự tiếp xúc ngôn ngữ Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có đường biên giới dài giáp ranh nhau nên người dân của hai nước đã mượn ngôn ngữ của nhau để

giao tiếp Do đó, trong tiếng Việt có số lượng từ Hán Việt không nhỏ Chính

trị, kinh tế cũng là nhân tố có ảnh hưởng đến sự tiếp xúc ngôn ngữ Hán Việt

Ngôn ngữ của các cộng đồng có nền chính trị, kinh tế lớn luôn ảnh hưởng đến ngôn ngữ cộng đồng có nền kinh tế, chính trị thấp hơn Rõ ràng, trong 1.000 năm phong kiến phương Bắc đô hộ nước ta, tiếng Việt đã xuất hiện rất nhiều

từ gốc Hán Tiếp xúc ngôn ngữ Hán - Việt còn diễn ra do tác động của nhân

Trang 17

tố văn hóa Việt Nam và Trung Quốc có nền văn hoá với những nét khá tương

đồng Phần lớn những từ diễn đạt văn hóa của người Hán đã đi vào ngôn ngữ tiếng Việt để tạo thành từ Hán Việt và hình thành sự ổn định với dung lượng

khá nhiều Về nhân tố ngôn ngữ: Các ngôn ngữ có cùng một loại hình dễ vay

mượn của nhau Tiếng Việt và tiếng Hán là ngôn ngữ cùng loại hình (đơn lập:

âm tiết tính, có thanh điệu, phương tiện ngữ pháp được biểu thị ở ngoài từ)

nên dễ vay mượn để hình thành nên từ Hán Việt

1.2 Cách đọc Hán Việt

Henri Maspéro là người đầu tiên đưa ra khái niệm “Hán Việt” Ông đã nghiên cứu, khảo sát sự tương ứng âm đầu và thanh điệu giữa tiếng Hán trung cổ với tiếng Hán Việt nhằm chứng minh âm Hán Việt được phát triển trên cơ sở của

hệ thống ngữ âm phương ngữ Trường An (kinh đô nhà Đường) thế kỉ IX-X Tác giả Vương Lực (1958) lại dùng thuật ngữ “Hán Việt ngữ”, trong đó chia làm ba loại: Cổ Hán Việt ngữ, Hán Việt ngữ và Hán Việt Việt hóa

Hiểu một cách đơn giản nhất cách đọc Hán Việt là lối đọc chữ Hán của người Việt Nam Nhưng đó là cách đọc vốn bắt nguồn từ hệ thống ngữ âm tiếng Hán đời Đường vào khoảng thế kỷ VIII, IX

Nguyễn Tài Cẩn là nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã đặt mốc quan trọng

cho nghiên cứu cách đọc Hán Việt Trong chuyên luận Nguồn gốc hình thành

cách đọc Hán Việt, tác giả đã lí giải một cách cặn kẽ các giai đoạn tiếp xúc

ngôn ngữ Hán Việt dẫn đến các lớp từ mượn Hán du nhập vào tiếng Việt với các vỏ ngữ âm khác nhau Mốc thời gian quan trọng phân kì tiếp xúc Hán Việt chính là thế kỉ X, khi nước Việt giành được độc lập, kết thúc một nghìn năm Bắc thuộc Những chữ Hán được mượn vào tiếng Việt từ đời Đường trở

về trước được đọc theo âm Hán cổ Sau thế kỉ X, người Hán rút về phương Bắc Những chữ Hán cùng với âm đọc là ngữ âm đời Đường còn ở lại Người Việt sử dụng âm đọc đó để đọc chữ Hán mãi về sau này Cách đọc đó gọi là

cách đọc Hán Việt

Ông cho biết “nguồn gốc, xuất phát điểm của cách đọc Hán Việt hiện

Trang 18

nay chính là hệ thống ngữ âm tiếng Hán dạy lần cuối cùng ở Giao Châu, trước khi Việt Nam đứng lên giành được hoàn toàn độc lập” [7, tr 44] Nghĩa là, cách đọc Hán Việt là sản phẩm của sự tiếp xúc giữa tiếng Việt với tiếng Hán

và nền văn tự Hán xảy ra vào đời Đường, theo hệ thống ngữ âm tiếng Hán mà

cụ thể là hệ thống Đường âm dạy ở Giao Châu (khoảng thế kỉ thứ 8  10) Hiểu một cách đơn giản nhất là nói đến cách đọc Hán Việt là nói đến cái vỏ ngữ âm mà người Việt Nam gán cho hệ thống văn tự Hán, bất luận những chữ đó là chữ gì

2 (từ đời Đường trở về sau) mà người Việt đã đọc âm chuẩn (Trường An) của

chúng theo hệ thống ngữ âm của mình” [13, tr214]

Phan Ngọc lại cho rằng: “Xét về mặt lịch sử, một từ Hán Việt là một từ được viết ra bằng chữ khối vuông của Trung Quốc nhưng lại phát âm theo cách phát âm Hán Việt, người Việt vẫn dùng để đọc mọi văn bản viết bằng chữ Hán, dù đó là của người Hán hay của người Việt Xét về chữ, thì chỉ có chữ Hán mà không có chữ Hán Việt Hán Việt chỉ là cách phát âm riêng của người Việt về chữ Hán” [30, tr7]

Nguyễn Văn Khang định nghĩa về từ Hán Việt như sau: “Tất cả những từ Hán có cách đọc Hán Việt đã có ít nhất một lần sử dụng trong tiếng Việt như một đơn vị từ vựng trong văn cảnh giao tiếp thì đều được coi là từ Hán Việt” [24, tr 131])

Phan Văn Các (2001) cho rằng, trong tiếng Việt có hai khái niệm từ gốc Hán và từ mượn Hán cùng tồn tại, từ gốc Hán là thuật ngữ dùng để chỉ toàn

bộ những đơn vị mà với kiểu thức những đơn vị tương ứng về mặt từ nguyên

Trang 19

có một bộ phận được Việt hóa, từ mượn Hán là từ có vỏ âm Hán bác học nhưng chưa có bộ phận nào được Việt Hóa

Nguyễn Thiện Giáp (1985) cho rằng cần phân biệt từ gốc Hán trong tiếng Việt với các từ Hán đọc theo âm Hán Việt: Từ Việt gốc Hán là những từ được nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt chịu sự chi phối của quy luật ngữ

âm ngữ nghĩa ngữ pháp tiếng Việt Từ gốc Hán trong tiếng Việt có hai bộ phận lớn: Từ ngữ gốc Hán đọc theo âm Hán Việt (từ Hán Việt) và các từ ngữ gốc Hán không đọc theo âm Hán Việt

Một số tác giả nêu lên ý kiến chỉ có khái niệm từ gốc Hán trong tiếng Việt Cụ thể, Tác giả Bùi Đức Tịnh (1981) chia từ gốc Hán làm năm loại, tác giả Trương Chính (1981) nêu ra 9 loại từ gốc Hán trong Tiếng Việt[18, tr12]

Trong cuốn Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt”, tác

giả Nguyễn Tài Cẩn nêu ra khái niệm yếu tố gốc Hán để chỉ những yếu tố có

nguồn gốc tiếng Hán Tác giả chia yếu tố gốc Hán làm ba khu vực: Cách đọc

Hán Việt nhưng không liên quan gì đến tiếng Việt, người Việt mượn từ tiếng Hán nhưng không trực tiếp liên quan đến cách đọc Hán Việt, mượn từ tiếng Hán thông qua cách đọc Hán Việt

Nguyễn Văn Thạc (1968) chia lớp từ mượn Hán làm ba nhóm: nhóm Hán Việt cổ, nhóm Hán Việt, nhóm từ mượn theo tiếng địa phương

Nguyễn Văn Tu (1968) dựa vào từ mượn Hán từ góc độ lịch sử đã chia làm

ba loại: Từ Hán cổ, từ gốc Hán mượn của đời Đường, từ gốc Hán đã Việt hóa Nguyễn Quang Hồng (1994) coi từ Hán Việt là trung tâm nên tách ra làm ba loại: Tiền Hán Việt, Hán Việt, hậu Hán Việt

Những quan niệm của các tác giả nêu trên về từ mượn Hán trong tiếng Việt (từ Hán Việt) cho thấy từ Hán Việt luôn được quan tâm và được coi trọng trong đời sống cộng đồng, ngôn ngữ Việt Nam

Trong kho văn tự Hán hiện nay, đối với người Việt, có thể chia làm hai nhóm: nhóm những chữ biểu thị những từ ngữ đã được vay mượn sang tiếng Việt và nhóm những chữ chỉ biểu thị những từ ngữ của tiếng Hán hiện đại

Trang 20

Bằng cách đọc Hán Việt (như đã nói ở trên), chúng ta có thể đọc được tất cả các chữ Hán Tuy nhiên, không phải bất cứ từ ngữ Hán (chữ Hán) nào được đọc bằng cách đọc Hán Việt cũng có thể coi là từ Hán Việt Chỉ những từ ngữ Hán được vay mượn sang tiếng Việt mới được gọi là từ Hán Việt

Tác giả Nguyễn Văn Khang phân biệt hai khái niệm từ Hán Việt với từ

Hán chỉ có cách đọc Hán Việt Tác giả cho rằng: “nhờ có hệ thống cách đọc

Hán Việt mà tất cả các chữ Hán đều có thể đọc lên bằng âm Hán Việt”; “đây

là tiền đề để cho các từ Hán luôn có tiềm năng trở thành từ Hán Việt” Nhưng cần phải khẳng định: “không phải tất cả các chữ Hán một khi được khoác lên mình cái vỏ ngữ âm Hán Việt là trở thành yếu tố Hán Việt.”

Cho nên, chúng tôi quan niệm, từ Hán Việt là một phạm vi mở, không cố định, nó có thể thay đổi theo thời gian Điều đó có nghĩa là, bất cứ từ gốc Hán được đọc theo âm Hán Việt nào đã xuất hiện trong các văn bản tiếng Việt, được đông đảo người dùng thừa nhận thì mặc dù nó ít xuất hiện hoặc không thấy xuất hiện nữa, nó vẫn được coi là từ Hán Việt

Trong số từ Hán Việt không phải tất cả đều có nguồn gốc Hán Nếu phân chia về mặt nguồn gốc có thể chia từ Hán Việt thành các nhóm:

- Từ Hán Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán: quốc gia 国家, sơn hà 山河,

xã tắc 社稷, nhân nghĩa 仁義, đạo đức 道德, v.v

- Từ Hán Việt không phải gốc Hán mà do tiếng Hán mượn lại từ các

ngôn ngữ khác Có những từ có nguồn gốc tiếng Phạn (Sanskrit) như: Phật,

Nát Bàn, Di lặc, Thích ca mầu ni, Bồ Đề, Đạt Ma, v.v Có những từ lại vốn

thuộc nguồn gốc châu Âu như: câu lạc bộ, Anh Cát Lợi, Pháp, Hoa Thịnh

Đốn, v.v Nhưng chủ yếu trong số này là những từ Hán Việt có nguồn gốc

tiếng Nhật Cuối thế kỉ XX đến đầu những năm 30 của thế kỉ XXI, rất nhiều những từ ngữ mới thuộc các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, kinh tế, chính trị hiện đại được sản sinh ở Nhật Bản, một nước phát triển Các từ ngữ này được cấu tạo dựa trên các yếu tố gốc Hán và được mượn ngược trở lại “chính quốc”

Trang 21

Tiếng Việt tiếp nhận những từ ngữ này thông qua hoạt của phong trào Đông

du và nhóm Đông Kinh nghĩa thục những năm 1920 Theo Trần Đình Sử [31,

tr 552] có “trên 350 từ gốc Nhật ngày nay vẫn được sử dụng trong tiếng

Việt” Ví dụ: biên chế 編制, cách mệnh/mạng 格命, chính sách 政策, chủ

nghĩa 主義, dân chủ 民主, đầu tư投資, tài phiệt 財阀, thăng hoa 昇華, văn

hóa 文化, văn minh文明, v.v Còn theo tác giả Sử Hữu Vi trong Hán ngữ hiện đại từ điển: “những chữ Hán có nguồn gốc tương đối chắc chắn từ tiếng

Nhật có 768 mục từ”

- Từ Hán Việt được người Việt tạo mới bằng cách ghép các yếu tố Hán

Việt lại với nhau Ví dụ: y sĩ 醫仕, đặc công 特攻, thể công 体攻, công an

公安, thúc bách 綀迫, đại đội 大隊, tiểu đoàn 小團, thiếu tá 少佐, v.v

Từ Hán Việt là từ có âm đọc Hán Việt, hoạt động trong các văn bản

tiếng Việt, được vay mượn trực tiếp hay gián tiếp từ tiếng Hán hoặc do người Việt tự tạo trên cơ sở ghép các yếu tố gốc Hán Việt

1.3.2 Những đặc điểm chủ yếu của từ Hán Việt

Các đặc điểm cơ bản của từ Hán Việt bao gồm: Đặc điểm chung của từ Hán Việt, đặc điểm của từng đơn vị cụ thể (từ đơn tiết Hán Việt; từ đa tiết Hán Việt: từ ghép Hán Việt, từ láy Hán Việt; thành ngữ Hán Việt) Cụ thể:

1.3.2.1 Sự du nhập của từ Hán Việt:

Từ Hán Việt xuất hiện trong tiếng Việt theo hai hướng Hướng một là từ tiếng Việt xuất hiện lẻ tẻ (cách du nhập phổ biến của mọi từ vay mượn) các từ đơn tiết Hán Việt xuất hiện để hoàn chỉnh các trường từ vựng ngữ nghĩa của tiếng Việt Hướng hai từ Hán Việt xuất hiện theo nhóm tạo nên trường từ vựng (cách du nhập mang tính đặc thù của các từ mượn Hán có cách đọc Hán Việt) Các từ Hán Việt xuất hiện theo hướng này đã được bổ sung cho hệ thống từ vựng tiếng Việt những trường từ vựng ngữ nghĩa mới

Trang 22

Bằng cách nhập lẻ tẻ, từ Hán Việt có cấu tạo theo kiểu từ đơn đảm nhiệm chức năng bổ sung những khái niệm mới cho các trường từ vựng - ngữ nghĩa

đã có trong tiếng Việt Ví dụ: Trường từ vựng thực vật, động vật được bổ

sung hàng loạt các khái niệm mới quế, tùng, đậu, cúc… (thực vật); phượng,

nhạn, hạc … (động vật); Trường từ vựng tâm lí, tình cảm được bổ sung các từ

Hán Việt như: thù, oán, hận, sầu Do đó, các trường từ vựng - ngữ nghĩa đã

có trong tiếng Việt ngày càng hoàn chỉnh, khi có sự bổ sung này

Cách du nhập mang tính đặc thù của từ Hán Việt gắn với khuynh hướng nhập theo nhóm Ở đây, chúng ta nhận thấy: Từ Hán Việt được nhập theo nhóm đã mang tới cho hệ thống từ ngữ tiếng Việt những trường từ vựng ngữ nghĩa mới Đó cũng là đặc điểm riêng của từ đơn tiết Hán Việt Ví dụ: Nhóm

từ chỉ âm dương ngũ hành như: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ…; Nhóm từ chỉ cuộc đời con người như: duyên, phận, mệnh, họa, phúc,…

1.3.2.2 Sự tác động về mặt ngữ âm (Đồng âm và xung đột đồng âm trong từ Hán Việt)

Sự đồng hóa về mặt ngữ âm: Để trở thành từ Hán Việt, các từ Hán phải có cách đọc Hán Việt và được nhập vào tiếng Việt Có nghĩa là một từ Hán có vỏ ngữ âm Hán sẽ được thay thế bằng một vỏ ngữ âm Hán Việt tương ứng Sự xuất hiện hệ thống cách đọc Hán Việt trong ngữ âm Hán Việt kéo theo hiện tượng đồng âm Hiện tượng đồng âm có thể xảy ra giữa từ với từ, giữa hình vị

với hình vị, giữa hình vị với từ

Nhưng, trong thực tế, do từ Hán du nhập vào tiếng Việt ở các thời kì khác nhau, qua các con đường khác nhau, chịu tác động của các nhân tố ngôn ngữ -

xã hội khác nhau nên một chữ Hán có thể có hai hoặc hơn hai cách đọc trở lên Vì vậy, hiện tượng này dễ xảy ra xung đột đồng âm

1.3.2.3 Sự biến động về mặt ngữ nghĩa của từ Hán Việt:

Từ Hán Việt xuất hiện trong hệ thống vốn từ tiếng Việt ở cả hai khả năng có

từ tương đương trong tiếng Việt chiếm 85%, không có từ tương đương trong tiếng Việt, biểu thị những khái niệm mới mà tiếng Việt chưa có từ biểu thị

Trang 23

chiếm 15%

a) Trường hợp các từ Hán Việt (nhất là từ đơn tiết) trong tiếng Việt gặp các từ tương đương về nghĩa là hiện tượng phổ biến Song, vẫn còn trường hợp các từ các từ Hán Việt xuất hiện trong tiếng Việt không gặp các từ tương đương về nghĩa Đó là lí do dẫn tới hiện tượng xung đột đồng nghĩa Biểu hiện của sự xung đột đồng nghĩa như: 1/Giữ nguyên nghĩa và không thay đổi cương vị ngữ pháp; 2/ Giữ nguyên nghĩa nhưng thay đổi cương vị ngữ pháp; 3/Thay đổi nghĩa nhưng không thay đổi cương vị ngữ pháp; 4/Thay đổi nghĩa

và thay đổi cương vị ngữ pháp

b) Mức độ đồng hóa ngữ nghĩa của từ Hán đa nghĩa khi trở thành từ Hán Việt khá phức tạp Nghĩa của từ Hán Việt trước hiện thực khách quan là như nhau nhưng được thể hiện trong tư duy liên tưởng của người Việt mang đăc trưng dân tộc Việt Kết quả là các từ Hán Việt xa dần với chính nó

Giữ nguyên hay bảo lưu ngữ nghĩa là đăc điểm thừơng thấy ở từ mượn nói chung và từ Hán Việt nói riêng Sự bảo lưu ngữ nghĩa của từ Hán Việt dưới nhiều hình thức:

Khi các từ Hán Việt mang những khái niệm mới mà trong tiếng Việt chưa có từ tương đương biểu thị thì chúng giữ nguyên nghĩa và hoạt động độc lập Khi các từ Hán Việt mang những khái niệm trong tiếng Việt đã có từ tương đương biểu thị mà chúng muốn bảo lưu về mặt ngữ nghĩa thì khả năng thường gặp nhất là sự giáng cấp về chức năng ngữ pháp; khả năng vừa bảo lưu ngữ nghĩa lại vừa bảo lưu cương vị pháp; giữ nguyên nghĩa gốc,nghĩa ban đầu cho tới nay không còn dùng nữa

c) Sự thay đổi nghĩa của từ Hán Việt theo hai hướng: thu hẹp và mở rộng, phát triển nghĩa mới cũng là một đặc điểm thường trực của từ Hán Việt

1.3.2.4 Sự đồng hóa về hình thái cấu của từ Hán Việt:

Sự đồng hóa cấu trúc của từ Hán Việt có quan hệ gắn bó với đồng hóa về mặt ngữ nghĩa Trước tiên, chúng ta thấy sự đồng hóa dẫn đến sự thay đổi cương vị ngữ pháp của từ Hán Việt Sự thay đổi này diễn ra theo hai chiều:

Trang 24

giáng cấp cương vị ngữ pháp (chiếm tuyệt đại đa số) và tăng cấp cương vị ngữ pháp Khả năng đồng hóa này diễn ra đối với từ đa tiết tiếng Việt vốn mượn nguyên khối Chẳng hạn như:

Đảo trật tự giữa các thành tố là một trong những đặc điểm của từ ghép đẳng lập tiếng Việt Cho nên, tất cả các từ ghép Hán Việt có thể đảo trật tự giữa các thành tố (hiện tượng này lại không phổ biến)

1.3.2.5, Trong quá trình đồng hoá của các từ đa tiết tiếng Việt, chúng ta có thể thay một trong các thành tố theo hướng Việt hóa Cách Việt hóa này tạo

nên sự xuất hiện các cặp Hán Việt đa tiết và giữa chúng thường khác nhau về sắc thái sử dụng Nhờ phép thế, chúng ta có thể tạo ra các từ mới trên cơ sở yếu tố và mô hình tạo từ có sẵn

1.3.2.6, Chuyển loại của từ Hán Việt:

Nhìn từ góc độ đồng hóa, chúng ta có thể hiểu là các đơn vị từ vựng Hán Việt

thay đổi từ loại vốn có trong tiếng Hán hoặc được cấp thêm những từ loại mới ngoài từ loại vốn có trong tiếng Hán Đó chính là chuyển loại của từ Hán Việt (Những từ đa tiết Hán Việt thông qua cách rút gọn - lược bỏ bớt một phần thành tố đã có của các từ đa tiết - để nhập vào tiếng Việt góp phần làm giàu thêm ngôn ngữ tiếng Việt Những từ đa tiết Hán Việt không mượn nguyên khối

mà người Việt sáng tạo ra bằng nguyên liệu Hán Việt và mô phỏng theo mô hình cấu taọ từ tiếng Việt được gọi là từ Hán Việt Việt tạo)

1.3.2.7 Đặc điểm phong cách của từ Hán Việt:

Trang 25

c Tính trừu tượng, cổ kính

Trong khi từ thuần Việt có hình ảnh rất sống động, cụ thể, gần gũi, từ Hán Việt lại rất trừu tượng Đây là sự đối lập khá rõ giữa tính chất tĩnh của từ Hán Việt với tính chất động của từ thuần Việt.Tính trừu tượng của từ Hán Việt thể hiện ở những tầng nghĩa sâu sắc mà người nói hay người nghe phải

có sự liên tưởng, hình dung…mới hiểu hết được

Từ Hán Việt có sắc thái cổ kính khác với từ thuần Việt Sắc thái cổ kính của từ Hán Việt dùng để chỉ các nhân vật và cuộc sống của vương triều đã

thuộc về lịch sử (hoàng tử, côngchúa…) Hiện nay, các từ này vẫn tồn tại

trong cuộc sống hiện đại của chúng ta nhưng chúng được gắn với sắc thái nghĩa mới

d Tính biểu cảm và hình tượng

Tính biểu cảm của từ Hán Việt rất cao Qua từ Hán Việt, chúng ta có thể bộc

lộ được tình cảm của người nói và người nghe muốn diễn tả một cách tinh tế

Tính hình tượng của từ Hán Việt cũng khá rõ Từ Hán Việt có khả năng gợi hình ảnh, hình tượng phong phú người đọc người nghe

e Tính trang trọng và tao nhã

Trong nhiều trường hợp, từ Hán Việt được sử dụng để đặt tên một vùng

đất (An Giang, Cần Thơ, Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Nguyên, ) hay tên đường, tên phố, tên người (Anh Tuấn, Phương Thảo, Hương Giang, Quyết

Thắng, Sơn Lâm ) hoặc tên thương hiệu (Bảo Tín, Minh Châu, )

Ngoài ra, trong các hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức, cũng như đặt tên cho các tổ chức đoàn thể, chúng ta thường sử dụng từ Hán Việt thay thế cho từ thuần Việt, làm như vậy sẽ tạo được nhiều sắc thái biểu cảm, trang

trọng hơn.Ví dụ: Chúng ta nói: “Hội Phụ nữ Việt Nam”, chứ không nói “Hội

Đàn bà Việt Nam”,… Chúng ta nói: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng phu nhân đã đến dự…”, chứ không nói: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng vợ đã đến dự…”

Bên cạnh đó, từ Hán Việt còn mang sắc thái tao nhã, tránh được những

Trang 26

cảm giác ghê sợ đau thương, thô tục, giảm nhẹ ấn tượng nặng nề Ví dụ:

Chúng ta có “nữ hộ sinh”, chứ không ai nói rằng “nữ đỡ đẻ”

g Tính thống nhất trong cách hiểu

Khác với từ thuần Việt, từ Hán Việt luôn có tính thống nhất trong cách hiểu (nếu không căn cứ vào những ngữ cảnh cụ thể thì từ thuần Việt rất dễ

gây nên sự hiểu nhầm)

1.3.3 Vai trò của từ Hán Việt trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt, từ Hán Việt có vai trò rất quan trọng Từ Hán Việt

không chỉ là các từ ngữ mượn sẵn “nguyên khối”, hay các thành ngữ mà

chúng còn tạo ra nhiều các từ Hán Việt mới, theo mô hình cấu tạo từ của tiếng Việt Các từ Hán Việt không chỉ gồm có các từ mang nghĩa mới mà còn

có cả những từ phản ánh khái niệm đã có từ Việt tương đương biểu thị

Từ Hán Việt dùng trong giao tiếp hằng ngày, trong cả ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ hành chính và trong hệ thống thuật ngữ tiếng Việt

1.4 Văn kiện Đại hội Đảng

1.4.1 Khái quát về văn kiện của Đảng

Văn kiện là những văn bản quan trọng về lĩnh vực xã hội – chính trị Văn kiện khác với những văn bản thông thường khác ở chỗ chúng có tính chất quan trọng, có tính chất quyết định, định hướng trong công tác của các tổ chức chính trị - xã hội

Trong công tác của các cơ quan Đảng, văn kiện “của Đảng là loại hình

tài liệu được thể hiện bằng ngôn ngữ chữ viết để ghi lại hoạt động của các tổ chức Đảng do các cấp ủy các cấp tổ chức cơ quan có thẩm quyền của Đảng ban hành theo quy định của Điều lệ Đảng và của Trung ương”

Theo đó, các loại văn bản quan trọng của Đảng được sử dụng trong hoạt động của hệ thống tổ chức Đảng từ Trung ương đến cơ sở tạo thành hệ thống văn kiện của Đảng Hệ thống đó bao gồm: Cương lĩnh chính trị; điều lệ Đảng; chiến lược; nghị quyết; quyết định; chỉ thị; kết luận; quy chế; quy định; thông tri; hướng dẫn; thông báo; thông cáo; tuyên bố; lời kêu gọi; báo cáo; kế hoạch v.v

Trang 27

b) Thẩm quyền ban hành

Văn bản của Đảng được ban hành kèm theo Quyết định 31- QĐ/TW, ngày 01/10/1997 của Bộ Chính 1q 1trị và Quyết định 91-ỌĐ/TW ngày 16/02/2004 của Ban Bí thư Theo đó, cơ quan lãnh đạo Đảng các cấp có quyền ban hành các loại văn bản như sau:

Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng ban hành: Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chiến lược, nghị quyết, quy chế, thông báo, thông cáo, tuyên

bố, lời kêu gọi, báo cáo

Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành: Chiến lược, nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, thông cáo, tuyên bố, lời kêu gọi, báo cáo

Bộ Chính trị ban hành: Nghị quyết, quyết định, chí thị, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, báo cáo

Ban Bí thư ban hành: Quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, thông tri, thông báo, báo cáo

Đại hội đại biểu đảng bộ cấp tỉnh, thành phố ban hành: Nghị quyết, quy chế, thông báo, báo cáo Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố (gọi tắt là tỉnh ủy, thành ủy) ban hành: Nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, báo cáo Ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy ban hành: Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, thông tri, hướng dẫn, thông báo, báo cáo

Đại hội đại biểu đảng bộ cấp huyện ban hành: Nghị quyết, quy chế, thông báo, báo cáo Ban chấp hành Đảng bộ huyện (gọi tắt là huyện ủy) ban hành: Nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, báo cáo Ban thường vụ huyện ủy ban hành: Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, thông tri, hướng dần, thông báo, báo cáo Đại hội đảng bộ (đại hội đại biểu hoặc đại hội toàn thể đảng viên) ban hành: Nghị quyết, thông báo, báo cáo Ban chấp hành đảng bộ cơ sở (gọi tắt là đảng ủy) ban hành: Nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, báo cáo Ban

Trang 28

thường vụ đảng ủy cơ sở ban hành: Nghị quyết, quyết định, kết luận, quy định, thông báo, báo cáo

Ngoài những điểm gần như tương đồng về các thành phần bắt buộc như: tên cơ quan ban hành văn bản, số và ký hiệu văn bản, địa điểm và ngày tháng năm ban hành văn bản, tên loại văn bản và trích yếu nội dung văn bản, phần nội dung văn bản, chữ ký thể thức đề ký và dấu cơ quan ban hành văn bản,

nơi nhận văn bản thì văn bản hành chính công vụ của Đảng có một điểm

khác biệt rất rõ so với văn bản quản lý Nhà nước, đấy là về phần đặt tiêu đề

và phần ghi số hiệu

1.4.2 Văn kiện Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam

1.4.2.1 Bối cảnh Đại hội XII

Sự kiện chính trị có ý nghĩa trọng đại nhất của Đảng, dân tộc và đất nước Việt Nam trong năm 2016, đó là Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Đại hội được tiến hành vào đầu năm 2016, tại thủ đô Hà Nội Đại hội

có nhiệm vụ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng (2011

- 2015); nhìn lại 30 năm đổi mới; quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm

vụ (2016 - 2020); kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, đánh giá việc thi hành Điều lệ Đảng khoá XI; bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII

Phương châm của Đại hội lần thứ XII của Đảng là đoàn kết - dân chủ - kỷ

cương - đổi mới, khẳng định quyết tâm tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ

Trang 29

công cuộc đổi mới, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững Thực tiễn sinh động, phong phú và những thành tựu to lớn cùng những bài học sâu sắc qua 30 năm đổi mới, 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI là cơ sở vững chắc để Đảng ta đưa ra những quyết sách sáng suốt, đúng đắn, mở ra thời kỳ phát triển mới, vẻ vang, tốt đẹp của đất nước, dân tộc Sự đồng lòng, nhất trí và tâm huyết, trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta là nguồn sức mạnh vô tận Đại hội đã kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đồng bào ta ở nước ngoài phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, ra sức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội, mở ra thời kỳ phát triển mới, vẻ vang, tốt đẹp của đất nước, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội

1.4.2.2 Văn kiện Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam

Văn kiện là những văn bản quan trọng về xã hội- chính trị Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lân thứ XII của Đảng cộng sản Việt Nam các văn kiện được trình Đại hội gồm: Diễn văn khai mạc Đại hội lần thứ XII, Báo cáo của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI về các văn kiện Đại hội XII; Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2016-2020; Báo cáo của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tổng kết việc thi hành Điều

lệ Đảng khóa XI và đề xuất bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng khóa XI; Báo cáo tiếp thu, giải trình của Đoàn Chủ tịch Đại hội về ý kiến thảo luận của đại biểu đối với các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lân thứ XII của Đảng; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII; Diễn văn bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của ĐCSVN

1.4.2.3 Điểm mới của văn kiện Đại hội Đảng XII

a Chủ đề Đại hội XII (cũng là tiêu đề Báo cáo chính trị) được xác định

là: Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh

toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo

Trang 30

hướng hiện đại Trong các thành tố chủ đề Đại hội XII đều có những điểm

mới, nhất là thành tố thứ tư “bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định” lần đầu tiên được đưa vào chủ đề Đại hội

b Đại hội nhìn lại 30 năm đổi mới

Đại hội XII đánh giá tổng quát: Nhìn tổng thể, qua 30 năm đổi mới, đất

nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường

xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Đồng thời

cũng còn nhiều vấn đề lớn, phức tạp, nhiều hạn chế, yếu kém cần phải tập

trung giải quyết, khắc phục để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững So với Đại hội X nhìn lại 20 năm đổi mới, Đại hội XII không chỉ đánh giá tổng quát thành tựu, mà còn đánh giá tổng quát hạn chế, khuyết điểm

c Đại hội xác định “bốn trụ cột” phát triển đất nước trong thời kỳ mới

Trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về các văn kiện Đại hội XII của Đảng do đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày nêu rõ: Thời kỳ mới đòi hỏi phải phát triển đất nước toàn diện, đồng

bộ hơn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; xây dựng văn hóa, con người làm nền tảng tinh thần; tăng cường quốc phòng,

an ninh là trọng yếu, thường xuyên Điểm mới nổi bật là: Văn kiện Đại hội XII không chỉ xác định phát triển kinh tế là trung tâm mà cả phát triển xã hội

là trung tâm; không chỉ xây dựng văn hóa làm nền tảng tinh thần mà cả xây dựng con người làm nền tảng tinh thần

d Chủ trương tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức;

hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

e Chủ trương phát triển các vấn đề văn hóa, xã hội, môi trường

f Chủ trương bảo vệ vững chắc Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình,

ổn định; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội

nhập quốc tế

g Chủ trương phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, dân chủ xã

Trang 31

hội chủ nghĩa; xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa

h Chủ trương xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng

lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng

i Nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XII

Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, khi triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ Nghị quyết của Đại hội trên các lĩnh vực, cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ Hai là, xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu

Ba là, tập trung nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược; cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chú trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới Chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công

Bốn là, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước Mở rộng và đưa vào chiều sâu các quan

hệ đối ngoại; tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế

Năm là, thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những

Trang 32

vấn đề bức thiết; tăng cưòng quản lý phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Sáu là, phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh

Từ Hán Việt mang những đặc trưng về ngữ pháp, ngữ nghĩa và phong cách chức năng mà các từ thuần Việt hoặc từ vay mượn từ ngôn ngữ khác không thay thế được Về mặt phong cách, từ Hán Việt có bốn đặc điểm cơ bản: tao nhã, bác học, khái quát, trừu tượng Chính vì vậy, từ Hán Việt rất thích hợp với phong cách chính luận, phong cách hành chính công vụ

Văn kiện là những văn bản quan trọng về xã hội-chính trị Theo quy định, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng ban hành: Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chiến lược, nghị quyết, quy chế, thông báo, thông cáo, tuyên

bố, lời kêu gọi, báo cáo

Đại hội Đảng khóa XII diễn ra trong bối cảnh đất nước bước vào một thời kì lịch sử mới, với những trọng trách cải tổ mạnh mẽ trong công tác Đảng Văn kiện Đại hội XII bao gồm tám văn bản

Trang 33

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP

CỦA TỪ HÁN VIỆT TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẢNG XII

Trong Chương 2 này, chúng tôi thực hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Thống kê số lượng từ Hán Việt và thống kê tần suất hoạt động của từ

Hán Việt trong Văn kiện;

- Khái quát những đặc điểm nguồn gốc của từ Hán Việt trong Văn kiện;

- Miêu tả đặc điểm cấu tạo ngữ pháp của từ Hán Việt trong Văn kiện;

- Miêu tả đặc điểm về tính chất từ loại của Hán Việt trong Văn kiện;

2.1 Kết quả khảo sát từ Hán Việt trong văn kiện Đại hội Đảng XII

Để khảo sát ngữ liệu, chúng tôi dựa vào cuốn Văn kiện Đại hội Đảng XII

do Văn phòng Trung ương Đảng ấn hành tháng 4 năm 2016 Cuốn sách dày

448 trang, tập hợp toàn bộ diễn văn khai mạc, bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam; Báo cáo chính trị; Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020; Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tổng kết việc thi hành Điều lệ Đảng khóa XI và đề xuất bổ sung, sửa chữa Điều lệ Đảng khóa XI; Báo cáo tiếp thu, giải trình của Đoàn Chủ tịch Đại hội về ý kiến thảo luận của các đại biểu đối với các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam

Văn kiện Đại hội Đảng XII (từ đây gọi tắt là Văn kiện) bao gồm 8 văn bản dưới đây:

1) Diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam

2) Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về các văn kiện Đại hội XII của Đảng

Trang 34

3) Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng

4) Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

5 năm 2016 - 2020

5) Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tổng kết việc thi hành Điều lệ Đảng khóa XI và đề xuất bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng khóa XI (nếu có)

6) Báo cáo tiếp thu, giải trình của Đoàn Chủ tịch Đại hội về ý kiến thảo luận của các đại biểu đối với các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng

7) Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam

8) Diễn văn bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam

Các văn bản tùy thuộc vào vị trí, tính chất mà có sự khác biệt lớn về

dung lƣợng Văn bản dài nhất là Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung

ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng có

dung lƣợng 166 trang; văn bản ngắn nhất là Diễn văn khai mạc Đại hội có

dung lƣợng 6 trang Các văn bản đƣợc trình bày theo thể thức của văn bản hành chính

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy số lƣợng từ Hán Việt trong Văn kiện

chiếm tỷ trọng rất cao và có tần suất hoạt động lớn Ví dụ trong đoạn văn sau:

(1) Thay mặt Đoàn Chủ tịch Đại hội và Ban Chấp hành Trung ương

Đảng khóa XI, tôi nhiệt liệt chào mừng 1.510 đại biểu, những đảng viên ưu

tú, tiêu biểu cho trí tuệ, sự thống nhất ý chí và hành động, sức mạnh đoàn kết của toàn Đảng, đại diện cho hơn 4,5 triệu đảng viên về dự Đại hội

(2) Tán thành những nội dung cơ bản về đánh giá tình hình 5 năm thực

hiện Nghị quyết Đại hội XI (2011 - 2015) và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm

Trang 35

2016 - 2020 nêu trong Báo cáo chính trị, Báo cáo kinh tế - xã hội của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI trình Đại hội

Đoạn văn (1) có tổng số 39 lượt từ, trong đó có 25 lượt từ Hán Việt, chiếm tỷ lệ 64 % Đoạn văn (2) có tổng số 33 lượt từ, trong đó có 20 lượt từ Hán Việt, chiếm tỷ lệ 60 % Các từ Hán Việt được dùng nhiều lần trong các

đoạn văn trên là: Đảng, đại hội, báo cáo

Chúng tôi thống kê được tổng số 868 từ Hán Việt trong toàn bộ Văn

kiện Tổng số 868 từ Hán Việt này (có phụ lục kèm theo) phân bổ hoạt động

trên các văn bản của Văn kiện tùy thuộc vào dung lượng của từng văn bản

Dưới đây, chúng tôi thống kê tần suất hoạt động của từ Hán Việt, thống kê số lượng từ Hán Việt trong các văn bản, kết quả như sau:

Bảng 2.1 Thống kê số lượng và tần suất hoạt động của từ Hán Việt trong

Văn kiện

từ (lượt)

Số lượng

từ Hán Việt (từ)

Số lượt

từ Hán Việt(lượt)

Tỷ lệ (%)

1 Diễn văn khai mạc 1.245 172 765 61,4%

2 Nghị quyết Đại hội 2.862 213 1.688 58,9%

Trang 36

hướng, nhiệm vụ phát triển

kinh tế - xã hội 5 năm 2016

- 2020

7

Báo cáo tiếp thu, giải trình

của Đoàn Chủ tịch Đại hội

về ý kiến thảo luận của các

đại biểu đối với các văn

kiện trình Đại hội đại biểu

toàn quốc lần thứ XII của

Đảng

8 Diễn văn bế mạc 1.859 194 1.190 64,0%

Qua bảng trên, ta thấy văn bản có nhiều từ Hán Việt nhất là Báo cáo

Chính trị Với độ dài 39.858 chữ, văn bản này có chứa 517 từ Hán Việt, chúng

hoạt động tới 23.599 lƣợt và chiếm tỷ lệ áp đảo so với từ thuần Việt: 59,2%

Trong toàn bộ Văn kiện, tỷ lệ tần suất hoạt động của từ Hán Việt so với

từ thuần Việt là rất cao Tỷ lệ cao nhất là Báo cáo Tổng kết của Ban Chấp

hành Trung ương về thi hành điều lệ Đảng: 63,4%; tỷ lệ thấp nhất thuộc về Báo cáo tiếp thu, giải trình của Đoàn Chủ tịch Đại hội…: 58,5% Nhƣ vậy,

Trang 37

khoảng cách về tỷ lệ tần suất của từ Hán Việt giữa các văn bản là không lớn

Điều này cho thấy, mức độ hoạt động rất ổn định của từ Hán Việt trong Văn

kiện nói riêng và trong các văn bản thuộc phong cách hành chính công vụ -

hành chính chính luận

Tính trung bình, tỷ lệ tần suất hoạt động của từ Hán Việt so với từ gốc

khác trong Văn kiện đạt 60,9% Đây là một tỷ lệ rất cao Điều đó cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của từ Hán Việt trong Văn kiện nói riêng và trong các

văn bản hành chính, trong các hoạt động giao tiếp tiếng Việt hiện nay

Hình 2.1 Tỷ lệ từ Hán Việt trong Văn kiện 2.2 Từ Hán Việt trong Văn kiện xét về nguồn gốc

2.2.1 Nguồn gốc của từ Hán Việt

Từ Hán Việt trong tiếng Việt hiện nay xét về mặt nguồn gốc có thể chia thành hai loại chính:

(A) - Nhóm thứ nhất là những từ Hán Việt mượn nguyên từ tiếng Hán, chiếm khoảng 80%;

(B) - Nhóm còn lại là những từ Hán Việt Việt tạo: do người Việt sáng tạo nên trên cơ sở ghép các yếu tố gốc Hán Việt chiếm khoảng 20%;

Trong số những từ Hán Việt thuộc nhóm (A) mượn nguyên từ tiếng Hán lại có những từ thuần Hán và phi thuần Hán Bởi vì, trong tiếng Hán cũng có khá nhiều những từ được “mượn lại” từ các ngôn ngữ khác Ví dụ, những từ

Trang 38

lãng mạn (浪漫), lạc đà (骆驼) là những từ Hán mượn từ tiếng Anh và tiếng

dân tộc Hung Nô, sau đó mới du nhập sang tiếng Việt Tiếng Hán cung cấp cho tiếng Nhật các yếu tố Hán (các Hán tự) Trước và sau Thế chiến Thứ hai, nước Nhật lại là nước đi đầu ở khu vực Châu Á trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội Vì thế, để du nhập, biểu đạt các thuật ngữ mới của phương Tây, người Nhật đã sử dụng các yếu tố gốc Hán này để sáng tạo ra rất nhiều

từ song tiết Những từ ngữ này được “mượn” ngược trở lại, du nhập trở lại

“chính quốc” Vương Bân Bân trong cuốn Mối quan hệ giữa từ vựng Trung

Quốc cận đại với Nhật Bản nhận định: “Ngày nay hàng loạt khái niệm mà

người Trung Quốc dùng để cao đàm khoát luận, bàn đông nói tây, phần lớn là

từ ngữ do người Nhật làm ra cả.” Nước Nhật đã tiếp thu rất nhiều thành tựu khoa học, kĩ thuật của phương Tây Bằng cách này, tiếng Nhật đã tiếp nhận hàng loạt các thuật ngữ khoa học, kĩ thuật, văn hóa xã hội, chính trị, quân sự, v.v từ ngôn ngữ phương Tây (tiếng Anh, tiếng Pháp) dưới dạng dịch ra tiếng Nhật và được ghi lại bằng văn tự Hán Sau chiến tranh Giáp Ngọ (năm 1895), người Trung Quốc đã mượn lại chính những thuật ngữ tiếng Hán-Nhật này, thay vì cấu tạo ra những thuật ngữ mới Giai đoạn từ cuối thế kỉ 19 đến thập

kỉ 30 thế kỉ XX, rất nhiều thuật ngữ gốc Nhật (bằng tiếng Hán) đã du nhập ồ

ạt vào tiếng Hán theo cách này

Từ Hán Việt có thể được sản sinh hoặc vay mượn từ những nguồn gốc, hoàn cảnh khác nhau Ví dụ, xét về nguồn gốc, từ Hán Việt có thể được vay mượn tiếng Hán hay tiếng Nhật Cùng với Phong trào Đông du (của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Duy tân hội) đầu thế kỉ XX, và sau này là các đợt

du nhập của các thuật ngữ kinh tế-chính trị- xã hội vào tiếng Việt, đáp ứng nhu cầu hội nhập với Thế giới, những từ Hán Việt được sản sinh ra từ tiếng

Nhật đã ồ ạt tràn vào tiếng Việt Chẳng hạn như các từ: quảng trường, mục

tiêu, v.v Theo Trần Đình Sử (1997) trong bài viết Từ Hán Việt gốc Nhật trong tiếng Việt: “Từ Hán Việt gốc Nhật đánh dấu một bước phát triển

mớicủa từ Hán Việt, tạo nên tiềm lực của đời sống tinh thần và tư duy khoa

Trang 39

học hiện đại, bên cạnh từ Hán Việt có gốc từ tiếng Hán hiện đại do người Trung Quốc tạo ra và từ Hán Việt do người Việt cấu tạo.” Tài liệu này cũng cho biết: “có trên 350 từ gốc Nhật ngày nay vẫn được sử dụng trong tiếng Việt.” [31, tr 553]

Theo La Văn Thanh (2013), trong luận án Tổ hợp song tiết Hán-Việt trong

tiếng Việt Hiện đại so sánh với tổ hợp song tiết Hán hiện đại: có 353 tổ hợp

song tiết Hán Việt là không phải gốc tiếng Hán

Như vậy, trong số từ Hán Việt mượn nguyên, có thể chia làm hai loại: (A1): Mượn từ tiếng Hán;

(A2): Mượn từ tiếng Nhật

2.2.2 Nguồn gốc của từ Hán Việt trong Văn kiện

Xét về mặt nguồn gốc, từ Hán Việt trong Văn kiện thuộc cả ba loại: A1,

A2 và B Trong đó, đáng chú ý nhất là khối từ Hán Việt gốc A2 chiếm số lượng lớn và tần suất hoạt động rất cao

2.2.2.1 Từ Hán Việt gốc Nhật trong Văn kiện, gồm có

+ Thuộc lĩnh vực chính trị, xã hội:

Cơ quan, kiên trì, độc tài, độc chiếm, thừa nhận, thành viên, xuất phát điểm, bối cảnh, nguyên tắc, trọng điểm, xã giao, thi hành, lao động, nghị viện, nghị quyết, chính sách, chính đảng, tổ chức, phương châm, hiến pháp, mục tiêu, nội các, tuyển cử, tuyên truyền, hiệp hội, hiệp định, nhân quyền, xã hội, nhân văn chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa, giai cấp, vô sản, quyền uy, lập hiến, lập trường, lãnh thổ, đặc quyền, đặc vụ, đồng tình, thị trường, biểu quyết, nghĩa vụ, tư bản, tự do, chỉ thị, chỉ đạo, trung tướng, thiếu tướng, thiếu úy, nguyên soái, trọng tài, công dân, cách mạng, cao trào, quan điểm, quốc tế, công nhận, công bố, cộng hòa, cương lĩnh, cán bộ, chi bộ, tập trung, tập đoàn, giải phóng, câu lạc bộ, quân nhu, quan hậu, hội đàm, động viên, đại biểu, đại bản doanh, pháp luật, phản đối, kháng nghị, phản động, đại cục, đề kháng, tổng lãnh sự, tổng động viên, thẩm phán, thẩm vấn, bồi thẩm viên, thời sự, thực quyền, xâm phạm, tuyên chiến, dân chủ, tư pháp,

Trang 40

phán quyết, phục vụ, phủ quyết, phần tử, thủ tiêu, tiến triển, lý tưởng, đăng kí, đơn vị, v.v

+ Thuộc lĩnh vực kinh tế, thương mại:

bất động sản, dự toán, ngân hàng, tài phiệt, xuất khẩu, nhập khẩu, nhập siêu, xuất siêu, kinh doanh, tối huệ quốc, tín dụng, hiệu quả, bảo hiểm, sinh sản, sản xuất, thương nghiệp, thống kê, đầu tư, đầu cơ, thực nghiệp, công nghiệp, kinh tế, kế hoạch, giao thông, giám định, cố định, quảng cáo, qui phạm, thi công, quốc khố

+ Thuộc lĩnh vực triết học:

Triết học, tri thức, nội tại, khách thể, chủ thể, khách quan, chủ quan, chủ động, ngẫu nhiên, tất nhiên, hiện tượng, bản chất, tất yếu, hiện thực, khẳng định, phủ nhận, phủ định, nguyên tố, yếu tố, tương đối, tuyệt đối, tích cực, tiêu cực, bi quan, nội dung, quan niệm, năng động, tính năng, ý thức, vật chất, lí trí, lí tính, lí luận, khái niệm, phạm trù, tư tưởng, không gian, thời gian, mệnh đề, biểu tượng, nguyên lí, kinh nghiệm, mục đích, động cơ, phân tích, ấn tượng, tưởng tượng, tổng hợp, diễn dịch, trực tiếp, gián tiếp, trực quan, trực giác, qui nạp, khái quát, định nghĩa, tinh thần, tiến hóa, thoái hóa, năng lực, phương thức, chủ nghĩa, biện chứng, động lực, duy vật, duy tâm, thế giới quan, chất lượng, giao tế, giám định, quá độ, hoàn cảnh, đơn thuần, tín hiệu, dị vật, kí hiệu

+ Thuộc lĩnh vực khoa học, giáo dục:

Khoa học, lũy tiến, chân không, chỉ số, diễn tập, thể dục, thể thao, truyền nhiễm, kích thích, loại hình, xã hội học, luận lí học, tâm lí học, sinh lí học, nhân cách, vật lí, hóa học, tiêu hóa, khuếch tán, bão hòa, giáo dục học, giáo khoa thư, tĩnh mạch, động mạch, thần kinh, thôi miên, tế bào, thăng hoa, hệ thống, địa chất, kiến tập, phản ứng, phản xạ, mẫn cảm, huyết sắc tố, phóng

xạ, bức xạ, phương án, phương trình, thôi miên, cơ giới, phát minh, thần kinh giao cảm, giả định, vận động, tổ hợp, dinh dưỡng, di truyền, y học, giải phẫu,

ý nghĩa, bạch kim, nguyên tử, tiêu bản, thành phần, trường hợp, thường thức,

Ngày đăng: 21/12/2024, 23:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (2000), Hán Việt từ điển, NxbKHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hán Việt từ điển
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: NxbKHXH
Năm: 2000
2. Diệp Quang Ban (1998), Ngữ pháp tiếng Việt, (2 tập) Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
3. Ban Bí thƣ (2004), “Quy định về thể loại, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản của Đảng”, Quyết định số 91-ỌĐ/TW ngày 16/02/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quy định về thể loại, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản của Đảng”
Tác giả: Ban Bí thƣ
Năm: 2004
4. Lê Biên (1999), Từ loại tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ loại tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Lê Biên
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
5. Phan Văn Các (1999), Từ thường dùng trong Hán Văn cổ, NxbKHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ thường dùng trong Hán Văn cổ
Tác giả: Phan Văn Các
Nhà XB: NxbKHXH
Năm: 1999
6. Phan Văn Các (2001), Từ điển từ Hán Việt, NxbTPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển từ Hán Việt
Tác giả: Phan Văn Các
Nhà XB: NxbTPHCM
Năm: 2001
7. Nguyễn Tài Cẩn (2000), Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 2000
8. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ), Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ)
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 1975
9. Nguyễn Hồng Cổn (2002), Về vấn đề phân loại từ loại trong tiếng Việt, Ngôn ngữ 2 (165), (tr.36-46) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về vấn đề phân loại từ loại trong tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Hồng Cổn
Năm: 2002
10. Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, NxbKHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bình diện của từ và từ tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NxbKHXH
Năm: 1986
11. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NxbGD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NxbGD
Năm: 1981
12. Vũ Thị Sao Chi (2016), Tiếng Việt hành chính, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt hành chính
Tác giả: Vũ Thị Sao Chi
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 2016
13. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1997), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt
Tác giả: Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
14. Thiều Chửu (1996), Từ điển Hán Việt, NxbKHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Hán Việt
Tác giả: Thiều Chửu
Nhà XB: NxbKHXH
Năm: 1996
15. Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb ĐH và THCN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng học tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb ĐH và THCN
Năm: 1985
16. Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ và nhận diện từ tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
17. Hoàng Văn Hành (1996), Từ tiếng Việt: hình thái, từ ghép, từ láy, chuyển loại, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ tiếng Việt: hình thái, từ ghép, từ láy, chuyển loại
Tác giả: Hoàng Văn Hành
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1996
18. Nguyễn Thị Huyền (2015), Từ ngữ Hán Việt trong sách Ngữ văn THPT (qua một số tác phẩm thơ văn trung đại), Luận văn thạc sĩ, ĐHHP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ ngữ Hán Việt trong sách Ngữ văn THPT (qua một số tác phẩm thơ văn trung đại)
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền
Năm: 2015
19. Nguyễn Quang Hƣng (2016), Đặc điểm ngôn ngữ trong báo cáo chính trị của ĐCSVN tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12, Luận văn thạc sĩ, ĐHHP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm ngôn ngữ trong báo cáo chính trị của ĐCSVN tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12
Tác giả: Nguyễn Quang Hƣng
Năm: 2016
20. Lương Văn Kế (1994), Der Chinesishe Einflussanf die Vietnamesische Sparche, (ảnh hưởng của tiếng Trung Quốc đối với tiếng Việt), Berliner Asien, Afika Studien, Bd.1, LIT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Der Chinesishe Einflussanf die Vietnamesische Sparche
Tác giả: Lương Văn Kế
Năm: 1994

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN