1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Đặc điểm ngôn ngữ thơ Nguyễn Thị Hoài Thanh nhà thơ nữ Hải Phòng

104 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc Điểm Ngôn Ngữ Thơ Nguyễn Thị Hoài Thanh - Nhà Thơ Nữ Hải Phòng
Tác giả Vũ Thị Hương Giang
Người hướng dẫn PGS.TS. Phạm Hùng Việt
Trường học Trường Đại Học Hải Phòng
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 448,68 KB

Nội dung

Trong số đông đảo các nhà thơ nữ hiện đại, các tác giả nữ Hải Phòng đã có những thành công nhất định, tạo nên giọng điệu và phong cách ngôn ngữ riêng Các nhà thơ nữ Hải Phòng đã đem đến

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu khảo sát, thống kê, nghiên cứu, kết luận trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố ở bất kì công trình nào khác

Tác giả

Vũ Thị Hương Giang

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS TS Phạm Hùng Việt, thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô đã giảng dạy các chuyên đề cho lớp cao học Ngôn ngữ K8 (2017 – 2019) tại trường Đại học Hải Phòng

Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, Khoa Ngữ văn, tập thể cán

bộ Phòng Đào tạo Sau đại học – Trường Đại học Hải Phòng đã luôn đồng hành, tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu

Tôi xin gửi lời tri ân đến gia đình nhà thơ Nguyễn Thị Hoài Thanh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những người thân đã luôn ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn

Hải Phòng, tháng 11 năm 2019 Tác giả luận văn

Vũ Thị Hương Giang

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG v

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LI ÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6

1.1 Ngôn ngữ thơ và đặc trưng ngôn ngữ thơ 6

1.1.1 Ngôn ngữ thơ 6

1.1.2 Đặc trưng ngôn ngữ thơ 7

1.2 Giới thiệu sơ lược về thơ Hải Phòng đương đại và tác giả Nguyễn Thị Hoài Thanh 20

1.2.1 Giới thiệu sơ lược về thơ Hải Phòng đương đại 20

1.2.2 Giới thiệu về tác giả Nguyễn Thị Hoài Thanh 22

1.3 Tiểu kết 23

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VỀ THỂ THƠ, VẦN, NHỊP VÀ CÁCH TỔ CHỨC BÀI THƠ TRONG THƠ NGUYỄN THỊ HOÀI THANH 25

2.1 Đặc điểm về thể thơ 25

2.1.1 Thể thơ tự do 26

2.1.2 Thể thơ lục bát 30

2.1.3 Thể thơ 4 chữ 32

2.1.4 Thể thơ 5 chữ 33

2.1.5 Thể thơ 6 chữ 36

2.1.6 Thể thơ 7 chữ 37

2.2 Vần trong thơ Nguyễn Thị Hoài Thanh 38

2.2.1 Vần và các chức năng hiệp vần trong thơ 38

2.2.2 Sự thể hiện của vần trong thơ Nguyễn Thị Hoài Thanh 40

Trang 6

2.3 Nhịp trong thơ Nguyễn Thị Hoài Thanh 48

2.3.1 Nhịp và cách tổ chức nhịp trong thơ 48

2.3.2 Sự thể hiện của nhịp trong thơ Nguyễn Thị Hoài Thanh 51

2.4 Đặc điểm về cách tổ chức bài thơ trong thơ Nguyễn Thị Hoài Thanh 59

2.4.1 Đặc điểm về câu thơ, dòng thơ 59

2.4.2 Đặc điểm về khổ thơ, đoạn thơ 60

2.4.3 Một số kiểu mở đầu và kết thúc 60

2.5 Tiểu kết 63

CHƯƠNG 3: TỪ NGỮ VÀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ THƯỜNG GẶP 65 TRONG THƠ NGUYỄN THỊ HOÀI THANH 65

3.1 Các lớp từ vựng ngữ nghĩa tiêu biểu 65

3.1.1 Từ láy 65

3.1.2 Lớp từ chỉ hình ảnh, màu sắc 67

3.2 Một số biện pháp tu từ trong thơ Nguyễn Thị Hoài Thanh 75

3.2.1 Biện pháp điệp 75

3.2.2 Biện pháp so sánh 81

3.2.3 Biện pháp nhân hóa 86

3.2.4 Biện pháp ẩn dụ 88

3.2.5 Câu hỏi tu từ 89

3.3 Tiểu kết 90

KẾT LUẬN 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu

1.1 Thơ tức là phần tinh lọc nhất của ngôn ngữ Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ thể hiện sự công phu của người viết trong việc lựa chọn và chưng cất từng chữ như quan niệm của nhà thơ Nga Maiakôpxki:

Phải phí tổn nghìn cân quặng chữ Mới thu về một chữ mà thôi Nhưng chữ ấy làm cho lòng rung động Triệu trái tim trong triệu năm dài

Trong tiến trình phát triển chung của nền văn học Việt Nam hiện đại, thơ

ca hiện đại Việt Nam đã ghi nhận sự đóng góp không nhỏ của các nhà thơ nữ Trong số đông đảo các nhà thơ nữ hiện đại, các tác giả nữ Hải Phòng đã có những thành công nhất định, tạo nên giọng điệu và phong cách ngôn ngữ riêng

Các nhà thơ nữ Hải Phòng đã đem đến cho thơ ca một tiếng nói riêng vừa mặn mà, đằm thắm, vừa mạnh mẽ, quyết liệt bằng tình cảm, sức sống của những con người miền biển qua các sáng tác của mình Tuy nhiên, mỗi nhà thơ lại có cách tổ chức ngôn ngữ riêng để tạo nên dấu ấn trong sáng tác của mình Xuất phát từ tính sáng tạo riêng trong nghệ thuật thơ ca, chúng tôi nghiên cứu thơ của Nguyễn Thị Hoài Thanh trên phương diện ngôn ngữ với mong muốn tìm ra được những đặc điểm riêng trong cách tổ chức ngôn ngữ thơ của tác giả; từ đó đánh giá đóng góp của nhà thơ nữ này cho thơ ca Hải Phòng nói riêng, thơ ca Việt Nam nói chung

1.2 Thơ nữ Hải Phòng không ít những cây bút có tài Có thể kể đến Đoàn Lê

“Người đàn bà đẹp, tài hoa, Ngày chị sinh trời cho làm thơ/ Vấn vương như sợi

tơ trời” (Vũ Thị Hải); tiếp theo là người xuất hiện đúng vào lúc không khí đổi mới của đất nước cho phép những tiếng nói khắc khoải và đau đớn cũng được trình bày trên văn đàn một cách bình đẳng với những âm thanh vỗ về và xưng tụng giữ vai trò chủ đạo trong sinh hoạt nghệ thuật Việt Nam suốt một thời gian dài - Dư Thị Hoàn; tiếp đó là những gương mặt: Nguyễn Thị Thuý Ngoan,

Trang 9

Vũ Thuý Hồng, Vũ Thị Huyền, Trần Thị Lưu Ly, Phạm Thuý Nga, Trần Thị Hằng, Phạm Vân Anh… Tất cả họ đều là những cây bút tiêu biểu qua các thế

hệ và gặt hái được nhiều thành công Trong khuôn khổ một đề tài luận văn chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu là thơ của tác giả Nguyễn Thị Hoài Thanh – nhà thơ nữ tiêu biểu của Hải Phòng từ những năm kháng chiến chống

Mĩ, người đã làm thơ từ năm mười sáu tuổi, có nhiều thơ in trên các sách báo, tạp chí trung ương và địa phương từ năm 1952 cho đến nay, là hội viên hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hải Phòng Hiện nhà thơ đã ngoài 80 tuổi, đang sinh sống tại Đồng Nai, vẫn gắn bó máu thịt với thơ và luôn hướng về mảnh đất mình đã được sinh ra và lớn lên – Hải Phòng

Đã có một số luận án, luận văn nghiên cứu về thơ của một tác giả cụ thể Theo hướng đi đó, chúng tôi nhận thấy thơ của Nguyễn Thị Hoài Thanh xứng đáng được quan tâm, nghiên cứu một cách nghiêm túc, toàn diện, hệ thống để thấy được đóng góp của thơ bà với thi ca Hải Phòng và thi ca nước nhà Chính lí do đó đã thôi thúc chúng tôi đi vào nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ thơ của tác giả; từ đó thấy được sự khác biệt, đặc sắc trong sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Thị Hoài Thanh với các nhà thơ khác Đây là một hướng đi cần thiết để chúng tôi đưa ra cách nhìn đầy đủ hơn, hệ thống hơn về mối quan

hệ giữa nội dung và hình thức về gương mặt thơ Nguyễn Thị Hoài Thanh dưới góc độ ngôn ngữ thơ ca Chúng tôi hi vọng kết quả nghiên cứu của luận văn này sẽ góp phần khẳng định đóng góp của nhà thơ với thơ nữ Hải Phòng nói riêng, thơ nữ Việt Nam nói chung Tôi xin được mượn lời của Mặc Giao

để kết luận cho phần này “ tôi nghĩ rằng đất nước này, dân tộc này vẫn còn

vô số những “thi sĩ cần được khám phá”, cần được giới thiệu như Hoài Thanh

để những vần thơ hay và đẹp không bị mai một và di sản văn hóa Việt Nam không bị thiệt thòi.”

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Thơ của Nguyễn Thị Hoài Thanh từ trước tới nay đã thu hút sự chú ý của nhiều người, được tiếp nhận và đánh giá cao Không ít những tờ báo, tạp chí

Trang 10

trong nước và của thành phố Hải Phòng đã đăng tải thơ và những bài viết về thơ bà từ năm 1952 đến nay như: Báo lao động cuối tuần (laodong.vn), Báo phụ nữ Việt (phunuviet.org), trang vietbao.com, baomoi.com, trang điện tử tourdulichhalong.net, Báo An ninh Hải Phòng, Báo Hải Phòng điện tử(baohaiphong.com.vn), tạp chí Cửa biển (cuabien.vn) – Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hải Phòng, Đài phát thanh truyền hình Hải Phòng Những trang viết này đều hướng đến việc lựa chọn và giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Thị Hoài Thanh như một gương mặt thơ thơ nữ duy nhất, tiêu biểu của giai đoạn chiến tranh chống Mĩ ở Hải Phòng Vì yêu thơ Nguyễn Thị Hoài Thanh

mà những người bạn, đồng nghiệp, độc giả Việt Nam sống tại Hoa Kì đã xuất bản cho bà tập thơ riêng đầu tiên mang tên “Hoa phượng” vào năm 2006 Sau này, bà cũng có hai tập thơ in chung là Sóng vào thu và Trường thơ Hải Phòng (NXB HNV năm 2017) Tập thơ “Tôi ở Hải Phòng” (XB 2018) được gia đình và Hội LHVHNT Hải Phòng hỗ trợ xuất bản như một sự tri ân với nhà thơ Nguyễn Thị Hoài Thanh Tập thơ đánh dấu sự nghiệp sáng tác của Hoài Thanh vì ở đó hội tụ những sáng tác tiêu biểu trong đời thơ của bà và tái bản những sáng tác đã được in trong các tập thơ trước Nguyễn Long Khánh

đã đánh giá đóng góp của thơ Nguyễn Thị Hoài Thanh trong diện mạo chung của thơ ca Hải Phòng “ có những nhà thơ đã sống chết với thơ Họ không nghĩ đến bản thân mình, thơ chính là cuộc đời của họ đó là những thi sĩ đích thực của thi ca Ở Hải Phòng tôi xin được mạo muội tôn vinh các thi sĩ: Thanh Tùng, Nguyễn Đình Di và Nguyễn Thị Hoài Thanh.” (Tạp chí Cửa biển – số 194) Nhà thơ Phạm Ngà trân trọng chia sẻ: “Nguyễn Thị Hoài Thanh làm thơ theo sự thôi thúc tự thân, với hồn thơ trong trẻo cùng khát khao hướng tới cái đẹp, cái hạnh phúc của đời người” (Bàn tròn văn chương số 7 với chủ đề

“Nguyễn Thị Hoài Thanh – Tác giả, tác phẩm” – Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hải Phòng)

Người yêu thơ nhận xét thơ của Nguyễn Thị Hoài Thanh giản dị, đằm sâu những suy nghĩ mà vẫn giữ được sự hồn nhiên trong sáng, toát ra một vẻ

Trang 11

nhân hậu và bao dung đối với con người và cuộc đời Thơ của bà có nỗi buồn của cuộc sống riêng đầy vất vả, đa đoan, bất trắc song không não nuột chua cay, không trách người, trách đời mà thấm sâu, đầy ám ảnh, và trên hết, tình yêu của bà với bạn bè, với đất Cảng quê hương là không có giới hạn

Với Nguyễn Thị Hoài Thanh, thơ là hơi thở, là điệu tâm hồn của cuộc sống Nhà thơ lặng lẽ, miệt mài sáng tạo và tìm thấy niềm tin yêu cuộc đời theo cách riêng của mình Qua ngôn ngữ thơ, Hoài Thanh không chỉ tạo nên vẻ đẹp riêng trong thơ của mình mà còn thể hiện cách nhìn cuộc sống giàu ấn tượng Thực hiện đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ thơ Nguyễn Thị Hoài Thanh - nhà thơ nữ Hải Phòng”, trong khuôn khổ của một luận văn, chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu

và trình bày để làm rõ được nét riêng về phong cách ngôn ngữ của thơ Nguyễn Thị Hoài Thanh và bản sắc văn hoá Hải Phòng thể hiện qua thơ của bà

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu ngiên cứu

Làm rõ đặc điểm ngôn ngữ thơ Nguyễn Thị Hoài Thanh, qua đó khẳng định những đóng góp của nhà thơ với thơ Hải Phòng đương đại nói riêng và thơ Việt Nam hiện đại nói chung

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau đây:

- Trình bày những vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài

- Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ thơ Nguyễn Thị Hoài Thanh xét về mặt hình thức: thể thơ, đặc điểm vần và nhịp

- Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ thơ Nguyễn Thị Hoài Thanh xét về cách sử dụng một số kiểu từ ngữ và biện pháp tu từ

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Ngôn ngữ thơ của Nguyễn Thị Hoài Thanh - nhà thơ nữ Hải Phòng

Trang 12

4.2 Phạm vi

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ thơ Nguyễn Thị Hoài Thanh gồm các vấn đề; thể thơ, vần, nhịp, từ ngữ, biện pháp tu từ,

Phạm vi ngữ liệu nghiên cứu của luận văn: Trong luận văn này, chúng tôi chọn tập thơ Tôi ở Hải Phòng ( Nhà xuất bản thế giới, tháng 3 năm 2018)

là tư liệu để khảo sát và nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp miêu tả

Phương pháp này được sử dụng để miêu tả các kiểu cấu trúc tiêu biểu của thơ Nguyễn Thị Hoài Thanh

5.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phương pháp này được dùng để phân tích các hiện tượng sử dụng ngôn

từ, tín hiệu thẩm mỹ, cấu trúc ngôn ngữ, nhằm rút ra đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ thơ Nguyễn Thị Hoài Thanh

5.3 Phương pháp phân tích diễn ngôn

Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích diễn ngôn để phân tích các bài thơ, câu thơ tiêu biểu của nhà thơ Nguyễn Thị Hoài Thanh Sử dụng phương pháp này sẽ có tác dụng giúp tác giả luận văn phân tích đặc điểm thơ Nguyễn Thị Hoài Thanh một cách chính xác, khoa học

5.4 Thủ pháp thống kê, phân loại

Đây là thủ pháp được sử dụng để thu thập và phân loại những câu thơ, bài thơ chứa đựng hiện tượng ngôn ngữ cần nghiên cứu

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài

Chương 2: Đặc điểm về thể thơ, vần, nhịp và cách tổ chức bài thơ trong thơ Nguyễn Thị Hoài Thanh

Chương 3: Từ ngữ và các biện pháp tu từ thường gặp trong thơ Nguyễn Thị Hoài Thanh

Trang 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LI ÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Ngôn ngữ thơ và đặc trưng ngôn ngữ thơ

1.1.1 Ngôn ngữ thơ

Bản chất của nghệ thuật nói chung là sự sáng tạo Văn học là loại hình nghệ thuật lấy ngôn từ làm chất liệu cơ bản để xây dựng hình tượng nghệ thuật Nói cách khác, văn chương là nghệ thuật ngôn từ Trong đó, thơ ca là

sự kết tinh và thăng hoa của nghệ thuật ngôn từ Mỗi bài thơ là những ngôn

từ sáng giá đứng trong một trật tự hoàn hảo (Coleritgiơ) Nói như Maiacôpxki: Qúa trình sáng tạo ngôn ngữ thơ ca cũng giống như những người lọc quặng, lọc ra cái tinh chất Thơ ca là cái tinh hoa tối cao của ngôn ngữ, là cái ánh ngời phi thường của nó Ngôn ngữ trong thơ ca được tổ chức đặc biệt và có những cách biểu đạt độc đáo, khác thường về đời sống xã hội,

về suy nghĩ, cảm xúc của con người Trong sáng tạo thơ ca thì sự sáng tạo về ngôn ngữ có vị trí đặc biệt quan trọng Cuốn Bách khoa thần học New Catholi đã chỉ ra “Thơ trước hết và cuối cùng là cuộc hành trình trọn vẹn của ngôn từ Đối với người Hi Lạp, thi sĩ là người sáng tạo ra các ngôn từ”

Điểm qua một số công trình nghiên cứu về ngôn ngữ trên thế giới, các nhà ngôn ngữ học đã chỉ ra sự khác biệt giữa ngôn ngữ đời sống với ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi Ngôn ngữ nhân dân là tiếng nói nguyên liệu, còn ngôn ngữ văn học là tiếng nói được bàn tay thợ nhào nặn (M.Gorki) (dẫn theo [56]) Trong cuốn tiểu luận “Ngôn ngữ và thi ca”, Jakobson cho rằng cơ chế hoạt động của ngôn ngữ thơ là cơ chế lựa chọn và cơ chế kết hợp: “chức năng của thi ca đem nguyên lý tương đương của trục tuyển lựa chiếu trên trục kết hợp” [28] Mặt khác, dựa trên những nguyên lí phổ quát về hoạt động của ngôn ngữ được F de Sausure giới thiệu trong “Giáo trình ngôn ngữ học đại cương”, Jakobson khẳng định với thơ hình thức ngữ âm như âm vận, điệp

âm, điệp vần, khổ thơ, là vô cùng quan trọng Cách tổ chức những yếu tố thuộc phương diện hình thức này góp phần quan trọng vào việc tạo nên diện

Trang 14

mạo ngôn ngữ thơ

Nguyễn Phan Cảnh căn cứ vào hai thao tác hoạt động cơ bản của ngôn ngữ là thao tác lựa chọn và thao tác kết hợp trong hệ hình để nhận diện cơ chế lựa chọn của ngôn ngữ thơ Hữu Đạt trong một công trình nghiên cứu đã nhận thấy cách thức tổ chức ngôn ngữ thơ là “được trình bày bằng hình thức ngắn gọn và súc tích nhất với cách tổ chức ngôn ngữ có vần điệu và các quy luật phối âm riêng của từng ngôn ngữ" [12] Các tác giả khẳng định ưu điểm của phương thức lựa chọn và kết hợp giúp nhà thơ loại bỏ được trường nét

dư, là cơ sở tạo nên các thể thơ và cấu trúc ngữ pháp, ngữ nghĩa đặc biệt trong thơ

Từ những cách hiểu trên về ngôn ngữ thơ ca, ta có thể đi đến kết luận: Trong một phạm vi hẹp của thể loại, ngôn ngữ thơ được hiểu là một chùm đặc trưng ngữ âm, từ vựng, ngừ pháp nhằm biểu trưng hóa, khái quát hóa hiện thực khách quan theo tổ chức riêng của thơ ca

1.1.2 Đặc trưng ngôn ngữ thơ

Thơ là thể loại văn học có những đặc trưng riêng Khi so sánh thơ với văn xuôi, người ta sẽ nhận ra sự đối lập giữa chúng ở nhiềù bình diện khác nhau Xét ở bình diện ngôn ngữ, ta có ta có thể phân biệt thơ với văn xuôi trên

ba cấp độ: ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp Xem xét việc sắp xếp một cách đặc biệt các đơn vị ngôn ngữ trên các mặt: ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp sẽ thấy

rõ đặc trưng của ngôn ngữ thơ ca

1.1.2.1 Về ngữ âm

Trước hết, thơ là hình thức tổ chức ngôn ngữ đặc biệt mang thuộc tính thẩm mĩ về ngữ âm Nói đến thơ là nói đến các yếu tố nằm trong sự vận dụng nghệ thuật hình thức âm thanh ngôn ngữ Đó là sự hoà phối về âm thanh, là ngắt dòng, ngắt nhịp, là sự hiệp vần Thơ căn bản khác với văn xuôi ở tính nhạc nên các yếu tố ngữ âm trong thơ là hết sức quan trọng Mỗi dòng thơ, câu thơ chứa trong bản thân nó một loại ngữ điệu đặc biệt, người ta gọi đó là nhạc thơ Khi nhạc thơ của một thể thơ đạt đến tính ổn định và làm nên nét

Trang 15

khác biệt thì chúng trở thành âm luật của thể thơ đó Ngôn ngữ trong thơ giàu nhịp điệu, phong phú về cách hòa âm và chỉ trong thơ, mặt vật chất, mặt cấu

âm của ngôn từ trở thành một chất liệu quan trọng Bởi thế, tính nhạc được xem là đặc trưng cơ bản cơ bản của ngôn ngữ thơ ca Nhạc tính trong thơ được tạo nên bởi sự hòa phối các đơn vị âm thanh như thanh điệu, nguyên

âm, phụ âm cùng với các thuộc tính âm thanh như cao độ, cường độ, trường

độ của ngôn ngữ Tiếng Việt vốn phong phú về thanh điệu (6 thanh); các thanh có phẩm chất về âm vực (cao / thấp) và đường nét (bằng phẳng /gãy);

đa dạng về nguyên âm và phụ âm (13 nguyên âm đơn, 3 nguyên âm đôi, 22 phụ âm đầu, 8 âm cuối ) là cơ sở cho ngôn ngữ thơ ca Việt Nam mang “diện mạo” riêng về tính nhạc Khai thác nhạc tính trong thơ, ta cần chú ý đến những sự đối lập sau:

- Sự đối lập trầm - bổng, khép - mở của các nguyên âm

- Sự đối lập về vang - tắc giữa hai dãy phụ âm mũi và phụ âm tắc vô thanh trong các phụ âm cuối

- Sự đối lập cao - thấp, bằng - trắc của các thanh điệu

Cùng với đó, sự đối lập vần và nhịp cũng là yếu tố góp phần tạo tính nhạc cho ngôn ngữ thơ ca Sự hòa phối của các yếu tố ngữ âm này mang lại cho thơ âm hưởng diệu kì, lôi cuốn người đọc trong ma lực của âm thanh ngôn ngữ

Thế giới tâm hồn của nhà thơ không chỉ được biểu hiện bằng ý nghĩa của ngôn từ mà bằng cả âm thanh, nhịp điệu của ngôn ngữ đó Các đặc tính thanh học của ngôn ngữ ít được quan tâm trong văn xuôi nhưng với thơ chúng được tổ chức chặt chẽ, có chủ ý nhằm tạo hàm nghĩa và gợi ra những điều mà bản thân từ ngữ không truyền tải hết Nói khác đi, trong thơ vừa có hình, vừa có nhạc Nhạc tính là đặc thù của ngôn ngữ thơ ca, nó phổ biến trong mọi ngôn ngữ, đặc biệt với ngôn ngữ thơ Việt Nam Có thể lí giải điều này qua đoạn thơ sau trong bài Nguyệt Cầm của Xuân Diệu

Trang 16

Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh

Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần

Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm

Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân

Đoạn thơ gợi ra những cảm giác tinh tế trong tâm hồn con người khi nghe tiếng “nguyệt cầm” Sự giao thoa của những cảm giác làm toát ra một vẻ lạnh, cái lạnh thấu suốt và thấm sâu, nó “nhập” vào hồn người Đoạn thơ gợi

sự hình dung về một linh hồn nhạy cảm, bơ vơ đang đi tìm chỗ tựa nương, linh hồn ấy nhập vào “dây cung nguyệt lạnh” càng làm cho cảm giác lạnh lẽo tăng thêm Nhưng đoạn thơ không chỉ đơn giản là cảm giác, dường như nhà thơ đang định lý giải “tại sao lại gọi là đàn nguyệt?” Người đọc có thể nhận thức nhiều tầng ý nghĩa qua ngôn từ đoạn thơ Tuy nhiên, đoạn thơ không chỉ

có hình mà còn có nhạc Nhạc ở đây không phải là âm thanh của tiếng nguyệt cầm trong đoạn thơ mà đó là nhạc của thơ, của những âm, thanh, vần, nhịp cất lên bởi ngôn từ Những câu thơ vừa lắng đọng, vừa ngân vang bởi sự phối thanh giữa các tiếng trong dòng thơ và giữa các dòng trong đoạn thơ Trong

28 tiếng của đoạn thơ, có 18 thanh bằng, 7 thanh trắc cao, 3 thanh trắc thấp hòa vận cùng nhau góp phần đưa cái trong của tiếng đàn lên đến đỉnh cao của nghệ thuật, đồng thời cũng đưa cái buồn của tiếng đàn xuống đến tuyệt đối Hơn nữa, các giai điệu “trăng - đàn”, “đàn - trăng” cứ lặp đi lặp lại dễ gây cho ta cảm xúc buồn Nếu như ở dòng thơ trên từ “ngần” đặt ở cuối câu là tiếng đàn dàn trải thì câu dưới từ “chậm” (thanh nặng) và cuối câu tiếp theo

từ “lặng” (thanh nặng) và “buồn” (thanh huyền) làm cho tiếng đàn như nghẹn lại, buồn thảm hơn Những điệp khúc ấy cứ xoáy vào tâm hồn ta, da diết, lắng sâu đến lạ kỳ Một yếu tố quan trọng nữa tạo nên nhạc tính của đoạn thơ đó là

sự hiệp vần giữa các tiếng trong từng câu, hoặc giữa các câu Đoạn thơ được Xuân Diệu xây dựng mang hình thức của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Nhà thơ tuân thủ luật hiệp vần của thể thơ này Chỉ cần tiếng cuối của các dòng 2 và 4 hiệp vần với nhau (ngần, ngân) cũng đủ tạo nên tính nhạc cho đoạn thơ Hơn

Trang 17

nữa, nhạc của đoạn thơ được khởi phát từ sự phối hợp của các nguyên âm, đặc biệt là nguyên âm (a) ở dòng thơ thứ ba và các phụ âm đặc biệt là các phụ

âm (tr, t) ở dòng thơ thứ nhất, thứ hai và thứ tư

Như đã nói ở trên, đoạn thơ mang dáng dấp của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt và Xuân Diệu đã vận dụng niêm luật của thể thơ một cách nhuần nhuyễn

để tạo nên âm điệu cho đoạn thơ Các tiếng trong mỗi dòng thơ theo luật là: nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh (tiếng thứ 1, thứ 3, thứ 5 bằng hay trắc cũng được ; tiếng thứ 2, thứ 4, thứ 6 bằng hay trắc phải rõ ràng, trong

đó tiếng thứ 2, tiếng thứ 6 phải cùng thanh với nhau và trái thanh với tiếng thứ 4) Nhà thơ cũng tuân thủ tuyệt đối niêm thơ của thể thơ này Một niêm thơ được tính là một cặp câu thơ, bắt đầu từ câu thứ 2 với câu kế tiếp và cứ lần lượt như thế Niêm bắt buộc tiếng thứ hai của từng cặp câu chẵn và lẻ bao giờ cũng phải cùng một thanh trắc hay bằng và cứ thế luân phiên nhau Xuân Diêu viết:

Trăng [thương], trăng nhớ, hỡi trăng ngần

Đọc đoạn thơ của Xuân Diêu, cảm xúc của chúng ta được tuôn trào, hòa nhịp cùng tâm tình người nghệ sĩ Người đọc cảm nhận được âm thanh tiếng nguyệt cầm đang rung lên ngay trong sự cảm nhận sâu sắc của tâm hồn thi nhân Tất cả đều đạt tới sự tuyệt đối của âm sắc Qua phân tích ví dụ này,

ta có thể đi đến nhận định: Hình tượng nghệ thuật thơ được thể hiện trong một

Trang 18

cấu tạo ngôn ngữ đặc biệt, được cách điệu hoá, khác với ngôn ngữ thông thường Cấu tạo ngôn ngữ đó tạo hình và nhạc trong thơ Ý nghĩa ngôn ngữ tạc hình cho thơ, âm thanh ngôn ngữ do nhạc sinh ra Hình của thơ lắng đọng, nhạc của thơ ngân vang Chúng ánh chiếu nhau trong cảm xúc, sự sáng tạo của thi nhân và khởi phát trong tâm hồn độc giả khi thưởng thức Ta hiểu được tình ý của thơ nhờ thẩm thấu cả hình và nhac của ngôn ngữ Chính điều này đã giúp cho ngôn ngữ thơ vừa có sự lắng đọng lại vừa có sức ngân vang đến lạ kì Tính nhạc trong ngôn ngữ mang thơ ca đến gần với âm nhạc Có những bài thơ được lựa chọn làm phần lời để phổ nhạc và trở thành những ca khúc bất hủ

• Vần

Để tạo nhạc tính trong ngôn ngữ thơ trước tiên phải kể đến sự hòa âm

mà vần là yếu tố góp phần cơ bản vào sự hòa âm đó Theo Mai Ngọc Chừ:

“Vần là sự hòa âm, sự cộng hưởng nhau theo những quy luật ngữ âm nhất định giữa hai từ hoặc hai âm tiết ở trong hay cuối dòng thơ, gợi tả nhấn mạnh sự ngừng nhịp" [11] Đoàn Thiện Thuật cho rằng: Âm tiết tiếng Việt bao gồm ba bộ phận độc lập: thanh điệu, âm đầu và phần còn lại Bộ phận thứ ba mang âm sắc chủ yếu của âm tiết Nó là bộ phận đoạn tính duy nhất kết hợp với thanh điệu tạo nên vần thơ [53] Vần thơ có vai trò kết nối các câu thơ (dòng thơ) thành khổ thơ, các khổ thơ thành bài thơ Dựa vào thanh điệu, người ta chia vần thơ thành vần bằng (âm tiết có thanh ngang và thanh huyền) và vần trắc (âm tiết có thanh sắc, ngã, hỏi, nặng) bao gồm nhóm trắc thường (âm tiết có thanh hỏi, thanh ngã, thanh sắc và thanh nặng và nhóm trắc nhập (âm tiết có các âm cuối p, t, ch, c mang thanh sắc và thanh nặng) Dựa vào vị trí hiệp vần ta có vần chân (vần liền, vần cách, vần ôm) và vần lưng Dựa vào mức độ hòa âm giữa các âm tiết, ta có vần chính, vần thông và vần ép Dựa vào cách kết thúc âm tiết tham gia hiệp vần có vần mở (vần đơn), vần nửa mở, vần nửa khép, vần khép (vần phức) Đơn vị biểu diễn vần thơ trong tiếng Việt là âm tiết bao gồm: âm đoạn tính và siêu đoạn tính

Trang 19

(thanh điệu) Xét về chức năng tạo nên sự tương đồng, sự hòa âm thì các yếu

tố cấu tạo nên âm tiết có vai trò không giống nhau: “Ở đây thanh điệu, âm cuối rồi đến âm chính là những yếu tố giữ vai trò quyết định của sự hòa âm Vai trò thứ yếu thuộc về âm đệm và yếu tố cuối cùng là âm đầu” [49]

Xét các yếu tố siêu đoạn tính (thanh điệu) chức năng hòa âm của thanh điệu trong các vần thơ được biểu hiện chủ yếu ở chỗ các âm tiết hiệp vần chỉ

có thể mang thanh đồng loại (cùng bằng hoặc cùng trắc), đó là nét cơ bản của vần thơ Việt Nam

Xem xét yếu tố âm đoạn tính của các âm tiết hiệp vần, trước hết ta xét

về vai trò của âm cuối “Trong một âm tiết, giữa các yếu tố tạo nên phần vần thì âm cuối là yếu tố quyết định tính chất của nó rõ hơn cả” [49] Ầm cuối là

cơ sở để người ta phân loại các vần (khép, nửa khép, mở, nửa mở), chính tính chất của những loại vần giữ một vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự hòa

âm Với âm cuối, sự hòa âm của vần thơ sẽ được tạo ra khi hai âm tiết hiệp vần có sự đồng nhất các âm cuối (phụ âm, bán nguyên âm và âm vị zê rô) hoặc đồng nhất về đặc trưng ngữ âm vang mũi (m, n, ng, nh), hoặc đồng nhất

về đặc trưng ngữ âm vô thanh (p, t, c)

Âm chính “là hạt nhân, là yếu tố quyết định âm sắc chủ yếu của âm tiết cho nên âm chính cũng có vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập vần thơ” [49] Để góp phần vào sự hòa âm này, âm chính có một quy luật phân bố chặt chẽ trong các vần thơ: các nguyên âm là âm chính của hai âm tiết hiệp vần phải hoặc đồng nhất hoàn toàn, hoặc đồng nhất về một đặc trưng nào đó (đặc trưng âm sắc trầm hoặc bổng), đặc trưng về âm lượng (nhỏ, lớn) Ngoài

ra, có những trường hợp âm chính không cùng dòng, cùng độ mở cũng hiệp vần với nhau Các âm tiết này hiệp vần nhờ là âm cuối giống nhau

Phụ âm đầu và âm đệm đều có chức năng tạo nên sự khác biệt cho vần thơ để tránh lặp vần Thực tế, khi các âm tiết hiệp vần với nhau đã có sự hòa âm, đắp đổi của âm chính, âm cuối và thanh điệu thì sự xuất hiện của bất kì âm đầu nào trong âm tiết cũng không ảnh hưởng đến sự hòa âm Từ đó, ta thấy

Trang 20

rõ một điều: “âm đầu có tham gia cùng với các thành phần khác đế tạo nên

sự hòa âm nhưng vai trò của nó không đáng kể” [46] Còn âm đệm mức độ hòa âm rất thấp, có những khuôn vần mà sự có mặt của âm đệm không ảnh hưởng đến sự phân loại của các vần thơ

Như vậy, tất cả các yếu tố cấu tạo nên âm tiết Tiếng Việt đều tham gia vào việc tạo nên sự khác biệt của vần thơ Việt Nam để tránh lặp vần Trong

đó, thanh điệu, âm cuối, âm chính là những yếu tố quyết định âm hưởng chung của toàn âm tiết và do đó quyết định đến sự hoà âm của các âm tiết hiệp vần

• Nhịp

Nhịp điệu là linh hồn của thơ, là sức mạnh cơ bản, năng lực cơ bản của câu thơ (Maicôpxki) Vì thế, có người nhận định: Thơ là văn bản được tổ chức bằng nhịp điệu của ngôn từ Tiết tấu trong thơ chính là nhịp thơ [51] Nhịp điệu là kết quả của sự phối thanh được tạo ra từ sự ngắt nhịp Sự ngắt nhịp có thể theo cú pháp hoặc theo tâm lí (tình cảm, cảm xúc của tác giả).“Nhịp thơ là cái được nhận thức được thông qua toàn bộ sự lặp lại có tính chất chu kỳ, cách quãng hoặc luân phiên theo thời gian của những chỗ ngừng, chỗ ngắt và của những đơn vị văn bản như câu thơ (dòng thơ), khổ thơ thậm chỉ cả đoạn thơ” Như vậy yếu tố quan trọng nhất tạo nên nhịp điệu chính là ở chỗ ngừng, chỗ ngắt theo một cách thức nhất định khi phát âm.Trong thơ có hai kiểu nhịp: Ngừng nhịp ở cuối dòng và ngừng nhịp ở trong dòng thơ

Nhịp thơ có tính mỹ học do con người sáng tạo ra để biểu hiện tư tưởng, tình cảm con người Do vậy, các trạng thái rung cảm, cảm xúc đều ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhịp của câu thơ, bài thơ Nhịp trong thơ khác với nhịp trong văn xuôi V.Tinianop phân biệt rõ nhịp điệu văn xuôi và thơ:

“Trong văn xuôi (nhờ sự đồng thời của lời nói), thời gian được cảm thấy rõ, hiển nhiên đó không phải là những tương quan về thời gian có thực giữa các

sự kiện mà chỉ là những tương quan có tính ước lệ Trong thơ thì thời gian

Trang 21

không thể cảm giác được Các tiểu tiết của chủ đề và những đơn vị lớn của chủ đề được cân bằng bởi cấu trúc của thơ” [52] Trong một bài thơ, đơn vị

để biểu diễn nhịp (ngắt nhịp) cơ bản nhất là câu thơ (dòng thơ) Vì trong câu thơ tập trung mật độ dày đặc về cú pháp, về sự hòa âm Trong mỗi dòng thơ lại có cách ngắt nhịp phụ thuộc vào thể thơ Từ nhịp chung của thể thơ ấy, người sáng tác sẽ có những cách sử dụng linh hoạt, nhất là trong câu thơ tự

do, rõ nhất là loại thơ không vần

Như vậy, cách tạo ngắt nhịp hết sức đa dạng, có nhiều kiểu, tùy câu, tùy đoạn, tùy bài thơ, thể thơ Lựa chọn nhịp trong thơ mang phong cách của từng nhà thơ

Tùy từng thể thơ mà có cách ngắt nhịp khác nhau và có cả sự chi phối của cá tính sáng tạo của nhà thơ Người Việt ưa sự cân đối hài hòa, vậy nên trong các thể thơ truyền thống phù hợp diễn tả những cảm xúc êm đềm, trong sáng nên thường ngắt nhịp chẵn (ví dụ như thơ lục bát) Khi nhịp thơ biến đổi sang nhịp lẻ thì đã có sự thay đổi trong cảm xúc và sự xuất hiện nhịp lẻ cũng

là nhịp lẻ cân đối (trong câu có tiểu đối), sau đó mới đến nhịp lẻ độc lập Thơ

tự do phù hợp với sự tự do trong tâm hồn Vì vậy, sự ngắt nhịp trong thơ tự do rất phong phú và đa dạng Khi những câu thơ gần với văn xuôi, không có vần thì lúc ấy nhịp nổi lên, vai trò của nhịp đã tạo được sự ngân vang rất lớn cho thơ Bản thân nhịp nhiều lúc cũng chứa nội dung trong đó: “Nhịp chẵn gợi lên

sự hài hòa, bình yên, tĩnh lặng, nhịp lẻ thường bảo hiệu những tai ương, mắc

mớ, uẩn khúc ” [52] Sự ngắt nhịp ngoài sự chi phối của cú pháp, cảm xúc còn có sự chi phối của vần thơ, tạo nên tính nhạc cho lời thơ Đến đây, ta có thể thấy rõ nhịp chính là năng lượng cơ bản, là xương sống của bài thơ

Vần và nhịp là những đơn vị ngữ âm quan trọng của ngôn ngữ thơ vần

và nhịp nếu đặt đúng chỗ thì mang nghĩa Chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ lẫn nhau, bổ sung cho nhau: sự ngắt nhịp là tiền đề cho hiện tượng gieo vần, nhịp nâng cao hiệu quả hòa âm của vần, một chiều khác, chính vần cũng có tác động trở lại nhịp “Sự tác động này được biểu hiện khi có sự hỗ

Trang 22

trợ của vần thì chỗ ngừng chỗ ngắt trở lên rõ ràng hơn, lâu và đậm hơn, vần

có khả năng nhấn mạnh sự ngưng nhịp” [49], đặc biệt hơn trong thơ tự do thì

“vần trở thành một tiêu chỉ rất quan trọng giúp người ta ngừng nhịp đúng chỗ” [49]

Có thể khẳng định, đặc trưng rất nổi bật của ngôn ngữ thơ ca là sự tổ chức âm thanh một cách hài hòa, có quy luật của chúng, vần và nhịp là hai yếu tố làm nên đặc trưng đó đồng thời nó có vai trò quan trọng trong việc tạo nên tính nhạc cho thơ, để thơ ca có khả năng biểu đạt tinh tế những rung cảm, cảm xúc của tâm hồn mà bản thân nghĩa của từ không thể diễn đạt hết được Hơn nữa, "nhạc tính của một thi phẩm càng giàu, tức những tham số thanh lọc của ngôn ngữ càng có độ tin cậy cao, thì hiệu quả làm giữ truyền đạt của thi phẩm càng lớn, sức sinh tồn của nó càng mạnh" [5]

1.1.2.2 Về ngữ nghĩa

Mỗi nhà thơ thường dùng ngôn ngữ như một công cụ sáng tạo Thơ ca lấy ngôn ngữ thông thường làm “nguyên liệu” nhưng đã được sàng lọc một cách tinh tế, điêu luyện Mỗi đơn vị ngôn ngữ khi đưa vào thơ đều trải qua sự lựa chọn của tác giả và được đặt vào vị trí nhất định, được biến hóa linh hoạt

để đạt dụng ý nghệ thuật của nhà thơ Khác với ngôn ngữ hàng ngày và trong văn xuôi, ngữ nghĩa trong thơ ca phong phú hơn nhiều bởi thơ là một cấu trúc

cô đọng, hàm súc Tùy thuộc vào từng thể loại thơ mà ngôn ngữ có những cấu trúc nhất định Chính vì vậy, ngôn ngữ thơ chứa đựng nhiều thông báo, một câu, một chữ có thể gợi lên nhiều nghĩa, đó không chỉ là nghĩa đen, nghĩa gốc mà còn là các lớp nghĩa bóng, lớp nghĩa biểu tượng Ngôn ngữ thơ phải đảm bảo tính chính xác, tính hình tượng, tính truyền cảm để đem lại hiệu quả giao tiếp cao nhất Tác giả Mã Giang Lân đã nhận xét: ''Một trong những nét độc đáo của hoạt động sáng tạo thơ ca là việc bố trí chữ, tạo nghĩa mới cho chữ Cùng một chữ ấy nằm trên một trục hình tuyến ngôn ngữ nhưng lại biểu hiện nhiều chiều của nghĩa Ở đây không chứa đựng với tư cách là từ đồng nghĩa mà là từ đa nghĩa Chính từ đa nghĩa tạo nên độ sâu cảm xúc của thơ,

Trang 23

tạo nên các tầng nghĩa và sự biến hóa linh hoạt của câu thơ, hình ảnh thơ, hình tượng thơ” [34] Do vậy, ngữ nghĩa trong thơ phong phú hơn nhiều so với ngữ nghĩa trong giao tiếp đời thường và trong văn xuôi

Ngôn ngữ thơ giàu sức gợi, từ ngữ trong thơ biến hóa linh hoạt chứa nhiều ý nghĩa xuất phát từ ý đồ nghệ thuật của tác giả đồng gợi ra nhiều liên tưởng, tưởng tượng trong tư duy người tiếp nhận Người đọc không chỉ tìm thấy ở từ ngữ và cấu trúc ngôn ngữ thơ những thông tin trên bề mặt câu chữ

mà còn cảm hiểu được nhiều ý nghĩa ẩn sau lớp vỏ ngôn ngữ ấy Và như thế, ngôn ngữ thơ đã đạt đến độ hàm súc “ý tại ngôn ngoại” Đó là tính chất tối

đa về nghĩa trên một đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất Người đọc có thể phải bằng mắt, bằng tai, bằng cả xúc động, tình cảm, bằng cả trí tưởng tượng, liên tưởng đồng hành với người nghệ sĩ để tìm hiểu đến tận cùng sức mạnh biểu đạt của ngôn ngữ thơ Ngôn ngữ thơ dường như là thứ chưa từng được nói hoặc được nghe Nó mang đến một sức hút kì lạ đối với người đọc, người nghe Thông qua việc giải mã những lớp ý nghĩa tiềm tàng, ẩn sâu trong từng câu chữ, người đọc đồng thời phát hiện ra những điều thú vị về ngôn ngữ thơ Tóm lại, trong quá trình vận động tạo nghĩa của ngôn ngữ thơ ca, cái biểu hiện và cái được biểu hiện đã xâm nhập và chuyển hóa vào nhau tạo ra cái khoảng không ngữ nghĩa vô cùng cho ngôn ngữ thơ ca

Thế mạnh của ngôn ngữ thơ biểu hiện ở chỗ có thể truyền tải được những vấn đề sâu lắng, những điều tinh tế mà ngôn ngữ ở nhiều dạng thể khác không nói được Có những vấn đề khó thể hiện bằng văn xuôi thì trong lời thơ nó lại có sức gợi rất lớn Ta lấy ví dụ một đoạn trong bài thơ Tây tiến của Quang Dũng:

Tây tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Trang 24

Với một lượng ngôn ngữ hữu hạn nhưng đoạn thơ lại có sức gợi tả rất lớn Đoạn thơ xây dựng chân dung người lính Tây tiến mang dáng vẻ khác thường, dữ dằn, rất oai hùng không mọc tóc, Quân xanh, dữ oai hùm, Mắt trừng Đó không chỉ là dáng vẻ của một người mà là của muôn người – cả đoàn binh Tây tiến Thoạt đầu, những câu thơ tưởng như chỉ mang một chút ngang tàng, một chút đùa nghịch đầy chất lính, nhưng càng đọc mới càng thấy hiện thực khắc nghiệt, mới thấy hết những gieo neo, khổ ải của đoàn quân Tây Tiến Không mọc tóc - đó là hậu quà của những cơn sốt rét rừng run người làm tiều tụy, làm rụng hết cả tóc của các chiến sĩ Rồi nước độc, rừng thiêng, bệnh tật hành hạ tất cả như vắt kiệt sức lực khiến cho quân xanh màu lá Lời thơ gợi hình ảnh rất thực của các chiến sĩ Tây Tiến khi phải đối phó với bệnh tật: ốm, xanh, rụng tóc Nhưng không phải vì thế mà họ mất đi

vẻ oai phong dữ dội: dữ oai hùm, Mắt trừng Bằng ngôn từ, Quang Dũng còn tạc khắc nên hình ảnh những người chiến sĩ Tây Tiến hầu hết là những chàng trai thị thành khoác áo lính dù ra đi chiến đấu, dấn thân vào gian khổ, họ vẫn luôn mang và giữ một tâm hồn hào hoa, thanh lịch, đa tình, một tâm hồn đầy thơ mộng Mơ Hà Nội dáng kiều thơm là mơ dáng vẻ kiều diễm, quyến rũ, thanh lịch của người con gái thủ đô ngàn năm văn hiến Trong tương quan ngôn ngữ và bằng thủ pháp nghệ thuật tương phản, nhà thơ gợi tả được ngoại hình và đời sống tâm hồn người lính Tây tiến trong hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt, gian khổ Bằng cách đó, tác giả gợi ra ở bạn đọc những liên tưởng về ý chí, lòng quyết tâm, tư thế chủ động của người lính vượt qua những khó khăn, gian khổ đó để thực hiện khát vọng lập công Những dòng thơ trên không chỉ gợi tả hình tượng người lính Tây tiến mà còn gợi tình cảm thi nhân Đó là sự nhắc nhớ của chính nhà thơ về người lính Tây tiến, là sự thương mến với đoàn binh mà mình đã từng gắn bó

Nếu diễn tả bằng văn xuôi những điều trên, thì lời văn phải trải ra mới thấy hết được ý nghĩa Chỉ với bốn dòng thơ – một lượng ngôn ngữ hữu hạn được tổ chức, sắp xếp hợp lí đã mang lại những tầng nghĩa giá trị cho đoạn

Trang 25

thơ Điều cốt yếu của thơ ca là ở đó Các nhà thơ xưa nay vẫn thường hay nói đến sự kết tinh, chất chứa của lời thơ, của hình tượng thơ và lao động nghệ thuật của các nhà thơ xưa nay cũng thường là sự phấn đấu nhằm đạt cho được điều đó Thơ kỵ nhất sự dàn trải, nhạt loãng Thơ cần nhất lời cạn mà ý sâu, nói ít mà gợi nhiều Nhà thơ cổ điển Nga N Nê-ca-xốp viết: “Phép tắc cần theo một cách kiên trì mà làm sao lời thơ chặt chẽ mà ý thơ mênh mông”

Các nhà thơ phương Đông từ xưa đã hay nhắc đến câu “Thi tại ngôn ngoại” (thơ ở ngoài lời) Nhà thơ Liên xô hiện đại N.Ti – khô-nốp cho rằng thơ là sự “nén chặt năng lượng”, năng lượng tư tưởng và cảm xúc Các nhà thơ Việt Nam cũng có những suy nghĩ giống như vậy “Thơ có khả năng bao quát sâu rộng không gian và thời gian mà nhiều nghệ thuật khác không có Thơ nói việc ngày nay mà gợi lại chuyện đời xưa, nói chuyện Việt Nam mà gợi chuyện ở Trung Quốc, Triều Tiên, Liên Xô, Cu – ba, Mỹ…; nói chuyện quả đất mà làm cho người xem nghĩ đến ngày mai, con người sẽ du hành trong vũ trụ và đỗ xuống những hành tinh xa lạ trong hệ thống mặt trời Cho nên thơ là nghệ thuật kỳ diệu bậc nhất của trí tưởng tượng”(Tham khảo luận văn [57])

“Thơ tất nhiên không phải là văn xuôi Thơ là sự sống tập trung cao độ,

là cái lõi của cuộc sống Phải đào, phải xới, phải chắt, phải lọc mới ra thơ được…Sự sống phải ủ thành men và bốc lên trong tâm hồn thi sĩ nhiều bài thơ

mà hình như tác giả muốn vét cho sạch, nói cho cùng, hết nước, hết cái, bật gốc trơ rễ Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi Nguyễn Du không cạn lời, tả ít mà gợi nhiều, chỉ hé ra một chút mà hiện lên cả một thế giới Thi sĩ nhiều khi chỉ mở ra mà người đọc sẽ góp phần đóng lại”(Lưu Trọng Lư)

Những cách nói khác nhau đó của các nhà thơ đời xưa và đời nay, trong nước và ngoài nước, xuất phát từ kinh nghiệm sáng tác của mình, đều nói lên đặc trưng nổi bật của thơ: ngôn ngữ thơ phải dệt nên những hình tượng kết tinh, lắng đọng, có sức khêu gợi sâu xa, lâu dài trong tâm tư người đọc

1.1.2.3 Về ngữ pháp

Trang 26

Cùng với ngữ âm, ngữ nghĩa, phương diện ngữ pháp của ngôn ngữ thơ cũng mang nét khác biệt với văn xuôi Về phương diện ngữ pháp, điều khác biệt trước tiên thể hiện ở sự phân chia dòng thơ Dòng thơ có khi còn được gọi là câu thơ, nhưng trên thực tế dòng thơ không hoàn toàn trùng khớp với câu thơ xét về cú pháp Dòng thơ có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn câu thơ Nghĩa

là có những câu thơ bao gồm nhiều dòng thơ, ngược lại có những dòng thơ lại chứa nhiều câu thơ Nhà thơ có thể sử dụng nhiều kiểu câu bất thường về cú pháp như câu đảo ngữ, câu tách biệt, câu vắt dòng, câu trùng điệp, câu tỉnh lược, câu có sự bất thường về nghĩa mà không ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận văn bản Trái lại, chính những bất thường về cú pháp lại tạo nên những giá trị mới, ý nghĩa mới cho ngôn từ thi ca Sử dụng các kiểu câu bất thường

về cú pháp có khả năng vô tận trong việc chuyển tải những trạng thái tinh tế,

bí ẩn trong thế giới nội tâm con người, giúp nhà thơ diễn đạt được những thành phần ngữ nghĩa đa dạng trong sự hữu hạn về số lượng câu chữ Nguyễn Lai đã nhận xét: “Cấu trúc có pháp của câu thơ thường khó phân tích theo nguyên tắc logic của ngữ pháp thông thường trong văn xuôi [31] vì cấu trúc của ngôn ngữ thơ thường không bị ràng buộc bởi các quy định chặt chẽ như câu trong văn xuôi và trong ngữ pháp thông dụng Người nghệ sĩ với những ý

đồ nghệ thuật riêng của mình, có thể sáng tạo và sử dụng các kiểu câu có cấu trúc “bất quy tắc" Đó là những câu “chệch” ra khỏi quỹ đạo của trật tự tuyến tính thông thường mà các đơn vị ngôn ngữ luôn phải tuân thủ Ngoài ra còn

có cách liên kết từ mang tính “tạo hóa” tạo nên những tác động mạnh mẽ và những gợi mở phong phú trong lời thơ

Có thể nói, ngữ pháp thơ ca là loại ngữ pháp có cấu tạo đặc biệt độc đáo, hấp dẫn đối với con người và việc phân tích, giải mã chúng không phải

là đơn giản, dễ dàng Khám phá ngữ pháp thơ ca là con đường ngắn nhất để chúng ta tìm ra được phong cách riêng của mỗi nhà thơ, tìm ra được những dấu ấn sáng tạo mang tính cá nhân của người nghệ sĩ

Ta có thể dẫn ra đây ý kiến của Mã Giang Lân: “thơ trước hết là ngôn

Trang 27

ngữ với màu sắc âm thanh, nhịp điệu, với những cấu trúc đặc biệt Mỗi chữ đứng riêng có ý nghĩa riêng, nhưng trong trường hợp khác, trong những cấu trúc khác sẽ có những ý nghĩa khác Mỗi chữ mỗi từ không chỉ là xác mà là hồn,

là độ sâu ngữ nghĩa, độ sâu của ngân vang, của cảm quan nghệ thuật” [32]

Qua xem xét ba đặc trưng về ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, ta thấy ngôn ngữ thơ ca là ngôn ngữ nghệ thuật đặc thù, nó là sản phẩm thể hiện tài năng, sự sáng tạo mang phong cách riêng của từng nhà thơ

1.2 Giới thiệu sơ lược về thơ Hải Phòng đương đại và tác giả Nguyễn Thị Hoài Thanh

1.2.1 Giới thiệu sơ lược về thơ Hải Phòng đương đại

Hải Phòng là một mảnh đất đặc biệt với rất nhiều thế hệ người Hải Phòng Mảnh đất này luôn tạo được ấn tượng khó phai không chỉ đối với người Hải Phòng mà còn gieo bao thương nhớ trong trái tim của những người

ở vùng quê khác bởi một phong cách không nhòa lẫn ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào Vốn là mảnh đất ven biển, nơi đổ ra biển Đông của những con sông lớn như sông Văn Úc, sông Bạch đằng, sông Cấm nên người tứ xứ theo sông, biển đến sinh sống và xây dựng Hải Phòng từ hàng ngàn năm trước Năm

1988 từ cảng thị Ninh Hải, thành phố cảng Hải Phòng chính thức được thành lập Cùng với sự vận động của nền kinh tế - xã hội, văn học Hải Phòng nói chung, thơ Hải Phòng nói riêng ngày một phát triển đa dạng và phong phú Sau ba mươi năm chiến tranh, văn học Hải Phòng nói chung và thơ ca nói riêng có sự chuyển mình trước yêu cầu đổi mới của văn học nước nhà Đó

là sự đổi mới trong quan niệm về văn học, quan niệm về con người và sự tìm tòi, đổi mới trong cách nghĩ, cách viết của đội ngũ nhà văn, nhà thơ Từ đó đến nay, thơ Hải Phòng đã tạo dựng được đội ngũ sáng tác đông đảo Trước tiên phải kể đến sự góp mặt của nhiều cây bút trưởng thành từ sau cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, nay họ vẫn dồi dào sức sáng tạo và "lứa chống Mĩ" lúc này mới thực sự đạt độ chín Đó là Dư Thị Hoàn, Mai Văn Phấn, Đồng Đức Bốn, Nguyễn Thị Hoài Thanh, Tô Ngọc Thànhh, Nguyễn Lâm Cẩn,

Trang 28

Nguyễn Mạnh Chu, Lê Phương Liên, Nguyễn Thị Thuý Ngoan, Lê Anh Trẻ hơn là Vũ Thị Huyền, Hoài Khánh, Phạm Vân Anh, Họ có bản sắc riêng, có một cách nhìn và lối thể hiện mới

Thi Hoàng làm người đọc cả nước ngạc nhiên vì sự sắc sảo, góc cạnh

và tài hoa với trường ca Gọi nhau qua vách núi (1995) và tập Bóng ai gió tạt (2001) Ông là một trong những đại biểu xứng đáng của lớp nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, có đóng góp quan trọng vào tiến trình đổi mới thơ hôm nay Tiếng vang của tác phẩm này khiến báo Văn nghệ phải tổ chức một cuộc hội thảo về Bóng ai gió tạt Và, Bóng ai gió tạt cũng như Gọi nhau qua vách núi đã được ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam trao giải A năm 2001 Năm 2004 thành phố Hải Phòng lại dành thêm một giải thưởng cao nữa cho tác phẩm này Nói đến các nhà thơ Hải Phòng đương đại không thể không nói đến Đồng Đức Bốn Thơ Đồng Đức Bốn đa sự, ngậm ngùi và trải nghiệm, vừa giàu tính triết lí như thơ Nguyễn Duy, vừa mộc mac như Trần Đăng Khoa, nhưng cái thủng thẳng, cái đa cảm đa sầu, cái đổi mới của câu chữ khó có thể đem so sánh cùng ai Trăn trâu đốt lửa, Trở về với mẹ ta thôi, là tiếng thơ bừng thức của một cái tôi hướng nội, thiết tha đi tìm cái bất biến của kí ức, tâm linh trong cái bề bộn, ngổn ngang, xô bồ của đời sống.Tìm về với gia đình, quê hương, tìm về với những kí ức tuổi thơ, tìm về những giá trị đích thực của đời là thông điệp thiết tha của thơ Đồng Đức Bốn Về hình thức nghệ thuật, thơ lục bát Đồng Đức Bốn gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của người dân quê, có nhiều trải nghiệm được chuyển tải từ những sự vật, sự việc hằng ngày mà ta dễ bỏ qua Thơ Đồng Đức Bốn chỉ chấm phá vài chi tiết mà bao tầng đời sống hiện ra vui, buồn, ngọt bùi, cay đắng, Với Đồng Đức Bốn, bạn đọc càng được củng cố thêm niềm tin về sự phát triển và thành tựu của văn học nói chung, thơ ca của thành phố Cảng nói riêng

Mỗi nhà thơ một giọng điệu : Mai Văn Phấn độc đáo, mang tính cách tân, gợi mở những suy tưởng ; Dư Thị Hoàn súc tích, mới lạ ; Hồ Anh Tuân giàu

Trang 29

cảm xúc chân thành, đằm thắm; Vũ Thị Huyền mềm mại, lắng đọng ; Hoài Khánh hồn nhiên với thơ viết cho thiếu nhi

Trong xu thế thơ ca nở rộ như hiện nay, việc xuất hiện nhiều người làm thơ là điều dễ hiểu và Hải Phòng cũng vậy, tuy nhiên những tên tuổi được dư luận quan tâm không phải là nhiều

Suốt chặng đường dài của lịch sử, chúng ta có thể tự hào khẳng định truyền thống thơ và văn học nói chung của Hải Phòng, thời nào cũng có những tác giả xuất sắc, chẳng những làm sáng đẹp đất Cảng mà còn đóng góp vào sự nghiệp văn học nước nhà.Tên tuổi và sáng tác của họ mãi mãi là những bông hoa đẹp trong vườn hoa đầy hương sắc của nền văn học nước Việt Nam

Qua những gương mặt thơ tiêu biểu, có thể thấy các nhà thơ Hải Phòng

đã nỗ lực vận động theo yêu cầu đổi mới Họ đã đưa thơ trở về với mọi mặt

đa dạng, phức tạp và sinh động của sống Như quy luật của đại dương muôn đời dạt dào sóng, thơ ca Hải Phòng có lúc trào dâng, có khi dồn nén tích tụ nhưng bao giờ cũng thể hiện tâm hồn mãnh liệt, tính cách phóng khoáng của những con người ăn sóng, nói gió nơi đất Cảng

1.2.2 Giới thiệu về tác giả Nguyễn Thị Hoài Thanh

Nguyễn Thị Hoài Thanh sinh năm 1936 tại Hải Phòng Từ thời ấu thơ cho đến khi trưởng thành, Nguyễn Thị Hoài Thanh sống, gắn bó với mảnh đất quê hương Hải Phòng Hiện nay bà đã ngoài 80 tuổi và đang sống cùng gia đình tại thị xã Long Thành, tỉnh Đồng Nai Hoài Thanh vốn không làm nghệ thuật chuyên nghiệp Bà là một công nhân, là người lao động từng làm nhiều nghề tự do như : công nhân xi măng, thợ điện Hải Phòng điện khí, thợ điện công ty xây lắp, công nhân bóc lạc công ty xuất nhập khẩu, đứng máy bào cuốn xí nghiệp gỗ Trương Công Ðịnh, công nhân công ty xếp rỡ, cấp dưỡng công ty vật liệu kiến thiết, súc sạc ắc-quy Quốc doanh đánh cá Hạ Long Ðó là chưa kể còn đi giao bánh rán, bánh mì, kẹo lạc, làm và bán nước mắm Nguyễn Thị Hoài Thanh sớm đến với thơ như một cơ duyên, làm

Trang 30

thơ là năng kiếu của nhà thơ Năm 13 tuổi bài văn xuôi đầu tiên của Hoài

Thanh được in trên báo Thế kỷ Năm 16 tuổi Hoài Thanh gửi thơ lên báo

Bài thơ không được in vì không chịu sửa theo ý biên tập Bài thơ đầu tiên của

nhà thơ được in trên báo Văn Học, cơ quan của hội Nhà Văn là bài Lán

Mông Giăng (1961) Ngoài 80 tuổi, nhà thơ mới có 2 tập thơ cho riêng mình

là Hoa phượng (2007) và Tôi ở Hải Phòng (3/2018) đã được bạn văn chương

chào đón với tình cảm trân trọng và cảm động Một cuộc “Bàn tròn văn

chương” đã được tổ chức về nhà thơ Nguyễn Thị Hoài Thanh và tập thơ Tôi

ở Hải Phòng Hiện bà là thành viên của Hội Liên hiệp văn học Nghệ thuật

Hải Phòng

Có thể khẳng định, Nguyễn Thị Hoài Thanh là cây bút tiêu biểu của thế

hệ nhà thơ nữ đầu tiên ở Hải Phòng trong kháng chiến chống Mĩ Nguyễn Thị

Hoài Thanh làm thơ như một nhu cầu nội tâm Bà làm thơ để trang trải nỗi

lòng, để giải tỏa cảm xúc, tâm hồn, nói lên tình yêu với cuộc đời Nhà thơ đã

sống chết với thơ, coi đó là cuộc đời mình, không nghĩ đến bản thân Đó là

thi sĩ đích thực của thi ca Có một điều ngạc nhiên: Cuộc đời biết bao sóng

gió mà thơ bà hồn nhiên trong trẻo thế Nhà thơ có tài nhìn trong đổ vỡ để

thấy được một cái gì vẫn là ấm áp Có lẽ đó không phải là cái tài, mà chính là

tâm hồn của nhà thơ: độ lượng, tha thứ, chịu đựng, vượt qua mọi gian lao và

lúc nào cũng hướng về cái đẹp Ðọc lại những bài thơ của Hoài Thanh in rải

rác trên các báo và tạp chí Văn Học, Văn Nghệ, Văn nghệ Quân đội, Cửa

Biển và một vài tuyển tập, người đọc lại có một "phát hiện" mới: nhà thơ yêu

Hải Phòng biết bao! Với tất cả say đắm dành cho thi ca, Hoài Thanh xứng đáng được ghi

nhận cho những đóng góp với thơ nữ Việt nam nói chung, thơ nữ hải Phòng

đương đại nói riêng

1.3 Tiểu kết

Trong chương này, chúng tôi đã trình bày sơ lược một số vấn đề lý

thuyết cơ bản có liên quan trực tiếp đến đề tài: đó là về ngôn ngữ thơ trong sự

Trang 31

đối lập với ngôn ngữ đời sống hàng ngày và ngôn ngữ văn xuôi; những đặc trưng cơ bản về ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp của ngôn ngữ thơ Đây là cơ sở

lí luận, là định hướng giúp chúng tôi trình bày các vấn đề về ngôn ngữ thơ Nguyễn Thị Hoài Thanh trong các chương tiếp theo của luận văn

Chúng tôi cũng trình bày những vấn đề cơ bản nhất về thơ Hải Phòng đương đại Đây là mảnh đất đã nuôi dưỡng hồn thơ Nguyễn Thị Hoài Thanh Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đem đến một cái nhìn bao quát, tiêu biểu về con người và thơ ca của bà Trên cơ sở những vấn đề đã khái quát, phần tiếp theo của luận văn sẽ đi sâu khảo sát đặc điểm ngôn ngữ thơ Nguyễn Thị Hoài Thanh trong 78 bài thơ của tập thơ Tôi ở Hải Phòng trên các bình diện ngữ

âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp

Trang 32

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VỀ THỂ THƠ, VẦN, NHỊP VÀ CÁCH TỔ CHỨC BÀI THƠ TRONG THƠ NGUYỄN THỊ HOÀI THANH 2.1 Đặc điểm về thể thơ

Như chúng ta đã biết, trong quá trình sáng tác và định hình phong cách, mỗi nhà thơ đều có một sự lựa chọn một vài thể loại tiêu biểu phù hợp với cá tính con người và quan điểm nghệ thuật của mình Ca dao xưa sử dụng thể thơ lục bát; các nhà thơ cổ dùng các thể thơ Đường luật, lục bát, song thất lục bát

Đến phong trào Thơ Mới, các nhà Thơ Mới phá vỡ những luật lệ trong thơ cũ, tìm đến các loại thơ tự do Cho đến thời kì hiện đại, các nhà thơ ngày càng tự do thể hiện cảm xúc của mình mà không bị gò bó bởi các niêm luật cầu kì, những phép đối câu, đối chữ phức tạp Tuy nhiên, không phải vì vậy

mà các thể thơ như lục bát, 4 chữ, 5 chữ, 7 chữ không tồn tại và không còn đóng vai trò to lớn trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại

Nguyễn Thị Hoài Thanh là một nhà thơ nữ gắn bó với thời kì chiến tranh chống Mỹ ở Hải Phòng Vì là người chứng kiến nhiều giai đoạn phát triển của đất nước cho nên phong cách thơ của tác giả vừa kế thừa các thể thơ dân tộc truyền thống, vừa tiếp thụ ảnh hưởng từ văn học phương Tây và từ chính các bậc đàn anh trong thi đàn thơ hiện đại đương thời Nguyễn Thị Hoài Thanh đã vận dụng nhiều thể loại để dệt nên trang thơ của mình

Tiến hành khảo sát thể loại trong 78 bài thơ của tác giả trong tập thơ “Tôi

ở Hải Phòng” (với tiêu chí số tiếng trong câu) chúng tôi nhận thấy tác giả đã

sử dụng phong phú các thể thơ trong sáng tác của mình: bốn chữ, năm chữ, sáu chữ, bảy chữ, lục bát, và tự do Tần suất xuất hiện của các thể loại đó được thể hiện cụ thể như sau:

Trang 33

2.1.1 Thể thơ tự do

Thơ tự do là thể thơ không tuân theo những quy tắc về cách luật cố định

Đó là thể thơ biểu hiện được sự phóng túng trong cách biểu đạt bằng những câu thơ tự nhiên, đa dạng về tổ chức kết cấu, có số lượng từ ngữ co giãn linh hoạt Thể thơ này xuất hiện ngay từ khi phong trào Thơ Mới ra đời và ngày càng khẳng định được vị trí trong nền thơ hiện đại với nhiều nét sáng tạo mới

Về mặt hình thức, thơ tự do có thể có vần nhưng nó không trở thành một quy tắc chặt chẽ mà nhịp điệu lại nổi lên như một yếu tố chủ đạo Nhịp điệu ở đây không do các yếu tố cách luật xác định như trong thơ Đường, thơ lục bát,

mà do những quy tắc nội tại, cảm xúc của nhà thơ biểu hiện ra

Tuy vậy, gọi là thơ tự do không có nghĩa là sẽ hoàn toàn phủ định mọi luật lệ của thơ Gọi là tự do vì nó bao gồm các thể loại thơ không theo một thể thức ổn định, bất biến nào Số chữ trong từng câu, số câu trong mỗi bài, cách

Trang 34

hiệp vần, cách ngắt nhịp đều hoàn toàn phóng khoáng tuỳ theo nội dung của bài thơ và chủ định của nhà thơ Thơ tự do chỉ tự do đối với các luật lệ gò bó,

cố định; còn thật ra nó cũng tự giác tuân theo những qui luật cơ bản về âm thanh, vần luật, nhịp điệu của tiếng nói và câu thơ Việt Nam; đều rất chú trọng, quan tâm đến nhạc điệu của lời thơ Thơ tự do mở rộng khả năng diễn

tả của thi pháp Việt nam, làm giàu thêm nhạc điệu cho câu thơ Việt Nam, chứ không phải là vứt bỏ và loại trừ nhạc điệu đó

Sự phát triển của thơ tự do là để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thơ ca phải

đi sâu vào các đề tài rộng lớn của cuộc sống, bắt nhịp với hơi thở thời đại Thơ tự do không phải là hình thức định trước của các nhà thơ khi sáng tác, mà

là một cách thức để các nhà thơ tìm đến với độ chín của tâm hồn, tìm thấy ở

đó sự diễn tả phù hợp nhất cho những trạng thái tinh vi của đời sống tinh thần, tình cảm, cho những đối tượng mà mình tâm đắc nhất

Thơ tự do là thể thơ được Nguyễn Thị Hoài Thanh chọn, thể hiện với số lượng nhiều nhất, đặc biệt chiếm ưu thế với 27 bài trong tổng số 78 bài, chiếm 34.62% Một số đặc điểm chung trong thể thơ tự do của Nguyễn Thị Hoài Thanh là các câu thơ tương đối dài, phối hợp vần và không vần, nhịp thơ, ý thơ mạch lạc

Chẳng hạn như bài “Bóng trắng rơi”:

Thôi anh đừng nói nữa

Chiều bên sông em lại một mình đi

Nước sông trôi như nỗi buồn muôn thuở

Cứ thản nhiên lững lờ chẳng can gì

Thể tự do bộc lộ cảm xúc của bài thơ tương đối tự nhiên Những câu thơ dài như mạch buồn của nhà thơ đang tuôn trào, lúc thì dứt khoát “Thôi anh đừng nói nữa” (5 chữ), lúc thì thì ám màu buồn bằng những dòng thơ 8 chữ với nhiều thanh bằng tạo cảm giác dài, lê thê, não nề Hoặc còn có những vần thơ dài như:

Sau hồi kẻng tan ca

Trang 35

Tôi ngả vào vòng tay lạnh lẽo của mùa đông

Phố phường như một dòng sông

(Sau hồi kẻng)

Còn có những câu thơ dài đến 11, 12 chữ:

Tiếng khóc con chào đời sao vẫn quẩn đâu đây

Ngoài sáu chục năm đến giờ… ôi chẳng tạnh

Con đã đi cuối trời cơn ấm lạnh

Con đã đi cay đắng những mùa đau

Nắng cũ chiều hay ngày mới mưa mau

Vẫn chẳng thấy đâu một mái nhà cho con nghỉ lại

Con đã đi…mẹ ơi con khờ dại

(Sinh nhật)

Điều đáng nói, bao giờ Nguyễn Thị Hoài Thanh cũng kết hợp rất nhuần nhuyễn giữa yếu tố tự sự với yếu tố trữ tình cho nên những bài thơ tự do tuy dài nhưng cảm xúc rất liền mạch

Ba mươi năm từ đó anh ơi

Nếu trở về anh thấy cầu bé như một thứ đồ chơi

(Cầu Xi Măng) Bên cạnh đó, thơ tự do nhưng cách gieo vần chân của Nguyễn Thị Hoài Thanh cũng rất truyền thống, các vần như “đi” và “gì”, “đông” và “sông”,

“tạnh” và “lạnh”, “đau” và “mau”, “lại” và “dại”, “ơi” và “chơi” tạo hiệu ứng câu thơ sáng bừng, có nhịp điệu hơn Cấu trúc thơ tự do theo mạch cảm xúc, lúc ngắn đầy mạnh mẽ dứt khoát, lúc lại dài thỏa sức thể hiện tâm tư tình cảm Tuy là thơ tự do nhưng chất thơ vẫn rõ nét, câu từ, hình ảnh đầy sức gợi tả, cấu trúc nhịp điệu và cách gieo vần đầy sáng tạo

Bên cạnh đó còn có các cách gieo vần trong cùng một câu như:

Có người, sắp đến thăm ta

Người sẽ đi vào nhà

Một sớm mưa hay một trưa nắng sáng

Trang 36

Hay một chiều lãng đãng nhiều mây

Người sẽ đến

một ngày

như hôm nay

như mọi hôm

(Nói với mèo)

Một số cách hiệp vần mới lạ khiến cho câu thơ trở nên đầy tiếng nhạc, đầy nhịp điệu Những vần thơ dồi dào âm tiết tạo sự vui vẻ, háo hức, phấn khởi Cách hiệp vần giữa câu như ngắt đôi câu thơ, khiến nó trở nên mới lạ, con chữ như đang nhảy nhót trên trang thơ, hòa điệu cùng cảm xúc của nhân vật trữ tình

Thơ tự do Nguyễn Thị Hoài Thanh cũng có nhiều bài với những câu thơ ngắn, nhịp điệu nhanh, mạnh, dứt khoát, nói được những rạo rực của dòng cảm xúc đang trào dâng mãnh liệt như trong bài “Tôi yêu anh”:

Tôi yêu anh

Chẳng biết tìm ai mà nói

Đêm đêm tôi đợi

Giấc mơ về

tôi đợi đêm đêm

Nét độc đáo của thơ tự do nói chung và thơ tự do của Nguyễn Thị Hoài Thanh nói riêng là sự phối xen - xen kẽ câu, dòng thơ dài ngắn (số lượng từ khác nhau) tạo ấn tượng về nhãn quan ở người đọc Đặc biệt trong đó có nhiều câu dài, phối hợp có vần và không vần khiến câu thơ trở thành những lời giãi bày tâm sự dễ dàng, tự nhiên Nhịp điệu của thơ thích hợp với nhịp điệu của tâm hồn, diễn tả được bản nhạc lòng phức hợp và huyền bí Sự xuất hiện của vần khiến hình thức câu thơ có sự liên kết chặt chẽ, những đoạn thơ, khổ thơ không vần thì lại có sức mạnh của nhịp

Như vậy, có thể thấy hình thức câu thơ phối, xen dài ngắn khác nhau trong thơ tự do của Nguyễn Thị Hoài Thanh có sự tác động mạnh của cảm

Trang 37

xúc và tạo ra nhiều điệu riêng giàu sức ám ảnh Đó là thứ nhịp điệu bên trong, thứ nhịp điệu của tâm hồn, tình ý

2.1.2 Thể thơ lục bát

Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu văn học dân gian, thể thơ lục bát đã

có từ lâu đời (vào cuối thế kỉ XV) Từ đó đến nay, thể thơ lục bát đã phát triển qua nhiều giai đoạn: lục bát từ cuối thế kỉ XV đến trước truyện Kiều, lục bát trong truyện Kiều, lục bát trong phong trào Thơ mới, lục bát đương đại Trong dòng văn chương bình dân, lục bát hầu như là thể thơ độc nhất được sử dụng trong kho tàng ca dao đồ sộ của dân tộc Thêm nữa, lục bát là thể thơ thường được dùng trong các lối hát dân gian như: hát quan họ, hát trống quân, hát chèo, hát đúm, hát xẩm, hát ru em, hát gặt lúa, hát giã gạo, hát đưa đò, hát phường vải, hát chầu văn, và hò v.v… Từ đó cho đến nay, số lượng những sáng tác thơ dùng thể loại lục bát là vô cùng lớn Đây là thể thơ dễ làm nhưng rất khó hay Cái hay của thơ lục bát là hồn thơ lay cảm ở vần điệu, ở âm hưởng, ở cả phía sau câu thơ và dưới từng chữ, từng lời

Mỗi tác phẩm lục bát có thể có nhiều dòng nhưng khuôn hình cơ bản sẽ

là một dòng 6 (lục) và một dòng 8 (bát) Đây là chỉnh thể tối thiểu để thơ lục bát xuất hiện với tư cách là một tác phẩm trọn vẹn:

Ước gì anh lấy được nàng

Để anh mua gạch Bát Tràng về xây

Thơ lục bát của Nguyễn Thị Hoài Thanh hầu hết thể hiện sự hoài cổ, xót thương:

Trang 38

Giá mà cầm được trên tay

Giá mà cầm được những ngày không tên

(Tháng ba)

Thể loại thơ lục bát trong các trang thơ của Nguyễn Thị Hoài Thanh được dùng để chuyển tải nguyên vẹn một câu chuyện, một tâm trạng hoặc một dòng cảm xúc của tác giả Theo khảo sát trong tập thơ “Tôi ở Hải Phòng”, đa phần thơ lục bát được tác giả dùng để bày tỏ nỗi đau của mình về một người thân, người bạn, hoặc người đồng nghiệp đã mất:

Ngỡ như ông vẫn còn đây

Trong từng cánh mỏng phượng bay hè về

(Thi sĩ)

Cũng vì là nhà thơ đương đại, cho nên việc để cảm xúc tuôn trào tự do là đều tất yếu Cảm xúc tràn vào các vần thơ, do đó, các câu thơ của Nguyễn Thị Hoài Thanh có thể rất dài dẫn đến hiện tượng vắt dòng:

Hình như ông hiểu tiếng ve

Tiếng nhện giăng võng tiếng xe đầu ngày

(Thi sĩ)

Cũng có khi cảm xúc đứt đoạn, nghẹn ngào, câu thơ như gãy làm đôi bởi dấu ba chấm giữa dòng:

Ngỡ như ông vẫn còn đây

Bóng người nhòe… nhập bóng cây ven đường

(Thi sĩ)

Với lối vắt dòng, dấu ba chấm giữa dòng đã khiến cho thơ lục bát của Nguyễn Thị Hoài Thanh trở nên hiện đại, thể hiện cảm xúc một cách uyển chuyển, mềm mại Thơ lục bát của Nguyễn Thị Hoài Thanh đến được với đông đảo bạn đọc có lẽ bởi cảm hứng thơ dạt dào, phong cách thơ da đạng hoà quyện cả chất truyền thống và hiện đại

Trang 39

2.1.3 Thể thơ 4 chữ

Thơ 4 chữ thường được sử dụng phổ biến trong các thể loại thơ dân gian, đặc biệt trong vè và đồng dao Vì tính chất dễ đọc, dễ hiểu nên thơ 4 chữ thường được sử dụng trong các sáng tác dành cho trẻ em

Nghe vẻ nghe ve

Nghe vè nói ngược

Ngựa đua dưới nước

Tàu chạy trên bờ

Lên núi đặt lờ

Xuống sông bửa củi

(Vè nói ngược) Cũng như vè, đồng dao, hầu hết các sáng tác sử dụng thể thơ 4 chữ trong trang thơ Nguyễn Thị Hoài Thanh là sáng tác về đề tài trẻ em hoặc dành cho trẻ em với những hình ảnh thân thuộc như “cánh diều”:

Trang 40

Giọng thơ 4 chữ vui tươi, kết hợp thêm hiệp vần làm cho lời thơ như lời hát: Chim ở cành xa

Chim bay sà xuống

Em ơi ngon giấc

Anh đi cả ngày

Mong em ngủ say

Bù đêm thức trắng

(Lán Mông Giăng)

Tóm lại, thể loại thơ 4 chữ trong chùm thơ Nguyễn Thị Hoài Thanh được

sử dụng một cách tối đa để biểu lộ cảm xúc tươi vui, ấm áp Bên cạnh đề tài

và đối tượng thường thấy của thơ 4 chữ là trẻ em, tác giả cũng vô cùng sáng tạo và thành công khi sử dụng thể thơ này cho những đề tài mới lạ hơn như tình yêu đôi lứa, niềm vui đất nước

2.1.4 Thể thơ 5 chữ

Cùng với thể thơ 4 chữ, thơ 5 chữ cũng là thể thơ truyền thống của Việt Nam, thường xuyên xuất hiện trong các bài vè, đồng dao dành cho trẻ em Các nhà thơ hiện đại từ phong trào thơ Mới đã bắt đầu ít sử dụng thể thơ này

Ngày đăng: 16/12/2024, 11:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Tuấn Anh (1997), Nửa thế kỷ thơ Việt Nam(1945 - 1975), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Khác
2. Vũ Tuấn Anh (2000), Tiếp cận nghệ thuật thơ ca, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Khác
3. Aristote (1992), Nghệ thuật thi ca, NXB Văn học, Hà Nội Khác
4. Lê Bảo (2001), Thơ Việt Nam, tác giả, tác phẩm, lời bình (tái bản lần thứ nhất), Nxb Giáo dục, Hà Nội Khác
5. Các nhà thơ nói về thơ (1961), Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội Khác
6. Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội Khác
7. Huy Cận, Hà Minh Đức (1997), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca, NXB Giáo dục, Hà Nội Khác
8. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, NXB Giáo dục, Hà Nội Khác
9. Đỗ Hữu Châu (2011), Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Khác
10. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2006), Đại cương ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, Hà Nội Khác
11. Mai Ngọc Chừ (2005), Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học, NXB Văn hóa Thông tin Hà Nội Khác
12. Hữu Đạt (1998), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội Hà Nội Khác
13. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu thơ trữ tình, NXB Văn học Hà Nội Khác
14. Hà Minh Đức (1971), Nhà văn và tác phẩm, NXB Văn học, Hà Nội Khác
15. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vẩn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội Khác
16. Hà Minh Đức (1998), Nhà văn nói về tác phẩm, NXB Văn học, Hà Nội Khác
17. Hà Minh Đức (chủ biên) (1999), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Khác
18. Hà Minh Đức (2008), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Khác
19. Hà Minh Đức, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, (1985), Cơ sở lý luận văn học (tập 2), NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Khác
20. Hoàng Thúy Hà (2004), Đặc điểm ngôn ngữ thơ của các nhà thơ nữ Nghệ An, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w