CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA TỪ HÁN VIỆT TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẢNG XII
3.2. Quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố cấu tạo từ Hán Việt
Cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc ngữ nghĩa của từ ghép luôn tương ứng với nhau. Tức là đặc điểm cấu tạo của từ luôn gắn liền với cấu trúc nghĩa giữa các thành tố cấu tạo từ ấy.
Nhìn chung, từ Hán Việt trong Văn kiện đều được cấu tạo theo phương thức phối hợp ngữ nghĩa giữa các yếu tố (không có từ láy mà chỉ có các từ ghép nghĩa). Xét trên bình diện cấu trúc ngữ nghĩa ta có thể phân chia các kiểu quan hệ nghĩa giữa các thành tố cấu tạo từ Hán Việt:
Hình 2.4. Quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố cấu tạo từ Hán Việt 3.2.1. Quan hệ hợp nghĩa
3.2.1.1. Hai thành tố đồng nghĩa (hoặc có nghĩa tương đương)
Đối với các ngôn ngữ trên thế giới, hiện tƣợng từ có hai thành tố cấu tạo đồng nghĩa tạo (hình vị) đồng nghĩa ghép đẳng lập với nhau để tạo từ mới là
Từ Hán Việt
Hợp nghĩa Phân nghĩa
2 thành tố đồng nghĩa
2 thành tố trái nghĩa
Hai thành tố tương đương về nghĩa.
Hai thành tố gần nghĩa.
Cụ thể hoá. Một thành tố cụ thể
hoá nghĩa của thành tố kia.
Mở rộng nghĩa. Một thành tố mở
rộng nghĩa của thành tố
kia.
2 thành tố hội nghĩa
rất hiếm. Đối với kiểu từ này, nghĩa của từ đƣợc khái quát từ nghĩa chung của hai thành tố. Riêng tiếng Việt và tiếng Hán có một bộ phận không nhỏ các từ ghép đồng nghĩa. Điều này đƣợc lí giải bởi tƣ duy đối ngẫu trong văn hóa các nước phương Đông.
Qua khảo sát, trong Văn kiện XII có những từ Hán Việt song tiết mà hai thành tố đồng nghĩa, nghĩa tương đương. Đó là các từ:
Kiểm - tra, giám - sát, an – ninh, hội – nghị, bảo – vệ, cải – cách, đấu – tranh, chiến – đấu, phương hướng, phức tạp, v.v.
3.2.1.2. Hai thành tố trái nghĩa
Đây là hiện tƣợng hai thành tố cấu tạo từ có ý nghĩa trái ngƣợc nhau, đối lập nhau. Ví dụ: cung - cầu, công tư, âm dương, công nông.
3.2.1.3. Hai thành tố hội nghĩa
Đây là trường hợp các thành tố cấu tạo của từ, ngữ hỗn hợp Hán-Việt không có sự đồng nghĩa rõ ràng (nhƣ ở mục 3.2.1.1.), cũng không có ý nghĩa trái ngƣợc (nhƣ ở mục 3.2.1.2.), mà chúng chỉ cùng thuộc về một lĩnh vực chung, khái quát hơn. Trong đó, nghĩa của mỗi yếu tố chỉ là một khía cạnh cụ thể. Cho nên phải tách chúng ra thành một trường hợp riêng. Nguyễn Tài Cẩn gọi đó là trường hợp “có ý nghĩa cặp đôi” [8, tr.92].
Từ Hán Việt ghép hội nghĩa là trường hợp các thành tố cấu tạo có ý nghĩa gần gũi nhau cùng tổ hợp lại thành từ. Nghĩa của từ là nghĩa tổng hợp từ cả hai thành tố, không có thành tố nào chính thành tố nào phụ. Ví dụ:
- bồi dưỡng (bồi: đắp thêm; dưỡng: nuôi).
- phát triển: (phát: lớn lên, rộng ra; triển: mở rộng) - giáo dục: (giáo: dạy; dục: nuôi)
Từ Hán Việt thiết tha, nếu chiết tự từng thành tố thì thiết nghĩa là cắt, tha nghĩa là gọt, đẽo, đục, chạm. Khi ghép hai yếu thiết + tha lại với nhau thì ý nghĩa của từ trở nên khái quá, không còn ý nghĩa cụ thể của từng thành tố nữa. Thiết tha biểu thị (tình cảm) rất sâu sắc, đậm đà, đã đƣợc cụ thể hoá nhờ ghép hai yếu tố Hán Việt.
Qua các ví dụ trên đây, ta thấy nghĩa của từ Hán Việt ghép hội nghĩa là khái quát chứ không cụ thể. Mối liên kết về nghĩa giữa các thành tố là mối liên kết chặt, không cần phải “chiết tự” để hiểu nghĩa của từng yếu tố.
Theo thống kê, trong Văn kiện có 56 từ Hán Việt đƣợc cấu tạo theo cách này. Ví dụ:
Ách tắc, an ninh, báo cáo, biên giới, bình đẳng, cấp phát, chế tạo, cải biến, chỉnh đốn, điều tra, ổn định, phân định, phát sinh, phát triển, công bằng, củng cố, cứu hộ, đặc biệt, giáo dục, hài hòa, hòa bình, liên kết, liên quan, luật pháp, phân bổ, quan hệ, quốc gia, thân thiện, thất thoát, thế lực, thiệt hại, tiếp nhận, tiếp tục, tiêu hao, tín ngưỡng, tinh hoa, triển khai, v.v.
3.2.2. Quan hệ phân nghĩa
Đây là trường hợp từ ghép chính phụ. Trong cấu tạo của từ, các thành tố có nghĩa không tương đương, không cùng chung phạm trù với nhau, do đó không thiết lập đƣợc mối quan hệ bình đẳng với nhau. Theo Nguyễn Tài Cẩn:
“Đó là kiểu từ ghép nghĩa có một thành tố trực tiếp đứng làm nòng cốt rồi bên cạnh ghép thêm một thành tố khác, đứng làm thành tố phụ.” [8, tr. 99]
Theo thống kê, trong Văn kiện có tới 752 từ Hán Việt là từ ghép chính phụ, chiếm tỷ lệ 86%.
3.2.2.1. Quan hệ hạn định ý nghĩa
Những từ Hán Việt có cấu tạo: thành tố phụ đứng trước hoặc đứng sau thành tố chính có tác dụng thu hẹp, cụ thể hoá ý nghĩa của thành tố chính.
Theo các tác giả cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (Ủy ban Khoa học xã hội, 1983):
“Sự phối hợp ngữ nghĩa trong từ ghép chính phụ là sự phối hợp giữa một tiếng có nghĩa khái quát và một tiếng phụ có tác dụng hạn định phạm vi của nghĩa khái quát đó.”
Ví dụ:
Nội bộ, thủ tục, chất lượng, xu hướng, khuyết điểm, ưu điểm, nhược điểm, tiên phong, bị động, lạc – hậu, v.v.
Bằng cách kết hợp các thành tố này, phương thức cấu tạo từ Hán Việt mới cho phép lắp ghép các yếu tố khác loại để tạo nên một số lƣợng vô hạn những từ mới theo nhu cầu sử dụng.
3.2.2.2. Quan hệ mở rộng nghĩa, khái quát nghĩa
Đây là trường hợp vai trò ngữ nghĩa của thành tố phụ với thành tố chính là nhằm mở rộng nghĩa hoặc khái quát nghĩa cho thành tố chính, chứ không nhằm thu hẹp hay hạn định (nhƣ mục 3.2.2.1.)
Ví dụ: Từ Hán Việt Vệ sinh, nếu chiết tự thì vệ tức bảo vệ, giữ gìn; sinh tức sự sống, cơ thể sống. Trong cấu trúc nghĩa của từ này, yếu tố sinh chính là yếu tố mở rộng, khái quát nghĩa cho từ. Vệ sinh biểu thị sự sạch sẽ, tức không còn ý nghĩa cụ thể, ý nghĩa riêng của từng yếu tố cấu tạo vệ và sinh nữa.
Tương tự là các từ: vi phạm, vật thể, tuyệt chủng, tự nhiên, tư pháp, tự do, v.v.