Vai trò của từ Hán Việt trong Văn kiện Đại hội Đảng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Đặc điểm của từ Hán Việt trong văn kiện đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam (Trang 67 - 72)

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA TỪ HÁN VIỆT TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẢNG XII

3.4. Đặc điểm phong cách và vai trò của các từ Hán Việt trong văn kiện Đại hội Đảng

3.4.4. Vai trò của từ Hán Việt trong Văn kiện Đại hội Đảng

Văn kiện là loại văn bản hành chính công vụ của Đảng, nên nó vừa có các đặc trƣng về mặt thể thức, hình thức, ngôn ngữ nhƣ các văn bản hành chính;

vừa mang những đặc trƣng về nghiệp vụ công tác chính trị- công tác Đảng.

3.4.4.1. Gia tăng sắc thái biểu cảm hành chính công vụ

Văn kiện Đại hội Đảng bao gồm những văn bản có tính chất rất quan trọng có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội; tác động đến nhiều lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội. Văn kiện phản ánh một sự kiện chính trị trọng đại mang tầm quốc gia, quyết định vận hội của quốc gia; đưa gia những chủ trương, chính sách mang tầm vĩ mô.

Chính vì vậy, ngôn từ trong Văn kiện bên cạnh việc thể hiện tính chất trang trọng của một sự kiện chính trị, chúng còn phải thể hiện đƣợc tầm vóc, ý nghĩa lớn lao của sự kiện này. Từ Hán Việt đã có vai trò nổi bật trong việc thể hiện các sắc thái ngữ nghĩa đó của Văn kiện.

Dưới đây, chúng ta thử phân tích một số trường hợp để thấy vai trò của từ Hán Việt trong việc thể hiện phong cách thể loại văn bản hành chính công vụ và phong cách chính luận.

Bài Diễn văn khai mạc và bài Diễn văn bế mạc Đại hội cho thấy rất rõ giá trị phong cách của từ Hán Việt.

Trong phần chào mừng, giới thiệu đại biểu, từ Hán Việt đã giúp làm tăng sắc thái biểu cảm và tôn nghiêm của những nghi thức khi cử hành một đại hội Đảng cấp cao nhất. Ví dụ:

Hôm nay, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

Câu văn mở đầu của diễn văn khai mạc dày đặc từ Hán Việt. Có tới 12/15 từ là từ Hán Việt.Trong đó từ trọng thể là một tính từ làm bổ ngữ cho vị từ khai mạc. Đó là một từ có thể lược bỏ mà không ảnh hưởng đến nội dung thông báo của câu. Tuy nhiên, từ trọng thể đã mang lại ý nghĩa sắc thái trang nghiêm cho câu văn, mang lại cho sự kiện đƣợc đề cập đến trong câu văn tính chất nghi thức. Ngoài từ trọng thể, khó có thể tìm đƣợc từ thuần Việt nào có thể thay thế nó ở vị trí này.

Bài diễn văn khai mạc Đại hội Đảng mang tính chất nghi thức của tổ chức chính trị xã hội lớn nhất, có vai trò chủ đạo; thể hiện sự kiện chính trị

quan trọng hàng đầu của quốc gia.Vì thế, trong toàn bộ bài diễn văn, không khí trang trọng đƣợc thể hiện xuyên suốt. Từ Hán Việt đƣợc sử dụng với tần suất cao trong các câu văn nhằm gia tăng sắc thái trang trọng cho bài diễn văn. Từ Hán Việt có tác dụng thể hiện chức năng biểu cảm trang trọng, quan phương theo lối giao tiếp hành chính. Đó là hàng loạt các từ Hán Việt như:

nhiệt liệt, nồng nhiệt, trân trọng, biểu dương, tán thành, hoan nghênh, nhất trí, chân thành, nhiệt tình, trọng đại, thấm nhuần, long trọng, v.v. Ví dụ:

- Nhiệt liệt chào mừng 1.510 đại biểu…;

- Đại hội chúng ta nồng nhiệt chào mừng các đồng chí nguyên lãnh đạo…;

- Đại hội nhiệt liệt hoan nghênh, đánh giá cao và trân trọng biểu dương các phong trào thi đua yêu nước của các tầng lớp nhân dân…;

- Đại hội trân trọng, nhiệt liệt hoan nghênhchân thành cảm ơn sự tham gia nhiệt tình, trách nhiệm và những đóng góp quý báu của các cấp ủy, tổ chức đảng,…;

- Tôi xin long trọng tuyên bố khai mạc…;

3.4.4.2. Diễn đạt chính xác các thuật ngữ chuyên môn

Đặc điểm của từ Hán Việt là có tính khái quát cao, tính trừu tƣợng nên trong Văn kiện, đa số các thuật ngữ chuyên môn đòi hỏi sự cô đúc, khái quát và mang nội hàm ý nghĩa rộng, chính xác đều đƣợc diễn đạt bằng từ Hán Việt.

Có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…

được vay mượn vào tiếng Việt thông qua phương tiện là từ Hán Việt.Nhiều công trình nghiên cứu về từ vựng tiếng Việt đã cho biết, các thuật ngữ và từ ngữ thuộc các lĩnh vực nói trên du nhập vào từ vựng tiếng Việt bắt đầu từ sau Thế chiến thứ Hai. Đó là một đợt du nhập số lƣợng lớn các từ song tiết Hán Việt nhằm bổ khuyết cho tiếng Việt những thuật ngữ chuyên ngành, những khái niệm của thế giới hiện đại mà tiếng Việt còn thiếu. Tác giả Trần Đình Sử cho biết rất nhiều trong số các từ song tiết Hán Việt này đƣợc sáng tạo từ tiếng Nhật, được người Trung Quốc mượn lại. Có thể nói, những từ Hán Việt này đã

bổ khuyết cho tiếng Việt rất nhiều các thuật ngữ chuyên môn. Chẳng hạn:

- Lĩnh vực kinh tế: cạnh tranh, kinh tế, khủng hoảng, lạm phát, tài chính, suy thoái, vi mô, vĩ mô, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, thiệt hại, tham ô, tham nhũng, lãng phí, tiềm lực, nội lực, tăng trưởng, quy mô, chỉ tiêu, kết quả, cơ cấu, đột phá, công nghiệp, nông nghiệp, v.v.

- Lĩnh vực văn hóa, khoa học, giáo dục:Giáo dục,đào tạo, khoa học, công nghệ, giáo điều, hàn lâm, bản sắc, học đường, giảng đường, giáo trình, luận văn, luận án, khóa luận, v.v.

- Lĩnh vực chính trị:tiêu cực, tha hóa, quan liêu,trì trệ, chủ trương, điều lệ, lãnh đạo, quản lí, đối ngoại, đối nội, chiến lược, quy hoạch, phát triển, định hướng, đoàn kết, tu dưỡng, bồi dưỡng, lí luận, tư tưởng, đạo đức, phẩm chất, cách mạng, thời cơ, vận hội, hội nhập, độc lập, tự do, dân chủ, thống nhất, nhất trí, dân quyền, v.v.

- Lĩnh vực ngoại giao, quân sự, an ninh: an ninh, quốc phòng, quân đội, vũ trang, chủ quyền, đấu tranh, chủ quyền, bảo vệ, độc lập, tự cường, hòa bình, ổn định, lãnh thổ, chiến sĩ,công hàm, lãnh sự, sứ quán,.v.v

- Lĩnh vực an sinh xã hội: dịch bệnh, thiên tai, phúc lợi,dân số, bảo hiểm, y tế, công cộng, v.v.

Các thuật ngữ khoa học bằng từ Hán Việt đặc biệtcó ý nghĩa khái quát hoá cao mà từ thuần Việt không có hoặc không có nghĩa tương đương.Trong Văn kiện ta thấy rất rõ vai trò khái quát hóa bằng các thuật ngữ chuyên môn.

Ví dụ:

(15) - Năm năm tới, tình hình thế giới và khu vực sẽ còn nhiều diễn biến rất phức tạp, tác động trực tiếp đến nước ta, tạo ra cả thời cơthách thức.Hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tácphát triển vẫn là xu thế lớn.Toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức tiếp tục được đẩy mạnh. Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á đã trở thành một cộng đồng, tiếp tục là trung tâm phát triển năng động, có vị trí địa - kinh tế - chính trị chiến lược ngày càng quan

trọng; đồng thời, đây cũng là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn, có nhiều nhân tốbất ổn; tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên Biển Đông còn diễn ra gay gắt.

(Nghị quyết) (16) - Trước diễn biến mới của tình hình, Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã kịp thời điều chỉnh nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội: Tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng; bảo đảm quốc phòng, an ninh và ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế; tạo tiền đề vững chắc để tăng trưởng cao hơn ở những năm cuối của kế hoạch 5 năm.

(Báo cáo đánh giá kết quả…) Trong các ví dụ (15) và (16) ở trên, các từ Hán Việt diễn đạt các thuật ngữ chuyên môn đƣợc in đậm. Nhìn vào các ví dụ trên, chúng ta thấy số lƣợng và tần suất các thuật ngữ Hán Việt là rất cao. Đó là các thuật ngữ: thời cơ, thách thức, hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác, xu thế, toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức, vị trí địa - kinh tế - chính trị, chiến lược, cạnh tranh chiến lược, tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền, lạm phát, kinh tế vĩ mô; an sinh xã hội, đột phá chiến lược, cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng, quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị - xã hội, hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế.

Trong các thuật ngữ Hán Việt trong các ví dụ vừa dẫnrất khó có thể tìm được từ thuần Việt tương ứng để thay thế. Nói cách khác, các từ Hán Việt diễn đạt các thuật ngữ chuyên ngành chiếm vị trí độc tôn, có khả năng diễn đạt chính xác các khái niệm. Vì thế, nó phát huy tác dụng trong phong cách văn bản hành chính công vụ của Văn kiện.

Từ Hán Việt nói chung và thuật ngữ Hán Việt nói riêng mang sắc thái

trừu tƣợng cao. Vì thế, việc lựa chọn thuật ngữ Hán Việt trong các Văn kiện cho thấy tác giả soạn thảo phải cân nhắc lựa chọn từ ngữ một cách công phu, chính xác.

Đa số các từ Hán Việt dùng để biểu thị các khái niệm chuyên môn, nghiệp vụ có tính khái quát cao, nội hàm mà không thể tìm đƣợc từ thuần Việt tương đương có thể thay thế. Ví dụ: các cụm từ “tự diễn biến, tự chuyển hóa”, “suy thoái đạo đức, tư tưởng”, “diễn biến hòa bình”, “vi phạm nghiêm trọng”, v.v. là những khái niệm mới trong công tác Đảng thời gian gần đây.

3.4.4.3. Dùng từ Hán Việt để đặt tên

Do đặc điểm khái quát hóa cao, mang sắc thái trang trọng, tôn nghiêm mà từ Hán Việt rất hữu dụng đối với việc lựa chọn làm tên gọi cho các cơ quan, tổ chức; tên gọi các hiệp định, hiệp ƣớc ngoại giao, v.v.

- Tên gọi các cơ quan, tổ chức Đảng: Đảng Cộng sản Việt nam, Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị , v.v.

- Tên gọi các cơ quan: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quốc hội, đoàn thể nhân dân, v.v.

- Tên gọi các cơ quan, tổ chức thế giới: Liên Hiệp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Trung tâm Toán học quốc tế, Trung tâm Vật lý quốc tế , Khối Thương mại tự do Châu Âu , v.v.

- Tên gọi các hiệp định, hiệp ƣớc ngoại giao: hiệp định thương mại tự do , Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Đặc điểm của từ Hán Việt trong văn kiện đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)