CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.3.2. Những đặc điểm chủ yếu của từ Hán Việt
Các đặc điểm cơ bản của từ Hán Việt bao gồm: Đặc điểm chung của từ Hán Việt, đặc điểm của từng đơn vị cụ thể (từ đơn tiết Hán Việt; từ đa tiết Hán Việt: từ ghép Hán Việt, từ láy Hán Việt; thành ngữ Hán Việt). Cụ thể:
1.3.2.1. Sự du nhập của từ Hán Việt:
Từ Hán Việt xuất hiện trong tiếng Việt theo hai hướng. Hướng một là từ tiếng Việt xuất hiện lẻ tẻ (cách du nhập phổ biến của mọi từ vay mƣợn) các từ đơn tiết Hán Việt xuất hiện để hoàn chỉnh các trường từ vựng ngữ nghĩa của tiếng Việt. Hướng hai từ Hán Việt xuất hiện theo nhóm tạo nên trường từ vựng (cách du nhập mang tính đặc thù của các từ mƣợn Hán có cách đọc Hán Việt). Các từ Hán Việt xuất hiện theo hướng này đã được bổ sung cho hệ thống từ vựng tiếng Việt những trường từ vựng ngữ nghĩa mới.
Bằng cách nhập lẻ tẻ, từ Hán Việt có cấu tạo theo kiểu từ đơn đảm nhiệm chức năng bổ sung những khái niệm mới cho các trường từ vựng - ngữ nghĩa đã có trong tiếng Việt. Ví dụ: Trường từ vựng thực vật, động vật được bổ sung hàng loạt các khái niệm mới quế, tùng, đậu, cúc… (thực vật); phượng, nhạn, hạc … (động vật); Trường từ vựng tâm lí, tình cảm được bổ sung các từ Hán Việt như: thù, oán, hận, sầu.... Do đó, các trường từ vựng - ngữ nghĩa đã có trong tiếng Việt ngày càng hoàn chỉnh, khi có sự bổ sung này.
Cách du nhập mang tính đặc thù của từ Hán Việt gắn với khuynh hướng nhập theo nhóm. Ở đây, chúng ta nhận thấy: Từ Hán Việt đƣợc nhập theo nhóm đã mang tới cho hệ thống từ ngữ tiếng Việt những trường từ vựng ngữ nghĩa mới. Đó cũng là đặc điểm riêng của từ đơn tiết Hán Việt. Ví dụ: Nhóm từ chỉ âm dương ngũ hành như: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ…; Nhóm từ chỉ cuộc đời con người như: duyên, phận, mệnh, họa, phúc,…
1.3.2.2. Sự tác động về mặt ngữ âm (Đồng âm và xung đột đồng âm trong từ Hán Việt).
Sự đồng hóa về mặt ngữ âm: Để trở thành từ Hán Việt, các từ Hán phải có cách đọc Hán Việt và đƣợc nhập vào tiếng Việt. Có nghĩa là một từ Hán có vỏ ngữ âm Hán sẽ được thay thế bằng một vỏ ngữ âm Hán Việt tương ứng. Sự xuất hiện hệ thống cách đọc Hán Việt trong ngữ âm Hán Việt kéo theo hiện tƣợng đồng âm. Hiện tƣợng đồng âm có thể xảy ra giữa từ với từ, giữa hình vị với hình vị, giữa hình vị với từ.
Nhƣng, trong thực tế, do từ Hán du nhập vào tiếng Việt ở các thời kì khác nhau, qua các con đường khác nhau, chịu tác động của các nhân tố ngôn ngữ - xã hội khác nhau nên một chữ Hán có thể có hai hoặc hơn hai cách đọc trở lên. Vì vậy, hiện tƣợng này dễ xảy ra xung đột đồng âm.
1.3.2.3. Sự biến động về mặt ngữ nghĩa của từ Hán Việt:
Từ Hán Việt xuất hiện trong hệ thống vốn từ tiếng Việt ở cả hai khả năng có từ tương đương trong tiếng Việt chiếm 85%, không có từ tương đương trong tiếng Việt, biểu thị những khái niệm mới mà tiếng Việt chƣa có từ biểu thị
chiếm 15%.
a) Trường hợp các từ Hán Việt (nhất là từ đơn tiết) trong tiếng Việt gặp các từ tương đương về nghĩa là hiện tượng phổ biến. Song, vẫn còn trường hợp các từ các từ Hán Việt xuất hiện trong tiếng Việt không gặp các từ tương đương về nghĩa. Đó là lí do dẫn tới hiện tượng xung đột đồng nghĩa. Biểu hiện của sự xung đột đồng nghĩa nhƣ: 1/Giữ nguyên nghĩa và không thay đổi cương vị ngữ pháp; 2/ Giữ nguyên nghĩa nhưng thay đổi cương vị ngữ pháp;
3/Thay đổi nghĩa nhưng không thay đổi cương vị ngữ pháp; 4/Thay đổi nghĩa và thay đổi cương vị ngữ pháp.
b) Mức độ đồng hóa ngữ nghĩa của từ Hán đa nghĩa khi trở thành từ Hán Việt khá phức tạp. Nghĩa của từ Hán Việt trước hiện thực khách quan là như nhau nhưng được thể hiện trong tư duy liên tưởng của người Việt mang đăc trƣng dân tộc Việt. Kết quả là các từ Hán Việt xa dần với chính nó.
Giữ nguyên hay bảo lưu ngữ nghĩa là đăc điểm thừơng thấy ở từ mượn nói chung và từ Hán Việt nói riêng. Sự bảo lưu ngữ nghĩa của từ Hán Việt dưới nhiều hình thức:
Khi các từ Hán Việt mang những khái niệm mới mà trong tiếng Việt chưa có từ tương đương biểu thị thì chúng giữ nguyên nghĩa và hoạt động độc lập. Khi các từ Hán Việt mang những khái niệm trong tiếng Việt đã có từ tương đương biểu thị mà chúng muốn bảo lưu về mặt ngữ nghĩa thì khả năng thường gặp nhất là sự giáng cấp về chức năng ngữ pháp; khả năng vừa bảo lưu ngữ nghĩa lại vừa bảo lưu cương vị pháp; giữ nguyên nghĩa gốc,nghĩa ban đầu cho tới nay không còn dùng nữa.
c) Sự thay đổi nghĩa của từ Hán Việt theo hai hướng: thu hẹp và mở rộng, phát triển nghĩa mới cũng là một đặc điểm thường trực của từ Hán Việt 1.3.2.4. Sự đồng hóa về hình thái cấu của từ Hán Việt:
Sự đồng hóa cấu trúc của từ Hán Việt có quan hệ gắn bó với đồng hóa về mặt ngữ nghĩa. Trước tiên, chúng ta thấy sự đồng hóa dẫn đến sự thay đổi cương vị ngữ pháp của từ Hán Việt. Sự thay đổi này diễn ra theo hai chiều:
giáng cấp cương vị ngữ pháp (chiếm tuyệt đại đa số) và tăng cấp cương vị ngữ pháp. Khả năng đồng hóa này diễn ra đối với từ đa tiết tiếng Việt vốn mƣợn nguyên khối. Chẳng hạn nhƣ:
Đảo trật tự giữa các thành tố là một trong những đặc điểm của từ ghép đẳng lập tiếng Việt. Cho nên, tất cả các từ ghép Hán Việt có thể đảo trật tự giữa các thành tố (hiện tƣợng này lại không phổ biến).
1.3.2.5, Trong quá trình đồng hoá của các từ đa tiết tiếng Việt, chúng ta có thể thay một trong các thành tố theo hướng Việt hóa. Cách Việt hóa này tạo nên sự xuất hiện các cặp Hán Việt đa tiết và giữa chúng thường khác nhau về sắc thái sử dụng. Nhờ phép thế, chúng ta có thể tạo ra các từ mới trên cơ sở yếu tố và mô hình tạo từ có sẵn.
1.3.2.6, Chuyển loại của từ Hán Việt:
Nhìn từ góc độ đồng hóa, chúng ta có thể hiểu là các đơn vị từ vựng Hán Việt thay đổi từ loại vốn có trong tiếng Hán hoặc đƣợc cấp thêm những từ loại mới ngoài từ loại vốn có trong tiếng Hán. Đó chính là chuyển loại của từ Hán Việt (Những từ đa tiết Hán Việt thông qua cách rút gọn - lƣợc bỏ bớt một phần thành tố đã có của các từ đa tiết - để nhập vào tiếng Việt góp phần làm giàu thêm ngôn ngữ tiếng Việt. Những từ đa tiết Hán Việt không mƣợn nguyên khối mà người Việt sáng tạo ra bằng nguyên liệu Hán Việt và mô phỏng theo mô hình cấu taọ từ tiếng Việt đƣợc gọi là từ Hán Việt Việt tạo).
1.3.2.7. Đặc điểm phong cách của từ Hán Việt:
a. Tính cố định
Tính cố định của từ Hán Việt thể hiện ở đặc điểm: Ta không thể đảo vị trí các yếu tố trong từ hay thêm bất kì yếu tố nào vào đƣợc. Đây là sự khác biệt lớn giữa từ thuần Việt và từ Hán Việt. Ví dụ: So sánh: “mẫu tử” và “mẹ con”.
b. Tính đa nghĩa
Tính đa nghĩa của từ Hán Việt (hay còn đƣợc gọi là tính cô đọng hàm súc) đƣợc thể hiện qua việc: một từ Hán Việt luôn có nhiều nghĩa khác nhau nhƣ: nghĩa gốc (nghĩa đen), nghĩa chuyển (nghĩa bóng) và nghĩa mở rộng.
c. Tính trừu tượng, cổ kính
Trong khi từ thuần Việt có hình ảnh rất sống động, cụ thể, gần gũi, từ Hán Việt lại rất trừu tƣợng. Đây là sự đối lập khá rõ giữa tính chất tĩnh của từ Hán Việt với tính chất động của từ thuần Việt.Tính trừu tƣợng của từ Hán Việt thể hiện ở những tầng nghĩa sâu sắc mà người nói hay người nghe phải có sự liên tưởng, hình dung…mới hiểu hết được.
Từ Hán Việt có sắc thái cổ kính khác với từ thuần Việt. Sắc thái cổ kính của từ Hán Việt dùng để chỉ các nhân vật và cuộc sống của vương triều đã thuộc về lịch sử. (hoàng tử, côngchúa…). Hiện nay, các từ này vẫn tồn tại trong cuộc sống hiện đại của chúng ta nhƣng chúng đƣợc gắn với sắc thái nghĩa mới.
d. Tính biểu cảm và hình tượng
Tính biểu cảm của từ Hán Việt rất cao. Qua từ Hán Việt, chúng ta có thể bộc lộ được tình cảm của người nói và người nghe muốn diễn tả một cách tinh tế.
Tính hình tƣợng của từ Hán Việt cũng khá rõ. Từ Hán Việt có khả năng gợi hình ảnh, hình tượng phong phú người đọc người nghe.
e. Tính trang trọng và tao nhã
Trong nhiều trường hợp, từ Hán Việt được sử dụng để đặt tên một vùng đất (An Giang, Cần Thơ, Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Nguyên,...) hay tên đường, tên phố, tên người (Anh Tuấn, Phương Thảo, Hương Giang, Quyết Thắng, Sơn Lâm...) hoặc tên thương hiệu (Bảo Tín, Minh Châu,..).
Ngoài ra, trong các hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức, cũng nhƣ đặt tên cho các tổ chức đoàn thể, chúng ta thường sử dụng từ Hán Việt thay thế cho từ thuần Việt, làm nhƣ vậy sẽ tạo đƣợc nhiều sắc thái biểu cảm, trang trọng hơn.Ví dụ: Chúng ta nói: “Hội Phụ nữ Việt Nam”, chứ không nói “Hội Đàn bà Việt Nam”,… Chúng ta nói: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng phu nhân đã đến dự…”, chứ không nói: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng vợ đã đến dự…”.
Bên cạnh đó, từ Hán Việt còn mang sắc thái tao nhã, tránh đƣợc những
cảm giác ghê sợ đau thương, thô tục, giảm nhẹ ấn tượng nặng nề. Ví dụ:
Chúng ta có “nữ hộ sinh”, chứ không ai nói rằng “nữ đỡ đẻ”.
g. Tính thống nhất trong cách hiểu
Khác với từ thuần Việt, từ Hán Việt luôn có tính thống nhất trong cách hiểu (nếu không căn cứ vào những ngữ cảnh cụ thể thì từ thuần Việt rất dễ gây nên sự hiểu nhầm).