Từ Hán Việt trong Văn kiện xét về nguồn gốc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Đặc điểm của từ Hán Việt trong văn kiện đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam (Trang 37 - 42)

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA TỪ HÁN VIỆT TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẢNG XII

2.2. Từ Hán Việt trong Văn kiện xét về nguồn gốc

2.2.1. Nguồn gốc của từ Hán Việt

Từ Hán Việt trong tiếng Việt hiện nay xét về mặt nguồn gốc có thể chia thành hai loại chính:

(A) - Nhóm thứ nhất là những từ Hán Việt mƣợn nguyên từ tiếng Hán, chiếm khoảng 80%;

(B) - Nhóm còn lại là những từ Hán Việt Việt tạo: do người Việt sáng tạo nên trên cơ sở ghép các yếu tố gốc Hán Việt chiếm khoảng 20%;.

Trong số những từ Hán Việt thuộc nhóm (A) mƣợn nguyên từ tiếng Hán lại có những từ thuần Hán và phi thuần Hán. Bởi vì, trong tiếng Hán cũng có khá nhiều những từ đƣợc “mƣợn lại” từ các ngôn ngữ khác. Ví dụ, những từ

lãng mạn (浪漫), lạc đà (骆驼) là những từ Hán mƣợn từ tiếng Anh và tiếng dân tộc Hung Nô, sau đó mới du nhập sang tiếng Việt. Tiếng Hán cung cấp cho tiếng Nhật các yếu tố Hán (các Hán tự). Trước và sau Thế chiến Thứ hai, nước Nhật lại là nước đi đầu ở khu vực Châu Á trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Vì thế, để du nhập, biểu đạt các thuật ngữ mới của phương Tây, người Nhật đã sử dụng các yếu tố gốc Hán này để sáng tạo ra rất nhiều từ song tiết. Những từ ngữ này đƣợc “mƣợn” ngƣợc trở lại, du nhập trở lại

“chính quốc”. Vương Bân Bân trong cuốn Mối quan hệ giữa từ vựng Trung Quốc cận đại với Nhật Bản nhận định: “Ngày nay hàng loạt khái niệm mà người Trung Quốc dùng để cao đàm khoát luận, bàn đông nói tây, phần lớn là từ ngữ do người Nhật làm ra cả.” Nước Nhật đã tiếp thu rất nhiều thành tựu khoa học, kĩ thuật của phương Tây. Bằng cách này, tiếng Nhật đã tiếp nhận hàng loạt các thuật ngữ khoa học, kĩ thuật, văn hóa xã hội, chính trị, quân sự, v.v. từ ngôn ngữ phương Tây (tiếng Anh, tiếng Pháp) dưới dạng dịch ra tiếng Nhật và đƣợc ghi lại bằng văn tự Hán. Sau chiến tranh Giáp Ngọ (năm 1895), người Trung Quốc đã mượn lại chính những thuật ngữ tiếng Hán-Nhật này, thay vì cấu tạo ra những thuật ngữ mới. Giai đoạn từ cuối thế kỉ 19 đến thập kỉ 30 thế kỉ XX, rất nhiều thuật ngữ gốc Nhật (bằng tiếng Hán) đã du nhập ồ ạt vào tiếng Hán theo cách này.

Từ Hán Việt có thể đƣợc sản sinh hoặc vay mƣợn từ những nguồn gốc, hoàn cảnh khác nhau. Ví dụ, xét về nguồn gốc, từ Hán Việt có thể đƣợc vay mƣợn tiếng Hán hay tiếng Nhật. Cùng với Phong trào Đông du (của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Duy tân hội) đầu thế kỉ XX, và sau này là các đợt du nhập của các thuật ngữ kinh tế-chính trị- xã hội vào tiếng Việt, đáp ứng nhu cầu hội nhập với Thế giới, những từ Hán Việt đƣợc sản sinh ra từ tiếng Nhật đã ồ ạt tràn vào tiếng Việt. Chẳng hạn nhƣ các từ: quảng trường, mục tiêu, v.v. Theo Trần Đình Sử (1997) trong bài viết Từ Hán Việt gốc Nhật trong tiếng Việt: “Từ Hán Việt gốc Nhật đánh dấu một bước phát triển mớicủa từ Hán Việt, tạo nên tiềm lực của đời sống tinh thần và tƣ duy khoa

học hiện đại, bên cạnh từ Hán Việt có gốc từ tiếng Hán hiện đại do người Trung Quốc tạo ra và từ Hán Việt do người Việt cấu tạo.” Tài liệu này cũng cho biết: “có trên 350 từ gốc Nhật ngày nay vẫn đƣợc sử dụng trong tiếng Việt.” [31, tr. 553]

Theo La Văn Thanh (2013), trong luận án Tổ hợp song tiết Hán-Việt trong tiếng Việt Hiện đại so sánh với tổ hợp song tiết Hán hiện đại: có 353 tổ hợp song tiết Hán Việt là không phải gốc tiếng Hán.

Nhƣ vậy, trong số từ Hán Việt mƣợn nguyên, có thể chia làm hai loại:

(A1): Mƣợn từ tiếng Hán;

(A2): Mƣợn từ tiếng Nhật

2.2.2. Nguồn gốc của từ Hán Việt trong Văn kiện

Xét về mặt nguồn gốc, từ Hán Việt trong Văn kiện thuộc cả ba loại: A1, A2 và B. Trong đó, đáng chú ý nhất là khối từ Hán Việt gốc A2 chiếm số lƣợng lớn và tần suất hoạt động rất cao.

2.2.2.1. Từ Hán Việt gốc Nhật trong Văn kiện, gồm có + Thuộc lĩnh vực chính trị, xã hội:

Cơ quan, kiên trì, độc tài, độc chiếm, thừa nhận, thành viên, xuất phát điểm, bối cảnh, nguyên tắc, trọng điểm, xã giao, thi hành, lao động, nghị viện, nghị quyết, chính sách, chính đảng, tổ chức, phương châm, hiến pháp, mục tiêu, nội các, tuyển cử, tuyên truyền, hiệp hội, hiệp định, nhân quyền, xã hội, nhân văn chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa, giai cấp, vô sản, quyền uy, lập hiến, lập trường, lãnh thổ, đặc quyền, đặc vụ, đồng tình, thị trường, biểu quyết, nghĩa vụ, tư bản, tự do, chỉ thị, chỉ đạo, trung tướng, thiếu tướng, thiếu úy, nguyên soái, trọng tài, công dân, cách mạng, cao trào, quan điểm, quốc tế, công nhận, công bố, cộng hòa, cương lĩnh, cán bộ, chi bộ, tập trung, tập đoàn, giải phóng, câu lạc bộ, quân nhu, quan hậu, hội đàm, động viên, đại biểu, đại bản doanh, pháp luật, phản đối, kháng nghị, phản động, đại cục, đề kháng, tổng lãnh sự, tổng động viên, thẩm phán, thẩm vấn, bồi thẩm viên, thời sự, thực quyền, xâm phạm, tuyên chiến, dân chủ, tư pháp,

phán quyết, phục vụ, phủ quyết, phần tử, thủ tiêu, tiến triển, lý tưởng, đăng kí, đơn vị, v.v.

+ Thuộc lĩnh vực kinh tế, thương mại:

bất động sản, dự toán, ngân hàng, tài phiệt, xuất khẩu, nhập khẩu, nhập siêu, xuất siêu, kinh doanh, tối huệ quốc, tín dụng, hiệu quả, bảo hiểm, sinh sản, sản xuất, thương nghiệp, thống kê, đầu tư, đầu cơ, thực nghiệp, công nghiệp, kinh tế, kế hoạch, giao thông, giám định, cố định, quảng cáo, qui phạm, thi công, quốc khố.

+ Thuộc lĩnh vực triết học:

Triết học, tri thức, nội tại, khách thể, chủ thể, khách quan, chủ quan, chủ động, ngẫu nhiên, tất nhiên, hiện tượng, bản chất, tất yếu, hiện thực, khẳng định, phủ nhận, phủ định, nguyên tố, yếu tố, tương đối, tuyệt đối, tích cực, tiêu cực, bi quan, nội dung, quan niệm, năng động, tính năng, ý thức, vật chất, lí trí, lí tính, lí luận, khái niệm, phạm trù, tư tưởng, không gian, thời gian, mệnh đề, biểu tượng, nguyên lí, kinh nghiệm, mục đích, động cơ, phân tích, ấn tượng, tưởng tượng, tổng hợp, diễn dịch, trực tiếp, gián tiếp, trực quan, trực giác, qui nạp, khái quát, định nghĩa, tinh thần, tiến hóa, thoái hóa, năng lực, phương thức, chủ nghĩa, biện chứng, động lực, duy vật, duy tâm, thế giới quan, chất lượng, giao tế, giám định, quá độ, hoàn cảnh, đơn thuần, tín hiệu, dị vật, kí hiệu.

+ Thuộc lĩnh vực khoa học, giáo dục:

Khoa học, lũy tiến, chân không, chỉ số, diễn tập, thể dục, thể thao, truyền nhiễm, kích thích, loại hình, xã hội học, luận lí học, tâm lí học, sinh lí học, nhân cách, vật lí, hóa học, tiêu hóa, khuếch tán, bão hòa, giáo dục học, giáo khoa thư, tĩnh mạch, động mạch, thần kinh, thôi miên, tế bào, thăng hoa, hệ thống, địa chất, kiến tập, phản ứng, phản xạ, mẫn cảm, huyết sắc tố, phóng xạ, bức xạ, phương án, phương trình, thôi miên, cơ giới, phát minh, thần kinh giao cảm, giả định, vận động, tổ hợp, dinh dưỡng, di truyền, y học, giải phẫu, ý nghĩa, bạch kim, nguyên tử, tiêu bản, thành phần, trường hợp, thường thức,

quan trắc, học vị, nghiệp vụ, bác sĩ, quan tuyến, hóa thạch, giáo thụ.

+ Thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật:

Bi kịch, mĩ thuật, mĩ cảm, văn học, kịch trường, vũ đài, sáng tác, kiến trúc, nguyên tắc, diễn xuất, diễn thuyết, nghệ thuật, đăng tải, xuất bản, tham quan, tạp chí, tư liệu, tác phẩm, tác giả, tọa đàm, chế bản, mạn đàm, văn hóa, văn minh, hội thoại, quảng trường, kỉ lục, triển lãm, v.v.

+ Thuộc lĩnh vực quân sự, ngoại giao:

an ninh, quốc phòng, quân đội, vũ trang, chủ quyền, đấu tranh, chủ quyền, bảo vệ, độc lập, tự cường, hòa bình, ổn định, lãnh thổ, chiến sĩ, công hàm, lãnh sự, sứ quán,.v.v

2.2.2.2. Từ Hán Việt gốc Hán trong Văn kiện có:

A dua, ác bá, ác cảm, ác chiến, ác độc, ác liệt, ác ý, ách tắc, ai oán, ái quốc, am hiểu, am tường, ảm đạm, ám ảnh, an bài, an ninh, an tâm, an toàn, anh hùng, ảnh hưởng, ảo tưởng, áp lực, áp chế, áp đảo, âm dương, âm mưu, âm nhạc, âm tiết, ẩm thực, ân oán, ân xá, ẩn dụ, ấn bản, ấn hành, ấu trĩ, đạo đức, luân lí, bất thường, bất ổn, v.v.

2.2.2.3. Từ Hán Việt Việt tạo trong Văn kiện có:

Giáo trình, giáo án, thạc sĩ, phóng viên, án phí, ảo vọng, áp bức, áp suất, áp tải, ẩn số, ấn định, bằng cấp, băng hoại, ấn phẩm, bệnh tưởng, bài bác, bản ngữ, bán trú, bảo đảm, bảo hành, bảo lãnh, bảo trợ, báo hiệu, bảo hành, bạt mạng, bất cẩn, bất chấp, bất kì, bế giảng, bệnh binh, bệnh nhi, bệnh phẩm, bệnh xá, biên bản, biên lai, biên nhận, biển báo, biến báo, biên chế, biến chứng, đại đoàn kết, Hội nông dân, dân chính đảng, khởi nghiệp, kích cầu, lộ trình, lưỡng dụng, nhiệm kỳ, phân cấp, phân quyền, phổ cập, thị trấn, v.v.

Trong số đó, có một số từ mới đƣợc sáng tạo trong thời gian gần đây nhƣ: khởi nghiệp, tự diễn biến, tự chuyển hóa, suy thoái tư tưởng, kích cầu, lưỡng dụng, tư duy nhiệm kỳ, thương mại điện tử, thanh toán điện tử, v.v.

Trong số 868 từ Hán Việt đƣợc thống kê trong Văn kiện, từ Hán Việt gốc Nhật chiếm tỷ lệ cao nhất, tới 56%.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Đặc điểm của từ Hán Việt trong văn kiện đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)