Tuy nhiên, ở vị trí của một người nước ngoài, chúng tôi muốn tìm hiểu về đặc điểm ngôn ngữ trong những bài thơ tiếng Việt của Hồ Chí Minh, để hiểu hơn về những giá trị giàu đẹp của tiếng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
-SOUKTHIDA DOUANGPANYA
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ HỒ CHÍ MINH
(NHỮNG BÀI THƠ TIẾNG VIỆT)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
HẢI PHÒNG - 2019
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
-SOUKTHIDA DOUANGPANYA
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ HỒ CHÍ MINH
(NHỮNG BÀI THƠ TIẾNG VIỆT)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8.22.01.02
Người hướng dẫn: PGS TS Nguỹen Đức Thuận
HẢI PHÒNG - 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của tôi Những kết quả từ những tác giả trước mà tôi sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng, cụ thể Nếu có gì sai trái, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Hải Phòng, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn
SOUKTHIDA DOUANGPANYA
Trang 4ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết sơn sâu sắc đến thầy giáo, PGS.TS, người đã hướng dẫn tôi tận tình, chu đáo trong quá trình thực hiện luận văn
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo của Viện Ngôn ngữ học – Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Từ điển học và Bách thư Việt Nam, Trường Đại học Hải Phòng và Phòng quản lý sau Đại Học, trường Đại học Hải Phòng – những người đã dạy dỗ, truyền thụ kiến thức khoa học, giúp tôi từng bước trưởng thành
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, gia đình và bạn bè đã hỗ trợ, tạođiều kiệnđể tôi có thể học tập đạt kết quả tốt và thực hiện thành công luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn
SOUKTHIDA DOUANGPAN
Trang 5iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG iv
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I:MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 11
1.1.Thơ và đặc điểm ngôn ngữ thơ 11
1.1.1 Quan niệm về thơ 11
1.1.2 Về ngôn ngữ thơ 15
1.1.3 Đặc điểm ngôn ngữ thơ 16
1.2.Vài nét về con đường thơ Hồ Chí Minh 27
1.2.1 Tác gia Hồ Chí Minh 27
1.2.2 Con đường thơ Hồ Chí Minh 30
1.2.3 Đôi nét về những bài thơ tiếng Việt của Hồ Chí Minh 33
1.3.Tiểu kết chương 1 35
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VỀ THỂ LOẠI VÀ NGỮ ÂM TRONG CÁC BÀI THƠ TIẾNG VIỆT CỦA HỒ CHÍ MINH 36
2.1 Đặc điểm về thể loại 36
2.2 Đặc điểm về ngữ âm 38
2.2.1 Đặc điểm về vần 38
2.2.2 Đặc điểm về nhịp 44
2.2.3 Đặc điểm về hài thanh 47
2.3 Tiểu kết chương 2 50
Trang 6CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM VỀ TỪ VỰNG VÀ CÚ PHÁP CÁC BÀI THƠ
TIẾNG VIỆT CỦA HỒ CHÍ MINH 51
3.1 Đặc điểm về từ vựng 51
3.1.1 Từ đơn 52
3.1.2 Từ ghép 52
3.1.3 Từ láy 54
3.2 Đặc điểm về cú pháp 58
3.2.1 Câu hỏi tu từ 58
3.2.2 Điệp ngữ 61
3.2.3 Câu đặc biệt 65
3.3 Tiểu kết chương 3 70
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
Trang 7iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang 8MỞ ĐẦU
1.1.Hồ Chí Minh là một trong những tác gia vĩ đại nhất của nền văn học Việt Nam, đồng thời cũng là một chính trị gia kiệt xuất, có ảnh hưởng lớn tới lịch sử thế giới Tạp chí Times của Mỹ từng xếp Hồ Chí Minh vào danh sách 100 nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất thế giới trong thế kỷ XX Đó là một nhân cách lớn, tổng hòa nhiều giá trị đặc sắc như tư tưởng, chính trị, đạo đức, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, phong cách sống và làm việc, ứng xử… Tầm vóc của Hồ Chí Minh từ lâu đã được nhân dân Việt Nam và các nước xung quanh (đặc biệt là Lào) lấy làm tôn chỉ học tập, sống và noi gương làm theo
Là một chính trị gia, nhà lãnh đạo kiệt xuất, nhưng cũng đồng thời là một thi nhân tài hoa, Hồ Chí Minh đã đặt nhiều tư tưởng, đạo đức, trí tuệ, nhân cách của mình vào thơ ca, để cho ra đời nhiều bài thơ xuất sắc, giàu giá trị nội dung, nghệ thuật Bởi vậy, nghiên cứu thơ ca Hồ Chí Minh là việc làm cần thiết để hiểu hơn về con người, tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như tài năng nghệ thuật của Người Đồng thời, nghiên cứu thơ ca Hồ Chí Minh cũng để nhận định đúng đắn về vị trí, đóng góp, tầm ảnh hưởng của người tới nền thi
ca Việt Nam nói riêng và tiến trình văn học Việt Nam nói chung
Những bài thơ tiếng Việt của Người phần lớn là thơ tuyên truyền, động viên và kêu gọi đồng bào, chiến sĩ Việt Nam hăng hái thi đua, chiến đấu và sản xuất, giành độc lập, tự do cho đất nước Vì thế, Người rất chú trọng đến việc sử dụng ngôn ngữ thơ sao cho hiệu quả, đi vào tư tưởng, tình cảm của nhân dân mình Do vậy, việc tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ thơ Hồ Chí Minh có
ý nghĩa rất lớn, không chỉ giúp người đọc hiểu về phong cách ngôn ngữ thơ của Người, mà còn thấy được những nét đặc sắc của việc sử dụng ngôn ngữ phục vụ cho sáng tác văn chương ở Người
Đối với người Lào nói riêng và nhân dân thế giới nói chung, việc tìm hiểu thơ ca Hồ Chí Minh sẽ giúp xây dựng một phần nền tảng kiến thức để
Trang 9tiếp cận tốt hơn nền văn chương Việt Nam, cũng như hấp thụ những tinh hoa, giá trị của tiếng Việt
1.2 Gia tài thơ ca của Hồ Chí Minh vô cùng rộng lớn, mở rộng cả tiếng Hán và tiếng Việt Ở bất kỳ thể loại thơ nào, Người cũng cho ra đời nhiều tác phẩm giàu giá trị và đạt tới trình độ nghệ thuật ngôn ngữ cao Trong đó, mảng thơ ca tiếng Hán, với đại diện tiêu biểu là tập Nhật ký trong tù, đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tìm hiểu, về cả nội dung và ngôn từ Tuy nhiên, ở vị trí của một người nước ngoài, chúng tôi muốn tìm hiểu về đặc điểm ngôn ngữ trong những bài thơ tiếng Việt của Hồ Chí Minh, để hiểu hơn
về những giá trị giàu đẹp của tiếng Việt được kết tinh qua tài năng nghệ thuật, vận dụng ngôn từ của Người
Trong nhà trường phổ thông và các trường cao đẳng, đại học ở cả Việt Nam và Lào, thơ Hồ Chí Minh được đưa vào giảng dạy khá nhiều, được đông đảo học sinh, sinh viên yêu thích
Tuy nhiên, để lĩnh hội và cảm thụ được toàn vẹn cái hay, cái đẹp của thơ Hồ Chí Minh, cần phải tiếp cận và tìm hiểu một phương diện rất quan trọng là chất liệu làm nên thơ của Người, đó là: Đặc điểm ngôn ngữ mà tác giả sử dụng trong thơ Việc tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ thơ là quá trình nghiên cứu ngôn ngữ trong hoạt động hành chức, giúp người đọc thấy được giá trị của ngôn ngữ trong việc truyền tải tư tưởng, cảm xúc của nhà thơ, đồng thời giúp người đọc tìm hiểu và lĩnh hội tác phẩm văn chương một cách sâu sắc nhất
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Đặc điểm ngôn ngữ thơ Hồ Chí Minh (Trên ngữ liệu thơ tiếng Việt) nhằm tìm hiểu những nét đặc trưng trong việc sử dụng ngôn ngữ của Người
Ở thể loại văn xuôi đặc biệt là báo chí, Hồ Chí Minh dùng văn học để phục vụ một cách kịp thời và nhanh chóng cuộc đấu tranh, mỗi bài đều ứng
Trang 10với hoàn cảnh khác nhau và rất khẩn trương trong cuộc kháng chiến chống Pháp, thời điểm đó Người chưa có điều kiện để trực tiếp chỉ đạo toàn dân Số lượng của văn xuôi có thể coi là khổng lồ nhưng điều đó không có nghĩa là vai trò của thơ bị lu mờ Hồ Chí Minh có một tâm hồn thơ bên cạnh một trí tuệ và tầm kiến thức uyên bác, có thể ở thời của Bác, một bộ óc thông minh
và thực tiễn
Khi trở về nước, khi mà Bác đã có thể trực tiếp trò chuyện, tâm sự, thay
vì sử dụng thể loại văn xuôi, Bác đã chọn cho mình thể loại thơ ca Đó là bởi những bài ca dao, trong thơ của Bác có những hình ảnh tưởng là quen thuộc nhưng lại được mới mẻ hóa, mộc mạc hóa Đó là cách mà thơ Bác đến với mọi người một cách tự nhiên nhất, thay cho Bác ở cạnh cổ vũ và động viên toàn dân, trong khi thơ đến với Bác, Bác đã dùng toàn bộ vốn liếng mình có
để phục vụ nhân dân Bác nhắc nhà thơ phải khi sáng tác phải ghi nhớ:
Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong
Sinh thời, Hồ Chí Minh chưa bao giờ nhận mình là nhà văn nhà thơ hay
có ý định xây dựng sự nghiệp văn thơ mặc dù bản thân Người là người rất có duyên với văn thơ Các bài thơ của Hồ Chí Minh đều dùng ngôn ngữ trong sáng bình dị để nói lên suy nghĩ dưới góc độ của một người chiến sĩ, luôn mang trong mình ý chí, cách mạng, khao khát độc lập, tự do để gửi gắm lòng tin sắt đá vào nhân dân Và có lẽ, đó là cách dùng thơ đẹp nhất, hiệu quả nhất
mà không phải ai cũng làm được vào thời của Bác Cũng vì lý do đó, các bài thơ không hề có chút gò bó, căng thẳng, nó thể hiện sự thoải mái, tự do Những tài hoa mà Người để lại từng được rất nhiều các nhà văn, nhà nghiên cứu đào sâu, tìm tòi và cảm thụ một cách sâu sắc
Đứng dưới góc nhìn của văn học, thơ Hồ Chí Minh từng được nhắc đến trong rất nhiều công trình nghiên cứu
trong nền thi ca Việt Nam đã viết: “Có nhiều căn cứ để tìm hiểu tư tưởng Hồ
Trang 11Chí Minh Trong những căn cứ ấy, thơ văn Người để lại có một vị trí và tầm quan trọng đặc biệt Bởi vì xét về thực chất, thơ văn là một hoạt động tư tiếp trực tiếp, sâu sắc, toàn diện, sinh động” [11, tr.207]
Minh như sau: “Mỗi lần chúng ta có dịp ôn lại thơ văn Hồ Chủ Tịch, là mỗi lần chúng ta thấy trong thơ văn ấy tỏa ra những ánh sáng mới Thơ văn Hồ Chủ Tịch là sự kết tinh của lý tưởng đẹp đẽ nhất của loài người: lý tưởng cộng sản chủ nghĩa Mỗi lần đọc lại thơ văn Người, chúng ta lại nhận thức tư tương và tính cảm của chúng ta được nâng cao thêm một múc Chúng ta học tập thơ văn Người cái bí quyết làm cho con người mới, con người tự do, làm chủ vận mệnh và vũ trụ” [11, tr.257]
sự kết hợp kỳ diệu giữa nội dung và hình thức, giữa hiểu biết, khám phá và sáng tạo Các mặt đó lại được thể hiện tổng hòa trong một vẻ đẹp giản dị hết mức… Không có những thủ pháp cầu kỳ, nhịp điệu thơ không thảng thốt, không cần những câu tạo hình ảnh mới lạ và cũng không có các câu đối thanh, đối ý vốn thường thấy trong thơ tuyệt cũ, nhưng bài thơ vẫn xoáy mạnh vào lòng ta Bác đã truyền trực tiếp nỗi đau của Bác sang chúng ta Và có lẽ
sự tìm tòi, sáng tạo trong thơ cao nhất, đẹp nhất chính là ở tính trực tiếp của truyền cảm đó Và phải chăng cũng có thể nghĩ rằng nghệ thuật trong thơ Bác
là nghệ thuật tự ẩn mình để cho nội dung bằng cách nào đó đến toàn bộ và trực tiếp với người đọc” [11, tr 275]
mạng vĩ đại của Bác Hồ, thơ ca chỉ chiếm một phần nhỏ, những bài thơ ấy của Bác đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam Trư tập Nhật ký trong tù được viết tập trung nhiều năm từ 1941 đế 1969 Những bài thơ đó đã đi sâu vào cuộc sống tinh thần của nhân dân ta, thành châm ngôn cho chúng ta hành động, thành sức mạnh cho chúng ta đấu tranh, tiên tri mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam” [11, tr.439]
Trang 12- Nhà văn Hoàng Xuân Nhị khẳng định rằng: “Thơ Hồ chủ tịch, tuy không phải là phần lớn nhất trong sự nghiệp mênh mông, rực rỡ của Bác, nhưng mọi bài đối với chúng ta đều rất quý Thơ Bác nói lên trực tiếp tâm tư, tình cảm của Bác, cho chúng ta dịp may, nói như Maiacốpski, được “rửa mình trong sạch” dưới ánh mặt trời cách mạng hùng vĩ, bao la và đời Bác thì đúc lại làm thành một giai đoạn lịch sử vẻ vang nhất của dân tộc ta…” [11,tr 565]
“Thơ Bác giản dị quá, bình thường quá, nhiều khi ta không sao hiểu ngay và hiểu hết được Nhưng rồi nghĩ đến đời hoạt động của Bác, bình sinh của Bác, càng đọc ta càng thêm thấm thía cái bình dị lớn của cuộc đời ấy, của tâm hồn, thơ ca ấy” [11, tr 429]
hành ở Mỹ, Harixơn từng viết như sau: “Hồ Chí Minh là nhà thơ mới Trong thơ ngoài tuyết hoa, mây và núi, ông còn sáng tác những bài thơ có chất sắt
và thép” [12, tr 141]
chất thép: “Khi Bác nói trong thơ có thép ta cũng cần tìm hiểu như thế nào là thép trong thơ Có lẽ phải hiểu một cách linh hoạt mới đúng, không phải cứ nói thép, lên giọng thép mới là có tinh thần thép” [12, tr 141]
Trong gia tài văn học của Hồ Chí Minh, thơ chiếm một vị trí vô cùng lớn cũng như tần suất xuất hiện khá dày đặc, bởi đó là tiếng nói tâm hồn của của Người, cũng chính là một bức chân dung lớn nhất về bản thân một cách sinh động và vô cùng ý nghĩa Nói một cách khác, qua thơ chúng ta mới thấy được đầy đủ tính chất nghệ sĩ và tính chất trong con người Bác Không phải là thơ nghệ thuật mà chính là những bài thơ cổ vũ hay chính trị, đó mới thực sự là những gì Bác được sống được trò chuyện với đồng bào
Nếu Nhật ký trong tù đa phần là các bài thơ tiếng Hán, thể hiện tâm tư của sự “nhàn rỗi bất đắc dĩ” cũng là chân dung thì ở thể thơ tiếng Việt, đa
Trang 13phần các bài thơ đều là những bài hướng ngoại, đó là hướng đến những em nhỏ, đến các cụ già, đến những cảnh vật xung quanh, đến toàn dân, đồng bào, những người chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu
Nỗi niềm chất chứa mà Bác muốn dùng thơ tiếng Việt để gửi gắm chính là muốn xóa nhòa khoảng cách địa lý, giai cấp, địa vị, đặt mình vào vị trí của đồng bào mình, quan trọng nữa là muốn khẳng định tiếng Việt chính là văn hóa là cốt lõi mà bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng luôn khắc sâu trong tiềm thức
Hồ Chí Minh không chỉ là nhà cách mạng vĩ đại, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới mà còn là nhà văn nhà thơ lớn của nước nhà.Có thể nói, sự nghiệp văn thơ Người có ảnh hưởng lớn đến văn học Việt Nam hiện đại và các nhà thơ cùng thời cũng như các thế hệ sau này Người để lại một di sản văn học lớn lao về tầm vóc, phong phú về thể loại, đa dạng về phong cách, sâu sắc về nội dung tư tưởng, sáng tạo độc đáo về phương diện nghệ thuật
Đọc thơ của Hồ Chí Minh có thể nhận thấy Người chưa bao giờ có sự trói buộc bởi bất kỳ một quy tắc nào về văn chương hay về ngôn ngữ Người chính là đứng cao hơn văn chương, đặt mục đích cách mạng cao cả hơn thơ, hơn văn chương, chính vì thế các quy phạm không đủ sức trói buộc người cho
dù là tính thể loại hay ngôn ngữ Đa phần các bài thơ của Hồ Chí Minh không phải là thơ cổ nhưng thể hiện chất cổ rất nhiều
Hồ Chí Minh là người ưa sáng tạo, không thích gò bò mình trong các khuôn khổ, nghi lễ đó là lý do vì sao cách sử dụng ngôn ngữ tiếng Hán, tiếng Hán Việt và đặc biệt là tiếng Việt cũng mang lại những điểm cá tính, phong cách riêng của Người Những bài thơ viết theo hướng tự nhiên hay theo văn hóa Phương Đông cũng có cách chọn lọc từ ngữ sao cho tôn vinh lên vẻ đẹp của ngôn ngữ dân tộc
Trang 14Nhìn chung,thơ Hồ Chí Minh là chính là nguồn đề tài vô cùng phong phú về mặt nghệ thuật cũng như ngôn từ Không đâu trong thơ Người có được nhiều kho tàng và sức cuốn hút kỳ lạ đến vậy Mỗi câu văn, mỗi cách sắp xếp ngôn từ lại nghệ thuật, giản dị, chân phương nhưng ấn tượng Đến nay có rất nhiều nhà phê bình, nghiên cứu từng tìm hiểu và phân tích đặc điểm ngôn ngữ trong thơ Hồ Chí Minh
- Nhà văn Lê Anh Trà lý giải về cách Hồ Chí Minh sử dụng ngôn ngữ trong thơ: “Khi viết, Bác tìm một cách diễn đạt, những bố cục rõ ràng, khúc chiết, rất ít dùng từ Hán và chỉ dùng những từ mượn từ nước ngoài trong trường hợp hết sức cần thiết Trái lại Bác rất hay sử dụng ca dao, tục ngữ, những câu chuyện cổ tích, hoặc đơn giản để dễ đi vào nhận thức của người dân bình thường” [11, tr.783]
- Nhà thơ Lê Anh Hiền phân tích cách Hồ Chí Minh sử dụng ngôn từ trong thơ: “Trong thơ trữ tình, một mặt Bác đã dùng những từ rất gợi hình, gợi cảm, những từ rất thơ, làm cho mỗi bài thơ của Bác có sức thuyết phục mạnh Mặt khác, trong nhiều bài thơ, Bác có dụng ý dùng những thành ngữ, tục ngữ, lời ăn tiếng nói của nhân dân, làm cho sự biểu hiện của mình tăng thêm tính quần chúng rõ rệt Đi xa hơn nữa, Bác còn đưa thơ của mình vào những từ ngữ chính trị, quân sự… một cách linh hoạt, làm cho ngôn ngữ thơ
có tính chất thời đại, mới mẻ” [11, tr.821]
- Nhà nghiên cứu Bùi Khắc Việt nhắc đến việc Hồ Chí Minh sử dụng tiếng cười để thay cho việc biểu đạt ngôn ngữ: “Người ta thường chia biện pháp gây cười thành hai loại: phi ngôn ngữ học và ngôn ngữ học Biện pháp phi ngôn ngữ học gồm những thao tác: lựa chọn, sắp xếp các tình tiết và bình luận Biện pháp này còn có tính chất phổ quát có thể áp dụng chung cho tất
cả ngôn ngữ Biện pháp ngôn ngữ học là những biện pháp đặc thù khai thác những đặc điểm riêng của từng ngôn ngữ để gây cười Trong văn thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh, hai biện pháp này thường được kết hợp chặt chẽ với nhau” [11, tr.826]
Trang 15- Nhà văn, nhà thơ Xích Điểu nói về tính châm biếm, đả kích qua ngôn ngữ trong thơ Hồ Chí Minh: “Ngôn ngữ châm biếm của Bác Hồ rất hàm súc, mộc mạc, ngắn gọn, làm cho người đọc dễ hiểu, dễ nhớ Bác rất ít khi sử dụng từ trừu tượng Không dùng điển tích xa lạ, khó hiểu Bác thiên về cách nói, cách nghĩ của người lao động Việt Nam” [11, tr.858]
- Nói về thành ngữ và tục ngữ trong thơ Hồ Chí Minh, Nguyễn Thiện Giáp và Lê Như Tiến có trình bày như sau: “Khi Hồ Chí Minh vận dụng, thành nhữ không còn bất động như nằm rong ký ức mà sôi động hẳn lên Quan hệ cú pháp giữa các từ trong thành ngữ hiện ra rõ ràng, các ý nghĩa ừng từ dường như thoát khỏi sự ràng buộc, cố định, bắt đầu có đời sống riêng của mình” [11, tr.808]
- Nhà thơ Hoàng Trung Thông nói: “Thơ Hồ Chí Minh rất Đường mà lại không Đường một tý nào Bác quá thừa tài năng để làm những bài thơ
“nghệ thuật thơ Đường” rất mùi vị Đường nhưng phần lớn thơ Bác lại là chọi nghệ thuật đó” [12, tr 226] Chính xác là những dòng thơ của Bác khai thác bút pháp ngôn từ cổ điển và cũng có hiện đại, cho dù là các bài thơ tiếng Việt theo phong cách dân gian vẫn giữ vững được sự ảnh hưởng của các nền văn hóa châu Âu hiện đại đó là ở việc Bác sử dụng các danh xưng, các câu đặc biệt có phần lược bỏ, dù câu thơ nói về một vấn đề cổ cũng không tạo cảm giác quá xa xưa, đều là nhờ vào những ngôn ngữ đời thường xen kẽ
Như vậy, nói về khía cạnh văn học hay ngôn ngữ nói chung, đều có rất nhiều các bài nghiên cứu, đánh giá về thơ Hồ Chí Minh, nhưng về mảng đề tài đặc điểm ngôn ngữ thơ đặc biệt là ngữ liệu tiếng Việt nói riêng thì chưa thực
sự có công trình nào đề cập tới Qua đây, luận văn của chúng tôi muốn tham khảo kết quả nghiên cứu chung về thơ của Hồ Chí Minh, bên cạnh đó, đặc biệt đi sâu, tìm hiểu về những đặc điểm cốt lõi mạng lại giá trị và ý nghĩa cho các tác phẩm của Người về các phương diện chính như: mảng từ vựng, ngữ điệu, cú pháp Thông qua những nghiên cứu này để khẳng định giá trị đẹp đẽ vốn có của thơ Hồ Chí Minh cũng như nét đẹp của ngôn từ tiếng Việt
Trang 163 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Đặc điểm ngôn ngữ thơ Hồ Chí Minh (Những bài thơ tiếng Việt)
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những đặc điểm về thể loại, ngữ
âm, từ vựng và cú pháp trong các bài thơ tiếng Việt của Hồ Chí Minh
Do điều kiện nghiên cứu hạn chế nên phạm vi tư liệu được luận văn khảo sát là 130 bài thơ tiếng Việt được in trong cuốn Thơ Hồ Chí Minh (Thành Chương biên tập, Nhà xuất bản Giáo dục, 1977)
Thực hiện đề tài Đặc điểm ngôn ngữ thơ Hồ Chí Minh (Những bài thơ tiếng Việt), chúng tôi hướng tới mục đích tìm ra đặc điểm về thể loại, ngữ âm,
từ vựng và cú pháp trong các bài thơ tiếng Việt của Hồ Chí Minh
Từ đó, chúng tôi muốn cung cấp một hướng tiếp cận mới đối với các tác phẩm thơ của Hồ Chí Minh từ góc độ ngôn ngữ học Đồng thời, chúng tôi mong muốn được đóng góp thêm một công trình nghiên cứu về tác gia Hồ Chí Minh
- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài như: những vấn đề về từ vựng - ngữ nghĩa học, ngữ pháp học; ngữ
Trang 175 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu
- Các biện pháp khảo sát, thống kê, phân loại: Thực hiện nhiệm vụ khảo sát, thống kê và phân loại tần số xuất hiện của các thể thơ, đặc điểm về ngữ
âm, từ vựng và cú pháp nổi bật trong những bài thơ tiếng Việt của Hồ Chí Minh
- Thủ pháp so sánh, đối chiếu: Để so sánh và đối chiếu đặc điểm về thể loại, ngữ âm, từ vựng và cú pháp trong các bài thơ tiếng Việt của Hồ Chí Minh với một số tác phẩm thơ khác của tác giả
6 CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo,phần chính văn gồm
ba chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận
- Chương 2: Đặc điểm về thể loại và ngữ âm trong các bài thơ tiếng Việt của Hồ Chí Minh
- Chương 3: Đặc điểm về từ vựng và cú pháp các bài thơ tiếng Việt của
Hồ Chí Minh
Trang 18CHƯƠNG I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Thơ vốn là một khái niệm quen thuộc trong văn học nghệ thuật, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thơ cũng như các cách phân loại, định nghĩa khác nhau So với một số thể loại, thơ có bề dày lịch sử lâu đời, thời điểm bắt đầu của thơ cũng được đánh giá là lâu dài hơn
Thơ được định nghĩa sớm nhất là từ nhà triết học Hy Lạp Aristote 322) trước Công Nguyên Theo Aristote, thơ chính là “sự mô phỏng động thái con người, được biểu hiện trong ngôn ngữ, với sự trợ giúp của hòa âm và nhịp điệu” Theo cách hiểu này có thể thấy, nhà triết gia này nhấn mạnh đến yếu tố bao quát tổng hợp toàn bộ hiện thực cuộc sống xung quanh và bên trong thế giới con người
(384-Vào thế kỷ XIX, người được cả thế giới biết đến với biệt danh “Shelley điên rồ” từng nhiều lần đưa ra những nhận định về thơ như sau: “Thơ thực sự
là một điều gì đó rất thiêng liêng Nó vừa là trung tâm, đồng thời là chu vi của tri thức, là bao gồm các khoa học, nguồn gốc và thành quả của các hệ thống tư tưởng Đó là sự hồi sinh của mùa xuân…”
Emily Dickinson, một cây bút xuất sắc về thể loại thơ sinh ra và lớn lên
ở đất nước Mỹ, là một trong những nhà thơ để lại di sản lên đến 2000 bài thơ độc đáo và ấn tượng Nói về thơ, bà có cái nhìn rất sâu sắc như sau: “Nếu một cuốn sách làm cho tôi cảm thấy giá lạnh mà không một ngọn lửa nào có thể sưởi ấm, tôi biết đó là thơ Nếu tôi cảm thấy mình đang cất cánh, tôi cũng biết
đó là thơ Đó là cách duy nhất để tôi biết những điều này, liệu còn cách nào khác nữa không?”
T.S Eliot, người từng đoạt giải Nobel 1948 cũng là nhà thơ vĩ đại của nước Anh thế kỷ XX Ông nói: “Thơ không phải là một vòng quay chậm rãi
Trang 19của cảm xúc mà là một lối thoát của cảm xúc, không phải là sự biểu hiện của tính cách, nhưng một lối thoát cho cá tính Nhưng, tất nhiên là chỉ những người có cá tính và cảm xúc biết ý nghĩa của việc muốn thoát khỏi những điều này.”
Ở Trung Quốc, khái niệm thơ lần đầu tiên được biết đến chính là các tác phẩm trong Kinh Thi, khoảng thế kỷ XII trước Tây Lịch Với những ngữ điệu du dương, từ ngữ hoa mỹ, nội dung hướng đến nỗi lòng con người, cảnh vật, tâm tư tình cảm, các mối quan hệ, nhân sinh thế thái… được các bậc đế vương sử dụng Có thể nói, thơ đối với Trung Quốc thời kỳ này, thơ mang tính chất quý tộc, từ âm vực cho đến ngữ điệu đều được dùng một cách bài bản và chỉn chu
Ở Việt Nam, xuất phát từ những bài tục ngữ ca dao và hình thức truyền miệng, thơ trong khoảng thời gian đầu dưới hình thức truyền miệng không hướng tới sự cao sang quyền quý, mà tập trung thể hiện và mô tả cuộc sống của dân gian Thông qua các kinh nghiệm đúc kết, trau dồi, người bình dân mang hơi hướng và giọng điệu trong sáng, nói lên tiếng nói của tâm hồn, lưu truyền từ đời này sang đời khác, gọi một cách nôm na là “mật mã” đời sống
Lý giải về bản chất thơ, các tác giả nhóm Xuân thu nhã tập cho rằng:
"Thơ là một cái gì huyền ảo, tinh khiết, thâm thuý, cao siêu"
Nhà thơ Tố Hữu từng nói: “Mỗi khi có gì chất chứa trong lòng, không nói ra, không chịu được thì lại cần thấy làm thơ” Thơ chính là thứ con người tìm đến để giải tỏa giãi bày tâm sự những điều chất chứa, ẩn sâu, giống như lời của trái tim
Thơ là một thể loại, một kho tàng tri thức, kết tinh trí tuệ của lời ăn tiếng nói hằng ngày cho đến tiếng lòng, đi từ bình dân cho đến nghệ thuật Thơ thể hiện phạm vi phổ biến sâu rộng, dẫn qua các mối liên tưởng, tưởng tượng chạm đến tiềm thức và tâm hồn của con người Không có một định nghĩa chính xác nào khẳng định thơ là gì, mỗi nhà văn nhà thơ, hoạt động
Trang 20nghệ thuật lại có cái nhìn đánh giá và đưa ra các khái niệm, góc nhìn khác nhau về thơ
Đối với Voltaire, “thơ là âm nhạc của tâm hồn nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm”, có muôn vàn giai điệu ngân nga, trầm bổng, vui tươi, não
nề, giận hờn Còn đối với Ferlinghetti, nhà thơ Hoa Kỳ nổi tiếng thì: “Không nghi ngờ gì nữa, có bao nhiêu bài thơ thì có bấy nhiêu định nghĩa, thậm chí còn nhiều hơn bởi vì các giáo sư, các nhà phê bình thơ còn đông hơn các nhà thơ”
Thế nhưng cũng qua đây, chúng ta hoàn toàn có thể thấy, bất kỳ giai đoạn nào, nhà thơ nào, nhà phê bình nào cũng luôn khao khát được lý giải thơ
là gì? Thơ thể hiện điều gì?
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi xin đưa ra một số quan điểm của các học giả, nhà thơ, các nhà nghiên cứu về thơ như sau:
lại là vô cùng quan trọng, không chỉ tác động đến tâm hồn con người mà còn tạo ra những nét đẹp mới Ông viết: “Thơ dạy con người ta cảm nhận đời sống, một cách tinh tế và sâu sắc Thơ mở rộng và nâng cao tâm hồn người đọc Thơ giáo dục con người về cái đẹp”[34, tr.70]
cao cả nhất mà loài người đã tạo ra cho mình” Ông nhấn mạnh thơ là niềm vui, mang đến một luồng gió mới cho loài người, và cũng là sản phẩm tinh thần tuyệt vời nhất của nhân loại [34, tr.62]
bạch, chẳng hạn một bài thơ diễn đạt một nỗi oán thán, một niềm vui, một nỗi nhớ, một suy tưởng” Thơ thay cho tiếng lòng của con người, cho trái tim con người, cho dù là cảm xúc gì cũng có thể diễn đạt qua thơ, giống như một phương thức biểu đạt [34, tr.70]
- Trung Quốc cách đây khoảng 1.500 năm, tác giả Lưu Hiệp đã từng nếu ra các tiêu chí để cấu thành một bài thơ trong tác phảm Văn tâm điêu long
Trang 21của mình, đó là: “hình văn, thanh văn và tình văn” Nghĩa là ca từ đẹp, thanh điệu và cảm xúc trong đó yếu tố quan trọng và nắm vị trí đầu tiên chính là tính thẩm mỹ, đây chính là cốt lõi làm nên thơ ca [34, tr.57]
- Nhà thơ Bạch Cư Dị thời Đường, Trung Quốc cũng đưa ra quan niệm riêng về thơ ca: “Cái gọi là thơ thì cảm hóa người ta không gì bằng tình cảm, cũng không thể bắt đầu cái gì khác ngoài ngôn ngữ Không gì thân thiết bằng
âm thanh Không gì sâu sắc bằng nghĩa lý Gốc của thơ là nghĩa lý” Qua đây ông muốn khẳng định, ngôn ngữ chính là yếu tố đặc biệt quan trọng để xây dụng lên kết cấu của bài thơ và làm nên tính chất thẩm mỹ của thơ[34, tr.67]
- Nhà thơ Phan Ngọc khi nói về kết cấu của thơ có nói rằng: “Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy nghĩ do chính hình thức tổ chức ngôn ngữ này” Ông muốn nói về những giá trị cốt lõi của thơ đó chính là ngôn từ, chỉ có ngôn từ khi kết tinh mới có thể mang đến những cảm xúc cao đẹp nhất Việc sắp xếp các ngôn từ theo một quy luật phù hợp sẽ mang đến những giá trị nghệ thuật cho thể loại này [31,tr 40]
- Nhà thơ Mã Giang Lân khẳng định: “Thơ là một thông báo thẩm mĩ trong đó kết hợp 4 yếu tố: Ý – Tình – Hình – Nhạc” [31, tr 41]
- Quan niệm của nhà thơ Chế Lan Viên: “Thơ là sản phẩm của tâm hồn, trí tuệ, con người… Thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đã đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ
ấy phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo, càng hay” [31,
tr 62]
- Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”: “Thơ chính là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh
mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu”
Qua một số nghiên cứu và ý kiến của các nhà nghiên cứu trên thế giới
và các nhà nghiên cứu, nhà thơ Việt Nam, có rất nhiều quan niệm khác nhau,
Trang 22ở mỗi giai đoạn, thơ lại được hình dung và xây dựng với các hình tượng khác nhau Dựa vào thuật ngữ đã được đưa ra trong Từ điển thuật ngữ văn học, chúng tôi xin lấy đây làm cơ sở triển khai đề tài
Có thể hiểu, ngôn ngữ thơ chính là sự kết hợp hài hòa giữa ngôn từ và
tư tưởng, sự thấm nhuần những ý nghĩ thể hiện qua hình thức ngôn từ là nền tảng tạo nên các áng thơ Như Chế Lan Viên từng nói: “Làm thơ là tạo ra một hành tinh thứ hai về ngôn ngữ”, tức là vai trò của ngôn ngữ với giá trị của thơ
là vô cùng lớn Hay như nhà ngôn ngữ học gốc Nga, Roman Jakobson từng cho rằng: “Thơ là nghệ thuật lấy ngôn ngữ làm cứu cánh”, thơ cũng chính là kết tinh cao nhất của ngôn ngữ, để cho ra đời một bài thơ dạt dào cảm xúc, lắng đọng ý nghĩa, người sáng tác phải mất cả một quá trình lâu dài để học cách sắp xếp, tổ chức các ngôn từ tạo ra một văn bản hoàn chỉnh [31, tr 52]
Không giống như ngôn ngữ nói hay văn bản thông thường, ngôn ngữ trong thơ là tín hiệu, một từ hay cụm từ đôi khi phải đại diện cho toàn bộ nội dung hàm ý nào đó rất sâu xa Nó vừa có tính chắt lọc lại vừa chứa đựng âm hưởng, nhịp điệu, tính thẩm mỹ, sự cảm động, đóng vai trò là cầu nối giữa tư duy và mạch cảm xúc của tác giả đến với người đọc
Hoàng Cầm từng viết về thơ: “Không có ngôn ngữ thì không có văn chương, không có thơ, ngôn ngữ không hay thì không có thơ hay” Thơ gắn liền với ngôn ngữ, ngôn ngữ thể hiện trong thơ, đó là mối quan hệ gắn kết Mỗi bài thơ lại là những ngôn từ sáng giá nhất được đứng trong một trật tự rất hoàn hảo dưới bàn tay của người sáng tác [34, tr 135]
Đó cũng chính là lý do vì sao, không có nhà thơ nào trùng lặp hay học hỏi phong cách của ai, mỗi tác giả là một nghệ sĩ ngôn từ bởi mỗi kiểu ngôn ngữ lại thể hiện cảm xúc và cá tính cá nhân của họ Nhà nào nào cũng có
“tiếng nói riêng”, “giọng điệu riêng”, đôi khi là một “cảm xúc riêng” dù là chung một sự kiện hãy cách tiếp nhận sự việc
Trang 23Một trong những phương pháp sáng tác của các nhà thơ đó chính là việc sử dụng ngôn ngữ dựa trên các thể thơ, ngữ âm, cho dù là có những bài thơ hiện đại được đánh giá là hiện đại cũng có những quy tắc âm vần, âm luật của riêng mình Độc giả muốn nắm rõ ý nghĩa của bài thơ phải tìm hiểu từ góc độ của ngôn ngữ mới có thể mang tính chính xác nhất
Nhà thơ, dịch giả Bùi Giáng viết: “Thi ca vẫn có sức đưa dẫn người ta vào giữa huyền thoại của cuộc sống Ngôn ngữ thơ bao giờ cũng là hóa công của người nghệ sĩ” Đây giống như một cách ngầm khẳng định ngôn ngữ là phương tiện hình thành cảm xúc cho độc gia, bởi mỗi chữ, mỗi dòng của thơ chính là nỗi lòng của thi nhân muốn được thấu hiểu [34, tr 117]
Thơ là sự biểu lộ tình cảm một cách mãnh liệt, nên ngôn ngữ trong thơ được dùng để biểu đạt cảm xúc chứ không phải để hỏi Và vì cảm xúc trong thơ là cảm xúc đã được ý thức, siêu thăng, nên ngôn ngữ cũng được dùng như một phương tiện nghệ thuật để biểu đạt cảm xúc đã được ý thức hóa đó
Thơ là sự biểu lộ tình cảm một cách mãnh liệt, nên ngôn ngữ trong thơ được dùng để biểu đạt cảm xúc chứ không phải để nói một cách đơn thuần
Và vì cảm xúc trong thơ là cảm xúc đã được ý thức, siêu thăng, nên ngôn ngữ trong thơ cũng được dùng như một phương tiện nghệ thuật để biểu đạt cảm xúc đã được ý thức hóa đó
Để có được cái nhìn khái quát nhất về ngôn ngữ thơ, chúng tôi lựa chọn
ba yếu tố quan trọng trong thơ đó chính là: thể loại, ngữ âm, từ vựng và cú pháp
1.1.3.1 Thể loại
Thể loại thơ có rất nhiều loại được trải dài theo lịch sử văn hóa của nhân loại Ở mỗi giai đoạn lịch sử, thơ lại được khoác lên mình một bộ áo mới, màu sắc mới, ngày càng đa dạng hơn Không có tác giả hay một nguyên tắc nào được đề ra nói rằng thơ phải theo một thể loại cố định, cho dù là
Trang 24trường ca, truyện thơ, lục bát hay Đường Luật… đều do cá nhân người sáng tác tùy vào hoàn cảnh, thời điểm cũng như cá tính của bản thân để lựa chọn
Ở Việt Nam có các thể thơ như sau:
- Lục bát: Là thể thơ đặc biệt của Việt Nam, mà truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất Mỗi vần thơ lục bát có thể phân tách như sau: 2 4 6 – bằng trắc bằng; 2 4 6 8 – bằng trắc bằng bằng Có hai loại thơ lục bát: tiếng thứ 2 câu lục có thể là trắc, khi ấy nhịp thơ ngắt ở giữa câu, Tiếng cuối câu lục có thể vần với tiếng 4 câu bát, khi đó tiếng 2 và 6 của câu bát sẽ đổi ra trắc
Ví dụ:
Bỗng dưng buồn bã không gian Mây bay lũng thấp giăng màn âm u Nai cao gót lẫn trong mù Xuống rừng nẻo thuộc nhìn thu mới về
(Thu rừng, Huy Cận)
của song thất lục bát chính là hai câu bảy chữ và hai câu lục bát Trong câu thất trên, tiếng thứ 3 là trắc, 5 bình, 7 trắc; trong câu thất dưới, tiếng thứ 3 là bình, 5 trắc, 7 bình Hai câu lục bát thì theo luật thường lệ
Tiếng cuối câu thất trên vần với tiếng 5 câu thất dưới, tiếng cuối câu thất dưới vần với tiếng cuối câu lục, tiếng cuối câu lục vần với tiếng 6 câu bát, bên cạnh đó tiếng cuối câu bát vần với tiếng 5 của câu thất tiếp theo Tuy nhiên, tiếng cuối câu bát cũng có thể vần với tiếng 3 câu thất, biến tiếng này đổi sang vần bình Như vậy, tiếng 3 trong câu thất trên có thể là trắc hay bằng
Ví dụ:
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi, Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
Xanh kia thăm thẳm tầng trên,
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?
Trang 25(Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn)
tiếng thứ 4 là trắc và ngược lại
Buổi trưa lim dim Nghìn con mắt lá Bóng cũng nằm im Trong vườn êm ả
(Huy Cận - Buổi trưa hè)
Vần chéo Tôi làm con gái
Buồn tựa lá cây
Chút hồn thơ dại
Xanh mộng bao ngày
Vần ba tiếng bằng Đưa em về dưới mưa Nói năng chi cũng thừa Phất phơ đời sương gió Hồn mình gần nhau chưa (Em hiền như Ma Soeur, Nguyễn Tất Niên)
Vần ôm Mới thấy mùa xuân chớm ngõ Sao giờ nắng hạ đã sang Chiều thu ai nhặt lá vàng Xin hãy về cùng ngọn gió Không chỉ có các thể ba chữ, bốn chữ hay năm chữ, trong kho tàng văn thơ Việt Nam còn có cả các thể loại thở sáu chữ, bảy chữ và tám chữ Điều này cho thấy sự đa dạng và phong phú của thơ ca Việt Nam
Một trong hai thể loại khác được nhắc đến và không năm trong quy luật của thơ dân gian hay trung đại đó là thơ mới Đây là kiểu thơ đã có quá trình phát triển lâu đời trên thế giới, bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và
Trang 26trở thành một hiện tượng cho ra đời một thế hệ các nhà thơ trẻ đầy nhiệt huyết Phong trào thơ mới từ các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan… lan ra mạnh mẽ Có một số tên tuổi được nhắc đến như Toyama Seiichi (1848-1900), Inoue Tetsujiro (1855-1944)… là đại diện cho thế hệ đầu tiên tham gia vào việc dịch thơ phương Tây về đất nước Nhật Bản Họ cũng chính là những người đặt nền móng cho tân thể thi sao, phát triển rộng rãi thơ mới cuối thời Meiji
Yatabe từng nói: “Nói chung, người trên thế giới, chứ không cứ gì ở Âu Tây, khi làm thơ đều dùng ngôn ngữ hằng ngày Do đó họ có thể bày tỏ dễ dàng và trực tiếp những gì họ cảm thấy trong lòng Điều đó cũng từng xảy ra
ở Nhật thời xa xưa nhưng các nhà thơ gần đây hay dùng những từ chữ Hán
và văn thể cổ khi họ viết waka Họ tránh ngôn ngữ hằng ngày vì cho nó là phàm tục Lối suy nghĩ này chỉ có thể nói là sai lầm mà thôi” Mặc dù có khá nhiều nghi ngờ về độ phổ biến của dòng thơ mới theo âm luật mới của ba nhà nghiên cứu này nhưng ngay sau khi hình thức thơ mới vừa đưa ra đã được thanh niên thời Meiji hoan nghênh ngay
Riêng về thơ tự do, khi ra đời nó được ví như một sự thay đổi toàn diện
hệ hình thi pháp truyền thống Thơ tự do rút ngắn khoảng cách giữa ngôn từ thi ca với ngôn ngữ đời sống thông qua việc tái cấu trúc lại số chữ, số câu, số khổ trong mỗi bài thơ Bỏ hầu như các khái niệm niêm luận, vần, đối, nhịp, thơ tự do mang nhiều ý nghĩa về hình, thanh, sự phong phú, đa dạng được thể hiện qua cách dùng từ mới lạ, cách tân và có thêm các hàm nghĩa khác nhau
Vượt qua rào cản về giới hạn ngôn ngữ, thơ tự do đề cập đến cả những
sự vật, sự việc nhỏ bé, thấp hèn, đôi khi là bị kỳ thị, ghê sợ Hay nói một cách khác, ngay cả những thứ siêu thực, phi vật thể, quái dị đan xen cũng được nói đến nhưng lược bỏ cái khó hiểu, đa nghĩa mà thay vào đó là được cụ thể hóa qua câu từ đơn giản, sự liên tưởng khá gần gũi, thân quen Độc giả không bị rơi vào cái “lưới” và phải vận dụng quá nhiều tính hình, cái kết của thơ thường bỏ ngỏ, để tạo không gian cho trí tưởng tượng của mỗi người Thơ tự
Trang 27do giúp mỗi cá thể được “bơi” trong trí tưởng tượng của bản thân, được thỏa sức cảm nhận một cách sâu sắc, nhân vật trữ tình cũng trở nên phong phú thêm
Theo đặc điểm loại hình ngôn ngữ của tiếng Việt – đơn lập âm tiết tính,
âm tiết chính là đơn vị cơ bản nhất trong ngữ âm cũng như các cơ cấu hình thái Các nhà ngôn ngữ học của Việt Nam nhất quán quan điểm phân chiết cấu trục âm tiết ra ba đại lượng là âm đầu, vần và thanh điệu Âm được hiểu
là do sự nhóm họp của một hoặc nhiều âm tạo nên, những âm gần như nhau không kể là phụ âm trước hay sau và sự tác động của dấu sẽ tạo nên độ bổng hay trầm, từ đó dẫn đến vần của thơ
Đỗ Hữu Châu từng chỉ ra tín hiệu ngôn ngữ:“Chúng tôi không phản bác tính biểu trưng ngữ âm bởi vì rõ ràng mỗi âm có đặc tính vật lí – vận động riêng và những đặc tính này có thể được lợi dụng để phục vụ cho nghĩa Chính vì vậy, khi đọc một tác phẩm thuận tai, có âm điệu là do có sự kết hợp giữa âm và thanh, gọi là văn có vần Nếu âm thanh và nhịp điệu song song với nhau chắc chắn sẽ tạo nên các yếu tố cơ bản của thơ.” [8, tr 236]
Phân loại các loại âm:
Trầm tượng thanh
Không có dấu huyền Phù tượng thanh
Trầm thương thanh Phù khứ thanh Trầm khứ thanh
Dấu ngã (~) Dấu hỏi (?) Dấu sắc () Dấu nặng (.)
Trang 28Phù nhập thanh Trầm nhập thanh
Dấu sắc () Dấu nặng (.)
Dùng riêng cho các tiếng đằng sau có phụ âm t,
tố thanh điệu, nhịp điệu tạo nên câu thơ hoàn chỉnh
Trong tiếng Việt các âm điệu thường được thể hiện bằng các thanh bằng trắc theo các dấu huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã Các nhà thơ thường tận dụng các thế mạnh biểu cảm của sắc thái các âm tiết cho câu thơ của mình thêm ấn tượng Tuy nhiên nếu xét về nét đặc thù của thơ lại chính là tính nhạc, từ tính nhạc làm nên cái “duyên” của thơ, tạo nên thẩm mĩ, nét đẹp và mang đến cảm giác mới lạ cho người đọc La Fontanie từng nói: “Chẳng có thơ nào không có nhạc” ám chỉ việc mỗi dòng thơ, câu thơ đều chất chứa trong đó là nhạc điệu, âm thanh
Là một trong những yếu tố cấu tạo nên mỗi câu thơ, ý thơ, vần được hiểu là những chữ có cách phát âm gần giống nhau hoặc giống nhau Vị trí của vần thường là ở cuối câu và chia ra làm hai loại vần bằng và vần trắc
Vần bằng là những chữ không có dấu huyền hoặc không dấu, còn vần trắc là những chữ có dấu hỏi, ngã, sắc nặng Ngoài ra còn có vần chính và vần thông; vần chính là những chữ có cùng âm thanh, vẫn thông là cùng thanh nhưng âm chỉ tương tự mà không giống nhau
Ví dụ một bài thơ có được gieo vần có sự đồng điệu với nhau:
Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời
Trang 29Đàn ghê như nước, lạnh trời ơi Long lanh tiếng sỏi vang vang hận Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người
(Nguyệt cầm, Xuân Diệu) Nhiều nhà thơ sử dụng cách sắp xếp các vần trong nhau khác nhau, tuy nhiên tựu chung lại đều nằm trong hai cách sau đây:
-Gieo vần lưng hay còn gọi là yêu vận tức là vần nằm ở giữa câu: vị trí được coi là tương đồng về vần đó là chữ cuối câu trên và chữ giữa câu cuối Trường hợp này thường hay gặp trong lục bát
Ví dụ:
Chén đưa nhớ bữa hôm nay Chén mừng xin đợi ngày này năm sau Người lên ngựa / kẻ chia bào Rừng phong thu đã nhuốm mầu quan san
(Truyện Kiều, Nguyễn Du) -Gieo vần chân hay còn gọi là vần ở cuối câu: vị trí vần ở chữ cuối câu này tương đương với câu kia
Ví dụ:
Vần ôm: Chữ cuối câu 1 vần với câu
4, chữ cuối câu 2 vần với cuối câu 3
Tiếng đàn thầm dịu dẫn tôi đi
Qua những sân cung rộng hải hồ
Có phải A Phòng hay Cô Tô?
Lá liễu dài như một nét mi
(Nhị Hồ, Xuân Diệu)
Vần chéo: Chữ cuối câu 1 vần với cuối câu 3, hoặc chữ cuối câu 2 vần với cuối câu 4
Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân (Nguyệt cầm, Xuân Diệu)
Trang 30Trên đây chỉ là 2 trong các ví dụ về vần chân, ngoài ra còn có hai kiểu vần thường thấy trong cách gieo vần ở cuối câu đó là vần tiếp và vần ba tiếng Vần tiếp là các cặp bằng trắc xen kẽ nhau, còn vần ba tiếng trong đoạn thơ, chữ cuối câu mộ, câu hai và câu thứ tư vần với nhau
Vần chính được coi là yếu tô tạo nên sự hòa âm giữa các câu thơ Sự hiệp vần trong thơ là cách tổ chức có dụng ý của tác giả, tạo nên sự liên kết giữa các câu thơ
Trong Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại của GS Hà Minh Đức có
để cập đến một yếu tố nhỏ hơn nữa cấu thành nên vần đó là âm tiết: “Ở đây, thanh điệu và âm cuối rồi đến âm chính là những yếu tố giữ vai trò quyết định
sự hòa âm Vai trò thứ yếu thuộc về âm đệm và các yếu tối cuối cùng là âm đầu” Nội dung này cho thấy vị trí tiên quyết đầu tiên là nên vần chính là phụ
âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối, từ đó mới có sự hiệp vần Trong đó
âm chính có chức năng tạo ra sự liên kết và hiệp vần giũa các câu Sự lặp vần
bị hạn chế thay vào đó là đắp đổi mang đến màu sắc cho từng câu thơ trở nên thu hút hơn [10, tr 44]
Một ý kiến khác cho rằng: “Âm chính là hạt nhân cũng như yếu tố quyết định âm sắc chủ yếu của âm tiết, cho nên âm chính cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tập lập vần thơ” Trong một câu thơ, quan trọng nhất là vần chính, trong vần chính thì âm chính lại là yếu tố quan trọng nhất để hiệp vần Để tạo nên đặc trưng ngữ âm vô thanh thì các âm cuối phải đồng nhất, từ
đó mới tạo ra được nét đặc sắc cũng như cá tính riêng của các nhà thơ Trong một âm tiết, khi các yếu tố có sự liên kết và tạo nên vần thì âm cuối là yếu tố quyết định tính chất rõ ràng nhất của câu thơ [29, tr 65]
Như phân tích ở trên, ba yếu tố thanh điệu, âm cuối và âm chính là điều quan trọng tạo nên vần của câu thơ
b) Về nhịp
Được kết cấu từ ba yếu tố là vần, tiết tấu và từ, nhịp chính là cái tạo nên tính nhạc trong thơ Ở mỗi chỗ ngắt đoạn, chia thành vế câu trọn vẹn đủ nghĩa
Trang 31sẽ là nhịp dài, trong mỗi vế lại có nhịp được gọi là nhịp ngắn Sự tồn tại của nhịp là cần thiết và phổ biến, mỗi bài thơ đều có nhịp để thơ mang tính nhạc,
dù là nhịp ngắn hay nhịp dài cũng có ảnh hưởng đến toàn bộ cách tạo nên kết cấu của bài thơ
“Vần hay không tôi cho là thứ yếu/ Âm thanh không réo rắt đố thành thơ”, là một trong những câu nói của Nguyên Hồng khẳng định vai trò quan trọng của nhịp
Ao thu lạnh lẽo/ nước trong veo Một chiếc thuyền câu/ bé tẻo teo
(Mùa thu câu cá- Nguyễn Khuyến)
Hay đoạn thơ ngắt theo nhịp 2/2/2/2 hay 3/2/2:
Này chồng/ này mẹ/ này cha, Này là em ruột/ này là em dâu
(Truyện Kiều - Nguyễn Du) Bến Tầm Dương/ canh khuya/ đưa khách Quạnh hơi thu/ lau lách/ đìu hiu
(Tỳ bà hành - bản dịch của Phan Huy Vịnh)
Vị trí phát âm của mỗi người sẽ tạo nên tiếng trong hay đục, mạnh hay nhẹ của âm tiết, tuy nhiên tất cả đều chịu ảnh hưởng của các yếu tốt như: nguyên âm, phụ âm đầu, phụ âm cuối và thanh Vì thế đặc biệt đối với các từ
có phần âm bổng như i, e, ê hay phụ âm vang như m, n, ng, thanh bổng như không dấu, dấu sắc hay dấu hỏi âm sẽ cao hơn, trong hơn và nhẹ nhàng hơn Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến nhạc tính của thơ
Các yếu tố âm chính và ngắt nhịp trong các câu thơ đều vang hơn, sẽ mang đến cảm giác vui tai và đồng thời thể hiện tình cảm trong sáng, dễ mến Theo GS Hà Minh Đức:“Nhịp điệu là kết quả của một sự chuyển động nhịp nhàng, lặp lại đều đặn những âm thanh nào đó ở trong thơ” [29, tr 62]
Trang 32Hay như V.Tinianop từng nhận xét: “Trong văn xuôi, thời gian được cảm thấy rõ, hiển nhiên đó không phải là những tương quan về thời gian có thực giữa các sự kiện mà chỉ là những tương quan có tính chất ước lệ Trong thơ thì thời gian không thể cảm giác được Các tiểu tiết của chủ đề và những đơn vị lớn của chủ đề đều được cân bằng bởi cấu trúc của bài thơ” Nhận xét này giải thích cho việc muốn cảm nhận những giai điệu, ý nghĩa, cách hành văn trước hết phải nắm rõ những yếu tố nhỏ từ âm vần luật, cho đến thanh, hình [19, tr 89]
Không chỉ vậy, trong thơ còn có ngắt nhịp giữa dòng và cuối câu, sự ngắt nhịp này luôn được nhìn thấy rõ ràng và tạo nên những khoảng trống, tính nhạc trong thơ Tuy nhiên, không phải sự ngắt nhịp nào cũng giống nhau,
ví dụ thể thơ lục bát sẽ có cách ngắt nhịp khác thể ba chữ, bốn chữ Đặc biệt trong thơ tự do, đôi khi dựa vào hàm ý của tác gia mà bài thơ được ngắt nhịp theo những cách khác nhau, không ảnh hưởng từ việc ngắn hay dài, câu thơ sẽ tùy vào cá tính và tưởng tượng của từng độc giả để cảm nhận
Qua đây có thể thấy sự kết hợp chặt chẽ và có logic của vần và nhịp sẽ mang đến ý nghĩa nghệ thuật lớn cho không chỉ đoạn thơ, ý thơ mà còn từng chữ, từng đoạn thơ
Hài thanh tạo tính nhạc cho thơ, có một cách hiểu khác đó là thanh điệu Thanh điệu khi được khai thác và vận dụng một cách khéo léo mang đến một phương tiện ngữ âm độc đáo Hài thanh là một yếu tố quan trọng khi các nhà thơ sáng tác, bởi dựa vào đó, họ mới tìm ra cái hiệu quả mà bài thơ của mình mang lại cho người đọc Thanh điệu trong tiếng Việt bao gồm huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng và thanh ngang, tức là thanh không thể hiện bằng dấu
Cơ sở để đánh giá thanh điệu chính là độ cao của kết thúc và đường nét vận động Ví dụ, khi đánh giá độ cao sẽ để ý các yếu tố âm vực cao như: thanh ngang, thanh ngã, thanh sắc và ngược lại Các đường nét bằng phẳng sẽ
Trang 33là thanh ngang, huyền và ngược lại Sự đối lập về âm điệu chính là cách để phân biệt bằng – trắc trong từng câu thơ
Khác với các thể loại khác, thơ vận dụng toàn bộ những gì tinh túy nhất
từ âm, dấu, thanh điệu để hình thành nên tác phẩm Chính vì vậy, để mang được tính hàm súc thông thường biểu đạt thành tính nghệ trong thơ, hầu hết các nhà thơ đều chú ý đến chất nhiều hơn lượng Vì sử dụng rất ít từ ngữ trong đoạn hay câu nên mỗi từ được dùng lại phải “chất” mang hàm ý cao
Đọc một câu thơ đơn giản không chỉ để ý đến cái nghĩa thực mà nó có, cần phải tìm tòi, phân tích các hàm ý sâu sa, nghĩa bóng mà thơ muốn ám chỉ đến, như vậy mới có thể đặt mình vào vị trí của người sáng tác để hiểu được cảm xúc của họ, bên cạnh những yếu tố quen thuộc còn có các yếu tố lạ hóa được các nhà thơ sử dụng rất nhiều, đòi hỏi tư duy của độc giả
Nhà thơ phải thường xuyên đưa ra các đánh giá về ngôn ngữ, từ đó chắt lọc những loại hình ngôn từ thể hiện được tốt nhất ý đồ của mình Không phải dùng một từ và sau đó phải diễn giải, thay vào đó là các từ phải thực sự có ý nghĩa, phải cô đọng, cho dù ngắn hay dài cũng đủ tính hàm súc và logic với toàn bộ tác phẩm Nhà thơ Mã Giang Lân từng nhận xét như sau: “Một trong những nét độc đáo của sáng tạo thơ ca là bố trị chữ, tạo nghĩa mới cho chữ… Chính từ đa nghĩa tạo nên độ sâu của cảm xúc trong thơ, tạo nên các tầng nghĩa và sự biến hóa linh hoạt của thơ, hình ảnh thơ, hình tượng thơ” Các từ
mà nhà thơ muốn dùng phải được “gọt dũa” thật sự sắc bén và có ý nghĩa, đôi khi nó không còn như nguyên bản nghĩa vốn có mà được đặt trong bối cảnh
và sắc thái khác hoàn toàn [29, tr 42]
Thơ đòi hỏi độc giả cần có tư duy nhạy bén, biết cảm nhận và giải nghĩa từng lớp ý trong câu chữ Không chỉ có phía nhà thơ sáng tạo mà độc giả cũng chính là những nhà sáng tạo làm đẹp cho thơ
Trang 34Phan Ngọc cho rằng “cách tổ chức ngôn ngữ thơ hết sức quái đản”, vì vậy phương tiện ngữ pháp trong thơ cũng hết sức độc đáo Người ta thắc mắc
vì sao có nhiều bài thơ lại khó hiểu nhưng vẫn có sức hút đến vậy, thực tế là chính sự khác lạ, mới mẻ và đôi khi là đặc biệt đó mới mang lại sự quái đản
và cá tính riêng cho từng nhà thơ
Có nhiều trường hợp, thơ chỉ có một chữ nhưng thành hai ba dòng hoặc một dòng thơ lại chứa nhiều câu khác nhau Không phải là nhà thơ đã đang vi phạm “luật” hay âm vần mà họ đang phá vỡ một cách có nghệ thuật các kết cấu cú pháp của câu thơ Nếu chỉ nói về cú pháp sẽ chẳng ai hiểu câu thơ nằm
ở đâu, việc xác định câu trong thơ hầu như đều dựa vào sự hoàn chỉnh của nội dung và cảm xúc của nhà thơ
Cách kết hợp mới lạ từ cú pháp, ngữ âm, từ vựng chính là cách tạo ra những áng thơ thực sự khá biệt mà không hề nhàm chán của nhà thơ
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà Nho gốc nông dân ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Sinh ra và lớn lên nơi vùng quê có truyền thống đấu tranh quật cường, luôn sẵn sàng chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước, chống lại sự thống trị tàn bạo của thực dân phong kiến, từ nhỏ Nguyễn Ái Quốc đã nung nấu cho mình ý chí kiên cường Hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình
đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người ngay từ thời niên thiếu
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị, Người luôn cố gắng tìm tòi khai thác các nguyên do thành bại của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứu nước
Tháng 6 năm 1911, Nguyễn Ái Quốc từ biệt quê hương, ra nước ngoại hoạt động suốt 30 năm Người đã đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ Người sống cùng với các phong trào của công
Trang 35nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu các học thuyết cách mạng Năm 1917, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản
đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin Từ đây, Người đã nhận rõ đó là con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp
Có thể nói, Nguyễn Ái Quốc dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, khi chiến tranh, Người đau đáu tìm cho dân tộc sự tự do, lúc hòa bình, Người chỉ lo sao dân có được cuộc sống an bình, ấm no
Bên cạnh sự nghiệp chính trị và con đường cứu nước trong suốt cuộc đời, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh còn được biết đến là một nhân cách lớn tổng hòa những giá trị đặc sắc và nổi bật nhất như: đạo đức, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, phong cách sống…
Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng từng viết về Người: “Hồ Chí Minh là một con người phi thường, xuất chúng… là nhà chiến lược, nhà lãnh đạo, nhà
tổ chức, đồng thời còn là một nhà văn hóa, nhà báo, nhà thơ lớn” [12, tr 11]
Biết đến Người là nhà thơ lớn vĩ đại của dân tộc và còn nổi danh khắp thế giới nhưng không ai biết được rằng sinh thời, Người không hề có ý định xây dựng sự nghiệp văn chương Đơn giản khi sáng tác, Người thể hiện tình yêu với nghệ thuật, đặc biệt trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, với lòng yêu nước cháy bỏng, Người đã quyết tâm tìm đường giải phóng dân tộc và trên con đường hoạt động cách mạng đầy gian khổ ấy Trong đó, Người cũng chợt nhận ra rằng, văn chương không chỉ là phương tiện để tuyên truyền mà nó còn chính là yêu tố để chiến đấu vì sự nghiệp đấu tranh đòi độc lập Vì vậy, Người
đã dùng văn chương như một vũ khí để phục vụ cách mạng và đã trở thành nhà văn, nhà thơ lớn ngoài ý muốn của mình
Điều này thể hiện qua một đoạn thơ do chính Người viết:
“Ngâm thơ ta vốn không ham Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Trang 36Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do”
(Khai quyển, Nhật ký trong tù) Năm 1951, Hồ Chí Minh viết trong thư gửi các họa sĩ tại Đại hội Văn hóa nghệ thuật ở chiến khu Việt Bắc: “Văn hóa, nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” Bởi Người coi tất cả các anh chị em nghệ sĩ cũng chính là chiến sĩ trên mặt trận văn chương, thơ văn càng thể hiện được sự quyết tâm, khơi gợi được ý chí của con người cũng chính là thành công
Khác với các nhà cách mạng khác như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh dùng báo chí thơ ca như một cách để vận động các nghệ sĩ cùng chí hướng biến lý tưởng thành hiện thức, gửi gắm khát vọng tự do, khợi gợi hành động cách mạng của triệu triệu trái tim Việt Nam
Năm 1931, Người lấy tên là Tống Văn Sơ bị chính quyền Anh bắt ở Hong Kong, bị buộc tội là phần tử nguy hiểm Ngay sau khi được thả, Người quay lại Nga, rồi sang Trung Quốc, về Việt Nam Đến năm 1942, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt tại Trung Quốc, đây chính là lúc người cho ra đời tập thở Nhật ký trong tù Tập thơ Nhật ký trong tù với 133 bài thơ
tố cáo nhà tù vô nhân đạo và xã hội Trung Quốc bất công, khắc họa bức chân dung người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh được coi là tác phẩm đặc biệt nhất Nhiều bài thơ Người sáng tác với bút pháp giản dị nhằm tuyên truyền đường lối của Đảng và động viên nhân dân hăng hái tham gia cách mạng cũng
có số lượng lớn
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, Người cũng cho
ra đời rất nhiều bài thơ trữ tình thể hiện cảm hứng anh hùng ca của thời đại, với tâm hồn lạc quan tươi sáng, phong thái ung dung tự tại, trong đó phải kể đếnTức cảnh Pác Bó, Cảnh khuya, Đi thuyền trên sông Đáy, Lên núi, Rằm tháng giêng, Báo tiệp, Tặng cụ Bùi Bằng Đoàn…
Trang 37Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh yên nghỉ trong niềm tiếc thương
vô hạn của đồng bào cả nước Nhà thơ Tố Hữu viết: “Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa” Khoảnh khắc lịch sử mãi mãi in dấu của Việt Nam đó chính là khi
dù trời mưa như trút, hàng vạn người vẫn tới quảng trường Ba Đình đưa tiễn Người
Trong quá trình hoạt động cách mạng và sáng tác thơ văn, Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng rất nhiều bút danh khác nhau như: Nguyễn A Q, Ký Viễn, N
A Q, Chú Nguyễn, N, S Chon Vang, Cheng Vang, Trần Vương, Ai Qua Que, Nguyễn Hải Khách, Lý Thụy… thế nhưng bút danh Nguyễn Ái Quốc được Người sử dụng trong những năm 1920 – 1924 là nổi nhất Giai đoạn sau đó tức là từ 1942 – 1943, bút danh Người thường xuyên sử dụng là Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh đã tham gia sáng tác rất nhiều thể loại như chính luận, văn chính luận, truyện và kí và đặc biệt là thơ ca Các sáng tác của Người được lựa chọn là một trong chín tác giả lớn của Việt Nam đưa vào giảng dạy tại các nhà trường không xuất phát từ việc Người là lãnh tụ mà chính vì Người thực sự là một nhà thơ, nhà văn, một tác gia lớn của trong và ngoài nước đã khẳng định
Bàn luận về con đường thơ của Hồ Chí Minh không thể không nói đến quan điểm về thế giới quan có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến sáng tác thơ ca của Người bao gồm ba yếu tố: một là sức mạnh chính trị được hiện thực hóa trong từng tác phẩm; hai là tư tưởng đưa nghệ thuật vào chính trị, văn học nghệ thuật gắn liền với vận mệnh dân tộc; ba là, cách nhìn biện chứng, niềm tin sắt
đá vào cái tốt đẹp, cao thượng trong tư thế ung dung tự tại
Bất kỳ bài thơ nào cho dù là sáng tác trong hoàn cảnh nào, ngẫu hứng hay không đều hướng đến giáo dục tư duy cũng như khơi gợi ở mỗi người cái
ý chí vốn đã bị ẩn khuất bên trong cũng đều rất chân thật và giản dị như chính con người của Người vậy, không màu mè, chẳng phức tạp Bởi Hồ Chí Minh từng nói: “Bất kỳ làm việc gì cũng phải có chừng, có mực Viết và nói cũng vậy, trước hết phải có nội dung, phải chữa cho hết bệnh nói dài, nói rỗng”
Trang 38Trong thơ Hồ Chí Minh có rất nhiều câu nhắc đến nhân cách của nhà thơ và công việc làm thơ của bản thân Người:
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
Nay lại thử làm xem sao Lục khắp giấy tờ vần chửa thấy Bỗng nghe vần “thắng” vút lên cao
(Không đề)
Đối với Hồ Chí Minh, văn thơ và làm cách mạng luôn gắn liền với nhau, thế nhưng Người viết lên các ý thơ vẫn thể hiện được đạo lý sống, phong phú cuộc đời, giúp thăng hoa cảm xúc của tâm hồn và nhân cách con người Cũng như làm văn, Hồ Chí Minh viết thơ để tuyên truyền vận động và tập hợp sự đoàn kết, đôi khi có thể hiện chút tâm tư của bản thân nhưng hầu hết đều là để thể hiện ý chí, tình cảm và khát vọng của dân tộc Người làm thơ không phải là ngẫu nhiên, là bất đắc dĩ, ngay cả đến tập Nhật ký trong tù, Hồ Chí Minh cũng viết như chính cuộc đời mình, cuộc đời của Người và cách mạng là một
Trong thơ Hồ Chí Minh không thể thiếu chất thép, thế nhưng không phải cứ nói lên thép, hay giọng đanh thép mới là tinh thần thép, thơ Hồ Chí Minh dù có thép nhưng vẫn đầy ái tính, hài hòa, gắn kết với nhau Con đường thơ của Người thực sự rất đa dạng, mỗi bài thơ đều rất đa dạng về nội dung,
về sáng tác, hình thức thể loại và bút pháp, phong cách, ngôn ngữ, văn tự… Thế nhưng không phải vì thế mà lấy tiêu chuẩn văn chương ra đánh giá thơ của Người được, vì Người không làm thơ vì mục đích văn chương cho nên cách tổ chức sắp xếp âm, vần luật không thể mang quy tắc văn chương ra so sánh và nhận định Mỗi tác phẩm phải được đăt trong hoàn cảnh chính trị của
Trang 39từng thời kỳ, nắm rõ được mục tiêu, đối tượng của nó mới có thể hiểu và nghiên cứu
Thơ của Hồ Chí Minh ngắn gọn, trong sáng và rất giản dị, đa phần là thể hiện sự làm chủ trong thể loại và ngôn ngữ Cho dù là sáng tác trong thời
kỳ chiến tranh hay thời bình, thơ của Người vẫn khéo léo đổi mới phù hợp với tính thiết thực của từng tác phẩm Đọc thơ của Người sẽ không có quy luật nào bị trói buộc, cũng không cứng nhắc, vì Người không đặt lợi ích văn chương mà đặt lợi ích cách mạng và đời sống lên hàng đầu
Nhà thơ Lưu Trọng Lư từng viết: “Lắm lúc Bác tôi không tách thơ ra khỏi sự sống được hay trái lại Tứ thơ, ý thơ của Bác bình dị như sự sống, lẩn
đi trong sự sống hằng ngày Có lúc ở một vài bài, tôi vừa thấy một tứ thơ, lơ đãng một chút mất ngay, phải đọc di đọc lại tìm mãi mới ra” Thế mới thấy được chất đời thường trong thơ Bác [12, tr 417]
Cũng như các giai đoạn từ 1941 đến 1969, Bác luôn dùng thơ của mình
để đi sâu vào đời sống nhân dân ta, giống như một cái “đòn bẩy” làm sức mạnh, cổ vũ tinh thần của mọi người dù trong thời kỳ kháng chiến hay trong thời bình Dù Bác nói “ngâm thơ ta vốn không ham” nhưng tất cả đều không
có nghĩa là không ham rồi sẽ từ bỏ, mà ngược lại càng vì dân vì nước lại càng yêu thơ, mến thơ nhiều hơn Thơ Bác chỉ là một phần nhỏ trong sự nghiệp lớn lao của Bác, mỗi bài thơ dòng thơ suốt chặng đường đều phục vụ cho một mục tiêu rõ ràng cụ thể nhưng chưa bao giờ ai đó thấy chán, thấy nhàm, tất cả đều rất tươi mới qua từng thời kỳ
Năm 1969 Xuân Kỷ Dậu, Bác viết bài thơ chúc Tết cuối cùng gửi nhân dân và chiến sĩ cả nước với không khí tự tin, hào sảng tên con đường kháng chiến chống Mỹ xâm lược, bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc Bốn mươi năm qua, mỗi độ tết đến xuân về, chúng ta không còn được nghe lời thơ chúc tết
ấm áp của Bác gửi đồng bào, chiến sĩ cả nước cũng như kiều bào ở nước ngoài Bởi vậy, suốt bốn mươi năm qua, phút giao thừa chính là lúc chúng ta
Trang 40nhớ Bác hơn mọi thời khắc tất cả là do Bác dùng ngôn ngữ giản dị không thể giản dị hơn:
Năm qua thắng lợi vẻ vang Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì Độc lập, vì Tự do Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào
Tiến lên, chiến sĩ đồng bào Bắc- Nam sum họp Xuân nào vui hơn!
Cách dùng ngôn từ ở giai đoạn này vẫn đủ hàm súc dễ hiểu, dễ thuyết phục, nhiều thông tin và dự cảm, để mọi người trong cộng đồng tin theo, làm theo vì một mục đích tối thượng đang đeo đuổi
Thơ Bác chỉ là một phần nhỏ trong các trí tuệ của Bác, mục tiêu duy nhất và cũng là xuyên suốt đó chính là mục đích chính trị, dân tộc và hạnh phúc của người dân
Sinh thời, Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, cho đến những năm cuối đời, dù tuổi cao, sức yếu nhưng ai ai cũng thấy các từ ngữ mà Hồ Chí Minh lựa chọn đều rất chỉn chu, cẩn thận, kỹ càng
Có thể nói, Bác chính là người “thợ ngôn từ” hiếm có của Việt Nam, Bác luôn tìm cách đặt các từ tiếng Việt sao cho phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh cụ thể
Hồ Chí Minh chỉ ra rằng nên dùng từ thuần Việt để nhân dân dễ hiếu, không quên đi những từ gốc đã được lưu truyền từ lâu Trong suốt cuộc đời gắn bó với sự nghiệp giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã cho chúng ta thấy được sự cần kíp và quan trọng của thơ ca trong đời sống, đôi khi các bài văn dài, chính luận khó lòng có thể gần gũi và dễ đọc, dễ thuộc, in sâu trí nhớ của người dân nhiều bằng thơ ca, đặc biệt là thơ ca tiếng Việt
Đặc biệt trong mỗi câu thơ ý thơ tiếng Việt, Hồ Chí Minh sử dụng rất khéo léo, không tạo cảm giác về sự xa lạ hay gượng ép, cho dù đối với người