LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn "Đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của tên gọi đường phố thuộc các quận Hải Phòng" là công trình nghiên cứu của riêng tôi.. Do vậy, nghiên cứu địa danh
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8.22.01.02
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Vũ Kim Bảng
HẢI PHÒNG – 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn "Đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của tên gọi đường phố thuộc các quận Hải Phòng" là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Hải Phòng, ngày tháng năm 2019
Học viên
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS.Vũ Kim Bảng - người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Hải Phòng, Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam đã nhiệt tình giảng dạy, cung cấp cho tôi những kiến thức bổ trợ vô cùng có ích trong những năm học vừa qua
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình
Hải Phòng, ngày … tháng … năm 2019
Học viên
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN 4
DANH MỤC BẢNG 6
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 7
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài nghiên cứu 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2
3 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5 Phương pháp nghiên cứu 8
6 Kết cấu của luận văn 8
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT 9
1.1 Về khái niệm địa danh 9
1.2 Phân loại địa danh 13
1.3 Mối quan hệ giữa địa danh và văn hóa 16
1.4 Khái quát về địa bàn Hải Phòng 23
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH THỨC ĐỊNH DANH CỦA TÊN GỌI ĐƯỜNG PHỐ HẢI PHÒNG 30
2.1 Cấu tạo của tên gọi đường phố Hải Phòng 30
2.2 Cách thức định danh trong tên gọi đường phố Hải phòng 45
CHƯƠNG 3 ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ - VĂN HÓA CỦA TÊN GỌI ĐƯỜNG PHỐ HẢI PHÒNG 67
3.1 Các bình diện ngôn ngữ - văn hóa được thể hiện trong ý nghĩa tên gọi đường phố Hải Phòng 67
3.2 Một số vấn đề bất cập trong cách đặt tên đường phố của Hải Phòng 78
KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC 1
Trang 6DANH MỤC BẢNG
3.2
Các phương diện khác nhau thuộc bình diện Kinh
tế - văn hóa - xã hội trong tên gọi đường phố Hải Phòng
67
Trang 7DANH MỤC BIỂU ĐỒ
3.2
Các phương diện khác nhau thuộc bình diện Kinh tế
- văn hóa - xã hội trong tên gọi đường phố Hải Phòng
67
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài nghiên cứu
1.1 Địa danh (Toponym), có nguồn gốc từ từ tiếng Hy Lạp: Topos với nghĩa là địa điểm, là một trong những địa hạt quan trọng nhất trong Danh xưng
học (Onomastics), môn khoa học nghiên cứu về tên gọi Địa danh theo nghĩa
hẹp, mang tính chiết tự có nghĩa là tên đất Tuy nhiên khái niệm này được hiểu rộng hơn là tên gọi của các đối tượng tồn tại trên một phạm vi địa lý nhất định Chúng bao gồm hai nhóm lớn: tên gọi của các đối tượng tự nhiên như: sông, núi,
biển, hồ, thung lũng, hải đảo, và tên của các đối tượng nhân tạo như làng, xã, quận, huyện, công viên, vườn hoa, quảng trường, trong đó có cả tên gọi các đường phố thuộc nhóm thứ hai
1.2 Mỗi địa danh (do con người đặt) sinh ra, tồn tại đều chứa đựng trong bản thân nó nhiều loại thông tin: tính định danh để phân biệt với các địa danh khác; tính lịch sử, truyền thống; tính văn hóa, xã hội; những đặc trưng của mỗi địa phương, mỗi cộng đồng dân tộc nhất định và hàm chứa cả những ước vọng của con người đặt tên cho địa danh đó Do vậy, nghiên cứu địa danh không chỉ đơn thuần là việc tìm hiểu thành phần cấu tạo, các phương thức đặt tên (định
danh) các địa danh một cách thuần túy ngôn ngữ, mà qua đó chúng ta còn có muốn hiểu thêm về những đặc điểm mang tính lịch sử, văn hóa, xã hội, gắn
liền với sự hình thành và phát triển của mỗi địa danh
1.3 Tình hình nghiên cứu về tên gọi nói chung và địa danh nói riêng trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay đã và đang phát triển khá mạnh mẽ Ở Việt Nam, việc nghiên cứu địa danh đã phát triển mạnh từ những năm 60 của thế
kỉ XX, gắn với nhiều tên tuổi nổi tiếng như Hoàng Thị Châu, Lê Trung Hoa, Nguyễn Văn Âu, Trần Trí Dõi, Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này
đã góp phần rất lớn vào việc xác định đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa của địa danh ở mỗi vùng miền cụ thể của Việt Nam (tên làng, xã trong các tỉnh, huyện)
Trang 9Cho đến nay, cũng đã có những công trình nghiên cứu về tên gọi đường
phố của một số thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng,
Tuy nhiên, nghiên cứu về tên gọi đường phố Hải Phòng, từ các góc độ khác
nhau đặc biệt từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa, là chưa được thực hiện
1.4 Hải Phòng là mảnh đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời Đến nay, Hải Phòng đã mở rộng không gian địa lý thành 7 quận trực thuộc Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, do đặc thù là vùng đất ven biển, sau đó lại trở thành cảng biển đầu tiên của Việt Nam và ngày càng phát triển trong quá trình hội nhập, Hải Phòng đã hội tụ và kết tinh trong mình những bản
sắc rất riêng, khó có thể pha trộn với các địa phương khác Tìm hiểu về tên gọi
đường, phố Hải Phòng theo hướng tiếp cận ngôn ngữ - văn hóa, một mặt chỉ
rõ những đặc điểm cấu tạo, những đặc điểm định danh của các tên đường phố, mặt khác có thể chỉ ra những đặc trưng ngôn ngữ, lịch sử và văn hóa của chính lớp địa danh này Các kết quả nghiên cứu cho phép chúng tôi rút ra những quy tắc đặt tên đường phố của Hải Phòng làm cơ sở cho những kiến nghị về việc đặt tên đường phố mới của Hải Phòng trong sự phát triển của tương lai Xuất phát từ các lí do đã nêu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài
tìm hiểu về Đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của tên gọi đường phố thuộc các
quận nội thành Hải Phòng
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về địa danh (tên đất, tên người) cùng với bộ môn Danh xưng học đã được tiến hành từ rất sớm và cho đến nay đã đạt được những thành tựu nhất định
2.1 Tình hình nghiên cứu địa danh trên thế giới
2.1.1 Ở phương Đông
Nghiên cứu về địa danh đã xuất hiện từ rất sớm, ngay từ thời cổ đại đã
có những ghi chép về địa danh Đó là những công trình khởi nguyên cho
Trang 10khuynh hướng nghiên cứu địa danh ở góc độ địa lí lịch sử Chẳng hạn, vào thời Đông Hán, ở Trung Quốc, Ban Cố đã ghi chép hơn 4.000 địa danh trong
Hán Thư (32 - 93 sau Công nguyên), của Lệ Đạo Nguyên (466? - 527) trong Thủy Kim Chú, Những sách này không chỉ đơn thuần ghi lại tên địa danh
mà trong đó, các tác giả còn ghi rõ hoặc thuyết minh về nguồn gốc và quá trình diễn biến của địa danh, trình bày cách đọc và lí giải lí do gọi tên của chúng
2.1.2 Ở phương Tây
Những nghiên cứu về địa danh ở châu Âu đầu tiên chủ yếu với mục đích là truyền giáo cho cư dân trên các châu lục, các quốc gia, các vùng miền
khác nhau, nên trong Thánh kinh của Thiên chúa giáo cũng đã thu thập rất
nhiều địa danh với các nguồn khác nhau Năm 1790, cuốn từ điển địa danh lần đầu tiên được xuất bản ở Australia, (dẫn theo [43, 11])
Đến thế kỉ XIX, địa danh học mới trở thành một bộ môn khoa học ở
phương Tây, với các tên tuổi các công trình: T A Gibson (1835) với Địa lí
học từ nguyên: hướng đến một danh sách phân loại về các từ ngữ thường gặp, như tiền tố hoặc hậu tố, trong các phức thể của tên địa lí (dẫn theo
Superanskaja A V.); Issac Taylor (1864) với Từ và các địa điểm hay sự minh
họa có tính nguyên lai về lịch sử, dân tộc học và địa lí học (dẫn theo
Superanskaja A V.); năm 1872, J.J Eghi với Địa danh học; Trong nghiên
cứu của mình, các tác giả này bước đầu đã đưa ra những lí thuyết tiền đề cho khoa học nghiên cứu về địa danh Cũng trong giai đoạn này, nhiều cuộc hội thảo về địa danh đã được tổ chức tại Mỹ, Anh, Australia Cũng vào thời kì này, nhiều tổ chức nghiên cứu về địa danh cũng được thành lập như: năm
1890, Ủy ban địa danh Mỹ được thành lập, năm 1902 - Ủy ban địa danh Thụy
Điển, năm 1897 - Ủy ban địa danh Canada Đặc biệt, năm 1925, tạp chí
chuyên ngành Nghiên cứu địa danh đầu tiên được xuất bản ở Đức
Sang thế kỉ XX, đi đầu trong nghiên cứu lí thuyết địa danh phải kể đến
những học giả Xô viết, với hàng loạt các công trình: M Murzaev với Những
Trang 11khuynh hướng nghiên cứu địa danh học; Iu A Kapenko với Bàn về địa danh học đồng đại; A I Popov với Những nguyên tác cơ bản của công tác nghiên cứu địa danh; (dẫn theo Superanskaja A V.) Giai đoạn này, địa danh học đã
được đưa lên một bước phát triển mới: nghiên cứu lí thuyết kết hợp với
nghiên cứu ứng dụng: George R Stewart (1958) với Các tên gọi, một khảo
sát về việc đặt tên địa điểm; P.E Raper với Thực hành địa danh học; Tiêu
biểu cho nghiên cứu về địa danh học phải kể đến hai công trình Những
nguyên lí của địa danh học và Địa danh học là gì? của học giả người Nga -
A.V Superanskaja Trong các công trình đó, tác giả đã “xem xét địa danh hoàn toàn từ góc độ ngôn ngữ học và trên các phương diện của nó” Đặc biệt,
trong công trình Địa danh là gì (1985), tác giả đã “đưa ra gần như toàn bộ các
vấn đề lí thuyết về địa danh ở Nga ngữ” [43] Theo đó, hàng loạt các thuật ngữ (sơn danh, thủy danh, ) cùng với các vấn đề về phân loại địa danh, định nghĩa địa danh, địa danh học, chức năng, cấu tạo của địa danh, đều được tác giả phân tích vừa cụ thể vừa tỉ mỉ, có tính khái quát cao, do đó, lí thuyết của tác giả đã được nhiều nhà địa danh học vận dụng
2.2 Tình hình nghiên cứu địa danh ở Việt Nam
Công tác nghiên cứu địa danh ở Việt Nam nhìn chung là muộn hơn so với thế giới Và những nghiên cứu địa danh ở Việt Nam được tập trung theo
3 khuynh hướng chính: địa lí học lịch sử, địa danh học ứng dụng và ngôn ngữ học
2.1.1 Nghiên cứu địa danh theo hướng địa lí học lịch sử
Nghiên cứu địa danh theo hướng địa lí học lịch sử đó là những ghi chép địa danh trong các thời đại Tiêu biểu cho khuynh hướng này là các tác phẩm thư
tịch Hán Nôm như: Dư địa chí của Nguyễn Trãi (1453), Dư địa chí trong Lịch
triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (1821), Vũ trung tùy bút của Phạm
Đình Hổ, Phương đình dư chí của Nguyễn Siêu (1900), đến thời kì hiện đại có
Đất nước Việt Nam qua các triều đại của Đào Duy Anh (1964)
Trang 122.1.2 Nghiên cứu địa danh theo hướng ứng dụng
Ở Việt Nam, nghiên cứu địa danh theo hướng ứng dụng xuất hiện vào khoảng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Hệ thống địa danh hành chính được khảo sát, tập hợp một cách đơn giản, thuần túy nhưng rất thuận tiện cho việc
tra cứu Tiêu biểu cho khuynh hướng nghiên cứu này có: Các trấn tổng xã
danh bị lãm do Viện Hán Nôm phiên âm; Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỉ XIX (thuộc các tỉnh từ Nghệ An trở ra) của Dương Thị The và Phạm Thị Thoa
dịch và biên soạn; Danh mục các làng xã Bắc Kỳ (Nomenclature des
communues du Tonkin) của Ngô Vi Liễn (1928),
2.1.3 Nghiên cứu địa danh theo hướng ngôn ngữ học
Đến giữa thế kỉ XX, địa danh học Việt Nam mới được nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ học Đặt dấu mốc cho khuynh hướng nghiên cứu này phải
kể tới bài viết Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài
tên sông (1966) của tác giả Hoàng Thị Châu Mãi đến những năm cuối của
thế kỉ XX, nghiên cứu địa danh ở Việt Nam mới thực sự trở thành một bộ môn của khoa học ngôn ngữ với các luận án của Lê Trung Hoa nghiên cứu
Địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh (1991), Nguyễn Kiên Trường nghiên
cứu địa danh Hải Phòng (1996) Trong đó, các tác giả đã đưa ra những vấn
đề lí thuyết cơ bản làm cơ sở cho việc nghiên cứu, phân tích địa danh Qua
đó, những đặc điểm của địa danh ở những địa phương này đã được làm sáng
tỏ, hay Một số vấn đề địa danh học Việt Nam của Nguyễn Văn Âu, việc xác
định đối tượng, cũng như phương pháp, ý nghĩa của nghiên cứu địa danh cũng đã được tác giả sơ lược đưa ra
Gần đây nhất phải kể tới một loạt các luận án nghiên cứu địa danh của
các địa phương như: Nguyễn Kiên Trường - Những đặc điểm chính của địa
danh Hải Phòng, Sơ bộ so sánh với một số vùng khác (1996); Từ Thu Mai - Nghiên cứu đặc điểm địa danh Quảng Trị (2004); Trần Văn Dũng nghiên cứu Những đặc điểm chính của địa danh ở Đak Lăk; Trần Văn Sáng nghiên cứu
Trang 13Địa danh có nguồn gốc DTTS ở Tây Thừa Thiên Huế (2013); Vũ Thị Thắng
nghiên cứu Địa danh Thanh Hóa (2014)
Lí thuyết ngôn ngữ học hiện đại thế giới ngày nay đã có những bước tiến đáng kể, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa đã được các nhà ngôn ngữ học quan tâm thích đáng Nhiều học giả Việt Nam đã có sự kế thừa, vận dụng và phát triển các lí thuyết đó, và kết quả là đã cho ra đời những công trình nghiên cứu về tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa Ba hướng tiếp cận với các công trình tương ứng là: tiếp cận của từ nguyên học (Hoàng Thị
Châu - Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông (1966), Nguyễn Kim Thản - Vài nét về tổ chức xã hội Văn Lang qua tài liệu
ngôn ngữ học (1993), ); tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận (Lý Toàn Thắng
- Ngôn ngữ học tri nhận - từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt, ); tiếp cận của dân tộc - ngôn ngữ học (Nguyễn Đức Tồn - Đặc trưng văn hóa -
dân tộc của ngôn ngữ và tư duy, )
Nguyễn Kiên Trường, trong luận án Những đặc điểm chính của địa
danh Hải Phòng, Sơ bộ so sánh với một số vùng khác (1996) đã khảo sát
mang tính khái quát 7.072 địa danh trên phạm vi toàn Hải Phòng Nội dung
chính của luận án là khai thác 172 danh từ chung như: thôn, xã, hòn, núi,
làng, công viên, nghĩa trang, được dùng như các đơn vị định danh chung có
thể kết hợp với các đơn vị định danh riêng
Luận văn của chúng tôi cũng vận dụng những lí thuyết cơ bản của hướng nghiên cứu thứ ba nhưng theo hướng chi tiết, cụ thể Cụ thể là, chúng
tôi sẽ tiến hành khai thác Đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của tên gọi đường phố
thuộc các quận nội thành Hải Phòng, nhất là trong việc mô tả, phân tích các
đặc điểm định danh của tên gọi đường phố và các giá trị văn hóa đi kèm
Trang 143 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần miêu tả một bức tranh khái quát nhất về tên gọi đường phố các quận nội thành Hải Phòng từ hướng tiếp cận ngôn ngữ văn hóa
Nguồn tư liệu phong phú của luận văn cũng góp phần phục vụ cho những nghiên cứu tiếp theo về địa danh Việt Nam nói chung và địa danh Hải Phòng nói riêng Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở cho cách đặt tên tên các đường phố mới của Hải Phòng sao cho tên gọi đó vừa thuận lợi trong giao tiếp, lại vừa có tác dụng tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, tình cảm cho người dân đất cảng đối với thành phố của mình
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích nghiên cứu, lua ̣n văn càn giải quyết các nhiê ̣m vụ sau đây:
- Xác định cơ sở lí thuyết để triển khai đề tài luận văn
- Miêu tả đặc điểm cấu tạo, cách thức định danh của tên gọi đường phố Hải Phòng
- Phân tích và đánh giá những đặc trưng lịch sử, văn hóa của tên gọi đường phố Hải Phòng thể hiện qua ý nghĩa của tên gọi
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tên gọi của 472 đường và phố
trên địa bàn 7 quận của thành phố Hải Phòng
Trang 154.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khảo sát của luận văn là tên gọi đường phố của 7 quận hiện
nay của thành phố Hải Phòng, bao gồm các quận: Ngô Quyền, Lê Chân, Hồng
Bàng, Kiến An, Hải An, Dương Kinh và Đồ Sơn
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp miêu tả làm phương pháp nghiên cứu chủ yếu Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các thủ pháp so sánh và thống kê
ngôn ngữ học trong quá trình thu thập và xử lí tư liệu
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương sau đây:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết
Chương 2: Đặc điểm cấu tạo và cách thức định danh của tên gọi đường
phố Hải Phòng
Chương 3: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của tên gọi đường phố Hải
Phòng
Trang 16Thuật ngữ địa danh (toponym) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp: “topos”
(vị trí) và “onoma/onyma” (tên, tên gọi) Sau này, trong tiếng Anh còn xuất
hiện thêm 3 thuật ngữ nữa có giá trị sử dụng tương đương là: place name,
topographical name và geographical name [49] Tuy có nhiều thuật ngữ khác
nhau nhưng nhìn chung chúng đều gồm 2 thành phần là địa điểm (topos/ place/ geographical) và tên (nym/ name)
Mỗi học giả có hướng tiếp cận riêng, do đó có rất nhiều định nghĩa khác nhau về địa danh
1.1.1 Quan niệm của các học giả nước ngoài về địa danh
Trong Địa danh là gì, Superanskaja đã nói rằng: “Cuộc sống con người gắn liền với các địa điểm khác nhau và được biểu thị bằng những từ riêng - đó
là các tên gọi địa lí, địa danh hay toponym” [33]
Đối tượng nghiên cứu của địa danh học được tác giả đưa ra là tất cả các đối tượng thuộc về “những địa điểm, mục tiêu địa lí” hay cụ thể đó là những “vật thể tự nhiên hay nhân tạo với sự định vị xác định trên bề mặt trái đất, từ những vật thể lớn nhất (các lục địa và đại dương) cho đến những vật thể nhỏ nhất (những ngôi nhà, vườn cây, giếng nước đứng riêng rẽ) đều có tên gọi” [33] Theo đó, những đối tượng không có vị trí cố định trên bề mặt trái đất sẽ không thuộc đối tượng nghiên cứu của địa danh học
Theo Paul Woodman, một chuyên gia địa danh học người Anh cho rằng: “địa danh là một nhãn được gán cho mỗi một đối tượng địa lí, chúng được sử dụng để phân biệt với một đối tượng khác” (dẫn theo [49]) Cùng với
Trang 17quan niệm coi địa danh là “những cái nhãn” còn có S.A Gardinar, địa danh là: “một từ hoặc cụm từ được nhận ra thông qua sự biểu thị hoặc nhắm tới sự biểu thị một vật hay các sự vật mà nó chỉ ra bởi âm thanh phân biệt với nó,
mà không hề quan tâm đến bất kì ý nghĩa nào mà nó gắn với hình thức âm thanh ban đầu hoặc nhận biết nó thông qua sự liên kết hay các vật đã nói” (dẫn theo [49]) Ở đây, chức năng chuyển tải văn hóa của địa danh đã bị triệt tiêu, cũng đồng nghĩa với triệt tiêu giá trị giao tiếp của nó Và như vậy, chúng chỉ là những “cái nhãn” vô hồn? Nếu quả thực như vậy thì chúng tôi cũng đồng ý với ý kiến của Vũ Thị Thắng rằng, tên riêng nói chung hay địa danh nói riêng chắn chắn sẽ nhanh chóng bị lãng quên mà thôi
Học giả Je Hun Ryu lại có cách hiểu rộng hơn: “địa danh là tên được dùng cho một đối tượng địa lí trên trái đất hoặc bất kỳ hành tinh nào khác” (dẫn theo [49] Theo đó, đối tượng của địa danh học trong quan niệm này được
mở rộng đến cả các đối tượng ngoài trái đất (vũ trụ danh)
Hay định nghĩa của Naftali Kadmon (2000) phát biểu như sau: “địa danh, gọi là tên địa hình (geographic name), là tên riêng dùng để chỉ nét đặc trưng về mặt địa hình, hoặc là trên trái đất (on Earth) hoặc là trên các thiên thể (heavenly body) như mặt trăng, các hành tinh khác hay một trong những vệ tinh của nó” (dẫn theo [49]) Trong định nghĩa của ông chúng ta nhận thấy rằng, đối tượng mà địa danh gọi tên chỉ là các dạng của địa hình, hay là các địa danh tự nhiên mà thôi Nhưng ngược lại, ngoại diên của địa danh được mở rộng đến cả các đối tượng ngoài trái đất (vũ trụ danh) Còn tên gọi các địa danh nhân tạo lại không thuộc đối tượng nghiên cứu của địa danh học
Nhóm chuyên gia về địa danh của Liên hợp quốc đưa ra định nghĩa như sau: “Địa danh là tên riêng (có thể là một từ, một kết hợp từ hoặc một biểu thức) được sử dụng nhất quán trong một ngôn ngữ để chỉ một nơi, một địa điểm hoặc một khu vực cụ thể có đặc điểm riêng biệt trên bề mặt trái đất” (dẫn theo [49])
Trang 181.1.2 Quan niệm của các học giả Việt Nam về địa danh
Ở Việt Nam, thuật ngữ địa danh cũng được sử dụng rộng rãi và khá
phổ biến với nhiều ý kiến khác nhau
Các tác giả Dương Thị The, Phạm Thị Thoan, tuy không đặt ra nhiệm
vụ nghiên cứu về địa danh nhưng trong Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỉ XIX (thuộc các tỉnh từ Nghệ An trở ra) hai tác giả này cũng đã chỉ ra đối tượng
nghiên cứu của địa danh gồm cả đối tượng địa lí tự nhiên và nhân văn: “Địa danh của một vùng hay một nước là tổng thể các tên riêng đặt ra để gọi các đơn vị địa lí tự nhiên hay nhân văn của một vùng hay nước ấy” [44; 11]
Hoàng Thị Châu quan niệm: “Địa danh hay là tên địa lí (toponym, geographical name) là tên vùng, tên sông, tên núi, là tên gọi các đối tượng địa hình khác nhau, tên nơi cư trú, tên hành chính được con người đặt ra Địa danh chứa những thông tin về tinh thần, văn hóa, xã hội, lịch sử, ngôn ngữ và chính trị” [7]
Lê Trung Hoa, từ cách tiếp cận ngôn ngữ - văn hóa đã đưa ra một định nghĩa như sau: “Địa danh là những từ hoặc ngữ, được dùng làm tên riêng của các địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ và các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều Trước địa danh ta có thể đặt một danh từ chung chỉ tiểu loại địa danh đó” [21] Trong định nghĩa này, lần đầu tiên tác giả đã chỉ rõ các đặc điểm về cấu tạo, về chức năng cũng như phạm vi đối tượng của địa danh Tuy nhiên, tác giả đã không nhắc đến chức năng quan trọng nhất của tên riêng, là chức năng đánh dấu, phân biệt đối tượng này với đối tượng khác
Phạm Tất Thắng cũng xếp địa danh thuộc lớp tên riêng (proper name)
Và tên riêng khác với tên chung cơ bản ở chức năng, tác giả viết: "Chức năng cơ bản của tên chung là gọi tên để thông báo, để biểu niệm Còn chức năng của tên riêng là gọi tên để phân xuất và định danh riêng cho một đối tượng cá biệt, đơn nhất so với những đối tượng khác cùng loại" [40]
Trang 19Nguyễn Kiên Trường lại cho rằng địa danh bao gồm cả “danh từ chung
chỉ cả lớp sự vật thường đứng trước tên riêng” [48], Ví dụ cả tổ hợp thành
phố Hà Nội, tỉnh Hải Phòng, mới là địa danh (Lê Trung Hoa lại coi thành phố, tỉnh là các “tiền từ”) và tác giả định nghĩa: “Địa danh là tên riêng chỉ các
đối tượng địa lí tự nhiên và nhân văn có vị trí xác định trên bề mặt trái đất” [21]
Cũng xuất phát từ hướng nghiên cứu này, Vũ Thị Thắng đã đặc biệt nhấn mạnh chức năng của địa danh: “Địa danh là những đơn vị đa thành tố được dùng làm tên gọi để đánh dấu và khu biệt các đối tượng địa lí tự nhiên
và nhân văn có vị trí xác định trên bề mặt trái đất” [43] Đồng thời, địa danh còn là “phương tiện lưu giữ những thông tin về tự nhiên, xã hội, lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ của dân tộc một cách trực tiếp và cụ thể nhất” [43]
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về địa danh, tuy nhiên chúng ta vẫn nhận thấy hai thành phần chính trong các khái niệm này:
(1) Về nội hàm, theo nghĩa hẹp là tên đất, theo nghĩa rộng đó là các đối tượng địa lí nói chung nhưng phải có “vị trí xác định” trên bề mặt trái đất, có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo
(2) Về ý nghĩa của địa danh: ngoài chức năng định danh, địa danh còn
là những “chỉ dẫn văn hóa”, bởi nó chứa đựng những đặc điểm, đặc trưng về đối tượng, hay nói một cách khác, tên gọi của những đối tượng này gắn liền với tính có lí do
Do đó, địa danh là một bộ phận của hệ thống từ vựng trong một ngôn ngữ Và nó cũng mang những tính chất của ngôn ngữ nói chung và cũng chịu
sự chi phối của các quy luật ngôn ngữ nói riêng
Chúng tôi đưa ra định nghĩa về địa danh như sau: Địa danh là những
tên riêng được tạo nên để phân biệt giữa các đối tượng địa lí (tự nhiên và nhân văn), có vị trí xác định trên bề mặt trái đất, trong nó chứa đựng nhiều thông tin về chủ thể định danh
Trang 201.2 Phân loại địa danh
Phân loại địa danh là công việc rất quan trọng trong công tác nghiên cứu địa danh Do xuất phát điểm khác nhau nên cho đến nay cũng có nhiều cách phân loại địa danh khác nhau Chính điều này đã tạo nên những khó
khắn trong khi phân loại địa danh Sau đây là những cách phân loại điển hình
1.2.1 Cách phân loại địa danh trên thế giới
Đầu tiên phải kể đến cách phân loại địa danh dựa vào nguồn gốc ngữ nguyên của hai tác giả người Pháp: A Dauzat và Ch Rostaing A Dauzat
chia các địa danh thành 4 phần: Vấn đề những cơ sở tiền Ấn Âu; Các danh từ
tiền La tinh về nước trong thủy danh học; Các từ nguyên Gô loa - La mã; Địa danh học Gô loa - La mã của vùng Anvergne và Velay Ch Rostaing chia
những vấn đề của địa danh thành 11 chương (dẫn theo [49])
Và một hướng phân loại khác là dựa vào chính đối tượng phân loại Chẳng hạn như cách phân loại của G.L.Smolisnaja và M.V Gorbanevskij, chia địa danh
thành 4 loại: phương danh, sơn danh, thủy danh và phố danh; A.V
Superanskaja chia thành hai nhóm lớn (vật thể tự nhiên và nhân tạo) với 7 loại
địa danh: phương danh học, sơn danh, thủy danh, phố danh học, lộ danh học,
viên danh học và đạo danh học (dẫn theo [49])
Năm 1921, trong công trình: American Language: An Inquiry into the
Development of English in the United States, Herry Louis Mencken đã phân
loại hệ thống địa danh Mỹ thành 8 loại: Địa danh có nguồn gốc từ tên người; Địa danh được chuyển từ nơi khác đến hoặc địa danh nơi ở cũ của cư dân; Địa danh có gốc từ người Mỹ bản địa; Địa danh có gốc từ tiếng nước ngoài; Địa danh là tên gọi trong Kinh thánh hay trong các truyền thuyết; Địa danh miêu
tả về các địa phương; Địa danh có nguồn gốc từ các loài động thực vật hoặc địa chất; Địa danh là những tên gọi tưởng tượng
Trang 21Năm 1958, Rudnyckyj trong Onomastica đã đưa ra 3 nguyên tắc phân
loại địa danh khi ông tiến hành phân loại địa danh Canada và Bắc Mỹ: lịch sử, ngôn ngữ học và danh học, Theo đó, địa danh được chia thành các tiểu loại như sau:
Theo nguyên tắc lịch sử có: Địa danh có gốc thổ dân; Địa danh có gốc
Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp; Địa danh có nguồn gốc từ tôn giáo (xuất phát từ tiếng Pháp); Địa danh có gốc từ thời kì thực dân Anh; Địa danh hiện đại hoặc có từ giai đoạn độc lập
Theo nguyên tắc ngôn ngữ học gồm: Địa danh có gốc từ ngôn ngữ của người Mỹ bản địa; Địa danh có gốc từ các ngôn ngữ Roman (tiếng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp); Địa danh có gốc từ các ngôn ngữ Giécmanh (tiếng Anglo Saxon, tiếng Đức, tiếng Iceland, tiếng Scandilavi và các tiếng khác); Địa danh có nguồn gốc từ tiếng Slavơ (tiếng Ukaraina, tiếng Nga, tiếng Ba Lan, và các tiếng khác); Địa danh có gốc từ các tiếng khác (tiếng Hipsri, tiếng
1.2.2.Cách phân loại địa danh ở Việt Nam
Trong luận án nghiên cứu về địa danh Thanh Hóa [43], Vũ Thị Thắng
đã khái quát những cách phân loại địa danh của các học giả ở Việt Nam theo
4 cách chủ yếu
Trang 22Cách 1: Căn cứ vào tính chất đối tượng để phân loại địa danh
Điển hình cho cách phân loại này là học giả Nguyễn Văn Âu Dựa vào tiêu chí “môi trường tự nhiên”, “kinh tế”, ông đã “phân loại” địa danh thành 2
loại lớn là địa danh tự nhiên và địa danh kinh tế - xã hội; về kiểu có 7 kiểu và
12 dạng Tuy nhiên cách phân chia này của tác giả đã được coi là “vừa thừa lại vừa thiếu” do có một số loại hình địa danh trùng nhau và một số loại lại không được đề cập tới
Cách 2: Căn cứ vào tiêu chí tự nhiên/ không tự nhiên
Tiêu biểu cho cách phân loại này là tác giả Lê Trung Hoa Ông đã chia
địa danh thành hai loại lớn là địa danh chỉ đối tượng tự nhiên và địa danh chỉ
các đối tượng nhân tạo, với 4 tiểu loại: Địa danh chỉ địa hình tự nhiên (sông,
rạch, núi, đồi, ); Địa danh chỉ đơn vị hành chính (ấp, xã, huyện, tỉnh, ); Địa danh chỉ các vùng lãnh thổ (vùng, khu, ); Địa danh các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều (cầu, đường, công viên, )
Cách phân loại này đã được nhiều học giả vận dụng trong các công trình nghiên cứu về địa danh Việt Nam như Nguyễn Kiên Trường, Từ Thu Mai,
Cách 3: Phân loại địa danh theo ngữ nguyên, tức là dựa vào tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ
Theo tiêu chí này, Lê Trung Hoa chia địa danh Việt Nam thành 4 nhóm: địa danh thuần Việt, địa danh Hán - Việt, địa danh bằng các ngôn ngữ dân tộc thiểu số và địa danh bằng các ngoại ngữ [21]
Cách 4: Phân loại địa danh theo chức năng giao tiếp và theo hệ quy chiếu đồng đại - lịch đại: Nguyễn Kiên Trường chia địa danh Hải Phòng thành: tên chính thức, tên cũ, tên dân gian [48]
Trong luận văn của mình, chúng tôi sẽ vận dụng chủ yếu hai cách phân loại thứ hai và thứ ba để nghiên cứu tên gọi đường phố Hải Phòng
Trang 231.3 Mối quan hệ giữa địa danh và văn hóa
1.3.1 Khái niệm văn hóa (culture)
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác
nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người
Do các nhà nghiên cứu dựa vào phương pháp và cách tiếp cận khác nhau nên có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về văn hóa Và cho đến
nay, đã có hàng trăm định nghĩa về văn hóa Chẳng hạn:
Văn hóa trong Từ điển Tiếng Việt được phát biểu như sau:
1) Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra trong quá trình lịch sử Ví dụ: Văn hóa phương Đông Nền văn
hóa cổ
2) Những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn đời sống tinh thần
(nói tổng quát) Ví dụ: Phát triển văn hóa Công tác văn hóa
3) Tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát) Ví dụ: Học văn hóa
Trình độ văn hóa
4) Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh Ví dụ:
Sống có văn hóa Ăn nói thiếu văn hóa
5) Nền văn hóa của thời kì lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau Ví dụ:
Văn hóa Đông Sơn” (dẫn theo [37, 30])
Nhà văn hóa học Vũ Khiêu quan niệm rằng: “Văn hóa là trạng thái của con người ngày càng tách khỏi giới động vật, ngày càng xóa bỏ những đặc tính của động vật, để khẳng định những đặc tính của con người” (dẫn theo [37])
Theo Tổ chức giáo dục và khoa học của Liên Hiệp Quốc UNESCO:
Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia
Tuy nhiên, Nguyễn Đức Tồn đã “tạm phân chia các định nghĩa về văn hóa thành hai nhóm sau đây:
Trang 24Nhóm thứ nhất, bao gồm những định nghĩa hướng vào trả lời câu hỏi:
Văn hóa là gì? Nó gồm những thành tố nào?
Nhóm thứ hai, gồm các định nghĩa hướng vào vấn đề: Văn hóa là gì?
Các chức năng của văn hóa?” [37, 37-38]
Và các nhà khoa học hầu như đều thống nhất: “xem văn hóa như một tổng thể các kết quả và quá trình hoạt động xã hội của con người đối lập với
“hoạt động” tự nhiên, bên ngoài – những điều kiện tồn tại của con người không phụ thuộc vào con người” [37, 38]
Để làm cơ sở nghiên cứu cho luận văn, chúng tôi chấp nhận định nghĩa:
“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [45]
1.3.2 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa
Bàn về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa có hai hướng chủ yếu sau:
- Hướng thứ nhất quan niệm rằng ngôn ngữ quyết định văn hóa
W Humboldt và những người theo tư tưởng của ông cho rằng: “ngôn ngữ quyết định tư duy và quá trình nhận thức của con người, quyết định văn hóa và hành vi xã hội của con người, ” (dẫn theo [49]); Sapir và Whorf đưa
ra giả thuyết tương đối ngôn ngữ với hai điểm chính, trong đó: “suy nghĩ của mỗi người được quyết định hoàn toàn bởi ngôn ngữ mẹ đẻ ” (dẫn theo [49])
- Hướng thứ hai quan niệm văn hóa và ngôn ngữ có mối quan hệ hữu cơ
Văn hóa có sự chế định đối với ngôn ngữ và ngược lại, ngôn ngữ cũng
có vị trí, vai trò nhất định đối với văn hóa: “Phong tục của một dân tộc tác động đến ngôn ngữ, và mặt khác trong một chừng mực khá quan trọng chính ngôn ngữ làm nên dân tộc” [37]
+ Vai trò của ngôn ngữ đối với văn hóa thể hiện ở: (1) Nó là sản phẩm của văn hóa: ngôn ngữ được tạo ra là kết quả của quá trình tương tác giữa các
Trang 25thành viên trong xã hội, nhiệm vụ của nó là công cụ trao đổi thông tin; (2) Ngôn ngữ là phương tiện và là thành tố của văn hóa Ở một góc độ nào đó, ngôn ngữ là tiêu chí quan trọng “khi loại hình hóa các nền văn hóa với nhau” [37, 51], “là yếu tố văn hóa quan trọng hàng đầu mang sắc thái dân tộc rõ ràng nhất” [27, 54]
Ngôn ngữ là giá trị văn hóa vật chất (nó là những kí hiệu), vừa là những giá trị tinh thần (qua ngôn ngữ, các đặc trưng văn hóa dân tộc, những dấu ấn văn hóa được thể hiện) “Ngôn ngữ vừa là điều kiện tồn tại, vừa là sản phẩm văn hóa nhân loại”, do đó “trong mọi nghiên cứu về ngôn ngữ nhất thiết phải coi chính văn hóa cũng là đối tượng của mình” [49]
+ Văn hóa cũng có những tác động ngược lại đối với ngôn ngữ:
Đặc trưng tư duy dân tộc quy định nhận thức thế giới khách quan của mỗi dân tộc Chính sự khác nhau trong nhận thức về thế giới ấy đã làm nên sự khác nhau trong bản sắc văn hóa của các dân tộc Và cũng chính điều này là
cơ sở, là cội nguồn để lí giải sự khác nhau giữa các ngôn ngữ
Như vậy, ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ hữu cơ, chúng “phát triển trong sự tác động lẫn nhau” (dẫn theo [37, 51])
1.3.3 Mối quan hệ giữa địa danh và văn hóa
Địa danh là một bộ phận của ngôn ngữ, do đó nó nằm trong mối quan
hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa Khi địa danh thể hiện kết quả của quá trình nhận thức, quá trình tư duy của con người thì nó là sản phẩm của văn hóa Khi địa danh dùng cái vỏ vật chất của ngôn ngữ để chuyển tải những thông điệp văn hóa thì khi đó nó lại là phương tiện biểu hiện văn hóa
Không hề phóng đại khi coi địa danh là “vật hóa thạch”, là “những tấm bia lịch sử - văn hóa của đất nước” Qua địa danh của mỗi địa phương, mỗi vùng miền, ta có thể lần tìm về quá khứ, có thể nhận thức và lí giải được nhiều điều trong lịch sử của địa phương, của vùng miền đó
Trang 261.3.3.1 Khái niệm đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa
Mọi sự vật dù là tự nhiên hay xã hội đều có cả những đặc điểm chung
và những đặc điểm riêng Những “nét riêng, tiêu biểu, làm cho phân biệt được với những sự vật khác” gọi là những “đặc trưng” Văn hóa cũng vậy, cũng mang trong mình những đặc trưng Những đặc trưng đó luôn được lưu giữ và biểu hiện trong thành tố và phương tiện cụ thể nhất định, trong đó có ngôn
ngữ (địa danh) Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa là những đặc trưng về ngôn
ngữ mà qua đó có biểu hiện những bản sắc văn hóa dân tộc hay sắc thái văn
hóa của địa phương Và đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của địa danh là những
nét riêng, nổi bật của địa danh, phản ánh những nét tiêu biểu, riêng biệt của văn hóa trong đó
1.3.3.2 Về định danh
Định danh (nomination) là gì? Cho đến nay đã có nhiều cách định
nghĩa khác nhau về thuật ngữ này
Theo G.V Coonssansky, định danh là “sự cố định (hay gắn) cho một kí
hiệu ngôn ngữ một khái niệm - biểu niệm (signifikat) phản ánh những đặc trưng nhất định của một biểu vật (denotat) - các thuộc tính, phẩm chất và quan
hệ của các đối tượng và quá trình thuộc phạm vi vật chất và tinh thần, nhờ đó các đơn vị ngôn ngữ tạo thành các yếu tố nội dung của giao tiếp ngôn từ” (dẫn theo [37, 191]) Nói một các “nôm na” thì định danh chính là đặt tên gọi cho một sự vật, hiện tượng [37, 191] Và bản chất của tên gọi là “kí hiệu khu biệt” Do đó, trong ngôn ngữ nói chung và địa danh nói riêng, khi định danh một sự vật, “không có gì lí tưởng hơn là chọn ra được đặc trưng nào đó thuộc đặc trưng bản chất của sự vật để làm cơ sở gọi tên nó” [37]
Tham gia vào quá trình định danh gồm hai tham tố là chủ thể định danh
và đối tượng được định danh Khi chọn đặc trưng làm cơ sở cho tên gọi thì
mọi tên gọi đều phải có nguyên do/ lí do Việc lựa chọn đặc trưng của sự vật
để định danh đều có sự phụ thuộc nhất định vào cảnh huống định danh (điều
Trang 27kiện tự nhiên - xã hội, lịch sử - văn hóa, tâm lí, ) Và sự định danh của mỗi địa phương, vùng miền, dân tộc là không giống nhau với những cách định danh khác nhau
1.3.3.3 Ý nghĩa của địa danh
Về ý nghĩa của tên riêng nói chung hay địa danh nói riêng, cho đến hiện nay đã có rất nhiều những ý kiến khác nhau Tuy nhiên, có thể khái quát
thành hai quan niệm: 1) phủ nhận ý nghĩa của địa danh; 2) khẳng định ý
nghĩa của địa danh
1) Theo hướng thứ nhất, phủ nhận ý nghĩa của địa danh, tức là cho rằng địa danh không chứa đựng ý nghĩa Coi địa danh chỉ là những “nhãn mác vô hồn”, chỉ là những “kí hiệu chỉ định đặc biệt” Đại diện cho khuynh hướng này là S.A Gardinar, Trần Phú Huệ Giang (Trung Quốc) Hoàng Phê cũng cho rằng: “Tên riêng là những ký hiệu thuần túy không có nghĩa”
2) Theo hướng thứ hai, khẳng định ý nghĩa của tên riêng
Theo thuyết phản ánh của V.I Lênin, ý nghĩa của từ có thể hiểu đó là
“kết quả phản ánh hiện thực, nhưng là sự phản ánh đặc biệt qua ý thức của con người với tư cách là đại diện của một cộng đồng văn hóa – ngôn ngữ nhất định (dẫn theo [37, 361])
Địa danh là một bộ phận của lớp từ vựng, có chức năng định danh, tức chỉ các đối tượng địa lí Mỗi địa danh đều quy chiếu đến một đối tượng cụ thể, một địa phương cụ thể Nó phân biệt đối tượng địa lí này với đối tượng địa lí khác dựa trên những đặc điểm của từng đối tượng Chẳng hạn, người ta
không thể nhầm lẫn giữa thành phố Huế với thành phố Hà Nội mặc dù chúng đều là thành phố
Mọi hình thức âm thanh khi được gắn với một sự vật, đối tượng nhất định thì khi đó nó trở thành ngôn ngữ và “trong ngôn ngữ chỉ khi nào có một
Trang 28tương ứng hoặc sự liên hệ với cái hiện thực cần biểu thị mà được biểu thị ” thì khi đó mới xuất hiện cái gọi là “có nghĩa” [26]
V A Superanskaja - nhà địa danh học người Nga cũng đồng tình với quan điểm này: “Địa danh chỉ dễ hiểu khi những người đối thoại biết chính xác chúng liên quan tới địa điểm nào” [33]
Phạm Tất Thắng khi nghiên cứu về tên riêng cũng đã chỉ ra: “tên riêng cũng có nghĩa”, tuy nhiên “nghĩa” đó phải “xác lập được mối liên hệ trực tiếp của nó với đối tượng” ([40], [41], [42])
Lê Trung Hoa cũng nói rằng, hiện thực mà địa danh phản ánh chính là ngữ nghĩa của địa danh
Nguyễn Kiên Trường khẳng định “chức năng ngữ nghĩa” của tên riêng
là “sự liên hệ đến một thực thể”
Quan niệm này hoàn toàn đúng Địa danh là một đơn vị của ngôn ngữ Mỗi địa danh thường phản ánh/ biểu thị một sự vật, một hiện thực trong thực tế khách quan, đó là các đối tượng địa lí với những đặc điểm, đặc trưng của chúng
1.3.4 Về khái niệm đường, phố
Trong nhiều năm gần đây, khái niệm đường, phố đã được tranh luận rất
sôi nổi với một loạt bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như Thanh
Đức với Nên thống nhất tên gọi các đường phố đô thị [33]; Lại nói chuyện
“phố và đường” (Thúy Quỳnh [31]); Bàn thêm về cách gọi đường và phố
(Nguyễn Thị Quỳnh Hương [23]); Phạm Văn Tình với Đường và phố Hà Nội,
giá trị ngôn ngữ và văn hóa [35] Những bài viết này chủ yếu đề cập đến vấn
đề phân biệt hai khái niệm đường và phố Gần đây, trong Hội thảo Địa danh
trong hội nhập quốc tế của nhóm chuyên gia Liên hợp quốc về địa danh, khu
vực Đông Nam Á, tác giả Phùng Thị Thanh Lâm đã bước đầu đề cập đến những Dấu ấn chính trị - văn hóa của đô thị Hà Nội qua tư liệu địa danh
đường phố [25], hay Phương thức định danh bằng số trong báo cáo của
Trang 29Nguyễn Thị Việt Thanh Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy hai hướng ý
kiến rất rõ: 1) “hoàn toàn có thể đổi tất cả phố thành đường và ngược lại” và
“việc để tồn tại đồng thời hai tên gọi trên ở Hà Nội chẳng qua chỉ là một sự
lộn xộn, vô nguyên tắc mà thôi” (Thanh Đức [13]); 2) cho rằng đường và phố
là hai khái niệm khác nhau, “không thể đổi tất cả cái nọ sang cái kia, mà hơn nữa đánh đồng như nhau “cá mè một lứa” cũng không được, xét về nhiều mặt” (Thúy Quỳnh [31]) Nguyễn Thị Quỳnh Hương cho rằng: “những con đường trong thành phố có độ dài và rộng trung bình, có nhà ở hai bên nên gọi là
“phố”, những đường như vậy mà rộng hơn, dài hơn gọi là “đại lộ”, còn những con đường khác hoặc đường liên tỉnh thì nên gọi là “đường” [23] Đồng tình với quan điểm này còn có một số tác giả như Vũ Kim Thủy [47], Phạm Văn Tình [35],
Trong luận văn của mình, tuy không đi sâu phân tích rạch ròi hai khái niệm này nhưng chúng tôi cũng đồng tình với quan điểm của số đông: cần phân
biệt hai khái niệm đường và phố
Theo Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng (năm 2005) của Chính phủ, đường và phố được hiểu như sau:
Đường: “là lối đi lại được xác định trong quy hoạch đô thị có quy mô
lớn về chiều dài, chiều rộng, gồm các trục chính trên địa bàn đô thị, các tuyến vành đai, liên tỉnh”, cụ thể là “có chiều dài trên 2.500m, mặt cắt ngang lòng đường rộng từ 10,5m trở lên”
Phố: “là lối đi lại được xác định trong quy hoạch đô thị, hai bên phố
thường có các công trình kế tiếp nhau như nhà ở, cửa hàng, cửa hiệu”, cụ thể là
“dài từ 500-2.500m, mặt cắt ngang rộng từ 7,5m trở lên”
Như vậy, “phố và đường ở đây là hai tên gọi cho cùng một đơn vị theo
cách phân chia địa giới thành phố, tức là một “khoảng không gian đô thị có các công trình xây dựng theo hướng đối diện, ngăn cách bằng một tuyến đường giao thông Khoảng không gian đô thị nằm trong địa giới quản lí của
Trang 30thành phố, với những quy hoạch về hạ tầng và cảnh quan môi trường đô thị”
Bình thường thì gọi là phố, còn nếu nó là một trục giao thông chính (liên tỉnh
hay nội đô), có quy mô kích thước lớn, cụ thể là có giải phân cách, phân
luồng (một chiều) thì có thể đặt tên là đường (dẫn theo [34, 342])
Ngoài lấy tên gọi đường, phố, chúng tôi còn thu thập tên ngõ cũ vẫn
quen gọi, bến của 7 quận trên địa bàn thành phố Hải Phòng làm đối tượng
nghiên cứu Để thuận tiện trong quá trình làm việc, chúng tôi sử dụng cụm từ
đường phố với nội hàm bao gồm các loại trên
1.4 Khái quát về địa bàn Hải Phòng
1.4.1 Về đặc điểm tự nhiên
1.4.1.1 Vị trí địa lí
Hải Phòng là một thành phố ven biển: phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Đông Hải Phòng cách huyện đảo Bạch Long Vĩ khoảng 70 km, cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía Đông Đông Bắc Cực Bắc của thành phố là xã Lại Xuân thuộc huyện Thủy Nguyên; cực Tây là xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo; cực Nam là xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Bảo; cực Đông là đảo Bạch Long Vĩ [52]
Trang 31Bạch Long Vĩ Biển, bờ biển và hải đảo đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của thành phố duyên hải Đây cũng là một thế mạnh tiềm năng của nền
kinh tế địa phương [54]
1.4.1.3 Thủy văn
Khu vực Hải Phòng chịu ảnh hưởng rất mạnh của thuỷ triều Thủy triều ở đây thuộc chế độ nhật triều thuần nhất, trong tháng có khoảng 25 ngày có 1 lần nước lớn và 1 lần nước ròng, độ lớn triều ở đây thuộc loại lớn, khoảng 3m đến 4m vào thời kỳ triều cường Một tháng có 2 kỳ nước lớn với biên độ dao động mực nước từ 2-4m, mỗi kỳ kéo dài 12-13 ngày Ở thời kỳ nước kém tính chất nhật triều giảm đi rõ rệt, ngược lại tính chất bán nhật triều tăng lên, trong ngày xuất hiện 2 đỉnh triều và 2 chân triều Hầu hết các cơn bão đổ bộ vào Hải Phòng đều rơi vào thời kỳ nước triều thấp hoặc trung bình
1.4.1.4 Khí hậu
Thời tiết Hải phòng mang tính chất đặc trưng của thời tiết miền Bắc Việt Nam: nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông tương đối rõ rệt Mùa đông ở Hải Phòng khí hậu thường lạnh và khô, nhiệt độ trung bình là 20,3oC; khí hậu mùa hè thường nồm mát và mưa nhiều, nhiệt độ trung bình khoảng 32,5°C
Lượng mưa trung bình từ 1.600 – 1.800 mm/năm Do nằm sát biển nên vào mùa đông, Hải Phòng ấm hơn 1oC và mùa hè mát hơn 1oC so với Hà Nội Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23°C – 26°C, tháng nóng nhất (tháng 6,7) nhiệt độ có thể lên đến 44°C và tháng lạnh nhất (tháng 1,2) nhiệt độ có thể xuống dưới 5°C Độ ẩm trung bình vào khoảng 80 – 85%, cao nhất vào
tháng 7, 8, 9 và thấp nhất là tháng 1, tháng 12 [54]
Trang 321.4.2 Về đặc điểm xã hội - nhân văn
1.4.2.1 Lịch sử hình thành và địa giới hành chính
Năm 1887, thực dân Pháp tách một số huyện ven biển của tỉnh Hải Dương nằm lân cận cảng Ninh Hải ra để thành lập tỉnh Hải Phòng Ngày 19 tháng 7 năm 1888, Tổng thống Pháp Sadi Carnot ký sắc lệnh thành lập thành phố Hải Phòng - thành phố Hải Phòng chính thức có tên trên bản đồ Liên bang Đông Dương Theo sắc lệnh thành phố Hải Phòng được tách ra từ tỉnh Hải Phòng, phần còn lại của tỉnh Hải Phòng lập thành tỉnh Kiến An
Hải Phòng là đầu mối giao thông quan trọng của phía Bắc và cả nước, nơi hội tụ đủ 5 loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa và đường hàng không Hải Phòng là trung tâm đô thị loại 1 cấp quốc gia; trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch của phía Bắc
và Việt Nam; trung tâm vành đai kinh tế phía Tây vịnh Bắc Bộ (Hải Phòng, Quảng Ninh) và khu vực kinh tế duyên hải phía Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình); trung tâm chuỗi hành lang đô thị: Hải Phòng - Hải Dương - Hà Nội - Việt Trì - Yên Bái- Lào Cai (Việt Nam) - Mông Tự - Côn Minh (Trung Quốc); Hải Phòng- Hải Dương- Hà Nội- Lạng Sơn (Việt Nam) - Nam Ninh (Trung Quốc) Hải Phòng nằm trên chuỗi đô thị ven biển thuộc hành lang vịnh Bắc Bộ: Hải Phòng - Hạ Long - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình; nằm trên vị trí trọng yếu thuộc “hai hành lang - một vành đai kinh tế” trong hợp tác Việt Nam và Trung Quốc Ở đây
có đảo Cát Bà - viên ngọc nguyên sơ vùng Đông Bắc, Khu dự trữ sinh quyển thế giới - liền kề Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long [54]
Về tên gọi Hải Phòng, có ý kiến cho là rút ngắn trong cụm từ Hải tần
phòng thủ, của nữ tướng Lê Chân có từ đầu thế kỷ I Có ý kiến khác cho rằng
tên gọi này rút ngắn từ tên gọi của một cơ quan đời Tự Đức trên đất Hải
Dương: Hải Dương thương chính quan phòng hoặc tên Hải Phòng có thể bắt
Trang 33nguồn từ ti sở nha Hải Phòng sứ hay đồn Hải Phòng do Bùi Viện lập từ năm
Những cư dân vùng ven biển Hải Phòng (trải dài từ huyện Thủy Nguyên cho tới huyện Vĩnh Bảo ngày nay) chính là những người đi tiên phong trong công cuộc khai phá tạo dựng nên mảnh đất có tên là Hải Tần Phòng Thủ những năm đầu Công nguyên khi nữ tướng anh hùng Lê Chân về đây gây dựng căn cứ chống quân Đông Hán Nhưng lịch sử hình thành và phát triển đô thị Cảng biển Hải Phòng như ngày hôm nay chỉ thực sự được quan tâm đúng mức vào giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX khi thực dân Pháp đẩy mạnh quá trình khai thác thuộc địa ở Đông Dương Điều đó góp phần tạo nên
sự đa dạng và phức tạp trong thành phần cư dân nơi đây, với những nét khác biệt so với nhiều địa phương khác tại Việt Nam cùng thời điểm
Từ những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX dưới thời Pháp thuộc, Hải Phòng cùng với Sài Gòn có vai trò như những cửa ngõ kinh tế của Liên bang Đông Dương trong giao thương với quốc tế ở vùng Viễn Đông Vì thế ở thời điểm đó tại Hải Phòng tập trung nhiều thành phần dân di cư tới sinh sống lập nghiệp Cộng đồng người Việt lúc đó ngoài cư dân địa phương còn đón nhận nhiều dân di cư tới từ nhiều tỉnh thành của miền Bắc như Hà Nội - Hà Tây, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên Nhiều người trong số đó
dù không sinh ra tại Hải Phòng nhưng đã gắn bó với thành phố Cảng trong những năm tháng đáng nhớ của sự nghiệp Điển hình là những nhà hoạt động cách mạng và sau là những người giữ trọng trách của Đảng như Nguyễn Đức Cảnh, Tô Hiệu, Nguyễn Văn Linh, Lê Quang Đạo, nhạc sĩ Đỗ Nhuận, nhà thơ
Trang 34Thế Lữ, nhà văn Nguyên Hồng, cùng những doanh nhân giàu lòng yêu nước như Nguyễn Sơn Hà, Bạch Thái Bưởi Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ ác liệt, Hải Phòng là nơi tiếp nhận một số lượng lớn những cán bộ cách mạng từ miền Trung và miền Nam tập kết ra Bắc Ở đây còn có một số cộng đồng người nước ngoài cư trú lâu dài: cộng đồng người Pháp, cộng đồng người Hoa,… kết hôn với người Việt
Sự kết hợp giữa các yếu tố Á - Âu, Việt - Pháp, Việt - Hoa, Pháp - Hoa đã
để lại những dấu ấn còn đậm nét trong những di sản về văn hóa, ngôn ngữ, kiến trúc và ẩm thực tại Hải Phòng ngày nay Đây cũng là một trong những lý do có ảnh hưởng đến tính cách đặc trưng của người Hải Phòng: cởi mở, phóng khoáng, mạnh mẽ, trực tính, nhạy bén trong kinh doanh buôn bán và dễ tiếp nhận những cái mới Nhiều người con đất Cảng đi lập nghiệp xa quê lâu năm nhưng vẫn giữ được phần nhiều những nét tính cách rất Hải Phòng đó [52]
b Văn hóa
Hải Phòng được chính thức thành lập năm 1888 nhưng những di tích của nền văn minh Việt hơn 6.000 năm tuổi đã được phát hiện tại địa điểm khảo cổ Cái Bèo và Eo Bùa trên đảo Cát Bà
Từ lâu, hoa phượng đỏ (hay phượng vĩ) đã trở thành biểu tượng của thành phố cảng Hải Phòng Cây phượng vĩ được người Pháp du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ 19, bắt đầu nở hoa vào những ngày đầu mùa hè Mùa hoa phượng kéo dài trong khoảng 1 tháng (từ đầu tháng 5 đến hết tháng 6) đúng vào thời điểm bắt đầu mùa du lịch biển của Hải Phòng và ngày giải phóng thành phố (13 tháng 5) Đường Phạm Văn Đồng của Hải Phòng từ cầu Rào -
Đồ Sơn chính thức được công nhận là con đường trồng nhiều cây phượng nhất của Việt Nam
Ngoài biểu tượng về hoa phượng, Nhà hát lớn Hải Phòng nằm ngay giữa quảng trường trung tâm thành phố cũng được coi như biểu tượng kiến trúc đặc trưng của Hải Phòng Nhà hát được xây dựng vào năm 1904, hoàn
Trang 35thành năm 1912 theo thiết kế của kiến trúc sư người Pháp với nguyên vật liệu mang từ Pháp sang Cùng với Nhà hát lớn tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì đây là số ít những nhà hát được người Pháp xây dựng tại Việt Nam thời kỳ thuộc địa
Cũng như mọi địa phương trên cả nước, Hải Phòng cũng là nơi có các
lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam như: Lễ hội “Hát Đúm” tại Thủy Nguyên, Lễ hội đua thuyền rồng Cát Bà, Đồ Sơn, Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, pháo đất Vĩnh Bảo, Lễ hội làng cá Cát Bà, Lễ hội núi Voi, Lễ hội Hoa Phượng đỏ… [54]
1.4.2.3 Khái quát về tiếng Hải Phòng
Hải Phòng nằm trong vùng phương ngữ Bắc Bộ nên mang những đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Bắc: 6 thanh điệu (ngang, huyền, ngã, hỏi, sắc, nặng), 20 âm vị phụ âm đầu (không phân biệt s/x, r/d/gi, ch/tr), 9 âm vị âm cuối (6 phụ âm cuối và 2 bán nguyên âm cuối)
Ở Hải Phòng, có sự khác biệt trong cách phát âm ở một số vùng: trong khi người dân ở Phục Lễ phát âm khá chuẩn thì ở vùng duyên hải, đặc biệt là
Đồ Sơn vẫn còn giữ được một số phát âm cổ, và có sự khác biệt rõ ràng cả ở thanh điệu, phụ âm đầu, phần vần và âm cuối [48]
Trang 36Tiểu kết chương 1
Địa danh tuy được nghiên cứu từ lâu nhưng cho đến nay vẫn chưa có
một khái niệm thống nhất về thuật ngữ này Trong Chương 1, luận văn đi vào
điểm lại các quan niệm của các học giả trong và ngoài nước về địa danh; các
cách phân loại địa danh; mối quan hệ giữa địa danh và văn hóa; khái niệm đường, phố; khái quát về địa bàn Hải Phòng (đặc điểm tự nhiên và đặc điểm
xã hội - nhân văn) Đường, phố là một loại địa danh, địa danh là một bộ phận của hệ thống từ vựng trong một ngôn ngữ, do đó nó cũng mang những tính chất của ngôn ngữ nói chung và chịu sự chi phối của các quy luật ngôn ngữ nói riêng Cách định danh đường, phố cũng phản ánh những đặc điểm về địa lý, lịch sử, dân cư, văn hóa, ngôn ngữ,… của khu vực Việc tìm hiểu về đường, phố Hải Phòng không chỉ đặt chúng trong mối quan hệ với những khái niệm, quy luật chung mà còn phải nhìn nhận, chỉ ra những nét đặc trưng về mặt văn hóa của chúng
Trang 37CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH THỨC ĐỊNH DANH CỦA TÊN GỌI ĐƯỜNG PHỐ HẢI PHÒNG
2.1 Cấu tạo của tên gọi đường phố Hải Phòng
2.1.1 Khái quát về cấu tạo địa danh
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau xung quanh vấn đề về cấu tạo của địa danh Điều này thể hiện ở chỗ, mặc dù phần lớn các nhà Địa danh học đều cho rằng, địa danh là một đơn vị định danh với mô hình cấu tạo thông
thường gồm 2 thành phần: một thành phần chỉ loại và một thành phần chỉ tên
gọi, nhưng thuật ngữ để chỉ hai thành phần ấy cho đến này vẫn chưa được thống
nhất Có tác giả gọi thành phần chỉ loại là thành tố chung, có người lại gọi là yếu
tố chung hay tên chung ; thành phần để chỉ tên gọi của địa danh thì được gọi là thành tố riêng/ yếu tố riêng/ tên riêng Hơn thế, việc xác định địa danh là một
trong hai thành tố hay gồm cả hai thành tố, đến nay cũng chưa được khẳng định
Một số nhà nghiên cứu coi địa danh chỉ là phần tên riêng mà không bao gồm yếu tố chỉ loại, điển hình như Lê Trung Hoa Ông coi địa danh chỉ là
phần tên riêng Còn phần chỉ loại đứng trước tên riêng được ông gọi với thuật
ngữ “tiền từ” [Lê Trung Hoa, Cần thống nhất cách viết địa danh trong mỗi
quốc gia, Hội thảo “Địa danh trong hội nhập quốc tế” của Nhóm chuyên gia
Liên hợp quốc về địa danh, Khu vực Đông Nam Á, H., tháng 5, 2015]
Hoàng Thị Châu thì quan niệm: “Địa danh thường đi kèm với danh pháp, tức danh từ chung chỉ đối tượng địa hình: sông, núi, biển, ” [8]
Đồng tình với quan niệm này, Từ Thu Mai cũng khẳng định: “Địa danh chỉ là bộ phận tên riêng của đối tượng địa lí” [28]
Coi “phần được viết hoa ấy” mới là thứ để “đánh dấu”, để “phân biệt” các đối tượng địa lí với nhau cũng là đúng khi đối tượng đó là duy nhất, là không có đối tượng khác trùng tên với nó Tuy nhiên, trên thực tế thì thật là
Trang 38khó, thật là trừu tượng bởi có rất nhiều đối tượng có tên gọi trùng nhau Ví
dụ: tên riêng Hai Bà Trưng được đặt cho phố Hai Bà Trưng, đường Hai Bà
Trưng, quận Hai Bà Trưng Lúc này phần tên riêng không có chức năng phân
biệt mà phải dựa vào “phần chỉ loại”/ phần tên chung
Bên cạnh đó, lại có quan niệm coi địa danh bao gồm cả phần tên chung
và phần tên riêng Phạm Tất Thắng quan niệm tên riêng có cấu tạo gồm tên chung (common name) - “là tên gọi gắn với một lớp đối tượng cùng loài”; tên riêng (proper name) - “là tên gọi cho một đối tượng cá biệt, đơn nhất và xác định” ([40], [41], [42]) Cùng quan niệm này còn có Nguyễn Kiên Trường [48], Trần Văn Sáng [32], Vũ Thị Thắng [43],
Chúng tôi cũng cho rằng, địa danh tiếng Việt là một đơn vị định danh
đa thành tố Về cấu tạo, địa danh gồm hai thành tố: thành tố chung và thành
tố riêng Trong đó, thành tố chung đứng trước, mang tính khái quát cao, chỉ
một lớp các đối tượng cùng loại; chức năng quan trọng nhất của thành tố chung là chức năng phân biệt lớp đối tượng này với lớp đối tượng khác
Thành tố riêng đứng sau thành tố chung; chức năng chủ yếu của thành tố
riêng là chức năng định danh cho một đối tượng cá biệt để phân biệt một đối tượng cụ thể này với một đối tượng cụ thể khác trong cùng một lớp đối tượng [25] Mối quan hệ giữa thành tố chung và thành tố riêng là mối quan hệ giữa yếu tố chính và yếu tố phụ: thành tố riêng là phần bổ sung, giải thích, làm rõ nghĩa cho thành tố chung, do đó nó có giá trị khu biệt chính Thành tố riêng quyết định sự hình thành, tồn tại và mất đi của địa danh và trong mỗi thành tố lại bao gồm nhiều yếu tố nhỏ hơn, mỗi yếu tố tồn tại dưới hình thức âm tiết (một tiếng hay một chữ)
Có thể khái quát cấu tạo địa danh tiếng Việt theo mô hình sau:
Địa danh tiếng Việt
Trang 39Ví dụ: quận Lê Chân, núi Voi, sông Hồng, hồ Trúc Bạch, đường Tôn
Đức Thắng, phố Hai Bà Trưng,…
2.1.2 Cấu tạo tên gọi đường phố Hải Phòng
2.1.2.1 Đặc điểm tên gọi đường phố Hải Phòng xét theo thành tố cấu tạo
Tên gọi đường phố Hải Phòng cũng được cấu tạo gồm hai thành tố: thành tố chung và thành tố riêng Có thể khái quát cấu tạo của tên gọi đường phố Hải Phòng theo mô hình như sau đây:
Tên đường phố Hải Phòng
Thành tố chung
Thành tố riêng
Thành tố chung trong tên gọi đường phố Hải Phòng đứng trước thành
tố riêng Thành tố riêng đứng liền sau thành tố chung, có cấu tạo phức tạp hơn thành tố chung (bao gồm các yếu tố nhỏ hơn)
Ví dụ: đường Hùng Vương, đường Cam Lộ, đường An Chân, đường Dư
Hàng, đường Đinh Nhu, đường Đông Khê, đường Cát Bi, trong đó đường là
thành tố chung, còn Hùng vương, Cam Lộ, An Chân, Dư Hàng, Đinh Nhu,
Đông Khê, Cát Bi,… là các thành tố riêng
Phố Võ Thị Sáu, phố Phan Đăng Lưu, phố Chiêu Hoa, phố Trần Văn Cẩn, phố Cầu Đất, , thì phố là thành tố chung, Võ Thị Sáu, Phan Đăng Lưu, Chiêu Hoa, Trần Văn Cẩn, Cầu Đất là thành tố riêng
Thành tố chung và thành tố riêng trong tên gọi đường phố Hải Phòng
có cấu tạo không giống nhau về mặt hình thức:
Trang 40a Thành tố chung của tên đường phố Hải Phòng có cấu tạo là một danh từ đơn, gồm 1 âm tiết: đường, phố, ngõ, bến Trên tư liệu thống kê 472 tên gọi đường
phố Hải Phòng mà chúng tôi thu thập được, có 125 tên gọi mang thành tố
chung là đường (chiếm tỉ lệ 26.5%), 279 tên gọi mang thành tố chung là phố (chiếm 59.1%), 60 tên gọi mang thành tố chung là ngõ (chiếm 12.7%), 8 tên gọi mang thành tố chung là bến (chiếm 1.7%) Trên thực tế, số lượng ngõ
nhiều hơn nhiều, nhưng vì các ngõ ở Hải Phòng hiện nay thường được đánh
số nên chúng tôi không thu thập, chỉ thu thập những tên quen gọi, thường dùng, từng dùng không theo lối định danh bằng số
Bảng 2 1 Các thành tố chung trong tên gọi đường phố Hải Phòng
Thành tố chung Số lượng Tỉ lệ (%)