Chúng tôi hy vọng sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về thơ lục bát của Trần Đăng Khoa, góp phần hữu ích cho việc tìm hiểu, phân tích, giảng dạy thơ lục bát cũng như thấy được vai trò, giá trị
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
NGUYỄN THANH NGA
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ LỤC BÁT
CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
HẢI PHÒNG - 2019
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
NGUYỄN THANH NGA
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ LỤC BÁT
CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.01.02 Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Vũ Kim Bảng
HẢI PHÒNG - 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kì công trình nào khác Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Hải Phòng, ngày 10 tháng 11 năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Thanh Nga
Trang 4LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian theo học tại Trường Đại học Hải Phòng và đặc biệt là trong khoảng thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ hết lòng về mặt vật chất, tinh thần, kiến thức và những kinh nghiệm quí báu từ gia đình, thầy cô, bạn bè Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Gia đình - những người luôn giúp đỡ tôi về mọi mặt để tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất
Quí Thầy, Cô giảng dạy chuyên ngành Ngôn ngữ học Việt Nam khóa VIII tại trường Đại học Hải Phòng những người đã hết lòng truyền đạt kiến thức và những kinh nghiệm quí báu cho chúng tôi
Thầy giáo PGS.TS Vũ Kim Bảng, người đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp
Các anh chị học viên trong lớp Cao học Ngôn ngữ Việt Nam khóa VIII
và các bạn đồng nghiệp đã ủng hộ, giúp đỡ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và tài liệu cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này
Cuối cùng xin kính chúc sức khỏe quí thầy cô, gia đình và các anh chị học viên
Hải Phòng, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Thanh Nga
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7
1.1 Thơ và ngôn ngữ thơ 7
1.1.1 Khái niệm thơ 7
1.1.2 Đặc trưng ngôn ngữ thơ 8
1.2 Vần và vần trong thơ lục bát 11
1.2.1 Khái niệm vần trong thơ 11
1.2.2 Chức năng của vần thơ 12
1.2.3 Phân loại vần thơ 13
1.2.4 Vần trong thơ lục bát 14
1.3 Nhịp và nhịp trong thơ lục bát 15
1.3.1 Khái niệm nhịp trong thơ 15
1.3.2 Nhịp trong thơ lục bát 16
1.3.3 Vai trò của nhịp trong thơ 17
1.3.4 Cơ sở ngôn ngữ học của cách ngắt nhịp 17
1.4 Vài nét về cuộc đời và sáng tác của Trần Đăng Khoa 18
1.5 Tiểu kết 20
CHƯƠNG 2 VẦN VÀ NHỊP TRONG THƠ LỤC BÁT TRẦN ĐĂNG KHOA 21
2.1 Vần trong thơ lục bát Trần Đăng Khoa 21
2.1.1 Vần trong thơ lục bát Trần Đăng Khoa xét theo vị trí của các tiếng hiệp vần 21
2.1.2 Vần trong thơ lục bát Trần Đăng Khoa xét theo mức độ hòa âm 23
2.2 Nhịp trong thơ lục bát Trần Đăng Khoa 27
2.2.1 Tư liệu thống kê 27
2.2.2 Nhịp trong câu lục 30
2.2.3 Nhịp trong câu bát 34
Trang 62.4 Tiểu kết 39
CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG TỪ VÀ CÁC BIệN PHÁP TU Từ TRONG THƠ LỤC BÁT CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA 41
3.1 Đặc điểm sử dụng các lớp từ đặc thù trong thơ Trần Đăng Khoa 41
3.1.1 Sử dụng từ láy 41
3.1.2 Sử dụng lớp từ chỉ màu sắc 47
3.1.3 Sử dụng lớp từ liên quan đến nông thôn Việt Nam 53
3.1.4 Sử dụng lớp từ liên quan đến đất nước, chiến tranh 56
3.2 Các biện pháp tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa 59
3.2.1 Biện pháp so sánh 59
3.2.2 Biện pháp điệp 65
3.3 Tiểu kết 71
KẾT LUẬN 73
NGỮ LIỆU KHẢO SÁT 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Trang 8DANH MỤC BIỂU ĐỒ
3.1
Biểu đồ các kiểu từ láy phân loại theo cách thức hòa phối ngữ âm trong thơ lục bát của Trần Đăng Khoa
44
3.2
Biểu đồ các kiểu từ láy phân loại theo chức năng biểu thị trong thơ lục bát của Trần Đăng Khoa
46
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
và song thất lục bát) Thơ lục bát ở Việt Nam được truyền bá và phát triển hàng trăm năm nay, thấm đẫm tâm hồn người Việt qua các bài ca dao, đồng dao, các bài ru con… sâu sắc, nghĩa tình Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh và giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại Thơ lục bát rất giản dị về quy luật thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người Đây là một thể thơ luôn song hành với sự phát triển của ngôn ngữ và văn hóa Việt 1.2 Thực tế cho thấy ngôn ngữ học truyền thống tập trung nghiên cứu nhiều về đặc điểm ngôn ngữ lục bát ca dao xưa và trong một thời gian dài, ít
đề tài quan tâm, nghiên cứu sâu sắc đến lục bát Nhưng thực tế, lục bát vẫn như một dòng chảy xuyên suốt trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam, lục bát vừa dễ đọc, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người và vẫn xuất hiện nhiều trong thơ ca hiện đại Ở giai đoạn này, lục bát ca dao vừa có sự biến đổi về mặt nội dung vừa có sự biến đổi về hình thức thể thơ Chính trong những biến thể này, chúng ta càng thấy rõ sức sống, sức ảnh hưởng của lục bát dân tộc Lục bát truyền thống lúc này sẽ trở thành phương tiện cho các thi nhân đương đại triển khai những ý tưởng sáng tạo của mình Và có một điều đặc biệt, khi nói đến lục bát hiện đại đó là sự sáng tạo trong vần và nhịp của các tác giả, đây cũng là thước đo tài năng và phong cách của chính chủ thể sáng tạo Bên cạnh đó việc sử dụng từ ngữ, các phương thức tu từ điển hình góp phần tạo nên tính đa dạng, phong phú của nội dung thơ lục bát cũng là một yếu tố cần các nhà nghiên cứu, xem xét khi tìm hiểu để làm rõ về đặc điểm ngôn ngữ của thơ lục bát hiện đại
1.3 Theo khảo sát chúng tôi nhận thấy có rất nhiều tác giả viết thơ theo thể lục bát hiện đại (nhiều đổi mới về nội dung và hình thức so với lục bát ca dao xưa) như: Mai Văn Phấn, Đồng Đức Bốn, Đặng Nguyệt Anh, Phạm Ngọc
Trang 10Cảnh, Hồ anh Tuấn, Nguyễn Ngọc Ly… trong đó phải kể đến tác giả Trần Đăng Khoa với nhiều tác phẩm thơ lục bát viết theo lối hiện đại, nội dung gắn
bó với thiếu nhi, dễ đọc, dễ nhớ và có ý nghĩa đặc biệt đối với lứa tuổi trẻ nhỏ Từ lâu nhiều bài thơ lục bát của Trần Đăng Khoa đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường Vì vậy, việc nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ thơ thơ lục bát (đặc điểm ngữ âm và từ vựng) của tác giả này là một nhu cầu và có ý nghĩa thiết thực cho việc giảng dạy thơ lục bát được tốt hơn và đúng hướng hơn trong mỗi nhà trường, đặc biệt là cấp bậc tiểu học và mầm non
1.4 Xuất phát từ các lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài "Đặc điểm ngôn ngữ thơ lục bát của Trần Đăng Khoa" là đề tài nghiên cứu Chúng tôi
hy vọng sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về thơ lục bát của Trần Đăng Khoa, góp phần hữu ích cho việc tìm hiểu, phân tích, giảng dạy thơ lục bát cũng như thấy được vai trò, giá trị của vần, nhịp và cách dùng từ, biện pháp tu từ trong việc tạo nên phong cách thơ của tác giả lục bát hiện đại có nhiều đóng góp cho văn học dành cho thiếu nhi
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Thơ ca nói chung từ lâu đã là đối tượng nghiên cứu của những người yêu thơ nói riêng và các ngành nghệ thuật có liên quan nói chung Tuy nhiên, những thành tựu mà nhân loại đã đạt được về nó không bao giờ là đủ Những nghiên cứu về thể thơ lục bát có được từ trước đến nay đứng trên nhiều góc
độ khác nhau, mỗi bình diện mang những kết quả đặc thù riêng
Khi nghiên cứu về thơ lục bát phải kể đến một công trình mang tên Lục bát và song thất lục bát của Phan Thị Diễm Phương [30] Đây là một công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu, tác giả đã tập trung giải quyết tương đối triệt để những vấn đề chung về thể loại như quá trình ra đời và phát triển của hai thể thơ lục bát và song thất lục bát từ điểm nhìn cấu trúc âm luật thể loại Công trình này cũng cùng xu hướng với chuyên luận Thơ và các vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại của tác giả Hà Minh Đức
Trang 11Trong một số luận văn, khóa luận, bài viết nghiên cứu về thơ lục bát như: Phạm Thị Phương Thúy (1982), với Nhịp điệu thơ lục bát của Tố Hữu; luận văn thạc sĩ Nhịp trong thơ lục bát hiện đại của tác giả Lê Thị Hữu (2009); luận văn Vần và nhịp trong thơ Mới thời kì 1932 - 1945 (2012) của tác giả Trần Thị Quyết… Một số bài viết khác như: "Tiếng Việt và thể thơ lục bát" của Nguyễn Thái Hòa; "Nhịp chẵn, nhịp lẻ trong thơ lục bát" của Đào Thản; " Lục bát Huy Cận: Ngậm ngùi" của Lý Toàn Thắng, "Thơ lục bát Việt Nam hiện đại nhìn từ góc độ ngôn ngữ" của Hồ Văn Hải (2004)…cũng đã góp phần cổ động cho phong trào nghiên cứu lục bát đang ngày càng trở nên sôi nổi
Thơ Trần Đăng Khoa có nhiều thể: bốn chữ, năm chữ, bảy chữ, thơ
tư do, Tuy nhiên thể thơ lục bát chiếm một số lượng lớn (chúng tôi thống
kê được 52 bài) và có một vị trí nghệ thuật cao trong gia sản thơ của Trần Đăng Khoa Đánh giá về thơ Trần Đăng Khoa, các nhà văn như Tô Hoài, Dương Thu Hương, Phạm Hổ hay các nhà nghiên cứu có tiếng như Hoài Thanh, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đăng Xuyền khẳng định đây là lần đầu tiên và đến giờ vẫn là duy nhất, xuất hiện dàn đồng ca thơ thiếu nhi, chính các
em viết cho các em đọc chứ không chờ người lớn sáng tác cho mình Giữa đội hình thơ vô cùng đẹp, có một không hai này Trần Đăng Khoa vượt hẳn lên, nổi tiếng bền bỉ đến giờ đó là xét về góc độ nội dung, còn ở góc độ nghệ thuật
có rất nhiều nghiên cứu về thơ của Trần Đăng Khoa như: tác giả Trần Thị Định đã trình bày giá trị nghệ thuật thơ thiếu nhi của Trần Đăng Khoa qua luận văn "Thế giới nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa niên thiếu", Đại học An Giang năm 2008 hay Trần Thị Thùy Linh với luận văn mang tên "Thơ Trần Đăng Khoa từ góc nhìn tư duy nghệ thuật", Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn Hà Nội, năm 2011 v.v
Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ trong thơ Trần Đăng Khoa Chính vì vậy tiếp tục xu hướng nghiên cứu về thơ lục bát nói chung của các tác giả mà chúng tôi đã trình bày, chúng tôi lựa chọn đề
Trang 12tài: "Đặc điểm ngôn ngữ thơ thơ lục bát của Trần Đăng Khoa" một góc nhìn về thơ lục bát từ góc độ ngôn ngữ nhằm góp phần khẳng định sức sống trường tồn của thơ lục bát cũng như vai trò, vị trí của nhà thơ đầy tài năng và sáng tạo này trong nền thi ca dân tộc
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Thông qua các thủ pháp mang tính ngôn ngữ học trong việc phân tích những đặc trưng tiêu biểu về ngữ âm như vần điệu và nhịp điệu; các lớp từ và các biện pháp tu từ tiêu biểu trong thơ lục bát Trần Đăng Khoa, luận văn chỉ
ra những đặc trưng mới của ngôn ngữ thơ lục bát hiện đại Đồng thời hướng tới việc khẳng định các đặc điểm khảo sát là một trong những thước đo tài năng sáng tạo thi ca của người nghệ sĩ
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi đi vào giải quyết những nhiệm vụ chính sau :
Thu thập và thống kê các số liệu trong 52 bài thơ lục bát của Trần Đăng Khoa phục vụ cho mục đích của luận văn
Từ đó chỉ rõ đặc điểm hình thức (ngữ âm) và nội dung (từ vựng) thơ lục bát Trần Đăng Khoa ở hai phương diện cụ thể là: vần thơ, nhịp thơ và các lớp
từ và biện pháp tu từ tiêu biểu
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vần thơ, nhịp thơ và các lớp từ
và biện pháp tu từ tiêu biểu trong thơ lục bát của Trần Đăng Khoa
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ tiến hành khảo sát các đặc điểm ngữ âm, từ vựng trong thơ lục bát của Trần Đăng Khoa ở hai phương diện cụ thể là: hình thức và nội dung
Trang 13Nguồn dẫn liệu mà chúng tôi khảo sát gồm 52 bài thơ lục bát của Trần Đăng Khoa đăng trong Trần Đăng Khoa - Tuyển thơ, NXB Văn học, Hà Nội năm 2018
5 Phương pháp nghiên cứu
5.2 Thủ pháp phân loại, thống kê
Chúng tôi tiến hành phân loại, thống kê các số liệu ngữ âm, lớp từ và phương thức tu từ xuất hiện trong thơ Trần Đăng Khoa
Từ các con số thống kê, người viết có cái nhìn khách quan về thực trạng phong cách thơ của ông
6 Đóng góp của luận văn
Lục bát là linh hồn của dân tộc nên được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đặc biệt Trong dòng chảy của văn chương đương đại, lục bát vẫn tiếp tục cho đến ngày nay để thể thơ này có những đỉnh cao mới Các kết quả nghiên cứu về đặc ngôn ngữ thơ lục bát của Trần Đăng Khoa sẽ góp phần chứng tỏ điều đó Bằng những thao tác định lượng, cụ thể, chính xác nhằm xác định đặc điểm về vần, nhịp; các lớp từ và các biện pháp tu từ tiêu biểu trong thơ
Trang 14lục bát Trần Đăng Khoa, luận văn đã cố gắng phân tích, miêu tả vần, nhịp của thể thơ dân tộc một cách đầy đủ, toàn diện, có tính hệ thống nhằm chỉ ra giá trị bất biến và khả biến của thể thơ này Đồng thời hướng tới việc khẳng định vần và nhịp cũng là một trong những thước đo tài năng sáng tạo thi ca của người nghệ sĩ
Những kết quả của luận văn cũng đóng góp nhất định cho việc nghiên cứu ngôn ngữ thơ nói riêng và ngôn ngữ văn xuôi nói chung đồng thời có thể ứng dụng trong việc bình giảng văn học, phân tích thơ và cảm nhận cái hay, cái đẹp của thơ văn
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài
Chương 2: Vần và nhịp trong thơ lục bát Trần Đăng Khoa
Chương 3: Đặc điểm sử dụng từ và các biện pháp tu từ trong thơ lục bát của Trần Đăng Khoa
Trang 15CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Thơ và ngôn ngữ thơ
1.1.1 Khái niệm thơ
Thơ là một thể loại văn học ra đời từ rất sớm khi con người bắt đầu có những cảm nhận tinh tế về cuộc sống, về thế giới xung quanh,về cỏ cây, hoa
lá, vạn vật Qua hàng ngàn năm lịch sử cùng với thời gian thơ như dòng nước len lỏi vào sâu thẳm tâm can, trái tim con người làm mềm hóa những tâm hồn cằn cỗi hướng con người tới Chân - Thiện - Mỹ Dưới đây là một số quan niệm của các nhà nghiên cứu về thơ:
Mã Giang Lân: “Thơ là một thông báo thẩm mĩ trong đó kết hợp 4 yếu tố:
Ý - Tình - Hình - Nhạc”[25] Ở đây Mã Giang Lân muốn đề cao mối quan hệ khăng khít, hòa quyện giữa ý nghĩa, cảm xúc, hình ảnh và tính nhạc trong thơ
Phan Ngọc: “Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc, và phải suy nghĩ do chính hình thức
tổ chức ngôn ngữ này”[27] Qua phát biểu “lạ” này, Phan Ngọc muốn đề cao giá trị của ngôn từ trong thơ Ngôn từ trong thơ phải được chắt lọc, gọt rũa
để đạt tới sự kết tinh giữa cảm xúc và lý trí
Chế Lan Viên: “Thơ là một sản phẩm của tâm hồn, trí tuệ con người…Thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đã đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ ấy phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo, càng hay”[41] Theo Chế Lan Viên thơ là kết tinh của tâm hồn và trí tuệ Thơ phản ánh thực tại, tác động trở lại thực tại để tạo dấu ấn trong thực tại
Tóm lại trong quá trình vận động, phát triển của đời sống xã hội sẽ còn nhiều quan niệm mới về thơ ra đời Tuy nhiên để tiện cho việc nghiên cứu chúng tôi xin dẫn ra định nghĩa về thơ trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học làm cơ sở triển khai đề tài: “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc
Trang 16sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu”[17]
1.1.2 Đặc trưng ngôn ngữ thơ
1.1.2.1 Bình diện ngữ âm - âm vị học
Trước hết thơ là hình thức tổ chức ngôn ngữ đặc biệt mang thuộc tính thẩm mĩ về ngữ âm Nói đến thơ là nói đến các yếu tố nằm trong sự vận dụng nghệ thuật hình thức âm thanh ngôn ngữ Đó là sự hoà phối về âm thanh, là ngắt dòng, ngắt nhịp, là sự hiệp vần Các đơn vị âm thanh như nguyên âm, thanh điệu, phụ âm cùng với các thuộc tính âm thanh như cường độ, cao độ, trường độ góp phần tạo nên nhạc điệu cho thơ Tiếng Việt có số lượng thanh điệu phong phú (6 thanh); các thanh có phẩm chất về âm vực (cao/thấp) và đường nét (bằng phẳng /gãy); có số lượng nguyên âm và phụ âm đa dạng, số lượng lớn (13 nguyên âm đơn, 3 nguyên âm đôi, 22 phụ âm đầu, 8 âm cuối ) được khai thác và tổ chức trong thơ nhằm tạo tiết tấu, nhạc điệu cho thơ nên
âm hưởng khi du dương trầm bổng, khi dìu dặt ngân nga Khi khai thác nhạc tính trong thơ, ta cần chú ý đến những sự đối lập sau: đối lập về trầm bổng, khép/ mở của các nguyên âm làm đỉnh vần; đối lập về tắc- vang, tắc -điếc (vô thanh) giữa hai dãy phụ âm mũi và phụ âm tắc vô thanh trong các âm cuối kết vần; đối lập cao thấp, bằng/ trắc của các thanh điệu Ngoài việc tổ chức các đơn vị âm thanh theo sự đối lập, vần và nhịp thơ cũng góp phần quan trọng tạo nên nhạc tính cho thơ ca Như đã biết, phát ngôn bao giờ cũng phải thể hiện bằng một ngữ điệu Mỗi dòng thơ, câu thơ chứa trong bản thân nó một loại ngữ điệu đặc biệt, người ta gọi đó là nhạc thơ Nhạc thơ được tạo nên bởi
ba yếu tố chính là âm điệu, vần điệu và nhịp điệu Tuỳ thuộc từng bài thơ cụ thể mà một trong ba yếu tố đó có vai trò nổi bật hơn Trong bất cứ bài thơ nào, vai trò của ba yếu tố này cùng được xác lập thì thi phẩm càng giàu nhạc điệu và ấn tượng ngữ nghĩa càng phụ thuộc nhiều hơn ấn tượng ngữ âm Về
âm điệu, tính đối lập của âm tiết tiếng Việt được quy định bởi các thành phần
Trang 17cấu tạo nên chứ không phải đơn vị nào khác, là cơ sở tạo nên âm điệu trong thơ cách luật tiếng Việt Âm điệu là một khái niệm được xác lập trong thế tương quan với vần điệu, nhịp điệu và thanh điệu (tức sự phối thanh)
Về vần điệu, đây là khái niệm chưa có tính ổn định cao Trước hết cần hiểu khái niệm vần trong âm tiết Âm tiết tiếng Việt bao gồm ba bộ phận độc lập: âm đầu, thanh điệu, và phần còn lại Bộ phận thứ ba mang âm sắc chủ yếu của âm tiết Nó là bộ phận đoạn tính duy nhất kết hợp với thanh điệu tạo nên vần thơ, nên tạm gọi là phần vần Như vậy, phần vần của âm tiết (cùng với thanh điệu) là yếu tố quan trọng nhất tạo nên vần thơ Vần thơ có thể được hiểu như sợi dây ràng buộc các dòng thơ lại với nhau Vần thơ là do nhu cầu thực sự của tâm hồn muốn nhìn thấy mình được biểu lộ rõ ràng hơn, có sự vang động đều đặn Vần là yếu tố quan trọng tạo nên sự hòa âm giữa các câu thơ Dù hiểu theo cách nào, vần luôn là yếu tố quan trọng tạo nên sự hòa âm giữa các câu thơ, dòng thơ Dựa vào thanh điệu, người ta chia vần thơ thành vần trắc (âm tiết có thanh sắc, ngã, hỏi, nặng) bao gồm nhóm trắc thường (âm tiết có thanh hỏi, thanh ngã, thanh sắc và thanh nặng và nhóm trắc nhập (âm tiết có các âm cuối p, t, ch, c mang thanh sắc và thanh nặng) và vần bằng (âm tiết có thanh ngang và thanh huyền) Dựa vào vị trí hiệp vần ta có vần chân (vần liền, vần cách, vần ôm) và vần lưng Dựa vào mức độ hòa âm giữa các
âm tiết, ta có vần chính, vần thông và vần ép Dựa vào cách kết thúc âm tiết tham gia hiệp vần có vần mở (vần đơn), vần nửa mở, vần nửa khép, vần khép (vần phức) Về nhịp điệu giao tiếp thông thường được hình thành từ tính phân phối ngữ nghĩa Có thể hiểu nhịp điệu là cái được nhận thức thông qua toàn bộ sự lặp lại có tính chu kì, cách quãng hoặc luân phiên theo thời gian của những chỗ ngừng nghỉ, chỗ ngắt hơi trên những đơn vị cơ bản như câu thơ (dòng thơ), khổ thơ, thậm chí đoạn thơ Tùy từng thể thơ mà có cách ngắt nhịp khác nhau và có cả sự chi phối của cá tính sáng tạo của nhà thơ Thơ tự
do phù hợp với sự tự do trong tâm hồn Vì vậy, sự ngắt nhịp trong thơ tự do rất phong phú và đa dạng Yếu tố tạo nên nhịp điệu là những chỗ ngừng nghỉ
Trang 18trong sự phân bố mà chưa theo sự chế định của thể thơ hoặc sự biến thiên đa dạng của cảm xúc, thi hứng Chuỗi âm thanh của lời thơ được chia tách thành những đơn vị tiết tấu, tức là ngắt hơi nhỏ nhất và ngừng hơi Sự ngắt nhịp ngoài sự chi phối của cú pháp, cảm xúc còn có sự chi phối của vần thơ, tạo nên tính nhạc cho lời thơ Cách ngắt nhịp, tạo nhịp trong thơ đa dạng, muôn màu, tuỳ câu, tuỳ khổ, tuỳ bài thơ cụ thể Nhịp là yếu tố cơ bản, là xương sống của bài thơ và là tiền đề cho hiện tượng hiệp vần trong thơ Tính nhạc là đặc trưng quan trọng của thơ trong sự phân biệt với ngôn ngữ văn xuôi
1.1.2.2 Bình diện ngữ nghĩa
Trong thơ ngôn ngữ cô đọng, từ ngữ và hình ảnh đa nghĩa, súc tích Mỗi từ ngữ khi được đưa vào thơ đều đã trải qua cân nhắc lựa chọn của tác giả và được đặt vào những vị trí nhất định Nhà thơ phải chấp nhận một thứ lao động khổ sai, nhọc nhằn vì Thơ là một lạng cảm xúc cộng với một tạ mồ hôi Khi các chữ của nhà thơ được viết ra từ những rung động của tâm hồn, từ nhịp đập của trái tim thì cũng làm cho trái tim người đọc rung động theo Như vậy, thơ không phải là có sẵn ý nghĩa, thơ trước hết là sự rung động Vậy là ngữ nghĩa trong thơ phong phú hơn nhiều so với ngữ nghĩa trong văn xuôi và
có sự khác biệt với ngữ nghĩa trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày Ngữ nghĩa
và ngữ âm là hai mặt cơ bản cấu thành tác phẩm thi ca Dù âm thanh và ý nghĩa trong thơ được nghiên cứu một cách độc lập thì hai bình diện này bao giờ cũng được bao hàm một cách tất yếu Bởi vì sự tương đồng giữa các âm thanh được chiếu lên chuỗi tiết tấu như là nguyên lí cấu thành nó thế nào cũng bao hàm tính tương đồng ngữ nghĩa
1.1.2.3 Bình diện ngữ pháp
Trong ngôn ngữ thơ, nếu như bình diện ngữ âm tương liên với bình diện ngữ nghĩa thì bình diện ngữ âm cũng có quan hệ với ngữ pháp Sự lặp lại một hình tượng ngữ pháp cùng với sự lặp lại một hình tượng ngữ âm là nguyên tắc cấu tạo của một tác phẩm thơ Đôi khi những tương phản trên bình
Trang 19diện tổ chức ngữ pháp đã tạo áp lực đối với việc phân chia bài thơ thành những khổ thơ hoặc những phần của khổ thơ như câu thơ (dòng thơ)
Đi vào cụ thể về phương diện ngữ pháp, câu thơ, dòng thơ không hoàn toàn trùng nhau Có những câu thơ bao gồm nhiều dòng thơ, ngược lại, cũng
có những dòng thơ chứa nhiều câu thơ Nhà thơ có thể sử dụng nhiều kiểu câu bất thường về cú pháp như đảo ngữ, tách câu, câu vắt dòng, câu trùng điệp,…
mà không ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận văn bản, trái lại chính những bất thường về cú pháp lại tạo nên những giá trị mới, ý nghĩa mới cho ngôn từ thi
ca Sử dụng các kiểu câu bất thường về cú pháp có khả năng vô tận trong việc truyển tải những trạng thái tinh tế, bí ẩn trong thế giới nội tâm con người, giúp nhà thơ diễn đạt được những thành phần ngữ nghĩa đa dạng trong sự hữu hạn về số lượng câu chữ Đặc trưng ngữ pháp của thơ, chính do cái chủ quan xen vào bộc lộ để bình phẩm cái khách quan bằng con đường cảm xúc, nên ở đây kết hợp ngữ pháp nhất là mạch ngữ pháp thiên về hướng logic thông thường không thể thực hiện được dễ dàng như văn xuôi Ngữ pháp trong câu thơ rất khó phân tích rõ ràn, phải chăng một phần chính là vì lí do này
Tóm lại qua ba bình diện ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp, ta thấy ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ nghệ thuật đặc thù Bằng tài năng và sự sáng tạo của mình, các nhà thơ đã đem lại cho ngôn ngữ thơ những biểu hiện hết sức sinh động và mới mẻ
1.2 Vần và vần trong thơ lục bát
1.2.1 Khái niệm vần trong thơ
Trong Từ điển thuật ngữ văn học các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đã định nghĩa khá đầy đủ về vần thơ: "Một phương diện tổ chức văn bản thơ dựa trên cơ sở lặp lại không hoàn toàn các tiếng ở những vị trí nhất định của dòng thơ nhằm tạo nên tính hài hòa và liên kết của dòng thơ
và giữa các dòng thơ" [17, tr.423]
Trang 20Tác giả Phan Thị Diễm Phương lại cho rằng: "Vần là một phương tiện
tổ chức văn bản thơ ca dựa trên cơ sở lặp lại không hoàn toàn các tiếng ở những vị trí nhất định của các dòng thơ nhằm tạo nên tinh hài hòa và liên kết giữa các dòng thơ" [30, tr.38]
Còn Lê Lưu Oanh trong Văn học và các loại hình nghệ thuật quan niệm rằng: "Vần là sự trùng điệp về âm thanh, một sự cộng thanh làm nhịp cầu nối liền những câu thơ, thống nhất những bài thơ, tạo nên độ vang của câu và bài, mang tính cảm giác cao khiến cho bài thơ dễ nhớ, dễ thuộc Vần tạo liên kết của bài thơ về mặt cảm giác, do đó mà bài thơ dễ nhớ, dễ thuộc" [32, tr.262]
sự lặp lại âm thanh một cách vô nghĩa mà quan trọng hơn sự lặp lại đó, cách lựa chọn âm thanh đó tạo nên ý nghĩa gì trong tổng thể bài thơ, nó truyển tải được nội dung gì mới là điều cốt yếu nhất Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng định nghĩa về vần thơ của nhóm tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi như đã nêu trên
1.2.2 Chức năng của vần thơ
Vần là nhịp cầu nối liền các câu vào một bài thơ, là chất kết dính gắn liền các câu thơ, các ý thành một thể thống nhất hoàn chỉnh Vần nhằm nối liền tiết điệu và âm của các dòng thơ Các nhà nghiên cứu đã tổng kết vần thơ đảm nhận ba chức năng cơ bản sau:
1 Chức năng tổ chức, liên kết giữa các dòng thơ trong văn bản Vần như sợi dây ràng buộc các dòng thơ lại với nhau giúp cho việc đọc thuận miệng, nghe thuận tai, vì thế dễ nhớ dễ thuộc
2 Tạo âm hưởng, tiếng vang trong thơ Mỗi bài thơ có một cách gieo vần khác nhau Chính vần tạo nên âm hưởng riêng của từng bài
3 Chức năng làm tăng thêm sức liên tưởng, biểu đạt ý nghĩa của câu thơ Đây là chức năng biểu đạt nội dung của vần thơ Ngoài khả năng gắn kết
Trang 21các câu thơ, vần còn có khả năng kết nối với nhau để tạo thành một dòng chảy ngữ âm truyển tải nội dung bài thơ vào tâm trí người đọc
1.2.3 Phân loại vần thơ
Dựa vào các tiêu chí khác nhau của âm tiết được gieo vần mà người ta phân loại vần thơ Xét theo vị trí của các tiếng hiệp vần, thơ Việt Nam có hai loại: Vần chân và vần lưng.Vần xét theo mức độ hòa âm được chia làm ba loại: Vần chính, vần thông, vần ép
Vần chính: là vần có độ hòa âm cao nhất giữa các tiếng hiệp vần Vần chính phải đảm bảo một số yêu cầu sau: Đồng nhất ở đặc trưng thanh điệu (cùng bằng hoặc cùng trắc); âm chính giống nhau, âm cuối (nếu có) phải giống nhau, phụ âm đầu (nếu có) phải khác nhau
Vần thông có mức độ hòa âm thấp hơn vần chính nhưng phải thỏa mãn những đặc điểm sau: thanh điệu trong cặp vần đồng nhất hoàn toàn hoặc đồng nhất đặc trưng tuyền điệu (cùng bằng hoặc cùng trắc); âm chính trong cặp vần hoặc đồng nhất đặc trưng âm sắc (cùng bổng, cùng trầm vừa, hoặc cùng trầm), hoặc cùng đồng nhất đặc trưng âm lượng (cùng âm lượng lớn, cùng âm lượng trung bình hoặc cùng âm lượng nhỏ), âm cuối trong cặp vần hoặc đồng nhất hoàn toàn, hoặc cùng đồng nhất đặc trưng vang (cùng nhóm mũi) hoặc đồng nhất đặc trưng vô thanh (cùng nhóm vô thanh)
Vần ép: là loại vần có mức độ hòa âm thấp nhất Trong thơ ca truyền thống, vần ép ít được sử dụng còn trong thơ ca hiện đại, vần ép được sử dụng nhiều hơn
Bảng Phân loại nguyên âm tiếng Việt dựa vào tiêu chí âm sắc và âm lượng
Trang 22Dựa vào đường nét thanh điệu thì chia thành vần bằng và vần trắc Vần bằng: tiếng hiệp vần có thanh ngang hoặc thanh huyền Vần trắc: các tiếng hiệp vần có dấu sắc, ngã, nặng, hỏi
1.2.4 Vần trong thơ lục bát
Về vần trong thể lục bát gồm cả vần lưng và vần chân Ở dạng cơ bản nhất một bài thơ lục bát chỉ có hai dòng và mỗi dòng có một vần Dòng lục mang vần chân và dòng bát mang vần lưng ở âm tiết thứ sáu hoặc âm tiết thứ
Cũng trăng gió cũng mây mưa ào ào
( Nguyễn Duy, Được yêu như thể ca dao )
Ở những dạng khác mà số dòng trong một bài thơ lục bát nhiều hơn hai thì dòng bát không chỉ có vần lưng mà còn có cả vần chân ở âm tiết cuối Tiếng thứ sáu của dòng lục hiệp vần với tiếng thứ sáu của dòng bát (vần lưng); tiếng thứ tám của dòng bát lại hiệp vần với tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo (vần chân) Nguyên tắc hiệp vần nêu trên có thể khái quát lại theo
Trang 23Con nhà ai cứ lang thang chợ chiều
( Đồng Đức Bốn, Chờ đợi tháng ba )
Đặc biệt vần trong thơ lục bát luôn luôn là thanh bằng nên câu thơ nhờ
đó mà trở nên nhịp nhàng, uyển chuyển, dễ đọc, dễ nhớ
1.3 Nhịp và nhịp trong thơ lục bát
1.3.1 Khái niệm nhịp trong thơ
Khi nói về nhịp trong thơ, F.de.Saussure quan niệm như sau: "Dòng âm thanh chỉ là một đường dài, một dải liên tục, trong đó thính giác không thấy
có sự phân chia nào đầy đủ và chính xác, muốn có sự phân chia như vậy, phải viện đến ý nghĩa…nhưng khi đã biết cần phải gán cho mỗi bộ phận của mỗi
âm thanh một ý nghĩa gì và một vai trò gì thì ta sẽ thấy bộ phận đó được tách
ra và cái dải vô hình kia sẽ phân ra thành từng đoạn" [34, tr.182]
Tác giả Lê Lưu Oanh cho rằng: "Nhịp điệu là sự lặp lại có quy luật những thành tố, đơn vị đồng nhất và tương tự nhau sau những khoảng đều nhau trong không gian hoặc trong thời gian Nhịp điệu nghệ thuật là sự thống nhất và tác động qua lại giữa chuẩn mực và sai lệch, trật tự và không trật tự nhằm cảm thụ và tạo dựng hình thức, xây dựng hình tượng” (M Ôpxicannhicôp, Mĩ học) [32, tr.258]
Trong Từ điển thuật ngữ văn học các tác giả đã định nghĩa về nhịp điệu: "Một phương tiện quan trọng để cấu tạo hình thức trong văn học dựa trên sự lặp lại có tính chất chu kì, cách quãng hoặc luân phiên của các yếu tố
có quan hệ tương đồng trong thời gian hay quá trình nhằm chia tách và kết hợp các ấn tượng thẩm mĩ Trong văn học, nhịp điệu là sự lặp lại cách quãng
và đều đặn và có thay đổi của các hiện tượng ngôn ngữ, hình ảnh, mô típ….nhằm thể hiện sự cảm nhận thẩm mĩ về thế giới, tao ra cảm giác vận động của sự sống, chống lại sự đơn điệu, đơn nhất của văn bản nghệ thuật"[17, tr.238]
Trang 24Trong phạm vi đề tài của mình chúng tôi sử dụng định nghĩa về nhịp của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử như đã nêu trên
1.3.2 Nhịp trong thơ lục bát
Lục bát là thể thơ dân tộc được hoàn thiện vào thế kỷ XVIII với đỉnh cao là Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du Lục bát có những nét riêng biệt về lối gieo vần và về lối ngắt nhịp Trong đó nhịp đôi là nhịp cơ sở Về thanh, thường tiếng thứ 2 là thanh nặng, tiếng thứ 4 là thanh trắc, tiếng thứ 6
và tiếng thứ 8 là thanh bằng Ở những vị trí còn lại là tự do Có thể xem qua bảng sơ đồ:
Trang 251.3.3 Vai trò của nhịp trong thơ
Nhịp thơ là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên tiết tấu, giai điệu, âm hưởng trong câu thơ và giá trị góp phần khu biệt thi ca với văn xuôi Tác giả Nguyễn Trung Thu khẳng định: "Xưa nay dù làm thơ theo kiểu nào đi nữa người ta cũng không thể bỏ quên nhịp Ở nước ngoài cũng như ở nước ta, những người ủng hộ nhiều nhất cho thơ không vần cũng khẳng định vai trò của nhịp không thể thiếu được đối với thơ Thơ có thể thiếu vần, nhưng thiếu nhịp thì thơ không còn là thơ nữa" [39,Tr 228]
Cùng với vần và thanh điệu, nhịp điệu cũng góp phần tạo nên giai điệu, tính nhạc cho câu thơ
1.3.4 Cơ sở ngôn ngữ học của cách ngắt nhịp
Từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nhịp thơ Dựa trên cơ sở ngôn ngữ học thì có các cách ngắt nhịp như sau:
- Ngắt nhịp dựa vào các dấu hiệu trên bề mặt hình thức của câu thơ là các dấu câu: dấu chấm (.); dấu phẩy (,); dấu hai chấm (:); dấu chấm cảm (!);
Nắng./ Hoa đồng nội chói chang
( Nguyễn Duy, Rau muối)
- Ngắt nhịp dựa vào ngữ nghĩa của một cú đoạn hoặc một ngữ đoạn trong câu thơ Theo đó, một nhịp tương đương với một cú đoạn hay ngữ đoạn Ví dụ:
Nửa mưa, / nửa nắng, / nửa chiều, / nửa mai
(Nguyễn Ngọc Ánh, Nửa)
- Ngắt nhịp dựa vào các vế của câu so sánh Ví dụ:
Cầu cong / như chiếc lược ngà
(Nguyễn Bính, Vài nét Huế)
- Ngắt nhịp theo vế đứng trước hoặc đứng sau từ có vai trò liên kết Ví dụ:
Thấm vào viên sỏi / hay chưa thấm vào
(Thạch Quỳ, Lời nghìn năm)
Trang 26Với câu thơ có phần đảo ngữ chính là điểm nhấn nghệ thuật được đánh dấu bằng một nhịp, được sắp xếp vào nhịp đầu tiên Các yếu tố còn lại trong câu thơ sẽ được ngắt theo những cách khác nhau tuỳ thuộc vào dụng ý nghệ thuật của tác giả Ví dụ:
Cửa lòng rộng mở / em nằm nghe sương
( Lưu Kỳ Linh, Đợi chờ ) Dòng đời./ Con nước vèo qua
( Trần Mạnh Hảo, Trái tim mắc cạn ) Vớt lên,/ thả xuống / riêng tôi đắm chìm
( Kim Chuông, Tôi và em ) Ngoài ra con một số hiện tượng khác như:
pháp có thể gọi là văn xuôi - thơ Ví dụ:
Chỉ một ngày nữa thôi / Em sẽ trở về./ Nắng sáng cũng mong./ Cây cũng nhớ./ Ngõ cũng chờ./ Và bướm cũng thêm màu / trên cánh / đang bay
1.4 Vài nét về cuộc đời và sáng tác của Trần Đăng Khoa
Nhà thơ Trần Đăng Khoa sinh ngày 24 - 4 -1958 tại Tỉnh Hải Dương Nhà thơ bắt đầu sáng tác từ rất sớm, năm 8 tuổi ông đã có một số bài thơ được đăng trên báo Năm 10 tuổi ông xuất bản tập thơ đầu tiên với nhan đề : “ Từ góc sân nhà em” ( 1968) Cũng trong năm đó ông ra tập thơ thứ hai là : “ Góc sân và khoảng trời” do nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành Trong đó bài thơ:
“Hạt gạo làng ta” sáng tác 1968 là bài thơ phổ biến nhất của Trần Đăng Khoa Bài thơ được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc năm 1971, bài hát được nhiều người yêu thích, nhất là lứa tuổi thiếu nhi
Khi Trần Đăng Khoa đang còn học lớp 10 tại trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã nhập ngũ và phục vụ chiến đấu tại
Trang 27Tiểu đoàn 691 Trung đoàn 2 (Quân tăng cường Hải Hưng) Sau khi đất nước thống nhất ông được điều về quân chủng hải quân
Sau đó ông theo học trường viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại Viện Văn học Thế giới M Gorki thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga Khi trở về nước ông làm biên tập viên Văn nghệ quân đội
Từ tháng 6 năm 2004, khi đã mang quân hàm thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam, ông chuyển sang công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, giữ chức Phó Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, sau đó là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam Năm 2008, khi Đài tiếng nói Việt Nam thành lập Hệ phát thanh có hình VOV TV, ông được phân công làm Giám đốc - Phó
Bí thư Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam VOV và Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa IX Hiện tại Trần Đăng Khoa đã ra khỏi biên chế Đài THVN
Trần Đăng Khoa sáng tác không chỉ thơ mà cả văn Những tác phẩm nổi bật của ông như: Từ góc sân nhà em (tập thơ, 1968); Góc sân và khoảng trời (tập thơ, 1968); Thơ Trần Đăng Khoa (tập 1, 1970); Trường ca trừng phạt (tập thơ, 1973); Khúc hát người anh hùng (trường ca, 1974); Trường ca Giông bão (tập thơ, 1983); Thơ Trần Đăng khoa (tập 2, 1983); Bên cửa sổ máy bay (tập thơ, 1986); Chân dung và đối thoại (tiểu luận phê bình, 1998); Đảo chìm (tập truyện -
ký, 2000) Ông đã nhận được các giải thương cao trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật: Giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong các năm 1968, 1969, 1971; Giải nhất báo Văn nghệ năm 1982; Giải thưởng Nhà nước năm 2000
Đọc những bài thơ của Trần Đăng Khoa ta cảm nhận được một nét gần gũi và thân thương Ở đó có sự chân thành, mộc mạc và đó cũng chính là lý
do những bài thơ này dễ dàng chạm tới trái tim của người hâm mộ Ngay từ khi còn nhỏ ông đã viết thơ và có rất nhiều bài thơ hay đặc sắc Với các sáng tác viết cho thiếu nhi hay và đặc sắc, nhà thơ Trần Đăng Khoa được đánh giá
là một trong những nhà thơ thiếu nhi hay nhất Qua các bài thơ này ta sẽ cảm nhận được sự hồn nhiên, ngây thơ Mọi vật được nhìn qua lăng kính của nhà
Trang 28thơ vô cùng trong trẻo Đó mãi là khoảng ký ức ngọt ngào dành cho bất cứ ai trong cuộc đời mình
1.5 Tiểu kết
Trong chương này chúng tôi đã đưa ra những vấn đề lí thuyết có liên quan đến đề tài như khái niệm thơ, đặc trưng ngôn ngữ thơ, khái niệm vần thơ, khái niệm nhịp thơ, giới thiệu đôi nét về tác giả Trần Đăng Khoa Đó là những tiền đề và định hướng cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài sâu hơn ở góc độ ngôn ngữ
Lục bát ra đời từ rất sớm, trải qua thời gian lục bát vẫn khẳng định sức sống trường tồn của mình cho đến ngày nay Và lục bát hiện đại đã có những cách tân mới mẻ tạo nên một diện mạo riêng cho thơ lục bát nói riêng và các thể thơ hiện đại nói chung
Vần, nhịp và việc sử dụng các lớp từ, biện pháp tu từ có thể coi là những phương diện quan trọng cấu thành nên hình thức nghệ thuật thơ ca, nó cũng là một trong thước đo tài năng sáng tạo thi ca và thể hiện đặc điểm phong cách đặc trưng của mỗi người nghệ sĩ
Trang 29CHƯƠNG 2 VẦN VÀ NHỊP TRONG THƠ LỤC BÁT TRẦN ĐĂNG KHOA Trong thơ lục bát của Trần Đăng Khoa, ông đã có nhiều sáng tạo trong cách gieo vần, hiệp vần và đa dạng ở các loại vần Ở luận văn này chúng tôi tập trung xem xét đặc điểm về vần trong thơ lục bát Trần Đăng Khoa theo hai tiêu chí: vị trí của tiếng hiệp vần (vần lưng - vần chân), mức độ hòa âm (vần chính - vần thông - vần ép) Khác với thơ tự do, do vần trong thơ lục bát luôn là vần bằng nên khi xét về vần trong thể loại này, luận văn không đề cập đến tiêu chí thanh điệu (vần bằng - vần trắc)
mà chỉ xét hai tiêu chí kể trên
2.1 Vần trong thơ lục bát Trần Đăng Khoa
2.1.1 Vần trong thơ lục bát Trần Đăng Khoa xét theo vị trí của các tiếng hiệp vần
Xét về vị trí vần ở các bài thơ lục bát trong tập thơ Trần Đăng Khoa - Tuyển thơ, chúng tôi thấy xuất hiện cả hai loại vần là vần chân và vần lưng
Số lượng từng loại vần cụ thể được chúng tôi thể hiện qua bảng thống kê sau:
Bảng 2.1 Các loại vần trong thơ lục bát Trần Đăng Khoa xét theo
Trang 30Qua khảo sát 52 bài thơ lục bát của Trần Đăng Khoa, có thể thấy vần xuất hiện rất nhiều trong thơ ông (582 vần/ 643 câu thơ) Tỉ lệ vần lưng và vần chân chênh lệch không nhiều Vần lưng chiếm tỉ lệ cao hơn vần chân 8,2%
Trong phần dưới đây luận văn đi vào miêu tả đặc điểm cụ thể của từng loại vần:
2.1.1.1 Vần chân
Vần chân hay còn gọi là cước vận, là loại vần được gieo ở tiếng cuối của dòng thơ, đánh dấu sự kết thúc của dòng và tạo lên mối liên kết giữa các dòng thơ lại với nhau
Qua khảo sát thơ lục bát Trần Đăng Khoa, trong tổng số 582 cặp vần,
có 267 cặp vần chân, chiếm 45,9% Ở một số nhà thơ vần chân xuất hiện với nhiều kiểu loại đa dạng, phong phú và linh hoạt: xuất hiện liên tiếp (vần liền), gián tiếp (vần cách), hay hòa quyện lẫn nhau (vần ôm) Tuy nhiên, trong thơ lục bát Trần Đăng Khoa, vần chân xuất hiện ở dạng vần liền, không thấy xuất hiện dưới dạng vần cách hay vần ôm
Vần liền là các âm tiếp hiệp vần liên tiếp giữa các dòng thơ Thơ lục bát nói chung và thơ lục bát Trần Đăng Khoa nói riêng thường có sự gieo giữa vần chân của câu bát sang vần chân của câu lục tiếp sau nó Ví dụ:
Bâng khuâng chị nhớ ngày nào Trăng lên nghe gió rì rào ngọn tre
Và em nghĩ những đêm hè Điện hồng mái ngói, bạn bè hò reo
(Nhớ và nghĩ) 2.1.1.2 Vần lưng
Vần lưng còn gọi là yêu vận, là vần mà tiếng hiệp vần nằm giữa dòng thơ Đây là một nét đặc sắc của vần thơ Việt Nam Vần lưng được thể hiện rõ trong thơ lục bát tạo lên sự hài hòa và sức liên kết chặt chẽ giữa các dòng thơ
Trang 31Trong thơ lục bát Trần Đăng Khoa, vần lưng phân bố theo trường hợp vần chân của câu lục gieo xuống vần lưng của câu bát Ví dụ:
Đêm qua hoa rụng cánh rồi Sớm nay cái cuống đã chồi quả non
Hoa rơi trắng mảnh sân con
Ôi hoa đã rụng vẫn còn ngát hương…
(Hoa Bưởi) 2.1.2 Vần trong thơ lục bát Trần Đăng Khoa xét theo mức độ hòa âm
Về mức độ hòa âm, vần thơ Việt Nam được chia làm ba dạng: vần chính, vần thông và vần ép Tỷ lệ xuất hiện của các dạng vần này trong 582 cặp vần trong thơ lục bát Trần Đăng Khoa, qua khảo sát tập Trần Đăng Khoa
- Tuyển thơ như sau:
Bảng 2.2 Các loại vần trong thơ lục bát Trần Đăng Khoa
xét theo mức độ hòa âm
Biểu đồ 2.2 Các loại vần trong thơ lục bát Trần Đăng Khoa
xét theo mức độ hòa âm
Trang 32Xét theo mức độ hòa âm, thơ lục bát Trần Đăng Khoa chủ yếu sử dụng vần chính chiếm 56%; tiếp đến là vần thông chiếm 41,1%; vần ép chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ là 2,9% Dưới đây luận văn đi vào miêu tả cụ thể từng loại vần
2.1.2.1 Vần chính
Trong tổng số 582 cặp vần được khảo sát thì vần chính có 326 cặp vần chiếm tỷ lệ 56%, lớn nhất so với các loại vần còn lại Điều này chứng tỏ rằng Trần Đăng Khoa khá chú ý đến độ hòa âm giữa các cặp vần
Trong quá trình khảo sát các cặp vần chính chúng tôi nhận thấy số lượng vần chính trong thơ lục bát Trần Đăng Khoa được phân chia thành các kiểu sau:
Kiểu 1: Có âm đầu hoàn toàn không giống nhau, thanh điệu có sự đồng nhất hoàn toàn (cùng thanh), âm chính và âm cuối giống nhau Ví dụ:
Đêm qua hoa rụng cánh rồi Sớm nay cái cuống đã chồi quả non
(Hoa bưởi)
Ở ví dụ trên cặp vần chính rồi - chồi có âm đầu khác nhau r - ch nhưng đồng nhất về thanh điệu - cùng là thanh huyền và cùng phần vần ôi Sự hiệp vần này giúp câu thơ nhịp nhàng và giàu tính nhạc hơn
Kiểu 2: Thanh điệu đồng nhất ở đặc trưng tuyền điệu, các thành phần khác hoàn toàn giống nhau Ví dụ:
Hoa rơi trắng mảnh sân con
Ôi hoa đã rụng vẫn còn ngát hương
(Hoa bưởi) Cặp vần chính con - còn khác nhau ở thanh điệu giữa thanh ngang - thanh huyền, tuy nhiên hai thanh này cùng đặc trưng tuyền điệu với nhau đều
là thanh bằng Các thành phần khác (âm đầu, âm chính, âm cuối) giữa các âm trong cặp đều giống nhau
Trang 332.1.2.2 Vần thông
Vần thông là loại vần có âm chính và âm cuối không hoàn toàn giống nhau mà có thể có sự đồng nhất chút ít: cùng dòng hoặc độ mở (đối với âm chính), cùng nhóm phụ âm mũi hoặc nhóm tắc thanh hầu (đối với âm cuối)
So với vần chính thì vần thông có mức độ hòa âm không cao bằng nhưng nó vẫn tạo âm hưởng tốt và giá trị cao
Đây là loại vần được tạo ra bởi sự hòa phối âm tiết giữa các tiếng được gieo vần trong đó các âm tiết được phân bố như sau:
- Thanh điệu trong các cặp vần đồng nhất hoàn toàn hoặc đồng nhất ở đặc trưng tuyền điệu (cùng bằng hoặc cùng trắc)
- Âm cuối trong hai âm tiết hiệp vần hoặc đồng nhất hoàn toàn hoặc đồng nhất đặc trưng vang (cùng nhóm mũi), hoặc đồng nhất đặc trưng vô thanh (cùng nhóm vô thanh)
- Âm chính trong cặp vần hoặc đồng nhất đặc trưng âm sắc (cùng bổng, cùng trầm vừa hoặc cùng trầm), hoặc đồng nhất đặc trưng âm lượng (cùng âm lượng lớn, cùng âm lượng trung bình, cùng âm lượng bé)
Qua khảo sát thơ lục bát Trần Đăng Khoa trong tập Trần Đăng Khoa - Tuyển thơ vần thông có 239/ 582 cặp vần chiếm tỷ lệ 41,1%, ít hơn so với vần chính gần 3% Có thể thấy, gần như trong các bài thơ lục bát của Trần Đăng Khoa đều có mặt của vần thông
Vần thông xuất hiện trong thơ lục bát Trần Đăng Khoa có các kiểu sau: Kiểu 1: Có âm chính giống nhau nhưng âm cuối chỉ gần giống nhau Ví dụ:
Cậu mèo đã dậy từ lâu Cái tay rửa mặt cái đầu nghiêng nghiêng
Mụ Gà cục tác như điên Làm thằng Gà Trống huyên thiên một hồi
(Buổi sáng nhà em) Cặp vần thông nghiêng - điên đồng nhất hoàn toàn về thanh điệu - đều
là thanh huyền và đồng nhất cả ở âm chính - cùng là nguyên âm đôi iê, chỉ có
Trang 34âm cuối là những phụ âm khác nhau ng - n nhưng đều có đặc trưng chung là
âm vang mũi
Kiểu 2: Có âm cuối giống nhau nhưng âm chính chỉ gần giống nhau Ví dụ:
Cháu làm đã được gì đâu Cuộc đời còn cả đằng sau rất dài…
(Thơ vui) Cặp vần thông đâu - sau có thanh điệu hoàn toàn đồng nhất - cùng là thanh huyền; có âm cuối đều là bán nguyên âm cuối u; chỉ có âm chính â - a tuy là các nguyên âm khác nhau nhưng đều là nguyên âm cố định, có âm sắc trung hòa
Kiểu 3: Có âm chính và âm cuối chỉ gần giống nhau Ví dụ:
Long bong sóng vỗ thuyền nghiêng Sắc trời, sắc biển xanh trên ngọn sào
(Bãi Cháy) Với ví dụ trên cặp vần thông nghiêng - trên cũng có cùng thanh điệu, tuy nhiên âm chính và âm cuối chỉ gần giống nhau: âm chính iê và ê cùng có
âm lượng lớn vừa, âm cuối ng và n cùng là âm vang mũi
Như vậy chúng ta thấy vần thông được sử dụng trong thơ lục bát Trần Đăng Khoa cũng tương đối phổ biến để diễn tả sự phức điệu của tâm hồn, cảm xúc và giúp chủ thể trữ tình giãi bày những suy nghĩ phong phú đa dạng của mình mà không quá phụ thuộc vào tính nhạc, rập khuôn của loại vần chính
2.1.2.3 Vần ép
Vần ép là loại vần tương đối khó xác định Trong lịch sử nghiên cứu thơ
ca, từ trước đến nay vẫn có những quan điểm chưa thống nhất về loại vần này Tuy nhiên, không thể không thừa nhận sự có mặt có loại vần này trong thi ca Việt Nam Hai âm tiết hiệp vần tạo thành một cặp vần ép khi:
- Thanh điệu và âm cuối đồng nhất hoàn toàn hoặc đồng nhất những đặc trưng ngữ âm nhất định
Trang 35- Nguyên âm làm âm chính đi xa ngoài những ràng buộc về mặt ngữ âm (không đồng nhất về âm sắc cũng như âm lượng)
Tuy không tạo nên nhiều sự hài hòa cho ngôn ngữ thơ, nhưng vần ép cũng tạo nên một hiệu quả nhất định trong việc tạo ra sự hòa âm cho vần thơ Qua khảo sát thơ lục bát Trần Đăng Khoa, chúng tôi nhận thấy số lượng vần ép chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với vần chính và vần thông, có 17 cặp vần chiếm 2,9% Ví dụ:
Cảm ơn bác tặng thơ vui Cháu chưa lặng lẽ qua đời được đâu
(Thơ vui) Xét ví dụ trên cặp vần ép vui - đời đều đồng nhất là ở đặc trưng tuyền điệu của thanh điệu (thanh bằng) đồng nhất hoàn toàn âm cuối i, nhưng âm chính u và
ơ không đồng nhất về âm sắc cũng như âm lượng: u có âm sắc trầm, âm lượng nhỏ; còn ơ có âm sắc trung hòa, âm lượng trung bình (lớn vừa)
Có thể nói mức độ hòa âm của các cặp vần là một đặc điểm ngữ âm đặc sắc tạo nên tính nhạc cho thơ Trần Đăng Khoa đã vận dụng sự hài hòa về ngữ
âm để tạo cho thơ lục bát của ông âm điệu tốt nhất Do đó, đọc thơ lục bát của Trần Đăng Khoa ta như có cảm giác chìm đắm trong dòng suy nghĩ, cảm xúc, ước mơ,… của ông
2.2 Nhịp trong thơ lục bát Trần Đăng Khoa
2.2.1 Tư liệu thống kê
Qua khảo sát tập thơ lục bát Trần Đăng Khoa - Tuyển thơ, có thể thấy Trần Đăng Khoa sử dụng đa dạng các loại nhịp, bên cạnh các loại nhịp truyền thống hay sử dụng trong thơ lục bát, ông còn kết hợp với các loại nhịp đặc biệt khác Dưới đây là bảng thống kê các loại nhịp và số lượng của chúng mà luận văn thống kê được qua khảo sát thơ của ông:
Trang 36Bảng 2.3 Các loại nhịp trong thơ lục bát Trần Đăng Khoa
Kiểu
Tỉ lệ trên tổng số câu (%)
Tỉ lệ trên tổng số câu lục hoặc bát (%)
Trang 37Biểu đồ 2.3 Các loại nhịp trong thơ lục bát Trần Đăng Khoa
Từ bảng và biểu trên có thể thấy qua khảo sát 52 bài thơ lục bát của Trần Đăng Khoa, tác giả đã sử dụng 17 kiểu loại ngắt nhịp khác nhau Có thể rút ra một số nhận xét khái quát về nhịp trong thơ lục bát Trần Đăng Khoa như sau:
- Nhịp và loại dòng thơ/ câu thơ (dòng thơ 6 âm tiết/ câu lục, dòng thơ
8 âm tiết/ câu bát) có mối quan hệ với nhau Mỗi loại dòng thơ thường có một vài loại nhịp thơ phổ biến nhất của nó Trong dòng thơ 6 âm tiết (câu lục), Trần Đăng Khoa thường sử dụng nhịp: 2/4 (chiếm 48,8% trên tổng số câu lục), 2/2/2 (chiếm 33,1%) và 4/2 (chiếm 13,2%) Trong dòng thơ 8 âm tiết (câu bát), nhịp phổ biến mà Trần Đăng Khoa sử dụng là: 4/4 (chiếm 59% trên tổng số câu bát), 2/2/2/2 (chiếm 15,8%) và 2/4/2 (chiếm 12,3%) Thói quen sử dụng nhịp phổ biến cho từng loại dòng được xem là đặc đặc điểm tiêu biểu, thể hiện phong cách của tác giả Trần Đăng Khoa khi sáng tác thơ lục bát
- Đối lập với nhóm nhịp thơ phổ biến đã nêu trên là nhóm các nhịp thơ xuất hiện với tần số thấp (từ 1 đến 20 lần) Các cách ngắt nhịp này độc đáo, linh hoạt theo nhịp tự nhiên của mạch cảm xúc Nếu như các nhịp thơ phổ biến thường kế thừa lối ngắt nhịp truyền thống thì các nhịp thơ ít phổ biến lại thường tuân theo mạch nguồn cảm xúc và ý thơ Cảm xúc và ý thơ chi phối
Trang 38cách ngắt nhịp, tạo nên sự đa dạng, độc đáo của nhịp thơ Trong câu lục, có thể kể đến các nhịp xuất hiện với tần số thấp trong thơ lục bát Trần Đăng Khoa: nhịp 3/3 (chiếm 4,3% trên tổng số câu lục), nhịp 1/3/2 (chiếm 0,3%), nhịp 3/1/2 (chiếm 0,3%) Các nhịp không phổ biến trong câu bát chẳng hạn: 2/2/4 (chiếm 5,7% trên tổng số câu bát), 4/2/2 (chiếm 2,2%), nhịp 3/5 (chiếm 1,9%), nhịp 5/3 (chiếm 0,6%), nhịp 1/3/4 (chiếm 0,3%),…
- Trong thơ lục bát của mình, Trần Đăng Khoa có sử dụng nhiều kiểu nhịp đối xứng khác nhau: đối xứng thường, tiểu đối và đối xứng trùng điệp Trong câu lục đó là nhịp 3/3 (chiếm 2,2% trên tổng số dòng thơ lục và bát); trong câu bát đó
là nhịp 4/4 (chiếm 29,1% trên tổng số dòng thơ lục và bát) Các kiểu nhịp này tạo nên một âm hưởng êm ái, hài hoà đối với người nghe do mỗi vế của ngắt nhịp có
số lượng âm tiết cân đối nhau Trong số các kiểu nhịp đối xứng thì loại đối xứng thường chiếm tỉ lệ nhiều hơn hẳn so với hai loại còn lại
2.2.2 Nhịp trong câu lục
2.2.2.1 Nhịp 2/2/2
Đây là loại nhịp cơ bản trong thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam Trong tổng số 643 dòng thơ của Trần Đăng Khoa mà chúng tôi khảo sát, có 108 trường hợp ngắt nhịp 2/2/2 chiếm tỉ lệ tương đối lớn 16,8%, đứng thứ hai trong tất cả các loại nhịp của câu lục Với nhịp đôi cơ bản những câu lục bát kiểu này đem lại cho người đọc cảm nhận về một dòng ngữ lưu êm ái, uyển chuyển, nhẹ nhàng Bởi khi không tìm tìm ra một lối ngắt nhịp ưu việt nhất cho một cặp thơ sáu - tám thì rất có thể người ta đưa nó về dạng nhịp đôi
cơ bản, với cách ngắt nhịp tâm lí thì các câu lục bát tự nó bộc lộ nhạc điệu của chính mình Ví dụ về nhịp 2/2/2 dòng lục:
Ngoài thềm/ mưa bụi/ phây phây Cành sầu vươn những nhánh gầy khẳng khô
Quả vàng/ héo quắt/ lưa thưa Lặng dâng nỗi nhớ ngàn xưa lên trời…
(Mùa đông và cây sầu đông)
Trang 39Bờ lùi./ Bóng bạn liêu xiêu
Và chiều từ ấy thành chiều nhớ nhau…
(Trời mưa Mình bước xuống đò) Trong thơ lục bát loại nhịp 2/4 thường xuất hiện dưới áp lực ngữ nghĩa Hơn nữa so với nhịp đôi truyền thống thì khi ngắt nhịp này đã giảm đi một khoảng thời gian đáng kể, dẫn người đọc cuốn vào câu chuyện mà nhà thơ muốn kể Ví dụ:
Thương cô/ bông lúa thêm mùa Quả na bớt hạt, buồng dừa trĩu cây
Đồng em/ thêm tiếng máy cày
Mũ rơm đến lớp ngày ngày em chăm
Trăng suông/ sáng cả đêm rằm Nhịp cầu vá vội ầm ầm xe qua
(Em dâng cô một vòng hoa) Việc sử dụng cách ngắt nhịp 2/4 trong đoạn thơ trên đã cho người đọc thấy được sự bùi ngùi, xúc động nghẹn ngào khi nhà thơ đến thăm mộ liệt sĩ Mạc Thị Bưởi
2.2.2.3 Nhịp 4/2
Mặc dù vẫn là nhịp chẵn nhưng so với nhịp đôi cơ bản thì nhịp 4/2 cũng tiết kiệm được một chỗ dừng trong đối sánh với các nhịp khác Trong thơ lục bát Trần Đăng Khoa, nhịp 4/2 chiếm số lượng không nhiều với 43
Trang 40trường hợp chiếm 6,7% Sự có mặt của nhịp này cũng có vai trò khá quan trọng trong việc biểu cảm riêng, đồng thời nó cũng góp phần đem đến sự phong phú cho nhịp điệu trong thơ lục bát Trần Đăng Khoa:
Yêu bao bạn nhỏ/ hiền lành
Nụ cười hé nở, mắt xanh ánh trời
(Gửi bạn Chi-lê) 2.2.2.4 Nhịp 3/3
Nhịp 3/3 là nhịp cân đối nhưng là kiểu cân đối lẻ nên nó được coi là nhịp đặc biệt Cách ngắt nhịp 3/3 tạo nên sự đối lập giữa các vế, tuy nhiên đối
ở mức độ nào lại phụ thuộc vào nội dung từng câu thơ Đối cơ bản hoặc toàn phần gọi là tiểu đối; đối không cơ bản gọi là đối xứng thường; đối trùng lặp một phần ngữ âm của nhịp sau gọi là đối xứng trùng điệp
Khảo sát 643 dòng thơ lục bát của Trần Đăng Khoa, chúng tôi nhận thấy nhịp lẻ 3/3 xuất hiện không nhiều, chỉ có khoảng 14 trường hợp chiếm 2,2% Loại nhịp 3/3 xuất hiện chủ yếu dưới áp lực cú pháp, áp lực liệt kê hoặc áp lực cảm xúc Nhịp 3/3 trong thơ lục bát Trần Đăng Khoa chỉ có 2 loại: đối xứng thường và đối xứng trùng điệp
- Nhịp 3/3 đối xứng thường: Trong thơ lục bát Trần Đăng Khoa nhịp 3/3 đối xứng thường có 13 trường hợp chỉ chiếm 2% trong tổng số câu thơ khảo sát và chiếm 4% trên tổng số câu lục Ví dụ:
Chú cho cháu/ rất nhiều quà Chú về cả nắng đường xa cùng về
(Giữ cho chúng cháu khoảng trời bình yên)
- Nhịp 3-3 đối xứng trùng điệp: Trùng điệp có thể là sự lặp một đơn vị ngữ nghĩa, cũng có thể là sự lặp lại của một đơn vị ngữ âm - ngữ nghĩa Hầu hết các cấu trúc trùng điệp trong ngôn ngữ là để nhấn mạnh Ca dao không có loại nhịp này, song trong thơ lục bát của Trần Đăng Khoa đối xứng trùng điệp 3/ 3 đã xuất hiện mặc dù rất ít chỉ chiếm 0,2% trong tổng số dòng thơ khảo sát
và 0,3% trên tổng số câu lục, song để lại một ấn tượng tốt cho người đọc và