1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn môn học lịch sử đảng cộng sản việt nam đề tài đảng cộng sản việt nam ra đời sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử dân tộc việt nam trong thời đại mới

53 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời - Sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử dân tộc Việt Nam trong thời đại mới
Tác giả Huynh Chi Cuong, Phan Huy Cuong, Mai Thanh Danh, Truong Huy Dieu, Tran Dinh Nghi Dung, Tran Thi Thuy Dung
Người hướng dẫn Dao Thi Bich Hong
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 5,38 MB

Nội dung

PHAN MO DAU Ly do chon dé tai Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt vô cùng quan trọng của lịch sử cách mạng Việt Nam, quyết định sự phát triển của dân tộc, chấm dứt

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍNH MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: DANG CONG SAN VIET NAM RA DOI - SU SANG LOC NGHIÊM KHẮC

CUA LICH SU DAN TOC VIET NAM TRONG THỜI ĐẠI MỚI

LỚP: L02 - NHÓM: 03 - HK 221 GVHD: ĐÀO THỊ BÍCH HỒNG

4 Truong Huy Diéu 1912857 Nhóm trưởng

5 Trần Đình Nghỉ Dung 1910930

TP HỒ CHÍ MINH, 10/2022 BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Trang 2

Phan 3.1, két

2 | PhanHuy Cuong | 2012487 | luận và trình bay word

3 | MaiThànhDanh | 1910907 Phan aes

4 | TrươngHuy Diệu | 1912857 Phan mi đầu và

5| Trần Đình Nghỉ Dung | 1910930 Phan Che và tiêu

6 | Trần Thị Thủy Dung | 2012806 mm

tên)

NHÓM TRƯỞNG (Ghi rõ họ tên, ký

Trang 3

PHAN MO DAU Ly do chon dé tai

Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt vô cùng quan trọng của lịch sử cách mạng Việt Nam, quyết định sự phát triển của dân tộc, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX Đó là kết quả của sự vận động, phát triển và thống nhất phong trào cách mạng trong cả nước; sự chuẩn bị công phu về mọi mặt của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và sự đoàn kết nhất trí của những chiến sĩ tiên phong vì lợi ích của giai cấp, của dân tộc Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là thành quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam; chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng

Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam bên cạnh những thành tựu vẫn còn những hạn chế cần tiếp tục khắc phục Trong gần 30 năm đổi mới, bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được, Việt nam cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém Nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam còn một số vấn đề chưa rõ, chưa sâu sắc hoặc chưa cụ thể Để khắc phục những hạn chế, yếu kém, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, Đảng phải đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thục tiễn để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận - thực tiễn do công cuộc đổi mới đặt ra

Sự ra đời và trở thành Đảng lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam là kết quả của quá trình sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử Việt Nam và dân tộc Việt Nam Đảng cộng sản Việt Nam ra đời cách mạng Việt Nam thực sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới Kể từ đây cách mạng Việt Nam nhận được sự ủng hộ của cách mạng thế giới đồng thời cách mạng Việt Nam cũng góp phần mình cho cách mạng thế

1

Trang 4

giới Như vậy, việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam có ý nghĩa lịch sử vĩ đại, không có Đảng thì giai cấp công nhân không trở thành lãnh tụ của cách mạng, không thể có khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất Với cương lĩnh cách mạng đúng đắn Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam Sự lãnh đạo của Đảng là nguồn gốc của mọi thắng lợi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của những điều kiện khách quan và chủ quan của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới, là kết quả của quá trình lựa chọn con đường cứu nước, tích cực chuẩn bị tư tưởng, tổ chức của một tập thể chiến sĩ cách mạng mà người có công lao đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh Từ đó nhóm chọn chọn đề tài: “Đảng cộng sản Việt Nam ra đời - Sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử dân tộc Việt Nam trong thời đại mới” làm bài tập lớn để kết thúc môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Nhiệm vụ của đề tài Một là, làm rõ đặc điểm kinh tế, xã hội Việt Nam dưới chính sách thống trị, khai thác thuộc địa của thực dân Pháp

Hai là, làm rõ những nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam theo khuynh hướng chính trị phong kiến và tư sản cuối thế

kỷ XIX, đầu thế kỷ đầu 1930

Ba là, làm rõ quá trình lựa chọn con đường cách mạng vô sản của Nguyễn Ái Quốc (1911-1920) và sự chuẩn bị của Nguyễn Ái Quốc về tư tưởng-chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam

Bốn là, làm rõ sự phát triển của phong trào cách mạng vô sản, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

Năm là, làm rõ giá trị thực tiễn của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

2

Trang 5

PHAN NOI DUNG

CHUONG 1

BOI CANH LICH SU VIET NAM VAO CUOI THE KY XIX, DAU THE Ki

XX

1.1 Bối cảnh thé giới Bối cảnh lịch sử của thế giới và tác động tới Việt Nam Từ nữa sau thế kỷ XIX, đời sống xã hội các nước tư bản Châu Âu- Mỹ có nhiều chuyển biến mạnh mẽ Nổi bật nhất là chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền), đẩy mạnh quá trình xâm chiếm và nô dịch các nước nhỏ, yếu ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ- Latinh,biến các quốc gia này thành thuộc địa của các nước đế quốc

Trước sự xâm lược và nô dịch hóa của các nước tư bản đế quốc nhân dân các nước thuộc đã dứng lên đấu tranh dành độc lập đặc biệt là khu vực châu Á Bên ngoài thì bóc lột các nước thuộc địa bên trong thì

Trang 6

bốc lột nhân dân lao động dẫn đến những phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản ở các nước mẫu quốc

Khi mà không còn thuộc địa thì những nước đế quốc bắt đầu dòm ngó lẫn nhau Dẫn đến sự hình thành hai phe quân sự Hiệp Ước ( chủ yếu là Anh, Pháp, Nga về sau có thêm Hoa Kỳ) và Liên minh Trung Tâm (chủ yếu là Đức, Áo-Hung, Bulgaria và Ottoman) Vào ngày 28/7/1914 cuộc chiến giữa hai phe nổ ra và kéo dài đến ngày 11/11/1918 Chiến tranh kết thúc với sự thất bại của phe Liên Minh và sự ra đời của Liên Xô

Sự ra đời của nước nhà nước Xô viết đã làm biến đổi sâu sắc tình hình thế giới Sự ra đời ấy không chỉ ảnh hưởng đến giai cấp vô sản ở các nước tư bản, mà còn có tác động sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản, do V.I.Lenin đứng đầu được thành lập, trờ thành ngọn cờ đầu trong phong trào cách mạng vô sản thế giới Quốc tê Cộng sản không chỉ lãnh đạo cách mạng vô sản mà còn đề cập đến các vấn đề dân tộc và thuộc địa; giúp đỡ, chỉ đạo phong trào giải phóng dân tộc Cùng với việc nghiên cứu và hoàn thiện chiến lược và sách lược về vấn đề dân tộc và thuộc địa, Quốc tế Cộng sản đã tiến hành hoạt động truyền bá tư tưởng cách mạng vô sản và thúc đẩy phong trào dấu tranh ở khu vực này theo huynh hướng vô sản Đại hội II của Quốc tế Cộng sản (1920) đã thông qua Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa do V.I Lenin khởi xướng, Cách mạng Tháng Mười Nga và những hoạt dộng của Quốc tế Cộng sản đã ảnh hướng mạnh mẽ và thức tỉnh phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam và Đông Dương

1.2 Bồi cảnh trong nước

Về chính trị Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á có nền kinh tế tiềm lực, nhiều tài nguyên, nằm ở vị trí địa chính trị quan trọng của khu vực châu Á , nên

4

Trang 7

Việt Nam đã trở thành đối tượng nằm trong mưu đồ xâm lược của các nước đế quốc, trong đó có thực dân Pháp Sau một thời gian dài điều tra, thâm nhập của các nhà truyền giáo và thương nhân Pháp, Ngày 1/9/1858, Pháp nổ phát súng tấn công đầu tiên vào Đà Nang, bat dau quá trình từng bước xâm lược Việt Nam Thời điểm ấy chế độ phong kiến Việt Nam (dưới thời nhà Nguyễn) đã lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng Trước sự tấn công của Pháp nhà Nguyễn không ngừng thỏa hiệp (Hiệp ước 1862, 1874, 1883) và sau Hiệp ước Patơnốt ngày 6/6/1884, Việt Nam chính thức trở thành thuộc địa của Pháp

Tuy nhà Nguyễn đã đầu hàng nhưng nhân dân Việt Nam không chịu khuất phục, phong trào đấu tranh nổ ra khắp nơi buộc Pháp phải dùng vũ lực để đàn áp Pháp thi hành chính sách “chia để trị” nhằm phá vỡ khối đại đoàn kết của nhân dân ta Các phong trào yêu nước của nhân dân ta chống thực dân Pháp diễn ra liên tục và sôi nổi nhưng đều không mang lại kết quả Phong trào Cần Vương - phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến, do giai cấp phong kiến lãnh đạo đã chấm dứt ở cuối thế kỷ XIX với cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (năm 1896) Sang đầu thế kỷ XX, khuynh hướng này không còn là khuynh hướng tiêu biểu nữa Phong trào nông dân lấy hệ tư tưởng phong kiến, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài mấy chục năm cũng thất bại vào năm 1913 Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại Cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng về lực lượng lãnh đạo

Về kinh tế

Từ năm 1897, Pháp bắt đầu công cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) với chính sách bóc lột “chia để trị” của thực dân Pháp và tay sai, chúng thẳng tay đàn áp

5

Trang 8

và bóc lột nhân dân với mục đích vơ vét, bóc lột một cách tối đa để bù đắp vào sự tổn thất của chúng trong các cuộc chiến tranh xâm lược Đồng thời, chúng cũng muốn thăm dò thế mạnh về địa hình, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, cũng như nguồn lao động tại các nước thuộc địa

Cuộc khai thác thuộc địa lần hai (1919 - 1929), sau thế chiến thứ nhất dù thắng lợi nhưng bị thiệt hại nặng nên công cuộc khai thác thuộc lần hai của Pháp diễn ra với quy mô lớn hơn và tàn bạo hơn hẳn lần thứ nhất Trong lĩnh vực nông nghiệp Pháp tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền, đánh thuế cao vào những người ít đất làm cho nông dân mất đất, phải ly hương đến đô thị và trở thành giai cấp công nhân, đánh thuế thấp vào địa chủ lấy đất của nông dân, ép triều đình nhà Nguyễn khai khẩn đất hoang Trong lĩnh vực công nghiệp Thực dân Pháp tập trung và khai thác mỏ để vơ vét nguồn khoáng sản giàu có ở Việt Nam, tất cả khoáng sản mà chúng vơ vét được đều được đưa về Pháp Phần lớn các xí nghiệp khai thác mỏ đều nằm trong tay các tập đoàn tư bản pháp, đồng thời, chúng còn tận dụng nguồn nhân công lao động rẻ mạt tại Việt Nam để tiến vào các hầm mỏ làm việc cho chúng, xây dựng nhiều cơ sở phục vụ đời sống của chúng tại Việt Nam nhằm tận dụng nhân công và nguồn nguyên liệu tại chỗ phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của chúng khi hàng hóa chính quốc chưa kịp chuyển sang Trong lĩnh vực giao thông vận tải thực dân Pháp tập trung phát triển một cách mạnh mẽ, mục đích xây dựng hệ thống giao thông của Pháp nhằm phục vụ cho mục đích khai thác lâu dài là chủ yếu, đồng thời góp phần hỗ trợ trong việc bóc lột nhân dân ta một cách dễ dàng

Qua cả hai cuộc khai thác Pháp biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa độc quyền của “mẫu quốc”, bóc lột sức lao động rẻ mạt của người bản xứ để vơ vét tài nguyên của chính họ, đồng thời xây dựng hệ thống giao thông hiện đại để dễ bề trấn áp các phong trào cách mạng

6

Trang 9

Về văn hóa - xã hội Pháp thực hiện chính sách “ngu dân”, lập ra nhà tù nhiều hơn trường học Du nhập những giá trị phản văn hóa, những tệ nạn mới bên cạnh đó vẫn duy trì những tệ nạn sẵn có Dung rượu, thuốc phiện để đầu độc nhiều thế hệ, làm cho nhân dân u mê mà: quên đi nỗi quốc nhục nhằm giảm sức phản kháng chống thực dân Pháp Bên cạnh đó ra sức tuyên truyền tư tưởng “khai phá văn minh” và các giá trị của nước “Đại Pháp”

Chế độ áp bức về chính trị, bóc lột về kinh tế, nô dịch về văn hóa của Pháp khiến cho xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi mạnh mẽ Các giai cấp xã hội cũ thì phân hóa, các tầng lớp mới xuất hiện với những địa vị kinh tế khác nhau từ đó hình thành nhiều thái độ khác nhau trước vận mệnh dân tộc

Thứ nhất là các gia cấp cũ bị phân hóa: Địa chủ: một bộ phận cấu kết với thực dân Pháp và làm tay sai cho Pháp trong việc ra tay đàn áp các phong trào yêu nước và ra sức bóc lột nông dân; một bộ phận khác nêu cao tinh thần dân tộc, khởi xướng và lãnh đạo các phong trào chống Pháp, bảo vệ các giá trị phong kiến như phong trào Cần Vương; Một số trở thành lãnh đạo các phong trào nông dân chống thực dân Pháp và chế độ phong kiến bù nhìn; Một bộ phận nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư sản

Nông dân: chiếm bộ phận đông đảo nhất (chiếm khoảng 90% dân số) nhưng cũng đồng thời là giai cấp bị bóc lột nặng nề nhất Do vậy, bên cạnh những mâu thuẫn vốn có với địa chủ, nông dân còn có mâu thuẫn sâu sắc với thực dân xâm lược Từ đó có thể thấy rằng nông dân là lực lượng chính trị hùng hậu nhất, có tỉnh thần đấu tranh kiên cường bất khuất cho nền độc lập và giành lại ruộng đất từ tay địa chủ Nên nếu có

Trang 10

sự lãnh đạo đúng đắn, giai cấp nông dân có thể vùng dậy lật đổ chế độ thực dân, phong kiến

Các sĩ phu phong kiến: có sự phân hóa một bộ phận hướng sang tư tưởng dân chủ tư sản; một bộ phận hướng theo tư tưởng vô sản; một số người khởi xướng phong trào yêu nước và có nhiều ảnh hưởng lớn

Thứ hai là các giai cấp mới hình thành: Công nhân: hình thành và gắn liền với các công cuộc khai thác thuộc địa, với việc thực dân Pháp thành lập các nhà máy, xí nghiệp và các đồn điền Bên cạnh những đặc điểm của công nhân quốc tế thì còn những nét riêng như ra đời trong hoàn cảnh nửa phong kiến nửa thuộc địa vốn xuất thân từ những người nông dân mất đất, cơ cấu chủ yếu là công nhân khai mỏ, đồn điền Dù chiếm tỉ trọng ít! nhưng đã sớm vươn lên tiếp nhận những giá trị mới của thời đại, các phong trào dần chuyển đấu tranh nhanh chóng chuyển từ “tự phát” thành “từ giác”, thể hiện rằng công nhân có thể trở thành giai cấp tiên phong lãnh đạo các phong trào cách mạng

Tư sản: xuất hiện sau giai cấp công nhân Việt Nam Một số làm tay sai cho thực dân có các lợi ích gắn liền với thực dân Pháp, tham gia vào các hoạt động đời sống kinh tế, chính trị của chính quyền thực dân Pháp, trờ thành tư sản mại bản; số khác là tư sản dân tộc, bị thực dân Pháp chèn ép, yếu ớt về kinh tế Tuy có tinh thần yêu nước nhưng không đủ để tập hợp các giai tâng để tiến hành cách mang

Tiểu tư sản: gồm tiểu thương, tiểu chủ, sinh viên, bị thực dân, tư bản chèn ép, khinh miệt vì vậy có tỉnh thần yêu nước nhạy bén với tình hình thời cuộc Tuy nhiên vì lợi ích kinh tế có thể dao động, thiếu kiên định, do đó tầng lớp tiểu tư sản không thể lãnh đạo cách mạng

Qua đó có thể thấy rằng cuối thế kỷ XIX, đầu XX, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi sâu sắc Các chính sách cai

8

Trang 11

trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm phân hóa xã hội các giai cấp phong kiến cũ (địa chủ, nông dân) và hình thành những giai cấp mới (công nhân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản) với thái độ chính trị khác nhau Những mâu thuẫn mới xuất hiện, trong đó mâu thuẫn của dân tộc Việt Nam với thục dân Pháp và phong kiến phản động đã trở thành mâu thuẫn chính

Nhiệm vụ Việt Nam đặt ra cần giải quyết????

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước đế quốc chịu tổn thất nghiệm trọng về kinh tế quân sự châu Á còn nhiều nước có tài nguyên khoáng sản chưa được khai thác, nền phong kiến mục nát, lạc hậu khiến châu Á trở thành điểm thu hút đối với các nước đế quốc, trong đó có Việt Nam Với âm mưu chiếm đóng các nước Đông Dương, Pháp đã tiến hành nhiều cuộc khảo sát thăm dò tình hình và xâm lược Triều đình nhà Nguyễn thất bại dưới tay Pháp, các cuộc khởi nghĩa diễn ra thiếu đường lối chỉ đạo phù hợp Giữa những bế tắc và thiếu sót của Việt Nam, các nhà tri thức yêu nước đã tìm thấy kế thừa và phát huy hệ tư tưởng Mác-Lênin và phong trào cách mạng công nhân ở Nga (10/1917) Một phong trào có ảnh hưởng lớn đến giai cấp vô sản và nhấn mạnh muốn

9

Trang 12

giành chính quyền phải do giai cấp số đông tự đứng lên đấu tranh, đồng thời phong trào cũng mở ra con đường chỉ đạo lối đi đúng đắn cho phong trào cách mạng Việt Nam

Sau khi ký các hiệp định và triều đình nhà Nguyễn đầu hàng đã đánh dấu mất đi quyền tự quyết cho dân tộc là cơ sở để lật đổ chế độ phong kiến Các cuộc khởi nghĩa do giai cấp phong kiến lãnh đạo với mục đích đánh đuổi thực dân Pháp và thành lập chế độ phong kiến mới, triều đình mới không được nhân dân hưởng ứng nên đã thất bại Trong hai lần khai thác thuộc địa vơ quét của cải, bóc lột sức lao động của thực dân Pháp đã làm vùng dậy tình thần yêu nước của nhân dân, nhiều cuộc khởi nghĩa diễn ra song các cuộc khởi nghĩa đều lẻ tẻ, thiếu đường lối lãnh đạo lại mang đậm hệ tư tưởng phong kiến cũ nên đều thất bại Yêu cầu cấp bách đặt ra cho Việt Nam là phải có một tổ chức chỉ dẫn lãnh đạo các phong trào đúng đắn, mang hệ tư tưởng mới và hiểu rõ tình hình ở Việt Nam để thi hành các chính sách cho phù hợp với thực tiễn và quan trọng nhất là tổ chức phải kết nối được khối đại đoàn kết dân tộc để tạo điều kiện giành độc lập Tất cả đều là cơ sở cho quá trình thành lập Đảng sau này mà Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị trong chặng đường ra đi tìm đường cứu nước của mình

Qua hai lần khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm phân hóa các tầng lớp trong xã hội đồng thời cũng phân hóa tinh thần nhận thức tham gia cách mạng của từng giai cấp Những địa chủ vừa và nhỏ, nông dân bị mất ruộng, bị đàn áp bóc lột sức lao động trong các khu công nghiệp làm nêu cao tinh thân đấu tranh, yêu nước Các địa chủ lớn và bọn phản động làm tay sai cho Pháp Làm cho mẫu thuẫn các giai cấp ở Việt Nam với thực dân Pháp càng trở nên gay gắt Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại nhưng lại đều có chung một mục đích là đánh đuổi thực dân Pháp đó cũng chính là mục tiêu chiến lược lâu dài trong quá trình kháng chiến chống giặc ngoại xâm

10

Trang 13

CHUONG 2 QUA TRINH SANG LOC CUA LICH SU VA DAN TOC DOI VOI

SU RA DOI CUA DANG CONG SAN VIET NAM

ll

Trang 14

2.1 Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến

2.1.1 Phong trào Cần Vương (1885 - 1896) - Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết

Hoàn cảnh

Sau khi vua Tự Đức qua đời (1883), lợi dụng triều đình Huế lục đục, Pháp tấn công Thuận An, dùng vũ lực ép nhà Nguyễn đầu hàng, hoàn hành quá trình xâm lược Việt Nam Tuy nhiên sau đó, Pháp chỉ xác lập được quyền lực ở trung ương còn phần lớn ở Bắc và Trung Kì chúng chưa chiếm được và phải đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân ta

Trong khi đó, nội bộ nhà Nguyễn phân hóa sâu sắc thành hai phe: phe chủ chiến và phe chủ hòa

Phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu Tuy có số lượng ít nhưng vẫn quyết tâm chống Pháp, tích cực xây dựng căn cứ chuẩn bị cho cuộc chiến lâu dài Trong hai năm liên tiếp 1883-1884, phế bỏ các vua thân Pháp, đưa Hàm Nghi ( có tư tưởng chống Pháp) lên ngôi vua vào tháng 6 năm 1884

Việc đó làm cho Pháp quyết tiêu diệt phe chủ chiến Lấy cớ triều đình đưa Hàm Nghi lên ngôi vua mà không hỏi ý kiến Pháp, Pháp cho quân đóng ở đồn Mang Cá, Tòa Khâm sứ định bắt cóc Tôn Thất Thuyết nhưng không thành Pháp không công nhận và yêu cầu giải tán triều đình mới Tháng 7 năm 1884, khâm sứ Pháp cho quân chiếm đóng đồn Mang Cá để o ép triều đình

Đêm ngày 4 rạng ngày 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp tại đồn Mang Cá, toà Khâm sứ Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt Pháp phản công, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị)

12

Trang 15

Ngày 13/7/1885 Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần vương kêu gọi văn thân , nhân dân đứng lên giúp vua đánh giặc

Diễn biến: Giai đoạn 1 từ giữa năm 1885 đến tháng 11 năm 1888 Sau khi chiếu Cần Vương ra đời, nhiều văn thân, sĩ phu yêu nước nhiệt liệt hưởng ứng Họ đã tập hợp nghĩa quân, xây dựng căn cứ, chiến đấu quyết liệt với thực dân Pháp và tay sai trên một địa bàn rộng lớn, tại các tỉnh Miền Bắc và Trung Kỳ

Có nhiều văn thân, người cùng chí hướng tham gia như Trần Xuân Soạn, Mai Xuân Thưởng, Phan Đình Phùng, Phạm Bành

Đặc điểm của phong trào thời kỳ này là trong những hoàn cảnh nhất định, phong trào đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của triều đình kháng chiến do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết đứng đầu

Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt, giai đoạn đầu kết thúc Giai đoạn 2 từ cuối năm 1888 đến năm 1896

Tuy không còn sự lãnh đạo thống nhất của triều đình nhưng các phong trào Cần Vương vẫn tiếp tục phát triển và quy tụ thành những cuộc nổi dậy rộng lớn, có trình độ tổ chức cao hơn và duy trì được cuộc kháng chiến chống Pháp trong nhiều năm như: Khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Tống Duy Tân, khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo

Tuy nhiên, phong trào phản vua thời kỳ này không thể khắc phục được tình trạng hy sinh, thiếu sự phối hợp, chỉ đạo thống nhất của địa phương các cấp

Kết quả: Thất bại Nguyên nhân thất bại:

13

Trang 16

Phong trào Cần Vương đã được phe chủ chiến chuẩn bị từ cuối năm 1883, song song việc chấn chỉnh quân đội, nâng cao khả năng và tỉnh thần chiến đấu, tinh giản bộ máy hành chính, chuẩn bị cho vua rời khỏi Huế, tu bổ và mở rộng con đường Thượng đạo, là những việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài Phong trào cũng thu hút được một số quan lại trong triều đình và văn thân Ngoài ra, phong trào còn thu hút đông đảo sĩ phu yêu nước thời bấy giờ cùng sự hưởng ứng rộng rãi trong quần chúng

Nguyên nhân dẫn đến thất bại: Về khách quan:

Thực dân Pháp có lực lượng mạnh, được tay sai giúp đỡ: Pháp có tiềm lực về kinh tế, quân sự Đồng thời có sự giúp sức của tay ai, giáo dân Về chủ quan:

Do hạn chế của ý thức hệ phong kiến: Cần Vương là giúp vua chống Pháp, khôi phục chế độ phong kiến không đáp ứng các yêu cầu khách quan của lịch sử và đại bộ phận nhân dân là xóa bỏ giai cấp phong kiến đánh đổ thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc

Thiếu sự quy tụ và đường lối lãnh đạo: Phong trào Cần Vương vẫn chưa hội tụ và tập hợp được thành một khối thống nhất; chưa có phương hướng hoạt động cũng như đường lối chiến lược rõ ràng đủ mạnh để chống Pháp

Yếu về lãnh đạo và lực lượng: các cuộc khởi nghĩa không đủ mạnh, chỉ có thể tấn công vào chỗ yếu, sơ hở của địch, không đủ khả năng chiến tranh trực diện với địch Một số thủ lĩnh khi thấy bất lợi, nhanh chóng đầu hàng, khiến phong trào nhanh chóng suy yếu và tan rã Phong trào Cân Vương vẫn chưa hội tụ và tập hợp được thành một khối thống nhất; chưa có phương hướng hoạt động cũng như: đường lối chiến lược rõ ràng đủ mạnh để chống Pháp

14

Trang 17

Mang tính chất địa phương: Phong trào Can Vương thất bại có nguyên nhân đến từ sự kháng cự chỉ có tính chất địa phương Các lãnh đạo của phong trào chỉ có uy tín tại địa phương nơi xuất thân, khi họ bị bắt hoặc giết thì nghĩa quân đầu hàng hoặc giải tán

Vũ khí: Với vũ khí tự túc, thô sơ, quân Cần Vương khó mà đối đầu với vũ khí hiện đại của quân đội Pháp

Quan hệ với nhân dân: Các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương không lấy được sự tin tưởng từ nhân dân bởi gốc rễ chưa xuất phát từ nông dân Các đạo quân còn đi cướp bóc của dân chúng

Mâu thuẫn với tôn giáo: Việc xung đột với Công giáo của quân Cần Vương buộc nhiều giáo dân phải tự vệ bằng cách kết nối thông đồng với thực dân Pháp Theo thống kê của người Pháp cho biết, có hơn 20.000 giáo dân đã bị quân Cần Vương giết hại

Mâu thuẫn sắc tộc: Sự sai lầm trong chính sách sa thải các quan chức Việt, cho dân tộc thiểu số quyền tự trị khiến các sắc dân này đã đứng về phía Pháp Chính người Thượng đã bắt Hàm Nghi Các bộ lạc Thái, Mán, Mèo, Nùng, Thổ đã cắt đường liên lạc của quân Cần Vương Họ cũng giúp quân Pháp chiến tranh phản du kích đầy hiệu quả

Ý nghĩa: Phong trào Cần Vương đã trở thành một hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang trên khắp cả nước, hưởng ứng chiếu Cần Vương từ năm

Trang 18

cơ sở để tìm ra hướng đi mới cho phong trào giải phóng dân tộc đầu thế

2.1.2 Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) - Hoàng Hoa Thám Nguyên nhân:

Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình

Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh

Diễn biến: gồm 3 giai đoạn

Nghĩa quân đã chiến đấu quyết liệt, buộc kẻ thù hai lần phải giảng hòa và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta

Lân giảng hòa thứ nhất: sau khi bắt được tên điền chủ người Pháp - Sét-nay Dé Thám đã thỏa thuận với Pháp, nghĩa quân đã thả tên điền

16

Trang 19

chủ, trong khi đó Đề Thám phải được cai quản 4 tổng: Nhã Nam, Mục Sơn, Yên Lễ và Hữu Thượng

Đặc biệt trong thời kì giảng hòa lần thứ hai (12/1897) Đề Thám cho sản xuất ở Phồn Xương, tích lũy lương thực, xây dựng quân đội, sẵn sàng chiến đấu Nhiều nhà yêu nước đã tìm đến như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh

Giai đoạn III: 1909 - 1913

Sau vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội, Pháp đã dần hiện thấy Đề Thám có dính líu đến vụ đầu độc lính Vì vậy, Pháp tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế

Sau nhiều trận càn quét của địch, lục lượng nghĩa quân hao mon dần Ngày 10/2/1913 Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã

Kết quả: thất bại Nguyên nhân thất bại: So với phong trào Cần Vương với mục đích là bảo vệ ngôi vua, lập lại chế độ phong kiến thì khởi nghĩa Yên Thế với lực lượng là nông dân, mục đích bảo vệ lợi ích trước mắt của người nông dân, biết hòa hoãn đúng lúc và đã mang lại những kết quả nhất định Tuy nhiên, sau đó khởi nghĩa thất bại do những nguyên nhân sau:

Là phong trào nông dân mang tính tự phát Giai cấp lãnh đạo là nông dân, chưa có đường lối đúng đắn, chưa có hệ tư tưởng lãnh đạo Lúc này, cuộc khởi nghĩa vẫn chưa tìm ra được con đường cách mạng và sứ mệnh của mình, họ nổi dậy khởi nghĩa để bảo vệ những lợi ích trước mắt, chưa có tầm nhìn xa, vì vậy hành động một cách riêng lẻ, chưa triệt để nên thất bại

Chưa có sự liên kết với các phong trào yêu nước cùng thời Nhiều lúc còn bị động

17

Trang 20

Qua phụ thuộc vào người chỉ huy, khi người chỉ huy chết thì khởi nghĩa nhanh chóng tan rã

Ở giai đoạn này, hệ tư tưởng phong kiến vẫn còn được sử dụng để chống Pháp, khởi nghĩa Yên Thế thất bại phản ánh sự bế tắc của phong trào yêu nước của Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX - đầu XX, đất nước lúc này rơi vào sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo

Ý nghĩa: Khởi nghĩa diễn ra trong thời gian dài, vì vậy đã gây cho Pháp không ít tổn thất Đồng thời thể hiện tỉnh thân yêu nước, quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta Khởi nghĩa đã buộc Pháp giảng hòa và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta, bước đầu giải quyết được yêu cầu ruộng đất cho nông dân Tuy khởi nghĩa đã thất bại nhưng cũng đã để lại nhiều bài học cho các phong trào khởi nghĩa sau này

2.2 Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản

2.2.1 Phong trào vào đầu thế kỷ XX Ở giai đoạn này, giai cấp tư sản và tiểu tư sản chưa ra đời Hệ tư tưởng tư sản đã ảnh hưởng vào Vệt Nam Các trí thức phong kiến tiếp thu hệ tư tưởng tư sản

Phong trào Đông Du (1905 - 1908) - Phan Bội Châu Hoàn cảnh:

Đất nước ta đang trong thời kì nửa phong kiến, tuy có đổi mới nhưng không thật sự tiến bộ Nhật Bản inhờ đi theo con đường dân chủ tư sản đã thành công Do đó, đã khuyến khích nhiều nhà yêu nước trong đó có Phan Bội Châu hình thành phong trào Đông Du

Đầu thế kỉ XX, những người Việt Nam yêu nước do Phan Bội Châu đứng đầu lập ra Hội Duy Tân với mục đích là đánh Pháp, giành lại độc lập cho Tổ quốc Hội dự định dựa vào Nhật Bản để xúc tiến việc chuẩn bị bạo

18

Trang 21

động, họ cho rằng Nhật Bản là nước cùng mau da, cùng văn hóa, Nhật Bản đi theo con đường tư bản chủ nghĩa trở nên giàu mạnh, thoát khỏi đế quốc xâm lược, nên có thể dựa vào Nhật Bản

Diễn biến: Năm 1904, các nhà yêu nước lập ra Hội Duy Tân do Phan Bội Châu đứng đầu

Mục đích của Hội là lập ra một nước Việt Nam độc lập Đầu năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật Bản nhờ giúp khí giới, tiền bạc để đánh Pháp Người Nhật Bản chỉ hứa đào tạo cán bộ cho cuộc bạo động vũ trang sau này Tiếp đó, Hội Duy Tân phát động thành viên tham gia phong trào Đông Du Lúc đầu, phong trào Đông du hoạt động rất thuận lợi, số học sinh sang Nhật Bản có lúc lên tới 200 người

Đến đầu tháng 9/1908, thực dân Pháp câu kết với Nhật Pháp cho Nhật vào buôn bán ở Việt Nam, còn Nhật không cho các nhà yêu nước Việt Nam trú ngụ, nên nhà cầm quyền Nhật trục xuất những người yêu nước Việt Nam

Tháng 3/1909, Phan Bội Châu buộc phải rời Nhật Bản Đến đây, Phan Bội Châu rút ra bài học: “Đã là phường đế quốc dù da trắng hay da vàng thì chúng đều là một lũ cướp nước như nhau” Phong trào Đông Du tan rã, Hội Duy Tân ngừng hoạt động

Trang 22

Thứ nhất, Phan Bội Châu và những nhà yêu nước chưa hiểu được bản chất thật sự của Nhật Bản- một nước đế quốc cướp nước, ông nhận định con đường cách mạng chưa đúng đắn - không thể dựa vào nước ngoài mà phải tự cứu lấy mình, quá nương nhờ vào Nhật Bản, chưa chú trọng vào tiềm lực nước nhà

Thứ hai, chính vì nương nhờ vào Nhật nên khi Nhật cấu kết với Pháp, trục xuất học sinh về nước thì phong trào thất bại, Hội Duy Tân cũng ngừng hoạt động

Ý nghĩa: Phan Bội Châu là người dẫn đầu cuộc giải phóng dân tộc bằng con đường không theo phong kiến Ông phát động phong trào theo khuynh hướng bạo động với mục đích kêu gọi thanh niên ra nước ngoài học tập, chuẩn bị lực lượng, chờ thời cơ giành lại độc lập nước nhà Ông tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản, rèn luyện cho học sinh về tri thức, quân sự, rèn luyện tư tưởng lãnh đạo, đạo đức cách mạng; nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ văn hóa, quân sự cần thiết để giành lại độc lập nước nhà

Mặc dù chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng phong trào Đông du được coi là một trong những phong trào yêu nước mạnh mẽ nhất của nhân dân Việt Nam đầu thế kỷ 20 và đặc biệt nhiều thanh niên du học của trào lưu này đã trở thành những hạt nhân của các phong trào cách mạng tiếp theo trong công cuộc giải phóng dân tộc

Tuy thất bại nhưng phong trào Đông Du cũng đã đào tạo cho cách mạng nước ta sau này một đội ngũ chính trị có tư tưởng yêu nước tiến bộ bắt kịp xu thế của thời đại

Phong trào Duy Tân (1906-1908) - Phan Châu Trinh

Hoàn cảnh:

20

Trang 23

Sau khi phong trào Cần vương thất bại, nhiều cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp ở Việt Nam lại tiếp tục nổ ra, nhưng theo hướng mới Trong số đó, theo đường lối duy tân (theo cái mới), nổi bật có Duy Tân Hội cùng phong trào Đông Du (1905-1908) do Phan Bội Châu đề xướng và Phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh phát động tại miền Trung Việt Nam

Diễn biến: Phong trào Duy Tân hay còn được biết đến với tên gọi cuộc vận động Duy Tân hay Phong trào Duy Tân ở Trung Kỳ Đây là một cuộc vận động cải cách ở miền Trung

Việt Nam diễn ra từ năm 1906 đến 1908 Cuộc vận động do Phan Châu Trinh phát động nhanh chóng kết thúc sau khi bị thực dân Pháp đàn áp

Phan Châu Trinh chủ trương chỉ đạo phong trào Duy Tân không bạo động, cải tổ về mọi mặt xã hội qua con đường nâng cao dân trí Trong đó phong trào này chủ trương cải tổ về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục một cách toàn diện Với các hoạt động thực tế như: Mở trường dạy học hiện đại, lập các nhà buôn lớn để tự lực, mở mang kinh tế

Phong trào Duy Tân chú trọng đi theo cái mới và cải tổ loại bỏ đi cái cũ Có thể nói Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Trường Tộ đã đi đầu cho tỉnh thần cải cách với những bản điều trần và văn bản Thiên hạ đại thế luận Duy Tân chú trọng đến việc nâng cao khả năng dân trí nhằm phát triển kinh tế và giành lại chính quyền

Khác với phong trào Đông Du nhờ đến sự trợ giúp của người Nhật phong trào Duy Tân lại chú trọng đến tiềm lực của nước nhà Phan Châu Trinh từ quan tiến hành Bắc du, Nam du nhằm xem xét tình hình trên cả nước Từ đây ông cũng tìm được các văn sĩ và bạn đồng chí hướng và tư tưởng canh tân với mình

21

Trang 24

Tuy cùng chung chí hướng giành lại chính quyền với Phan Bội Châu nhưng ông lại không đồng tình với chủ trương duy trì nền quân chủ Ông càng không muốn sử dụng bạo động cách mạng cũng như mưu cầu đến sự giúp đỡ ở bên ngoài nhất là khi Nhật Bản cũng là nước đế quốc

Phong trào Duy Tân còn được biết đến như một Hội ngoài ánh sáng với chủ trương đi theo con đường dân chủ Phong trào này diễn ra công khai với hình thức cải cách xã hội, nâng cao dân trí và dân quyền Tuy nhiên sai lâm chính của phong trào này lại là chủ trương dựa vào Pháp để giàu mạnh

Kết quả: thất bại Nguyên nhân thất bại: Phan Châu Trinh không hiểu được bản chất của thực dân Pháp, còn dựa vào Pháp, không đề ra chiến lược tập hợp nông dân và công nhân

Các đề nghị cải cách của phong trào Duy Tân còn tản mạn, xa rời thực tế, không phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ

Chưa giải quyết được mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc đó như: mâu thuẫn gay gắt giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp, mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân

Quan trọng hơn cả là các đề nghị này không đáp ứng được nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, do đó không được nhân dân ủng hộ

Do triều đình Huế bảo thủ, từ chối mọi cải cách và không muốn đổi mới Điều này khiến cho xã hội Việt Nam luẩn quẩn trong trong bế tắc của xã hội thực dân nửa phong kiến, đồng thời cũng khiến các cải cách của phong trào Duy Tân xa rời thục tế

Ý nghĩa: Phong trào Duy Tân theo khuynh hướng cải cách, có ý nghĩa giúp khơi dậy lên tư tưởng tiến bộ, tấn công mạnh mẽ vào hệ tư tưởng

22

Trang 25

phong kiến lạc hậu và bảo thủ nhằm làm thay đổi chế độ tư tưởng phong kiến

Phong trào Duy Tân mang tính thời đại, góp phần giải quyết những yêu cầu thời bấy giờ

Phong trào sau chiến tranh thế giới lần thứ Nhất Ở giai đoạn này, giai cấp tư sản, tiểu tư sản ra đời Hệ tư tưởng tư sản tác động trực tiếp vào Việt Nam Các phong trào ở thời kì này theo khuynh hướng chính trị tư sản Một số phong trào như:

Phong trào quốc gia cải lương tư sản (1919-1923): lục lượng là bộ phận tư sản và địa chủ lớp trên với nội dung vận động chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa, chống độc quyền hương cảng Sài Gòn, chống độc quyền khai thác lúa gạo ở Nam Kỳ, đòi mở rộng viện dân biểu cho tư sản Việt Nam tham gia

Phong trào yêu nước dân chủ công khai (1925-1926): lực lượng chính là tiểu tư sản thành thị và tư sản lớp dưới Họ lập ra nhiều tổ chức chính trị như: Việt Nam Nghĩa đoàn, Hung Viét, ; ra nhiều bài báo tiến bộ; có nhiều phong trào đấu tranh chính trị lớn như: đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925), lễ truy điệu và để tang Phan Châu Trinh, Tùy nhiên càng về sau, các phong trào này phân hóa rõ rệt, một bộ phận tiếp tục khuynh hướng chính tị tư sản, bộ phận khác chuyển dần sang khuynh hướng cách mạng vô sản

Phong trào cách mạng quốc gia tư sản(1927-1930): Việt Nam Quốc dân Đảng ra đời( 1927), tập hợp lực lượng bao gồm thành phần tư sản, tiểu tư sản, địa chủ và hạ sĩ quan Việt Nam trong quân đội Pháp Mô phỏng theo chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn Về chính trị, thực hiện chủ trương đánh đuổi đế quốc, xóa bỏ chế độ vua quan, xây dựng dân quyền, tuy nhiên vẫn chưa có đường lối chính trị rõ ràng

23

Trang 26

Tháng 2/1929, Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức ám sát tên trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội Nhân sự Quan trọng hơn cả là các đề nghị này không đáp ứng được nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, do đó không được nhân dân ủng hộ

Do triều đình Huế bảo thủ, từ chối mọi cải cách và không muốn đổi mới Điều này khiến cho xã hội Việt Nam luẩn quẩn trong trong bế tắc của xã hội thực dân nửa phong kiến, đồng thời cũng khiến các cải cách của phong trào Duy Tân xa rời thục tế

Ý nghĩa: Phong trào Duy Tân theo khuynh hướng cải cách, có ý nghĩa giúp khơi dậy lên tư tưởng tiến bộ, tấn công mạnh mẽ vào hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu và bảo thủ nhằm làm thay đổi chế độ tư tưởng phong kiến

Phong trào Duy Tân mang tính thời đại, góp phần giải quyết những yêu cầu thời bấy giờ

Nhận xét: Tóm lại, vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, tiếp tục truyền thống yêu nước, bất khuất kiên cường chống ngoại xâm, các phong trào yêu nước theo ngọn cờ phong kiến, ngọn cờ dân chủ tư sản của nhân dân Việt Nam đã diễn ra quyết liệt; liên tục và rộng khắp Dù với nhiều cách thức tiến hành khác nhau, song đều hướng tới mục tiêu giành độc lập cho dân tộc Tuy nhiên, các phong trào dựa vào hệ tư tưởng phong kiến hay tư sản đều thất bại Nguyên nhân thất bại của các phong trào đó là do thiếu đường lối chính trị đúng đắn để giải quyết triệt để những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu của xã hội, chưa có một tổ chức vững mạnh để tập hợp, giác ngộ và lãnh đạo toàn dân tộc, chưa xác định được phương pháp đấu tranh thích hợp để đánh đổ kẻ thù Tuy thất bại song các phong trào yêu nước đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thân yêu

24

Ngày đăng: 06/09/2024, 16:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w