Nghiên cứu đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ thơ Đỗ Trung Lai”,chúng tôi muốn chọn cách tiếp cận theo hướng ngôn ngữ học để có thể khai thác được những đặc trưng phong cách thơ độc đáo, thể hiện
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
TRẦN THỊ HUYỀN
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ
ĐỖ TRUNG LAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ : 822 0102
Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Thị Thúy Liễu
HẢI PHÒNG - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi Luận văn không sao chép và vi phạm các quy định về sở hữu trí tuệ Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn và lời cam đoan của mình
Hải Phòng, ngày 15 tháng 7 năm 2023
Tác giả luận văn
Trần Thị Huyền
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS Trần Thị Thúy Liễu - giáo viên hướng dẫn của tôi Cô giáo đã luôn bám sát chỉ bảo, giúp đỡ,
hỗ trợ tận tình để tôi hoàn thành nhiệm vụ
Tôi xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô Trường Đại học Hải Phòng, đặc biệt là khoa Ngữ văn và Khoa học xã hội, khoa sau Đại học đã tận tình truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho tôi Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã ủng hộ, giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Quá trình thực hiện luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp cũng như
sự giúp đỡ, hỗ trợ của thầy, cô giáo và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 15 tháng 7 năm 2023
Tác giả luận văn
Trần Thị Huyền
Trang 5MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN Error! Bookmark not defined MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG v
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 8
1.1 Quan niệm về thơ 8
1.2 Ngôn ngữ thơ và đặc trưng của ngôn ngữ thơ, thể thơ 10
1.2.1 Ngôn ngữ thơ 10
1.2.2 Một số đặc trưng của ngôn ngữ thơ và thể thơ 14
1.3 Đỗ Trung Lai - Tác giả và tác phẩm 23
1.3.1 Giới thiệu về nhà thơ Đỗ Trung Lai 23
1.3.2 Sự nghiệp sáng tác 25
Tiểu kết chương 1 30
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM VÀ CÁCH TỔ CHỨC BÀI THƠ CỦA ĐỖ TRUNG LAI 31
2.1 Đặc điểm về ngữ âm trong thơ Đỗ Trung Lai 31
2.1.1 Đặc điểm về vần 31
2.1.2 Đặc điểm về cấu trúc của nhịp 40
2.1.3 Đặc điểm về thanh điệu 52
2.2 Đặc điểm về cách tổ chức bài thơ 57
2.2.1 Đặc điểm về câu thơ, dòng thơ 58
2.2.2 Đặc điểm về khổ thơ, đoạn thơ 61
2.2.3 Đặc điểm về tiêu đề 62
Tiểu kết chương 2 70
CHƯƠNG 3 TỪ NGỮ VÀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ NỔI BẬT TRONG THƠ ĐỖ TRUNG LAI 71
Trang 63.1 Các lớp từ vựng ngữ nghĩa tiêu biểu 71
3.1.1 Đặc điểm lớp ngôn ngữ về con người 71
3.1.2 Đặc điểm lớp ngôn ngữ về động, thực vật 73
3.1.3 Đặc điểm lớp ngôn ngữ chỉ không gian, thời gian 77
3.2 Các biện pháp tu từ nổi bật 84
3.2.1 Biện pháp tu từ so sánh 84
3.2.2 Biện pháp tu từ ẩn dụ 89
3.2.3 Biện pháp điệp từ 90
3.2.4 Biện pháp sử dụng câu hỏi tu từ 96
Tiểu kết chương 3 99
KẾT LUẬN 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
Trang 72.7 Thống kê các loại nhịp trong cặp lục bát 51
2.9 Độ dài tiêu đề các bài thơ Đỗ Trung Lai 63 2.10 Cấu tạo tiêu đề các bài thơ Đỗ Trung Lai 67 3.1 Các yếu tố ngôn ngữ chỉ người trong tập thơ Đỗ Trung Lai 71 3.2 Các yếu tố ngôn ngữ chỉ động vật trong thơ Đỗ Trung Lai 73 3.3 Các yếu tố ngôn ngữ chỉ thực vật trong thơ Đỗ Trung Lai 76 3.4 Những không gian chung trong thơ Đỗ Trung Lai 77 3.5 Các địa danh cụ thể trong thơ Đỗ Trung Lai 81
3.7 Các mô hình cấu trúc của so sánh tu từ trong thơ Đỗ Trung Lai 84 3.8 Biện pháp điệp từ trong thơ Đỗ Trung Lai 90
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Ngôn ngữ chính là cốt vật chất của thơ ca, là hơi thở đem lại sức sống
và say mê cũng như khẳng định sự tồn tại của thơ trong trái tim mỗi con người Ngôn ngữ thơ có nhiều đặc điểm khác biệt so với ngôn ngữ thông thường, ngôn ngữ thơ thường sử dụng vốn từ tinh tế và phức tạp hơn so với ngôn ngữ thông thường, đồng thời sử dụng cú pháp phức tạp hơn để tạo ra các hiệu ứng âm thanh và hình ảnh đặc biệt Ngôn ngữ thơ có nhiều thể khác nhau như thơ lục bát, thơ tứ tuyệt, thơ ngũ ngôn, thơ vần đối, thơ chữ Nôm Ngôn ngữ thơ sử dụng nhiều phép tu từ như ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, hoán dụ, và
sử dụng các hiệu ứng âm thanh, vần chữ, nhịp điệu để tạo ra những tác phẩm thơ hay và có sức ảnh hưởng Tìm hiểu và nghiên cứu ngôn ngữ trong thơ ca nói chung cũng như ngôn ngữ thơ của tác giả nói riêng là một quá trình hành động để từng bước nâng giá trị nghệ thuật mà thơ ca luôn mang trong mình Đây là vấn đề mang tính tất yếu của việc đánh giá về những đóng góp của nhà thơ trong đời sống văn học Đây cũng là một hướng đi cần thiết vừa mang tính chuyên sâu, vừa mang tính liên ngành; đồng thời giúp người đọc nhận biết dấu ấn phong cách ngôn ngữ của mỗi nhà thơ
Nhà thơ Đỗ Trung Lai là tác giả của nhiều bài thơ hay, giàu truyền thống mang những nét trữ tình, đằm thắm nhưng gửi gắm nhiều tâm sự, triết
lý nhẹ nhàng, tự nhiên Tác giả Đỗ Trung Lai đã được giới thiệu đến với các
em học sinh qua văn bản Mẹ trong chương trình Ngữ văn lớp 7 của bộ sách Cánh Diều Trong suốt cuộc đời sáng tác, nhà thơ có nhiều tác phẩm để lại dấu ấn đặc sắc trong lòng bạn đọc và đã đóng góp không nhỏ vào nền thơ ca đương đại Việt Nam Nghiên cứu đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ thơ Đỗ Trung Lai”,chúng tôi muốn chọn cách tiếp cận theo hướng ngôn ngữ học để có thể khai thác được những đặc trưng phong cách thơ độc đáo, thể hiện cái tôi của nhà thơ Chúng tôi cũng hy vọng sau đề tài này sẽ góp phần đưa ra được một cái nhìn đầy đủ và có hệ thống về ngôn ngữ thơ Đỗ Trung Lai
Trang 9Thực tiễn trong quá trình dạy bộ môn Ngữ văn ở bậc phổ thông, dạy để cho học sinh nhận biết vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ, thấy được giá trị trong các tác phẩm thơ là vấn đề quan trọng Tuy nhiên đây là một vấn đề khó khăn, học sinh chỉ chú ý nhiều đến nội dung tác phẩm thơ, do thiếu hiểu biết về ngôn ngữ thơ nên khả năng cảm thụ bài thơ gặp khó khăn Do vậy, với luận văn này tác giả muốn tìm một hướng đi mới nhằm tháo gỡ những khó khăn trong quá trình dạy môn Ngữ văn bậc phổ thông, giúp các em học sinh có cái nhìn khách quan, lan tỏa tình yêu ngôn từ tiếng Việt cho các em đồng thời thông qua luận văn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn
Từ những lý do trên, việc lựa chọn đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ thơ Đỗ Trung Lai” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1 Nghiên cứu ngôn ngữ thơ từ góc độ ngôn ngữ học
Công trình nghiên cứu về ngôn ngữ thơ đầu tiên cần được kể tới là tác phẩm Ngôn ngữ thơ (1987) của Nguyễn Phan Cảnh Cuốn sách gồm 12 chương: Ngôn ngữ giao tế và ngôn ngữ nghệ thuật, Nghệ thuật ngôn ngữ và các loại hình nghệ thuật, Ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi, Các tín hiệu đơn, Cách tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa hay bản chất các phương thức chuyển nghĩa có tính chất ẩn dụ, Lắp ghép hay bản chất các phương thức chuyển nghĩa có tính chất hoán dụ, Nhạc và thơ, Nét khu biệt và nét dư âm trong ngôn ngữ thơ, Thể loại hay ngưỡng âm tiết, Lục bát, Dịch thơ/ Thơ dịch, Động học của thi pháp hay sự giãn nở của ngôn ngữ thơ Nguyễn Phan Cảnh đã lấy điểm xuất phát từ tư tưởng của Saussure, coi ngôn ngữ nói chung, ngôn ngữ thơ nói riêng, thực chất là sự thể hiện hai thao tác cơ bản của hoạt động ngôn ngữ, đó là thao tác lựa chọn và thao tác kết hợp Tiếp đến, ông khẳng định về hai phương thức quan trọng bậc nhất khi đi vào tìm hiểu ngôn ngữ thơ, đó chính là phương thức tạo hình và phương thức biểu hiện Các phần tiếp theo của cuốn sách giải quyết các vấn đề về tổ chức ngữ nghĩa trong thơ, những biểu hiện hình thức của thơ như vần, nhạc tính cùng
Trang 10một số vấn đề về thể loại Có thể xem đây là công trình mang tính tiên phong, tạo ra một nền móng tốt cho các công trình khác tiếp nối ở những thời kỳ sau
Sau Ngôn ngữ thơ của Nguyễn Phan Cảnh 11 năm, giới Việt ngữ có thêm công trình Ngôn ngữ thơ Việt Nam (1998) của Hữu Đạt Tác giả đứng trên quan điểm của phong cách học để phân tích những biểu hiện của ngôn ngữ thơ Cuốn sách gồm 42 tiểu mục, 6 phần và 11 chương Hữu Đạt cũng kế thừa quan điểm của Nguyễn Phan Cảnh về phương thức tạo hình và phương thức biểu hiện trong ngôn ngữ thơ, từ đó, ông nhấn mạnh hơn nữa vào tính hình tượng của tác phẩm thi ca cũng như những biểu hiện quan trọng về hình thức như tính tương xứng trong ngôn ngữ thơ và tính nhạc Ông dành một phần riêng để viết về nghệ thuật chơi chữ trong thi ca và tỏ ra khá chú ý đến vấn đề phong cách tác giả, phong cách thi ca của mỗi thời kỳ lịch sử và các vấn đề khác về thể loại
Bên cạnh hai công trình có tính chất tổng quan khá toàn diện, chú ý đến nhiều mặt của ngôn ngữ thơ, còn phải kể đến những chuyên luận đi sâu vào một khu vực nào đó của tác phẩm thi ca dưới góc nhìn ngôn ngữ học Tác phẩm Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học (2005) của Mai Ngọc Chừ đi sâu phân tích về vai trò, chức năng, tầm quan trọng của vần thơ, từ đó
đi đến phân loại vần thơ, xét về vị trí hoạt động của vần và các xu hướng phát triển của vần
Tác phẩm Nhịp điệu ngôn ngữ thơ văn Việt Nam (2015) của Vũ Thị Sao Chi đi sâu vào nhận diện nhịp điệu, đưa ra các tiêu chí và cách thức tổ chức nhịp điệu, khẳng định giá trị và tầm quan trọng của nhịp điệu trong văn chương nói chung, trong thi ca nói riêng
Tác phẩm Thi luật thơ lục bát trong Truyện Kiều (2015) của Lý Toàn Thắng đi sâu vào vấn đề tổ chức ngữ âm của thơ, cụ thể là vần (thi vận), thi tiết, thi điệu (nhịp điệu), thi âm (kết hợp thanh âm) trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du
Một công trình khác ra mắt gần đây hơn cả là chuyên luận thi học Âm
Trang 11tiết tiếng Việt và ngôn từ thi ca (2017) của hai tác giả Nguyễn Quang Hồng - Phan Diễm Phương Đây cũng là một tác phẩm tập trung miêu tả vào vấn đề
tổ chức ngữ âm của thơ với một quan niệm khá rộng rãi về các thể loại thi ca trong tiếng Việt (gồm ba loại lớn: ngôn từ thi ca truyền miệng, ngôn từ thi ca thành văn và các thể loại khác, bao gồm cả giải trí, ứng dụng, diễn ca quảng cáo…)
Những luận văn thạc sĩ về ngôn ngữ thơ trong khoảng 10 năm trở lại đây xuất hiện khá nhiều và thường chia làm 3 chương Ngoài chương mở đầu mang tính chất lí luận, hai chương sau một chương đi vào miêu tả hình thức tác phẩm (vần, nhịp, thể thơ), chương còn lại đi vào miêu tả ngữ nghĩa (các lớp từ vựng, các biện pháp tu từ) Có thể kể ra một số luận văn tiêu biểu như: Đặc điểm ngôn ngữ thơ Giang Nam (Dương Thị Hương, Đại học Vinh, 2007), Đặc điểm ngôn ngữ thơ Vũ Quần Phương trong Vết thời gian (Trần Thị Mai, Đại học Vinh, 2011), Đặc điểm ngôn ngữ thơ Huy Cận trong Lửa thiêng và Vũ trụ ca (Đại học Vinh, 2009), Đặc điểm ngôn ngữ thơ Lưu Quang Vũ (Nguyễn Thị Thanh Bình, Đại học Vinh, 2008), Đặc điểm ngôn ngữ thơ Tố Hữu trong tập Gió lộng (Trần Đình Thạo, Đại học Vinh, 2011), Đặc điểm ngôn ngữ thơ Chế Lan Viên qua Di cảo thơ (Ngô Văn Huỳnh, Đại học Vinh, 2001) Một loạt các tác giả tên tuổi khác trong nền thơ Việt Nam thế kỷ XX cũng được chọn làm đổi tƣợng để khảo sát và nghiên cứu trong các luận văn thạc sĩ khác của Đại học Vinh như: Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Duy, Tản Đà, Thu Bồn, Hữu Thỉnh
2.2 Tình hình nghiên cứu thơ Đỗ Trung Lai
Trong thời gian qua, đã có nhiều độc giả, các nhà phê bình văn học quan tâm, nghiên cứu về nhà thơ Đỗ Trung Lai từ nhiều góc độ khác nhau Mặc dù vậy, các công trình, tác phẩm nghiên cứu về thơ Đỗ Trung Lai, đặc điểm ngôn ngữ trong thơ của ông chưa nhiều, còn khá khiêm tốn Viết về tác giả và tác phẩm của Đỗ Trung Lai đáng chú ý có một số bài viết sau:
Trong cuốn Công việc làm thơ xuất bản năm 1984, tổng kết kinh
Trang 12nghiệm gần một đời làm thơ của mình, Xuân Diệu viết: “Làm thơ, khó nhất là tìm tứ” Ấy vậy mà cái tứ xuất hiện trong thơ Đỗ Trung Lai lại hết sức tình
cờ, ví như trong bài thơ “Nếu Trái đất thiếu trẻ con” Nảy ra tứ thơ từ cuộc đi xem tranh của các cháu thiếu nhi, “Nếu như Trái đất thiếu trẻ con” vì thế cũng được viết một cách tường minh, chỉ cần đọc là hiểu ngay, hiểu hết, hiểu tường tận
Nhà văn Đặng Huy Giang với bài “Nhà thơ Đỗ Trung Lai: Người tự mình mở một cổng Đường thi” đăng trên báo “Văn nghệ Công an” online ra ngày 5/5/2011 đã có những nhận định cho rằng: Thơ Đỗ Trung Lai có ngôn ngữ hàm súc, hình ảnh phong phú và đặc biệt là triết lý sâu xa Xuyên suốt các bài thơ của ông là những cái tôi tâm trạng, là một nỗi buồn nhân thế với những cung bậc cảm xúc khác nhau (Đặng Huy Giang, 38, tr.4)
Nhà thơ Đình Minh rất tâm đắc với bài thơ “Đêm sông Cầu” của Đỗ Trung Lai, ông đã có bài viết “Đêm sông Cầu của Đỗ Trung Lai” đăng trên trang tin http://vanhaiphong.com/ Trong bài viết này nhà thơ Đình Minh có nhận định cho rằng: Đỗ Trung Lai là một nhà thơ viết có trách nhiệm, luôn săn tìm cái mới, cái độc, lạ, thơ Đỗ Trung Lai sáng tạo có kế thừa văn học truyền thống, nhất là ca dao dân ca, truyện Kiều … mang đậm đà bản sắc dân tộc và có những dấu ấn riêng khác với các nhà thơ đương đại khác Nhà thơ
Đỗ Trung Lai trước hết là người lính, là anh bộ đội Cụ Hồ một thời “Xếp bút nghiên theo việc binh đao” do vậy phong cách thơ của ông không nặng nề về cách thức thể hiện trên mỗi trang thơ bởi trước nhất ở anh là một nhà thơ mang cốt cách chiến sĩ, ông không trau chuốt về hình thức Thơ ấy mới khó,
nó rất khác với loại thơ cách tân vì thơ không cần bình mà ai đọc cũng hiểu, cũng mê với bất cứ đối tượng ở trình độ văn hoá nào (Đình Minh, 41, tr.7)
Nhà thơ Vũ Quần Phương viết trong lời mở đầu của tập thơ “Anh, Em
và những người khác” thì cho rằng: “Thơ Đỗ Trung Lai đã vào độ chín của tư duy, anh đã có cái nhìn bao trùm xã hội, anh biết cách chọn lọc ra chất thơ giữa vẻ lộn xộn của đời sống hiện thực, đã cập đến vấn đề sống còn của cõi
Trang 13người Anh đã có một hướng đi riêng nhưng để đi tới đích và chỉ đi tới đích khi lòng anh đủ rộng và trí anh đủ sâu sắc để hiểu được những nỗi niềm Thơ anh đang mở ra rất phong phú, phức tạp, điều đó đòi hỏi anh phải nỗ lực trong nhận thức cũng như cảm thụ Thực tế những bài thơ đi quá sức nghĩ của người viết, quá sức cảm của độc giả rất dễ sa vào hình thức chủ nghĩa, trở thành khô khan, khoa trương” (Vũ Quần Phương, 31, tr.121)
Như vậy, thông qua những nhận xét và ý kiến của các nhà thơ, nhà văn
về nhà thơ Đỗ Trung Lai cho chúng ta có cái nhìn khách quan hơn, toàn diện hơn về nhà thơ, hiểu hơn về những giá trị thơ ông mang lại cho đời Qua đó giúp tác giả có cái nhìn, hướng đi khi phân tích đặc điểm ngôn ngữ trong thơ của ông
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ thơ Đỗ Trung Lai, hay (cụ thể) là tìm hiểu thơ Đỗ Trung Lai trong quan hệ nội tại thống nhất giữa tư tưởng cảm xúc và ngôn ngữ biểu hiện qua toàn bộ sáng tác của nhà thơ Luận văn cần nêu bật được những đặc điểm cơ bản về ngôn ngữ thơ Đỗ Trung Lai
4 Mục tiêu nghiên cứu
Tác giả tiếp cận các bài thơ của Đỗ Trung Lai từ góc độ ngôn ngữ học, qua đó tìm ra nét đặc sắc trong ngôn ngữ thơ ông, góp phần làm sáng tỏ phong cách thơ Đỗ Trung Lai Để hoàn thành mục tiêu đó, tác giả đi nghiên cứu và làm rõ trên các phương diện như đặc điểm về ngữ nghĩa, ngữ âm, nhịp,
âm thanh, từ loại, đặc điểm về không gian, thời gian, tiêu đề đoạn thơ Trên
cơ sở khảo cứu các bài thơ để đưa ra các nhận định khái quát
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là: Đặc điểm ngôn ngữ thơ
Đỗ Trung Lai
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Về tài liệu: Từ khi cầm bút đến nay Đỗ Trung Lai cho ra đời 7 tập thơ,
Trang 14với 2 tập thơ sáng tác riêng, 2 tập thơ in chung và 3 tập thơ dịch (thơ Đường) Tuy nhiên, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu của công trình là 61 bài thơ được in trong 2 tập thơ “Đêm sông Cầu” (1990) và “Kể chuyện rong về những ngày có giặc” (2015)
Về nội dung: Đặc điểm ngôn ngữ thơ Đỗ Trung Lai
6 Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ pháp sau: 6.1 Thủ pháp thống kê, phân loại
Đây là thủ pháp được sử dụng chủ yếu nhằm thống kê tần số xuất hiện các thể thơ, đặc điểm vần nhịp và các lớp từ và một số biện pháp tu từ… 6.2 Phương pháp miêu tả
Trên cơ sở thống kê và phân loại, chúng tôi tiến hành phân tích, miêu tả đặc điểm về vần, nhịp, việc sử dụng từng lớp từ và biện pháp tu từ cụ thể 6.3 Phương pháp phân tích diễn ngôn
Nhằm làm rõ mối quan hệ giữa ngôn ngữ và ngữ cảnh, sự liên kết giữa ngôn ngữ và ngữ cảnh với nhau tạo thành câu thơ, bài thơ Qua đó thấy được những phương diện khác nhau đặc điểm ngôn ngữ thơ Đỗ Trung Lai
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài
Chương 2: Đặc điểm ngữ âm và cách thức tổ chức bài thơ của Đỗ Trung Lai
Chương 3: Từ ngữ và các biện pháp tu từ nổi bật trong thơ Đỗ Trung Lai
Trang 15CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Quan niệm về thơ
Thơ trong quan niệm của nhà thơ, có nhiều quan điểm khác nhau tùy góc độ tiếp cận, nhà ngôn ngữ học, nhà phê bình văn học, nhà chính trị gia… mỗi người có quan niệm riêng Đến nay đã có vô vàn những khái niệm, những định nghĩa về thơ từ nhiều góc độ khác nhau Thơ là một trong những loại hình kỳ diệu nhất của nghệ thuật, thơ được ví như người bạn đồng hành từ bao đời nay của nhân loại Vì vậy, quan tâm đến thơ, niềm khao khát sáng tác
ra những tác phẩm hay là mục đích hướng đến của những người yêu thơ
Tùy từng thời đại, từng xu hướng, từng nhà thơ mà hiểu thơ khác nhau, nhiều khi phủ định nhau Thời cổ đại có khuynh hướng xem thơ thuộc lĩnh vực thần bí Nhà triết học, mỹ học Hy Lạp Platon (427 - 347 TCN) cho rằng khi làm thơ thi sĩ bị thần linh chi phối Nhà thi học Lục Cơ (261 - 303) của Trung Quốc đã lý giải về sự sinh thành của thơ là do sự rung động của Đạo (Mai Ngọc Chừ, 6, tr.181)
Thơ là một hình thức nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt cảm xúc, tưởng tượng và ý nghĩa thông qua sắp xếp từ ngữ và âm điệu Nó có một vai trò quan trọng trong văn hóa của nhiều quốc gia và đã tồn tại từ hàng ngàn năm Thơ thường phản ánh suy nghĩ, cảm xúc và trải nghiệm cá nhân của người viết Nó có thể là một phương tiện để biểu đạt những cảm xúc sâu lắng, tình yêu, niềm vui, nỗi buồn hoặc suy tư của con người Thơ thường mang tính tưởng tượng cao và sử dụng ngôn ngữ hình ảnh mạnh mẽ để gợi lên những hình ảnh, ý tưởng và tình cảm Nó có khả năng mở rộng trí tưởng tượng của người đọc và khám phá các khía cạnh sâu sắc của thế giới và cuộc sống Thơ được xem là một hình thức nghệ thuật đòi hỏi sự khéo léo trong việc sắp xếp từ ngữ, âm điệu và cấu trúc Người viết thơ phải biết sử dụng các yếu tố như rõ ràng, tế nhị, nhịp điệu, âm tiết, vần điệu, và sắp xếp không gian trên trang thơ để tạo nên hiệu ứng tác động mạnh mẽ lên người đọc Thơ
Trang 16thường có tính phiêu dạt, không bị ràng buộc bởi các quy tắc cố định của văn phong thông thường Nó có thể linh hoạt và đa dạng về hình thức và cách diễn đạt Thơ có thể được viết bằng các hình thức truyền thống như thiên quan tứ, song thất lục bát, hay bất cứ hình thức không giới hạn nào mà người viết sáng tạo ra
Trong văn học cổ điển Trung Hoa đã nghiên cứu về thơ và đưa ra nhiều quan niệm khác nhau Cụ thể cách đây khoảng 1500 năm, trong cuốn “Văn tâm điêu long”, nhà thơ Lưu Hiệp quan niệm bài thơ bao gồm âm thanh (thanh văn), tình cảm, ý nghĩa (tình văn) và ngôn ngữ (hình văn) Như vậy quan niệm này đề cập đến cấu trúc bên trong của bài thơ
Nhà thơ nổi tiếng Bạch Cư Dị cũng đã đưa ra quan niệm về thơ như sau: Với thơ, gốc là tình cảm, mầm lá là ngôn ngữ, hoa là âm thanh, quả là ý nghĩa Cái cảm hoá được lòng người chẳng gì đi trước được ngôn ngữ, chẳng
gì trọng yếu bằng tình cảm, chẳng gì sâu sắc bằng ý nghĩa, chẳng gì gần gũi bằng âm thanh… Như vậy tác giả đã đề cập đến thơ dưới nhiều khía cạnh khác nhau, xét theo bản chất của thơ
Đối với Việt Nam, không có công trình nghiên cứu tách biệt, chuyên sâu về thơ, tuy nhiên cũng có nhiều quan điểm khác nhau khi đưa ra khái niệm thơ Nhà thơ Tố Hữu thì quan niệm: “Thơ là cái nhuỵ của cuộc sống” - đây là quan niệm hết sức ngắn gọn, nói lên ý nghĩa, giá trị của thơ mang lại cho cuộc sống
Nhà nghiên cứu Phan Ngọc đưa ra định nghĩa: “Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và suy nghĩ do chính hình thức ngôn ngữ này” (Phan Ngọc, 28, tr.121) Phan Ngọc đã nghiên cứu thơ dưới góc độ cấu trúc, thơ không chỉ là hiện tượng ngôn ngữ học thuần tuý mà chủ yếu là hiện tượng giao tiếp nghệ thuật, do vậy tính sáng tạo rất cao Như vậy góc độ tiếp cận của Phan Ngọc có sự khác biệt
so với Tố Hữu nhưng sự khác biệt đó ở góc độ tiếp cận khác nhau
Chế Lan Viên thì phát biểu về thơ bằng chính thơ: “Thơ, thơ đong từng
Trang 17ngao như tát bể/ Là cái cân nhỏ xíu lại cân đời/ Đừng làm những câu thơ khuôn mình theo văn phạm/ Như cây xanh thẳng quá chim không về” Như vậy ông có định nghĩa về thơ bằng chính những câu thơ
Nhà nghiên cứu Hữu Đạt cũng đưa ra quan niệm về thơ mang tính hàn lâm, tương đối khoa học như sau khi “Thơ là một thể tài của văn học được trình bày bằng hình thức ngắn gọn, súc tích nhất với cách tổ chức ngôn ngữ
có vần điệu và quy luật phối âm riêng của từng ngôn ngữ nhằm phản ánh cuộc sống tập trung và khái quát nhất, dưới dạng các hình tượng nghệ thuật” (Hữu Đạt, 10, tr.20) Quan niệm này đưa ra khá đầy đủ và có tính khái quát hóa cao
Như vậy, xung quanh quan niệm về thơ đã có rất nhiều ý kiến khác nhau, có quan niệm đưa ra phản ánh một khía cạnh nào đó của thơ, có quan niệm xét về cấu trúc và có quan niệm đưa ra khá toàn diện như nhà nghiên cứu Hữu Đạt
Để làm căn cứ nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ thơ Đỗ Trung Lai, tác giả đưa ra quan niệm về thơ như sau: Thơ là một chỉnh thể văn bản ngôn từ có
sự tương xứng giữa nội dung và hình thức biểu hiện, là một thể loại văn học
Về nội dung thơ có nhiệm vụ hướng con người đến cái hay, cái đẹp của Chân
- Thiện - Mỹ Thơ mang đặc trưng của tư duy hình tượng với sự tham gia của vần điệu và các quy luật hòa phối ngữ âm trong từng ngôn ngữ đến những giá trị vững bền của đời sống Về hình thức thơ cần đảm bảo các nguyên tắc mang tính phổ biến như tính sáng tạo, tính thẩm mỹ và công phu Thơ mang đậm dấu ấn cá nhân của người sáng tác với phong cách đặc trưng riêng
1.2 Ngôn ngữ thơ và đặc trưng của ngôn ngữ thơ, thể thơ
1.2.1 Ngôn ngữ thơ
Ngôn ngữ thơ là một khái niệm trong nghiên cứu văn học và ngôn ngữ học, đề cập đến các đặc điểm ngôn ngữ đặc biệt trong thể loại thơ Nó thể hiện sự tinh tế, đa dạng và sáng tạo trong cách sử dụng ngôn từ và câu chữ để truyền đạt ý nghĩa và tạo hiệu ứng tác động đến độc giả Ngôn ngữ thơ thường
Trang 18được sử dụng để tạo nên các tác phẩm thơ như: thơ ca, bài thơ và thơ tự do
Các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ thơ bao gồm: Tính nhất quán và lưu loát, ngôn ngữ thơ thường sử dụng các phép tu từ, như biến đổi từ ngữ, đồng
âm, cách điệu ngữ pháp và nhịp điệu để tạo ra âm điệu, tiết tấu và sự lưu loát đặc trưng Ngôn ngữ thơ thường sử dụng các phép so sánh, hình ảnh và ý tưởng không trực tiếp để truyền đạt ý nghĩa sâu sắc và gợi cảm xúc Các từ ngữ thường được chọn một cách cẩn thận để tạo ra hiệu ứng tương phản và hình ảnh mạnh mẽ Ngôn ngữ thơ thường sử dụng và diễn đạt những ý tưởng sâu sắc, tình cảm và triết lý Ngôn ngữ thơ thường tuân theo các quy tắc và hình thức cụ thể, như các đoạn thơ, nhịp điệu, thể thơ và sắp xếp không gian trên trang giấy Sự tinh tế trong cấu trúc và hình thức tạo nên một khung cảnh cho sự sáng tạo và tương tác giữa ngôn ngữ và ý nghĩa Ngôn ngữ thơ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự thẩm mỹ và truyền tải cảm xúc, tình cảm, ý nghĩa và ý tưởng sâu sắc
Ngôn ngữ trong thơ chính là “Ngôn ngữ mang tính chất nghệ thuật được dùng trong văn học” (Từ điển văn học, 35, tr.185) Ngôn ngữ thơ đòi hỏi vừa phải có hệ thống nhịp điệu và những tiêu chuẩn khắt khe, giàu sức biểu tượng, vừa cô đọng mang tính sáng tạo, ước lệ cao Mỗi hình ảnh, từ ngữ trong thơ được tác giả chọn lọc cụ thể, công phu, thể hiện sự nghiêm túc trong sáng tác Ngôn ngữ thơ đều mang những sắc thái chủ quan của tác giả, mỗi nhà thơ có cách thể hiện ngôn ngữ khác nhau
Ngôn ngữ trong thơ được ví như đứa con tinh thần của tác giả, toàn bộ tâm tư, tình cảm tác giả được gửi vào trong ngôn ngữ thơ, nó biểu hiện tập trung cao độ hình ảnh, màu sắc cuộc sống; cảm xúc của tác giả và ngôn ngữ thơ có tính nhạc điệu, chúng hòa quyện lại với nhau chứ không biệt lập, tách rời tạo nên một chỉnh thể của bức tranh lung linh đa sắc thái Để có thể đưa ngôn ngữ vào trong tác phẩm thơ, tác giả phải có sự gọt giũa kỳ công, chắt lọc từng từ, từng chữ một cách chặt chẽ Chính vì vậy, quá trình sáng tác, chuyển
Trang 19tải ngôn ngữ cuộc sống vào thơ tác giả phải có sự tìm tòi, chắt lọc như việc đãi cát tìm vàng
Có thể nói, một tác phẩm thơ ra đời chính là đứa con tinh thần của tác giả gửi gắm vào đó tâm trạng, tình cảm, sự suy tư… đó là quá trình chắt lọc, gọt giũa, tập trung cao nhất tính mỹ lệ, hàm súc, phong phú của ngôn ngữ Mỗi bài thơ đều có trật tự hoàn hảo của việc sắp xếp ngôn ngữ Một bài thơ để
có thể có được chỗ đứng trong nền văn học, trong lòng độc giả thì ngoài nội dung, hình thức thể hiện nhất định phải là sự kết tinh thăng hoa của nghệ thuật ngôn từ
Ngôn ngữ thơ có tính truyền cảm, tức là ngôn ngữ được sử dụng trong thơ có khả năng gửi tải và truyền đạt cảm xúc một cách hiệu quả Trong ngôn ngữ thơ, các từ được lựa chọn một cách cẩn thận để kích thích các giác quan
và tạo ra ảnh hưởng tâm lý đặc biệt Các từ có thể có âm điệu, âm thanh, hình ảnh mạnh mẽ và ý nghĩa sâu sắc, giúp truyền đạt cảm xúc một cách mạnh mẽ
và chính xác Ngôn ngữ thơ thường sử dụng hình ảnh mạnh mẽ và so sánh tạo
ra một thế giới tưởng tượng độc đáo, trong đó độc giả có thể trải nghiệm và cảm nhận cảm xúc Các hình ảnh tưởng tượng và so sánh sắc nét tạo ra hiệu ứng tương phản và mở ra nhiều lớp ý nghĩa, từ đó truyền tải cảm xúc một cách sâu sắc và tác động Ngôn ngữ thơ thường sử dụng các phép tương phản
âm thanh, nhịp điệu, và cấu trúc để tạo ra hiệu ứng truyền cảm Sự kết hợp giữa âm tiết và mô hình nhịp điệu có thể tạo ra một cảm giác mạnh mẽ, như
sự tăng tốc, giảm tốc, sự nhấp nháy hoặc sự êm dịu, phù hợp với cảm xúc được truyền đạt trong bài thơ Ngôn ngữ thơ cho phép người viết thể hiện sự
cá nhân và tâm trạng của mình một cách sâu sắc Bằng cách sử dụng từ ngữ, câu chữ và cấu trúc đặc biệt, người viết có thể truyền đạt cảm xúc của mình,
từ những cảm xúc trực tiếp và chân thành cho đến những cảm xúc phức tạp và
mơ hồ
Ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu, ngôn ngữ được sử dụng trong thơ có tính nhạc, đặc biệt là trong cách sắp xếp âm tiết, âm điệu và nhịp điệu Trong ngôn
Trang 20ngữ thơ, âm tiết và nhịp điệu được sử dụng để tạo ra một luồng âm thanh mượt mà và điệu đà Việc sắp xếp và phối hợp các từ và cụm từ để tạo thành một sự lặp lại âm tiết, sự thay đổi nhịp điệu và mô hình nhịp điệu mang lại sự cân đối và sinh động cho bài thơ Điều này giúp tạo ra một trải nghiệm âm thanh dễ nghe và mê hoặc cho người đọc Ngôn ngữ thơ có thể sử dụng tiết tấu để tạo ra một sự thăng hoa và một sự sắp xếp nhịp nhàng của các yếu tố
âm thanh Điều này thường được thực hiện bằng cách sử dụng các dấu chấm câu, các dấu phẩy, các dấu gạch ngang và các dấu câu khác để chỉ định nhịp điệu và lưu động của câu chữ Tiết tấu có thể được tăng lên hoặc giảm đi để tạo ra sự pha trộn và sự thay đổi trong câu chữ, tạo nên sự thú vị và hấp dẫn cho người đọc Trong ngôn ngữ thơ, sự sắp xếp và sử dụng các âm thanh như
âm nguyên âm, âm phụ âm, âm chính tắc…, có thể tạo ra một cảm giác hài hòa và đa dạng Sự lựa chọn cẩn thận của từ và cách phối hợp âm thanh tạo ra
sự tương phản và một sự kết hợp tốt giữa các âm hình, làm tăng tính nhạc tính của ngôn ngữ thơ
Ngôn ngữ thơ có tính hàm súc, ngôn ngữ trong thơ có khả năng chứa đựng và truyền tải ý nghĩa ẩn, thông qua việc sử dụng các ngữ cảnh, ý tưởng, hình ảnh, từ ngữ và cấu trúc phức tạp Ngôn ngữ thơ thường chứa nhiều lớp ngữ cảnh và ý nghĩa ẩn Người viết thơ có thể sử dụng từ ngữ, biểu đạt và hình ảnh để tạo ra một khung cảnh, một bối cảnh tưởng tượng hoặc một trạng thái tâm lý Từ đó, người đọc phải suy luận, tìm hiểu và tìm ra ý nghĩa ẩn chứa đựng trong đó Ngôn ngữ thơ thường sử dụng hình ảnh và ẩn dụ để truyền tải ý nghĩa ẩn Những hình ảnh tưởng tượng và so sánh được sử dụng
để tạo ra một cảm giác phức tạp và đa chiều Bằng cách sử dụng các từ ngữ và biểu đạt phiến diện, ngôn ngữ thơ khơi gợi trí tưởng tượng và thúc đẩy người đọc suy nghĩ sâu sắc Ngôn ngữ thơ thường có tính đa nghĩa và đa chiều, cho phép nhiều lớp ý nghĩa cùng tồn tại trong một câu chữ hoặc một cấu trúc ngôn ngữ Các từ và cụm từ có thể có nhiều ý nghĩa, tùy thuộc vào ngữ cảnh và trải nghiệm của người đọc Điều này tạo ra một không gian tưởng tượng và cho
Trang 21phép sự tương tác và tìm hiểu sâu sắc từ phía người đọc
Tóm lại, thơ là một hình thái nghệ thuật khó, tinh vi của sáng tạo văn học nghệ thuật Ngôn ngữ thơ trước hết mang đầy đủ những thuộc tính của ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ mang tính nghệ thuật, đó là tính hàm súc, tính tạo hình, tính biểu cảm, tính chính xác, tính đa nghĩa… Tuy nhiên, không phải tác phẩm thơ nào cũng chứa đựng tất cả những yếu tố trên,
ở mỗi loại tác phẩm khác nhau, trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau những đặc điểm ấy lại được biểu hiện đa dạng, phong phú dưới những sắc thái, mức độ khác nhau Đồng thời, từng nhà thơ, từng loại tác phẩm lại có những đặc trưng, những nét riêng về ngôn ngữ…
1.2.2 Một số đặc trưng của ngôn ngữ thơ và thể thơ
1.2.2.1 Về phương diện ngữ âm và thể thơ
Thơ mang hơi thở cuộc sống, phản ánh cuộc sống chân thực đời thường thông qua những cung bậc tình cảm, những rung động tình cảm của người sáng tác Do vậy, thế giới nội tâm của tác giả sẽ được thể hiện qua từ ngữ, còn
âm thanh và nhịp điệu làm cho thơ trở nên tinh tế, phong phú hơn
Có thể nói, tính nhạc là đặc trưng cơ bản của thơ Đây là điều mà ít được nhắc tới trong văn xuôi Thanh điệu, nguyên âm, phụ âm trong tiếng Việt là cơ sở cho ngôn ngữ thơ ca của nước ta có dáng vẻ du dương, trầm bổng, độc đáo khi thể hiện tính nhạc
Phương diện ngữ âm trong thơ đề cập đến cách thức sắp xếp, chọn lựa
và sử dụng các âm, tiếng, từ và cụm từ trong một bài thơ Nó liên quan đến các yếu tố như âm cuối, âm đầu, vần, vần điệu, âm sắc, ngữ điệu và nhịp điệu Phương diện ngữ âm trong thơ có thể tạo ra một hiệu ứng âm thanh, nhịp điệu
và sự hòa hợp mà mang lại sự ảnh hưởng và cảm xúc cho người đọc
Một trong những yếu tố quan trọng trong phương diện ngữ âm là vần Vần là sự lặp lại âm cuối của các từ trong các dòng thơ Sự lặp lại này tạo ra
sự nhất quán và có thể tạo nên một giai điệu, một hiệu ứng đặc biệt trong bài thơ Ví dụ, vần đúng có thể tạo ra một hiệu ứng êm dịu, như trong các bài thơ
Trang 22tứ tuyệt của Nguyễn Du Trong khi đó, vần đối hay vần chùm có thể tạo ra một hiệu ứng mạnh mẽ, như trong những bài thơ của Hồ Chí Minh Ngoài ra,
âm sắc và ngữ điệu cũng góp phần quan trọng trong phương diện ngữ âm của thơ Âm sắc liên quan đến cách thức phát âm như thanh điệu sắc thái của từng từ trong thơ Ngữ điệu, hay còn gọi là ngữ khí, là cách thức sắp xếp và thể hiện âm sắc trong thơ Khi đọc một bài thơ, ngữ điệu có thể tạo ra một giai điệu, một nhịp điệu và một cảm xúc đặc biệt Ngoài ra, sự lựa chọn và sắp xếp các từ, cụm từ và ngữ cảnh cũng góp phần vào phương diện ngữ âm trong thơ
Sự chọn lựa từ ngữ có thể tạo ra một âm thanh và hình ảnh đặc biệt Sự sắp xếp các từ và cụm từ cũng có thể tạo ra một nhịp điệu và một hiệu ứng âm thanh Phương diện ngữ âm trong thơ không chỉ mang tính chất thẩm mỹ mà còn có thể truyền tải ý nghĩa và tạo ra sự tương tác giữa nhà thơ và người đọc
Phương diện thể thơ có thể tạo ra một cách thức biểu đạt và truyền tải
ý nghĩa đặc biệt cho người đọc Một trong những yếu tố quan trọng trong phương diện thể thơ là đoạn thơ Đoạn thơ là một dãy các câu thơ được tạo thành một đơn vị ngữ âm và ý nghĩa Đoạn thơ có thể có độ dài khác nhau, từ một câu thơ đến nhiều câu thơ Việc chia thành đoạn thơ giúp tạo ra sự trật tự
và sắp xếp logic trong bài thơ (Đinh Trọng Lạc, 19, tr.33)
Số lượng câu thơ cũng là một yếu tố quan trọng trong phương diện thể thơ Số lượng câu thơ có thể tùy thuộc vào loại thơ và cấu trúc thơ Có thể có những bài thơ ngắn gồm chỉ một câu thơ, hoặc có thể có những bài thơ dài gồm nhiều câu thơ Kiểu thơ là một yếu tố quan trọng khác trong phương diện thể thơ Kiểu thơ liên quan đến hình thức cố định và quy tắc về ngữ âm, vần, và nhịp điệu Có nhiều kiểu thơ khác nhau trên thế giới trong văn học phương Tây, hay lục bát, tứ tuyệt và thất ngôn bát cú trong văn học Việt Nam Mỗi kiểu thơ mang đến một cấu trúc và một cách biểu đạt riêng, từ đó tạo ra sự đa dạng và sự sáng tạo trong thơ Cấu trúc và hình thức thơ cũng đóng vai trò quan trọng trong phương diện thể thơ Cấu trúc và hình thức thơ đề cập đến sự sắp xếp và xử lý các yếu tố như âm cuối, âm đầu, vần, và vị trí từ trong một câu thơ
Trang 23Tóm lại, ngôn ngữ thơ ca có tính nghệ thuật cao, được sắp xếp một cách công phu, tinh tế nhờ vậy ngôn ngữ thơ có sức mạnh riêng, miêu tả chân thực cuộc sống thông qua tâm hồn của những nhà thơ, đó là những người nghệ sĩ tài hoa Thơ đi sâu vào thế giới nội tâm của con người, khám phá những điều mới mẻ và tinh tế từ cuộc sống
1.2.2.2 Nguyên tắc hiệp vần trong thơ
Vần thơ là những chữ có cách phát âm giống nhau hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong các bài thơ Làm thơ gieo vần là một quy luật để nối các câu trong bài thơ với nhau Thường vần được dùng để nối câu gieo vào chữ cuối cùng của câu thơ
Phân loại vần thơ: Nếu chia theo dấu của tiếng thì có vần bằng và vần trắc; Nếu chia theo vị trí bắt vần thì có vần lưng và vần chân
Vần là yếu tố lặp lại của một bộ phận âm tiết theo một vị trí nhất định trong dòng thơ (câu thơ) có chức năng tổ chức, liên kết các câu thơ (dòng thơ) thành khổ thơ, các khổ thơ thành bài thơ Vần là yếu tố quan trọng tạo nên sự hòa âm giữa các câu thơ Dù hiểu theo cách nào, vần luôn là yếu tố quan trọng tạo nên sự hòa âm giữa các câu thơ, dòng thơ Dựa vào thanh điệu, người ta chia vần thơ thành vần bằng (âm tiết có thanh ngang và thanh huyền) và vần trắc (âm tiết có thanh sắc, ngã, hỏi, nặng) bao gồm nhóm trắc thường (âm tiết
có thanh hỏi, thanh ngã, thanh sắc và thanh nặng và nhóm trắc nhập (âm tiết
có các âm cuối p, t, ch, c mang thanh sắc và thanh nặng) Dựa vào vị trí hiệp vần ta có vần chân (vần liền, vần cách, vần ôm) và vần lưng Dựa vào mức độ hòa âm giữa các âm tiết, ta có vần chính, vần thông và vần ép Dựa vào cách kết thúc âm tiết tham gia hiệp vần có vần mở (vần đơn), vần nửa mở, vần nửa khép, vần khép (vần phức)
Trong thơ vẫn có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong thơ trung đại thì vẫn càng không thể thiếu được Vần là một tổ chức văn bản thọ dựa trên
cơ sở sự lặp lại không hoàn toàn các tiếng ở vị trí nhất định của dòng thơ nhằm tạo nên tính hài hoà và liên kết các dòng thơ và giữa các dòng thơ Vẫn
Trang 24tạo sự kết dính giữa các dòng thơ với nhau, gắn từng đoạn từng khổ thơ lại tạo nên sự thống nhất của chính thể bài thơ Nếu không có vẫn thì bài thơ chỉ là
sự chắp ghép của những mẩu vụn Ngoài ra, cùng với nhịp, vẫn có chức năng nữa đó là tạo ra tính nhạc, đây là đặc tính của thơ ca Một bài thơ có hay không, có vần về với nhau không phụ thuộc khá nhiều vào việc gieo vần của trong bài thơ
Điều kiện trước hết tạo nên tính nhạc cho thơ phải kể đến sự hòa âm
mà vần là yếu tố quan trọng xây dựng nên sự hòa âm giữa các câu thơ Vần là
sự hòa âm, sự cộng hưởng nhau theo những quy luật ngữ âm nhất định giữa hai từ hoặc hai âm tiết ở trong hay cuối dòng thơ, gợi tả nhấn mạnh sự ngừng nhịp Đơn vị biểu diễn vần thơ trong tiếng Việt là âm tiết bao gồm: âm đoạn tính và âm siêu đoạn tính (thanh điệu) Xét về chức năng tạo nên sự tương đồng, sự hòa âm thì các yếu tố cấu tạo nên âm tiết có vai trò không giống nhau: Ở đây thanh điệu, âm cuối rồi đến âm chính là những yếu tố giữ vai trò quyết định của sự hòa âm Vai trò thứ yếu thuộc về âm đệm và yếu tố cuối cùng là âm đầu
Xét về các mặt âm đoạn tính của các âm tiết hiệp vần, đầu tiên phải kể đến âm cuối Trong một âm tiết, giữa các yếu tố tạo nên phần vần thì âm cuối
là yếu tố quyết định tính chất của nó rõ hơn cả Âm cuối là cơ sở để người ta phân loại các vần (khép, nửa khép, mở, nửa mở), chính tính chất của những loại vần này giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự hòa âm Với âm cuối,
sự hòa âm của vần thơ sẽ được tạo ra khi hai âm tiết hiệp vần có sự đồng nhất các âm cuối (phụ âm, bán nguyên âm và âm vị zero) hoặc đồng nhất về đặc trưng âm vang mũi (m, n, ng, nh), hoặc đồng nhất về đặc trưng ngữ âm vô thanh (p, t, c)
Âm chính là hạt nhân, là yếu tố quyết định âm sắc chủ yếu của âm tiết cho nên âm chính cũng có vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập vần thơ Để góp phần vào sự hòa âm này, âm chính có một quy luật phân bố chặt chẽ trong các vần thơ: các nguyên âm làm âm chính của hai âm tiết hiệp vần phải
Trang 25hoặc đồng nhất hoàn toàn, hoặc đồng nhất về một đặc trưng nào đó (đặc trưng
âm sắc: trầm hoặc bổng; đặc trưng về âm lượng: nhỏ, lớn) Ngoài ra có những trường hợp âm chính không cùng dòng, cùng độ mở cũng hiệp vần với nhau Các âm tiết này hiệp vần là nhờ âm cuối giống nhau
Phụ âm đầu và âm đệm đều có chức năng tạo nên sự khác biệt cho vần thơ để tránh lặp vần Thực tế, khi các âm tiết hiệp vần với nhau đã có sự hòa
âm, đắp đổi âm chính, âm cuối và thanh điệu thì sự xuất hiện của bất kỳ âm đầu nào trong âm tiết cũng không ảnh hưởng đến sự hòa âm Từ đó, ta thấy:
Âm đầu có tham gia cùng với các thành phần khác để tạo nên sự hòa âm nhưng vai trò của nó không đáng kể Còn âm đệm mức độ hòa âm rất thấp, có những khuôn vần mà sự có mặt của âm đệm không ảnh hưởng đến sự phân loại của các vần thơ
Như vậy, tất cả các yếu tố cấu tạo nên âm tiết tiếng Việt đều tham gia vào việc tạo nên sự khác biệt của vần thơ Việt Nam để tránh lặp vần Trong đó, thanh điệu, âm cuối, âm chính là những yếu tố chính quyết định âm hưởng chung của toàn âm tiết và do đó quyết định sự hòa âm của các âm tiết hiệp vần 1.2.2.3 Về phương diện từ loại và các biện pháp tu từ chủ yếu
Từ vựng
- Từ láy
Từ láy là những từ thường được cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc theo những quy tắc nhất định, ở đó giá trị các tiếng trong từ vừa điệp và đối với nhau một cách hài hòa về âm và nghĩa, đó là định nghĩa từ láy của tác giả Đinh Trọng Lạc
Trong hệ thống từ vựng tiếng Việt từ láy chiếm một số lượng phong phú, vì vậy “láy” là một phương thức cấu tạo từ quan trọng của Tiếng Việt (Đỗ Hữu Châu, 4, tr.54) Các nhà thơ lớn, nhà văn… thường khai thác, tận dụng tối đa tiềm năng to lớn của từ láy để biểu cảm một cách phong phú thế giới nội tâm và làm tăng tính hiệu quả trong quá trình sáng tác thơ văn
Trang 26Từ láy trong thơ là một dạng biểu đạt ngôn ngữ sáng tạo, thường được
sử dụng để tạo ra hiệu ứng âm thanh và nhịp điệu đặc biệt trong một bài thơ
Từ láy là cách sử dụng các từ hoặc cụm từ có âm tương tự hoặc trùng âm cuối, âm đầu hoặc cả hai Điều này tạo ra một sự lặp lại âm thanh đặc biệt, làm cho bài thơ trở nên nhẹ nhàng, du dương và mềm mại hơn Từ láy có thể tạo ra một hiệu ứng nhịp điệu, âm vang và sự nhất quán trong bài thơ Nó có thể mang lại sự hòa hợp âm thanh, tạo nên một cảm giác êm dịu và thú vị cho người đọc Từ láy cũng có thể tăng cường tính thẩm mỹ và tạo nên sự ấn tượng đặc biệt cho bài thơ
- Lớp từ tình thái
Trên thực tế, tình thái từ là loại từ được sử dụng nhiều trong giao tiếp nhưng lại ít được sử dụng trong văn viết Nếu phân tích thuật ngữ “tình thái từ”, có thể hiểu tình thái từ (hay còn được gọi là từ tình thái) là những từ được thêm vào câu để tạo nên câu cảm thán, câu nghi vấn, câu cầu khiến giúp tăng thêm sắc thái, tình cảm của người nói, người viết Về vị trí, tình thái từ thường được đứng ở cuối câu để nhấn mạnh cảm xúc, thái độ của người sử dụng Tình thái từ được chia thành một số loại chính, bao gồm:
Tình thái từ cảm thán: sao, thay
Tình thái từ nghi vấn: hả, hử, chứ, à, ư, chăng
Tình thái từ cầu khiến: nào, đi, với
Tình thái từ để thể hiện tình cảm, thái độ của người nói, người viết: nhé, ạ, mà, cơ, vậy (Nhiều tác giả, 29, tr.11)
Giá trị biểu cảm trong câu được tăng lên khi tác giả sử dụng lớp từ tình thái trong câu thơ Lớp từ tình thái biểu thị ở những sắc thái, cung bậc tình cảm ở những góc độ khác nhau
Các biện pháp tu từ thường được sử dụng trong thơ ca:
- Ẩn dụ
“Ẩn dụ” trong thơ là một phương pháp biểu đạt mà tác giả sử dụng các
từ ngữ hoặc hình ảnh để chỉ một ý nghĩa sâu xa, một ý niệm trừu tượng hoặc
Trang 27một khái niệm khác, thay vì diễn đạt trực tiếp Nói cách khác, ẩn dụ là việc sử dụng một từ hay hình ảnh để truyền tải ý nghĩa sâu xa hơn so với nghĩa đen của từ đó Ẩn dụ giúp tạo ra sự giàu ý và lôi cuốn trong thơ Nó khơi gợi sự tưởng tượng và sự sáng tạo của người đọc, để họ có thể tự mình tìm hiểu và suy ngẫm về ý nghĩa của bài thơ Ẩn dụ cũng có thể tạo ra sự huyền bí, mơ hồ
và đa nghĩa trong thơ
Ví dụ về ẩn dụ trong thơ là: “Đêm như một chiếc áo màu mơ/Ngọc thụy thì thầm giữa ngàn sao” Trong ví dụ trên, cụm từ “đêm như một chiếc áo màu mơ” ám chỉ rằng đêm tạo ra một không gian mơ mộng, huyền ảo, không chỉ đơn giản là một khoảng thời gian trong ngày Điều này tạo ra một hình ảnh đẹp và sâu sắc hơn về đêm trong thơ
Căn cứ theo cách thức và mục đích sử dụng của người nói, người viết
mà phép “Ẩn dụ” được chia thành bốn loại chính như dưới đây:
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Đoạn trích trên, Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp ẩn dụ, hình ảnh “hoa lựu” nở đỏ lập lòe giống như đốm lửa, với sự miêu tả sinh động đó, tác giả đã thành công gợi lên cho người đọc một bức tranh mùa hè có màu sắc rực rỡ, sống động
- So sánh
Biện pháp tu từ “so sánh” trong thơ là một phương pháp biểu đạt mà tác giả sử dụng để so sánh hai khái niệm, đối tượng hoặc tình huống khác nhau nhằm tạo ra một hình ảnh ví von hay một hiệu ứng nhất quán So sánh
Trang 28trong thơ thường sử dụng từ “như”, “giống như”, “như thế”, “như là” để liên kết hai khái niệm được so sánh với nhau Biện pháp so sánh trong thơ giúp mở rộng cách diễn đạt và tạo ra sự hình dung đa dạng hơn Nó có thể làm cho thơ trở nên sinh động, giàu hình ảnh và tạo ra sự soi sáng, nổi bật cho
ý tưởng được truyền đạt So sánh cũng có thể tạo ra sự tương phản, sự soi rõ
sự khác biệt giữa hai khái niệm hoặc đối tượng Có một số dạng so sánh thường gặp trong thơ, bao gồm:
So sánh hoàn toàn: Sử dụng từ “như”, “giống như” để so sánh hai đối tượng mà không sử dụng từ “hơn”
Ví dụ:
Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
(Ca dao) Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Biện pháp so sánh trong thơ tạo ra sự tương phản, tạo điểm nhấn và tạo nên hình ảnh sắc nét, giúp người đọc hiểu rõ hơn và cảm nhận sâu sắc hơn về
ý nghĩa của bài thơ
Trang 29Về cấu trúc của so sánh, tác giả Lưu Quý Khương trong cuốn sách
“Các phương thức biểu hiện ý nghĩa so sánh trong tiếng Anh và tiếng Việt” (So sánh thang độ) (2004) (Lưu Quý Khương, 18, tr.67) và tác giả Nguyễn Thế Lịch trong cuốn sách “Cấu trúc so sánh trong tiếng Việt” (2001) (Nguyễn Thế Lịch, 27, tr.101) cho rằng, biểu thức ngôn ngữ so sánh có cấu trúc chung gồm 4 yếu tố cụ thể như sau:
Một là, yếu tố được so sánh (so sánh là tích cực) hoặc bị so sánh (so sánh là tiêu cực) Ký hiệu (A)
Hai là, yếu tố được dùng để chỉ trạng thái của hành động, tính chất của
sự vật với vai trò nêu lên phương tiện khi so sánh Ký hiệu (t)
Ba là, yếu tố thể hiện quan hệ khi so sánh Ký hiệu (tss)
Bốn là, yếu tố được đưa ra làm chuẩn để so sánh Ký hiệu (B)
Đây là các yếu tố so sánh được biểu hiện trực trực tiếp bằng ngôn ngữ
- Điệp ngữ
Là một biện pháp nghệ thuật lặp lại một câu, một từ hay cụm từ nhằm tăng tính biểu cảm cho đoạn thơ Điệp ngữ được chia thành một số loại cơ bản sau:
Điệp ngữ cách quãng Đây là hình thức lặp lại một từ, cụm từ, trong đó, các từ và cụm từ này thường cách quãng, không có sự liên tiếp
Ví dụ:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim, hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa, tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre, trung hiếu chốn này”
(Viếng lăng Bác - Viễn Phương) Điệp ngữ nối tiếp Đây là hình thức lặp lại một từ, cụm từ có sự nối tiếp với nhau
Ví dụ:
“Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Trang 30Cô gái ở Thạch Kim, Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm Sách giấy mở tung, trắng cả rừng chiều”
(Gửi em, cô thanh niên xung phong - Phạm Tiến Duật) Điệp từ chuyển tiếp (điệp từ vòng) Đây là hình thức lặp lại một từ, cụm
từ nằm ở cuối câu trên, chuyển xuống đầu câu dưới tiếp theo để giúp câu văn, câu thơ liền mạch với nhau về ngữ nghĩa Hình thức điệp này thường được dùng trong các thể thơ lục bát, thất ngôn lục bát, thất ngôn tứ tuyệt…
1.3 Đỗ Trung Lai - Tác giả và tác phẩm
1.3.1 Giới thiệu về nhà thơ Đỗ Trung Lai
Để tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Đỗ Trung Lai, để thấy được đặc điểm ngôn ngữ, phong cách thơ của ông chúng ta không thể xét riêng từng tác phẩm của ông, như vậy sẽ phiến diện, chưa đánh giá phong cách thơ của một tác giả Tác giả đã nghiên cứu thơ của ông với phương pháp nhìn nhận sự nghiệp sáng tác của ông như một hành trình mà mỗi tác phẩm chỉ là một mắt xích, một sự kiện, một mảnh ghép trên một bức tranh và một cột mốc trong
Trang 31hành trình đó Với cách tiếp cận như trên, tác giả đi nghiên cứu tổng thể sự nghiệp sáng tác của ông, tìm ra mạch cảm hứng chính trong các tác phẩm
Đỗ Trung Lai sinh ngày 7 tháng 4 năm 1950 tại xã Phùng Xá, huyện
Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1991
Quan niệm của Đỗ Trung Lai về thơ và nghệ thuật:“Người làm nghệ thuật luôn mang trong mình khát vọng sáng tạo nhưng mỗi nghệ sĩ lại có những quan niệm sáng tạo riêng Với Đỗ Trung Lai, sáng tạo là quá trình sản sinh những nhân tố mới, nhưng không tạo sự khác hẳn, biệt lập (đôi khi là đối lập) với truyền thống, nó cần dựa trên nguyên tắc kế thừa Cách tân là tiếp thu cái truyền thống đồng thời làm mới để tạo nên nét hiện đại cho truyền thống Đỗ Trung Lai là người đọc nhiều và rất am hiểu về nhiều loại hình nghệ thuật, nhưng ông quan niệm học hỏi và sáng tạo chứ không phải bắt chước máy móc”
Xã hội ngày càng thay đổi, phát triển kéo theo quan niệm, thị hiếu thẩm
mỹ của con người cũng thay đổi, điều đó đòi hỏi nhà thơ luôn có ý thức tìm tòi và đổi mới: “Trách nhiệm của mỗi nhà thơ phải khám phá cho được không gian nghệ thuật của chính mình, nếu thực sự muốn tồn tại trong không gian mới của thời đại” và “Thật kinh hãi khi phải ngắm nhìn một nghệ sĩ cứ đứng mãi một chỗ mà biểu diễn quá nhiều lần một tiết mục tới gần như vô cảm, nói cách khác là thương hại những ai thâm canh triền miên trên mảnh đất đá cằn cỗi” (Hà Minh Đức và Bùi Văn Nguyên, 14, tr.99)
Với quan niệm “Lý tưởng thi ca của sự cách tân nhằm gọi đúng bản chất của sự vật trong nhịp điệu đời sống hiện đại” chứ không phải để ve vuốt
sở thích của đám đông Mọi người cầm bút đều mong muốn được nhiều bạn đọc chia sẻ, nhưng đây không phải là cứu cánh của những thi sĩ chân chính Với Đỗ Trung Lai làm nghệ thuật phải có sự thay đổi và cách tân Lựa chọn thế nào không quan trọng cứ hữu ích là được
Với ông, mọi thứ đều phải xuất phát từ “tâm” Làm nghệ thuật thì càng
Trang 32phải hết lòng Không tâm đắc thì đừng làm Ông từng nói: “Nhà thơ không phải là người có thể viết ra những câu thơ, mà nhà thơ là người không thể không viết ra những câu thơ” Theo Đỗ Trung Lai, làm thơ, chăm chỉ là một phần, thậm chí, khi không có cảm hứng thì càng chăm càng hỏng, thái độ đối với việc làm thơ mới chính là yếu tố quyết định
Trong quan niệm của Đỗ Trung Lai “Văn chương là tấc lòng gửi vào thiên cổ, đâu phải chuyện tài hoa phấn sức một lúc một thời”, vì thế với ông văn chương là việc trang trọng, trang nghiêm và cái tâm của người làm nghệ thuật phải nghiêng về con người Mà con người thì khổ nhất, đông nhất lúc nào cũng là người nghèo Hãy bắt đầu từ đó, chất liệu cuộc sống và con người cùng thái độ nghiêm túc, sáng tạo sẽ tạo nên một nghệ sĩ tài hoa, chứ không phải tài năng thiên bẩm
Từ những phân tích trên ta thấy, Đỗ Trung Lai là nhà thơ luôn có ý thức quyết liệt đổi mới mình, đổi mới thi ca Quan niệm sáng tạo ấy đã phần nào cho thấy bản lĩnh, phẩm chất của thi sĩ Đây cũng chính là một cơ sở quan trọng hình thành nên thế giới nghệ thuật thơ khác biệt, độc đáo của Đỗ Trung Lai: “Thơ tôi là ngôi nhà của riêng tôi, ai muốn vào xin hãy gõ cửa và tuân theo những nghi thức nhất định” (Đỗ Trung Lai, 23, tr.47) Tuy nhiên, từ những quan niệm đến thực tế sáng tác và tác động ảnh hưởng của các yếu tố nhiều khi là cả một khoảng cách đầy thử thách đối người nghệ sĩ sáng tạo Nhưng nếu không có những yếu tố như trên thì hồn thơ của Đỗ Trung Lai sẽ không được hình thành và phát triển và cũng không thể gây được tiếng vang như ngày hôm nay
1.3.2 Sự nghiệp sáng tác
Từ khi cầm bút đến nay Đỗ Trung Lai cho ra đời 7 tập thơ, với 2 tập thơ sáng tác riêng, 2 tập thơ in chung và 3 tập thơ dịch (thơ Đường) Mỗi tập thơ đều mang những dấu ấn rõ nét cuộc đời và thi pháp thơ ông, trong đó nổi bật nhất là tập thơ “Đêm Sông Cầu”
Trang 33Nhà thơ Đỗ Trung Lai khởi đầu nghiệp viết khác hẳn nhiều người: Ông viết kịch thơ 5 màn “Những đêm không ngủ”, nói về phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên chống Mỹ - ngụy cuối những năm 60 của thế kỷ trước Khi hoàn tất bản thảo, ông mang hơn 60 trang tự gõ bằng máy chữ Orbita, đến
gõ cửa nhiều tạp chí để gửi Nơi nào ông cũng nhận được một cái lắc đầu Người cuối cùng mở cửa chào đón ông không phải ai khác, mà chính là “ông hoàng” kịch thơ Lưu Trọng Lư
Đỗ Trung Lai nhớ lại: “Năm 1980, tôi cầm bản thảo đến gặp anh Tất Đạt ở Tạp chí Sân khấu thì được anh chỉ đến nhà ông Lưu Trọng Lư ở phố Nguyễn Thái Học Tôi háo hức đến gặp nhà thơ Lưu Trọng Lư Vào nhà ông, tôi kính cẩn gửi gắm bản thảo của mình và xin phép ra về Mấy ngày sau, vào một buổi sáng sớm, tôi quay lại gõ cửa xin gặp ông Thấy tôi, ông nói ngay: Nhiều người đưa kịch thơ cho bác đọc, nhưng họ không phải là nhà thơ, họ không thể viết được kịch thơ Vở kịch của cháu làm bác rất thích” Thế rồi, hai bác cháu ngồi chuyện trò Ông không ăn sáng mà cũng chẳng đi họp nữa Ông hứa sẽ in toàn bộ vở kịch thơ của tôi trên Tạp chí Sân khấu và sẽ tìm đoàn dựng nó Nhưng thật không may, nội bộ Tạp chí Sân khấu có sự thay đổi Nhà thơ Lưu Trọng Lư nghỉ hưu, những dự định của hai bác cháu không thực hiện được Đúng lúc bế tắc ấy, với sự giới thiệu của họa sĩ Đức Dụ, tôi mang vở kịch thơ 5 màn ấy tới nhà thơ Duy Khán, biên tập viên của Tạp chí Văn nghệ Quân đội Sau khi đọc, nhà thơ Duy Khán “phán”: “Cỡ thơ này thì phải đưa đến một “thằng” còn giỏi hơn tao, đó là Phạm Tiến Duật ở Báo Văn nghệ” Đưa bản thảo cho anh Phạm Tiến Duật rồi, nửa tháng sau gặp lại, anh nồng nhiệt siết chặt tay tôi và bảo: “Em ơi! Sao lần đầu mà đã “làm to” thế Anh nói thật, nó không thua bất cứ một vở kịch thơ hiện đại nào nên nhiều người khoái em là phải Nhưng họ già rồi Chúng mình còn trẻ, không viết thế! Lai ạ! Đoản thi mới quan trọng Anh đố chú viết được thơ ngắn đấy!”
Chỉ vì lời thách đố của nhà thơ Phạm Tiến Duật, “máu nóng” trong người Đỗ Trung Lai như trào lên Sau một tuần, bài thơ “Đêm sông Cầu” ra
Trang 34đời và được in ngay trên trang nhất Báo Văn nghệ, “Đêm sông Cầu” ra đời được một năm thì nhạc sĩ Phan Lạc Hoa (bây giờ đã là cố nhạc sĩ) phổ nhạc thành bài hát “Tình yêu bên dòng sông quan họ” và được ca sĩ Thanh Hoa thu đĩa năm 1982 Cũng năm ấy, ca sĩ mang bài này đi tham gia Liên hoan Nhạc nhẹ quốc tế ở Lahabana, Cuba
Từ những câu thơ tài hoa được phổ biến rộng rãi: “Sao trời lọt qua mắt lưới/Rơi đầy xuống cả mặt sông” (Đêm sông Cầu), “Biết đem bùn hoang/ Làm nên quốc thổ” (Mũi Cà Mau), “Hồn nước ngày đêm theo thạch trụ/ Phần phật reo trên ngọn quốc kỳ” (Đá và cờ ở Đồng Văn) và tập thơ Đêm sông Cầu với những câu thơ lung linh như thế, từ năm 1994, đã giành giải thưởng của
Bộ Quốc phòng
Cùng năm đó, tập thơ “Anh em và những người khác” của ông lọt vào chung khảo của Hội Nhà văn Việt Nam Chỉ với 2 tập thơ đó, Đỗ Trung Lai
đã trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam mà không cần làm đơn
Sau một vài bài thơ in chung trong 2 tập thơ, Đỗ Trung Lai ngừng in thơ, ông viết tiểu thuyết, bút ký, và tìm đến hội họa để kiếm sống và thỏa mãn ước mơ sáng tác và giải tỏa cái tôi cá nhân 13 năm sau ngày in tập thơ đầu tiên, ông mới in tiếp tập thơ “Ơ thờ ơ”, và 18 năm sau, ông đã từ bỏ chức vụ Phó Tổng biên tập thường trực của Báo Tiếng nói Việt Nam mà nhiều người
mơ ước để lui về với đời sống của một thi nhân, và cho ra đời 9 đầu sách, trong đó có 4 cuốn dịch lại thơ Đường: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị Hiện tại, ông đang chọn dịch 100 nhà thơ Đường xuất sắc sau Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị và sẽ in thành một tuyển tập dày vài nghìn trang
Nhà thơ Đỗ Trung Lai kể lại rằng, lúc còn là một cậu học sinh, ông đã rất mê văn chương, thơ phú Có lẽ do sự ảnh hưởng từ cha ông, một nhà Nho, thầy giáo, thầy thuốc nông thôn Thuở còn bé, vì là con út nên ông thường được cha ông cho gối đầu lên đùi rồi ru ngủ bằng những bài Đường thi Lớn lên, Đỗ Trung Lai đã có ý định đi theo con đường văn học nghệ thuật Thế nhưng cuộc đời luôn có những ngã rẽ bất ngờ Tốt nghiệp phổ thông, ông
Trang 35được bố trí vào khoa Vật lý của Trường Đại học Sư phạm (khóa 1968 - 1972) Tốt nghiệp Đại học, theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông khoác ba lô lên đường nhập ngũ, trở thành lính của Sư đoàn 338, đóng quân ở khu 4 cũ với nhiệm vụ của một người lính thông tin hữu tuyến Đến năm 1974, ông trở về giảng dạy Vật lý tại Trường Văn hóa Bộ Quốc phòng
Làm nhiều nghề để kiếm sống, nhưng với nhà thơ Đỗ Trung Lai, thơ ca vẫn là thứ quan trọng nhất Đối với ông, nhà thơ không phải là người có thể viết ra những câu thơ mà là người không thể không viết ra những câu thơ, khi trong lòng không có thơ thật, thì đừng ép mình làm thơ làm gì Làm như thế
là tự lừa mình, và sau đó là lừa độc giả Bởi vậy, sau một thời gian ngừng in thơ, Đỗ Trung Lai viết tiểu thuyết, bút ký Có những cuốn sách viết cho riêng mình, ông không bán mà chỉ để tặng bạn bè: “Vilolang - Thời thơ ấu của chàng Lau Sậy” là một cuốn tiểu thuyết in tốn nhiều tiền, nhưng Đỗ Trung Lai chỉ dành để tặng những người mà ông trân trọng, yêu quý chứ không bán! Sắp tới đây, nhân Quốc khánh Israel, Đại sứ quán Israrel tại Hà Nội sẽ in tuyển tập những bài bút ký, ghi chép trong chuyến ông dẫn đầu đoàn đại biểu Hội Nhà văn Việt Nam sang thăm Israel năm 2010 vừa qua Ông bảo: “Lại có món quà quý tặng bạn hữu rồi!”
Đỗ Trung Lai là một người kỹ tính Ông ngang tàng và thường không bao giờ chịu ngồi yên trước những điều bất bình Cũng chính vì tính khí thẳng thắn của mình, ở một phần nào đó, Đỗ Trung Lai là một người kén bạn, ít bạn Nhưng có lẽ, nếu ai gần gũi ông sẽ nhận ra rằng, đằng sau cái dáng vẻ cứng cỏi, cao lớn của một ngoại hình rắn rỏi vì thường xuyên tập luyện thể thao, đằng sau cái vẻ khảng khái, quyết liệt ấy là một tâm hồn thơ lãng mạn, rất dễ bị tổn thương Những vần thơ buồn về sự cô đơn, mỏng manh của kiếp người trước tạo hóa chiếm dung lượng lớn trong thơ ông Thơ Đỗ Trung Lai, tâm trạng của ông vẫn là một nỗi buồn nhân thế Trong “Bài ca tuổi sáu mươi”, Đỗ Trung Lai viết: “Sáu mươi lần nhạn đến/ Sáu mươi lần nhạn đi/ Nhạn theo bầy vui thế/ Người sao thường phân ly/ Sáu mươi rằm tháng Bảy/
Trang 36Mõ chùa kêu vô thường/ Biết nghĩ rồi mới biết/ Vong hồn càng đáng thương/ Sáu mươi rằm tháng Tám/ Ngửa mặt trông trăng tròn/ Không ai như thằng Cuội/ Vạn cổ vẫn trẻ con/ Thanh minh sáu mươi bận/ Đạp thanh sáu mươi lần/ Sáu mươi mùa giăng mắc/ Với Thúy Kiều, Thúy Vân/ Sông Đáy thì cũng thế/ Sáu mươi mùa vơi đầy/ Này, sáu mươi năm nữa/ Ta thề không về đây/ Từ lúc ta đầu thai/ Nay đã tròn Hoa giáp/ Vừa mới khóc chào đời/ Nay đã sầu tóc bạc”, để rồi lại thức trắng đêm trong phòng văn, tựa lưng vào con sông Cầu ám ảnh từ thời tuổi trẻ, trong một lúc mơ màng nghĩ về Thăng Long hoa
lệ, ông nhận ra rằng: “Có một Thăng Long thương nhớ/ Người đi mở cõi mơ về/ Có một Thăng Long thon thả/ Khép hờ vạt áo ngoài kia”…
Trang 37Tiểu kết chương 1 Trong chương 1, trên cơ sở tham khảo các công trình nghiên cứu, các quan điểm của các nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình văn học, người viết đã miêu tả tổng quan về tình hình nghiên cứu thơ nói chung, tìm hiểu Đỗ Trung Lai và thơ Đỗ Trung Lai Luận văn sử dụng các lí thuyết của ngữ âm học, từ vựng và ngữ pháp để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ thơ
Đỗ Trung Lai Các cơ sở lí thuyết của ngữ âm học, từ vựng học giúp cho việc miêu tả đặc điểm về vần, nhịp điệu Các cơ sở lí thuyết của từ loại và các biện pháp tu từ giúp cho việc tìm hiểu các phương thức tạo nghĩa trong thơ Dựa trên những cơ sở lí thuyết đã trình bày, tác giả luận văn sẽ tiến hành khảo sát, miêu tả và phân tích cả bình diện hình thức lẫn bình diện ngữ nghĩa đối với ngôn ngữ thơ Đỗ Trung Lai, nhằm đi đến một bức tranh toàn cảnh về đặc điểm ngôn ngữ thơ Đỗ Trung Lai, cũng như khẳng định Đỗ Trung Lai là nhà thơ lớn với nhiều tác phẩm thơ đặc sắc, có giá trị
Những thông tin về con người và sự nghiệp thơ của Đỗ Trung Lai tạo nên cơ sở, nền tảng vững chắc để tác giả đề tài lí giải những vấn đề liên quan đến đặc điểm ngôn ngữ thơ Đỗ Trung Lai
Trang 38CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM VÀ CÁCH TỔ CHỨC BÀI THƠ CỦA ĐỖ
TRUNG LAI 2.1 Đặc điểm về ngữ âm trong thơ Đỗ Trung Lai
Trong thơ, vần liền được xuất hiện liên tiếp ở cuối các dòng thơ bởi các
âm tiết hiệp vần Khảo sát 44 cặp vần chân, chúng tôi thấy có 21 cặp vần liền, chiếm tỷ lệ 47.7 % Tuy nhiên, nghiên cứu vần liền trong thơ Đỗ Trung Lai cho thấy tác giả không bị ràng buộc bởi một khuôn mẫu định sẵn nào, vần liền được sử dụng linh hoạt tùy mạch cảm xúc, tâm trạng để tạo nên sự liên kết, tính chặt chẽ trong thơ Trong các bài thơ tự do, vần liền thường được gieo liên tục trong khổ thơ theo mô hình AA
Ví dụ:
Em!
Em vừa gỡ tóc vừa nói những chuyện vui Suối tóc em khi sổ ra khỏi cặp
Trang 39Một sợi bạc lần đầu anh bắt gặp
Em cúi xuống, nên anh giấu em được một lần cắn môi
(Em 1 - Gội đầu) Trong khổ thơ trên, vần ặp được nhắc đến liên tục ở 2 tiếng cặp - gặp cuối dòng thơ liên tiếp trong khổ thơ Đọc đoạn thơ ta cảm giác như nhà thơ đang lo sợ điều gì đó?
Mô hình AA - BB Ví dụ:
Mây trắng bay Trên giời xanh Hà Nội, mây trắng bay
Xe cưới trên đường Chân trần rón rén bên gương
(Lời bài hát về mùa Thu Hà Nội) Những tiếng bay - bay - đường - gương (cùng thanh bằng) hiệp vần với nhau làm chất xúc tác để nối dài mạch cảm xúc, vừa có tác dụng gắn kết những câu thơ trong khổ thơ
b) Vần cách
Vần cách hay vần chéo là trường hợp những âm tiết hiệp vần xuất hiện cách nhau một dòng thơ, hai dòng thơ có khi cả một đoạn thơ Theo kết quả khảo sát, trong tổng số 44 cặp vần chân ở thơ Đỗ Trung Lai thì có 23 cặp vần cách
Vần giãn cách với sự gieo vần liên tiếp cuối các dòng thơ theo mô hình ABAB giúp cho câu thơ có sự hòa quyện, cân xứng giữa hình thức biểu hiện
và cảm xúc của nhà thơ, làm cho ý thơ lan tỏa một cách tự nhiên tạo nên sự hòa điệu nhịp nhàng, lúc bổng, lúc trầm, lúc khoan, lúc nhặt
Ví dụ:
Cứ khóc hẳn đi, còn hơn cười ra nước mắt Nhưng từ tuổi sang thu, khóc khó hơn nhiều Yên Đổ, Tú Xương nay cười hay là khóc?
Ta ngoại lục tuần, nước mắt được bao nhiêu!
(Khóc)
Trang 40Hai tiếng “nhiêu” và “nhiều” gieo vần cách với nhau cùng với hai tiếng mang thanh trắc là “mắt” và “khóc” giúp cả khổ thơ mang nhịp điệu trầm bổng, nhịp nhàng
Cũng có khi vần cách lại được gieo ở hai câu thơ cách nhau hai, ba… dòng thơ, hoặc cả khổ thơ không theo một quy luật cố định Ví dụ như bài thơ
“Em 6 - Những bông tàn”
Nếu có thể, xin em đừng trở lại!
Hoa trong bình đã héo tự chiều qua Hãy giúp anh quên đi, mãi mãi Những bông tàn trong ký ức hai ta
Đã bao lần, âm thầm, anh cầu chúc
Em đẹp xinh, hạnh phúc, đủ đầy Anh lấy đau riêng làm nhung lụa Phủ lên ngày tươi đẹp thơ ngây
Giờ em lại Bây giờ em mới lại!
Hồn thanh xuân em phung phí cả rồi Anh cũng khác Vâng! Anh giờ cũng khác
Đã có người anh đón để lên ngôi
Em nước mắt, hai đứa cùng cay đắng Hai đứa cùng đã có một thời xa Nhưng chẳng lẽ người thứ ba phải khóc
Vì những bông tàn trong ký ức hai ta?
Ở khổ thơ trên, vần “ai” được gieo ở hai tiếng “lại” và “mãi”; vần ây được gieo hai tiếng “đầy - ngây”; âm “a” được gieo hai tiếng “xa - ta” ở cuối hai câu thơ cách nhau hai dòng thơ
Điều đặc biệt trong thơ Đỗ Trung Lai ở vần cách có khi được gieo ở cách nhau cả khổ thơ hay đoạn thơ như bài thơ (Kể chuyện VII)
Ví dụ:
Nam Hán thay Đường