Khóa luận đánh giá hoạt động cho vay của Ngan hàng Chính Sách Xã Hội thông qua việc khảo sát thực trạng hoạt động của Phòng giao dịch huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng và đánh giá h
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN THỦY NGUYÊN
THÀNH PHÓ HẢI PHÒNG
PHAM THỊ KIM OANH
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
DE NHẬN BANG CỬ NHÂN NGÀNH PHAT TRIEN NÔNG THÔN & KHUYEN NÔNG
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Dai Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh giá hoạt động cho vay
của Ngân hàng Chính Sách Xã Hội huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng” do
ˆ Pham Thị Kim Oanh, sinh viên khóa 29, ngành Phát triển nông thôn & Khuyến đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày Agar nông,
Lê Văn Lạng
Người hướng dẫn,
Ngày Als thang x nam oe
Chủ tịch hội đồng chấm thi Thư ký hội đồng chấm báo cáo
,
Ngày if tháng /Í năm 2892 Ngày 16 tháng { năm OF
Trang 3LỜI CÁM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
- Các thầy cô khoa Kinh Tế cùng các quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm đã nhiệt tình giảng dạy và truyền thụ kiến thức trong suốt thời gian học tập tại trường.
- Thầy Lê Văn Lạng đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập
và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
- Ban Giám đốc Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong thời gian thực tập tại ngân hàng.
- Gia đình và bạn bè đã động viên, úng hộ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
PHAM THỊ KIM OANH Tháng 7 năm 2007 “Đánh giá hoạt động cho vay của Ngân hàng Chính Sách Xã Hội huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng”.
PHAM THI KIM OANH July 2007 “ Evaluating the lending activity of Bank for
Social Policies of Thuy Nguyen ditrict, Hai Phong city”.
Khóa luận đánh giá hoạt động cho vay của Ngan hàng Chính Sách Xã Hội
thông qua việc khảo sát thực trạng hoạt động của Phòng giao dịch huyện Thủy
Nguyên, thành phố Hải Phòng và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay vào trong sản
xuất của một số hộ vay Để hoàn thành mục tiêu; khóa luận sử dụng các phương pháp
nghiên cứu là thu thập số liệu thứ cấp, phỏng vấn 60 hộ vay, xử lý số liệu, phân tổ
thống kê Kết quả nghiên cứu tại Ngân bàng Chính Sách Xã Hội huyện Thủy Nguyên
cho thấy Ngân hàng Chính Sách Xã Hội ra đời có ý nghĩa không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt chính trị - xã hội rất lớn, là điểm tựa cho các hộ nghèo và các đối tượng
chính sách khác vươn lên trong cuộc sông.
Trang 51.1 Dat van dé 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu 2 1.4 Cấu trúc của khóa luận 2
CHƯƠNG 2 TONG QUAN 4
2.1 Một vài nét về PGD NHCSXH huyện Thủy Nguyên 4
2.2 Tổng quan về huyện Thủy Nguyên 6
2.2.1 Tự nhiên 6
2.2.2 Kinh tế 8
2.2.3 Dân số và văn hóa — xã hội 10
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
lập NHCSXH 17 3.1.7 Một số chi tiêu tính toán 13
3.2 Phương pháp nghiên cứu 18
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 18
V
Trang 63.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 3.2.4 Phương pháp phân tổ thống kê CHƯƠNG 4 KET QUA VÀ THẢO LUẬN
4.1 Khảo sát hoạt động của NHCSXH tai PGD NHCSXH huyện
Thủy Nguyên
4.1.1 Đối tượng và điều kiện vay vốn 4.1.2 Mục đích sử dụng vốn vay, nguyên tắc và lãi suất4.1.3 Mức cho vay và thời hạn vay
4.1.4 Ý nghĩa của hoạt động cho vay của NHCSXH huyện thông
qua cơ chế cho vay ủy thác
4.1.5 Hoạt động của tô TK&VV
4.1.6 Kết quả thực hiện vi tính hóa tại điểm giao dịch cấp xã
4.1.7 Tình hình cho vay từ năm 2004 đến 2006
4.2 Phân tích kết quả - hiệu quả sử đựng vốn của đối tượng vay là
hộ nghèo
4.2.1 Thông tin về hộ được phỏng vấn
4.2.2 Quy trình cho vay hộ nghèo
4.2.3 Nhu cầu vốn của hộ nghèo Tầm quan trọng của vốn
vay đối với hộ nghèo 4.2.4 Kết quả - hiệu quả chăn nuôi heo
4.2.5 Kết qua - hiệu quả chăn nuôi bò
4.2.6 Kết quả - hiệu quả nuôi cá
4.2.7 Kết quả - hiệu quả làm rèn4.2.8 Nhận xét chung
4.3 Thuận lợi và khó khăn của NHCSXH
4.3.1.Thuận lợi
4.3.2 Khó khăn
4.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của NHCSXH
CHƯƠNG 5 KET LUẬN VA DE NGHỊ
5.1 Kết luận
vì
18 18 19
20
29
20
21 22
23 25
27
28
Trang 7a2 54
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT
XDGN Xóa Doi Giảm Nghèo
NHCSXH Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
NHNg Ngân Hàng Phục Vụ Người Nghèo
TK&VV Tiết Kiệm và Vay Vốn
PGD Phòng Giao Dịch
UBND Ủy Ban Nhân Dân
CT-XH Chính Trị - Xã Hội
NSVSMTNT Nước Sạch Vệ Sinh Môi Trường Nông
HSSV Học Sinh Sinh Viên
GQVL Giải Quyết Việc Làm
vill
Trang 9Bang 4.3 Số Hộ Vay Vốn tại PGD Huyện từ Năm 2004 đến 2006 30 Bảng 4.4 Doanh Số Cho Vay Hộ Nghèo từ Năm 2004 đến 2006 30
Bảng 4.5 Doanh Số Thu Nợ Hộ Nghèo Qua Các Năm 31
Bảng 4.6 Doanh Số Cho Vay GQVL từ Năm 2004 đến 2006 32
Bảng 4.7 Doanh Số Thu Nợ GQVL Qua Các Năm 32 Bảng 4.8 Doanh Số Cho Vay NSVSMT và HSSV Nghèo 33 Bảng 4.9 Thông Tin về Hộ Được Phỏng Van 33 Bảng 4.10 Nhu Cầu Vốn của Hộ Nghèo 35
Bảng 4.11 Mức Độ Quan Trọng của Nguồn Vốn Ưu Đãi 36 Bảng 4.12 Sử Dụng Thu Nhập cho Chi Tiêu Gia Dinh của Hộ Nghèo 37 Bảng 4.13 Kết Quả - Hiệu Quả của 1 Lita Heo 38 Bang 4.14 Kết Quả Chăn Nuôi Heo trong 1 Năm 39 Bảng 4.15 Kết Quả - Hiệu Quả 1 Lứa Bò 40
Bang 4.16 Kết Quả Chăn Nuôi Bò trong 2 Năm 40
Bảng 4.17 Kết Quả - Hiệu Quả của 1 Vụ Cá 4I Bang 4.18 Kết Quả Nuôi Cá trong 2 Năm 42
Bảng 4.19 Kết Quả - Hiệu Quả Làm Rèn trong 1 Tháng 4
Bang 4.20 Kết Quả Của Làm Rèn trong 1 Năm 43 Bảng 4.21 Tổng Hợp Kết Quả 45
1X
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Hệ Thống Hoạt Động của NHCSXH Việt Nam
Hình 2.2 Tổ Chức Hoạt Động của PGD NHCSXH Huyện Thủy Nguyên
Hình 2.3 Tỷ Trọng Giá Trị Các Ngành Kinh Tế Huyện Năm 2006
Hình 4.1 Quy Trình Cho Vay Hộ Nghèo
Trang
34
Trang 11DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Hộ Vay Năm 2006
xi
Trang 12CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm qua, đời sống của những người dân nông thôn nước ta đã
được cải thiện đáng kể Đó là kết quả của quá trình đổi mới nền kinh tế và việc thực
hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về XĐGN trong nông thôn Chính năng suất lao động, sản phẩm hàng hóa, thu nhập bằng tiền của người dân tăng lên, đời sống
vật chất và tính thần của người lao động nông nghiệp được cải thiện, tạo ra một bức
tranh mới theo hướng tiến bộ hơn đã cho thấy tỷ lệ người giàu, người đủ ăn tăng lên và
tỷ lệ người nghèo đang giảm xuống.
Kết quá đó là sự tổng hợp của nhiều yếu tố hợp thành, trong đó tín dụng ngân
hàng là một trong những nguyên nhân quan trọng hỗ trợ về vốn để giúp nông dân đấu tranh chiến thắng cái đói, cái nghèo Thực tế những năm gần đây cho thấy nguồn tín
dụng từ NHCSXH là một công cụ quan trọng và hữu hiệu góp sức vào công cuộc
XDGN của đất nước.
NHCSXH được thành lập ngày 4/10/2002 do Thủ tướng chính phủ kí quyết
định, thời gian hoạt động là 99 năm bắt đầu từ ngày 01/01/2003 NHCSXH kế thừa
hoạt động của NHNg và phục vụ thêm các hoạt động tin dụng chính sách như cho vay giải quyết việc làm, cho vay sinh viên nghèo Qua 4 năm hoạt động, NHCSXH đã
đạt được nhiều thành tựu: đến năm 2006 dư nợ trên 19.196 tỷ đồng chiếm tỷ trọng
79,5% tổng dư nợ, mức dư nợ bình quân từ 2,9 triệu đồng/hộ (2003) lên 4,9 triệu
đồng/hộ; 100% số xã trong cả nước được tiếp cận với nguồn tín đụng ưu đãi NHCSXH có bộ máy hoạt động ở 64 tỉnh thành và sở giao địch, 597 phòng giao dịch,
8.500 điểm giao dịch cấp xã và 265.000 tổ TK&VV của 4 tổ chức chính trị xã hội: Hội nông dan, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Năm 2006 có 258.927 hộ thoát nghèo và sau 4 năm (2003-2006) trên 1.032 hộ thoát
nghèo.
Trang 13Kênh tín dụng chính sách có tác dụng như một đòn bẩy kinh tế của nhà nước,
kích thích hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vươn lên, làm quen dần với nền
sản xuất hàng hóa, tạo nguồn thu cải thiện đời sống để gia đình XĐGN Kênh tín dụng chính sách đồng thời cũng góp phần tích cực chống tệ cho vay nặng lãi trong xã hội,
nhất là ở các vùng xa xôi, hẻo lánh
Từ cơ sở lý luận trên, tôi tiến hành nghiên cứu khóa luận: “Đánh giá hoạt động
cho vay của Ngân hàng Chính Sách Xã Hội huyện Thủy Nguyén-thanh phố Hải Phòng” nhằm thấy rõ hơn về hiệu quả của nguồn tín dụng ưu đãi và ý nghĩa trong hoạt
động của NHCSXH.
1,2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mực tiêu chung
Tìm hiểu hoạt động của NHCSXH huyện Thủy Nguyên - thành phố Hải Phòng
và việc sử dụng vốn vay vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ vay
1.2.2 Mục tiêu cụ thế
Một là, khảo sát thực trạng hoạt động của NHCSXH huyện Thủy Nguyên,
thành phố Hải Phòng
Hai là, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay vào trong sản xuất của hộ vay.
Ba là, đề xuất ý kiến nhằm tăng cường và hoàn thiện hoạt động cho vay của
NHCSXH huyện Thủy Nguyên.
1.3 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
Khóa luận nghiên cứu về thực trạng hoạt động của NHCSXH tại huyện ThủyNguyên, thành phố Hải Phòng
Số liệu được thu thập từ 3 năm gần đây (2004-2006) và thời gian nghiên cứu từ
26/03/2007 đến 05/06/2007
1.4 Cấu trúc của khóa luận
Nội dung của khóa luận gồm 5 chương
Chương 1, mở đầu Chương này nêu lên lý do chọn đề tài, các mục tiêu nghiêncứu và phạm vi nghiên cứu.
Chương 2, tổng quan Chương này giới thiệu một vài đặc điểm tự nhiên, kinh
tế, xã hội của huyện Thủy Nguyên và vài nét khái quát về PGD NHCSXH huyện ThủyNguyên.
Trang 14Chương 3, nội dung và phương pháp nghiên cứu Phần này trình bày một số
khái niệm về tín dung cho người nghèo, nghèo đói, XĐGN và các phương pháp nghiên
cứu mà khóa luận sử dụng.
Chương 4, kết qua và thảo luận Chương này dé cập các kết quả nghiên cứu gắn
với các mục tiêu nghiên cứu mà khóa luận đặt ra tại mục 1.2.
Chương 5, kết luận và kiến nghị Chương này tóm gọn lại kết quả nghiên cứu ở
chương 4 và đưa ra ý kiến đề xuất.
G3
Trang 15CHƯƠNG 2
TỎNG QUAN
2.1 Một vài nét về NHCSXH huyện Thủy Nguyên
NHCSXH Việt Nam bắt đầu hoạt động từ 01/01/2003 và có chỉ nhánh ở 64 tỉnh
thành phố Ở mỗi tỉnh, thành phố đều có PGD ở mỗi quận, huyện PGD NHCSXH
huyện Thủy Nguyên được thành lập vào tháng 11 năm 2003 theo quyết định số 369
của NHCSXH Số lượng cán bộ của PGD huyện Thủy Nguyên là 9 người, trong đó có
1 giám đốc, 1 phó giám đốc và 7 cán bộ trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ tín dụng và
kế toán thủ quỹ
Hình 2.1 Hệ Thống Hoạt Động của NHCSXH Việt Nam
NHCSXH Việt Nam
‘Chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố
JPGD NHCSXH quan, huyén
Trang 16Hình 2.2 Tố Chức Hoạt Động cia PGD NHCSXH Huyện Thúy Nguyên
Giám đốc PGD
NHCSXH huyện
| ` |
Tổ trưởng tô : :
Phó giám San” Tổ trưởng tổ
độc PGD pho kê toán ngân
| quỹ
Nhân viên tín Nhân viên kế
dụng toán ngân quỹ
Nguồn: PGD NHCSXH Thủy NguyênPGD NHCSXH Thủy Nguyên hiện nay thực hiện chương trình cho vay ủy thác
qua 4 tô chức chính trị xã hội là Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh và
Đoàn thanh niên ở tất cả 37 xã, thị trấn của huyện Huyện Thủy Nguyên là huyện có
địa bàn rộng với 37 xã, thị trấn, trong đó có nhiều xã nghèo ven biển và miễn núi;nhưng với năng lực và nhiệt tình của các cán bộ ngân hàng, PGD huyện đã đạt được
nhiều thành tích như: năm 2004 Hội Đồng Quản Trị NHCSXH công nhận danh hiệu
“Tập thể lao động xuất sắc”, từ năm 2003 đến 2005 UBND thành phố tặng bằng khen
là PGD có thành tích xuất sắc trong công tác XĐGN, hàng năm được công đoàn
NHCSXH thành phố công nhận là tập thể công đoàn vững mạnh xuất sac
Chỉ đạo PGD NHCSXH huyện có ban đại diện Hội Đồng Quản Trị, trưởng ban
đại diện do UBND huyện cử Các thành viên của ban đại diện bao gồm: chú tịch các
Hội, trưởng phòng Nông nghiệp&Phát triển nông thôn, trưởng phòng Nội vụ thương
binh-xã hội, trưởng phòng tổ chức kế hoạch, Chánh văn phòng nhân dân và giám đốc
PGD huyện Chức năng và nhiệm vụ của ban đại diện bao gồm: tổ chức hướng dẫn sản
xuất; hướng dẫn khoa học kĩ thuật theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện; hỗ trợ vốn cho người nghèo và hộ gia đình chính sách; triển khai tốt công tác cho vay
XDGN, quản lý an toàn vốn.
Trang 172.2 Tổng quan về huyện thủy Nguyên
2.2.1 Tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Huyện Thuy Nguyên nằm ở phía bắc thành phố Hải Phòng; giáp với các huyện
Đông Triều, Yên Hưng của tỉnh Quảng Ninh Diện tích tự nhiên 242 km, chiếm
15,6% điện tích thành phố Thủy Nguyên có vị trí địa lý thuận lợi, là cầu nối giữa
thành phố Hải Phòng với vùng công nghiệp than Quảng Ninh Trung tâm huyện chỉ
cách thành phố 8,5 km nên việc đi lại giao lưu giữa huyện với nội thành rất thuận tiện.
Tu Thủy Nguyên có thể đi các tỉnh đồng bằng sông Hồng, các tỉnh trung du và miền
núi phía Bắc, các tỉnh phía Nam ra Quảng Ninh di Trung Quốc và các nước trong khu vực tương đối dễ dàng, đó là lợi thé quan trọng dé phát triển.
Thủy Nguyên còn có vị thế thuận lợi của huyện ngoại thành có điều kiện thu
hút công nghiệp Hiện nay ở Thủy Nguyên có khu công nghiệp tập trung với rất nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất các loại sản phẩm có ý nghĩa cả nước như xi măng, đất
đèn, đóng mới sửa chữa tàu biển (nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy đóng tàu Nam
Triệu ).
b) Địa hình, khí hậu và thủy văn
- Địa hình: Thủy Nguyên là một huyện đồng bằng ven biển, nhưng ở vào vị trí
chuyển tiếp của 2 vùng địa lý tự nhiên lớn, đó là châu thổ sông Hồng và vùng đôi núi Đông Bắc, nên có một số xã có núi đá và đồi núi thấp xen kẽ với thung lũng, đồng
bằng tạo nên địa hình không bằng phẳng lồi lõm, cao thấp, khác han địa hình của
nhiều huyện đồng bằng ven biển khác ở châu thổ sông Hồng.
- Khí hậu: khí hậu Thủy Nguyên mang tính chất nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp đồng bằng ven biến với đồi núi Đông Bắc.
Đặc điểm chung là mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, thường xuất hiện bão và chịu ảnh
hưởng của nước biển dâng Mùa đông có gió mùa đông bắc, khô, lạnh, mưa phùn.Nhiệt độ trung bình từ 23-34°C
Lượng mưa bình quân năm từ 1500-1550mm và từ tháng 6 đến tháng 9 lượng
mưa trung bình một ngày là 70-80mm, còn các tháng khô lạnh vào mùa đông chỉ có
10mm/ngày Độ 4m trung bình 82-85°C.
Trang 18- Thủy văn: nhìn chung các sông chảy qua Thủy Nguyên đều là hạ lưu của hệ
thống sông Thái Bình và sông Hồng Các sông chảy qua Thủy Nguyên là: sông Cấm
(đoạn cuối sông Kinh Thay) dai 27km, sông Hàn có chiều đài qua huyện 8km, sông Giá và cuối cùng là sông Bạch Đằng Đặc điểm của hệ thống sông chảy qua Thủy
Nguyên là cuối nguồn nên lượng phù sa ít; khả năng bồi tụ vùng ven biển, cửa sông
chậm Nhiều vùng ven biển của huyện bị nhiễm mặn (độ mặn đạt 4°/,,) Đây là đặc điểm cần chú ý khi chọn cơ cầu cây trồng vùng ven biển cửa sông của huyện.
c) Tài nguyên :
- Tài nguyên đất: huyện Thủy Nguyên có tổng số 24.272 ha đất tự nhiên (khoảng 242 km), trong đó có 13.820 ha đất nông nghiệp (chiếm khoảng 57,35% đất
tự nhiên), phân bố thành các tiểu vùng như bảng 2.1.
Bang 2.1 Phân Bố Đất Dai Theo Các Tiểu Vùng
Don vi tính: ha
Khoản mục Diện tích tự nhiên Tỉ lệ % Dat nông nghiệp Tỉ lệ %
Tiêu vùng I 6.644 23,33 3.086 46,2
Tiểu vùng II 4.490 20,2 2.791 62,2Tiểu vùng II 7.276 35,6 4.921 67,6Tiểu vùng IV 5.862 21,9 3.022 51,6
Nguôn: UBND huyện Thủy Nguyên
+ Trong 13.820 ha đất nông nghiệp mới sử dụng 13.225 ha còn 595 ha chưa sử
dụng, hệ số sử dụng đất trồng mới đạt khoảng 1,8 lần Diện tích vườn 1.561 ha nhưng hiện đang còn trồng nhiều cây kém giá trị kinh tế, nếu được cải tạo theo hướng hàng
hóa thì tiềm năng lớn này sẽ được phát huy dé phát triển kinh tế.
+ Diện tích gò đồi, núi đất còn khoảng 1.535 ha, chiếm 6,3% đất tự nhiên,
nhưng mới trồng cây lấy gỗ, cây ăn quả 615 ha, còn 920 ha chưa sử dụng cũng là mộttiềm năng
+ Vùng núi đá vôi có các thung lũng bằng giàu canxi rất thích hợp với cây
lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và chăn thả bò, đê.
Hiện nay nhân dân đã tận dụng điện tích này để sản xuất nông nghiệp đạt kết quả
nhưng còn thấp
+ Đất xây dựng cơ bản phát triển công nghiệp và đô thị mới còn khá
7
Trang 19+ Ngoài các loại đất trên, còn có thể tận dụng đất lưu không đường giao thông, kênh mương, sông, công trình thủy lợi, để phát triển cây xanh tạo bóng mát và lấy gỗ,
GUL is
- Tài nguyên nước: nguồn nước mặt chủ yếu dựa vào các sông Kinh Thay, sông
Hàn, sông Giá, sông Đá Bạch và các ao, hồ, đầm, ruộng tring.
- Tài nguyên biển: Thủy Nguyên là huyện có nguồn lợi về biển đạt loại khá, có ngư trường đánh bắt cá rộng rãi mỗi năm có thể đạt khoảng 3000-4000 tấn cá tôm Khả năng nuôi trồng thủy hải sản cũng lớn, có tiềm năng vận tải biển đi các nơi trong
và ngoài nước Đất bãi bồi ven biển, cửa sông để trồng cây lấy gỗ, nuôi ong lấy mật
tạo cảnh quan phát triển du lịch.
- Tài nguyên khoáng sản: khoáng sản kim loại có ít, khoáng sản phi kim có ý
nghĩa công nghiệp là đá vôi sản xuất xi măng, đá làm vật liệu xây dựng thì có trữ
lượng lớn.
- Tài nguyên du lịch và nhân văn: Thủy Nguyên có tiềm năng du lịch vào loại khá so với nhiều huyện đồng bằng nhưng chưa được khai thác để phát triển kinh tế Trước hết phải kể đến cảnh quan du lịch hồ sông Giá có phong cảnh sơn thủy đẹp, hồ dua vào núi đá hướng ra biển, mặt nước hồ phẳng lặng trong xanh Sau đó dãy núi đá vôi với nhiều hình thù kì dị trên sông Bạch Đăng Ngoài ra, Thủy Nguyên còn có
nhiều chùa, đền thờ, miếu đình, di tích lịch sử với những kiểu kiến trúc độc đáo.
2.2.2 Kinh tế
Năm 2006, tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế là 1.534,5 tỷ đồng, tăng
16,5% Trong đó:
- Ngành nông nghiệp — thủy sản tăng 7,3%.
- Ngành công nghiệp — xây dựng tăng 22,7%.
- Ngành địch vụ tăng 22,1%.
Tỷ trọng giá trị các ngành là: nông nghiệp-thủy sản 35,7%; công nghiệp-xây
dung 38%; dịch vụ 26,3%.
Trang 20Hình 2.3 Tỷ Trọng Giá Trị Các Ngành Kinh Tế Huyện Năm 2006.
m Nông nghiệp - thủy sản
Công nghiệp
nDịch w
Nguồn: UBND huyện Thủy Nguyên
Huyện Thủy Nguyên có nhiều điều kiện phát triển các khu công nghiệp tập trung nên giá trị công nghiệp — xây dựng chiếm 38%, nông nghiệp — thủy sản chiếm tỷ
trọng tương đương là 35,7% Tuy ngành công nghiệp- xây dựng có tỷ lệ khá và có
nhiều hộ gia đình giàu lên, nhưng huyện Thủy Nguyên còn nhiều hộ nghèo và rất
nghèo.
a) Sản xuất nông nghiệp-thủy sản
- Trồng trọt: giá trị đạt được là 219,4 tỷ đồng: diện tích gieo cây lúa cả năm là15.774,3 ha; điện tích rau các loại là 1.529,9 ha.
- Chăn nuôi: giá trị đạt được là 163 tỷ đồng; trong đó tổng đàn heo 131.000 con, đàn trâu bò 5.310 con, tống đàn gia cầm 650.000 con.
- Thủy sản: diện tích nuôi trồng 2.126 ha, sản lượng 6.500 tân Sản lượng khai thác đán bắt đạt 13.500 tấn Hoàn thành dự án nuôi trồng thuỷ sản (30ha) ở xã Lại
Xuân.
- Thủy lợi, phòng chống bão lụt: hoàn thành kế hoạch đắp đê tại 6 xã, hoàn
thành 19km kiên cố hóa kênh mương tại 14 xã Hoàn thành xây dựng 7 nhà máy nước
mini, nâng tổng sé nha máy nước lên 35 trên toàn huyện, xây dựng 80 bé biogas ở các
xã thị trấn.
Trang 21b) Công nghiệp-tiểu thú công nghiệp
Giá trị toàn ngành đạt 583 ty đồng, trong đó giá trị công nghiệp đạt 305 tỷ
đồng, giá trị xây dựng đạt 278 tỷ đồng Hoàn thành cơ bản quy hoạch các làng nghề ở
xã Chánh Mỹ, Lại Xuân, Lập Lễ, Minh Tân; triển khai giai đoạn II làng nghề đúc Mỹ
Dân số huyện Thủy Nguyên hiện nay là 29.424 vạn người với 69.943 hộ, trên
135.000 lao động, chủ yếu là lao động ở nông nghiệp và nông thôn chiếm 80% tổng số
lao động toàn huyện, được phân bế trên 35 xã và 2 thị trấn (trong đó có 6 xã miền núi,
2 xã vùng sâu, 10 xã ven biển) Theo thống kê năm 2006 của UBND huyện, trong
69.943 hộ toàn huyện có 5.701 hộ nghéo, chiếm tỷ lệ 8,15%; số hộ thoát nghèo là
1.584 hộ, giảm 2,63% so với năm 2005 Hiện đã đưa được 7 hộ di dân ra đảo Bạch
Long Vỹ.
Bảng 2.2 Số Hộ Thoát Nghèo Qua Các Năm
Năm Số hộ thoát nghèo (hộ) % tăng, giảm
2004 1.924
2005 1.627 -15,44
2006 1.584 -2,63
Nguồn: Kết qua xác định hộ nghèo huyện Thủy Nguyên
b) Van hóa — xã hội
Công tác bảo hiểm xã hội, tổng thu đạt 32,8 tỷ đồng, chi tra cho 12.000 đối
tượng với kinh phí trên 135 tỷ đồng Giải quyết việc làm cho 10.162 lao động, đào tạo
nghề cho 4.462 người; xây 10 nhà, sửa 60 nhà tình nghĩa; xóa được 295 nhà tranh váchđất, nhà tạm thuộc kế hoạch năm 2006 Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới 8,15%; giảm
2,63% so với 2005.
10
Trang 22Chất lượng giáo dục các ngành học, bậc học được nâng lên; tỷ lệ tốt nghiệp
THCS đạt 99,9%, THPT 99%; bố túc văn hóa 99,5%; 100% các xã, thị tran thành lậptrung tâm học tập cộng đồng
Tổ chức chiến địch truyền thông lồng ghép về dân số kế hoạch hóa gia đình cho
37 xã, thị trấn; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,82%; ty lệ sinh con thứ 3 trở lên 11,2%.Huy động quỹ bảo vệ trẻ em được 100 triệu đồng
Nhìn chung, bên cạnh những khó khăn của một huyện có địa bàn rộng với nhiều
xã miền núi, xã ven biển nghèo, thì Thủy Nguyên cũng là một trong số huyện ngoạithành có tiềm năng phát triển cao, với tiềm lực tự nhiên và con người đồi dào HuyệnThủy Nguyên đang nỗ lực để hòa nhịp với tốc độ phát triển chung của thành phố
Cảng.
11
Trang 23chiếm 20-22% tổng số dan cư nước ta, trong đó 5-10% thuộc điện rất nghèo.
Hội nghị về giảm nghèo đói trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tổ chức
tại Bangkok vào tháng 9/1993 đã đưa ra khái niệm và định nghĩa về nghèo đói như
sau: “Nghèo đói là một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu
cơ bản của con người, đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã
hội và phong tục tập quán của các địa phương”.
Có thể xem đây là định nghĩa chung nhất về nghèo đói, một định nghĩa chung
nhất về nghèo đói, một định nghĩa có tính chất hướng dẫn về phương pháp đánh giá
nhận xét nét chính yếu phổ biến về nghèo đói
Nghèo đói tất yếu xuất hiện trong quá trình phát triển của mọi quốc gia.Tuynhiên có quốc gia chỉ có tình trạng nghèo, nghèo tương đối so với mức sống bình quân
toàn xã hội Có nước thì có nghèo đói thực sự, thiếu ăn và thiếu các điều kiện sinh hoạt
cần thiết Tình trạng nghèo đói ảnh hưởng đến quá trình phát triển chung của nền kinh
tế, nảy sinh nhiều vấn đề xã hội cần giải quyết Nếu không giải quyết tích cực và có
hiệu quả thì nó sẽ tác động làm thụt lùi lại tốc độ tăng trưởng không đạt được kết quả
như mong muốn, phân tán các nguồn lực quốc gia, tăng gánh nặng trợ cấp cho ngân
sách Ngược lại nếu quá ưu tiên cho XDGN thì sé ảnh hưởng đến việc đầu tư cho tăng
trưởng Vì vây, mỗi quốc gia, đù là các nước công nghiệp đang phát triển, hay cácnước thuộc điện chậm phát triển đều có chiến lược quốc gia xử lý tối ưu vấn đề này.
Trang 24b)Nguyên nhân nghèo đói
Để chống nghèo đói theo mục tiêu XDGN cần phải tìm ra được nguyên nhân
dẫn đến đói nghèo để có sự tác động hiệu quả, đặc biệt sự tác động qua các chính sách
về XĐGN Có thé phân định các nguyên nhân nghèo đói ở Việt Nam thành 2 loại:
- Nguyên nhân khách quan:
Các nguyên nhân do môi trường sống và điều kiện tự nhiên không thuận lợi: ở
nông thôn thường bị thiên tai, dịch bệnh, đất đai nhiễm phèn, cơ sở hạ tầng thấp kém,
những tập quán lạc hậu và hậu quả của cuộc chiến tranh vẫn chưa hàn gắn hết được, kể
cả quá trình đô thị hóa nhanh và mở rộng đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuấtlàm ăn, cải thiện đời sống của dân nghèo
Một số gia đình bị tác động cơ chế tập trung quan liêu bao cấp nhưng khichuyển đổi cơ chế mới, xóa dần các khoản bao cấp của nhà nước, lại thiếu chính sáchđầu tư và các giải pháp trực tiếp, phù hợp khuyến khích sản xuất
Trong cơ chế thị trường cạnh tranh, sản phẩm của người dan làm ra khó tiêu thụđược hay không cạnh tranh được trên thị trường, bị ép giá thấp
-Nguyên nhân chủ quan:
Những nguyên nhân chủ quan dẫn đến nghèo đói của các hộ dân như sau:
+ Bản thân không tự nâng cao trình độ dân trí, không ứng dụng tiến bộ khoa
học kĩ thuật không có kinh nghiệm và trình độ sản xuất kinh doanh.
+ Không năng động giải quyết van đề việc làm, lười lao động, một số rượu chè,
cờ bạc
+ Gặp những tai nạn bat thường trong sản xuất: ốm đau, bệnh tật, hỏa hoạn, tai
nạn cần phải chỉ tiêu lớn, vay mượn nhiều Sau khi khỏi hoặc khắc phục tai nạn, sản
xuất kinh doanh không đủ trả nợ, nên trở thành những hộ nghèo đói
+ Những hộ sinh dé nhiều, sức khỏe yếu, đông con bố mẹ không đủ khả năng
làm kinh tế
Theo kết quả điều tra xác định hộ nghèo năm 2006 của huyện Thủy Nguyên,trong tổng số 69.943 hộ thì có 5.701 hộ nghèo, chiếm 8,15% Các nguyên nhân dẫnđến nghèo đói của huyện gồm:
+ Om đau lâu ngày :2.020 hộ
+ Thiếu lao động : 1.646 hộ
13
Trang 253.1.2 Giải quyết vấn đề nghèo đói
Những kinh nghiệm giải quyết vấn đề nghèo đói ở một số nước Đông Nam Á cho rằng nhà nước cần áp dụng những can thiệp vĩ mô, thuộc về vai trò quản lý kinh
tế- xã hội của nhà nước, dé XDGN một cách có hiệu quả
Ở nước ta, sau nhiều năm đổi mới, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trong
phát triển kinh tế và xã hội Chúng ta liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao về kinh tế.Kinh tế tăng trưởng đã đem lại sự phát triển năng động trong sản xuất kinh doanh, dịch
vụ và nhiều lĩnh vực khác trong xã hội Song tăng trưởng kinh tế cũng bộc lộ mặt tráicủa nó là phân hóa giàu nghèo Từ đó xuất hiện tình trạng nghèo đói của một bộ phận
dân cư, kéo theo các tệ nạn xã hội Những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta đã đặt ra vấn đề XĐGN và coi đó là một công tác lớn, vừa bức xúc gay gắt vừa có ý nghĩa cơ
bản lâu đài nhất với xã hội
Nhiệm vụ XĐGN không chỉ là nhiệm vụ của từng quốc gia mà nó còn mang
tính chất toàn cầu: “Chúng tôi cam kết thực hiện mục tiêu XĐGN trên thế giới, thông qua các hành động quốc gia kiên quyết và sự hợp tác quốc tế, coi đây như một nhiệm
vụ bắt buộc về mặt đạo đức, xã hội, chính trị và kinh tế của toàn nhân loại” (Tại hội
nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội hop tại Copenhagen-Dan Mach Tháng 3
năm 1995).
Nhận thức rõ vấn đề quan trọng trên, Dang và nhà nước ta thường xuyên quan
tâm đến vấn đề này trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Đặc biệt trong thời kì
đổi mới, Chính phủ đã hình thành một chương trình quốc gia về XDGN, thực hiện xã
hội hóa, đa dạng hóa các kênh huy động vốn và hỗ trợ mọi mặt cho các hộ nghèo Từ cuối năm 1995, Chính phủ đã quyết định thành lập riêng một định chế tài chính để hỗ
trợ vốn tín dụng cho người nghèo, đó là NHNg, có mạng lưới chi nhánh ở 61 tỉnhthành phố trong cả nước Từ đầu năm 2003 thành lập và đưa vào hoạt động NHCSXH,
thực hiện chức năng của NHNg trước đó, tiếp nhận chương trình cho sinh viên vay
14
Trang 26vốn học tập từ ngân hàng Công Thương Việt Nam chuyển sang, tiếp nhận một số
chương trình cho vay giải quyết việc làm từ Kho bạc nhà nước chuyển sang, triển khai
cho vay vốn đi xuất khẩu lao động Do đó đến nay có thể khẳng định Việt Nam đã đạt
* được những tiến bộ lớn, những kết quả quan trọng về XĐGN, được nhiều tổ chức quốc
tế như UNDP, ADB, IMF đánh giá cao, tiếp tục triển khai nhiều du án mới tài trợ
cho lĩnh vực này.
3.1.3 Thành tựu và nhiệm vụ XDGN
Cuối năm 2005, cả nước ta có khoảng 3,9 triệu hộ nghèo Đến cuối năm 2006,
số hộ nghèo đã giảm trên 3% Công cuộc XDGN của chúng ta đã đạt được những
thành tựu quan trọng Từ một nước nông nghiệp thường xuyên thiếu lương thực, phải
nhập khẩu, chúng ta có những bước phát triển mạnh mẽ về sản xuất nông nghiệp và trởthành một trong những nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới Thế giới đánh giá cao
và thừa nhận Việt Nam đã đạt được những kết quả xóa đói, giảm nghèo sớm hơn thời
hạn do Liên hợp Quốc dé ra trong chương trình Thiên niên kỷ Tại Đại hội đồng Tổchức Nông nghiệp- Lương thực thế giới (FAO) vừa qua, các nước thành viên đã bầu
đồng chí Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nước ta làm chủ tịch hội đồng FAO và một số
nước đã đề nghị chúng ta cử nhiều chuyên gia đến giúp đỡ các nước châu Phi phát
triển sản xuất nông nghiệp và XDGN
Theo tiêu chí cũ về hộ nghèo thì đến năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo còn 7%, còntheo tiêu chí mới, số hộ nghèo nước ta là 22% Mục tiêu XDGN giai đoạn 2006-2010
là giảm 50% số hộ nghèo, đưa thu nhập của nhóm hộ nghèo tăng gần 1,5 lần so với
năm 2005.
Do vậy có thể nói nhiệm vụ XĐGN ở Việt Nam vẫn còn rất nặng nề và phảiđược tiếp tục đây mạnh với hiệu quả cao hơn trong thời gian tới
3.1.4 Tín dụng ngân hàng
Đây là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các nhà sản
xuất kinh doanh, các tầng lớp dân cư được thực hiện dưới hình thức cung ứng vốntín dụng bằng tiền
Tín dụng ngân hàng với đối tượng cho vay là tiền tệ nên sự vận động không bịngăn cản về mặt phương hướng, nghĩa là nó có thể cho vay đối với bất kì một ngànhkinh tế nào Mặt khác với quy mô lớn về nguồn vốn, ngân hàng có thể đáp ứng nhu
15
Trang 27cầu vay vốn ở mọi quy mô cũng như ở các thời hạn nợ (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn)
tùy theo yêu cầu của người đi vay
+ Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn | năm, thường được ding cho
vay bé sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của các doanh nghiệp và cho vay phục vụ
nhu cầu sinh hoạt
+ Tin dụng trung hạn: là tín dụng có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm, dùng dé chovay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng và xây dựngcác công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh
+ Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử đụng décấp vốn cho xây đựng co bản, cải tiến và mở rộng sản xuất quy mô lớn
3.1.5 Tín dụng cho người nghèo và các hộ chính sách khác
Để giải quyết vấn đề nghèo đói, Chính phủ không thể đứng ra cứu tế thườngxuyên, càng không thể tước đoạt của người giàu làm ăn chính đáng để cho người
nghèo Quan điểm hỗ trợ ngày nay là động viên tính chủ động tích cực của mỗi ngườitrên cơ sở gợi ý hướng dẫn và cung cấp cho họ phương tiện cần thiết như giúp họ “cần
câu” chứ không đưa “cá” cho họ ăn.
Tín dụng cho người nghèo là hệ thống các giải pháp nhằm giảm bớt nghèo khổ
Đây là một giải pháp quan trọng, mang tính cơ bản Nó nghiêng về hướng giải quyếtnghèo đói về mặt kinh tế Vì nguyên nhân sâu xa của nghèo đói bắt nguồn từ các vấn
Ngày 04/10/2002 Thú tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP
về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác Nội dung chính của
Nghị định bao gồm: những quy định chung về bộ máy hoạt động của NHCSXH,
nguôn vôn của ngân hàng, nghiệp vụ cho vay, trách nhiệm của các cơ quan quản lý
16
Trang 28Nhà nước Từ đây, các hộ gia đình nghèo và đối tượng chính sách có cơ hội tiếp cận
với nguồn vốn tín dụng ưu đãi, sử dụng nó để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống
3.1.6 Nghị quyết của Thú tướng Chính phú về việc thành lập NHCSXH
Hoạt động của NHNg tiếp tục tăng trưởng ổn định, đến cuối năm 2002, nguồn
vốn đạt 7.083 tý đồng, dư nợ 7.022 tỷ đồng Tuy nhiên, bước vào thời kì mới, mô hình
tổ chức và hoạt động của NHNg đã tô ra không phù hợp, có những tồn tại, vướng mắc
Sau:
Một là, do nằm trong ngân hàng Nông Nghiệp, bộ máy tổ chức cán bộ, kế
hoạch hoạt động do ngân hàng Nông Nghiệp quản lý, vì vậy tạo nên sự lẫn lộn giữa
hoạt động kinh doanh thương mại và chính sách Từ đó làm sụt giảm sức mạnh tài
chính của ngân hàng thương mại, đồng thời tạo cho ngân hàng thương mại tư tưởng ylại, bao cấp
Hai là, NHNg danh nghĩa hoạt động độc lập, nhưng thực chất là một bộ phận
của ngân hàng Nông Nghiệp nên khó có điều kiện phát triển theo hướng tự chủ, tự
chịu trách nhiệm.
Xuất phát từ tình hình trên, ngày 4/10/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hànhquyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập NHCSXH trên cơ sở tổ chức lại NHNg, đểthực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách
khác.
NHCSXH có bộ máy quản ly và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước; làmột pháp nhân, có vốn điều lệ ban đầu là 5.000 tỷ đồng, có con đấu, có tài sản và hệ
thống giao địch từ Trung ương đến địa phương NHCSXH được huy động vốn của các
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, tiếp nhận các nguồn vốn Chính phủ và UBND
các cấp dé cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác
Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, được nhà nước bảo đảm
khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiềngửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước
3.1.7 Một số chỉ tiêu tính toán
Doanh thu = sản lượng * giá bán
Lợi nhuận = doanh thu - chỉ phí
Thu nhập = lợi nhuận + lao động nhà
17
Trang 29Hiệu quả sử dụng vốn (H)=Téng doanh thu/téng chi phí: một đồng chi phí bỏ
ra mang lại bao nhiêu đồng doanh thu
Ty suất lợi nhuận=Lợi nhuận/chi phí sản xuất: một đồng chi phí bỏ ra mang lại
bao nhiêu đồng lợi nhuận
Tý suất thu nhập=Thu nh4p/chi phí sản xuất: một đồng chi phí bỏ ra mang lại
bao nhiêu đồng thu nhập
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1.Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp là phương pháp thu thập đữ liệu từ nguồn
phụ Các số liệu thứ cấp được thu thập bao gồm:
- Thực trạng hoạt động của PGD NHCSXH huyện Thuỷ Nguyên; nguyên tắc,
đối tượng vay, mục đích, ý nghĩa cho vay, tình hình cho vay tại PGD huyện từ năm
2004 đến năm 2006 Các số liệu này được thu thập từ tổ tín dụng, các báo cáo tín
dụng của PGD huyện, các văn bản nghiệp vụ, các bài báo trên tạp chí của NHCSXH
- Số liệu tổng quan về tình hình tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện
Thủy Nguyên được thu thập từ “Báo cáo phát triển kinh tế- xã hội”, “Báo cáo tình hìnhthực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh”
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Đây là phương pháp thu thập đữ liệu từ nguồn chính Khóa luận đã lập bảng câu
hỏi để phỏng vẫn hộ vay năm 2006 Bảng câu hỏi phỏng van gồm 5 phan: thông tin chung, trước khi vay vốn, trong khi vay vốn, sau khi vay vốn, các chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh Cu thể khóa luận chọn mẫu phỏng vấn là 60 hộ vay thuộc đối tượng nghèo, sau đó tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên tại 4 xã: Mỹ Đồng, Chánh Mỹ,Dương Quan, và Thủy Đường.
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
Dựa trên số liệu thứ cấp Và sơ cấp khóa luận thu thập được, tiến hành phân tích,
tổng hợp rồi so sánh để thấy được thực trạng hoạt động của PGD cũng như là việc sử
dụng vốn vay của hộ nghèo
- Đối với số liệu thứ cấp thu thập tại PGDNHCSXH huyện Thủy Nguyên: tiến
hành phân tích các chỉ tiêu về nguồn vốn, doanh số cho vay, doanh số thu nợ theo đối
18
Trang 30tượng vay từ năm 2004 đến năm 2006 Sau đó so sánh các chỉ tiêu này qua các năm
2004, 2005, 2006 để thấy được sự tăng, giảm của các chỉ tiêu đó.
- Đối với số liệu sơ cấp: số liệu sơ cấp thu thập được qua bảng phỏng vấn 60 hộ
vay sẽ được tổng hợp và tính toán theo các chỉ tiêu: doanh thu, lợi nhuận, thu nhập,
hiệu quả sử đụng vốn, tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất thu nhập Qua đó có thể thấy được các
hộ nghèo có biết sử dụng vốn vay vào trong sản xuất không
3.2.4 Phương pháp phân tổ thống kê
Phân tổ thông kê là căn cứ vào một (hoặc một số) tiêu thức nào đó, tiến hành phân chia hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau Trong phạm vi
khóa luận này, 60 hộ vay vốn tại PGD huyện Thủy Nguyên được phân tổ theo ngành
nghề và quy mô vay vốn.
a) Phân tổ theo ngành nghề
60 hộ vay vốn được phỏng vấn ở 4 xã được phân theo 4 ngành nghề:
- Chăn nuôi heo: 20 hộ
- Chăn nuôi bò: 20 hộ
- Nuôi cá: 10 hộ
- Làm rèn: 10 hộ
b) Phân tổ theo quy mô vay
Trong mỗi ngành nghề thì các hộ vay được phân nhóm theo quy mô vay
Bảng 3.1 Phân Tổ Theo Quy Mô Vay Vốn
Trang 31CHƯƠNG 4 KẾT QUÁ VÀ THẢO LUẬN
4.1.Khao sát hoạt động của NHCSXH huyện Thủy Nguyên
PGD NHCSXH huyện Thủy Nguyên thực hiện mô hình cho vay ủy thác qua 4
tổ chức chính trị- xã hội: Hội nông dân Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanhniên Với mỗi tổ chức hội tuyển cử một cán bộ chuyên trách, chủ tịch hội được coi như
là cán bộ của PGD Trên địa bàn huyện có 117/148 tổ chức hội xã kí hợp đồng ủy thác
cho vay từ PGD huyện, trong đó Hội nông dân và Hội phụ nữ đã kí đủ 37 xã Có tất cả
là 411 tổ TK&VV, 27 xã có điểm giao dich tại xã, còn lại 10 xã có bán kính dưới 3 km
thi giao dich tại PGD huyện.
Theo báo cáo thành tích năm 2006 của PGD huyện (tháng1/2007) vừa qua thì tỷ
lệ thu lãi tại PGD là 98%; nợ quá hạn là 0,1%; hệ số sử đụng vốn 99,76%, số hộ thoát
nghèo 1.584 hộ, số lao động thu hút là 11.800 lao động (tăng 300 lao động so với năm
2005) PGD huy động được 100% hộ vay gửi tiết kiệm hộ nghèo qua tổ vay vốn với số
dư nợ 2.334 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch được giao PGD NHCSXH huyện Thủy
Nguyên luôn có số dư nợ cao nhất thành phố
4.1.1 Đối tượng và điều kiện vay vốn
a) Đối tượng
Hiện nay PGD huyện Thủy Nguyên thực hiện cho vay vốn với 4 đối tượng là:
hộ nghèo, cho vay GQVL, cho vay NSVSMINT, cho vay HSSV nghèo Riêng đối
tượng cho vay NSVSMT và HSSV nghèo mới bắt đầu áp dụng từ năm 2006 Đối với
ba đối tượng là hộ nghèo, NSVSMTNT, HSSV nghèo thì vay qua tổ TK&VV còn
riêng hộ vay GQVL vay trực tiếp, không qua Tổ.
b) Điều kiện vay
- Đôi với hộ nghèo, có bôn điêu kiện để được vay vốn:
Trang 32Một là, hộ nghèo phải có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng kí tạm trú dài hạn tại
địa phương.
Hai là, có tên trong danh sách hộ nghèo tại xã, thị trấn theo tiêu chuẩn hộ nghèo
do Bộ Lao động- Thương binh &Xã hội công bố
Ba là, hộ nghèo vay vốn không phải thế chấp tài sản, được miễn phí làm thủ tục
vay vốn nhưng phải là thành viên tổ TK&VV, được tổ bình xét, lập thành danh sách đề
nghị vay vốn có xác nhận của UBND xã, thị tran
Bến là, chủ hộ hoặc người thừa kế được ủy quyền giao dịch là người đại diện
hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi mối quan hệ với PGD huyện, là người trực tiếp ,
kí nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ NHCSXH huyện Thủy Nguyên.
- Đối với hộ vay GQVL, điều kiện là phải có hộ khẩu thường trú tại địa phươngnơi vay vốn thực hiện dự án, phải đảm bảo tạo thêm tối thiểu 01 chỗ làm việc mới, dy
án phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi thực hiện dự án
- Đối với hộ vay NSVSMTNT, phải có hộ khẩu thường trú tại địa phương, chưa
có công trình NSVSMT, hoặc có nhưng chưa hợp vệ sinh và phải được tổ TK& VV
bình xét cho vay.
- Đối với HSSV nghèo, điều kiện là có hoàn cảnh gia đình khó khăn, có xác
nhận đang học tại trường (hoặc có giấy báo nhập học) và được tổ TK&VV bình xét
cho vay.
4.1.2 Mục đích sử dụng vốn vay, nguyên tắc và lãi suất
a) Mục đích sử dụng vốn
Đối với hộ nghèo, vốn vay được sử dụng để mua sắm nguyên liệu, thiết bị phục
vụ ngành nghề san xuất kinh doanh mà hộ đó đã đăng kí trong danh sách đề nghị vay
vốn
Đối với hộ vay GQVL, vốn vay sử dung mua sắm máy móc thiết bị, muanguyên liệu sản xuất và thanh toán các địch vụ phục vụ cho sản xuất kinh doanh
Đối với hộ vay NSVSMTNT, vốn vay được sử dụng để xây bể nước, ham
biogas, công trình vệ sinh, nhà tắm, chuồng trại chăn nuôi
Đối với HSSV nghèo, sử dụng vốn vay để mua sắm phương tiện học tập và các
chi phí khác phục vụ cho việc học tap tại trường.
21
Trang 33b) Nguyên tắc và lãi suất cho vay
Các nguyên tắc cho vay vốn : (1) cho vay đúng đối tượng, PGD nên căn cứ vào
danh sách đề nghị xin vay vốn của tổ TK&VV, sau đó tìm hiểu trực tiếp tình hình các
hộ vay để xác định khả năng trả nợ và mức cho vay (2), sử dụng tiền vay đúng mụcđích, các hộ vay phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã nêu trong đơn xin vay vốn vàphải chịu trách nhiệm về những sai trái trong quá trình sử dụng vốn (3), hoàn trả đủgốc và lãi Quan điểm thực hiện tín dụng chính sách không phải là ban ơn mà tạo mọiđiều kiện tiếp sức cho các hộ vay tự lập vươn lên trong cuộc sống bằng lao động vàsản xuất Do đó, cần xác định ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn trả đủ gốc và lãi khi
hết thời hạn vay
Từ trước năm 2006, lãi suất cho vay là 0,5%/tháng: riêng với đối tượng vay vốn
là thương binh, người tan tật là 0,35%/tháng Bắt đầu từ 01/01/2006, lãi suất cho vay
là 0,65%/thang; các đối tượng là thương binh, tàn tật là 0,5%/tháng Lãi suất nợ quáhạn được tính bằng 130% lãi suất kho cho vay
4.1.3 Mức cho vay và thời hạn vay
a) Mức cho vay
Đối với hộ nghèo, mức cho vay tối đa là 7 triệu đồng/hộ Riêng cho vay dé chăn
nuôi đại gia súc, trồng cây lâu năm, nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản được cho vayđến 10 triệu đồng/hộ
Đối với hộ vay GQVL, mức cho vay vốn tối đa không quá 20 triệu đồng/hộ giađình Với cơ sở sản xuất thì được vay không quá 500 triệu/dự án
Đối với hộ vay NSVSMTNT thì mức cho vay tối đa là 4 triệu/ công trình
Với đối tượng HSSV nghèo cho vay 3 triệu đồng/năm học, nhận 2 kì, chia đôi
số tiền
b) Thòi hạn vay
Đối với hộ nghèo, có hai loại cho vay: cho vay ngắn hạn có thời hạn đến 12tháng, cho vay trung hạn có thời hạn trên 12 tháng đến 60 tháng
Với hộ vay GQVL, thời hạn vay căn cứ vao chu kì sản xuất kinh doanh của hộ
đó, chẳng hạn như chu kì cây trồng, vật nuôi, sản phẩm công nghiệp, thủ công
Với đối tượng vay NSVSMINT, thời hạn vay là 2 năm hoặc 3 năm tùy theo
khả năng trả nợ.
22
Trang 34Với HSSV nghèo được vay vốn ưu đãi của PGD huyện trong suốt quá trình học
tại trường.
4.1.4 Ý nghĩa hoạt động cho vay của NHCSXH huyện thông qua cơ chế cho vay
ủy thác từng phần
a) Vai trò của nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại Thủy Nguyên
Sự ra đời của NHCSXH đánh dấu một bước chuyển mới về mô hình ngân hàngtrong việc thực hiện luật các tổ chức tín dụng, lần đầu tiên mô hình NHCSXH được
thiết lập ở Việt Nam Một mặt đáp ứng về mặt tách mảng tín dụng chính sách ra khỏi
tín dụng thương mại, tạo thế chủ động cho các ngân hàng thương mại trong hoạt động
kinh doanh Mặt khác, giải quyết được tập trung nguồn lực tài chính để cho ngườinghèo và các đối tượng chính sách vay ưu đãi, phục vụ sản xuất kinh đoanh, tạo việc
làm, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về XĐGN, cải thiện đời sống én định xã
hội.
Huyện Thúy Nguyên nói riêng và cả nước nói chung đang vận động theo hướng
kinh tế thị trường; hơn thế nữa, với nhiều lợi thế về tự nhiên-kinh tế-xã hội, nhữngnăm gần đây Thủy Nguyên có bước tăng trưởng khá mạnh, nhưng đi đôi với nó là hiệntượng phân hóa xã hội Bên cạnh những hộ gia đình giàu lên trông thấy, thì ThúyNguyên lại có những hộ nghèo và rất nghèo Từ khi triển khai nguồn vốn tín dụng ưuđãi tại PGD huyện với lãi suất cho vay thấp hơn các ngân hàng thương mại khác,những hộ nghèo và hộ chính sách ở các xã, thị tran đã phấn khởi và yên tâm vay vốn
làm ăn, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập Từ đó làm giảm khoảng cách giàu
nghèo giữa các hộ trên địa bàn huyện, giúp huyện phát triển én định đồng thời củng cốlòng tin của nhân dân đối với sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và nhà nước
b)Ý nghĩa cơ chế cho vay ủy thác từng phần
Hộ nghèo thường là những hộ không biết cách làm ăn, lại không đủ khả năngđến ngân hàng vay vốn, hoặc có vay cũng chỉ là những món vay nhỏ lẻ Từ khi cónguồn tín đụng chính sách thì người đân nghèo đã có vốn để tạo việc làm đồng thờicũng được hướng dẫn cách làm ăn, tập huấn kiến thức khoa học kĩ thuật thông quaPGD huyện và các Tổ, Hội Như vậy, tín đụng đối với người nghèo và các đối tượngchính sách khác là một chính sách không chỉ đơn thuần có ý nghĩa về kinh tế mà còn
có ý nghĩa chính trị-xã hội rất sâu sắc
23
Trang 35PGD NHCSXH huyện Thuỷ Nguyên nói riêng và NHCSXH nói chung thực
hiện cơ chế cho vay ủy thác từng phần qua 4 tổ chức chính trị-xã hội Cơ chế ủy thác
từng phan là cơ chế ủy thác một số công việc của quy trình tín dụng đối với người vay,
các công việc liên quan đến vốn va tai sản như: phát tiền vay, thu nợ, thu lãi, tổ chức
hạch toán quản lý hồ sơ vay vốn do ngân hàng thực hiện.
Phương thức cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị-xã hội với cơ chế ủy
- thác từng phần đã được kiểm nghiệm trong thực tế và đem lại lợi ích thiết thực cho cả
bên ngân hàng và bên nhận ủy thác Bên ủy thác là Giám đốc PGD huyện đã có một
lực lượng đông đảo cán bộ tổ chức CT-XH ở các xã, thị trấn cùng thực hiện nghiệp vụ
tín dụng ở cơ sở và trực tiếp đến đối tượng vay Đây là lực lượng cán bộ tuy hạn chế
về chuyên môn nhưng về công tác vận động quần chúng, tiếp cận với đối tượng vay
trong sản xuất, đời sống va tinh cảm, để thực hiện một số công việc của qui trình
nghiệp vụ như: thành lập tổ TK&VV, bình xét danh sách hộ vay, đôn đốc thu hồi no,
thu lãi; phối hợp giữa chương trình khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm, chuyển
giao kỹ thuật với việc cho vay vốn của PGD rất hiệu quả PGD NHCSXH Thủy
Nguyên có một lực lượng cán bộ không biên chế sẵn có của các tổ chức CT — XH ở cơ
sở, là nhân tố bảo đảm cho PGD hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng thời giảm được
chi phí ủy thác khi thực hiện việc ủy thác qua các tổ chức tín dụng, góp phần giảm chi
phí quản lý của PGD Nét nổi bật nhất là chất lượng tín dụng của tín dụng chính sách
với món vay nhỏ lẻ, rủi ro cao nhưng khi thực hiện cơ chế ủy thác từng phần cho các
tổ chức CT-XH, PGD huyện Thủy Nguyên đã thực hiện việc thu lãi và thu nợ đạt từ
98%.
Bên nhận ủy thác là 4 tổ chức CT - XH thông qua cơ chế ủy thác từng phan với
PGD huyện đã gắn kết các tô chức hội với hội viên trên cơ sở gắn CT-XH với kinh tế,
gắn việc vận động hội viên chấp hành chính sách của Đảng và Nhà nước với phát triểnsản xuất cải thiện đời sống của hội viên, nhờ đó tổ chức các Hội ngày càng phát triển
và được cũng cố, hoạt động của 4 tổ chức CT-XH thực sự phát huy được vai trò tậphợp quần chúng, là chỗ dựa đáng tin cậy của các hội viên
Đến thời điểm này, cơ chế ủy thác từng phần cho các tổ chức CT-XH có thể
khẳng định là cơ chế phù hợp, sáng tạo và có hiệu quả của hoạt động tín dụng đối với
24