5.1. Kết luận
Bắt đầu hoạt động từ tháng 11/2003, đến nay đã hơn 3 năm, PGD NHCSXH
huyện Thủy Neda đã trở thành địa chỉ tin cậy cho các hộ nghèo và chính sách trên
địa bàn huyện. Thủy Nguyên có địa bàn rộng, dân cư đông, địa hình lại khá phức tạp
với các xã miễn núi, đồng bằng, ven biển. Chỉ với 7 cán bộ trực tiếp thực hiện nghiệp
vụ tại PGD; nhưng với năng lực và nhiệt huyết của các cán bộ thì nguồn tín dụng ưu
đãi lãi suất thấp đã đến tận tay người nghèo và các hộ chính sách. Từ đây họ có thể
yên tâm lam ăn, thêm vào đó lại được nâng cao kinh nghiệm sản xuất qua các khóa tập
huấn khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật.
Cũng giống như các PGD khác trong hệ thống NHCSXH trên cả nước, PGD
huyện Thuỷ Nguyên thực hiện cơ chế cho vay ủy thác từng phần qua 4 tổ chức CT-XH là Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên: với 4 đối tượng vay là hộ nghèo, GQVL, cho vay NSVSMTNT, cho vay HSSV nghèo. Cơ chế ủy thác không những không làm tăng số lượng cán bộ cho ngân hàng ma còn giảm chi phi
quản lý rất nhiều. Trên địa bàn huyện có 117/148 tổ chức Hội xã kí hợp đồng ủy thác
cho vay từ PGD huyện, có tat cả 411 tổ TK&VV, 27 điểm giao dịch tại xã; gần đây nữa là mô hình giao dịch tại xã bằng máy tính xách tay đã làm tăng hiệu quả hoạt động
lên rất nhiều. PGD huyện Thủy Nguyên luôn đứng đầu thành phố về du nợ cho vay, tỷ
lệ thu lãi luôn đạt trên 98%, nợ quá hạn cho vay hộ nghèo chỉ chiếm 0,01% tổng du nợ. Do đó, hàng năm, PGD huyện luôn được UBND thành phố tặng bằng khen “PGD
có thành tích xuất sắc trong công tác XDGN”.
PGD NHCSXH huyện Thủy Nguyên cùng với các ban ngành của huyện đã nỗ lực trong công tác XDGN, tạo việc làm, cải thiện đời sống, ổn định xã hội. Qua từng
năm, số hộ thoát nghèo trên địa bàn huyện đều giảm, số lao động thu hút tăng, có thêm
nhiều công trình nước sạch vệ sinh cho người dan... Qua cơ chế cho vay ủy thác qua 4 tổ chức CT- XH và hoạt động của tổ TK&VV đã làm giảm bớt chi phí cho NHCSXH;
đồng thời qua đó phổ biến kĩ thuật sản xuất, phổ biến chủ trương, chính sách của
Đảng, tăng cường đoàn kết trong nhân dân... Hoạt động của PGD huyện Thủy Nguyên nói riêng và của NHCSXH nói chung không những mang ý nghĩa về mặt kinh tế mà
còn có ý nghĩa về mặt CT-XH tất lớn.
5.2. Đề nghị
5.2.1. Đối với NHCSXH huyện Thủy Nguyên
Qua việc tìm hiểu hoạt động PGD huyện Thủy Nguyên, tôi đứa ra một số kiến nghị sau:
(1) Bên cạnh nguồn vốn từ NHCSXH cấp, PGD huyện cần chủ động huy động
nguồn vốn tại địa phương, nhất là đối với các doanh nghiệp có dự án thu hồi đất của dân. PGD huyện khuyến khích các doanh nghiệp này dành một tỷ lệ vốn nhất định ủy thác qua PGD huyện để cho vay các hộ nông dân bị thu hồi đất chuyển đổi ngành nghề, tạo việc làm. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì những năm gần đây huyện Thủy
Nguyên mở rộng quy mô các khu công nghiệp. Ngoài ra, có thể huy động vốn bằng
cách khuyến khích mở tài khoản tiền gửi đối với nhiêu tổ chức và doanh nghiệp có nguồn vốn nhàn rỗi như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm tiền gửi, các dự án, các quỹ chưa
dùng, các ngân hàng thương mai...
(2) Kết hợp chặt chẽ với ban XĐGN của các xã để rà soát kĩ đối tượng cần cho vay. Cần chú ý đến đối tượng cận nghèo khó khăn, cần hỗ trợ vốn vì họ có nguy co tái
nghèo cao.
(3) Nâng mức tiền vay đối với các hộ nghèo biết làm ăn để phát huy hết năng
lực của họ. Nên phân loại mô hình sản xuất kinh doanh trong tổ TK&VV, không nhất
thiết các hộ vay trong Tổ đều phái sản xuất một ngành nghề nhất định. Từ đó hạn chế việc sử dụng vốn sai mục đích.
(4) Việc giao dịch bằng máy tính xách tay tại các xã đã mang lại hiệu quá thiết
thực cho hoạt động của PGD huyện Thủy Nguyên. Tuy nhiên, hiện nay, cuối ngày bộ
phận kế toán trung tâm phái chờ tổ giao dich về nhập tin mới thực hiện khóa sé được.
Để chủ động trong công việc và phát huy tối đa tính năng của máy tính xách tay nên thiết lập mạng nội bộ nối giữa máy tính trung tâm với máy tính xách tay của tổ giao
51
dich để tổ giao dich có thé truyền tin về trung tâm không phải chữ đợi hết ngày mới
nhập tin.
(5) Phối hợp chặt chẽ với phòng Nông nghiệp huyện, mở thêm nhiều lớp tập huấn khuyến nông, khuyến lâm cho các hộ vay vốn.
(6) Tổ chức các buổi tập huấn để nâng cao năng lực cho cán bộ các Tổ, Hội.
(7) Hiện nay PGD huyện chỉ có 7 cán bộ trực tiếp thực hiện nghiệp vụ, như vậy là quá tải so với một địa bàn rộng như Thúy Nguyên. Ban giám đốc PGD có thể viết
báo cáo cụ thể về tình hình thực tế tại huyện Thủy Nguyên để trình lên NHCSXH xin bổ sung thêm cán bộ.
(8) Tăng hoa hồng cho các Tổ TK&VV để làm kinh phí hoạt động cho tổ và trả thù lao cho cán bộ tổ.
(9) Đơn giản hóa thủ tục, chỉ nên căn cứ đanh sách đối tượng hộ nghèo được
xác lập lần đầu hoặc bổ sung thêm từng năm và ban KDGN ở xã, thị trấn xác nhận để PGD có thể xem xét cho vay. Vì những tổ vay lần 2 và 3 thì thủ tục đơn giản hơn.
5.2.2. Đối với các hộ vay và tổ TK& VV
Các hộ vay sử dụng vốn vay đúng mục đích đã đăng kí trong đơn xin vay vốn;
tự nâng cao kinh nghiệm sản xuất thông qua các đợt tập huấn khuyến nông, khuyến lâm, qua các phương tiện thông tin đại chúng. Các hộ vay nên đầu tư vốn vào các
ngành sản xuất có thời gian thu hồi vốn nhanh.
Mỗi tổ TK&VV bầu một người tổ trưởng có năng lực, tổ trưởng nên là người có kinh nghiệm sản xuất để có thể làm gương cho các tổ viên, trong Tổ phát động phong trào “Thi đua sản xuất giỏi”, các tổ viên nhắc nhớ, giúp đỡ nhau trong sản xuất, trả vốn, trả lãi ngân hàng.
5.2.3. Đối với chính quyền địa phương
(1) Day mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn;
có ké hoạch khôi phục và phát triển các làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dich vụ, làng nghé truyền thống (ví dụ như mây tre đan xuất khẩu, đúc đồng...), nâng cao khâu đào tạo tay nghé, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm thủ công dé đồng vốn đầu tư của NHCSXH có hiệu quả cả về kinh tế và xã hội.
s2
(2) Tăng kinh phí hoạt động cho các Hội và ts TK&VV để cho các Tổ, Hội trở
thành tổ chức CT-XH vững mạnh; thu hút được nhiều người dân để tuyên truyền các
chính sách, chủ trương của Đảng thông qua việc cho vay vốn.
(3) Phối hợp chặt chẽ với ban XDGN dé tổ chức điều tra, phân loại và đánh giá
thực trạng nghèo đói của huyện dựa trên các tiêu chí của Bộ Lao động-Thương binh&Xã hội. Từ đó sẽ giúp cho PGD NHCSXH huyện cho vay đúng đối tượng.
(4) Các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức CT-XH cùng với các Tổ TK&VV phối hợp chặt chẽ với PGD huyện triển khai tốt công tác cho vay XĐGN, hướng dẫn khoa học kĩ thuật theo hướng chuyên dịch cơ cấu
huyện, đôn đốc thu lãi, thu nợ vay kịp thời.
XDGN, cải thiện đời sống, én định xã hội là chủ trương lớn của Đảng và nhà
nước ta. Đây là nhiệm vụ không chỉ riêng của NHCSXH mà cần có sự góp sức từ các
cấp chính quyền, dé từ đó NHCSXH trở thành điểm tựa cho các hộ nghèo và hộ chính
sách vươn lên trong cuộc sông, củng cô lòng tin của đân vào Đảng.
33